Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:46:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 60 Năm Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng (hỏi và đáp)  (Đọc 127900 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #50 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2008, 04:36:38 pm »

217. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả chiến dịch bắc Tây Nguyên?
          Chiến dịch bắc Tây Nguyên diễn ra từ ngày 30-3 đến ngày 5-6-1972.
          Tư lệnh: Thiếu tướng Hoàng Minh Thảo.
          Chính ủy: Trương Chí Công - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
          Lực lượng tham gia: hai sư đoàn (320A và 2), bốn trung đoàn bộ binh (24, 28, 95, 66), hai trung đoàn pháo binh (40, 675), Trung đoàn pháo cao xạ 234, hai tiểu đoàn xe tăng và một số đơn vị binh chủng.
          Từ ngày 30-3 đến ngày 24-4, bộ đội ta tiến công địch ở tây sông Pô Cô, bắc Võ Định, các điểm cao 1015 ,1049, đập vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài: tiếp đó mở đợt tiến công tiên diệt căn cứ 42, căn cứ Đắc Tô. Lần đầu tiên bộ đội ta diệt một sư đoàn (thiếu) trên tuyến phòng thủ kiên cố của địch ở chiến trường bắc Tây Nguyên.
          Từ ngày 25-4 đến 5-6, ta tập trung lực lượng tiến công địch ở thị xã Kon Tum, cắt đường số 4, đánh địch phản kích. Do mùa mưa đã đến, việc cơ động lực lượng và chuẩn bị vật chất, binh khí kỹ thuật gặp nhiều khó khăn, ta không chiếm được thị xã Kon Tum.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #51 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2008, 07:00:44 pm »

218. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả chiến dịch tiến công Trị - Thiên?
       Chiến dịch tiến công Trị - Thiên diễn ra từ ngày 30-3 đến ngày 27-6-1972.
       Tư lệnh: Thiếu tướng Lê Trọng Tấn.
       Chính ủy: Thiếu tướng Lê Quang Đạo.
       Lực lượng tham gia chiến dịch: ba sư đoàn bộ binh (304, 308, 324) và hai trung đoàn độc lập, hai sư đoàn phòng không hỗn hợp (367, 377) gồm tám trung đoàn pháo cao xạ, hai trung đoàn tên lửa, chín trung trung đoàn pháo mặt đất, hai trung đoàn tăng – thiết giáp, hai trung đoàn công binh và 16 tiểu đoàn đặc công, thông tin, vận tải.
       Từ ngày 30-3 đến ngày 5-4, ta phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài, giải phóng hai huyện Gio Linh, Cam Lộ, buộc địch phải rút khỏi tuyến phòng thủ đường số 9.
       Từ ngày 10-4 đến ngày 2-5, bộ đội ta tiếp tục thọc sâu, chia cắt, diệt từng tập đoàn quân địch phòng ngự ở Đông Hà, Ái Tử, La Vang, giải phóng toàn tỉnh Quảng Trị.
       Từ ngày 3-5 đến ngày 27-6, các đơn vị củng cố vùng mới giải phóng, đánh địch phản kích.
       Sau gần ba tháng chiến đấu liên tục, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 27.000 tên địch, phá hủy 636 xe tăng, xe thiết giáp, 1.870 xe quân sự 
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #52 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2008, 04:22:16 pm »

219. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch tiến công “Nguyễn Huệ”?
        Chiến dịch tiến công “Nguyễn Huệ” (đông Nam Bộ) diễn ra từ ngày 31-3-1972 đến ngày 28-1-1973.
        Tư lệnh: Trung tướng Trần Văn Trà.
        Chính ủy: Thiếu tướng Trần Độ.
        Lực lượng tham gia chiến dịch: ba sư đoàn bộ binh (5, 7, 9), ba trung đoàn bộ binh độc lập, một trung đoàn và hai tiểu đoàn đặc công, một trung đoàn pháo cao xạ, bat rung đoàn pháo binh (Đoàn 75 chủ lực Miền), một trung đoàn thiết giáp và lực lượng vũ trang địa phương.
        Sau trận đánh mở đầu diệt cứ điểm Xa Mát, Bàu Dưng trên đường số 22, ngày 25-4, Sư đoàn 5 và Trung đoàn 3 (Sư đoàn 9) có hai đại đội xe tăng và pháo binh chi viện đánh chiếm chi khu quân sự Lộc Ninh. Đây là trận đánh thắng lớn, tiêu diệt chiến đoàn địch phòng ngự trong công sự vững chắc, đánh dấu bước tiến mới về trình độ tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng của bộ đội chủ lực Miền. Ngày 13-4, Sư đoàn 9 có một đại đội xe tăng phối hợp tiến công thị xã Bình Long. Quân địch phản kích quyết liệt.
        Trong các đợt chiến đấu (từ các ngày 16-5 đến ngày 30-9 và từ ngày 1-10-1972 đến ngỳa 28-1-1973), quân ta tiếp tục bao vây thị xã Bình Long, chốt chặn trên đường số 13 và đánh địch phản kích trên các hướng, hỗ trợ các lực lượng vũ trang địa phương đánh phá “bình định”.
         Sau gần 10 tháng chiến đấu, ta diệt và đánh thiệt hại nặng 5 chiến đoàn, 7 trung đoàn, 16 tiểu đoàn bộ, 3 trung đoàn thiết giáp, 13 đại đội pháo binh, loại khỏi vòng chiến đấu 7.896 tên, bắn rơi và phá hủy 897 máy bay, bắn chìm 20 tàu xuồng, phá hủy và phá hỏng 1.881 xe quân sự, thu 282 xe (có 12 xe tăng), 6.637 súng các loại và nhiều phương tiện chiến tranh. Vùng giải phóng miền đông Nam Bộ được mở rộng, nối liền với vùng giải phóng đông – bắc Campuchia, Tây Nguyên và hậu phương lớn miền Bắc, tạo thế vững chắc cho bộ đội chủ lực Miền phát triển tiến công những năm sau này.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #53 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2008, 04:56:20 pm »

220. Tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Lainơbếchcơ I?
       Chiến dịch Lainơbếchcơ I diễn ra từ ngày 6-4 đến ngày 20-10-1972. Đây là chiến dịch đánh phá, ngăn chặn và phong tỏa của không quân và hải quân Mỹ đối với miền Bắc Việt Nam nhằm cắt đứt nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam, nguồn chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, ngăn chặn cuộc tiến công chiến lược của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam, đánh vào ý chí của lãnh đạo và nhân dân ta, cứu vãn sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
       Chiến dịch chia thành hai bước. Bước I (từ ngày 6-4 đến ngày 8-5) leo thang nhanh, đánh phá ồ ạt bằng không quân và hải quân. Bước II (từ ngày 9-5 đến ngày 22-10), phong tỏa toàn bộ các cảng, cửa sông vùng ven biển miền Bắc băng thủy lôi, bom từ trường, kết hợp với đánh phá bằng không quân, hải quân. Trong chiến dịch, Mỹ đã huy động số lượng lớn vũ khí kỹ thuật hiện đại (máy bay chiến lược B52, pháo hạm, bom lade, thủy lôi MK52… với 44.000 phi vụ, ném 137.000 tấn bom) gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất. Quân và dân miền Bắc đã đánh trả quyết liệt, bắn rơi 670 máy bay, bắn chìm, bắn cháy 135 tàu chiến, phá, gỡ hàng trăm thủy lôi, bom từ trường, bảo vệ được miền Bắc, duy trì việc tiếp nhận viện trợ quốc tế, đẩy mạnh chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, phát triển thắng lợi cuộc tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam.
        Bị tổn thất lớn và không đạt được mục tiêu, ngày 22-10-1972, Tổng thống Mỹ Níchxơn buộc phải tuyên bố ngừng nem bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, chấm dứt chiến dịch.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #54 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2008, 05:14:44 pm »

221. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả chiến dịch tiến công tổng hợp bắc Bình Định?
       Chiến dịch tiến công tổng hợp bắc Bình Định diễn ra từ ngày 9-4 đến ngày 2-6-1972.
       Tư lệnh: Thiếu tướng Chuy Huy Mân.
       Chính ủy: Võ Chí Công.
       Lực lượng tham gia: Sư đoàn bộ binh 3, hai tiểu đoàn đặc công, lực lượng vũ trang địa phương và lực lượng chính trị quần chúng. Sau trận mở đầu diệt cứ điểm Gò Lôi, ngày 18-4, hai Trung đoàn 2 và 21B (Sư đoàn 3) bao vây và tiến công Trung đoàn 42 ngụy, giải phóng huyện Hoài Ân. Từ ngày 24-4 đến ngày 1-5, Sư đoàn 3 vây lấn, diệt hai căn cứ Bình Dương (huyện Phù Mỹ) và Đệ Đức (huyện Hoài Nhơn). Phối hợp với đòn tiến công quân sự, hàng vạn quần chúng ở các xã ấp đã cùng du kích bao vây, bức rút hơn 100 đồn bốt bảo an.
     Sau gần hai tháng chiến đấu, ta diệt và làm tan rã 13.000 tên địch (bắt 4.000 tên), giải phóng hai huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn và một phần Phù Mỹ. Quân ủy Trung ương gửi điện khen ngợi Sư đoàn 3 và lực lượng vũ trang Bình Định: “Phát huy sức mạnh tổng hợp, liên tục tiến công, đánh giỏi thắng lớn”.





222. Biên đội không quân nào đã bắn bị thương chiếc tàu khu trục Mỹ trên vùng biển miền Bắc ngày 19-4-1972?
       Đó là biên đội Mig-17 gồm Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy thuộc Trung đoàn không quân 923.

Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #55 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2008, 04:26:41 pm »

223. Trận đánh nào mở ra khả năng đánh tiêu diệt lớn của Quân giải phóng Tây Nguyên?
        Đó là trận Đắc Tô – Tân Cảnh (ngày 24-4-1972). Đây là trận đánh công sự vững chắc của Sư đoàn bộ binh 2 (thiếu), được tăng cường Trung đoàn bộ binh 66, Tiểu đoàn đặc công 37 và một bộ phận pháo binh, pháo phòng không, xe tăng Quân giải phóng Tây Nguyên vào căn cứ quân sự của quân ngụy Sài Gòn ở Đắc Tô – Tân Cảnh (nơi có trung tâm chỉ huy tập đoàn phòng ngự phía bắc tỉnh Kon Tum. Lực lượng địch gồm: Sở Chỉ huy nhẹ Sư đoàn 22, khu cố vấn Mỹ, các Trung đoàn 42, 47, 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 41, Thiết đoàn 14 kỵ binh, 2 tiểu đoàn pháo binh, 2 tiểu đoàn bảo an, Tiểu đoàn dù 9… Đến 4 giờ 30 phút, trận đánh bắt đầu. Ở Tân Cảnh, sau khi pháo bắn chuẩn bị, mở cửa, bộ binh và xe tăng ta lần lượt đánh chiếm các mục tiêu bên trong, bắn chết đại tá sư đoàn trưởng và đại tá cố vấn Mỹ, bắt sống đại tá sư đoàn phó và trung tá cố vấn Mỹ, làm chủ hoàn toàn căn cứ lúc 11 giờ. Ở Đắc Tô, 8 giờ Trung đoàn 1 (Sư đoàn 2) được tăng cường 1 trung đội xe tăng và 1 xe pháo tự hành phòng không 57 ly tiến công Trung đoàn 47; địch bỏ căn cứ rút chạy, bị ta truy kích, diệt và bẳt gọn. Sau 10 giờ chiến đấu, ta tiêu diệt Sư đoàn 22 (thiếu) trong căn cứ phòng ngự mạnh của địch, bắn rơi 8 máy bay, thu 9 xe tăng, xe thiết giáp, 28 pháo 105 ly và 155 ly, 100 xe quân sự và nhiều phương tiện chiến đấu khác.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #56 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2008, 04:50:22 pm »

224. Trận đánh nào thể hiện sự trưởng thành về chiến đấu hiệp đồng binh chủng của bộ đội ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
        Đó là trận Đông Hà (ngày 27 và 28-4-1972). Đây là trận then chốt trong đợt 2 chiến dịch Trị - Thiên (từ ngày 30-3 đến ngày 27-6-1972), do Sư đoàn bộ binh 308 được tăng cường xe tăng, pháo binh, đặc công…. đảm nhiệm, nhằm tiêu diệt Trung đoàn bộ binh 57 (Sư đoàn 3), 2 liên đoàn biệt động quân (4, 5), 2 thiết đoàn (17, 20) quân ngụy Sài Gòn; giải phóng cụm cứ điểm Đông Hà – Lai Phước. Ngày 2-4 địch hoảng loạn, nhưng do lực lượng phía sau không lên kịp, ta bỏ lỡ thời cơ giải phóng Đông Hà. Từ 15 giờ ngày 8-4 đến 5 giờ ngày 9-4, ta tiến công Đông Hà lần thứ nhất nhưng không thành công vì không khác phục được chiến thuật phòng ngự cơ động và vỏ cứng bằng hàng rào xe tăng bố trí trong công sự. Từ ngày 14 đến ngày 26-4, ta tập trung hỏa lực B72, B40, B41, ĐKZ bố trí nhiều tầng áp sát Đông Hà đánh vỡ vành đai xe tăng. Ngày 27-4, pháo binh bắn 30.000 quả đạn vào các cụm quân địch ở Đông Hà, Lai Phước… Đồng thời Sư đoàn 308 đánh chiếm các điểm cao phía tây, thọc sâu vào sân bay, chi khu Đông Hà. Sáng 28-4 ở hướng nam, Trung đoàn 102 đánh ra đường 1, chiếm cầu Lai Phước, chia cắt đội hình địch; hướng tây, Trung đoàn 88 đánh chiếm Trung Chỉ, Đại Áng; hướng bắc, Trung đoàn 36 vượt song Hiếu đánh chiếm các phố trong thị trấn Đông Hà; 15 giờ ngày 28-4 ta làm chủ Đông Hà, Lai Phước. Kết quả: loại khỏi vòng chiến đấu gần 4.000 địch, thu và phá hủy hơn 200 xe quân sự (110 xe tăng, xe bọc thép) bắn rơi 35 máy bay, giải phóng thị trấn Đông Hà, phối hợp với các hướng giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị.






225. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum – Xiêng Khoảng?
        Từ ngày 21-5 đến ngày 15-11-1972, Quân tình nguyện Việ Nam và bộ đội Pathét Lào tổ chức chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum – Xiêng Khoảng.
         Tham gia Bộ Tư lệnh chiến dịch về phía Việt Nam có Đại tá Vũ Lập – Tư lệnh; Đại tá Lê Linh – Chính ủy.
         Lực lượng tham gia: Quân tình nguyện Việt Nam có Sư đoàn bộ binh 316, ba trung đoàn bộ binh 866, 335, 88 (thuộc sư đoàn 308B) và chin tiểu đoàn binh chủng (xe tăng, pháo binh, pháo cao xạ, đặc công, công binh).
         Sau 179 ngày đêm chiến đấu, Quân tình nguyện Việt Nam đã hỗ trợ lực lượng Pathét Lào loại khỏi vòng chiến đấu 5.600 tên địch, đánh thiệt hại nặng 3 GM (22, 23, 26), ba tiểu đoàn quân Thái Lan, làm tổn thất năm GM (15, 22, 24, 30, 32), đánh bại các cuộc tiến công lấn chiếm của quân ngụy Lào và quân Thái Lan, giữ vững địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #57 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2008, 05:10:47 pm »

226. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả, ý nghĩa chiến dịch đồng bằng sông Cửu Long?
       Chiến dịch đồng bằng song Cửu Long diễn ra từ ngày 10-6 đến ngày 10-9-1972. Đây là chiến dịch tiến công tổng hợp của quân và dân miền trung Nam Bộ (khu VIII), nhằm tiêu diệt sinh lực địch, phá âm mưu bình định của địch và mở mảng, dành dân… diễn ra trên địa bàn phía nam – bắc đường số 4 gồm các tỉnh Mỹ Tho, Kiến Phong, Kiến Tường, Bến Tre, Gò Công.
       Lực lượng địch có 2 sư đoàn bộ binh (7, 9), 1 liên đoàn biệt động quân, 1 liên đoàn đặc nhiệm hải quân, 74 khẩu pháo 155ly, 105 ly và hai trung đoàn thiết giáp cùng hệ thống lực lượng kìm kẹp từ tỉnh, quận đến xã ấp gồm 4 tiểu đoàn, 21 liên đội và 65 đại đội bảo an, 3 liên đội và 428 trung đội dân vệ, 4 đại đội và 3.600 cảnh sát cùng hàng ngàn tề điệp, ác ôn với trên 1.000 đồn bốt. Lực lượng ta gồm 2 sư đoàn bộ binh, 4 trung đoàn và 7 tiểu đoàn bộ binh độc lập, 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn đặc công và 2 tiểu đoàn công binh, lực lượng vũ trang và nhân dân các địa phương.
       Chiến dịch diễn ra ba đợt: đợt 1 (từ ngày 10 đến ngày 29-6-1972), quân chủ lực ta đột phá tuyến phòng thủ biên giới Việt Nam – Campuchia, đồng thời đánh địch ở nam và bắc đường số 4, hỗ trợ nhân dân toàn vùng nổ dậy giành quyền làm chủ ở xã, ấp. Đợt 2 (từ ngày 3 đến ngày 31-7-1972), ta đánh địch phản kích nhưng chưa có trận nào thắng lớn, nhân dân trên cả địa bàn chiến dịch vẫn tiếp tục đánh phá bình định, mở mảng, mở vùng. Đợt 3 (từ ngày 6-8 đên ngày 10-9-1972), địch tổ chức phản đột kích lớn. Lực lượng chủ lực và địa phương ta bám trụ kiên cường, kiên trì đánh địch ở mọi hướng làm cho địch yếu dần, bộ máy kìm kẹp ta rã dần.
        Kết quả: ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 34.500 địch, đánh thiệt hại nặng 1 trung đoàn, 1 chiến đoàn, 1 liên đoàn, tiêu diệt 16 tiểu đoàn quân ngụy Sài Gòn, phá hủy 126 xe M113, 179 xe quân sự và 37 khẩu pháo, đánh chìm 73 tàu chiến, bắn rơi 60 máy bay, thu trên 3.000 súng, bức hàng, bức rút 356 đồn bốt, 240.000 dân ở 27 xã, 228 ấp đã giành được quyền làm chủ cùng hàng triệu quần chúng được rèn luyện trưởng thành trong đấu tranh trực diện với địch. Chiến dịch đã thể nghiệm thành công phương thức cơ bản để đánh phá bình định, giành dân, giành quyền làm chủ của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #58 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2008, 04:43:43 pm »

227. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả chiến dịch phòng ngự Quảng Trị?
       Chiến dịch phòng ngự Quảng Trị diễn ra từ ngày 26-8-1972 đến ngày 31-1-1973.
 Bộ Tư lệnh chiến dịch: Thiếu tướng Trần Quý Hai – Tư lệnh; Thiếu tướng Song Hào – Chính ủy.
       Lực lượng tham gia: năm sư đoàn bộ binh (304, 308, 320, 325, 312), Trung đoàn 27 và Trung đoàn 6 độc lập, bat rung đoàn pháo binh (164, 45, 84), bốn trung đoàn pháo cao xạ (241, 243, 250, 280), Trung đoàn 236 tên lửa, Trung đoàn 203 thiết giáp, hai trung đoàn công binh, (229, 249), năm tiểu đoàn đặc công và lực lượng vũ trang trên địa bàn chiến dịch.
       Từ ngày 28-6 đến ngày 30-8, bộ đội ta tổ chức năm đợt phản kích đánh bại nhiều cuộc phản công của địch. Tuy vậy, do địch tập trung lực lượng và hỏa lực phản kích, ta bị thương vong lớn. Địch tái chiếm được thành cổ Quảng Trị. Từ ngày 1-9-1972 đến ngày 31-1-1973, ta tổ chức trận địa và tác chiến phòng ngự bảo vệ vùng giải phóng Quảng Trị.
       Kết quả: loại khỏi vòng chiến đấu 29.822 tên, diệt gọn 1 lữ đoàn và 12 đại đội, phá hủy 330 xe tăng, xe thiết giáp, 273 khẩu pháo, bắn rơi 169 máy bay, bắn chìm, bắn cháy 20 tàu xuồng, thu 877 súng các loại.






228. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch phòng không Hà Nội – Hải Phòng?
       Chiến dịch phòng không Hà Nội – Hải Phòng diễn ra từ ngày 18 đến ngày 29-12-1972. Đây là chiến dịch do các lực lượng phòng không và không quân Việt Nam tiến hành đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của không quân Mỹ vào Hà Nội – Hải Phòng.
       Ngày 18-12, cuộc tập kích đường không của Mỹ bắt đầu. Lực lượng của ta: 6 trung đoàn tên lửa phòng không, 3 trung đoàn không quân tiêm kích, 4 trung đoàn và 8 tiểu đoàn phòng không, 356 đơn vị pháo và súng máy phòng không của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Chiến dịch bao gồm hai đợt. Đợt 1 (từ ngày 18 đến ngày 24-12), đêm 18-12 Mỹ sử dụng 129 lần chiếc máy bay B52 và trên 160 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá Hà Nội, Hải Phòng. Các lực lượng phòng không, không quân ta đánh trả quyết liệt, bắn rơi 3 máy bay B52; các ngày sau bắn rơi them nhiều B52 và các loại khác. Đợt 2 (từ ngày 26 đến ngày 29-12) đến đêm 26-12 Mỹ dung 120 lần chiếc máy bay B52 đánh vào các khu đông dân cư ở Hà Nội, bị ta bắn rơi 8 chiếc. Các ngày tiếp sau còn bị bắn rơi them nhiều chiếc khác. Sau 12 ngày đêm chiến đấu, ta bắn rơi 81 máy bay (có 34 B52, 5 F111), bắt sống nhiều phi công, đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược, buộc Chính phủ Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và nối lại cuộc đàm phán ở Pari. Kinh nghiệm đánh thắng máy bay B52 làm phong phú them nghệ thuật chiến dịch tác chiến phòng không Việt Nam. Dư luận thế giới gọi đây là trận “ Điện Biên Phủ trên không”.





229. Ngày, tháng, năm nào Chính phủ Mỹ ra tuyên bố cam kết “chấm dứt mọi hoạt động quân sự tiến công bao gồm ném bm, bắn trọng pháo và thả mìn trên lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
       Đó là ngày 15-1-1973.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #59 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2008, 05:02:34 pm »

230. Cho biết thời gian và tên đơn vị đã bắn rơi chiếc máy bay Mỹ cuối cùng trên miền Bắc?
        Ngày 17-1-1973, dân quân huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) bắn rơi một máy bay do thám. Đây là chiếc máy bay Mỹ cuối cùng bị bắn rơi trên miền Bắc.






231. Trận đánh nào được coi là trận đánh then chốt, kết thúc đợt tác chiến phòng ngự Quảng Trị?

       Đó là trận Cửa Việt (ngày 31-1-1973). Đây là trận phản đột kích của một số đơn vị thuộc các Sư đoàn bộ binh 304, 320, 325, và hai tiểu đoàn bộ đội địa phương, Trung đoàn 126, K5 hải quân, pháo binh, xe tăng nhằm tiêu diệt lữ đoàn đặc nhiệm quân ngụy Sài gòn đột nhập lấn chiếm, khôi phục vùng giải phóng ở nam Cửa Việt, đẩy địch về vị trí được quy định trong Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam. Bị ta chặn đánh từ ngày 28 đến ngày 30-1, địch buộc phải co lại thành bốn cụm kéo dài từ nam Cửa Việt đến Vĩnh Hòa. Sau nửa giờ bắn pháo cấp tập (6 giờ 30 phút đến 7 giờ), xe tăng và bộ binh ta đánh vào cụm quân lớn nhất của địch gần Cửa Việt. Thực hiện lối đánh gần, chia cắt địch thành từng mảng, tích cực diệt xe tăng, đến 8 giờ 30 phút hai cụm địch ở nam Cửa Việt và bắc Vĩnh Hòa bị tiêu diệt. Thừa thắng, ta tiêu diệt nốt hai cụm địch ở nam Vĩnh Hòa và bắc Thanh Hội, khôi phục toàn bộ khu vực phòng thủ cảng Cửa Việt. Sau bốn giờ chiến đấu, ta tiêu diệt lữ đoàn đặc nhiệm, loại khỏi vòng chiến đấu 2.232 tên địch, bắt 170 tên, phá hủy 113 xe tăng, xe thiết giáp, thu 13 chiếc khác, bắn rơi 5 máy bay, thu trên 300 súng các loại.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM