Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:11:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp  (Đọc 117194 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhtra_dhsp
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #60 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2010, 04:07:27 pm »

Em xem trong một số phim thấy chiến thuật chiến tranh của Phương Tây và Phương Đông rất khác nhau ạ. Điển hình là khi giao chiến, các đơn vị quân của Phương Tây thường đứng rất dày, dàn hàng ngang, xếp lá chắn tiến lên, giao chiến thành một hàng dài. Trong khi các đơn vị của Phương Đông đánh nhau theo kiểu "răng lược", đánh xen kẽ vào nhau. Em muốn hỏi là cách đánh nào tối ưu hơn ạ?
Logged
anhguomdatrach
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #61 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2010, 11:39:30 am »

Em xem trong một số phim thấy chiến thuật chiến tranh của Phương Tây và Phương Đông rất khác nhau ạ. Điển hình là khi giao chiến, các đơn vị quân của Phương Tây thường đứng rất dày, dàn hàng ngang, xếp lá chắn tiến lên, giao chiến thành một hàng dài. Trong khi các đơn vị của Phương Đông đánh nhau theo kiểu "răng lược", đánh xen kẽ vào nhau. Em muốn hỏi là cách đánh nào tối ưu hơn ạ?
Các chiến binh của phương Tây với trang bị thường là giáo dài và bộ giáp rất dày nặng khoảng 20kg. Chính vì thế rất cồng kềnh. Họ dàn trận thường phải dàn hàng ngang ra bởi nếu đứng xen kẽ sẽ bị vướng víu. Với lại địa hình chiến đấu cũng bằng phẳng ( châu Âu đa phần là đồng bằng ). Còn vũ khí- trang bị của người phương Đông rất nhẹ và cơ động. Cách bố trí đội hình cho phù hợp với vũ khí- thể chất cũng như địa hình đồi núi của châu Á. Một chiến sĩ Mông Cổ chỉ một ngựa với cây đoản đao rất cơ động đã đánh bại nhiều chiến binh da trắng với bộ đồ cồng kềnh xoay trở chậm chạp là vì thế.
Logged

Sau lưng mỗi thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #62 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2010, 11:56:22 am »

Các chiến binh của phương Tây với trang bị thường là giáo dài và bộ giáp rất dày nặng khoảng 20kg. Chính vì thế rất cồng kềnh. Họ dàn trận thường phải dàn hàng ngang ra bởi nếu đứng xen kẽ sẽ bị vướng víu. Với lại địa hình chiến đấu cũng bằng phẳng ( châu Âu đa phần là đồng bằng ). Còn vũ khí- trang bị của người phương Đông rất nhẹ và cơ động. Cách bố trí đội hình cho phù hợp với vũ khí- thể chất cũng như địa hình đồi núi của châu Á. Một chiến sĩ Mông Cổ chỉ một ngựa với cây đoản đao rất cơ động đã đánh bại nhiều chiến binh da trắng với bộ đồ cồng kềnh xoay trở chậm chạp là vì thế.

Mình tưởng chiến binh Mông Cổ khi đánh nhau với các khối quân phương Tây họ còn dùng chiến thuật tiên pháo hậu binh: đầu tiên là kị binh chạy vòng quanh các khối quân bắn tên để làm tiêu hao sinh lực khối quân này sau đó mới lao vào dùng đoản khí đế giáp chiến chứ. Nếu chưa gì mà lao ngay vào các khối người được trang bị giáp và giáo dài thì khác gì thí mạng vì chưa vào tới tầm sát thương hiệu quả của đoản đao thì đã bị ít nhất 10 - 20 ngọn giáo dài chĩa ra cản lại như bàn chông rồi chứ nhỉ ? Huh
Logged
linhtapsu
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #63 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2010, 12:23:48 pm »

Hihi Mông Cổ họ cũng có kị binh hạng nặng trang bị giáp trụ như phương Tây và cầm toàn giáo dài ! Nhưng nói chung thời cổ các nước phương Tây họ vẫn nặng về chiến thuật xắp xếp đội hình , và trang bị ,  tiêu biểu  như các đội hình Phanlax và Testudo của La Mã . Trước khi Mông Cổ tiến sang thì ở Châu Âu kị binh chỉ đóng vai trò thứ yếu vì chỉ có quý tộc mới đủ tiền để trang bị ,hơn nữa lúc đó kị binh châu Âu ngựa chưa có bàn đạp (nên chắc không dám ngồi phi nước đại lâu vì sợ hư hết .. máy móc Grin Grin ) Chiến thuật của Mông Cổ lúc ấy gần như đi trước Châu Âu 1 thời gian dài .
chưa có hỏa khí thì có lẽ châu Âu không phải đối thủ của đông Á !!
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #64 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2010, 12:35:55 pm »

Hihi Mông Cổ họ cũng có kị binh hạng nặng trang bị giáp trụ như phương Tây và cầm toàn giáo dài ! Nhưng nói chung thời cổ các nước phương Tây họ vẫn nặng về chiến thuật xắp xếp đội hình , và trang bị ,  tiêu biểu  như các đội hình Phanlax và Testudo của La Mã . Trước khi Mông Cổ tiến sang thì ở Châu Âu kị binh chỉ đóng vai trò thứ yếu vì chỉ có quý tộc mới đủ tiền để trang bị ,hơn nữa lúc đó kị binh châu Âu ngựa chưa có bàn đạp (nên chắc không dám ngồi phi nước đại lâu vì sợ hư hết .. máy móc Grin Grin ) Chiến thuật của Mông Cổ lúc ấy gần như đi trước Châu Âu 1 thời gian dài .
chưa có hỏa khí thì có lẽ châu Âu không phải đối thủ của đông Á !!

Kị binh Mông Cổ dù có mang giáp nhưng cũng không phải giáp nặng như Bộ/Kị binh châu Âu nên khi đánh trên địa hình bằng phẳng theo cách của các bạn châu Âu thì kị binh Mông Cổ lại rất thích vì họ cơ động, dễ thay đổi chiến thuật hơn những khối người mang giáp..
Logged
Phan4
Thành viên
*
Bài viết: 460


« Trả lời #65 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2010, 02:16:02 am »

Các bạn cho mình hỏi với, trong sử sách của ta ghi lại thì thường thấy cha ông ta đã từng đánh thắng quân xâm lược bằng bộ binh, thủy quân nhưng không thấy nhắc đến kỵ binh,có phải do địa hình nước ta không phù hợp xây dựng lực lượng kỵ binh chăng. Còn nếu có thì các bạn cho biết là vào thời kỳ nào ta có kỵ binh và có trận đánh nào mà ta sử dụng kỵ binh làm nòng cốt dành chiến thắng không? Xin cảm ơn
Logged
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #66 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2010, 02:07:50 pm »

Các bạn cho mình hỏi với, trong sử sách của ta ghi lại thì thường thấy cha ông ta đã từng đánh thắng quân xâm lược bằng bộ binh, thủy quân nhưng không thấy nhắc đến kỵ binh,có phải do địa hình nước ta không phù hợp xây dựng lực lượng kỵ binh chăng. Còn nếu có thì các bạn cho biết là vào thời kỳ nào ta có kỵ binh và có trận đánh nào mà ta sử dụng kỵ binh làm nòng cốt dành chiến thắng không? Xin cảm ơn
Bạn hỏi câu rất hay! Theo mình nghĩ thì thời đó chúng ta không xây đựng lực lượng kỵ binh(Dùng ngựa) do xét về tính chất đối đầu ta thua kém địch về khả năng và kinh nghiệm trong lâm trận. Tuy nhiên trong cấu thành của lực lượng quân đội ta ngày xưa vẫn không thiếu thành phần này. Mặc khác, cha ông ta phần nhiều là đánh đuổi xâm lược nên việc sử dụng hoặc xây dựng lực lượng kỵ binh cũng chưa được đề cao.(Nhưng tượng binh thì có nhé!) Grin
Logged
Piccolo
Thành viên
*
Bài viết: 17



« Trả lời #67 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2010, 02:26:36 pm »

http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?p=286586

Trích dẫn
Tiết chế Trịnh Tùng nghe tin, ngay ngày hôm ấy chia quân, sai tướng sĩ dinh hữu khu tiến lên khiêu chiến. Lại chọn 400 quân thiết kỵ xông lên trợ chiến.

Trích dẫn
Chiều hôm ấy, Tiết chế Trịnh Tùng bàn rằng: Nên nhân cái uy thế sấm sét không kịp bịt tai này [25b] mà đánh lấy thì dễ như nhặt hạt cải. Bèn tiến quân, sai Nguyễn Hữu Liêu đem 5000 quân tinh nhuệ và voi khoẻ cùng ngựa bọc sắt, đến giờ Dần, thẳng tiến đến đóng ở cầu Cao tại góc tây bắc thành Thăng Long, phóng lửa hiệu, bắn liền bảy phát, thiêu đốt nhà cửa, khói lửa khắp trời.  Trong thành sợ hãi rối loạn. Mạc Mậu Hợp sợ hãi cuống quít, bỏ thành chạy trốn. Đêm hôm ấy, già trẻ gái trai thành trong thành ngoài, tranh nhau xuống thuyền qua sông, thuyền đắm, chết đuối đến hơn 100 người. Đến sáng, Hữu Liêu lại thu quân về hành dinh. Gặp ngày tết Nguyên đán, uý lạo tướng sĩ, hẹn phải thu phục kinh thành. Ba quân vui mừng phấn khởi, đều nguyện báo ơn nước. Bấy giờ, đảng Mạc tuy còn chưa dẹp hết, nhưng thanh thế quan quân càng ngày càng lừng lẫy.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #68 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2010, 02:54:05 pm »

Kị binh VN không phải binh chủng chủ lực thôi chứ thời nào cũng có mà.
Logged
Phan4
Thành viên
*
Bài viết: 460


« Trả lời #69 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2010, 09:14:00 am »

Kị binh VN không phải binh chủng chủ lực thôi chứ thời nào cũng có mà.

Mình cũng nghĩ là có, nhưng các tài liệu mà mình biết thì cũng chỉ ghi chung chung, không có số lượng. Mình thì muốn biết 1 con số ước lượng về quy mô lực lượng và những đóng góp nổi bật của kỵ binh VN trong lịch sử chống ngoại xâm.
Còn về tượng binh, mình cũng không biết rõ về quy mô, bắt đầu xuất hiện từ khi nào, như thời Bà Trưng, Bà Triệu cưỡi voi ra trận đã được coi là đạo tượng binh hay chỉ có vài chú voi tham gia. Mình thì nghĩ đã gọi là tượng binh thì phải là số nhiều, cỡ vài trăm con, không biết tượng binh của mình có quy mô như vậy không ? Mong các bạn biết chỉ giáo thêm.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM