Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:58:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trên con đường không cột số  (Đọc 22565 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« vào lúc: 16 Tháng Chín, 2008, 08:09:24 pm »

Tác giả: Lam Giang
Nhà xuất bản: Trẻ
Năm xuất bản: 2004
Số hoá: ptlinh


Đường tới cửa rừng

Những điều tôi sắp kể giống như một chuyến đi kì lạ nhất mà dấu ấn của nó để lại đã trở thành chứng tích của thời gian. Chuyện về con đường “một đi không trở lại” ấy bắt đầu từ một làng quê có cái tên thô mộc ngắn gọn độc mỗi chữ Ho.


Làng Ho. Không ngờ cái địa danh ít người biết đến ấy nằm chon von cuối miền đất Quảng Bình lại là điểm cuối cùng của đường dây miền Bắc, nơi chúng tôi thật sự bắt đầu bước vào cuộc hành trình có một không hai trong lịch sử. Lớp trước chúng tôi vài chục năm đã có một cuộc Nam tiến lừng danh nhưng qui mô và thử thách không thể sánh bằng cuộc hành trình đi cứu nước hôm nay. Chiến trường miền Nam là cái đích chúng tôi phải đến. Hai tiếng “miền Nam” lúc đó là cái “biển báo chiến tranh" của toàn thế giới.


Từ đây đối với chúng tôi chỉ còn rừng núi, suối khe, đèo dốc, cây cối, thú rừng, trời mây, sông nước… làm bạn đồng hành.

Đã hơn ba mươi năm, làng Ho trở thành “điểm nhớ” trong tôi và biết bao đồng đội từng đặt chân qua đó. Những kỷ niệm nung nấu suốt một thời đã khắc sâu vào tâm khảm con người, mà năm tháng dẫu qua đi cũng không thể làm ta phai nhạt nguôi quên.


Đoàn 308, tên gọi nguỵ trang của trung đoàn 52, Sư đoàn 320 chính quy, rời khỏi làng Ho, đi vào cửa ngõ Trường Sơn tháng 3 năm 1966. Trước đó, đoàn người đã “ngốn” hết quãng đường trên nửa ngàn cây số từ Kim Bôi, Hạ Bi (Hoà Bình) tới đây bằng cả tháng trời cuốc bộ dằng dặc, được coi như là chuyến thực tập dài ngày nhất chuẩn bị cho cuộc hành trình vạn dặm vượt Trường Sơn.


Tôi ở đại đội trợ chiến cối 82 ly mang phiên hiệu C.17 trực thuộc trung đoàn, làm trinh sát pháo binh kiêm liên lạc cho trung uý đại đội trưởng Nguyễn Văn Ty, trung uý chính trị viên Nguyễn Hoàng, chuẩn uý phó chính trị viên Lý Thế Vinh và thiếu uý đại đội phó Nguyễn Vân. Đại đội 17 là đơn vị “Quyết thắng” của toàn quân rất xuất sắc trong xây dựng và huấn luyện ở miền Bắc. Tháng 3 năm 1965, khi tôi nhập ngũ vào C.17 cho đến ngày được lệnh đi Nam đã chứng kiến, chưa đầy một năm mà đơn vị nổi như cồn về mọi mặt, báo đài thường xuyên nhắc tới. Thành tích này có một phần công lao của chính trị viên Nguyễn Hoành, người duy nhất quê ở miền Nam (Bến Tre) trong bộ tứ chỉ huy C.17. Ông ngoài 30 tuổi, người đô con khoẻ mạnh, có năng lực động viên, khai thác tiềm năng của đơn vị ở mức độ cao, nhưng có nhược điểm là lắm lúc tác phong gia trưởng, lấn lướt cán bộ cùng vai vế. Ở ông cá tính bộc lộ mạnh mẽ, là cán bộ chính trị mà có khi trở thành”Trương Phi”. Lúc không kìm được nóng giận là bùng lên cơn thịnh nộ tưởng chừng “ăn tươi nuốt sống” kẻ khác. Tôi nhớ có lần đơn vị dã ngoại ở một bản Mường tỉnh Hoà Bình, ông sấn sổ lao vào định “chơi” ông Phát, đại đội trưởng C.16, cũng là đơn vị hoả lực trợ chiến của trung đoàn. Ông Phát người thấp nhỏ, mặt tái xanh, bước lùi trước ông Hoành cao lớn như hộ pháp mặt đỏ tía, trông đến tội nghiệp.


Sau những giây phút mất tự chủ, ông Hoành lại trở về với bản thể của mình: chân thành, vị tha, cởi mở… với vẻ hối hận, ông cười nói với bọn tôi: “Mình vô lý quá, thằng Phát nó cũng chẳng có gì đáng tội. Mình chỉ tức hắn nói mình địa phương chủ nghĩa. Có lẽ mình phải kiếm chút gì nhậu để xin lỗi cậu ta…”. Đúng là “chưa đánh được người mặt đỏ như vang, đánh được người rồi mặt vàng như nghệ”. Dù có được cấp trên ưu ái, ông Hoành cũng thấy việc làm ấy là hạ sách đối với một cán bộ chính trị viên đang dược trung đoàn chú ý như ông. Sự việc “nổi đình đám” nhưng trung đoàn chỉ rầy qua loa. Thiếu tá Biền trung đoàn trưởng và thiếu tá Chức chính uỷ quê ở miền Bắc xử sự bình tĩnh, bao dung khiến ông Hoành hối lỗi soi xét lại mình. Trong trung đoàn, hai ông là người đức độ, mực thước, được cán bộ, chiến sĩ hết lòng kính phục. Là lính nhưng tôi rất cảm tình với hai ông, và dường như thời ấy, quân đội ta, cán bộ hầu hết là những người như ông Chức, ông Biền. Bây giờ các ông đã là “lớp nười xưa nay hiếm” cả rồi. Và hình như ông Biền “an nghỉ” ở quân hàm cấp tướng.


Phó chính trị viên Lý Thế Binh trước ngày đi B (chiến trường miền Nam) còn là binh nhất, làm pháo thủ số 1, đùng một cái nhảy lên chuẩn uý, giữ chức phó cho ông Hoành. Anh là nhân vật triển vọng kế vị đệ nhất chính trị đại đội. Trước khi mặc áo lính, Vinh đã là đảng viên, bí thư chi bộ một xã ở Hà Tây. Vào bộ đội anh phát huy được sở trường thế mạnh và lên như diều. Vinh là người có năng lực và phẩm chất tốt, đặc biệt là có khiếu công tác chính trị. Chính anh đã dùng dao rạch tay mình lấy máu viết đơn xin vào Nam chiến đấu trong một đêm diễn đàn của đại đội, khiến mọi người phải một phen kinh hoàng. Ngày ấy báo chí nói nhiều về chuyện nhiều người tự lấy máu viết đơn xin đi chiến đấu. Khi tận mắt chứng kiến hành động dứt khoát của bí thư chi đoàn, tôi cảm thấy không khí sinh hoạt “bốc” hẳn lên.


Đại đội trưởng Ty quê ở Thái Bình là thủ trưởng quân chính hiền lành, điềm đạm, ít nói, làm việc chắc chắn nhưng có khi chậm chạp rề rà bị thủ trưởng Hoành cằn nhằn. Lúc quá lắm, ông Ty mới cự lại ông Hoành. Đại thể là: “Anh đừng nói quá… tôi đâu muốn thế… chỉ láy nữa là xong thôi…”.


Ông Hoành hay “hiếp đáp” ông Ty như vậy nhưng lại rất thương và tôn trọng ông Ty. Ông Ty biết thế nên chẳng bao giờ chấp nhặt. Đức tính đó càng tôn ông Ty lên cao. Đại đội phó Vân là người thủ phận, tránh va chạm với ba người kia trong ban chỉ huy. Mà trình độ cũng chỉ đến thế, không làm sao “phát sáng” như ông Vinh được. Ngày gần đi Nam, anh được trên điều về C.17, nhưng đã nhanh chóng hoà nhập được với đại đội. Có chuyện nực cười là nốt nhạc bẻ đôi không biết nhưng anh được phân công vác cây đàn ghita trầy trụa, sai dây, do hành quân lâu ngày, chẳng ai sờ tới, y như cái của nợ, khi vào rừng Trường Sơn độ một tháng, anh quẳng nó từ lúc nào cũng chẳng ai biết nữa. Tuy vậy trong cuộc hành quân vĩ đại này, anh có một vai trò đặc biệt quan trọng của cấp phó là “bao đuôi đội hình đại đội".
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười, 2020, 07:30:56 am gửi bởi ptlinh » Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2008, 08:10:34 pm »

Tính từ khi xuất phát hành quân vào Nam cho tới làng Ho, C.17 coi như chưa có gì sứt mẻ đáng kể so với toàn Đoàn 308 kéo dài như rồng rắn trên đường dây, mà lai rai đơn vị nào cũng có người “đi B ngược” hay còn gọi hài hước là “bê quay”. Chỉ có một trường hợp duy nhất là H, chiến sĩ trung đội 1 biến mất ở quãng Hà Tĩnh. Đại đội đã cho người quay lại một ngày đường nhưng không tìm được anh ta. Chính trị viên Hoành đành rút tập giấy thông báo đào ngũ “lưu không” ra, viết tên tuổi, quê quán… gửi về địa phương. Có lẽ không còn biện pháp nào tối ưu trong hoàn cảnh này. Những “thất thoát” này cấp trên đã trù liệu nhưng rơi vào C.17 là quá sớm, gây một cú sốc cho cả đơn vị khi đã vào cuộc ngon trớn.


Nhưng có một trường hợp nghiêm trọng nhất đối với đại đội 17 lại thời điểm hết sức quan trọng là đơn vị nhận lệnh đi B vào tháng 1 năm 1966. Lúc đó trung đoàn đang đóng quân dã ngoại ở Hưng Yên. Chúng tôi đinh ninh sẽ sinh hoạt, tập luyện ổn định ở đây một thời gian dài thì tự nhiên đảo lộn tất cả. Trung đoàn 52 được lệnh vào Nam chiến đấu. Đang trong không khí phấn khởi chộn rộn chuẩn bị đón tết với đồng bào địa phương, tin ấy làm mọi người chưng hửng. Đơn vị phổ biến nhiệm vụ tối mật và cho tất cả về nhà ăn tết với gia đình. Sau tết tập trung đúng giờ ở địa điểm quy định để đến vị trí bí mật rèn luyện thể lực và làm công chuẩn bị trước khi vào Nam. Nhưng đầu tháng giêng âm lịch, khi cán bộ chiến sĩ đã tề tựu đông đủ ở Kim Bôi-Hạ Bì làm lán trại tập căn cứ rèn luyện chuẩn bị đi B giữa vùng núi đá nhấp nhô thì thiếu hạ sĩ Ch, đảng viên. Sự chậm trễ này không thể chấp nhận, vì Ch. Là đảng viên, một trong những trụ cột của đơn vị, đáng lý phải có mặt trả phép sớm nhất. Cả đại đội hơn 120 người, chi bộ có mười đảng viên. Anh thuộc dạng hiếm hoi, lính trơn như tôi còn lâu mới được thế.


Mấy hôm sau tôi nghe chính trị viên Hoành nói với ông Ty là Ch. Đào ngũ vì sợ phải vào Nam chiến đấu. Chúng tôi ai cũng ngạc nhiên đến mức không tin được. Đơn vị cử cán bộ về quê Ch. tìm hiểu vấn đề và kiên quyết đưa anh trở lại đại đội. Nhưng khi đến nhà, anh ta trốn trong buồng. Bên ngoài, cán bộ thuyết phục gia đình. Vợ Ch. nói ngay thật:

-Tôi cũng khuyên anh ấy cứ đi với anh em vào Nam, nhưng anh nhất định bỏ đơn vị. Mẹ tôi cũng giảng giải rằng: đánh nhau có chết chóc nhưng không phải ai cũng chết hết, nhưng anh ấy vẫn nhất quyết không chịu đi.

Ý định trốn ngũ của Ch. để khỏi đi Nam đã rõ. Anh ta tìm mọi cách để trì néo với đơn vị và chính quyền. Vì thế, tổ cán bộ đi giải quyết việc của Ch. trở về tay không. Chuyện đi “thuyết khách” đối với người đảng viên, ban chỉ huy đại đội không đặt thành vấn đề nữa và báo cáo lên Đảng uỷ trung đoàn xin ý kiến xử lý. Đêm đó nằm trong lán tôi lén nghe chi bộ họp quyết định xoá tên Ch. trong danh sách đảng viên.


Tôi nghe lạnh người và thao thức suy nghĩ về quyết định ấy, giống như bản án đối với con người hèn nhát. Là đảng viên sao anh ta tồi tệ thế! Là người thanh niên dưới chế độ xã hội chủ nghĩa miền Bắc, trong khí thế cả nước lên đường đánh Mỹ, mới nghe nói đi Nam chiến đấu mà bỏ trốn về nhà thì còn mặt mũi nào nhìn bà con chòm xóm, bạn bề. Chuyện một đảng viên đào ngũ, khi ấy nghe hoang đường như lại là chuyện có thật xảy ra ở C.17 Quyết thắng. Ông Hoành cay đắng không tả được. Hình ảnh bạc nhược đớn hèn của Ch. đối nghịch lạ những câu thơ “nằm lòng” của chúng tôi lúc đó:

Đi chiến đấu là niềm vui bất tận
Là mặt trời toả sáng nhuộm đời xuân
.

Ngoài trường hợp đào ngũ của Ch. tiếp theo là hai trường hợp rơi rụng sớm nhất là Tuỳ và Mạc, khi đơn vị đến địa phận Quảng Bình, gần hết đường dây miền Bắc. Một cậu bị lên bướu cổ sưng tấy trông rất sợ. Cậu kia cơ thể suy nhược, người còm nhom như ông cụ. Cả hai đều quyết tâm đi giải phóng nhưng “lực bất tòng tâm” đành phải lưu luyến chia tay đồng đội đang lúc tràn đầy khí thế hành quân… Lúc này Đoàn 308 đã đi được một chặng dài và bắt đầu đối diện với đồi núi phía tây Quảng Bình.


Hai người đều có giấy chứng nhận trở lại đơn vị. Ai cũng tiếc cho hai chàng trai trẻ bỏ dở cuộc hành trình ngay ở chặng đầu.

Đây mới chỉ là khúc dạo đầu về sự hao hụt quân số. Đúng là khi còn dễ dàng sung mãn mọi thứ, nhất là sức khoẻ, ít ai nghĩ đến những “biến cố” phức tạp về sau. Bệnh thành tích, thiếu tôn trọng thực tế khách quan bước đầu có đất dụng võ. Hậu quả của sự thiếu tư duy khoa học đã phải trả giá đắt bằng sinh mạng nhiều cán bộ chiến sĩ, chứ không phải khuyết điểm chung chung.


Tất cả vẫn háo hức tiến về phía trước với một ý chí sắt đá trong một khối tổ chức chặt chẽ từ đầu đến cuối đội hình. Công tác động viên chính trị kịp thời cùng với sự cung ứng vật chất dọc đường làm tăng thêm sức mạn của đoàn quân. Đêm đi, ngày nghỉ. Bước chân người lính rầm rập trên con đường bí mật phía tây Tổ quốc.


Giai đoạn này được coi như thử nghiệm rèn luyện sức dẻo dai bền bỉ và bồi dưỡng thể lực chuẩn bị cho giai đoạn vượt núi băng rừng đầy thử thách cam go phía trước, mặc dù chưa ai hình dung đường đi sẽ ra sao, chỉ mường tượng rằng nó sẽ rất khó khăn nhưng không thể khuất phục được sức trẻ, khuất phục được trung đoàn. Theo chủ nhiệm chính trị trung đoàn thì “đường Trường Sơn cũng giống như đường đồi núi Hoà Bình mà các đồng chí đã thực tập rèn luyện năm ngoái. Đi bộ ba tháng là ta đến chiến trường miền Nam…”. Nghe thế mọi người đều yên tâm và thích thú, mong được thử sức với khó khăn. Đối với lính trẻ thì ba tháng trời có đáng là bao…


Một tháng hành quân trên đường miền Bắc tương đối bằng phẳng lại hầu hết đi qua các làng, bản có các trạm tiếp tế dọc hành lang, coi như chưa có gì để thử thách đối với Đoàn 308. Tuy nhiên vì là hành quân “thực binh” mang vác nặng đầy đủ vũ khí, quân trang quân dụng thì không thể không gian khổ. Một ngày đi khoảng 25 đến 30 kilômét. Lính ta mướt mồ hôi, vai rêm, người đau nhừ. Ai nấy lòng bàn chân dộp phòng lên, mọng nước, phải xỏ sợi chỉ qua chỗ mọng cho nó xẹp đi, hôm sau mới hành quân được. Mỗi sáng mai ngủ dậy nghe mình mẩy đau nhức, đi đứng khó khăn, nhưng khi mang ba lô hành quân một quãng thì đâu lại vào đó, bước đi bình thường, giống như cầu thủ bóng đá, khi ra sân là quên mọi đau đớn chấn thương.


Đây là một tháng đầy ắp kỷ niệm về tình quân dân, bộ đội được tiếp xúc với những phong cảnh thiên nhiên đầy mới lạ. Để giữ bí mật chúng tôi hầu như chỉ đi ban đêm, vì địch đang tập trung theo dõi các sư đoàn miền Bắc di chuyển về phía Nam. Mỗi chiều, khi hoàng hôn xuống, mọi người hành lý gọn gàng ra trục đường nối ráp vào đội hình theo một mệnh lệnh thống nhất và xuất phát. Chỉ một lúc đã chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng đoàn mới rời các bản hẻo lánh vào lúc còn mặt trời. Mỗi lần như thế, chúng tôi bâng khuâng từ giã một xóm làng xa lạ chưa kịp thân quen. Chưa bao giờ người lính lại có nhiều cuộc chia tay như trên con đường không số này.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2008, 08:11:11 pm »

Con đường chuyển quân được các nhà quân sự vạch ra với ý đồ chiến lược lâu dài. Nó hình thành trước đó đã khá lâu, chạy song song với đường số 1 nhưng nằm rất xa ven biển, càng vào phía nam đồi núi càng nhiều, cảnh vật càng nên thơ, hùng vĩ. Đồng bào dọc hành lang chuyển quân này mấy năm nay đã quen với những đoàn quân bí mật đi qua nên rất có ý thức giữ gìn bảo vệ việc quân cơ của Nhà nước. Địch dường như chỉ tập trung đánh phá các thành phố lớn, thị xã, cầu phà trên quốc lộ 1, tuyến đường huyết mạch của ta, chứ chưa “nhòm ngó” con đường vô danh này-một hành lang kỳ lạ và còn khá an toàn đối với những đoàn quân đổ ra tiền tuyến. Trên thực địa, nước ta hình cong chữ S, nhưng con đường chúng tôi đi như mũi tên nhắm thẳng phương Nam.


Những nơi dừng quân, bộ đội được dân đón tiếp nồng hậu, thân tình, nhất là các cô thôn nữ thường quấn quít cánh lính trẻ với tình cảm hồn nhiên, đôi khi tự nhiên một cách đáng yêu. Có những mối tình ngắn ngủi vội vàng diễn ra trên hành lang và hầu như tất cả đều đi vào dĩ vang. Các chị các em giúp chũng tôi mọi việc trong trú quân và sinh hoạt. Nhiều em xin chép bài hát, chữ ký lưu niệm của bộ đội. Trạm nào được dừng lại một ngày thì thời giờ quả là vàng ngọc đối với lính ta.


Thời gian này miền Bắc bị không quân Mỹ đánh phá ác liệt với cường độ ngày một gia tăng, nhất là vùng Khu 4, không khí chiến tranh đã bao trùm lên làng mạc quê hương. Cũng do thế mà tình cảm giữa con người có cái gì đó thông cảm, gần gũi nhau hơn. Đã trở thành truyền thống, đồng bào coi bộ đội là con em mình, nay phải xa quê hương, người thân vào Nam chiến đấu, phải đối đầu với cái chết nên tỏ lòng thương mến, giúp đỡ tận tình. Tất cả những tình cảm ấy đều đọng lại trong chúng tôi dấu ấn và kỷ niệm tốt đẹp, tạo nên những cảm xúc lâng lâng suốt đường đi, có tác dụng như một liều thuốc kích thích tinh thần trong những lúc khó khăn, thiếu vắng tình cảm gia đình hậu phương.


Hôm nghỉ lại một làng trước khi vượt sông Lam-dòng sông quê hương xứ Nghệ của tôi, mấy thiếu nữ tới thăm tiểu đội. Em nào cũng xinh xắn, dịu dàng, hồn nhiên chân quê nhưng đủ làm rung động trái tim lính trẻ. Tôi ước có phép màu làm thời gian dừng lại ở đây… Nhưng anh nuôi đã nắm xong cơm cho bộ đội chuẩn bị xuất phát hành quân.


Đoàn quân đến bên bờ sông Lam khi nắng chiều sắp tắt. Lần đầu tôi được thưởng ngoạn cảnh non nước hữu tình của quê hương mình. Dòng sông xanh biếc chảy giữa hai triền cát trải dài thơ mộng dưới dáng núi Quyết lừng lững bên kia đẹp như bức tranh thủy mặc. Thiếu nữ tiễn chúng tôi qua sông lưu luyến và những gương mặt xinh tươi ấy đã trở thành cảm hứng cho bài thơ “qua Sông Lam” mà sau này tôi có dịp tái hiện:

Tôi sang sông
Buồn mang không hết
Ráng chiều buông màu tím ly biệt…


Tới trạm nào, bộ đội cũng được cung ứng thực phẩm đầy đủ theo chế độ đại táo, khẩu phần thịt cá, cá rau đầy đủ chất dinh dưỡng cho bộ đội hành quân đương rường, chỉ có cái vất vả hơn là phải đi xa lĩnh mang về tiểu đội, không tập trung như khi còn huấn luyện mang vác ở Hoà Binh. Mỗi cá nhân đuốc bổ sung thêm khẩu phần đường cát vàng nhằm tích luỹ dự trữ cho lúc vào Trường Sơn. Thỉnh thoảng chúng tôi lại ghé vào các hợp tác xã mua bán, sắm thêm vài thứ cân thiết như xà phòng, kem đánh răng, kim chỉ... và mua quà ăn cho hết số tiễn còn lại trong túi, bởi vì hết đường dây miền Bắc, những đồng bạc giấy này không còn giá trị.


Nỗi nhớ nhà, nhớ người thân, bạn bè, quê hương bắt đầu dậy lên khi đặt chân vào miền đất phía trong. Chỉ trừ những khi chuyện gẫu, hò hát huyên thuyên cho quên mệt nhọc trên đương đi, còn lại là nỗi nhớ thắt se dần dần trở thành da diết, khắc khoải trong lòng. Bây giờ tôi mới thấm thía cảnh xa xôi của người ra trận.


Những hình ảnh thân thương chập chờn ẩn hiện, lẫn lộn với cảnh sắc hiện hữu, đốt cháy nỗi khát khao tình cảm của người lính vào Nam. Có một hôm dừng quân tại một điểm gần nhà nhất, tôi xin phép thủ  trưởng tạt về thăm nhà, chỉ cần một phút thôi được gặp bố mẹ, anh chị, rối đi cũng mãn lòng, nhưng tính ra không thể được 80 ki-lô-mét đi bộ cả đi lẫn về trong một ngày nên đành bỏ qua cơ hội hiếm hoi duy nhất ấy. Niềm háo hức trong tôi xẹp xuống nhường cho nhũng bước đi cắm cúi đầy kiên nhẫn trên con đường gập ghềnh xa lạ cứ ngày một dài ra phía trước.


Những kỷ niệm đường dây miền Bắc như một bài ca in đậm nỗi buồn man mác của những người lính biền biệt ra đi về phương trời súng nổ. Không ai thốt ra chuyện nhớ nhung, nhưng cứ nhìn vào đôi mắt cũng đọc thấy những nỗi niềm sâu lắng.


Trên chặng đường cuối ở miền Bắc, nhiều anh nhận được thư nhà, thư người yêu làm xôn xao cả cung đường. Riêng tôi có cả thư của tòa soạn Báo Quân đội nhân dân gửi theo thăm hỏi và xin địa chỉ để trao đổi với gia đình vì tôi là “Thông tín viên" của báo từ năm 1965, giấy quyết định do Phó Tổng biên tập - Thượng tá Nguyễn Đình Ước ký. Trước đó, trong túi tôi còn tồn lại một số giấy báo lĩnh nhuận bút ở các bưu điện tỉnh lẻ, mỗi bài dăm ba đồng nhưng rất có giá hồi đó. Những bục thư ố vàng, rách mép đuổi theo là niềm động viên quí giá nhưng dường như chồng chất thêm nỗi nhớ thương trong mỗi chúng tôi. Tôi hiểu đây là những “hơi ấm" như được dồn nén, dành cho chúng tôi sau cùng. Rồi đây muôn vàn cách trở, và trong số chúng tôi, có bao nhiêu người "một đi không trở lại"...
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2008, 08:12:10 pm »

Vượt Cổng trời một ngàn lẻ một

Đoàn quân rơi làng Ho vào khoảng 8 giờ đêm. Trong khi chuẩn bị ba lô, súng ống gọn gàng chờ lệnh xuất phát, tôi mở sóng đài ORIOTON, chiếc radio mà tôi được đặc trách mang cho đơn vị. Như nói hộ lòng tôi, giọng ca nữ đang hát bai “Tiếng hát sông Lam" nghe sao tha thiết, làm dậy lên trong tôi nỗi bồi hồi khó tả.


Tôi biết từ đây mình phải tạm xa những gì thân thương nhất. Đối với những người lính đi B thì mảnh đất nơi "đèo heo hút gió" này là hĩnh ảnh cuối cùng mang bông dáng quê hương của hậu phương lớn miền Bắc. Sau này khi tham gia biên tập cuốn "Cuộc hành trình năm ngàn ngày đêm" của cố đại tá Phạm Tề, một trong những người mở đầu tiên đi mở đường Trường Sơn, tôi mới hiểu thêm dây là một địa danh lịch sử rất đáng trân trọng. Dường như suốt cuộc chiến ranh chống Mỹ, làng Ho là đầu mối vô cùng quan trọng của đường Trường Sơn. Từ đây tỏa ra nhiễu nhánh để những đoàn quân "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.


Cả đội hình chuyển mình trong màn tối mông lung vắt lên con đường đá sỏi ven đồi. Vậy mà tất cả phải cắm lá ngụy trang trên ba lô đề phòng máy bay địch. Động tác thừa này đã báo hại lính một phen. Số là khi đến một vách núi đá, do bị ùn, đội hình chững lại. Tôi sờ tay đụng một đám lá cây phía trước vã yên trí đứng chờ đoàn quân di chuyển. Mãi sau không thấy động tịnh gì, tôi sờ tới và hiểu ra mình chạm búi cây bên đường chứ không phải ba lô người đi trước, mới hoảng hốt chạy theo thì đã hẫng khá xa. Phía sau tôi đoàn người cũng rần rật chạy theo. May sao phía nước phát hiện "đứt đuôi" nên dừng lại chờ, cả chục phút sau mới nối lại đội hình. "Sự cố" này chỉ riêng mình tôi biết, về sau được bổ sung vào kho chuyện tiếu lâm của Trường Sơn.


Sau một đêm đi mò mẫm trong rừng cây, sáng ra đoàn quân dừng lại trên các đỉnh núi. Rừng cây cao thẳng vời vợi in lên nền trời xanh biếc. Dưới thung lũng những chùm quả chín rực, đỏ ốinhư mời gọi những người lính sau một đêm vắt kiệt mồ hôi.


Trường Sơn bắt đầu như thế, đẹp hơn cả trong mơ. Ai cũng nghe lòng mình lâng lâng những cảm xúc mới lạ. Qua một đêm trắng, tôi có những cản nhận đầu tiên về một miên xứ sở mông hoang và bí ẩn. Nó kỳ lạ, siêu phàm hơn những gĩ ta tưởng tượng.


Tại trạm này, chung tôi thay đổi trang phục. Bộ đội mặc quần áo bà ba đen, đội mũ tai bèo sáu múi thay cho bộ ka-ki, gabađin vừa cứng vừa nặng vừa dây, hoàn toan không thích ứng với hành quân đường dài trong thời tiết miền Nam, nhất là sắp tới mùa mưa. Tuy thế không ai dám bỏ hai bộ ka ki, gabađin vì chẳng hiểu sẽ cần nó hay không trên đường đi. Riêng chiếc mũ cối rời đầu từ bao giờ cũng chẳng ai để ý tơi. Thực ra khi đi qua Hà Tĩnh Quảng Bình các cô thanh niên xung phong làm đường đã "gạ” đổi hoặc xin hết mũ cối của bộ đội, bởi nó vừa cứng chắc lại có nhiễu tác dụng nên chị em hết sức ham chuộng. Trong đêm tối, chúng tôi chẳng rõ mặt các em, nhưng nghe tiết "quê ta" trọ trẹ: "đổi cho em cái mũ!" là lính ta sẵn sàng ngay, không cần cảm ơn. Sau này mũ cối như trở lệnh cái "mốt" thịnh hành của miền Bắc. Đã có lúc tôi có cảm tưởng cả miền Bắc là một binh chủng trang bị thống nhất mũ cối, trông rất ngộ, nhất là vào sân vận động xem bóng đá mới thấy khán giả "chính qui" một cách lạ thường.


Chúng tôi "biến" thành quân giải phóng miền Nam trong chốc lát một cách thích thú vã phải chấp hành một mệnh lệnh nghiêm ngặt: bỏ lại tất cả những vật gì có dính dáng đến miền Bắc như giấy tờ, sách vở có in chữ “Quân đội nhân dân Việt Nam", chứng minh thư, thư từ, anh ảnh... Tôi đánh liều giấu lại một ít tấm ảnh nghệ thuật, thể thao và một quyển sách nhỏ ghi nhật ký từ dạo còn rèn luyện mang đá, vác cây ở Kim Bôi-Hạ Bì. Những dòng chữ ghi trên bìa đến đây bị xóa sạch. Trong số kỷ vật đó, sau chiến tranh, tôi mang về được một số tấm hình là một kỳ công. Còn quyển sổ nhật ký ghi lịch trình hành quân qua ngót trăm trạm trên ớ rừng Trường Sơn, đã bị mất trong một thùng đạn đại Liên Mỹ, cùng với đồ cá nhân chôn dấu dưới gốc cây ở rừng Bời Lời (Tây Ninh).


Quyển nhật ký Trường Sơn bị mất làm tôi tlêc "đứt ruột". Nhớ những hôm bị sốt nặng đâu buốt, mắt hoa, tôi vẫn ráng ngồi trên võng ghi đủ không sót một trạm nào. Nếu nó còn, thì sẽ là một trợ thủ đắc lực cho tập bút ký này, tôi không phải khổ sở bóp đầu để nhớ lại từng tên người, địa danh, sự việc...


Các đơn vị triển khai đào công sự và thực hành nấu cơm ở trạm đâu tiên không có dân. Đang nhóm bếp thì mấy chiếc máy bay khu trục Skyraider từ đâu bay lên "hỏi thăm", chắc là có nơi nào lộ liễu do khói lửa, phơi phóng. Hàng vạn người ở dưới rừng cây không tránh khỏi dăm mươi người vô ý thúc. Hình như chiếc trinh sát L. 19 phát hiện được một đơn vị kế bên, nên chỉ điểm cho khu trục dội bom. Hai chiếc Skyraider thay nhau chúi xuống nhả ra những trái bom đen trũi. Tiếng rú nghe rợn tóc. Mặt đất rung lên cùng những tiếng nổ chói óc, mảnh bom văng bay vào cây cối rào rào. Mùi thuốc bom khét lẹt. Thật tình tôi dường như không chịu nổi mỗi khi chiếc khu trục lao cắm xuống nên cữ nhảy xuống hầm lại trồi lên... Chính trị viên Hoành chứng tỏ mình gan lì đứng trên hầm cười anh em nhát gan. Tôi phật ý và thầm nghĩ còn nhiều thời gian để thử thách. Từ đây vào, đường còn xa còn lắm rắc rối, đừng vội đánh giá một điều gì hết lúc nây.


Đoàn quân "cuốn chiến" vào Nam trên trục đường độc đạo, lúc lượn quanh chân núi ngoằn nghèo, qua cầu, qua suối lúc lên yên ngựa, đỉnh rừng. Núi non ngày càng điệp trùng hiểm trở, âm u. Trước chúng tôi, đã có rất nhiều người đi, đường mòn nhẵn, dấu chân trèo qua cây rơn ly. Những chiếc cầu được ghép bằng cây đều đặn bắc qua các con suối nhỏ, các "cua khuỷu tay" chữ U, không đếm hết. Chắc là các đội quân công binh đi trước làm đường từ lâu. Dấu những cây cầu đơn sơ đã cũ theo mưa nẵng. Nếu đi du lịch gặp cảnh vật như nơi đây thì thật ngoạn mục.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2008, 08:13:16 pm »

Có đoạn bom đạn đã làm cho con đường phơi ra giữa thanh thiên bạch nhật. Những mảng rừng cháy loang lổ bởi bom napal, phốt pho. Những nơi đó địch đã căn ke đúng con đường hành lang chiến lược của ta. Sau nãy thì tôi hiểu ra: với "hàng rão điện tử Mácnamara", những phương tiện thám thính tối tân và phi ảnh hiện đại, không quân Mỹ đã đánh hơi được từng quãng đường xâm nhập của các đơn vị “Bắc Việt". Đây là khu vực giáp ranh giữa Bắc vã Nam nên chúng kiểm soát chặt chẽ từ đầu mối quan trọng này. Thì ra cái hàng rào điện tử mà chúng tâng bốc lên mây là một thứ tổng hợp các phương tiện ngăn chặn ở mặt đất và trinh thám tối ưu mà hàng ngày chúng tôi vẫn đi qua như không.


Bản dô không ảnh cộng với trinh sát mặt đất, địch đã phần nào xác định được con đường ẩn náu dưới đại ngàn. Những nơi có dáng rừng trũng xuống, cây cối xanh tươi là mục tiêu oanh kích của phản lực cơ. Bởi đó là khe suối, đối phương thường trú quân, để có nước ăn uống. Đối phó lại thủ đoạn này, tất cả các đon vị phải chấp hành triệt để lệnh đông quân trên đỉnh rừng để bảo toàn quân số. Do thế, sự gian nan của người lính tăng lên hàng chục hàng trăm lần. Chúng tôi phải thay phiên xuống suối nấu cơm, đun nước rồi khuân vác chúng trở lên đỉnh đồi mất hàng giờ mới xong. Gặp hôm mưa, đất rừng nhão nhoét thì cực khổ vô cùng.


Máy bay địch vẫn vè vè trên đầu. Lâu lâu một trài rốc két "cảo… xình" của L.19 chỉ điểm, là Skyraider lập tức lao tới cắt bom. Tiếng nổ âm vang trong rùng xanh.

Có hôm tôi lội trong rừng đi hái rau, bom đánh gần khu vực mà không hay, đến khi nhìn thấy những thân cây bị mảnh bom chẻ toác, bốc mùi cháy khất mới biết là mình vừa thoát nạn. Rất may không mảnh nào văng trúng ngươi. Nếu bị thì chắc cũng chẳng ai biết vì rừng mênh mông, chằng chịt cây cối, chỉ nghe tiếng động mà tìm vê nơi đóng quân.


Mặc dù vậy lúc này hầu như chưa có ai cảm nhận thật sự gian khổ hoặc lo lắng vì bom đạn. Trên tuyến đường ngày đêm quân đi nườm nượp, đông vui, ít khi vắng bóng người. Con đường như rộng ra và mang thêm nhiều chứng tích. Nhiều thân cây có những dòng chữ khắc, trạm vội vàng của nhũng người lính đi trước. Thường là tên tuổi của ai đó, ngày đơn vị họ đi qua, dấu mắc võng nhẵn mòn và những chiếc giá ba lô, bếp nấu để lại. Càng vào sâu hành lang Trường Sơn, càng nhiều những dòng chữ trên thân cây như muốn nhắn gửi với nhũng người đi sau. Rất hồn nhiên, những chàng linh trẻ chúng tôi lại khắc tiếp lên đó những thông điệp của mình.


Ngược chiều với chúng tôi, có những tốp từ trong Nam ra, có tốp rẽ sang Lào (chiến trường C). Có đêm tôi bắt gặp nhiều cáng thương binh trở ra, người bó bột hoặc băng vải trăng lốp. Nhiều thương binh khác quấn băng, chống nạng lục tục theo sau. Hỏi ra mới biết đó là một đơn vị xuất phát trước Đoàn 308 của tôi, đi B, nhưng khi đến ngang địa phận Thừa Thiên-Huế, họ được lệnh điếu xuống đánh đồn A Sầu (phía tây Huế). Trận đánh nghe nói thắng to, nhưng nhìn vào số chiến thương, tôi đoán ta thương vong không nhỏ. Lâu lâu trên đường đi, lại gặp đồng bào dân tộc thiểu số Những ông bà tuổi tác đã cao nhưng trông rất khỏe mạnh, trên trán xăm những hình thù gì rắc rối, những cô gái trẻ khỏe gùi trên lưng đi làm rẫy. Gương mặt họ bình thản, không vui cười cũng không giận dữ. Dường như sự có mặt của chúng tôi trên "lãnh địa" của họ không có tác động gì. Họ quen sống tự nhiên như trời đất. Thái độ của họ có vẻ dửng dưng nhưng đôi mắt chứa đầy nội tâm. Đố là những người Vân Kiều sống gần đồn Cù Bai nổi tiếng của bộ đội biên phòng. Sau này nghe bài hát về cô gái Vân Kiều tôi mới hay là đồng bào dân tộc Vân Kiều rất tích cực tham gia đánh Mỹ, khác với cái vẻ lạnh lùng dửng dưng bề ngoài.


Đồn Cù Bai nằm ở ngã ba đường mòn thật quạnh quẽ, heo hút. Hôm dừng quân đi lấy gạo để chuẩn bị vượt một cung đoạn khó khăn, tôi ghé vào đồn chơi. Hỏi thăm mới biết các anh trú đóng ở đây đã lâu sống biệt lập như một thế giới riêng. Quanh năm kiểm soát vùng biên giới rộng lớn của Tổ quốc nhưng chịu sự thiếu thốn vô cùng. Đối với tuổi trẻ đó là một sự hy sinh to lớn. Tôi không thể hình dung người ta lại sống được trong hoàn cảnh cô lẻ như thế. Chuyện trò với các anh biên phòng một lúc, tôi thấy nao lòng. Nhưng người linh là như thế, không thể nào khác được, chấp hành mệnh lệnh là trước hết. Thân xác gửi cho đất, cho rừng là chuyện thường tình, huống chi thiếu miếng ăn, tiếng cười phụ nữ.


Sau một tuần làm nhiệm vụ chuyển gạo cho các binh trạm đến chồn chân mỏi gối, đơn vị tiếp tục hành quân, chẳng bao lâu đã tiến đến trước đỉnh núi "Một ngàn lẻ một", còn gọi là "cổng trời thứ nhất”. Nghe thủ trưởng phổ biến tình hình, tôi thấy lo nhưng cũng nóng lòng muốn biết thế nào mà nhiều người bàn tán râm ran với vẻ quan ngại.


Quả là danh bất hư truyền! Đỉnh "Một ngàn lẻ một” là đối tượng thử thách không lường được đối với chúng tôi. Qua cái dốc chọc trời này phải đi hết cả ngày. Một bi đông nước không thấm vào đâu. Ai nấy khát đến chảy cổ họng, bởi mồ hôi chảy ra gấp mấy lần lượng nước đưa vào cơ thể. Trên cao, không có khe suối nào cứu vãn tình hình, chúng tôi lấy đường ra ăn, nhưng càng ăn ngọt càng khát cồn cào... và thế là số đường dự trữ từ trạm cuối-làng Ho-đáng lẽ phải chia đều cho suốt đường Trưỡng Sơn thì đến đây nhiều người rũ túi. Sau này, khi sốt rét liên miên, miệng đắng chát, thèm một muỗng đường rỏ dãi tôi mới thấm thía sự sai lâm của mình trong việc sử dụng món "nhu yếu phẩm" chiến lược này.


Qua "cổng trời", cây gậy chống khi vào cửa rừng tưởng như là cái mốt của lính Trường Sơn, đã phát huy tối đa tác dụng của nó.  Đúng là lên dốc xuống dốc, không có gậy chống thật là chới với. Đặc biệt là ùn tắc, phải nghỉ đứng nó có tác dụng chống ba lô.


Qua đỉnh "Một ngàn lẻ một" các đại đội hỏa lục trợ chiến như cối 120, cối 82, ĐKZ 75, trọng liên 12,8mm là cục khổ nhất hạng. Ngoài trang bị cá nhân trên 20 ki-lô-gam, pháo thủ còn phải gồng mình đưa hàng yến sắt thép lên dốc. Lính mệt phờ, mũi mồm tranh nhau thở, mặt méo xệch, nhưng phải bảo đảm đi đúng đội hình không được đứt quãng. Như mang núi mà đi, không một ai than vãn kêu ca. Tất cả xốc tới vì miền Nam đang kêu gọi từng ngày. Liều thuốc chính trị lâu ngày ngấm vào cơ thể có hiệu lực kỳ lạ. Các đại đội người mang nhẹ giúp người mang nặng dìu nhau đưa vũ khí qua chân đèo bên kia trước khi màn tối của rùng ập xuống. Tôi cảm thấy sức lục của lính tiêu hao bằng ba, bốn ngày đi dường đồi dốc bình thường. Bên cạnh tôi một số anh bắt đầu làu bàu trong miệng chắc lã không hài lòng với những ông nào đó đã nghiên cứu thiết kế đoạn đường vặt qua đỉnh "Một ngàn lẻ một" hoặc bố trí các đơn vị 'thực binh" được trang bị đẫy đủ, máy móc áp dụng như hành quân tập ở ngoài Bắc. Thực ra vượt qua đỉnh "Một ngàn lẻ một" tiết kiệm được đường đi nhưng hao tốn quá nhiều sức, không thích hợp với mang vác nặng. Thiết kế con đường qua đỉnh "Một ngàn lẻ một lâ điều táo bạo và rất công phu, nhưng nhược điểm khá rõ. Nếu đây là nơi để rèn quân thì tuyệt vời, song đã vào tới Trường Sơn thì coi như tất cả đã vào cuộc vật lộn đây gian truân thực sự rồi. Vì thế áp dụng kiểu thử thách "rèn luyện" như lúc này chỉ làm tiêu hao nhanh sức lực mà đáng lẽ phải tiết kiệm súc dồn cho những chặng khó khăn hiểm trở sau nay.


Đường đi mới chỉ một chặng đầu đã khác xa với sự tưởng tượng mang đầy tính lãng mạn của tuổi trẻ. Con đường trên thực địa rõ ràng không phải là con đường trên bàn giấy. Nó báo động sẽ có nhiều điêu bất trắc đang chở ở phía trước.


Qua khỏi đỉnh "Một ngàn lẻ một", lại liếp tục đèo dốc gập ghềnh, khe suối quanh co. Chiếc gậy chống chưa bao lâu đã nhăn bóng trên tay. Chúng tôi đã làm quen với Trường Sơn không chỉ bằng những động tác thuần nhất của người lính nhằm vượt cung trạm mà cả nếp sống độc lập, tự lực cánh sinh trong một tập thể gắn bó để tôn tại và chiến đấu mỗi ngày. Rừng thì mênh mông, tài nguyên bất tận nhưng tất cả vẫn lâ "bất động sản" đối với bộ đội. Chúng tôi chỉ có một gia tài nhỏ bé trong chiếc ba lô con cóc chật căng quần áo, tăng võng và một lượng thức ăn, thuốc men ít ỏi nhưng phải đương đầu với cả một dãy Trường Sơn sừng sững. Ngoài nghị lực, tinh thần, ý chí, không dựa vào tập thể, không tạo sự thích nghi với hoàn cảnh đặc biệt của núi rừng, khó có thể chiến thắng được con đường.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 08:08:41 am »

Dọc rừng mưa nhiệt đới


Mùa mưa đến làm thay đổi bộ mặt của rừng, gây biết bao gian khó cho những binh khách bộ hành. Mưa đó rồi nắng đó. Bầu trời đang xanh trong quang đãng bỗng chốc vần vũ đen nghịt như khói sà xuống bao phủ không gian. Mưa trút ầm ào như bão thác. Con đường mòn đang khô ráo bỗng hóa thân dòng sông. Nước cuồn cuộn sôi xoáy ùng ục một màu phũ sa, súng đạn, gạo, muối... đều ướt sũng. Mưa vừa dứt trời đã sáng chói chang, không còn một gợn mây. Tuy thế, vẫn chưa có đường đi. Nước cuộn chảy sôi sục quanh mình, nếu đánh liếu đi qua có thể bị cuốn trôi mất dạng vào rừng. Độ nửa giờ sau, con đường mới lộ ra nguyên vẹn cũng là lúc đội hình hành quân được nối lại.


Tôi nhớ có ngày mưa dầm dã, đường hang hố và trơn như xoa mỡ. Lính mang nặng nên “vồ ếch" liên tục, đau hết cười nổi. Chiếc gậy như cắm xuống đất mà người vẫn bị quăng đi hàng thước. Đáng lẽ hoàng hôn đơn vị đến trạm thì phải đi sang đêm mà vẫn chưa tới nơi. Mình mẩy ê ẩm, gân cốt nhão ra. Đường rừng ban đêm chẳng biết lối nào mà đi, hễ chậm chân một tí là “đứt đuôi" đội hình. Bết bát quá, không nhấc nổi người nữa, tôi và mấy cậu bạn ngồi xuống giữa đường trùm ni lông, kê dép mà ngủ. Mặc kệ mưa rơi, gió rít... Đến khi con đường dâng nước lên ướt lạnh mông, ai nấy mới tỉnh dậy, đi tiếp.


Trường Sơn mà đi trong đêm mưa thì không khác người mù. Trời không trăng sao lại bị rừng già bao phủ tầng tầng lớp lớp lá cây nên chỉ thấy một màu đen đặc quánh. Người đi sau không nhìn thấy người đi trước, chỉ nghe tiếng động, tiếng nói ì ới mà bám theo nhau đi. Bởi thế nên những nơi đường hang hố quanh co đội hình đứt vụn phải liên tục chắp nối... May sao trên tầng lá mục có vô vàn những đốm lân tinh sáng lấp lóa dưới chân hệt như trong chuyện cổ tích thần thoại. Lính ta khôn ngoan lượm các mảnh lá mục có lân tinh gắn lên ba lô người đi trước để nhận biết nên đoàn người thành một dây "chuỗi ngọc" chuyển động về phía trước trông vô cùng kỳ ảo.


Chúng tôi vượt đường 9 trong một đêm mưa dầm. Đây là con đường nổi tiếng chạy tư đất ta sang Lão. Con đường mà sau này trên chiến trường miền Đông Nam Bộ mỗi khi nghe bài ca, lời ca tha thiết, tự hào: "... Qua đường 9, đường em đi giặc sợ, giặc lo. Trên đường 9, đường em đi chiến công từng ngày..." lòng tôi lại lâng lâng, nhớ tới vùng đất Quảng Trị anh hùng. Thủ trường phổ biến nội qui vượt đường nghe quan trọng lắm, kỳ thực khi đi qua thấy cũng bình thường, chỉ mấy bước chân là qua khỏi. Con đương trong đêm tối trông hoang vu như một vệt trống chạy xuyên qua rừng nhưng nó đã đi vào lịch sử với những chiến công vang dội của quân và dân ta.


Vượt đường 9 chừng vài giờ đồng hồ, đơn vị đã giáp mặt sông Sêpôn. Đây cũng là một địa danh oai hùng đồng thời lã mục tiêu của không quân dịch, bởi vì vào Nam chỉ có "bay" mới không qua dòng Sêpôn. Ban chỉ huy hành quân đã tính toán các đơn vị vượt sông trong đêm, đến sáng tất cả phải qua sông để tranh máy bay địch phát hiện oanh kích.


Hôm vượt sông Bến Hải nơi thượng nguồn trông như một con suối nhỏ, vén quần lội qua được thì bây giờ chúng tôi thực sự đứng trước dòng sông đen như mực vào đêm mưa, trông chếnh choáng cả người. Vượt sông giữa mưa, trời tối là chuyện cùng cục. Ai nấy lo thân, gói súng đạn, gạo, ba lô vào tấm tăng cho gọn để qua sông, càng nhanh càng tốt. Thao tác quan trọng nhất là làm sao không để nước vào đồ đạc. Hồi chiêu ông Hoành bảo máy bay địch có thể đến thả pháo sáng oanh tạc bất cứ vào lúc nào khiến ai cũng cuộng cả lên. Những động tác lích kích gói buộc trong bóng tôi không đơn giản chút nào. Tôi là lính trinh sát pháo binh, ngoài ba lô, lương thực ra chỉ có khẩu CKC và một ít trang bị chuyên môn mà phải sang sông ba chuyến, nói chi pháo thủ phải vác chân cối, nòng pháo, bàn đê, thùng đạn... Gói đồ đội lên đầu chân bấm xuống đáy sông mà đi, gay go nhất là khi đến giữa dòng chảy, nước sâu ngập mang tai, chân hẫng, muốn trôi luôn. Tội nghiệp và buồn cười nhất là mấy anh chàng lùn khi rạp người chui qua những cành cây sà thấp thì có vẻ tự hào, nhưng đến lúc nước ngập đầu lại kêu la oai oái:

Cứu tôi với?

- Tôi bị trôi rồi

Đêm tối như bưng "thuyên ai nấy lạo", người nào cũng lo quẫy đạp cho xong phân mình, việc cứu giúp người khác thật là nan giải. May thay, không ai chết duỗi cả. Đội hình hãnh quân của C.17 chỉ là một mắt xích của đoàn 308, nằm trong Đoàn 308C, chiếm một phần tư đội hình của toàn Đoàn, nhưng không qua khỏi sông Sêpôn trong đêm đó. Sáng ra vẫn còn lại "cái đuôi" bên kia sông. Hành quân đương rừng la thế. Đơn vị đi trước sang sông nghỉ đã đời, đơn vị đi sau vẫn nhấp nhỏm xê dịch từng bước chờ đến lượt mình vượt sông. Dòng sông ban ngày trông lộ liễu nhưng hình như không quân địch chưa phát hiện được bến này hoặc ngày hôm đó chúng không "hỏi thăm" nên mọi chuyện đều êm xuôi. Ai cũng thở phào nhẹ nhõm như vừa vượt thêm một cái ngưỡng khó khăn sau khi vượt qua cổng trời thứ nhất.


Những trận mưa tàn nhẫn quất xuống liên tiếp làm bầy nhầy đường đi, đất trát vào dép nặng trì như có ai níu lẫy chân. Mang nặng lặc lè lại phải lê đôi dép hàng ki-lô, khác chi hình phạt. Tôi thử cởi ra đi cho nhẹ, nhưng chỉ được mươi bước liền phải tròng dép vào. Đường toàn gốc cây, hang hố, bàn chân công tủ như cánh học sinh chúng tôi không tài nào chịu nổi. Những ngày sau thử đi giày tuy dễ chịu hơn nhưng thật nguy nan. Bàn chân bị nhốt trong giày ủng nước, các ngón sắp loét ra trắng bở trông dễ sợ. Thế mới hay "đôi dép Bác Hồ" vẫn phù hợp hơn cả.


Mưa như Trường Sơn lẽ ra ngủ võng là tốt nhất, nhưng có trạm, ban chỉ huy lệnh cho cả đại đội phải làm lán, ngủ trên tấm dạt kết bằng cây. Thật là nhiêu khê, lại không khống chế được mưa gió dữ dội về đêm. Làm một cái lán cực nhọc, công phu nhưng chỉ vài ngày là bỏ đi. Ngủ dạt cây thi làm sao êm bằng ngủ võng. Thê nhưng không cán bộ nào dám phản ứng. Lệnh đã ban ra là phải thi hành. Nhưng "sáng kiến” làm lán trại của ông Hoành không tồn tại lâu, chỉ được vài trạm là đâu lại vào đấy. Lính ta sung sướng vô cùng, mỗi khi tới trạm, chỉ cần thắt hai đầu dây võng vào cây, mắc tăng, làm giá ba lô là rỗi việc. Chính trị viên lúc này có vị trĩ đặc biệt quan trọng. Những buổi họp Đảng, Đoàn diễn ra đều đều thường xuyên củng cố tinh thần tư tưởng cán bộ, chiến sĩ. Mục tiêu tối thượng là phải bảo đảm quân số đi tới đích. Chúng tôi nhiều miên quê họp lại nhưng từ lâu đã thành một gia đình lớn và kết thành một khối thống nhất, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành trọng trách vinh quang mà Đảng, quân đội và nhân dân giao phó. Ngày đêm lội suối băng rừng, leo dốc gian khổ nhưng kỷ luật luôn được giữ vững. Mọi người động viên nhau cố gắng đảm bảo đội hình hành quân vượt từng trạm một. Hôm nào được luân phiên lên đi đầu khối là sung sướng nhất vì khỏi phải “đứt đuôi" rượt đuổi hụt hơi lại còn được xả hơi chán chê chờ đơn vị đi sau.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 08:09:35 am »

Kể từ trạm 20 (trạm rừng Trường Sơn đầu tiên) tới đây không còn ai hò hát, kể chuyện, nói cười rôm ra như khi đi trên đường dây miền Bắc; phân do mệt nhọc, phải tập trung sức lực để vượt khó phần do phải giữ bí mật. Vì dọc theo hành lang quân đi có thể có biệt kích, thám báo hoặc địch thả máy ghi tiếng động. Những đảng viên hăng hái nhiệt tình như Mẫn, Nguyên, Yên, Điển... đều vắng tiếng. Họ chỉ động viên tiểu đội bằng những câu trở thành công thức như một thói quen cố hữu. Trong thâm tâm chính trị viên Hoành không thích như thế nhưng ông vẫn thấy có tác dụng đối với đơn vị. Nói chung họ là trụ cột trong hành quân, có tinh thăn, ý thức cao. Những lúc khó khăn, đảng viên là người gánh vác trước hết hoặc xoay chuyển tình thế.


Mặc dù vậy, không có phép màu nào giữ được đội hình nguyên vẹn trong hoàn cảnh ngày càng gian truân, khắc nghiệt phát sinh nhiều phức tạp. Mọi việc đều có dự đoán, nhưng đối với đơn vị vẫn bất ngờ.
Một đêm tôi đang ngủ say, chợt tỉnh dậy nghe trung đội trưởng Cậy nói khe khẽ:

- Báo cáo thủ trưởng, thằng Công, thằn Điều đào ngũ rồi!

Trung úy Hoành nổi nóng:

- Cậu cho người quay trở lại ngay, bắt bằng được. Nếu ai không chịu vê đơn vị thì trói, lôi về.

Đại đội trưởng Ty không đồng ý cách giải quyết thô bạo của ông Hoành, nhưng cũng phán theo chức trách của minh:

- Đồng chí Cậy cỗ gắng thuyết phục đưa anh em trở lại. Nếu đơn vị hành quân rồi, thì dẫn anh em đuổi theo?

Như chúng tôi ngẫm đoán trước, hai cậu của trung đội anh Cậy đi hai ngày trời khổ ải, về tay không, người mệt bã trông như mất hồn. Những tay chủ rương "đằng sau quay" thì họ thiếu gì cách để trốn. Bọn họ quẳng sũng đạn vào rừng, chỉ mang vũ khí nhẹ tự vệ đi ngược ra Bắc. Hễ thấy bóng người là núp vào bên
đường, chờ đi qua, lại ra đường mòn tiếp tục “hành quân". Ông Hoành nghĩ rằng vào sâu, có ngán ngại chiến trường hoặc sợ chết cũng không ai dám quay ra, bởi đường sá xa xôi trắc trở. Đâm lao thì phải theo lao mới phải đạo. Song trên thực tễ lại diễn ra chuyện tày đình khiến ông đắng lòng. Quân số đại đội Quyết thắng bị sứt mẻ, làm sao chinh trị viên nói mạnh với cấp trên được Nhưng dù sao C.17 của tôi vẫn còn hạng khá nhất trung đoàn. Không cần kiểm chứng cả đội hình nhưng chúng tôi cảm nhận được điều đó. Quân số có hao hụt nhưng chúng tôi cảm nhận được điều đó. Quân số có hao hụt nhưng không đáng kể, khí thế có sút giảm nhưng quyết tâm mỗi người còn đô. Ai cũng muốn đi mau tới chiến trường để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của người lính là chiến đấu giải phóng miền Nam. Đối với tuổi trẻ thì ngoài sự hăng hái, nhiệt linh, còn có hoài bão là “đi cho biết đó biết đây", đi cho tới đích để được giáp mặt với kẻ thù, chiến đấu lập công. Phải bỏ cuộc giữa đường là thiệt thòi, xui rủi, còn quay lui là điều sỉ nhục, hèn kém không thể nào chấp nhận. Vượt Trường Sơn gian khổ chưa đâu sánh bằng nhưng là một kỳ công. Ai vượt qua được dãy Trường Sơn, người đó có thêm một trang đời oanh Liệt. Nhận thức trách nhiệm cộng với lý tưởng được tôi rèn trong trườngl học quân đội giúp cho tuổi trẻ chúng tôi chiến thắng những thử thách to lớn trong chặng đường đầu của cuộc hành trình vạn dặm vào Nam. Không có một trái tim nồng cháy tình yêu Tổ quốc, khó có thể tới đích cuộc hành trình. Không lời ngợi ca hoặc sự kể lể nào diễn tả được tinh thần, ý chí của người lính vượt Trường Sơn năm ấy. Thực tế bi tráng trên đường đi nói lên tất cả; đồng thời sự trả giá là một bài học lớn cho mai sau.


Mải miết ngày đi đêm nghỉ, đoàn 308 sang đất Lào lúc nào không hay. Trường Sơn giống như hai mái nhà Đông Dương thì đây là mãi Tây. Dáng rừng cao chìm trong mưa dầm dã. Hầu như không ngày nào có nắng. Đường đi dưới đại ngàn phủ kín, khi nào trước mặt cũng tối y thăm thẳm suốt tuần không có lấy một mảng sáng, tưởng như bầu trời biển mất trong vũ trụ của rừng. Những cây cao to lực lưỡng năm sáu người ôm không xuể. Nhiều cây cổ thụ đổ xuống vắt ngang qua con suối thành nhũng cây cầu vững chắc. Những khe suối gào thét đêm ngày. Nơi tận cùng hoang vu bí ẩn nay, con người như nhỏ bé lại trước thiên nhiên dữ dội và xa lạ.


Trời mưa gió là nguyên do của bao chuyện gian truân. Đúng là "Trường Sơn Đông nắng Tây mưa". Tôi thấm thía câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong trường ca "Nước non ngàn dặm" sau này. Tới đây, lính ta mới thật sự nếm mùi gian khổ. Đi trong mưa, ăn trong mưa, ngủ trong mưa... Đường sá trở nên vô cùng trắc trở đe dọa đoàn quân đang ngấm bệnh. Trung đoàn vất vả nặng nề thêm như một chuyến tàu quá tải. Mới thứ vật dụng đều no nước triền miên, không thể giặt rũ phơi phóng, lau chùi vũ khí. Rất may lúc này đoàn quân không ở trong tình trạng chiến đấu. Gạo dự trữ trên lưng chua như bột bún, sắp lên men nhưng không ai dám cả gan trút bỏ. Nạn đói đang chực chờ phía trước. Nội việc mắc võng sao cho mưa không ướt đã là chuyện cực kỳ nan giải. Dây dõng buộc vào cây, nước trên thân cây chảy xuống ngấm vào dây rồi vào võng. Dây vải, võng vải nước càng ngấm dữ, trời mưa lớn chỉ nằm một chốc là người ướt đẫm như đi ngoài trời, mặc dù phía trên võng còn chăng tấm tăng ni lông dày cộp. Có một sáng kiên được phổ biến rộng rãi: trước khi cột dây võng vào thân cây lấy một miếng ni lông bịt kín vòng theo thân cây, cột dây xong thì lật miếng ni lông xuống như mặc quần lá nem, cho nước không chạm được vào dây võng. Nhưng biện pháp hay ho nay không an toàn vời gió mưa dữ dội của núi rừng. Nước vẫn theo chỗ hở của lá nem ngấm vào dây rồi vào võng. Khi vào tới đất Nam Bộ mới thấy lính miên Đông thật sáng tạo. Họ dùng cọc phụ đóng bên cạnh cây rừng để mắc võng nên khá an toàn lúc mưa, bởi vì tấm tăng bao giờ cũng trùm qua cọc phụ, nước mưa trên mái tăng trôi xuống hai bên. Họ còn nhiêu cái hay hơn, như cách ăn mặc, trang bị rất gọn nhẹ, tác phong linh hoạt, nhanh lẹ. Mỗi khi tháo võng chi cần nắm dây giật một cái là sút đầu võng ra, còn lính đi B chúng tôi thì buộc nhiều võng thắt cục nên tháo võng rất lâu. Nếu có địch tập kích, chắc phải “bỏ của chạy lấy người".


Trời mưa, đẫt thì mềm ra sụt lở, lầy lội, đá thì như cương ngạnh sắc nhọn thêm. Bấu trời, mặt đất toàn nhưng nước, không có lấy một vật gì khô. Đêm ngủ cánh lính đánh trấn như nhộng, quần áo ướt vắt lên đầu võng. Sáng ra mặc vào tiếp tục hành quân. Leo dốc trời nắng thì mồ hôi ra không kịp vuốt mặt, người như bị vắt kiệt nước; còn trời mưa thì no nước, lính mang ba lô súng đạn đi tì tì như không còn biết đến gĩ chung quanh. Đã thế có ngày trên lưng phải cõng thêm bó củi. Đi trên Trường Sơn mà phải mang củi, nghe phi lý, nhưng chuyện “chở củi về rừng" có thật mới oái oăm. Bởi có những nơi đơn vị dừng quân qua đêm trên địa hình trũng nước đầm lầy tựa như đại bản doanh trong đầm Dạ Trạch ngày xưa của Mai Hắc Đế, không tìm đâu ra một nhánh củi khô. Tiểu đội nào làm biếng không lấy củi dọc đường thì tới nơi đành nhịn ăn.


Trời mưa như thác, nhưng có hôm đến trạm không có nước mới trớ trêu. Nhiều đơn vị cùng lội xuống lấy nước trong một hố như trâu đằm còn sót lại đem về nấu cơm, nấu nước uống. Có trạm phải đi xa hàng cây số dùng ni lông cõng nước về.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 08:10:19 am »

Thường nhật hành quân tới trạm đã tối đêm, nhất là những ngày đại đội phải đi cuối đội hình. Có hôm tới nơi đã 21 giờ, trời đen đặc đến mức không còn khái niệm về không gian. Đơn vị hạ trại trong cơn mưa rả rích khó chịu. Tôi được phân công đi kiếm củi cho anh nuôi nấu cơm. Vào rừng ban đêm cây khô cũng như cây tươi không thể nào phân biệt được. Tôi vung dao phát lấy phát để, bởi anh nuôi đang chờ củi, lại vội vàng ẩu tả nên đã "ăn” một lát dao ngọt xớt vào ngón tay cái. Máu tuôn ra hòa với nước mưa nên hình như chảy mạnh hơn. Giữa rừng, chẳng biết kêu ai, tôi cắn răng tự cấp cứu bằng cách nắm chặt vết thương cho tới khi máu bớt chảy mới ôm mớ củi oặt ẹo trở về nơi đóng quân. Anh nuôi rọi đèn thây toàn nứa lơi, liễn chửi vung lên. Tôi lặng thinh nước cơn thịnh nộ của anh nuôi và đưa bàn tay trái lại gần đèn xem thấy nó đã tái xanh. Anh em trong C bộ biết tối chém phải tay nên thôi la rầy việc tôi lấy phải củi tươi. Nửa tháng sau vết thương của tôi mới lành nhưng để lại một vết sẹo nhớ đời.


Những ngày mưa, cực khổ nhất là anh nuôi Ty. Anh có cái tên trùng với tên đại đội trưởng Nguyễn Văn Ty, nên mỗi khi gọi phải phân biệt là “Ty anh nuôi". Ty quê ở Hả Tây, trước kia là pháo thủ số 3 "chuyên viên" vác bàn đế cối 82, nhưng từ ngày được kết nạp vào Đảng, anh được điều động giữ chức "hỏa đầu quân". Với tinh thần người đảng viên, Ty phục vụ đơn vị hết mình, nhẫn nại gương mẫu , được cán bộ, chiến sĩ cảm mến. Nói cho công bằng, đi B ai cùng khổ nhưng khổ nhất là anh nuôi. Phải thúc khuya dậy sớm lo cơm nước cho bộ đội, lại mang vác cồng kềnh, mặt mũi chân tay khi nào cũng nhọ nhem nhọ xỉ. Mỗi khi hành quân tới trạm, mọi người lo làm giá ba lô, dọn chỗ mặc võng, căng tăng, còn anh nuôi đặt ba lô xuống là phải đi chặt cây đóng cọc làm đầu râu, nhóm bếp... Đến khi nhổ trại thì anh nuôi là người cất bước sau cùng vì phải thu vén mới thứ lủng củng bừa bộn. Nói tới anh nuôi, tôi lại nhớ một câu chuyện vui kể rằng có một đơn vị hành quân qua làng, đồng bào ra xem và đố nhau: trong đoàn quân ai lớn nhất? Người thì nói anh đeo súng lục, người thì bảo anh vác đại liên... Một chị hóm hỉnh chỉ vào anh nuôi quảy hai cái nôi quân dụng to tổ bố, nói lớn: "Anh nãy to nhất", và giải thích không có anh nuôi thì đi cũng chẳng nổi chứ dừng nói chuyện đánh đấm... Giờ đây tôi luôn thấy anh nuôi Ty rất quan trọng. Trong một ngày hành quân, nếu Ty không thức khuya dậy sớm quán xuyến lo toan để có cơm đúng giờ thì cả trăm con người chỉ có nước "mắc cạn" giữa rừng. Trợ thủ cho anh nuôi Ty còn có anh em trong C bộ như Ngọc, Nam thông tin, Phiêu y tá... Tôi thì lâu lâu mời hú hơ giúp Ty vì phải lo phục vụ thủ trưởng. Có chiều tôi thấy Ty ngồi bên bếp khóc thút thít trông thật tội nghiệp. Bật lửa lâu ngày hết dầu hỏa quẹt không lên lửa, phải trát dầu con hổ lên bấc mà bật. Hì hụi cả tiếng đông hồ bếp chỉ cháy leo heo dưới mảnh ni lông mưa xối ào ào. Cơm vừa sống vừa nhão như cháo đặc. Không ăn thì đói mà ăn thì nuốt không nổi. Có lẽ vì quá cực nhọc và thấy anh em ăn không được nên Ty khóc tấm tức một mình.


Mùa mưa không những gầy ra bao sự gian truân rắc rối trên đường đi mà còn là thủ phạm gây ra con bệnh trầm kha: sốt rét rừng. Mặc dù trang bị đủ thuốc cá nhân và có y tá mang thùng thuốc dự trữ đi theo,  đồng thời thục hiện chế độ uống thuốc phòng đêu đặn theo sự chỉ dẫn của quân y trung đoàn, nhưng cánh lính chúng tôi lần lượt ngã bệnh sốt rét. Căn bệnh "chính thống” Trường Sơn không miễn trừ bất cứ ai, đến nỗi trở thành như một "nguyên lý”: ai không sốt rét không phải lính Trường sơn. Đây mới thực là kẻ đồng lõa với Mỹ, ngụy. Nó tiêu hao sinh lục tới mức không ngờ. Và có lẽ mọi chuyện rắc rối trên đường Trường Sơn thì sốt rét là khủng khiếp nhất. Nó thẳng tay cướp đi những sinh mạng con người. Nó làm cho đoàn quân hùng mạnh mất súc chiến đấu, bệ rạc dần. Nó để lại những hậu quả lâu dài...


Đến đây, đại đội 17 đã lâm bệnh sốt rét khoảng một phần ba. Và tuyệt nhiên không phải chuyện đùa đôi với lính "chân đồng vai sắt" chỉ biết đội trời đạp đất, mở đường đi tới. Tình hình trở nên rất nghiêm trọng. Những người sốt nặng buộc phải san sẻ súng đạn, đồ dùng cho người khác, gồng gánh nhau mà đi cho bảo đảm quân số. Bản thân người mang dùm là pháo thủ trọng lượng trên lựng đã gần 40 ki-lô-gam. Thế là người khoẻ mạnh chỉ vài hôm sau suy giảm sức lực, bộc phát cơn sốt. Súng đạn, trang bị lại san thêm cho đồng đội vốn đã nặng lê lết. Dần dà cả đại đội thành “đội quân lạc đà", sức nặng ngày một kéo trì đôi chân chậm lại. Muốn đi theo nhịp bình thường phải gồng rướn lên gấp rưỡi, gấp đôi so với trước. Sự cố gắng đã lên tới đỉnh diềm. Có ngày tôi không còn cảm nhận được mình mang nặng hay nhẹ, đôi vai như mượn của ai, khi nào cũng nóng bừng, ê ẩm. Một trọng lượng siêu nặng đang đè xuống những cơ thể sung mãn tuổi đôi mươi, nhưng không phải là vô hạn. Đôi chân yếu ớt nhấc từng bước trên địa hình dốc ngược lồi lõm, lởm chởm, bùn lầy... May thay, đến lúc này tôi chưa bị thần sốt rét "sờ tới”. Đường hành quân "trần ai" là vậy, nhưng cũng có những thủ trưởng khá đủng đỉnh, thậm chí da dẻ vẫn giữ được sắc độ hông hào. Lính không mấy ngạc nhiên vì các anh là chỉ huy được trang bị gọn nhẹ hơn, cấp thượng úy trở lên còn có cần vụ liên lạc mang giúp một phần.


Vừa gọn gàng, sạch sẽ, thủ trưởng vừa đi vừa luôn miệng động viên: Cố lên các đồng chí? Chỉ còn một thời gian nhắn nữa là tới nơi, tha hồ nghỉ ngơi, ăn uống có chất tươi...


Nghe các thủ trưởng động viên rằng sắp đến nơi ai nấy đều háo hức nôn nao. Chúng tôi dò hỏi xem có thật không thì thủ trường Hoành nói toạc ra là chưa được nửa đường. Nghe vậy ai cũng ngao ngan. Trời ơi, đi ba tháng rồi mâ chưa được phân nửa, bao giờ mới tới nơi! Sức lực vơi dần. Đường càng vào trong càng khó đi hơn. Linh ta thở dài sườn sượt. Tôi cũng thấy oải cả người, hết muôn đi. Nhưng ông Hoành nói- thế còn hơn hô hào động viên suông. Hồi tưởng lại quãng đường dằng dặc vừa đi qua tôi thấy rùng mình, nhưng cũng cảm nhận dược sự phi thường của đôi chân người lính. Từ đây, phải kiên trì nhẫn nại chấp nhận mọi gian khổ khó khăn mới có thể đi hết chặng đường còn lại.


Đến trạm thứ 37 (số thứ tự do tôi ghi) thì Cường thônng tin bị con bệnh sốt rét đánh quị. Tin Cường chết làm tôi và mọi người sửng sốt, đau buồn, lo lắng. Cái điều mà tôi không dám nghĩ, nó đã hiển hiện trước mắt. Cường quê ở Hải Phòng, nhập ngũ với tôi một ngày, vô tư, yêu đời, hiền lành, cục mịch. Cường bị sốt rét khá lâu mất sức, dẫn đến biến chứng. Hôm cuối cùng Cường không đi được nên phải cáng, nhưng trên đường hễ thấy nước là cậu ta vươn cổ xuống uống như trâu, không ai cản nổi. Sốt cao khát nước vô cũng, càng uống càng khát. Uống nước suối vào nhiều rồi chết là chuyện tất nhiên không thuốc nào cứu được. Tôi linh cảm thấy rằng một điều gì rất xấu đang đến với đơn vị và hình như hối chuông báo động của tử thân đã vang lên suốt đoàn quân. Súng đạn của chiến sĩ bắt đầu thừa ra một cách đáng lo ngại. Tôi hiểu các khẩu đội phải tăng trọng lượng trên vai. Và như thế thì khó lòng bảo quản quân số...


Mấy ngày sau, Tính rồi Thọ... kế tiếp nhau từ trần. Cả hai đều là pháo thủ, thể trạng rất kém. Các tử sĩ đều mai táng bên trục đương mòn hoặc kế bãi trú quân không kịp khắc mộ bia, chỉ đóng cây đánh dấu. Thủ tục chôn cất thật đơn giản. Tấm tăng làm mái nhà che mưa dài 3 mét, rộng 1,5 mét được sử dụng làm chiếc áo quan mỗi khi chủ nhân của nó nằm xuống. Xác người liệm trong tấm vỏ chăn màu nhà binh rồi đặt vào giữa tấm tăng, bọc lại... Do đội hình phân tán, đơn vị không tổ chức lễ truy điệu. Thông thường người của tiểu đội nào từ trần tiểu đội đó phải lo liệu việc mai táng. Đang giữa cuộc hành quân phải chứng kiến những cảnh đó, ai cũng não lòng. Nhưng có thể làm gì khác hơn giữa chốn rừng sâu, nước độc. Nỗi xót xa, thương bạn biến tính nỗi ám ảnh đầu tiên đối với tôi.


Những hôm đơn vị có người chết bệnh, không khí buồn bã vô cùng. Đêm nằm nghe mưa rơi lộp độp trên mái tăng, không ai nói chuyện câu nào. Cả cánh rừng lặng trang thiêm thiếp. Một thứ chim gì lâu lâu lại cất tiếng e e rùng rợn. Tiếng "e" đầu tiên cất lên cao vút sao đó hạ dần... Dứt một lát nó lại "e" lên nghe đến chối người.


Tôi năm trên võng mắt nhắm nhưng vẫn thức. Cái thân hình ốm tóp nằm phủ tấm vỏ chăn ngay đơ bên miệng huyệt lại hiện lên. Mộ Cương nằm kế bên, chỉ cách mươi bước chân. Tôi nghĩ vẩn vơ liệu cái cảnh như thế này có đến lượt mình? Sự thật mà như ác mộng. Ước chi được đến nơi giáp trận đánh nhau với giặc, giải thoát cái không khí nặng nê này.


Hôm đến một bản làng người dân tộc, rừng thấp, đường khá bằng phẳng, có ánh mặt trời rọi xuống lại thêm cậu Duệ qua đời. Duệ bị sốt rét dài ngày đã chuyển sang ác tính. Khi còn nghỉ ở trạm tay cậu ta đã "bắt chuồn chuồn", một triệu chứng báo hiệu người bệnh "sắp về với ông bà". Đi Trường Sơn mà anh nào đã "bắt chuồn chuồn" thì chỉ có nước chuẩn bị xẻng cuốc đi làm công đoạn cuối cùng. Buổi chiếu đơn vị xuất phát hành quân, Duệ ráng sức đi theo bởi vì tiểu đội đã bệnh hết lượt, không có ai để khiêng cậu ta nữa. Anh em đã mang dúm hết súng đạn chỉ còn ba lô gọn nhẹ, nhưng Duệ chỉ đi dọc một quãng, bước chân chậm dần, đến khi người ì ra như một tảng đá chắn ngang đội hình. Thấy thế, đại đội trưởng Ty cho Duệ lên đi đầu. Chỉ mang độc chiếc ba lô mà Duệ vẫn không đi nổi. Anh bước chới với, rồi bất giác ngã vật xuống giữa đường, mắt nhắm nghiền. Ngày hôm sau, khi chỉ còn mấy bước chân nữa thì tới cổng một ngôi nhà người dân tộc thiểu số thì người chiến sĩ to khỏe vào loại nhất nhì đơn vị ấy đã từ trần. Tôi não ruột nghĩ: Phải chăng trước đó đơn vị nên cho người ở lại chăm sóc Duệ thì may ra... Bệnh thành tích đôi khi cũng gây hậu quả thật tai hại. Tình hình đi Trường Sơn năm 1966 cực kỳ khó khăn gian khổ. Cán bộ, chiến sĩ cố gắng hết sức mình để chiến thắng con đường, hoàn thành nhiệm vụ trên giao. Nhưng rất tiếc, một số ít cán bộ lại qui kết chiến sĩ mắc "bệnh tư tưởng", áp dụng thô thiển một số biện pháp thiếu tính động viên, thuyết phục như "thu tăng võng"... đã góp phẫn gây nên hậu quả xấu cho đơn vị.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2008, 06:42:41 pm »

Đường vào “Ông Cụ”, “Hải Yến”

Ông Ty đi nhận lệnh ở trên về phổ biến: Đoàn 308 sẽ đi vào “ông Cụ” rối đi tiếp "Hải Yến". Ông Cụ và Hải Yến là bí danh của hai vùng trong chiến trường Nam Bộ, còn xa lắc xa lơ, chẳng ai hình dung được. Mỗi cán bộ chiến sĩ được phát một tấm thẻ chứng minh, không có con dấu, chỉ có một chữ ký chân phương: Cân. Cầm tấm căn cước Trường Sơn nhiều người thắc mắc Cân là ai, cấp nào? Nhưng chẳng ai trả lời được. Cho đến khi tới điểm tập kết cuối cùng, trong chúng tôi không ai sử dụng đến tấm thẻ này.


Đường đi càng dốc đứng, khúc khuỷ, khe suối quanh co, gió gào, thác réo. Có chặng đường chẳng ra đường, tay chống gậy, tay bám vào cây mà quăng người qua các hang hốc, rễ cây khổng lỗ, đi hàng tiếng đồng hồ không có thấy một khoảng đất bằng để nghỉ chân. Những cây cầu bắc qua suối là các cây đại thụ đổ vắt ngang, nhiều người đi nên mòn nhẵn như bào, lúc đi qua phải giữ thăng bằng như diễn viên xiếc, chỉ sơ sểnh một chút là lao ngay xuống rừng đá lởm chởm dưới đáy vực. Đường mới lên dốc một lúc đã cắm đầu chùi xuống. Có đoạn toàn đi lên trời, đi nửa ngày chỉ mới được lưng chừng dốc. Có ngày lính ta phải leo qua 36 con dốc, mệt muốn rã người ra từng mảnh. Mỗi chiều, chúng tôi nhận được những thông tin ớn lạnh từ giao liên, người dẫn dắt duy nhất có uy quyền đối với đoàn quân hàng vạn người: ngày mai phải đi tám tiếng giao liên, mười tiếng giao liên, mười hai tiếng giao liên... như thế có nghĩa lã chúng tôi phải đi 10 giờ, 14 giờ, 16 giờ... bởi giao liên họ chỉ có chiếc bồng con và khẩu Carbine nhẹ tênh, một hành trang "hạng ruồi" so với cánh pháo thủ C17. Hoàn toàn giao liên là người miên Trung, Tây Nguyên, miền Nam. Họ đảm trách mỗi ngươi một cung đường, năm tháng đi về đến thuộc làu từng gốc cây, mỏm đá, giống như người đưa đò ngang hết chuyến này đến chuyến khác. Còn lính ta thì làm khách một lần, mỗi ngày có một người dẫn đường mới toanh. Hôm nào giao liên nói phải đi bảy tiếng trở lên, chúng tôi hiểu là tời trạm vào ban đêm sẽ vô cùng vất vả, ai nghe cũng muốn phát sốt. Có thủ trưởng kể rằng con đường này có từ năm 1959, được khai phá khi những đoàn cán bộ đầu tiên từ miễn Bắc vào Nam làm nhiệm vụ đặc biệt. Đến năm 1961, cán bộ Đoàn Phương Đông được Bộ Tổng phái vào thành lập Bộ Chỉ huy Miền. Chỉ huy Đoàn Phương Đông là Thượng tướng Trần Văn Quang bây giờ. Nói chung đi đứng còn rất bí mật. Hồi đó giao liên quãng này toàn người Thượng, một sắc tộc thiểu số cư ngụ trong rừng Trường Sơn. Mỗi đoàn chỉ có một người biết tiếng đồng bào Thượng, làm phiên dịch. Người Thượng tinh tình khảng khái, phần lớn họ rất chí cốt với cách mạng. Đặc biệt họ có tài “cắt” đường rừng, không bao giơ bị lạc giữa đại ngàn mênh mông. Vào buổi sáng mỗi ngày, trước khi hành quân, giao liên người Thượng ra dấu “mặt trời đi". Anh ta đưa tay từ sát đất vạch một đường cong lên đỉnh dầu rồi dừng lại: có nghĩa hôm đó, tới trưa đoàn sẽ đến nơi dừng quân. Còn nếu anh ta đưa tay vạch từ mặt đất vòng cung qua đầu rồi chỉ xuồng đất là hôm đó đoàn phải đi đến tối lặn mặt trời mới tới trạm nghỉ. Trông cái vòng tay anh ta vạch trên không mà lính ta hồi hộp phán đoán ngày đường sắp tới.


Dọc đường, lác đác có những chiến sĩ mắc võng thành từng nhóm bên hành lang, nơi hai người, nơi ba, bốn người trông ốm yếu. Hỏi ra mới biết đó là linh của Đoàn 307, xuất phát trước Đoàn 308 của tôi từ năm ngoái rớt lại; đôi ba trường hợp là của chính Đoàn 308 đang hành quân. Họ bị sốt rét lâu ngày không còn đủ sức đi theo đơn vị, nằm chờ đơn vị thu dung. Đi rừng sợ nhất là sốt rét, tiếp đến lã đói rồi mới đến sông sâu, vực thẳm. Chúng tôi xác đinh hành quân vượt Trường Sơn là một cuộc chiến đấu phải có tổn thất hy sinh. Những trường hợp tưởng như cá biệt nhưng nó trở thành thông điệp cảnh báo nguy hiểm với mọi người trên con đường dằng dặc vào Nam.


Tôi vẫn được "đặc ưu" mang chiếc đài bán dẫn ORIONTON (của Hung-ga-ri). Tuy nặng hơn một chút nhưng khi nào cũng được nghe tin tức, ca nhạc. Nhờ nó mà lắm lúc tôi quên cả mệt nhọc khi đi đường. Nhiều người cố đi gần tôi để được nghe nên tôi có lúc cảm thấy cũng hãnh diện. Tới đây, chiếc đài vẫn còn nghe được mặc dù mấy lần tôi ngã oành oạch, đập máy vào đá, vào cây. Nó cũng chịu đựng gian khổ mưa nắng như người. Hàng ngày nghe tin chiến thắng của ta hết nơi này đến nơi khác, ai cũng phấn khởi.


Ông Hoành, anh Vinh nhanh nhậy dùng ngay những bản tin đó kịp thời động viên đơn vị quyết tâm hành quân tới đích với quân số cao. Tuy vậy một số anh em không hào hững lắm. Đầu óc họ u u minh minh trong ạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Ở thời điểm này quân số đơn vị tư trần, đau ốm nằm lại dọc đường đã tới mức báo động. Những bản tin chiến thắng trên đài sôi nổi, dồn dập khiến mọi người quên đi những thực tế hiện tại. Chắc rằng ở miền Bắc những người thân đang theo dõi bước chân đi của chúng tôi một cách lạc quan. Trong không khí chung của cả nước ra trận, ít ai nghĩ mọi chiến thắng đều phải trả giá, thậm chí có khi rất đắt. Vào thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đang bước vào thời điểm đỉnh điểm, cả nước cùng đánh Mỹ không cho phép người ta nghĩ nhiều tới chết chóc bi thương. Tất cả cho chiến tuyến, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược, là mệnh lệnh của trái tim mỗi người Việt Nam lúc này. Vì thế, con đường dù gian lao nguy hiểm đến mấy, chúng tôi cũng phải cố gắng vượt qua, mặc dù tình trạng thất thoát của trung đoàn lúc này đã rất trầm trọng và có nhiều hướng xấu thêm.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2008, 06:43:41 pm »

Con đường Tây Trường Sơn trườn lên cao độ hàng ngàn mét. Đoàn quân mải miết bước dưới rừng già sũng nước, ít khi có ngày nắng ráo. Cảnh vật mỗi ngày hiện ra một mới lạ. Đang nhọc nhằn trèo qua những đỉnh cao lởm chởm đá tai mèo lại bước ra con đường bằng phẳng kéo dài qua cánh rừng thưa thoảng, cây mọc thẳng tắp, chúng tôi như lạc vào một vùng đất đầy thơ mộng, ánh nắng ngập tràn trên cây lá xanh tươi. Buổi chiều qua con sông toàn những phiến đá cuội khổng lồ như vô số những chú nghé trắng nằm phơi nắng, trưa mai đã tơi rừng lực lưỡng trên triền dốc trắng bạt ngàn những lá khô... Cứ như là cuộc mộng du qua những miền đất lạ. Có người bảo dòng sông có bạt ngàn những tảng đá lớn là sông Đá Bạt.


Những có nơi con đường mòn nhập vào tuyến đường vận tải chiến lược loang lổ hố bom và vết cháy rủa bom phốt-pho, na-pan... Trông con đường mới thấy hết công sức của những người chiến sĩ công binh  Hàng vạn cây gỗ cắt khúc lát trên mặt đường chống lầy lún cho xe chạy. Được bước đi trên những cây gỗ đều đặn thật dễ chịu so với đi trên những đoạn đường đầy gốc cây, đá ong hoặc sình lầy. Những đoạn đường như vậy đem lại cho chúng tôi một chút thay đổi không khí, đẩy lùi cảm giác đại ngàn hoang dã.


Cành rừng dọc theo trục đường ôtô vận tải, bị vặt trụi lá, cành trơ ra khẳng khiu khô khốc sau nhũng trận mưa chất độc hóa học của giặc Mỹ. Máy bay trinh sát L.19 quần đảo trên đầu kiên nhẫn săn lùng đối phương. Nhiều nơi, không quân Mỹ đã đánh trúng con đường huyết mạch của ta nhưng dấu vết của tội ác và tổn thất chưa để lại nhiều như sau này. Mật độ bom đạn trút xuống đường Trường Sơn thời gian này chưa phải là ác liệt. Những đoàn quân qua đây phần lớn thương vong không phải vì bom đạn địch mà vì đau bệnh, thiếu đói, cơ thể suy kiệt dinh dưỡng, đường sá gian truân.


Đến gần cuối đất Lào, đội hình Đoàn 308 dãn ra do bị đứt khúc và tốc độ chậm dần. Đoàn quân đã lết lên được đỉnh Trường Sơn.


Một hôm đơn vị thức dậy hành quân, đúng giờ như thường lệ, nhưng sao không gian mù mịt không thấy lối đi, bốn bê chỉ có tiếng gào rú liên hồi. Một trạng thái thật kỳ lạ. Chúng tôi nói với nhau "đã ra tới biển". Nhưng không ai tin, làm sao đang đi trên núi mà tới biển được, họa chăng là đèo Hải vân. Nhưng đây thì không thể Hải Vân, vì đã bỏ xa Quảng Trị mấy chục ngay đường. Một lúc sau chúng tôi hiểu mình đang đi trong khu vục mây bao la giống như được "hành vân" như trong phim Tôn Ngộ Không vậy. Ai cũng lây lảm thú vị. Nhưng sau vài giờ đi trong cảnh huyên ảo của thiên nhiên, đoàn người bắt đầu đổ dốc, cảnh vật lộ ra trần trụi. Đó là triến núi gỗ ghề sâu hút tưởng như vô tận.


Trái nghịch với những ngày bám gót nhau lên cao, nhất là qua đinh Hai Ngàn, giờ đây đoàn người như có bàn tay vô hình nào xô đẩy khó lòng dừng lại được. Chiếc gậy phải ấn sâu xuống đường để cản bớt lực hút của trời đất. Chẳng ai hiểu sao, chỉ nhìn nhau cười. Có anh bảo: "Cứ cái đà này chắc là xuống âm cung". Bao giờ thì hết dốc hoặc thay đổi trạng thái hành quân? Câu hỏi rơi vào thung lũng thẳm xanh. Nghỉ xả hơi giữa buổi, mọi người đem cơm nắm ra ăn. Vừa ăn vừa nhìn xuống vực sâu thăm thẳm, ai cũng ngán ngẩm nghĩ đến phút mang ba lô cắm đâu lao xuống như phản lực bổ nhào. Con đường giống cây thang đất, có nơi nhẫy nhụa trơn láng như thoa mỡ chỉ chực quật đổ chúng tôi, có nơi lại hang hố sạt lở như động đất. Đoàn quân như những phiến đá nối nhau lao xuống không ngừng.


Cầm cự suốt một ngày, Đoàn 308C mới tới chân dốc hạ trại nấu cơm. "Chân sắt vai đồng" như lính pháo chung tôi cũng muốn rủn ra. Khi đã ngôi trên khoảng đất tương đối bằng phẳng nhìn lên mới sung sướng thấy mình đã qua được một chặng hiểm nghèo. Rừng như một bức tường thành xanh đậm đặc choán cả bầu trời.


Sau này chúng tôi mới biết đổ con dốc khủng khiếp đó, Đoàn 308C đã trở về bên Đông Trường Sơn, đất mình, ở địa phận Nam Trung Bộ. Đây chính là con dốc nổi tiếng Ô Phiên mà bất cứ ai vượt Trường Sơn cũng phải đi qua.


Thời tiết đã chuyển vào tháng sáu nhưng tôi không cảm nhận được nét gì quen thuộc của đất trời. Dường như Trường Sơn là một thế giới nguyên sơ dung chứa muôn loài, vừa hùng vĩ lại vừa bí hiểm, hoang vu. Đời người hi hữu lắm mới có thể quay đây một lần. Những cảnh vật lạ kỳ trong mơ cũng không có được.

Vượt qua vô vàn những gian khổ trên đường, chúng tôi đã ngốn được hơn nửa chặng hành quân.


Các thủ trưởng đơn vị tập họp quân số củng cố lại đội hình xộc xệch mấy tháng nay. Nét mặt các anh đượm vẻ lo lắng ưu tư. Cần phải đưa đơn vị đi tiếp trên chặng đường gian khổ hơn với tất cả nỗ lực của tập thể và cá nhân. Đó là mệnh lệnh trách nhiệm đồng thời cũng là lương tâm của những người cầm quân nắm giữ trong tay một thực lục quí hiếm của chiến trường. Nhưng một thực trạng không thể phủ nhận: sức đoàn quân đã giảm sút rõ rệt, hầu như không còn ai khỏe mạnh, hăng hái. Từ cán bộ đến chiến sĩ nước da chuyển sang màu xanh xám, than chì. Hơn bốn tháng trời hành quân trong điều kiện hết sức gian nan đã làm vơi cạn phần lớn sinh lực trong mỗi người. Những người nằm xuống đã yên một bề. Họ yên nghỉ mãi mãi với Trường Sơn. Những người còn lại phải ráng sức đi cho tới nơi, tới đích. Không khắc phục khó khăn, đau bệnh để đi tiếp, kể như tự kết thúc mình giữa rừng xanh.

Thủ trưởng Hoành và thủ trưởng Ty kêu gọi mọi người:

-Sốt rét, không được nằm, phải cố gắng đi lại luyện tập thân thể, mới tiếp tục hành quân được.

-Hãy ráng ăn vào để cơ thể có sức trụ lại với những cơn sốt rét.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM