Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:37:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chúng ta đã thua trận ở Việt Nam như thế nào  (Đọc 3483 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2010, 10:18:09 am »

Lúc mới đầu, Thiệu và tôi đã đối xử khá hoà thuận với nhau, nhưng đã có một sự rắc rối tế nhị giữa chúng tôi. Trong địa vị quốc trưởng, Thiệu đã không có bất cứ quyền lực gì trong thực tế. Chính tôi đã phải chịu trách nhiệm lấy quyết định và việc này đã làm cho Thiệu sinh ra ganh tị. Tôi có thể hiểu chuyện này dễ dàng hơn nếu Thiệu đã không từ chối thành lập một chính phủ trước đó bởi vì Thiệu sợ có trách nhiệm. Thiệu muốn có quyền lực và danh vọng, nhưng lại không muốn nhận những công việc nặng nhọc khó khăn. Thiệu là hạng người như vậy.


Và quả thực đã có những công việc nặng nhọc khó khăn phải làm. Toi đã phải tỏ ra cứng rắn với đồng sự của tôi trong nội các. Trong sinh hoạt chính trị ở Việt Nam, những người hoạt động chính trị luôn luôn có khuynh hướng hành động theo ý riêng của mình và trong tuần lễ đầu của nội các của tôi, một bộ trưởng đại diên cho miền Bắc vốn có ác cảm với một bộ trưởng khác ở miền Nam, đã sử dụng quyền hành của mình một cách mà tôi không đồng ý. Vị bộ trưởng miền Nam này đã đến phàn nàn với tôi.


Tôi đã đợi đến khi có hội đồng nội các, lúc bấy giờ tôi mới nói với cả hai: “Tôi là thủ tướng, nếu hai ông muốn thay đổi chuyện gì thì đến để gặp tôi”. Rồi xoay về vị bộ trưởng người miền Bắc tôi đã nói: “Nếu ông cảm thấy tự mình có thể thay thế luật pháp để giải quyết công việc thì ông nên từ chức ngay bây giờ”. Vị bộ trưởng này đã có can đảm đứng dậy và xin được giải nhiệm ngay tức khắc.


Tôi đã lên làm thủ tướng vào lúc mà sự dính líu của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam đang thay đổi chiều hướng. Ngày 2 tháng 4 năm 1965, sáu tuần lễ trước khi tôi nhậm chức, tổng thống Johnson quyết định là bộ binh của Hoa Kỳ nên có những hoạt động tiến công.


Lẽ dĩ nhiên là tôi đã không được biết quyết định này của tổng thống Johnson lúc bấy giờ, nhưng cũng không có một ai ngoài những người cố vấn thân cận của tổng thống biết được việc đó; quyết định này đã được giữ bí mật. Johnson đã quyết định như vậy bởi vì hình như nếu chỉ tấn công bằng cách đánh bom suông và việc đánh bom đã kéo dài cả tháng-thì sẽ không thể ngăn chặn được sự sụp đổ của chế độ miền Nam Việt Nam với chính phủ thường thay đổi luôn. Johnson đã không dám tăng cường việc đánh bom vì e sợ sự can thiệp của Trung Quốc, do đó mà Johnson đã ra lệnh cho lính thuỷ đánh bộ Hoa Kỳ nên khởi sự hành động tấn công và đã chuẩn y cho gửi thêm sang Việt Nam từ 18.000 đến 20.000 quân tăng cường số 57.000 quân Hoa Kỳ lúc bấy giờ đang ở Việt Nam. Số quân tăng cường này gồm có 7 tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ và 4 tiểu đoàn bộ binh. Lúc bấy giờ Westmoreland cũng đã có dưới quyền chỉ huy của mình một tiểu đoàn Úc.


Quyết định của Johnson không phải đã được lấy quá sớm, bởi vì đến tháng 6 thì cộng sản đã đánh mạnh trong cuộc tiến công mùa hè của họ. Và Westmoreland đã nhận thấy là ông ta cần có thêm quân. Westmoreland đã nói với Washington: “Việt cộng có khả năng hành quân đến cấp trung đoàn trong tất cả bốn vùng chiến thuật của miền Nam Việt Nam. Tỷ số lính đào ngũ trong quân đội Việt Nam đã lên cao một cách khác thường. Sự thiệt hại trong các trận đụng độ đã lên cao hơn mức tiên liệu. Tôi không thấy chúng ta có đường lối hành động nào khác hơn là tăng thêm cố gắng của chúng ta bằng cách gửi thêm quân từ Hoa Kỳ hoặc từ các quốc gia thứ ba đến Việt Nam càng sớm càng tốt, trong vòng mấy tuần lễ nghiêm trọng sắp đến”. Westmoreland đã xin thêm tất cả là 44 tiểu đoàn, tức là nhiều hơn số 33 tiểu đoàn, con số xin tăng thêm đó đã làm cho người ta phải choáng váng. Cho đến lúc này, quyết định của tổng thống Johnson về việc sử dụng bộ binh Hoa Kỳ ở Việt Nam mới được loan báo công khai chung với bản tin cho biết là lính thuỷ đánh bộ Hoa Kỳ đa có 200 thương vong. Nhà Trắng đã loan báo một cách ôn tồn là: “Không có sự thay đổi nào trong nhiệm vụ của các đơn vị tác chiến trên bộ của Hoa Kỳ tại Việt Nam trong mấy ngày hoặc tuần lễ gần đây. Tổng thống đã không có chỉ thị điều gì mới liên hệ đến Việt Nam này cho tướng Westmoreland trong mấy ngày gần đây hoặc trong bất cứ thời gian nào khác. Nhiệm vụ chính yếu của các đơn vị nói trên là đảm bảo an ninh và giữ gìn các căn cứ quân sự quan trọng khác như căn cứ không quân Đà Nẵng. Các đơn vị này có nhiệm vụ kết hợp hành động tuần phòng với hành động bảo đảm an ninh trong và gần những khu vực được canh giữ.


“Nếu tướng Westmoreland được vị chỉ huy có thẩm quyền của phía Việt Nam yêu cầu giúp đỡ thì tướng Westmoreland cũng có quyền, trong nhiệm vụ đã được giao phó, điều động các đơn vị trên đây của Hoa Kỳ để yểm trợ các lực lượng Việt Nam trước sự tấn công dữ dội của địch, khi phía Việt Nam không có sẵn lực lượng dự bị khác để đối phó và khi, ông nhận thấy rằng, tình hình quân sự nói chung đòi hỏi một sự yểm trợ cấp bách như vậy”.


Bản tuyên bố trên của Nhà Trắng đã làm cho tình trạng khủng hoảng lòng tin của dân chúng Hoa Kỳ đối với chính phủ Hoa Kỳ trở nên phổ biến hơn và sự khủng hoảng này càng tăng thêm khi lữ đoàn 173 dù của Hoa Kỳ đã tham gia tác chiến với tiểu đoàn Úc và lực lượng Nam Việt Nam ở phía Bắc Sài Gòn ngày 27 tháng 6. Bởi vì cuộc hành quân kéo dài trong 3 ngày-và đây là lần đầu tiên mà quân đội Hoa Kỳ đã tham gia tác chiến theo kiểu này-đã không phải là một “hành động để bảo vệ an ninh”, mà đây chính là một cuộc hành quân mà Westmoreland đã gọi là hành quân “lùng và diệt” trong vùng Việt cộng. Westmoreland có nói với tôi là chiến thuật “lùng và diệt” có thể đánh bai kẻ địch vào cuối năm 1967.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2010, 10:19:03 am »

Trong vòng một tháng kể từ khi tôi nhậm chức thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng Mc Namara đã đến Việt Nam để ước tính về bản yêu cầu 44 tiểu đoàn của Westmoreland. Mc Namara đã chấp thuận bản yêu cầu đó. Và Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ cũng chấp thuận bản yêu cầu của Westmoreland, và vào cuối năm 1965 quân số Hoa Kỳ ở Việt Nam đã tăng lên đến 184.314 người và số này đang trên đà được tăng thêm, mặc dù Nhà Trắng vẫn tiếp tục nhấn mạnh là không có sự thay đổi nào trong chính sách sử dụng quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam cả.


Trong khoảng thời gian này, tôi đang củng cố quyền hành của tôi trong chức vụ thủ tướng. Mc Namara có sang thăm tôi vào trước cuối năm 1965 và đã báo cáo lại với tổng thống Hoa Kỳ: “Chính phủ quân nhân của Kỳ đang tồn tại nhưng không được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng và không được tạo ra những hoạt động tiêu cực. Công cuộc bình định hoàn toàn bị cản trở, không thể bảo đảm an ninh lâu dài cho bất cứ nơi nào và không có dấu hiệu gì cho thấy là có thể tìm được cấp lãnh đạo có khả năng và thiện chí phục vụ, trong khi chưa có được tình trạng an ninh lâu dài. Thủ tướng Kỳ ước tính là chính phủ của ông ngày nay chỉ kiếm soát được 25 phần trăm dân chúng và cho biết là người chịu trách nhiệm chương trình bình định trong chính phủ của ông hy vọng là trong vòng hai năm tới chính phủ Nam Việt Nam sẽ kiểm soát được 50 phần trăm dân chúng”. Vì lẽ gì chính phủ của tôi mới lên cầm quyền chưa đầy năm tháng và đã phải tái lập trật tự từ một tình trạng hỗn loạn, riêng lúc ấy tôi đã có cảm nghĩ là báo cáo trên của Mc Namara có phần nào thiếu thiện cảm, nhưng Mc Namara vẫn đưa ra lời khuyến cáo là nên gửi quân thêm cho Westmoreland. Chỉ cho đến năm sau, Mc Namara mới tỏ ra thực sự thất vọng đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam và thay đổi lập trường để theo phái “bồ câu”.


Sau sáu tháng cầm quyền, thế lực và uy quyền của tôi được củng cố thêm sau một phiên họp với tổng thống Johnson ở Honolulu. Lúc bấy giờ tổng thống Johnson đang gặp khó khăn với ủy ban đối ngoại của Thượng nghị viện và uỷ ban này đang điều tra việc dính líu của Hoa Kỳ ở Việt Nam. Đặc biệt là nghị sĩ William Fulbright đã đưa ra vấn đề quyền hạn của Johnson trong việc gửi quân đội Hoa Kỳ đi tác chiến.


Với sự báo trước có hai ngày, Johnson đã triệu tập một hội nghị ngày 6 tháng 2 năm 1966. Johnson đã đem theo một đoàn tuỳ tùng hùng hậu gồm những người có chức quyền lớn: Bộ trưởng ngoại giao Dean Rusk, bộ trưởng quốc phòng Mc Namara, trợ lý bộ trưởng quốc phòng John Mc Naughton, cố vấn trưởng về chính sách đối ngoại Mc George Bundy, bộ trưởng nông nghiệp Orville Freeman, bộ trưởng y tế, giáo dục và phúc lợi John Gardner, các tướng Earle Wheeler, William Westmoreland và Maxwell Taylor, đô đốc U.S Grant Sharp, và các đại sứ Henry Cabot Lodge, Averell Harriman và Leonard Unger.


Tôi ngồi đối diện với tổng thống Johnson với tướng Thiệu và tướng Nguyễn Hữu Có, bộ trưởng quốc phòng trong nội các của tôi ngồi hai bên tôi.

Tổng thống Johnson đã nói lên chủ đề của hội nghị như sau: “Chúng ta nhóm họp tại đây là để thảo luận đặc biệt về sự nghiệp của hoà bình. Khi chúng ta rời khỏi nơi đây là chúng ta đã hạ quyết định không phải chỉ có hoàn thành chiến thắng chống xâm lược, mà còn chiến thắng nạn đói, bệnh tật và sự tuyệt vọng. Chúng ta đang làm cho nguyện vọng của đại đa số dân chúng trở nên hiện thực”.


Điểm chính yếu là Johnson muốn công bố là Hoa Kỳ đã đến Việt Nam không phải chỉ để ngăn chặn cộng sản mà còn có mục đích giúp đỡ Việt Nam chiến thắng được sự nghèo khổ và thiết lập cơ sở của một quốc gia độc lập.


Để khai triển điểm nói trên, tôi đã hứa tiến hành một cuộc cách mạng xã hội, giải quyết nạn mù chữ và bệnh tật và nhằm mục đích thực hiện một chế độ độc lập tự do. Trong bài diễn văn phác thảo trên chuyến bay đến Honolulu, tôi đã nói: “Tôi không nghĩ rằng chúng ta phải cải tiến được tình trạng sinh sống của tất cả mọi người trước khi chúng ta có hoà bình, nhưng chúng ta phải thực hiện được nhiều tiến bộ hơn nữa so với thành tích mà chúng ta đã tạo được cho đến ngày hôm nay. Chúng ta phải tạo được một xã hội có khả năng đứng vững không bị lay chuyển trước những lời kêu gọi giả dối của cộng sản. Chúng ta phải tạo được một xã hội trong đó mỗi cá nhân đều có thể cảm thấy là đời mình có một tương lai, được kính trọng và có phẩm giá, mỗi cá nhân đều thấy có thể có một cơ hội nào đó để cho riêng mình và các con cái mình được sống trong một bầu không khí không có gì là chán nản, tuyệt vọng hoặc có cảm giác là bị bỏ rơi”. Đây là những lời nói cứng rắn, không hung hăng mà là một sự tuyên bố thẳng thắn điều mơ ước của tôi về nền dân chủ Việt Nam.


Johnson đã chăm chú lắng tai nghe và khi tôi dứt lời, Johnson vươn mình về phía tôi và nói: “Thật hay, thủ tướng đã nói giống như một người Hoa Kỳ”. Xuất phát từ Johnson, thì đây là một lời tán tụng cao giá lắm.


Tôi thích Johnson và ngay từ lúc đầu chúng tôi đã ý hợp tâm đầu, có lẽ bởi vì cả hai chúng tôi là những người muốn làm được việc. Ví dụ khi chúng tôi trò chuyện trong lúc đi dọc theo hành lang của khách sạn để đến phòng họp, tôi đã đề nghị tăng cường hệ thống truyền hình ở Việt Nam và sử dụng hệ thống này như một phương tiện thông tin và tuyên truyền. Lúc bấy giờ ở Việt Nam chúng tôi chỉ có hai đài di động phát hình từ trên máy bay. Tức khắc, Johnson đã quay lại phía nhóm người phụ tá đang đi theo sau chúng tôi và gọi người phụ trách cơ quan thông tin Hoa Kỳ (USIS) đến và nói với viên chức này điều gì tôi đã vừa trình bày và nói thêm: “Thủ tướng Kỳ nói đúng. Hãy giúp thực hiện việc này liền ngay bây giờ”. Trong vòng một tháng sau, người Hoa Kỳ đã được xem truyền hình ở Việt Nam. Nếu lời yêu cầu của tôi được gửi theo đường lối thông thường, thì có lẽ phải đến vài năm mới có được hiệu quả.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2010, 10:19:51 am »

Maxwell Taylor cũng có mặt ở Honolulu nhưng không còn là đại sứ ở Việt Nam nữa. Lần sau cùng tôi và Taylor gặp nhau ở Việt Nam thì lúc ấy tôi là một người không quan trọng đối với Taylor và lúc ấy Taylor đã có cảm nghĩ giận dữ và gay gắt đối với tôi. Nhưng bây giờ, tôi đã là thủ tướng và đang thảo luận trực tiếp với tổng thống, trong lúc đó thì Taylor chỉ là một cố vấn ở phía sau hậu trường mà thôi.


Và tôi đã hài lòng khi biết được một tuần lễ sau đó, Maxwell Taylor đã trình bày xác nhận trước uỷ ban đối ngoại của thượng viện là chính phủ của tôi là “chính phủ đầu tiên ở Việt Nam được sự ủng hộ vững chắc của quân lực. Trong lúc quân lực còn đứng sau chính phủ như ngày nay thì chính phủ này sẽ không bị một thiểu số ồn ào lật đổ như một số chính phủ đã bị lật đổ trong mấy năm trước kia nữa. Vì vậy mà tôi nghĩ là có một vài khích lệ, chỉ cần có một sự ổn định đang lớn mạnh về mặt chính trị ở Nam Việt Nam”.


Chúng tôi đã cho phổ biến một thông cáo chung trong đó có nói: “Hoa Kỳ cam kết tôn trọng nguyên tắc quyền tự quyết của các dân tộc và của các chính phủ được sự chấp thuận của dân chúng. Hoa Kỳ đã giúp đỡ và sẽ tiếp tục giúp đỡ ổn định nền kinh tế của Việt Nam, tăng gia việc sản xuất hàng hoá, phổ biến ánh sáng giáo dục và loại trừ bệnh tật”.


Nhưng đối với Johnson, chỉ riêng một bản thông cáo như vậy cũng chưa đủ. Ngày chót, Johnson đã họp tất cả chúng tôi lại. Cho đến ngày hôm nay tôi vẫn còn có thể nhớ rõ Johnson lấy ngón tay chỉ vào từng đoạn của bản thông cáo chung khi Johnson duyệt lại từng điểm một với phong cách sắc sảo của một người thuộc miền Texas, và đồng thời lần lượt nhìn về phía các bộ trưởng và viên chức liên hệ, nói rõ với tất cả mọi người một cách quả quyết là ông ta không chỉ có nói suông mà thực sự muốn thực hiện việc xây dựng một nước Việt Nam mới. “Nên gìn giữ cẩn thận bản thông cáo này”, Johnson nói trước như vậy, “bởi vì đây là một bản thông cáo mà chúng ta noi theo đó mà hành động. Khi chúng ta trở lại đây trong vòng 90 ngày hoặc 6 tháng tới, chừng đó chúng ta sẽ bắt đầu nhắc đến những lời tuyên bố mà tổng thống, quốc trưởng và thủ tướng đã nói.


Quí vị có trách nhiệm tại các bộ liên hệ này, quí vị bộ trưởng và các nhân viên trực thuộc trong hai chính phủ, quí vị đừng quên là chúng tôi sẽ khảo sát quí vị và quí vị sẽ được chám đậu hoặc bị đánh rớt chính vì công việc mà quí vị đã làm được”.


Quay sang vấn đề tranh thủ sự ủng hộ của giới nông dân, Johnson đã hỏi: “Quí vị đã xây dựng được nền dân chủ ở các vùng nông thôn chưa? Quí vị đã xây dựng được những gì trong nếp sinh hoạt dân chủ, hồi nào và ở đâu? Quí vị cho chúng tôi biết ngày, thời gian và các con số.


Tại đoạn hai của thông cáo có ghi “tăng gia sản lượng, sản xuất hữu hiệu hơn, cải tiến tín dụng, nền tiểu công nghiệp, nền công nghiệp nhẹ, và điện khí hoá nông thôn”. Đây là những câu văn suông, những từ để khoa trương hay là các vị đã thực hiện được điều gì rồi?”.


Quay về phía John Gardner, bộ trưởng y tế, giáo dục và phúc lợi của mình, Johnson nói: “Kế đến là vấn đề y tế và giáo dục, này ông Gardner, chúng ta không muốn nói suông đến vấn đề này mà chúng ta muốn làm một cái gì trong lĩnh vực này. “Tổng thống hứa là sẽ gửi các đội chuyên gia sang Việt Nam”. Đúng như vậy, nhưng chúng ta tốt hơn nên làm một cái gì ngoài việc gửi chuyên gia. Các chuyên gia này nên đi sang bên đó. Chúng ta sẽ huấn luyện nhân viên y tế. Bao nhiêu? Chúng ta không muốn hành động như người chơi bài Poker đi một số tiền lớn và khi các tay chơi khác đi tiền theo và hỏi y có quân bài gì thì y trả lời: “Đôi Ách”, và họ hỏi tiếp mấy quân thì y trả lời: “Một quân”.


“Tiếp theo là vấn đề dân tị nạn. Vấn đề này cũng nóng bỏng như khẩu súng lục tại xứ của tôi vậy. Quí vị không muốn tôi giương cờ trắng và đầu hàng, vì vậy mà chúng ta phải làm một cái gì để giải quyết vấn đề này…”.


Trong phiên họp này, Johnson đã tỏ ra là một người xuất sắc. Chỉ khi gần đến cuối phiên họp Johnson mới đề cập đến vấn đề sức mạnh quân sự: “Chúng ta đã tăng thêm hiệu năng quân sự vì có hai hoặc ba lý do. Một lý do là chúng ta muốn có thể nói một cách thành thực và chính xác là hội nghị này tại Honolulu không phải là một hội nghị để tăng cường khả năng quân sự. Rồi nhìn tôi, Johnson lại nói thêm một câu để ca ngợi, “chúng ta đã thảo luận việc xây dựng một xã hội mới, dựa theo những nét đại cương trong bài diễn văn của thủ tướng ngày hôm qua”.


Vào đêm cuối cùng của hội nghị, Johnson mời Thiệu và tôi với Westmoreland và một hai người khác đến dãy buồng của Johnson ở trong nhà hàng. Chúng tôi đã uống vài ly, không có nói chuyện gì đặc biệt và sau đó Johnson đến nói nhỏ với tôi: “Mời thủ tướng đến phòng ngủ của tôi độ vài phút”.


Tôi đi theo Johnson, tự hỏi thầm không biết Johnson sẽ nói riêng với mình chuyện gì đây. Johnson đóng cửa phòng lại rồi hỏi: “Tôi nghĩ không biết thủ tướng có thích được một tấm ảnh với chữ ký tự viết tay của tôi hay không”. Trong giây lát đó, tôi đã nghĩ là Johnson mời tôi vào phòng chỉ có chuyện này và không còn chuyện gì khác nữa. Nhưng Johnson lại hỏi tiếp là tôi có thấy gì trở ngại để phó tổng thống Hubert Humphrey cùng đi với tôi trong chuyến bay trở lại Việt Nam ngày hôm sau hay không. “Tôi muốn Humphrey cùng đi với thủ tướng đến Việt Nam để khởi sự việc áp dụng chính sách và tiến hành ngay một vài việc mà chúng ta đã thảo luận, Johnson nói tiếp.
“Đây là một ý kiến hay”, tôi đã đồng ý và nói: “Nhưng tôi cũng không được biết là Humphrey có mặt ở đây”.


“Humphrey không có mặt ở đây”. Johnson vừa nói vừa nở rộng một nụ cười: “Nhưng Humphrey sẽ có mặt ở đây khi máy bay của thủ tướng cất cánh”.

Khi tôi vừa rời khỏi phòng, thì Johnson gọi giây nói cho Humphrey ở Washington và bảo Humphrey nên lấy máy bay đến Honolulu ngay để cùng đi với tôi sang Việt Nam.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2010, 10:21:14 am »

Chương VIII
Những người Phật tử chạm trán tại Đà Nẵng


Đến tháng 3-1966, chỉ vẻn vẹn một tháng sau hội nghị Honolulu với tổng thống Johnson, tôi nhận thấy là đã đến lúc phải giải quyết vấn đề những người phật tử-đặc biệt là đối với Thích Trí Quang, người lãnh đạo của họ-mà các mưu toan thao túng chính quyền từ phía sau hậu trường đã làm trở ngại nghiêm trọng công cuộc tiến hành chiến tranh.


Những người Phật tử đã đóng một vai trò quan trọng trong việc lật đổ trước hết là Diệm, kế đó là Khánh và Hương. Trí Quang, đã tạo được trên màn ảnh của máy thu hình như là một người với cặp mắt nhìn chằm chằm, với hàm răng trắng chói, chính là một tay lão luyện trong nghệ thuật kích động. Y tự cho mình là một Gandhi thứ hai, nhưng thực ra y không là gì cả mà chỉ là một người có thói hay đi vận động ngầm vì tham vọng chính trị và y cũng đã nghĩ rằng lúc bấy giờ tôi chỉ mới 35 tuổi và không phải là một người hoạt động chính trị chuyên nghiệp, cho nên y có thể dễ dàng lôi kéo tôi. Có lẽ y cũng đã tin tưởng là vì tôi sinh ra trong một gia đình theo đạo Phật và vì tôi đã chống lại những hành động xấu xa của Nhu đối với những người Phật tử mà y có thể uốn nắn tôi được theo ý của y chăng. Tuy nhiên, tôi đã không để cho bất cứ ai lôi kéo được tôi. Nhiệm vụ của tôi là cố gắng đưa cuộc chiến tranh đến thắng lợi.


Những người Phật tử đã đấu tranh càng mạnh hơn nhiều kể từ khi Trí Quang rời khỏi đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn, nơi mà Trí Quang đã được phép vào ẩn náu tiếp theo việc Nhu thanh lọc các chùa chiền.


Từ tổng hành dinh của y ở Huế, Trí Quang đã bắt đầu công cuộc kết hợp lại tất cả những người Phật tử trong nước. Những người Phật tử chia ra làm hai môn phái chính yếu-môn phái Đại Thừa (Mahayana) hoạt động nhiều nhất ở miền Trung và miền Bắc, và môn phái Tiểu Thừa (Hinayana), vững mạnh ở miền Nam. Giữa hai môn phái này có sự khác biệt về mặt giáo lý: môn phái Đại Thừa cho rằng ai cũng có thể đi đến sự đại giác của Phật trong lúc đó thì môn phái Tiểu Thừa cho rằng việc này chỉ có một ít người đạt được mà thôi.


Những người Phật tử đã đặt ra hai tổ chức mới: Viện Tăng thống chuyên lo về các vấn đề giáo lý do Trí Quang cầm đầu và Viên Hoá đạo chuyên lo việc phổ biến giáo lý do Thích Tâm Châu lãnh đạo. Trí Quang và Tâm Châu đã giống như một đội thám tử của Hoa Kỳ hoặc của Anh, gồm có hai người, một người tính tình cứng rắn và một người tâm tình ôn hoà. Trí Quang là người cứng rắn và đã đưa ra những lời tuyên bố có tính chất đấu tranh, còn Tâm Châu là người ôn hoà và đã đưa ra một đường lối ôn hoà hơn. Hai người này đã thay phiên nhau đưa ra các tuyên bố làm cho người ta phải hoang mang. Rồi sau đó họ đã sư đoàn một cách sành sỏi tập thể sinh viên, và tập thể này lúc bấy giờ đã trở thành một sức mạnh chính trị liên kết với họ, trong lúc đó thì Việt cộng đưa người xâm nhập vào trong hàng ngũ các tập thể sinh viên để khai thác hành động của tập thể này và khuyến khích sinh viên gây xáo trộn.


Tôi đã có nhiều lần nhóm họp với những Phật tử, và mỗi lần mời khoảng mười lăm người đến nhà tôi, và cho họ biết là tôi không hề chống lại các nguyện vọng của họ, và tôi cũng biết rõ đa số dân chúng Việt Nam là Phật tử và họ phải có quyền để được đại diện một cách chính đáng trong chính phủ.


“Tôi sẵn sàng thảo luận bất cứ vấn đề gì các vị đặt ra”, tôi đã nói, “và nếu các vị còn tin tưởng vào vận mạng của miền Nam Việt Nam, nếu các vị còn muốn ta chiến thắng được cộng sản, một chủ nghĩa thù địch với tôn giáo của các vị, thì chính ngay bây giờ đây chúng ta phải đoàn kết lại để chống kẻ thù chung. Điều mà tôi không thể hiểu được là tại sao các vị cần phải tổ chức biểu tình, xuống đường, gây xáo trộn, và làm cho thế chống cộng sản chung của chúng ta yếu kém đi”.


Những người Phật tử đã đòi tổ chức bầu cử tự do. Tôi đã hứa với họ việc đó và nói: “Tôi sẽ tổ chức bầu cử tự do cho các vị. Tôi đã nói rồi với các vị là tôi sẽ làm việc đó, tại sao các vị còn muốn lật đổ tôi khi tôi đã hứa làm điều mà các vị mong muốn”.


Những người Phật tử đã cố gắng cắt đôi miền Nam Việt Nam-và họ đã hầu như thực hiện được việc mà cộng sản đã không làm được. Vì lẽ là một nhà sư không thể cầm quyền được cho nên điều mà tất cả cấp lãnh đạo Phật tử mong ước là có thể nắm chắc được những người bù nhìn mà họ sẽ đưa ra để cầm quyền.


Sự ngây thơ của cấp lãnh đạo Phật tử thật là đáng thương. Khi cuộc khủng hoảng do những người Phật tử gây ra đã lên đến mức độ nghiêm trọng, Trí Quang đã đi đến gặp Henry Cabot Lodge thuật lại cuộc gặp gỡ này cho tôi nghe thì Lodge đã hỏi Trí Quang: “Nếu giả dụ thượng toạ lật đổ được thiếu tướng Kỳ thì thượng toạ sẽ chọn ai để thay thế làm thủ tướng?”.


Trí Quang đã ngồi lặng im một hồi, có vẻ suy nghĩ nhiều lắm. Rồi Trí Quang nói lên một vài câu làm cho Lodge ngạc nhiên: “Chúng tôi sẽ sẵn sàng để thiếu tướng Kỳ trở lại làm thủ tướng”. Tất cả điều mà Trí Quang muốn là cốt để chứng minh cho thấy y là người giật giây thực sự nắm quyền lực.


Đến tháng 3 năm 1966 đã xảy ra những cuộc biểu tình trong nhiều thành phố lớn, đặc biệt là ở Huế và Đà Nẵng nơi mà những người Phật tử có nhiều thực lực. Tình trạng còn tệ hại hơn nữa là có báo cáo chính xác cho biết là nhiều binh sĩ ở quân đoàn I, đồn trú tại các khu vực này, có thể từ chối không chịu đánh nhau với những người Phật tử nếu đến lúc có đụng độ thực sự. Hình như không ai có thể tin được rằng trong lúc mọi cố gắng nên phải được tập trung lại để tấn công cộng sản thì trong thực tế chúng tôi đã đứng trước nguy cơ binh biến có thể xảy ra trong quân đội.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2010, 10:22:24 am »

Quân đoàn I đã được đặt thuộc quyền chỉ huy của tướng Nguyễn Chánh Thi, và Thi cũng là một Phật tử và là người toi đã chăm chú theo dõi từ lâu. Xuất thân từ thành phần nông dân, thi là một người hoặc đã gợi được sự ái mộ của người khác hoặc đã làm cho người khác phải đố khu trục hạm. Thi đã không có cách cư xử để dung hoà. Trong đầu óc tôi, tôi không nghi ngờ gì nữa về việc Thi đã tích cực sử dụng những người Phật tử để củng cố quyền lực cho riêng cá nhân mình. Có nhiều người cho rằng Thi đã lượm lặt được một số tư tưởng thiên tả trong lúc y ở Cam-pu-chia, nơi mà y chạy trốn sau khi thất bại trong âm mưu đảo chính lật đổ Diệm hồi năm 1960 và y đã có một nhân tình mà người ta cho rằng người đó là cộng sản. Bẩm sinh Thi là một người có thói hay vận động ngấm ngầm. Thi đã đóng một vai trò quan trong việc đưa Khánh lên cầm quyền và sau đó lại tham dự vào việc lật đổ Khánh.


Tuy nhiên tôi đã phải hành động cẩn thận đối với Thi.

Nhưng lúc bấy giờ, rõ ràng là Thi đang nuôi tham vọng muốn trở thành một lãnh chúa của thời xa xưa, bởi vì hàng ngày tôi đều nhận được bằng chứng là thay vì duy trì trật tự tại vùng Huế-Đà Nẵng và tình hình đang hết sức sôi động, Thi trái lại đã giúp đỡ cho những người Phật tử. Vì vậy mà tôi đã quyết định là Thi phải ra đi. Tôi đã bay ra Đà Nẵng để giải nhiệm Thi, nhưng để làm dịu bớt việc này, chúng tôi đã loan báo là Thi xin từ chức vì lý do sức khoẻ và trong vài hôm Thi sẽ đi Hoa Kỳ để trị bệnh. Thực ra Thi đã không đi và quyết định ở lại chấp nhận để bị bắt giữ một cách kín đáo tại nhà, trong một thời gian.


Người Hoa Kỳ đã ủng hộ hành động và các kế hoạch của tôi. Đại sứ Lodge đã nhận thấy được là tôi không còn có cách gì khác hơn là phải củng cố chính phủ bằng biện pháp gạt ra ngoài những phần tử chống đối, mặc dù những người Phật tử đã trực tiếp kêu gọi đến tổng thống Jonhson chăng nữa. Tổng thống Johnson đã sáng suốt làm ra vẻ như không nghe những lời kêu gọi của họ. Xét cho cùng, vào mùa xuân 1966, người Hoa Kỳ đã có những quyết định sống còn, có tính quan trọng hơn hẳn so với các vấn đề nội bộ của Việt Nam. Lúc bấy giờ tướng Maxwell Taylor đang đề nghị gài mìn cảng Hải Phòng. Tôi đã được biết là trong vòng vài ngày không quân Hoa Kỳ sẽ khởi sự chiến dịch tấn công thường xuyên Bắc Việt Nam bằng máy bay B052 và lúc ấy Hoa Kỳ đã có khoảng một phần tư triệu quân ở Việt Nam với 50.000 quân khác thuộc lực lượng trấn biên ở trong khu vực. Và Westmoreland đang còn xin thêm quân nữa.


Chính việc Hoa Kỳ từ chối không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Nam Việt Nam. Việc làm thích đáng ấy đã gây ra trong giới Phật tử một phản ứng mạnh ngược lại với trước kia, không thể nào tránh khỏi được và lại còn có tính chống Mỹ nữa.

Liền theo đó tôi đã bị gán cho là “bù nhìn của Mỹ” và trên tường trong nhiều thành phố đã xuất hiện dòng chữ rất quen thuộc “Người Mỹ hãy cút đi!”.


Các cuộc biểu tình sau việc giải nhiệm tướng Thi đã gây nhiều sự lo âu, ở Washington sợ là nếu tôi bị lật đổ thì có thể một chính phủ theo khuynh hướng trung lập của những người Phật tử sẽ lên thay thế. Từ mồng 9 đến ngày 20 tháng 4, tại Nhà Trắng đã có 5 phiên họp được triệu tập một cách khẩn trương vì cuộc khủng hoảng ở Nam Việt Nam và trong các phiên họp này, các thành viên trong chính quyền Mỹ đã duyệt xét lại các đường lối hành động mà Hoa Kỳ còn có thể áp dụng được ở Việt Nam.


Hai đường lối hành động chính nêu ra là đường lối A do George Carver, một chuyên gia phân tích của cơ quan trung ương tình báo đề xuất, nhằm tiếp tục không thay đổi sự cam kết của Hoa Kỳ và đường lối C của thứ trưởng ngoại giao George W.Ball kêu gọi sự giải kết của Hoa Kỳ ở Việt Nam. Ball đã nói: “Chúng ta nên tập trung sự chú ý của chúng ta vào việc làm giảm bớt các tổn thất của chúng ta… Thật ra không còn đường lối hành động tốt đẹp nào dành cho chúng ta nữa”.


Theo đường lối B thì đại diện trợ lý bộ trưởng ngoại giao Leonard Unger là tán thành việc tiếp tục cuộc chiến tranh nhưng đồng thời phải tìm cách đi đến một sự dàn xếp bằng thoả hiệp, và theo đường lối BP thì trợ lý bộ trưởng quốc phòng John Mc Naughton lại đưa ra lời khuyên cáo là tiếp tục cuộc chiến tranh “với một triển vọng bi quan”.


Quyết định đã được lấy nếu như có thể nói đấy là một quyết định-là không có thay đổi trong chính sách. William Bundy, trợ lý bộ trưởng ngoại giao phụ trách các vấn đề Viễn Đông, mặc dù tán thành việc tiếp tục tiến hành chiến tranh, nhưng đã nói trước gần như tiên đoán là: “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam có thể sẽ trở thành một điều mang tai hoạ đến cho chính phủ này. Ít nhất cũng giống như cuộc chiến tranh Triều Tiên đối với tổng thống Truman hồi năm 1952 vậy”.


Bầu không khí căng thẳng ở Sài Gòn đã lên cao. Người ta tổ chức biểu tình hàng ngày tại Sài Gòn và Chợ Lớn-khu phố của người Trung Hoa-dưới nhiều hình thức khác nhau. Có ngày có những trai tráng khoẻ mạnh trong phong trào thanh niên Phật tử, phân biệt được do áo sơ mi trắng mà họ mặc, đã nổi xung lên và lật ngược bất cứ xe hơi hoặc xe díp nào của Hoa Kỳ không có người coi giữ mà họ thấy, và họ đã ném đá vào các cửa sổ. Qua ngày kế tiếp, những người biểu tình này lại có thể đóng một vai trò ôn hoà hơn: với khoảng 2.000 người, họ đã ngồi một cách kiên nhẫn trong 3 giờ đồng hồ trước Viện hoá đạo để nghe các bài thuyết pháp mà tính chất bạo lực chỉ được che dấu ở bề ngoài.


Tại Huế, các nhà sư đã cầm cuộc đi diễu hành khoan thai trên cầu ngang của sông Hương trong lúc đó thì các nhà sư trẻ hơn đã tìm cách chứng minh cho thấy Huế là trái tim của “Phong trào tranh đấu” do việc họ chiếm lấy đài phát thanh và tổ chức mọt cuộc biểu tình ngồi tại trường đại học. Có nhiều quân nhân đã công khai đi theo “Phong trào tranh đấu” trong đó có cả tướng Nhuận, tư lệnh sư đoàn 1 bộ binh.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2010, 10:23:50 am »

Các cố vấn Hoa Kỳ ở miền Trung đã không khỏi cảm thấy nghẹn ngào bởi vì bất thình lình họ bị lâm vào tình trạng phải cố vấn cho những quân nhân quyết tâm muốn lật đổ chính phủ mà người Hoa Kỳ đã cam ủng hộ. Việc người Hoa Kỳ tỏ ra tức giận, cũng là dễ hiểu thôi. Chính tại đây, họ đã bỏ ra biết bao nhiêu tiền của, mất bao nhiêu thì giờ, mồ hôi và máu để cứu vãn một đất nước khỏi bị cộng sản thống trị, và họ đã được người ta làm gì để cám ơn? Họ đã bị lăng mạ, phản bội và không bao lâu chính cơ quan thông tin Hoa Kỳ đã bị người ta cố ý đốt phá thành tro bụi. Trong suốt phần cuối của mùa xuân, người ta vẫn tiếp tục tỏ ra căm thù đối với tất cả những gì có dính líu đến Hoa Kỳ, và các nhà bình luận nổi tiếng như Cyrus L.Sulzberger, người đã đến gặp tôi ở Sài Gòn lúc bấy giờ, đã viết trong New York thời báo là Việt cộng đã xâm nhập sâu vào trong phong trào của những người Phật tử và cần phải làm cái gì, nếu không thì Đà Nẵng và Huế sẽ sụp đổ. Từ hai ngả khác nhau, những người Phật tử và cộng sản đã gặp nhau ở tại ngã ba đường và bây giờ họ đã cùng nhau đi chung lối, chính là do cộng sản đã khéo léo khai thác tình trạng xáo trộn do những người Phật tử gây ra.


Những điều tôi nghe được cho thấy là tình hình đã xấu đi nhiều. Rồi bỗng nhiên tôi nhận được bằng chứng là nhiều Phật tử đã được vũ trang rất đầy đủ, đặc biệt là nhóm “quyết tử”, và mỉa mai thay lại đã được vũ trang với súng của Hoa Kỳ.


Họ đã có được súng này một cách giản đơn là xin đầu quân vào một số trại huấn luyện ở địa phương một thời gian rồi bỏ trốn mang theo vũ khí của trại cấp phát. Tôi có cảm nghĩ giống như Sulzberger là bệnh ung thư lúc ấy đang lan rộng một cách quá nhanh chóng, và hy vọng duy nhất để cứu người bệnh-tức là chính phủ-là phải giải phẫu, cắt  bỏ chỗ ung thư tại ngay nguồn gốc. Tôi đã quyết định làm ngay công việc này và chuẩn bị kế hoạch để “giải phóng” Đà Nẵng.


Tôi đứng trước một sự khó khăn quan trọng: có nên thông báo cho người Hoa Kỳ biết về ý định của tôi hay không? Tôi đã cân nhắc kỹ vấn đề này và cuối cùng tôi đã quyết định giữ bí mật kế hoạch của tôi.


Rốt cuộc tôi đã quyết định tiến hành cuộc “giải phóng" vùng Đà Nẵng một mình tôi. Tôi đã không tham khảo ý kiến người Hoa Kỳ lúc bấy giờ là vì Lodge đã nói với tôi, trước khi rời Việt Nam đi Hoa Kỳ, là nói chung Nhà Trắng tin tưởng là nếu tôi thực hiện được một chính sách cứng rắn thì việc này sẽ có ích cho nỗ lực tiến hành chiến tranh. Lúc bấy giờ tôi đã hiểu, không còn bất cứ một sự nghi ngờ nào cả, là Hoa Kỳ muốn có ở Nam Việt Nam một chính phủ có thực quyền để yểm trợ công cuộc cam kết vĩ đại mà Hoa Kỳ đang thực hiện ở Việt Nam.


Chẳng mấy chốc tôi đã nhận thấy thời điểm hành quân đã đến. Một sư đoàn bộ binh đã thực sự liên kết với những người Phật tử. Những lực lượng thuộc đặc khu Quảng Đà cũng đã làm như vậy. Tôi biết chắc là nếu đà này tiếp tục trong vòng hai tuần lễ nữa thì tất cả miền Trung sẽ lọt vào tay những người Phật tử và họ sẽ tuyên bố vùng này là một vùng tự trị. Đài phát thanh, các cơ sở của thị xã và tổng hành dinh quân đội ở Đà Nẵng đã do những người Phật tử chiếm giữ. Những người nổi loạn đã dùng phương pháp xâm nhập của du kích cộng sản, đã phát vũ khí cho dân chúng ở Đà Nẵng, đã tổ chức dân chúng thành nhóm và uỷ ban, nhóm này có trách nhiệm theo dõi các nhóm kia. Những người Phật tử đã công bố lệnh cấm không cho bất cứ ai ở Đà Nẵng nghe đài phát thanh Sài Gòn. Nói một cách khác, Đà Nẵng đã gần giống như một thành phố bị cộng sản chiếm đóng. Do đó mà ngày 14 tháng 5 vào lúc 3 giờ khuya, tôi đã triệu tập một kế hoạch của tôi ra thực hiện. Đây là một kế hoạch được giữ bí mật cho đến độ mà ngay cả tướng Thiệu tôi cũng đã không cho biết, đừng nói chi đến người Hoa Kỳ. Đến 5 giờ sáng các đơn vị phụ trách thực hiện kế hoạch đã bay ra Đà Nẵng với sự yểm trợ của không đoàn máy bay khu trục và thả bom của tôi. Tôi đã chỉ định tướng tổng tham mưu trưởng làm tư lệnh cuộc hành quân này. Tôi rất tiếc là trong cương vị thủ tướng chính phủ, tôi đã phải ở lại Sài Gòn. Lúc khởi đầu, cuộc hành quân đã không gặp sự chống cự nào đáng kể. Chúng tôi đã sử dụng lính dù, lính thuỷ đánh bộ và xe tăng và đánh theo lối đặc công. Chúng tôi đã triệt để sử dụng yếu tố bất ngờ đến mức mà chúng tôi đã chiếm được đài phát thanh và các địa điểm then chốt khác gần như là trước khi phe chống đối có thì giờ để thức dậy. Mục tiêu chính của tôi không phải là khu dân sự của thị xã mà là cơ sở chỉ huy của quân đội đã công khai đi theo những người Phật tử. Ngay khi đó chúng tôi đã gặp phải một vấn đề khó khăn: vấn đề liên quan đến người Hoa Kỳ.


Chẳng khó gì để tưởng tượng ra được sự kinh hoàng của những người Hoa Kỳ ở Đà Nẵng. Lúc bấy giờ họ đang làm cố vấn cho một số đơn vị của quân đội Việt Nam và các đơn vị này đang bị các đơn vị khác của quân đội Việt Nam tấn công. Không biết được vấn đề bên trng của cuộc hành quân, các cố vấn Hoa Kỳ này lúc ấy đã tự hỏi là họ phải ủng hộ ai đây. Lính thuỷ đánh bộ Hoa Kỳ ở Đà Nẵng do tướng Lewis W.Walt chỉ huy và tướng Walt đồng thời cũng là cố vấn của quân đoàn I. Walt đã tỏ ra giận dữ trước một cuộc tấn công trên phần lãnh thổ mà Walt tự cho là mình có trách nhiệm mà lại không được cho biết trước.


Một số binh sĩ thuộc quân đoàn I đi theo những người Phật tử đã thực sự chĩa pháo của họ về phía căn cứ không quân Đà Nẵng khi máy bay của chúng tôi đáp xuống và đã đe doạ cho nổ súng. Vì lo lắng muốn tránh đổ máu, tôi đã gọi giây nói ra Đà Nẵng và ra lệnh cho một chiếc bay quần trên chỗ pháo binh đóng và thả xuống một thông điệp: “nếu một phát pháo bắn ra, tôi sẽ tiêu diệt tất cả các pháo ở tại căn cứ pháo binh". Căn cứ pháo binh này biết là tôi sẽ làm như tôi đã nói cho nên đã không có phát pháo nào bắn ra.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2010, 10:25:29 am »

Tuy nhiên, khi thấy chiếc máy bay nói trên-mặc dù chiếc máy bay này đi thi hành một sứ mạng hoà bình-tướng Walt đã giận dữ, và liền sau đó tướng tổng tham mưu trưởng của chúng tôi đã gọi giây nói về văn phòng tôi ở Sài Gòn và nói ngắn gọn: “Tướng Walt yêu cầu tôi ngưng cuộc hành quân và nếu chúng ta tiếp tục sử dụng máy bay để yểm trợ, ông ta đe doạ là sẽ cho máy bay Hoa Kỳ bay lên để bắn rớt các máy bay của chúng ta”.


Đến đây thì tôi liên lạc với đại sứ Lodge, Lodge biết về sự đe doạ của tướng Walt và nói thêm: “Tôi phải hỏi đại sứ xem có phải đó là chính sách của chính phủ Hoa Kỳ hay không. Nếu thực đó là chính sách, thì tôi sẽ bay ra Đà Nẵng trong vòng 10 phút và hướng dẫn các máy bay trong cuộc hành quân để xem coi quân đội Hoa Kỳ có can đảm bắn rơi thủ tướng nước Việt Nam hay không”.


Lodge đã không ngờ là tôi đã nói với Lodge như vậy và có hứa là sẽ gửi một thông điệp ngay tức khắc cho Walt. Mặc dù câu chuyện đã xảy ra như trên, vị tư lệnh Việt Nam ngay tại địa điểm hành quân vẫn còn yêu cầu tôi bay ra, vì vậy mà vào giờ cơm trưa tôi đã bay đến Đà Nẵng để duyệt xét tình hình. Tôi chỉ thị cho các tư lệnh chiến trường của tôi sắp hàng các khẩu pháo lớn nhất của chúng tôi chĩa thẳng vào căn cứ của Hoa Kỳ ở phía bên kia con sông nhỏ. Tôi đã dặn: “Nếu quân đội Hoa Kỳ khởi sự bắn rơi máy bay của chúng ta thì phải tiêu diệt ngay căn cứ lính thuỷ đánh bộ này. Đấy là lệnh”.


Tôi chỉ vừa nói xong, thì tướng Walt gửi một thông điệp yêu cầu tôi đến gặp đương sự, tôi đoán chừng là Walt đã nhận được thông điệp của toà đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Tôi đã trả lời là tôi rất lấy làm tiếc, vì tôi không có thì giờ rảnh. Một vài phút sau, Walt lặp lại lời yêu cầu của ông ta lần này với vẻ nài nỉ hơn. Tôi vẫn trả lời: “không”. Sau cùng Walt đã gửi một thông điệp: “Vậy thì tôi có thể đến gặp thủ tướng được không?” Tôi gửi lại một thông điệp để trả lời: “Không, tôi lấy làm tiếc là tôi hiện giờ đang rất bận”.


Rốt cuộc Walt lại gửi một thông điệp cho biết là Walt có nhận được chỉ thị của Washington để thảo luạn với tôi trước khi tôi rời Đà Nẵng. Mặc dù tôi đã điên tiết vì thái độ của Walt, nhưng tôi cũng cảm thấy là trò khôi hài này đã kéo dài khá lâu rồi và bởi vì tôi ở trong thế chủ động, nên tôi đã có thể tỏ ra rộng lượng. Tôi đã trả lời: “Được rồi, tôi có thể dành cho thượng tướng 5 phút”.


Đã không hề có chuyện là tôi đi đến gặp Walt. Walt đã đến văn phòng nhỏ bé của tôi tại căn cứ không quân Đà Nẵng với lãnh sự Hoa Kỳ ở Đà Nẵng, một người đã công khai ủng hộ những người Phật tử. Walt đã chào tôi hết sức là đúng đắn và sau đó tôi đã hỏi Walt: “Tôi có thể làm gì cho thượng tướng? Và thượng tướng muốn gì?”.

“Tại sao thủ tưởng đã hành quân ra đây?” Walt đã hỏi tôi.

“Việc đó có thực sự can hệ gì đến thượng tướng không?”, tôi hỏi lại.

“Câu chuyện là như thế này. Tôi là tư lệnh lính thuỷ đánh bộ Hoa Kỳ ở tại đây và tôi là cố vấn của bộ tư lệnh Việt Nam ở vùng này. Tôi nghĩ rằng trong cương vị của tôi, tôi có thể được cho biết về điều gì đã xảy ra”.


“Trong những cuộc hành quân thông thường có lẽ thượng tướng đã được thông báo”, tôi đáp lại, “nhưng trong những cuộc hành quân kiểu này thì không. Đây là một vấn đề nội bộ-giữa dân chúng và chính phủ. Nếu tôi có thể nói thẳng, thì cuộc hành quân này không có can hệ gì đến thượng tướng và thượng tướng không cần phải biết đến việc này. Thượng tướng nói cho tôi biết, thượng tướng đã phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ được bao nhiêu năm rồi?”.


Với vẻ hơi sửng sốt, Walt trả lời là Walt đã phục vụ 23 năm trong quân lực.

“Như thế”, tôi nói “thì với thời gian trong quân đội lâu như vậy, thượng tướng phải biết là đôi khi một sĩ quan nhận được chỉ thị của tổng tư lệnh của mình trước khi hành quân bắt đầu, hoặc trong khi hành quân đang tiến hành và có khi sau cuộc hành quân, có phải như vậy không?”.


Khi Walt gật đầu xong, tôi lại nói thêm, “nếu tôi nghĩ là thượng tướng cần biết bất cứ điều gì về một cuộc hành quân, thì lẽ đương nhiên là tôi sẽ thông báo thượng tướng biết, nhưng đây không phải là một trường hợp như vậy”.


Walt vẫn khăng khăng giữ ý kiến và nói: “Nhưng thủ tướng biết rằng Đà Nẵng vẫn yên tĩnh. Lính thuỷ đánh bộ của tôi có thể đi vào các quán rượu để uống. Tôi không hiểu tại sao thủ tướng lại phải đem quân ra đây”.


“Đó là ý kiến của thượng tướng chứ không phải của tôi. Tôi hài lòng biết được là lính thuỷ đánh bộ của thượng tướng còn có thể đi ra phố để uống rượu, nhưng việc này không liên quan gì đến điều mà tôi đang cố gắng làm và đó là tái lập lại quyền lực của chính phủ trung ương. Giả dụ một đơn vị thuộc bộ tư lệnh của thượng tướng chống lại quyền chỉ huy của thượng tướng thì thượng tướng có chịu được không?”.


Tôi biết là Walt sẽ trả lời “không”. Tôi lại nói tiếp: “Thôi được, bây giờ sẵn có mặt thượng tướng ở đây tôi muốn nói với thượng tướng một vài chuyện. Chúng tôi có một chính phủ ở Sài Gòn và tôi là thủ tướng. Nếu những người Phật tử ở đây cố gắng hành động để lật đổ chính phủ của chúng tôi, thì tôi ở trong trường hợp giống như thượng tướng khi thượng tướng thấy bắt buộc phải tái lập lại uy quyền khi có một đơn vị thuộc bộ tư lệnh của mình nói lên chống đối”.


Bây giờ Walt đã tỏ vẻ trầm lặng hơn, thông cảm hơn và Walt đã hỏi tôi với đôi chút lo ngại trên sắc mặt là tôi sẽ hành quân tấn công ra Huế hay không? Tôi trả lời với Walt là “không” và Walt hình như đã cảm thấy hết sức yên lòng. Tôi đã đặt xong kế hoạch của tôi đối với Huế. Theo tôi bờ biển ở miền Trung, giống như một con rắn, với Huế là đầu rắn. Đà Nẵng là thân và hai tỉnh Quảng Tín và Quảng Nam đang theo những người Phật tử và ở về phía nam Đà Nẵng là đuôi rắn. Tôi đã không muốn giết chết con rắn. Vì vậy mà tôi đã đánh vào thân rắn-Đà Nẵng, một cảng ở miền Trung, sẽ ít gây ra xúc động hơn là Huế-để nhằm làm tê liệt rắn. Bây giờ tôi dự định phong toả phía bắc và phía nam Đà Nẵng. Theo tôi, trường hợp này hình như đã là một ví dụ thực hoàn hảo trong vấn đề kết hợp chính trị với chiến thuật quân sự, và sau này tôi có cảm nghĩ là, mặc dù hồi ấy tôi đã có một thế đứng rất tốt đối với Johnson, nhưng lúc bấy giờ mới là lúc mà cấp lãnh đạo Hoa Kỳ đã bắt đầu thực sự tin tưởng ở tôi nhiều hơn và đã ủng hộ tôi một cách nghiêm chỉnh hơn.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2010, 10:26:23 am »

Ngày 20 tháng 5 khi Lodge trở lại Sài Gòn, Lodge hình như đã hết sức hài lòng về kết quả của việc tôi đã làm. Lodge là một nhà ngoại giao giỏi, dù cho cảm nghĩ của mình như thế nào chăng nữa, nhưng Lodge đã không bao giờ dám cố vấn điều gì cho ai, và đó cũng là thực chất của tài khéo xử sự của ông ta. Nhưng trong dịp này, Lodge đã có nói với tôi: “Tôi đã lấy làm vui sướng biết được thủ tướng đã lấy quyết định hành quân ra miền Trung. Nếu thủ tướng không làm việc đó, thì có lẽ thủ tướng đã làm cho tôi phải thất vọng”.


Như cũng thường xảy ra, sau này tôi đã trở thành bạn tốt với tướng Walt và khi tôi đi thăm vùng Đà Nẵng thì đôi khi Walt đã cùng bay chung trên chiếc máy bay lên thẳng của tôi đến thăm những đồn xa xôi hẻo lánh. Tôi cũng đã thường trở lại tổng hành dinh của Walt để dùng bữa trưa. Có một lần, tôi nói với Walt là tôi hết sức sung sướng khi thấy chai tương ớt Tabasco trên bàn ăn. Đây là thứ nước tương mà tôi ưa thích.


“Thế à”, Walt nói, “người sản xuất thứ nước tương này ở Mỹ là một trong những người bạn tốt nhất của tôi và tôi sẽ lo cho thủ tướng không bao giờ thiếu nước tương Tabasco trong suốt đời của thủ tướng”.


Và thực sự Walt đã lo việc này. Walt đã dàn xếp để tôi nhận được một thùng nước tương Tabasco mỗi tháng. Nhưng Tabasco là loại nước tương mà người ta phải dùng có mức độ và tôi đã phải bỏ lại khoảng cả chục thùng ở Sài Gòn sau khi Nam Việt Nam sụp đổ.


Huế đã không gây ra khó khăn nào như tôi đã dự trù. Chúng tôi đã cắt đứt tất cả những đường lộ xuất phát từ Đà Nẵng, cảng gần nhất của Huế, để cho nhiên liệu, thực phẩm hoặc các loại tiếp liệu khác không thể đi qua được. Cố đô Huế, do Trí Quang và tướng Nhuận kiểm soát, không bao lâu sau đó đã đầu hàng và chỉ đến lúc ấy tôi mới gửi cảnh sát dã chiến ra để giữ trật tự.


Trí Quang được đưa đi Sài Gòn bằng máy bay mặc dù việc đưa nhà sư say mê chính trị này lên máy bay đã là cả một vấn đề, bởi vì, theo lời người phi công thuật lại với tôi, thì khi Trí Quang nghe nói là máy bay đi Sài Gòn sẽ bay trên biển, Trí Quang đã đinh ninh là chúng tôi sẽ đưa y lên máy bay để đem vứt y xuống biển.


Tôi đã phải thận trọng với Trí Quang, bởi vì tôi không muốn làm cho y trở thành một người tử vì đạo, cho nên tôi đã quyết định xử sự theo cách ôn hoà và áp dụng hình thức giữ y tại nhà trong một bệnh viện ở Sài Gòn. Biết trước các mánh khoé mà y sẽ dùng đến, tôi đã chủ tâm chọn một bệnh viện trong đó có một bác sĩ là bạn của Trí Quang. Trí Quang đã ở bệnh viện này “bồi dưỡng” trong vài tháng, nhưng gần như là vừa vào bệnh viện là Trí Quang đã tuyên bố là y sẽ tuyệt thực.


Đấy chính là mánh khoé mà tôi đã dự trù trước. Nhưng mặc dù với tất cả các bài viết trên báo về cái chết sắp đến của Trí Quang, hình như Trí Quang đã không bao giờ gầy đi. Mỗi khi các cố vấn Hoa Kỳ hỏi tôi là khi nào Trí Quang sẽ chết, tôi đã đáp: “Nếu Trí Quang là một người hoạt động chính trị và người bạn bác sĩ của y đang cho y ăn một cách kín đáo. Các ông khỏi thắc mắc, vì đối với một người hoạt động chính trị, chết là hết. Trí Quang phải sống nếu y muốn tiếp tục sự nghiệp chính của y”.


Hồi tháng 6-1967, tôi đã kêu gọi quân đội Hoa Kỳ tăng thêm quân số của họ lên 600.000 người để tương xứng với lực lượng Việt Nam của chúng tôi. Lúc bấy giờ quân số của Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam là vào khoảng trên 450.000 người.


Robert Mc Namara sang thăm Việt Nam để ước tính tình hình và Westmoreland đã đề xuất tăng thêm 70.000 người. Tuy nhiên, Mc Namara muốn giữ mọi sự tăng thêm quân ở mức tối thiểu. Cả hai đều đã báo cáo về tổng thống, và tổng thống có hứa là quân số Hoa Kỳ ở Việt Nam sẽ được tăng lên nếu có nhu cầu cần thiết. Nhưng trước khi tăng thêm quân, Johnson đã gửi tướng Taylor và Clard Clifford đi một vòng các nước ở Viễn Đông để tìm thêm sự giúp đỡ của các nước thứ ba.


Tôi có hứa với Taylor và Clifford, là chúng tôi sẽ tăng lực lượng Nam Việt Nam lên đến 685.000 người, mặc dù Thiệu đã chống lại việc tăng quá số này vì sợ xảy ra xáo trộn trong nền kinh tế, và đến tháng 8, Johnson hứa gửi thêm sang Việt Nam từ 40.000 đến 50.000 quân, đưa tổng số quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam lên đến nửa triệu người.


Tổng thống Johnson và tôi đã làm việc ăn ý với nhau, mặc dù có một lần tôi đã lấy làm tiếc là, trong một cuộc hội nghị ở Guam, Johnson-hoặc các cố vấn của Johnson đã từ chối không thực hiện một sáng kiến do tôi đưa ra. Đó là một ý định giản đơn, táo bạo. Tôi muốn đưa lực lượng Nam Việt Nam sang bên kia biên giới, đi vào lãnh thổ của ông Hồ Chí Minh và thiết lập một căn cứ ở Bắc Việt. Nếu Cộng sản đã có thể thiết lập được một dinh luỹ ở miền Nam thì không có lý do gì mà người Nam Việt Nam lại không thể xây dựng một căn cứ an toàn ở miền Bắc được. Với một căn cứ như vậy, chúng ta có thể động viên những người chống cộng sản ở miền Bắc, và biến căn cứ này thành một khó khăn chiến lược đối với người cộng sản, từ lâu họ vẫn cho rằng Bắc Việt là một nơi an toàn để gửi quân và đồ tiếp liệu vào Nam để tấn công chúng ta. Tôi đã tình nguyện nhảy dù xuống Bắc Việt để chỉ huy căn cứ này. Rất tiếc là tổng thống Johnson đã nói: “Không”, và quân lực Việt Nam không có đủ khả năng để giữ vững một căn cứ, như vậy nếu không có sự yểm trợ và tiếp tế của Hoa Kỳ.


Thật là một điều hết sức đáng tiếc, nếu không, thì có lẽ chúng ta đã bước lên con đường dẫn đến chiến thắng rồi.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2010, 10:32:25 am »

Chương IX
Tham nhũng: Những nhà triệu phú
của cửa hàng quân đội Hoa Kỳ


Ở Việt Nam chúng tôi cũng đã có những xe hơi được sản xuất theo giấy phép của các công ty nước ngoài, và tỏng cương vị thủ tướng, tôi vẫn thường xuyên được các công ty nước ngoài thăm dò ý kiến và mong thiết lập được các xí nghiệp của họ. Mối quan tâm của tôi là phải chọn cho được công ty tốt nhất và đạt được một thoả hiệp giao dịch có lợi nhất cho Việt Nam.


Công ty Nhật nói trên đã nhờ một nhà sư trung gian đến gặp tôi và vợ tôi ở tại nhà. Sau khi nói chuyện qua lại một lúc, nhà sư này đã đưa ra đề nghị hết sức là hấp dẫn: nếu tôi ký cho phép thành lập xí nghiệp lắp ráp xe hơi thì công ty Nhật này sẽ biếu cho tôi một triệu đôla bằng tiền mặt và 300 chiếc xe hơi để tôi tặng các bạn bè.


Tham nhũng đã là một trong những vấn đề to lớn nhất của Việt Nam và cũng là tệ nạn mà tôi đã phát động một chiến dịch để diệt trừ. Trong chiến dịch này hồi mùa đông 1965-1966, tôi đã cho xử bắn trước công chúng tên gian thương Tạ Vinh tại chợ Bến Thành Sài Gòn.


Chợ đen gạo là một tệ nạn đã làm cho công chúng phẫn nộ nhiều hơn-bởi vì gạo là lương thực cần thiết cho tất cả mọi người-Hệ thống mua bán gạo ở Việt Nam nằm trong tay mười thương gia có thế lực, phần lớn là người Trung Hoa. Họ có thể ấn định bất cứ giá nào mà họ muốn. Họ khởi sự bằng cách tích trữ gạo, và khi tôi cho viên chức nhà nước đi kiểm soát thì tôi đã phát hiện được ngay cả việc họ mang gạo đổ xuống sông để tạo ra một tình trang khan hiếm đã đem lại hậu quả là giá lúa gạo trên thị trường và giá sinh hoạt đã tăng vọt lên.


Tôi cũng đã phải đối phó với các khó khăn tương tự như vậy trên thị trường vàng. Lúc bấy giờ đang có cơn sốt trong việc đầu cơ vàng và người ta đã tích trữ vàng đến nỗi vàng đã biến mất trên thị trường. Tôi có gợi ý cho Tổng nha ngân khố và chính phủ nên đem vàng ra bán, trong một thị trường công khai để cho giá vàng hạ xuống. Bộ trưởng kinh tế lúc ấy cho biết là “Việc công khai bán vàng không thể thực hiện được. Chưa có chính phủ nào đã làm như vậy, hơn nữa, vàng của chúng ta do Hoa Kỳ viện trợ và Hoa Kỳ có lẽ sẽ không cho phép chúng ta bán vàng công khai”. “Chúng ta sẽ không thực sự bán vàng”, tôi trả lời “và chúng ta sẽ làm như thế này”.


Sau người Pháp thì người Hoa Kỳ đến-việc buôn bán chợ đen lại bành trướng như chưa bao giờ thấy trước kia. Đây là một thực trạng không thể nào tránh được trong cuộc sống khi mà hàng nghìn quân lính nước ngoài ồ ạt tiến vào Việt Nam, đặc biệt khi những quân lính này là quân lính Hoa Kỳ, lương hàng tuần của họ có thể nhiều hơn thu nhập của người Việt Nam trong một năm.


Mỗi đơn vị quân đội Hoa Kỳ đều có một cửa hàng và mỗi cửa hàng quân đội lại là một kho báu vật gồm những hàng hoá hiếm có mà người vô lương tâm có thể lợi dụng để trở thành triệu phú nhờ vào các cửa hàng quân đội này. Bất cứ người lính Hoa Kỳ nào mua hàng miễn thuế trong các cửa hàng quân đội cũng đều có thể bán lại món hàng đó với giá gấp bốn lần giá mua, nhưng rồi sau đó việc gì đã xảy ra? Đoàn viên thuộc đoàn chống tham nhũng của tôi đã theo dõi hành trình thực sự của một tủ lạnh do một người lính Hoa Kỳ mua từ cửa hàng quân đội rồi đem đi bán lại một cách bất hợp pháp cho một người Việt Nam với giá gấp 5 lần giá mua tại cửa hàng quân đội. Chiếc tủ lạnh đã sang tay mười người khác nhau trước khi được đưa về đặt trong nhà bếp của một người bạn gái của một sĩ quan cấp tướng Việt Nam.


Xét cho cùng thì người công chức đều biết rõ việc cấp lãnh đạo ở cấp chóp bu đã có nhiều số tiền to lớn gửi tới các ngân hàng. Chủ nghĩa gia đình trị là một hình thức tham nhũng, và ở đâu cũng đều có bà con của Diệm, và họ lại là những người rất vô lương tâm. Trong lúc em của Diệm, Ngô Đình Nhu, phụ trách vấn đề an ninh, đã lấy quĩ của chính phủ để tài trợ cho Đảng Cần lao của y và đã dính líu vào nhiều vụ tống tiền và buôn lậu thuốc phiện, thì anh của Diệm, giám mục Ngô Đình Thục đã lấy tiền của chính phủ cho giáo hội công giáo. Một người em khác của Diệm, Ngô Đình Cẩn, đã làm giầu nhờ vào việc kiểm soát nhiều công ty có quyền đặc nhượng chuyên chở trên biển và một phần ngành buôn bán quế. Diệm đã cử người em út của mình làm đại sứ ở London và ông thân sinh của bà Nhu làm đại sứ ở Washington.


Tất nhiên là chất bùn nhờ tham nhũng đã thấm rỉ vào mọi kẽ hở của đời sống của chúng tôi và ít khi cấp lãnh đạo nhà nước đã nhận ra được mức độ của tệ nạn đó.

Nhiều bà vợ của những người đang có quyền lúc bấy giờ đã không cưỡng lại được sự cám dỗ của các số tiền hối lộ khi họ có thể thuyết phục được chồng họ giúp đỡ bạn bè của họ. Có một dạo, đặc biệt là tỏng vấn đề quân dịch, số tiền 100.000 đồng mà các bà vợ này nhận được mỗi khi họ giúp cho con của bè bạn được khỏi bị gọi đi lính-đã trở thành một giá tiền phổ biến đến mức mà các bà đánh xì phé lớn với nhau, mỗi khi đại đội tiền thêm đã nói: “Tôi tố thêm một tân binh quân dịch”.


Tôi có biết vợ của một sĩ quan cấp tướng; bà này đã giữ lại được một thanh niên khỏi phải đi lính mà không lấy tiền của anh ta. Người thanh niên này là thợ làm tóc cho bà ta và đã ngoan ngoãn phục vụ và ta trong suốt cuộc chiến tranh.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2010, 02:57:04 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2010, 10:33:18 am »

Không có chỗ nào mà tình trạng trốn quân dịch lại lan rộng nhiều hơn như là ở Chợ Lớn, một nơi nằm kế cận ngay Sài Gòn-với một dân số mà 90 phần trăm là Hoa kiều, không một ai ở đây lại có ý muốn tham gia vào một cuộc chiến đấu, và hầu hết những người ta tại đây đều đã trả những món tiền hối lộ thật lớn để cho con của họ được miễn dịch. Tại Chợ Lớn có trên 100.000 người trốn quân dịch. Nhưng mà phải trả một giá tiền rất cao. Và tất cả số tiền này đều lọt vào tay trưởng ty cảnh sát.


Hồi còn hoạt động trong Nhóm tướng trẻ, các người bạn cùng lái máy bay của tôi đã thường nói đùa: “Này, Kỳ, nếu sau này anh có bao giờ lên làm thủ tướng, và nếu anh muốn tìm việc cho các bè bạn cũ, thì anh khỏi phải băn khoăn dành cho chúng tôi một chức bộ trưởng nào trong nội các, anh chỉ cần cho một người trong chúng tôi làm trưởng ty cảnh sát quận 5 là đủ”. Quận 5 nằm trong Chợ Lớn và muốn làm trưởng ty cảnh sát quận 5, người ta phải hối độ đúng chỗ một số tiền 15 triệu bạc, nhưng người ta biết rõ là chỉ trong vòng hai năm sẽ có thể thu lại gấp ba số tiền này.


Tiền hối lộ đã lọt vào túi và hầu bao của các gái bán rượu, các ma cô, người ăn xin, kẻ tống tiền và những tay bán rong ma tuý-những kẻ gây tai hoạ cho xã hội. Vấn đề ma tuý cũng là một nguồn gốc lớn của tệ nạn tham nhũng. Bạch phiến lúc nào cũng có sẵn ở Nam Việt Nam và tại đây bạch phiến lại rẻ và có chất lượng cao.


Bạch phiến được biên chế phần lớn từ cây thuốc phiện được trồng ở Miến Điện và phần còn lại từ cây thuốc phiện trồng ở Bắc Lào. Trung tâm tinh chế bạch phiến là Viên Chăn; và từ đây bạch phiến được đưa về Sài Gòn bằng máy bay, thường được dựng trong các vỏ hộp coca cola. Một số đã do máy bay quân sự Lào được Việt Nam thả xuống, nhưng phần lớn đã được đưa về qua ngả sân bay Sài Gòn.


Trong quân lực rất có kỷ luật của Hoa Kỳ, lần đầu tiên đến Việt Nam, vấn đề dùng thuốc phiện có lẽ chỉ hạn chế trong một số ít người, nhưng đến đầu thập kỷ 70, bộ tư lệnh Hoa Kỳ đã ước lượng là có khoảng 10 phần trăm quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam đã dùng bạch phiến và 5 phần trăm đã nghiện bạch phiến.


Tinh thần của người Hoa Kỳ ở Việt Nam lúc bấy giờ đã xuống thấp. Trong quân đội một số đông là công dân đến tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự và số binh sĩ này muốn đi chiến đấu và rủi có thể bị chết trong một cuộc chiến tranh mà họ không còn muốn quan tâm đến nữa. Một số khác đã công khai phản chiến và đã bắt đầu đeo vào các biểu tượng hoà bình. Tất cả đã bị ảnh hưởng phần nào vì sự thay đổi thái độ tại Hoa Kỳ đối với cuộc chiến tranh và vì sự lớn mạnh của phong trào híp-pi (Hippie) ở Mỹ.


Sau khi vụ tàn sát ở Mỹ Lai bị phanh phui ra, uy tín của quân đội ngày càng xuống thấp hơn nữa; người lính Hoa Kỳ bắt đầu cảm thấy mình như người bị bệnh hủi. Số binh sĩ lẩn tránh cuộc chiến tranh ngày càng nhiều, say theo men rượu và rút vào trong thế giới ảo huyền của ma tuý. Đôi khi những người giữ đúng kỷ luật, nhưng lại ít gây được thiện cảm, đã bị lựu đạn làm cho tan xác, và hậu quả là các sĩ quan đã không còn muốn ra lệnh một cách trực tiếp nữa.


Ma tuý và sự thay đổi chiều hướng của dư luận ở quê nhà đối với cuộc chiến tranh đã làm tan rã tinh thần của một quân đội hùng mạnh. Và không phải chỉ có việc đó mà thôi. Người lính Hoa Kỳ đã mang về Hoa Kỳ thói quen dùng ma tuý, và vấn đề ma tuý, trước đó đã là niềm lo âu của Hoa Kỳ, bây giờ lại trở nên gay cấn thêm. Có vẻ như là người Việt Nam đã trả thù một cách ghê gớm những người khách trước kia có thái độ kẻ cả đối với họ, và họ đã làm cho Hoa Kỳ phải chịu một tệ nạn xã hội có tính lây nhiễm chẳng khác gì một bệnh hoa liễu.


Thực ra ở Việt Nam lúc bấy giờ, bất cứ cái gì và vật gì cũng đều có thể mua được. Phần lớn những gì được đem ra bán đều là những đồ vật đã bị đánh cắp. Năm 1967, theo sự ước tính của các viên chức Hoa Kỳ thì có tất cả nửa triệu tấn gạo đã bị đánh cắp. Hàng hoá trong các khi tiếp liệu của quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam, như tủ lạnh, máy thu hình, xe gắn máy, tất cả đều bị đánh cắp. Có khi nguyên đoàn xe có hộ tống chở bia và đồng hồ đeo tay, máy đánh chữ và bình chữa lửa đã bị chặn lại và bị đánh cướp. Hồi năm 1967, có một lần trong số 66 xe tải xi măng nhập khẩu có 42 chiếc đã bị đánh cắp. Hồi thành phố Sài Gòn được phép nhập khẩu 42 xe hốt rác để sử dụng trong việc làm sạch đường phố Sài Gòn, có nhiều xe hốt rác đã bị đánh cắp ngay tại bến tàu. Năm 1967, có một anh tài xế vận tải đã đi khắp thành phố Sài Gòn trong hai ngày để tìm người nào muốn mua một máy tính trị giá hai triệu rưỡi đôla. Tại chợ Quy Nhơn, người ta đã có thể mua bất cứ món gì từ khẩu phần lương thực và quần áo của quân đội cho đến máy giặt và lựu đạn. Súng đã được bán từ 25 đến 30 đôla một khẩu, và nếu ai muốn mua một xe bọc thép hoặc một máy bay lên thẳng thì việc đó cũng có thể dàn xếp được.


Để giúp việc hạn chế lạm phát, quân đội Hoa Kỳ đã phát cho binh sĩ của họ tiền phiếu thay vì phát tiền ngàn. Năm 1970, nguyên một xe tải có thùng chứa đã bị đánh cắp ở cảng sân bay Sài Gòn cùng nhiều tấn tiền phiếu với tổng số giá trị danh nghĩa bằng nhiều triệu đôla. Năm 1971, một tiểu ban của thượng viện Hoa Kỳ đã bị mất cắp vặt, riêng của một số nhà thầu Hoa Kỳ trong một năm đã lên đến 118 triệu đôla. Tổng số thiệt hại được ước tính chính thức và một cách dè dặt do các thủ đoạn mua bán tiền bất hợp pháp gây ra cho chính phủ Hoa Kỳ là khoảng nửa tỷ đôla mỗi năm. Trộm cắp không phải là vấn đề duy nhất. Việc không thực hiện đúng đắn các điều kiện mua bán giao dịch cũng đã trở thành một tình trạng phổ biến. Trong nhiệm kỳ thủ tướng của tôi, tôi đã phát hiện ra là số lượng dược phẩm-đặc biệt là thuốc trụ sinh-kể như là nhập khẩu từ Hoa Kỳ, hầu như có thể thoả mãn đầy đủ cho nhu cầu của cả châu Á; và số lượng xi măng, cho là đã được nhập khẩu vào Việt Nam, có thể dùng để đúc nền bê tông cho toàn bộ diện tích nước Việt Nam. Đây không phải là vấn đề bị mất cắp hay là quản lý không tốt. Phần lớn số hàng hoá nói trên đã không bao giờ được chở đến Việt Nam.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM