Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:58:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc tiến công chiến lược năm 1972: Quảng Trị-Bắc Tây Nguyên-Đông Nam Bộ  (Đọc 344708 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #10 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2008, 06:19:37 am »

Đêm 5/12/1952 F304 đã nhá gọn cứ điểm Chùa Cao.
...
Vì vậy tôi  cho rằng trận Châu Cao ở đây chính là trận Chùa Cao!

OK, yếu tố "thắng" như vậy là khớp rồi. Bây giờ cần xem xét thêm yếu tố "tổn thất lại lớn" xem có khớp không.  Cool Nếu cũng khớp thì coi như phán đoán của các bác có cơ sở.

Tôi nghĩ phóng viên tam sao thất bản kiểu Chùa Cao thành Châu Cao thì rất có thể, chứ thất bản cả chuyện cụ Giáp không có chỉ đạo thành có chỉ đạo thì khiếp phóng viên quá.  Shocked
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #11 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2008, 08:23:59 am »

Đêm 5/12/1952 F304 đã nhá gọn cứ điểm Chùa Cao.
...
Vì vậy tôi  cho rằng trận Châu Cao ở đây chính là trận Chùa Cao!

OK, yếu tố "thắng" như vậy là khớp rồi. Bây giờ cần xem xét thêm yếu tố "tổn thất lại lớn" xem có khớp không.  Cool Nếu cũng khớp thì coi như phán đoán của các bác có cơ sở.


Chiến dịch Quang Trung năm ngoái, đánh 2 lần ko được thì hội đủ yếu tố tổn thất lớn chứ  Grin
Để cho thằng Pháp nó kêu Chùa Cao là bất khả chiến bại.

Quan trọng là em nghĩ Tây Nguyên chẳng bao giờ có địa danh Châu Cao, nhất lại kháng Mỹ Roll Eyes
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #12 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2008, 05:25:55 pm »

Chiến dịch Quang Trung năm ngoái, đánh 2 lần ko được thì hội đủ yếu tố tổn thất lớn chứ  Grin

Ai lại tính gộp cả tổn thất từ tận năm trước vào thế bác?  Cheesy Tính thế thì năm 75 đánh Tây Nguyên ta cũng tổn thất lớn, vì phải tính cả năm 72 vào nữa.  Shocked Cụ Thảo nói "Tuy chiến thắng nhưng tổn thất lại lớn" theo ý chiến thuật, nên chắc không "cả một cái" thế được.
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #13 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 08:01:51 pm »

Các bác,

Tôi mới xem cái này:

http://dantri.com.vn/Sukien/Thuong-tuong-Hoang-Minh-Thao-guoi-cua-tran-mac/2008/9/250061.vip

Trích dẫn
Chiến dịch Quảng Trị 1972 cũng vậy. Do không thực hiện đúng chỉ đạo của tướng Giáp là vòng qua Tây Huế nên khi địch phản công, chiếm lại Quảng Trị, thương vong rất cao. Sai lầm ở chiến dịch này là nghệ thuật quân sự không rõ ràng, không chú trọng phòng ngự.

 

.......
Đợt 1 của chiến dịch đã giành được thắng lợi giòn giã, đạp tan tuyến phòng thủ của địch ở vĩ tuyến 17. ĐỢt 2 chiến dịch, ta thu thắng lợi lớn, giải phóng Quảng Trị. Sau giải phóng QUảng Trị, địch ở Huế rất hoang mang nên anh em có ý kiến là lúc đó đã xuất hiện thời cơ để giải phóng Huế hay chưa? Nếu đã có thời cơ mà ta bỏ lỡ thì có phải đó là sai lầm không? Tôi thấy rằng không hẳn như vậy. Bởi vì lúc đó thực tế địch mới hoang mang dao động chứ chưa địn rút khỏi Huế. Khả năng của ta muốn chiếm Huế cũng chưa được, vì sao? VÌ lúc đó quân Mỹ mới bắt đầu rút 1 phần, còn ở Đà Nẵng chứ đã rút hết đâu? Không quân Mỹ và Hạm đội 7 vẫn trực tiếp yểm trợ cho ngụy. Chúng dùng không quân, pháo hạm chặn ta dữ dội lắm. Hơn nữa sau khi đánh chiếm được Quảng TRị, lực lượng của ta cũng bị hao tổn nhiều.  .... Lúc đó Mỹ cũng đã ném bom miền Bắc trở lại rất ác liệt.....
...
Bởi thế cho nên khả năng ta đánh chiếm Huế lúc đó là chưa được. Đây không phải là sai lầm về chiến lược mà phải thấy là tình hình lúc đó chưa cho phép cho nên ta mới phải dừng lại ở bên này sông Thạch Hãn để tổ chức phòng ngự giữ không cho địch phản công trở lại.

Thêm thông tin về vụ này:  Grin Grin.
Mời các bác phản biện tiếp
(các bác thông cảm quote mấy tầng liền, để tiện theo dõi ý bác Răng nanh).

----------------
ĐỢt 1 chiến dịch giải phóng tỉnh Quảng TRị từ đường 9 đến sông Thạhc Hãn một cách giòn giã, nhưng vướng sông THạch Hãn, bị ách lại, không phát triển được xuống phía Nam sông để đánh về phía nam Quảng Trị vào Thừa Thiên Huế. Nguyên nhân là lúc đầu có ý kiến nên lấy hướng Tây Nguyên là chính, đã điều động trung đoàn công binh vào để làm đường chiến dịch. CUối cùng xác định lại hướng Trị Thiên là chính, điều động trung đoàn công binh trở ra làm đường không kịp nên trong thời gian chuẩn bị chiến dịch không làm đường vu hồi phía Tây. Bộ đội cơ giới, pháo vượt sông ở bến phà TRắm (tây cầu Thạch Hãn khaỏng 25 km) bị tổn thất do máy bay địch thả đủ các loại bom, khống chế bến vượt suốt ngày đêm.

Trong thời điểm này, ở Bộ Tư lệnh chiến dịch và ngoài cơ quan Tổng hành dinh có ý kiến khác nhau. Tổng hành dinh chỉ đạo phải đánh vu hồi để tránh tổn thất do vượt sông đánh chính diện. Bộ Tư lệnh chiến dịch thì đề nghị trong lúc địch còn đang hoang mang, chưa kịp tăng viện, cho dùng sức mạnh vượt sông Thạch Hãn qua cầu Quảng Trị để tranh thủ thời gian phát triển chiến dịch vào nam Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
-----------------
Hướng đánh vu hồi Tây Huế có thể từ lý luận sau (phỏng đoán):

Tại thành phố Huế đã có hiện tượng lính ngụy bắn nhau, hoảng loạn, khi đó nếu ta có đường sá cơ động lực lượng từ phía Tây có thể đánh chiếm thành phố Huế. Chiếm được thành phố Huế từ phía sau thì toàn bộ quân địch từ nam cầu Quảng Trị (nam sông Thạch Hãn) vào tới Huế, quân địch bị đánh cả phía trước, phía sau sẽ tan rã.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #14 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 09:42:38 pm »

Cảm ơn bác rongxanh. Cái này có nguồn thuộc loại "cho được" không ạ?  Shocked

Chứng tỏ kế hoạch tác chiến của ta, trên tầm chiến luợc, hướng nào chính hướng nào phụ, nhiều khi cũng thay đổi xoành xoạch, chứ không phải sáng suốt ngay từ đầu, nhỉ?

Như vậy là tôi hiểu BTL CZ xin THD, rồi THD đồng ý cho đánh trực diện, hay là còn thế nào nữa nhỉ?  Roll Eyes

Nếu đánh vu hồi thì cần thêm bao nhiêu thời gian so với đánh trực diện?
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 09:52:01 pm »

Chứng tỏ kế hoạch tác chiến của ta, trên tầm chiến luợc, hướng nào chính hướng nào phụ, nhiều khi cũng thay đổi xoành xoạch, chứ không phải sáng suốt ngay từ đầu, nhỉ?
-------------------------------------------
Lý do tại sao thay đổi hướng tiến công chủ yếu năm 1972 từ TN sang Trị Thiên đây:

  Với tinh thần làm việc cần mẫn, nghiêm túc, khoa học, vào cuối tháng 1 năm 1972, bộ phận nghiên cứu của Cục đã thu được một nguồn tin quan trọng. Đó là: Địch đã phát hiện được chủ trương sắp tới của ta, và chúng đang đề ra kế hoạch đối phó. Đối chiếu những thông tin nắm được của địch với chủ trương chiến lược của ta trong năm 1972, có nhiều điểm trùng khớp. Ngay lập tức, ngày 29 tháng 1 năm 1972, lãnh đạo, chỉ huy Cục trực tiếp báo cáo thủ trưởng Tổng cục Chính trị để kiến nghị Bộ Quốc phòng kịp thời có kế hoạch nghi binh đánh lừa địch, bảo đảm yếu tố bí mật bất ngờ cho đến khi ta đồng loạt nổ súng trên chiến trường.

  Với những tin tức tình báo có được, ngày 11 tháng 3 năm 1972, Quân ủy Trung ương bổ sung nhiệm vụ cho các chiến trường. Theo quyết định mới, chiến trường Trị - Thiên (kế hoạch ban đầu là hướng phối hợp) đã trở thành hướng tiến công chiến lược quan trọng nhất. Bộ Tư lệnh chiến dịch Trị - Thiên được thành lập gồm những tướng lĩnh tài ba, dày dạn kinh nghiệm trận mạc. Trung tướng Lê Trọng Tấn - Phó Tổng tham mưu trưởng: Tư lệnh. Thiếu tướng Lê Quang Đạo - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: Chính ủy kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch. Thượng tướng Văn Tiến Dũng - ủy viên Bộ Chính trị, Tổng tham mưu trưởng là đại diện Quân ủy Trung ương trực tiếp chỉ đạo hướng chiến lược quan trọng này.


Link: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3826.120
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #16 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 10:15:54 pm »

Lý do tại sao thay đổi hướng tiến công chủ yếu năm 1972 từ TN sang Trị Thiên đây:

Vâng, cảm ơn bác. Thú thật là tôi chưa biết về vụ bị lộ hướng tiến công này.

Nhưng mà tôi vẫn thắc mắc là đã có kế hoạch đổi hướng (chắc cũng phải trước ngày nổ súng một thời gian) mà công binh vẫn không làm kịp đường vu hồi?
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #17 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 10:21:16 pm »

@altus: Nguồn: Mới được giải mật  Grin Grin Grin
Vụ đổi hướng này (vu hồi từ phía Tây), em e là phát sinh từ các tình huống trong chiến dịch thôi.
(Câu: Trong thời điểm này , ở Bộ Tư lệnh chiến dịch và ngoài cơ quan Tổng hành dinh có ý kiến khác nhau....)
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 10:33:29 pm gửi bởi rongxanh » Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 10:22:19 pm »

Nhưng mà tôi vẫn thắc mắc là đã có kế hoạch đổi hướng (chắc cũng phải trước ngày nổ súng một thời gian) mà công binh vẫn không làm kịp đường vu hồi?
---------------------------------
  Điều động một trung đoàn công binh từ TN ngược trở ra Trị Thiên không dễ và mất nhiều thời gian, chưa kể đến yếu tố bí mật. Điều từ ngoài Bắc vào cũng vậy!

  Bác xem kỹ đoạn trên: Ngày 11/3 mới có quyết định thay đổi hướng tiến công chủ yếu, ngày 30/3 là ngày mở màn chiến dịch. Trong 19 ngày để mở một con đường cho xe pháo, tăng hành quân được trong điều kiện phải bí mật tuyệt đối, vừa làm vừa gỡ mìn, làm bằng thủ công (trung đoàn công binh cơ giới thì ở TN) là cực kỳ khó khăn!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #19 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 10:42:08 pm »

Nhưng mà tôi vẫn thắc mắc là đã có kế hoạch đổi hướng (chắc cũng phải trước ngày nổ súng một thời gian) mà công binh vẫn không làm kịp đường vu hồi?
---------------------------------
  Điều động một trung đoàn công binh từ TN ngược trở ra Trị Thiên không dễ và mất nhiều thời gian, chưa kể đến yếu tố bí mật. Điều từ ngoài Bắc vào cũng vậy!

  Bác xem kỹ đoạn trên: Ngày 11/3 mới có quyết định thay đổi hướng tiến công chủ yếu, ngày 30/3 là ngày mở màn chiến dịch. Trong 19 ngày để mở một con đường cho xe pháo, tăng hành quân được trong điều kiện phải bí mật tuyệt đối, vừa làm vừa gỡ mìn, làm bằng thủ công (trung đoàn công binh cơ giới thì ở TN) là cực kỳ khó khăn!
Nhưng từ lúc mở màn chiến dịch đến lúc địch phản công thì đủ thời gian. Do ta phát triển quá nhanh, toàn đội hình đứng chân được trên bờ nam sông Thạch Hãn nên chủ quan chăng?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM