Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:06:37 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: "Đi trên dây"  (Đọc 112309 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« vào lúc: 04 Tháng Chín, 2007, 08:30:46 pm »

(Tên do người post bài tạm đặt)

QUAN HỆ MỸ - XÔ – TRUNG
VÀ ĐƯỜNG LỐI ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ CỦA VIỆT NAM
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC

Nguyễn Khắc Huỳnh (Nhà nghiên cứu lịch sử ngoại giao và quan hệ quốc tế)
Số hóa: dongadoan, ptlinh

Một  đặc điểm lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam là cả ba nước lớn Liên Xô-Trung Quốc-Mỹ đều trực tiếp dính líu và đều có vai trò trong cuộc chiến, khác nhiều so với các cuộc chiến tranh thời cận, hiện đại như chiến tranh Triều Tiên,chiến tranh Trung Đông. Bài viết này nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nước lớn, từ đó nhìn rõ đường lối ứng xử của ngoại giao Việt Nam nhằm đảm bảo thắng lợi trong bối cảnh quốc tế rất phức tạp.

I, BA NƯỚC LỚN VỚI CHIẾN TRANH VIỆT NAM.

  Đông Dương, Đông Nam Á không phải là trọng điểm chiến lược của Mỹ. Mỹ xâm lược Việt Nam không phải vì mục tiêu kiểu thực dân cũ -chiếm một khu vực địa lý nhất định để khai thác, mà vì chiến lược toàn cầu của Mỹ là ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và phe xã hội chủ nghĩa (XHCN) và đánh phủ đầu phong trào giải phóng dân tộc. Mỹ lao vào chiến tranh Việt Nam trong một thế quốc tế và quốc nội rất không thuận nên họ rất coi trọng hoạt động ngoại giao. Trong đó, các mũi ngoại giao quan trọng nhất mà Mỹ nhằm vào là Liên Xô và Trung Quốc, hai địch thủ lớn nhất của Mỹ, hai đồng minh chủ yếu của Việt Nam.
  Đối với Mỹ, nhiệm vụ của ngoại giao với hai nước này là kiềm chế, giữ chân hai nước để hai nước không trực tiếp can thiệp vào chiến tranh, tác động để hai nước giảm giúp Việt Nam, lợi dụng mâu thuẫn giữa hai nước để làm suy yếu hậu phương quốc tế của Việt Nam và khi cần thì vận dụng vai trò của hai nước trong việc thực hiện các ý đồ của Mỹ.
  Chiến lược của Liên Xô lúc này là giữ gìn hoà bình, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo hoà hoãn Đông-Tây, hoà hoãn với Mỹ. Liên Xô đặt cao nhiệm vụ giúp Việt Nam đánh Mỹ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam phù hợp với chiến lược của Liên Xô, kiềm chế Mỹ,góp phần làm cho Mỹ suy yếu, tạo điều kiện để Liên Xô vươn lên cân bằng với Mỹ về chiến lược. Liên Xô giúp Việt Nam vì lợi ích chiến lược đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với một đồng minh XHCN thân cận. Giúp Việt Nam, vị thế của Liên Xô trong phong trào cách mạng thế giới càng được nâng cao và cũng để bác bỏ mưu toan của Trung Quốc dùng vấn đề giúp Việt Nam để hạ bệ Liên Xô. Về lâu dài, Liên Xô xây dựng quan hệ gắn bó với Việt Nam, lấy Việt Nam làm bàn đạp phát triển quan hệ với Đông Nam Á.
  Chiến tranh Việt Nam liên quan trực tiếp với Trung Quốc. Mỹ là kẻ thù của Trung Quốc. Quan hệ giữa hai nước căng thẳng từ chiến tranh Triều Tiên. Mỹ xâm lược Việt Nam, đưa chiến tranh sát biên giới Trung Quốc, uy hiếp an ninh Trung Quốc từ phía Nam. Việt Nam là đồng minh thân thiết của Trung Quốc từ ngày cách mạng Trung Quốc thành công. Trung Quốc giúp Việt Nam vừa là nghĩa vụ đối với đồng minh vừa vì lợi ích chiến lược, kiềm chế ngăn chặn Mỹ, làm cho Mỹ suy yếu, bảo đảm an ninh của TrungQuốc. Trung Quốc cũng tính toán, do vai trò quan trọng của mình, đến một lúc nào đó, họ có thể phát huy vai trò nước lớn trong một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh. Khi giúp Việt Nam, Trung Quốc cũng tính đến vị thế của mình trong phong trào cách mạng thế giới, đồng thời cũng muốn phá ý đồ của Liên Xô độc quyền nắm ngọn cờ giúp Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Chín, 2008, 12:40:03 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2007, 09:23:30 pm »

II, QUAN HỆ XÔ - MỸ TRONG CHIẾN TRANH

  Đây là thời kỳ đối đầu của hai phe trong chiến tranh lạnh Xô-Mỹ đối địch nhau, có quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh. Vấn đề Việt Nam luôn nổi cộm lên trong quan hệ giữa hai nước. Mỹ rất coi trọng vai trò của Liên Xô bởi Liên Xô là nguồn chi viện chủ yếu cho Việt Nam, lại là Đồng Chủ tịch Hội nghị Genève năm 1954.
  Thời kỳ Khrouchev nắm quyền đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Liên Xô coi trọng hoà hoãn với Mỹ, chưa tỏ thái độ mạnh mẽ trong vấn đề Việt Nam, chỉ giúp Việt Nam chủ yếu là vũ khí hạng nhẹ. Với Sự kiện Vịnh Bắc Bộ (8-1964),Liên Xô chỉ có tuyên bố của Thông tấn xã TASS và thư riêng của lãnh đạo Liên Xô nhắc nhở Tổng thống Mỹ. Việc đó làm Việt Nam thất vọng.
  Đầu năm 1965, Liên Xô có ban lãnh đạo mới. Mỹ bắt đầu leo thang chiến tranh. Liên Xô tăng cường giúp Việt Nam và tỏ thái độ mạnh lên án Mỹ. Mỹ đã sớm tính tới vai trò trung gian của Liên Xô. Tháng 5-1965, đại diện Mỹ qua Liên Xô sắp xếp cuộc gặp giữa người đứng đầu hai cơ quan đại diện Việt Nam-Mỹ ở Mát-xcơ-va. Ngày 14-5, hội đàm ở Vienne (Áo), Ngoại trưởng Mỹ Rusk yêu cầu Ngoại trưởng Gromyko hoạt động cho một giải pháp ở Việt Nam. Tiếp đó, ngày 27-7, Harriman-đặc phái viên của Johnson gặp Kosyghin. Sau cuộc gặp, Harriman nhận xét: Liên Xô muốn chấm dứt chiến tranh nhưng không muốn tỏ ra mềm yếu trước con mắt của Bắc Kinh. Lấy Liên Xô làm trung gian không thành, Mỹ đẩy mạnh vận động trung gian qua các nước Tây Bắc Âu, châu Phi, thế giới thứ ba và cả Canada, Nhật Bản. Một số nước XHCN Đông âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hunggary, Rumani cũng đóng vai trò trung gian, có sự hỗ trợ kín đáo của Liên Xô.


  Harriman - Đại sứ Mỹ tại Moscow.
  Từ năm 1967, sau khi Việt Nam có tuyên bố chính thức đòi Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc để nói chuyện, Liên Xô phát huy vai trò của mình mạnh mẽ hơn. Tháng 1-1967, Ban lãnh đạo Liên Xô thông qua chính sách ngoại giao về quan hệ với Mỹ và vấn đề Việt Nam với ba ý chính:
- Không để trực tiếp bị lôi cuốn vào chiến tranh.
- Tiếp tục giúp Việt Nam dân chủ cộng hoà tăng cường khả năng quốc phòng.
- Không từ chối thảo luận với Mỹ các vấn đề cùng mong muốn giải quyết nếu không trái với lập trường của Liên Xô trong vấn đề Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2007, 04:16:46 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2007, 08:17:39 pm »

  Dưới sức ép quốc tế đòi Mỹ chấm dứt ném bom để nói chuyện, Mỹ cũng quan tâm hơn vai trò của Liên Xô. Mỹ cho rằng, dù Liên Xô có thể chừng nào không nào đó không gây sức ép với Hà Nội, nhưng khi nhận đề nghị của Mỹ, qua Liên Xô, Hà Nội buộc lòng phải trả lời nghiêm chỉnh. Nhân dịp Kosyghin thăm Anh quốc, hai Đồng Chủ tịch Hội nghị Genève 1954 tham gia cuộc vận động hoà bình. Mỹ vẫn đòi ngừng ném bom có điều kiện. Cuộc vận động này (còn gọi là Sun flower-hoa hướng dương) không thành. Tháng 6-1967, nhân Thủ tướng Liên Xô dự họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, cuộc hội đàm cao cấp diễn ra giữa Johnson và Kosyghin. Thủ tướng Liên Xơ khẳng định: Mỹ chấm dứt ném bom, Việt Nam sẽ nhận nói chuyện. Johnson đòi nếu Mỹ chấm dứt ném bom phải nói chuyện ngay,không được chơi trò kéo dài.'
  Khi cuộc vận động bầu cử Tổng thống ở Mỹ (1968) lên đến cao trào, Liên Xô tỏ ý ủng hộ Humphrey - ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ và tích cực phối hợp với Việt Nam tại cuộc đàm phán ở Paris để sớm đạt thoả thuận ngừng ném bom miền Bắc. Từ khi có đàm phán 4 bên ở Paris, Liên Xô luôn luôn theo sát lập trường của các bên.


 Humphrey - Ứng cử viên Tổng thống Mỹ được cả Liên Xô và Việt Nam ngầm ủng hộ.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2007, 04:17:10 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2007, 08:19:14 pm »

  Nixon vào Nhà Trắng, luôn coi trọng vai trò của Liên Xô và lập ra kênh quan hệ Mỹ-Xô với Kissinger và Dobrynin (Đại sứ Liên Xô). Nixon cho rằng, muốn cải thiện quan hệ với Liên Xô, quan trọng nhất là đừng để bất đồng phát triển đến độ bùng cháy nguy hiểm. Tuy nhiên, dịp 30-10-1969, kỷ niệm 1 năm ngày Mỹ ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam, Nixon cho mở một chiến dịch nhằm đe doạ Việt Nam và Liên Xô (gọi là Chiến dịch Vịt đá), bao gồm cả báo động lực lượng tên lửa chiến lược. Việt Nam không tỏ thái độ, Liên Xô không có tín hiệu gì. Do chiến tranh Việt Nam, quan hệ Xô-Mỹ mưa nắng thất thường. Từ đầu năm1971, Nixon bắt đầu tính tới bầu cử 1972, muốn đẩy mạnh quan hệ với Liên Xô và hoà hoãn với Trung Quốc để nâng thanh thế và hỗ trợ "Việt Nam hoá" để kết thúc chiến tranh. Liên Xô cũng muốn tăng cường quan hệ với Mỹ, ngăn chặn Mỹ-Trung hoà hoãn với nhau chống Liên Xô.
  Vì lợi ích chiến lược lớn, hai bên tính một cuộc gặp cấp cao, nhưng Mỹ-Trung lại nhanh hơn, tổ chức cuộc gặp cấp cao trước vào đầu năm 1972. Đến khi Xô-Mỹ thoả thuận cấp cao vào tháng 5-1972 thì lại xảy ra nhiều việc khẩn trương. Tháng 3, Hà Nội mở chiến dịch Xuân-Hè, Mỹ ném bom lại miền Bắc, rồi phong toả đường vận tải đường sông, biển của Việt Nam vào giữa tháng 4. Hà Nội đề nghị Liên Xô hoãn cuộc gặp cấp cao. Lại xảy ra chuyện tàu của Liên Xô đậu ở cảng Hải Phòng trúng bom Mỹ. Trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô có ý kiến khác nhau về việc đón Nixon. Quan hệ Xô-Mỹ luôn luôn vấp vấn đề Việt Nam. Cuối cùng, với lợi ích chiến lược toàn cầu-nhất là Trung Quốc đã đón Nixon-nên cuộc gặp cấp cao Xô-Mỹ đã diễn ra từ 22-5. Hai bên bàn các vấn đề quốc tế lớn: thoả thuận quan trọng nhất là cắt giảm vũ khí chiến lược (SALT). Vấn đề Việt Nam được trao đổi nhiều nhưng không đi đến thoả thuận nào. Liên Xô giữ lập trường ủng hộ Việt Nam. Dư luận cho rằng nếu mục tiêu của Nixon đến Mát-xeơ-va để thúc đẩy giải quyết vấn đề Việt Nam thì chuyến đi của Nixon coi như không thànhcông. Hà Nội không bằng lòng về bản Thông cáo chung không lên án việc Mỹ ném bom lại và phong toả miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, từ giữa năm 1972, khi đàm phán Paris đi vào thực chất, cho đến khi ký Hiệp định Paris, thì quan hệ Xô-Mỹ không còn gay cấn mấy vì vấn đề Việt Nam. Thời kỳ đầu năm 1972, chuyến thăm của Nixon sang Trung Quốc và Liên Xô đã tác động tiêu cực và gây nhiều khó khăn cho ngoại giao Việt Nam.

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2007, 04:17:28 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2007, 10:04:33 pm »

III, QUAN HỆ MỸ-TRUNG VỚI CHIẾN TRANH VIỆT NAM.

  Khác với quan hệ Mỹ-Xô, thời kỳ này quan hệ Mỹ-Trung đang là thù địch. Từ chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Mỹ coi Trung Quốc là mối đe doạ chủ yếu của chủ nghĩa cộng sản với Đông Nam Á. Mỹ lao vào chiến tranh Việt Nam với chiến lược toàn cầu, ngăn chặn chủ nghĩa xã hội, ngăn chặn Trung Quốc. Trung Quốc hết lòng chi viện cho Việt Nam vì nghĩa vụ đối với đồng minh, vì an ninh của chính Trung Quốc.
  Chính sách của Mỹ đối với Trung quốc là kiềm chế, ngăn chặn tránh trực tiếp đụng độ, tránh để Trung Quốc trực tiếp can thiệp vào Việt Nam. Mỹ tránh đánh vào các đơn vị cao xạ, công binh Trung Quốc sang giúp Việt Nam, tránh ném bom những khu vực gần biên giới Trung Quốc. Tháng 3-1966, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra 10 điểm trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, trong đó toát lên tinh thần kiềm chế Trung Quốc nhưng sẵn sàng mở các cuộc đối thoại với Trung Quốc.
  Trung Quốc cũng nhiều lần đánh những tín hiệu cho Mỹ theo hướng tránh đụng độ trực tiếp. Giữa tháng 12-1964, khi chiến tranh Việt Nam có chiều hướng mở rộng, qua E.Snow, Mao Trạch Đông bắn tin: Trung Quốc sẽ không lao vào một cuộc chiến tranh với Mỹ chừng nào lãnh thổ Trung Quốc chưa bị tấn công.


 Kissinger và Chu Ân Lai
  Tháng 4-1966, đáp lại đề nghị 10 điểm của Mỹ, Thủ tướng Chu Ân Lai đưa ra tuyên bố chính sách 4 điểm của Trung Quốc đối với Mỹ, nói rõ Trung Quốc không chủ động gây chiến với Mỹ. Sau đó nhiều lần các nhà lãnh đạo Trung Quốc như Lâm Bưu, Chu Ân Lai, Trần Nghị . . . khẳng định Trung Quốc ủng hộ Việt Nam nhưng không đưa quân ra ngoài biên giới. Cũng dễ hiểu thái độ kiềm chế này của Trung Quốc ít nhiều bất lợi cho Việt Nam, nhưng cũng có căn nguyên của nó: Cách mạng thắng lợi,chưa kịp xây dựng thì phải dính vào chiến tranh Triều Tiên tốn kém lớn, rồi lại chi viện cho Việt Nam chống Pháp, phải chắt chiu trả nợ Liên Xô. Nay Trung Quốc lại vướng Cách mạng văn hoá.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2007, 04:17:46 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2007, 10:05:26 pm »

  Khác với Johnson, Nixon quan tâm đến Trung Quốc nhiều hơn. Từ năm 1967, Nixon đã phát biểu về Trung Quốc. Sau khi được Đảng Cộng hoà đề cử, tháng 9-1968, Nixon có tuyên bố rõ ràng hơn: chúng ta (Mỹ) phải nắm mọi thời cơ để nói chuyện với Trung Quốc cũng như với Liên Xô. Trung Quốc rất nhậy bén với các quan điểm của Nixon, cho nên trong cuộc bầu cử năm 1968 ở Mỹ, Liên Xô, Việt Nam gián tiếp ủng hộ Humphrey thì Trung Quốc tìm cách ủng hộ Nixon. Trung Quốc ngăn cản Việt Nam thoả thuận với Mỹ tại cuộc đàm phán Paris - một thoả thuận sẽ có lợi cho ứng cử viên Đảng Dân chủ. Sau khi Nixon trúng cử, Trung Quốc không còn phản đối mà chuyển sang ủng hộ Việt Nam vừa đánh vừa đàm. Trong hai năm 1969-1970, hai bên đều có những cử chỉ ngoại giao mở đường xích lại gần nhau. Đầu năm 1970, Mỹ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, Trung Quốc lên án và ủng hộ Sihanouk chống Mỹ. Tuy nhiên, đến tháng 12-1970, lại qua E.Snow, Mao Trạch Đông nhắn: dù dưới danh nghĩa tổng thống hay nhà du lịch, Nixon cũng sẽ được đón tiếp nồng hậu nếu đến Bắc Kinh. Quan hệ Xô-Trung rất căng thẳng nên Trung Quốc cần hoà thuận với Mỹ để phá thế hai cực,tránh bị cô lập. Trung Quốc nắm thời cơ Mỹ sa lầy ở Việt Nam để giành lợi thế trong việc nói chuyện với Mỹ. Mỹ muốn cân bằng quan hệ với hai nước cộng sản lớn, nâng cao vị thế quốc tế của Mỹ và vị thế của Nixon để đi vào bầu cử cuối năm 1972. Từ đầu 1971, các cuộc trao đổi thông qua Pakistan diễn ra dồn dập, đưa đến "cuộc ngoại giao bóng bàn" 3-1971 , rồi Chu Ân Lai chính thức phát lời mời đại diện Tổng thống Mỹ thăm Trung Quốc (4-1971) .
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2007, 04:18:06 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2007, 01:12:46 pm »

  Sau hai chuyến tiền trạm của Kissinger, tháng 2- 1972, Nixon thăm Trung Quốc. Cuộc hội đàm Trung Quốc-Mỹ bàn nhiều vấn đề quốc tế và song phương. Vấn đề Việt Nam hai bên trao đổi rất nhiều. Mỹ muốn dùng vấn đề Đài Loan để đổi chác vấn đề Việt Nam. Trung Quốc thận trọng, giữ lập trường ủng hộ Việt Nam: vấn đề Việt Nam phải giải quyết trước, Đài Loan thuộc bước sau. Mỹ phải rút khỏi Việt Nam; vấn đề Việt Nam phải do chính người Việt Nam quyết định. . . Trung Quốc không đi tới thoả thuận gì với Mỹ về vấn đề Việt Nam vì Trung Quốc biết Hà Nội rất độc lập tự chủ. Trung Quốc không để mất đồng minh Việt Nam, không để ảnh hưởng đến quan hệ của Trung Quốc với phong trào cách mạng và bạn bè của Trung Quốc trên thế giới. Đạt tới hoà hoãn Trung-Mỹ, hình thành thế tam giác chiến lược. . . là thắng lợi ngoại giao quan trọng của cả hai bên Trung- Mỹ. Tuy vậy, quan hệ giữa hai nước chưa hoàn toàn bình thường hoá. Đến đầu năm 1979, hai nước mới lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ Trung-Mỹ đi vào hoà hoãn gây bất lợi cho Việt Nam về thế chính trị và tâm lý . . .


  Mao Trạch Đông đón Nixon 2/1972.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2007, 04:18:24 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2007, 11:33:06 am »

IV- QUAN HỆ XÔ - TRUNG VÀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM.

   Nga và Trung Quốc là hai nước lớn, có nền văn hoá, văn minh lâu đời, có đường biên giới chung rất dài. Hai nước đều có tinh thần dân tộc rất mạnh mẽ. Lịch sử quan hệ hai nước có nhiều thăng trầm. Đầu thế kỷ XX, sau Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) và Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) thành công, hai nước trở thành đồng minh tự nhiên cùng chung mục tiêu chống dế quốc can thiệp. Cách mạng Trung Quốc thành công năm 1949 có sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô. Liên Xô - Trung Quốc trở thành đồng minh chiến lược, có quan hệ hợp tác toàn diện trên cơ sở cùng ý thức hệ và cơ sở pháp lý là Hiệp ước đồng minh tương trợ (14-2-1950). Tuy nhiên, quan hệ đoàn kết Xô - Trung chỉ kéo dài được một thập kỷ.
   Mấy chục năm qua, giới nghiên cứu bàn luận nhiều về nguyên nhân, diễn biến mâu thuẫn Xô - Trung. Có thể coi mâu thuẫn này phát sinh từ giữa những năm 50 và xuất hiện tại Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô (1956). Tại Đại hội này, Khrouchev hạ bệ Stalin, còn Trung Quốc thì cho rằng Stalin "7 đúng,3 sai".


   Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô (1956).

   Rồi tại Đại hội Đảng Rumani (6-1960), Khrouchev và Bành Châu tiếp tục tranh cãi công khai về vấn đề này. Không bao lâu. mâu thuẫn ý thức hệ chuyển thành mâu thuẫn quốc gia. Liên Xô rút chuyên gia, đòi nợ, chấm dứt viện trợ, không ủng hộ Trung Quốc nghiên cứu vũ khí nguyên tử. Cuộc luận chiến lớn diễn ra công khai kéo dài. Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và công nhân (2-11-1960) , do điều kiện lịch sử hạn chế, chưa tìm ra đúng các quy luật của CNXH, về cơ bản cũng không góp phần dàn xếp mâu thuẫn Xô - Trung được. Mâu thuẫn này phát triển toàn diện.

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2007, 11:43:47 am gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2007, 07:21:03 pm »

Một thời gian dài, mâu thuẫn Xô -Trung được diễn đạt là mâu thuẫn về ý thức hệ, về đường lối. Song chỉ đúng một phần: nguyên nhân cơ bản là mâu thuẫn về lợi ích dân tộc, nước lớn bắt đầu với việc tranh chấp địa vị người lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới. Liên Xô muốn giữ Trung Quốc trong phạm vi khống chế của mình. Trung Quốc muốn tách khỏi cái ô của Liên Xô, có vai trò độc lập, bình đẳng và trở thành người lãnh đạo cách mạng thế giới. Từ đó đi đến xung đột giữa hai nước về chính trị, hợp tác, cho đến xung đột biên giới.
   Liên Xô, Trung Quốc cũng mâu thuẫn với nhau khá nhiều trong vấn đề Việt Nam. Vấn đề khá phức tạp và tế nhị. Cả hai nước đều là đồng minh chiến lược tin cậy của Việt Nam, đều ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam to lớn và đều mong muốn Việt Nam thắng Mỹ. Thậm chí có mặt hai nước "phối hợp nhau” giúp Việt Nam, như việc Trung Quốc vận chuyển hàng viện trợ của Liên Xô quá cảnh Trung Quốc sang Việt Nam.
   Mâu thuẫn giữa hai nước trong vấn đề Việt Nam bắt nguồn từ việc hai nước có những tính toán khác nhau trong vấn đề giúp Việt Nam. Liên Xô giúp Việt Nam vì vấn đề lợi ích chiến lược, kiềm chế làm suy yếu Mỹ, tạo điều kiện để Liên Xô cân bằng chiến lược với Mỹ. Liên Xô cũng muốn qua việc giúp Việt Nam để đề cao vị thế đứng đầu phong trào cách mạng thế giới của mình. Để củng cố hoà hoãn với Mỹ, Liên Xô mong muốn sớm có giải pháp hoà bình ở Việt Nam. Trung Quốc giúp Việt Nam vì nghĩa vụ với đồng minh, cũng vì lợi ích chiến lược, kiềm chế Mỹ, bảo đảm an ninh của Trung Quốc ở phía Việt Nam. Trung Quốc cũng muốn nổi trội trong sự nghiệp giúp Việt Nam, muốn Việt Nam đánh Mỹ lâu dài, cho đến lúc Mỹ thật sự suy yếu và Trung Quốc có thể có vai trò như đã từng có ở Hội nghị Genève năm 1954.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2007, 07:23:45 pm »

   Do những tính toán khác nhau như vậy, nên trong vấn đề giúp Việt Nam, hai nước lớn đồng minh của Việt Nam có những chủ trương và việc làm có tính chất chống nhau.
1-Về vấn đề thống nhất hành động của các nước XHCN.
   Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, mong muốn các nước XHCN anh em, trước hết là ba nước Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, có những biểu thị về tinh thần và trên thực tế để tạo thế mạnh cho Việt Nam và áp đảo thái độ hung hăng của Mỹ.
   Ngày 5-2-1965, trên đường sang Việt Nam, Thủ tướng Liên Xô Kosyghin ghé qua Trung Quốc, gợi ý các nước XHCN ra chung văn kiện kêu gọi họp một hội nghị quốc tế kiểu Genève về Việt Nam.
   Ngày 22-2-1965, Việt Nam trao cho Liên Xô, Trung Quốc, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên dự thảo tuyên bố chung của các nước XHCN, lên án Mỹ tăng cường, mở rộng chiến tranh Việt Nam. Liên Xô tán thành, Trung Quốc không đồng ý (28-2) . Tháng 3-1965, Liên Xô lại đề nghị họp ba đảng Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam để bàn phối hợp hành động . . . nhưng không được Trung Quốc chấp thuận.
   Trong nhiều cuộc hội đàm giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam với lãnh đạo Trung Quốc, phía Bạn thường nói thẳng không tán thành hành động thống nhất. Tại cuộc hội đàm tại Hà Nội ngày 7-3-1971,Thủ tướng Chu Ân Lai nói: "Nếu lập mặt trận chống Mỹ rộng rãi trên thế giới và đưa Liên Xô vào thì chúng ta sẽ bị xỏ mũi".
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Chín, 2007, 04:34:59 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM