Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Chín, 2023, 01:20:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến thắng Tây Bắc 1952 - Tầm nhìn chiến lược của Đảng và bài học lịch s  (Đọc 341 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« vào lúc: 01 Tháng Tám, 2023, 09:52:46 am »

- Tên sách: Chiến thắng Tây Bắc 1952 - Tầm nhìn chiến lược của Đảng và bài học lịch sử
- Tác giả:
- Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
- Năm xuất bản: 2012
- Người số hóa: macbupda, vnmilitaryhistory


BAN CHỈ ĐẠO HỘI THẢO:

* Trưởng ban:

- Thượng tướng NGUYỄN THÀNH CUNG, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Đồng chí TRƯƠNG QUANG NGHĨA, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La (đồng Trưởng ban).


* Phó Trưởng ban:

- Đồng chí NGUYỄN NGỌC TOA, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La.

- Trung tướng MAI QUANG PHẤN, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

- Thiếu tướng NGUYỄN NGỌC LIÊN, Chính ủy Quân khu 2.

- Thiếu tướng, PGS, TS VŨ QUANG ĐẠO, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.


* Các ủy viên:

- Trung tướng PHẠM QUANG PHIẾU, Cục trưởng Cục Tài chính, Bộ Quốc phòng.

- Thiếu tướng NGUYỄN THANH TUẤN, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị.

- Đồng chí LÒ MAI KIÊN, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sơn La.

- Thiếu tướng VŨ VĂN HIỂN, Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng

- Đại tá HOÀNG DŨNG, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Sơn La.

- Đồng chí LÊ HỒNG LONG, Tỉnh ủy viên, Chánh văn phòng Tỉnh ủy Sơn La.

- Đại tá, PGS, TS HỒ KHANG, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.


BAN NỘI DUNG:

* Trưởng ban:

- Thiếu tướng, PGS, TS VŨ QUANG ĐẠO, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

- Đồng chí HOÀNG VĂN CHẤT, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La.


* Phó Trưởng ban:

- Thiếu tướng PHẠM NGỌC CHÂU, Phó Chính ủy Quân khu 2.

- Đại tá, PGS, TS TRẦN NGỌC LONG, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

- Đồng chí LÊ HỬU ĐÊ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sơn La.    


* Các ủy viên:

- Đồng chí PHẠM QUANG AN, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Sơn La.

- Đồng chí VƯƠNG NGỌC OANH, Phó Chủ tịch Hội Khoa học - Lịch sử tỉnh Sơn La

- Đại tá, TS TRẦN VĂN THỨC, Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử kháng chiến chống Pháp. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

- Thượng tá NGụYỄN CÔNG DANH, Trợ lý Ban Lịch sử quân sự Quân khu 2.

- Thượng tá LÊ NHẬT THANH, Trưởng ban Khoa học Lịch sử quân sự Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Sơn La.


TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
   BỘ MÔN LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
   VÀ PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC,
   VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tám, 2023, 10:26:37 am gửi bởi ptlinh » Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #1 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2023, 08:37:32 am »

LỜI NÓI ĐẦU


Cách đây tròn 60 năm, vào Thu Đông năm 1952, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta ở Tây Bắc với sự phối hợp của các chiến trường, địa phương cả nước đã giành thắng lợi to lớn trong Chiến dịch Tây Bắc. Chiến thắng này là sự kiện lịch sử quan trọng, có ý nghĩa lịch sử mang tầm chiến lược, đánh dấu bước phát triển mới, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tiến lên giành thắng lợi quyết định.


Kể từ ngày chiến dịch Tây Bắc kết thúc thắng lợi đến nay đã có khá nhiều công trình, bài viết của các nhà quân sự, chính trị, các vị tướng lĩnh, nhân chứng lịch sử, học giả, nhà nghiên cứu, v.v. trong và ngoài nước đề cập đến sự kiện lịch sử này theo nhiều cách tiếp cận, với nguồn tư liệu khác nhau. Tuy thế, nhiều nội dung, vấn đề về chiến dịch này cần được tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ, đầy đủ hơn. Mặt khác, chiến thắng Tây Bắc 1952 cần được tôn vinh xứng đáng với tầm vóc và ý nghĩa của nó, nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc; góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, nhất là đối với vùng Tây Bắc; cho các thế hệ người Việt Nam, quan trọng là thế hệ trẻ, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.


Nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Tây Bắc (1952 - 2012), đầu tháng 12 năm 2012, tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Sơn La tổ chức cuộc Hội thảo khoa học "Chiến thắng Tây Bắc 1952 - Tầm nhìn chiến lược của Đảng và bài học lịch sử".


Ban Tổ chức cuộc hội thảo nhận được gần 70 bài viết của các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, các quân khu 2, 1, 3, 4, các binh chủng và đơn vị; Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành thuộc tỉnh Sơn La; Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Lai Châu, Thanh Hóa, v.v. các nhà khoa học thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội..., tập trung vào các chủ đề sau đây: Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước; âm mưu, thủ đoạn chính trị, quân sự của thực dân Pháp. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhân tố quyết định thắng lợi của chiến dịch Tây Bắc; nghệ thuật chỉ đạo, tiến hành và phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân Việt Nam; ý thức và tinh thần đại đoàn kết toàn dân, trong đó điểm nhấn là Tây Bắc; sự phối hợp chiến đấu của các lực lượng; sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi trong chiến dịch. Quá trình chuẩn bị, diễn biến, kết quả và nghệ thuật quân sự đặc sắc; các trận đánh then chốt... Tầm vóc, nguyên nhân, ý nghĩa thắng lợi và những bài học kinh nghiệm của chiến thắng Tây Bắc; vận dụng và phát huy tinh thần chiến thắng Tây Bắc 1952 trong Đông - Xuân 1953-1954 và trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) cũng như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.


Cuốn sách này giới thiệu một số bài viết của các tác giả tham gia hội thảo nói trên, với tiêu đề: "Chiến thắng Tây Bắc 1952 - Tấm nhìn chiến lược của ĐẢng và bài học lịch sử".

Mỗi tham luận là một công trình nghiên cứu độc lập, khá trọn vẹn của từng tác giả, bởi thế nên ở một số bài viết, trong chừng mực nhất định, còn có sự khác nhau về nhận định, đánh giá, cũng như về tư liệu, sự kiện. Với tinh thần tôn trọng ý kiến, kết quả nghiên cứu bảo lưu của tác giả và để đảm bảo tính tranh luận của cuộc hội thảo nên Ban biên tập không chỉnh trang lại. Tuy thế, để đảm bảo chuyển tải các thông tin cần thiết, ở một số bài trong chừng mực nhất định. Ban biên tập đã lược bở những nội dung trùng lặp, ít liên quan đến chủ đề của cuộc hội thảo.


Do thời gian biên tập không nhiều, nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Mong được sự lượng thứ của bạn đọc.

Bởi khuôn khổ của cuốn sách có hạn và để tập trung vào chủ đề đã được xác định, nên Ban biên tập không thể giới thiệu được tất cả các bài viết tham gia cuộc Hội thảo vào cuốn sách này. Rất mong các tác giả không có bài được sử dụng trong cuốn sách này thông cảm.


Nhân dịp này chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, các bậc nhân chứng lịch sử, các vị tướng lĩnh, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động quân sự, chính trị - xã hội đã tham gia, tạo điều kiện cho cuộc Hội thảo thành công tốt đẹp và cho sự ra đời tập sách này.

BAN CHỈ ĐẠO VÀ BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #2 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2023, 08:39:01 am »

PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI THẢO KHOA HỌC
"CHIẾN THẮNG TÂY BẮC 1952 - TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ"


Thượng tướng NGUYỄN THÀNH CUNG
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Trưởng ban Chỉ đạo Hội thảo


- Kính thưa các đồng chí Đại biểu đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng;

- Kính thưa các đồng chí lão thành cách mạng, tướng lĩnh, sĩ quan;

- Thưa các nhà khoa học cũng toàn thể quý vị đại biểu!


Trong không khí phấn khởi của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) và lập thành tích tiến tới kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 23 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân, hôm nay Bộ Quốc phòng phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La tổ chức Hội thảo khoa học: "Chiến thắng Tây Bắc 1952 - Tầm nhìn chiến lược của Đảng và bài học lịch sử" nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Tây Bắc.


Thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Ban chỉ đạo Hội thảo, tôi nhiệt liệt chào mừng các vị đại biểu cùng toàn thể các đồng chí về dự cuộc Hội thảo quan trọng này. Chúc các đồng chí mạnh khỏe và hạnh phúc; chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!

Thưa các đồng chí!

Thu Đông năm 1952, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, trực tiếp là Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh, quân và dân ta mở chiến dịch tiến công Tây Bắc, làm thất bại âm mưu mở rộng chiếm đóng và lập "Xứ Thái tự trị" của thực dân Pháp, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một vùng rộng lớn ở địa bàn chiến lược quan trọng, nối thông Tây Bắc với căn cứ địa Việt Bắc, vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh, Thượng Lào và căn cứ địa cả nước.


60 năm trôi qua, nhìn lại sự kiện lịch sử quan trọng này, càng khẳng định tầm nhìn chiến lược đúng đắn, nhạy bén của Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy trong chỉ đạo chiến tranh. Chiến dịch này đã giáng cho thực dân Pháp một đòn thất bại nặng nề về quân sự, tạo bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến tranh, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược phát triển lên một giai đoạn mới mang tính quyết định.


Trong cuộc Hội thảo khoa học hôm nay, chúng ta cùng nhau tiếp tục khẳng định và làm sáng tó thêm một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn và tầm nhìn chiến lược sáng suốt của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh; nghệ thuật chỉ đạo, điều hành chiến dịch và nghệ thuật chỉ huy tác chiến của các cấp chỉ đạo, chỉ huy; tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của các lực lượng tham gia chiến dịch.


Thứ hai: Âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp trong việc mở rộng chiếm đóng và lập "Xứ Thái tự trị" tại khu vực Tây Bắc; ý đồ co cụm chiến lược, xây dựng các tập đoàn cứ điểm mạnh nhằm thu hút và tiêu diệt lực lượng chủ lực của Việt Minh, từ đó hòng xoay chuyển tình thế trên chiến trường của thực dân Pháp.


Thứ ba: Vai trò và đóng góp của đồng bào các dân tộc Tây Bắc, của lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh trên địa bàn, trực tiếp là quân và dân tỉnh Sơn La và của các chiến trường phối hợp trên cả nước.


Thứ tư: Nhìn nhận sâu sắc và đầy đủ hơn tầm nhìn chiến lược của Đảng trong chiến dịch Tây Bắc, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi, đúc rút những kinh nghiệm và bài học lịch sử về chỉ đạo chiến tranh và sự phát triển của nghệ thuật quân sự; nghệ thuật chiến dịch và chiến lược; về phối hợp và hiệp đồng chiến đấu của các lực lượng vũ trang, vận dụng và phát huy những bài học kinh nghiệm vào công cuộc xây dựng khu vực phòng thủ, tăng cường quốc phòng - an ninh trong giai đoạn cách mạng mới.


Thưa các đồng chí!

Kết quả cuộc Hội thảo hôm nay còn là một hoạt động thiết thực góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho toàn dân, toàn quân, hun đúc tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí độc lập, tự chủ, tinh thần quật khởi và truyền thống đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc đổi mới nhằm tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.


Với tinh thần đó, thay mặt Ban chỉ đạo Hội thảo tôi xin tuyên bố khai mạc Hội thảo khoa học "Chiến thắng Tây Bắc 1952 - Tầm nhìn chiến lược của Đảng và bài học lịch sử".


Xin trân trọng cảm ơn!
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #3 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2023, 08:46:56 am »

PHÁT BIỂU CHÀO MỪNG HỘI THẢO KHOA HỌC
"CHIẾN THẲNG TÂY BẮC 1952 - TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ"

HOÀNG VĂN CHẤT
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sơn La


Kính thưa các đồng chí lãnh đạo các cơ quan Trung ương và địa phương.

Thưa toàn thể các đồng chí và các bạn!

Tỉnh Sơn La rất phấn khởi được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quan tâm chọn làm nơi tổ chức Hội thảo khoa học "Chiến thắng Tây Bắc 1952 - Tầm nhìn chiến lược của Đảng và bài học lịch sử". Đây là vinh dự rất lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La; thay mặt Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, tôi xin nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng, lãnh đạo các tổng cục thuộc Bộ Quốc phòng, các đồng chí lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3, Quân khu 4, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Binh chủng Pháo binh, Binh chủng Công binh và Binh chủng Thông tin.


Nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh: Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh; và lãnh đạo, chỉ huy Sư đoàn 308, Sư đoàn 312, Sư đoàn 316 và Trung đoàn 148.


Nhiệt liệt chào mừng các đồng chí đại biểu lãnh đạo Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện Chiến lược quân sự, Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn quân sự, Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị, Học viện Hậu cần, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Quân y, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Cục Khoa học Công nghệ và Môi trường, Viện sử học Việt Nam, Viện Lịch sử Đảng, Viện Lịch sử Công an, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, các cơ quan khoa học, học viện, trường đại học trong và ngoài quân đội (khu vực phía Bắc); các tướng lĩnh, sĩ quan, cán bộ, chiến sĩ đã từng công tác, tham gia chiến đấu, phục vụ trong chiến dịch Tây Bắc.


Nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo và phóng viên các cơ quan báo chí, Thông tấn xã, Đài phát thanh, Đài truyền hình của Trung ương, các Quân khu và địa phương đến theo dõi, đưa tin phục vụ Hội thảo khoa học tại tình Sơn La!


Kính chúc các đồng chí mạnh khoẻ, chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!

Kính thưa các đồng chí đại biểu,

Thưa các đồng chí và các bạn,

Sơn La là một tỉnh miền núi cao, có diện tích tự nhiên là 14.174 km2, có 250 km đường biên giới giáp tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng - nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; dân số trên 1,108 triệu người với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Tỉnh có 10 huyện, 1 thành phố và 204 xã, phường, thị trấn; có 3.233 bản, tiểu khu, tổ dân phố (trong đó có 5 huyện nghèo; 89 xã, 1.105 bản còn đặc biệt khó khăn; 17 xã, 308 bản biên giới). Đảng bộ tỉnh (tại thời điểm 31-8-2012) có 17 đảng bộ trực thuộc, 985 tổ chức cơ sở đảng (673 chi bộ, 312 đảng bộ); 4.633 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, 62.866 đảng viên.


Trong những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương; tỉnh Sơn La đã đạt được tốc độ tăng trưởng GDP 5 năm (2006 - 2010) 13,99%, năm 2010 tăng 12.8%, năm 2011 tăng 12,4%, 9 tháng đầu năm 2012 ước đạt 8,5% (cùng kỳ năm 2011 tăng 6,9%); thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 820 USD; thu ngân sách trên địa bàn năm 2011 đạt 1.394 tỷ; tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 theo tiêu chí mới là 34,1%. Cơ cấu kinh tế năm 2011: nông lâm nghiệp 44,54%; công nghiệp, xây dựng 20,02%; dịch vụ 34,94%.


Về phát triển công nghiệp, tỉnh Sơn La tập trung cho phát triển thủy điện; trên địa bàn tỉnh hiện nay đang được đầu tư xây dựng 3 nhà máy thủy điện lớn (thủy điện Sơn La 2.400 MW - khánh thành năm 2012; thủy điện Huổi Quảng 520 MW - khánh thành vào năm 2015; thủy điện Nậm Chiến 200 MW - khánh thành năm 2012) và một số nhà máy thủy điện vừa và nhỏ; đến ngày 15 tháng 4 năm 2010 tỉnh Sơn La đã hoàn thành việc di chuyển 12.584 hộ đến 221 điểm tái định cư tập trung và 38 điểm tái định cư xen ghép; ngày 15 tháng 5 năm 2010 đồng chí Thủ tướng Chính phủ đã quyết định đóng cống dẫn dòng, tích nước hồ thủy điện Sơn La; ngày 17 tháng 12 năm 2010 đã đưa vào hoạt động tổ máy số 1, ngày 28 tháng 9 năm 2012 đã đưa vào hoạt động tổ máy số 6, đang chuẩn bị khánh thành Nhà máy thủy điện Sơn La vào cuối năm 2012. Cùng với phát triển thủy điện, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng Nhà máy xi măng lò quay Mai Sơn công suất 1 triệu tấn/năm, đưa vào sản xuất ngày 1 tháng 5 năm 2012, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng PC40, PCB30, PCB40.


Về phát triển nông nghiệp, cây ngô phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá cả ở vùng sâu và vùng cao; năm 2012 diện tích ngô là 120.878 ha, sản lượng ước đạt 50 vạn tấn (đứng thứ hai sau tỉnh Đắc Lắc); tỉnh Sơn La có 2 doanh nghiệp sản xuất được các loại giống ngô lai, nhất là giông ngô lai LVN10, cung cấp đủ giống có năng suất cao cho sản xuất ngô thương phẩm. Trong những năm gần đây, tỉnh Sơn La đang đẩy mạnh phát triển các loại cây công nghiệp và chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung:

1. Về phát triển cây cao su, tỉnh đã mời Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam thành lập Công ty cổ phần cao su Sơn La trực tiếp đầu tư kinh doanh và tiếp nhận người trong hộ gia đình có góp giá trị quyền sử dụng đất vào làm cán bộ công nhân viên; vận động các hộ gia đình góp giá trị quyền sử dụng đất và mua cổ phần trở thành cổ đông của Công ty cổ phẩn cao su Sơn La để cùng đầu tư kinh doanh cây cao su. Năm 2007 là năm đầu tiên trồng được 69,6 ha, đến hết năm 2012 đã trồng được gần 7.000 ha cây cao su; thu hút được 6.705 hộ gia đình góp giá trị quyền sử dụng đất, mua cổ phần để trở thành cổ đông, được chia cổ tức; công ty đã nhận 4.691 người thuộc các hộ gia đình có góp giá trị quyền sử dụng đất vào làm cán bộ, công nhân của công ty; theo đánh giá của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam thì cây cao su tại Sơn La sinh trưởng và phát triển ngang bằng với các tỉnh miền Nam.

2. Về các cây công nghiệp: Năm 2012 diện tích cây công nghiệp hiện có là 14.341 ha; trong đó: cây chè 3.819 ha cây cà phê 6.112 ha, cây mía 4.410 ha, sản lượng gần 3 vạn tấn đường năm.

3. Tỉnh đã xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Mộc Châu, đang sản xuất các loại rau hoa chất lượng cao theo quy mô công nghiệp và phát triển mô hình trồng dưa hấu, bắp cải, cải cuốn bằng phủ màng nông nghiệp... cung cấp cho thị trường Hà Nội và một số địa phương lân cận. Tỉnh đang xem xét quy hoạch, chính sách để mở rộng phát triển ở huyện Mộc Châu và các huyện, thành phố trong tỉnh.

4. Về chăn nuôi, đàn bò sữa của Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu năm 2011 có 8.727 con (hết năm 2012 có khoảng 10.000 con), sản lượng sữa tươi đạt gần 28 triệu lít và chế biến các loại sản phẩm sữa, doanh thu trên 1.500 tỷ, nộp ngân sách trên 70 tỷ đồng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #4 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2023, 08:47:30 am »

Về công tác phòng chống ma tuý: từ tháng 3 năm 2006 tỉnh đã tập trung cao để ban hành cơ chế, chính sách phát động được toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân tích cực thực hiện; từ đó nâng cao được nhận thức về hiểm hoạ của ma tuý, nhất là trong thế hệ trẻ, không phát sinh người nghiện ma tuý mới, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng thuận và ra sức thực hiện. Đến hết tháng 9 năm 2012, sau 75 tháng liên tục tỉnh đã giữ được tỷ lệ không tái nghiện ma tuý đang từ đạt 94 - 95%; từ ngày 17 tháng 3 năm 2006 đến hết tháng 9 năm 2012 đã bắt giữ tới 5.759 vụ với 8.896 đối tượng phạm tội ma tuý, làm trong sạch địa bàn, hỗ trợ đắc lực cho công tác phòng chống tái nghiện ma tuý; đến hết năm 2011 tỉnh đã xây dựng được 4.721/5.457 đơn vị đạt và cơ bản đạt tiêu chuẩn không có ma tuý chiếm 86.51% tổng số đơn vị trong toàn tỉnh.


Về củng cố các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sơ, đến hết tháng 9 năm 2012 đã có 4.219 cơ sở (bản, tiểu khu, tổ dân phố, trường học, trạm y tế) có đảng viên đạt 100% tổng số cơ sở; có 3.926 cơ sở có chi bộ chiếm 93,1% tổng số cơ sở; quyết định phụ cấp hàng tháng cho 13 chức danh với trên 41.000 cán bộ bản, tiểu khu, tổ dân phố theo hệ số trên mức lương tối thiểu; tháng 3 và tháng 4 năm 2011 (sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII), tỉnh đã mở 94 lớp tại cấp huyện, tổ chức 17 đợt gặp mặt tại tỉnh với 6.064 bí thư và trưởng bản, tiểu khu, tổ dân phố trong toàn tỉnh để bồi dưỡng nghiệp vụ công tác trong nhiệm kỳ 2011 - 2016; mở được 7 lớp với 891 học viên học đại học và trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ xã, phường, thị trấn theo địa chỉ sử dụng.


Về tăng cường mối quan hệ đặc biệt với các tỉnh Bắc Lào và đảm bảo quốc phòng, an ninh trong tỉnh: đến nay tỉnh Sơn La đã ký kết biên bản ghi nhớ với 8 tỉnh Bắc Lào (Hủa Phăn, Luông Pha Băng, U Đôm Xay, Bò Kẹo, Phong Xa Lỳ, Luông Nậm Thà, Xay Nhạ Bu Ly, Xiêng Khoảng); đã giao cho 5 huyện biên giới ký kết hợp tác và giao ban định kỳ để chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh từ cơ sở; tháng 4 năm 2012, tỉnh Sơn La đã phối hợp với các cơ quan Quốc hội tổ chức thành công Hội nghị "Quan hệ hợp tác Quốc hội Việt Nam - Lào, đoàn kết - hữu nghị"; từ ngay 18-21 tháng 8 năm 2012, tỉnh tổ chức các hoạt động trong năm "Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2012" trong đó, một trong những điểm nhấn quan trọng là tổ chức Lễ mít tinh trọng thể kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 35 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào, tổ chức Tuần lễ văn hóa các dân tộc tỉnh Sơn La và trao tặng Huân chương, Huy chương của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào cho tập thể 8 tỉnh Bắc Lào và các tập thể và cá nhân của tỉnh Sơn La có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ tăng cường tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Sơn La và các tỉnh Bắc Lào; tham dự các hoạt động kỷ niệm có đồng chí Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào tại Việt Nam và các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, bí thư tỉnh ủy, tỉnh trưởng và lãnh đạo 8 tỉnh Bắc Lào, các em lưu học sinh, sinh viên Lào đang học tập tại Sơn La.


Kết quả đạt được trên đây đã và đang tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh Sơn La trong thời gian tới.

Kính thưa các đồng chí đại biểu,

Thưa các đồng chí và các bạn,

Cách đây 60 năm, vào mùa thu năm 1952, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, trực tiếp là Tổng Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam mở chiến dịch tiến công lên Tây Bắc làm thất bại âm mưu mở rộng chiếm đóng và lập "Xứ Thái tự trị" của thực dân Pháp, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một vùng đất đai và dân cư rộng lớn ở địa bàn chiến lược quan trọng, nối liền vùng giải phóng Tây Bắc với căn cứ địa Việt Bắc, Thanh - Nghệ - Tĩnh và Thượng Lào, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược phát triển lên một giai đoạn mới, góp phần quan trọng quyết định thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng, là niềm tự hào to lớn của quân và dân các dân tộc Tây Bắc nói riêng, quân và dân cả nước nói chung.


Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Tây Bắc, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chọn Sơn La - địa bàn chính diễn ra chiến dịch Tây Bắc làm nơi tổ chức Hội thảo khoa học "Chiến thắng Tây Bắc 1952 - Tầm nhìn chiến lược của Đảng và bài học lịch sử". Đây là vinh dự và là sự cổ vũ, động viên, khích lệ đối với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La. Và đây cũng là dịp để các bộ, ngành Trung ương, các quân khu, các tỉnh tìm hiểu, cảm thông và chia sẻ cùng với Sơn La trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của một tỉnh miền núi, biên giới, nhiều dân tộc ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc; đồng thời là cơ hội để tỉnh Sơn La có thểm những tư liệu quý, những bài học kinh nghiệm từ chiến dịch Tây Bắc, để vận dụng và phát huy trong sự nghiệp xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


Nhân dịp này, thay mặt Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chiến sĩ, nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ to lớn của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, các quân khu và các sư đoàn, trung đoàn, các học viên, nhà trường trong và ngoài quân đội, các tỉnh, thành phố và đồng bào, chiến sĩ trong cả nước đã đóng góp công sức cho chiến dịch Tây Bắc 1952, cũng như đang giúp đỡ tỉnh Sơn La trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


Một lần nữa, xin kính chúc các đồng chí đại biểu khách quý, cùng toàn thể các đồng chí và các bạn mạnh khoẻ; chúc Hội thảo thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #5 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2023, 08:50:13 am »

BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC "CHIẾN THẮNG TÂY BẮC 1952 - TÂM NHÌN CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ"


Trung tướng MAI QUANG PHẤN
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Quân đội nhân dân Việt Nam


Cách đây 60 năm, quân và dân ta làm nên thắng lợi chiến dịch Tây Bắc. Đó là thắng lợi của sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; là thắng lợi của lòng quyết tâm cao độ vượt qua mọi khó khăn thử thách; là thắng lợi của tinh thần chiến đấu dũng cảm ngoan cường, thông minh, sáng tạo,... Thắng lợi đó có ý nghĩa chiến lược, là một trong những sự kiện quan trọng của lịch sử 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) nói riêng và lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh nói chung.


Đi tới và làm nên chiến công đó, từ những tháng đầu năm 1952, sau những cân nhắc thế lực giữa ta và địch, Trung ương Đảng, Bộ Tổng tư lệnh đã chủ trương mở chiến dịch Tây Bắc với mục đích tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, cố gắng tranh thủ giải phỏng một phần đất đai, phát triển du kích chiến tranh tiến tới phá âm mưu của địch trên chiến trường Tây Bắc.


Trực tiếp tham gia chiến đấu trên Mặt trận Tây Bắc gồm nhiều đơn vị, lực lượng, mà quan trọng 7 trung đoàn y chủ lực thuộc các đại đoàn 308, 312, 316 cùng các đơn vị binh chúng phối hợp; 10 đại đội bộ đội địa phương các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai và dân quân, du kích Khu Tây Bắc; là sự tham gia phục vụ của lực lượng thanh niên xung phong, dân công cùng sự đóng góp sức người, sức của của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Chiến dịch còn được thực hiện trong một thế trận chung, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chiến trường trên cả nước từ Bắc Bộ, đến Trung Bộ và Nam Bộ, từ đồng bằng đến miền núi, thành thị và nông thôn.


Với chủ trương đúng đắn, hình thành phương án chặt chẽ về hướng, mục tiêu tiến công chủ yếu, trận đánh then chốt; chuẩn bị về lực lượng, trang bị vũ khí, đảm bảo hậu cần chu đáo,... sau gần hai tháng (14.10 - 10.12.1952), trải qua ba đợt tiến công, quân và dân ta đã tiêu diệt và bắt sống hơn 6.000 địch (diệt gọn 4 tiểu đoàn và 28 đại đội), giải phóng một vùng rộng lớn ở địa bàn chiến lược quan trọng (khoảng 28.500km với 250.000 dân), nối liền vùng giải phóng Tây Bắc với căn cứ địa Việt Bắc và Thượng Lào.


Thắng lợi đó có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và chính trị, kinh tế. Với chiến thắng Tây Bắc, cục diện chiến trường thay đổi có lợi cho ta. Ta đã giữ vững và từng bước mở rộng quyền chủ động về chiến lược; các lực lượng vũ trang nhân dân có thểm kinh nghiệm tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, cao hơn trên chiến trường rừng núi, xa hậu phương cách đánh hệ thống cứ điểm mạnh của địch.


Đối với các nhà cầm quân thực dân, "thất bại ở Tây Bắc báo hiệu một mùa đông đáng lo ngại nữa cho Pháp, mùa đông thứ tám của cuộc chiến tranh ngày càng gợi ra những hình ảnh lo âu thất vọng".

Theo cùng năm tháng, với độ lùi của thời gian cùng với quan điểm, những phân tích, nhận định mới cho chúng ta thấy rõ hơn tầm vóc, ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Tây Bắc. Trên tinh thần đó, nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Tây Bắc, Ban Bí thư Trung ương Đảng giao cho Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Sơn La tổ chức Hội thảo khoa học "Chiến thắng Tây Bắc 1952 - Tầm nhìn chiến Lược của Đảng và bài học lịch sử", với mục đích:

- Khẳng định và làm sáng tỏ, đầy đủ, sâu sắc hơn về sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, tài tình của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; sự phát triển, trưởng thành vượt bậc trong chỉ đạo, điều hành chiến dịch đến nghệ thuật chỉ huy tác chiến của Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh.

- Hệ thống hoá và phục dựng lại quá trình chuẩn bị, tổ chức, thực hành chiến dịch, tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của quân dân cả nước, trực tiếp là quân và dân các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ... tạo nên sức mạnh to lớn của cuộc chiến tranh nhân dân chiến thắng kẻ thù xâm lược, tạo thế và lực mới cho cách mạng Việt Nam. Thông qua đó, làm nổi bật sự trưởng thành toàn diện của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

- Nêu bật tầm vóc to lớn, ý nghĩa quan trọng; phân tích nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi, đúc rút những bài học kinh nghiệm, trong đó quan trọng là về tổ chức và thực hành chiến dịch, chọn hướng để mở chiến dịch tiến công; nghệ thuật chọn mục tiêu chủ yếu, đánh trận then chốt của chiến dịch. Thông qua đó, nhằm gợi mở, vận dụng và phát huy giá trị những bài học kinh nghiệm vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

- Tôn vinh và tri ân đối với các anh hùng, liệt sĩ, với đồng bào, đồng chí đã chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Đồng thời, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, nhất là đối với thế hệ trẻ.


Tại cuộc Hội thảo này, Ban tổ chức đã nhận được gần 70 tham luận khoa học của các tướng lĩnh, các bậc lão thành cách mạng, các vị lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn Tây Bắc, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội,... Hội thảo sẽ tập trung vào các nội dung chính sau đây:

1. Bối cảnh chung của cuộc kháng chiến chống Pháp trước khi diễn ra chiến dịch Tây Bắc 1952; âm mưu, thủ đoạn và quá trình thực hiện kế hoạch mở rộng chiếm đóng và lập "Xứ Thái tự trị" tại khu vực Tây Bắc của thực dân Pháp;

2. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân tố quyết định thắng lợi của chiến dịch Tây Bắc; nghệ thuật chỉ đạo, tiến hành và phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân, đại đoàn kết toàn dân, đặc biệt là tổ chức bảo đảm, phối hợp, hiệp đồng chiến đấu của các lực lượng; tạo nên sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi trong chiến dịch;

3. Quá trình chuẩn bị và thực hành kế hoạch tác chiến của các lực lượng vũ trang và nhân dân Tây Bắc cùng quân và dân cả nước trong chiến dịch Tây Bắc. Diễn biến, kết quả và nghệ thuật quân sự đặc sắc trong các trận đánh quan trọng làm nên thắng lợi của chiến dịch;

4. Tầm vóc, nguyên nhân, ý nghĩa thắng lợi và những bài học kinh nghiệm của chiến thắng Tây Bắc, vận dụng và phát huy trong sự nghiệp xây dựng nển quốc phòng - an ninh nhân dân hiện nay.

Thông qua những bài viết tập trung ở những chủ đề trên đây, chúng tôi tin tưởng rằng, các tham luận tại Hội thảo sẽ góp phần làm rõ hơn, sâu hơn, có hệ thống và đầy đủ hơn về thắng lợi của chiến dịch Tây Bắc 1952, một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp "kháng chiến, kiến quốc" của dân tộc ta.

Xin chúc sức khỏe các đồng chí đại biểu cùng toàn thế các đồng chí!

Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!

Xin trân trọng cảm ơn!
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #6 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2023, 08:58:43 am »

CHIẾN DỊCH TÂY BẮC THU ĐÔNG 1952 - BỐI CẢNH LỊCH SỬ


PGS, TS VŨ QUANG HIỂN
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội


Chiến dịch Tây Bắc Thu Đông 1952 diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến chuyển. Cách mạng thế giới đang phát triển mạnh. Cục diện Chiến tranh lạnh lên tới đỉnh cao, nhưng xu thế hoà hoãn cũng bắt đầu xuất hiện.


Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp ngày càng phát, huy mạnh mẽ thế tiến công chiến lược ở cả mặt trận chính diện và sau lưng địch. Theo Phơrăngxoa Gioayô (François Joyeaux), "Bộ chỉ huy Pháp không chỉ đối phó với một cuộc nổi dậy có tính dân tộc, mà là chống đối một sự nghiệp, không phải không có lý do để có thể xem như một trong những biểu hiện của cuộc chạm trán Đông - Tây trong khung cảnh chiến tranh lạnh"1 (François Joyeaux: Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Nxb Thông tin lý luận. H 1981, tr. 89).


Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nhận định: "Ở Đông Dương, không phải chỉ có quyền lợi của nhân dân ta và thực dân Pháp xung đột nhau, mà thực ra của hai phe dân chủ và đế quốc trên thế giới xung đột nhau1 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 11. Nxb Chính trị quốc gia, H. 2001, tr. 84).

1. Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh, có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam

Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa nối liền từ Tây sang Đông, không ngừng được củng cố và lớn mạnh. Sự đoàn kết, thống nhất trong phe xã hội chủ nghĩa tạo chỗ dựa cho phong trào đấu tranh cách mạng trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, tạo thế đối trọng với Mỹ và các nước phương Tây trong Chiến tranh lạnh và trật tự Ianta.


Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã hoàn thành khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, từ năm 1951, bắt tay vào thực hiện những kế hoạch kinh tế - xã hội dài hạn nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Liên minh chính trị - kinh tế và quân sự giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa tiếp tục được củng cố. Ngày 14 tháng 2 năm 1950, Liên Xô và Trung Quốc ký Hiệp ước Hữu nghị, Đồng minh và Tương trợ có giá trị trong 30 năm. Theo Hiệp ước này, hai bên cam kết thi hành mọi biện pháp cần thiết nhằm không để Nhật hoặc một nước nào khác trực tiếp hay gián tiếp liên kết với Nhật, có hành động đe dọa hoà bình hoặc gây chiến tranh xâm lược một lần nữa2 (Xem: Dieter Heizing, The Soviet Union and Communist China 1945-1950. The Arduous Road to The Alliance, Armonk, New York. M E.Shape. 2004, p. 263). Liên minh Liên Xô - Trung Quốc trở thành trụ cột của phe xã hội chủ nghĩa, làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng thế giới.


Trong xu thế tiến công, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa dâng lên mạnh mẽ khắp nơi. Cuộc kháng chiến anh dũng của ba dân tộc ở Đông Dương, những cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Đông Nam Á như Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Miến Điện, cuộc kháng chiến của nhân dân Triều Tiên... thể hiện sự phát triển không gì cưỡng nổi của phong trào giải phóng dân tộc. Trong khi đó, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ củng phát triển ngay tại các nước tư bản chủ nghĩa.


Cách mạng Việt Nam có điều kiện mở rộng quan hệ với các Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân, các lực lượng hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ vật chất và tinh thần từ bên ngoài, làm cho cuộc kháng chiến có thểm sức mạnh để phát triển thế tiến công chiến lược. Trong điện gửi Thống chế Xtalin (20-12-1951), Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ niềm tin "sự thành công của nhân dân Liên Xô sẽ đảm bảo chắc chắn cho thắng lợi của công cuộc xây dựng các nước dân chủ nhân dân, công cuộc giải phóng các dân tộc bị áp bức và công cuộc gìn giữ hoà bình và dân chủ thế giới"1 (Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2011, tr. 258).


Tháng 4 năm 1951, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà lập cơ quan sứ quán và cử đại sứ sang Bắc Kinh, lập hai cơ quan tổng lãnh sự ở Hoa Nam và tiếp nhận đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam. Hai bên cử các đoàn đàm phán về việc Trung Quốc giúp Việt Nam vật tư, khí tài và ký hiệp định mậu dịch giữa hai nước. Trung Quốc cử chuyên gia, cố vấn quân sự, chính trị sang giúp Việt Nam, nhận đào tạo cán bộ cho Việt Nam. Thời gian này, quan hệ hữu nghị và tin cậy lẫn nhau giửa hai nước Việt Nam, Trung Quốc được thiết lập và phát triển. Với chính sách "Viện Triều chống Mỹ" và "Giúp Việt kháng Pháp", nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có ảnh hưởng tích cực đến phong trào cách mạng ở các nước trong khu vực.


Mặc dù Liên Xô vẫn còn cân nhắc mức độ công khai trong quan hệ với nước Việt Nam dân chủ cộng hoà1 (Đầu năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Mátxcơva. Trong một buổi làm việc với Xtalin, thấy có cuốn họa báo Liên Xô để trên bản, Người cầm đưa Xtalin, đề nghị ký một chữ làm kỷ niệm, Xtalin vui vẻ ký rồi chuyển cho Môlôtốp, Cadanôvich ngồi bên ký tiếp Người mang tờ báo về nhà khách. Nhưng hôm sau không còn thấy tờ báo. Xem Võ Nguyên Giáp, Chiến đấu trong vòng vây, Nxb Quân đội nhân dân, H 1995, tr. 412. Tháng 9 năm 1952, từ Bắc Kinh, Người điện cho Xtalin: "Tôi rất muốn đến Mátxcơva dự Đại hội lần thứ XIX, Đảng Cộng sản Liên Xỏ. Nhưng tôi cho rằng, nếu tôi đến Mátxcơva một cách công khai, thứ nhất kẻ thù có thể ùa vào để chống lại Việt Nam, thứ hai có thể có nhiều bất tiện khi đón tôi". "Vì lý do này, tôi có ý định đến Mátxcơva dưới một cái tên khác", xem: Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2011, tr. 500), nhưng viện trợ vật chất của Liên Xô cho Việt Nam ngày càng tăng. Từ tháng 5 năm 1952, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô đã đi vào hoạt động. Liên Xô coi Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà là đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân Việt Nam; đề cao cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam trong công tác tuyên truyền quốc tế; phê phán âm mưu mở rộng và tăng cường chiến tranh Đông Dương của Mỹ - Pháp; phủ quyết yêu cầu của chính quyền Bảo Đại và ủng hộ yêu cầu của Việt Nam dân chủ cộng hoà trong việc gia nhập Liên Hợp Quốc; đề nghị Đảng Cộng sản Trung Quốc trực tiếp giúp đỡ cuộc kháng chiến của Việt Nam.


Tháng 10 năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật đến Mátxcơva dự Đại hội XIX Đảng Cộng sản Liên Xô1 (Theo Hồi ký của nữ Đồng chí Giôhanna (Phu nhân của cố Chủ tịch Đảng xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức Ôttô Grốttơvôn) thì Hồ Chí Minh có dự Đại hội XIX Đảng Cộng sản Liên Xô. Tham khảo thêm: Trấn Dương: Bác Hồ như chúng tôi đã biết, Nxb Công an nhân dân. H. 2005, tr. 187-202), bày tỏ tình đoàn kết với Đảng Cộng sản và nhân dân Liên Xô; khẳng định quyết tâm đấu tranh vì độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Người tiếp xúc với đại biểu các đảng anh em, tạo ra bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau giữa Đảng và nhân dân Việt Nam với các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế. Gặp Đại sứ và Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô, Người nhắc nhở nhiệm vụ của cán bộ ngoại giao lúc đó là làm thế nào để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.


Phong trào bảo vệ hoà bình thế giới ngày càng phat triển mạnh. Cuối năm 1951. Hội đồng hoà bình thế giới họp ở Viên ra nhiều nghị quyết đòi năm cường quốc ký Công ước hoà bình, tài giảm binh bị, cấm vũ khí nguyên tử đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Triều Tiên, Việt Nam và đề nghị giải quyết các việc xung đột khác trên thế giới bằng phương sách hoà bình. Nghị quyết về Việt Nam đật vấn đề đàm phán để đình chiến và quân đội Pháp phải rút khỏi Việt Nam.


Ngày 24 tháng 12 năm 1951, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thông tri hoan nghênh Nghị quyết của Hội đồng hoà bình thế giới và vạch rõ chúng ta luôn chủ trương hòa bình. "Nhưng giặc Pháp đã phá hoại ý ngụyện hoà bình đó của ta, chúng âm mưu cướp nước ta. Cho nên chúng ta phải kiên quyết kháng chiến đến toàn thắng. Vì vậy, cuộc kháng chiến của ta là một công cuộc xây dựng hoà bình ở Việt Nam, trái lại giặc Pháp là kẻ phá hoại hoà bình ở Việt Nam". Nhân dân Việt Nam phải đẩy mạnh cuộc kháng chiến. "Chúng ta phải đánh cho giặc những đòn thật nặng. Có thế thì địch mới bỏ kế hoạch xâm lược nước ta và bắt buộc phải nhận giải pháp của Hội đồng hoà bình thế giới là rút quân viễn chinh về Pháp... được sự ủng hộ của thế giới, chúng ta càng phải nỗ lực phấn đấu mạnh hơn nữa để mau đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng, đánh đuổi hết quân xâm lược thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ ra khỏi bờ cõi, giành độc lập thống nhất hoàn toàn cho Tổ quốc"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng. Toàn tập, Sđd tập 12 tr. 620-621).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #7 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2023, 09:00:10 am »

2. Mỹ tiếp tục can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh Đông Dương

Bước vào năm 1952, nước Pháp gặp thêm những khó khăn mới, ngân sách thiếu hụt, nội bộ giới cầm quyền phân hoá, nội các phải thay đổi liên tiếp. Phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp và nhân dân Bắc Phi ngày càng lên mạnh. Khả năng tăng quân của Pháp vào Đông Dương rất hạn chế. Lợi dụng Pháp gặp khó khăn, Mỹ tăng viện trợ, bắt Pháp phải nhân nhượng trong vấn đề tổ chức quân đội của cái gọi là "Quốc gia Việt Nam", nắm giữ chính quyền bù nhìn Bảo Đại. Giới cầm quyền Mỹ thay đổi chiến lược đối ngoại, từ chính sách không can thiệp trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chuyển sang can thiệp bằng cách viện trợ kinh tế và quân sự cho Pháp ở Đông Dương. Sự can thiệp ngày càng tăng do những lý do khác nhau nhưng tựu trung lại Mỹ ngăn chặn sự phát triển chủ nghĩa cộng sản ở Viễn Đông, trong đó "Đông Dương và đặc biệt là Việt Nam là then chốt trong việc bảo vệ Đông Nam Á". Mặc dù Mỹ có mâu thuẫn với Pháp, phản đối việc duy trì chính sách thực dân cũ của Pháp, nhưng trước khả năng "Pháp có thể thất bại, đồng thời lúc đó, cộng sản đã thắng lợi ở Trung Quốc, nên từ đầu năm 1950 Mỹ quyết định hỗ trợ cho Pháp ở Đông Dương"1 (George C. Hering. Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ. Nxb Chính trị quốc gia. H. 1998, tr. 14), đưa cuộc chiến tranh Đông Dương vào quỹ đạo chiến lược "Chiến tranh lạnh"; biến Đông Dương, Đài Loan, Triều Tiên... thành những cứ điểm chống cộng.


Ngày 7 tháng 2 năm 1950, ngay sau khi Hạ viện Pháp phê chuẩn Hiệp định Élysée (29-1-1950) công nhận nền độc lập của "các quốc gia liên kết" Việt Nam, Lào và Campuchia, Chính phủ Mỹ công nhận cái gọi là "Quốc gia Việt Nam". Ngày 8 tháng 5 năm 1950, tại một cuộc họp ở Pari, Dean Acheson thông báo việc Chính phủ Mỹ sẽ viện trợ kinh tế và quân sự cho "các quốc gia liên kết" ở Đông Dương và Pháp. Ngày 2 tháng 8 năm 1950, Phái bộ cố vấn viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) được thành lập ở Sài Gòn với nhiệm vụ chuyển giao viện trợ quân sự trực tiếp cho người Việt Nam, Lào và Campuchia.


Trong suốt nửa đầu những năm 50 của thế kỷ XX, thái độ của các nước lớn đối với cuộc chiến tranh Đông Dương có nhiều thay đổi, làm cho cuộc chiến tranh này "lồng vào cuộc xung đột toàn cầu giữa phương Đông và phương Tây"2 (Yves Gras. Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương, Nxb Plon. Paris. 1979. bản dịch lưu Thư viện quân đội. tr.610). "Nó đã được quốc tế hoá và trở thành một bộ phận của cuộc thập tự chinh chống cộng của Mỹ"3 (Archimedes L.A. Patti: Tại sao Việt Nam, Nxb Đà Nẵng. 2001. tr. 770).


Ngày 7 tháng 9 năm 1951, Mỹ ký với Bảo Đại một hiệp định viện trợ kinh tế trực tiếp. Ngày 18 tháng 9 năm 1951, hai ngày sau khi kết thúc chuyến thăm Mỹ của tướng Đờ Lát, chiếc tàu vận tải Eartham Bay của Mỹ từ Manila đến Sài Gòn chở theo nhiều vũ khí các loại, đồng thời Mỹ cũng chuyển cho Pháp 30 máy bay B26 từ Philíppin đến sân bay Cát Bi (Hải Phòng).


Đối với Mỹ, các cuộc chiến tranh Triều Tiên và Đông Dương có mối quan hệ mật thiết với nhau trong sự nghiệp chống cộng của họ ở bờ Tây Thái Bình Dương.

Cuộc Chiến tranh Triều Tiên thực chất là một cuộc đọ sức giữa hai phe nhưng không phân thắng bại. Các nước lớn bắt đầu nhận thấy tương quan lực lượng thế giới đang ở thế cân bằng. Từ ngày 7 tháng 10 năm 1951, Hội nghị bốn bên (Trung Quốc, Mỹ và hai miền Triều Tiên) bàn về cuộc chiến tranh Triều Tiên được khai mở tại Kaesong, nhưng chưa mang lại kết quả (đầu năm 1953, hội nghị này chuyển về Bàn Môn Điếm). Trước triển vọng cuộc chiến tranh Triều Tiên có thể chấm dứt, Mỹ sợ rằng xu thế hoà hoãn ở Triều Tiên làm cho Pháp nản chí, nên mặc dù không đồng tình với chính sách thực dân cũ của Pháp, nhưng Mỹ vẫn thấy cần phải giúp Pháp tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.


Chính sách của Mỹ về Đông Dương được Hội đồng An ninh quốc gia khẳng định trong "Tuyên bố về chính sách năm 1952 của Mỹ về các mục tiêu ở Đông Nam Á" với cam kết "sẽ kiến nghị với Quốc hội (Mỹ) có sự viện trợ thích đáng về quân sự và kinh tế, tài chính cho Pháp và các quốc gia liên kết"1 (Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ, tập I. IV, Thư viện Bộ Ngoại giao, tr. 39).


Tháng 6 năm 1952, Mỹ mời Lơ Tuốcnô (Le Tourneau), Bộ trưởng Bộ các quốc gia không liên kết kiêm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, đến Oasinhtơn để lên dây cót tinh thần cho Pháp "giữ vững tay súng" trong cuộc chiến chống cộng ở Đông Dương. Bản thông báo chung về cuộc gặp Mỹ - Pháp khẳng định cuộc chiến tranh Đông Dương "là một bộ phận của cuộc chiến đấu chung trên phạm vi toàn thế giới chống lại những cố gắng chinh phục và lật đổ của cộng sản". Chính phủ Mỹ cam kết tăng cường viện trợ quân sự để "các nước liên kết xây dựng thành công các quân đội quốc gia nhằm chặn đứng và đánh bại chủ nghĩa cộng sản trên bán đảo Đông Dương"1 (Dẫn theo Trần Trọng Trung: Nhà Trắng với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, H- 2005, tr. 155). Bên cạnh Pháp là kẻ thù cũ, Mỹ từng bước trở thành một kẻ thù mới của cách mạng Việt Nam.


Dựa vào sự trợ giúp của Mỹ, Pháp tăng cường phát triển quân đội tay sai, tập trung lực lượng cơ động phối hợp với các đội GAMO2 (GAMO: Grupemenl administratif mobile (quân thứ hành chính lưu động)) liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét, đánh phá các vùng du kích kháng chiến, "bình định hậu phương" của chiến tranh xâm lược, hòng cứu vãn tình hình đang ngày càng xấu đi đôi với quân Pháp ở Bắc Bộ. Những cuộc hành binh lớn của quân Pháp có gây cho lực lượng kháng chiến một số khó khăn, nhưng vẫn không làm thay đổi được tình thế khi cả vùng đồng bằng đang rung chuyển mạnh.


Trong bối cảnh quốc tế lúc đó, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ là một cuộc chiến tranh vừa mang tính chất giải phóng dân tộc, vừa mang tính chất bảo vệ Tổ quốc. Nó khác với cuộc chiến tranh Triều Tiên ở chỗ lực lượng chiến đấu trên chiến trường là quân và dân Việt Nam. Ngoài một số cố vấn Trung Quốc, không có quân đội nước ngoài. Tuy nhiên, khi trật tự thế giới hai cực được thiết lập, thì nó không thể không chịu sự chi phối của cục diện Chiến tranh lạnh và sự tranh giành ảnh hướng giữa hai phe.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #8 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2023, 09:01:58 am »

3. Khối đoàn kết và liên minh chiến đấu giữa ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương được củng cố và tăng cường

Ở Đông Dương, ba dân tộc Việt Nam, Lào và Campuchia cùng đoàn kết chống kẻ thù chung, nhưng ở mỗi nước cũng có những đặc điểm riêng. Từ năm 1945, vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong phạm vi mỗi nước; mỗi nước thành lập một mặt trận riêng, tạo cơ sở để tiến tới hình thành ở mỗi quốc gia một nhà nước dân tộc độc lập. Trong điều kiện lịch sử mới của cuộc kháng chiến, cần thành lập ở mỗi nước một đảng cách mạng để đề ra đường lối chính trị phù hợp với điều kiện của từng nước. Mặt khác, phải không ngừng củng cố và tăng cường đoàn kết giữa ba dân tộc.


Để sự lãnh đạo cách mạng dân tộc giải phóng Campuchia, Lào thích hợp với tình hình của hai nước và tình hình thế giới hiện tại, Đại hội lần thứ II của Đảng (2-1951) quyết nghị giúp đỡ những người cách mạng Lào, Campuchia thành lập ở mỗi nước một chính đảng nhân dân cách mạng, gồm những người yêu nước và dân chủ, trung thành, hăng hái và có ý thức nhất trong hàng ngũ kháng chiến. Quan hệ giữa Đảng Lao động Việt Nam và "Nhóm" hay Đảng Nhân dân là quan hệ của hai tổ chức bạn, dựa trên tinh thần quốc tế chủ nghĩa.


Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tích cực thúc đẩy quan hệ đoàn kết ba nước Đông Dương trên cơ sở tôn trọng đường lối cách mạng độc lập tự chủ và lợi ích dân tộc của mỗi nước. Tuyên ngôn của Đảng Lao động Việt Nam nêu rõ: "Đảng Lao động Việt Nam chủ trương đoàn kết chặt chẽ và giúp đỡ hai dân tộc Miên, Lào kháng chiến giành độc lập, cùng Việt Nam hoàn toàn giải phóng Đông Dương".


Ban Chấp hành Trung ương Đảng phân tích: "Vì mối quan hệ khăng khít về địa lý, quân sự, chính trị, v.v. mà ta với Miên, Lào cũng như môi với răng. Hai dân tộc Miên, Lào hoàn toàn giải phóng, thì cuộc giải phóng của ta mới chắc chắn, hoàn toàn. Cho nên nhiệm vụ của ta là phải ra sức giúp đỡ kháng chiến Miên, Lào một cách tích cực thiết thực hơn. Đó là nhiệm vụ quốc tế của chúng ta"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập. Sđd, tập 13, tr. 152).


Ngày 11 tháng 3 năm 1951. Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương họp tại Việt Bắc, gồm đại biểu các mặt trận Liên Việt, Ítxala và Íxarắc, tuyên bố thành lập khối liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tương trợ và tôn trọng chủ quyền của nhau, nhằm mục tiêu đánh đuổi bọn xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ, làm cho mỗi nước hoàn toàn độc lập.


Sự giúp đỡ lẫn nhau và sự phối hợp chiến đấu giữa ba dân tộc chống kẻ thù chung được nâng lên tầm cao mới. Đoàn kết Đông Dương tạo ra một nhân tố chiến lược đảm bảo thắng lợi của cuộc kháng chiến ở mỗi nước, tạo ra thế tiến công chiến lược chung của cuộc kháng chiến ở cả ba nước.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #9 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2023, 09:03:47 am »

4. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam ngày càng phát triển và sự điều chỉnh phương hướng tiến công chiến lược

Từ chiến dịch Biên Giới - Thu Đông 1950, quân đội và nhân dân Việt Nam đã giành, giữ và phát triển thế tiến công chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.

Trong hoàn cảnh mới của cuộc kháng chiến, Đại hội lần thứ II của Đảng (2-1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để đưa cuộc kháng chiến mau tới ngày thắng lợi. Đại hội xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là tiêu diệt thực dân Pháp xâm lược, và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành độc lập và thống nhất hoàn toàn, bảo vệ hoà bình thế giới. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, phải tích cực xây dựng bộ đội chính quy, củng cố bộ đội địa phương và dân quân du kích.


Tháng 3 năm 1951, Đại hội Việt Minh và Liên Việt quyết định thống nhất hai mặt trận thành Mặt trận Liên Việt, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, tạo cơ sở chính trị vững chắc cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc.


Từ tháng 12 năm 1950 đến tháng 6 năm 1951, bộ đội chủ lực Việt Nam liên tiếp mở ba chiến dịch tiến công lớn vào các phòng tuyến của quân Pháp ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phát triển chiến tranh du kích, phá kế hoạch củng cố lực lượng và bình định đồng bằng của địch. Tuy nhiên, cả ba chiến dịch Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám và Quang Trung đều không đạt được mục tiêu chiến lược và chiến dịch. Phong trào chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch có phát triển trong khi mở chiến dịch, nhưng rồi lại lắng xuống và gặp nhiều khó khăn khi mỗi chiến dịch kết thúc, do địch quay về càn quét, bình định. Nguyên nhân chính là do chủ quan, nóng vội, không đánh giá đúng so sánh lực lượng trên địa bàn, chọn hướng tiến công vào nơi có địa hình trống trải, đối phương có ưu thế về hỏa lực và khả năng cơ động nhanh. Thực tế đó cho thấy, mở những chiến dịch lớn ở đồng bằng và trung du là chưa có lợi, cần có sự điều chỉnh hướng tiến công của bộ đội chủ lực về địa bàn rừng núi. Khi thực dân Pháp mở cuộc hành quân lớn ra Hoà Bình, với hy vọng giành lại quyền chủ động đã mất trên chiến trường chính Bắc Bộ, nối lại hành lang Đông - Tây chia cắt Việt Bắc với Liên khu 3 và Liên khu 4, "buộc đối phương phải xuất trận" và gây "ảnh hướng quốc tế lớn" tạo tiếng vang đế tranh thủ viện trợ Mỹ,... Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nhận rõ thời cơ tiêu diệt địch, kịp thời chỉ thị về nhiệm vụ phá cuộc tiến công Hoà Bình của địch; kết hợp mặt trận chính diện với mặt trận sau lưng địch ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.


Chiến dịch Hoà Bình đã làm thất bại kế hoạch chiến tranh lớn của thực dân Pháp trong Đông - Xuân 1951-1952. Thắng lợi đó khẳng định địa bàn rừng núi là nơi quân đội và nhân dân Việt Nam có ưu thế hơn địch; đó là hướng tiến công chiến lược đúng, hạn chế được những chỗ mạnh của đối phương về hoả lực phi pháo và khả năng cơ động nhanh.


Từ sau chiến dịch Hoà Bình, chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch ngày càng phát triển mạnh, làm ruỗng nát hệ thống chiếm đóng của quân Pháp, nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ. "Nếu người ta nghiên cứu bản đồ vùng đồng bằng Bắc Bộ, người ta sẽ nhận thấy nó giống như một chiếc muôi hớt bọt. Mỗi lỗ của cái muôi là một căn cứ lớn hay nhỏ của chiến tranh du kích"1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Sđd, tr. 537).


Hậu phương kháng chiến được xây dựng và củng cố kể cả hậu phương chiến lược và hậu phương tại chỗ, bao gồm căn cứ địa Việt Bắc, các vùng tự do ở Khu 4, Khu 5, miền Đông, miền Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và cả những căn cứ du kích trong lòng địch. Báo Pháp Thế giới (Le Monde) viết: "Kinh nghiệm đã cho thấy các tuyến phòng thủ đồng bằng không có tác dụng ngăn chặn, và từng toán quân nhỏ hoàn toàn có thể luồn qua các đồn luỹ của Pháp vào ban đêm". Trong thời gian chiến dịch Hoà Bình, có tới hai đại đoàn chủ lực có thể tiến sâu vào vùng địch hậu Bắc Bộ để hoạt động. Đó là hiện tượng kỳ lạ chưa từng có trong lịch sử Chiến tranh thế giới. "Khi mười lính Pháp di chuyển thì Việt Minh biết, nhưng khi 10 nghìn Việt Minh di chuyển thì các lính Pháp không hay"2 (Léon Doutbien: Jereviens d' Indochine, Les échos, Paris. 1950, p. 26).


Không chỉ ở các vùng tự do, mà ngay trong các vùng tạm bị địch chiếm, người dân không đóng thuế cho chính quyền thực dân, mà đóng thuế cho cách mạng. Trong cuốn Cuộc chiến tranh Đông Dương, Giắc Đalo (Jarque Dalloz), giảng viên Học viện Chính trị Pari viết:

"Hầu hết mọi người Việt Nam sống trong vùng kiểm soát của Pháp đều tự giác hay bắt buộc đóng thuế cách mạng. Thuế được thu hồi qua các cán bộ tài chính được lựa chọn kỹ mà sự trung thực tương phản với sự tham ô thường có"3 (Jarque Dalloz: La Guerre d' Indochine 1945-1954. Édition du Seuil. Paris. 1987, p. 55).


Giắc Đalo nhận xét: "Ở trong lòng hệ thống của Pháp, Việt Minh lúc này có trong tay hơn 60.000 người được vũ trang thích hợp... Quân đội Việt Nam đã xây dựng những điểm chốt: các làng có công sự, các kho vũ khí và lương thực đặt ở đó... Các cuộc tấn công ban đêm của một kẻ thù được trang bị bằng vũ khí càng ngày càng đáng sợ hơn các cuộc càn quét vô bổ liên tiếp. Đó là chuyện thường ngày trong cuộc chiến ở đồng bằng. Bị bao vây bởi một vùng hoàn toàn do Việt Nam dân chủ cộng hoà kiểm soát, bị đe doạ tan rã từ bên trong, Bắc Bộ - địa bàn quan trọng hữu ích làm các tướng lĩnh Pháp phải lo lắng"1 (Jarque Dalloz: La Guerre d' Indochme 1945-1954, Édition du Senil, Paris. 1987. p 217).


Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng, mùa hè năm 1952, các đơn vị trong toàn quân tiến hành chính huấn chính trị, nâng cao tinh thần giác ngộ và quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng cho cán bộ và chiến sĩ. Công tác chấn chỉnh tổ chức, biên chế và trang bị cũng được tăng cường. Trình độ chỉ huy chiến đấu, trình độ chiến thuật và kỹ thuật của bộ đội có nhiều tiến bộ mới.


Lực lượng vũ trang ba thứ quân ngày càng trưởng thành, làm nòng cốt để toàn dân đánh giặc. Đến cuối năm 1952, bộ đội chủ lực trực thuộc Bộ Quốc phòng đã có 6 đại đoàn bộ binh và 1 đại đoàn công binh và pháo binh. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Vệ quốc quân, bộ đội địa phương và dân quân du kích ta là người thừa kế những truyền thống vẻ vang của Quân Giải phóng. Nhò toàn dân ra sức giúp đỡ, nhờ phong trào dân chủ thế giới, nhất là nhân dân các nước bạn ủng hộ, lực lượng vũ trang của ta đã phong trào mạnh. Trong mấy năm kháng chiến chống giặc Pháp và bọn can thiệp Mỹ, ta càng đánh càng mạnh, càng hăng"1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập. tập 7. Nxb Chính trị quốc gia, H. 2011, tr. 261).


Thấy rõ phương hướng tiến công chiến lược có lợi là chiến trường rừng núi, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy chủ trương: tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, tìm nơi sơ hở của địch mà đánh, và quyết định mở chiến dịch tiến công địch ở Tây Bắc. Đây là nơi "địch yếu hơn hết ở Bắc Bộ, thành phần ngụy binh nhiều, bố trí tương đối phân tán, địa hình có phần thuận lợi cho ta". Mục đích của chiến dịch là "tiêu diệt sinh lực địch", "tranh thủ nhân dân", "giải phóng một bộ phận đất đai có tính chất quan trọng về chiến lược"2 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2001, tr. 304).


Chiến dịch Tây Bắc Thu Đông 1952 của quân và dân Việt Nam diễn ra vào lúc cục diện đối đầu và Chiến tranh lạnh đã lên tới đỉnh cao. Thế và lực của cuộc kháng chiến đều lớn mạnh, lại có sự ủng hộ về chính trị và giúp đỡ về vật chất từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Đó là thuận lợi rất lớn, nhưng yếu tố quyết định thắng lợi vẫn là sức mạnh bên trong của cuộc kháng chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Bây giờ chúng ta quân nhiều, tướng mạnh, mọi người lại đều quyết tâm. Cho nên ta nhất định thắng lợi"3 (Hồ Chí Minh. Toàn tập. tập 7. Sđd, tr. 485). Người cũng căn dặn: "Đừng để cho mình say sưa vì chiến thắng. Không được bao giờ đánh giá thấp kẻ thù. Hãy luôn nhớ rằng Chiến tranh yêu nước sẽ thắng lợi, nhưng nó sẽ lâu dài và gian khổ. Thắng lợi càng gần thì kẻ thù càng hung hãn, và chúng ta có nhiều khó khăn hơn. Hãy luôn luôn cánh giác và sẵn sàng"1 (Hồ Chí Minh, Toàn tặp, tập 7. Sđd, tr. 537).
Logged
Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM