Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:19:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số câu hỏi lịch sử Việt Nam cần giải đáp  (Đọc 117207 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #40 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2009, 03:57:07 pm »

Em cũng thắc mắc chuyện này lâu rồi. Bác nào vẽ lại sơ đồ thủy triều và cơ chế vận hành của thủy binh kết hợp bãi cọc này với. Em cám ơn.
Logged

Chết vì ghét người!
HuuTrang
Thành viên
*
Bài viết: 33


« Trả lời #41 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2009, 11:17:57 pm »

Em chắc chắn là 3 địa điểm đó khác nhau
Em nhớ có 2 lần là đánh ở Song Bạch ĐẰng (bây giờ tên là sông Chanh), lần còn lại thì đánh trên sông mà bây giờ ta gọi là Bạch Đằng
Thử phân tích, ta thấy trong 3 lần đó, 2 lần là chặn đánh giặc từ biển vào, 1 lân flà chặn đánh giặc từ đất liền ra, nên vị trí bãi cọc chắc chắn khác nhau
Logged

Em mới chỉ học lớp 10, có gì xin các anh giúp đỡ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2009, 10:29:40 pm »

Trích Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII của Hà Văn Tấn - Phạm Thị Tâm:

...Hiện nay chúng ta chưa xác định được bãi cọc chắn sông Bạch Đằng mà Toàn thư chép nằm ở chỗ nào trên sông. Khoảng năm 1953-1954, nhân dân đã phát hiện được các cọc gỗ trên cánh đồng nước xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Bãi cọc này cách ngã ba sông Chanh và sông Bạch Đằng 414m, cách nhà máy kém 120 và thị trấn Quảng Yên 2km.

...Cho đến nay, số cọc mà các nhà bảo tàng và nhân dân lấy đi lên đến khoảng 500 chiếc. Đa số cọc bằng gỗ lim, một ít là gỗ táu. Chiều dài còn lại của cọc từ 1,5m đến hơn 2,5m, đường kính khoảng 18cm đến 28cm. Hiện nay (sách XB năm 1972) ở bãi cọc này còn có 14 cọc lộ thiên, gồm 12 cọc thẳng đứng và 2 cọc chếch về phía tây bắc. Tháng 5-1969, Khoa Sử trường ĐH Tổng hợp phối hợp với Ty văn hóa Quảng Ninh đã tiến hành khai quật ở bãi cọc này. Đoàn đã đào 7 hố khai quật, diện tích 520m2. Trong các hố khai quật, đoàn đã quan sát được 32 cọc gỗ cắm đứng và 62 đoạn gỗ nằm ngang. Theo báo cáo của đoàn, trong 32 cọc đó, có 17 cọc đứng thẳng, 11 cọc chếch về phía tây bắc và 4 cọc chếch về phía đông bắc.

Đoàn nghiên cứu Khoa Sử trường ĐH Tổng hợp, Sở văn hóa Hải Phòng và Ty văn hóa Quảng Ninh tháng 7-1965 còn khảo sát những cọc gỗ ở đồng Vạn muối (còn gọi là đồng Quai) ở xã Nam Hòa, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh. Địa điểm này cách thị trấn Quảng yên 3km và cách đèn hiệu số 2 trên sông Bạch Đằng 400m. Theo nhận định của đoàn nghiên cứu 1965 thì ở đây có vết tích 1 con sông cũ chi lưu của sông Bạch Đằng nay đã bị lấp cửa sông. Đoàn nghiên cứu trường ĐH Tổng hợp và Ty văn hóa Quảng Ninh năm 1969 cho biết thêm là hiện nay ở đây chỉ còn có 3 cọc gỗ cách nhau chừng 10 đến 12m, có đường kính 18-21cm và những cọc này rất giống các cọc gỗ ở bãi cọc trong đồng xã Yên Giang. Hiện nay chưa có phương pháp nào thật khoa học để đoán định chắc chắn rằng những bãi cọc đó là của Trần Quốc Tuấn. Nhưng theo các đoàn nghiên cứu của Vụ Bảo tồn bảo tàng năm 1958 và của trường ĐH Tổng hợp, Sở văn hóa Hải Phòng, Ty văn hóa Quảng Ninh năm 1965, 1969 thì các cọc đó không phải cọc cừ sông, cũng không phải cọc móng hay cọc đáy đánh cá mà là những cọc đặc biệt có thể có mục đích quân sự. Có thể những bãi cọc này là những bãi cọc mà Trần Quốc Tuấn đã chắn ở các con sông chi lưu của sông Bạch Đằng chảy ra biển để bịt hết đường chạy của binh thuyền Ô Mã Nhi.

Đoàn nghiên cứu năm 1965 và 1969 còn khảo sát một bãi cọc ở ngoài đê tả ngạn sông Chanh, cách ngã ba sông Chanh gặp sông Bạch Đằng 337m, cách bãi cọc trong đồng xã Yên Giang nói trên 195m và cách thị trấn Quảng Yên 2.200m. Bãi cọc này gồm 3 hàng cọc chạy song song ra tới gần giữa sông. Khoảng cách giữa các cọc từ 1,50 đến 1,80m. Những cọc này nhỏ, đường kính trên dưới 10cm, phần lớn là gỗ dẻ, một ít là táu, còn lại là gỗ tạp ít lõi, như vậy là khác với các cọc ở đồng Yên Giang và đồng Vạn muối nên không rõ là có cùng thời và cùng công dụng với các bãi cọc nói trên không. Nhân dân còn cho biết về một bãi cọc ở xã Điền Công, huyện Yên hưng, Quảng Ninh nhưng bãi cọc này không còn nữa.

Ở hữu ngạn sông Bạch Đằng cho đến nay chưa tìm được bãi cọc nào có tính chất giống như các bãi cọc ở tả ngạn. Đoàn nghiên cứu năm 1965 và 1969 đã khảo sát và tìm hiểu về các bãi cọc ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng như bãi cọc tả ngạn cửa sông Giá, bãi cọc đường Áng Khinh (xã Minh Đức) và bãi cọc ở Gia Đước, nhưng theo các đoàn nghiên cứu cọc ở các bãi cọc đó đều nhỏ, gỗ tạp, xấu, có nơi có cả tre, thường đóng sít nhau, có khả năng là cọc cừ hay cọc kè đê và thuộc thời kỳ gần đây.

Cần lưu ý là theo truyền thuyết ở vùng Phả Lễ (Thủy Nguyên, Hải Phòng) thì Hưng Đạo Vương không đóng cọc ngang qua sông Bạch Đằng (chú ý là đến nay khi thủy triều xuống thấp nhất, độ sâu của sông là 16m) mà chỉ đóng cọc ở cách sông phía Yên Hưng, còn ở hạ lưu Bạch Đằng thì dùng thủy quân án ngữ. Điều này cũng phù hợp với bài bia Lý Thiên Hựu trong Từ khê văn cảo của Tô Thiên Tước: "Người Giao chắn chiến hạm ở trong sông để chống cự". Tuy nhiên vấn đề bãi cọc sông Bạch Đằng cần được nghiên cứu sâu hơn nữa.



Tóm lại là chưa (và chắc là sẽ không) có câu trả lời.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
hồn_xứ_nghệ_84
Thành viên
*
Bài viết: 9

xư nghệ anh linh thành vinh anh kiet


« Trả lời #43 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 03:06:39 am »


1. Thầy em bảo quân đội thời Lý (chống Tống) là 10 vạn, trong khi quân Tống có 30 vạn (em không nghĩ quân đội 2 bên nhiều như vậy); quân đội ta thời Trần kháng chiến chống Nguyên và quân Nguyên thời đó lần lượt là 30 và 60 vạn quân (quân Nguyên lần đầu sang nước ta hình như chỉ có 5 vạn, 2 lần sau, 1 lần 70, 1 lần 50 vạn theo ý kiến của em là như vậy); Vua Quang Trung lúc đánh 29 vạn quân Thanh có 10 vạn quân(cái này có thể đúng)



Đánh sang Ung châu
Năm 1075, Vương An Thạch, tể tướng nhà Tống, xúi vua Tống rằng nước Đại Việt bị quân Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. (Có thuyết cho rằng, nhà Tống quyết định đánh Đại Việt để củng cố lại tinh thần của quân dân sau những thất bại trước quân Liêu-Hạ ở phía bắc.) Vua Tống bèn dùng Thẩm Khởi và Lưu Di làm tri phủ Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, ngoài ra còn cấm các châu huyện không được mua bán với Đại Việt các mặt hàng chiến lược thời đó như sắt thép, trâu bò. Vua nhà Lý biết tin, sai Lý Thường Kiệt và Tông Đản đem hơn 100.000 binh đi đánh; quân thủy và quân bộ đều tiến. Lý Thường Kiệt đánh các châu Khâm, Liêm; Tông Đản vây châu Ung. Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay là thành phố Nam Ninh, khu tự trị Choang Quảng Tây) phá tan quân dịch, chém Trương Thủ Tiết tại trận. Tri phủ Ung Châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày, chồng bao đất trèo lên thành. Thành bị hạ. Tô Giám cho gia thuộc 36 người chết trước, chôn xác vào hố, rồi châm lửa tự đốt chết. Người trong thành không chịu hàng, giết hết hơn 58.000 người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000 người. Lý Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về.

Phòng thủ sông như nguyệt
Smiley
Năm 1076 tháng 3, nhà Tống dùng tuyên phủ sứ Quảng Nam (Quảng Đông - Quảng Tây ngày nay) là Quách Quỳ làm chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng, 10 vạn quân tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn dân phu, hợp với quân Chiêm Thành và quân Chân Lạp sang xâm chiếm nước Đại Việt. Quân nhà Tống tiến theo hai đường thủy, bộ vào Đại Việt. Đường thủy do Hòa Mâu chỉ huy; đường bộ do Quách Quỳ chỉ huy. Ở trên sông Vân Đồn (Quảng Ninh), Lý Kế Nguyên đã chặn đánh thủy binh nhà Tống, làm thất bại kế hoạch hội quân của họ. Lý Thường Kiệt đã lập phòng tuyến ở bờ nam sông Như Nguyệt, một khúc của sông Cầu đề chặn đánh. Quân Tống đã nhiều lần cố gắng vượt sông nhưng đều thất bại. Quách Quỳ cho đóng quân ở bờ bắc sông Như Nguyệt và chuyển sang phòng ngự nhằm chờ thời cơ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân (Trương Hống và Trương Hát: hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục) có tiếng đọc to bài thơ thần mà người đời sau cho rằng nó là của Lý Thường Kiệt:

 
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!  Tạm dịch
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời 
Logged

báo quốc nhât thân đô thị đảm
giao tình thiên tải chi luận tâm
báo đáp tổ quốc, một tấm thân luôn dũng cảm
giao tình với ngàn năm, chỉ luận với chữ tâm
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #44 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 04:16:07 am »


1. Thầy em bảo quân đội thời Lý (chống Tống) là 10 vạn, trong khi quân Tống có 30 vạn (em không nghĩ quân đội 2 bên nhiều như vậy); quân đội ta thời Trần kháng chiến chống Nguyên và quân Nguyên thời đó lần lượt là 30 và 60 vạn quân (quân Nguyên lần đầu sang nước ta hình như chỉ có 5 vạn, 2 lần sau, 1 lần 70, 1 lần 50 vạn theo ý kiến của em là như vậy); Vua Quang Trung lúc đánh 29 vạn quân Thanh có 10 vạn quân(cái này có thể đúng)

Đánh sang Ung châu

Phòng thủ sông như nguyệt
 

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3476.0
 Bạn đọc lại bài đầu tiên của topic này xem có phải bạn và bạn chủ topic là đồng môn, cùng một thầy dạy Sử không ạ?
 Hai tiêu đề "Đánh sang Ung Châu" và "Phòng thủ sông Như Nguyệt" đề nghị bạn ghi cụ thể là bạn lấy tại nguồn nào?
 Nếu tôi không nhầm thì đó bạn lấy ở đây: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_L%C3%BD
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Năm, 2009, 05:07:49 am gửi bởi daibangden » Logged
Lancelot
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #45 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2009, 02:40:46 pm »

thật ra, em viết topic này ko phải để hỏi nó là cái gì, mà là nó áp dụng cho thành phần nào?

Trước nay đọc Sách giáo khoa, xem lướt qua thường thấy khoảng " kê biên sổ dân đinh để gọi dân đi lính khi cần" và " ngụ binh ư nông, quân chia ra nhiều phiên, đến phiên thì đi canh, hết phiên lại về cày ruộng,...". Bởi 2 cái này thường được viết sát mé nhau nên đôi khi không biết có ghi nhầm gì không. Đọc về Phan Huy Chú, ông ấy viết "" đại để, người trúng tuyển thì sung vào quân ngũ, người hạng kém thì biên vào sổ, có việc mới gọi ra, niên hạn lâu mau có lẽ ko nhất định.". Rõ ràng ngụ binh ư nông là có phiên canh và thời gian đi canh/ về cày rõ ràng, sao lại bảo mấy người "hạng kém thì biên vào sổ" kia là " có việc mới gọi ra, niên hạn lâu mau có lẽ ko nhất định". Vậy rốt cuộc những người "hạng kém" và cái khoản "niên hạn lâu mau có lẽ ko nhất định" đang đề cập trong đoạn trích ấy có phải đang thực hiện "ngụ binh ư nông", hay là Phan Huy Chú đang nói đến việc bắt dân đi lính khi nhà nước cần thêm nhu cầu ki số lượng binh sĩ triều đình ko còn đáp ứng được.

Cuốn đại cương lịch sử VN của NXB Giáo dục cũng chép binh lính thời Lý có 2 loại là quân triều đình ( cấm quân, quân địa phương) và quân tự vũ trang ( dân binh, hương dũng, giặc tới làng thì tự vũ trang mà tự vệ). Trong đó, quân địa phương là thành phần duy nhất thực hiện "ngụ binh ư nông. Xem sử cũng nhiều lầy thấy đến việc tuyển binh, tuyển lính bằng các cuộc thi võ. Đọc kỹ lại, em cảm thấy hình như giữa " dân đinh bị chiếu sổ đinh mà bắt đi lính" hình như khác với  những thành phần được áp dụng ngụ binh ư nông.

Vấn đề ở đây ta phải xác định là cái đám ngụ binh ư nông ấy được áp dụng cho ai? Theo cách viết xưa nay thì có 2 cách hiểu:

1. Dân đinh cả nước, mỗi năm nhà nước trưng thu lấy 1 số lượng dân đinh nhất định đi canh gác, tuần tiễu và trong phiên canh ấy sẽ trả lương cho số dân này để bù khoảng thu nhập của họ trong thời gian đó. Nếu nghĩ thế này thì ngụ binh ư nông như 1 hình thức đi phu hơn ( thế sao ko gọi là đi phu lính mà lai gọi là ngụ binh ư nông, rồi chia phiên,....)

2. Đây là những binh lính được tuyển mộ trong các kỳ thi, nhưng thay vì giữ tất cả họ trong quân ngũ thì người ta lại chia họ ra thành nhiều phiên khác nhau, ai tới phiên thì đi nhận vật dụng để bắt đầu canh gác, tuần tiễu, ai chưa tới phiên thì ở nhà cày ruộng, đến phiên mình thì đi, cứ thế mà thay nhau. Thời bình làm thế này, nhà nước chỉ phải trả lương cho 1 phần mấy số quân thực sự, còn trong thời chiến thì có thể tập trung 1 lượng quân lớn được ngay.

Thế rốt cuộc ngụ binh ư nông là áp dụng cho quân đội hay là toàn bộ dân đinh cả nước, cần phải xác định. Ý kiến các bác là như thế nào?
---------------------------
 Tiêu đề chịu khó viết hoa chữ đầu, bạn nhé!
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười, 2009, 07:58:11 pm gửi bởi dongadoan » Logged
SukhoiSu-47Berkut
Thành viên
*
Bài viết: 354


Vọng mãi đến ngàn năm, vần thơ Nam quốc sơn hà!


« Trả lời #46 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2009, 10:31:48 pm »

thật ra, em viết topic này ko phải để hỏi nó là cái gì, mà là nó áp dụng cho thành phần nào?

Trước nay đọc Sách giáo khoa, xem lướt qua thường thấy khoảng " kê biên sổ dân đinh để gọi dân đi lính khi cần" và " ngụ binh ư nông, quân chia ra nhiều phiên, đến phiên thì đi canh, hết phiên lại về cày ruộng,...". Bởi 2 cái này thường được viết sát mé nhau nên đôi khi không biết có ghi nhầm gì không. Đọc về Phan Huy Chú, ông ấy viết "" đại để, người trúng tuyển thì sung vào quân ngũ, người hạng kém thì biên vào sổ, có việc mới gọi ra, niên hạn lâu mau có lẽ ko nhất định.". Rõ ràng ngụ binh ư nông là có phiên canh và thời gian đi canh/ về cày rõ ràng, sao lại bảo mấy người "hạng kém thì biên vào sổ" kia là " có việc mới gọi ra, niên hạn lâu mau có lẽ ko nhất định". Vậy rốt cuộc những người "hạng kém" và cái khoản "niên hạn lâu mau có lẽ ko nhất định" đang đề cập trong đoạn trích ấy có phải đang thực hiện "ngụ binh ư nông", hay là Phan Huy Chú đang nói đến việc bắt dân đi lính khi nhà nước cần thêm nhu cầu ki số lượng binh sĩ triều đình ko còn đáp ứng được.

Cuốn đại cương lịch sử VN của NXB Giáo dục cũng chép binh lính thời Lý có 2 loại là quân triều đình ( cấm quân, quân địa phương) và quân tự vũ trang ( dân binh, hương dũng, giặc tới làng thì tự vũ trang mà tự vệ). Trong đó, quân địa phương là thành phần duy nhất thực hiện "ngụ binh ư nông. Xem sử cũng nhiều lầy thấy đến việc tuyển binh, tuyển lính bằng các cuộc thi võ. Đọc kỹ lại, em cảm thấy hình như giữa " dân đinh bị chiếu sổ đinh mà bắt đi lính" hình như khác với  những thành phần được áp dụng ngụ binh ư nông.

Vấn đề ở đây ta phải xác định là cái đám ngụ binh ư nông ấy được áp dụng cho ai? Theo cách viết xưa nay thì có 2 cách hiểu:

1. Dân đinh cả nước, mỗi năm nhà nước trưng thu lấy 1 số lượng dân đinh nhất định đi canh gác, tuần tiễu và trong phiên canh ấy sẽ trả lương cho số dân này để bù khoảng thu nhập của họ trong thời gian đó. Nếu nghĩ thế này thì ngụ binh ư nông như 1 hình thức đi phu hơn ( thế sao ko gọi là đi phu lính mà lai gọi là ngụ binh ư nông, rồi chia phiên,....)

2. Đây là những binh lính được tuyển mộ trong các kỳ thi, nhưng thay vì giữ tất cả họ trong quân ngũ thì người ta lại chia họ ra thành nhiều phiên khác nhau, ai tới phiên thì đi nhận vật dụng để bắt đầu canh gác, tuần tiễu, ai chưa tới phiên thì ở nhà cày ruộng, đến phiên mình thì đi, cứ thế mà thay nhau. Thời bình làm thế này, nhà nước chỉ phải trả lương cho 1 phần mấy số quân thực sự, còn trong thời chiến thì có thể tập trung 1 lượng quân lớn được ngay.

Thế rốt cuộc ngụ binh ư nông là áp dụng cho quân đội hay là toàn bộ dân đinh cả nước, cần phải xác định. Ý kiến các bác là như thế nào?
---------------------------
 Tiêu đề chịu khó viết hoa chữ đầu, bạn nhé!

Ngay trong quân sử cũng có nói về vấn đề này, không dài nhưng đủ rõ. "Ngụ binh ư nông" là một chính sách, chứ không phải là một lực lượng để tính bằng đơn vị "đám".
"Chính sách "Ngụ binh ư nông" (nghĩa là đặt binh ở nông thôn) được thi hành ở nước ta từ khá sớm, nhất là từ thời kỳ Lý, Trần trở đi. Chính sách đó nhằm bảo đảm có số quân tập trung của triều đình đến mức cần thiết và hợp lý, giảm một phần nào đóng góp của nhân dân và tiêu dùng của nhà nước, bảo đảm có sức sản xuất để đánh lâu dài. Điều quan trọng hơn nữa là với chính sách đó, ngoài việc bảo đảm có quân đội tập trung, còn tổ chức nên những đội dân binh (hương binh, thổ binh) bảo vệ các thôn, ấp, đánh địch tại chỗ. Thời Lê lại phát triển đến chính sách "vừa đánh giặc vừa cày ruộng" nhằm bảo đảm xây dựng "chỗ đứng chân” để từ đó tiến lên giải phóng toàn bộ đất nước. Đó là những điều kiện rất quan trọng để có thể đánh lâu dài.".

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=522.0
Logged

Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng...
Bóng ai như tôi đi qua cuộc đời....!
Lancelot
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #47 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2009, 05:27:30 am »

em nói thật là đôi khi em rất bực mình vì lối viết sách của 1 số người, VD như người là tác giả cuốn sách anh viết:

Trích dẫn
6. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG

Xây dựng lực lượng là một vấn đề rất cơ bản trong chiến tranh. Có lực lượng quân sự mới có thể tiến hành chiến tranh được. Cái cơ sở, cái nguồn của lực lượng quân sự là ở nhân dân. Chiến tranh giải phóng, chiến tranh chống xâm lược là dựa vào sức mạnh của nhân dân. Các cuộc chiến tranh giải phóng và chống xâm lược của dân tộc ta ở những thế kỷ trước tuy do giai cấp phong kiến lãnh đạo nhưng cũng được nhân dân ủng hộ và tham gia, vì họ nêu được ngọn cờ độc lập dân tộc. Một cuộc chiến tranh giải phóng, chống xâm lược của một nước nhỏ chống lại một nước lớn thì điều kiện nhân dân tham gia là vô cùng quan trọng, là quyết định. Việc tổ chức và xây dựng lực lượng trong một cuộc chiến tranh như thế thường là chia ra mấy thứ quân, thường là có ba thứ quân cơ bản:

- Quân chủ lực (quân trung ương, hay quân triều đình).

- Quân địa phương (quân các lộ hay quân các vương hầu).

- Dân binh (nghĩa dũng quân hay hương binh).

Việc tổ chức các thứ quân như trên thể hiện được quy luật của việc tổ chức lực lượng vũ trang trong một cuộc chiến tranh chống xâm lược, thể hiện được bản chất của một cuộc chiến tranh có tính chất nhân dân. Đội quân tập trung đặt dưới sự chỉ huy của cơ quan chỉ huy tối cao, cơ động tác chiến trên phạm vi cả nước là đội quân chủ lực. Ở từng khu vực, có lực lượng vũ trang của các lãnh tụ địa phương. Ở từng thôn, xã thì nhân dân đứng dậy đánh địch. Đó là lực lượng vũ trang rộng rãi trong nhân dân.

Trong cuộc chiến tranh đời nhà Trần, khi quân triều đình rút lui, xoay chuyển thế trận, thì quân các lộ và hương binh đánh địch ở các nơi, cả miền núi và miền xuôi cùng nhân dân làm nhà không vườn trống. Do đó đã làm cho địch bị tiêu hao, mệt mỏi, không vơ vét được lương thực, của cải làm cho quân lính địch tinh thần chán nản. Tình hình này tạo điều kiện thuận lợi cho quân chủ lực và tất cả các lực lượng vũ trang tiêu diệt địch.

Trong cuộc chiến tranh của nghĩa quân Lam Sơn, nhân dân nhiều nơi đã hưởng ứng với nghĩa quân nổi dậy đánh địch bằng cách này cách khác. Khi quân chủ lực của nghĩa quân đến đánh địch ở đâu thì quân các lộ và nghĩa dũng quân đều có phối hợp, hiệp đồng tác chiến. Số lượng quân chủ lực của nghĩa quân không nhiều. Các đạo quân chủ lực đi tác chiến ở các hướng so với địch thì rất ít. Nhưng do cơ sự phối hợp, hiệp đồng của quân địa phương và dân binh nên nghĩa quân vẫn có đủ sức mạnh để đánh địch, giành được thắng lợi rực rỡ.

Nguyễn Trãi đã nói đại ý là nghĩa quân Lam Sơn có quân tinh nhuệ, quân các lộ và quân nghĩa dũng. Thời cổ cũng đã có câu: "Ngụ binh ư nông" và câu: "Vừa cày ruộng, vừa đánh giặc". Do tổ chức được các thứ quân như thế, tổ chức được lực lượng vũ trang rộng rãi như thế, nên sức mạnh của chiến tranh được nhân lên gấp bội, đánh địch được khắp mọi nơi, dàn được thế trận trong cả nước, đưa địch vào một vòng vây trùng điệp. Tổ chức được các lực lượng quân sự, các thứ quân như trên thì có một sức mạnh rất lớn, có một nguồn vô tận.

Cuộc chiến tranh nghệ thuật của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong thời đại Hồ Chí Minh, đã thể hiện được cao nhất, toàn diện nhất về ý nghĩa và tính chất này.

đây là 1 tác phẩm nghiên cứu chiến tranh, ko phải là 1 bài diễn văn tuyên truyền về liên minh công nông binh. Đọc vào đoạn trích này, mô tả bản chất, cách thực hiện "ngụ binh ư nông" thì ít, mà ca ngợi chiến tranh nhân dân thì nhiều, đọc xong vẫn ko hiểu được cái cần hiểu về ngụ binh ư nông.

Quân lính, bất kể là cấm vệ, quân địa phương hay dân binh đều là từ dân mà ra, cái đó là đương nhiên rồi, ko lẽ có lính nào từ trên trời rơi xuống? Quân Vương Hầu bản chất cũng là nô lệ, nhân dân bị bán làm nô lệ đấy thôi. Nhưng tuy cùng là nhân dân mà ra, mức độ vũ trang, luyện tập của từng loại quân thế nào, cái quan trọng đó thì ko nói tới, viết dài dòng cả tràng giang đại hải mà ko đề cập đến chỗ đó thì có ích gì? Undecided

Quay lại cơ chế quân đội thời Lý - Trần, ông cha ta có 3 loại:
- quân cấm vệ
- quân địa phương
- dân binh

trong đó cấm vệ là lính tuyển ( từ dân, 1 số là con em quan lại, quý tộc) và thường trực bảo vệ kinh đô cùng 1 số vị trí hành chính quan trọng trên cả nước. Lương và trang bị của họ đều do nhà nước cung cấp, được huấn luyện thường xuyên, cái này không phải bàn nhiều. Tóm gọn, Cấm vệ quân là quân chuyên nghiệp.

Thứ 2, dân binh. Dân binh ko được nhà nước trả lương, trang bị hay luyện tập, họ phải tự lo tất cả. Đại để giặc đến làng ai người đó vác cuốc ra chiến đấu. Đây là lực lượng trang bị, huấn luyện nghèo nàn nhất và có phần hơi độc lập so với 2 loại quân kia chịu sự điều động của nhà nước. So sánh thì đại để gọi họ là dân bị bắt đi lính bên châu Âu vậy ( tuy cách nói này ko đúng lắm, nhưng về bản chất trình độ, trang bị thì đúng là 2 lực lượng này ngang nhau)

Thứ 3, quân địa phương. Quân địa phương cũng là thành phần chịu sự điều động của triều đình, và đây cũng là lực lượng bị miêu tả lùng bùng nhất, đôi khi em có cảm giác những người viết hay đánh đồng họ vào dân binh, có lúc lại tách ra, đọc 1 hồi rối mù chẳng còn hiểu mình đang đọc về quân địa phương hay dân quân nữa. Tóm gọn là quân địa phương cũng là những người chịu chính sách "ngụ binh ư nông", toàn bộ lực lượng họ chia ra nhiều phiên, hết phiên về cày ruộng, đến phiên lại lên canh gác, tuần tiễu. Trong thời gian trực phiên canh thì họ được trang bị vật dụng rồi trả lương bù cho thu nhập ở nhà của họ trong thời gian đó. Khi có chiến tranh, nhà nước có thể mau chóng tổng động viên tất cả họ vào quân đội. Vây rốt cuộc họ là dân đinh bị bắt đi canh gác, hay là lính tuyển mộ chia phiên nhau đi canh gác, tuần tiễu theo chính sách "ngụ binh ư nông"? Quân địa phương và dân binh là 1 nhưng được triều đình sử dụng theo 2 cách khác nhau, hay họ là 2 thành phần được huấn luyện, trang bị với mức độ khác nhau ( quân địa phương là quân, dân binh là dân)?

Phan Huy CHú: " đại để, người trúng tuyển thì sung vào quân ngũ, người hạng kém thì biên vào sổ, có việc mới gọi ra, niên hạn lâu mau có lẽ ko nhất định.". Rõ ràng theo ông, quân và dân tách biệt rõ ràng, ko hề nhập 1. Và quân là tuyển chứ ko phải cứ đến kỳ bắt dân đi, chỉ đến khi quân ko đáp ứng đủ nhu cầu nữa thì mới chiếu sổ gọi thêm dân đinh đi, "niên hạn lâu mau có lẽ ko nhất định." bởi vì ông đang đề cập trường hợp " có việc" là chiến tranh, chứ ko phải là " đến phiên canh".

Thế nên em từ đầu mới hỏi rốt cuộc chính sách ngụ binh ư nông được áp dụng cho ai?


1. Dân đinh cả nước, mỗi năm nhà nước trưng thu lấy 1 số lượng dân đinh nhất định đi canh gác, tuần tiễu và trong phiên canh ấy sẽ trả lương cho số dân này để bù khoảng thu nhập của họ trong thời gian đó. Nếu nghĩ thế này thì ngụ binh ư nông như 1 hình thức đi phu hơn ( thế sao ko gọi là đi phu lính mà lai gọi là ngụ binh ư nông, rồi chia phiên,....)

2. Đây là những binh lính được tuyển mộ trong các kỳ thi, nhưng thay vì giữ tất cả họ trong quân ngũ thì người ta lại chia họ ra thành nhiều phiên khác nhau, ai tới phiên thì đi nhận vật dụng để bắt đầu canh gác, tuần tiễu, ai chưa tới phiên thì ở nhà cày ruộng, đến phiên mình thì đi, cứ thế mà thay nhau. Thời bình làm thế này, nhà nước chỉ phải trả lương cho 1 phần mấy số quân thực sự, còn trong thời chiến thì có thể tập trung 1 lượng quân lớn được ngay.

Rốt cuộc ngụ binh ư nông được áp dụng cho loại nào trong 2 loại trên.

Cứ suốt ngày chiến tranh nhân dân, toàn dân toàn dân rồi 1 hồi nhập 2 - 3 loại quân vào 1 thì chết cha. Có quân nào ko tuyển hay bắt từ dân mà ra? Diễn giải 1 hồi người đọc cứ đinh ninh cha ông ta xưa nay toàn 1 lũ dân binh bị bắt lính hay tự vũ trang, ko hề có luyện tập, tóm lại là ô hợp. Trên cái wiki về chống Mông Nguyên, tên viết bình rằng " Trần Hưng Đạo lãnh đạo đội quân trang bị nghèo nàn" kia kìa.
Logged
Lancelot
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #48 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2009, 05:36:10 am »

các bác các chú có thể giải thích kỹ giùm cháu thực chất thành phần tham gia chính sách "ngụ binh ư nông" trong topic này ko>?

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=10142.0


bởi vì viết về thành phần tham gia "ngụ binh ư nông" đôi khi quá nhập nhằng. Lại thêm việc quen ca ngợi chiến tranh nhân dân, thành ra cứ đánh đồng tất cả quân lính có xuất thân nhân dân ( mà quân lính nào ko xuất thân nhân dân mà ra?) thành 1 loại như dân binh ráo trọi. Đến nỗi hiện nay ko ít người đinh ninh cha ông chỉ là 1 đội quân ô hợp, đến buổi chiếu sổ gọi thì vác cuốc đi đánh giặc ( cỡ đó chống Tàu xâm lược thì còn hiểu là dùng chiến thuật, nhưng sao có thể xâm lược và chiến thắng Champa thường xuyên như thế? Ai lại đi đánh nước người bằng 1 bọn nông dân vác cuốc vừa chiếu sổ đinh gọi đến, chưa hề được trang bị, huấn luyện tí gì?) Undecided
Logged
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #49 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2009, 09:10:40 am »

các bác các chú có thể giải thích kỹ giùm cháu thực chất thành phần tham gia chính sách "ngụ binh ư nông" trong topic này ko>?

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=10142.0


bởi vì viết về thành phần tham gia "ngụ binh ư nông" đôi khi quá nhập nhằng. Lại thêm việc quen ca ngợi chiến tranh nhân dân, thành ra cứ đánh đồng tất cả quân lính có xuất thân nhân dân ( mà quân lính nào ko xuất thân nhân dân mà ra?) thành 1 loại như dân binh ráo trọi. Đến nỗi hiện nay ko ít người đinh ninh cha ông chỉ là 1 đội quân ô hợp, đến buổi chiếu sổ gọi thì vác cuốc đi đánh giặc ( cỡ đó chống Tàu xâm lược thì còn hiểu là dùng chiến thuật, nhưng sao có thể xâm lược và chiến thắng Champa thường xuyên như thế? Ai lại đi đánh nước người bằng 1 bọn nông dân vác cuốc vừa chiếu sổ đinh gọi đến, chưa hề được trang bị, huấn luyện tí gì?) Undecided
Việt Nam là vậy bạ̣n ơi, Theo tôi "Ngụ Binh Ư Nông" được hiểu là thời bình là dân(làm ruộng) khi có chiến tranh là lính. Là nông dân không có nghĩa là ngày làm ruộng, tối nhậu như bây giờ, mà có thể là ngày làm ruộng, tối rèn luyện võ nghệ hay binh pháp, hoặc thay phiên nhau tốp này làm ruộng, tốp kia luyện tập, và ngược lại. Mục đích chính là duy trì một lực lượng sẵn sàng chiến đấu được huấn luyện thường xuyên nhưng vẫn đảm bảo tư cấp tự túc lương thực đạt tiêu chí"thực túc binh cường". Theo tôi có lẽ chính sách "Ngụ Binh Ư Nông" có từ lâu ở Trung Quốc, vì Việt Nam và nước bạn có quá trình lập quốc, điều kiện khí hậu, văn hóa khá tương đồng,  nhưng nước bạn có lịch sử phát triển sớm hơn,nên cũng có thể cho là lính của nhà nước phong kiến phương Bắc phần lớn là nông dân mang tư tưởng tự cấp tự túc bất cứ nơi nào, lúc nào có thể, chỉ có điều không rõ có nguồn tư liệu cụ thể nào không?, nhưng tôi không nói là Việt Nam học ở nước bạn(mà có học cũng đâu có sao  Grin) chính sách "Ngụ Binh Ư Nông" là hành động phản ứng tất yếu của người lính nông dân với hoàn cảnh chiến tranh. Và đây chỉ là một bước sơ khai của chiến tranh nhân dân mà thôi. Chiến tranh nhân dân rộng hơn, nội hàm sâu sắc hơn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM