Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:04:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc tiến công chiến lược năm 1972: Quảng Trị-Bắc Tây Nguyên-Đông Nam Bộ  (Đọc 344688 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
KhachQuaDuong
Thành viên
*
Bài viết: 31


« Trả lời #130 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2010, 12:00:34 pm »

Bề ngang của tấm hình không phản ảnh trung thực.  Một chiếc M-113 có thể chạy vào trong lòng của chiếc Chinook.  

Chở 200 người là sự thật.  Tôi trả có lý do gì phải phóng đại con số lên.  Hàng ngang 10, hàng dọc 20.  200 người được hết.  Cũng như trực thăng UH-XX.  Trên lý thuyết chỉ có 8 người.  Nhưng trong những chiến dịch trực thăng vận, chở 12 người là chuyện bình thường.  Cũng giống như một chiếc xe GMC vậy, trên lý thuyết chỉ chở 12 - 18 người.  Nhưng nhét 50 người Việt Nam lên cũng ngồi lọt hết.

Mà trí nhớ già nua của tôi có hơi lộn xộn về vấn đề máy bay.  Có lẽ tại vào thập niên 80, tôi làm cho hãng máy bay, nên thấy quá nhiều hình ảnh máy bay với những con số lộn xộn.  Tuy nhiên, như đã nói, tôi không phải là một chuyên gia về máy bay chiến đấu.  Có lầm lẫn F111, F5 với F15 F16 F18 cũng là chuyện dễ hiểu.

Riêng về vấn đề F118 và việc có phi cơ F118 được dùng trong trận chiến đánh Irắc của Bush cha, còn gọi là trận Desert Storm, thì các bạn có thể mua quyến sách này để đọc:

http://www.antiqbook.co.uk/boox/sol/14440.shtml

Tưởng cũng nên nói thêm, F118 đúng ra chỉ là một động cơ phản lực.  Động cơ này được dùng cho B2.  Nhưng có rất nhiều cơ quan truyền thông, cũng như sách báo, thay vì gọi B2, lại gọi là F118 Stealth Bomber.

« Sửa lần cuối: 01 Tháng Năm, 2010, 12:23:50 pm gửi bởi KhachQuaDuong » Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #131 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2010, 12:22:24 pm »

Tôi xin trả lời từng câu một (theo ký nhớ già nua):

2. Điều này thì chắc chắn là tôi không được biết rồi.  Nếu các bạn sưu tầm tài liệu, thì Mỹ chủ trương "Việt Nam hóa chiến tranh" từ năm 1970.  Từ năm này, Mỹ huấn luyện những phi hành đoàn trực thăng, A-37, F4, F5 (là những phản lực cơ cũ đã lỗi thời) cho không quân Việt Nam.  Có máy bay là một chuyện, mà có bom hay không lại là một chuyện khác.  Dĩ nhiên, số bom cho những phản lực cơ cũ này rất là hạn chế, và còn tuỳ thuộc theo số tiền viện trợ hàng năm.


Lần đầu nghe đến Mỹ huấn luyện F4 cho Việt Nam Cộng hòa. Bác có thể nói thêm về chuyện này được không ạ?
Logged
KhachQuaDuong
Thành viên
*
Bài viết: 31


« Trả lời #132 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2010, 12:40:19 pm »

Trích dẫn
Lần đầu nghe đến Mỹ huấn luyện F4 cho Việt Nam Cộng hòa. Bác có thể nói thêm về chuyện này được không ạ?


Không hiểu chính xác có phải là F4, F5 không.  Nhưng chắc chắn là có một phi đoàn Fnnn.  Hầu hết những phi công Việt Nam lái loại phản lực Fnnn đều được Mỹ đốc thúc lái máy bay bỏ chạy qua Guam/Subic-Bay cả vài tuần trước 30/4.

Hôm nào gặp mấy bạn bên không quân tôi sẽ hỏi lại rồi cho bạn biết chắc chắn là F(mấy).
Logged
Uragan
Thành viên
*
Bài viết: 860


« Trả lời #133 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2010, 12:40:48 pm »

Mà trí nhớ già nua của tôi có hơi lộn xộn về vấn đề máy bay.  Có lẽ tại vào thập niên 80, tôi làm cho hãng máy bay, nên thấy quá nhiều hình ảnh máy bay với những con số lộn xộn.  Tuy nhiên, như đã nói, tôi không phải là một chuyên gia về máy bay chiến đấu.  Có lầm lẫn F111, F5 với F15 F16 F18 cũng là chuyện dễ hiểu.

Riêng về vấn đề F118 và việc có phi cơ F118 được dùng trong trận chiến đánh Irắc của Bush cha, còn gọi là trận Desert Storm, thì các bạn có thể mua quyến sách này để đọc:

http://www.antiqbook.co.uk/boox/sol/14440.shtml

Tưởng cũng nên nói thêm, F118 đúng ra chỉ là một động cơ phản lực.  Động cơ này được dùng cho B2.  Nhưng có rất nhiều cơ quan truyền thông, cũng như sách báo, thay vì gọi B2, lại gọi là F118 Stealth Bomber.
Vấn đề là ở trang trước, chú viết là F-18 có tham gia chiến tranh năm 1972, sau đó thì cháu hỏi, chú lại chạy vòng tròn hết chỗ này sang chỗ khác. Từ F-118 cho đến F-16 rồi F-111 trong khi cái cháu muồn hỏi thì không thấy chú trả lời. Toàn bộ các máy bay mà chú đưa F-111/15/16 đều được sản xuất và bay thử trước khi chính thức đưa vào biên chế trước năm 1980. Ngoài ra, nếu "vào thập niên 80, tôi làm cho hãng máy bay, nên thấy quá nhiều hình ảnh máy bay với những con số lộn xộn" - cháu nghĩ chú không thể nhầm lẫn được nếu làm ở các phòng liên quan đến Thiết kế và lắp ráp. Ngoại trừ chú làm ở hãng máy bay, nhưng là một công việc ngoài chuyên môn.
Và chú vẫn chưa trả lời câu hỏi của cháu ở đây:
Vào đầu tháng 4, một chiếc C-130 bị SA-7 bắn rơi ở An lộc.  Kể từ đó, bầu trời luôn luôn được che phủ bởi những đám mây rất thấp.  Nếu có không ảnh mà trời trong, thì chắc chắc được chụp sau tháng 5.  Như tôi đã viết trong bài trước, ngày 14/5/72, Mỹ thả 18 phi vụ B52 theo hai mặt phòng thủ của vòng đai.  Sau đó vài ngày, thì quân đội miền Bắc tự động mở vòng vây.  Tiếp theo, là mấy chiếc F18 của Mỹ bay thật thấp để thăm dò phản ứng của phòng không.  Khi không có động tĩnh gì, thì có một chiếc trực thăng thám thính bay thật thấp và quần đảo nhiều vòng.  Sau đó thì đơn vị tôi được lệnh đi về phía chiếc trực thăng đó.  Thì ra đó là điểm mà chiến C-130 đã bị rơi vào đầu tháng 4.  Khi tôi đến nơi, thì tìm thấy đầu chiếc máy bay bị cắm xuống đất, khung kính buồng lái lộ bằng mặt đất.  Xác của 2 viên phi công vẫn còn ngồi gục trên ghế phi hành, chỉ còn áo và xương, thịt da đã bị côn trùng đủ loại ăn hết.  Xác của họ được lấy ra, bọc vào poncho, và đem về giao cho chiếc trực thăng của quân đội Mỹ.
Bác giải thích và có gì đó chứng minh cho cháu dòng màu đỏ được không ạ? Vì chính từ nguồn wiki mà bác nói, cháu vào xem không thấy dòng nào ghi là F-18 tham chiến ở Việt Nam vào năm 1972 cả.
Chú viết ra, cháu mong là chú giải thích cho cháu một cách đầy đủ và chính xác.

Tôi nói F18 đã được dùng ở Việt Nam, nhưng không hề nói F118 đã được dùng ở Việt Nam bao giờ.  Mà chỉ nói, F118 đã được dùng ở I-Rắc thôi.
B-2 là một loại máy bay ném bom đa chức năng. So sánh với F-118 như chú nói nó giống nhau ở điểm nào ạ?
Logged
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #134 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2010, 12:41:52 pm »

@ bác Khachquaduong: em cũng hiểu là không phải người lính nào cũng là chuyên gia về quân sự, lại càng không phải là chuyên gia về kỹ thuật. Ngay trong forum này cũng có bác cựu chiến binh đến bây giờ vẫn còn nhầm xe tăng T34 và T54. Rất trân trọng những thông tin thực tế của bác, nhưng cũng mong bác thận trọng, đừng tin vào trí nhớ nhiều quá. Có thế có những chi tiết lặt vặt không chính xác nhưng quá nhiều điều không đúng sẽ ảnh hưởng xấu đến độ tin cậy của câu chuyện.  
Logged
KhachQuaDuong
Thành viên
*
Bài viết: 31


« Trả lời #135 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2010, 12:45:11 pm »

@ bác Khachquaduong: em cũng hiểu là không phải người lính nào cũng là chuyên gia về quân sự, lại càng không phải là chuyên gia về kỹ thuật. Ngay trong forum này cũng có bác cựu chiến binh đến bây giờ vẫn còn nhầm xe tăng T34 và T54. Rất trân trọng những thông tin thực tế của bác, nhưng cũng mong bác thận trọng, đừng tin vào trí nhớ nhiều quá. Có thế có những chi tiết lặt vặt không chính xác nhưng quá nhiều điều không đúng sẽ ảnh hưởng xấu đến độ tin cậy của câu chuyện.  

Cám ơn lời khuyên của bạn.  Lần sau mỗi lần dùng tới một con số ký hiệu nào đó, tôi sẽ cẩn thận google trước cho chắc chắn.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #136 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2010, 03:21:11 pm »

Anh dongadoan có tài liệu gì về hỏa lực này của AC-130 không? Và kết quả chiến đấu của nó?
-------------------------------------------
 Tài liệu kỹ thuật thì em không có, em chỉ căn cứ trên suy luận như sau:

- Pháo 105mm M102 là lựu pháo lục quân nên để đạt độ chính xác cao nó bắt buộc phải ổn định về tầm, hướng. Vậy mà điều đó không thể có khi pháo đặt trên một cái máy bay chịu tác động của việc thay đổi độ cao, mặt phẳng ngang,...

- Đạn 105mm thời đó chắc chắn là đạn "ngu" nên không thể thực hiện "bắn và quên".

- AC130 hồi ấy mới có đến loại E/H chắc chắn chưa có đo xa hay chiếu mục tiêu bằng laser, pháo M102 nạp đạn bằng tay thì càng không có chuyện bắn bằng máy tính.

 Từ đó suy ra huyền thoại AC130 bắn cháy tăng là chuyện tưởng tượng của mấy tay không hiểu gì về kỹ thuật kiểu "F18 được giao đến quân lực Mỹ vào 1970, là hậu thân của F18" ấy! Grin

 Em trích một bài viết về AC130 trên đường TS để bác nghiên cứu:

 "Đầu năm 1972, trên cơ sở mô hình "máy bay vận tải gắn pháo" (Gunship), lần đầu tiên Mỹ đưa vào sử dụng máy bay cường kích AC-130 Spectre ("Bóng ma"). Nó được trang bị 1 khẩu pháo 40ly, nguyên là loại pháo cao xạ liên thanh có xe kéo, với 440 viên đạn, pháo có bộ kính ngắm khuyếch đại ánh sáng hồng ngoại gấp 4 vạn lần, tham số bắn hoàn toàn do máy tính điện tử điều khiển nên độ bắn chính xác cao. Máy bay thường hoạt động ở độ cao khoảng 3km, từ 8 giờ tối đến 4 giờ sáng hôm sau. Nó còn được gắn các máy phát nhiễu tích cực nhằm chống rađa của tên lửa và pháo, đồng thời luôn có 2 chiếc tiêm-cường kích F-4D bay kèm để áp chế pháo cao xạ. Kíp bay AC-130 gồm 8 tên. Cơ chế hoạt động của AC-130 gồm: máy bay trinh sát (các kiểu RF-4C, RF-101, OV-10Avv...) bay trên tuyến giao thông cơ giới, thả "cây nhiệt đới" (ADSIDS = air-delivered seismic instrusion detector: thiết bị thả bằng máy bay phát hiện xâm nhập qua tiếng động) --> máy bay trinh sát điện tử 4 động cơ EC-121 bay tuần tra nhận tín hiệu xác định vị trí --> máy bay AC-130 đến đón bắn.
 
 Trong chiến dịch đánh chiếm thị xã Lộc Ninh năm 1972, đêm 6-4, một phân đội xe tăng của ta trên đường hành quân chiếm lĩnh trận địa, bị máy bay AC-130 phát hiện, chúng chiếu đèn pha xuống cho bộ binh địch ngắm bắn. Lập tức nó bị pháo cao xạ tự hành (loại xe tăng mang pháo cao xạ 57ly hai nòng) bắn trúng, chiếc AC-130 rơi ngay tại chỗ.

 Cuối năm 1972 địch đưa ra sử dụng kiểu AC-130 mới có gắn pháo 105ly. Đây nguyên là lựu pháo (cannon) kiểu M102 nặng 1,6 tấn có ô-tô kéo, tầm bắn xa 11,5km, tốc độ bắn 6-10phát/phút, loại pháo này thường được pháo binh Mỹ-nguỵ dùng rộng rãi. Mỗi phi vụ AC-130 mang được 100 viên, đạn có sức công phá lớn, chỉ nổ gần xe vận tải cũng gây cháy nổ, phá huỷ. Kiểu AC-130 này khi gặp cao xạ bắn lên chúng liền bỏ mục tiêu xe trên đường để nã đạn xuống trận địa mà không cần máy bay phản lực F-4D đánh áp chế, có trận chúng bắn phản pháo đến tận khi hết đạn. Kiểu AC-130 này địch có không nhiều, hoạt động được vài ba tháng thì cuộc chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương kết thúc."
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #137 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2010, 03:31:05 pm »

 Bác KhachQuaDuong không biết có phải là lính VNCH từng đánh nhau với QGP ở An Lộc năm 1972 không nhưng có mấy điều sau có thể kết luận về bác này:

 + Không có hiểu biết về kỹ thuật quân sự tối thiểu: Chinook chở 200 người, pháo 105 trên AC130 bắn cháy xe tăng như ngả rạ nhờ đạn thông minh, F18 tham chiến ở VN,...

 + Không có kiến thức lịch sử tối thiểu: VNCH có F4, Mỹ vào VN sau khi Diệm bị lật đổ,...

 + Chủ yếu gợi chuyện chính trị: "nội chiến",...

--> Nghi ngờ về thân phận thực sự của thành viên này, ngay cả những gì anh ta nói về mình!

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
minhnam1803
Thành viên
*
Bài viết: 111


« Trả lời #138 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2010, 03:55:18 pm »

Bề ngang của tấm hình không phản ảnh trung thực.  Một chiếc M-113 có thể chạy vào trong lòng của chiếc Chinook.  

Chở 200 người là sự thật.  Tôi trả có lý do gì phải phóng đại con số lên.  Hàng ngang 10, hàng dọc 20.  200 người được hết.  Cũng như trực thăng UH-XX.  Trên lý thuyết chỉ có 8 người.  Nhưng trong những chiến dịch trực thăng vận, chở 12 người là chuyện bình thường.  Cũng giống như một chiếc xe GMC vậy, trên lý thuyết chỉ chở 12 - 18 người.  Nhưng nhét 50 người Việt Nam lên cũng ngồi lọt hết.



http://vietnamnet.vn/chinhtri/201005/Ngam-2-may-bay-moi-trung-bay-o-Bao-tang-Lich-su-907350/



Chắc phải sửa lại chú thích kèm bức ảnh về sức chở của máy bay:


Trích dẫn
Sức chứa của chiếc CH47 là 33 đến 55 quân với đầy đủ vũ khí, trang thiết bị hoặc 24 cáng thương cùng 3 phục vụ.
Logged
minhnam1803
Thành viên
*
Bài viết: 111


« Trả lời #139 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2010, 04:06:51 pm »

http://www.quansuvn.net/index.php/topic,994.msg156452.html#msg156452

Hình của bác Rongxanh ở link trên

Sơ đồ các box B52 trong trận chiến An Lộc

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM