Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 05:27:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc tiến công chiến lược năm 1972: Quảng Trị-Bắc Tây Nguyên-Đông Nam Bộ  (Đọc 344724 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #550 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2011, 03:38:55 pm »

Cảm ơn các bác. Cho tôi hỏi tiếp: Sách vở ta ghi chép gì về vụ địch đánh sập cầu Đông Hà ngày 02/04/1972 ngay trước đội hình ta? Cụ thể có bao nhiêu lực lượng ta bị chặn không phát triển tiếp được trong sự kiện này? Trong giai đoạn sau (từ 09/04), f308 và TTG đánh vào Đông Hà thì qua sông bằng cách nào?

Theo các cuốn "Lịch sử BCTTG" và "Lịch sử MT Bắc D9- QT" thì cho đến rạng sáng ngày 02.4.72, hầu hết các cứ điểm địch ở bờ bắc sông Đông hà đã bị ta tiêu diệt, chỉ còn duy nhất cứ điểm Quán Ngang. Lực lượng địch ở đây ngoài quân số trong biên chế còn có quân của các cứ điểm khác chạy về.
Theo kế hoạch của BTL cánh bắc, eBB48 có c7/d512/eT203 phối thuộc được lệnh tiến công địch ở Quán Ngang và phát triển sang Đông Hà. Sau 30 phút chiến đấu, quân địch bỏ Quán Ngang rút chạy. Quân ta truy kích đến đầu cầu phía bắc thì bị máy bay ngăn chặn. Đồng thời địch cho phá sập cầu. Theo lời kể của bác Thái, ct cT7 thì địch phá cầu bằng cả thuốc nổ đặt sẵn và máy bay đánh bom. Vì thế quân ta bị chặn lại.
Có lẽ đã lường đến trường hợp này nên BTL mặt trận đã lệnh cho d66/eT202 trang bị TTG bơi nước vượt sông Bến Hải, 5 giờ sáng 2.4 bắt liên lạc với BB tại Ngã Tư Sòng để tiến công Đông Hà. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, d66 đã không đến được địa điểm quy định. Đến sáng 2.4 d66 mới đến khu vực Vinh Quang Thượng (cách NT Sòng khoảng 5 km), phải dừng lại giấu xe trên bãi cát. Sau đó, ngày 03.4 bị KQ và pháo hạm địch đánh vào đội hình, bị thiệt hại nặng, tổn thất 8/13 xe.

Em thấy có cái này, không biết giúp được bác không,  Grin
Trích dẫn
Ngày 1 tháng 4 năm 1972
Tiểu đoàn bộ binh cơ giới 66 được lệnh phối hợp với bộ binh từ hướng đông - bắc tiến công Đông Hà. Tiểu đoàn tổ chức vượt sông Bến Hải (đoạn Cửa Tùng). Nhưng do công tác tổ chức chuẩn bị vượt sông chưa tốt nên chỉ có 13 trong số 23 xe vượt sông sang được bờ Nam. (6 xe bị hỏng dọc đường không tới bến và 4 xe bị sa lầy ở bến vượt không lên được). Số xe qua sông, sáng ngày 2 tháng 4 tập kết ở bác làng Vinh Quang Thượng.

Ngày 3 tháng 4 năm 1972
Tiểu đoàn bộ binh cơ giới 66 được lệnh sử dụng 13 xe tăng, thiết giáp phối thuộc cho Sư đoàn bộ binh 308 tiến công tiêu diệt địch ở thị xã Đông Hà (Quảng Trị).

Khi hành quân chiếm lĩnh trận địa, do không đảm bảo tốt về thời gian vượt sông, bị máy bay địch phát hiện bắn phá nên 8 xe bị bắn cháy (mặc dù tiểu đoàn đã bắn rơi 1 máy bay A37 của địch). Kế hoạch hiệp đồng chiến đấu không thực hiện được.


Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 4 năm 1972
Tiểu đoàn 66 được lệnh quay trở về Vĩnh Linh củng cố.

Đêm 28 tháng 4 năm 1972
Tiểu đoàn bộ binh cơ giới 66 nhận nhiệm vụ, tổ chức cho 25 xe vượt sông Bến Hải (đoạn Cửa Tùng) và vượt sông Thạch Hãn (đoạn Cửa Việt) phối thuộc cho trung đoàn bộ binh 27 (mặt trận B5) tiến công khu vực Linh Chiểu, Gia Đẳng giải phóng huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Đoạn đỏ này viết chưa đúng thực tế. Khi đã lỡ thời cơ tiến công ĐH ngày 02.4 thì d66 không nhận được lệnh tiến công tiếp theo mà vẫn nằm ở Vinh Quang Thượng chờ đợi thì bị địch phát hiện và oanh tạc.

Còn các trận tiến công vào ĐH trong đợt 2 chủ yếu tiến công từ hướng Tây. Các lực lượng của ta vượt sông ở phía trên thượng nguồn nên lòng sông hẹp, nước lại nông... nên không gặp khó khăn gì. Còn d66 lại tiếp tục vượt sông Bến Hải và sông Cửa Việt là đánh xuống Triệu Phong, Hải Lăng chứ không đánh vào Đông Hà.
 
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #551 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2011, 07:04:36 pm »

Theo tụi Mỹ thì cầu Đông Hà do hai cố vấn Mỹ là Đại úy John Ripley, cố vấn TĐ 3 TQLC, và thiếu tá James Smock, cố vấn thiết giáp, tự tay mang thuốc nổ ra cầu buộc dưới hỏa lực của quân ta bắn sang từ bờ Bắc. Hai đại đội của TĐ 3 và một tiểu đoàn thiết giáp VNCH bắn yểm hộ cho họ. Cầu Đông Hà do công binh Hải quân Mỹ xây bằng bê tông cốt thép rất kiên cố, nhưng do Ripley từng là sĩ quan biệt kích, được huấn luyên về chất nổ, nên đã tìm ra giải pháp đặt chất nổ để đánh sập một đoạn cầu. Hai cố vấn Mỹ tự vận chuyển 500 bảng TNT và C4 từ đầu cầu ra tới chỗ tính toán đặt thuốc nổ, 3 giờ đồng hồ mới xong, giật sập cầu. Ripley sau được phong Anh hùng Quân đội Hoa Kỳ.



Các sách vở Mỹ chép vụ này đều đưa con số quân ta bị kẹt tại bờ Bắc là khoảng 20,000 quân và 200 xe tăng, xe thiết giáp. Họ nhận định rằng nếu không đánh sập cầu, để mất Đông Hà ngay từ 02/04 thì mặt trận sẽ vỡ nhanh chóng, quân VNCH không kịp tụ quân phản ứng và chiến cuộc rất có thể sẽ khác hẳn.

Một số tài liệu Mỹ cũng chép, sau khi cầu sập, đơn vị xe tăng T-54 của ta giãn ra nhường đường cho một đơn vị PT-76. Các xe này vừa mới tới bờ sông thì bị Ripley gọi pháo từ tàu khu trục Mỹ, ngay loạt đạn đầu 04 xe đã bị phá hủy tại chỗ.



Ảnh cầu Đông Hà chụp ngày 06/04/1972. Chú thích ghi là thấy nhiều xe tăng thiết giáp của ta bị chặn lại, làm mồi cho hỏa lực Mỹ.

 
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Năm, 2011, 07:12:34 pm gửi bởi altus » Logged
khikho007
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #552 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2011, 03:21:43 pm »


3/ ta định chiếm An lộc nhưng thời cơ đã mất, khi địch thiết lập hệ thống phòng thủ chặt chẽ. trong trận này lực lượng chủ yếucủa ta là tăng thì bị bắn cháy nhiều . dẫn đến trận đánh không thành.
Đây là hạn chế của các đơn vị khi tham gia vào trận đánh đô thị khi từng người lính chưa được rèn luyện đánh trong đô thị. điều này thực tế đã chứng minh ở ngày đầu toàn quốc kháng chiến 1946. tại thủ đô Hà nội , rõ ràng là trang bị hoả lực mạnh hơn rất nhiều, nhưng quân Pháp vẫn phải mất thời gian dài để đánh chiếm liên khu 1 của ta, ta chỉ có yếu tố tinh thần và thông thuộc địa hình, lợi dụng địa hình tốt. và liên hệ tới thời điểm đó, với trang bị của quân VNCH thì việc cố thủ An lộc, gây thiệt hại nặng cho quân ta là điều dễ hiểu.
nếu chỉ xét đến đây , ta rút thì địch phòng ngự thắng lợi. nhưng khi ta tổ chức thế trận đánh địch vòng ngoài , lực lượng là sư 7 , thì kết cục chung lại khác. địch cố gắng giải toả An lộc, đem lực lượng lên càng nhiều vào các trận đánh với sư 7 , thiệt hại nặng , nhưng vẫn cố đánh thì kết cục chung lại nghiêng về ta. với các trận đánh giải toả thất bại, bị thiệt hại nhiều. điều khó nhìn nhận là, việc tổ chức đánh địch vòng ngoài là diễn ra với một quy mô ngoài kế hoạch của ta. bởi khi đánh An lộc, lượng lượng chặn vịện là ít. nhưng khi đánh An lộc thiệt hại nhiều, ta tổ chức đánh địch vòng ngoài, hút được lực lượng địch vào vị trí và cách đánh sở trường của ta thì ta lại thắng. tôi không dám rút ra kết luận gì.. chỉ đưa ý kiến của mình ..mong bạn cho ý kiến


Để góp phần làm sáng rõ việc này, tôi xin trích dẫn một đoạn trong hồi ký của thiếu tướng Huỳnh Công Thân "Ở Chiến Trường Long An":

... Ở Bộ Tham Mưu miền, tôi được biết về kế hoạch tổng thể của cuộc tiến công chiến lược năm 1972.  Trên phạm vi chiến trường Nam Bộ sẽ có hai khu vực chiến dịch quan trọng là Lộc Ninh - đường số 13 và Kiến Tường - Khu 8.  Hai chiến dịch sẽ diễn ra kế tiếp nhau.

Tôi được phân công theo dõi và giúp đỡ sư đoàn 5 chiến đấu trên hướng Lộc Ninh - trong chiến dịch Nguyễn Huệ.  Có lẽ các anh trên Miền muốn tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc làm quen với chỉ huy bộ đội chủ lực và tác chiến chính quy.  Đó cũng là điều tôi mong muốn.

Giai đoạn đầu của chiến dịch Nguyễn Huệ diễn ra rất sôi nổi và nhịp nhàng.  Sư đoàn 5 vây lấn đánh thiệt hại nặng một chiến đoàn của sư đoàn 5 ngụy và chi khu Lộc Ninh trong một căn cứ lớn có sân bay dã chiến.  Đến khi một trong đoàn của sư đoàn 9 tiêu diệt được trung đoàn 1 thiết giáp ngụy ở Lộc tấn thì bộ đội sư đoàn 5 có xe tăng dẫn đầu đánh chiếm chi khu và căn cứ chiến đoàn ở Lộc Ninh.  Cùng thời gian, sư đoàn 7 ta bao vây bức rút một chiến đoàn khác của sư đoàn 5 ngụy ở căn cứ Đồng Tâm, nằm giữa Lộc Ninh và Bình Long.  Lực lượng đặc công Miền cũng đánh chiếm và đang giữ sân bây Téc Ních nằm ngay sát phía đông thị xã An Lộc.  An Lộc hoàn toàn bỏ ngỏ cả ba mặt, chỉ còn mặt phía nam dựa vào trục lộ 13 nối với Chơn Thành, Bến Cát, Sài Gòn.

Ngay sau khi sư đoàn 5 ta đánh chiếm Lộc Ninh, chúng tôi vội trở về Bộ chỉ huy Miền để kịp đi cánh khác, vì nghĩ rằng chiến dịch sẽ phát triển xuống hướng nam do thời cơ đang thuận lợi.  Nhưng không hiểu sao ta chưa tiến công An Lộc ngay?  Sau đó, địch lên phía bắc, phá cầu Cần Lê, đồng thời tăng viện nhanh cho An Lộc.  Đế khi ta tiến công thị xã này thì địch đã có đủ quân để chống đỡ.  Lúc đó trận địa chốt chặn của sư đoàn 7 ở cống Tàu Ô trên đường 13 (nam An Lộc) trở nên hết sức căng thẳng và ác liệt.  Lực lượng địch tăng viện cho An Lộc ngày một tăng nên khả năng đánh An Lộc lần thứ hai của ta càng khó khăn hơn.

Trước tình hình đó, Bộ chỉ huy Miền điều trung đoàn 271 tiến công xuống hướng Long An để có thể kéo bớt lực lượng địch ở An Lộc - đường số 13 xuống đó.  Tôi là dân Long An, thông thạo chiến trường này nên được điều đi với 271.  Chúng tôi bắt đầu tiến công từ An Ninh, Lộc Giang xuống hướng Hòa KHánh.  Nhưng sức chiến đấu của 271 còn hạn chế, nên chúng tôi không xuống sâu hơn được.  Tác dụng của mũi tiến công này cũng không đủ sức kéo quân địch ra khỏi An Lộc - đường số 13. Trong khi trung đoàn 271 tiến công thì Long An thực hiện kế hoạch "chồm lên" và đưa hai tiểu đoàn tiến công xuống nam lộ số 4 nhưng hiệu quả không cao.

Quân ta tiến công An Lộc lần thứ hai không thành công.  Lúc đó Nam bộ đã gần vào mùa mưa, chiến dịch tổng hợp ở Khu 8 không thể chậm hơn được nữa mà sư đoàn 5, lực lượng chính của chiến dịch vẫn còn ở mặt trận An Lộc.

Sau này khi có dịp trao đổi với nhau về chiến dịch Nguyễn Huệ, tôi và nhiều người cho rằng nếu sau khi đánh chiếm Lộc Ninh, ta tận dụng các lợi thế đã tạo ra mà tiến công An Lộc thật nhanh thì có thể đánh chiếm được thị xã này.  Tất nhiên, trong tương quan chiến lược lúc đó ta có thể không giữ được lâu.  Giả dịnh này hoàn toàn có cơ sở vì cự ly từ Lộc Ninh xuống An Lộc chỉ có 25km và một cây cầu địch chưa kịp phá.  Đoạn đường số 13 này hoàn toàn bỏ trống vì địch ở Đồng Tâm đã bỏ chạy.  Với cự ly ấy, ta hành quân bằng cơ giới thì chỉ cần một đêm là chiếm được cầu Cần Lê và tiếp cận được phía bắc An Lộc.  Địa hình phía bắc An Lộc cao nên từ trên đánh xuống sẽ thuận lợi hơn nhiều so với hướng tây và đông vì hai hướng này ta đều phải từ dưới thấp đánh lên.  Ở hướng đông có một con suối rất sâu, có thành dựng đứng, bộ binh vượt qua cũng khó khăn.

Tất nhiên, nếu ta chưa tiến công sẽ có thời gian để chuẩn bị thêm cho chu đáo.  Nhưng trong cùng thời gian ấy, quân địch có lợi thế hơn về công tác chuẩn bị đối phó vì chúng có các phương tiện hiện đại, nên cuối cùng vì tương quan lực lượng lại nghiên về phía có lợi cho địch, kể cả về mặt tinh tần và tâm lý.  Trong quân sự, thời cơ xuất hiện bất ngờ và qua đi rất nhanh.  Muốn bắt kịp nó, ta phải chấp nhận một cái giá nào đó.  Ví dụ, trận tập kích của đội 1 Long An diệt tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của địch ở cầu Láng Ven năm 1964, chúng tôi phải chấp nhận cho bộ đội đánh trong tình trạng sức khỏe không thật tốt, công tác điều nghiên không thật kỹ.  Nhưng nếu đòi hỏi hai vấn đề này hoàn chỉnh thì thời cơ lại qua mất.

Tôi cho rằng thời cơ đánh An Lộc chỉ xuất hiện trong vòng từ một đến hai ngày sau khi ta đánh chiếm Lộc Ninh, Téc Ních và Đồng Tâm.  Cho đến khi địch phá cầu Cần Lê và lính dù chiếm núi Gió thì không còn thời cơ tốt để đánh nữa.

Qua chiến dịch Nguyễn Huệ tôi rút được một điều: dù nắm quân nhiều hay ít, dù chủ lực hay địa phương, vấn đề cơ động nhanh vẫn là quan trọng nhất trong việc giữ quyền chủ động chiến trường và nắm thời cơ diệt địch; không phải cứ có xe tăng, pháo lớn là muốn đánh lúc nào cũng được."

Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #553 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2011, 08:00:47 pm »

Theo kế hoạch của BTL cánh bắc, eBB48 có c7/d512/eT203 phối thuộc được lệnh tiến công địch ở Quán Ngang và phát triển sang Đông Hà. Sau 30 phút chiến đấu, quân địch bỏ Quán Ngang rút chạy. Quân ta truy kích đến đầu cầu phía bắc thì bị máy bay ngăn chặn. Đồng thời địch cho phá sập cầu. Theo lời kể của bác Thái, ct cT7 thì địch phá cầu bằng cả thuốc nổ đặt sẵn và máy bay đánh bom. Vì thế quân ta bị chặn lại.

Chú lixeta cho cháu hỏi tiếp với.

Theo tài liệu của phía bên kia, sáng và trưa ngày 02/04, tại phía bờ bắc cầu Đông Hà, có một vụ đoàn xe tăng đang hành tiến của ta bị A-1 Skyraiders công kích, diệt 11 xe, và không lâu sau đó, tiếp tục bị TĐ 20 VNCH phục kích bắn cháy 09 PT-76 và 02 T-54. Tổng cộng 22 chiếc! Nếu đúng thế thì chắc ngoài c7/d512/eT203 ra chắc còn đơn vị tăng khác trên hướng này? Chú có thông tin gì về vụ này không ạ?

Một số nguồn Mỹ cũng chép Ripley đặt thuốc nổ xong, điểm hỏa thì tịt ngòi. Một lúc sau tình cờ có một tốp phản lực dùng bom la de đánh trúng cầu thì số chất nổ đó mới nổ theo làm cầu sập.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #554 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2011, 08:34:38 pm »

Theo kế hoạch của BTL cánh bắc, eBB48 có c7/d512/eT203 phối thuộc được lệnh tiến công địch ở Quán Ngang và phát triển sang Đông Hà. Sau 30 phút chiến đấu, quân địch bỏ Quán Ngang rút chạy. Quân ta truy kích đến đầu cầu phía bắc thì bị máy bay ngăn chặn. Đồng thời địch cho phá sập cầu. Theo lời kể của bác Thái, ct cT7 thì địch phá cầu bằng cả thuốc nổ đặt sẵn và máy bay đánh bom. Vì thế quân ta bị chặn lại.

Chú lixeta cho cháu hỏi tiếp với.

Theo tài liệu của phía bên kia, sáng và trưa ngày 02/04, tại phía bờ bắc cầu Đông Hà, có một vụ đoàn xe tăng đang hành tiến của ta bị A-1 Skyraiders công kích, diệt 11 xe, và không lâu sau đó, tiếp tục bị TĐ 20 VNCH phục kích bắn cháy 09 PT-76 và 02 T-54. Tổng cộng 22 chiếc! Nếu đúng thế thì chắc ngoài c7/d512/eT203 ra chắc còn đơn vị tăng khác trên hướng này? Chú có thông tin gì về vụ này không ạ?

Một số nguồn Mỹ cũng chép Ripley đặt thuốc nổ xong, điểm hỏa thì tịt ngòi. Một lúc sau tình cờ có một tốp phản lực dùng bom la de đánh trúng cầu thì số chất nổ đó mới nổ theo làm cầu sập.

Có phần đúng nhưng hơi phóng đại.
Về lực lượng tham gia cánh bắc và những thiệt hại mình đã nói rồi:

....
Có lẽ đã lường đến trường hợp này nên BTL mặt trận đã lệnh cho d66/eT202 trang bị TTG bơi nước vượt sông Bến Hải, 5 giờ sáng 2.4 bắt liên lạc với BB tại Ngã Tư Sòng để tiến công Đông Hà. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, d66 đã không đến được địa điểm quy định. Đến sáng 2.4 d66 mới đến khu vực Vinh Quang Thượng (cách NT Sòng khoảng 5 km), phải dừng lại giấu xe trên bãi cát. Sau đó, ngày 03.4 bị KQ và pháo hạm địch đánh vào đội hình, bị thiệt hại nặng, tổn thất 8/13 xe.

Tóm lại, theo ý định của trên thì lực lượng TTG đánh Đông Hà ngày 02.4.72 gồm dBBCG66 và CT7/d512. Tuy nhiên, do cầu sập nên cT7 không vượt sông được. Còn d66 không đến kịp theo hiệp đồng, dừng lại giấu xe nhưng bị địch phát hiện và cho máy bay oanh tạc. Tuy nhiên, tổng số thiệt hại chỉ có 8 xe thôi, trong đó chủ yếu là xe thiết giáp BTR- 50PK. Còn chẳng có ai bị phục cả  Undecided
Mình đã tái hiện rất kỹ trận đọ sức này trong BT tập 3.

Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #555 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2011, 03:53:48 am »

Có phần đúng nhưng hơi phóng đại.
Về lực lượng tham gia cánh bắc và những thiệt hại mình đã nói rồi:
...
Sau đó, ngày 03.4 bị KQ và pháo hạm địch đánh vào đội hình, bị thiệt hại nặng, tổn thất 8/13 xe.

Tuy nhiên, tổng số thiệt hại chỉ có 8 xe thôi, trong đó chủ yếu là xe thiết giáp BTR- 50PK. Còn chẳng có ai bị phục cả  Undecided

Tức là theo thông tin của chú thì số xe bị thiệt hại đều của dBBCG66, tổn thất xảy ra vào ngày 03/04, còn ngày 02/04 thì không có chiếc nào của ta bị sao trên đường tiến tới cầu Đông Hà từ phía Bắc, phải không ạ?

Bên kia họ tính sáng ngày 02/04 chỉ riêng 02 vụ A-1 và M-48 công kích trên đường tới cầu Đông Hà kia đã diệt 22 xe, chưa kể số xe do pháo tàu chiến Mỹ phá hủy cũng trong ngày hôm đó.
Logged
buoncp
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #556 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2011, 09:48:30 pm »

Ai có thông tin về thương vong cả hai phía trong trận Quảng trị 81 ngày đêm 1972 không?

Hôm qua xem VTC có bác cựu binh nói QD NDVN mất khoảng 16-18000 chiến sỹ?
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #557 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2011, 10:05:15 pm »

Vong không rõ, còn thương thì con số chính thức về QDNDVN là 30.859 người, trong đó giai đoạn 81 ngày đêm là 13.142 người.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #558 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2011, 11:21:47 pm »

Vong không rõ, còn thương thì con số chính thức về QDNDVN là 30.859 người, trong đó giai đoạn 81 ngày đêm là 13.142 người.

Số bị thương này em đồ là số thương binh lúc mới nhập trạm, chưa tính số "từ thương chuyển thành vong" (tức là phải gạch sổ thương binh và chuyển sang sổ vong). VD: 13.142 thương binh nhập trạm có thể một nửa thương nặng sẽ hy sinh sau đó, tức là số thương binh thực sự còn tầm 6500, 6500 kia sẽ phải tính là "tử".

CHứ với điều kiện khắc nghiệt ở Thành cổ, thương binh chuyển về tuyến sau là rất khó, làm sao số bị thương có thể nhiều hơn số hy sinh (tầm 4500 như Quyển sách gần đây thống kê) tới 3 lần được
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #559 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2011, 11:25:20 pm »

Ai có thông tin về thương vong cả hai phía trong trận Quảng trị 81 ngày đêm 1972 không?

Hôm qua xem VTC có bác cựu binh nói QD NDVN mất khoảng 16-18000 chiến sỹ?

Theo thống kê của quyển "Đại sách tưởng niệm" mới đây được rước về trưng bày ở Quảng Trị thì có liệt kê tên hơn 4500 liệt sĩ hy sinh ở thành cổ
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM