Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 04:46:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc tiến công chiến lược năm 1972: Quảng Trị-Bắc Tây Nguyên-Đông Nam Bộ  (Đọc 344718 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #350 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2011, 12:05:44 am »

Dạ, đấy là "chủ trương lớn", chắc ai cũng biết ạ. Quan trọng là khi đi vào chi tiết cụ thế nó thế nào. Tôi theo dõi tài liệu về đàm phán Hiệp Định Paris thì rõ ràng khi quân ta bắt đầu chiến dịch thì phái đoàn ở Paris từ chối họp, đến lúc quân ta phải rút về bờ bắc sông Thạch Hãn rồi thì mới bắt đầu có tiến triển.

Mục tiêu "Mỹ cút" thì ta đã đạt được từ năm 1971, lúc đó Mỹ nó đã đồng ý vụ "Mỹ rút ta không rút" rồi. Ta kiên quyết đòi thêm "Ngụy nhào" luôn. Mỹ nó không chịu. Ta mở chiến dịch. Chiến dịch xong thì ta bảo ok thôi không đòi ngụy nhào ngay nữa. 

Còn vụ ĐBP trên không thì tôi có nhận định khác, nhưng có lẽ ta bàn ở chỗ khác.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Giêng, 2011, 12:31:34 am gửi bởi altus » Logged
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #351 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2011, 01:13:15 am »

Ông ngoại của em cũng từng tham gia trận An Lộc này,ông làm trưởng ban quân lực sư đoàn 7 QDNDVN,cho nên không nắm rõ chi tiết trận đánh,tuy nhiên biết được rằng việc quân ta chỉ bao vây chứ không chiếm thị xã là do ý muốn của ta,chiếm thị xã chỉ làm mồi cho B52 rải thảm mà thôi,trùng hợp với nhận xét của KQĐ.

:Không hẳn là như vậy bạn ạ,một số xe tăng của ta đã bị bắn cháy ở trên các đường phố bên trong thị xã ,chẳng nhẽ họ bị lạc đường nên tiến vào đó à ,chỉ đọc các bài ở topic này bạn cũng sẽ hiểu có một số trận đánh ác liệt xảy ra giữa đôi bên bên trong thị xã này,bạn hỏi kỹ lại ông bạn xem ?
Trìch Lịch sử Sư đoàn bộ binh 9 (1965-2010):
"Ngày 19 tháng 1 năm 1973,chiến dịch Nguyễn Huệ kết thúc. Kết quả ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 13.000 tên (bắt 5.381 tên), thu 282 xe quân sự ( có 12 xe tăng, xe bọc thép), 45 khẩu pháo, hơn 6000 súng các loại, bắn rơi và phá huỷ 400 máy bay.
Riêng Sư đoàn 9 có 1.179 cán bộ, chiến sĩ hy sinh, 4.494 đồng chí bị thương...
Chiến dịch Nguyễn Huệ diễn ra trong gần 10 tháng, tuy ta không chiếm được thị xã An Lộc, mục tiêu trung tâm chiến lược trọng yếu đề ra, nhưng cũng đã giải phóng được một vùng rộng lớn trên hướng chiến lược xung yếu trực tiếp uy hiếp cửa ngõ Sài Gòn từ phía Bắc-Tây bắc, làm thay đổi cục diện chiến trường miền Đông Nam Bộ...."

Bạn Avtomat thử hỏi ông ngoại bạn tại sao E 209 và cả Sư 7 lại phải gian khổ đội bom pháo, đối mặt với Sư 21 rồi 25( VNCH) trong hơn 100 ngày đêm ở Tàu Ô-Tân Khai- Xóm Ruộng để làm gì nhể?
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #352 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2011, 06:02:28 am »

Bàn về Paris thì hơi lệch ra ngoài, nhưng đó cũng là mối quan hệ hữu cơ giữa đàm phán ngoại giao và diễn biến trên chiến trường.

Thực ra, em nghĩ vào lúc đó, đàm phán nhiều lúc diễn ra theo kiểu "ta kiên quyết, kiên định lập trường; Mỹ lải nhải, nhai đi nhai lại những luận điệu cũ" thì cũng khó mà biết được là có đi đến được kết quả Paris như chúng ta đã biết hay không, và nếu có được như mong muốn thì là vào khi nào. Hơn nữa, với việc nhiều thỏa thuận trước đó bị vi phạm, nhất là Hiệp định Geneve về tổng tuyển cử thống nhất đất nước năm 1956, thì theo em nghĩ, ta hy vọng, nhưng không đặt kỳ vọng hoàn toàn vào đấu tranh ngoại giao. Diễn biến chiến trường có phục vụ việc giành ưu thế trên bàn thương lượng, nhưng phần nào đó cũng độc lập.

Như bác altus nói về vấn đề "Mỹ cút", đúng là ta có thể đạt được thỏa thuận với Mỹ từ trước đó, và trên thực tế Mỹ cũng đã giảm quân số có mặt trên chiến trường Việt Nam từ nửa triệu xuống còn vài chục ngàn kể cả trước khi có hiệp định. Nhưng khi đàm phán ta đàm phán cả gói chứ không riêng trên vấn đề đó. Sau Tổng tấn công Tết Mậu Thân, năm 68 và vài năm sau đó quân ta cần thời gian hồi phục thiệt hại và cũng mất một phần ưu thế trên chiến trường, ký hiệp định ngay lúc đó ta sẽ bị ép và thiệt thòi. Đồng thời còn có những vấn đề khác như lịch trình rút quân, thời hạn trao trả tù binh, cách thức cơ cấu chính quyền và các bước tiến tới thống nhất sau này... hai bên còn chưa thỏa hiệp được. Và rõ ràng việc đạt được thỏa thuận với Mỹ vào trước thời gian cuộc bầu cử tổng thống của họ là thuận lợi nhất, vì lúc này sức ép dư luận lớn hơn cả, buộc chính quyền Mỹ phải nhân nhượng. Đồng thời với kết quả của những đợt tấn công năm 72 ta mở rộng được thêm nhiều vùng giải phóng, thì khi đạt được hiệp định các bên ở nguyên hiện trạng sẽ thuận lợi cho ta trong giai đoạn sau này.

Vấn đề "Ngụy nhào" trước kia ta kiên quyết yêu cầu đòi thay thế chính quyền Thiệu. Nhưng có lẽ đó cũng chỉ là một quân bài của ta nhằm chia rẽ đối phương trước thời gian bầu cử TT VNCH, đồng thời cũng đấu tranh để có thể đưa người của ta vào trong thành phần chính phủ. Sau này đến giai đoạn ký hiệp định thì chính quyền VNCH cũng đã xác lập rồi, những toan tính đó không cần thiết nữa. Hoặc đó là một thủ thuật đàm phán, nếu đối phương khăng khăng ở một điểm mà họ không thể thay đổi này, thì có thể họ sẽ phải nhượng bộ ở một điểm khác  Grin Grin. Suy cho cùng thì Thiệu hay ai đối với các nhà đàm phán cũng chẳng quan trọng, cốt là không có sự hiện diện của người Mỹ mà thôi.

Việc phái đoàn ta ngừng đàm phán trùng vào thời gian chiến sự như bác nói, nhưng cũng có nguyên nhân khác là không thống nhất được quan điểm, đồng thời, quan trọng hơn, là thời gian này Tổng thống Mỹ thăm TQ và hội đàm cấp cao với Liên Xô. Ta muốn tránh họ đi đêm với nhau, mang Việt Nam ra mặc cả nên từ chối tiếp xúc để tránh sự hiện diện và sức ép từ phía Trung Quốc và Liên xô. Với những sự kiện như thế thì diễn biến hội nghị cũng là hợp lý chứ không phải là ta "rắn" không được thì "buông", mặc dù để đi tới hiệp định thì rõ ràng đôi bên cần phải thỏa hiệp.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #353 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2011, 05:31:56 pm »

Thế rốt cục là được thêm bao nhiêu vùng giải phóng bác? Mở một chiến dịch dốc vốn toàn quân tham gia chắc mục tiêu chiến lược không khiêm tốn như thế. Ta tính thế nào thì chưa rõ, chứ tụi Mỹ tháng 9 hể hả, cho rằng mình đang ngồi vào bàn đàm phán trên thế thắng về quân sự.

Hồi trước bàn vụ này bên vệ phủ, còn có bác đưa ra luận chứng là năm 1972 ta đi nước cờ thí, để Mỹ ngụy chủ quan, tưởng là quân ngụy mạnh lắm rồi, yên tâm kí hiệp định, rồi đến năm 1975 ta chiếu hết.
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #354 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2011, 09:02:13 pm »

Thế rốt cục là được thêm bao nhiêu vùng giải phóng bác? Mở một chiến dịch dốc vốn toàn quân tham gia chắc mục tiêu chiến lược không khiêm tốn như thế. Ta tính thế nào thì chưa rõ, chứ tụi Mỹ tháng 9 hể hả, cho rằng mình đang ngồi vào bàn đàm phán trên thế thắng về quân sự.

Hồi trước bàn vụ này bên vệ phủ, còn có bác đưa ra luận chứng là năm 1972 ta đi nước cờ thí, để Mỹ ngụy chủ quan, tưởng là quân ngụy mạnh lắm rồi, yên tâm kí hiệp định, rồi đến năm 1975 ta chiếu hết.
:Theo tôi thì khó mà có chuyện ta đi nước cờ thí ,để mỹ ngụy chủ quan vì trong năm này những trận đánh để giải phóng lãnh thổ và giữ nó diễn ra rất khốc liệt và chịu nhiều tổn thất ở cả 3 hướng của chiến dịch hơn nữa trên mặt trận ngoại giao lúc đó ta muốn đuổi mỹ về và lật luôn ngụy, và ta cũng hiểu được rằng nếu không có hỏa lực chi viện trực tiếp của mỹ thì quân đội vnch khó mà chịu được sức tấn công của ta (mà chủ yếu ở đây là không quân ,mặt trận mà ta chưa đủ sức kiểm soát)   .Còn theo nguồn của Wapedia-wiky thì chiến dịch này ta giành quyền kiểm soát lâu dài khoảng 1/2 diện tích của quảng trị ,thừa thiên ,quảng nam và quảng tín cùng với một số vùng ven phía tây các vùng 2 và 3 chiến thuật của ngụy .Ước khoảng 10%diện tích lãnh thổ miền nam.
Logged
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #355 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2011, 01:28:53 am »

Thế rốt cục là được thêm bao nhiêu vùng giải phóng bác? Mở một chiến dịch dốc vốn toàn quân tham gia chắc mục tiêu chiến lược không khiêm tốn như thế. Ta tính thế nào thì chưa rõ, chứ tụi Mỹ tháng 9 hể hả, cho rằng mình đang ngồi vào bàn đàm phán trên thế thắng về quân sự.

Hồi trước bàn vụ này bên vệ phủ, còn có bác đưa ra luận chứng là năm 1972 ta đi nước cờ thí, để Mỹ ngụy chủ quan, tưởng là quân ngụy mạnh lắm rồi, yên tâm kí hiệp định, rồi đến năm 1975 ta chiếu hết.

Em nắm vấn đề không chi tiết, nhưng thử kiến giải thế này. Mục tiêu chiến lược và kết quả đạt được có sự khác biệt. Không rõ mục tiêu cụ thể của ta là gì, nhưng với những diễn biến ban đầu khi ta tấn công tổng lực khiến quân địch phải rút chạy khỏi Quảng Trị, Tây Nguyên và một số nơi khác, thì có thể thấy mục tiêu đặt ra không hề nhỏ. Vấn đề là với tương quan lực lượng tương đương, cùng với ưu thế mạnh mẽ của máy bay Hoa Kỳ, thì việc đứng chân lâu dài của ta ở các vùng mới giải phóng là khó khăn, và ta mất nhiều diện tích trở lại khi địch "tái chiếm". Có thể đó là lý do mà các bạn Mỹ kia hể hả. Hoặc chăng cũng là một hành động "lên dây cót tinh thần" như việc quân đội VNCH diễu binh mừng chiến thắng cuộc hành quân Lam sơn vậy. Họ nhìn lại thời gian cách đó 1,2 tháng để thấy họ "đang thắng thế" mà không muốn nhìn xa hơn thời gian trước đó. Thực sự nếu như họ hể hả, áp đảo như vậy, thì khó lý giải việc họ gạt VNCH ra ngoài để đàm phán riêng với ta, và việc họ lật những thoả thuận sơ bộ để tiến hành ném bom miền Bắc (một hành động rất mạo hiểm về chính trị và tương đối trơ trẽn với những gì đã hứa hẹn với cử tri Mỹ và với dư luận quốc tế). Họ mạo hiểm như thế mục đích cuối cùng có gì khác hơn là để ép ta trên bàn thương lượng? Cái này không giống với tư cách người mặc cả tay trên đâu.

Mỹ rút quân, theo em, lúc đó là một xu thế tất yếu. Có điều ta muốn đẩy nhanh việc Mỹ rút quân hoàn toàn. Công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ và tiến tới thống nhất nước Việt Nam và không có cớ để họ quay lại sau này. Động cơ để cho Mỹ rút có thể cũng là sự yên tâm vào sự trưởng thành của quân VNCH, nhưng có lẽ điều đó không thật quan trọng bằng việc người Mỹ thấy rằng sự hiện diện của họ không giúp đạt được hoà bình trong một thời gian gần; rằng họ đang sa lầy với nhiều tổn thất về nhân mạng và của cải; và nếu không thoát ra bây giờ, có thể họ sẽ khó có cơ hội để rút lui trong danh dự.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #356 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2011, 02:33:11 am »

Trích dẫn
Không rõ mục tiêu cụ thể của ta là gì

Ờ, ở chỗ này đấy. 40 năm rồi đấy.  Wink
Logged
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #357 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2011, 08:58:40 am »

Trích dẫn
Không rõ mục tiêu cụ thể của ta là gì

Ờ, ở chỗ này đấy. 40 năm rồi đấy.  Wink

Chỗ này thì xin nói rõ hơn là em tìm hiểu không sâu nên không rõ Wink. Có lẽ trong một thế tương quan ban đầu như thế cũng khó mà nói chắc là ta sẽ giải phóng chỗ này, giải phóng chỗ kia. Có thể chỉ là đánh tiêu hao sinh lực địch và giải phóng khi có điều kiện thời cơ thuận lợi Huh Tuy vậy, nếu căn cứ vào mục đích ban đầu đề ra mà nói bên này hay bên kia thắng thế, thì lại giống trường hợp hai người đánh cờ. Bên tấn công chiếu bí đòi tướng, bên kia chống đỡ; kết cục không mất tướng nhưng phải hy sinh con tượng. So sánh như thế không hẳn đúng, nhưng tôi không mất tướng không có nghĩa là tôi thắng thế.

Đúng là diễn biến phần sau có lợi cho địch và đối phương có thể hể hả nếu họ muốn. Nhưng nhìn toàn bộ trước và sau chiến dịch thì ưu thế thuộc về chúng ta. Giành được thêm phần kiểm soát lãnh thổ như bác vmt đã nói; thu giữ chiến lợi phẩm và phá huỷ hạ tầng chiến tranh ở những nơi ta tạm giữ được; Kéo giãn áp lực cho đường mòn Hồ Chí Minh; có bước thử nghiệm và bài học kinh nghiệm quý báu cho đợt tổng tấn công sau này; tạo áp lực chính trị, ngoại giao mạnh mẽ đối với Hoa Kỳ.

Thực chất Mỹ toan tính cho họ nhiều hơn là cho tương lai của VNCH. Các cố vấn của họ thừa hiểu An Lộc, Huế, Quảng Trị sẽ như thế nào nếu không có không lực cũng như hỗ trợ chỉ huy tác chiến Hoa Kỳ. Thế nhưng họ vẫn phải chấp nhận ra đi. Trước kia họ đòi hỏi các bên "nước ngoài" cùng rút, giờ họ rút, còn người Việt Nam ai ở đâu cứ nguyên như thế, cộng với nhiều điều khoản khác thuận theo những đòi hỏi của ta tới mức mà chính quyền Thiệu bất bình phản đối. Những nhượng bộ như thế, việc bỏ rơi đồng minh như thế không cho thấy họ ở thế thượng phong.
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #358 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2011, 10:10:14 am »

Trận an lộc nằm trong tổng thể của chiến cuộc xuân hè 1972 .Hồi đó bọn mình còn đang tuổi thiếu niên cắp sách đội mũ rơm đến trường học nên những gì diễn ra trực tiếp khó mà biết thấu đáo được giờ chỉ cóp nhặt thông tin rồi đưa ra những ý kiến chủ quan của mình .Đây là bài có tổng kết các mốc thời gian của quá trình đàm phán dẫn tới hiệp định pa ri :http://vietbao.vn/The-gioi/Dien-bien-chinh-cua-Hoi-nghi-Paris-ve-Viet-Nam/10805061/162/.
 Trong đó có nói:22/3. Mỹ đơn phương tuyên bố ngừng họp Hội nghị Paris vô thời hạn.

30/3. Mở màn cuộc tấn công chiến lược Xuân - Hè, quân giải phóng miền Nam mở các cuộc tấn công lớn từ Quảng Trị đến Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.
  ....Có thể thấy ta ngoài việc muốn tiêu hao sinh lực địch ,mở rộng vùng giải phóng đánh bại (Việt nam hóa chiến tranh của mỹ) thì ta cũng tạo sức ép lên mỹ ,buộc mỹ phải (mỹ hóa ) phần nào trở lại với mức độ leo thang quân sự ngày một cao hơn để yểm trợ cho vnch mà điều này thì dư luận trong nước và quốc tế đang phản đối rất mạnh mẽ.Và rồi cuối cùng chắc mỹ cũng hiểu được rằng chỉ có thể rút được quân mỹ ra +sự tồn tại của vnch bằng con đường thông qua đàm phán .Điều mà trước đây ních-xơn không hề muốn khi thực hiện (Việt nam hóa chiến tranh).
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #359 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2011, 04:29:03 pm »

Trận an lộc nằm trong tổng thể của chiến cuộc xuân hè 1972 .Hồi đó bọn mình còn đang tuổi thiếu niên cắp sách đội mũ rơm đến trường học nên những gì diễn ra trực tiếp khó mà biết thấu đáo được giờ chỉ cóp nhặt thông tin rồi đưa ra những ý kiến chủ quan của mình .Đây là bài có tổng kết các mốc thời gian của quá trình đàm phán dẫn tới hiệp định pa ri :http://vietbao.vn/The-gioi/Dien-bien-chinh-cua-Hoi-nghi-Paris-ve-Viet-Nam/10805061/162/.
 Trong đó có nói:22/3. Mỹ đơn phương tuyên bố ngừng họp Hội nghị Paris vô thời hạn.

30/3. Mở màn cuộc tấn công chiến lược Xuân - Hè, quân giải phóng miền Nam mở các cuộc tấn công lớn từ Quảng Trị đến Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.
  ....Có thể thấy ta ngoài việc muốn tiêu hao sinh lực địch ,mở rộng vùng giải phóng đánh bại (Việt nam hóa chiến tranh của mỹ) thì ta cũng tạo sức ép lên mỹ ,buộc mỹ phải (mỹ hóa ) phần nào trở lại với mức độ leo thang quân sự ngày một cao hơn để yểm trợ cho vnch mà điều này thì dư luận trong nước và quốc tế đang phản đối rất mạnh mẽ.Và rồi cuối cùng chắc mỹ cũng hiểu được rằng chỉ có thể rút được quân mỹ ra +sự tồn tại của vnch bằng con đường thông qua đàm phán .Điều mà trước đây ních-xơn không hề muốn khi thực hiện (Việt nam hóa chiến tranh).

Lâu ngày không vào topic này hôm mới ghé qua, nghe các bác trao đổi về "mục tiêu chiến lược của chiến dịch xuân hè 1972" bob mạo muội chen ngang tẹo! bob nhất trí với ý kiến bác mvt trên. Năm ấy bob trực tiếp tham gia ở Kon tum, trước khi vào chiến dịch cấp trên quán triệt: Năm nay (1972) ta phối hợp đánh lớn ở ba vùng (Quảng trị, - thừa thiên, Tây nguyên và đông nam bộ) để tạo thế và cài thế chiến lược. Và đánh đến đâu phải chốt giữ đến đó. (không rút như những chiến dịch trước). Bob tui nhớ lại: Năm ấy ở Tây nguyên ta mở màn giòn giã trận Đăk tô - Tân cảnh ... Khi địch đổ quân tái chiếm, ta bao vây tiêu diệt, chúng không chiếm lại được. duy nhất trận đánh thị xã Kon tum thì ta không dứt điểm được. Nhưng ta đã chiếm gần hết tỉnh kon tum và sau đó xây dựng các tuyến chốt xung quanh thị xã giữ vững vùng giải phóng cho đến khi chiến dịch 1975. Đây chính là địa bàn chiến lược tiếp nhận quân lương, vũ khí từ miền bắc vào qua đường mòn Hồ Chí Minh. Nhờ vậy trận mở màn ơ BMT 1975 đại thắng như các bác đã biết...Rồi quân ta thắng như chẻ tre...kết thúc vẻ vang cuộc KCCM.     
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM