Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:37:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: "Đi trên dây"  (Đọc 112105 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2007, 09:46:40 am »

2- Trong vấn đề viện trợ cho Việt Nam.
Cả Liên Xô và Trung Quốc đều hết lòng, nhưng hai nước cũng có nhiều xung khắc. Phía Trung Quốc thường lên án viện trợ của Liên Xô, cho rằng "Liên Xô dùng viện trợ để phục vụ chính sách của họ". Trong một cuộc hội đàm, phía Trung Quốc bài xích viện trợ của Liên Xô và khuyên Việt Nam không nhận viện trợ của Liên Xô, chỉ nhận viện trợ của Trung Quốc.

 Chiếc MiG-19 số hiệu 6058 tại Bảo tàng KQVN - của TQ viện trợ.
Trong việc vận chuyển viện trợ của Liên Xô quá cảnh qua Trung Quốc Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là mỗi khi Liên Xô có ý định thay đổi mặt hàng, khối lượng, biện pháp vận chuyển. Tháng 4-1967, khi Liên Xô muốn tăng mức hàng viện trợ quá cảnh Trung Quốc từ 1 vạn lên 3 vạn tấn/tháng, Việt Nam phải đứng ra dàn xếp mới được. Cũng vậy hai tháng sau, Liên Xô muốn thoả thuận vận chuyển 24 máy bay MIG từ đường sắt qua đường không, phía Trung Quốc cũng không chấp nhận, dù phía Việt Nam đã đứng ra làm trung gian dàn xếp.

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2007, 07:44:13 pm »

3 - Trong vấn đề Việt Nam ngồi đàm phán với Mỹ
  Ý kiến của Liên Xô - Trung Quốc cũng khác nhau và sự gợi ý, gây sức ép của họ cũng theo hướng khác nhau. Với chính sách hoà hoãn với Mỹ, từ sớm, Liên Xô đã sẵn sàng làm trung gian, tạo cơ hội cho các cuộc tiếp xúc Mỹ -Việt Nam (như vụ May Flower (tháng 5-1965). LiênXô hoan nghênh chủ trương và tuyên bố của Việt Nam (28-l-1967) đòi Mỹ chấm dứt ném bom để nói chuyện. Mỹ-Xô cũng nhiều lần trực tiếp bàn vấn đề hoà bình ở Việt Nam nhưng Liên Xô không đi xa lập trường của Việt Nam.
   Trái lại, Trung Quốc một thời gian dài phản đối, tìm cách ngăn chặn cục diện đánh - đàm. Tháng 7-1965, trong hội đàm cấp cao ở Bắc Kinh. phía Trung Quốc cho rằng: xét lại Liên Xô muốn miền Bắc đàm phán với Mỹ, gạt Mặt trận dân tộc giải phóng, bán rè anh em? Sau khi Việt Nam có tuyên bố 3-4-1968 mở cuộc tiếp xúc với Mỹ, thì Trung Quốc không tán thành và cho rằng như thế là vội vàng quá, chưa phải thời cơ. phải giữ cao giọng. . . Đến khi Việt Nam sắp thoả thuận với Mỹ về việc Mỹ chấm dứt ném bom và họp hội nghị 4 bên, phía Trung Quốc càng phản đối quyết liệt đến mức nêu vấn đề quan hệ và vấn đề viện trợ để "nhắc nhở" ta. Việt Nam phải trải qua những chặng đường rất gian truân.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2007, 10:33:05 pm »

V-VIỆT NAM ỨNG PHÓ THẮNG LỢI VỚI QUAN HỆ BA NƯỚC LỚN.

   Việt Nam đánh Mỹ, một nước mạnh về tiềm lực, lại có nhiều phương tiện và thủ đoạn ngoại giao để lôi kéo các nước về phía mình. Mỹ lại dùng nhiều thủ đoạn tác động đến các đồng minh của ViệtNam, đặc biệt là lợi dụng mâu thuẫn Xô-Trung để hạn chế hai nước ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam, tận dụng vai trò hai nước để giúp Mỹ, tìm giải pháp có lợi cho họ.
   Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng ta đã có đường lối đấu tranh trên ba mặt trận quân sự - chính trị - ngoại giao để đánh và thắng Mỹ. Ở đây chỉ giới hạn trong vấn đề cốt lõi là Việt Nam đã vận dụng đường lối, quan điểm độc lập, tự chủ như thế nào để chống chọi với Mỹ và ứng phó với quan hệ giữa ba nước lớn.
1, Đối với Mỹ.
   Lúc này, chiến tranh lạnh đang chi phối cục diện thế giới. Mỹ là siêu cường số một. Nhân dân thế giới chống Mỹ mạnh mẽ. Cuộc kháng chiến của Việt Nam được cả thế giới quan tâm. Họ muốn xem Việt Nam có đánh được Mỹ không? Có thắng lợi được không? Trong việc đánh giá Mỹ cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có lập luận cho rằng Mỹ là con hổ giấy không có gì đáng sợ. Khrouchev coi Mỹ là con hổ giấy có răng nguyên tử. Còn Việt Nam thì đánh giá Mỹ trong bối cảnh thời đại, trong tương quan tại chiến trường Việt Nam và đi đến quyết tâm đánh Mỹ với niềm tin có căn cứ là có thể thắng Mỹ bằng cách đánh của Việt Nam, với sự ủng hộ của quốc tế. Đó là mấu chất để phát huy tính độc lập, tự chủ trong đường lối kháng chiến .
   Một đặc điểm quan trọng của chiến tranh Việt Nam là vấn đề đàm phán được đặt ra từ rất sớm. Đầu năm 1965, Mỹ phát động chiến tranh lớn. Tháng 4 năm đó Mỹ rêu rao đòi "đàm phán không điều kiện" và dùng thủ đoạn này ép ta, gây khó khăn cho ta suốt hai năm. Ta quyết đánh-đàm theo kiểu của ta. Từ đầu, ta chủ trương đánh đến một lúc nào thì đi vào vừa đánh vừa đàm để kiềm chế Mỹ và giành thắng lợi từng bước. Nhưng ta đi vào đàm phán, vào thời điểm do ta chọn. Dự định của ta như vậy, nhưng thực hiện không dễ dàng. Suốt hai năm 1965-1966, về ngoại giao, Mỹ liên tục mở các chiến dịch hoà bình rất quy mô, có nhiều tác động đến dư luận quốc tế không thuận cho ta. Mỹ còn sử dụng nhiều con đường khác nhau qua trung gian. Có những vai trò trung gian rất có ảnh hưởng như hai Chủ tịch Hội nghị Genève 1954 là Anh và Liên Xô, các nước trong Uỷ ban quốc tế, các nước không liên kết . . .Thủ tướng Anh và Liên Xô gặp nhau ở London tháng 2-l967 bàn vấn đề Việt Nam; rồi Tổng thư ký Liên hợp quốc, Giáo hoàng, Thủ tướng Ấn Độ. Canada . . .đều có những đề nghị hoà bình, đều muốn có vai trò trung gian, không có lợi cho ta. Nặng nề nhất là lời kêu gọi của 17 nước Không liên kết họp ở Nam Tư do Ti to và Shastri (Thủ tướng Ấn Độ) đề xướng, trong đó nêu rõ: "Chỉ có một cách để chấm dứt cuộc xung đột, đó là tìm giải pháp hoà bình bằng con đường thương lượng. Cho nên chúng tôi khẩn thiết kêu gọi các bên hữu quan hãy mở cuộc đàm phán càng sớm càng tốt, không đề ra một điều kiện tiên quyết nào" (15-3-1965). Số đông các nước không liên kết đều là bạn của Việt Nam, có thiện chí hoà bình nhưng họ chưa hiểu thực tế và bài bản đánh-đàm của Việt Nam nên vô hình chung đã đưa ra một lời kêu gọi theo lập trường Mỹ, gây khó khăn lớn cho ta.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2007, 09:08:41 am »

Nêu ra các chiến dịch của Mỹ và hoạt động trung gian mạnh mẽ sôi động như vậy để thấy, trong thời kỳ này Việt Nam đã phải chịu sức ép nặng nề như thế nào và đã phải đề cao tính độc lập, tự chủ như thế nào để làm thất bại mưu toan của Mỹ đòi "đàm phán không điều kiện".
   Ta kiên trì ứng phó trong hai năm. Đến đầu năm 1967, khi trên chiến trường ta đã tìm ra cách đánh Mỹ có hiệu quả, thế của ta mạnh lên, ta mới cho nổ "quả bom ngoại giao", "đòi Mỹ chấm dứt hoàn toàn ném bom miền Bắc để nói chuyện". Đòn tấn công ngoại giao này rất mạnh và hiệu quả. Nó góp phần lật ngược dư luận, đẩy Mỹ vào thế bị động đối phó. Các nước và lực lượng mà 1, 2 năm trước còn ép ta nhận “đàm phán không điều kiện” thì nay chuyển sang ủng hộ mạnh mẽ lập trường của Việt Nam. Quan điểm độc lập, tự chủ phát huy mạnh mẽ hơn lúc nào hết. Từ đó cho đến lúc kết thúc chiến tranh, ta luôn luôn giữ vững độc lập, tự chủ, phối hợp chiến trường với ngoại giao, mở cục diện đánh - đàm tháng 4-1968, mở hội nghị 4 bên tháng 1- 1969, đưa đàm phán vào giai đoạn kết thúc giữa năm 1972. Tóm lại. lúc nào bắt đầu đánh - đàm, đàm thế nào. lúc nào kết thúc . . . Việt Nam tự quyết định, vượt qua mọi tác động và sức ép bên ngoài, vượt lên các mưu toan và mánh lới của Mỹ - đó là một đường lối độc lập, tự chủ cao!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2007, 07:42:09 pm »

2-Ứng phó với mâu thuẫn Xô - Trung.
   Hai nước lớn XHCN đồng minh của ta giúp ta chống Mỹ. là thuận lợi rất lớn cho Việt Nam. Nhưng Xô - Trung mâu thuẫn, Mỹ tìm cách khoét vào . . . . đó là vấn đề rất lớn đặt ra cho ngoại giao Việt Nam.
   Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh dành nhiều tâm sức cho công việc này với tinh thần giữ gìn cho được đoàn kết giữa Việt Nam với Liên Xô và với Trung Quốc, tranh thủ hai nước giúp ta ở mức cao nhất. đồng thời hạn chế các tiêu cực do mâu thuẫn này gây ra và làm thất bại ý đồ của Mỹ hòng gây tác động phức tạp cho quan hệ giữa Việt Nam với hai nước.
   Để làm được việc này, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra các điểm tương đồng và điểm khác nhau trong quan hệ giữa mỗi nước với Việt Nam, xác định lợi ích và chính sách của mỗi nước trong chiến tranh Việt Nam, từ đó tìm ra mẫu số chung về lợi ích là nghĩa vụ quốc tế đối với một đồng minh XHCN, giúp Việt Nam đánh Mỹ, làm cho Mỹ suy yếu, bảo vệ các nước XHCN, bảo vệ hoà bình. Trên tinh thần độc lập, tự chủ, chúng ta lấy đại cục làm trọng, chân thành đoàn kết, tôn trọng lợi ích từng nước, đồng thời rất chú ý các quan điểm riêng biệt của nước này, nước kia để xử lý mềm dẻo, thoả đáng.
   Thời kỳ đầu (từ 1963 trở về trước), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương  Đảng ra sức góp phần vun đắp cho mối tình đoàn kết Xô - Trung, đoàn kết XHCN. Tại Hội nghị 81 Đảng Cộng sán và công nhân (11-1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh gắng sức dàn hoà Xô-Trung để có được tuyên bố chung. Khi luận chiến trở nên quyết liệt tháng 2-1963, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam tuyên bố đề nghị các Đảng chấm dứt công kích lẫn nhau trên đài phát thanh và báo chí.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2007, 11:18:55 am »

   Sau đó. chúng ta hướng vào đoàn kết với từng nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Phải làm sao trong Đảng và trong nhân dân giữ được lòng yêu mến và biết ơn các nước anh em. Đó là "Thiên kinh địa nghĩa". Với tinh thần đó, chúng ta duy trì quan hệ chân thành, tin cậy với các nhà lãnh đạo hai nước. Trên các vấn đề có ý nghĩa chiến lược, việc hội đàm trao đổi thường do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư hoặc Thủ tướng trực tiếp làm việc với lãnh đạo cao nhất của Bạn. Ngoài ra, hàng năm, từng thời kỳ, có những Uỷ viên Bộ Chính trị trực tiếp làm việc với Bạn về các vấn đề ngoại giao, viện trợ . . .
   Một chính sách lởn của ta là giữ cân bằng trong quan hệ với hai nước, không đứng về bên này chống bên kia. Tránh mọi biểu hiện và động thái có thể gây hiểu lầm ta trọng bên này hơn bên kia. Điện chúc mừng, điện cảm ơn, các phát biểu long trọng, ta tính toán sao cho cân nhau. không gây cảm giác bên trọng, bên sơ Việt Nam nhất thiết không tham gia các hoạt động của bên này mà bên kia không tán thành. Trung Quốc muốn triệu tập “Hội nghị 11 Đảng gần Trung Quốc" Việt Nam không tham gia. Liên Xô "Họp 75 Đảng Cộng sản và công nhân", Việt Nam khước từ.
   Hai nước chân thành giúp ta, ta trân trọng, nhưng cái gì nhận, cái gì không nhận, nhận của ai . . . phải cân nhắc rất kỹ. Ta nhận mấy chục vạn quân công binh và phòng không Trung Quốc giúp ta, nhưng không yêu cầu Liên Xô cử bộ đội phòng không và sĩ quan điều khiển tên lửa sang giúp (1). Ta nhận chuyên gia kỹ thuật Liên Xô giúp ở miền Bắc nhưng không để Liên Xô đặt cố vấn bên cạnh Mặt trận dân tộc giải phóng ở miềnNam, không để Trung Quốc cử cán bộ nghiên cứu vào miền Nam. Cũng vậy, khi Trung Quốc gợi ý sẵn sàng đưa công binh giúp làm đường vào Nam. ta tìm cách từ chối khéo.
----------------------------------------------------------------------------
  (1) Theo một tài liệu mà người post bài này đã được đọc thì trong cuộc Chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, Liên Xô đã gợi ý muốn gửi sang VN 2 lữ đoàn tên lửa phòng không và một trung đoàn MiG-21 để giúp VN bảo vệ khu vực HN.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2007, 02:02:36 pm »

   Khó khăn nhất là khi xử lý các vấn đề liên quan đến Việt Nam mà Liên Xô-Trung Quốc có ý kiến khác nhau. Việt Nam cần, Liên Xô cũng muốn có hành động thống nhất: họp 3 Đảng, tuyên bố chung của các nước XHCN, lập đường hàng không Liên Xô-Việt Nam và căn cứ không quân Liên Xô ở Hoa Nam . . . các việc này có được thì tốt cho Việt Nam biết bao, nhưng khi Trung Quốc đã không đồng ý thì Việt Nam bàn với Liên Xô tạm gác lại để khỏi gây cấn cá cho Trung Quốc
   Vấn đề chuyển hàng viện trợ của Liên Xô quá cảnh Trung Quốc, để tránh nghi ngại của Bạn, ta nêu vấn đề với Trung Quốc rằng ta nhận hàng của Liên Xô ngoài biên giới Trung-Xô. Hàng đi qua Trung Quốc là hàng của Việt Nam.
   Ở trên đã nêu, quan điểm của Liên Xô, Trung Quốc khác nhau về đánh-đàm. Ta kiên trì con đường và bài bản đã chọn. Với Liên Xô, Việt Nam kiên trì vận động Bạn ủng hộ lập trường 4 điểm của Việt Nam. Liên Xô có những gợi ý, thúc đẩy, muốn trung gian nhưng vẫn phải tôn trọng lập trường của Việt Nam . Trung Quốc phản đối Việt Nam đi vào nói chuyện với Mỹ, Việt Nam khẳng định kiên quyết chiến đấu. Nói chuyện không gây trở ngại cho chiến trường. Găng nhất là cuối năm 1968 khi Việt Nam sắp thoả thuận với Mỹ chuyển đàm phán sang giai đoạn mới, Trung Quốc phản đối quyết liệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh phải cử đoàn cán bộ cấp cao miền Nam sang biểu thị quyết tâm chống Mỹ đến thắng lợi. Từ giữa năm 1971 , tình hình thuận hơn, nhưng Việt Nam vẫn thận trọng. Tháng 10-1972, khi Việt Nam trao cho Mỹ đề nghị hoà bình có tính chất quyết định, thì chúng ta cũng đồng thời trao văn bản đó cho lãnh đạo Liên Xô -Trung Quốc và đều được sự đồng tình và ủng hộ cao. Đây là một kết quả lớn của chủ trương độc lập, tự chủ và chân thành đoàn kết.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2007, 07:15:28 pm »

Trong quan hệ với hai nước lớn, có những vấn đề rất tế nhị, ứng xử không khéo sẽ gây phức tạp. Dịp ngày sinh lần thứ 70 của Khrouchev (17- 4-1964) , thay vì gửi điện mừng theo kiểu thông thường có thể gây hiểu lầm với một bên, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đại sứ Liên Xô. Nâng cốc chúc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô mạnh khoẻ, sống lâu, hạnh phúc. . .Đại sứ Liên Xô cảm kích hứa sẽ chuyển ngay lời chúc mừng của Chủ tịch tới Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.
   Suốt thời kỳ Cách mạng Văn hoá Trung Quốc, phía Bạn luôn yêu cầu Việt Nam bày tỏ ủng hộ, ở  trong nước dễ tránh: nhưng Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh thì phải chịu sức ép trực tiếp. Trong một cuộc mít-tinh của thanh niên. sinh viên Trung Quốc ủng hộ Việt Nam, Bạn yêu cầu trong phát biểu của Đại sứ Việt Nam có đoạn ủng hộ Cách mạng Văn hoá. Trong thế khó xử, Đại sứ Việt Nam chỉ nói về cách mạng Văn hoá Trung Quốc một cách chung chung mà không bày tỏ sự ủng hộ. Những người thuộc phái Giang Thanh rất bất bình. Hôm sau, Nhân dân nhật báo cũng không đăng nội dung bài phát biểu của Đại sứ Việt Nam.

 HVB TQ đấu tố
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2007, 07:31:00 pm »

Mười năm chống chọi với đế quốc Mỹ cũng là mười năm giữ đoàn kết Xô-Trung, giữ cân bằng quan hệ với hai nước. Báo chí quốc tế thường ví von Hà Nội đã "làm xiếc thăng bằng" trong quan hệ với hai ông bạn lớn.
   Chúng ta thành công vì chúng ta có đường lối độc lập, tự chủ. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, trong vấn đề này chúng ta cũng không tránh khỏi sai sót. Mùa Xuân năm 1968, khi Liên Xô cùng mấy nước trong  Hiệp ước Warsaw đưa quân vào Tiệp Khắc dập tắt cuộc nổi dậy "Mùa Xuân Praha", Việt Nam ra tuyên bố cấp cao bày to sự ủng hộ. Vì tranh thủ Liên Xô mà ta ủng hộ một việc làm sai luật pháp quốc tế lại để mất cân bằng quan hệ với hai nước lớn. Khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô tuyên bố "nguyên tắc chủ quyền hạn chế" - một quan điểm không phù hợp pháp lý quốc tế, Việt Nam không lên tiếng, kể cả bên trong.

 Mùa xuân Praha
Đầu năm 1972, Liên Xô - Trung Quốc đi vào hoà hoãn với Mỹ và đón tiếp Nixon, Việt Nam giữ độc lập, tự chủ, khẳng định mạnh mẽ: "Việt Nam là của chúng tôi. Các đồng chí không được bàn với Mỹ về vấn đề Việt Nam". Nhờ vậy, Việt Nam đã hạn chế được các tiêu cực do hoà hoãn giữa các nước lớn. Tuy nhiên, thiếu sót của ta là chậm phát hiện và đánh giá chính xác khả năng và giới hạn của quá trình hoà hoãn cũng như chưa xác định được các khả năng Việt Nam có thể khai thác để tham gia vào cuộc chơi quốc tế lớn này, phục vụ đấu tranh chống Mỹ tốt hơn .
   Quan hệ thuận với các nước lớn, giữ vững độc lập, tự chủ luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của ngoại giao trong bất cứ hoàn cảnh nào.

-----------HẾT------------
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
ChimViet
Thành viên
*
Bài viết: 58


« Trả lời #19 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2008, 07:01:26 am »

Bài này hay phết. Riêng chủ đề này còn có thể bàn nhiều, nhưng lại thiếu thông tin.
Về các khó khăn cụ thể do 2 ông anh này tạo ra thì tôi thấy có thể thêm 2 sự việc lớn về cuối chiến tranh:
   1. Tên lửa SAM 3 không tham chiến được năm 1972. Hình như đám SAM3 đầu tiên chạm đất ta là ngày 28-12 hay sao ấy. Nếu về sớm được khoảng 1tháng, có thể các bác đếm B52 bây giờ sẽ vất vả hơn ?
   2. Cả hai đều ko đáp ứng yêu cầu viện trợ vũ khí nặng của ta sau 1973, sao cho ta không thể đánh lớn được. Họ sợ nhất là khi ta đánh lớn, Mỹ quay lại.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM