Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:44:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc tiến công chiến lược năm 1972: Quảng Trị-Bắc Tây Nguyên-Đông Nam Bộ  (Đọc 344707 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #40 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 07:53:03 am »

Chào quê rongxanh!
Rất cảm ơn quê đã rất công phu sưu tầm và dịch lại các TL này. Đó cũng là một nguồn tư liệu rất quý để những ai quan tâm tham khảo. Tuy nhiên cũng xin có một vài ý kiến ngõ hầu giúp mọi người hiểu rõ và đúng hơn:
1- Về biên chế của e 202 hồi đó chỉ có 3 tiểu đoàn và 1 số đại đội trực thuộc. 3 tiểu đoàn là: 66, 244 và 198, không có tiểu đoàn 4.
2- Tài liệu bị thu có tiêu đề KH tiến công Huế và khu vực Phú Bài xem ra có gì đó không hợp lý Huh. Trong toàn bộ CZ Quảng Trị 1972 thì 202 chủ yếu được sử dụng ở cánh đông (mạn Triệu Phong, Hải Lăng). Từ đó muốn đánh xuống Huế thì cũng còn khá xa, đặc biệt là muốn đánh Phú Bài thì phải vượt qua Huế. Nếu xây dựng một kế hoạch như vậy thì nói chung là bất khả thi và rất bất hợp lý.
Vì những lý do trên theo mình cần kiểm tra lại về tính xác thực của tài liệu này.

Một lần nữa xin cảm ơn quê! Roll Eyes
 

Bác Quê ơi, như em đã chú thích ở đầu, tiêu đề "KH tiến công Huế và khu vực Phú Bài" là do VNCH đặt bác ạ.

Vì họ thu được sổ ghi chép của bác này (CO - Đại đội trưởng?, chứ không phải Chính trị viên PO, em nhầm), sau đó dịch qua tiếng Anh.

Về chuyện d4, em sẽ kiểm tra lại trong tài liệu đó.

Em còn 1 băn khoăn nữa, đó là vị trí thu được tài liệu nằm giáp ranh tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên. Như vậy có thể hiểu xe tăng đã tiến đến đó?
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #41 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 09:27:24 am »

@ rongxanh: Em còn 1 băn khoăn nữa, đó là vị trí thu được tài liệu nằm giáp ranh tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên. Như vậy có thể hiểu xe tăng đã tiến đến đó?

Chào quê!
Điều này thì đúng đấy! Sau những thắng lợi của đợt 2 CZ Quảng Trị ta đã có những tham vọng khá lớn mà cụ thể là thừa thắng giải phóng luôn cả Huế! Mà thực ra lúc đó tình hình cũng khá thuận lợi thật vì quân ta đã làm chủ ở tuyến bắc Mỹ Chánh. Tuy nhiên, do sự tăng cường các nỗ lực của SG nên ý định đó không thực hiện được và cuộc chiến trở nên giằng co, ngày càng trở nên bất lợi hơn về phía ta. Vì vậy dần dần ta phải lui về phía bắc và chịu mất thị xã Quảng Trị.
Trong thời gian đó có khá nhiều trận đánh xảy ra ở khu vực này có xe tăng tham gia. Trận lớn nhất là trận VĐTC địch tạm dừng ở Thanh Hương- Đông Giáp ngày 27.5.1972 (trên bản đồ của quê Thanh Hương nằm kẹp trong 2 con số 48 và 49) của tiểu đoàn 244 hiệp đồng với d8/eBB18. Địa điểm này chỉ cách vị trí địch thu được TL chừng 3 km.
Ngoài ra, bên phía tây QL1 d198 cũng vượt sông Thác Mã sang đánh các điểm cao 53, 35 và Cầu Nhi.
Như vậy trong năm 72 thực tế là TTG đã dấn sang đất Thừa Thiên từ phía Bắc.
Còn TL, nếu đúng thì theo mình có thể là của 1 cán bộ nào đó thuộc d244 vì đó chính là khu vực TC của đơn vị này. Rất có thể bị rơi khi đi nghiên cứu, chuẩn bị chiến trường.
Quê xem lại thêm nhé! Grin
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #42 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2009, 08:24:00 pm »

Em kiểm tra lại rồi bác ạ, họ ghi là Đại đội 2 - Tiểu đoàn 4 - Trung đoàn 202 thiết giáp:

Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #43 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2009, 09:38:42 pm »

17.   2/5/72: Họp cán bộ trung đội và đại đội, phổ biến kinh nghiệm trong tháng qua

a).   Tăng cường hội đồng quân nhân
*   Trung đội 1: Hùng và Hân
*   Trung đội 2: Nhân và Phúc
*   Trung đội 3: Toản và Cối
*   Cán bộ (Đại đội): Đồi
*   Bộ phận quản trị: Hùng, Nho, Tám, Báu, Đang

b).   Kiểm tra kinh tế và tài chính
*   Tất cả các B: Từ 18/3/1972 đến 27/4/1972
*   Đại đội 2: Từ 1/3 đến 30/4

c).   Lực lượng địch có 7 tàu pháo, 2 tàu chiến và xấp xỉ 1 lữ đoàn.
*   ĐỊch có thể đổ bộ ở VĨnh Thái, Vĩnh Thanh, Hồ Xá và Tân ĐỊnh
*   Lực lượng bạn: E18 (Có thể là Trung đoàn 18) bố trí 1 tiểu đòan tại Vĩnh Hòa và 2 tiểu đoàn khác ở Cửa Việt.

d).   Lực lượng phối thuộc (?): Đại đội 2 và các đại đội khác (không được xác định) sẽ phối hợp hoạt động ở khu vực Hòa Chinh

e).   Lực lượng phòng thủ VĨnh Linh: 1 tiểu đoàn của E18, c2/ D204, lực lượng địa phương và tự vệ (Ngoài lề có ghi chú, lực lượng bạn có 3 DKZ 75mm và 10 12,7mm).

f).   Một đại đội đóng tại khu vực VĨnh Hòa và 1 đại đội tại nông trường Bến Hải.

g).   Một pháo 130mm và 1 pháo 85 mm đóng tại khu vực Vĩnh Kim và 2 đại đội tại nông trường Quyết Thắng

18.   Ngày 21/5/1972

19.   Ngày 31/5/1972: Hội nghị quân chính

a).   Tình hình địch: Đ/c Lưu báo cáo khu vực quanh thành phố Huế và Xuân Điền, địch bao gồm

*   Lữ đoàn 369 thủy quân lục chiến hoạt động tại Phú Cang, Sư đoàn 1 bộ binh tại Tùng và Nam Hải, các bộ phận của Sư đoàn 3 bộ binh ở Phong Điền, 1 đội (liên đoàn?) biệt động quân, 1 sư đoàn dù, 1 trung đoàn của Sư đoàn 2 bộ binh; các đơn vị dân vệ và địa phương quân, tàu chiến và máy bay/.

b).   Mục tiêu chính (Our Gold): Giải phóng thành phố Huế và khu căn cứ Phú Bài.

c).   Nhiệm vụ chính: Các lực lượng ta sẽ tạo thế để thọc sâu vào thôn Vất Mậu (huyện Quảng ĐIền, tỉnh Thừa Thiên).

d).   Bộ phận đi trước sẽ tấn công quân địch ở trong thôn

e).   Lực lượng phía sau có trách nhiệm tấn công các đơn vị tăng cường của địch hoặc các lực lượng tấn công khu vực ta đã chiếm.

f).   Các lực lượng bạn cố gắng phòng ngự các khu vực đã chiếm.

g).   Nhiệm vụ riêng (Specific missions): Bộ phận đi trước và D18 sẽ tấn công các đơn vị trong khu vực Đại Lộc.

h).   Đặc điểm: Đây là chiến dịch lâu dài. Tất cả các đơn vị đều phải chuẩn bị kỹ càng.

i).   Thủ đoạn của địch: Các đơn vị địch liên tục di chuyển. Chúng thường rải mìn chống tăng tại vị trí của chúng trước khi rời đi.

j).   Chiến thuật: Xác định mục tiêu và chuẩn bị, sau đó tiến hành phối hợp chặt chẽ với các đơn vị bộ binh.

k).   Chỉ huy: Các lực lượng sẽ chuẩn bị kỹ càng cho các hành động và dũng cảm tấn công kẻ địch để giành thắng lợi.

l).   Quy định: Các quy định sử dụng máy 2W, nghỉ ngơi và nấu ăn, tổ chức gác 2 người và mật khẩu.

m).   Yêu cầu: Phải kiên nhẫn, linh hoạt, và chuẩn bị cho các hoạt động lâu dài.

Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #44 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 09:50:42 pm »

Về trận đánh Kon Tum
(theo hồi kí Tướng Hoàng Minh Thảo):

"Binh lực của chúng được bố trí như sau: Sư đoàn 23 và liên đoàn 2 quân biệt động phụ trách phòng ngự từ thị xã Plâyku, đường số 19, đường số 14 cho đến thị xã Kon Tum. Sư đoàn 22 thiếu phụ trách phòng ngự ở khu vực thị trấn Tân Cảnh và sân bay Đắc Tô. Lữ đoàn dù số 2 phụ trách phòng ngự trên dãy điểm cao phía tây sông Pô Cô từ điểm cao 1015 đến điểm cao 966, đoạn giữa điểm cao Ngọc Bơ Biêng và cứ điểm Kleng.

Quân địch cho rằng hướng tiến công chủ yếu của ta sẽ từ phía tây đánh vào Đắc Tô - Tân Cảnh, đường 14 và thị xã Kon Tum. Do đó địch đã tổ chức một tuyến phòng ngự vòng ngoài ở phía tây đường 14, tây Đắc Tô – Tân Cảnh, tây thị xã Kon Tum từ PLây Cần - đến điểm cao Ngọc Rinh Rua? Ngọc Bơ Biêng, điểm cao 1015, điểm cao 1049, 966 đến cứ điểm Kleng.
......
Mưu kế của ta là lừa địch, đánh vào chỗ sơ hở, địch ít đề phòng. Lừa địch ở Kon Tum. Làm đường để địch đối  phó ở Kon Tum. Địch đề phòng phía tây Tân Cảnh, ta lại đánh vào phía đông Tân Cảnh. Do đó chỉ trong một ngày ta đã giải phóng Tân Cảnh.
......
Ý định chiến dịch của ta là bước đầu giải phóng thị trấn Đắc Tô - Tân Cảnh, sau đó mới đánh xuống thị xã Kon Tum. Kế hoạch tiến công của quân ta đã sẵn sàng, quân địch phải bị động rải Sư đoàn 23 ra đối phó với quân ta trong giai đoạn đánh nhỏ, giai đoạn chuẩn bị cho chiến dịch ở trên đường 14 và đường 19. Chúng ném lữ đoàn dù 2 ra tổ chức tuyến phòng ngự ngăn chặn vòng ngoài ở dãy điểm cao 1015 đến 1049 và 966, vào đúng thế trận của quân ta. Thế là thời cơ tiêu diệt lữ đoàn này đã tới.

Tiếp đó, địch điều thêm lữ đoàn dù số 3, từ Sài Gòn ra Võ Định làm lực lượng dự bị, điều liên đoàn 6 quân biệt động từ Nam Bộ ra tăng cường phòng giữ thị xã Kon Tum.
.....
Sau khi tiêu diệt Sư đoàn 22 và giải phóng vùng Đắc Tô - Tân Cảnh, quân ta liền tiến xuống phía đông Kon Tum, hiệp đồng với cánh quân đang bao vây địch ở đây, cùng tiến công vào thị xã Kon Tum, do Sư đoàn quân nguỵ số 23 phòng giữ. Ở đây, tuy đã bị vây hãm nhưng địch vẫn còn dự trữ về vật chất, hơn nữa chúng lại có ưu thế về máy bay lên thẳng, do đó sức chống cự của chúng còn mạnh.

Quân ta tiến công tiêu diệt được một bộ phận địch ở các tuyến phòng ngự vòng ngoài, sau đó đánh vào tiêu diệt một bộ phận quân địch và chiếm được một số khu vực trong thị xã và cũng không thành công trong việc đánh vào thị xã Kon Tum".

Như những gì ta đã biết thì ta chủ động lừa địch ở Kon Tum để đánh Tân Cảnh, có thể đưa ra vài nhận xét về trận Kon Tum 1972:
-Tính bất ngờ không còn, địch chủ động phòng ngự với quân số đông, hậu cần tốt, hỏa lực mạnh.11-5 TT Thiệu thay Ngô Du bằng tướng Toàn, địch đã bố trí sư 23 của Lý Tòng Bá hình thành tuyến phòng ngự mới khác chặt chẽ. Ta phải dời ngày tấn công đến 14-5 cho địch đủ thời gian chuẩn bị-->giả sử sau khi đánh Đăk Tô xong ta dùng lực lượng đánh Đăk Tô + lực lượng bao vây tiến đánh Kon Tum luôn thì sao, lúc đó địch rất hoảng loạn?
-Công tác hậu cần chưa tốt, giống như trận Quảng Trị-TT Huế: đường 50K chưa nối với đường 14 phía bắc, đường 70B cũng chưa vượt qua được điểm cao tây Pô Cô nên việc vận chuyển rất khó khăn, Tây Nguyên đang vào mùa mưa-->công tác thiết bị chiến trường và công tác bảo đảm vật chất không tốt.
-Chưa có kinh nghiệm đánh vào thị xã, đô thị(khi đánh vào thị xã việc chỉ huy không sát dưới, thiếu chặt chẽ...)
-Nếu xét điều kiện không cho phép đánh Kon Tum thì ta dừng đánh và giữ vững vùng giải phóng thì không xảy ra thương vong lớn.

« Sửa lần cuối: 28 Tháng Bảy, 2009, 11:52:19 pm gửi bởi napoleon » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
linh623
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #45 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2010, 08:42:41 pm »

Xin kính chào các chú, các bạn thành viên QSVN!
Tôi cũng là một người yêu thích và mong được tìm hiểu về QS. Mình cũng từng được vinh dự khoác áo lính 9 tháng ( trung đoàn 36 - huấn luyện hạ sỹ quan, học viên trường SQ Pháo binh). Gia đình mình cũng có bố mình và hai chú tham gia hai cuộc kháng chiến, trong đó có chú út mình tham gia mặt trận Quảng Trị( chú còn được huân chương vì bắn được xe tăng, mình nhớ rõ là vì năm 77 chú chuyển ngành đem HC về mình còn được vinh dự đeo chạy lung tung khoe hàng xóm) và cậu cả tham gia chiến trường B2 và chiến trường CPC. Mình đương động viên chú và cậu mình tham gia vào trang này. Rất cảm ơn các chú và các bạn tích cực tham gia và xây dựng QSVN ngày càng lớn mạnh. Đây là một phần lịch sử đầy hào hùng và không kém phần bi tráng của dân tộc, của một thế hệ các chú, các bác...
Rất mong QSVN ngày càng lớn mạnh!
 
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #46 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2010, 10:58:19 pm »

Quan trọng là kế hoạch tác chiến chiến dịch có đề cập đên mũi vu hồi đó không, thì mới bố trí lực lượng và công tác hậu cần ... rải theo chớ.
Em vẫn thiên về giả thuyết mũi vu hồi là tình huống trong quá trình phát triển chiến dịch.


Em đọc được cái này có vẻ hãi quá các bác ạ (dịch từ TA):

Trích dẫn
Kế hoạch tiêu diệt lực luợng lớn quân địch tại Huế đuợc Bộ Tổng Tư lệnh dự kiến và đuợc Hội đồng quốc phòng Nhà nuớc chấp thuận. Kế hoạch là dùng 2 trung đoàn tăng cường và 1 trung đoàn tăng, xấp xỉ lực lượng 1 sư đoàn.

Thêm nữa, 1 sư đoàn sẽ đuợc bố trí trong khu vực, sẵn sàng tấn công Huế từ hướng Đà Nẵng.
Logged
ChimViet
Thành viên
*
Bài viết: 58


« Trả lời #47 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2010, 01:15:02 am »

Vụ "Tây Huế" này tôi có nghe sơ sơ:
Đây là mũi vu hồi chiến lược dự kiến đánh vòng Tây Huế ngay sau khi mở mặt Quảng Trị và địch dồn ra tuyến Quảng Trị. Dự định này không thực hiện được vì nhiều lý do, trong đó có việc "bố trí" chỉ huy trận Quảng Trị. Còn cụ thể là phải có một trung đoàn công binh đã được giao việc làm đường thọc xuống Huế (E147 hay sao ??). Quá trình chiến dịch E này bị đưa vào Tây NGuyên, thế là không có đường nữa !!!.
Chuyện này người biết rõ nhất là ông Hoàng Đan.
Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #48 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2010, 06:23:07 pm »

-Khoảng tháng 2 âm lịch của năm 1971 tôi bắt đầu vào đó, khi ấy thằng D và mày mới chỉ hơn 1 tuổi, mình là con trai duy nhất trong gia đình nên ông cụ lo lắng lắm. Nhưng cụ bà nói "Mày vẫn phải đi". Khi mình cùng 17 trinh sát bắt đầu rút ra, thì chúng bắt đầu tái chiếm Quảng trị.
-Ông đi lúc ấy khoảng tháng 4,5 dương lịch rồi, trời nắng lắm. Nhà có mỗi 1 cái xe đạp, ông mang xuống Trúc sơn, tôi phải xuống lấy còn gì?(Bà vợ chen ngang 1 câu)
-Dạo này G rỗi rãi nhỉ?
-Vâng, mưa phùn, gió nồm càng lâu, thì cháu càng rỗi rãi, cháu còn ngồi nghe chú nói thế nào về "Mùa hè đỏ lửa" đây?
 Trên đây là cuộc nói chuyện ngắn giữa em và 1 cựu tham mưu(hình như là TM trưởng) pháo 37 của D12-E58-F308. Em chỉ mong trời cứ mưa, góp thêm cho các bác nhiều tư liệu về Quảng trị 1972.
 Các bác xem cái bản đồ "Mùa hè đỏ lửa" đâu? Em xin 1 cái. Em xin cám ơn trước nhé!
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tư, 2010, 11:54:38 am gửi bởi Giang.K17 » Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #49 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2010, 12:33:26 pm »

 Đúng 5/8/1964  thì tôi nhập ngũ, sau 3 tháng huấn luyện trinh sát bộ binh, lại điều tôi sang học pháo 37 phòng không bảo vệ bầu trời miền Bắc. Trận đầu tiên tham gia tại Uông bí cùng xạ thủ của Trung quốc, với tư cách xem họ đánh nhau với không quân Mỹ, học thuyết của bạn và ta khi đó là:
-TQ: Không ngụy trang trận địa, thậm chí còn làm ký hiệu cho máy bay Mỹ nó bổ nhào ném bom thì mình chui uống hầm(không xích chân pháo thủ, không đọc chước tác Mao chủ tịch đâu nhé). Khi nó quay đít chạy thì tập chung bắn vuốt đuôi.
-Ta: Ngụy trang kín đáo, lập trận địa giả...rất...lắt léo, láu cá.
 Anh hàng xóm chê ta là "không anh dũng", nhưng sau vài trận bị thương vong quá nhiều,TQ phải đồng ý theo lối đánh của ta.
 Khoảng 1 năm sau, trong 1 trận ở Nam đinh, tôi bị rốc két từ F4 bắn xuống và bị thương 2 bên đùi 16%. Ra viện, thủ trưởng hỏi "thích gì", tôi trả lời "em thích đi đánh giặc"-Thanh niên ngày ấy là thế đấy. Khoảng 1967, tôi được cử xuống Xuân mai học sĩ quan chỉ huy, nhưng lại thấy phổ biến là học theo "Giáo án thời bình". Mấy anh em học viên chúng tôi thắc mắc "Kiểu này, học xong thì giải phóng Miền nam rồi, đánh nhau với ai, không đi học nữa, ra trận thôi". Nếu Mậu thân thành công, thì giáo án kia đúng. Rồi cũng hết 3 năm học sĩ quan. Chúng tôi chuẩn bị bước vào cuộc chiến mới...(NVV D12-E58-F308)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM