Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 02:00:25 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 60 Năm Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng (hỏi và đáp)  (Đọc 128010 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #20 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2007, 04:58:38 am »

84. Những nội dung chủ yếu trong kế hoạch quân sự năm 1954 của Tổng Quân ủy trình Bộ Chính trị ngày 20-12-1953?
     Mấy nội dung chủ yếu là:
1) Mấy nét nhận định về địch và ta.
2) Chủ trương chiến lược và kế hoạch tác chiến.
3) Kế hoạch xây dựng bộ đội.
4) Vấn đề giáo dục bộ đội và cán bộ.
5) Vấn đề đường xá và cung cấp mặt trận.
6) Vấn đề miền Nam và Cao Miên.
7) Vấn đề Lào.
8 ) Vấn đề chấn chỉnh và tăng cường cơ quan chỉ đạo. Kế hoạch xác định “Phương hướng chiến lược là trước hết giải phóng Tây Bắc và Tây Nguyên, uy hiếp Nam Bộ, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Bộ”.


85. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Lai Châu?
     Chiến dịch Lai Châu diễn ra từ ngày 10 đến ngày 20-12-1953, đây là chiến dịch tiến công của Đại đoàn 316 và lực lượng vũ trang địa phương, đánh quân Pháp ở Lai Châu (gồm 3 tiểu đoàn và 23 đại đội người Thái, do sĩ quan Pháp chỉ huy), nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, mở đầu chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954.
     Phát hiện chủ lực ta tiến quân lên Tây Bắc, ngày 7-12 Pháp bắt đầu rút quân khỏi Lai Châu, thực hiện ý đồ co cụm lực lượng về Điện Biên Phủ. Đại đoàn 316 đang hành quân, được lệnh chuyển sang truy kích địch, dùng hai trung đoàn (174, 98) cấp tốc theo đường tắt, cắt đường rút chạy của địch trên đoạn Pu San – Mường Pồn, đồng thời Tiểu đoàn 479 hành quân bằng cơ giới đánh vào thị xã và để lại một tiểu đoàn bảo vệ Tuần Giáo, phòng địch nhảy dù xuống hậu phương ta. Đêm 10-12, Tiểu đoàn 479 tấn công địch ở Pa Ham, đèo Clavô (nam Lai Châu 14 km) và ngày 12-12, giải phóng thị xã Lai Châu. Ngày 12 và 13-12, Trung đoàn 174 đón đánh, diệt địch ở Mường Pồn, đồng thời Trung đoàn 98 tổ chức chặn địch từ Điện Biên Phủ lên đón quân từ Lai Châu về ở Bản Tấu (ngày 11-12), Pu San (ngày 13-12). Chiều 13-12, ta tiếp tục truy kích trên các hướng, vây diệt và gọi hàng các toán địch còn lại. Đến ngày 20-12, chiến dịch kết thúc. Ta diệt 24 đại đội địch, giải phóng Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ), bước đầu làm thất bại âm mưu của Pháp co cụm lực lượng về Điện Biên Phủ.


86. Nêu tóm tắt diễn biến và kết quả chiến dịch Trung Lào?
     Chiến dịch Trung Lào diễn ra từ ngày 21-12-1953 đến ngày 31-1-1954, các Trung đoàn bộ binh 66 (Đại đoàn 304), 101 (Đại đoàn 325), 280 và 120 bộ đội tình nguyện và một số đơn vị binh chủng phối hợp với một số bộ phận Quân giải phóng Pathét Lào, mở chiến dịch tiến công địch ở Trung Lào, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một bộ phận đất đai, phối hợp với các chiến trường.
     Tư lệnh: Hoàng Sâm.
     Chính ủy: Trần Quý Hai.
     Kết quả: Đánh thiệt hại nặng bốn tiểu đoàn địch; giả phóng thị xã Thà Khẹt, một phần tỉnh Savannakhét, thị xã Atôpơ và toàn bộ cao nguyên Bôlôven. Phát triển thắng lợi, Trung đoàn 101 tiến công xuống phía nam phối hợp với Quân giải phóng Ítxarắc (Campuchia) giải phóng và mở rộng căn cứ ở đông – bắc Campuchia.


87. Ngày 22-12-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chỉ thị gì liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ khi trao cờ “Quyết chiến quyết thắng” cho quân đội?
     Nói về ý nghĩa và nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 22-12-1953 khi trao cờ “Quyết chiến quyết thắng” cho quân đội, Bác Hồ đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn dân, toàn quân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”(1).
(1). 55 năm Quân đội nhân dân Việt Nam, Sđd, tr. 143.


88. Trình bày tóm tắt, diễn biến và kết quả chiến dịch bắc Tây Nguyên.
     Chiến dịch bắc Tây Nguyên diễn ra từ ngày 27-1 đến ngày 5-2-1954. Trong chiến dịch này, Bộ Tư lệnh Liên khu V sử dụng hai trung đoàn 108, 803, bộ đội địa phương và du kích mở chiến dịch tiến công địch ở bắc Tây Nguyên, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, phá cuộc hành quân Átlăng của địch ở Phú Yên.
 Tư lệnh kiêm Chính ủy: Nguyễn Chánh.
 Kết quả: loại khỏi vòng chiến đấu 2.000 tên địch giải phóng thị xã Kon Tum, buộc địch phải bỏ dở cuộc hành quân Átlăng.


89. Trận then chốt của chiến dịch bắc Tây Nguyên trong kháng chiến chống Pháp?
     Đó là trận Măng Đen (ngày 27 và 28-1-1954). Đây là trận tiến công của Trung đoàn bộ binh 108 chủ lực Quân khu V vào cứ điểm Măng Đen, mở đầu chiến dịch bắc Tây Nguyên. Đây là cứ điểm kiên cố nhất của cụm phòng ngự đông – bắc Kon Tum (cách thị xã Kon Tum 30km), đồng thời cũng là cứ điểm then chốt trong tuyến phòng thủ của Pháp ở bắc Tây Nguyên; gồm hai khu cách nhau 800m: khu A (chính), có bốn lô cốt bê tông, bố trí hình sao, nối với nhau bằng hệ thống hào, hầm ngầm, do hai đại đội đóng giữ; khu B, công sự dã chiến, hình móng ngựa, thường có khoảng 100-150, lúc cao lên tới 400 lính ứng chiến. Quanh cứ điểm là hàng rào thép gai dày 30-40m. 23 giờ 30 phút ngày 27-1, Trung đoàn 108 sử dụng hai tiểu đoàn (19, 79) tiến công. Sau khi dùng hỏa lực cối và ĐKZ áp đảo, các mũi xung kích cùng lúc mở cửa bằng bộc phá liên tục. Trên hướng chính, Tiểu đoàn 19 tiến công khu A gặp khó khăn tại cửa mở. Trong khi đó ,Tiểu đoàn 79, sau 6 giờ chiến đấu làm chủ được khu B đã kịp thời phát triển sang khu A, hỗ trợ Tiểu đoàn 19 đè bẹp sự kháng cự của địch. Đến 6 giờ 45 phút ngày 28-1, cứ điểm Măng Đen bị diệt.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Giêng, 2008, 07:54:08 am gửi bởi ptlinh » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #21 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2007, 12:50:30 am »

90. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Hạ Lào?
     Chiến dịch Hạ Lào diễn ra từ ngày 31-1 đến ngày 4-4-1954. Đây là chiến dịch tiến công của Trung đoàn bộ binh 101 (sư đoàn 325), một đại đội Quân tình nguyện Việt Nam (Quân khu V), phối hợp với một tiểu đoàn chủ lực và lực lượng vũ trng địa phương Pathét Lào vào khu vực Hạ Lào và đông – bắc Campuchia, nhằm phối hợp với chiến trường trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954. Sau khi tham gia đợt I chiến dịch Trung Lào (từ ngày 21-12-1953 đến ngày 31-1-1954). Tiểu đoàn bộ binh 436 (Trung đoàn 101) hành quân trên 300km xuống Hạ Lào. Ngày 31-1 tiểu đoàn cùng một đại đội Quân khu V và một bộ phận lực lượng vũ trang Pathét Lào tạp kích thị xã Atôpơ tiêu diệt một tiểu đoàn địch và một loạt các vị trí khác, giải phóng cao nguyên Bôlôven và nam Saravan. Hạ tuần tháng 3, Trung đoàn 101 phối hợp với Quân giải phóng Ítxarẳc (Campuchia) đánh nhiều trận, giải phóng Vươn Sai, Xiêm Phăng, uy hiếp Stung Treng và giải phóng phần lớn tỉnh Công Pông Chàm, mở rộng vùng giải phóng Chămpaxắc, sau đó trung đoàn chuyển sang hoạt động nhỏ ở vùng đông – nam Prêt Vihia, đông – bắc Công Pông Thom: kết quả liên quân Việt – Lào- Campuchia diệt 1.000 tên địch, giải phóng khoản 20.000 km2 ở Hạ Lào và đông – bắc Campuchia, nối liền căn cứ kháng chiến vùng đông và đông - bắc Campuchia với vùng giải phóng Trung, Hạ Lào.


91. Các chiến trường phối hợp hoạt động với chiến dịch Điện Biên Phủ ra sao?
     Từ tháng 3 đến tháng 7-1954 các chiến trường đẩy mạnh hoạt động. phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại Nam Bộ, Tiểu đoàn 302 phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia diệt một số vị trí địch, mở rộng vùng giải phóng ở các tỉnh phía đông Campuchia. Đại đội đặc công 205 tập kích kho bom Phú Thọ Hòa (Sài Gòn), tiêu hủy gần 10.000 tấn bom và thuốc nổ, 10 triệu lít xăng dầu, diệt một đại đội lính Âu – Phi. Tiểu đoàn đoàn 303 (Thủ Biên) phối hợp với bộ đội địa phương diệt một đại đội lính Commăngđô, thu toàn bộ vũ khí. Đại đội 65 và Đại đội Lê Hồng Phong (Bến Cát) diệt một một đại đội địch tại đồn Bến Tranh. Đại đội 55 và Đại đội Nguyễn An Ninh (Lái Thiêu) diệt một trung đội địch tại đồn Cây Trắc. Đội đặc công Rừng Sác bắn chìm ba tàu chở lính Pháp trên sông Lòng Tàu (tháng 6-1954)….Tại Trung Bộ, lực lượng vũ trang Liên khu V đánh bại cuộc hành quân Átlăng 2 của địch. Trung đoàn 96 vận động phục kích diệt Binh đoàn cơ động GM 100 trên đường số 19. Tại đồng bằng Bắc Bộ, Trung đoàn 42 (Liên khu III) phục kích trên đường số 5 (Bần Yên Nhân, Hưng Yên), diệt 315 ttên thuộc Binh đoàn cơ động số 3. Các Trung đoàn 52, 48 (Đại đoàn 320) phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương đẩy mạnh hoạt động ở Nam Định, diệt và làm bị thương hàng trăm tên địch. Các Tiểu đoàn 400, 353, 375 (Trung đoàn 9, Đại đoàn 304) phối hợp với bộ đội địa phương và du kích hoạt động mạnh ở Ninh Bình, Hà Nam, Hà Đông….


92. Vì sao có danh hiệu “Dũng sĩ Cát Bi”?
     Ngày 7-3-1954 đã diễn ra trận tập của các chiến sĩ bộ đội địa phương Kiến An vào sân bay Cát Bi (Hải Phòng) nằm sâu trong hậu phương địch, được bảo vệ bằng hai tuyến phòng thủ của sáu tiểu đoàn (có bốn tiểu đoàn Âu – Phi). Với sự giúp đỡ của nhân dân Kiến Thụy, Tiên Lãng, Hải An, đêm 6-3 các chiến sĩ chia làm hai mũi (mũi một – 17 người, mũi hai – 15 người) bí mật đột nhập, ém sẵn gần đường băng, đến 1 giờ ngày 7-3 đồng loạt xông vào khu đỗ máy bay dùng bộc phá, phá hủy 59 máy bay (1) trong 15 phút và rút lui an toàn. Sân bay bốc cháy trong suốt 17 giờ. Trận Cát Bi sử dụng lực lượng nhỏ, với cách đánh táo bạo, đạt hiệu suất chiến đấu cao, góp phần phát triển chiến tranh duc kích trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, hỗ trợ đắc lực cho chiến dịch dịch Điện Biên Phủ (từ ngày 13-3 đến ngày 7-5-1954). Các chiến sĩ tham gian trận Cát Bi đượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng danh hiệu “ Dũng sĩ Cát Bi”.
(1). Số máy bay địch bị ta phá hủy các tài liệu ghi không giống nhau.


93. Trận mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ?
     Đó là trận Him Lam (ngày 13-3-1943). Đây là trận tiến công của Đại đoàn 312 vào cụm cứ điểm Him Lam. Cụm cứ điểm Him Lam là một trong những trung tâm đề kháng ngoại vi kiên cố nhất trên hướng đông – bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, gồm ba cứ điểm do một tiểu đoàn lê dương và một đại đội lính Thái chiếm giữ. 17 giờ nagỳ 13-3, pháo binh ta bắn mãnh liệt, phá hủy nhiều hầm hào công sự và sát thương một phần sinh lực địch. 18 giờ 30 phút, từ ba hướng hướng, các mũi xung kích nhanh chóng mở cửa, thọc sâu chia cắt, diệt từng lô cốt, ụ súng ngầm, tạo điều kiện cho các đơn vị phát triển vào trung tâm, lần lượt đánh chiếm các cứ điểm. Đến 23 giời 30 phút, ta hoàn toàn làm chủ trận địa, diệt và bắt sống 470 tên địch. Đây là trận đánh hiệp đồng binh chủng đạt hiệu suất chiến đấu cao, góp phần phá vỡ tuyến phòng thủ ngoại vi của địch, tạo thế bước đầu cho chiến dịch phát triển thuận lợi.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2007, 10:34:36 am gửi bởi ptlinh » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #22 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2007, 12:54:44 am »

94. Trình bày tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ?
     Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13-3 đến ngày 7-5-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử làm Bí thư Đảng kiêm Tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến dịch. Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch Hội đồng cung cấp mặt trận. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái – Phó Tổng tham mưu trưởng chiến dịch làm Tham mưu trưởng chiến dịch, đồng chí Lê Liêm là Chủ nhiệm chính trị chiến dịch. Chủ nhiệm Tổng Cục cung cấp Trần Đăng Ninh phụ trách công tác đường sá, tiếp tế chiến dịch.
     Lực lượng tham gia gồm các Đại đoàn bộ binh 308 (ba Trung đoàn 102, 36,88), 312 (ba Trung đoàn 141, 209, 165), 316 (hai trung đoàn 174, 98), 304 (Trung đoàn 57), 351 công – pháo (các Trung đoàn 45 lựu pháo 105 ly; 675 sơn pháo và cối, 151 công binh)(1), Trung đoàn 367 cao xạ, các đơn vị thông tin, vận tải (16 đại đội), quân y….; số quân khoảng 55.000 người với sự tham gia phục vụ với 260 nghìn dân công hỏa tuyến. Phương tiện và vật chất huy động gồm 628 ôtô, 11.800 thuyền, 20 nghìn xe đạp thồ và các loại xe thô sơ, hàng chục nghìn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh.
      Thời gian đầu khi địch chưa tăng cường lực lượng và hệ thống công sự, phương châm tác chiến chiến dịch là “đánh nhanh, giải quyết nhanh”.
      Ngày 26-1-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề nghị và được Bộ Chính trị đồng ý, chuyển phương châm tác chiến “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Các mặt công tác chuẩn bị chiến dịch chuyển theo phương châm tác chiến mới.
      Ngày 11-3, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ “Các chú sắp ra trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn, nhưng rất vinh quang”.
      Ngày 13-3, chiến dịch bắt đầu và trải qua ba đợt. Đợt 1 (từ ngày 13-3 đến ngày 17-3), các Đại đoàn 312, 308 tiến công diệt các cụm cứ điểm Him Lam, Độc Lập và Bản Kéo (Phân khu bắc). Đợt hai ( từ ngày 30-3 đến 30-4), các Đại đoàn 316, 308 và 312 tiến công các cứ điểm phía đông (các ngọn đồi C1, E, D, A1), xây dựng trận địa bao vây, đánh lấn, chia cắt tập đoàn cứ điểm, khống chế và triệt chi viện đường không của địch. Riêng trận đánh đồi A1 gặp khó khăn, ta phải tổ chức đánh đến ba lần. Đợt 3 (từ ngày 1 đến ngày 7-5) các Đại đoàn 308, 312, 304,316 đánh chiếm các điểm cao còn lại ở phía đông, thu hẹp phạm vi chiến (chiếm) đóng của địch ở phía tây (các điểm cao 505, 505A, 511A, 311B, C2, 506, 310) và chuyển sang tổng công kích diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
      Từ ngày 13-3 đến ngày 7-5, trong 55 ngày đêm, trải qua ba đợt chiến đấu, quân ta đã tiêu diệt và bắt hơn 16.000 tên địch, bắt sống toàn bộ Bộ Chỉ huy tập đoàn cứ điểm do tướng Đờ Cátxtơri chỉ huy. Về đơn vị, diệt 21 tiểu đoàn (!7 tiểu đoàn bộ binh và dù, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh); bắn rơi và phá hủy 62 máy bay, bắn hỏng 4 xe tăng; thu 30 trọng pháo, 6 xe tăng, hơn 30 nghìn chiếc dù, toàn bộ vũ khí, đạn, quân trang quân dụng.
       Đây là chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn nhất của quân đội ta trong kháng chiến chống Pháp, góp phần quyết định làm phá sản kế hoạch Nava của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, là chiến thắng có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, một chiến công vĩ đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, cổ vũ mạnh mẽ phong trào chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc trên thế giới.
(1). Quá trình chiến dịch được tăng cường thêm một tiểu đoàn ĐKZ75 và một tiểu đoàn hỏa tiễn H6.


95. Trận đánh nào góp phần đập tan phân khu bắc tập đoàn cứ điểm Điện  Biên Phủ mở đường cho bộ đội ta tiến xuống cánh đồng Mường Thanh?
      Đó là trận đánh đồi Độc Lập (ngày 15-3-1954). Đây là trận tiến công của 2 Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) và 165 (Đại đoàn 312) do Bộ Tư lệnh Đại đoàn 308 chỉ huy, diệt cụm cứ điểm đồi Độc Lập trong đợt 1 chiến dịch Điện Biên Phủ (từ ngày 17-3 đến ngày 17-3-1954). Đồi Độc Lập dài 700m , rộng 150m (cách) bắc trung tâm Mường Thanh 4km, được quân Pháp xây dựng đầu tháng 1-1954 do tiểu đoàn Âu – Phi và một đại đội lính Thái chiếm giữ, án ngữ đường Lai Châu – Điện Biên Phủ. Sau đợt bắn pháo chuẩn bị, 0 giờ 30 phút, bộ binh ta bắt đầu công kích: Trung đoàn 165 (hướng chủ yếu) nhanh chóng đột phá sâu vào bên trong cứ điểm đánh chiếm khu thông tin, diệt trận địa súng cối  và bao vây Sở Chỉ huy địch cố thủ dưới hầm ngầm; Trung đoàn 88 (hướng thứ yếu) sau khi chỉnh lại đúng hướng cửa mở, đã tiến thẳng vào bên trong cụm cứ điểm, phối hợp với Trung đoàn 165 tiêu diệt Sở Chỉ huy địch và đánh lui cuộc phản kích của một tiểu đoàn bộ binh và 5 xe tăng địch từ Mường Thanh ra ứng cứu. 6 giờ 30 phút trận đánh kết thúc. Hơn 600 quân địch bị diệt và bị bắt.


96. Trận đánh nào góp phần quyết địch cho chiến dịch Điện Biên Phủ chuyển sang tổng công kích giành toàn thắng?
     Đó là trận đồi A1 (từ ngày 30-3 đến ngày 7-5-1954). Đây là trận tiến công của Trung đoàn 174 (Đại đoàn 316), Trung đoàn 102 (Đại đoàn 308), đánh đồi A1, một trong những cứ điểm quan trọng nhất, được xây dựng kiên cố trong hệ thống phòng ngự phía đông của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp, do một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn Marốc 4 đóng giữ. 21 giờ 30 phút ngày 30-3, Trung đoàn 174 bắt đầu nổ súng, đến 4 giờ ngày 31-3, chiếm được 2/3 cứ điểm, nhưng bị đối phương dựa vào hầm ngầm, đưa lực lượng phản kích, có pháo binh, xe tăng yểm trợ, giành lại phần lớn. Trung đoàn 102 được điều đến cùng một bộ phận của Trung đoàn 174, tiếp tục tiến công lần hai (đêm 31-3), lần ba (đêm 1-4), chiến đấu giằng co quyết liệt với địch đến ngày 4-4 vẫn không dứt điểm, phải ngừng lại củng cố. Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định sử dụng công binh đào đường ngầm tới sát vị trí địch trong lòng đồi A1, đặt tại  đó khoản 1.000kg thuốc nổ để phá hầm ngầm đồng thời làm hiệu lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận. 21 giờ ngày 6-5 sau khi bộc phá nổ, Trung đoàn 174 tổ chức tiến công từ ba hướng vào các vị trí còn lại của địch và đến 4 giờ 30 phút ngày 7-5 chiếm toàn bộ cứ điểm A1.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2007, 10:37:18 am gửi bởi ptlinh » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #23 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2007, 12:57:51 am »

97. Lá cờ “ Quyết chiến quyết thắng” trong chiến dịch Điện Biên Phủ được trao cho đơn vị nào? Ở đâu?
  Ngày 13-5-1954, tại lễ mừng chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức trọng thể tại cánh đồng Mường Thanh – trung tâm tập đoàn cứ điểm của địch vừa bị tiêu diệt. Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam., Tư lệnh trưởng chiến dịch thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ tuyên dương công trạng các đơn vị tham gia chiến dịch, các đơn vị trong toàn quân, đồng bào ở hậu phương trong cả nước đã tạo nên chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ. Đại đoàn 312 được vinh dự nhận lá cờ “Quyết chiến quyết thắng”.


98. Trận đánh kho dự trữ chiến lược lớn nhất của Pháp ở Đông Dương?
     Đó là trận Phú Thọ Hòa (ngày 31-5-1954). Đây là trận tập kích của 12 chiến sĩ Đội đặc công 205 Sài Gòn đánh tổng kho Phú Thọ Hòa trong cơ sở cao su Phú Hòa (đông – bắc) Chợ Lớn. Kho có diện tích khoảng 3km2 gồm 40 dãy nhà kho và hầm chứa bom, đạn, xăng dầu được bảo vệ cẩn mật bằng 12 lớp rào thép gai xen kẽ bãi mìn, hệ thống đèn pha, lô cốt, có bốn đại đội (Một đại đội Âu – Phi) thường xuyên tuần tra canh gác… Sau gần hai năm điều tra tỉ mỉ, đêm 31-5 các chiến sĩ ta bí mật đột nhập vào kho bằng đường cống ngầm, nhanh chóng đặt mìn vào các mục tiêu đã định rồi rút về căn cứ an toàn. Mìn nổ lúc quá nửa đêm, gây cháy nổ hai ngày liền, nhiều lính Âu – Phi thương vong. Trận Phú Thọ Hòa thể hiện cách đánh có hiệu quả của bộ đội đặc công Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.


99. Những kết quả chủ yếu của Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương?
     Ngày 21-7-1954, Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương kết thúc. Các nước tham gia Hội nghi cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Campuchia và Lào; quân đội Pháp phải rút khỏi Đông Dương. “Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam” quy định lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời để lực lượng hai bên tập kết. Lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam ở phía bắc giới tuyến, lực lượng quân đội Liên hiệp Pháp ở phía nam giới tuyến. Giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, hoàn toàn không thể coi như là một biên giới chính trị hoặc lãnh thổ. Thời gian tổng tuyển cử thống nhất nước Việt Nam được ấn định vào tháng 7-1956.
     Thực hiện các cam kết của Hiệp định Giơnevơ, vào 0 giờ ngày 22-7-1954, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ra lệnh ngừng bắn trên toàn  chiến trường Việt Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2007, 10:54:44 am gửi bởi ptlinh » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #24 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2007, 06:27:51 am »

                                         II – QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
                                           TRONG GIAI  ĐOẠN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
                                                          (1954-1975)

100. Các Đại đoàn pháo binh 675 và 349 được thành lập vào thời gian nào? Biên chế tổ chức, chỉ huy của hai đại đoàn này khi mới thành lập?
        Hai Đại đoàn pháo binh 657 và 349 được thành lập ngày 16-9-1954 (Nghị định số 30 và 32/NĐA của Bộ Quốc phòng – Tổng Tư lệnh) thuộc Bộ Chỉ huy pháo binh.
        Đại đoàn 657 gồm hai Trung đoàn 82 và 84 pháo chống tăng, Trung đoàn 86 lựu pháo 105 ly.
       Đại đoàn trưởng: Doãn Tuế.
       Chính ủy: Đoàn Khuê.
       Đại đoàn 349 lựu pháo 105 ly gồm năm trung đoàn (4, 5, 6, 34, 44), nòng cốt là Trung đoàn 349 Quân khu Việt Bắc, Tiểu đoàn 460 pháo binh, một số đại đội bộ đội địa phương các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các Trung đoàn 34, 39, 52 bộ đội miền Nam tập kết.
       Đại đoàn trưởng: Phùng Thế Tài.
       Chính ủy: Lê Đình Thiệp.



101. Gặp gỡ với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 tại Đền Hùng ngày 18-9-1954, Bác Hồ đã giao nhiệm vụ và căn dặn những gì?
       Ngày 18-9-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp đại biểu cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 tại đền thờ các Vua Hùng (xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú), trên đường đại đoàn về tiếp quản Thủ đô Hà Nội.
        Bác giao nhiệm vụ: Tiếp quản Thủ đô phải thận trọng, chu đáo; tổ chức và kỷ luật trong công tác và sinh hoạt phải nghiêm minh; giữ gìn trật tự, an ninh, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; chống mọi hoạt động phá hoại vì: kẻ địch còn lẩn lút, dân ta còn có những việc làm vô ý, cán bộ và chiến sĩ ta còn có những nhận thức và việc làm sơ hở thiếu sót; phải bảo vệ công thương nghiệp, kể cả công thương nghiệp của ngoại kiều.
        Bác căn dặn những khuyết điểm cần phải tránh: thiếu tổ chức kỷ luật như: ăn ở, đi lại, mua bán…., xa xỉ ăn diện, tự do bắt chước lối sống không tốt. Vì những lý do trên dễ sinh ra tham ô hư hỏng. Muốn tránh khuyết điểm phải có dân chủ, phải thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau, phê bình và tự phê bình, phải giữ gìn phong cách giản dị, chất phác của người cách mạng.
         Nhiệm vụ giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta còn rất nặng nề và quan trọng, Bác nhấn mạnh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”(1).
(1). 55 năm Quân đội nhân dân Việt Nam, Sđd, tr.151.


102. Ngày thành lập và truyền thống đánh thắng trận đầu của Quân chủng Hải quân?
       Ngày 7-5-1955, thành lập Cục Phòng thủ bờ biển thuộc Bộ Quốc phòng – Tổng Tư lệnh (Nghị định số 284/NĐ của Bộ Quốc phòng – Tổng Tư lệnh.
       Nhiệm vụ: Giúp Tổng Tư lệnh chỉ huy bộ đội phòng thủ bờ biển, đào tạo cán bộ, nhân viên, thủy thủ và xây dựng các thủy đội phòng thủ bờ biển giao cho các liên khu.
       Cục trưởng: Nguyễn Bá Phát.
       Từ đó, ngày 7-5 hằng năm trở thành ngày thành lập Quân chủng Hải quân.
       Ngày 5-8-1964, Hải quân nhân dân Việt Nam cùng bộ đội phòng không, lực lượng vũ trang nhân dân Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ninh đánh bại cuộc tiến công “Mũi tên xuyên” của không quân Mỹ, bắn rơi 8 máy bay.
       Ngày 5-8 trở thành ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam.


103. Tháng 6-1965 có bốn sư đoàn bộ binh được thành lập, đó là những sư đoàn nào?
       Bốn sư đoàn bộ binh đó là:
_Sư đoàn 328 và Sư đoàn 332, nòng cốt là một số trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực và bộ đội địa phương Liên khu III.
_Sư đoàn 324, nòng cốt là một sô trung đoàn, tiểu đoàn , đại đội chủ lực ở chiến trường nam Trung Bộ và nam Tây Nguyên vừa tập kết ra miền Bắc (các Trung đoàn bộ binh 803, 90, 93, Trung đoàn pháo binh 14 và các tiểu đoàn binh chủng).
         Tư lệnh kỉêm Chính ủy: Nguyễn Đôn.
         Ngày 1-7, sư đoàn làm lễ thành lập tại Tĩnh Gia (Thanh Hóa).
_Sư đoàn 335, nòng cốt là các đơn vị bộ đội tình nguyện Việt Nam vừa hoàn thành nghĩa vụ quốc tế ở Lào và Campuchia về nước.
           Cũng từ đây, các Đại đoàn bộ binh 308, 304, 312, 316, 320, 325 thống nhất tên gọi sư đoàn bộ binh.


104. Kể tên và nêu nhiệm vụ của các quân khu được thành lập theo Sắc lệnh số 017/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký?
       Theo sắc lệnh này, có sáu quân khu được thành lập vào ngày 3-6-1957, đó là Quân khu Việt Bắc, Quân khu Đông Bắc, Quân khu Tây Bắc, Quân khu Hữu Ngạn, Quân khu Tả Ngạn và Quân khu IV. Nhiệm vụ: chỉ đạo mọi công việc chuẩn bị tác chiến (gồm cả xây dựng công sự quốc phòng), huấn luyện bộ đội, duy trì trật tự an ninh ở địa phương thời bình; chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang quân khu tác chiến thời chiến.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười Hai, 2007, 03:21:41 pm gửi bởi ptlinh » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #25 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2007, 06:33:53 am »

105. Vì sao ngày 19-4 hằng năm được lấy làm ngày truyền thống của bộ đội hóa học?
       Ngày 19-4-1958, quân đội ta thành lập Phòng Hóa học (Nghị định số 098 của Bộ Quốc phòng) trực thuộc Cục Huấn luyện chiến đấu (Tổng cục Quân huấn). Nhiệm vụ: giúp Tổng cục Quân huấn chỉ đạo phòng chống chíến tranh hóa học, nguyên tử và xây dựng một số cơ quan, đợn vị hóa học.
        Trưởng phòng: Đặng Quân Thụy.
         - Bộ Tổng tham mưu (Quyết định số 214 – BMG) thành lập Tiểu đoàn 6 phòng hóa đầu tiên của quân đội ta (sau đổi thành Tiểu đoàn 901) và hai đại đội phòng hóa thuộc hai Sư đoàn bộ binh 308, 320.
        Ngày 19-4 hằng năm trở thành ngtày truyền thống của bộ đội hóa học.


106. Có bao nhiêu đại biểu tập thể cá nhân về dự Đại hội liên hoan anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ III? Nói chuyện với Đại hội, Bác Hồ đã có chỉ thị gì?
        Trong hai ngày 7 và 8-7-1958 đã diễn ra Đại hội liên hoan anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ III. 456 chiến sĩ thi đua và đại biểu 76 đơn vị trong cả nước dự Đại hội. Nói chuyên với Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: “Các anh hùng và chiến sĩ thi đua cần phải luôn luôn dắt dìu, giúp đỡ những người chung quanh mình cùng tiến bộ. Mọi người đều phải cố gắng…Như vậy, đời sống của nhân dân ta chắc chắn sẽ cải thiện hơn nữa. Như vậy, chúng ta sẽ vững bước tiến dần lên chủ nghĩa xã hội…” (1).
(1). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr. 200-201.


107. Trung đoàn tình báo phòng không đầu tiên của quân đội tar a đời vào thời gian nào? Biên chế, tổ chức, chỉ huy khi mới thành lập?
        Tháng 8-1958, Trung đoàn 4 thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không được tổ chức thành Trung đoàn phòng không 260 gồm sáu đại đội ( phiên hiệu từ 1 đến 6) trang bị ra đa P-8 và ba đại đội quan sát mắt (phiên hiệu từ 7 đến 9).
         Trung đoàn trưởng: Lương Sưu Sắt.
          Chính ủy: Lê Đình Truy.
          Đây là Trung đoàn tình báo phòng không đầu tiên của quân đội ta.


108. Trận đánh nào được coi là một trong những trận đánh lớn đầu tiên của lực lượng vũ trang miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ?
       Đó là trận Dầu Tiếng (ngày 11-10-1958). Đây là trận tập kích của hai Đại đội bộ binh 80, 90 và Đại đội đặc công 60 lực lượng vũ trang miền đông Nam Bộ và hai tiểu đoàn thuộc Sư đoàn bộ binh 3 quân ngụy Sài Gòn ở quận lỵ Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một). Rạng sáng ngày 11, ta nổ sung, sau 30 phút làm chủ quận lỵ, diệt gần 200, bắt 30 tên địch, thu hơn 200 súng các loại; tiếp đó đánh bại một tiểu đoàn đến cứu ứng. Quân địch đóng ở 20 đồn bốt xung quanh Dầu Tiếng hoảng sợ, bỏ chạy.


109. Vì sao bộ đội rađa lấy ngày 1-3 hằng năm làm ngày truyền thống?
        Ngày 1-3-1959, các đài rada thuộc Trung đoàn 260 bố trí ở Điện Biên (Lai Châu), Đồ Sơn (Hải Phòng), Trùng Quang (Nam Định), Quảng Xương (Thanh Hóa), Điền Lư (nam quân khu IV) chính thức phát song trên toàn mạng, cảnh giới bầu trời Tổ quốc. Ngày 1-3 hằng năm trở thành ngày truyền thống của bộ đội rađa.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười Hai, 2007, 03:23:29 pm gửi bởi ptlinh » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #26 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2007, 06:39:54 am »

110. Tại sao ngày 3-3 hằng năm trở thành ngày truyền thống của bộ đội biên phòng?
       Ngày 3-3-1959, Công an nhân dân vũ trang được thành lập. Nghị địch sô 100/TTg cảu Thủ tướng Chính phủ ghi rõ:
      ‘Nay thống nhất các đơn vị bộ đội đang làm công tác bảo vệ nội địa, bảo vệ biên giới, giới tuyến và các đơn vị công an biên phòng, cảnh sát vũ trang, thành lập một lực lượng vũ trang chuyên trách công tác biên phòng và bảo vệ nội địa, lấy tên là Công an vũ trang”. Trực thuộc Bộ Tư lệnh có hai Trung đoàn 600 và 245, Tiểu đoàn cơ động 12, Thủy đội 14, bốn cục (Tham mưu, Trinh sát, Chính trị, Hậu cần), các trường (văn hóa, lái xe, hạ sĩ quan, huấn luyện ngựa, huấn luyện chó nghiệp vụ) và một số đơn vị chuyên môn, kỹ thuật.
       Tư lệnh kiêm Chính ủy: Thiếu tướng Phạm Trọng Tuệ.
       Vì thế, ngày 3-3 hằng năm trở thành ngày truyền thống của Công an nhân dân (nay là bộ đội biên phòng).


111. Trường Sĩ quan công binh được thành lập vào thời gian nào? Nhiệm vụ được giao khi trường mới thành lập?
        Ngày 30-3-1959, thành lập Trường Sĩ quan công binh (trên cơ sở phân khoa công binh của Trường Sĩ quan lục quân). Nhiệm vụ: đào tạo sĩ quan chỉ huy phân đội công binh (gồm các chuyên ngành công binh công trình, công binh cầu phà, xe máy công binh) cho các đơn vị công binh toàn quân (ngày 20-10-1964, chuyển thành phân khoa công binh thuộc Trường Sĩ quan lục quân).


112. Tại sao có tên gọi Đoàn 559? Chức năng, nhiệm vụ và biên chế tổ chức, chỉ huy của Đoàn trong những ngày đầu thành lập?
        Ngày 19-5-1959, thành lập Đoàn 559 (lấy tháng và năm thành lập làm phiên hiệu).
        Tổng Quân ủy, Bộ Quốc phòng thành lập tổ chức hoạt động chi viện miền Nam, lúc đầu lấy tên là “ Đoàn công tác quân sự đặc biệt”. Nhiệm vụ: vận chuyển hàng quân sự, tổ chức đưa đón bộ đội, cán bộ vào miền Nam và từ Nam ra Bắc, Thượng tá Võ Bẩm – Cục phó Cục Nông trường được cử làm Đoàn trưởng kiêm Chính ủy.
         Ngày 1-6, Tiểu đoàn vận tải bộ 301 được thành lập trực thuộc “Đoàn công tác quân sự đặc biệt”. Tiểu đoàn biên chế 440 cán bộ, chiến sĩ. Đại úy Chu Đăng Chữ: Tiểu đoàn trưởng; Đại úy Nguyễn Danh (tức Chính): Chính trị viên.
         Tháng 7-1959, Bộ Quốc phòng tổ chức Tiểu đoàn vận tải biển 603 có nhiệm vụ vận chuyển vũ khí chi viện cho miền Nam.
          Ngày 12-9-1959, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 446/QĐ hợp thức việc thành lập “ Đoàn công tác quân sự đặc biệt” lấy tên là Đoàn 559 (tên gọi thời điểm thành lập) và quy định lại nhiệ vụ của Đoàn:
 - Tổ chức mở đường giao thong quân sự vào miền Nam dọc theo dãy Trường Sơn.
 - Vận chuyển hang hóa quân sự cho miền Nam.
 - Đưa đón cán bộ, bộ đội hành quân vào chiến trường…


113. Trung đoàn không quân vận tải đầu tiên của quân đội ta ra đời vào thời gian nào? Biên chế của trung đoàn khi mới thành lập?
        Ngày 1-5-1959, thành lập Trung đoàn không quân vận tải (Nghị định số 429/NĐ của Bộ Quốc phòng) thuộc Cục Không quân, biên chế hai đại đội máy bay (gồm hai trung đội IL.14, LI.2, AN.2) và đại đội máy. Đây là trung đoàn không quân vận tải đầu tiên của quân đội ta.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Sáu, 2008, 07:08:26 pm gửi bởi ptlinh » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #27 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2007, 06:45:49 am »

114. Cho biết diễn biến, kết quả và ý nghĩa thắng lợi của khởi nghĩa Trà Bồng?
       Ngày 28-8-1959, nhân dân các dân tộc huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đựoc đơn vị 339 của tỉnh huyện hỗ trợ nổi dậy diệt ác, phá kìm ở 16 xã, bức rút 7 đồn, diệt 161 tên, trừng trị 61 tên tề ngụy ác ôn, lập chính quyền cách mạng ở một số thôn, xã vùng rừng núi, xóa bỏ tề ở sáu xã vùng ấp. Đến ngày 1-9-1959, nhân dân làm chủ toàn huyện Trà Bồng (trừ quận lỵ).
       Nhân dân miền Tây Quảng Ngãi cùng nổi dậy lật đổ ngụy quyền ở thôn, xã và bao vây uy hiếp đồn bốt địch. Chỉ trong một tuần, toàn bộ vùng cao huyện Sơn Hà và hơn 20 xã thuộc các huyện Ba Tơ, Minh Long do nhân dân làm chủ.
        Thắng lợi của khởi nghĩa Trà Bồng và miền tây Quảng Ngãi mở đầu thời kỳ phong trào cách mạng ở khu V chuyển sang thế tiến công, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng trên toàn miền Nam.


115. Nhiệm vụ của Đoàn 559 theo Quyết định thành lập số 446/QĐ cảu Bộ Quốc phòng là gì?
       Ngày 12-9-1959, thành lập Đoàn 559 thuộc Bộ Quốc phòng (Quyết định số 446/NĐ của Bộ Quốc phòng). Nhiệm vụ: làm chuyên gia về quân sự cho Quân ủy Trung ương và Bộ Chỉ huy tối cao Quân đội giải phóng nhân dân Lào, tổ chức chi viện vật chất từ Việt Nam sang Lào và trực tiếp chỉ huy các đơn vị bộ đội tình nguyện Việt Nam hoạt động trên chiến trường nước bạn.


116. Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Giồng Thị Đam – gò Quản Cung?
       Ngày 26-9-1959, trận Giồng Thị Đam – gò Quản Cung  diễn ra và thắng lợi. Tiểu đoàn 502 tỉnh Kiến Phong (gồm hơn 100 cán bộ, chiến sĩ) phục kích Trung đoàn 42 ngụy ở Giồng Thị Đam và gò Quản Cung (xã Tân Hội Cơ, huyện Hồng Ngự), đánh thiệt hại một tiểu đoàn, bắt 105 tên (có Ban chỉ huy), thu 48 tàu xuồng, 11 máy vô tuyến điện, 365 súng các loại và 30.000 viên đạn. Vũ khí thu được đã trang bị cho 23 đội vũ trang công tác ở các huyện Hồng Ngự, Cao Lãnh (Kiến Tường).
          Chiến thắng Giồng Thị Đam – gò Quản Cung có tiếng vang lớn ở Nam Bộ, cổ vũ nhân dân các địa phương “Đồng khởi”.


117. Trường Không quân Việt Nam được thành lập vào thời gian nào? Nhiệm vụ của trường khi thành lập?
        Ngày 30-9-1959, thành lập Trường Không quân Việt Nam, phiên hiệu Trung đoàn không quân 910 (Nghị định 429/NĐ của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng).
        Nhiệm vụ: đào tạo phi công, nhân viên dẫn đường thông tin và cơ giới trên không.


118. Vì sao ngày 5-10 hằng năm được lấy làm ngày truyền thống của bộ đội tăng – thiết
giáp?

       Ngày 5-10-1959, thành lập trung đoàn xe tăng đầu tiên, phiên hiệu Trung đoàn xe tăng 202 (Nghị định 449/NĐ của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng).
       Biên chế: ba tiểu đoàn xe tăng chiến đấu (1, 2, 3), một đại đội sửa chữa, một đại đội công binh, một đại đội huấn luyện, một đại đội vệ binh, một đại đội thông tin và bốn cơ quan (tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật).
       Trung đoàn trưởng: Thiếu tá Đào Huy Vũ.
       Chính ủy: Thiếu tá Đặng Quang Long.
       Ngày 5-10 hằng năm trở thành ngày truyền thống của bộ đội tăng – thiết giáp.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Sáu, 2008, 07:10:04 pm gửi bởi ptlinh » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #28 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2007, 03:08:26 am »

119. Đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên ra đời trong phong trào Đồng khởi?
       Ngày 19-1-1960, đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên (Đại đội 264) ra đời trong phong trào Đồng khởi tại xã Bình Khánh, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Đơn vị gồm 50 cán bộ, chiến sĩ, trang bị 23 khẩu sung các loại, do đồng chí Lê Minh Đào (Ba Đào) chỉ huy.


120. Trận đánh lớn mở đầu cho thời kỳ đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang ở miền đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?
       Đó là trận Tua Hai (ngày 26-1-1960). Đây là trận tập kích của ba đại đội bộ binh (59, 70, 80), Đại đội đặc công 60 và ba tiểu đội vũ trang Tây Ninh vào căn cứ tua Hai của Trung đoàn 32 quân ngụy Sài Gòn (nơi huấn luyện biệt kích và bàn đạp mở các cuộc hành quân tây – bắc thị xã Tây Ninh 7km). Căn cứ gồm bốn khu do ba tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn pháo binh, một tiểu đoàn xe tăng chiếm giữ, xung quanh có 14 tháp canh và hệ thống phòng ngự cẩn mật. Đêm 25 ràng ngày 26-1 (tức 28 Tết âm lịch), dưới sự chỉ huy của Trưởng ban quân sự đông Nam Bộ, các đơn vị bí mật tiếp cận phối hợp với lực lượng nội ứng bên trong, bất ngờ tập kích đánh trúng Sở Chỉ huy, trận địa pháo binh, khu thiết giáp, nhà lính. Sau 20 phút chiến đấu, ta làm chủ hoàn toàn căn cứ, diệt 500 tên địch, bắt giáo dục, thả tại chỗ 500 tên, thu 1.500 súng các loại. Trận Tua Hai là một trong những trận đánh tiêu diệt lớn đầu tiên của lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam.


121. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào Đồng khởi Bến Tre?
       Phong trào Đồng khởi ở Bến Tre diễn ra từ ngày 17-1 đến ngày 20-4-1960. Đây là cuộc nổi dậy cùng một lúc của nhân dân tỉnh Bến Tre đạp tan bộ máy kìm kẹp của chính quyền Sài Gòn ở thôn, ấp, giành quyền làm chủ. Lực lượng địch ở Bến Tre có 9 đại đội bảo an, 24 tổng đoàn dân vệ, 1.380 dân vệ và hơn 300 đồn bốt, tháp canh. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1959), Xứ ủy Nam Bộ họp tháng 11-1959, chủ trương phát động phong trào Đồng khởi. Bến Tre chọ ba xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh (huyện Mỏ Cày) làm điểm, Thường vụ tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo, đội hành động làm lực lượng xung kích, kết hợp với cơ sở nội tuyến, đã nổi dậy diệt Tổng đoàn dân vệ, vây các đồn bốt, bức địch ra hang, giành quyền làm chủ. Tiếp sau, nhân dân xã  Phước Hiệp (đêm 17-1) và Bình Khánh (20-1) cùng nổi dậy diệt lực lượng bảo an và ác ôn, giải tán chính quyền cơ sở địch. Thắng lợi của Đồng khởi ở ba xã cổ vũ nhân dân các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu Thành, Thạnh Phúc, Ba Tri, Bình Đại đồng loạt nổi dậy. Kết quả hơn 300 tề, điệp, ác ôn, bị trừng trị, 47 đồn bốt, tháp canh bị diệt và bức rút, 22 xã được giải phóng hoàn toàn.. Ngày 22-3, chính quyền Sài Gòn sử dụng 10.000 quân đánh vào ba xã điểm. Lực lượng du kích kết hợp với hang vạn quần chúng đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng. Ngày 1-4, hang ngàn phụ nữ dung ghe, xuồng bế con, cháu tản cư ngược lên thị trấn mỏ Cày, đến nhà quận trưởng tố cáo tội ác giết hại nhân dân của quân đội Sài Gòn. Cuộc đấu tranh kéo dài 12 ngày, được hang ngàn phụ nữ ở các nơi khác đến tiếp sức, buộc chính quyền Sài Gòn phải chấm dứt cuộc càn quét (20-4). Phong trào Đồng khởi ở Bến Tre là cuộc đồng khởi điển hình, rộng lớn, diễn ra trong cả một tỉnh; thể hiện thành công phương pháp cách mạng miền Nam về kết hợp ba mũi giáp công. Đội quân tóc dài ra đời từ đây.


122. Nêu những nội dung chính trong Chỉ thị của Tổng Quân ủy về thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam?
       Tháng 1-1961, Tổng Quân ủy ra Chỉ thị thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, do Đảng sang lập và xây dựng, giáo dục và lãnh đạo…, Kế tục truyền thống anh dũng, tinh thần quật khởi và đoàn kết chiến đấu của nhân dân miền Nam anh hung, kế tục truyền thống vẻ vang phục vụ nhân dân của Quân đội nhân dân Việt Nam, mục tiêu chiến đấu là kiên quyết thực hiện cương lĩnh, đường lối của Đảng, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc, người cày có ruộng, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
        Quân giải phóng miền Nam Việt Nam vừa là một đội quân chiến đâu, vừa là một đội quân công tác và sản xuất. Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, Quân giải phóng miền Nam sẽ xây dựng ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Phương châm xây dựng là khẩn trương, nhưng phải phù hợp với tình hình và khả năng thực tế và có đủ điều kiện để đối phó với những tình huống đột biến, lấy việc việc xây dựng các đơn vị tập trung làm chủ yếu, đồng thời hết sức coi trọng việc xây dựng bộ đội địa phương và dân quân du kích.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Sáu, 2008, 07:11:52 pm gửi bởi ptlinh » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #29 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2007, 03:20:49 am »

123. Nêu tên các đồng chí lãnh đạo trong Trung ương Cục miền Nam khi mới thành lập cuối tháng 1-1961?
       Cuối tháng 1-1961, Trung ương Cục miền Nam được thành lập. Đồng chí Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) được cử làm Bí thư Trung ương Cục. Các đồng chí Trần Lương (Trần Nam Trung), Phạm Văn Đáng (Hai Văn), Nguyễn Văn Xô (Võ Chí Công), Võ Văn Kiệt, Phạm Thái Bường (Ba Hường), Trần Văn Quang làm ủy viên.


124. Trong lần đến thăm bộ đội hải quân vào tháng 3-1961, Bác Hồ căn dặn những gì?
       Tháng 3-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm bộ đội hải quân. Người căn dặn “Bờ biển ta có vị trí quan trọng. Vì vậy nhiệm vụ của hải quân trước mắt cũng như lâu dài rất nặng nề nhưng rất vẻ vang… Phải biết tìm ra cách đánh phù hợp với điều kiện con người và địa hình bờ biển nước ta và vũ khí trang bị mình có. Hải quân ta phải học tập kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, nhưng không được quên truyền thống đánh giặc xưa kia của tổ tiên… Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó” (1)
(1). 55 năm Quân đội nhân dân Việt Nam, Sđd, tr. 200.


125. Đoàn cán bộ quân sự tăng cường cho Ban Quân sự Miền và các quân khu ở miền Nam mang tên “Đoàn Phương Đông”, vì sao?
       Ngày 5-5-1961, Đoàn cán bộ quân sự tăng cường cho Ban Quân sự miền Nam và các quân khu ở miền Nam, gồm 500 người hầu hết là cán bộ cao cấp, trung cấp do Thiếu tướng Trần Văn Quang - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Tổng tham mưu trưởng dẫn đầu, xuất phát từ Xuân Mai (Hòa Bình) theo tướng tây Trường Sơn vào chiến trường Nam Bộ và nam Trung Bộ. Đoàn lên đường vào lúc Liên Xô phóng thành công con tàu mang tên “Phương Đông” đưa anh hùng Gagarin – người đầu tiên trên thế giới bay vào vũ trụ, nên đặt tên là “Đoàn Phương Đông”. Ngày 28-7, Đoàn đến vị trí tập kết – đồi 300 (Bình Long).


126. Trận đánh nào được coi là tiền đề của sự ra đời loại hình chiến dịch tổng hợp?
       Đó là trận Đắc Hà (từ ngày 30-8 đến ngày 2-9- 1961). Đây là trận đánh điểm diệt viện của Tiểu đoàn bộ binh 90, Đại đội đặc công 406, Phân đội học viên Trường quân chính Quân khu V và lực lượng vũ trang địa phương vào quân ngụy Sài Gòn ở quận lỵ Đắc Hà (Tumơrông) nằm trên đường số 14 (bắc thị xã Kon Tum). Đêm 30-8, ta tập kích Đắc Hà, diệt gọn đại đội bảo an, làm chủ quận lỵ Ngày 2-9, phục kích địch tại Đắc Tô đến giải tỏa Đắc Hà, đánh thiệ hại nặng hai tiểu đoàn, bắt gần 100 quân, thu nhiều súng đạn. Chiến thắng Đắc Hà hỗ trợ nhân dân 28 ấp dọc đường liên tỉnh 5 (từ Đắc Hà qua Măng Bút, Măng Đen đến Giá Vụ) nổi dậy phá tan hàng chục ấp chiến lược và khu dinh điền của địch, giành quyền làm chủ, mở rộng vùng giải phóng.


127. Hai tiểu đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của quân đội ta trên chiến trường Nam Bộ và cực nam Trung Bộ được thành lập vào thời gian nào? Biên chế tổ chức và tang bị ban đầu của hai tiểu đoàn đó ra sao?
      Ngày 2-9-1961, hai Tiểu đoàn 1 và 2 chủ lực Miền làm lễ ra mắt tại Chiến khu Dương Minh Châu (đông Nam Bộ). Tiểu đoàn 1 do đồng chí Bùi Thanh Vân (Út Liêm) làm Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Đặng Văn Thượng làm Chính trị viên. Tiểu đoàn 2 do đồng chí Huỳnh Leo (Bình Minh) làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Hải (Bảy Trượt) làm Chính trị viên. Mỗi tiểu đoàn biến chế trên 120 cán bộ, chiến sĩ, trang bị hơn 100 khẩu súng các loại. Đây là hai tiểu đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của quân đội ta trên chiến trường miền Nam Bộ và cực nam Trung Bộ. Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ -  Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam căn dặn: “Nước ta còn nghèo, dân ta đang bị áp bức, bóc lột, nên người và vũ khí hiện chỉ có bấy nhiêu. Các đồng chí hãy lấy đó làm vốn rồi liên hệ với địa phương xin thêm người, tổ chức và huấn luyện cho tốt để gấp rút ra chiến đấu hỗ trợ phong trào”.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Sáu, 2008, 07:16:41 pm gửi bởi ptlinh » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM