Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:37:40 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc tiến công chiến lược năm 1972: Quảng Trị-Bắc Tây Nguyên-Đông Nam Bộ  (Đọc 344675 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
kiem_t201
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #30 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2009, 08:38:31 pm »

Cao điểm 241 là một cao điểm ở phía tây Quảng Trị, nơi đây Mỹ và quân lực VNCH đã bố trí một căn cứ với lực mạnh vào bậc nhất ở miền nam Việt Nam. Năm 1971, cả trung đoàn 56 quân lực VNCH đã ra hàng quân giải phóng sau khi chịu pháo kích của quân Giải phóng. Năm 1972, trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị ngày 01/04 quân ta đã giải phóng được cao điểm này. Ngày 06/04/1972 đơn vị T201 đã vào vào thu được 03 khẩu pháo tự hành 175 mm (Vua chiến trường) và 02 xe tăng M48. Rất mong muốn các thành viên diễn đàn trao đổi thêm về trận đánh này và về việc thu hồi chiến lợi phẩm. Theo tôi biết thì đây là trận duy nhất ta thu hồi được pháo tự hành 175 mm còn hoạt động được và đã đưa ra miền Bắc thành công.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #31 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2009, 08:57:47 pm »

Đây không phải box để tìm hiểu thông tin, bạn ơi. Tôi chuyển topic của bạn về đúng chỗ!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #32 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2009, 10:48:02 am »

Hômnay mới rỗi rãi ghé thăm chiến trường này- lixeta tôi cũng xin được góp chuyện một tý!
Theo tôi để hiểu rõ thêm về vấn đề này các quê cần nghiên cứu kỹ hơn phần xác định mục tiêu và kế hoạch tác chiến của chiến dịch trong cuốn LS Mặt trận Đường 9- Bắc Quảng Trị (có trong box Tài liệu tổng kết CD-CT).

"Sau khi phân tích tình hình địch, ta trên chiến trường Trị - Thiên (đặc biệt là tỉnh Quảng Trị), Quân ủy Trung ương xác định chiến dịch tiến công Trị -Thiên 1972 có một số nhiệm vụ chủ yếu như sau:

- Tiêu diệt phần lớn lực lượng quân sự địch ở Trị -Thiên, cơ bản tiêu diệt cho được 2 sư đoàn và đánh thiệt hại nặng 1 sư đoàn khác.

- Phối hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng ở nông thôn đồng bằng, đẩy mạnh phong trào đô thị và công tác binh vận; tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận lực lượng bảo an, dân vệ, phòng vệ dân sự, đánh bại kế hoạch bình định của địch.

- Giải phóng phần lớn địa bàn Trị -Thiên, có điều kiện thì kiên quyết giải phóng toàn bộ hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Tiêu diệt, phân tán, giam chân, thu hút lực lượng địch, phối hợp với các chiến trường khác giành thắng lợi chung cho cuộc tiến công chiến lược 1972. . .

Trong những nhiệm vụ trên thì hai nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch và hỗ trợ cho quần chúng trên cả ba vùng nổi dậy là quan trọng bậc nhất. Hai nhiệm vụ này có quan hệ mật thiết với nhau. Muốn phong trào quần chúng nổi dậy mạnh mẽ thì phải có những đòn tiêu diệt sinh lực địch, phá thế kìm kẹp của địch; mặt khác, muốn tiêu diệt nhanh gọn sinh lực địch mở rộng địa bàn hoạt động nhất thiết phải có sự đấu tranh hỗ trợ của nhân dân.

Căn cứ tình hình địch triển khai trên chiến trường, chiến dịch tổ chức thành bốn cánh quân và sử dụng các lực lượng tác chiến trên từng cánh như sau:

- Cánh bắc, cánh chủ yếu, sử dụng Sư đoàn 308 (thiếu một trung đoàn), 2 trung đoàn bộ binh (48, 27), tiểu đoàn l5 độc lập, 2 trung đoàn pháo mặt đất (164, 84), 1 trung đoàn pháo cao xạ (284), 2 tiểu đoàn xe tăng, thiết giáp; 2 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn đặc công (33), 3 trung đội hoá học, trinh sát, súng phun lửa... do đồng chí Phạm Hồng Sơn, Phó tư lệnh chiến dịch và đồng chí Hoàng Minh Thi, Phó chính ủy chiến dịch trực tiếp chỉ huy, phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương tiêu diệt trung đoàn 57 và trung đoàn 2 bộ binh (thuộc sư đoàn 3) ở điểm cao 544, Đồi Tròn, Động Mã, Cồn Tiên, thừa thắng bao vây tiêu diệt Miếu Bái Sơn, Quán Ngang, sẵn sàng diệt địch ở Hồ Khê, Đá Bạc, Thiện Xuân, Lăng Cô, Gia Bình... Sau khi đã tiêu diệt toàn bộ các mục tiêu nói trên, nhanh chóng chuyển sang bao vây tiến công cụm cứ điểm Đông Hà, kiên quyết không cho địch co cụm đối phó.

- Cánh tây, sử dụng Sư đoàn bộ binh 304, trung đoàn pháo binh 38, bốn trung đoàn pháo cao xạ (230, 232, 241, 280), 2 tiểu đoàn tên lửa, 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn công binh do đồng chí Hoàng Đan, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 chỉ huy, đảm nhận tiến công tuyến phòng ngự phía tây của địch ở Động Toàn, Ba Tum, vây ép Ba Hồ; nếu địch phản ứng có thể tổ chức tiêu diệt trước thời gian quy định, nhằm thu hút địch cho các cánh khác chuẩn bị. Sau đó, toàn cánh phối hợp với cánh bắc chiếm Núi Kiếm, bao vây tiêu diệt các cứ điểm 241, Mai Lộc, Đầu Mầu, sẵn sàng tiến công tiêu diệt Ái Tử.

- Cánh nam do Sư đoàn 324 (thiếu 1 trung đoàn) cùng các đơn vị phối thuộc, phối hợp chặt chẽ với 3 tiểu đoàn địa phương tỉnh Quảng Trị, do đồng chí Giáp Văn Cương, Phó tư lệnh và đồng chí Lê Tự Đồng, Phó Chính ủy Bộ tư lệnh chiến dịch chỉ huy, có nhiệm vụ tiêu diệt địch ở nam và bắc sông Thạch Hãn, chủ yếu là khu vực Phượng Hoàng, Động ông Do và một đoạn đường số 1 bắc sông Mỹ Chánh, thực hiện thật tốt chia cắt chiến dịch, hỗ trợ cho nhân dân Triệu Phong, Hải Lăng nổi dậy diệt ác, phá kìm giành quyền làm chủ. .

- Cánh đông, cánh thứ yếu của chiến dịch, kéo dài trên một dải đất hẹp từ Hoàng Hà, Mai Xá lên ngã ba Gia Độ hầu hết là những doi cát trắng và những cánh đồng quanh năm ngập nước. Ở đây, tuy cơ sở cách mạng vững, bộ đội địa phương và du kích tự vệ có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, đa số nhân dân theo cách mạng, nhưng đường cơ động của bộ đội chủ lực khó, nhất là việc triển khai binh khí kỹ thuật cơ giới. Mặt khác, bọn địch chốt giữ khu vực này từ lâu đã có hệ thống phòng thủ vững chắc, thông thạo địa hình, phản ứng nhanh, pháo hạm và giang thuyền nhiều, gây cho ta không ít khó khăn trở ngại. Từ tình hình đó Bộ tư lệnh quyết định sử dụng tiểu đoàn 47 bộ đội Vĩnh Linh, 2 tiểu đoàn đặc công (31, 25), một tiểu đoàn vận tải mang vác, 4 đại đội địa phương và đoàn đặc công hải quân 126, do đồng chí Bùi Thúc Dưỡng, Tham mưu phó chiến dịch chỉ huy, đảm nhiệm bao vây Dốc Miếu, Quán Ngang từ phía đông, tiêu diệt căn cứ hải thuyền Cửa Việt, phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương tiêu diệt và làm tan rã lực lượng kìm kẹp của địch, hỗ trợ quần chúng Do Linh, Triệu Phong nổi dậy giành quyền làm chủ."

Như vậy, ngay từ đầu nhiệm vụ giải phóng TTH chỉ đặt ra như một "nhiệm vụ tiếp theo", khi có điều kiện mà thôi. Điều đó theo tôi cũng dễ hiểu vì nói gì thì nói chiến trường Quảng Trị luôn được coi là "rắn", là "bất khả xâm phạm". Vì thế đặt ra các mục tiêu khiêm tốn là hợp lý.
Tuy nhiên, hướng vu hồi ở Tây Huế đã được nghĩ đến và có sự chuẩn bị. Bằng chứng là chính đại đội xe tăng 4 của tôi cùng 1 đại đội xe tăng bơi nữa (cT3) đã được giao nhiệm vụ "lật cánh" sang A Lưới chờ thời cơ làm một mũi dao đâm vào sau lưng địch (Trong Hành trình đến dinh ĐL tôi có kể khá kỹ chuyện này). Ý định của trên là khá táo bạo:
- cT4 sẽ tiến công xuống Huế theo Đ12
- cT3 cũng cơ động theo Đ12, đến Phà Tuần sẽ bơi sông hình thành 2 gọng kìm cùng đánh Huế.
Tuy nhiên, ý định này không thực hiện được vì Đ12 quá xấu, lại bị mưa lũ xói lở nặng nề làm xe tăng không thể cơ động được. Mặt khác hướng chính diện cũng gặp khó khăn nên có vu hồi thì cũng chẳng để làm gì.
Ngoài ra, có thể nói năm đó ta cũng không gặp thời: mùa mưa đến sớm và mưa nhiều hơn những năm khác thì phải.
Còn một vấn đề nữa tôi đang rất "lăn tăn": Hồi đó Mỹ đã dùng chất gây mưa ở miền Nam chưa? Quê nào biết thì giúp nhé!
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #33 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2009, 11:00:48 am »

Bác lixeta có thông tin gì về lực lượng đảm bảo kỹ thuật, xăng dầu, gạo nước, súng ống, công binh ... cho hướng này không?
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #34 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2009, 02:21:23 pm »

Quê thông cảm!
Hồi ấy là "tướng một sao" thật sự nên các xếp bảo đi là đi, còn những chuyện kia thì chịu! Grin
Logged
napoleongVI
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #35 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2009, 03:55:04 am »

Cháu ( thế hệ 8x) xin có vài ý kiến về mặt trận Tây Nguyên ( cụ thể là Kom Tum) năm 1972 :mình không thể chiếm được Kon Tum là do hậu cần mình không đảm bảo ,đạn dược và quân lương không đủ để đánh dài ngày.Thứ 2 là khi mình đánh chiếm bình độ 700 phía bắc thị xã Kon Tum thì do công binh chuẩn bị không kỹ,có hào nước ,họ vứt từng bó tre xuống để bộ đội và xe tăng vượt qua nhưng bộ đội qua được còn xe tăng khi vượt qua hào thì các bó tre bị dồn về phía trước và càng ấn ga thì xe càng cắm đầu xuống ,mình có 3 xe tăng,xe đi đầu bị thế nên 2 xe sau có nhiệm vụ kéo xe kia lên ( đến 5h sáng mới xong) nên kế hoạch hiệp đồng với bộ binh bị hỏng,pháo địch ở trận địa phía Tây Nam thị xã Kon Tum bắn trùm lên làm tiểu đoàn bộ binh thương vong gần hết.( Bình độ 700 do 1 tiểu đoàn dù đóng giữ).Không chiếm được bình độ 700,ta không khống chế được sân bay Kon Tum nên địch cho sư 23 cơ động đường không lên giải tỏa cho Kon Tum ( cháu nghe qua lời bác nguyên tiểu đoàn trưởng thuộc trung đoàn 28 sư 10 năm 1972 kể,và nhà cháu cũng ở gần Kon Tum,cháu lại ham thích tìm hiểu lịch sử nên cũng đi hết mấy chỗ đó " ngắm nghía" rồi)( đang "ngắm nghía" cháu gái bác đó nên kô nói tên được ),gia đình cháu cũng 3 đời bộ đội ,lại là lính quân đoàn 3 nên cháu biết chút ít
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #36 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2009, 10:24:01 pm »

Tiếp tài liệu về Trung đoàn 202 thiết giáp QUân đội nhân dân Việt Nam trong chiến dịch QUảng TRị năm 1972.

Rongxanh lược dịch những đoạn thông tin đáng chú ý. Nhờ bác Min/mod đổi giùm tên thành "Tài liệu về Trung đoàn 202, 203 Tăng thiết giáp QDND VN tham gia các chiến dịch năm 1972", do còn có các tài liệu liên quan đến B3, B2...


I. Tiêu đề tài liệu VNCH:
Kế hoạch tấn công Huế và khu vực Phú Bài của các đơn vị thuộc Trung đoàn thiết giáp 202, Sư đoàn 325 Bắc Việt, và Mặt trận B5 – 19/6/1972

II.   Thời gian thông tin: Từ ngày 7/4/1972 đến 11/6/1972.

III.   Báo cáo tổng hợp thông tin thu được từ tài liệu và trong sổ tay của quân nhân Hoàng Đình Công, chính trị viên Đại đội 2, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn thiết giáp 202, Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp Bắc Việt. Thông tin bao gồm nhân sự và tình trạng thiết bị của đơn vị ông Công, kế hoạch tấn công phối hợp với các đơn vị Bắc Việt khác ở thời điểm không xác định để tấn công Huế và khu vực Phú Bài, phiên hiệu các đơn vị chính của Bắc Việt đang tác chiến tại Quân khu TRị Thiên - Huế và Mặt trận B5.

IV.   Tài liệu này do Tiểu đoàn 3 – Sư đoàn Thủy quân lục chiến - Quân lực VNCH thu được ngày 19/6/1972 tại địa bàn giáp ranh tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên (Thông Phú Kinh - Hải Kinh - Hải Lăng - Quảng Trị - Địa danh năm 1971_RX chú thích).

V. VỊ trí thu được tài liệu:

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Năm, 2009, 10:27:58 pm gửi bởi rongxanh » Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #37 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2009, 10:25:42 pm »

B.   Nội dung ghi chép (Rongxanh lược dịch)

I.   Đêm 29/3/1972, đại đội nhận lệnh từ Trung đoàn (Có thể là E202 tăng thiết giáp)

1.   Tình hình địch: Ghi chép về phiên hiệu, vị trí đóng quân các đơn vị VNCH

2.   Địa hình khu vực: Ghi chép về đặc điểm địa hình khu vực.

3.   Tình hình nhân dân: Ghi chép về tìh hình dân cư khu vực
Cam Lộ, ĐÔng Hà, La Vang

4.   Mục tiêu chiến dịch

a).   Tiêu diệt số lượng lớn lực lượng địch, đặc biệt các lực lượng thông thường và hạ tầng chiến tranh
b).   Kết hợp với phong trào nổi dậy của nhân dân…
c).   Nếu điều kiện cho phép mở rộng khu vực giải phóng
d).   Sử dụng chiến thuật vu hồi
e).   Giúp củng cố lực lượng bạn

5.   Nhiệm vụ của E202
a).   Tấn công và tiêu diệt hệ thống cứ điểm địch
b).   Thực hành thọc sâu, triển khai tấn công trên diện rộng khu vực trong vành đai của hệ thống phòng ngự của địch (?)
c).   Tấn công binh lính địch co cụm
d).   Tổ chức lực lượng thu dọn chiến trường và thu hồi xe địch.

6.   Hướng dẫn hoạt động
a).   Phối hợp với Sông Hồng 304 (Có thể là F304 – CHú thích của tài liệu dịch) và xác định nhiệm vụ cho mỗi đơn vị
b).   ĐƠn vị (CÓ thể là đại đội 2) phải sẵn sàng di chuyển tới khu vực Tây và Đông Bắc Bến Tất, sau đó đến khu vực Tây của 22H (không xác định được vị trí)

7.   Chỉ thị về công tác hậu cần
a).   Mỗi cán bộ và chiến sỹ phải mang 2 bộ quần áo, tăng, võng, màn, giày, dép, và thuốc y tế. Mỗi cán bộ chiến sỹ còn mang thêm 10 ngày lương khô và 10 ngày gạo.
b).   Xăng dầu và đạn dược đóng tại Bái Hạ
c).   Ba khu vực cung cấp lương thực đóng dọc theo đường 42
d).   Quân y đóng tại Bến Hàm
e).   ĐỘi phẫu 84 và quân y(?) trung đoàn 64 đóng tại Bến 8 và dọc đường … (số bị mờ). Trung đoàn sẽ di chuyển về phía Bắc cao điểm 161 và 137
f).   Quân y Mặt trận B5 và trạm phẫu đóng tại Tây cao điểm 161
g).   Hàng hóa chính sẽ trữ tại huyện Cam Lộ và Làng Gió (Đông Cam Lộ).
h).   TRại tù binh triển khai tại Cao điểm 161
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #38 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2009, 09:48:10 pm »

8.   Ngày 7/4/1972

9.   Ngày 8/4/1972

10.   Ngày 13/4/1972: Hội nghị quân chính
a).   Mỗi xe tăng phải có kế hoạch chống máy bay. Kế hoạch chiến đấu cho lực lượng bộ binh: Một nửa lực lượng sẽ triển khai từ Nam sang Đông. Nửa trung đội 1 và trung đội 2 được bố trí ở phía Đông, nửa trung đội 3 ở phía Nam. Cán bộ còn lại ở nguyên vị trí.
b).   Một tổ do trung đội phó chỉ huy sẽ chịu trách nhiệm tấn công xe địch cách trận địa 1 đến 2 km, được trang bị vũ khí và 150 viên đạn. Đ/c Toàn Trung đội 3 sẽ thực hiện.
c).   Mỗi trung đội sẽ tổ chức các tổ sau:
*   Một tổ từ 4 – 6 người, chịu trách nhiệm cứu chữa thương binh
*   Một tổ từ 6 – 8 người đào hào
*   Một tổ 4 -6 người chiến đấu
*   Trưởng xe và lái xe ở trong xe tăng
*   Vào lúc 16h00 một cán bộ sẽ báo cáo tình hình
*   Chế độ ăn 2 bữa 1 ngày: Sáng lúc 6h00 và tối lúc 18h30
*   Nấu nướng phải quan sát và cẩn thận.
*   ĐI lại phải được sự đồng ý của chỉ huy đại đội
*   Giặt giũ phải xong lúc 19h00. Không ai được phép ra giếng (?) từ 7h đến 17h

11.   …

12.   Mã hiệu các đơn vị
a).   Kim cho Tiểu đội
b).   Mộc cho Trung đội
c).   Hỏa cho Đại đội
d).   Thổ cho Trung đoàn

13.   Vũ khí:
a).   Mỗi B40, B41, AT phải có ít nhất 4 đạn
b).   Cán bộ và chiến sỹ phải mang theo đạn và vũ khí
c).   Mỗi súng AK phải mang theo 120 viên đạn
d).   Tất cả các văn bản, nhật ký, chứng nhận khen thưởng … không được mang theo người, gửi lại hậu cứ.

14.   TRận địa: Chuẩn bị trận địa phía Tây đường 20 và đường 76

15.   Ngày 22/4/72
a).   Chi ủy họp nghiên cứu nghị quyết đảng ủy trung đoàn
b).   Đảng viên
*   Tổ 1: Gồm Binh và Mão
*   Tổ 2: Gồm Lan, Lữ, Sức
*   Tổ 3: Gồm Cử, Cung, Lam
*   Cán bộ: Bảy

16.   Kế hoạch tác chiến
a).   Bố trí lực lượng bạn: Sử dụng 2 đại đội thiết giáp là lực lượng chính. Tiểu đoàn (CÓ thể là tiểu đoàn 4) sẽ chia thành 2 bộ phận.
*   Bộ phận 1 gồm một CBBCH1 (Có thể là 1 đại đội thiết giáp và bộ phận chỉ huy của đại đội 1 – Tài liệu dịch chú thích) , 1 đến 2 xe (máy) cắt rào dây thép gai, 2 xe gắn cối 82 mm, 3xe tăng, 1 xe cứu kéo và 2 xe phòng không.
*   Bộ phận thứ 2 gồm: 1 xe thiết giáp, 2 xe của B1 sẽ đi phía trước, 2 xe thiết giáp, 2 xe gắn cối 82, 2 xe tăng, 1 xe cứu kéo và 2 xe phòng không.
*   Khoảng cách giữa các xe là 150m, giữa xe thiết giáp và B1 là 180 – 250m, và giữa các đại đội từ 300 – 500m. Quan sát chặt chẽ các hoạt động của địch.
*   Luôn sẵn sàng chiến đấu khi di chuyển. ĐỘi hình sẽ vượt sông bằng phà. Cố gắng tránh bị địch tấn công khi qua sông.
*   Trong khi di chuyển, nếu đội hình phía sau bị tấn công, đội hình phía trước phải phân tán.
*   Nếu giữa đội hình bị tấn công, tốc độ di chuyển phải tăng khi đội hình phân tán.
*   Liên lạc qua radio
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #39 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2009, 10:34:01 pm »

Chào quê rongxanh!
Rất cảm ơn quê đã rất công phu sưu tầm và dịch lại các TL này. Đó cũng là một nguồn tư liệu rất quý để những ai quan tâm tham khảo. Tuy nhiên cũng xin có một vài ý kiến ngõ hầu giúp mọi người hiểu rõ và đúng hơn:
1- Về biên chế của e 202 hồi đó chỉ có 3 tiểu đoàn và 1 số đại đội trực thuộc. 3 tiểu đoàn là: 66, 244 và 198, không có tiểu đoàn 4.
2- Tài liệu bị thu có tiêu đề KH tiến công Huế và khu vực Phú Bài xem ra có gì đó không hợp lý Huh. Trong toàn bộ CZ Quảng Trị 1972 thì 202 chủ yếu được sử dụng ở cánh đông (mạn Triệu Phong, Hải Lăng). Từ đó muốn đánh xuống Huế thì cũng còn khá xa, đặc biệt là muốn đánh Phú Bài thì phải vượt qua Huế. Nếu xây dựng một kế hoạch như vậy thì nói chung là bất khả thi và rất bất hợp lý.
Vì những lý do trên theo mình cần kiểm tra lại về tính xác thực của tài liệu này.

Một lần nữa xin cảm ơn quê! Roll Eyes
 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM