Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:21:08 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giải phẫu một cuộc chiến tranh  (Đọc 96870 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #220 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2008, 11:39:11 am »

Ở một mức độ nhất định, tuy những người Cộng sản không thấy trước những sự kiện kỳ lạ của giai đoạn cuối cuộc chiến tranh, nhưng kết quả của những sự kiện đó là xuất phát từ cố gắng của bản thân chính những người cộng sản và từ tính chất các lực lượng bố trí chống lại họ. Khi thời cơ đến, họ nắm lấy cơ hội và đi vào khoảng trống mênh mông trong bảy tuần phi thường nhất trong toàn bộ lịch sử của chiến tranh. Nhưng vở kịch kỳ lạ đó, chỉ là đỉnh cao của một cuộc chiến tranh chính trị, xã hội và con người, đã được bắt đầu hai thập kỷ trước đây và đã được Cách mạng sử dụng để xây dựng hàng ngũ và thiết lập tính hợp pháp của mình trong một quá trình chậm rãi, kiên trì và có tính chất tích lũy. Đảng chỉ có thể tiên đoán rằng một loại rộng lớn và liên tục những cố gắng và hy sinh sẽ đưa lại thắng lợi hoàn toàn. Và họ cũng lấy chủ nghĩa mác-xít làm cơ sở để tin rằng nhân dân và các quá trình xã hội sẽ phối hợp với nhau, tác động lẫn nhau để xác định tương lai và hình thành kết quả của lịch sử.

Chiến tranh Việt Nam, theo phân tích cuối cùng, là một trận đấu giữa Mỹ và người thay cho họ được bảo vệ và trợ cấp dồi dào với phong trào cách mạng mà gốc rễ giai cấp và cơ sở tư tưởng đưa lại cho họ một sức bật và một sức nạnh to lớn. Cách mà những cá nhân xử sự trong chiến tranh cũng như trong hòa bình, phản ánh những tiêu chuẩn xã hội và tính chất của hai chế độ đang đối địch nhau. Nguồn sức mạnh quan trọng nhất của Đảng cộng sản trên ba mươi lăm năm qua là quan niệm của họ về một đạo đức cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nhấn mạnh của họ đối với ý nghĩa hàng đầu của mọi hành động và giá trị đưa đến một xã hội xã hội chủ nghĩa. Khả năng của Đảng phát triển một tổ chức mà cuộc sống của những thành viên phù hợp với những nguyên tắc nói trên, đã làm cho họ đạt được mục tiêu của họ..

Khái niệm về vai trò trọng yếu của cá nhân là một bổ sung cơ bản và đặc biệt nhất của chủ nghĩa cộng sản Việt Nam vào học thuyết mác-xít lê-nin-nít và là một sự xem xét lại tầm quan trọng tương đối của các nhà lãnh đạo và những hình thức tổ chức thuần túy. Không ai có thể hiểu được làm thế nào hàng chục nghìn đàn ông và đàn bà đấu tranh hết thập kỷ này đến thập kỷ khác trong những điều kiện vô cùng thiếu thốn, thường là đơn độc, đòi hỏi cam kết cá nhân, kiên trì và hy sinh phi thường, nếu không đánh giá được ảnh hưởng của những cam kết và giá trị cách mạng như vậy cũng như không đánh giá được sự hấp dẫn của chương trình xã hội và chính trị của Đảng vạch ra. Bởi vì, trong khi chiến thuật và chiến lược của Đảng trong suốt cuộc chiến tranh là đúng nhiều hơn không, đó là điều kiện cần thiết nhưng chưa đủ để thắng.

Trong một cuộc đấu tranh lâu dài trong đó một cuộc khủng hoảng muôn màu muôn vẻ tác động đến các sự kiện một cách vượt xa khả năng dự kiến của bất kỳ ai, kể cả các nhà lãnh đạo, thì sức mạnh tối hậu của Đảng là khả năng chịu đựng và do đó, tiếp tục liên kết với các sự kiện, dù đúng dù sai. Sự tồn tại của những đảng viên kiên trì, tận tụy đã giúp Đảng làm chủ tương lai của đất nước và lấp khoảng trống do Pháp và Mỹ để lại ở Việt Nam.

Đạo đức cách mạng khẳng định rằng ý thức tác động đến quá trình lịch sử bằng chính bản thân nó. Không phải Cách mạng không tính đến so sánh lực lượng vật chất, nếu Cách mạng không muốn trở thành chủ nghĩa thần bí hoặc chủ nghĩa lãnh mạn, nhưng Cách mạng khẳng định vai trò thiết yếu của trách nhiệm và hành động cá nhân. Một quan niệm về vai trò của quần chúng trong các sự kiện lớn và trong lịch sử đưa lại lòng tự tin và trở thành một thành phần của sức mạnh.

Đảng không bao giờ trở thành một Đảng của những ông thánh cách mạng, nhưng Đảng đã tìm được cách tập hợp một số rất lớn đàn ông và đàn bà mà đạo đức và lòng tận tụy với sự nghiệp là rất cao. Họ có những hy sinh to lớn và chịu vô vàn thiếu thốn và một mình họ đã làm cho đảng đóng được vai trò của mình trong lịch sử. Chính quy mô thắng lợi của Đảng mới càng đáng chú ý, như thể sức ép liên tục của cuộc đấu tranh dai dẳng đã thêm sức mạnh cho đảng viên và làm cho họ dễ hy sinh tính mạng của mình cho sự nghiệp. Bên trong sự cam kết của họ là một sự tổng hợp của lòng tin tưởng và sự chắc chắn ở tương lai, dựa vào sự kết hợp của hành động cần thiết của chính họ với sự đánh giá tính chất của thực tế xã hội và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Mỗi người đều vì nhân dân và vì một sự nghiệp mà trong đó số phận của từng người gắn với số phận của Cách mạng. Chính tác động của quan niệm đó đã làm cho thắng lợi cơ hồ như không thể đạt được trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, đã thực sự đạt được một cách trọn vẹn, và bằng chứng mạnh mẽ nhất cho tính hiệu quả của khái niệm đó sẽ được kinh nghiệm cuối cùng chứng minh.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #221 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2008, 11:39:48 am »

Vai trò của cải có thể làm và cái bị hạn chế trong những quá trình lịch sử và trong các sự kiện lớn luôn luôn thâm nhập vào sự suy nghĩ của con người. Vấn đề thực sự là xem nhu cầu và khả năng diễn biến như thế nào qua thời gian và trước hết là xem tại sao, khi nào và như thế nào bên này lại quan trọng hơn bên kia. Ý nghĩa của những vấn đề này, căn bản cho sự hiểu rõ kinh nghiệm lịch sử hiện đại, không cho phép đơn giản hóa hoặc có những kết luận ngẫu nhiên.

Việc hiểu thấu đáo những giới hạn và những khả năng thực tế là thực chất của chiến lược chính trị và là điều tiên quyết cho việc cải biến xã hội một cách có lợi nhất. Điều đáng chú ý là thay đổi xã hội trong thế kỷ này là nhanh chóng và gây đau khổ một cách kỳ lạ. Nhưng cuộc khủng hoảng bên ngoài của chiến tranh và vô số những phát triển bên trong sẽ duy trì sự biến đổi đó của thế giới trong tương lai. Những tổn thất mà các cuộc chiến tranh kéo dài gây cho các nền kinh tế quốc gia và có sự cố kết xã hội và tư tưởng của các nền kinh tế đó là nguồn gốc quan trọng của thay đổi nhất là trong việc đẩy nhanh sự phi thực dân hóa các trật tự âu và Mỹ. Là một cuộc xung đột dài nhất của thời hiện đại, chiến tranh Việt Nam đưa ra một toàn cảnh để đánh giá nguồn gốc và những thành phần của một cuộc khủng hoảng tác động đến hai cường quốc phương Tây và để thăm dò ý nghĩa của hành động và các tổ chức trong việc xác định một cách có ý thức kết quả cuối cùng một sự kiện lịch sử lớn.

Chiến tranh nói chung là nhân tố vượt lên trên hết trong tất cả các xã hội, đòi hỏi phải có lựa chọn và hành động. Những bên có thể gây ra thay đổi trong những lúc này là quần chúng nhân dân. Khi họ thấy rằng họ không thể tránh những hậu quả của hành động hoặc không hành động của họ, và thường là phải trả một giá cao hơn cho việc không hành động thì họ sẽ trở thành một lực lượng xã hội và lực lượng đó càng bền vững nếu họ tham gia một hình thức có tổ chức.

Chiến tranh Việt Nam là một sự kiện vĩ đại vượt quá phạm vi một nước và vượt quá cả thời gian và nó phản ánh, dưới hình thức rõ nét nhất, những sôi động và xu hướng cơ bản trong quá trình lịch sử, kể từ năm 1946. Đó không phải là ngẫu nhiên mà là kết quả lô-gích của lòng tham, sức mạnh, và nhược điểm đương thời của Mỹ, Chiến tranh một lần nữa khẳng định tính tất yếu của những biến đổi xã hội và những phong trào xã hội trong thế giới ngày nay, khẳng định những điểm yếu thật sự cũng như sức mạnh to lớn của chúng, và khẳng định tiềm năng đáng sợ của con người nhằm xác định chính tương lai của mình chống lại mọi sức cản trở. Cân nhắc cả những khả năng vì sự bất lực tối hậu của Mỹ so với khả năng những kẻ thù mà họ có thể đương đầu ở một nước bất hạnh khác nào trong Thế giới thứ ba, năm nay hay trong tương lai, là đánh giá tính chất sức mạnh thực sự và những thành phần của sự thay đổi trong thế giới ngày nay.
Bởi vì, nhìn các khía cạnh xã hội và con người ảnh hưởng đến kết quả của tình trạng chiến tranh giữa Mỹ và các phong trào và quốc gia cấp tiến, khó mà tưởng tượng rằng một cuộc xâm phạm ào ạt khác vào một quốc gia cách mạng ngoan cường nào đó có thể sẽ có một kết thúc khác với kết thúc ở Việt Nam.

Tất cả điều mà Mỹ có thể làm ngày nay là gây muôn vàn đau khổ cho nhân dân mà vũ khí và tiền của của Mỹ không thể nào kiểm soát được số phận. Mà muốn làm như vậy một lần nữa, tất nhiên phải đòi hỏi ở công chúng Mỹ một cái giá mà cuối cùng họ đã không chịu trả ở Việt Nam và chắc chắn họ không sẵn sàng trả trong tương lai. Không thể nào chống lại được sự thay đổi xã hội sâu sắc trong diễn biến lịch sử. Nhưng tính chất của quá trình đó và cách mà nó ảnh hưởng đến sinh mạng của quần chúng trong các nước đang phát triển trong những thập kỷ sắp đến, không thể tách ra khỏi vấn đề liệu thất bại trong chiến tranh Việt Nam có buộc Mỹ không can thiệp ở những nơi khác nữa và để cho nhân dân thế giới định đoạt lấy tương lai của mình hay không. 
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #222 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2008, 11:42:13 am »

MỤC LỤC

PHẦN MỘT: NHỮNG NGUỒN GỐC CỦA CHIẾN TRANH CHO ĐẾN NĂM 1960
Chương một: Con đường đi đến khủng hoảng của Việt Nam
Chương hai: Đảng Cộng sản cho đến năm 1945: từ đại khủng hoảng cho đến chiến tranh
Chương ba: Việt Nam: từ cách mạng tháng Tám 1945 đến chiến tranh kéo dài
Chương bốn: Thế giới bên trong của chủ nghĩa Cộng sản Việt Nam: lý thuyết và thực hành
Chương năm: Sự củng cố quyền lực của Đảng Cộng sản
Chương sáu: Sự đối đầu của Mỹ với những giới hạn của quyền lực thế giới 1946-1960
Chương bảy: Nam Việt Nam cho đến năm 1959, những nguồn gốc của cuộc xung đột
Chương tám: Thế tiến lui đều khó của Đảng Cộng sản ở miền Nam, 1954-1959

PHẦN HAI: CUỘC KHỦNG HOẢNG Ở NAM VIỆT NAM VÀ SỰ CAN THIỆP CỦA MỸ, 1961-1965
Chương chín: Sự dính líu của Mỹ ở Việt Nam: từ trách nhiệm đỡ đầu cho đến chiến tranh không quân
Chương mười: Chiến tranh và nông thôn Việt Nam
Chương mười một: Sự thách thức trong việc xác định các chiến lược quân sự
Chương mười hai: Mỹ, cách mạng, và những thành phần của cuộc đấu tranh

PHẦN BA: CHIẾN TRANH TỔNG LỰC 1965-1967 VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA NAM VIỆT NAM
Chương mười ba: Leo thang và thất vọng của nền chính trị Mỹ
Chương mười bốn: Sự tiếp tục tìm kiếm những chiến lược quân sự có hiệu quả
Chương mười lăm: Thế tiến lui đều khó trong cách tiến hành chiến tranh của Mỹ
Chương mười sáu: Chiến tranh và sự biến đổi của xã hội Việt Nam
Chương mười bảy: Nguyễn Văn Thiệu và cơ cấu quyền lực của Việt Nam cộng hòa
Chương mười tám: Thế tiến lui đều khó của sự phụ thuộc kinh tế và chế độ Việt Nam cộng hòa
Chương mười chín: Sự xây dựng quân đội Việt Nam cộng hòa và cuộc đấu tranh giành nông thôn Nam Việt Nam
Chương hai mươi: Tính chất và những hậu quả của hai đội quân Việt Nam
Chương hai mươi mốt: Những phản ứng của Đảng Cộng sản đối với chiến tranh tổng lực
Chương hai mươi hai: Tác động kinh tế của chiến tranh đối với Mỹ
Chương hai mươi ba: Cán cân lực lượng trong chiến tranh vào cuối năm 1967

PHẦN BỐN: CUỘC TIẾN CÔNG TẾT VÀ CÁC SỰ KIỆN NĂM 1968
Chương hai mươi bốn: Cuộc tiến công Tết
Chương hai mươi lăm: Tác động của cuộc tiến công Tết đối với Oa-sinh-tơn
Chương hai mươi sáu: Đánh giá cuộc tiến công Tết

PHẦN NĂM: CHIẾN TRANH VÀ NGOẠI GIAO (1969-1972)
Chương hai mươi bảy: Sự đối đầu của chính quyền Ních-xơn với Việt Nam và thế giới
Chương hai mươi tám: Cuộc khủng hoảng của sức mạnh quân sự Mỹ
Chương hai mươi chín: Chính sách quân sự của Cách mạng, 1969-1971
Chương ba mươi: Mỹ và Việt Nam cộng hòa: Những mâu thuẫn của Việt Nam hóa
Chương ba mươi mốt: Cuộc đấu tranh cho một Việt Nam nông thôn đang thay đổi
Chương ba mươi hai: Chiến lược quốc tế của Đảng Cộng sản
Chương ba mươi ba: Chiến tranh trên hai mặt trận: Ngoại giao và chiến trường, 1971-1972
Chương ba mươi tư. Quá trình ngoại giao: ảo tưởng và thực tế

PHẦN SÁU: CUỘC KHỦNG HOẢNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA VÀ SỰ KẾT THÚC CHIẾN TRANH 1973-1975
Chương ba mươi lăm: Cán cân lực lượng ở Nam Việt Nam, đầu năm 1973 và tác động của các chính sách của Việt Nam cộng hòa
Chương ba mươi sáu: Thế tiến lui đều khó về quyền lực của chính quyền Ních-xơn
Chương ba mươi bảy: phục hồi và phản ứng: Chiến lược của Đảng Cộng sản cho đến giữa năm 1974
Chương ba mươi tám: Cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc của chế độ xã hội Việt Nam cộng hòa
Chương ba mươi chín: Sài Gòn và Oa-sinh-tơn giữa năm 1974: Sự nối tiếp của hai cuộc khủng hoảng
Chương bốn mươi: Những nhận thức và kế hoạch của Cách mạng, cuối 1974
Chương bốn mươi mốt: Sự kết thúc của chiến tranh

KẾT LUẬN

HẾT
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM