Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:04:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Câu hỏi thảo luận về công tác giảng dạy môn Lịch sử  (Đọc 10541 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
cuongvu
Thành viên

Bài viết: 1


« vào lúc: 17 Tháng Chín, 2008, 01:09:19 pm »

Câu hỏi thảo luận về công tác
giảng dạy môn Lịch sử bậc Trung học Phổ thông


Mình đang làm một đề tài nghiên cứu với các câu hỏi sau đây
Mình mong các bạn đọc rồi cho ý kiến, Xin cám ơn rất nhiều .

1. Theo bạn, công tác giảng dạy môn Lịch sử Việt Nam bậc Trung học Phổ thông đã tốt chưa?
+ Tốt
+ Chưa tốt, cần đổi mới

2. Có những nguyên nhân làm cho công tác giảng dạy môn Lịch sử Việt Nam chưa tốt?
+ Nội dung sách giáo khoa chưa phù hợp
+ Học sinh không coi trọng môn học
+ Giáo viên giảng dạy không nhiệt tình
+ Chương trình học cứng nhắc
+ Thiếu công cụ hỗ trợ giảng dạy
+ Hình thức thi cử lạc hậu

3. Theo bạn, yêu cầu của một giờ học Lịch sử là gì?
+ Giáo viên nhiệt tình
+ Học sinh hứng thú
+ Cung cấp đủ kiến thức cơ bản cho học sinh
+ Học sinh vừa học, vừa chơi

4. Bạn học môn Lịch sử với thái độ như thế nào?
+ Thích thú
+ Không chú tâm
+ Học chỉ để đối phó

5. Theo bạn, có những giải pháp nào để đổi mới công tác giảng dạy môn Lịch sử bậc Trung học Phổ thông?
+ Nội dung sách giáo khoa sinh động
+ Nâng cao nhận thức của học sinh về môn học
+ Giáo viên giảng dạy nhiệt tình
+ Chương trình học linh hoạt
+ Tăng cường các tài liệu minh họa
+ Tăng cường các hoạt động ngoại khoá
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #1 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2008, 01:27:55 pm »

Hỏi là đã tự trả lời!  Grin
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #2 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2008, 02:20:41 pm »

Trước khi hỏi câu nầy, bạn có hỏi học Sử để làm gì?
Mục đích qui định phương tiện. Lâu nay dư luận báo chí cứ lộn đít với đầu nên chuyện dạy và học Sử trở thành ... chuyện dài nói hoài vẫn trớt quớt.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Chín, 2008, 02:23:00 pm gửi bởi TQNam » Logged
LeDuyYenLan
Thành viên
*
Bài viết: 41



« Trả lời #3 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2008, 02:36:31 pm »

@cuongvu:
Các câu hỏi bạn nêu trên không rõ là áp dụng cho đối tượng nghiên cứu là giáo viên THPT giảng dạy môn lịch sử hay dành cho học sinh THPT hiện nay, hay cả hai ? Tuy nhiên, có thể làm trắc nghiệm với các câu hỏi của bạn như sau:
Câu 1. Chưa tốt, cần đổi mới
Câu 2. Tất cả các nguyên nhân trên
Câu 3. Tất cả các yêu cầu trên
Câu 4. Đa số học sinh không chú tâm môn học này vì cho rằng đây là môn học phụ! ( Nhiều bạn tôi là giáo viên giảng dạy môn lịch sử cũng thường phàn nàn về việc này ).
Câu 5. Cần đổi mới phương pháp giảng dạy môn học lịch sử nói chung-theo phương pháp "Lấy học sinh làm trung tâm". Trong đó, giáo viên tăng cường các tài liệu minh họa, tăng cường các hoạt động ngoại khoá như: thăm các bảo tàng lịch sử, các địa danh lịch sử, tiếp xúc các nhân chứng lịch sử ..., các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử trong nhà trường ( như chương trình Theo dòng lịch sử...), hay các diễn đàn về lịch sử ( như quansuvn.net ...)
Tuy nhiên, đây chỉ là ý kiến của riêng tôi.


Logged

...Anh không ngủ phải vì em đang nhớ
Một trời sao rực cháy giữa đôi ta
Em nhắm mắt cho lòng anh lặng sóng
Cho sao trời yên rụng một đêm hoa...
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #4 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2008, 02:45:47 pm »

"Lấy học sinh làm trung tâm"
Đây đã trở thành khẩu hiệu xuông. Triết lý nầy được du nhập vào Việt Nam từ 20 năm trước trong Giáo học pháp (khoa học về giảng dạy) mà ai người thực hiện?
Logged
LeDuyYenLan
Thành viên
*
Bài viết: 41



« Trả lời #5 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2008, 03:24:01 pm »

"Lấy học sinh làm trung tâm"
Đây đã trở thành khẩu hiệu suông. Triết lý nầy được du nhập vào Việt Nam từ 20 năm trước trong Giáo học pháp (khoa học về giảng dạy) mà ai người thực hiện?
Đúng là như vậy! Nhưng thực tế, phương pháp này rất hay: phát huy được tính tích cực của học sinh trong gìơ học và học sinh có thể nhớ bài ngay sau khi kết thúc tiết học...Nhưng đòi hỏi GV phải "đầu tư" nhiều. Có phải vì thế mà " ai người thực hiện " ?
Logged

...Anh không ngủ phải vì em đang nhớ
Một trời sao rực cháy giữa đôi ta
Em nhắm mắt cho lòng anh lặng sóng
Cho sao trời yên rụng một đêm hoa...
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #6 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2008, 03:33:20 pm »

Nói vậy hơi tội cho giáo viên, chưa tới gốc.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2008, 05:17:48 pm »

 Topic này để tại đây không hợp lý, tôi sẽ move nó! Nhắc nhở bạn cuongvu chú ý việc mở topic đúng chỗ!

 Nhân đây xin nói rõ là forum quansuvn.net không nghiên cứu lịch sử nói chung và lịch sử ở bậc học phổ thông cũng như những cái được, chưa được của môn học này nói riêng, forum chỉ chuyên về lịch sử quân sự!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #8 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2008, 08:20:45 pm »


 Nhân đây xin nói rõ là forum quansuvn.net không nghiên cứu lịch sử nói chung và lịch sử ở bậc học phổ thông cũng như những cái được, chưa được của môn học này nói riêng, forum chỉ chuyên về lịch sử quân sự!

Vấn đề dạy và học lịch sử trong trường phổ thông đã nói quá nhiều rồi và cũng có nhiều phương án, đề xuất.v.v..v. Vì thế ở đây bác CuongVu có thể thu hẹp lại ở những điểm liên quan đến quân sự để mọi người cùng thảo luận kiểu như chọn 10 danh tướng VN, những trận đánh gây kinh hoàng cho quân phương Bắc hay như trích dẫn, sưu tầm, tổng hợp các câu chuyện, giai thoại, mưu kế trong chiến trận ở VN, giống như những cuốn theo tích của Tàu như Cổ học tinh hoa, mưu kế người xưa, mưu lược cổ nhân.... Nếu nhiều có thể in thành sách được mà lại có ích lợi ít nhiều
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
Đinh Phạm Kiều
Thành viên
*
Bài viết: 32


Dù rằng đời ta thích hoa hồng...


« Trả lời #9 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2008, 11:17:49 pm »

Dù quansuvn không nghiên cứu về lịch sử thì cũng phải rộng đường cho các bạn thảo luận chứ! Mình không dám lạm bàn về việc dạy và học sử Việt hiện nay, chỉ có bài viết đã gửi đăng trên Ấp Bắc, nay xin gửi cho bạn đọc mà tham khảo nhé!

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÁC EM HỌC SINH YÊU LỊCH SỬ.
“ Ôi Việt Sử là tranh- đấu- sử,
Trước đến sau cầm cự nào nguôi.
Tinh thần Cách Mạng sáng ngời,
Bao người ngã, lại bao người đứng lên! “
Những câu thơ hào hùng, bất khuất một thời chúng tôi đã được học trong những tháng năm còn ngồi trên ghế nhà trường. Và những vần thơ bất hủ đó đã theo các thế hệ cha, anh trên đường đi chiến đấu bảo vệ tổ quốc Việt Nam trăm quý, ngàn yêu. Việt sử là tranh đấu sử! Đó là một điều đã được khẳng định! Giang sơn cẩm tú với dáng hình cong chữ S, với những người dân Việt lam lũ một nắng, hai sương nầy đã từng giáng cho các thế lực phương Bắc những trận đòn sấm sét. Đã từng dạy cho quân xâm lược biết thế nào là hào khí Đông – A trong những chiến thắng Bạch Đằng, Vạn Kiếp, Đống Đa! Đã từng làm nên những Điện Biên, Ấp Bắc lẫy lừng trong thời đại Hồ Chí Minh! Oai hùng biết bao! Kiêu hãnh biết bao, sử Việt mãi trường tồn trong lòng người dân Việt. Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng đã dạy:
“ Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam! “
Thế mà, thật buồn biết bao khi gần đây cứ nghe tin những em học sinh thi học kỳ, thi Tú Tài thậm chí thi đại học cứ hể môn Lịch sử là đạt điểm quá thấp! Vì sao các em không am tường, hiểu và trân trọng sử Việt? Trong từng bài học lịch sử các em học hôm nay, có máu và nước mắt, có cả “ thây phơi đầy nội- xương trắng đầy sông “của một dân tộc đã từng bị áp bức, bóc lột trong những đêm trường Bắc thuộc, và trong thời kỳ đất nước chúng ta bị dày xéo dưới gót giày của quân xâm lược phương Tây? Thế nhưng, dân tộc đó đã đứng lên, đập tan mọi thế lực thù địch giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất giang sơn! Sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ thời các vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh là mãi mãi! Lịch sử Việt Nam được viết nên từ những chiến công oai hùng của ông cha, của cả một dân tộc kiên cường, bất khuất. Thế thì, tại sao các em lại không am tường lịch sử nước nhà? Không biết các bạn còn nhớ không, có một lần báo TN và TT có đưa câu chuyện của một em nữ sinh không làm được bài thi về môn Lịch sử, đã phản đối và viết thành một bài văn hẳn hoi! Đại khái em cho rằng, thế hệ của các em không có trách nhiệm phải học thuộc lòng những gì thuộc về lịch sử của các thế hệ cha ông đi trước?! Bài văn của em được đưa lên báo, cô giáo của em khen em dũng cảm, dám nói lên suy nghĩ của mình?! Báo chí cũng ăn theo mà ca ngợi em, hèn chi sau đó các em hể thi môn lịch sử là rớt như…sung rụng! Là người Việt Nam mà không biết sử Việt Nam thì còn là người Việt Nam nữa hay không? Thật đau lòng!
Có lẽ, các em hiểu sử…Tàu nhiều hơn sử Việt qua các bộ phim luôn luôn được các đài truyền hình địa phương chiếu vô tội vạ trên TV. Nếu hỏi các em về các triều đại Đinh -  Lê –Lý - Trần – Lê… các em sẽ không hiểu bằng hỏi các em sau Khang Hy thì là vua nào cai trị Trung Quốc các em sẽ trả lời trôi chảy ngay thôi mà! Lỗi do ai? Do các đài truyền hình vì lợi nhuận cứ chiếu phim lịch sử Trung Hoa, hay lỗi do các nhà làm phim lịch sử Việt Nam quá dở? Các thầy cô dạy sử có thổi hồn lịch sử Việt Nam vào lòng các em hay chưa? Hay chỉ chăm chú dạy các môn tự nhiên là đủ? Theo tôi, để các em ham thích môn lịch sử và thuộc sử Việt nhiều hơn sử …Tàu, thì ngoài lối dạy có hồn, thổi tinh thần yêu nước vào lòng các em học sinh của thầy, cô còn phải cho các em tham quan các lăng tẩm, đền đài, miếu mạo thờ các vị anh hùng dân tộc trong các buổi ngoại khóa, để các em có những phút giây lắng đọng, mặc khải với những chiến công của các thế hệ cha, ông. Kết hợp với các nhà Bảo tàng lịch sử đưa các em về quá khứ với các trận chiến bảo vệ Tổ quốc của cả dân tộc Việt Nam. Và thiết thực nhất, dễ làm nhất là tổ chức các cuộc thi “ Theo dòng lịch sử “ như VTV vẫn làm, ( cũng có thể lấy thành tích từ các cuộc thi nầy, để cộng điểm hay miễn thi môn sử cho các em trong các kỳ thi chuyển cấp, tốt nghiệp cấp 2,3…thậm chí cả thi…đại học! ) Từ đó,các em sẽ có những nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử để thi cho tốt, dần dần các em sẽ thấy yêu sử Việt, và cảm thấy sử Việt gắn bó máu thịt với mình, các em sẽ nghe tiếng vó ngựa Quang Trung, sẽ nghe tiếng sóng Rạch Gầm – Xoài mút, sẽ thấy cờ Việt Nam thấm đỏ máu anh hùng trong từng bài Lịch sử các em học hôm nay. Hãy suy nghĩ và hành động đi, đừng để năm nào chúng ta cũng buồn lòng vì điểm thấp ở môn Lịch sử Việt Nam của các em, cháu chúng ta!
Đinh Phạm Kiều
Logged
Trang: 1   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM