Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:44:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 60 Năm Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng (hỏi và đáp)  (Đọc 127898 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #60 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 09:38:03 am »

232. Trận đánh nào được coi là mốc quan trọng chuyển sang thế tiến công của Quân giải phóng miền Nam ở chiến trường Tây Nguyên?

Đó là trận Chư Nghé, ngày 22-9:1973. Đây là trận tiến công của Trung đoàn bộ binh 48 Sư đoàn 320 Quân giải phóng Tây Nguyên, vào căn cứ công sự vững chắc Chư Nghé (tây thị xã Plây Cu), do Tiểu đoàn biệt động quân 80 của quân ngụy Sài Gòn đóng giữ. Trận Chư Nghé được chuẩn bị chu đáo, bộ đội ta dùng mìn chống tăng phá rào đưa pháo Đ74 vào bắn ngắm trực tiếp thành công, diễn ra nhanh, gọn (từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút). Căn cứ Chư Nghé và toàn bộ Tiểu đoàn 80 bị diệt gọn; bắt 204 tên đích, thu 203 súng các loại.

233. Quân đoàn 1 được thành lập vào thời gian nào? Biên chế tổ chức, chỉ huy khi mới thành lập?

Quân đoàn 1 - Binh đoàn Quyết thắng thành lập ngày 24-10-1973 (Quyết định số 124/QĐ-QP).
Biên chế: ba sư đoàn bộ binh (308, 312, 320B), Sư đoàn phòng không 367, Lữ đoàn xe tăng 202, Lữ đoàn pháo binh 45, Lữ đoàn công binh 299, Trung đoàn thông tin 240, các đơn vị binh chủng, phục vụ và các cơ quan. Tư lệnh. Thiếu tướng Lê Trọng Tấn (Phó Tổng tham mưu trưởng kiêm chức). Chính uỷ: Thiếu tướng Lê Quang Hoà (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị kiêm chức).

234. Trận đánh nào đã góp phần đánh bại chiến thuật phòng ngự “mạng nhện co giãn” và âm mưu lấn chiếm vùng giải phóng của quân ngụy Sài Gòn?

Đó là trận Com Rẫy (ngày 16 và 17 -3-1974). Đây là trận đánh công sự vững chắc của Sư đoàn bộ binh 10 (thiếu), gồm Trung đoàn 28 và Trung đoàn 24 (thiếu) Quân giải phóng Tây Nguyên vào Tiểu đoàn biệt động quân 95 ở điểm cao 800 và Tiểu đoàn biệt động quân 62 (thiếu) quân ngụy Sài Gòn ở cầu Com Rẫy. Quân ngụy Sài Gòn phòng ngự theo kiểu mạng nhện co giãn đóng phân tán nhiều điểm và thường xuyên di chuyển. Sư đoàn 10 vây ba tầng và đón lõng, dùng pháo bắn thẳng trực tiếp chi viện cho đột phá, tập trung diệt chỉ huy Tiểu đoàn 95 trước. Trận đánh bắt đầu lúc 9 giờ 30 phút ngày 16, Trung đoàn 28 được tăng cường một tiểu đoàn của Trung đoàn 24 tổ chức đột phá trận địa địch ở điểm cao 800, đồng thời dùng hai tiểu đoàn đón lõng và chặn viện, đến trưa ngày 17 đã tiêu diệt gọn Tiểu đoàn 95 (diệt 421 tên, bắt 250 tên có 2 thiếu tá chỉ huy tiểu đoàn), thu 280 súng, 25 máy thông tin vô tuyến điện. Cũng trưa ngày 17, chớp thời cơ Tiểu đoàn 62 ở Com Rẫy đang hoang mang, Tiểu đoàn 4 (Trung đoàn 24) tiến công, sau 15 phút diệt 70 tên, bắt 25 tên, thu 51 súng, 10 máy thông tin vô tuyến điện.

235. Trận đánh nào đánh dấu bước trưởng thành về trình độ tác chiến hiệp đồng binh chủng của bộ đội chủ lực Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ?

Đó là trận Đắc Pét (ngày 15-5-1974). Đây là trận tiến công của Trung đoàn bộ binh 66 (Sư đoàn 10), được tăng cường xe tăng, pháo binh và Trung đoàn trung đoàn bộ binh 3 (Sư đoàn 324) nhằm tiêu diệt Tiểu đoàn biệt động biên phòng 88 quân ngụy Sài Gòn được bố trí trong công sự vững chắc; giải phóng quận lỵ Đắc Pa. Sau bốn giờ đột phá chia cắt, đánh chiếm từng mục tiêu, ta diệt gọn Tiểu đoàn 88, bắt 403 tên địch (có thiếu tá tiểu đoàn trưởng cùng toàn bộ Ban Chỉ huy tiểu đoàn); giải phóng quận lỵ Đắc Pét.

236. Quân đoàn 2 thành lập vào thời gian nào? Biên chế tổ chức, chỉ huy khi mới thành lập?

Quân đoàn 2 - Binh đoàn Hương Giang thành lập ngày 17-5-1974 (Quyết định số 67/QP-QĐ).
Biên chế: ba sư đoàn bộ binh (304, 325, 324), Sư đoàn phòng không 673, Lữ đoàn pháo binh 164, Lữ đoàn xe tăng 203, Lữ đoàn công binh 219, Trung đoàn thông tin 463 và các cơ quan, đơn vị bảo đảm, phục vụ.
Tư lệnh: Thiếu tướng Hoàng Văn Thái.
Chính uỷ: Thiếu tướng Lê Linh.
Căn cứ: Chiến khu Ba Lòng (Bình - Trị - Thiên)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #61 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 09:39:31 am »

237. Quân đoàn 4 được thành lập khi nào? Biên chế tổ chức, chỉ huy khi mới thành lập?

Quân đoàn 4 - Binh đoàn Cửu Long thành lập ngày 20-7-1974. Đồng chí Phạm Hùng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Cục miền Nam công bố quyết định thành lập.
Biên chế: Hai Sư đoàn bộ binh 7 và 9, Trung đoàn pháo binh 24, Trung đoàn phòng không 71, Trung đoàn đặc công 429, Trung đoàn thông tin 69 và các cơ quan, đơn vị phục vụ, bảo đảm.
Tư lệnh kiêm Chính uỷ: Thiếu tướng Hoàng Cầm.
Tháng 3-1975, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện được cử làm Chính uỷ.
Căn cứ: miền đông Nam Bộ.

238. Sư đoàn 303 thành lập khi nào? Biên chế tổ chức, chỉ huy khi mới thành lập?

Sư đoàn bộ binh 303 thuộc Bộ Tư lệnh Miền thành lập ngày 19-8-1974 (trên cơ sở Sư đoàn bộ binh 3).
Biên chế: ba trung đoàn bộ binh (201, 271, 205). Trung đoàn pháo binh 262.
Sư đoàn trưởng: Đỗ Quang Hưng.
Chính ủy: Nguyễn Ngọc Doãn.

239. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa chiến dịch Nông Sơn - Thượng Đức?

Chiến dịch Nông Sơn - Thượng Đức diễn ra ngày 17-7 đến ngày 25-8-1974.
Địa bàn: Nông Sơn - Trung Phước - Thượng Đức (Khu V).
Lực lượng tham gia: Sư đoàn bộ binh 2 (Quân khu V), Sư đoàn bộ binh 304 và một số đơn vị binh chủng (Quân đoàn 2), bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam (bốn tiểu đoàn), Quảng Đà (năm tiểu đoàn).
Bộ Tư lệnh Quân khu V chỉ huy chiến dịch.
Từ ngày 17 đến ngày 19-7, Sư đoàn 2 được tăng 1 cường hỏa lực tiến công tiêu diệt căn cứ Nông Sơn - Trung Phước; tiếp đó đánh bại cuộc hành quân “Sóng thần nam” ứng cứu Nông Sơn - Trung Phước của Trung 1 đoàn 1 và 3 1 (Sư đoàn 2 ngụy).
Từ ngày 19-7 đến ngày 8-8, các lực lượng của Quân đoàn 2 tiến công giải phóng toàn bộ chi khu quận lỵ Thượng Đức.
Từ sau ngày 9-8 đến ngày 25-8, Trung đoàn 66 (Sư 1 đoàn 304), Trung đoàn 3 (Sư đoàn 324) và lực lượng bộ đội địa phương tổ chức trận địa phòng ngự đánh bại các cuộc phản kích của địch, đặc biệt là cuộc phản kích của Sư đoàn dù số 3.
Kết quả chiến dịch: ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 10.000 tên địch, tiêu diệt 4 tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng 9 tiểu đoàn, thu 2.106 súng các loại, 24 xe quân sự và nhiều đạn dược, trang bị của địch.
Chiến thắng Nông Sơn - Thượng Đức chứng minh trên thực tế sức mạnh chiến đấu của bộ đội chủ lực cơ động ta đã hơn hẳn quân chủ lực cơ động của địch.

240. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch La Sơn - Mỏ Tàu?

Chiến dịch La Sơn - Mỏ Tàu diễn ra từ ngày 28-8 đến ngày 28-9-1974.
Lực lượng tham gia gồm: Sư đoàn bộ binh 324 (thiếu), được tăng cường Tiểu đoàn bộ binh 2, Đại đội tên lửa A72 và bộ đội địa phương Quân khu Trị - Thiên, đánh vào Sư đoàn bộ binh 1 (Quân đoàn 1) quân ngụy Sài Gòn ở khu vực đường số 14 (tây - nam Huế 40 km) nhằm chia cắt đường giao thông chiến lược của địch, tạo bàn đạp cho các hoạt động tiếp theo, phối hợp với chiến dịch Nông Sơn - Thượng Đức (từ ngày 17-7 đến ngày 225-8-1974) ở khu vực này Sư đoàn 1 quân ngụy Sài Gòn phối hợp với các đơn vị bảo an chiếm giữ các 1 điểm cao, tạo thế phòng thủ hỗ trợ cho nhau. Chiến dịch mở màn lúc 5 giờ ngày 28-8, sau khi pháo binh bắn chuẩn bị, ta đánh chiếm một loạt điểm cao, địch điều Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 51) và hai tiểu đoàn của Trung đoàn 54 đến tăng cường giữ  các điểm cao còn lại. Trong các ngày 3, 7 và 14-9 ta đánh hai trận cấp trung đoàn, một trận cấp sư đoàn (thiếu) và sau trận then chốt chiếm Mỏ Tàu (từ ngày 27 đến ngày 28-9), ta chủ động kết thúc chiến dịch.
Kết quả: ta đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 2.500 tên địch, bắt sống 587 tên, bắn rơi 5 máy bay, thu và phá huỷ 2.734 súng các loại và nhiều phương tiện chiến tranh, phá vỡ tuyến phòng thủ mạnh của địch ở tây - nam Huế, giải phóng một khu vực rộng gần 300 km2 uy hiếp thế trận phòng thủ của Quân đoàn 1, Quân khu I quân ngụy Sài Gòn.

241. Tổng cục Kỹ thuật thành lập vào thời gian nào? Nhiệm vụ, biên chế tổ chức, chỉ huy khi mới thành lập?

Ngày 10-9-1974, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 22 liệu thành lập Tổng cục Kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng.
Nhiệm vụ: giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo công tác bảo đảm và quản lý trang bị, đảm bảo kỹ thuật trong toàn quân nghiên cứu kỹ thuật quân sự và trực tiếp quản lý các xí nghiệp quốc phòng.
Tổng cục Kỹ thuật có các cơ quan và đơn vị: Bộ Tham mưu, các cục: Hậu cần, Chính trị, Quản lý xe máy, Quản lý kỹ thuật, Sản xuất, Quản lý xí nghiệp, Quản lý vũ khí - khí tài - đạn dược, các phòng quản lý trang bị khí tài đặc chủng (máy bay, tên lửa, tàu hải quân), vật tư, tài vụ và văn phòng; các viện kỹ thuật quân sự, thiết kế, các trường đào tạo cán bộ trung cấp và công nhân kỹ thuật; các xí nghiệp sản xuất quốc phòng.
Chủ nhiệm: Trung tướng Đinh Đức Thiện (Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần kiêm chức).
Các Phó Chủ nhiệm: Trần Sâm, Trần Đại Nghĩa, Vũ Văn Đôn, Nguyễn Văn Tiên.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Bảy, 2009, 09:43:30 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #62 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 09:42:04 am »

242. Trận đánh mở màn chiến dịch Phước Long?

Đó là trận Bù Đăng (ngày 14-12-1974). Đây là trận tập kích vào chi khu Bù Đăng do hai Trung đoàn bộ binh 271 và 201 (Sư đoàn 3) tiến hành. Chi khu Bù Đăng nằm trên đường số 14, được phòng thủ thành từng cụm cứ điểm, gồm: Sở Chỉ huy chi khu, căn cứ Vĩnh Thiện, khu hành chính quận, bao quanh là 12 đồn bốt dân vệ, phân chi khu, 5 chốt phòng vệ dân sự.
Được pháo binh và pháo phòng không chi viện, 8 giờ ngày 14-12 Trung đoàn 201 đánh chiếm căn cứ Vĩnh Thiện. 8 giờ 40 phút Trung đoàn 271 đánh chiếm Sỏ Chỉ huy chi khu và khu hành chính quận. Lực lượng địa phương Bù Đăng đánh tan các chốt dân vệ xung quanh. Ta diệt 34, bắt 26 tên địch, thu 90 súng các loại, giải phóng gần 100 km đường số 14, tạo thế, tạo lực giải phóng Phước Long.

243. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Phước Long?

Chiến dịch Phước Long diễn ra từ ngày 14-12-1974 đến ngày 6-1-1975. Đây là chiến dịch tiến công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam vào 5 tiểu đoàn bộ binh, 1 chi đội xe M113, 10 trung đội pháo binh 2 đại đội trinh sát, 2 đại đội cảnh sát, 60 trung đội dân vệ và lực lượng viện binh Quân đoàn 3 quân ngụy Sài Gòn ở Khu vực Đồng Xoài, Bù Đăng, Phước Bình, Phước Long nhằm tiêu diệt sinh lực địch, nối thông hành lang chiến lược từ Tây Nguyên vào đông Nam Bộ, tạo bàn đạp tiến công Sài Gòn từ phía bắc.
Lực lượng ta, về bộ đội chủ lực, có Quân đoàn 4 (hai sư đoàn), Sư đoàn bộ binh 3 (hai trung đoàn), Trung đoàn đặc công 429, 1 trung đoàn pháo binh (36 khẩu pháo) 3 tiểu đoàn pháo phòng không, 20 xe tăng, xe thiết giáp, 1 trung đoàn công binh; về lực lượng vũ trang nhân dân địa phương có 2 tiểu đoàn tỉnh Bình Long, bộ đội các huyện, du kích các xã trong địa bàn chiến dịch.
Chiến dịch chia làm ba đợt. Đợt 1 (từ ngày 14 đến ngày 17-12-1974), ta đánh chiếm căn cứ Vĩnh Thiện, các chốt trên đường số 14 (đoạn Bù Na - Bù Đăng). Đợt 2 (từ ngày 23 đến ngày 28- 12- 1974), ta đánh chiếm Đồng Xoài, Bù Đốp, cô lập Phước Long. Đợt 3 (từ ngày 31-12-1974 đến ngày 1-1975), được tăng cường Trung đoàn bộ binh 16, 1 tiểu đoàn xe tăng, 2 tiểu đoàn pháo binh 130 ly, ta đánh chiếm Phước Bình, điểm cao Bà Rá, thị xã Phước Long.
Kết quả ta giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long (hơn 500.000 dân), diệt 1.160, bắt 2.146 tên địch, phá huỷ 15 máy bay, 3 xe bọc thép, thu 3.125 súng các loại 10.000 viên đạn pháo. Chiến thắng Phước Long có tác dụng trinh sát chiến lược, phát hiện sự bất lực của Mỹ trước sự thất bại của quân đội Sài Gòn.

244. Trận đánh nào góp phần đập tan ý đồ phản kích chiếm lại đường số 14, buộc địch phải co cụm phòng thủ, tạo thuận lợi cho Quân đoàn 4 tiến công giải phóng thị xã Phước Long?

Đó là trận Đồng Xoài (ngày 26-12-1974). Đây là trận đánh công sự vững chắc của Trung đoàn bộ binh 141 và lực lượng tăng cường (Tiểu đoàn 9 của Trung đoàn bộ binh 209 thuộc Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 vào chi khu quân sự của quân ngụy Sài Gòn ở Đồng Xoài (Phước Long). Lực lượng địch gồm Ban Chỉ huy chi khu, Tiển đoàn bảo an 341, 2 trung đội pháo (hai pháo 105 ly) bố trí trong 500 ụ súng lô cốt, hầm ngầm, xung quanh có tường đất dày 3m, 11 lớp rào kẽm gai và bãi mìn bảo vệ; cùng với 19 trung đội cảnh sát dân vệ, phòng vệ dân sự đóng đồn ở ngoại vi (tổng cộng 1.300 - 1.400 quân).
5 giờ 37 phút trận đánh bắt đầu. Được pháo binh chi viện, Trung đoàn từ ba hướng tiến công vào căn cứ. Địch co cụm chống cự. Sau năm giờ chiến đấu, ta làm chủ quận lỵ, chi khu, loại khỏi vòng chiến đấu 887 tên địch (182 hàng), thu 552 súng các loại (2 pháo 105 ly, 2 pháo 155 ly), 50 máy thông tin, 30 xe quân sự, 3.000 đạn pháo 105-155 ly, 10 tấn gạo, giải phóng 4.500 dân.

245. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa chiến dịch Tây Nguyên?

Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra từ ngày 4-3 đến ngày 3-4-1975.

Lực lượng tham gia chiến dịch gồm năm sư đoàn (10, 320A, 316. 968, 3), bốn trung đoàn bộ binh (95A, 95B. 25, 27), hai trung đoàn pháo binh (40, 675), ba trung đoàn pháo cao xạ (232, 234, 593), Trung đoàn tăng - thiết giáp 273, Trung đoàn 198 và hai tiểu đoàn đặc công (14, 27), hai trung đoàn công binh (7, 575), Trung đoàn thông tin 29 và các đơn vị hậu cần, vận tải. Sư đoàn bộ binh 3 (Quân khu V) tác chiến phối hợp trên đường số 19.
Sau một số trận đánh tạo thế và nghi binh chiến dịch, ngày 10 và 11-3, quân ta tiến công bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột. Đây là trận then chốt quyết định của chiến dịch, một trận “điểm đúng huyệt”, làm rối loạn sự chỉ đạo chiến lược và đảo lộn thế phòng thủ của địch ở chiến trường Tây Nguyên mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Từ ngày 14 đến 18-3, quân ta đánh trận then chốt thứ hai, đập tan cuộc phản kích của Quân đoàn 2 ngụy, tạo thế chia cắt địch về chiến lược, đẩy quân địch ở Tây Nguyên vào thế tan vỡ.
Từ ngày 17 đến ngày 24-3, quân ta đánh trận then chốt thứ ba, truy kích tiêu diệt tập đoàn quân địch rút chạy trên đường số 7; giải phóng Kom Tum, Gia Lai và toàn bộ Tây Nguyên.
Từ đầu tháng 4, quân ta tiếp tục phát triển xuống duyên hải Trung Bộ, diệt Lừ đoàn dù 3, Trung đoàn bộ binh 40, Liên đoàn biệt động quân 24, giải phóng các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà.
Chiến dịch thể hiện quân đội ta có bước trưởng thành mới về trình độ tổ chức chỉ huy và thực hành chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn về nghệ thuật đánh chiếm thành phố, đánh địch phản kích lớn bằng đổ bộ đường không và truy kích tiêu diệt tập đoàn quân địch rút chạy trên địa hình rừng núi.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Bảy, 2009, 09:56:40 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #63 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 09:46:48 am »

246. Trận đánh nào mở thông hướng tây - nam cho Binh đoàn Tây Nguyên đánh Buôn Ma Thuột?

Đó là trận Đức Lập (ngày 9 và 10-3-1975). Đây là trận tiến công của Sư đoàn bộ binh 10 được tăng cường 2 khẩu đội pháo l05 ly và 50 viên đạn vào cụm cứ điểm Đức Lập (tây - nam Buôn Ma Thuột 30 km), trong chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4-3 đến ngày 3-4-1975).
Chốt giữ căn cứ có Sở Chỉ huy hành quân Trung đoàn bộ binh 53, Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 53), 1 đại đội trinh sát, 1 chi đoàn tăng (24 xe 14 khẩu pháo 105 ly và 155 ly, 1 tiểu đoàn và 2 đại đội bảo an, 18 trung đội dân vệ và 1 trung đội cảnh sát của quân ngụy Sài Gòn (tổng số khoảng 2.400 quân).
Sáng ngày 9, sau hơn ba giờ chiến đấu ta chiếm được hai cứ điểm quan trọng (Núi Lửa và 23), nhưng không chiếm được quận lỵ Đức Lập vì nắm địch không chắc, hiệp đồng chiến đấu không chặt. Sáng ngày 10 ta tiếp tục đột phá, sau hơn hai giờ chiến đấu, ta chiếm toàn bộ cụm cứ điểm.
Kết quả: ta diệt 2 tiểu đoàn, bắt trên 100 tên địch, thu 14 khẩu pháo, 20 xe tăng, xe thiết giáp, 6 xe quân sự.

247. Trận đánh nào làm tiêu tan hy vọng phản kích của dịch hòng chiếm lại Buôn Ma Thuột?

Đó là trận Nông Trại - Chư Cúc (từ ngày 14 đến ngày 18-3-1975). Đây là trận vận động tiến công của Sư đoàn bộ binh 10 Quân giải phóng Tây Nguyên được tăng cường tiểu đoàn xe tăng, Trung đoàn bộ binh 95B, cụm pháo binh và pháo phòng không chiến dịch đánh vào Sư đoàn bộ binh 23, Liên đoàn biệt động quân 21, 3 tiểu đoàn bảo an và tàn quân của Trung đoàn bộ binh 45… quân ngụy Sài Gòn ở khu Nông Trại-Phước An-Chư Cúc, nhằm đánh bại ý đồ phản kích chiếm lại Buôn Ma Thuột của địch trong chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4-3 đến ngày 3-4-1975). Ngày 14-3, Trung đoàn 24 và 1 đại đội xe tăng tiến công Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 45) của địch ở chân điểm cao 581. Trung đoàn 45 và liên đoàn biệt động quân dồn về Nông Trại. Ngày 15 và 16-3, Trung đoàn 24 và Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 66) tiến công Nông Trại diệt gần hết Trung đoàn 45. Ngày 17-3, Sư đoàn 10 tiến công cụm địch ở Phước An, một số chạy thoát về hướng Chư Cúc. Ngày 18-3, Trung đoàn 66, Trung đoàn 28 tiến công trong hành tiến, phối hợp với Trung đoàn 25 tiêu diệt nốt lực lượng còn lại của Sư đoàn 23 ở Chư Cúc.

248. Trận đánh nào tạo thuận lợi cho ta tiến vào giải phóng thành phố Huế trong chiến dịch Huế - Đà Nẵng?

Đó là trận Thanh Hương (ngày 21- 3-1975). Đây là trận tiến công của bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị vào quân ngụy Sài Gòn co cụm ở Thanh Hương (trên phòng tuyến bảo vệ phía bắc thành phố Huế). Sáng 21-3 bộ binh ta được xe tăng, pháo binh, pháo phòng không chi viện từ hai mũi (mũi theo tỉnh lộ 68 và mũi theo quốc lộ 1 qua Mỹ Xuyên) đánh vào Thanh Hương.10 giờ ta làm chủ trận địa. Thừa thắng, nhân dân địa phương nổi dậy, dẫn đường cho bộ đội diệt ác ôn, giải tán chính quyền địch, giải phóng quê hương.

249. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Huế - Đà Nẵng?

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng diễn ra từ ngày 21 đến ngày 29-3-1975.
Lực lượng tham gia. Quân đoàn 2, lực lượng vũ trang Quân khu Trị - Thiên, Quân khu V, Đoàn 559. Bộ Tư lệnh chiến dịch gồm Tư lệnh: Trung tướng Lê Trọng Tấn; Chính uỷ: Thượng tướng Chu Huy Mân.
Chiến dịch hình thành trong quá trình phát triển của cuộc tiến công chiến lược trên cơ sở chiến dịch Xuân Hè cua Quân đoàn 2, Quân khu Trị - Thiên và Quân khu V, do Bộ Tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy.
Kết quả: tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn Quân đoàn 1 và Quân khu I của địch, đập tan hệ thống phòng thủ kiên cố của chúng, giải phóng năm tỉnh liên hoàn là Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, trong đó có hai thành phố lớn là Huế (ngày 20-3), Đà Nẵng (ngày 29-3); làm thay đổi hẳn cục diện và so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo điều kiện rất thuận lợi cho chiến dịch quyết chiến chiến lược giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam. Quân đội ta tiến bộ vượt bậc về trình độ tổ chức chỉ huy chiến dịch tiến công gấp rút khi có thời cơ thuận lợi, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về nghệ thuật tổ chức, chỉ huy, tác chiến và phát triển tiến công trong chiến dịch hiệp đồng binh chủng quy mô lớn.

250. Quân đoàn 3 thành lập khi nào? Biên chế tổ chức, chỉ huy khi mới thành lập?

Quân đoàn 3 - Binh đoàn Tây Nguyên thành lập ngày 27-3-1975 (Quyết định số 54/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng). Biên chế. ba sư đoàn bộ binh (10 316, 320A), hai trung đoàn pháo binh (40, 675), ba trung đoàn phòng không (232, 234, 593), Trung đoàn đặc công 198, Trung đoàn xe tăng 273, hai trung đoàn công binh (7, 575), Trung đoàn thông tin 29 và các cơ quan đơn vị đảm bảo, phục vụ.
Tư lệnh: Thiếu tướng Vũ Lăng.
Chính uỷ: Đại tá Đặng Vũ Hiệp.
Căn cứ: Tây Nguyên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #64 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 09:48:49 am »

251. Trận đánh nào đã tạo đà giải phóng thành phố Nha Trang?

Đó là trận Đèo Mađrắc (từ ngày 29-3 đến ngày 1-4-1975). Đây là trận vận động tiến công của Sư đoàn bộ binh 10 Quân giải phóng Tây Nguyên vào Lữ đoàn dù 3 (thuộc lực lượng tổng dự bị chiến lược) quân ngụy Sài Gòn, nhằm mở đường xuống duyên hải miền Trung trong chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4-3 đến ngày 3-4-1975). Lữ đoàn dù 3 được tăng cường một tiểu đoàn biệt động quân, được Sư đoàn không quân 6 chi viện, đã chốt đèo Mađrắc (Phượng Hoàng) trên đường số 21. Địch vận dụng chiến thuật “mạng nhện”, phân tán từng đại đội, chốt dùng hoả lực không quân và pháo binh tối đa kết hợp với phản kích nhằm ngăn chặn các mũi truy kích của Quân giải phóng. Sư đoàn 10 có xe tăng tăng cường, được Trung đoàn pháo binh 40 chí viện, diệt pháo binh địch, làm mất chỗ dựa của quân dù, đồng thời liên tục tiến công chia cắt vây diệt từng đại đội. Trung đoàn 24 đã chiếm lĩnh đông đèo, triển khai trận địa bao vây. Sáng 29-3, sau khi chuẩn bị hoả lực, Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 28) diệt hai trận địa pháo; Trung đoàn pháo binh 40 sau sáu giờ diệt được 12 khẩu pháo; Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 25) cũng diệt nhiều cụm chốt mở đường cho bộ binh, xe tăng đột phá mục tiêu chính. Sáng 30, Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 28) bắt sống Ban Chỉ huy Tiểu đoàn dù 6… Bị mất hai tiểu đoàn và 1/3 lực lượng pháo binh, địch có ý định rút lui. Ta phát hiện ý định địch, sáng 31-3 bố trí Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 24) chặn ở đông đèo; sáng ngày 1-4, Trung đoàn 24 từ chốt chuyển sang tiến công, đánh thẳng vào Sở Chỉ huy Lữ đoàn dù 3, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ. Kết quả: ta diệt và bắt hoàn toàn Lừ đoàn dù 3 (khoảng 3.800 quân), thu 24 pháo (l05 và 155 ly), 84 xe quân sự, nhiều vũ khí và quân trang quân dụng.

252. Trận đánh tiêu biểu về trình độ tổ chức, chỉ huy chiến đấu hiệp đồng binh chủng cấp sư đoàn trong điều kiện gấp rút?

Đó là trận Tuy Hoà (ngày l-4-1975). Đây là trận tiến công của Sư đoàn bộ binh 320 (Quân đoàn 3) được tăng cường Trung đoàn pháo phòng không 593, Tiểu đoàn xe tăng 1, một đại đội lựu pháo 122 ly, Trung đoàn pháo binh 675, 7 cơ cấu phóng A72 vào 11 tiểu đoàn bảo an, biệt động cùng tàn binh Quân đoàn 2, cảnh sát từ Phú Yên rút về phòng thủ thị xã Tuy Hoà và vùng phụ cận.
Trận đánh diễn ra từ 5 giờ 30 phút đến 15 giờ ngày 1-4-1975. Sư đoàn 320 phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh và nhân dân nổi dậy, bao vây chia cắt, ngăn chặn kết hợp với thọc sâu diệt mục tiêu then chốt, làm tan rã toàn bộ lực lượng chủ lực và địa phương quân ngụy Sài Gòn ở tỉnh Phú Yên làm chủ thị xã, quận Tuy Hoà 1, Tuy An và từ quận Hiến Xương đến đèo Cả; loại khỏi vòng chiến đấu 3.400 tên địch. Trận Tuy Hoà là trận tiêu biểu về trình độ tổ chức chỉ huy chiến đấu hiệp đồng binh chủng cấp sư đoàn trong điều kiện gấp rút, phối hợp chặt chẽ giữa bộ đội chủ lực cơ động và lực lượng tại chỗ, kết hợp tiến công và nổi dậy, góp phần tạo thế cho chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 đến ngày 30-4-1975)

253. Bức điện lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút...” được gửi đi vào thời điểm nào? Trong chiến dịch nào của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?

Bức điện lịch sử có nội dung “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút…” do Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi các đơn vị ngày 7-4-1975.
Bức điện ra đời trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

254. Cho biết thời gian thành lập và danh sách các đồng chí trong Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định?

Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định thành lập ngày 8-4-1975 gồm các đồng chí:
Tư lệnh: Đại tướng Văn Tiến Dũng.
Chính uỷ: Phạm Hùng.
Phó Tư lệnh: Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Đinh Đức Thiện. (Ngày 22-4 bổ sung Trung tướng Lê Trọng Tấn - phó Tư lệnh; Trung tướng Lê Quang Hoà - Phó Chính uỷ).
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Bảy, 2009, 09:51:10 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #65 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 09:50:37 am »

255. Nêu tóm tắt lịch trình giải phóng một số đảo lớn trong quần đảo Trường Sa?

Chấp hành chỉ thị của Bộ Tổng tư lệnh, ngay từ ngày 5-4-1975, Bộ Tư lệnh Hải quân đã chuẩn bị lực lượng sẵn sàng chiến đấu giải phóng quần đảo Trường Sa.
Sáng ngày 14-4-1975, các lực lượng đặc công hải quân phối hợp với các đơn vị bạn đã giải phóng đảo Song Tử Tây.
Sáng 25-4, giải phóng đảo Sơn Ca.
Sáng 27-4, giải phóng đảo Nam Yết.
Sáng 28-4, giải phóng đảo Sinh Tồn.
Sáng 29-4, giải phóng đảo Trường Sa lớn.

256. Tư tưởng chỉ dạo của ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh?

Tư tưởng chỉ đạo của bộ đội ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh là: Thần tốc, táo bạo, bất ngờ chắc thắng.

257. Vì sao chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định dược mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh?

Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định là chiến dịch quyết chiến chiến lược, quyết đính kết thúc chiến tranh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước, hoàn thành tâm nguyện của Bác Hồ kính yêu. Trước ý nghĩa lịch sử trọng đại đó của chiến dịch; ngày 14-4-1975, Bộ Chính trị đã quyết định lấy tên chiến dịch là chiến dịch Hồ Chí Minh.

258. Năm mục tiêu lớn nhất và quan trọng nhất của dịch mà ta đã xác định cần đánh chiếm trong chiến dịch Hồ Chí Minh là những mục tiêu nào? Tại sao?

Năm mục tiêu đó là: Dinh Độc lập, Bộ Tổng tham mưu, Biệt khu Thủ đô, Tổng nha Cảnh sát và sân bay Tân Sơn Nhất.
Bởi vì, đây là những cơ quan đầu não, phản động nhất của địch. Chiếm được những mục tiêu này, toàn bộ chế độ ngụy sẽ sụp đổ, bảo toàn được tính mạng nhân dân và phần đông anh em binh sĩ ngụy lầm đường, tránh thiệt hại cho các công trình hạ tầng cơ sở, kinh tế và văn hoá thành phố.

259. Nêu nhiệm vụ mà Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh giao cho các quân đoàn và lực lượng vũ trang địa phương?

Trong các ngày từ 20 đến 25-4-1975, Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Mmh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các quân đoàn và lực lượng vũ trang địa phương trên các hướng như sau:
- Hướng tây - bắc Sài Gòn. Quân đoàn 3 do Thiếu tướng Vũ Lăng - Tư lệnh. Đại tá Đặng Vũ Hiệp - Chính uỷ chỉ huy, cùng hai Trung đoàn 1 và 2 Gia Định, các đội đặc công biệt động của Thành đội Sài Gòn dược pháo binh và lực lượng phòng không chiến dịch chi viện hoả lực đánh chiếm căn cứ Đồng Dù, tiêu diệt Sư đoàn 25 ngụy chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, cùng với Quân đoàn 1 đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy.
- Hướng bắc và đông - bắc Sài Gòn: Quân đoàn 1 do Thiếu tướng Nguyễn Hoà - Tư lệnh, Thiếu tướng Hoàng Minh Thi - Chính uỷ chỉ huy, được tăng cường Trung đoàn 95 (Sư đoàn 325, Quân đoàn 2) và một trung đoàn phòng không đánh chiếm căn cứ Phú Lộc, diệt Sư đoàn 5 ngụy, đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy và căn cứ Bộ Tư lệnh các binh chủng của địch ở Gò Vấp.
- Hướng đông và đông - nam Sài Gòn: Quân đoàn 4 do Thiếu tướng Hoàng Cầm - Tư lệnh, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện - Chính uỷ chỉ huy, được tăng cường Lữ đoàn bộ binh 52 (quân khu V) và một số tiểu đoàn binh chủng tiêu diệt Sở Chỉ huy Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 và Sư đoàn 1 ngụy ở Biên Hoà, sau đó thọc sâu vào nội thành đánh chiếm Dinh Độc lập. Quân đoàn 2 do Thiếu tướng Nguyễn Hữu An - Tư lệnh, Thiếu tướng Lê Linh - Chính uỷ chỉ huy đánh chiếm Bà Ria. các căn cứ Nước Trong, Long Bình, chặn đường rút chạy của địch trên sông Lòng Tàu. sau đó tiến vào nội thành, cùng Quân đoàn 4 chiếm Dính Độc lập.
- Hướng tây và tây - nam Sài Gòn: Đoàn 232 do Trung tướng Lê Đức Anh - Tư lệnh, Thiếu tướng Lê Văn Tưởng - Chính uỷ chỉ huy và lực lượng vũ trang Quân khu VIII có nhiệm vụ cắt đường số 4, đánh chiếm Biệt khu Thủ đô và Tổng nha Cảnh sát ngụy.
Các đơn vị đặc công biệt động và lực lượng vũ trang thành phố Sài Gòn có nhiệm vụ đánh địch, giữ các cầu vào thành phố, dẫn đường cho các binh đoàn thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu, hỗ trợ quần chúng nổi dậy phối hợp với đòn tiến công quân sự.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #66 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 09:52:42 am »

260. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả cuộc tổng công kích, giải phóng Sài Gòn - Gia Định, đồng bằng sông Cửu Long và toàn bộ vùng đất, vùng biển, các đảo của Tổ quốc trong chiến dịch Hồ Chí Minh?

Cuộc tổng công kích diễn ra từ ngày 26 đến ngày 30-4-1975.
17 giờ ngày 26, quân ta nổ súng tiến công mạnh và đồng loạt trên các hướng, tiêu diệt các sư đoàn chủ lực đích còn lại, đánh chiếm các căn cứ mục tiêu quan trọng phá vỡ các khu vực phòng thủ vòng ngoài của dịch. Ngày 28, một biên đội máy bay A37 (Phi đội Quyết thắng) của Binh chủng không quân ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, làm quân địch thêm hoảng loạn. Việc di tản bằng máy bay có cánh cố định của chúng bị ngừng trệ. Ngày 29-4, quân tạ tiêu diệt làm tan rã các Sư đoàn chủ lực 5, 7, 25, 18, 22 của quân ngụy. Các binh đoàn thọc sâu tiến vào cách trung tâm thành phố 10 đến 20 km, Đại sứ Mỹ G.Martin và các nhân viên quân sự, binh lính cuối cùng của Mỹ lên máy bay trực thăng rút khỏi Sài Gòn (sáng 30-4). 5 giờ ngày 30-4, quân ta mở đợt tiến công cuối cùng. Vào lúc 10 giờ 45 phút, xe tăng 843 do Trung uý Bùi Quang Thận Đại đội trưởng Đại đội 4 - xe tăng chỉ huy và xe tăng 390 (Lữ đoàn 203) dẫn đầu lực lượng đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2 đánh chiếm Dinh Độc lập. Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn bộ binh 66 (Sư đoàn 304) và Lữ đoàn xe tăng 203 ( Quân đoàn 2) là những đơn vị đầu tiên cùng một số chiến sĩ biệt động đánh vào sào huyệt địch, buộc Tổng thống ngụy quyền và toàn bộ nội các địch đầu hàng. Cờ giải phóng tung bay trước toà nhà chính của Dinh Độc lập lúc 11 giờ 30 phút.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, ngay từ ngày 13-3-1975, thực hiện đợt 2 kế hoạch tác chiến chiến lược trên phạm vi toàn miền, lực lượng vũ trang Quân khu VIII và Quân khu IX đẩy mạnh tiến công địch, phối hợp với quần chúng nổi dậy mở rộng vùng giải phóng. tạo thế trận mới, phối hợp với chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Trong thời gian các quân đoàn chủ lực chuẩn bị và thực hành chiến dịch giải phóng Sài Gòn, lực lượng vũ trang hai quân khu áp sát các thành phố, thị xã, cắt đường số 4 và các đường giao thông quan trọng, kìm giữ Quân đoàn 4 ngụy. Trên cơ sở thắng lợi đã giành được, trong các ngày 30-4 đến ngày 2-5, bộ đội chủ lực hai quân khu và lực lượng vũ trang các tỉnh nắm bắt chính xác thời cơ ngụy quyền trung ương đầu hàng, quân ngụy tan rã đã kết hợp tiến công quân sự với phát động quần chúng nổi dậy, tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 4, Quân khu IV và lực lượng kìm kẹp của địch, giải phóng hoàn toàn các tỉnh đông Nam Bộ, vùng biển, giải phóng Côn Đảo, Phú Quốc và các đảo ở vùng biển tây - nam của Tổ quốc.

261. Nguồn gốc tên gọi “Biên đội Quyết thắng”?

“Biên đội Quyết thắng” là danh hiệu dành cho biên đội Không quân nhân dân Việt Nam đã lập chiến công xuất sắc trong trận ném bom sân bay Tân Sơn Nhất chiều 28-4-1975. Biên đội gồm năm máy bay A37, cất cánh từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang), do phi công Nguyễn Thành Trung dẫn đầu, vượt qua mạng lưới rađa cảnh giới của đối phương, giội nhiều loạt bom trúng mục tiêu, diệt hàng trăm sĩ quan, binh lính và nhân viên quân ngụy Sài Gòn, phá hỏng nhiều đường băng, làm tê liệt hầu hết mọi hoạt động cất cánh ở sân bay.

262. Có bao nhiêu đơn vị và cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 theo Lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 12-9-1975?

Ngày 12-9-1975, Quốc hội và Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà công bố Lệnh tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho 59 đơn vị và 6 cán bộ chiến sĩ đã lập nhiều thành tích trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #67 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 09:54:25 am »

III- QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1975 - 2004)

263. Trường Sĩ quan lục quân 2 được thành lập khi nào? Ai là Hiệu trưởng và Chính uỷ đầu tiên?

Ngày 10- 10-1975, thành lập Trường Sĩ quan lục quân 2 (trên cơ sở Trường Lục quân tổng hợp trực thuộc Bộ Tư lệnh Miền trong kháng chiến chống Mỹ) tại Long Thành, Đồng Nai.
Chính uỷ. Thiếu tướng Dương Cự Tẩm.
Hiệu trưởng: Đại tá Mạnh Quân.

264. Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn nằm ở đâu? Nó được khởi công và khánh thành vào thời gian nào?

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn nằm tại xã Trung Sơn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
Nghĩa trang khởi công xây dựng từ tháng 10-1975 và khánh thành ngày 10-4-1977.

265. Học viện Quốc phòng dược thành lập khi nào? Vì sao ngày 3-1 hằng năm là ngày truyền thống của học viện?

Ngày 21-2-1976, Học viện Quân sự cấp cao (sau đổi thành Học viện Quốc phòng) được thành lập.
Giám đốc: Trung tướng Lê Trọng Tấn.
Ngày 3-1-1977, Học viện khai giảng khoá đầu tiên bổ túc cán bộ cao cấp. Ngày 3-1 trở thành ngày truyền tthốngcủa Học viện Quốc phòng ngày nay.

266. Nêu tóm tắt diễn biến và kết quả cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia?

Cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia diễn ra từ ngày 30-4-1977 đến ngày 7-1-1979. Đây là cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới tây - nam của nhân dân Việt Nam chống quân Khơme đỏ xâm lược.
Trong khi Campuchia chống Mỹ, tập đoàn cầm quyền Khơme đỏ (Pôn Pốt - Iêng Xan) thực hiện chính sách hai mặt: một mặt tranh thủ và lợi dụng sự giúp đỡ của Việt Nam; mặt khác, ngấm ngầm chống Việt Nam. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của Campuchia (1970-1975) thắng lợi, với tham vọng đất đai và ý đồ làm cho Việt Nam mất ổn định, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari đòi hoạch định lại biên giới Việt Nam - Campuchia, kích động hận thù dân tộc chống Việt Nam và tạo cớ để thanh trừng nội bộ, loại trừ bất cứ ai chống lại đường lối của họ, gây ra nạn diệt chủng cực kỳ tàn bạo ở Campuchia. Đối với Việt Nam, họ tiến hành các hoạt động đánh phá biên giới ngày càng tăng, từ xâm nhập, pháo kích, tiến tới lấn chiếm và cuối cùng đến ngày 30-4-1977 phát động chiến tranh xâm lược. Trước tình hình đó, những người yêu nước trong hàng ngũ Khơme đỏ (Hiêng Xomrin, Chia Xim, Sại Bu Thoong, Bu Thong, Hun Xen…) đã ly khai, cùng với một số người cách mạng (Chăn Xi, Chia Xốt…) kêu gọi chống lại tập đoàn cầm quyền Pôn Pốt - Iêng Xari. Những lời kêu gọi đó có tác động mạnh trong hàng ngũ Khơme đỏ và nhân dân, dẫn đến việc thành lập Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia (ngày 2-l2-1978). Mùa khô năm 1978, tập đoàn cầm quyền Khơme đỏ đã huy động 19 sư đoàn bộ binh tiến công xâm nhập lãnh thổ Việt Nam trên đường tây - nam, tàn sát nhiều dân thường.
Mặc dù hết sức kiềm chế, nhưng sau nhiều cố gắng ngoại giao không kết quả, để thực hiện quyền tự vệ chính đáng, phía Việt Nam buộc phải đánh tra, đẩy quân Khơme đỏ ra khỏi biên giới; đồng thời thể theo yêu cầu của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, Quân tình nguyện Việt Nam đã cùng lực lượng vũ trang của Mặt trận tiến hành phản công và tiến công (bắt đầu từ ngày 23-12-1978), giải phóng Thủ đô Phnôm Pênh (ngày 7-l-1979), cứu cả một dân tộc thoát khỏi họa diệt chủng, tạo cho Việt Nam thế ổn định để xây dựng đất nước, mở đường cho nhân dân Campuchia hồi sinh, làm lại cuộc cách mạng, xây dựng lại đất nước.

267. Binh đoàn 12 thành lập vào thời gian nào? Biên chế tổ chức và nhiệm vụ được giao khi mới thành lập?

Binh đoàn 12 - binh đoàn xây dựng kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng thành lập ngày 11-10-1977 (Quyết định số 362-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

Binh đoàn 12 gồm hai sư đoàn (470, 471), Đoàn 387 cầu đường bộ; Sư đoàn 341B cầu đường sắt, Sư đoàn 473 xây dựng cơ bản nông nghiệp, hai trung đoàn cầu (95, 509) và một số đơn vị trực thuộc, các cơ quan. Nhiệm vụ: xây dựng các công trình cầu đường. công nghiệp, lâm nghiệp, khu kinh tế mới (Tây Nguyên), kết hợp sản xuất và sẵn sàng chiến đấu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #68 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2009, 08:48:21 am »

268. Cuộc phát động “Phát huy bản chất tốt đẹp nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân” do ai phát động? Thời gian, mục đích và nội dung của cuộc vận động?

Tháng 11 - 1978, Ban Bí thư Trung ương Đảng Chỉ thị mở cuộc vận động “Phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân”. Thời gian thực hiện từ ngày 22-12-1978 đến ngày 22-12-1980. Mục đích không ngừng nâng cao chất lượng của lực lượng vũ trang, phát huy bản chất truyền thống cách mạng của quân đội. Cuộc vận động thực hiện ba nội dung lớn: rèn luyện, xây dựng, nâng cao sức mạnh chiến đấu; phát huy truyền thống quân với dân một ý chí, nêu gương tốt của người quân nhân cách mạng trên mọi lĩnh vực, nêu cao tinh thần quốc tế vô sản.

269. Những nội dung cơ bản của vấn đề xây dựng huyện thành pháo đài quân sự được Bộ Tổng tham mưu xác định vào tháng 12-1978 là gì?

Những nội dung đó là:
1. Xây dựng kế hoạch tác chiến phòng thủ cơ bản.
2. Xây dựng hệ thống làng, xã, xí nghiệp, công, nông, lâm trường chiến đấu, cụm chiến đấu liên hoàn, hệ thống điểm tựa (chốt), cụm điểm tựa, hình thành thế trận chiến tranh nhân dân trên địa bàn huyện, thị.
3. Quân sự hoá toàn dân, vũ trang toàn dân.
4. Xây dựng lực lượng dự bị đáp ứng yêu cầu thời chiến.
5. Kết hợp kinh tế với quốc phòng.
6. Kiện toàn tổ chức lãnh đạo và chỉ huy.

270. Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía bắc của quân và dân ta?

Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía bắc của quân và dân ta diễn ra từ ngày 17-2 đến ngày 18-3-1979.
Ngày 17-2-1979, Chiến tranh biên giới phía bắc bùng nổ, trên 60 vạn quân xâm lược với hàng trăm xe tăng, xe bọc thép và hàng nghìn khẩu pháo, mở cuộc tiến công ồ ạt vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc từ Quảng Ninh đến Lai Châu.
Qua 30 ngày đêm (từ ngày 17-2 đến 18-3) chiến đấu anh dũng, quân và dân ta đã tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng ba trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá huỷ 550 xe quân sự, trong đó có 280 xe tăng và xe bọc thép, phá huỷ 115 khẩu pháo và súng cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí…
Trước sức kháng cự mạnh mẽ của quân và dân ta, đồng thời bị dư luận tiến bộ trên thế giới kịch liệt lên án, ngày 5-3-1979, chúng buộc phải tuyên bố rút quân về nước.

271. Nêu những nội dung cơ bản trong Nghị quyết của Thường vụ Quân uỷ Trung ương ngày 29-5-1979 về tổ chức thực hiện chế độ thủ trưởng trong Quân dội nhân dân Việt Nam?

Ngày 29-5-1979, Thường vụ Quân uỷ Trung ương ra Nghị quyết về tổ chức thực hiện chế độ thủ trưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, xác định những căn cứ và mục đích; cơ cấu tổ chức đảng uỷ và chế độ thủ trưởng, quan hệ giữa lãnh đạo của tập thể và quản lý, chỉ huy của thủ trưởng và những quy định để tổ chức thực hiện từng bước.
Nghị quyết nêu rõ: “Chế độ thủ trưởng thực hiện trong toàn quân, từ đại đội trở lên”. “Ở mỗi cấp có các phó tư lệnh hay phó chỉ huy giúp thủ trưởng về các mặt công tác quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật... Phó quân sự có thể một hoặc hai người, trong đó có một phó kiêm tham mưu trưởng. Các phó tư lệnh hay phó chỉ huy không nhất thiết có các cấp quân hàm ngang nhau”.

272. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam thành lập khi nào? Ai là Viện trưởng đầu tiên?

Ngày 28-5-1981, thành lập Viện Lịch sử quân sự Việt Nam thuộc Bộ Quốc phòng (Quyết định số 172/QĐ-QP) trên cơ sở Ban Tổng kết lịch sử (Cục Khoa học quân sự), Phân viện Lịch sử quân sự (Học viện Quân sự cấp cao) và Ban Nghiên cứu lịch sử quân đội (Tổng cục Chính trị). Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam là cơ quan trung tâm đầu ngành khoa học lịch sử quân sự của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Viện trưởng: Thiếu tướng Nguyễn Xuân Hoàng.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Bảy, 2009, 08:56:08 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #69 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2009, 08:49:32 am »

273. Tượng đài tưởng nhớ các chiến sĩ quốc tế Việt Nam tại Phnôm Pênh (Campuchia) khánh thành vào ngày, tháng, năm nào?

Tượng đài khánh thành ngày 4-1-1984.

274. Nhà nước Lào tặng Huân chương Sao vàng quốc gia cho quân đội ta vào thời gian nào?

Ngày 18-12-1984, Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào tặng Quân đội nhân dân Việt Nam Huân chương Sao vàng quốc gia (huân chương cao quý nhất của Lào).

275. Nhà nước Campuchia tặng Huân chương Ăng Co cho quân đội ta vào thời gian nào?

Ngày 19-12-1984, Nhà nước Campuchia tặng Quân đội nhân dân Việt Nam Huân chương Ăng Co (huân chương cao quý nhất của Campuchla).

276. Binh đoàn 15 dược thành lập khi nào? Chức năng, nhiệm vụ khi mới thành lập?

Ngày 20-2-1985, thành lập Binh đoàn xây dựng kinh tế Tây Nguyên (Bnh đoàn 15), chuyên xây dựng kinh tế, tổ chức sản xuất kinh doanh như một liên hiệp các xí nghiệp khu vực. Nhiệm vụ: sản xuất, kinh doanh cây cao su, kết hợp với kinh doanh tổng hợp trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất lâm nghiệp trên các địa bàn; kết hợp kinh tế với quốc phòng tại Tây Nguyên.

277. Viện Chiến lược quân sự dược thành lập vào thời gian nào? Nhiệm vụ và biên chế khi mới thành lập?

Ngày 11-1-1990, thành lập Viên Chiến lược quân sự thuộc Bộ Quốc phòng. Nhiệm vụ: nghiên cứu, đề đạt các kiến nghị và tư vấn cho Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng về những vấn đề có tính chất chiến lược; nghiên cứu tư tưởng, đường lối quân sự và chiến lược quân sự của Đảng trong thời bình và thời chiến. Ngày 16-8-1990, Bộ Tổng tham mưu ban hành biên chế của viện (theo Quyết định số 27/QĐ-TM ngày 31-l-1990). Thượng tướng, Giáo sư Hoàng Minh Thảo được bổ nhiệm làm Viện trưởng.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Bảy, 2009, 08:56:45 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM