Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Chín, 2023, 02:32:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến thắng Tây Bắc 1952 - Tầm nhìn chiến lược của Đảng và bài học lịch s  (Đọc 342 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #20 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2023, 08:05:36 am »

QUÂN VÀ DÂN KHU TÂY BẮC TRONG CHIẾN DỊCH TÂY BẮC 1952

Trung tướng DƯƠNG ĐỨC HOÀ
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Tư lệnh Quân khu 2


Thu Đông 1952, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã giành thắng lợi trong chiến dịch Tây Bắc, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp phát triển lên một giai đoạn mới. Chiến thắng Tây Bắc đã trở thành một sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc. Quân và dân Khu Tây Bắc, địa bàn diễn ra chiến dịch rất tự hào vì đã có những đóng góp không nhỏ sức người, sức của trực tiếp chi viện cho chiến trường, làm nên chiến thắng.


Nằm ở phía Tây Bắc Bộ, có đường biên giới dài tiếp giáp với Trung Quốc và Lào, có rừng núi bao la hùng vĩ, tài nguyên phong phú, nơi tụ cư của 34 dân tộc anh em, Tây Bắc luôn giữ vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Tây Bắc trở thành chiến trường chính trong cuộc quyết đấu giữa thực dân Pháp, sự can thiệp Mỹ với nhân dân Việt Nam. Trải qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt từ khi có Đảng tiền phong lãnh đạo, truyền thống đấu tranh cách mạng của quân và dân Khu Tây Bắc luôn được giữ vững và ngày càng phát huy mạnh mẽ.


Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân còn trong trứng nước đã phải đương đầu với thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam. Tây Bắc là địa bàn mà thực dân Pháp đặt chán lên rất sớm. Tại đây, chúng lập ra "Xứ Thái tự trị", đồng thời tổ chức ra "Khu quân sự độc lập Tây Bắc", thực hiện âm mưu thâm độc "chia để trị"; "dùng người Việt, đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh". Sau chiến dịch Biên Giới (Thu Đông năm 1950), địch ra sức củng cố, phát triển vùng chiến lược quan trọng này, nhằm khống chế, uy hiếp bên sườn và sau lưng ta, cắt liên lạc giữa căn cứ Việt Bắc với Liên khu 3, Liên khu 4, che chở cho Thượng Lào.


Quân địch ở Tây Bắc được tổ chức thành khu quân sự độc lập Tây Bắc, gồm 8 tiểu đoàn, trong đó có 5 tiểu đoàn ngụy Thái và 3 tiểu đoàn cơ động người Phi. Ngoài ra có 40 đại đội ngụy Thái làm nhiệm vụ chiếm đóng. Địch bố trí thành bốn phân khu gồm: Phân khu Nghĩa Lộ; Phân khu Sông Đà; Phân khu Sơn La; Phân khu Lai Châu và các tiểu khu Tuần Giáo, Thuận Châu, Phù Yên; chia quân đóng ở 400 cứ điểm, phần lớn cấp trung đội, có 40 cứ điểm cấp đại đội. Riêng ở Nghĩa Lộ, Mộc Châu, mỗi nơi có một tiểu đoàn.


Về phía ta, từ sau chiến dịch Hòa Bình, trong khi các đơn vị trong toàn quân bước vào chỉnh đốn Đảng, chỉnh quân sối nổi, rầm rộ, thì Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo xây dựng, hoàn chỉnh kế hoạch tác chiến Thu Đông năm 1952, phương hướng tiến công chính là Tây Bắc Bắc Bộ. Thực hiện chủ trương trên, từ tháng 4 năm 1952, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị xúc tiến công tác chuẩn bị chiến dịch với quyết tâm tiêu diệt dịch, giải phóng Tây Bắc. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giải phóng Tây Bắc, ngày 17 tháng 7 năm 1952, Trung ương Đảng quyết định tách 4 tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái thuộc Liên khu Việt Bắc để thành lập Khu Tây Bắc.


Từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 9 năm 1952, Tổng Quân ủy, Bộ Tổng tư lệnh quán triệt, giao nhiệm vụ cho các đơn vị tham gia giải phóng Tây Bắc. Theo kế hoạch tác chiến, lực lượng vũ trang Tây Bắc tham gia chiến dịch gồm 10 đại đội bộ đội địa phương tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và lực lượng du kích được huy động mức cao nhất, phối hợp với các đại đoàn 308, 312, 316, Trung đoàn pháo binh 151 (Đại đoàn 351). Lực lượng dân công phục vụ chiến dịch được Trung ương Đảng và Chính phủ huy động ở tất cả các tỉnh.


Thực hiện quyết tâm của Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy, cuối tháng 9 năm 1952, Bộ Tư lệnh Khu Tảy Bấc mở Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn Khu để phổ biên mục tiêu, nhiệm vụ của chiến dịch giải phóng Tây Bắc, học tập các chỉ thị của Trung ương về thi hành chính sách dân tộc thiểu số, công tác dân vận, học Tám điều mệnh lệnh của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đồng thời triển khai cho nhân dân và các lực lượng vũ trang toàn Khu chuẩn bị mọi khả năng phục vụ và tham gia chiến dịch. Qua học tập quán triệt, đội ngũ cán bộ chủ chốt của Khu Tây Bắc đã nắm vững mục đích của chiến dịch là: Tiêu diệt sinh lực địch, tranh thủ nhân dân vùng Tây Bắc, giải phóng một bộ phận đất đai ở Tây Bắc; thống nhất nhận thức: Tiêu diệt sinh lực địch là nhiệm vụ chính yếu, vì có tiêu diệt sinh lực địch mới giành được dân và giải phóng được đất đai, làm cho chiến dịch thắng lợi, tạo điều kiện cho các cơ sở cách mạng trong dân hoạt động, thúc đẩy kháng chiến thành công.


Chấp hành chủ trương của Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, sau gần 2 tháng tiến hành chiến dịch, quân và dân ta đã tiêu diệt 1.050 tên địch, bắt 5.024 tên (diệt gọn 4 tiểu đoàn và 28 đại đội, đánh thiệt hại nặng nhiều tiểu đoàn tinh nhuệ), phá hủy và thu toàn bộ vũ khí, đồ dùng quân sự, các kho lương thực, thực phẩm của địch.


Thắng lợi của chiến dịch Tây Bắc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với vùng Tây Bắc của Tổ quốc; là mốc lịch sử trên con đường tiếp tục phát triển thế chủ động chiến lược của cuộc kháng chiến; thắng lợi này biểu hiện sự trưởng thành về nhiều mặt của lực lượng vũ trang. Đây cũng là thắng lợi của tinh thần hết lòng, hết sức vì tiền tuyến, với tinh thần hy sinh phục vụ của nhân dân các dân tộc Tây Bắc.


Để góp phần phục vụ chiến dịch, theo sự chỉ đạo của Khu ủy, các tinh Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang huy động nhân lực, vật lực trực tiếp phục vụ hướng Nghĩa Lộ. Các tỉnh Sơn La, Lai Châu cùng với các tỉnh Liên khu 3, Liên khu 4 phục vụ hướng đường 41 Sơn La. Nhận thức sâu sắc mục đích, ý nghĩa của chiến dịch, đồng bào các dân tộc Tây Bắc đã nô nức tình ngụyện đi phục vụ chiến dịch, góp phần giải phóng quê hương. Mọi gia đình tự ngụyện ủng hộ thóc gạo, lợn gà, trâu bò, ngựa thồ, cử người thân đăng ký xung phong được tham gia chiến dịch. Chỉ trong 3 tháng, các tỉnh đã huy động được 35.000 lượt dân công làm nhiệm vụ mở đường, bắc cầu phục vụ bộ đội hành quân tiến vào Tây Bắc. Các đơn vị dân công đã xây dựng 4 khu kho trên hai hướng, làm nhiều trạm cứu thương dã chiến, làm mới hàng nghìn cáng thương, vận chuyển được 50.000 tấn hàng từ hậu phương ra tiền tuyến dưới làn bom đạn ác liệt của địch, vượt qua gian nan vất vả của rừng núi hiểm trở.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #21 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2023, 08:10:22 am »

Tỉnh ủy Phú Thọ, Yên Bái đã huy động được hơn 430 thuyền nan, trong 3 ngày đêm đã chở 30.000 lượt bộ đội, dân công mang theo vũ khí, lương thực vượt sông Thao an toàn. Con đường từ Cổ Phúc đến Sài Lương, qua Mậu A, Khâu Vác, Nậm Mười phải qua nhiều suối sâu, đèo cao, bộ đội và dân công phải huy động cả xe trâu, xe bò của dân trong vùng, kết hợp với xe đạp thồ, gồng gánh, mang vác để chuyển hàng vào được vị trí tập kết. Suốt dọc đường, trong đêm tối, trong cơn mưa lũ, giá rét, gánh nặng, đường trơn, nhưng mọi người đều hăng hái, không ai để hàng bị ướt; có lúc qua núi đá sắc nhọn, chân đau, mỏi, nhưng giữa núi rừng Tây Bắc hàng vạn bộ đội, dân công ra trận, khắc sâu lời cản dặn của Bác Hồ: "Chiến dịch này rất quan trọng, các cô, các chú cũng là chiến sĩ, cũng có công như các chiến sĩ, phải cùng bộ đội giành cho được thắng lợi. Tất cả các cô các chú đều phải quyết tâm làm tròn nhiệm vụ phục vụ bộ đội. Bền bỉ dẻo dai, vượt qua mọi gian khổ, khắc phục mọi khó khăn, bảo đảm việc cung cấp đầy đủ cho bộ đội, cùng bộ đội giành toàn thắng cho chiến dịch".


Thấm nhuần lời căn dặn của Bác, mặc dù tình hình đời sống nhân dân Tây Bắc còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, phải huy động một khối lượng sức người, sức của lớn, nhiều nơi giáp hạt, thiếu ăn, thiếu nhân công gặt mùa, nhưng nhân dân vẫn tự nguyện góp lương thực, thực phẩm, hăng hái đi dân công, vừa đánh giặc hảo vệ hậu phương, vừa tham gia phục vụ tiền tuyến.


Nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Sơn La đã đóng góp một phần không nhỏ xương máu và vật chất cho chiến dịch toàn thắng, ở khắp nơi, bộ đội địa phương và dân quân du kích đều đi chiến đấu và phục vụ chiến đấu, tham gia thu dọn chiến trường; đồng thời đã huy động đóng góp 1.421.220 ngày công, cung cấp hơn 694 tấn gạo, 88 tấn ngô, 48.321kg thịt các loại, vận chuyển 135 tấn gạo từ Phú Thọ lên kho mặt trận tiền phương.


Quân và dân Phú Thọ đã thể hiện tinh thần hết lòng phục vụ tiền tuyến, vừa trực tiếp chiến đấu tại chỗ để bảo vệ hậu phương, vừa trực tiếp chi viện cho chiến trường, đã huy động 134.190 người, đóng góp 3.333.576 ngày công, cung cấp và vận chuyển 2.446 tấn gạo, 40 tấn muối, hơn 300 thuyền nan, 275 con trâu, bò, hàng trăm con lợn phục vụ cho chiến dịch, tu sửa 200km đường giao thông, đảm bảo cho bộ đội hành quân thuận lợi.


Với Lai Châu, tuy các cơ sở mới được phục hồi, nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng nhân dân trong tỉnh đã cung cấp cho bộ đội 116 tấn gạo, 93 tạ ngô, 5.984kg thịt và 56 con trâu, bò, lợn, 100 con ngựa để vận chuyển hàng hóa; huy động 2.243 người đi dân công phục vụ chiến dịch.


Mặc đù đang tiến hành chiến dịch tiễu phỉ, nhưng tỉnh Yên Bái đã huy động nhân dân tham gia đóng góp được 739 tấn thóc, 16.000 ngày công phục vụ chiến dịch; riêng nhân dân Nghĩa Lộ, nơi xảy ra những trận chiến đấu ác liệt, then chốt mở đầu chiến dịch cũng tự ngụyện đóng góp 250 tấn gạo, 7 con trâu, 5 con bò, 9 con lợn để nuôi quân.


Tính chung, đồng bào các dân tộc Tây Bắc đã huy động được 1.140 tấn gạo, 40 tấn thịt, 41 tấn thực phẩm khác, cùng với 150.000 ngày công đóng góp cho chiến dịch. Sự đóng góp của quân và dân Khu Tây Bắc đã góp phần vào thắng lợi của chiến dịch, khẳng định chủ trương huy động sức người, sức của của vùng mới giải phóng, hậu phương tại chỗ của Đảng ta cho chiến dịch là đúng đắn. Những cử chỉ và tấm lòng nhân hậu, bao dung của đồng bào dân tộc Tây Bắc đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần chiến đấu cho bộ đội ra trận, làm nên chiến thắng Tây Bắc.


Thắng lợi của chiến dịch Tây Bắc đã đập tan kế hoạch chiếm đóng, bình định lâu dài và thủ đoạn thâm độc của thực dân Pháp lập nên "Xứ Thái tự trị", giải phóng đất đai, giải phóng nhân dân khỏi ách kìm kẹp của quân thù. Thắng lợi đó đã tạo nên hình thái chiến trường có lợi cho ta. Ta đã giữ vững và từng bước mở rộng quyền chủ động về chiến lược; các lực lượng vũ trang nhân dân tích lũy thêm kinh nghiệm tác chiến quy mô lớn hơn, hiệp đồng binh chủng cao hơn trôn chiến trường rừng núi, xa hậu phương; đặc biệt bộ đội chủ lực của ta dần làm quen với cách đánh hệ thống cứ điểm mạnh. Chiến thắng Tây Bắc thể hiện sự chỉ đạo nghệ thuật quân sự đúng đắn, chính xác và sáng tạo của Đảng ta về phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân; về chọn chiến trường thích hợp, phối hợp chặt chẽ giữa các chiến trường, các lực lượng vũ trang. Đồng thời, để lại nhiều kinh nghiệm về tổ chức một chiến dịch chính quy ở một chiến trường xa, khó tiếp tế, vận chuyển. Đối với quân và dân Tây Bắc, thắng lợi đó đã để lại những bài học kinh nghiệm quý, đó là:

- Coi trọng công tác tuyên truyền vận động quần chúng các dân tộc. thực hiện tốt chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, có như vậy mới củng cố được lòng tin của nhân dân các dân tộc vào Đáng, vào kháng chiến và kiến quốc.


- Chăm lo xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, xây dựng được lòng dân, thế trận chiến tranh nhân dân, để tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến thắng kẻ thù. Thấm nhuần đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, Khu ủy Tây Bắc và các cấp ủy địa phương đã nắm vững quan điểm quần chúng, động viên, tổ chức lãnh đạo các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong Khu đứng lên đánh giặc. Không ngừng củng cố, xây dựng mở rộng mặt trận đoàn kết toàn dân trên nền liên minh công nông; vận động, tuyên truyền giác ngộ và xây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng, biến toàn Khu thành một mặt trận, mỗi bản làng là một trận địa, mỗi người dân là một chiến sĩ.


- Thường xuyên xây dựng ý chí, quyết tâm chiến đấu, tinh thần khắc phục mọi khó khăn gian khổ, ý thức tự lực, tự cường cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân, trên cơ sở đó nâng cao bản lĩnh chính trị, sức mạnh chiến đấu đánh thắng mọi âm mưu thủ đoạn xảo quyệt của kẻ thù. Có được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, song muốn chiến thắng kẻ thù, chúng ta phải có lực lượng vũ trang mạnh, vì lực lượng vũ trang là nòng cốt trong thế trận toàn dân đánh giặc. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng, lực lượng vũ trang Tây Bắc ngày một lớn mạnh, trưởng thành, đã góp phần to lớn trong nhiệm vụ chiến đấu và phối hợp chiến đấu với bộ đội chủ lực của Bộ, giải phóng và bảo vệ vững chắc quê hương.


Đối với quân dân Khu Tây Bắc, thắng lợi của chiến dịch là niềm tự hào và nguồn cổ vũ vô cùng lớn lao trong những chặng đường cách mạng tiếp theo. Phát huy truyền thống chiến thắng Tây Bắc, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang Tây Bắc đã làm tròn trách nhiệm trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Với tinh thần đó, cùng với đồng bào các dân tộc, lực lượng vũ trang Quân khu 2 tập trung xây dựng Đảng bộ Quân khu vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, xây dựng củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng, xây dựng thế trận lòng dân, thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng hậu phương vững mạnh; nâng cao chất lượng khu vực phòng thủ, tập trung xây dựng Quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở, nâng cao chất lượng tổng hợp, đủ sức bảo vệ chủ quyền biên giới, làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, xây dựng Tây Bắc trở thành một vùng kinh tế giàu đẹp, quốc phòng - an ninh ngày càng vững mạnh.
Logged
Trang: « 1 2 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM