Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:10:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trên con đường không cột số  (Đọc 22566 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2008, 07:21:22 am »

Xong đợt công tác, trên đường về ghé vào một căn cứ, cũng rừng nứa, tôi gặp Giang ở C8 hỏa lực, là bạn viết văn từ hồi mới nhập ngũ đầu năm 1965. Vừa mới khoác áo lính cậu ta đã có những bài ký rất hay đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội, với bút danh Giang Cao. Đến bây giờ tôi cũng không hiểu vì sao mà hắn tài thể. Lần đầu viết bài cho tạp chí là được đăng ngay, còn tôi thì mãi mười năm sau mới được đăng truyện ngắn đầu tiên ở tạp chí này. Hai đứa mừng lắm, nhắc đủ mọi thừ chuyện trên đường hanh quân, nhưng khi nói về chuyện môn trinh sát pháo binh, đo đạc ngoài trận địa thì cậu ta phát hiện tôi nói sai cả.


Tôi cũng tự thấy mình nói không bĩnh thường, hình như không điều khiển được những câu nói có tính chất kỹ thuật. Ai cũng ngạc nhiên, nhưng ông đại đội trưởng của Giang nói thẳng ra là tôi bị ốm nặng, tâm thần không ổn đinh. Tôi thấy lo lo nhưng biết làm sao khi trong đầu cứ trống rỗng ong ong. Giang mời tôi một bát chè gạo và nói đùa: "Mình làm đúng thủ tục tiếp khách đấy nhé". Tôi chia tay Giang trong cái lán nứa ấy, và  đõ là lần gặp cuối cùng.


Đại đội 17 đã hội tụ được gần 50 người. Mỗi người về đến nơi lại báo những người khác đã từ trần trên đường ở cung đoạn nào đó, hoặc gặp ai đang nằm lại hay sắp về với đơn vị. Nhờ thế nên tin tức ít khi bị gián đoạn. Ngồi lại hậu cứ mà vẫn biết tình hình trên đường dây hành quân. Nhưng đó là đoạn chót của cuộc hành trình lớn của Đoàn 308, mà mỗi người về tới đích đều mang trên mình cả gánh vi trùng sốt rét. Rất nhiều người cơ thể bị hao mòn, biến chứng sang phù nề, ghẻ lở, rối loạn thần kinh chức năng rất nguy hiểm, khả năng đề kháng suy giảm.


Khoảng tháng 10 năm 1966, sau hai tháng tập kết, quân số đại đội 17 chưa được một nửa. Có người về thêm nhưng lại có người "ra đi"... Cán bộ đại đội thiếu ông Vân. Ông lãnh trọng trách thu dung và biết đâu từ lâu ông đã là quân số của trạm thu dung. Vì thế đến giờ này bộ từ thiếu mặt ông, cũng là điều dễ hiểu. Dàn cán bộ trung đội thiếu trung đội trưởng Cậy. Còn dàn cán bộ tiểu đội và chiến sĩ đảm trách các số pháo thủ coi như phải làm lại sơ đồ biên chế, vì thiếu vắng quá nhiều.

Mùa khô đến. Rừng già bắt đâu trút lá trên mặt đất lạnh đang rắn lại dần. Một tia hy vọng nhóm lên: bệnh sốt rét giảm thiểu, hàn thử biểu tử vong tụt xuống.

Đúng lúc ấy, một làn gió mới thổi tới. Ông Hoành đi nhận lệnh trên trung đoàn về trịnh trọng phổ biến: sẽ có một bộ phận của đơn vị đi chiến đấu. Tin này làm thay đổi không khí trầm lắng của đại đội. Đây là niềm vinh dự dành cho người lính chiến trường. Đã làm lính chẳng ai muốn mình ngồi ru rú trong rừng, hoặc tụt hậu phía sau, suốt đời không nhìn thấy mặt thằng giặc.


Ông Hoành tập hợp đơn vị phát động tinh thần. Bài bản công tác chính trì được ông đẩy lên đúng lúc.
Đang trong vòng vây u ám của bệnh tật, chết chóc, vậy mà mọi người nhóng lên nghe ngóng. Khi ông Hoành nói: "Ai đi chiến đấu thì giơ tay?". Tất cả mấy chục người đưa cánh tay gầy gò xám mét lên. Thế mới hay lính ta sợ ốm đau chứ không sợ chết. Đằng khác đã vào Nam, chẳng ai muốn ở nơi rừng sâu nước độc. Tốt nhất là được chuyển ra mặt trận hoặc xuống đồng bằng. Thâm tâm tôi cũng muốn đi chiến đấu hoặc chuyển đến đơn vị khác chứ không muốn sống trong C bộ; ở bên cạnh thủ trưởng có cái hay là học hỏi nhiều lượng thông tin phong phú nhưng lâu ngày cũng trở nên nhàm chán cần phải có một cái gì đó thay đổi lúc này.


Mấy chục người giơ tay xung phong, nhưng đại đội chỉ chọn đúng 15 người đi đợt này. Không ngờ trong số đó có tôi. Tôi vừa mừng lại vừa bần thân suy nghĩ. Mừng vì có cái gĩ mới mẻ "đổi mới", bần thần vì từ nay mình phải xa đại đội 17 đã gắn bó từ ngày nhập ngũ (tháng 3 năm 1965) cho đến bây giờ đã hơn năm rưỡi. Biết bao kỷ niệm đời tân binh, nhất là những ngày vượt Trường Sơn. Ông Hoành chỉ giữ lại bên cạnh có Thìn và Nam…


Phải rời khỏi đơn vị đột ngột, tôi bâng khung lưu luyến chia tay những người đã cùng tôi thục hiện cuộc hành trình vạn dặm đầy hy sinh, gian khổ vừa qua. Lòng tôi se lại nhớ tới nhiều gương mặt thân quen không còn nữa. Hôm tôi mang ba lô lên đường đi bổ sung cho đơn vị mới, đại dội 17 "báo tử" đến người thứ 24, tính từ khi Cường là chiến sĩ đầu tiên nằm xuống trên đất Kontum. Tuy nhiên, đây chỉ là số liệu đầu tiên. Ban chỉ huy đại đội dự đoán còn cao hơn thế rất nhiều, vì thực tế không nằm hết được các trường hợp khác...

Các đại đội khác cũng có người đi bổ sung như đại đội 17 cho các đơn vị chủ lực Miền.

Ngày đi đêm nghỉ trên một địa hình dễ chịu hơn, không còn đồi dốc, sông sâu nữa, mà rừng thấp và bằng phẳng dần, chúng tôi ai cũng hứng khởi hơn. Các anh Bảy Ria, Út Ích, Sáu Tấn, Hai Ly rất đặc trưng cho lính Nam Bộ, đi đứng nhanh lẹ, trang bị gọn nhẹ, bận quân phục đen, thắt khăn rằn, đội nón tai bèo hướng dẫn và tổ chúức cho đoàn quân hỗn hợp mấy chục người đi mải miết nửa tháng thì về tới biên giới Việt Nam-Cam-pu-chia ở Quãng Cà Tum (Tây Ninh). Đến đây tôi mới biết mình được bổ sung cho một đơn vị của R có nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài Bộ Chỉ huy Miền va các cơ quan đầu não của Mặt trận dân tộc giải phóng miên Nam Việt Nam. Đó là thời điểm vào tháng 11 năm 1966. Tôi đã nhập vào một gia đình mới mà vốn trước đó một trăm phẫn trăm quân số là người Nam Bộ. Đơn vị mới mang phiên hiệu Đoàn 170 chốt dài theo vùng cửa khẩu biên giới Tây Ninh thuộc Liên khu C.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2008, 07:23:13 am »

Tại vùng chiến khu quan trọng nay, đầu năm 1967, tôi tham gia trong đội hình của nhiều đơn vị chiến đấu đánh phá cuộc càn lớn mang tên Gianxơn Xity của 45 ngàn quân Mỹ do ương Ximan chỉ huy. Từ ngày 22-2-1967 đến ngày 15-4-1967, ta đã tiến hành chiến dịch phản công đánh lại cuộc hành quân lớn nhất của giặc Mỹ vào căn cứ kháng chiến, trong cuộc chiến anh Việt Nam. Trong những ngày chiến đấu căng thẳng bảo vệ đầu não Trung ương Cục, tôi gặp nhiều anh em của đại đội 17 cùng đi bổ sung cho nhiều đơn vị khác như tôi. Nhưng chỉ trong chốc lát, chưa kịp hỏi han gì mỗi người lại đi một ngả, biến vào trong các trận địa giăng kín trong rừng. Hầu hết anh em bổ sung về Sư đoàn 9 và Sư đoàn 7 là những đơn vị chủ lực "xương sống” của miền Đông Nam Bộ.


Tháng 2 năm 1968, nổ ra cuộc Tổng tiến công vã nổi dậy Tết Mậu Thân, chúng tôi đã có mặt ở vùng ven Sài Gòn trong không khí bão táp của cách mạng miền Nam. Sau đợt 1 tết Mậu Thân, đơn vị trú quân ở rừng Bời Lời (Tây Ninh), tôi bất ngờ gặp Bảo và Miễu của đại đội 17. Các anh kể rằng anh em mình thương vong nhiều trong chiến đấu phá cuộc hành quân Gianxơn Xity của địch và trong tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân. Số anh em bổ sung vào Đoàn 170 làm nòng cốt thành tập trung đoàn 268 bám trụ vùng trung tuyến Củ Chi-Trảng Bành thuộc Phân khu 1 Sài Gòn-Gia Định đến đầu năm 1970 coi như xóa sổ. Hạ sĩ Phùng Bình quê ở Hòa Xã (Hà Tây) là người hy sinh sau cùng tại căn cứ Tràng Bàng. Năm 1975, sau khi vào Sài Gòn tôi may mắn gặp lại phó chính trì viên Lý Thế Vinh và anh Nho trung đội phó, các anh đều khỏe mạnh, là những cán bộ có kinh nghiệm chỉ huy chiến đấu, xây dựng đơn vị. Đó là những cuộc hội ngộ thật quý hiềm sau gần 10 năm chia xa đơn vị.


Vượt Trường Sơn năm 1966 là như vậy. Đó là toàn bộ bức tranh hoành tráng của cuộc hành trình đầy gian khổ trên con đường không cột số. Vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những người lính miền Bắc đã hoàn thành xuất sắc cuộc đi bộ qua 2.500 ki-lô-mét sau gần 200 ngày mưa nắng trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt của núi rừng Trường Sơn. Bằng đôi chân của mình, chúng tôi tự hào đã góp phần viết nên bản anh hùng ca của những năm tháng mở đầu "xẻ dọc Trường sơn đi cứu nuớc” của cả dân tộc. Cuộc hành trình trên con đường vạn dặm đã đưa những binh đoàn tới vùng đất phía Nam của Tổ quốc, góp phần làm nên cuộc tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Xuân - Hè rực lửa 1972, dẫn tới bão táp Mùa Xuân 1975, cuốn sạch quân thù, thống nhất đất nước Việt Nam.


Những người đi tới đích đã chiến thắng dải Trường Sơn hùng vĩ và cả sức trì nặng của chính mình. Đó là một kỳ công, nhắc nhở các thế hệ mai sau không quên những người lính âm thầm nối liền mạch máu của Tổ quốc bằng những đôi chân rớm máu, trong số đó có rất nhiều người đã vĩnh viễn nằm lại trên dãy Trường Sơn. Họ đã hóa thân thành bức phù điêu vĩ đại kỳ diệu nhất trong thời đại Hồ Chí Minh.

Đường Thẳng Sơn đã trở thành kỷ niệm thiêng liêng trong đời lính chúng tôi.

Đi “đôi dép Bác Hồ" trên con đường mòn mang tên Bác, chúng tôi đã tới thành phô Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng, cột mốc cuối cùng của cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Mới đó mà đã bốn thập kỷ trôi qua. Con đường mòn của thuở "xẻ dọc Trương Sơn đi cứu nước” đã khép lại dưới đại ngàn hùng vĩ. Những dấu chân người lính đã bồi đắp cho Trường Sơn một vóc dáng lịch sử và trở thành huyền thoại của thế kỷ 20. Một dự án: đường Trương Sơn công nghiệp hóa hay xa lộ Trường Sơn đã được Nhà nước thông qua. Chắc chắn khi con đường siêu tốc hiện đại ra đời sẽ có cột số ghi những địa danh mà chúng tôi đã đi qua “trên con đường không cột số” năm xưa.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2008, 07:24:25 am »

Trường Sơn-Đại lộ Hồ Chí Minh-Tượng đài chiến thắng của hoà bình


Trường Sơn-đường Hồ Chí minh đã đi vào lịch sử với vóc dáng của một bản anh hùng ca bất tử tưởng như đã khép lại khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc toàn thắng, nhưng lịch sử đã nối tiếp như một cơ duyên ky ngộ. Trường Sơn đầy gian truân bí hiểm năm xưa đã lật sang trang mới. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã quyết định mở con đường Trường Sơn công nghiệp hóa, góp phần đưa đất nước tiến vào một thời kỳ mới trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một ý tưởng vĩ đại nhưng khả năng hiện thực rõ đem đến một luồng sinh khí mới lay động núi rừng, đánh thức tiềm lực miền đất trải dài phía tây Tổ quốc. Con đường chiến lược, một huyết mạch mới của đất nước như một kỳ quan rực rỡ, nhưng mỗi thước đường đã thấm biết bao máu xương đồng đội.


Khi tôi viết đoạn nối tiếp này của "con đường không cột số", đường Hồ Chí Minh đã làm lễ thông xe chặng 1 giai đoạn 1, chính thức "hòa mạng” vào hệ thống đường giao thông cả nước. Theo phương án đã định thì tuyến đường Hồ Chí Minh sẽ nối liên từ Pắc Bó, Cao Bằng đến Đất mũi Cà Mau với tổng chiều dài 3.129km. Chặng đầu tiên của giai đoạn 1 khởi công ngày 5-4-2002, từ khe Cò Hà Tĩnh đến Ngọc Hồi Kon Tum dài 962 km, chưa đầy 1/3 chiều dài toàn tuyến, nhưng địa thế và điều kiện thi công khó khăn hơn cả.


Theo các nhà quy hoạch, đường Hồ Chí Minh phần lớn đi qua các vùng lãnh thổ thuộc thềm chuyển tiếp từ trung du lên miên núi, bao gồm 27 tỉnh và thành phố các vùng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia là Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.


Qua kết quả nghiên cứu khẳng định: Tuyến đồng Hồ Chí Minh không những là hành lang giao lưu kinh tế mà còn là hành lang phát triển kinh tế công nghiệp của thềm Trung du-Miền núi, Biên giới tạo nên sự cân bằng phát triển kinh tê, an ninh-quốc phòng. 83% chiều dài tuyến dương bám theo đường cũ sẽ được tải tạo và nâng cấp theo đúng tiêu chuẩn đường bộ. Toàn tuyến đường đi qua 18 khu di tích, bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia như Cúc Phương, Yoc Đôn, Bến Em, Bạch Mã, Phong Nha Kẻ Bàng, các danh lam thắng cảnh như khu lòng hô Yaly, bãi đá thiên nhiên, thác Song Queen Biển Hồ, thác Trinh Nữ, hồ Ea Nhái...


Các nhà khoa học dự kiến, nhiều khả năng dọc tuyến đường này sau khi hoàn thiện sẽ có 5 cụm kinh tế có khả năng phát triển thành các cơ sở kinh tế chủ đạo vã liên hệ mật thiết với các vùng kinh tế đang phát triển; gồm các cụm Hà Tây-Hòa Bình; Thanh Hóa-Nghệ An, Hà Tinh; Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc; Bình Phước, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh.
Để tạo ảnh quan môi trường, góp phần phủ xanh vùng đất rống đồi trọc, Thủ tướng chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các tỉnh có đường Hồ Chí Minh đi qua, thực hiện dự án trông hai băng rừng dọc hai bên tuyến đường.


Trên dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua có khoảng 28 triệu dân thuộc 36 dân tộc sinh sống, sẽ có điều kiện cải thiện đời sống kinh tế-văn hóa-xã hội, nhất là 200/1700 xã đặc biệt khó khăn. Toàn tuyến đường có trên 600 cầu lớn nhỏ và trên 6.000 cống thoát nước.


Đi trên đại lộ Hồ Chí Minh hôm nay, quá khứ hiện về trên mỗi thước đường. Ở đó, những đồng đội tôi đã gửi lại tuổi xuân của mình trong lòng đất. Cảm xúc đan xen hòa trộn giữ kỷ niệm của một thời bi tráng với thực tại, tương lai cứ theo suốt đường đi không dứt. Con đương của thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa phục vụ quốc kế dân sinh cũng là ơn đến nghĩa trả đối với hơn hai vạn cán bộ, chiến sĩ nằm lại dưới đại ngàn Trường Sơn và đồng bào dân tộc sống dọc theo con đường, là gạch nối giữa quá khứ và tương lai.


Hai bên đường, những địa danh lịch sử luôn là những mốc giới vô cùng trân trọng như Ngã ba Đông Lộc, nơi 10 nữ thanh niên xung phong hi sinh vì nhiệm vụ bảo đảm thông đường ra mặt trận. Ngắm Cà Tang (nay dưới một cây cầu sừng sững vụt qua) dòng suối trong veo luồn lách giữa những tảng đá phủ ngổn ngang. Ai có thể nghĩ đây là một trọng điểm mà các chiến sĩ mở đường phải chịu đựng liên miên những trận bom tàu khốc của quân thù. Vậy mà ngày đêm xe, người vẫn nối nhau qua. Rồi khe Ve, làng Ho, Sê Lông. Đá Bạc... những cái tên chỉ nhắc tới là lòng ta lại rung lên cảm xúc.


Để có được xa lộ Hồ Chí Minh hoành tráng hôm nay, những người làm đường phải trải qua muôn vàn khó khăn thử thách chẳng kẽm gì cha anh năm xưa đã làm nên con đường mòn Trường Sơn huyền thoại. Tổng giám đốc dự án đường Hồ Chí Minh Hà Đình Cẩn, ngươi dẫn đầu đoàn thị sát tuyến đường đấu tiên tháng 11-1996 ngay sau khi có sự chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ còn ghi mãi ấn tượng: Sau 25 năm chiến tranh, con đường mạch máu của miền Bắc tiếp sức cho miền Nam-biểu tượng của ý chí Việt Nam-bị thời gian tàn phá ghê gớm và gần như mất lối dưới cây rừng tái sinh phủ kín; phải phát cây, vạch cỏ mà đi.
Công lao đấu tiên của công cuộc xây dựng đường Hồ Chí Minh hiện đại thuộc về hơn 1.000 cán bộ kỹ sư khảo sát thiết kế thuộc Tổng cục Địa chính và Viện khảo sát thiết kế Bộ Quốc phòng. Họ có sự trợ giúp của đủ loại máy móc nhưng vẫn phải đi bộ cắt rừng, băng núi, vượt đèo cao, xuống vực sâu, đu bám vào vách đá nhiều phen nhịn đói nhịn khát mà đo đạc đánh dấu từng mỏm núi, bờ suối... Có máy mà vẫn có tốp khảo sát lạc 21 ngày trong rừng, khiến ai cũng nghĩ phải làm mồi cho thú dữ. Có cung đường phải mở mới hoan toàn như đoạn Tây Trường Sơn, không thể đi nhờ qua đất Lào vì nay là thời bình. Có đoạn thay đổi cho ngắn lại 50km vì kỹ thuật mới cho phép đào hầm xuyên núi được. Thế mà chỉ hơn một năm sau, các đơn vị khảo sát thiết kế đã hoàn thành một khối lượng hồ sơ thiết kế khổng lồ. Một khối lượng mà theo cách làm cũ phải mất 10 năm mới xong.


Ngày 5-4-2000, lễ khởi công công trình đường Hồ Chí Minh diễn ra trang trọng ở bến phà Xuân Sơn, một dịa danh nổi tiếng của đường Trường Sơn năm xưa. Thủ tướng Phan Văn Khải phát lệnh khởi công đường Hồ Chí Minh. Đồng loạt trên tuyến đường, các đơn vị phụ trách tìm công đoạn ra quân. Núi rừng đại ngàn Trường Sơn lại rùng rùng chuyển động bởi trên 4000 đầu máy: xe máy ủi, máy xúc, xe lăn, xe cẩu, xe tải... cùng tiếng mìn phà đá với hàng vạn con người lao động.


Huyền thoại lần thứ hai của Trường Sơn từ đây... Để đến hôm nay trên dãy núi cao chất ngất phủ kín từ ngàn đời thâm u, huyền bi, con đường cứ vươn dài ra mãi. Đường như dải lụa vắt lên vắt xuống, lúc hiện lúc khuất trong những đồi mây ôm ấp bảng lảng khói sương.


Giờ đây đường Hồ Chí Minh hiện đại đã làm xong đến 98% giai đoạn 1. Chỉ nay mai thôi, đại lộ Trường Sơn hoàn tất, đường số 1, con ớ đường quen thuộc chạy dọc bờ biển miền Trung, tuyến giao thông duy nhất xuyên Việt sẽ chẫm dứt thế độc đạo của mình.


Trong cuộc phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ (9-2003), Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên từng là Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn mở đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử, nay là đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục gắn tâm huyết của mình vào con đường Hồ Chí Minh công nghiệp hóa, cho biết: Qui hoạch toàn tuyến đường đã hoàn tất từ Pắc Bó đến mũi Cà Mau. Mục tiêu đến năm 2010, đường Hồ Chí Minh sẽ hoãn chỉnh hai làn ô tô suốt dọc gần 3129km, đồng thời mở rộng mặt cắt ngang một số đoạn cục bộ để đáp ứng nhu cầu bức xúc phát triển kinh tế.


Một huyền thoại mới Trường Sơn sẽ mở ra biết bao điều kỳ diệu đầu thế kỷ 21, khi Việt Nam vươn lên hội nhập cùng thời đại mới. Đại lộ Trường Sơn rồi sẽ có những cột số dựng lên như mọi con đương, nhưng làm sao có thể lãng quên “con đường không cột số" vô cùng gian khổ của những năm vận mệnh đất nước lâm nguy. Những trở trăn day dứt về một thời Trường Sơn bi tráng hãy còn đỏ, nhưng con đường mới thênh thang đang ru êm bao giấc ngủ đồng đội dưới đại ngàn.


Thành phố Hồ Chí Minh 1991-1993
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: « 1 2 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM