Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:11:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 60 Năm Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng (hỏi và đáp)  (Đọc 127907 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #80 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 06:31:48 am »

Phụ lục

BẠN NÊN BIẾT

315. Đơn vị Nam tiến đầu tiên?

Vào những ngày tháng chiến sự lan rộng ở Nam Bộ và nam Trung Bộ, khắp nơi trên miền Bắc đã dấy lên phong trào ủng hộ, chi viện đồng bào miền Nam kháng chiến. Các “phòng Nam Bộ” được thành lập ở hầu hết các địa phương. Đâu đâu cũng vang lên lời ca: Tiếng súng vang sông núi miền Nam. Ta muốn băng mình tới phương Nam giết hết quân tham tàn... Sôi nổi nhất, rầm rộ nhất là phong trào tình nguyện vào Nam chiến đấu.
Sau ba ngày thực dân Pháp gây hấn ở Sài Gòn, đêm 26-9-194,5 Đại đội Bắc Sơn, Đại đội Bắc Kạn và Đại đội Hà Nội hợp thành một chi đội do đồng chí Hoàng Thơ chỉ huy đã đáp tàu rời Hà Nội vào Nam chiến đấu. Tàu đến Vinh thì quân số của Chi đội đã tăng lên gấp đôi: Thanh Hoá bổ sung một đại đội, Nghệ An bổ sung hai đại đội. Chiều 6-10, Chi đội vào đến Biên Hoà. Từ đây Chi đội phối hợp với các đơn vị địa phương, bắt đầu những trận chiến đấu khốc liệt nhưng vô cùng anh dũng. Sự có mặt của cán bộ, chiến sĩ trong Chi đội đã kịp thời cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của đồng bào miền Nam. Đây là đơn vị Nam tiến đầu tiên của miền Bắc - khởi đầu cho hàng ngàn đoàn quân Nam tiến từ Bắc vào Nam cho đến ngày đất nước giành thắng lợi hoàn toàn. Đoàn quân Nam tiến đã trở thành niềm tự hào của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến.

316. Nguồn gốc dạn “Thiên lôi”'?

Đây là loại đạn bắn máy bay bằng súng cối 60 ly, tên gọi là “không lôii” nhưng cánh lính trẻ gọi khác đi, đã có địa lôi thì phải có thiên lôi. Thực ra “không lôi” chỉ là một quả đạn súng cối thông thường, chỉ khác ở bộ phận gây nổ, đầu viên đạn có mũi tròn dẹp bằng đồng xu hễ lên hết độ cao thì phát nổ. Hồi đó súng cối Việt Nam có bộ phận cò, ấn chốt thì kim hoả tụt xuống, đạn bỏ vào trong nòng súng nằm chờ khi ta kéo cò kim hoả bật lên, đạn phóng lên hết độ cao thì phát nổ. “Thiên lôi” chỉ mang tính uy hiếp, ít có khả năng bắn rơi máy bay nhưng cũng đã góp phần cổ vũ đồng bào, bộ đội một thời.
Năm 1947, Đại đội Hoàng Văn Thụ mở hội “thể vận” tại cánh đồng thuộc bắc Ân Thi (Hưng Yên). Bảo vệ thao trường là một tổ cảnh giới gõ kẻng báo động, hai tổ trung liên và tổ súng cối. Buổi sáng tình hình yên tĩnh. Sang nửa buổi chiều kẻng báo động vang lên cả đại đội tản ra khắp cánh đồng. Hai máy bay địch xuất hiện. Hoả lực phòng không hướng về phía máy bay. “Bắn!”. Xen những tràng đạn liên thanh, “thiên lôi” vụt lên trời nổ “oàng” trên cao tạo thành đám khói trắng bằng cái thúng giữa bầu trời. Máy bay địch vòng lại, hoả lực ta xoay hướng đón đánh. Quả “thiên lôi” thứ hai bay lên, một đám khói nữa lơ lửng giữa bầu trời. Hai máy bay địch chỉ bắn được hai loạt rồi chuồn thẳng về hướng Gia Lâm. Nhân dân quanh vùng, kể cả bộ đội mắt thấy tai nghe “thiên lôi” đánh đuổi máy bay đều phấn khởi reo hò.

317. Lịch sử “cây chông” miền tây Nam Bộ?

Trước năm 1945, miền tây Nam Bộ chưa có cách đánh giặc bằng hầm chông. Trong kháng chiến chống Pháp lần thứ hai vào tháng 3-1946, sau khi chiếm xong các thị xã, giặc Pháp bắt đầu đánh chiếm vùng nông thôn miền tây Nam Bộ. Nhân dân và du kích ở đây vẫn bám trụ đánh giặc. Giặc Pháp càn vào các vùng quê phải trèo qua các cầu khỉ, nhiều tên té xuống kênh ướt như chuột lột. Bà con thấy vậy khoái lắm, mới nảy ra mẹo cưa mớm (cưa gần đứt) các cây cầu khỉ để lính Pháp đi qua té xuống kênh cho đã tức. Một lần giặc càn vào Gò Quao (Rạch Giá) bà con ta đang phát cỏ ngoài ruộng rồi chạy về bám vườn đánh giặc. Qua cầu khỉ bà con phải quẳng cây phảng xuống dưới kênh để giấu. Lính Pháp chạy qua cầu té xuống kênh đạp phải lưỡi phảng đứt chân. Từ đó, du kích và nhân dân các xã Thuỷ Liễu, Vĩnh Bình (Gò Quao) mới nảy ra sáng kiến vót những que tre mảnh nhọn, đào hố cắm cương để bẫy giặc. Miền tây Nam Bộ sử dụng cách đánh giặc bằng cây chông từ đó.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #81 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 06:32:36 am »

318. Chiếc xe “quốc tế”?

Chắc ít người biết rằng, cách đây 57 năm (năm 1947) quân đội ta đã “tự sản xuất” được một chiếc ôtô.
Theo các nhà lãnh đạo ngành kỹ thuật hồi đó thì sau chiến dịch Thu Đông 1947, một tổ thợ dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Vũ Văn Đôn lên Bắc Kạn để thu gom, tháo dỡ phụ tùng xe hỏng của Pháp trong chiến dịch. Chỉ trong một thời gian ngắn, vượt qua khó khăn, gian khổ thiếu thốn, nguy hiểm… bằng tinh thần sáng tạo và ý chí kiên cường, lòng nhiệt tình hăng hái, tổ chức thu gom, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp ráp... tổ thợ đã “lắp ghép” hoàn chỉnh một chiếc xe vận tải. Chiếc xe được anh em đặt tên là: “quốc tế” vì “trong nó là cả thế giới” máy của Hãng Ford (Mỹ), sát xi của Hãng Renault (Pháp), buồng lái của Hãng Studebarker (Đức)...
Ngay sau khi ra đời, xe đã tham gia vận chuyển hàng từ đèo Tài Hồ Gìn đến Bắc Kạn dài gần 100 km. Xe còn vinh dự một số lần được đưa Bác Hồ và một số khách quốc tế đi công tác ở Chiến khu Việt Bắc, trong đó có đồng chí Lêô Phighe - Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp. trong dịp đồng chí đến thăm căn cứ địa cách mạng của ta.

319. Người nữ Anh hùng đầu tiên của quân đội ta là ai?

Trong Đại hội liên hoan Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (ngày 19-5-1952) có năm người được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phong tặng danh hiệu Anh hùng quân đội. Một trong năm người đó là nữ Anh hùng Nguyễn Thị Chiên.
Nguyễn Thị Chiêu sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Tán Thuật, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Khi được tuyên dương Anh hùng, chị và Trung đội trưởng Trung đội nữ du kích xã, đảng viên Đảng Lao động Việt Nam.
Trung đội nữ du kích xã Tán Thuật do chị Chiên chỉ huy nổi danh trong kháng chiến chống Pháp với những trận đánh phục kích chống địch đi càn quét và đánh đồn bốt địch.
Tháng 12-1951, Trung đội nữ du kích do chị chỉ huy phối hợp với bộ đội phục kích đánh địch đi càn quét. Lợi dụng lúc đích chủ quan, không đề phòng, chị và đồng đội đã bất ngờ xông ra bắt sống bốn tên, trong đó có tên quan hai chỉ huy. Khi đích tiến công vào làng chiến đấu của ta, chị và đồng đội đã dũng cảm, mưu trí đánh thắng địch. Riêng trận này, chị Chiều đã bắn chết ba tên bắt sống một tên và giật được một súng giặc.
Tháng 1-1952 , Trung đội nữ du kích Tán Thuật phối hợp với bộ đội đánh bốt An Bồi, chị Chiên đã cùng đồng đội dũng cảm bò vào cắt rào kẽm gai, ném lựu đạn và xông vào bốt bắt sống sáu tên giặc ngoan cố, trong đó có tên đồn trưởng. Trong trận này, chị Chiên còn cõng được thương binh ra ngoài an toàn.
Nữ du kích Thái Bình nổi tiếng đánh giặc giỏi trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là tài “tay không bắt giặc”. Trong chiến công chung ấy có sự đóng góp tích cực của người nữ Anh hùng quân đội Nguyễn Thị Chiên.

320. Một số trận đánh tàu giặc đầu tiên ở Quân khu IX?

Quân khu IX không có đường xe lửa, quân Pháp lợi dụng mạng lưới sông, kênh chằng chịt để vận chuyển. Bộ đội ta đánh tàu địch hồi kháng chiến bằng những thuỷ lôi tự tạo, dùng thuốc nổ trong bom, đạn lép của địch, nhồi lẫn với than trấu.
Trận thuỷ lôi đầu tiên, quân ta đánh một chiếc sà lan trên sông Bảy Háp, ấp Giáng Ngựa (thuộc xã Tân Hưng Đông, tỉnh Bạc Liêu cũ) ngày 11-1-1946. Mũi sà lan bị thủng một lỗ nhỏ hai tên Pháp văng xuống sông chết. Kết quả không đáng kể, nhưng tiếng vang lớn. Nhân dân phấn khởi đi tìm kiếm, bom đạn, và cả thuỷ lôi của quân đội Nhật trước đó thả để phong toả bờ biển, trao cho bộ đội.
Một trận khác đã diễn ra ở Mương Điều (thuộc tỉnh Bạc Liêu cũ) ngày 18-5-1947, lập công mừng ngày sinh Bác Hồ. Lần này thắng to. Tàu Lêtôngnăngtơ (L'E'tonnante) của Pháp bị đánh chìm. Nhân dân kéo ra đắp đập ngăn quãng sông, dùng gàu tát cạn, thu được hơn 200 súng, có cả đại liên và hàng chục tấn đạn.
Trận Ở Vàm Đinh, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau, bộ đội ta đánh chìm tàu Hăngri Mariét, thu hơn 100 súng và 10 tấn đạn, ngày 7-11-1947.
Một trận nữa, cũng vào tháng 11-1947, trên sông Gánh Hào (thuộc tỉnh Cà Mau). Thuỷ lôi của quân ta lúc này đã có nhiều cải tiến, sức công phá mạnh, nên đã nhấn chìm một tàu chiến loại lớn của Pháp là tàu La Terơ (Nỗi kinh hoàng) cùng với hai đại đội lính lê dương. Chỉ có một tên, bị văng lên bờ, thoát chết.
Nhiều người lặn giỏi đã đến vớt vũ khí giúp bộ đội, trong đó có công lớn nhất là ông Nguyễn Văn Tiên. Ông lặn nhiều chuyến trong hai ngày liền, vớt được 1 đại liên, 250 tiêu liên và súng trường. Lần lặn cuối cùng, ông bị kiệt sức và đã hy sinh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #82 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 06:33:51 am »

321. Người lính Nga trong Tiểu đoàn 307 Nam Bộ?

Tên của anh là Sơcren Vadinxki. Quê Ở Ucraina. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, S. Vadinxki bị phát xít Đức bắt làm tù binh và đưa sang Pháp. Khi Đức đầu hàng Đồng minh, thực dân Pháp đã sung anh vào đội quân lê dương sang đánh Việt Nam.
Năm 1946, anh bí thực dân Pháp đưa vào chiến trường Nam Bộ. Tới Sài Gòn được ba tháng, người lính Nga này lại bị điều về Bến Tre và chỉ sau đó ít lâu, Sơcren Vadinxki đã bỏ hàng ngũ Quân đội viễn chinh Pháp chạy sang hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam và được bổ sung vào Tiểu đoàn 307. S.Vadinxki được mang tên Việt Nam: Dương Văn Thành.
Từ năm 1946, trên nhiều chiến trường Nam Bộ, Dương Văn Thành chiến đấu ngoan cường, dũng cảm bên các bạn Việt Nam thân yêu của anh, đồng cam cộng khổ, vui buồn có nhau. Anh đã làm đến chức trung đội trưởng, chỉ huy nhiều trận đánh ác hệt và được tặng thưởng Huân chương Chiến công. Anh đã được kết nạp Đảng Lao động Việt Nam.
Những năm tháng chiến đấu trên mảnh đất Nam Bộ thân yêu của Việt Nam, Dương Văn Thành đã làm bạn với một cô gái Việt Nam quê ở Bến Tre. Hai anh chị sinh ra được một cháu gái đặt tên là Irina.
Sau tám năm kháng chiến, đến ngày hoà bình lập lại (1954), S.Vadinxki làm phiên dịch cho việc chuyển quân tập kết ra miền Bắc của quân và dân Nam Bộ.
Cuối năm 1955, Dương Văn Thành được hồi hương cùng con gái Irina, lúc đó vừa tròn sáu tuổi. Cô gái Bến Tre, người bạn đời của S.Vadinxki, ở lại quê nhà.
Ở Liên Xô, Dương Văn Thành tức S.Vadinxki làm việc tại Khoa Tiếng Việt, Trường Đào tạo cán bộ Trung ương các Công đoàn Liên Xô.

322. Chiếc võng bộ đội có từ bao giờ?

Rừng U Minh là rừng ngập nước, do lá tràm ken dày, mọi hoạt động của bộ đội ta được che giấu khá kín đáo, máy bay do thám và các phương tiện trinh sát khác của địch khó lòng phát hiện. Đài phát thanh “Tiếng nói Nam Bộ kháng chiến” được phát đi từ đây.
Nhưng nơi đây cũng nổi tiếng là vùng “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh”, làm cho việc sinh hoạt, nhất là ngủ, nghỉ của bộ đội ta rất khó khăn. Để chống muỗi, chiến sĩ ta đã đan các túi bằng cói chụp lên đầu và mỗi khi ngủ thì buộc miệng túi lại. Nhưng ngủ ở đâu thì chủ yếu vẫn phải dựa vào các vị trí đóng quân đã chuẩn bị trước. Như vậy cũng chưa ổn. Năm 1947, đồng chí Vũ có sáng kiến đan các sợi bao bố thành cái võng. Tuy còn đơn giản nhưng chiếc võng đã tỏ ra rất tiện lợi, giải quyết khá tốt việc ngủ, nghỉ của bộ đội ở bất cứ vị trí nào, góp phần làm cho cán bộ, chiến sĩ có đủ sức khoẻ để chiến đấu. Từ đấy, chiếc võng bao bố đã nhanh chóng được sử dụng phổ biến ở cả miền đông Nam Bộ và trở thành tiền thân của chiếc võng bằng bạt hoặc bằng vải - một trang bị không thể thiếu của cán bộ, chiến sĩ ta trong hành quân, trú quân và chiến đấu sau này.

323. Tại sao “Trung đoàn sông Lô” và “pháo binh sông Lô” được in hình trên tờ giấy bạc?

Sau chiến thắng sông Lô, do lập được chiến công xuất sắc, Trung đoàn 112 và Pháo binh Khu IX được vinh dự mang tên: “Trung đoàn sông Lô” và “Pháo binh sông Lô”.
Ngày 19-1-1948, trong cuộc họp của Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố Sắc lệnh phong quân hàm cấp tướng và cấp đại tá cho một số cán bộ chỉ huy cao cấp trong bộ đội Vệ quốc quân. Cũng tại phiên họp này, từng đồng chí bộ trưởng báo cáo kế hoạch khen thưởng chiến công của bộ đội và dân quân, tự vệ. Đến lượt mình, đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị:
- Đơn vị bộ đội dân quân, tự vệ nào lập công to nhất, đề nghị được nêu tên và ảnh trên tờ giấy bạc mới sắp phát hành trên toàn quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Mình nghe xong cười rất vui và nói:
- Phải công nhận là cách khen thưởng của Bộ Tài chính rất có tính chất tài chính. Không mất gì mà lại có ý nghĩa to.
Sau này, theo đề nghị của Bộ Tổng chỉ huy Trung đoàn sông Lô và Pháo binh sông Lô được nêu tên và ảnh trên tờ bạc “Tài chính” phát hành năm 1948.

324. Tại sao có tên gọi “Pháo lục tỉnh”?

Tháng 2-1947, bộ đội ta thu được một khẩu sơn pháo 75 ly của giặc Pháp nhưng đã bị hỏng nặng và thiếu nhiều bộ phận. Quyết tâm làm sống lại “pháo”. cán bộ và chiến sĩ của Xưởng sửa chừa pháo Đoan Hùng đã lặn lội khắp địa bàn sáu tỉnh Bắc Bộ tìm kiếm vật tư, phụ tùng thay thế. Sau ba tháng vật lộn tìm kiếm và sửa chữa vất vả, khẩu pháo đã được “cải tử hoàn sinh”. Ngày 24-10-1947, tại Đoàn Hùng (tỉnh Phú Thọ), khẩu pháo này đã cùng đơn vị pháo binh bạn bắn chìm bốn tàu chiến của Pháp trên sông Lô. Ngày 10-11-1947, vẫn chính khẩu pháo đó đã bắn chìm hai tàu LCM của Pháp trên cửa sông Gâm  góp phần vào thắng  lợi của chiến dịch Thu Đông 1947.
Bộ đội pháo binh Khu X âu yếm gọi khẩu pháo đó là “Pháo lục tỉnh”.

325. “Pháo nối nòng” ra đời như thế nào?

Trong trận Bản Pê (tháng 11-1949), khi pháo ta đang bắn cấp tập chi viện cho bộ binh chiến đấu thì bất ngờ khẩu sơn pháo 75 ly của Đại đội 301 bị một viên đạn xuống cấp nổ ngay ở đầu nòng, làm đầu nòng pháo bị toác ra như ống muống.
Trong giai đoạn này vũ khí của ta, nhất là vũ khí hạng nặng còn rất thiếu thốn. Xưởng sửa chữa pháo Lũng Phầy đã quyết định cưa một đoạn đầu nòng pháo cùng loại (bị hỏng trong trận Ngòi Mác) nối vào nòng khẩu pháo này, ghép thành một nòng pháo hoàn chỉnh. Nòng được ghép bằng ren, có vòng ốp ngoài để tăng độ bền chắc. Cái khó nhất trong quá trình làm là nối ghép làm sao để hai đoạn nòng pháo trùng khớp các rãnh xoắn. Với trí thông minh, tinh thần say mê sáng tạo, cán bộ chiến sĩ của xưởng đã hoàn thành việc nối nòng đúng với yêu cầu kỹ thuật đặt ra. Khẩu pháo nối nòng được trang bị cho Tiểu đoàn pháo binh 40. Trong chiến dịch Lê Hồng Phong I (tháng 2-1950), khẩu pháo này đã lập công xuất sắc, bắn chính xác chi viện cho bộ binh kịp thời, hiệu quả cao.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #83 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 05:34:32 pm »

326. Hội nghị nào được ví như “Hội nghị Diên Hồng II”?

Thế kỷ XIII, đất nước ta đứng trước nguy cơ xâm lược lần thứ hai của giặc Mông - Nguyên, triều đình nhà Trần mời bô lão cả nước về Diên Hồng họp bàn cách đánh giặc.
Hội nghị Diên Hồng đi vào lịch sử đánh giặc, giữ nước của dân tộc với sự đồng tâm quyết đánh quân xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia của nhan dân cả nước.
Năm thế kỷ sau, khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào hồi kết thúc, trên đất nước ta, thời cơ lật đổ ách thống trị tàn bạo của đế quốc, phong kiến đang đến, Đảng ta tổ chức Quốc dân Đại hội mời đại biểu nhân dân cả nước về Tân Trào thông qua Nghị quyết tổng khởi nghĩa. Đây được coi là “Hội nghị Diên Hồng II” của dân tộc ta. Dưới sự chủ toạ của Hồ Chí Minh, 60 đại biểu thay mặt cho các đoàn thể, đảng phái dân tộc, tôn giáo cả nước và đại biểu Việt kiều ở Thái Lan, Lào đã về dự. Quốc dân Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương, tranh thủ thời cơ thuận lợi goành chính quyền từ tay Nhật trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; thông qua Lệnh tổng khởi nghĩa và 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Mình, quy định Quốc kỳ, Quốc ca, cử Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) do Hồ Chí Minh (tức Nguyễn Ái Quốc) làm Chủ tịch. Đại hội biểu thị sự nhất trí của toàn dân trong thời điểm quyết định vận mệnh của dân tộc.

327. Tại sao có biệt danh “Binh đoàn Trần Chọt”?

Tại Hội nghị chiến sĩ thi đua Quân khu Tả Ngạn năm 1952, người xã đội trưởng du kích mưu trí, sáng tạo, táo bạo, dũng cảm của xã Chí Minh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương là Trần Chọt đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất về thành tích đánh giặc, bảo vệ quê hương. Vinh dự hơn ông còn được Bác Hồ tặng tám chữ vàng: “Tặng chú Trần Chọt cán bộ gương mẫu”.
Trần Chọt, người hội viên Hội Nông dân cứu quốc xã tham gia du kích từ năm 1949, khi giặc Pháp mở rộng vùng chiếm đóng đến huyện Tứ Kỳ, quê hương ông. Với khẩu súng trường và một bộ đồ đơm đó trong tay, ông nổi tiếng là một du kích đánh giặc giỏi. Khi thì Trần Chọt mon men đơm đó bên những ruộng lúa ven đồn địch để quan sát, lúc ông lại ngồi bán tôm cá ngoài chợ nhằm thu lượm tin tức nghe ngóng tình hình… để lập mưu đánh giặc. Bộ đội ta đánh càn ở xã Chí Minh, địch rút chạy sang làng Nhân Lý. Do thông thạo địa hình, Trần Chọt đón lõng bắt được ba tên, thu hai súng tiểu liên. Địch tức tối càn làng Nhân Lý, ông đã dùng tiểu liên, lựu đạn tập kích địch, một mình diệt 10 tên, thu toàn bộ vũ khí. Thời kỳ bộ đội và du kích bao vây, uy hiếp bốt An Nhân. do Trần Chọt nắm vững “chân tơ, kẽ tóc” trong bốt nên mỗi khi tiếng loa địch vận vang lên, cả quan lẫn lính địch đều run như cầy sấy. Không thể chịu nổi tình trạng giam mình mãi trong bốt, địch phải tháo chạy. Trong những năm Tứ Kỳ bị địch chiếm đóng, du kích xã do ông chỉ huy đã phối hợp với bộ đội địa phương của huyện thường xuyên quấy rối, đánh tập kích, phục kích địch, khiến chúng ‘ăn không ngon, ngủ không yên”. Hầu như ngày nào bọn địch cũng ít nhất một lần, kinh hoàng trước mũi súng của Trần Chọt và đồng đội của ông. Nhân dân địa phương tự hào “phong” cho du kích xã mình biệt danh “Binh đoàn Trần Chọt”.

328. “Kinh nhật tụng” là gì? Do ai biên soạn?

Thoạt nghe, mọi người đều nghĩ dây là một cuốn kinh Thánh hay kinh nhà Phật…, nhưng hoàn toàn không phải vậy. “Kinh nhật tụng” là một cuốn “Kinh” của Vệ quốc đoàn, tác giả là Chủ tịch Hồ Chí Minh - người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Năm 1945 cùng với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Việt Nam Giải phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc đoàn. Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng Vệ quốc đoàn vững mạnh toàn diện về chính trị tư tưởng, tổ chức và kỷ luật, kỹ thuật, chiến thuật… xứng đáng là quân đội của một nước độc lập, có chủ quyền. Tháng 11- 1945, Bác Hồ đã biên soạn tài liệu trên cho bộ đội học tập. “Kinh nhật tụng” đề cập đến nhiệm vụ, tác phong kỷ luật của người chiến sĩ cách mạng như: Tư cách quân nhân khi ở đơn vị, khi đi ra ngoài đường, ngoài chiến trường, mối quan hệ đối với nhau, đối với dân đối với quân thù…, được biên soạn theo thể văn vần, lời văn giản dị, dễ hiểu, dễ thuộc, để bộ đội theo đó mà làm. “Kinh nhật tụng” của Vệ quốc đoàn còn có tên là “Bài ca chiến sĩ”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #84 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 05:35:57 pm »

329. Lời dạy của Bác Hồ “Tàn nhưng không phế” ra dời trong hoàn cảnh nào?

Ngày 27-7-1947 tại Đại Từ, Thái Nguyên đã diễn ra cuộc mít tinh trọng thể để ủng hộ các chiến sĩ bị thương, mang tên “Ngày 27-7 - ngày Thương binh toàn quốc”, Chủ tịch Hồ Chí Mình đã gửi thư và tặng quà cho Thường trực Ban Tổ chức cuộc mít tinh.
Trong thư Bác nhấn mạnh: Ngày 27-7 là một dịp cho đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh. Bác còn căn dặn anh em thương binh khắc phục bệnh tật, phấn đấu vươn lên “tàn nhưng không phế”… Còn quà của Bác là một chiếc áo lụa, một tháng lương, góp một bửa ăn cùng các nhân viên trong cơ quan, với số tiền là 1.127 đồng để giúp đỡ thương binh.
Thế là từ đó lời dạy của Người “Tàn nhưng không phế” đã cổ vũ ý chí của anh em thương binh, bệnh binh phát huy truyền thống của dân tộc, đem hết sức lực và trách nhiệm của mình tham gia phát triển kinh tế - ã hội ở địa phương. Trong thời kỳ đổi mới đất nước đã xuất hiện nhiều tấm gương thương binh làm kinh tế giỏi, sản xuất kinh doanh tốt, đứng vững trong cơ chế thị trường, luôn phát huy được bản chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” nhiều người trở thành “triệu phú” từ kinh tế VAC, kinh tế trang trại: có người trở thành giám đốc công ty, là chủ của những cơ sở kinh tế làm ăn có hiệu quả cao, góp phần tạo công ăn việc làm cho không ít người lao động…

330. Vị tướng, Bác Hồ “cấm không được chết” là ai?

Tháng 12-1990, trong một cuộc phỏng vấn Giáo sư Trần Đại Nghĩa, phóng viên nước ngoài đã hỏi vui: “Tôi nghe nói trong kháng chiến chống Pháp, Cụ Hồ đã cấm ông không được chết, có phải thế không?”. Giáo sư Trần Đại Nghĩa trả lời: “Vâng, Cụ Hồ không cho tôi ra mặt trận”. Cụ nói: “Chúng tôi cần chất xám của chứ”.
Từ Pháp theo Bác về nước, trước nguy cơ gây chiến của thực dân Pháp, sau bảy ngày nghỉ, Trần Đại Nghĩa phải lên ngay Thái Nguyên nghiên cứu chế tạo súng chống xe tăng. Dựa theo mẫu súng Bazôka của Mỹ và hai viên đạn dự trữ do Giáo sư Tạ Quang Bửu cung cấp, anh và đồng sự đã chế tạo thành công súng Bazôka và những viên đạn đầu tiên trong điều kiện kháng chiến gian khổ của năm 1946.
Để chống lại sức công phá của đạn Bazôka của ta, thực dân Pháp cho xây dựng lô cốt bê tông dày 1 mét. Do đó đạn Bazôka của ta phá không nổi nữa. Trần Đại Nghĩa và các cộng sự của ông lại nghiên cứu chế tạo súng ĐKZ (súng không giật) với đầu đạn lõm, có sức xuyên rất mạnh và các loại súng cối để tiến công đồn giặc.
Thực dân Pháp bị thua đau, chúng rất hận, âm mưu bằng mọi cách ám sát Kỹ sư Trần Đại Nghĩa. Bác Hồ đã chỉ thị phải bảo vệ anh một cách nghiêm mật. Có lần anh đi công tác từ Chiến khu Việt Bắc vào Khu IV, cả đơn vị vũ trang của đồng chí Vương Thừa Vũ được huy động đê bảo vệ an toàn cho anh.
Giáo sư Trần Đại Nghĩa là một trong những cán bộ quân đội có vinh dự được Bác Hồ ký Sắc lệnh phong tướng đợt đầu tiên (1948).

331. Tên bộ phím tài liệu đầu tiên của quân đội ta là gì? Ai là biên tập và chủ nhiệm bộ phím này?

Đó là phim “Dưới cờ quyết thắng” do đạo diễn điện ảnh quân đội, Nghệ sĩ nhân dân Trần Việt (Trần Văn Thanh, Trần Vũ, Vũ Tiến Quân) làm biên tập và chủ nhiệm.

332. Người được tôn vinh “Vua mìn” của quân đội ta là ai?

Đó là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Chuông, quê Cát Lại, Bình Lục, Nam Hà. Trong kháng chiến chống Pháp (1948-1954) Trần Văn Chuông đánh địch trên 200 trận, giết 392 tên địch, làm bị thương 99 và bắt sống 19 tên, phá huỷ 57 xe quân sự (có 4 xe tăng). Trần Văn Chuông có nhiều sáng kiến đánh địch bằng bom, mìn, được đồng đội tôn vinh là “Vua mìn” . Ngoài ra, Trần Văn Chuông còn huấn luyện 193 cán bộ, chiến sĩ sử dụng bom mìn đánh hàng trăm trận, gây cho địch nhiều tổn thất lớn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #85 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 05:38:01 pm »

333. Ai là chiến sĩ văn nghệ đầu tiên ngã xuống trên chiến trường?

Đó là nhà văn quân đội Trần Đăng (Đặng Trần Thi), sinh năm 1921, quê Tây Tựu, Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông là sinh viên luật, sau cách mạng, làm việc trong Ban Liên kiểm Việt - Pháp năm 1946 làm việc ở Văn phòng Bộ Quốc phòng, sau đó làm phóng viên báo Vệ quốc quân - tiền thân của báo Quân đội nhân dân. Trần Đăng đã có mặt ở nhiều nơi nóng bỏng của chiến trường Bắc Bộ, viết hàng loạt bài báo truyện ngắn, bút ký về anh Bộ đội Cụ Hồ. Tác phẩm tiêu biểu: Một lần tới Thủ đô (1948, tác phẩm đầu tiên về đề tài “Bộ đội Cụ Hồ”), Trận Phố Ràng (1949), Một cuộc chuẩn bị (1949). Năm 1954, những truyện ngắn và ký của Trần Đăng được xuất bản thành tập truyện và ký sự. Ngày 26-12-1949, ông hy sinh tại vùng biên giới Việt - Trung và được ghi nhận là chiến sĩ văn nghệ đầu tiên ngã xuống trên chiến trường. Ông đã được Nhà nước thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhất Huân chương Chiến thắng hạng ba…

334. Lịch sử ra đời ngày thương binh, liệt sĩ?

Ngày thương binh liệt sĩ (27-7) là ngày nhân dân Việt Nam trong cả nước tiến hành các hoạt động trên nhiều lĩnh vực để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đối với công lao của hệt sĩ, thương binh theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ l947. Hằng năm đến ngày này, nhân dân và chiến sĩ cả nước, chính quyền và đoàn thể các cấp tổ chức thăm hỏi và tặng quà thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, viếng liệt sĩ, tu sửa nghĩa trang liệt sĩ, kiểm điểm việc thực hiện và bổ sung chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ... Ngày thương binh liệt sĩ đầu tiên (27-7-1947) được tổ chức bằng cuộc mít tinh của hơn 2.000 người tại Đại Từ, Thái Nguyên, có đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Ban tổ chức ngày thương binh toàn quốc. Ngày thương binh liệt sĩ thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của nhân dân Việt Nam.

335. Lịch sử ra đời cờ “Quyết chiến quyết thắng”? Đơn vị dầu tiên được nhận lá cờ này trong chiến dịch Điện Biên Phủ là đơn vị nào?

Cờ “Quyết chiến quyết thắng”, cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho các đại đoàn, liên khu và mặt trận Điện Biên Phủ để làm giải thưởng luân lưu cho các đơn vị thuộc quyền lập chiến công xuất sắc. Đặt ra nhân kỷ niệm chín năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (ngày 22- 12-1955). Cờ thưởng đã góp phần cổ vũ, động viên quân dân cả nước giành thắng lợi trên khắp các chiến trường trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ (từ ngày 13-3 đến ngày 7-5-1954). Trong chiến dịch này, đơn vị đầu tiên được nhận cờ là Đại đoàn 351 (ngày 18-3-1954), sau đó là Đại đoàn 312 (ngày 24-4-1954). Ngày 13-5-1954, tại buổi lễ mừng chiến thắng, Đại đoàn 312 đã được vinh dự giữ cờ “Quyết chiến quyết thắng” do Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trao.

336. Lịch sử ra đời tên gọi “Đại đội Ký Con”? Nêu tóm tắt chiến công của đơn vị này?

Đại đội Ký Con - đại đội nổi tiếng của Liên khu III, mang bí danh của Đoàn Trần Nghiệp (1910 -1930, người tham gia lãnh đạo khởi nghĩa Yên Bái (từ ngày 9 đến ngày 18-2-1930), một trong những đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của Chiến khu Trần Hưng Đạo. Tổ chức tiền thân: Tiểu đội Ký Con, thành lập ngày 1-7-1945 (sau chiến thắng Bí Chợ - bắt sống cả đại đội địch, thu hơn 100 súng), rồi Trung đội Ký Con (đơn vị chủ lực trong trận đánh chiếm tỉnh lỵ tỉnh Quảng Yên ngày 20-7-1945 và tham gia giành chính quyền ở Hải Phòng ngày 23-8-1945). Cuối tháng 8-1945 phát triển thành Đại đội Ký Con với nhiệm vụ bao vệ chính quyền cách mạng ở Hải Phòng và khu mỏ Hòn Gai (1945 - 1946). Trong thời gian này, Đại đội Ký Con đã lập nhiều chiến công xuất sắc, tiêu biểu là đánh chiếm hai tàu chiến Pháp Crayxắc (ngày 7-9-1945) và Ôđaxiơ (ngày 11-9-1945), đánh quân phản động Việt Cách (tháng 9-1945) tại Hòn Gai cùng các đơn vị khác đánh lui hàng chục đợt tiến công của quân Pháp tại Hải Phòng (tháng 11-1946). Sau đó phát triển thành Tiểu đoàn rồi Trung đoàn Ký Con (Trung đoàn 66). Đại đội trưởng (trước đó là trung đội trưởng, tiểu đội trưởng) đầu tiên: Lê Phú.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #86 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 05:41:14 pm »

337. Nguồn gốc tên gọi “Bộ đội Cụ Hồ”?

“Bộ đội Cụ Hồ” là tên gọi trìu mến của nhân dân Việt Nam với Quân đội nhân dân Việt Nam, được dùng rộng rãi trong kháng chiến chống Pháp và tiếp tục lưu truyền đến ngày nay. Tên gọi Bộ đội Cụ Hồ biểu hiện tập trung những truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam, nói lên niềm tin yêu sâu sắc của nhân dân đối với quân đội, một quân đội “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức và tác phong cách mạng của Người.

338. Nguồn gốc bài hát Vì nhân dân quên mình?

Vì nhân dân quên mình là hành khúc của Doãn Quang Khải (học viên khoá 6, Trường Lục quân Việt Nam) sáng tác tháng 5-1951, nói lên nguồn gốc “từ nhân dân mà ra”, mục đích “vì nhân dân mà chiến đấu” của Quân đội nhân dân Việt Nam, ca ngợi quan hệ gắn bó giữa quân đội với nhân dân, sự tin yêu của nhân dân với quân đội. Được giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam (1952-1953). Một trong những bài hát truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, được sử dụng làm nhạc hiệu của Chương trình phát thanh quân độiChương trình truyền hình quân đội.

339. Nguồn gốc tên gọi “Trung đoàn Tất thắng”?

“Trung đoàn Tất thắng” - trung đoàn nổi tiếng của Liên khu III, thành lập ngày 22-8-1945 tại Nam Định với phiên hiệu Trung đoàn 19 (do Hà Kế Tấn làm Trung đoàn trưởng kiêm Chính trị uỷ viên), sau đổi thành Trung đoàn 33. Trung đoàn 33 lập nhiều chiến công trong đợt bao vây, tiến công quân Pháp, tiêu biểu là trận đánh thắng khoảng một trung đoàn Pháp đến giải vây cho Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 6 tại thành phố Nam Định (đầu 1947), được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng danh hiện “Trung đoàn Tất thắng”. Từ tháng 5-1947 đổi thành Trung đoàn 34. Đến tháng 3-1951, thuộc biên chế Đại đoàn 351, được xây dựng thành trung đoàn pháo binh cơ giới đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam và đổi thành Trung đoàn 45. Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ (từ ngày 13-3 đến ngày 7-5-1954). Sau này Lữ đoàn 364, Lữ đoàn 45 kế tục truyền thống của Trung đoàn Tất thắng.

340. Tại sao có tên gọi “Bếp Hoàng Cầm”?

“Bếp Hoàng Cầm” - bếp dã chiến đào dưới đất, đun bằng củi không bị lộ lửa, tránh địch phát hiện, do Tiểu đội trưởng nuôi quân Hoàng Cầm thuộc Đội điều trị Sư đoàn 308 sáng tạo ra. Bếp gồm: hố đặt nồi (chảo), hố ngồi nấu, hệ thống đường dẫn khói và tản khói; rãnh thoát nước và mái che. Bếp Hoàng Cầm được sử dụng tử trong chiến dịch Hoà Bình (1951-1952) và nhanh chóng phổ biến trong toàn quân. Được cải tiến, hoàn thiện và sử dụng rộng rãi trong kháng chiến chống Mỹ.

341. Thành tích chiến đấu tổng hợp của quân và dân ta trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (từ ngày 23-9-1945 dấn ngày 20-7-1954)?

Trong 9 năm kháng chiến, quân và dân ta đã tiêu diệt và bắt sống 561.900 tên địch (có 142.900 lính Âu - Phi).
Bắn rơi và phá huỷ:                         435 máy bay
Bắn cháy, bắn chìm:                        603 tàu chiến, canô.
Phá huỷ:                                       344 khẩu pháo,
                                                   9.283 xe quân sự,
                                                   377 đầu máy xe lửa.
Thu:                                             255 khẩu pháo,
                                                   504 xe quân sự
                                                   130.415 súng các loại.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Một, 2011, 08:37:20 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #87 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 05:43:12 pm »

342. Lịch sử ra đời bài hát Hành quân xa của Nhạc sĩ Đỗ Nhuận?

Dạo ấy là chiến dịch Đông Xuân 19â3-1954, trước đòi hỏi của bộ đội, Nhạc sĩ Đỗ Nhuận từ lâu đã ấp ủ ý định sáng tác một bài hát theo thể hành khúc, nhưng vẫn chưa viết được. Cuối năm 1953, Đại đoàn 308 đang dừng chân ở Thái Nguyên, được lệnh hành quân lên Điện Biên Phủ làm nhiệm vụ chuẩn bị chiến trường và ghìm chân địch ở đó Lúc này, Nhạc sĩ Đỗ Nhuận cũng có mặt trong đội hình hành quân của đại đoàn. Do phải tuyệt đối bảo đảm bí mật nên các cán bộ đại đội, tiểu đoàn cũng không được phổ biến tình hình gì hơn chiến sĩ. Họ vừa hành quân vừa bàn tán, phán đoán ý đồ của cấp trên. Bỗng đồng chí Đỗ Đình Sửu, Chính trị viên Đại đội 267 lên tiếng: “Địch đang theo dõi chúng ta đấy. Không bàn tán đường này, hướng nọ. Ta đi đâu là theo mệnh lệnh của cấp trên. Đời chúng ta là chiến đấu. Đâu có giặc là ta cứ đi”. Lập tức, câu nói đó đã trở thành tứ thơ để Nhạc sĩ Đỗ Nhuận phát triển thành bài hát Hành quân xa, và ông đã hoàn thành bài hát này chỉ trong vòng hơn một tiếng đồng hồ.
Mắt ta sáng, chí ta bền, bảo vệ đồng quê ta tiến bước
Đời chúng ta, đâu có giặc là ta cứ đi.

Hành khúc trầm hùng đó đã lan truyền trong toàn đại đoàn và nhanh chóng trở thành một trong những bài hành khúc tiêu biểu của bộ đội Việt Nam. Chủ đề tư tưởng của bài hát đã góp phần giáo dục, động viên tinh thần của bộ đội trong các cuộc chiến tranh giải phóng trước đây và cả trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa thân yêu của chúng ta hôm nay.

343. Nguồn gốc “xe tăng ông Phát”

Thời kháng chiến chống Pháp, đồn Kom Plông (tỉnh Kon Tum) nằm trên đồi cao. Chung quanh là đường xe chạy. Hơn chục lớp rào thép gai và chông, hào chung quanh đồn. Tên quan ba đồn trưởng Đuysê ngạo mạn nói. “Khi nào rừng Kom Plông hết cây thì Việt Minh mới đánh được đồn này”. Bộ đội chủ lực Liên khu V nhận nhiệm vụ tiêu diệt đồn Kom Plông. Hoả lực mạnh nhất của đơn vị là súng SKZ. cỡ đạn 120 ly, nhưng chỉ bắn thẳng tầm gần. Trung đoàn trưởng Nguyễn Bá Phát (sau là Thiếu tướng, Tư lệnh Hải quân) nghĩ cách chế tạo “SKZ tự hành”. Anh em dùng xe hai bánh, vỏ bọc bằng tôn thép hai lớp, giữa đổ đất lèn chặt. trên xếp thêm bao cát. Súng và pháo thủ ở trong. Chế tạo sẵn từng bộ phận ở hậu phương, mang lên chiến trường, lắp ráp gần đồn địch. Đêm 7-8-1951, “ISKZ tự hành” tiến sát đồn địch, bất chấp đạn súng bắn ra như mưa, đã nã đạn thẳng vào phá sập các lô cốt bảo vệ. Đến trưa, ta tiêu diệt đồn, diệt hơn 300 tên địch có cả quan ba Đuysê. Khẩu “SKZ tự hành” đó được anh em trìu mến đặt tên là “Xe tăng ông Phát”.

344. Sư đoàn bộ binh đầu tiên của Mỹ đầu Việt Nam?

Đó là Sư đoàn bộ binh số 1, còn gọi là “Sư đoàn Anh cả Đỏ”. Sư đoàn này sang Việt Nam tháng 10-1965 và rút về Mỹ tháng 4-1970. Thương vong của sư đoàn này trong chiến tranh Việt Nam là 20.770 người.

345. Những lính Mỹ nào được ghi tên đầu tiên trong danh sách dài tưởng niệm lính Mỹ chết trong chiến tranh Việt Nam đặt ở Thủ đô Oasinhtơn?

Đó là hai tên Đalơ Bơvít và Chextơ Mốtman. Hai tên này bị chết trong trận Nhà Xanh (diễn ra ngày 7-7-1969). Đây là trận đầu tiên quân ta diệt cố vấn Mỹ, bằng phương pháp tập kích bí mật vào câu lạc bộ sĩ quan Mỹ ở Nhà Xanh (Biên Hoà). Được sự hỗ trợ của cơ sở quần chúng, tổ biệt động Đại đội 60 Biên Hoà tiến công nhanh, gọn diệt và làm bị thương một số cố vấn Mỹ, trong đó có hai chết là Đalơ Bơvít và Chextơ Mốtman.

346. Ai là “Ngô Thị Tuyển của Tây Nguyên”?

Đó là Ilen. Trong những năm đầu đánh Mỹ, công tác vận chuyển ở Tây Nguyên chủ yếu là gùi. Bộ đội pháo binh nêu khẩu hiệu rèn luyện “Chân đồng, vai sắt” còn lính vận tải thì “Vai ngàn cân, chân ngàn dặm”. Số cán bộ chiến sĩ mang được một lượng hàng hoá nặng bằng và hơn hai lần trọng lượng bản thân thì ở Tây Nguyên không kể sao cho hết. Có một người con gái mảnh dẻ thuộc dân tộc Stiêng ở huyện 40, Kon Tum ngay từ hồi Đại hội liên hoan chiến sĩ thi đua B3 lần thứ nhất (tháng 2-1967) đã được một người trìu mến gọi là “Ngô Thị Tuyển của Tây Nguyên”.
Không hoàn toàn giống Ngô Thị Tuyển ở Hàm Rồng, Ilen không đạt được kỷ lục cao ngay từ buổi ban đầu. Hôm đầu tiên Ilen chỉ mang được 37 kg. Nặng quá, mệt hết thở, hôm thứ hai tụt xuống 35 kg. Nhưng Ilen lại nghĩ: anh em người Kinh chân không quen leo cái dốc, vai không quen gùi nặng mà còn mang được 40 kg; mình phải học tập anh em mới được. Đến giữa năm 1964, Ilen được kết nạp vào Đảng và làm tiểu đội trưởng, dẫn 15 chị em đi công tác xa. Hai ngày ăn măng thay cơm.
Ilen vẫn gùi 42 kg hàng, mang 1 khẩu AK và còn động víên, chỉ huy chị em nữa.
Ilen đã nâng dần thành tích lên gùi thường xuyên 65-67 kg. Không đợt cao điểm nào mà Ilen vắng mặt và Ilen đã lập kỷ lục gùi 104 kg, trở thành con chim đầu đàn của ngành vận tải Tây Nguyên.
Học tập tinh thần kiên trì rèn luyện của Ilen, chị em trong đơn vị đều đạt được thành tích cao. Nhờ liên tục rèn luyện phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao người con gái dân tộc Stiêng ấy sau ngày quê hương giải phóng đã trở thành Chủ nhiệm chính trị của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai - Kon Tum.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #88 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 05:44:34 pm »

347. Vụ thảm sát nào là tội ác dã man của Mỹ đối với nhân dân ta, bỉ loài người và dư luận Mỹ lên án?

Đó là vụ thảm sát Sơn Mỹ (ngày 16-3-1968). Đây là vụ giết người hàng loạt tại xã Tịnh Khê (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi), do Lữ đoàn 11, Sư đoàn 23 quân Mỹ gây ra trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Sáng 16-3, sau hơn 30 phút dùng hoả lực pháo binh và máy bay trực thăng vũ trang bất ngờ bắn phá liên tục vào các thôn Tư Cung, Trường Định, Cổ Luỹ, Mỹ Lai, Lữ đoàn 11 đổ bộ bằng máy bay trực thăng ập đến bao vây, chặn kín các ngõ xóm. Thực hiện chính sách đốt sạch, giết sạch, phá sạch, trong vòng 8 giờ, quân Mỹ sát hại hơn 500 người (có 60 cụ già, 182 phụ nữ, 173 trẻ em), thiêu huỷ 247 ngôi nhà của hai xóm Thuận Yên (thôn Tư Cung) và Mỹ Hội (thôn Cổ Luỹ).

348. Ai có “Một trận đánh trở thành dũng sĩ 5 nhất”?

Đó là Vương Văn Chài. Vào chiến trường, Vương Văn Chài được bổ sung về Đại đội 2 anh hùng - đại đội chủ công của tiểu đoàn anh hùng làm anh nuôi. Chài đã nhiều lần băng qua lửa đạn đem cơm lên chốt và độc lập đánh nhiều trận, diệt nhiều địch, bắt một tù binh. Có trận đưa cơm xong, Chài theo anh em truy kích địch, một mình thu về cho đơn vị 4 máy PRC25, 3 đại liên 5 AR 15 và 2 chăn dù.
Anh em khen ngợi, Chài chỉ nói:
- Quê mình Việt Bắc hết giặc rồi, được chiến đấu giải phóng cho đồng bào Tây Nguyên kết nghĩa mình phấn khởi lắm. Do có năng lực, Chài đã được đưa lên làm Tiểu đội trưởng.
Trong trận đánh công sự vững chắc của địch ở Ngọc Rinh Rua (ngày 31-1-1971), Vương Văn C hài lập nên kỷ lục chiến đấu chưa từng có ở chiến trường: “Một trận đánh trở thành dũng sĩ 5 nhất”.
Phá tung cửa mở trước nhất,
Chiếm được lô cốt đầu cầu trước nhất:
Bắt tù binh sớm nhất;,
Bắn rơi máy bay trước nhất;
Đánh chiếm được sở chỉ huy địch trước nhất.

Góp phần đặc biệt quan trọng cùng đơn vị dứt điểm cứ điểm Ngọc Rinh Rua, mở màn cho thời kỳ đánh tiêu diệt hàng loạt căn cứ phòng thủ vững chắc của giặc ở Tây Nguyên.

349. Nguồn gốc lựu dạn “cọc rào”?

Trong kháng chiến chống Mỹ, ở Khu V yêu cầu trang bị các loại mìn, lựu đạn cho bộ đội để làm vỏ lựu đạn ngày càng khó khăn do các cơ sở đúc gang bì đánh phá. Xưởng quân giới 37 của quân khu nghiên cứu dùng cọc rào ấp chiến lược để làm vỏ lựu đạn. Cọc rào của Mỹ bằng thép non được duỗi thẳng, cắt thành miếng 120x80, dày 31y dùng đục khía rãnh, đàn mí để hàn thành ống hình trụ, đáy lót tôn có đặt mảnh trên miệng lắp chày gỗ. Lựu đạn được lắp ngòi nổ và nhồi 45 gam thuốc TNT. Qua nhiều lần thử nghiệm Xưởng 37 sản xuất thành công, từ tháng 5-1947 xưởng sản xuất hàng loạt loạl lựu đạn này. Lựu đạn gọn nhẹ và sử dụng chiến đấu tốt được bộ đội ưa thích. Cọc rào ấp chiến lược là nguồn nguyên liệu dồi dào có ở khắp nơi, lựu đạn cọc rào trở thành loại vũ khí sản xuất phổ biến của quân giới Khu V cho đến năm 1975.

350. Ai được mệnh danh là “Võ Tòng” của Tây Nguyên?

Một lần chiến sĩ quân y Lê Đình Đơ ở mặt trận Tây Nguyên dậy rất sớm, đi công tác. Đến một cây gạo giữa bãi lau anh vừa kịp phát hiện có một con hổ lớn đang rình mình, thì ngay lập tức con hổ đã xông vào vồ. Đơ bình tĩnh giương súng bắn. Đạn không nổ, anh đành dùng lê đánh nhau với hổ xung quanh gốc cây. Khi con hổ làm gãy súng của anh thì cũng là lúc anh bồi cho hổ nhát lê thứ 37, nhát lê cuối cùng, khiến cho “chúa sơn lâm” đổ qụy. Sau chiến công này. anh Lê Đình Đơ được quân khu biểu dương. khen thưởng là “Võ Tòng” của Tây Nguyên.

351. Nguồn gốc địa danh Chu Lai?

Ngày 8-3-1965, Lữ đoàn 9 lính thuỷ đánh bộ Mỹ từ Ôkinaoa (Nhật Bản) bắt đầu đổ bộ lên vùng bờ biển cách Đà Nẵng 75 dặm về phía nam trên danh nghĩa là làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ không quân Đà Nẵng nhưng chủ yếu là để đầu áp cuộc nổi dậy của nhân dân miền Nam. Chỉ huy lực lượng này là tướng Víchto Harôn Krulắc, người trong thời gian từ năm 1961 đến năm 1964 đã nhiều lần được cử tới Sài Gòn với tư cách là “chuyên viên đặc biệt về chống nổi dậy của Lầu Năm góc” và được đánh giá là “một trong những nhân vật ưu tú nhất và thông minh nhất nước Mỹ”. Nhiều nhà nghiên cứu Mỹ cho biết, bãi biển gần Đà Nẵng mà Klrulắc dẫn quân đổ bộ đã được Mỹ đặt tên là bãi Klrulắc nhưng do “trục trặc về kỹ thuật”, danh từ Krulắc đã bị một nhân viên Văn phòng Bộ Tổng tham mưu ngụy đánh máy nhầm là Trulai, tới mức báo chí Mỹ sau đó cũng gọi là Chulai, thậm chí những văn bản của Mỹ sau đó cũng gọi là Chulai mà quên mất cái tên Krulắc. Suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, Chu Lai trở thành địa danh nổi tiếng trên thế giới vì tiếp theo Lữ đoàn 9 còn nhiều tiểu đoàn, thậm chí cả sư đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ cũng dồn dập đổ bộ lên bãi biển này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #89 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 09:25:32 pm »

352. Nguồn gốc vũ khí “đồ hộp”.

Những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, đơn vị D65 A bộ đội Tây Ninh đã sáng tạo ra một loại mìn đánh bộ binh mang tên “mìn lon”. Vỏ mìn là lon đồ hộp, dùng dây sắt quấn chặt xung quanh lon nhằm tạo áp lực nổ và tạo mảnh. Thuốc được lấy từ bom đạn lép, ngòi lấy từ lựu đạn Mỹ đã dùng, cải tạo lại. Thuốc được nhồi chặt trong vỏ lon nên nổ với công suất lớn, “mìn lon” phát huy hiệu quả trong các trận chống càn, đánh địch tuần tra.
Phát hiện thấy vỏ hộp “cá mòi” của lính Mỹ có thể tích vừa phải và thành vỏ dày nên Công binh xưởng Vàm Cỏ đã sản xuất lựu đạn vỏ hộp cá mòi theo nguyên tắc lựu đạn giật nụ xoè. Lựu đạn “cá mòi” nổ rất mạnh, có năng lực sát thương lớn; nên mỗi khi thấy các loại vỏ đồ hộp, lính địch đều sợ hãi tránh xa.

353. Nguồn gốc “mìn lắc”?

Trong kháng chiến chống Mỹ, Binh công xưởng Bà Rịa đóng ở Bàu Ngứa do đồng chí Ngạc phụ trách đã chế ra được nhiều vũ khí tự tạo có giá trị, một trong những loại vũ khí đó là “mìn lắc”.
Đây là loại mìn có gàn ngòi lắc bên trong có tác dụng đánh lừa địch. Ngòi lắc cấu tạo đơn giản, khi đặt mìn và lắp ngòi thì ngòi ở thế cân bằng, hai cực điện hở; khi chuyển dịch thế cân bằng mất, điện nối mạch, và thế là mìn nổ. Bọn lính úc thường phục kích kết hợp gài mìn clâymo, du kích bí mật gài ngòi mìn lắc vào mìn clâymo. Khi chúng thu hồi thì mìn clâymo nổ. Chúng không hiểu tạo sao mìn clâymo nổ? Sau mỗi trận đánh, ta thường bỏ lại mấy quả đạn B40 hoặc đạn cối có ngòi lắc, địch hý hửng nhặt “vũ khí chiến lợi phẩm của Việt cộng”. Chúng không hiểu tại sao những quả đạn đó lại phát nổ?
Có lần, công binh ngụy Sài Gòn đem “mìn lắc” lên xe Jeep đưa về xưởng nghiên cứu. Xe chạy, gặp ổ gà xóc mạnh, mìn nổ, bọn lính ngồi trên xe đền mạng!
Đến nay, cũng chưa ai tìm ra tác giả của “mìn lắc”. Theo anh em Binh công xưởng Bà Rịa, có thể tập thể Binh công xưởng huyện Châu Đức là những người đầu tiên chế tạo “mìn lắc”.

354. Nguồn gốc “chiến thuật ruồi bâu”?

Thời kỳ đầu chiến dịch “139” ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (1969), Trung đoàn trưởng Trung đoàn 165 Nguyễn Chuông rất coi trọng chiến thuật. Từ những bài học xương máu, ông rút ra kinh nghiệm bằng những tử nghe rất ngộ nhưng lại rất gây ấn tượng và dễ nhớ như: chiến thuật “ruồi bâu”, chiến thuật “khỉ ngửi mắm tôm”, chiến thuật: “gà mẹ, gà con”...
Xuất xứ của chiến thuật “ruồi bâu” là: sau một loạt trận đánh ở thị xã Xiêng Khoảng và Phu Choong Voong kéo dài, đội hình chiến đấu không phát triển được, mặc dù địch phản ứng không mạnh lắm, đơn vị tổ chức rút kinh nghiệm, Trung đoàn trưởng nói: “Cái hại của các ông là trinh sát địch không tỉ mỉ, đứng xa chĩa ống nhòm vào. Mục tiêu phản công không rõ ràng. Huấn luyện bổ sung chung chung. Trên sa bàn chỉ trỏ đại khái, khi tiếp cận địch thì không chắc đúng hướng. Thấy địch nổ súng chỗ nào thì bu lại chỗ đó, bỏ cả mục tiêu chính, có khi một tên địch cũng ba bốn lần tiêu diệt bằng cả B.40, lựu đạn; 1 ngách hầm choen hoẻn mà lẳng vào 2, 3 quả thủ pháo. Đánh thế là đánh theo kiểu “ruồi bâu”, và tốn máu lắm.

355. “Vua chiến trường” bị bắt sống như thế nào?

Đó chính là loại pháo tự hành 1751y, rất hiện đại của Mỹ, trang bị cho quân ngụy Sài Gòn từ tháng 10-1965. Pháo binh ngụy muốn diễu võ giương oai nên đã phủ thêm hàng chữ sơn trắng lên nòng pháo: “Vua chiến trường - sấm sét”. Loại pháo này nòng dài 11,28m, tầm bắn xa 32km, tốc độ bắn 1,5 phát/phút, cỡ đạn 175 ly, mỗi quả nặng 68kg, có thể là đạn nổ hoặc là đạn hạt nhân. Kíp pháo thủ có năm người. Pháo được đặt trên bánh xe xích, có khả năng vượt chướng ngại vật (dốc, hào tường) với tốc độ di chuyển là 54km/giờ, bán kính hoạt động là l.000km. Kích thước xe: dài 11,2m, rộng 3,1m, cao 2,7m. Trọng lượng hành quân gồm cả đạn là 28,86 tấn. Khi tác chiến tự nạp đạn, khi hành quân có thể tháo rời giữa pháo và xe để cơ động bằng máy bay. Dù tính năng hiện đại, song trước tài năng và lòng dũng cảm của Quân giải phóng, “vua chiến trường” chẳng những không phát huy được tác dụng mà còn bị khuất phục.  Trong chiến dịch Quảng Trị năm 1972, ta đã thu được cả “vua chiến trường” còn “sống” - vẫn hoạt động được. Sau đó, “vua chiến trường” được chuyển ra Hà Nội - một kỳ công trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Khẩu pháo đó ngày nay còn được lưu giữ ở Viện bảo tàng Quân đội (nay là Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM