Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:04:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 60 Năm Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng (hỏi và đáp)  (Đọc 127897 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #30 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2007, 03:27:52 am »

128. Trung đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của ta trên chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ra đời khi nào? Biên chế, chỉ huy khi mới thành lập của trung đoàn?
       Ngày 9-2-1962, thành lập Trung đoàn bộ binh 1 (Q.761, còn gọi là C.56) chủ lực Miền tại Trảng Dài (Tây Ninh). Biên chế (tháng 2-1962) hai Tiểu đoàn bộ binh 1 và 2, một số phân đội hỗ trợ chiến đấu và ba cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần. Cán bộ từ trung đoàn trưởng đến tiểu đoàn trưởng đều được huấn luyện chính quy trên miền Bắc.
      Trung đoàn trưởng: Tăng Thiên Kim (tức Hoàng Đình Chương).
      Chính ủy: Lê Văn Nhỏ (tức Hai Lâm).
      Đây là trung đoàn chủ lực cơ động đầu tiên trên chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


129. Nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu y học quân sự khi mới thành lập ngày 23-3-1962 là gì? Ai là Viện trưởng và Chính ủy đầu tiên?
      Viên Nghiên cứu y học quân sự thành lập ngày 23-3-1962 (Quyết định số 80/QĐ của Bộ trưởng Quốc phòng) trên cơ sở Trường Sĩ quan quân y. Nhiệm vụ: nghiên cứu y học quân sự phục vụ quân đội huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, đào tạo và bổ túc cán bộ quân y cho toàn quân.
        Viện trưởng: Giáo sư Đỗ Xuân Hợp.
        Chính ủy: Trần Huy.


130. Nguồn gốc tên gọi “Dũng sĩ Điện Ngọc”?
       “Dũng sĩ Điện Ngọc” là danh hiệu tôn vinh của quân và dân ta đối với 10 chiến sĩ du kích xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam kien cường đánh trả, đẩy lùi nhiều đợt tiến công của một đại đội biệt động và 10 trung đội bảo an, dân vệ quân ngụy Sài Gòn, diệt và làm bị thương gần một trăm tên địch trong ngày 26-4-1962. Về phía ta, 4 chiến sĩ anh dũng hy sinh, 1 bị thương, 5 chiến sĩ còn lại bám trận địa chiến đâu đến tối mới rút ra ngoài. Chiến công của 10 dũng sĩ Điện Ngọc có tiếng vang lớn và là một trong những điển hình chiến đấu anh dũng, mưu trí của du kích miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


131. Nêu tóm tắt diến biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Nậm Thà (Thượng Lào)?
       Chiến dịch Nậm Thà (Thượng Lào) diễn ra từ ngày 2-4 đến ngày 12-5-1962, lực lượng tham gia: Quân tình nguyện Việt Nam có hai Lữ đoàn 335, 316, Tiểu đoàn 3 Lữ đoàn 330 bộ binh, một tiểu đoàn sơn pháo 75 ly, một tiểu đoàn sung cói 120 ly, một tiểu đoàn sung máy phòng không 12,7 ly. Bộ đội Pathét Lào: hai Tiểu đoàn bộ binh 2 và 701.
        Bộ Tư lệnh chiến dịch, về phía Việt Nam có: Thiếu tướng Nguyễn Bằng Giang – Tư lệnh; Thiếu tướng: Trần Độ - Chính ủy.
        Sau hơn một tháng chuẩn bị, kết hợp đột phá với bao vây vu hồi, Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với bộ đội Pathét Lào giải phóng Mường Sinh, Nậm Thà, phát triển tấn công, truy kích địch. Ngày 12-5, chiến dịch kết thúc. Được sự hỗ trợ của Quân tình nguyện Việt Nam, bộ đội Pathét Lào diệt 137 tên địch, bẳt 1.424 tên, thu 400 súng, 596 tấn đạn, 1.500 phuy xăng, mở rộng vùng giải phóng Thượng Lào (800km2,với 76.000 dân).
         Chiến dịch Nậm Thà đánh dấu bước trưởng thành của quân đội ta về tổ chức hành quân, xây dựng địa phòng ngự, đột phá, thọc sâu, bao vây, vu hồi, truy kích… trong chiến dịch tiến công địch ở vùng rừng núi.


132. Đại hội liên hoan Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ III diễn ra vào thời gian nào? Bác Hồ đã căn dặn những gì khi đến thăm và nói chuyện với Đại hội?
       Từ ngày 4 đến ngày 6-5-1962 diễn ra Đại hội lien hoan Anh hung, chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ III.
       1.060 đại biểu gồm anh hung và chiến sĩ thi đua thuộc các ngành, các địa phương và đại diện của nhiều đơn vị tiên tiến (gồm cả các lực lượng vũ trang) đã về Thủ đo dự Đại hội.
        Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và căn dặn: “Anh hùng, chiến sĩ thi đua và lao động tiên tiến phải làm đầu tàu lôi cuốn người khác cùng tiến bộ; đồng thời phải luôn khiêm tốn, luôn luôn cố gắng học hỏi thêm để tiến bộ không ngừng. Đảng viên, đoàn viên thanh niên và cán bộ công đoàn phải làm gương mẫu trong mọi công việc. Như vậy thì đội ngũ lao động to lớn của chúng ta nhất định khắc phục được khó khăn, đánh thắng sự bần cùng và lạc hậu, xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân…”(1).
        Đại hội đã tuyên dương phong trào thi đua “Ba nhất” trong quân đội và 45 Anh hung lao động.
(1). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 559.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Bảy, 2008, 07:48:46 am gửi bởi ptlinh » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #31 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2007, 03:33:33 am »

133. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của trận Ấp Bắc?
       Trận Ấp Bắc diễn ra ngày 2-1-1963. Bọ Chỉ huy Quân khu VIII và Tỉnh đội Mỹ Tho chủ động bố trí lực lượng, kết hợp tiến công quân sự với đấu tranh chính trị và binh vận, đánh bại cuộc càn lớn của tám tiểu đoàn quân chủ lực ngụy, có 35 máy bay các loại, 13 xe bọc thép M113 và 13 tàu chiến, 10 khẩu pháo 105 ly, do cố vấn Mỹ chỉ huy vào Ấp BẮc (xã Tân Phú Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho).
      Lực lượng vũ trang tham gia trận đánh có Đại đội 1 (Tiểu đoàn 261) chủ lực Khu VIII, Đại đội 1 (Tiểu đoàn 515), trung đội bộ đội địa phương huyện Châu Thành và trung đội du kích xã Tân Phú Trung, do đồng chí Hai Hoàng (tức Nguyễn Văn Điều) – Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 261 chỉ huy.
      Sau một ngày chiến đấu, ta diệt và làm bị thương 450 tên địch, bắn rơi và bắn hỏng 16 máy bay, phá hủy 3 xe M113, bắn chìm 2 tàu chiến, đánh bại hai chiến thuật chủ yếu trong “chiến tranh đặc biệt” là “trực thăng vận” và “thiết xa vận” của quân chủ lực cơ động ngụy do cố vấn Mỹ chỉ huy. Phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” phát triển mạnh trên khắp chiến trường miền Nam.


134. Trường Sĩ quan biên phòng được thành lập vào thời gian nào? Nhiệm vụ của trường khi mới thành lập?
       Trường Sĩ quan biên phòng thành lập ngày 20-1-1963. Nhiệm vụ: đào tạo sĩ quan có đủ năng lực, phẩm chất đảm đương một trong các nhiệm vụ: sĩ quan chỉ huy, đồn trưởng hoặc đồn phó biên phòng; sĩ quan chính trị, phó đồn trưởng đồn biên phòng; sĩ quan trinh sát, phó đồn biên hoặc đồn trưởng trinh sát biên phòng.



135. Trận đánh nào được coi là trận chống càn lớn nhất từ đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Khu V?
       Đó là trận Đỗ Xá (từ ngày 30-4 đến ngày 15-5-1963). Đây là trận chống càn của Trung đoàn bộ binh 2, Phân đội đặc công 409 bộ đội chủ lực, một số đơn vị bộ đội địa phương Quân khu V, dân quân và nhân dân các làng vùng Đỗ Xá, nhằm bảo vệ khu căn cứ Mang Xim (địch gọi là mật khu Đỗ Xá), vùng giáp ranh ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum – nơi đứng chân các cơ quan đầu não kháng chiến Khu V. Ta tổ chức nhiều trận địa chốt chặn ở vòng ngoài và vòng trong căn cứ, giành quyền chủ động, đẩy lùi các mũi tiến công đường bộ và đổ bộ đường không cảu 16 tiểu đoàn bộ binh ( thuộc ba Sư đoàn: 2, 22, 25), hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến cảu quân ngụy Sài Gòn; loại khỏi vòng chiến đấu gần 600 quân, bắn rơi và bắn hỏng 20 máy bay trực thăng, bảo vệ an toàn căn cứ.


136. Người đầu tiên của bộ đội chủ lực ta ở miền Nam được tuyên dương Anh hung lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là ai? Trong trận đánh nào?
        Ngày 18-10-1963, Tiểu đoàn bộ binh 5 (Trung đoàn 2 chủ lực Miền) được tăng cường một đại đội đặc công diệt một đại đội bảo an địch ở đồn Cây Trường, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát (Thủ Dầu Một). Trong trận đánh này, Tiểu đội trưởng Trừ VănThố đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai, tạo điều kiện cho đồng đội diệt đồn địch. Anh là người thứ ba trong quân đội ta (sau Trần Cừ trong trận Đông Khê ở chiến dịch Biên Giới và Phan Đình Giót ở Điện Biên Phủ) lấy thân mình lấp lỗ châu mai, nêu gương hy sinh cao cả vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Liệt sĩ Trừ Văn Thố được truy tặng Huân chương Quân công giải phóng hạng ba và là người đầu tiên của bộ đội chủ lực ta ở miền Nam được tuyên dương Anh hung lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


137. Khi mới thành lập vào ngày 22-10-1963, Quân chủng Phòng không – Không quân gồm những binh chủng nào?
       Quân chủng Phòng không – Không quân thành lập ngày 22-10-1963, trên cơ sở hợp nhất Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân theo Quyết định số 50 của Bộ Quốc phòng – Tổng tư lệnh. Quân chủng Phòng không – Không quân gồm ba binh chủng;
       Binh chủng pháo cao xạ có 11 trung đoàn (220, 230, 260, 240, 250, 210, 280, 234, 218, 224, 228) và hai tiểu đoàn (217, 270), gồm 72 đại đội pháo cao xạ các loại (27 đại đội pháo cao xạ 100 ly, 6 đại đội pháo cao xạ 90 ly, 7 đại đội pháo cao xạ 88 ly, 5 đại đội pháo cao xạ 85 ly, 26 đại đội pháo cao xạ 57 ly, 1 đại đội pháo cao xạ 37 ly).
       Binh chủng ra đa có ba trung đoàn (290, 291, 292) gồm 18 đại đội rađa (26 máy) và 3 đại đội quan sát mắt.
       Binh chủng không quân có Trung đoàn không quân vận tải 919, Trung đoàn huấn luyện 910, Trung đoàn không quân tiêm kích 921 (gồm ba đại đội máy bay MIG 17A đang học tập ở nước ngoài).
       Tư lệnh Quân chủng: Phùng Thế Tài.
       Chính ủy: Đặng Tính.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Bảy, 2008, 07:49:54 am gửi bởi ptlinh » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #32 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2007, 04:40:27 am »

138. Trận đầu bắt tù binh Mỹ của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam?
        Đó là trận Trí Phải (ngày 29-10-1963). Đây là trận vận động tiến công của Tiểu đoàn bộ binh T70 và đại đội bộ đội địa phương huyện Thới Bình, đánh trả cuộc hành quân càn quét của tiểu đoàn biệt kích (trại huấn luyện đặc biệ Huyện Sử) và đại đội bảo an chi khu Thới Bình của quân ngụy Sài Gòn do sáu cố vẫn Mỹ chỉ huy tại xã Trí Phải (Cà Mau, Minh Hải). 2 giờ ngày 29-10 địch chia thành hai mũi tiến công, bị ta đánh chặn, địch chạy tán loạn, đụng nổ 40 trái gài (lựu đạn, đạp lôi), sập 37 hầm chông. Sau gần một ngày chiến đấu, địch bị diệt 80 tên (1 Mỹ), bị bắt 332 tên (3 tên Mỹ).


139. Trận đánh nào là một trong những trận mở đầu cho hang loạt trấn đánh liên tục, mạnh mẽ của lực lượng biệt động và đặc công Quân giải phóng vào các cơ quan đầu não
của địch?

       Đó là trận Rạp Kinh Đô (ngày 16-2-1964). Đây là trận tập kích của Đội 159 biệt động Sài Gòn vào Rạp chiếu bóng Kinh Đô thuộc quận 1, thành phố Sài Gòn – nơi các quân nhân Mỹ đang xem phim, phía ngoài có quân cảnh Mỹ và cảnh sát Sài Gòn bảo vệ. 20 giờ 15 phút, khi buổi chiếu phim mới bắt đầu, ba chiến sĩ ta cải trang, dùng ôtô tiếp cận mục tiêu, diệt lính gác, đặt thuốc nổ hẹ giờ (10 kg) trong rạp rồi thoát ra ngoài an toàn. Mìn nổ làm chết và bị thương gần 150 tên Mỹ.


140. Trường Sĩ quan công binh được thành lập vào thời gian nào? Nhiệm vụ của trường khi mới thành lập?
        Ngày 27-4-1964, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 49/QĐ thành lập Trường Sĩ quan công binh. Nhiệm vụ: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trung đội, đại đội ngắn hạn, đào tạo cán bộ kỹ thuật các cơ quan nhà nước chuyển vào quân đội, đào tạo sĩ quan dự bị ngành công binh cho học sinh tốt nghiệp Trường đại học Bách khoa.


141. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa chiến dịch giải phóng Cánh Đồng Chum?
       Chiến dịch giải phóng Cánh Đồng Chum diễn ra từ ngày 27-4 đến ngày 8-6-1964.
       Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: 2 Lữ đoàn quân tình nguyện (316, 335) và 14 đại đội biên phòng Việt Nam phối hợp với 7 tiểu đoàn Quân giải phóng nhân dân Lào (13, 1, 2, 15, Pachay, 701, 500) đánh vào trận địa phòng ngự GM13, GM17 quân Viêng Chăn, nhằm giành địa bàn chiến lược quan trọng Cánh Đồng Chum sau khi chính phủ ba phái (Phumi – Trung lập – Pathét Lào) được thành lập theo Hội nghị Giơnevơ 1962 về Lào bị tan vỡ. Chiến dịch chia làm ba đợt. Đợt 1 (từ ngày 27-4 đến ngày 7-5) tiến công đánh chiếm toàn bộ trận địa của GM17, diệt cụm địch ở Pa Pha, đánh trúng Sở Chỉ huy GM13 ở Phu Nong, buộc đối phương sau nhiều lần phản kích thất bại, phải rút chạy về Tha Thỏm. Đợt 2 (từ ngày 7 đến ngày 27-5), kết hợp tác chiến với binh vận, nhân Tiểu đoàn dù 6 và Tiểu đoàn dù 4 lực lượng trung lập làm binh biến, ta tiến công đánh bại các đợt phản kích của quân cứu viện, giải phóng Cánh Đồng Chum (ngày 27-5). Liên quân Lào–Việt kịp thời dừng lại ở Mường Khừng, không để Chính phủ liên hiệp hoàn toàn tan vỡ. Đợt 3 (từ ngày 27-5 đến 8-6) truy quét tàn quân địch, củng cố, ổn định tình hình ở các khu vực đã giải phóng. Kết quả: liên quân Lào-Việt đã loại khỏi vòng chiến đấu 2.500 địch (696 chết), 459 sĩ quan và hạ sĩ quan làm binh biến, thu gần 3.000 súng các loại, 112 xe tăng, xe quân sự, bắn rơi 4 máy bay, phá hủy 24 xe tăng, xe thiết giáp; giải phóng 28 xã với 30.000 dân, loại trừ phái trung lập giả danh; giải phóng Cánh Đồng Chum, Xiêng Khoảng, nối liền với căn cứ địa trung tâm Sầm Nưa; Bắc – Nam Lào được khai thông, nối lại đường 7 với khu IV Viêt Nam; tạo điều kiện cho lực lượng Pathét Lào tranh thủ lực lượng trung lập yêu nước, cô lập và làm suy yếu lực lượng phái hữu.


142. Trận đánh nào được coi là trận chiến đấu đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam với hải quân hiện đại Mỹ, thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ?
       Đó là trận đánh tàu Mađốc (ngày 2-8-1964). Đây là trận tiến công của ba tàu phóng lôi (333, 336, 339) Phân đội 3, Đoàn 135, Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam đánh đuổi tàu khu trục Mađốc (số hiệu 731) thuộc biên đội xung kích 77, Hạm đội 7 Mỹ khiêu khích vũ trang, xâm phạm chủ quyền lãnh hải nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trưa ngày 2-8, ba tàu 333, 336, 339 tiếp cận tàu Mađốc tại vùng biển giữa đảo Hòn Mê và Lạch Trường (Thanh Hóa). Tàu Mađốc được không chi viện, phản kích. Bị thương vong một số chiến sĩ, tàu của ta vẫn bám sát mục tiêu, phóng ngư lôi, dùng vũ khí bắn thẳng vào boong tàu Mađốc, bắn rơi tại chỗ một máy bay, bắn bị thương một chiếc khác, buộc tàu Mỹ phải rút chạy. Đây là trận chiến đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Bảy, 2008, 07:54:54 am gửi bởi ptlinh » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #33 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2007, 04:44:18 am »

143. Trận đầu bộ đội chủ lực Quân khu V đánh bại chiến thuật thiết xa vận của quân ngụy Sài Gòn?
       Đó là trận Kỳ Sanh trong hai ngày 9 và 10-8-1964. Đây là trận tiến công của Tiểu đoàn bộ binh 90 (Trung đoàn 1, Quân khu V) vào một tiểu đoàn quân ngụy Sài Gòn ở xã Kỳ Sanh (Quảng Nam) và lực lượng ứng cứu.  Ngày 9-8, ta tiến công tiêu diệt phần lớn lực lượng đóng trong xã. Ngày 10-8, ta phục kích quân ứng cứu (2 đại đội bộ binh, có 9 xe bọc thép M113, máy bay, pháo binh chi viện), loại khỏi vòng chiến đấu hơn 100 địch, bắn cháy 7 xe M113.


144. Vì sao có tên gọi “Đoàn pháo binh Biên Hòa”?
       Ngày 31-10-1964, đã diễn ra trận tập kích bằng hỏa lực pháo binh của ba phân đội cối 81 ly, ĐKZ 75 ly (Đoàn 563 pháo binh trực thuộc Bộ Tư lệnh Miền) vào sân bay quân sự Biên Hòa (đông – bắc Sài Gòn 30 km). Các phân đội pháo được đơn vị bạn và nhân dân giúp đỡ, đã vượt qua nhiều vòng kiểm soát của địch vào bố trí trận địa tại hốc Bà Thức (đông – bắc sân bay 1 km), bắn hơn 130 quả đạn trong 17 phút (23 giờ 20 – 23 giờ 37 phút), phá hủy 59 máy bay (trong đó có 21 B57, 11AD6, 1 trinh sát), 2 kho đạn, 1 kho xăng, 1 đài quan sát, 18 căn nhà, loại khỏi vòng chiến đấu 293 tên địch (hầu hết là phi công và chuyên viên kỹ thuật). Là trận tập kích đầu tiên vào sân bay Biên Hòa – căn cứ không quân hiện đại, được bảo vệ nghiêm ngặt của Mỹ ở miền Nam Việt Nam; thể hiện bước phát triển mới của bộ đội pháo binh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Đoàn 563 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng nhất và danh hiệu “Đoàn pháo binh Biên Hòa”.


145. Lời hô “Nhằm thẳng quân thù, bắn” của Chính trị viên Nguyễn Viết Xuân xuất hiện trong trận đánh nào? Ở đâu?
       Ngày 18-11-1964, tại Cha Lo (miền tây Quảng Bình) Đại đội 3, Tiểu đoàn 14 pháo cao xạ 37 ly (Sư đoàn bộ binh 325) do Đại đội trưởng Lê Hữu Mai và Chính trị viên Nguyễn Viết Xuân chỉ huy, bắn rơi một máy bay RF.101 và hai chiếc T.28. Lời hô “Nhằm thẳng quân thù, bắn” của Chính trị viên Nguyễn Viết Xuân trong trận đánh trở thành khẩu lệnh chiến đấu của bộ đội phòng không – không quân và các lực lượng vũ trang nhân dân miền Bắc trong suốt những năm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.


146. Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phẩm chất của quân đội ta tại lễ kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập quân đội?
       Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát truyền thống của quân đội ta qua câu nói của người tại lễ kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập quân đội (22-12-1964) như sau: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”(1).
(1). Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tr. 11, tr 350.


147. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Bình Giã?
       Chiến dịch Bình Giã diễn ra từ ngày 2-12-1964 đến ngày 3-1-1965. Lực lượng tham gia: hai Trung đoàn bộ binh 1 và 2, Đoàn 80 pháo binh chủ lực Miền, hai Tiểu đoàn bộ binh 500 và 800 (Quân khu VII), Tiểu đoàn bộ binh 186 (Quân khu VI) và lực lượng vũ trang địa phương trên địa bàn chiến dịch.
       Ban Chỉ huy chiến dịch có các đồng chí: Trần Đình Xu – Chỉ huy trưởng; Lê Văn Tưởng – Chính ủy; Nguyễn Hòa – Phó Chỉ huy trưởng, kiêm tham mưu trưởng, Lê Xuân Lựu – Chủ nhiệm chính trị.
       Trong hơn một tháng chiến đấu, các đơn vị đã đánh năm trận cấp trung đoàn, hai trận cấp tiểu đoàn, diệt hai tiểu đoàn chủ lực ngụy (có một tiểu đoàn lực lượng dự bị chiến lược), đánh bại các biện pháp chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận” của địch.
       Đây là chiến dịch đầu tiên của bộ đội chủ lực trên chiến trường Nam Bộ và cực nam Trung Bộ, một chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu sự thất bại của Mỹ - ngụy trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Bảy, 2008, 07:57:16 am gửi bởi ptlinh » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #34 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2007, 04:50:05 am »

148. Trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên của quân đội ta được thành lập vào thời gian nào? Phiên hiệu là gì?
        Ngày 7-1-1965 thành lập Trung đoàn tên lửa phòng không 236 (Đoàn Sông Đà).
        Trung đoàn trưởng: Nguyễn Quang Tuyến.
        Chính ủy: Phạm Đăng Tỵ.
        Ngày 1-5, trung đoàn bước vào huấn luyện. Đây là trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên của quân đội ta.


149. Trận đánh nào đã mở đầu cho phong trào thi đua bắn rơi máy bay phản lực Mỹ bằng súng bộ binh của dân quân tự vệ miền Bắc?
      Đó là trận đánh ngày 15-3-1965. Dân quân xã Diễn Hùng (Diễn Châu, Nghệ An) dùng súng trường bắn rơi một m áy bay phản lực A.4 Mỹ, mở đầu phong trào thi đua bắn rơi máy bay phản lực hiện đại Mỹ bằng súng bộ binh trong dân quân tự vệ trên toàn miền Bắc.


150. Trận đánh nào thể hiện sự trưởng thành về trình độ đánh tập trung, tiêu diệt gọn của bộ đội chủ lực Quân khu V trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?
       Đó là trận Đèo Nhông, ngày 8-2-1965. Đây là trận vận động phục kích của Trung đoàn bộ binh 2, chủ lực Quân khu V vào hai tiểu đoàn bộ binh, một chi đoàn xe thiết giáp M113 (Sư đoàn 22) quân ngụy Sài Gòn tại Đèo Nhông (Bình Định). Sau trận Dương Liễu ngày 7-2, Trung đoàn 2 cắt đường 1 (đoạn Phù Mỹ - Bồng Sơn). Ngày 8-2 địch theo đường 1 tiến ra Dương Liễu theo đội hình sâu đo, hai đại đội bộ binh đi trước lùng sục, chiếm các điểm cao khống chế hai bên đường. Trung đoàn điều lực lượng ém nơi bộ phận lùng sục của địch vừa đi qua để đón đánh lực lượng chính ở phía sau. Trận đánh diễn ra từ 13 giờ 30 phút đến 15 giờ 30 phút khi toàn bộ đội hình địch lọt vào trận địa phục kích. Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 600 tên địch, phá hủy 10 xe M113.


151. Cuộc chiến không đôi không xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc ta vào ngày tháng năm nào?
       Đó là ngày 3-4-1965. Trong ngày này, biên đội MIG17 do Biên đội trưởng Phạm Ngọc Lan chỉ huy bắn rơi hai chiếc F8. Ngày 4-4, biên đội MIG17 do Biên đội trưởng Trần Hanh chỉ huy bắn rơi hai chiếc F105. Lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc ta xuất hiện cuộc chiến không đối không. Ngày 3-4 trở thành ngày  truyền thống đánh thắng trận đầu của Không quân nhân dân Việt Nam.


152. Cho biết một vài thông tin chính về Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất?
        Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất diễn ra từ ngày 2 đến ngày 6-5-1965, tại Chiến khu Dương Minh Châu. 150 chiến sĩ thi đua thuộc các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích dự Đại hội.
        Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đọc diễn văn nêu rõ: “Đây là Đại hội của tinh thần quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược của toàn quân, toàn dân ta là một cái mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của các lực lượng vũ trang giải phóng của ta”.
         Đồng chí Nguyễn Thị Định –Phó Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam đọc quyết định của Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam tuyên dương 23 cán bộ, chiến sĩ là Anh hùng Quân giải phóng, trong đó có hai nữ (Tạ Thị Kiều, Nguyễn Thị Út).


153. Bộ Tư lệnh phòng không Hà Nội và Bộ Tư lệnh phòng không Hải Phòng thành lập khi nào? Biên chế tổ chức, chỉ huy của hai bộ tư lệnh khi mới thành lập?
        Ngày 19-5-1965, thành lập Bộ Tư lệnh phòng không Hà Nội (Sư đoàn phòng không 361) và Bộ Tư lệnh phòng không Hải Phòng (Sư đoàn phòng không 363 thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân. (Quyết định số 66/QĐ của Bộ Quốc phòng).
        Bộ Tư lệnh phòng không Hà Nội gồm năm trung đoàn pháo cao xạ: Trung đoàn 220 pháo 100ly (Đoàn sông Đuống), Trung đoàn 260 (Đoàn sông Thương), Trung đoàn 224 pháo 100ly (Đoàn Tô Vĩnh Diện), Trung đoàn 230 pháo 57ly (Đoàn Thống Nhất), Trung đoàn 218 pháo 85ly (Đoàn Hoa Lư) và các cơ quan đơn vị trực thuộc. Tư lệnh: Nguyễn Dương Hán. Chính ủy: Trần Văn Giang.
       Bộ Tư lệnh Phòng không Hải Phòng gồm: Tư lệnh: Nguyễn Hữu Ích; Chính ủy: Lương Tý.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Bảy, 2008, 07:59:17 am gửi bởi ptlinh » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #35 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2007, 04:58:42 am »

155. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Ba Gia?
       Chiến dịch Ba Gia diễn ra từ ngày 29-5 đến ngày 20-7-1965, trên địa bàn các huyện Ba Gia, Trà Bồng, Bình Sơn, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Lực lượng tham gia: Trung đoàn 1 và Tiểu đoàn 45 chủ lực Khu V, hai đại đội pháo 75ly, một đại đội phòng không và lực lượng vũ trang trên địa bàn chiến dịch.
       Thiếu tướng Chuy Huy Mân – Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu V trực tiếp làm Tư lệnh chiến dịch.
       Sau 51 ngày đêm chiến đấu, ta diệt và làm bị thương 2.054 tên, thu 973 súng các loại, phá hủy 15 xe quân sự, bắn rơi 1 máy bay.
       Lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam, bộ đội ta đã đánh thiẹt hại nặng chiến đoàn, đơn vị ứng cứ lớn nhất của quân chủ lực ngụy, đánh bị biện pháp ứng chiến giải tỏa nhanh bằng đơn vị cấp chiến đoàn của chúng.


156. Trận tập kích đầu tiên của Mỹ bằng máy bay chiến lược B52 trên chiến trường miền Nam Việt Nam?
        Đó là trận Bên Cát (ngày 18-6-1965). Mỹ dùng máy bay B52 ném bom nhằm triệt phá căn cứ kháng chiến, diệt bộ đội chủ lực đông Nam Bộ, lập tuyến an ninh từ xa cho Sài Gòn, hỗ trợ các cuộc hành quân trên bộ. Ngày 18-6-1965, 30 máy bay B52 của Mỹ từ Guam đến ném bom rải thảm khu vực Trảng Lớn, Bờ Cảng (xã Long Nguyên, Bến Cát, Sông Bé), rồi thả truyền đơn huênh hoang về “sức mạnh không thể tượng nổi của pháo đài bay” và đổ quân xuống điều tra kết quả, nhưng bom Mỹ không ném trúng mục tiêu. Máy bay B52 tham chiến làm tăng thêm tính chất ác liệt của chiến tranh xâm lược và một thực tế chỉ rõ chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ chính thức thay thế chiến lược chiến trạnh đặc biệt.


157. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Đồng Xoài?
       Chiến dịch Đồng Xoài diễn ra từ ngày 1-5 đến ngày 22-7-1965, diễn ra trên địa bàn các tỉnh Bình Long, Phước Long (hướng chính); Lâm Đồng, Bình Thuận, Bà Rịa, Long Khánh, Biên Hòa (hướng phối hợp). Lực lượng: ba Trung đoàn bộ binh 1, 2, 3, Đoàn pháo binh 80 chủ lực Miền, Trung đoàn 4 và hai tiểu đoàn chủ lực Quân khu VII, lực lượng vũ trang địa phương trên địa phương trên địa bàn chiến dịch, các Đoàn hậu cần 81, 83 và dân công, thanh niên xung phong các địa phương.
       Chỉ huy chiến dịch: Thiếu tướng Lê Trọng Tấn, Phó Tư lệnh Miền – Chỉ huy trưởng, Thiếu tướng Trần Độ, Phó Chính ủy Miền – Chính ủy; Đại tá Hoàng Cầm – Tham mưu trưởng.
       Sau hơn hai tháng chiến đấu, các đơn vị tham gia chiến dịch loại khỏi vòng chiến đấu 4.459 tên địch (có 73 Mỹ), bốn tiểu đoàn chủ lực ngụy, trong đó có tiểu đoàn dù thuộc lực lượng dự bị chiến lược và hàng chục đại đội bảo an bị đánh thiệt hại nặng. Ta thu 1.652 khẩu súng các loại, phá hủy 28 xe bọc thép, có 5 xe tăng, bắn rơi 34 máy bay, phá hủy 6 đầu máy và 12 toa xe lửa.
       Đây là chiến dịch hiệp đồng bộ binh với pháo binh và đặc công đánh địch trong công sự vững chắc giành thắng lợi lớn, đánh dấu bước trưởng thành mới về tổ chức, chỉ huy và trình độ tác chiến của bộ đội ta trên chiến trường miền Nam.


158. Trận đầu tiên bộ đội tên lửa ra quân đánh thắng?
       Đó là trận Suối Hai (từ ngày 24 đến ngày 27-7 năm 1965). Đây là trận phục kích của hai tiểu đoàn tên lửa (63, 64) Quân đội nhân dân Việt Nam và lực lượng pháo phòng không (57 ly và 37 ly) phối hợp với dân quân địa phương bắn máy bay Mỹ tại Suối Hai, huyện Bất Bạt, tỉnh Hà Tây. 15 giờ 30 phút ngày 24-7, hai Tiểu đoàn 63, 64 tiêu diệt một tốp máy bay Mỹ (một rơi tại chỗ), bắt một phi công. Dự đoán được âm mưu của địch, lực lượng pháo phòng không và dân quân tổ chức trận địa tên lửa giả nghi binh địch. Ngày 27-7, Mỹ huy động 48 lần chiếc máy bay “đánh trả đũa” vào trận địa tên lửa giả do ta bố trí. Ta đánh trả quyết liệt, diệt thêm 5 máy bay (có hai chiếc rơi tại chỗ), bắt sống 3 phi công. Trận Suối Hai là trận đầu tiên của bộ đội tên lửa ra quân thắng lợi. Ngày 24-7, hằng năm trở thành ngày truyền thống của bộ đội tên lửa phòng không Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau trận Suối Hai, hình thức phối hợp tác chiến của bộ đội tên lửa, pháo phòng không và súng bộ binh bắn máy bay xuất hiện và đạt hiệu quả ngày càng cao trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Bảy, 2008, 01:36:19 pm gửi bởi ptlinh » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #36 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2007, 02:52:57 am »

159. Tại Đại hội thi đua “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” Bác Hồ đã căn dặn những gì?
       Đại hội thi đua “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” của các lực lượng vũ trang nhân dân trên miền Bắc họp ngày 7-8-1965 tại Hà Nội. Phát biểu tại Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Để cùng với nhân dân làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng chống Mỹ, cứu nước, các lực lượng vũ trang của ta hãy thực hiện tốt 5 điều sau đây:
 - Phát huy truyền thống vẻ vang quyết chiến, quyết thắng, nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
 - Luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu dũng cảm, ra sực tiêu diệt địch và hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho.
 - Vừa chiến đấu, vừa xây dựng, đánh giặc giỏi, huấn luyện giỏi, xây dựng nhiều “đơn vị quyết thắng” hơn nữa.
 - Dân chủ tốt, kỷ luật nghiêm, đoàn kết nội bộ, đoàn kết nhân dân.
 - Quản lý bộ đội tốt, bảo đảm đời sống tinh thần, vật chất trong mọi hoàn cảnh” (1).
(1). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 11, tr. 485.


160. Trận đọ sức quyết liệt đầu tiên giữa chủ lực Quân giải phóng miền Nam Việt Nam với quân viễn chinh Mỹ, chỉ ra khả năng đánh thắng Mỹ trong chiến tranh cục bộ?
       Đó là trận Vạn Tường (ngày 18 và 19-8-1965). Đây là trận chống càn của Trung đoàn bộ binh 1(Sư đoàn 2, Quân khu V) phối hợp với Đại đội 21 và dân quân du kích địa phương chống lại cuộc hành quân “Ánh sáng sao” của quân Mỹ và quân ngụy Sài Gòn tại thôn Vạn Tường (một thôn nhỏ ven biển Bình Sơn, Quảng Ngãi, phía nam căn cứ quân sự Chu Lai 17km). Đêm 17 địch dùng pháo hạm bắn vào Vạn Tường. Sáng 18, bốn tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ, hai tiểu đoàn bộ binh quân ngụy Sài Gòn, một tiểu đoàn tăng – thiết giáp, được chi viện của gần 200 máy bay, từ bốn hướng tiến công Vạn Tường nhưng đều bị bẻ gãy: hướng từ tàu chiến đổ bộ lên bãi biển An Cường bị công binh đánh chặn; hướng từ Chu Lai sang bị Đại đội 21 phục kích; hướng đổ bộ đường không xuống cánh đồng Lộc An bị súng cối bắn hỏng tám máy bay… Địch từ chủ động thành bị động. Rạng sáng ngày 19-8, ta rút khỏi Vạn Tường an toàn. Kết quả ta đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 900 tên địch (diệt gọn 4 đại đội lính thủy đánh bộ Mỹ) bắn rơi 13 máy bay trực thăng, phá hủy 22 xe tăng, xe thiết giáp.


161. Sư đoàn bộ binh 390 thành lập vào thời gian nào? Biên chế tổ chức và chỉ huy khi mới thành lập?
       Ngày 23-8-1965, thành lập Sư đoàn bộ binh 320B (Quyết định số 225/TMH). Biên chế: ba Trung đoàn bộ binh 3, 4, 5 và các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần.
       Quyền Sư đoàn trưởng: Phạm Thanh Sơn.
       Quyền Chính ủy: Nguyễn Duy Tường.
       Ngày 4-5-1979, Sư đoàn 320B đổi phiên hiệu thành Sư đoàn 390 (Quyết định số 530/CP do Trung tướng Lê Trọng Tấn ký).


162. Sư đoàn 9 thành lập khi nào? Ở đâu? Biên chế tổ chức, chỉ huy khi mới thành lập?
       Sư đoàn bộ binh 9 chủ lực Miền thành lập ngày 2-9-1965 tại Suối Nhung, tỉnh Phước Thành (đông Nam Bộ). Biên chế ba trung đoàn: Trung đoàn 1 (Đoàn Bình Giã), Trung đoàn 2 (Đoàn Đồng Xoài), Trung đoàn 3 vừa được tổ chức gồm một số đơn vị bộ đội địa phương các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tiểu đoàn, đại đội binh chủng.
       Sư đoàn trưởng: Đại tá Hoàng Cầm (Năm Thạch).
       Chính ủy: Đại tá Lê Văn Tưởng (Lê Chân).


163. Sư đoàn 3 thành lập khi nào? Ở đâu? Biên chế tổ chức, chỉ huy khi mới thành lập?
       Sư đoàn bộ binh 3 chủ lực Quân khu V thành lập ngày 2-9-1965 tại xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Nhơn (Bình Định). Biên chế: Trung đoàn 2 chủ lực Khu V và hai Trung đoàn 12, 22 vừa từ miền Bắc hành quân vào.
       Sư đoàn trưởng: Giáp Văn Cương.
       Chính ủy: Đặng Hòa.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2008, 03:57:32 am gửi bởi ptlinh » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #37 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2007, 03:06:21 am »

164. Trận đánh nào đã góp phần cổ vũ du kích miền Nam Việt Nam đánh Mỹ bằng mọi thứ vũ khí có trong tay?
       Đó là trận An Điền (ngày 10-10-1965). Đây là trận chiến chống càn của Tiểu đội du kích xã An Điền đánh một tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn dù 173 Mỹ ở nam Bến Cát (Thủ Dầu Một). Sử dụng mìn định hướng kết hợp với hầm chông, hố đinh, lựu đạn gài và hỏa lực bắn thẳng; dựa vào hệ thống công sự nổi liền với hệ thống địa đạo, du kích ẩn hiện đánh địch, diệt và làm bị thương 150 quân Mỹ.


165. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Plâyme?
       Chiến dịch Plâyme (Tây Nguyên) diễn ra từ ngày 19-10 đến ngày 26-11-1965.
       Lực lượng tham gia: ba trung đoàn bộ binh (33, 36, 320), Tiểu đoàn 952 đặc công, Tiểu đoàn 200 pháo binh, Tiểu đoàn 32 súng máy phòng không. Chỉ huy chiến dịch: Chu Huy Mân (Tư lệnh kiêm Chính ủy).
        Trong hơn một tháng chiến đấu, bộ đội ta loại khỏi vòng chiến đấu 1.700 tên Mỹ. 1.270 tên ngụy, diệt Tiểu đoàn 1, đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 2 (Sư đoàn kỵ binh bay Mỹ), bắn rơi 59 máy bay lên thẳng, phá hủy 89 xe quân sự và nhiều pháo, súng các loại. Sư đoàn kỵ binh bay số 1 Mỹ cơ động bằng máy bay lên thẳng (lần đầu tiên xuất hiện trong chiến tranh) bị quân đội ta đánh bại trên chiến trường.
        Chiến thắng Plâyme là thực tế chứng minh quân đội ta có thể tiêu diệt tiểu đoàn Mỹ, phá chiến thuật cơ động băng máy bay lên thẳng, đánh bại những đơn vị tinh nhuệ, trang bị hiện đại nhất của Mỹ trong “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.


166. Trận đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn quân Mỹ đầu tiên trên chiến trường miền đông Nam Bộ là trận đánh nào?
        Đó là trận Đất Cuốc (ngày 8-11-1965). Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 1 (Sư đoàn 9 chủ lực Miền) dưới sự chỉ huy của Phó trung đoàn trưởng Bùi Thanh Vân tập kích Lữ đoàn 173 không vận Mỹ ở Đất Cuốc, cách thị xã Biên Hòa 30 km về phía bắc, diệt và làm bị thương gần 300 tên, bắn rơi 4 máy bay, thu nhiều vũ khí.


167. Trận đánh nào là trận đánh ban ngày đầu tiên ở cấp sư đoàn thể hiện khả năng đánh tiêu diệt quân Mỹ của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam?
       Đó là trận Bàu Bàng (1) (Ngày 12-11-1965). Đây là trận tập kích của Sư đoàn bộ binh 9 (chủ lực Quân giải phóng miền Nam Việt Nam) vào Lữ đoàn bộ binh 2 (Sư đoàn bộ binh 1 Mỹ) đóng quân dã ngoại tại ấp Bàu Bàng (bắc Thủ Dầu Một 25km). Sau khi áp sát, bao vây khu vực trú quân của địch, 5 giờ 30 phút, Quân giải phóng bất ngờ tiến công Sở Chỉ huy, đài thông tin, khu thiểt giáp, làm đội hình địch rối loạn, lần lượt diệt từng cụm quân. Sau hơn hai giờ chiến đấu, Sư đoàn 9 đã đánh thiệt hại nặng hai tiểu đoàn bộ binh, phá hủy 39 xe tăng, xe bọc thép, 6 pháo 105 ly.
(1). Có tài liệu ghi là Bầu Bàng.


168. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Bàu Bàng – Dầu Tiếng?
       Chiến dịch Bàu Bàng – Dầu Tiếng diễn ra từ ngày 12 đến ngày 27-11-1956. Lực lượng tham gia: Sư đoàn bộ binh 9 chủ lực Miền và một tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Bình Dương.
       Tư lệnh chiến dịch: Lê Trọng Tấn – Tư lệnh; Hoàng Cầm – Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng.
       Trong 15 ngày, bộ đội ta đánh sáu trận, trong đó có hai trận đánh quy mô trung đoàn tăng cường đến sư đoàn; trận Bàu Bàng 9 (ngày 12-11) và trận Dầu Tiếng (ngày 27-11) gây thiệt hại nặng cho Lữ đoàn 3, Sư đoàn 1 Mỹ và Chiến đoàn 7 ngụy, loại khỏi vòng chiến đấu 4.250 tên địch, phá hủy 300 xe quân sự (có 80 xe tăng và xe M113), 10 khẩu pháo 105 ly, bắn rơi 2 máy bay.
      Chiến thắng Bàu Bàng – Dầu Tiếng củng cố niềm tin đánh thắng quân Mỹ, mở ra phong trào: “Tìm Mỹ mà diệt” ,”Nắm thắt lưng Mỹ mà đánh” trong các lực lượng vũ trang miền Nam.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2008, 03:58:38 am gửi bởi ptlinh » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #38 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2007, 03:13:10 am »

169. Trận đánh then chốt của chiến dịch Plâyme?
       Đó là trận Iađrăng (ngày 17-11-1965). Đây là trận vận động tiến công cảu Tiểu đoàn bộ binh 8 (Trung đoàn 66) và Tiểu đoàn bộ binh 1 (Trung đoàn 33) vào Tiểu đoàn 1 thuộc Lữ đoàn kỵ binh không vận 3 Mỹ ở thung lũng Iađrăng (Gia Lai), trong chiến dịch Plâyme (từ ngày 9-10 đến ngày 26-11-1965). Ta vây ép đồn Plâyme, địch điều Chiến đoàn thiếp giáp 3 và tiểu đoàn bộ binh quân đội Sài Gòn đi giải tỏa, nhưng bị đánh bại. 10 giờ ngày 14-11, địch đổ bộ Tiểu đoàn 1 kỵ binh không vận Mỹ xuống khu vực Chư Pông, ta diệt một số, số còn lại chạy xuống thung lũng Iađrăng co cụm. Ta vận động tấn cong liên tục trong 10 giờ, tiêu diệt gần hết tiểu đoàn kỵ binh không vận, hoàn thành thắng lợi trận then chốt của chiến dịch. Trận đánh khẳng định, mặc dù Mỹ ồ ạt đưa quân chiến đấu vào Việt Nam, ta vẫn giữ được quyền chủ động về chiến dịch, chiến thuật, ta vẫn có thể tiêu gọn từng đơn vị chiến đấu Mỹ.
       

170. Sư đoàn 5 thành lập khi nào? Ở đâu? Biên chế tổ chức, chỉ huy khi mới thành lập?
       Sư đoàn bộ binh 5 chủ lực Miền thành lập ngày 32-11-1965 tại Bà Rịa. Biên chế lúc đầu có Trung đoàn 4 (Trung đoàn Đồng Nai) bộ đội chủ lực Quân khu VII và Trung đoàn 5 vừa được tổ chức từ một số đơn vị bộ đội địa phương các tỉnh Nam Bộ.
       Sư đoàn trưởng: Nguyễn Hòa.
       Chính ủy: Lê Xuân Lựu.


171. Sư đoàn 1 thành lập khi nào? Biên chế tổ chức, chỉ huy khi mới thành lập?
       Sư đoàn bộ binh 1 chủ lực Tây Nguyên thành lập ngày 20-12-1965. Biên chế: ba Trung đoàn 88, 66, 320 vừa từ miền Bắc hành quân vào.
       Sư đoàn trưởng: Hoàng Kiện.
       Chính ủy: Huỳnh Đắc Hương.


172. Nội dung 10 bài học đánh Mỹ rút ra tại Hội nghị tổng kết kinh nghiệm chiến tranh nhân dân trên địa bàn huyện Củ Chi do Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn – Gia Định tổ chức ngày 7-2-1965?
       10 bài học đó là:
 1. Ai cũng đánh được Mỹ.
 2. Vũ khí gì cũng đánh được Mỹ.
 3. Nhiều cũng đánh, ít cũng đánh; một người, một tổ chức cũng đánh và đều đánh thắng.
 4. Ở đâu cũng đánh được Mỹ, đánh ở rừng, ở xóm, ở ấp chiến lược, ở đầm lầy. Chỉ cần tích cực   bám địch, tìm địch mà đánh là được.
 5. Ngày cũng đánh, đêm cũng đánh được Mỹ, vì cả ngày và đêm Mỹ đều có sơ hở, nhược điểm.
 6. Đánh địch phản công là cơ hội tốt để ta diệt chúng.
 7. Đánh ở cả tiền tuyến, đánh cả ở hậu phương địch, đánh đều khắp, càng làm cho giặc Mỹ bối   rối, bị động, ta diệt địch càng dễ dàng hơn.
 8. Đánh cả trong xã, ấp chiến đấu và ngoài xã, ấp chiến đấu, chỉ cần nâng cao quyết tâm tìm Mỹ mà đánh, tìm Mỹ mà diệt.
 9. Có khả năng đánh thắng các loại binh chủng Mỹ.
10. Đánh bằng võ trang, đánh bằng chính trị, đánh bằng binh vận.


173. Trận đánh nào đánh dấu bước trưởng thành của bộ đội đặc công tron chiến thuật tập kích sân bay?
       Đó là trận An Khê (ngày 20-2-1966). Đây là trận tập kích của bộ đội đặc công Gia Lai Quân giải phóng Tây Nguyên vào căn cứ Sư đoàn không vận sô 1 Mỹ ở An Khê, Hòn Chông. Quân Mỹ dựa vào hệ thống phòng thủ kiên cố chống cự. Quân ta đồng loạt đánh vào khu chứa máy bay, lực lượng bảo vệ căn cứ khu thông tin ở điểm cô Hòn Chông (tây – bắc An Khê 4 km)… Sau hai giờ chiến đấu, quân ta loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch, phá hủy hàng chục máy bay, 50 xe cơ giới, đốt cháy nhiều kho tàng.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2008, 04:01:15 am gửi bởi ptlinh » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #39 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2007, 10:57:35 pm »

174. Nêu tóm tắt diễn biến và kết quả của chiến dịch tây Sơn Tịnh?
       Chiến dịch tây Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) diễn ra từ ngày 20-2 đến ngày 20-4-1966. Chỉ huy: Nguyễn Năng - Tư lệnh; Nguyễn Minh Đức – Chính ủy.
       Lực lượng tham gia gồm Sư đoàn bộ binh 2 (thiếu) chủ lực Khu V, một tiểu đoàn đặc công (thiếu), một tiểu đoàn cối 120 ly và ĐKZ 75 ly, một tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7 ly, hai tiểu đoàn (48, 83) và một số đại đội đặc công tỉnh Quảng Ngãi, sáu đại đội bộ đội địa phương huyện Sơn Tịnh và du kích trên địa bàn chiến dịch.
       Kết quả: đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn, 4 đại đội thủy quân lục chiến Mỹ, 12 đại đội và 22 trung đội ngụy, bắn rơi và phá hủy 102 máy bay, 27 xe cơ giới, thu và phá hủy 823 súng các loại, hỗ trợ nhân dân nổi dậy giành quyền làm chủ.


175. Trận đánh mở ra cách đánh phối hợp đặc công – bộ binh trong từng trận thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?
      Đó là trận La Vang (ngày 6-4-1967). Đây là trận tập kích của hai đại đội đặc công, năm trung đội bộ binh (Quân khu Trị Thiên) Quân giải phóng miền Nam Việt Nam vào căn cứ của Trung đoàn bộ binh 1 (Sư đoàn 1) quân ngụy Sài Gòn ở La Vang (nam thị xã Quảng Trị 3 km). Ta tổ chức các mũi đặc công đánh mục tiêu chủ yếu, then chốt và mở cửa trên các hướng. Trận đánh diễn ra từ 1 giờ 27 phút đến 2 giờ 30 phút. Ta diệt và làm bị thương hơn 500 tên địch, phá 3 máy bay L19, 4 khẩu pháo 105 ly và 155 ly, 3 kho.


176. Đoàn huấn luyện trinh sát đặc công nước được thành lập vào thời gian nào? Biên chế tổ chức của Đoàn khi mới thành lập?
       Ngày 3-3-1966, thành lập Đoàn huấn luyện trinh sát đặc công nước, phiên hiệu Đoàn 126. Lực lượng nòng cốt của Đoàn gồm 40 người đã qua huấn luyện ở Đoàn 8 và 74 người ở Đại đội đặc công đánh biển thuộc Cục Nghiên cứu – Bộ Tổng Tham mưu. Tháng 5-1966, Bộ Tư lệnh Hải quân điều 700 cán bộ, chiến sĩ từ các đơn vị về tổ chức thành 12 đội chiến đấu. Cơ quan đoàn bộ đóng tại huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng).
       Đoàn trưởng: Hoàng Đắc Cót.
       Chính ủy: Phạm Điệng.


177. Sư đoàn 7 thành lập khi nào? Ở đâu? Biên chế tổ chức, chỉ huy khi mới thành lập?
       Sư đoàn bọ binh 7 chủ lực Miền thành lập ngày13-6-1966 tại căn cứ tỉnh Phước Long (đông Nam Bộ). Biên chế: ba Trung đoàn bộ binh 146, 165, 52 và các đơn vị binh chủng.
       Sư đoàn trưởng: Nguyễn Hòa,
      Chính ủy: Dương Thanh (Dương Cự Tẩm).


178. Sư đoàn phòng không 367 thành lập khi nào? Biên chế tổ chức, chỉ huy khi mới thành lập?
       Sư đoàn phòng không 367 thành lập ngày 21-6-1966 thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân. Biên chế: bốn trung đoàn pháo cao xạ (234, 230, 218, 241) và một trung đoàn tên lửa (Trung đoàn 278) làm nhiệm vụ cơ động chiến đấu.
       Sư đoàn trưởng: Hoàng Khải Tiến.
       Chính ủy: Lê Đình Truy.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2008, 04:03:06 am gửi bởi ptlinh » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM