Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:40:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trên con đường không cột số  (Đọc 22570 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2008, 06:44:45 pm »

Lúc này trong ban chỉ huy đại đội, chỉ còn ông Hoành là chưa lâm bệnh. Ông Ty rất gương mẫu rèn luyện trước anh em, khi sốt, không nằm, thường xuyên đi lại vận động và tích cực ăn đủ định lượng. Khi nào lên cơn sốt nặng lắm thì ông trùm chăn ngồi run rẩy như ngồi đồng. Nhưng khốn nỗi, học tập được hai thủ trưởng là điều vô cùng khó khăn. Đã bị cơn bệnh sốt rét hành hạ thì người ta thèm nằm vô kể, đi đứng là một cực hình, do lượng máu không đủ cung cấp lên não nên đầu luôn đau buốt, mắt hoa chóng mặt, chân tay bải hoải chỉ chực nằm xuống, mà cơ thể vốn đang thiếu hồng cầu trầm trọng. Uớc chi lúc này không phải làm nhiệm vụ hành quân được nằm ở nhà mình, nằm ngày này qua ngày khác không phải lo nghĩ việc mỗi sáng mang ba lô, súng đạn gạo nước, chống gậy ra đi...


Còn ăn thì có gì? Mỗi người chỉ được cấp một ông cóng ruốc thịt, trong đó pha trộn thuốc chống sốt rét, tê phù... một kilôgam muối và năm lọ mì chính. Chừng đó chia ra cho suốt đường hành quân. Đến đây số thực phẩm "cốt tử” này đã tiêu thụ hết trên hai phần ba. Có điều lâm bệnh khoảng một tuần mà ngửi thấy mùi ruốc thịt là sợ vô cùng. Một thứ mùi ngai ngái hăng hăng như thuốc bắc bốc lên muốn ói. Người bệnh nuốt miếng cơm với ruốc thịt vào lại nhè ra đầu miệng, không tài nào ăn nổi. Cả mấy tháng ròng chỉ có một thực đơn "phát khiếp” đó, khá hơn thì lâu lâu chịu khó cải thiện được bữa canh rau lá bầu đất hay lá khoai môn rừng nêm muối và bột ngọt, nuốt tới đâu mát tới đó. Bộ đội thiếu chất nghiêm trọng là nguyên nhân của lắm thứ bệnh hiểm nghèo. Lúc này chúng tôi mới thấy sự bất hợp lý trong trang bị cho người linh đi B, hay nói đúng hơn là một sự thiếu khoa học, không sát hợp tình hình thực tê trên đường Trường Sơn. Thay vì cần mang nhiều thúc ăn, chất bồi dưỡng, thuốc men thì lại mang áo đông xuân, quân phục ka ki, võng bố, ni lông tăng dày cộp. Lẽ ra chỉ nên trang bị súng đạn gọn nhẹ đủ tự vệ dọc đường, hoặc trang bị cơ số ít hơn biên chế để lính đảm bảo sức khỏe vượt qua được núi non ghềnh thác, đi nhanh tơi chiến rường làm nhiệm vụ chiến đấu, thì lại biến các đơn vị chính qui thành dân công vận tải vũ khí, trang bị. Kết quả là lính ốm đau, chết và mang bệnh nằm lê thê suốt dọc đường, thu dung hàng năm không hết.


Số người đến được vị tri tập kết toàn bệnh tật, phải an dưỡng, điều trị, không làm gì được và tiếp tục từ trần... Chắc rằng khi thảo ra kế hoạch hành quân, công tác tổ chức đã không giải hết con toán hóc búa, mà chỉ nghĩ đến chuyện đánh thắng trận đầu. Tinh thần lạc quan cách mạng, tính nỗ lực chủ quan là điếu không thể thiếu đối với đơn vị đi chiến đấu. Song nếu có cái nhìn thấu đáo lường hết những bất trắc trên đường đi, thì hiệu quả hành quân sẽ đạt được tầm mức của nó. Những hao hụt nếu có, không đến nỗi nặng nề nghiêm trọng như thực trạng Đoàn 307, 308. Trông nét mặt lo lắng của các đồng chí trưởng đoàn lúc này, ai cũng thấy là tình hình còn rất khó khăn. Tôi nhớ trước ngày Đoàn 308 xuất phát lên đường vào Nam, thiếu tướng Lê Quang Hòa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đến tận Kim Bôi động viên và giao nhiệm vụ cho trung đoàn phải đánh thắng trận đầu. Giờ đây nỗ lực trung đoàn có cao bằng trời cũng khó có thể thực hiện được quyết tâm của lãnh đạo.


Đơn vị nhổ trại "cuốn chiếu" theo dọc sườn phía Đông Trường Sơn. Anh giao liên vẫn lạnh lùng phổ biến tình hình đường đi, mà tôi hiểu nỗi gian truân sẽ trút xuống người chiến sĩ một cách ác liệt hơn. Nhiều anh em chúng tôi sốt ruột hỏi:

-Đã sắp tới chưa đồng chí?

Anh giao liên miễn cưỡng trả lời:

-Có đi có đến, không đi không đến.

Chúng tôi bực mình nói với nhau:

-Người ta không buồn trả lời mà hỏi làm gì.

-Ở đây anh ta là ông tướng.

-Đi như anh ta thì ai chẳng đi được, thử vác cối xem?

Từ đó trở đi chúng tôi không hỏi giao liên nữa, chỉ cắm cúi đi. "Có đi có đến, không đi không đến". Tự thân câu nói như "sấm trạng" ấy của giao liên cũng khái quật lên được tinh chất gian khổ, ác liệt của con đường có một không hai này.


Ở quãng này toán đoàn bị đói. Do không bố trí được trạm cấp gạo theo qui định dọc hành lang nên tới trạm 58 (số thứ tự do tôi ghi) mỗi người phải mang 15 ngày gạo. Đó lã một cự ly quá xa trong khi sức lực mọi người đã bị tiêu hao. Miếng ăn sẽ hành hạ đôi vai người lính vốn đã chịu đựng quá tải. Song đành phải như thế không còn giải pháp nào khá hơn. Nêu như ngoài B3 (Khu 5) gạo đổ trắng đường rất phí phạm thì tới đây gạo quí hơn vàng. Chúng tôi mỗi người thốn đầy hai ruột tượng mang thử lên người với trang bị cũ, cảm thấy như mình đeo đá, khó lòng đi được. Thế nhưng chẳng ai ở lại. Tâm lý phổ biên lúc này của ta là ăn mau hết gạo cho đỡ nặng, bớt đi một lạng cũng có cảm giác nhẹ đi rất nhiều. Nhưng rốt cuộc thì đâu lại vào đấy. Gạo cán bộ mang được ưu tiên nấu trước, mãi đến những ngày áp chót mới đến lượt chiến sĩ như tôi. Khi rũ túi tượng cũng là lúc vào trạm đóng gạo đầy túi để đi tiếp.


Ở vài trạm đầu, con mắt to hơn cái bụng nên khẩu phần cơm khá hậu hĩnh, có bữa cơm thừa đổ đi, gạo mắc mưa hơi bị chua liền loại ra. Linh ta ăn thả giàn mát trời mây...
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2008, 06:45:38 pm »

Sự phóng tay của những ngày đầu lĩnh gạo đã phải trả giá. Gạo trong hầu bao sắp hết mà trạm mới vẫn chưa cấp (với nhiều lý do mà bộ đội bao giờ cũng phải chịu thua) nên đơn vị nào cũng phải nhịn lại đề phòng đứt bữa. Cả ngày hành quân, mỗi người chỉ còn không đầy một cóng cơm. Những ngày sau thì ít dần... linh ăn cầm hơi. Mang nặng lên dốc, xuống đeo mà bao tử nhẹ quá là chuyện cùng cục. Đang sức trẻ, ăn đói, chân đi không vũng, có khi cào cấu xáo trộn trong ruột làm con người sinh lẩn thẩn. Tuy thế, ngày nào C.17 cũng hành quân tới trạm đúng thời gian.


Đói quá, đi đường lính ta thi nhau kể chuyện ăn cho khuây việc "dạ dày biểu tinh". Anh nào cũng tranh nhau nói về những bữa ăn, món ăn thật ngon lành, độc đáo của quê hương hoặc chính mình đã được thụ hưởng, khiến mọi người nuốt nước bọt ừng ực. Những bữa tiệc mồm đầy sơn hào hải vị nhanh chóng tan đi. Nói cho chán thì cuối cùng ai cũng chỉ ao ước được ăn một bữa cơm gạo trắng với rát muống luộc chấm nước mắm ngon dầm tỏi ớt hoặc được ăn một bữa sắn luộc thỏa thuê. Nhưng ước mơ đơn giản nhất ấy vẫn quá xa vời, ít ra cũng cả ngàn cây số mới có. Tốt hơn hết là cố lên đi cho tới trạm. Chân cứ bước, dạ dày cứ biểu tình, mặc thây đói. Cái đói như đạo tặc tác động trực tiếp đến đoàn quân nhưng mọi người vẫn lại cùng nhau bước tới, vì rằng không ai có thể bước thay mình được.


Tuy nhiên không ít chuyện tủi buồn sinh ra từ thiếu thốn, đói khát. Hôm đơn vị đói tới mức báo động, tiểu đội tôi là nạn nhân của trò chơi cắc cớ độc chiêu của anh chàng "vô tư" nào đó. Buổi tối anh nuôi Ty đã vắt đủ mười nắm cơm gom lại để nơi đầu võng, vì sợ phát cho tùng người thì chúng tôi “lẻm" hết ngay trong đêm. Nhưng sáng dậy chuẩn bị lên đường thì ai nấy chưng hửng, toát mồ hôi. Mươi nắm cơm "bốc hơi" đâu sạch. Cả tiểu đội điếng người, dành mang bụng không mà đi. Dọc đường bao tử cồn cào ghê gớm, tôi định xin cơm của một anh bạn thân ở tiểu đội khác nhưng thấy khẩu phần anh ta hẻo quá nên thôi. Có nơi, mấy tay "bợm đói” nẫng cả cơm của thủ trưởng mới hết nói. Chuyện mất cơm xảy ra lai rai nhiều nơi chứ chẳng riêng gì "xê" tôi, âu cũng thường tình. Nó đóng góp thêm một nét hài hước vào kho chuyện cổ tích Trường Sơn. Các thủ trưởng thương lính nên cũng chẳng ai đặt vấn đề truy tìm thủ phạm của những vụ việc ấy cả.


Những hôm đi qua làng bản của đồng bào dân tộc thiểu số, lính có phần tươi tỉnh hơn. Đông bào ở đây từ bé chí lớn thích đủ mỏi thứ vật dụng bộ đội mang theo, từ cái kim băng, khăn mặt đến chiếc áo sơ mi đen cộc tay dành riêng cho sĩ quan. Các cô gái thích nhất là các thứ kẹp tóc, kim khâu... Thế là những cuộc "trao đổi" diễn ra dọc đường đến lã thú vị. Bà con trong bản mang ra chuối, mít, gà, rượu... mặc cả nhẹ nhàng với khách, đại thể khi nào nói "ưng" là coi như ngã giá. Hình như họ cũng chỉ biết mỗi tiếng đó của người Kinh để giao tiếp với bộ đội qua đây. Hai bên thỏa thuận trao đổi rất đơn giản "một đổi một", lớn nhỏ cũng chỉ là một...


Có chuyện ngược đời đến tức cười, một chiếc áo sợi đông xuân đổi một con heo to nhưng chiếc áo len giá trì gấp mấy lần chiếc áo đông xuân chỉ đổi được con gà, bởi các bà các cô soi lên trời thấy áo len có nhiều lỗ sáng hơn áo sợi nên cho là xoàng hơn áo sợi.


Một hôm đại đội đem đồ đổi được một con chó béo quay nhưng ngặt nỗi chẳng có chút gia vị nào để chế biến món đặc sản "cao cấp" này, đành đem thịt kho với muối và mì chính. Vậy mà khi ăn ai cũng ồn ào khen ngon. Tôi không biết ăn thịt chó nên không được thưởng thức món ăn độc nhất vô nhị ấy.


Đồng bào sống trên đỉnh Trường Sơn ham nhất là muối, nhưng muối cũng là món "ruột" của lính nên không thể xả láng được. Có hôm tôi "bóp bụng" xúc một thìa muối đầy đổi được một chai rượu gạo màu đục như nước gạo. Anh em xúm lại mỗi người ngửa cổ tu một hơi rồi đi, người nghe lâng lâng sảng khoái. Một chút phong trần lãng tử cũng làm cho lòng người thư thái một chút giữa rừng sâu.


Phong trào đổi chác lan rộng tới mức trên đoàn lệnh xuống phải chấm dứt; tập thê, cá nhân nào vi phạm sẽ bị kỷ luật. Nhưng quân lệnh này không mang tính khả thi vì đội hình trung đoàn quá dàn trải phân tán, khó kiểm soát được, trong khi cán bộ, chiến sĩ đang thiều dinh dưỡng trầm trọng. Do thế đơn vị nào cũng dấm dúi đem quân trang, tư trang đi đổi lấy "chất tươi". Có thủ trưởng còn cho lính đi sâu vào bản tầm được những món hời hơn như lợn, gà, mít, chuối... Hôm dừng chân chuẩn bị vượt một con sông lợn, không hiểu ngoại giao bằng cách nào mà đại đội “thỉnh" được con lợn to gần trăm ký đem về làm thịt, dồi lòng cẩn thận ông Hoành cho mới cả đơn vị bạn gần đó tới "liên hoan".


Lâu lắm rồi mới có bữa lòng heo thịnh soạn đến thế, cánh lính trẻ chúng tôi tranh thủ đánh chén thốn căng dạ dày. Chỉ một loãng đã làm sạch đống thịt đầy ụ trên tấm ni lông. Ông Hoành cứ tiếc rẻ là không có chút xị đế.


Ông Ty, ông Vân, có thì ăn nhưng tuyệt nhiên không khuyến khích hoặc “mật lệnh cho lính đi đánh lẻ". Anh Vinh thì không quên "lãnh đạo" anh em trong chuyện quan hệ với dân bản: ở rừng cũng phải có kỷ luật chứ không có “kỷ luật rừng". Được bổ dưỡng chút chất tươi sau những tháng ngày kham khổ, ai cũng thấy mình khỏe hẳn ra.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2008, 06:46:42 pm »

Ngoài “ăn tươi" ra, lính ta còn được dịp "bồi dưỡng mắt" thoải mái. Chẳng là phụ nữ vùng này chỉ bận váy, còn nửa trên để trần một cách tự nhiên. Phong tục đồng bào dân tộc ở đây là vậy. Con gái bảo rằng đó là của trời cho nên không cần che giấu. Một hôm hành quân qua bản, thấy mấy cô sơn nữ đứng ngoài sân giã gạo, cái thứ "trời cho" ấy lên xuống theo nhịp chày khiến nhiều anh chống nòng pháo xuống đất đứng nhìn, quên cả đi. Tới trạm, thủ trưởg Hoành đem chuyện ra “xạc" liền. Anh em chẳng sợ lại còn khúc khích cười với nhau. Có anh bạo miệng nói:

-Thì nó sờ sờ ra, làm sao không nhìn?

Lại có cậu hóm hỉnh "bình" thêm:

-Có mất tiền bạc gì đâu. Của trời cho mà, cơ hội nghìn năm có một, dễ gì được... nhìn.

Chỉnh đốn cho có lệ thế thôi, chứ thủ trưởng cũng chẳng nỡ nào bắt lỗi mấy anh sốt rét giữa chồn thâm sơn, lại xa phái đẹp những ba bốn tháng nay. Chuyện "rửa mắt" như thế còn lặp lại vài lẫn trên con đường mộng mị xuyên vương quốc Trường Sơn...


Đi qua bản lâu rồi mà hình ảnh "thiên thần" ấy cứ theo mãi trong những câu chuyện trên trời dưới đất của lính ta.

Đến quãng cực Nam Trung Bộ thì ông Hoành lên cơn sốt, mặt mày đỏ chín. Ông là người ngã bệnh sau cùng của C.17. Cơn sốt lên, ông cố cầm cự nhưng hai đầu cây mắc võng vẫn rung lên như sắp đổ. Ai cũng khen ông "đến đây vơi mới ngã là quá giỏi". Cũng may là ông có sức đề kháng mạnh, lại mang nhẹ và có ý thức dự trữ đường sữa, chấp hành nghiêm chế độ uống thuốc phòng, không thì đổ đã lâu.


Ông Ty, ông Vân, anh Vinh sốt từ đoạn cuối Khu 5. Phó chính trị viên Lý Thế Vinh là một tâm gương đáng khâm phục trong rèn luyện sức chịu đựng để chống lại con bệnh sốt rét. Cơn lên, anh trùm chăn ngồi chứ không nằm, dứt cơn là đứng dậy đi lại vận động đến bữa ráng ăn đủ định suất. Dọc đường đang cơn sốt, anh vẫn mang giùm đồ cho anh em ốm nặng. Có hôm tới trạm, đặt ba lô xuống, anh đi ngược lại mấy cây số cõng đồng đội bị bệnh rớt dọc đường. Anh Vinh dáng người to chắc, bệnh khó quật được. Anh hành động không phải để làm gương mà thực lòng lo lắng đến tình trạng giảm sút sức khỏe của đơn vị.


Ở khẩu đội 1 có cậu Thái người cùng cơ quan với tôi ở Hải Phòng, nhập ngũ cùng một ngày, nhưng cậu ta hơn tôi ở tinh thần phấn đấu nhập cuộc. Năm đầu huấn luyện cối 82, Thái trở thành đối tượng Đảng. Đến ngay đi B, cậu ta càng tỏ rõ vai trò của một đoàn viên ưu tú. Và niềm vinh dự mơ ước trong đời đã đến với Thái. Chi bộ đại đội 17 kết nạp anh vào Đảng ngay trên đường hành quân ở trạm thứ 35. Thái người mảnh khảnh dáng thị thành nhưng thường ra tay tế độ, cõng anh em ốm trong khẩu đội mình. Ở vai trạm, tôi tận mắt thây Thái hì hục trở ngược con đường, hỗ trợ anh yếu, mệt bắt kịp đội hình. Hình ảnh Thái cõng bạn đi trong đêm tối trông thật cảm động. Nhưng giờ đây anh Vinh phải lặn lội đi đón cõng Thái vế. Gần tới trạm, Thái đi không, tay chống gậy, người lép xẹp xiêu đổ, mắt khi nhắm khi mở, gặp tôi anh không buồn chào, chắc là đuối lắm rồi. Từ hôm đó trở đi tôi không còn gặp Thái nữa.


Các hạ sĩ quan như Mẫn, Yêm, những đảng viên trẻ, các chuẩn ủy Nho, Cậy đều là nhũng tấm gương đáng nể, khi nào cũng gồng mình lên vì chiến sĩ. Các anh như những con ngựa thồ khuân vác hết súng đạn, lương thực của người này đến người khác nhưng vẫn tổ chức chỉ huy tiểu đội, trung đội hành quân mỗi ngày.


Người cao tuổi nhất trong đơn vị là thủ trưởng Ty, cũng là người mà tôi thương cảm nhất, sốt rét liên miên, người ông nhỏ lại như trẻ con, vậy mà còn phải "đeo" thêm một chiến sĩ như "cái đuôi" sau lưng. Cậu ta là Dư, người cao lêu nghêu, mới bị bệnh quáng gà, cứ tới chập tối là hết thấy đường, chân vấp liên tục vào gốc cây, mô đá, ngã như chộp ếch. Lâu lâu lại nghe tiếng uỵch kèm theo tiếng kêu nhói óc: "Trời ơi, đau quá?". Ai cũng bệnh, lại mang vác nặng nên không đủ súc dìu Dư. Thế là cậu ta chỉ còn cách bám vào ba lô cửa đại đội rường mà đi. Lúc này hai chân ông Ty đã phù to, bấm lõm vào, bước đi nặng trĩu khô khăn, lại có người trĩ kéo sau lưng, cực khổ nào bằng. Nhưng ông vẫn cắm cúi đi đầu hàng quân một cách kiên nhẫn, đưa người chiến sĩ mờ mắt từ trạm này sang trạm khác. Thỉnh thoảng ông bị đổ vật xuống đường bởi Dư bất thần lăn đùng sau lưng kéo ông ngã xuống theo. Tôi nghĩ ông Ty "chịu trận" với người chiến sĩ không phải bằng sức lực mà bằng lòng nhân ái của một người anh cả đơn vị. Và chắc cả đại đội, tiểu đoàn, thậm chí trung đoàn chỉ có ông mới làm được việc đó.

Đại đội phó Vân vẫn âm thầm làm cái công việc bao chót đội hình, khổ sở trăm bề với anh em rơi rớt thu dung dọc đường.


Riêng tôi lúc này phong độ cũng đã sa sút. Tuy vẫn cố bình thản tươi tỉnh mỗi khi có người nhìn, nhưng liền sau đó trở lại héo rũ vì nhức đầu tay chống gậy bước đi trậm trà trậm trật. Tôi bị con bệnh "bắt giò" từ quãng Kon Tum, thế cũng là muộn lắm so với anh em pháo thủ. Hôm đầu lên cơn sốt, giời nóng phừng phừng và khát nước tưởng chừng uống cạn cả khe suối Trường Sơn. Đang đi, gặp ai tôi cũng xin nước uống, vớ được bi đông của bạn là dốc ngược tu cho bẵng hết. Có anh phải giằng bi đông ra khỏi miệng tôi. Không đã, tôi nhận bi đông xuống suối bỏ thuốc lọc nước vào lắc lắc, tiếp tục uống, bụng no tròn mà văn khát một cách kỳ lạ. Vài ngày sau, tôi đi trong trạng thái chếnh choáng, đầu nhức ong ong, da nóng hâm hấp, chân tay uể oải, cái màu da đỏ phừng phừng ngày đầu chuyển sang màu xám. Hàng vạn hồng cầu bị tiêu diệt. Lúc này tôi mới nhận ra: À sốt rết là như thế, lâu nay chỉ nghe vậy thôi chưa biết đích thực nó ra sao. Vậy là đã tới lượt mình. Tôi vừa lo lắng vừa cảm thấy uể oải khác thường.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2008, 06:47:19 pm »

Ký sinh trùng đã bắt đầu hoành hanh trong cơ thể nên khí sắc giảm nhanh trông thấy. Đi đường, tôi chỉ mong được giải lao. Áng chừng đi được gần một giờ thi nhóng cổ về phía ước xem đã láo nháo nghỉ chưa. Nghe có lệnh nghỉ mười phút, tôi để nguyên ba lô và súng trên vài, kiếm chỗ nằm ạch xuống. Khi nghe hô đi, lại nắm vào thân cây trước mặt co mình đứng dậy, vớ cây gậy dựng kế đó, bước đi. Phần đông anh em đều sử dụng động tác đó một cách thành thạo.


Bệnh tình trong tôi tăng lên từ hôm đơn vị vượt qua một con sông rộng, hai bờ trống trải. Hình như đây là một nhánh của sông Mêkông, con sông nổi tiếng xuyên suốt ba nước Đông Dương. Đây cũng là mục tiêu đánh phá của máy bay địch, bởi chúng biết rất rõ các đơn vị vào Nam đều phải qua con sông này. Trên trời lâu lâu lại xuất hiện con "đầm già" L19 trinh sát, sẵn sàng chỉ điểm cho phản lực đánh bom khi phát hiện được đối phương. Tôi vốn bơi kém nên rất sợ sông nước, người lại đang sốt cao khoảng 39 đến 40 độ nên định đánh liều ở lại bên này sông rồi sau tùy cơ ứng biến. Hầu hết anh em trong đơn vị gói đồ đạc vào ni lông bơi qua một chuyến là xong. Trông họ bơi như rái mà tôi phát nản, chỉ sợ khi ra giữa dòng chảy sễ bị cuốn trôi về hạ lưu thì đi tong.


Tôi không đủ can đảm bơi qua một lúc cúng đông đội. Nấn ná mãi trong một tâm trạng lo âu hồi hộp, cuối cùng vận may cũng đến. Mấy tay cùng hội "thợ lặn” như tôi từ đâu đến rủ nhau chặt cây bứt dây kết bè để qua sông. Sau một giờ kỳ cạch kết được một chiếc bè nứa thô thiển, bọn tôi đẩy xuống nước rồi hè nhau vượt sông. Được thể tôi quẳng hết ba lô, quần áo lên bè, ùm ùm lội xuống bám vào bẽ bơi theo. Người đang nóng như lửa gặp nước muôn sôi lên. Chiếc bè vừa cập bến thì máy bay địch xuất hiện đảo vòng trên dòng sông. Hú hồn! Gía như còn lềnh bềnh trên sông thì chắc chắn là mồi ngon cho chúng xơi tôi. Tôi lên bờ mặc quần áo rồi đi tiếp kịp nhập vào đội hình của đoàn. Lúc này, tôi cảm thấy mình trở nên chậm chạp, mất thăng bằng ghê gớm, đầu óc quay cuồng. Khi đi trên một thân cây nhỏ bắc qua dòng suối tôi suýt lao cả người xuống những vỉa đá gồ ghề dưới đáy sâu. Tới trạm dừng quân, tôi ráng sức mắc xong chiếc võng rồi nằm vật xuống mê sảng. Anh nuôi Ty nấu cháo, cho ruốc thịt vào, đem đến vực tôi dậy năn nỉ tôi ăn, nhưng miệng đắng nghét không tài nào nuốt nổi. Ngọc Nam trong C bộ cũng đến động viên tôi cố ăn vài miếng lấy sức sáng mai đi. Anh em tốt quá nhưng tôi không thể làm theo lời khuyên chí cốt của đồng đội. Tôi trùm tấm vỏ chăn nằm rũ, miệng nói lảm nhảm vô hôi. Có những phút tỉnh táo nghĩ tới người thân, bạn bẽ, nhớ tơi quê hương xứ Nghệ của tôi, nhớ tới những ngày khỏe mạnh hành quân qua các làng quê trên đất Bắc, những đêm trăng ca hát, kể chuyện huyên thuyên, những đồi sim chiều trung du tím ngắt, những khung cảnh lạ kỳ lần đầu bắt gặp... bất giấc một niềm sợ hãi xâm chiếm vào lòng tôi. Lẽ nào tôi không đi tới đích mà phải nằm lại dưới ba tấc đất của Trường Sơn. Nhưng rồi sự sống trỗi dậy trong tôi. Sau một đêm mê thiếp trong sự tàn phá của cơn sốt, tôi lại ráng đứng dậy mang ba lô, vác súng, chống gậy bước theo đơn vị. Nhũng ngày sau, tôi vừa đi vừa rên rỉ suốt dọc đường, trong đầu ong ong trống rong, thấu buột Thủ trưởng Ty quay lại cằn nhằn:

- Sốt nặng sao không nằm lại trạm mà cứ đi theo...

Tôi nín lặng, nhưng chỉ được chốc lát tiếng rên lại bật lên không thể nào kừn được. Thủ trưởng Ty rầy tôi là phải nhưng tôi không thể nằm lại trạm thu dung, nơi thu nạp những con bệnh kiệt quệ từ khắp các đơn vị dồn về, trong đó có nhiều người sắp trở về cất bụi. Có chết tôi cũng đi theo đơn vị. Sau đó, những ngày sốt li bì phải nằm lại trạm buồn vắng, bơ vơ, không anh nuôi, không có y tá chăm sóc, phải chứng kiến cảnh đồng đội đau ốm qua đời, tôi nhão cả người. Có lẽ trên đường dây không nơi nào bệ rạo, buồn chán như trạm thu dung. Cái bệnh thi nhau hành hạ người linh đến phờ phạc và quật đổ họ bất cứ lúc nào. Hôm cắt cơn, tỉnh dậy đuổi theo đơn vị mới thây hết cảnh cô đơn hãi hùng. Con đường mòn vắng tanh, thăm thẳm như dẫn về một nơi nào đó vô tận. Lâu lâu mới gặp một người cũng rơi rớt như tôi Không có ai dẫn đường, chỉ có những chà cây rấp làm dấu cho người đi sau. Nếu gặp ngã ba, chà cây rấp bên trái và trước mặt là rẽ phải, gặp ngã tư chà cây rấp hai bên là đi thẳng. Có nhiều ngã rẽ rắc rối chẳng biết đi lối nào nên đi lạc lòng vòng hết mấy giờ phát khóc. Nhưng như thế còn may. Ông Tự, một cán bộ có tuổi đi sau tôi bị kẻ nào chơi ác lây chà cây bên này rấp sang bên kia khiến ông đi lạc bảy ngày tới tận xừ nào. Ông bảo, lúc đó một mình giữa rừng sâu hoang vắng ông cực kỳ hoang mang, không còn định được phương phường. Ông hoảng quá đánh liều chất củi đốt lửa lên cho máy bay địch tới đánh bom để may ra có người tới cứu. Nhưng khốn thay, máy bay hết chiếc này đến chiếc khác bay qua đều “tỉnh bơ" chẳng chiếc nào chịu đánh bom cả. Mấy ngày trời giữa rừng rú mênh mông không có một bóng người, ông Tự buộc phải lộn ngược trở lại ở đường cũ ngót cả tuần mới tìm được trục đường chính hành quân nhập với những người rơi rụng, tìm về đoàn bộ.


Nhờ cố gắng ăn uống, tập đi lại, thể trạng có phần hồi phục, nên tôi tiếp tục hành quân đuổi theo đơn vị.
Một buổi sáng, tôi rời trạm thu dung, Ngọc "thông tin" ốm lết võng cũng mang ba lô, chống gậy đi theo. Nhưng mới rời trạm vài trăm mét, tơi chân dốc đầu tiên Ngọc liền ngã quy. Tôi biết cậu ta sợ phải nằm một mình đơn độc trong trạm nên cố đi theo chứ làm sao kham nổi chuyện hành quân đường rừng leo núi trong tình trạng sức khỏe xấu như thế. Suốt ngày hôm trước, Ngọc chẳng ăn uống gì, chỉ năm trên vong trùm tấm vỏ chăn, gân cốt nhũn nhão nên hôm sau "kềnh" ngay từ những phút đầu là điều không tránh khỏi.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2008, 06:47:59 pm »

Đến lượt cậu Quảng người cao to, pháo thủ số 3, rời khỏi trạm vẫn vác bàn đế cối 82 nhưng lên tới đỉnh dốc thì ngã vật ra bất tỉnh nhân sự chiếc bàn đế giáng nạnh xuống đất một cái rầm. Mọi người xúm lại làm động tác cấp cứu hồi sức cậu ta, nhưng chẳng ăn thua gì. Chúng tôi đều là những con bệnh đang bị rơi rớt nên dường như bất lực trước cơn choáng nặng của cậu pháo thủ hộ pháp. Ngọc và Quang khi tỉnh dậy đành phải trở lại nơi mình xuất phát sáng nay để chờ thu dung hoặc tự đi tiếp. Sau này tôi được biết Ngọc không qua khỏi dòng sông Sê-rê-pốc. Anh vĩnh viễn nằm lại dưới chân đồi, còn Quang vào được chiến trường miền Đông nhưng cũng đã hy sinh trong chiến dịch phản công đánh bại cuộc hãnh quân Gianxơn Xity của quân Mỹ đầu năm 1967.


Tôi và mấy người bạn ốm yếu cùng nhau theo con đường mòn hun hút đi tới một bờ sông gặp ngay cảnh tượng ngán ngẩm: kẻ dừng người ngồi, nằm ngổn ngang. Chắc C.17 đã vượt qua sông từ lâu không hy vọng đuổi kịp. Chúng tôi lấy võng mắc ngả lưng chờ đến lượt mình qua đò. Bao nhiêu người qua sông mà chỉ có mỗi chiếc đò chở được mươi mạng một chuyến thi làm sao chóng vánh được. Con sông không chảy xiết nhưng nước xanh lẻo trông rờn rợn. Mãi về sau tôi mới biết đó là sông Sê-rê-pốc nằm cuối cao nguyên. Những người khách qua đò đều là dân "rơi rụng" của nhiều đơn vị họp lại, tìm đỏ mắt không có lấy một người quen.


Trong những câu chuyện hỗn độn của đám khách, tôi được biết Tuấn, anh bạn yêu văn thơ của tôi đã chết trên một đỉnh đồi phía sau. Cậu ấy sốt rét đã lâu, cơ thể suy kiệt, lại đi một mình nên không qua nổi cơn dốc bậc thang mà người khỏe mạnh cũng thấy chờn mình. Người ta kể rằng cậu ấy nằm gối đầu trên ba lô, mắt mở trừng trừng nhìn lên đỉnh rừng, tay còn cầm chiếc bi đông rỗng không còn một giọt nước. Thế là anh chàng có tâm hồn lãng mạn dạo trước cùng tôi đứng bùi ngùi trước một người trai trẻ sắp qua đời, hôm nay đã yên nghỉ trên đỉnh Trường Sơn.


Đến lượt chúng tôi qua sông. Ai nấy mừng rỡ lục tục bước xuống bến thì đụng phải chuyện kỳ cục. Những anh giao liên người dân tộc thiểu số, da nâu bóng, lừ lừ nhìn chúng tôi. Rồi không hiểu sao, từng anh thẳng tay tước gậy của bộ đội, lạnh lùng vứt xuống sông rồi mới cho xuống đò. Tôi giở trò ma lanh cố giầu chiếc gậy dưới khẩu súng trường cũng bị một anh rút phắt liệng ra xa chiếc thuyền. Tôi nhìn theo chiếc gậy của mình trôi dập dềnh trên mặt nước, lòng dậy lên niềm tiếc nuối như phải rời xa một người bạn. Mây tháng nay đi Trường Sơn, nhờ nó mà tôi mới đến đây. Vậy mà...


Sau này tôi mới rõ đây là một quy định do chính những người giao liên đặt ra ẩn chứa điều mê tín gì đó. Ngoài ra chẳng có chuyện gì quan trọng cả. Không lẽ một cây gậy nặng chỉ vài ba trăm gam mà làm tăng trọng lượng đến mức chìm thuyền. Nhưng có ai dám cưỡng lại? Qua sông thì phải lụy đò, câu các cụ dạy chẳng sai?


Không có gậy, người bạn đồng hành chí cốt đã bao ngày, chủng tôi đi đứng trở nên chập chững khó khăn như trẻ nhỏ tập đi. Bọn tôi thầm rủa mấy “ông trời con" đưa đò sao độc ác quá vậy nhưng nghĩ lại thấy thương và cảm phục họ. Cũng như nhiều con sông tôi đã qua, những người lái đò trên dòng Sê-rê-pốc này quanh năm suốt tháng phải dãi dầu mưa nắng, cực nhọc đưa hàng ngàn hàng vạn bộ đội, cán bộ dân chính qua sông. Họ cũng chịu đựng gian khổ không kém gì những người lính chúng tôi. Tôi còn nhớ mãi những chiếc ghế đóng liền vào thân cây nằm im lặng dọc con đường rừng. Đó là những cái giá để các thùng đạn cao quá đầu mỗi khi nghỉ mệt của các cô gái Bana tháng ngày tải đạn ra tiền tuyển. Gùi đạn của các cô gồm năm, sáu thùng đạn AK kẹp lại, sức vóc như thanh niên chúng tôi không quen, chưa chắc nhắc nổi. Vậy mà các cô gùi lên vai bước đi thoăn thoắt. Bóng dáng những cô gái khiến con đường gập ghềnh gian khổ như dịu bớt phần nào.


Từ bờ sông bên này, qua khỏi một bãi cát, lại tới một dòng sông trải dài dưới bầu trời bao la. Nhưng lần này thì mọi người tuy nghi thoải mái lội qua. Nước chỉ dập dềnh ngang ngực mát mẻ dễ chịu, bù đắp lại sự căng thẳng khi qua con sông trước đó.


Từ đây đường sá bằng phẳng, thấp dần. Tôi ngạc nhiên hỏi người đi đường mới hay là mình đã đặt chân sang nước bạn Cam-pu chia, xứ sở của Biển Hồ, của Ăng Ko trong những trang sách tôi đã học. Những rừng le, rừng dầu ngập nắng mênh mông, đi suốt ngày không hết. Dường như đây là vùng "đất thánh", không máy bay, biệt kích, bom đạn... Chúng tôi bình tĩnh đi trên con đường mòn nổi cát vươn dài bất tận...
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2008, 06:43:50 pm »

Y tá bất đắc dĩ


Tại một trạm rừng le từng khóm thấp tè, tôi bắt kịp đơn vị. Thầy thủ trưởng và anh em tôi mừng chảy nước mắt. Mọi người quây quần hỏi thăm tôi những ngày “lưu lạc dặm đường". Trong khi ông Vân báo cáo tinh hình thu dung lính dọc đường thì thủ trưởng Hoạnh “chiêu đãi" tôi một bát sữa bột, uống tới đâu tỉnh người tới đó. Có dễ ba tháng rối mới có tý chất ngọt và dạ dày, người bỗng nhiên như khỏe ra. Lúc này cơn bệnh trong tôi thuyên giảm, đầu óc nhẹ nhõm hơn trước. Tôi được thủ truởng giao một đặc trách giải quyết các bệnh nhân của đại đội. Chức vụ này có nguyên nhân của nó. Đúng ra chăm sóc bệnh nhân là nhiệm vụ của y tá Phiêu. Nhưng Phiêu đã "phiêu bạt", tụt hậu, từ lâu không đi chung với đơn vị. Anh ta vắng bông bao giờ cũng ít ai để ý, vì thế người nào ốm đau phải tự chăm sóc lấy mình và nhờ đồng đội bên cạnh giúp đỡ. Phiêu là hạ sĩ nhưng đã lớn tuổi, có vợ con, tính hay cau có. Nhất là khi anh em sức khỏe có vấn đề, cần đến anh ta. Anh em kêu ca anh ta từ hồi đơn vị còn huấn luyện ngoài Bắc. Từ ngày lên đường hãnh quân đi B, Phiêu luôn "rên" phải mang thuốc cho đại đội nặng nhọc, chẳng ai san sẻ cho một cân. Vào đến Trường Sơn, Phiêu có sáng kiến chia ba lô, thuốc men thành hai bọc, chặt cây làm đòn quảy ba lô, túi thuốc trông như như người đi buôn. Thấy lạ ai cũng cười nhưng Phiêu nói khỏe bằng mấy mang, "đi cả đời" được.


Đội ngũ thầy thuốc trong đoàn nói chung hết lòng phục vụ đồng đội và cố gắng lãm theo lời Bác dạy "lương y như tư mẫu". Các bác sĩ y sĩ y tá đều tận tâm tận lực cứu sống người bệnh từ trong tay tử thần nhưng cũng có anh sinh chứng, lẩn như chạch với bệnh nhân. Có người bảo răng họ thấy mấy anh quân y nấu chè bằng Polivitamin. Chúng tôi nghe, ai cũng lắc đầu, hết bàn luận. Cả một đại đội quân y mang thuốc đi theo phục vụ trung đoàn, ngoài ra ra một phần thuốc men nằm trong đơn vị vận tải, vậy mà có một thời gian không ai nghe tới. Chắc đội ngũ thầy thuốc cũng bị sốt rét vật ngã làm mất sức chiến đấu và bị tản mát dọc đường.


Tôi không rành nghiệp vụ quân y nhưng đành chấp hành khi thủ trưởng giao cho cái chức bất đắc dĩ, mà thực ra lúc này chỉ huy cũng không biết giao cho ai vì mấy anh trong C bộ cũng đã ốm yếu không kham nổi. Cũng nhờ thế nên tôi biết thêm nhiều tên thuốc và một số danh từ y học. Nhưng dù sao thì đã "ách ngoài đàng mang vào cổ", phải rước lấy bao nhiêu chuyện phiền toái. Tôi không sao quên cái hôm đơn vị đến gần bên một dòng sông nước vàng như gạch cua. Đại đội qua hết, chỉ để lại bốn người: hai chiến sĩ, tôi và một bệnh nhân là Đẩu. Lý do, tôi và hai người kia có nhiệm vụ chăm sóc Đẩu, một pháo thủ ốm nặng không thể đi theo đơn vị được. Sau đó bằng mọi cách đuổi theo đại đội. Tôi nản hết sức vì như thể là phải xa đơn vị một lần nữa. Nhưng nhiệm vụ của ba chúng tôi không quá nặng nề như tôi tưởng, chỉ chăm sóc và hộ tống người bệnh đi đường. Ông Hoành là người nhìn thấy vẫn đề trước hết. Lúc chiều hành quân, hai bàn chân của Đẩu đi trật ra ngoài dép mà anh không biết gì. Đó là triệu chứng của người sốt biến chứng sang hôn mê, sẽ quỵ không bao lâu nữa. Bọn tôi mỗi người một tay dọn chỗ mắc võng cho Đẩu nằm. Anh đặt mình xuống và từ đó nằm im thiêm thiếp phó mặc thân cho trời đất. Con bệnh đã đến mức này kể như chẳng còn hy vọng gì.


Chiều xuống. Không gian chìm trong hoang tịch quạnh hiu. Sau khi ổn định xong tăng võng, chúng tôi treo ống cóng nấu cơm ăn tối và nấu cháo cho người bệnh. Nhưng Đẩu nào có dậy nữa. Chức trách tôi là y tá nên phải canh chừng bệnh nhân. Đẩu chỉ còn thở khò khè, mắt nhắm nghiền, miệng ngậm chặt, không thể cạy ra để đổ cháo. Ba anh em hoàn toàn bất lực, bàn với nhau cố gắng chờ Đẩu từ trần, an táng xong rồi đi. Thiên Tào đã gạch tên anh trong sổ. Tội nghiệp anh đã có vợ con! Nhìn Đẩu suy kiệt dần, lòng dạ chúng tôi cồn cào se thắt thương anh. Mỗi ngày nấu cơm ăn xong, hết nằm, lâu lâu lại vào xem Đẩu thế nào. Anh vẫn thở thoi thóp. Chúng tôi sốt ruột vô cũng vì đơn vị ngày một đi xa, làm sao đuổi kịp! Đến ngày thứ tư, Đẩu mới ngừng thở. Ba chúng tôi lãm mọi thủ tục chôn cất anh chu đáo rồi vội vã vượt sông ruổi theo đơn vị.


Chuyện như vậy cũng chưa “đoạn trường" bằng hôm đưa cậu Thuấn vào gửi trạm giao liên. Thuấn con nhà nông dân chất phác, nhưng bình thường đã yếu hơn mấy cậu xuất thân là học sinh. Thuấn bị sốt đã chuyển sang thời kỳ ác tính, súng đạn bỏ lại hết, chỉ mang chiếc ba lô mà đi không nổi. Thủ trưởng Ty bảo tôi đưa anh ta vào trạm giao liên gửi lại. Tôi nghe mà phát hoảng nhưng liền nhớ ra mình là “y tá" đại đội nên nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh. Đường vào trạm xa hàng tiếng đông hồ, nhưng chưa biết đích xác ở đâu; trời sắp tối, lại phải lần đường mà đi chứ không có ai hướng dẫn. Bộ đội chúng tôi dạo đó có ác cảm với các trạm giao liên cũng có nguyên do của nó. Hầu hết các trạm giao liên trên đương dây đều bố trì rất xa bãi khách. Mỗi ngày dẫn quân tới nơi là giao liên biến mất. Thủ trưởng đoàn muốn bàn bạc trao đổi việc gì phải đi rạc chân mấy giờ mới tới ban chỉ huy trạm. Tôi dẫn Thuấn vào trạm trong trạng thái hoang mang căng thẳng bởi người bệnh đi bên tôi không còn là con người bình thường. Thuấn không nói, không cười, không đòi hỏi, không trả lời. Có nghĩa là anh hoãn toàn vô cảm với xung quanh. Thuấn khát nước nhưng không sao đưa được bi đông vào miệng mình. Chiếc bi đông cứ trôi bên này qua bên kia, làm nước đổ tràn lan trên ngươi. Anh không đi giữa đưỡng mà liên tục lao vào bờ bụi. Tôi cố gắng dìu Thuấn đi cho nhanh vì trời sắp tối, nhưng anh kéo thốc tôi vào gốc cây, tổ mối... khiên tôi có lúc muốn phát điên lên.

Cứ như thế, tôi đánh vật với Thuấn suốt đường cho đến khi trời xẩm tối cả hai mới lần tới trạm giao liên. Tôi thở phào nhẹ nhõm, tính chuyện giao xong bệnh nhân cho trạm quay về đơn vị ngay.

Tôi lấy giấy bút ghi tên tuổi, đơn vị... bàn giao người bệnh cho trạm, nhưng liền chưng hửng. Trạm trưởng không muốn nhận với lý do ngoài y tá phải có cán bộ của đơn vị đi theo bàn giao. Đầu óc tôi tối sầm. Làm sao tôi có thể đưa Thuần trở lại đơn vị? Hộ tống anh-đến đây là cả một kỳ công. Tôi quan sát thấy nhà cửa của trạm khá tươm tất nằm bên dòng suối, "tiện nghi" sinh hoạt, thức ăn đầy đủ. Trong nhà toàn mắc võng ni lông, dây dù, tầm đắp dù hoa (thứ dù nhảy của Mỹ). Thì ra nơi thâm sơn cùng cốc này người ta vẫn tạo ra được cuộc sống đàng hoàng xem chừng còn hơn cả những miền quê nghèo đói. Những chuyện quan liêu, cửa quyền ở đây lại gieo vào tôi một niềm phản cảm khó quên.


Tình hình coi bộ không sáng sủa gì, khó cho họ động lòng trắc ẩn chắc là mình lãnh đủ thôi. Suy tính một lúc, tôi lấy võng trong ba lô của Thuấn mắc vào hai thân cây nhỏ bên cạnh nha bép, dìu Thuần nằm xuống rồi nhét mảnh giấy (biên bản bàn giao) vào túi của anh. Tôi hãnh động như vậy thay cho những lời năn nỉ với cán bộ trạm vì trách nhiệm của tôi tới đây coi như hoàn thành. Tôi không còn làm gì hơn để giúp Thuần. Khi quay lui, nhìn Thuấn, lòng tôi se lại.


Trời tối, không đèn đóm, tôi dò dẫm hàng giờ mới lần về đúng nơi đóng quân ban chiều. Chỉ khi nghe tiếng động quen thuộc và thấy ánh lửa le lói, tôi mới hay mình đã về được đơn vị, mừng không tả hết. Rất may là đường vào trạm độc đạo không thì tôi có thể đã đi lạc, đang lồng lộn tuyệt vọng trong rừng cũng nên. Hai hôm sau, giao liên báo tin cho đơn vị là Thuấn đã qua đời trong trạm, đúng như tôi ngầm dự đoán.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2008, 06:46:45 pm »

Gian nan cuối đường


Quãng đường bằng phẳng ưu đãi chúng tôi không lâu. Con rồng lính khổng lồ lại vắt mình qua đất Việt Nam. Đây là địa phận của Nam Bộ. Mặc dù mới đặt chân tới lần đầu nhưng cảnh vật nơi đây gợi một cảm giác gần gũi thân thương. Những rừng cây thấp hơn ngự trị trên nền đất đỏ au. Những dòng suối trong xanh len lỏi bên những thân cây đại thụ hàng trăm tuổi. Những cành bứa đâm ngang đeo đầy trái chín rộ vàng... Cảnh sắc thiên nhiên như đưa con người vào chốn mộng du nhưng lại kèm theo những điều khắc nghiệt. Đến đây thì ai cũng phải "đổ máu" không phải vì chiến đấu với kẻ thù mà vì một loài sinh vật có cái tên lạ lùng là "vắt". Lần đầu lính trẻ chúng tôi mới biết chúng. Con vật chỉ lớn hơn cây tăm, dãi độ vài phân nằm đầy trên đất, trên lá lục ẩm ướt. Lúc nào chúng cũng dựng lên ngo ngoe về mọi phía chực bắt mồi. Người đi qua dù nhanh cách mấy chúng cũng bắt kịp chân và bám riết lấy hút máu một cách êm thấm, đến nỗi không cảm thấy gl cả. Một lúc thì ai nấy chân nhoè nhoẹt máu lẫn với bùn đất. Vắt cắn phủi không kịp, nhiều con no nốc đầy máu tự rời ra. Vết cắn còn lại, cứ thế máu chảy thịnh dòng. Chúng tôi vốn đã bị sốt rét mất máu xanh xao càng tiếc cho mình từng giọt máu quí giá cướp đi vô cớ. Nhiều anh có sáng kiến lấy giày tròng vào chân tưởng rằng sẽ chống lại được lũ vắt cắn quài ác, nào ngờ khi cởi giày ra, hàng lô vắt hút máu no nên, máu túa ra nhầy nhụa, trông đến kinh người.

Ông Hoành căm ghét lũ sinh vật này lắm. Đang đi hễ thấy vắt là ông dừng lại dùng gậy ấn nó dí xuống mặt dường, rồi mới bước tiếp ông làm như thế suốt quãng đường có vắt khiến bọn tôi phải sốt ruột lên tiếng:

- Nó hằng hà sa số thế này, làm sao giết nó hết được, thủ trưởng!

Ông Hoành vừa ấn đâu gậy xuống con vắt vừa nói:

- Nó cũng là kẻ thù, các cậu muốn để nó sống hả?

Đi nhiều ngày đoàn quân mới thoát khỏi "quãng đường máu" khủng khiếp mà mỗi khi nhớ lại ai cũng rùng mình.

Cùng với nạn vắt cắn, mọi người phải đương đầu với giặc muỗi. Muỗi ở đây quả là khiếp đảm hơn bất cứ nơi nào. Chúng thèm máu người từ kiếp nào mà vớ được chúng tôi là xông vào đốt. Lúc đi thì chẳng sao, nhưng dừng nghỉ là chúng bâu lại tranh nhau tiêm chích hút máu. Tiếng o o nổi lên như hòa tấu. Vì thế đôi tay của lính ta phải làm việc liên tục. Những con muỗi bị đập chết to như con ruồi, bụng dài có nhiều đốt. Chúng giống như lũ thiêu thân không ngán sợ tránh né gì. Cậu Điển đập muỗi chết không kịp, tự phong cho mình là "dũng sĩ diệt muỗi” làm ai cũng phì cười. Tôi tự hỏi, phải chăng lũ muỗi khủng khiếp này là một trong nhưng nguyên nhân gây nên cái chết của bao đồng đội suốt mấy tháng nay. Chúng mang vi trùng sốt rét của người này cấy sang cơ thể người khác, nên bệnh lan truyền nhanh như nạn dịch. Muỗi Trường Sơn không giống muỗi xứ nào, chúng cắn đau như chó cắn và rất nguy hiểm cho tính mạng con người.


Tuy thế, hai thứ côn trùng vừa kể trên vẫn không kinh hãi bằng con bọ mắt. Cái đêm đoàn qua sông Đa quít, con sông cuối cùng của cuộc hành trình vạn dặm, lại làm tôi nhớ nhất. Đây là con sông duy nhất mà bộ đội phải chống đỡ ác liệt với loại côn trung vô cùng quái ác. Tôi đã đi nhiều nơi, nhưng chưa thấy đâu xuất hiện thứ bọ mắt rợp trời này. Gặp người là chúng đốt không kịp vuốt mặt. Trên cơ thể hở da thịt nơi nào là chúng đáp vào hút máu. Cả một vùng không gian như dày đặc những con bọ mắt li ti. Từ khi xuống tập kết bên bờ sông làm công tác chuẩn bị vượt sông cho tới khi qua sông chúng tôi như bị một cuộc tra tấn tàn bạo. Cao điểm là khi đi qua cầu phao, tay người nao cũng vướng bận, bọ mắt tha hỗ châm chích, da mặt tưởng như đắp thêm một lớp dày cui nóng bỏng. Tôi nghĩ nếu lòng sông rộng thêm quãng nữa, có lẽ chúng tôi chết ngất vĩ chúng.


Tiết trời đã sang tháng 7. Đoàn quân và cánh rừng như ngấm nước mưa đến độ bão hoà, không gian vẫn nặng một màu chì, nghe chìm ảm đạm hơn. Không ai quan tâm đến thời gian nữa, bởi chân đã chôn, gối đã mỏi. Mỗi người phải chống chọi với sức ỳ của chính mình và sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Giữa lúc đó thì một tia hy vọng lóe lên.


Tại một trạm dừng quân trong khu rừng bằng phẳng thưa thoáng, chính trị viên Nguyễn Hoành tập trung đơn vị, phổ biến một tin sốt dẻo quan trọng. Không còn úp mở nữa, ông nói với vẻ xúc động:

- Chỉ còn mươi lăm trạm nữa là đoàn ta tới vị trì tập kết cuối cùng. Tạm coi như tới nơi. Ở đó, sẽ có thịt cá, đường sữa, mắm ruốc…


Thông tin đầy chất lượng đó như một luồng gió mới thổi vào đơn vị, xua đi những cảm giác nặng nề ngự trị lâu nay trong chúng tôi. Mọi người mắt sáng lên, phấn chấn, sức khỏe như trỗi dậy từ những cơ thể ốm yếu mỏi mòn. Gian truân hàng mấy tháng trời nay nghe nói còn mười lăm trạm là tới nơi nghỉ ngơi, ăn uống có chất tươi, cái tin đó hơn cả một liễu thần dược xốc cả đoàn quân mệt mỏi rời rã đứng dậy, đi tới. “Thiên đường” đã ở trong tầm tay. Chúng tôi lao xao bàn tản. Những nụ cười trở lại trên những cặp môi thâm tím. Ông Hoành đưa tay ra hiệu im lặng, hào hứng nói thêm:

- Các đồng chí hãy cố gắng lên? Đại hội 17 của ta quyết tâm tới vị trí qui định một trăm phần trăm quân số có mặt hôm nay.


Không phải trung đoàn động viên xôi thịt mà những điều trên phổ biến là sự thật. Bao nhiêu ngày gian khổ ta đã vượt qua, bây giờ chỉ còn một đoạn chót, chỉ cần mỗi người ràng thêm một chút xíu nữa là ta hoàn thành nhiệm vụ.


Lời động viên của thủ trưởng chính trị khiến bầu không khí nóng lên chốc lát, nhưng nhìn lại đơn vị thấy cái cảnh nao lòng. Một trăm phần trăm quân số C.1 7 lúc này "nấu nồi canh không ngọt" . Khi xuất phát ở Kim Bôi (Hòa Bình), đại đội trợ chiến cối 82 ly biên chế 110 người, đầy đủ sáu khẩu cối, phụ tùng, đạn và vũ khí cá nhân giờ đây chỉ còn hơn 30 người với hai khẩu cối "rưỡi". Các thùng gỗ đựng đạn cối đóng xi nặng 18 ki-lô-gam trang bị cho pháo thủ, phần lớn đã nằm lại dọc đường. Súng AK, CKC, đạn nhọn, nhiều anh em đã đem "biếu" giao liên để đi cho nhẹ. Cánh giao liên rất khoái các thứ này để tăng hiệu quả săn thú cải thiện đời sống. Có anh còn đem cho cả trung liên. Cũng nhờ thế, họ mới mang được cái thân mình ốm yếu tới đây. Có nơi đại đội làm thủ tục ban giao vũ khí cho trạm giao liên, nhưng có nơi anh em tự bàn giao để đuổi theo đơn vị. Không phải anh em coi thường kỷ luật, nhưng phải đi đến đích là quan trọng hơn cả.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2008, 06:47:43 pm »

Tuy động viên cán bộ, chiến sĩ như vậy nhưng ông Hoành không giấu được nỗi buồn. Có bao giờ ông nghĩ ngày nào đó đại đội 17 “Quyết thắng" thân yêu của ông lại lâm vào tình ảnh này. Nhưng đó là một sự thật phũ phàng mà ông phải nhận ra. Không có cuộc chiến đấu nào không tổn thất, mất mát. "Chân đồng, vai sắt, mắt ngựa, bụng thần tiên"; đi bằng đầu chứ không đi bằng chân"... Những khẩu hiệu đó có tác dụng nhất thời trong một hoàn cảnh nhất định. Còn ngươi lính cũng chỉ là những người bằng xương bằng thịt thì không thể đi mãi bằng khẩu hiệu đó được.


Tuy nhiên, để chuẩn bị lực lượng cho "Kế hoạch X" đề ra từ năm 1964 tập trung lực lượng cho chiến dịch Mậu Thân giải phóng Sài Gòn, cấp trên đã điều quân cấp tốc vào chiến rường và phần nào không lường hết những khó khăn nảy sinh trong quá trình hành quân, nên đã bị tổn thất lớn về quân số. Hậu quả lớn lao của Đoàn 307 và 308 là bài học đắt giá nhất vê sự quan liêu, đơn giản, bất chấp qui luật khách quan, đã được kịp thời rút kinh nghiệm trong việc tổ chức lại đương dây những năm sau đó.

Nhờ thế mà các đơn vị hãnh quân sau này đi nhanh hơn và phần lớn là bảo đảm tốt quân số tới nơi bổ sung cho chiến trường khu 4 và Nam Bộ.

Bên cạnh những tổn thất của C.17, ông Tụ, đại đội trưởng đại đội vận tải cũng mếu máo:

- Anh Ty, anh Hoành ơi, đại đội tôi chỉ còn có chừng ấy...

Ai cũng thương ông Tụ. Đại đội của ông mới là kỷ lục của sự hao hụt. Lúc xuất phát 200 người, nay con số chỉ hỉnh hơn C.17 hiện tại vài mươi người. Nghĩa là quân sô hùng hậu trong tay ông đã bị mất hơn ba phần tư. Rồi đây ông biết ăn nói thế nào với cấp trên. Ông khóc phần vĩ thương anh em hy sinh, bệnh đau, phần vì trách nhiệm của người chỉ huy không hoàn thành. Nhưng trên thực tế ông Tụ và ban chỉ huy cũng đã làm hết sức mình. Sự lo âu day dứt từng ngày không riêng gì ông Tụ mà tất cả các cán bộ chỉ huy đều có tâm trạng như vậy.


Tôi để ý trong C.17 của tôi, phó chính trị viên Lý thế Vinh không còn đi theo đơn vị. Anh được chỉ đinh làm cán bộ thu dung, thu vén số anh em rơi rớt từ quãng Khu 6 trở vào. Anh quả là con ngươi không mệt mỏi, một phẩm chát kiên cường của cuộc hành quân. Một số nhân vật trụ cột cũng đã vắng mặt. Mẫn, Hưng, Dương, Ty anh nuôi... cũng đã qua đời. “Tổ tam tam Hòa Xá" (Hà Tây) mà có lân tôi ca ngợi họ bằng một bài trên báo Quân đội nhân dân cũng không còn. Quê hương của các anh chính la xuất xứ của bài ca nổi tiếng chiếc gậy “Trường Sơn" của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Hôm nay, chiếc gậy Trường Sơn đã rời khỏi tay ba chang thanh niên trong "tổ tam tam" ấy nhưng giai điệu của bài ca, truyền thống của mảnh đất Hòa Xá vẫn tiếp tục thôi thúc bao người ra trận.


Thủ trưởng Đỗ Phạm lại xuất hiện ở trạm này để động viên cán bộ chiến sĩ. Trong ban chỉ huy trung đoàn, thiếu tá trung đoàn phó Đỗ Phạm xuất hiện nhiều nhất trên các chặng hành quân của Đoàn 308. Dường như ông đi tuốt lên đâu đội hình cách chúng tôi cả chục ngày đường rồi lại chờ "cái đuôi" đi tới. Ông có dáng người cao lớn, tác phong linh hoạt, chưa biết sốt rét là gì. Khi nào ông cũng xắn cao ống quần và tay áo bà ba đen, mang ba lô gọn bưng trên vai, kể cả khi nghỉ giải lao, đi lại nói năng rổ rảng giữa ba quân trông rất phong độ. Đi Trường Sơn ai cũng ước được nhưng ông. Nhưng hình như toàn trung đoan "người mẫu" thân tượng như ông chỉ có một.


Đến đây nhìn thấy sắc khí của lính, thủ trưởng Đỗ Phạm không còn tung ra nhũng câu động viên chung chung, thiếu thực tế như trước kia. Và từ đó trở đi, tôi không còn trông thấy ông nữa. Vai trò của ông rất nặng nề, phải bao chót đoàn quân phía sau lưng chúng tôi đang dãn ra như dây thun... Nghe nói khi trung đoàn vào đến vị trí tập kết cuối cúng, thiếu tá Đỗ Phạm được cấp trên triệu hồi ra Bắc báo cáo tình hình. Chưa được nghỉ ngơi gì, ông lại phải lộn ngược theo con đường cũ quay ra. Chắc chắn là ông không được biểu dương gì ngoài việc phải tường trình về thực trạng tổn thất của Đoàn 308.


Mười lăm trạm nữa, cùng lắm thì cũng đi trên hai mươi ngày. Dù sao chúng tôi cũng phải ngốn nốt chặng cuối cũng này để kết thúc nhiệm vụ của mình. "Có đi có đến". Khó hay dễ cũng quyết định ở đôi chân con người. Nhưng quãng đương “ngắn" này lại là một thách thức đỉnh của cuộc hành trình cao chứ không phải là cái "đuôi thừa của cuộc viễn du. Nó giống như người đi tải gạo sắp về tới căn cứ, hoặc người bơi sắp tới bờ. Những giây phút cuối cùng thường bết bát, đuối sức muốn hụt hơi và có khi mất cả tính mạng. Tôi không ngờ chặng đường đi sau cùng này lại phức tạp đến thế. Nó không bí hiểm de dọa như những cung đoạn giữa chừng nhưng vô cùng bất trắc. Có cung đoạn chúng tôi hoàn toàn đi trong bùn ngập đến bụng chân, giống như vùng nông thôn đồng trũng bị mưa lụt lâu ngày. Người yếu, mang nặng, chân cắm sâu dưới bùn, cực nhọc không như leo núi nhưng dai dẳng ê càng. Đi suốt buổi không thể nghỉ giải lao, "xả mệt" bởi không tìm đâu ra một mô đất để đặt ba lô, đành chịu trận cho hết quãng đường lầy lội. Ai cũng hết sức ngạc nhiên tại sao những người phụ trách hành lang lại chọn đoạn đường này để hành quân. Không còn lối đi nào khác giữa rùng núi mênh mông này chăng?


Có chặng đường không hiểu sao lại là lòng suối lô nhô đá cuội, đá ong. Đi như đánh vật suốt mấy ngày liễn, hai bàn chân dầm nước như nở ra, trắng ợt. Có đoạn như chơi trò ú tim. Đoàn quân bị “đẩy" xuống suối, lần mò một quãng dài lại leo lên đồi đánh đu với cây cối hang hốc cực kỳ khó chịu. Đến hôm đi lên triền núi, bỏ xa con suối kỳ quái ấy vẫn như nghe nó kêu réo ngày đêm. Nỗi ám ảnh này kéo dài khá lâu với nhiều người. Tinh hình tiếp tục trở nên căng thảng, khó khăn khi nhiều người ngã bệnh phải chuyển vào trạm thu dung. Trong các trạm này xảy ra không ít chuyện lạ lùng. Có người hành động đáng được tôn vinh, nhưng cũng có khi là sự tệ hại đáng lên án. Một chiến sĩ bị cây đâm xuyên qua mu bàn chân, vết thương nhiễm rùng, sưng húp, nhưng anh vẫn cắn răng bám theo đơn vị, khiến nhiều người cảm phục. Nhưng cũng có người đầu hàng số phận, tự tìm đến cái chết để thoát khỏi đau đớn của con bệnh... Hành động tiêu cực ấy của họ vừa đáng chê trách nhưng cũng không dễ dàng giải thích hết nguyên nhân.


Khi tiếng con suối nỉ non ấy xa dần và mất hẳn, đoàn quân bắt đầu lên cao. Có lẽ đây là những đỉnh núi chia tay với dãy Trường Sơn hùng vĩ mà chúng tôi phải đương đầu. Nó không cao nhưng có độ dốc đáng nể. Đầu người sau chỉ ngang với gót chân người đi trước. Các bậc đất đi lắm nhão ra trơn ruột như muốn đẩy đoàn người trở xuống chân dốc. Lính 12 ly 8, cối 82 trần ai là thế nhưng vẫn còn ngon lành hơn lính ĐKZ 75 và cối 120 ly. Lúc này không phải là "đê ca nhếch" nữa mà la "đê ca khóc". Cối khổng lồ 120 ly không còn xem thường cối 82 là những "dõng nứa" nữa mà thèm được làm anh cối tép. Việc bảo quản vũ khí từ khi bước vào mùa mưa và phải vận hành qua nhiều sông suối, không còn ý nghĩa. Không có cách gì ngăn nước mưa xâm nhập. Các khẩu súng bám đầy bún đất, sét gỉ đóng cứng lại. Nhiều khẩu súng bộ binh phải dùng dao tông dọng mới nhả qui lát. Có thể nói gặp địch, những khẩu súng này không thể chiến đấu được.

Lúc này ĐKZ, cối 120 ly, pháo thủ không con khiêng vác nữa mà hè nhau lôi lên đỉnh dốc rồi từ từ thả xuống.

Những ai hành quân thực binh mới thấu cảnh này. Vũ khí trang bị là tiền bạc, của cải của nhân dân, xương máu của chiên sĩ nhưng khó lòng bảo quản được khi gân cốt đã chùng, thời tiết khắc nghiệt. Cán bộ thu dung có thể quay lại đường dây gom nhặt chiến si của mình nhưng vũ khí thì không thể. Tới quãng này, gần 30 anh em trong đại đội còn lại, chịu đựng quá sức, nên thêm một số nữa "lọt sàng", dạt vào trạm thu dung.


Lên cao rồi xuống thấp... cuộc vật lộn khủng khiếp cả mười mấy ngày đường, cuối cùng đoàn quân đã thoát ra được con đường đất gan gà phẳng lì. Những ngọn núi khiếp đảm khuất dạng sau lưng cây bạt ngàn của miền Đông Nam Bộ. Trong một đêm tối trời, giao liên dẫn đoàn người im lặng cắt ngang sân bay Bù Gia Mập. Tôi không còn phải đau lòng chứng kiến cảnh người chiến sĩ quáng gà ngã đập đầu vào gốc cây, mỏm đá. Lục đó chẳng ai biết đây là điểm cuối cùng của con đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử. Đoàn 308 về tới trạm dừng quân vào hạ tuần tháng 8 năm 1966. Trung đoàn hình thành một khu vục đóng quân rộng lớn trong một cánh rừng thuộc địa phận tỉnh Phước Long. Khi đứng giữa rừng bương, nghe thủ trưởng Hoành nói “đã đến nơi", tôi bàng hoàng như mình vừa đặt chân xuống hành tinh lạ.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2008, 07:18:12 am »

“Hạ cánh” nơi vùng rốn tử thần sốt rét


Đại đội 17 dừng chân với con số khiêm tốn ngoài sức tưởng tượng: tất cả còn lại 18 người sau sáu tháng hành quân. Tôi may mắn có mặt trong con số 18 này. Ban chỉ huy đại đội có đại đội trưởng Ty và chính trị viên Hoành. Một bản tổng kết thu gọn đến sững người: đại đội có ba trung đội gồm sáu khẩu đội và một C bộ, quân số vũ khí trang bị hoàn chỉnh khi xuất quân, giờ đây chỉ còn một phần hai C bộ, non hai tiểu đội với một khẩu cối và một chân cối. Năm khẩu bỏ lại dọc đường và 92 cán bộ, chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại hoặc đang bươn bải trên đường về sum họp với đơn vị.


Dù sao thì đơn vị cũng đã về tới đích cùng với hàng chục đơn vị khác trong đoàn. Có đi có đến! Bước chân đầu tiên ở Kim Bôi-Hạ Bì, bước chân cuối cùng ở rừng Bà Rá Phước Long. Con đường ở lại sau lưng đã đi vào lịch sử như một huyền thoại của cuộc chiến tranh thần thánh nhưng đối với chúng tôi là nỗi ám ảnh khôn nguôi. Nó chuyển tải sức sống cho nửa thân thể phía nam Tổ quốc, nhưng lại là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của một thế hệ mãi mãi tuổi 20.


Tâm trạng về đích của người linh sau khi vượt hàng ngàn ki-lô-mét đường rừng hiểm trở thật hoan hỉ lạ lùng như vừa rời khỏi một cơn mơ dài chen lấn biết bao sự kiện, bao nỗi vui buồn. Những đám mây u uẩn của bệnh tật, của sự mất mát vẫn bao trùm lấy mỗi người. Những con bệnh hiểm nghèo vẫn đang từng ngày cướp đi những đồng chí, đồng đội đã bỏ biết bao tâm sức lặn lội tới đây.


Dù đại đội có 18 người vẫn biên chế đội hình đóng quân đàng hoàng. Tôi vẫn ở chung với C bộ giúp việc cho ông Hoành, ông Ty. Hai trung đội chia ra hai bên bảo vệ C bộ. Tất cả đều tiếp quản những chiếc lán cũ nằm dưới rừng tre nứa xen lẫn những cây cao miên lực lưỡng. Những người trước đó làm lán toàn bộ bằng tre, bương rất khéo léo. Mái lán không lợp bằng lá mà bằng các ống tre chẻ đôi úp lên nhau, cứ cây sấp úp vào cây ngửa nối tiếp cho đến khi hết mái, kín còn hơn lợp ngói. Nước mưa theo rãnh ngửa mà chảy xuống đất. Tấm dát kê trong lán để nằm cũng làm toàn bằng nứa đập dập ra hoặc kết bằng dây rừng. Tuy thế, hình như lán trại dựng đã lâu nên hư mục và mốc thếch do trời mưa liên miên.


Trung đoàn tọa lạc trên một vùng rừng rộng lớn cả vài chục cây số vuông. Đây là hậu cứ của Trung đoàn 16, một đơn vị chính qui vào Nam vào hàng sóm nhất, hầu hết là người Khu 4 cũ. Trước khi Đoàn 308 tới đây, họ đã chuyển xuống chiến trường phía dưới gần đông bằng hơn. Đêm đầu tiên nằm nghỉ trong vị trí "an cư" dưới trơi mưa rả rích, cảm tưởng thật mãn nguyện như vừa trút xong một gánh nặng đường xa. Chiếc đài bán dẫn ORIONTON đến đây vẫn còn pin để nghe tin tức và ca nhạc của đài tiếng nồi Việt Nam. Pin yếu, tôi phải vặn hết cỡ cho anh em nằm chung quanh cùng nghe. Vẫn tiếng nói quen thuộc ấy, vẫn những bài ca sôi nổi hào hùng ấy đi theo ngươi lính tới tận rừng xanh núi đỏ. Có chiếc radio không khí như được hâm nóng lên một chút giữa mưa lạnh của núi rừng miên Đông Nam bộ. Mối dây liên hệ với miền Bắc và thế giới của chúng tôi là chiếc đài nhỏ bé này. Nó cũng đã hành quân tới đây và có công trạng như nhưng người lính chúng tôi.


Chúng tôi đoán điểm tập kết còn xa đồng bằng lắm, không biết đến khi nào mới thấy ngôi nhà, người dân của vùng đồng bằng Nam Bộ. Ông Hoành đã nói thật. Tại đây, quản lý đại đội lên hậu cần trung đoàn lĩnh về các tiêu chuẩn đường sữa, mắm ruốc đậu lạc đậu xanh là những thực phẩm cao cấp nhất lúc này. Lính ta mặt mày tươi rói khi được nhìn thấy các thứ đồ ăn như một phép mầu đưa lại. Hộp sữa thì có lạ gì nhưng bây giờ sao nó quí giá thế, câm trên tay cứ như là báu vật. Bảy, tám người được một hộp sữa, một ki-lô-gam đường chia nhau thật đồng đều, ăn riêng, không ai xâm phạm của ai. Mấy tháng trời ăn toàn ruốc muối, người khô đét, nay đường sữa uống vào tới đâu thấm tới đó ngọt tận ruột gan, giống như cái cây ủ rũ sắp chết khô gặp


cơn mưa đầu mùa bỗng dưng tỉnh lại. Bữa cơm có canh mắm ruốc lểnh loảng, lính ta chan lấy chan để. Chất cá của biển làm tôi nhớ tới hương vị của những bữa ăn quê nhã. Chất dinh dưỡng dù hiếm hoi nhưng có hiệu lực như một liều thần dược. Chúng tôi ai nấy da dẻ tươi dần rồi ửng lên sắc máu chỉ sau một tuần nghỉ ngơi, ăn uống có chất tươi.


Không biết dừng quân ở đây bao lâu và sẽ làm gì, nhưng đơn vị được lệnh của trung đoàn củng cố căn cứ ăn ở lâu dài, sàn sàng chiến đấu chống quân bộ và đào hầm tránh máy bay B52 oanh tạc. Thời điểm này, máy bay B52 đối với lính trẻ chúng tôi vẫn còn xa lạ. Chỉ nghe nói nó có sức tàn phá khủng khiếp lắm, nó như hung thần... chứ chưa ai trong chúng tôi thấy B52 cả.


Căn cứ rộng mênh mông mà chỉ lác đác bóng người, trời lại mưa dầm dã thật âm u trì nặng. Ông Hoành, ông Ty mang xắc cốt lên trung đoàn báo cáo, nhận lệnh, họp hành liên tục. Chúng tôi ở nhà vào sâu trong rừng chặt bương, nứa sửa lại lán trại. Vài tuần sau đã thấy đàng hoàng ấm cúng. Chỗ ban chỉ huy đại đội có bàn uống trà, phía dưới có nhà bếp, bàn ăn tươm tất. Vậy cũng là sung sướng lắm rồi, trưởng giả trăm lần so với những ngày lao đao lận đận trên đường.


Ông Hoành ghiền trà, thích ăn ngọt nên dặn anh nuôi làm kẹo đậu phộng, kêu mọi người đến ăn uống xôm tụ. Ông có nét đặc trưng cho tỉnh cách dân Nam Bộ, đặc biệt hão phóng. Ở miên Bắc, độc thân, lương nhiều, ông ăn uống xả láng, càng đông vui ông càng thích. Một tuần vài lần ông bảo tôi vào xóm mua gà về nấu cháo, kêu anh em lại ăn, uống rượu nhâm nhi, cười nói ồn ào.


Giờ đây về đến đất Nam bộ, ông Hoành vui mừng ra mặt, biết đâu vai chục ngày đường nữa là về tới Bến Tre, quê cha đất tổ. Bởi thế ông có vẻ "lên nước", nói cười rốn ráng nhen nhóm lên cái không khí "anh Hai, anh Ba" trong các cuộc "tiệc tung". Ông cố gắng khôi phục lại các ngôn từ Nam Bộ mà khi ở miền Bắc hơn mười lăm đã phần nào mai một. Ông vẽ ra một viên cảnh như mơ khi về đông bằng với những xóm làng trù phú sum xuê cây trái, đầy ắp cá tôm, con người làm chơi ăn thật, khiến ai cũng háo hức nôn nao. Ông làm quen rất nhanh với anh chị em giao hên, hoặc các đơn vị cung ứng hậu cần trong vùng. Những thứ chúng tôi ăn hầu như đều qua tay họ chuyển từ biên giới Cam-pu-chia về đây. Ông Hoành có thêm nhiều đồng hương, bạn bè nên được biếu thịt rừng, sữa hộp, trái cây hoặc thực phẩm quý hiếm khá nhiều. Nhờ thế mà lính C bộ bọn tôi được hưởng xái đều đều.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2008, 07:19:24 am »

Độ nửa tháng sau, lác đác có anh em về tới đơn vị, khi một người, khi vài người. Họ cũng đã tới “bãi đáp" nhưng trông nhếch nhác tiêu tuỵ lạ lùng. Đó là số cán bộ, chiến sĩ "thuyền ai nấy lạo” vất vưởng trên dọc đường từ cuối Khu 5 trở vào. Họ đi với ý chí kiên nhẫn để chiến thắng con đường bằng phần sức lực cuối cùng. Có người hụt hơi ngã xuống khi chỉ cách đơn vị chừng dăm trạm. Thật chẳng khác nào con cái lưu lạc về với gia đình. Người nào cũng mừng mừng tủi tủi khi đặt chân đến căn cứ đại đội, gặp lại anh em đồng đội thân quen. Phó chính trị viên Lý Thế Vinh là người thứ ngoài hai mươi về đến đơn vị. Anh ôm lấy ông Hoành khóc nức. Nhiệm vụ gian nan của anh đã hoàn thành. Giờ đây anh thật xứng đáng được nghỉ ngơi.


Đại đội ngày một đông vui hơn và hoạt động đi dần vào nếp bình thường. Đã bắt đầu thực hiện chế độ báo thức, tập thể dục, báo cáo, phản ánh, học tập chính trị, thời sự hướng tới nhiệm vụ xây dụng, chiến đấu. Sinh khí của đơn vị tăng dần lên, nhưng tôi vẫn thấy nó mông lung, chưa hiểu rồi đây sẽ làm gì với một đội quân ốm đau suốt lượt như thế...


Nhưng ở thời điểm dừng chân nghỉ ngơi là sự "xuống cấp" chưa từng thấy của các đơn vị trong trung đoàn. Con bệnh bắt đâu hoành hành ác liệt không trừ một ai. Đã có một ít thựục phẩm làm tăng dinh dưỡng trong cơ thể nhưng thức ăn chủ yếu là măng nên không thể chống nổi bệnh tật với nhưng thể trạng suy sụp nghiêm trọng. Giống như cái cây bị mối ăn trong gốc, chỉ một cơn gió mạnh là đổ. Chưa khi nào tôi được chúng kiến sinh mạng cơn người bị cướp đi một cách dễ dàng như lính Trường Sơn lúc này. Anh em bị sốt ác tính, phù thũng lân lượt qua đời không cách gì cứu nổi. Cứ một ngày hoặc cách hai, ba ngày lại có người từ trần. Lại đào huyệt, lại truy điệu. Cứ cái đà này thì không biết C.17 có tôn tại nữa không.

Có hôm ngủ dậy, anh em lắc võng, cậu Bá chẳng động đậy gì cả, mở chăn ra thì đã chết cứng lúc nào. Cậu Sơn tiểu đội trưởng, quê ở Đồ Sơn rất đô con, đang ngồi nhặt rau, bỗng kêu lên:

- Trời ơi, sao khó thở quá!

Rỗi Sơn ngã lăn ra đất, tắt thở. Anh Vinh làm động tác hô hấp nhân tạo cả mười phút cũng đành thúc thủ trước hiểm bệnh. Thì ra Sơn bị phù tim, máu không còn lưu thông được nữa nên rơi vào tình trạng "đột tử".
Cậu Hữu còn trẻ măng, trông đã lại súức, da dẻ hồng hào, hôm trước tôi đưa lên bệnh xá vì có triệu chứng nguy hiểm, hôm sau Hữu đã qua đời.


Cái chức y tá bất đắc dĩ của tôi lúc này trở nên có giá, do y tá Phiêu vẫn chưa về tới đơn vị. Hàng ngày tôi được thủ trưởng giao nhiệm vụ lãnh thuốc trên quân y trung đoàn và đưa bệnh nhân “nhập viện". Từ đại đội lên trạm xá quân y xa chừng hai giờ đi bộ, qua nhiều đồi dốc, khe suối. Đưa bệnh nhân đi "viện” rất vất vả.


Anh em chiến sĩ tử vong vì sốt rét, vì đột tử do phù tim, phù phổi, tả ly, suy kiệt thể lực, trụy tim mạch... đã tới mức báo động nhưng chưa có phương pháp nào ngăn chặn. Thuốc men chỉ có chừng đó, phương tiện kỹ thuật, kiến thức, tay nghề của đội ngũ thầy thuốc chỉ có thế. Sốt cao thì uống kinin, vinaquin, tiêm liều cao cắt sốt, tiêm thuốc bổ dưỡng nâng đỡ cơ thể. Những liều hồi dương đắt tiền cũng đành vô hiệu khi "lưỡi hái ác tính" đã đặt vào cổ bệnh nhân.


Hồi đó ta chịu bó tay trước tử thần ác tính, hôn mê, chứ bây giờ gặp ác tính chỉ cần làm cho hạ nhiệt trước hết, rồi sau điều trị bằng thuốc là có thể qua khỏi. Đúng là tiến bộ vê y học cộng với phương tiện hiện đại ngày nay có thể cứu được người sốt rét ác tính, nhưng khi đó rất khác bây giờ. Các thầy thuốc cũng đã làm hết sức mình nhưng do thời kỳ "hậu Trường Sơn" rất phức tạp. Khí hậu trầm uất, môi trường khắc nghiệt, con bệnh tích tụ lâu ngày nên thường là thập tử nhất sinh, bác sĩ giỏi mấy cũng chào thua.


Các thủ trưởng và cả chúng tôi đều suy nghĩ về sức chiến đấu của một trung đoàn chủ lực nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ có anh hùng nổi tiếng Trương Công Man, giờ đây nằm chờ để tiêu hao một cách đáng sợ. Bổ sung quân cho chiến trrường là yêu cầu nóng bỏng chuẩn bị cho thời cơ chiến lược nhưng không tổ chức tốt đường dây nên hậu quả thật tai hại. Giờ đây những đơn vị chính qui được huấn luyện hết sức công phu đã mất sức, chỉ còn chờ xé lẻ đi bổ sung cho đơn vị khác. Dĩ nhiên đến khi đó phiên hiệu của trung đoàn cũng bị cáo chung.


Y tá Phiêu đã lặn lội quảy gánh thuốc và ba lô về tới đại đội, người bốc lên mùi kinin và nước tiểu lưu niên khiến nhiều người phải né ra. Có dễ mấy tháng trời Phiêu không tắm giặt. Tôi sung sướng được giải nghệ cái chức y tá "trời ơi đất hỡi", nhưng bắt đầu sốt nặng, không còn cách nhật nữa mà liên miên. Đầu nhức muốn bung ra, miệng nhạt thếch, đắng chát chẳng thèm cơm cháo, chân tay bải hoải, chỉ có nằm chứ hết đi nổi. Mây ngày sau thì nôn khan, mắt tối sầm. Tôi cảm thấy nguy cơ ác tính đã đến gần nhưng không làm sao dậy nổi. Người cứ chìm xuống tấm dát giường. Thủ trưởng Hoành bảo y tá Phiêu tổ chức cáng tôi lên trạm xá trung đoàn. Tôi thấy người yếu lắm, thà chết ở đơn vị có đông anh em cũng đỡ buồn. Nhất quyết như thế nên khi hai người giở võng ghé sát vào tấm dát giường, tôi xua tay:

- Tôi không lên bệnh xá đâu. Để tôi nằm đây thôi. Đằng nào cũng chết!

Ông Hoành, ông Ty hình như không để ý đến chuyện cự tuyệt của tôi. Anh em dẹp cáng. Tôi nằm thiếp đi trong tấm vỏ chăn, phó mặc cho số phận. Phiêu tiêm kinin liều cao cho tôi nhằm cắt sốt. Chiêu hôm đó tôi ráng lấy hết tinh thần ngồi dậy nuốt mấy thìa cháo và “vận hạn” bỗng chốc lùi ra. Cơn sốt giảm dần, đầu nhẹ bớt. Hôm sau tôi xuống khỏi giường ngôi chồm hổm để tập đi đứng nhưng khi vịn cây đứng lên chỉ thấy trước mắt mình một màu vàng khè chứ không có một vật gì khác. Tôi ngỡ mình bị mù, nhưng chỉ một lúc, màu vàng tan đi nhường cho những cảnh vật quen thuộc hiện ra. Tôi phát hiện ra các đốt tay mình đau nhức dữ dội và khi súc miệng răng đau như muốn long hết. Cơn sốt vừa qua đã hủy hoại ám trọng cơ thể, tôi bị mất hồng câu quá nhiều may mà không dẫn đến tử vong.


Tôi khỏe dần và đi đứng bình thường. Thủ trưởng cử đi công tác ra một tràng trống xa căn cứ khoảng ba, bốn tiếng đồng hồ để chuẩn bị phần tử cho pháo bắn khi trực thăng địch đổ quân. Ở đây có ánh mặt trời chiếu vàng trên thảm cỏ trông thật khoáng đãng vui mắt. Đã lâu rồi tôi mới... thấy đồng cỏ xanh bát ngát nhưng hơi chạnh lòng vì hình như đây là xạ trường của những sát thủ săn voi bò tót, niễn nai, lâu lâu lại nghe tiếng súng vang lên đâu đó người đánh thức, tôi tỉnh dậy để ý thấy bắp chân mình bị vặn đi và cứng ngắc như đá. Lúc đó đau kinh khủng và tiếng kêu la tự nhiên bật lên. Mãi lúc sau cơ thể mới trở lại bình thường.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: « 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM