Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 04:38:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc tiến công chiến lược năm 1972: Quảng Trị-Bắc Tây Nguyên-Đông Nam Bộ  (Đọc 344717 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
cangiuoclongan
Thành viên
*
Bài viết: 52

Chủ nghĩa dân tộc mù quáng là đại họa của dân tộc!


WWW
« Trả lời #90 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2010, 10:35:48 pm »


Than ơi!  35 năm rồi, sao những lời viết còn nặng mùi thù hận?
Thôi thì, coi như tôi đã nói sai.  Cho gửi lời xin lỗi tất cả.

Hì hì, có gì đâu mà bác "ca cải lương" nhão nhẹt thế Cheesy. Tui đọc có thấy ai nói lời hận thù gì đâu hè Cheesy?
Logged

Chủ nghĩa dân tộc mù quáng là đại họa của dân tộc!
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #91 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2010, 10:39:17 pm »

Chúng ta có chính kiến và bảo vệ nó một cách mềm dẻo thì sẽ có sức thuyết phục, đặc biệt khi ta ở bên thắng cuộc.
Chứ khắt khe quá hoặc nói theo cách động chạm tự ái cá nhân thì không có tác dụng tích cực đâu.

Thí dụ như cách ta gọi tên lửa vác vai A-72, "bạn" gọi là "súng phòng không bắn hỏa tiễn mang đầu đạn tầm nhiệt" SA-7 cũng được đi, bản chất không sai, thậm chí về kỹ thuật thì rõ nghĩa và chi tiết hơn cách gọi của ta chỉ thể hiện chức năng mà ít tính kỹ thuật.

Về bản chất cuộc chiến tranh, không thể gọi là nội chiến. Xét về lực lượng quân Mỹ có tham chiến ở mức tối đa, chỉ thiếu bom nguyên tử. Xét về vận hành cuộc chiến, là do Mỹ vận hành trực tiếp và thông qua bộ máy dân/quân sự của VNCH. Họ có thể thay cả tổng thống, thường là bằng các cuộc chính biến,... Những cái đó làm cho VNCH khác rất xa, không thể so sánh với VNDCCH và CPCMLTMNVN là một bên của cuộc chiến.

Trong cuộc chiến ấy phía VNCH chỉ là công cụ của Mỹ. Mỹ rút là VNCH nhào. Những người có sĩ diện thường không muốn công nhận điều đó. Thái độ ấy xét cho cùng không có lợi gì cho họ. Đặc biệt bây giờ, khi Hoa Kỳ cũng không cần đến thái độ ấy của họ, thêm một lần nữa bỏ rơi cái thứ họ đã nhiều lần bỏ rơi. Chính người Mỹ cũng không nói rằng vì VNCH đổ mà họ phải rút. Ngược lại họ biết họ rút là VNCH đổ. Và khi VNCH đổ thì họ để mặc. Những người sĩ diện đến lầm lạc, khi nhận thức được điều này, sẽ thấy rằng họ không có lý do gì để phải nhận về mình cái trách nhiệm xấu xa cũng như thất bại thảm hại của Mỹ. Cái đó chính là điều kiện để hòa hợp.

Sẽ chỉ có hòa hợp nếu hai bên VN cùng nhận thức điều đó. Điều kiện cần là ở bên VN thắng và điều kiện đủ là ở bên VN "thua". Thực tế điều này chính chúng tôi, những người quản lý các cơ sở kỹ thuật của QLVNCH ngay sau 30/4/75, đã nói với các nhân viên còn làm việc ở các căn cứ đó như thế.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tư, 2010, 10:44:37 pm gửi bởi vitính » Logged
KhachQuaDuong
Thành viên
*
Bài viết: 31


« Trả lời #92 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2010, 10:46:29 pm »

--------------------------------------------
Cái mà bác gọi là "nội chiến" thì chúng tôi gọi là CHỐNG XÂM LƯỢC, bác ạ! Làm quái gì có cuộc nội chiến nào có mặt nửa triệu quân của nước khác tham chiến ở một bên?
Gởi bác Khachquaduong : Tôi tôn trọng bác là người lính đã đi qua chiến tranh, nói về những ký ức đã trải qua trong cuộc chiến. Bác có ý lồng chính trị đây ở không hợp.Tiện đây tôi cũng chiều bác cho là " nội chiến " đi, thì cũng chỉ có 55 ngày thôi. Người Mỹ đi kể như đã an bài ( Ý của TT Thiệu đó ). Thế thì 21 năm chúng tôi chiến đấu với ai mà dài thế.

Thôi, tôi cũng chiều ý bạn, gọi đó là "cuộc chiến tranh xâm lược".   Nhưng nếu bạn chỉ cho đó là một cuộc nội chiến 55 ngày, thì tôi xin được nhắc lại là Mỹ chỉ đổ quân vào sau khi ông Diệm bị lật đổ vào tháng 11/1963.  Hơn thế nữa, tất cả những khẩu súng với những viên đạn xuyên qua những thân thể máu đỏ da vàng, có khẩu súng viên đạn nào "made in Vietnam" đâu.

Và ngay trong website này, có thiếu gì những câu chuyện thương tâm.   Kể cả những câu chuyện thương tâm của những gia đình có con cái người đi tập kết, người đi lính quân đội miền Nam.  Ngay chính tôi cũng có người anh ở "bên kia chiến tuyến".  Bên vợ tôi cũng có rất nhiều người đi tập kết ra Bắc.  Nếu những lời viết của một vài bạn không nên gọi là "hận thù", thì cũng hàm chứa tính mỉa mai. Thú thật, tôi không hề cảm thấy tức giận, mà chỉ thấy rất ngạc nhiên.  Một người, nếu đối diện quá nhiều với những nỗi chết chóc hận thù hàng chục năm như tôi, vào tuổi này, thì chỉ còn lại một tấm lòng thương yêu tha nhân mà thôi.

Đối với tôi, xâm lược hay nội chiến gì tuyệt đối không có gì là quan trọng.  Tôi chỉ biết rằng, chiến tranh rất là tang thương.  Tôi đã chôn xuống lòng đất bao nhiêu bạn bè, bao nhiêu người Việt Nam của cả 2 bên.  Và tôi tuyệt đối không muốn con tôi, cháu ngoại tôi, cháu nội tôi tham gia vào bất cứ một cuộc chiến tranh nào mà 2 phe đều là người Việt Nam.  Nhưng nếu quân đội Trung quốc xâm lăng Việt Nam, và chính phủ Việt Nam không chê tôi tuổi già sức yếu, thì tôi sẵn sàng đổ máu trên ải Nam Quan để cùng tất cả những người bạn trẻ bảo vệ lãnh thổ của chúng ta.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tư, 2010, 11:06:06 pm gửi bởi KhachQuaDuong » Logged
fanlong74
Thành viên
*
Bài viết: 224


« Trả lời #93 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2010, 10:58:43 pm »


Không.  Tôi thuộc tiểu đoàn 36 Biệt Động Quân.  Đơn vị tôi là một trong những đơn vị đầu tiên vào An Lộc.  Nhưng khi đơn vị vào An lộc, thì tôi đang nằm bệnh viện Cộng Hòa vì bị thương trong một trận giao tranh ở Cam Bốt.  Khi vết thương đã lành, tôi lên trình diện hậu cứ, và được Chinook chở vào An Lộc từ phi trường Biên Hòa.  Hôm đó, có 2 chiếc Chinook, mỗi chiếc chở khoảng 200 quân nhân (tân binh, đi phép về, bị thương điều trị về, v.v...).  Nhưng sau cùng, chỉ có một chiếc bay được, còn chiếc kia thì viên phi công trưởng báo cáo là máy bị trục trặc.  Chiếc chinook chở tôi vào An lộc là chuyến bay cuối cùng có thể đáp xuống An lộc vào đầu tháng 3 năm đó.  Phải đến tháng 6 thì mới có những chuyến bay trực thăng khác có thể đáp xuống.
Bác cho hỏi thêm một số vấn đề thuần túy về quân sự:
1. 200 quân nhân đồng hành với bác trên chiến Chinook đầu tháng 3/75 đều thuộc biên chế tiểu đoàn  36 BĐQ hay có cả quân thuộc các lực lượng khác (BB, dù....)  ?  Có điểm danh khi lên máy bay (để phát hiện lính bỏ ngũ) không?
2. Đến thời điểm đó, không lực VNCH đảm nhận được bao nhiêu % trong các hoạt động của không quân (kể cả yểm trợ hỏa lực lẫn vận tải) tại An Lộc? câu hỏi này hơi ...vĩ mô, bác thông cảm vì tôi đọc trên mạng phần lớn thông tin là của người Mỹ nói về không lực Hoa Kỳ, trừ một số ít trong trang web của nhóm bạn già KQ
2. Trang bị của bác và đồng đội của bác trong đem theo đợt hành quân đó có tính đến việc phải cầm cự lâu dài hay không? nếu có thể mong bác cho biết chi tiết thêm cụ thể bác đem theo những loại vũ khí gì, bao nhiêu cơ số đạn, bao nhiêu lương thực, thuốc men...
3. Khi bác đặt chân lên An Lộc, bác có biết việc đảm bảo hậu cần cho An Lộc nói chung và đơn vị bác nói riêng như thế nào? có đơn vị nào chịu trách nhiệm chung hay phần ai nấy lo?
4. Bác có chứng kiến hoạt động tác chiến của Gunship Hoa Kỳ? cụ thể là AH-1 cobra tại An Lộc ?
5. quân VNCH ở An Lộc có trực tiếp điều khiển các hệ thống TOW hay không?
Tôi cũng như các thành viên khác đều bỏ không ít thời gian tìm hiểu về trận An Lộc từ nhiều nguồn khác nhau (tôi bắt đầu từ khi internet có mặt ở VN) và tiếc là một số việc được biết lại khác với những gì bác kể lại, nhất là việc  chống lại xe tăng của  QGP. Theo những thông tin trên mạng của các CCB không lực Hoa Kỳ tham chiến ở VN, phần lớn tăng - thiết giáo của QGP bị bắn hạ là do không lực, trong đó vai trò của AH-1 rất nổi bật, Họ có đưa lên các ảnh chụp từ máy bay, trong đó xác nhận một số chiến tăng bị cháy nằm trong khu phố (có chiếc nấp trong nhà 3 tầng) là do AH-1 bắn, không rõ họ chụp thời điểm nào mà bầu trời trong một số ảnh rất trong, đầy nắng đẹp chớ không âm u như bác kể(bác có thể tìm qua google với keyword An Loc AH-1 Cobra thử). Chính vì vậy việc một số thành viên có ý kiến gay gắt đối với bác là điều hoàn toàn dễ hiểu.

 Mong bác tập trung trao đổi theo chủ đề, như vậy sẽ dễ cho những người muốn tham gia thảo luận về trận An Lộc hơn (thật ra, việc thảo luận về một trận chiến khá khốc liệt mà các bên tham gia thảo luận lại có nhiều quan điểm đối chọi nhau chắc chắn sẽ rất khó khăn, như những gì đã từng xảy ra trên nhiều diễn đàn cho thấy)
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tư, 2010, 11:07:05 pm gửi bởi fanlong74 » Logged
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #94 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2010, 11:00:46 pm »

@khachquaduong: Em nghĩ bác nên xem lại những thông tin bác đưa ra, nó quá mâu thuẫn đấy
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #95 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2010, 11:03:56 pm »

...Nhưng nếu bạn chỉ cho đó là một cuộc nội chiến 55 ngày, thì tôi xin được nhắc lại là Mỹ chỉ đổ quân vào sau khi ông Diệm bị lật đổ vào tháng 11/1963...
------------------------------------------
 Xin lỗi, chúng tôi không cần bác "chiều ý"! Tôi đố bác dùng bất cứ cách gì để chứng minh cuộc chiến từ 1954 đến 1975 không phải là cuộc chiến tranh chống xâm lược của người Việt Nam đấy!

 Còn bác muốn nói đến thời điểm Mỹ vào hả? Tôi hỏi một câu rất đơn giản thôi: Bác có biết ở Ấp Bắc lính Mỹ làm gì ở đó không và nó vào tháng mấy, năm nào?

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #96 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2010, 11:20:58 pm »

@fanlong74: theo tôi hiểu thì danh từ Gunship (1, 2, 3) là để chỉ riêng cho các chương trình trang bị hỏa lực cho máy bay có cánh cố định (AC-47, AC-130 và AC-119) chuyên săn các phương tiện vận tải đường bộ. Ba loại máy bay được trang bị và phương pháp tác chiến về cơ bản là giống nhau.
Trên mạng có nhiều tài liệu về chúng.

Nói thêm về chuyện "Mỹ chỉ vào sau khi ông Diệm bị lật đổ". Ông Diệm bị Mỹ lật đổ, trước đấy ông Diệm cũng do chính Mỹ dựng lên. Ông Diệm không phải là một bên trong hội nghị Giơ-ne-vơ. Bởi vậy VNCH ngay từ đầu đã là "đại lý" của các thế lực can thiệp nước ngoài rồi.
Logged
fanlong74
Thành viên
*
Bài viết: 224


« Trả lời #97 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2010, 11:35:42 pm »

@bác vitinh: helicopter gunship chỉ là cách phân loại chứ không phải chương trình bác ạ, QĐND VN thì gọi là trực thăng vũ trang. Em dùng từ gunship vì nó dễ hiểu đổi với bên VNCH hơn.
Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #98 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2010, 11:45:42 pm »

Bác khachquaduong à ; bác đã nêu ra cảm xúc của mình
Vậy mong bác nói rõ lại
Bác cảm thấy tự dưng đang yên đang lành bị chính quyền lôi đi lính vào 1 cuộc chiến bắn giết đồng bào là vô nghĩa ?
Điều này cũng có lý.

Còn bác cảm thấy chiến tranh VN là vô nghĩa ?
Liệu bác đã thấy cảnh linh Mĩ đốt nhà ; giết dân VN chưa ? Nếu thấy rồi thì bác sẽ không có phát ngôn như vậy đâu

2 cái này không đánh đồng được đâu bác
Nếu ở VN ; bác có thể xem lại phim tài liệu VN cuộc chiến 10000 ngày ; hôm nay là tập cuối ; nói về cảm xúc lính Mĩ đấy
Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
KhachQuaDuong
Thành viên
*
Bài viết: 31


« Trả lời #99 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2010, 11:52:16 pm »

Tôi xin trả lời từng câu một (theo ký nhớ già nua):

1. Tất cả đều thuộc về liên đoàn BĐQ (gồm có 3 tiểu đoàn).  Đây là những người đi phép về, bị thương đã điều trị xong, và tân binh.  Điểm danh thì phải điểm danh thôi, để biết ai là những người lên máy bay.  Nhưng không phải điểm danh để tìm coi ai bỏ ngũ.  Vì những người bỏ ngũ thì đâu có lên hậu cứ trình diện, và cũng đâu có leo lên xe GMC để đi ra phi trường.

2. Điều này thì chắc chắn là tôi không được biết rồi.  Nếu các bạn sưu tầm tài liệu, thì Mỹ chủ trương "Việt Nam hóa chiến tranh" từ năm 1970.  Từ năm này, Mỹ huấn luyện những phi hành đoàn trực thăng, A-37, F4, F5 (là những phản lực cơ cũ đã lỗi thời) cho không quân Việt Nam.  Có máy bay là một chuyện, mà có bom hay không lại là một chuyện khác.  Dĩ nhiên, số bom cho những phản lực cơ cũ này rất là hạn chế, và còn tuỳ thuộc theo số tiền viện trợ hàng năm.

3. Trang bị cá nhân cho mỗi người lính vào năm đó là 600 viên đạn M16, 6 quả lựu đạn.  Lương thực đủ 7 ngày.

4. Trong những ngày ở An lộc, không có chuyện bảo đảm hậu cần, mà mạnh ai lấy lo.  Dù tiếp tế được thả xuống An lộc mỗi ngày.  Để chống lại hoả tiễn tầm nhiệt, bầu trời lúc nào cũng được che phủ bởi một đám mây nhân tạo.  Máy bay thả dù bay thật cao và được che khuất bởi mây nhân tạo.  Vì chu vi phòng thủ quá nhỏ, nếu dùng loại dù thường, gió sẽ thổi dù bay ra ngoài vòng đai.  Do đó, dù được thả là loại dù có ô lưới, mỗi ô khoảng nửa mét.  Cứ một ô vải, một ô trống.  Có rất nhiều người bị "dù đè", tức là bị một kiện hàng đáp xuống đúng ngay đầu và thân xác bị chôn sống dước kiện hàng.  Những kiện hàng tiếp tế đó, khi rớt xuống đất, lún xuống đất khoảng 3 tấc. Dĩ nhiên, khi bị "dù đè", thì đó chính là nấm huyệt.  Dù tiếp tế được thả xuống sân vận động (mỗi cạnh 100m).  Do đó, sân vận động là điểm tập trung hoả lực pháo.  Đi lấy thực phẩm tiếp tế, là đi giỡn mặt với tử thần.  Ai muốn đi thì đi.  Ai đi có gạo ăn (và có gạo, thịt hộp đem về tặng mấy gia đình có các em gái "hậu phương").  Ai nhát gan không dám đi thì...đi xin.


Vào đầu tháng 4, một chiếc C-130 bị SA-7 bắn rơi ở An lộc.  Kể từ đó, bầu trời luôn luôn được che phủ bởi những đám mây rất thấp.  Nếu có không ảnh mà trời trong, thì chắc chắc được chụp sau tháng 5.  Như tôi đã viết trong bài trước, ngày 14/5/72, Mỹ thả 18 phi vụ B52 theo hai mặt phòng thủ của vòng đai.  Sau đó vài ngày, thì quân đội miền Bắc tự động mở vòng vây.  Tiếp theo, là mấy chiếc F18 của Mỹ bay thật thấp để thăm dò phản ứng của phòng không.  Khi không có động tĩnh gì, thì có một chiếc trực thăng thám thính bay thật thấp và quần đảo nhiều vòng.  Sau đó thì đơn vị tôi được lệnh đi về phía chiếc trực thăng đó.  Thì ra đó là điểm mà chiến C-130 đã bị rơi vào đầu tháng 4.  Khi tôi đến nơi, thì tìm thấy đầu chiếc máy bay bị cắm xuống đất, khung kính buồng lái lộ bằng mặt đất.  Xác của 2 viên phi công vẫn còn ngồi gục trên ghế phi hành, chỉ còn áo và xương, thịt da đã bị côn trùng đủ loại ăn hết.  Xác của họ được lấy ra, bọc vào poncho, và đem về giao cho chiếc trực thăng của quân đội Mỹ.



Bác cho hỏi thêm một số vấn đề thuần túy về quân sự:
1. 200 quân nhân đồng hành với bác trên chiến Chinook đầu tháng 3/75 đều thuộc biên chế tiểu đoàn  36 BĐQ hay có cả quân thuộc các lực lượng khác (BB, dù....)  ?  Có điểm danh khi lên máy bay (để phát hiện lính bỏ ngũ) không?
2. Đến thời điểm đó, không lực VNCH đảm nhận được bao nhiêu % trong các hoạt động của không quân (kể cả yểm trợ hỏa lực lẫn vận tải) tại An Lộc? câu hỏi này hơi ...vĩ mô, bác thông cảm vì tôi đọc trên mạng phần lớn thông tin là của người Mỹ nói về không lực Hoa Kỳ, trừ một số ít trong trang web của nhóm bạn già KQ
2. Trang bị của bác và đồng đội của bác trong đem theo đợt hành quân đó có tính đến việc phải cầm cự lâu dài hay không? nếu có thể mong bác cho biết chi tiết thêm cụ thể bác đem theo những loại vũ khí gì, bao nhiêu cơ số đạn, bao nhiêu lương thực, thuốc men...
3. Khi bác đặt chân lên An Lộc, bác có biết việc đảm bảo hậu cần cho An Lộc nói chung và đơn vị bác nói riêng như thế nào? có đơn vị nào chịu trách nhiệm chung hay phần ai nấy lo?
4. Bác có chứng kiến hoạt động tác chiến của Gunship Hoa Kỳ? cụ thể là AH-1 cobra tại An Lộc ?
5. quân VNCH ở An Lộc có trực tiếp điều khiển các hệ thống TOW hay không?
Tôi cũng như các thành viên khác đều bỏ không ít thời gian tìm hiểu về trận An Lộc từ nhiều nguồn khác nhau (tôi bắt đầu từ khi internet có mặt ở VN) và tiếc là một số việc được biết lại khác với những gì bác kể lại, nhất là việc  chống lại xe tăng của  QGP. Theo những thông tin trên mạng của các CCB không lực Hoa Kỳ tham chiến ở VN, phần lớn tăng - thiết giáo của QGP bị bắn hạ là do không lực, trong đó vai trò của AH-1 rất nổi bật, Họ có đưa lên các ảnh chụp từ máy bay, trong đó xác nhận một số chiến tăng bị cháy nằm trong khu phố (có chiếc nấp trong nhà 3 tầng) là do AH-1 bắn, không rõ họ chụp thời điểm nào mà bầu trời trong một số ảnh rất trong, đầy nắng đẹp chớ không âm u như bác kể(bác có thể tìm qua google với keyword An Loc AH-1 Cobra thử). Chính vì vậy việc một số thành viên có ý kiến gay gắt đối với bác là điều hoàn toàn dễ hiểu.

 Mong bác tập trung trao đổi theo chủ đề, như vậy sẽ dễ cho những người muốn tham gia thảo luận về trận An Lộc hơn (thật ra, việc thảo luận về một trận chiến khá khốc liệt mà các bên tham gia thảo luận lại có nhiều quan điểm đối chọi nhau chắc chắn sẽ rất khó khăn, như những gì đã từng xảy ra trên nhiều diễn đàn cho thấy)

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM