Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 10 Tháng Mười Hai, 2023, 11:49:20 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Liên Xô và Việt Nam trong những năm chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất  (Đọc 1861 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #20 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2023, 08:21:22 am »

3.
Trích báo cáo của Bí thư thứ hai Đại sứ quán Liên Xô tại Pháp V. Bút-ních về phản ứng của giới cầm quyền và báo chi Pháp trước việc Liên Xô công nhận Chính phủ Hồ Chí Minh.

Ngày 22 tháng 02 năm 1950.

BÁO CÁO VỀ PHẢN ỨNG CỦA GIỚI CẦM QUYỀN VÀ BÁO CHÍ PHÁP TRƯỚC VIỆC LIÊN XÔ CÔNG NHẬN CHÍNH PHỦ HỒ CHÍ MINH

Phụ lục công văn đến số 128.


Thông báo của Thông tấn xã Liên Xô về việc Liên Xô công nhận Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gây bối rối và rúng động thực sự cho giới cầm quyền Pháp.

Nguyên do là chỉ mấy ngày trước đó, theo lệnh của Mỹ, Quốc hội Pháp đã bắt tay vào việc thảo luận đạo luật phê chuẩn Hiệp ước Pháp-Việt ký với Bảo Đại ngày 08/3 năm ngoái. Để có thể hình dung tình hình rõ hơn, chúng tôi xin quay ngược thời gian và điểm lại những sự kiện chính đã xảy ra ở Pháp trước khi Liên Xô công nhận Chính phủ Hồ Chí Minh.


Ngày 26/01 năm nay, Ủy ban Các lãnh thổ hải ngoại của Quốc hội đã thông qua Nghị quyết với 29 phiếu thuận và 13 phiếu chống (của những người cộng sản) về việc trình gấp Quốc hội vấn đề phê chuẩn Hiệp ước Pháp-Việt ngày 08/3/1949 do O-ri-ôn và Bảo Đại ký kết. Việc vội vàng phê chuẩn Hiệp ước được ký vào một năm trước đó có liên quan đến chuyến thăm của đặc phái viên của Tơ-ru-man ở Đông Dương Giép-sớp và những lời tuyên bố trước đó của chính phủ Mỹ và Anh mong muốn Hiệp ước Pháp-Việt nhanh chóng được phê chuẩn để họ có thể chính thức công nhận chế độ Bảo Đại và quyết định vấn đề viện trợ quân sự và kinh tế cho ông ta.


Về Nghị quyết của ủy ban Nghị viện, Báo "Le franc-Tireur" ra ngày 27/01/1950 đã viết: "Tại sao sau 11 tháng chò đợi bỗng nhiên xuất hiện sự phê chuẩn vội vàng như vậy? Có một lý do rất rõ ràng cho lần này: từ nay trở đi vấn đề Đông Dương đã bước ra vũ đài quốc tế, người ta đang mưu toan tìm kiếm sự ủng hộ từ bên ngoài cho Bảo Đại...".


Cũng trong hôm đó Báo "Le Figaro" viết: "Động tác này cần mang đến những kết quả quan trọng ngay. Như đã biết, Mỹ và Anh đang chờ phê chuẩn Hiệp ước để công nhận Chính phủ Việt Nam. Có thể hiểu được sự công nhận này có ý nghĩa như thế nào trong sự tình hiện nay ở Viễn Đông", ở đây rõ ràng ám chỉ đến sự thất bại của Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc.


Cùng với việc đặt ra vấn đề phê chuẩn Hiệp ước Pháp- Việt, Chính phủ Pháp vội vàng áp dụng những biện pháp đàn áp phong trào ở trong nước phản đối chiến tranh Việt Nam, cố dọa dẫm các công nhân tích cực hoạt động chống việc chuyên chở quân đội và vũ khí sang Việt Nam.


Hai ngày trước khi thảo luận vấn đề phê chuẩn Hiệp ước Pháp-Việt ở Quốc hội, Tổng thống Cộng hòa Pháp V. O-ri-ôn đã triệu tập cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng, trong đó thông qua một quyết định trái Hiến pháp là tăng cường các biện pháp đàn áp chống lại những công nhân từ chối sản xuất và chuyên chở vũ khí. Chiểu theo quyết định đó, những công nhân và viên chức tham gia phong trào đấu tranh vì hòa bình sẽ bị đuổi việc. Đồng thời sẽ không cung cấp đơn hàng tiếp theo cho các chủ doanh nghiệp nếu không buộc được công nhân thực hiện các đơn hàng quân sự. Mọi cuộc bãi công nhằm phá hoại việc thực hiện các đơn hàng quân sự và chuyên chở vũ khí đều bị coi là phá hoại phòng thủ quốc gia và có các biện pháp thích hợp chống lại những người tham gia. Những quyết định đó đã tạo cớ để một số báo cực hữu tuyên bố đã đến lúc phải đặt Đảng Cộng sản Pháp ra ngoài pháp luật.


Ngày 26/01, Tổng thống V. O-ri-ôn ra tuyên bố như sau cho đại diện báo chí: "Tôi muốn đoán chắc rằng, trong khi các cuộc chiến đấu có các binh lính của chúng ta tham gia đang tiếp tục, các binh sĩ vẫn sẽ nhận được sự tiếp tế, vũ khí và sự trợ giúp cần thiết cho cuộc sống, sức khỏe của họ, để phòng thủ".


Ngày 27/01, cấp đầu tiên là Quốc hội bắt đầu thảo luận vấn đề phê chuẩn Hiệp ước Pháp-Việt. Sau hai ngày tranh luận, trong đó chỉ có những người cộng sản yêu cầu các lực lượng viễn chinh Pháp nhanh chóng rút khỏi Đông Dương và đàm phán với những đại diện thực sự của nhân dân Việt Nam, các đảng còn lại đều đã phát biểu ủng hộ tiếp tục cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Hiệp ước đã được phê chuẩn với 396 phiếu thuận và 193 phiếu chống. Với mục đích che giấu vai trò phản bội của mình trong việc quyết định vấn đề Việt Nam, các đảng viên xã hội đã đưa ra đề xuất là đi kèm với việc thực hiện Hiệp ước cần:

1. Bắt đầu tiến hành đàm phán với các đại diện của Hồ Chí Minh nhằm chấm dứt các hành động thù địch và trao đổi con tin; các cuộc đàm phán có thể được bắt đầu trực tiếp hoặc nếu cần, thông qua trung gian được các bên nhất trí chấp nhận.

2. Tiến hành tham khảo ý kiến tự do của nhân dân Việt Nam dưới sự kiểm soát của những ngươi giám sát trung lập được lựa chọn theo sự nhất trí chung của các bên thỏa thuận.


Phản ứng trước đề xuất của những người xã hội, Nghị sĩ của Đảng Cộng sản Rene Arto đã đáp lại: "Khi công nhận Bảo Đại, các ngài đã phủ nhận mọi quyền hợp pháp đối với Chính phủ Hồ Chí Minh. Sau đó các ngài lại đề nghị đàm phán! Thế nhưng các cuộc đàm phán đó sẽ tiến hành trong những điều kiện như thế nào? Dưới sự đe dọa của súng đại bác Pháp chăng? Không một dân tộc nào có thể chấp thuận điều này. Điều kiện đầu tiên - đó là rút các lực lượng viễn chinh". Như vậy, thủ đoạn của những người xã hội đã bị vạch trần và đề xuất của họ đã bị bác bỏ.


Cùng lúc với việc Chính phủ Pháp chuẩn bị phê chuẩn Hiệp ước Pháp-Việt ngày 08/3, đại diện Mỹ Giép-sớp đã tiến hành hội đàm ở Đông Dương với Cao ủy Pháp Pi-nhô và Tổng Tư lệnh quân đội Pháp ở Viễn Đông Các-pan-ti-ơ. Trong ngày mỏ đầu cuộc tranh luận vấn đề Đông Dương tại Quốc hội Pháp, ngày 27/01, Giép-sớp đã đến Hà Nội để gặp Bảo Đại, tại đây ông ta đã gửi lời chúc mừng sớm đến Bảo Đại về việc Hiệp ước Pháp-Việt được phê chuẩn1 (Đối diện câu này có dấu điểm viết bằng tay ở bên lề văn kiện) và tuyên bố Mỹ dự định sẽ thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn nữa với ông ta.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #21 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2023, 08:22:45 am »

Trước khi rời Đông Dương, Giép-sớp đã có tuyên bố với báo chí, trong đó nói: "Có những yếu tố hàng đầu quyết định sự viện trợ1 (Đối diện câu này có dấu điểm viết bằng tay ở bên lề văn kiện) của chúng tôi cho các nước châu Á, đó là sự sẵn sàng của những nước này duy trì các chính phủ mà họ bầu ra đến mức độ nào để chống lại sự thống trị cộng sản...". Ngay sau khi Hiệp ước nói trên được Quốc hội Pháp phê chuẩn, tất cả các cơ quan báo chí ủng hộ kế hoạch Mác-san bắt đầu lớn tiếng tuyên bố Chính phủ Pháp đã có thể giữ được Đông Dương và coi Mỹ như một bàn đạp tuyệt vời để chiến đấu chống lại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Mọi báo chí cực hữu đều đưa tin Mỹ và Anh đã quyết định công nhận Bảo Đại về nguyên tắc và sẽ cung cấp mọi sự viện trợ cho ông ta, hiện vấn đề chỉ là ai sẽ là người đầu tiên, Mỹ hay Anh, thực hiện bước đi này.


Tất cả mọi quan tâm của giới cầm quyền đều hướng về Giép-sớp, người sẽ cùng với các nhà ngoại giao Mỹ ở Viễn Đông soạn thảo và trình Tơ-ru-man và A-che-xơn phê chuẩn kế hoạch của Mỹ đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản ở khu vực này. "Vị trí của Đông Dương như thế nào trong chính sách mới của Mỹ đối với Trung Quốc và sự ủng hộ Bảo Đại, tờ báo "Combat" viết, sẽ phụ thuộc vào chuyên đi của Giép-sớp đến Sài Gòn và Hà Nội. Như vậy, Giép-sớp đang nắm trong tay vận mệnh của chế độ Bảo Đại và các chính sách có liên quan của nước Pháp... Nhà cầm quyền Pháp không tìm ra lối thoát nào ngoài việc trông cậy vào Mỹ và đề nghị họ vũ trang cho các binh lính Pháp và cung cấp tiền bạc cho các quan lại của Bảo Đại...".


Tất cả đều đã rõ, việc vội vàng công nhận sự hợp pháp của chính quyền Bảo Đại là kết quả sức ép của Mỹ đối với Chính phủ Pháp sau khi chính sách của Pháp hoàn toàn thất bại ở Đông Dương và không còn lại gì ngoài việc hy vọng vào sự can thiệp và viện trợ của Mỹ cho vấn đề này.


Trong bối cảnh đó, ngày 31/01 Đài Phát thanh Mát-xcơ-va đã phát đi thông báo của Thông tấn xã Liên Xô về việc Liên Xô công nhận Chính phủ của Hồ Chí Minh. Tin tức này ngay lập tức đã gây nên phản ứng dữ dội của báo chí cánh hữu. Tất cả các tờ báo ra buổi chiều đều giật hàng tít lớn và trong vài ngày vấn đề này đã trở thành trung tâm chú ý của mọi thông tấn báo chí. Tờ "Le Monde" ngay buổi chiều đầu tiên đã dành một bài xã luận cho sự kiện này, trong đó viết: "Sự đồng tình của Chính phủ Liên Xô đối với Việt Nam đã được thấy rõ từ mấy năm nay. Đối với Chính phủ Liên Xô, nền độc lập của nước Việt Nam được bắt đầu từ cuộc khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, do đó không có gì ngạc nhiên về tin tức hôm nay". Tờ báo nhấn mạnh quyết định của chính quyền Liên Xô đã diễn ra ngay sau chuyên đi của Giép-sớp đến Việt Nam để trao cho Bảo Đại thông điệp của A-che-xơn hứa hẹn Mỹ sẽ viện trợ cho chính quyền Việt Nam, cũng như chỉ sau 3 ngày Quốc hội Pháp phê chuẩn Hiệp ước Sơ bộ. Việc công nhận Chính phủ của Hồ Chí Minh được bài báo nhìn nhận như là sự đáp trả của Liên Xô đối với Mỹ, "nhưng dù thế nào đi chăng nữa, tờ báo viết, sự kiện này có nguy cơ đưa lại những hậu quả nặng nề nhất. Tự nó sẽ gây nên sự căng thẳng trầm trọng trong quan hệ Pháp- Xô và sự phản đối của phía Pháp đối với Mát-xcơ-va". "Trên bình diện quốc tế, bài xã luận viết tiếp, vấn đề Đông Dương từ nay trở nên khó giải quyết hơn so với vấn đề công nhận Chính phủ Mao Trạch Đông. Tình thế của Bảo Đại không giống như của Tưởng Giới Thạch. Các cường quốc phương Tây quyết định ủng hộ Bảo Đại và hy sinh viên tướng có tinh thần dân tộc chủ nghĩa Tưởng Giới Thạch. Như vậy, Đông Dương có nguy cơ trở thành một cớ mới để hai khối thử sức mạnh. Quyết định của Liên Xô có thể làm cho bán đảo này trở thành chiến trường xung đột quốc tế".


"Le Monde" cho biết, tin tức về việc Liên Xô công nhận Chính phủ Hồ Chí Minh đã gây phản ứng sâu sắc trong giới chính phủ ở Pa-ri. Đại sứ Liên Xô Bô-gô-mô-lôp đã được mời đến trụ sở Bộ Ngoại giao Pháp, nơi ông được Tổng thư ký Bộ Ngoại giao Pháp Pa-rô-đi đón tiếp do Ngoại trưởng Su-man bị ốm. Cũng ngay hôm đó, Bộ Ngoại giao Pháp đã gửi cho Đại sứ quán Liên Xô bức Công hàm phản đối việc công nhận Chính phủ Hồ Chí Minh. Bản sao của Công hàm này cũng đã được gửi cho các Đại sứ quán Mỹ và Anh.


Ngày hôm sau, ngày 01/02, tất cả các báo buổi sáng đều dành vị trí chính cho vấn đề này. Tất cả các báo đều dẫn ra bức Công hàm của Pháp, nhấn mạnh tính chất phản đối nghiêm trọng của Chính phủ Pháp. Các tờ báo của phái hữu thể hiện sự tức giận cùng cực. Như tờ "L’ Aurore" với nhan đề "Bạn bè của kẻ thù chúng ta là kẻ thù của chúng ta" đã viết rằng, "Việt Nam, nơi mà chúng ta vừa trao trả độc lập, là một bộ phận cấu thành của Liên hiệp Pháp, tấn công Việt Nam nghĩa là tấn công nước Pháp, mà thông qua nước Pháp sẽ trực tiếp đe dọa đến nước Anh, đe dọa mạnh hơn đến phía Đông và nước Mỹ. Những nước này sẽ không thể cho phép phá vỡ thế cân bằng ở Thái Bình Dương". Nhấn mạnh sự kích động mạnh mẽ đang bao trùm trong giới Nghị viện về sự kiện Liên Xô công nhận Chính phủ Hồ Chí Minh, tờ báo tuyên bố rằng, cố vấn Liên hiệp Pháp Ruy đã gửi thư chất vấn cho Bộ Ngoại giao Pháp với lý do liệu có phải quyết định của Liên Xô là không phù hợp với Hiệp ước Pháp-Xô năm 1944 hay không, trong đó có quy định các bên thỏa thuận cấp cao không được tham gia liên minh nhằm chống lại phía bên kia. Báo "Co Matin" trong bài viết của An-ri Cô-rap gọi quyết định của Liên Xô là hành động thù địch đối với nước Pháp.


Hầu như tất cả các báo phe hữu đều nhấn mạnh tới "giai đoạn mới" trong cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ. Báo "Le Franc-Tieur" trong bài viết của Rôn-xắc đã viết: "Xta-lin đã công nhận Hồ Chí Minh, sắp tới Oa-sinh-tơn sẽ công nhận Bảo Đại... Từ nay Đông Dương sẽ trở thành một chiến trường nữa trong cuộc chiến tranh lạnh giữa Mát-xcơ-va và Oa-sinh-tơn...".


Báo "Le Monde" trong bài xã luận ra ngày 02/02 dưới nhan đề "Tiền đồn của cuộc chiến tranh lạnh" đã phát triển ý tưởng đó như sau: "Cuộc chiến tranh lạnh giữa hai châu lục vẫn đang được tiếp tục với sự đảo chiều khác nhau. Trong lĩnh vực vũ trang, có lẽ Mỹ vẫn giữ ưu thế. Nếu Liên Xô có bom nguyên tử, như người ta nói, nhưng việc sản xuất loại bom này không được phát triển như ở Mỹ. Quả bom mới chỉ nhấn mạnh thêm sự chậm tiến đó. Trong hai năm qua, sự phân liệt trong vụ Ti-tô, việc phong tỏa Béc-lin bị phá sản và thất bại ở Hy Lạp - chứng tỏ sự thoái lui của Liên Xô ở châu Âu. Mát-xcơ-va cố khôi phục điều này bằng cách tổ chức Đông Đức, tiến hành tuyên truyền dưới các hình thức khác nhau ở Tây Đức. Đã đến lúc cần có hành động cho thời gian lâu dài. Thắng lợi hiện nay của phe cộng sản ở Trung Quốc đã tạo ra một quân bài lớn trong "trò chơi" của Liên Xô".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #22 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2023, 08:24:15 am »

Báo "L’Aube" trong bài xã luận của Mô-1'i Su-man ra ngày 01/02 cố lợi dụng việc Liên Xô công nhận Chính phủ Hồ Chí Minh như là bằng chứng cho thấy, dường như đối với Liên Xô, "cuộc chiến tranh lạnh" ở châu Á có ý nghĩa quan trọng hơn ở châu Âu bởi vì mặc dù có quan hệ vởi những người du kích Hy Lạp, Liên Xô đã không công nhận Chính phủ Mác-cốt". Tờ báo "L’Aube" cũng ngày hôm đó đã đăng bằng dòng chữ lớn lời phát biểu đầy giận dữ của cựu Bộ trưởng các công việc của lãnh thổ hải ngoại Cô-xtơ Phơ-lo-rơ, trong đó nói: "Chúng ta là nhân chứng cho một kế hoạch quy mô của chủ nghĩa cộng sản quốc tế nhằm biến Đông Nam Á thành bệ phóng của một cuộc xung đột thế giới mới".


Chiều ngày 01/02, vấn đề Liên Xô công nhận Chính phủ Hồ Chí Minh đã được khẩn cấp đưa vào chương trình nghị sự phiên họp của Hội đồng Bộ trưởng Pháp. Nhưng việc xem xét vấn đề này là quá vội vàng. Chưa có bất cứ câu trả lời và chỉ thị gì từ Luân Đôn và Oa-sinh-tơn, Chính phủ Pháp không thể tự mình thông qua một quyết định nào và chỉ giới hạn bằng việc nghe quyền Ngoại trưởng Snây-tơ thông báo về vấn đề này.


Theo tin tức của báo chí, chỉ có Giuyn Mốc là không thể nén được cơn giận dữ của mình và cũng là người duy nhất đề xuất cắt đứt quan hệ ngoại giao với Liên Xô1 (Đối diện với câu này có chỗ đánh dấu viết bằng tay ở bên lề). Báo "Co Matin" trong bài viết của An-ri Cô-rap với nhan đề "Tại Hội đồng Bộ trưởng" đã viết về sự việc này như sau: "Giuyn Mốc ủng hộ cắt đứt quan hệ. Snây-tơ giải thích cho các đồng nghiệp biết rằng ông ta không hề hay biết gì về ý định của Liên Xô và hiện đứng trước một việc đã rồi. Ông ta chỉ biết sự việc qua thông báo của Thông tấn xã Liên Xô. Sau đó, Giuyn Mốc thốt lên rằng, sáng kiến của Liên Xô hoàn toàn đáng bị cắt đứt quan hệ ngoại giao. Ông ta đã không được ủng hộ".


Đề cập đến việc xem xét vấn đề này ở Hội đồng Bộ trưởng, báo "Combat" đăng bài báo của Ga-la viết: "Sau này Chính phủ Pháp có thể rút ra những kết luận về sáng kiến của Liên Xô. Ít có khả năng Chính phủ sẽ làm ngay việc này khi còn chưa chắc chắn về sự ủng hộ rõ ràng từ phía Luân Đôn và chưa xác định được sự ủng hộ từ phía Oa-sinh-tơn... Chỉ khi nào Chính phủ Pháp biết chắc về sự ủng hộ của Mỹ thì tùy theo mức độ ủng hộ, phản ứng của Chính phủ Pháp sẽ biến thành "cuộc chiến tranh lạnh" dưới hình thức đe dọa hơn hoặc thể hiện trong một kế hoạch ngoại giao".


Cũng ngay ngày hôm đó, ngày 01/02, đã diễn ra phiên họp Ủy ban Các lãnh thổ hải ngoại của Quốc hội. Sau khi những người cộng sản rời bỏ cuộc họp, Ủy ban này đã nhất trí thông qua nghị quyết nêu ra sự lo ngại của các thành viên Ủy ban đối với việc Liên Xô công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa "tưởng tượng" và cho rằng Chính phủ phải xác định thái độ về vấn đề này bằng cách tuyên bố trước Quốc hội vì cho rằng sự công nhận đó là hành động không thân thiện đối với Liên hiệp Pháp căn cứ theo Hiệp ước Pháp-Xô ký ngày 10/12/1944 tại Mát-xcơ-va.


Sự kiện trả lại chúng ta Công hàm phản đối của Pháp gửi Bộ Ngoại giao Liên Xô đã gây ra những bình luận hằn học của báo chí phái hữu, kèm theo những lời xuyên tạc sự thật và tấn công thô thiển về phía Đại sứ Liên Xô tại Pháp Bô-gô-mô-lốp.


Bài xã luận của báo "Le Monde" viết: "Việc Chính phủ Liên Xô trả lại Công hàm phản đối của Pháp càng làm quan hệ ngoại giao thêm căng thẳng do việc công nhận Hồ Chí Minh, gây ra. Liệu có cần xem hành động đó như là ý định cương quyết muốn làm tổn thương Pháp, đánh vào uy tín của nước này, hay là một quan điểm thống nhất đã được Mát-xcơ-va thông qua? Có lẽ khó có thể tách rời hai dự đoán đó với nhau...


Mát-xcơ-va quyết định coi Hồ Chí Minh là người đứng đầu Chính phủ Việt Nam có chủ quyền. Trong mắt họ, Chính phủ này hoàn toàn không thuộc Liên hiệp Pháp. Do đó, Pháp không có điểm chung gì với Chính phủ đó, cũng như với quốc gia mà Pháp là đại diện, vì vậy cần xem sự phản đối của Pháp là không có hiệu lực; thậm chí là không cần tiếp nhận.


Các nhà lãnh đạo Liên Xô chắc biết rằng quan điểm đó là không phù hợp với tình hình thực tế. Hồ Chí Minh không phải là chủ nhân của Việt Nam; phần lớn ở Pháp đều công nhận Bảo Đại, người đã đồng ý thuộc về Liên hiệp Pháp. Ông ta thực sự tồn tại; được tất cả công nhận, và nếu Liên Xô thích bác bỏ, tức là phủ nhận các quyền và chủ quyền của ông ta, thì điều này chỉ có thể nêu bật tính chất không thân thiện của lập trường đó đối với Pháp.


Chính phủ Pháp sẽ quyết định liệu họ có phải rút ra kết luận gì đó từ việc này, chẳng hạn như liệu có phải triệu hồi đại sứ Pháp ở Mát-xcơ-va trong một thời gian. Tất nhiên, Chính phủ Pháp không coi trọng các biện pháp ngoại giao của Liên Xô có ý nghĩa lớn hơn so với việc nó đáng lẽ phải được chú trọng. Quan trọng là bản chất của sự việc: Sau hành động có thể làm chúng ta phật ý là một chính sách cần phải đối phó...


Diễn biến các sự kiện vừa qua dẫn đến ý nghĩ là, Liên Xô rõ ràng đã chọn Pháp là mục tiêu tấn công gần nhất cua mình. Chẳng lẽ các vụ việc nghiêm trọng tại Ba Lan, mà thực tế chỉ là công cụ của Mát-xcơ-va, các hoạt động hiện nay của Cục Thông tin các đảng cộng sản và công nhân với việc tổ chức những cuộc bãi công đe dọa an ninh quốc gia, không phải là lý do đáng để ngẫm nghĩ?


Phải luôn xem xét chính sách của Liên Xô trên bình diện quốc tế; chính sách đó luôn nhắm trúng vào những điểm nhạy cảm nhất. Nếu như... nó cho rằng cần phải nhằm vào vấn đề của Pháp thì chúng ta phải thể hiện sự bình tĩnh, cương quyết và thông qua những biện pháp thích hợp để cho thấy chúng ta sẵn sàng đối phó với chính sách ấy".


Trong bài viết tiếp theo Báo này viết rằng: "Trong các giới có thẩm quyền đã ám chỉ việc Chính phủ Liên Xô và đại diện Liên Xô ở Pa-ri có cùng một lập trường ngay khi bắt đầu xảy ra khủng hoảng là chưa có tiền lệ trong lịch sử ngoại giao. Ngoài ra, dường như sẽ đặt ra vấn đề gọi Đại sứ Pháp I-va Sa-te-lô ở Mát-xcơ-va về Pa-ri để tham khảo ý kiến".


Bài viết của Pê-ti-nắc báo "France Soir": "Ông Snây-tơ đứng đầu Bộ Ngoại giao do Su-man vắng mặt, sáng nay đã tiếp Đại sứ Liên Xô Bô-gô-mồ-lốp. Liệu có cuộc đàm phán nào của Ngoại trưởng với Đại sứ để tìm ra giải pháp, ít nhất là để giải quyết cuộc xung đột nghiêm trọng đã xuất hiện giữa Pa-ri và Mát-xcơ-va hay không? Chúng tôi rất tiếc phải xác nhận các dấu hiệu tiêu cực. "Sự phản đối nghiêm trọng" của Chính phủ Pháp trước hành động của Liên Xô công nhận phong trào khôi nghĩa nổi loạn của Hồ Chí Minh với quyền là "nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" cuối cùng chỉ gây ra bước đáp trả của Liên Xô và làm phức tạp thêm hành động ngoại giao ban đầu...


Xét về ý nghĩa, quyết định đã được Bô-gô-mô-lôp hay lãnh đạo của ông ta thông qua (trả lại Công hàm của Pháp) là nhằm chống lại chính nguyên tắc trong lời phản đối của chúng ta...
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #23 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2023, 08:25:38 am »

Hồ Chí Minh và băng đảng của ông ta đã đứng lên chống lại Liên hiệp Pháp và ai ủng hộ Hồ Chí Minh tức là xâm phạm đến các quyền cơ bản của chúng ta. Chúng ta không nhìn thấy một thành tố trung gian nào ở giữa chính đề và phản đề. Liệu đó có phải là mong muốn tạo ra một tình hình ở Đông Nam Á chỉ có thể giải quyết được bằng sức mạnh? Dù thế nào đi chăng nữa, chúng ta muốn hy vọng đó không phải là dự định của Chính phủ Mát-xcơ-va".


Ngày 03/02, tất cả các báo đều đưa tin về cuộc viếng thăm Bộ Ngoại giao Pháp của Đại sứ Bô-gô-mô-lốp và đăng thông cáo về cuộc hội đàm của Bô-gô-mô-lốp với Snây-tơ.

Theo Thông cáo đó, Snây-tơ một lần nữa tuyên bố bằng miệng với Bô-gô-mô-lốp về văn bản phản đối của Chính phủ Pháp. Dường như, Snây-tơ đã đặc biệt nhấn mạnh đến những hậu quả rất nghiêm trọng đối với quan hệ Pháp-Xô có thể phát sinh do sáng kiến của Liên Xô.


Cùng với tin này, các báo chí đều cho biết Chính phủ Pháp đang cùng với Luân Đôn và Oa-sinh-tơn nghiên cứu những biện pháp trả đũa đối với việc Chính phủ Liên Xô công nhận Chính phủ Hồ Chí Minh.


Một số tờ báo ("L’Aurore", "Époque") dự đoán Chính phủ sẽ thông qua những biện pháp đàn áp chống Đảng Cộng sản Pháp và thông báo về khả năng có những biện pháp chống lại các công dân Liên Xô ở Pháp.


Mặc cho những la ó và đe dọa cắt đứt quan hệ ngoại giao, những bất lợi trong bước đi này của Pháp cũng đã được các Báo "Le Franc-Tireur" và "Le Popupaire" nhấn mạnh. Chẳng hạn như, S. Rôn-xắc trên Báo "Le Franc-Tireur" viết: "Mặc dù có các tít lớn, có các thông cáo chính thức và lời giải thích không được rõ ràng, sự căng thẳng ngoại giao gây ra bởi việc Liên Xô công khai từ chối tiếp nhận sự phản đối của Pháp, đang làm cho việc cắt đứt ngoại giao trở nên cận kề.


Yêu cầu triệu hồi Đại sứ Liên Xô ở Pa-ri Bô-gô-mô-lốp chưa được xem xét nghiêm túc tại Bộ Ngoại giao Pháp. Và nếu như Sa-te-nhô, Đại sứ Pháp ở Mát-xcơ-va, được gọi về Pa-ri, thì việc này cũng chỉ đơn thuần là nhằm mục đích tham khảo ý kiến...


Từ nay về sau, Liên Xô đang và sẽ coi thường Pháp trong tất cả những vấn đề có liên quan đến Đông Dương.

Sẽ khó hơn rất nhiều để Pháp phớt lờ Liên Xô. Tại Luân Đôn đã ám chỉ rằng nếu như đề nghị cho ý kiến, thì nước Anh sẽ không khuyên đi theo con đường cắt đứt quan hệ hoàn toàn.

Sau khi tình hữu nghị và tương trợ lẫn nhau giữa phương Tây và phương Đông nói chung, giữa Liên Xô và Pháp nói riêng, dù có mang tính tượng trưng như thế nào, không còn nữa, thì Hiệp ước Pháp-Xô vẫn là sự bảo đảm chống lại môi nguy hiểm nghiêm trọng. Việc hủy bỏ Hiệp ước không giải quyết được điều gì mà làm quan hệ trở nên trầm trọng hơn...".


Hay như Cô-xi viết trên tờ Báo "Le Popupaire": "... Liên quan đến ý tưởng coi việc Mát-xcơ-va công nhận Hồ Chí Minh như là sự vi phạm Hiệp ước Pháp-Xô ký ngày 10/12/1944, thì chỉ cần đọc văn bản một cách giản đơn cũng thấy rằng điều đó là không thể. Trong bản Hiệp ước này, các bên thỏa thuận cam kết không gia nhập liên minh chống lại bên kia. Chúng ta thấy thỏa thuận chỉ làm phương hại đến bên thứ ba, thực sự điều đó làm chúng ta sửng sốt. Không còn nghi ngờ gì nữa, một số người đã cố gán cho ngoại giao Pháp ý định cắt đứt quan hệ với Mát-xcơ-va. Chúng tôi không muốn tin vào quan điểm của họ về việc này (do tham vọng mù quáng của họ)".


Việc Luân Đôn và Oa-sinh-tơn trì hoãn trả lời và do dự về những biện pháp áp dụng để đáp trả quyết định của Liên Xô đã làm hạ giọng điệu và một số tờ báo đã giữ lập trường chờ thời. Điển hình cho thái độ này là bài báo của Ga-la đăng trên tờ "Combat": "Sự căng thẳng trong quan hệ Pháp-Xô tạm thời chuyển sang giai đoạn chờ đợi, bởi vì Chính phủ Pháp còn chưa quyết định sẽ gây ra "những hậu quả rất nghiêm trọng" như thế nào để trả đũa sáng kiến của Mát-xcơ-va... "Các chế độ dân chủ nhân dân" sẽ thông qua quyết định cùng lúc theo sau sáng kiến của Mát-xcơ-va. Vì vậy, sự đáp trả của Chính phủ Pháp cũng cần dự kiến cả những biện pháp sẽ phải thông qua trong thời gian sắp tới đối với tất cả "khối" phương Đông nói chung. Có điều phải nghĩ ngợi thêm; vả chăng điều này sẽ không làm khó những người đã nhắc đi nhắc lại về việc hủy Hiệp ước hữu nghị Pháp-Xô năm 1944. Bộ Ngoại giao Pháp cũng đang suy nghĩ và duy trì liên lạc khẩn với Oa-sinh-tơn và Luân Đôn vì tính chất và sức mạnh hành động trả đũa của Pháp phụ thuộc vào sự ủng hộ nhận được ở hai nước này. Trong tình hình các cuộc tiếp xúc hiện nay, ít có khả năng Pa-ri đi đến việc đoạn tuyệt Hiệp ước Pháp-Xô. Sự ủng hộ của Mỹ có vẻ mang tính thu tục hơn là hiệu quả và Oa-sinh-tơn, khi cảm thấy trong những tuần qua bị mất quyền kiểm soát các sự kiện ở châu Á, sẽ không muốn bắt đầu ngay hôm nay các hành động trấn áp khi chưa biết chính xác chúng sẽ dẫn tới đâu... Chính sách do Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiến hành tại Viễn Đông vào đầu năm nay đã hoàn toàn gây sửng sốt và làm rối trí các cường quốc phương Tây, họ không ngờ rằng Mát-xcơ-va trong một tháng đã tiến hành một loạt các biện pháp như vậy, làm thay đổi nghiêm trọng mối tương quan lực lượng ở châu Á. Sau thất bại của Tưởng Giới Thạch, A-che-xơn đã đánh cược vào Mao Trạch Đông nổi tiếng theo kiểu Ti-tô và cho rằng ảnh hưởng của các thương gia Mỹ và nhu cầu kinh tế sẽ dễ dàng thắng thế các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc. Mao Trạch Đông đã ở Mát-xcơ-va hơn 2 tháng và ít ai biết chính xác diễn biến của các cuộc hội đàm. Liệu ông ta có thiện chí chấp thuận gia nhập sáng kiến ngoại giao của Liên Xô, liệu ông ta có hoàn toàn tán thành các quyết định đã thông qua của Chính phủ hay bắt buộc phải làm vậy hay không. Kết quả chỉ có một mà thôi, ông ta hoàn toàn không phải là người mà Oa-sinh-tơn mong đợi. Một lần nữa Mỹ lại phải xem xét lại chính sách Trung Quốc của mình. Học thuyết Tơ-ru-man đề ra việc nhanh chóng ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản... dường như được thay thế bằng học thuyết "thoái lui mềm dẻo", tạm thời hy sinh những điểm được coi là quá nguy hiểm và không thiết thực đối với chiến lược của Mỹ. Liệu Việt Nam Bảo Đại có thuộc loại này? Trước khi Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ trả lời được câu hỏi do Pa-ri khẩn khoản đặt ra cho họ trong những tuần qua, thì Chính phủ Pháp sẽ chưa phản ứng hoàn toàn đối với quyết định cách đây không lâu của Mát-xcơ-va".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #24 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2023, 08:27:05 am »

Các tờ báo phản động nhất cố lợi dụng thời điểm và kích động chính phủ thông qua các biện pháp cực đoan chống lại Đảng Cộng sản Pháp.

Báo "Co Matin - Le Poi": "Dư luận xã hội đang bất ổn. Các hành động khiêu khích do Liên Xô lặp đi lặp lại với chúng ta, đặt ra câu hỏi Xta-lin muốn đạt được điều gì. Liệu có phải ông ta đang tìm cớ ở châu Âu để cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Pháp và tìm cơ hội ở Đông Dương để biến các đội quân du kích của Việt Minh thành cuộc xung đột thực sự như kiểu cuộc chiến tranh ở Tây Ban Nha?


Sự thô bạo và gay gắt trong các phương pháp của Liên Xô dẫn đến khả năng suy đoán ra những điều tồi tệ hơn. Ngay cả Hít-le cũng chưa bao giờ ra lệnh cho các đại sứ của mình xử sự như cách của Bô-gô-mô-lốp ở Pa-ri trong ba ngày qua.


Ý định đầu tiên của Liên Xô khi hành động như vậy là quá rõ ràng: Làm mất uy tín và biến chính phủ chúng ta thành trò cười trước những người dân Pháp, mà trước tiên là toàn thể Liên hiệp Pháp đang bị náo động bởi chủ nghĩa cộng sản.


Sự việc xảy ra là muốn làm cho chúng ta bị mất mặt. Tất cả đều biết rằng, trong con mắt người bản xứ, những người da trắng bị mất mặt phải biến mất. Nước Pháp hiện thời đã trở thành mục tiêu tấn công của Liên Xô khi quốc gia này đã bở các mục tiêu thường lệ là Mỹ và Nam Tư... Việc công nhận Hồ Chí Minh trùng khớp với chiến dịch dân chủ hóa do Đảng Cộng sản Pháp tiến hành và là một đòn đánh vào Liên hiệp Pháp.


Giờ cần phải biết liệu Chính phủ chúng ta có cho phép Đảng Cộng sản tiếp tục tiến hành công việc đen tối của mình với những bằng chứng phản bội nữa hay không.

Chúng tôi nhắc lại lần nữa là: Sự phá hoại ngầm của Đảng Cộng sản Pháp liên quan đến việc vận chuyển vũ khí, thực phẩm dụng cụ y tế dành cho các binh lính chúng ta ở Đông Dương là hành động phạm tội rõ ràng và là sự hợp tác với kẻ thù. Nếu Chính phủ tiếp tục hành động như hiện nay thì chẳng bao lâu trật tự của Liên Xô sẽ thống trị ở Pa-ri giống như ở Pra-ha, Vác-sa-va và Bu-ca-rét".


Báo "Époque" (bài xã luận của Bu-gie-nô): "Chính phủ Pháp đã dùng Công hàm phản đối theo truyền thống để bác bỏ quyết định của Liên Xô "công nhận Hồ Chí Minh". Nếu những nhân vật có trách nhiệm về ngoại giao của chúng ta hy vọng rằng giọng điệu cứng rắn trong thông điệp của họ buộc Crem-lin phải xem xét lại lập trường thì họ đã phải thất vọng sâu sắc... Trong nhiều năm nay trên tờ báo này, chúng tôi đã yêu cầu phải có những biện pháp mạnh mẽ chống lại Đảng của Tô-rê đang hành động theo chỉ thị của nước ngoài ở trong mọi hoàn cảnh, trước khi họ biến thành kẻ thù. Nếu Chính phủ hiện nay của Pháp được lãnh đạo bởi một chính sách đủ cứng rắn, thì từ lâu những gián điệp của Cục Thông tin các đảng cộng sản và công nhân đã không làm hại được chúng ta. Các tổ chức của họ nấp dưới tên gọi "Liên hiệp Phụ nữ Pháp", "Thanh niên Pháp", v.v... phải bị giải tán, còn Đảng Cộng sản chấm dứt tồn tại hợp pháp. Khối u ác tính cộng sản có thể bị tiêu diệt bồi phương pháp "lạnh". Sự tiến triển nhanh chóng của các sự kiện bắt buộc chúng ta phải tiến hành chiến dịch đó bằng giải pháp quyết liệt. Quá nhiều cơ hội để thực hiện công việc này nhằm cải thiện tình hình đất nước đã bị bỏ lỡ. Nếu Bi-đô cảm thấy không đủ năng lực thực hiện điều đó thì ít nhất ông ta hãy rút lui khỏi vị trí của mình".


Báo "Le Figaro" (trong bài xã luận): "Các sự kiện đẫm máu do RDA, tức là Đảng Cộng sản, gây ra ở Bờ Biển Ngà, trùng với việc Chính phủ Liên Xô công nhận Hồ Chí Minh, với chiến dịch tuyên truyền phá hoại tiến hành ở Pháp phản đối việc gửi vũ khí sang Đông Dương, phản đối các nguyên liệu của Mỹ cập cảng và phản đối sản xuất hàng quân sự. Sự việc một cuộc tấn công được thỏa thuận và có phương pháp, đã đặt tất cả những gì còn lại ở Pháp vào một ván bài, từ sức mạnh vật chất cho tối ảnh hưởng trên thế giới... Việc Liên Xô công nhận Hồ Chí Minh mang nhiều ý nghĩa, bởi vì nó làm phân tán những điều còn lấp lửng và cho thấy bộ mặt thực sự của Mát-xcơ-va đối với những người theo chủ nghĩa dân tộc (không phải cộng sản) Việt Nam, cũng như trước những người Mỹ, mà từ trước tới nay còn dè dặt với những gì liên quan đến chính sách Đông Dương của chúng ta.


Sự công nhận này cũng làm sáng tỏ phần nào cho chính chúng ta: Từ nay nước Pháp hải ngoại rơi vào mối nguy hiểm trực tiếp nhiều hơn nước Pháp ở châu Âu. Cuộc tấn công mới của cộng sản đang bắt đầu".


Cùng với những kẻ giảo hoạt nhơ bẩn, cố lợi dụng thời điểm để kích động việc trấn áp chống lại Đảng Cộng sản Pháp, Giuyn Mốc, người hai ngày trước đã kêu gào tại phiên họp các bộ trưởng yêu cầu cắt đứt quan hệ ngoại giao với Liên Xô, đã triển khai hoạt động phản gián của mình. Ở trong nước bắt đầu tiến hành bắt bớ và thẩm vấn các công dân Liên Xô.


Báo "Epoque" hé lộ những "biện pháp trả đũa" của cảnh sát này: "Do lập trường của Chính phủ Liên Xô, một loạt các biện pháp đã được đề ra nhưng hiện vẫn còn cực kỳ bí mật. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn có thể nhận thấy là Sở Giám sát ngoài nước đã bắt đầu một loạt các chiến dịch lục soát. Các công dân Liên Xô cư trú ở Pa-ri đã bị gọi tới đồn của Sở Giám sát ngoài nước và bị thẩm vấn một cách lịch thiệp, đôi khi kéo dài hàng giờ, đồng thời kèm theo việc lục soát. Những người bị thẩm vấn bị Phòng Đo đạc nhân chủng chụp lại ảnh.


Từ đây cần rút ra những kết luận gì? Có cần nghĩ rằng, liệu có đề ra những biện pháp trục xuất đối với các công dân Liên Xô như Chính phủ đã từng làm đối với các công dân Ba Lan? Nói cho đúng ra, chúng ta không nên mạo hiểm để gây ra các biện pháp phản lại. Bởi vì, nếu như từ trước đến nay dễ dàng đến từ Mát-xcơ-va và thu xếp nơi ăn chốn ở tại Pa-ri, thì đã có rất ít người xin được giấy phép từ Mát-xcơ-va. Bản thân Đại sứ Pháp có biên chế nhân viên hạn chế trong ba người, trong khi Đại sứ quán ở phố Gre-nencó gần 300 cộng tác viên.


Song vẫn nên thông qua những biện pháp đó theo các cách cần thiết khác nhau để không gây nên sự xáo trộn cho những người vốn là lính Bạch vệ đã sinh sống ở Pháp sau khi đất nước họ trở thành Liên Xô. Giao nộp họ cho nhà đương cục ở nơi mà họ đã trốn chạy, có nghĩa là gây hại cho số phận của họ một cách không đáng có".


Sau 4 ngày, toàn bộ báo chí dành nhiều chú ý cho vấn đề quan hệ Pháp-Xô liên quan đến việc Liên Xô công nhận Chính phủ Hồ Chí Minh, trong đó Báo "Le Monde" đã dành 3 bài xã luận cho vấn đề này, thì đến ngày 04/02 sự chú ý đã bắt đầu giảm đi rõ rệt.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #25 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2023, 08:28:04 am »

Đáng chú ý nhất trong ngày 04/02 là tin về phiên họp của Ủy ban Các vấn đề chính sách đối ngoại của Quốc hội. Phiên họp đưa đến kết quả là Ủy ban đã thông qua đề xuất sau với 26 phiếu thuận và 16 phiếu chống: "Ủy ban lấy làm tiếc việc Chính phủ Liên Xô đã áp dụng sáng kiến không khác gì với hành động can thiệp công khai vào công việc của Liên hiệp Pháp; Ủy ban cho rằng sáng kiến này là cử chỉ không thân thiện, mà qua đó Chính phủ Pháp phải đưa ra mọi kết luận c một cách bình tĩnh và cứng rắn.


Nhận thức tính chất nghiêm trọng của tình hình tạo ra do việc công nhận của Chính phủ Liên Xô, Ủy ban Các vấn đề chính sách đối ngoại tán thành quyết định do Văn phòng Ủy ban đưa ra về việc triệu tập phiên họp thường xuyên trong thời gian Quốc hội tạm nghỉ công việc và trao cho Văn phòng quyền theo dõi với sự cảnh giác đặc biệt về tiến triển các cuộc đàm phán để có thể thông báo chính xác và triệu tập cuộc họp của Ủy ban trong trường hợp cần thiết".


Những đề xuất do những người cộng sản đưa ra như:

1) Trao nền độc lập thực sự cho Việt Nam, chấm dứt chiến tranh và rút đội quân viễn chinh.

2) Thi hành chính sách đối ngoại phù hợp với tình hữu nghị Pháp-Xô.

3) Tôn trọng Hiệp ước Pháp-Xô về sự tương trợ lẫn nhau đã bị Chính phủ Pháp vi phạm khi tham gia Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, đã bị Ủy ban bác bỏ.

Ngoài ra, Báo "Co Matin" đưa tin, Snây-tơ đã trả lời một loạt các câu hỏi do các thành viên Ủy ban đưa ra. "Trong đó, ông ta tuyên bố rằng, Liên Xô đã chu cấp bất hợp pháp cho Lãnh sự quán ở An-giê-ri, nơi có 60 công dân Liên Xô làm việc, trong khi cơ quan này chưa bao giờ được cấp phép hoạt động. Khi ấy, nhiều thành viên Ủy ban đã yêu cầu phải có những biện pháp để chấm dứt sự việc này".


Dựa vào những tin tức bắt nguồn từ các giới ngoại giao Luân Đôn, các tờ báo đã đưa tin về dự định của Anh và Mỹ sẽ công nhận chính quyền Bảo Đại vào thời gian gần nhất. Một vị trí lớn đã được dành cho những bình luận của báo chí Anh đưa ra dự đoán là, trước khi thông qua quyết định công nhận Bảo Đại, Anh sẽ đề nghị trao nền độc lập thực sự cho Bảo Đại, trong đó có các vấn đề ngoại giao".


Tất cả các tờ báo đưa tin về việc Ba Lan, Hung-ga-ri và Ru-ma-ni đều đã công nhận Chính phủ Hồ Chí Minh, cũng như cuộc gặp của Snây-tơ với Be-vin.

Ngày 07/02, tất cả các báo đưa tin về tuyên bố" của Giép-sớp ở Xin-ga-po. Báo "Le Figaro" viết về tuyên bố này như sau: "Nếu như chúng ta muốn tạm dừng bước tiến của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Á thì cần đưa ra những biện pháp khẩn cấp. Hình thức, thời gian và địa điểm của các hành động này hiện còn chưa được xác định... Chúng đang được giải quyết... Chắc chắn nước Nga và Trung Quốc cộng sản sẽ không do dự cung cấp viện trợ về vật chất và quân sự cho Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Mỹ sẽ coi mọi hành động vũ trang xâm lược như là một sự kiện vô cùng nghiêm trọng".


Ngoài ra tờ "Le Parisien Libéré" còn đưa tin rằng, trong lời tuyên bố của mình Giép-sớp đã nói thêm: "Đông Dương có thể được coi có vai trò chủ chốt trong việc thành lập phòng tuyến chống lại chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á...".


Trước khi lên đường về Pa-ri, đại diện thường trực của Pháp ở Liên hợp quốc Gi. Sô-ven cũng có lời tuyên bố tương tự, cụ thể là: "Ông giải thích thêm, cuộc tham khảo ý kiến của ông ở Pa-ri sẽ liên quan đến tình hình ở Đông Dương trên bình diện những hậu quả của vấn đề đó trong hoạt động của Hội đồng Bảo an... Việc Mao Trạch Đông công nhận Hồ Chí Minh thực sự đã làm cho Chính phủ Pháp không thể nào biểu quyết ủng hộ Chính phủ Bắc Kinh tại Hội đồng Bảo an". Bình luận về tình hình Đông Dương, Sô-ven nhấn mạnh rằng: "Đông Dương thuộc Pháp là nhân tố phòng thủ chủ yếu ở Ấn Độ Dương. Nếu những lãnh thổ này nằm dưới sự kiểm soát của những người cộng sản thì khả năng phòng thủ trong tương lai của Xin-ga-po sẽ trở nên yếu ớt" ("Le Monde").


Các báo tiếp tục dự đoán về khả năng các chính phủ Anh và Mỹ sẽ công nhận Bảo Đại. Cụ thể, dường như Chính phủ Anh sẽ thông qua quyết định về vấn đề này vào ngày 07/02, còn Mỹ vào thứ Năm hoặc thứ Sáu. Đồng thời các báo cũng đưa tin Chính phủ Ấn Độ hiện vẫn chưa có ý định công nhận Bảo Đại hoặc Hồ Chí Minh.


Ngày 08/02, tất cả các báo đều đưa tin, hôm qua Anh và Mỹ đã phê chuẩn quyết định công nhận chính quyền Bảo Đại. Tổng Lãnh sự Anh ỏ Sài Gòn nhận hàm Đại sứ toàn quyền. Mỹ nâng Tổng Lãnh sự quán ở Sài Gòn được chuyển lên cấp Phái đoàn đại diện.


Báo "Époque" thông báo, "ngoài ra, Chính phủ Mỹ đã quyết định cấp cho Việt Nam một khoản tín dụng 50 triệu đô-la".

Bình luận về những tin này, Báo "Le Figaro" viết: "Đó là kết quả tức thì của việc Mát-xcơ-va công nhận Hồ Chí Minh. Sau khi động thái của Mát-xcơ-va cho thấy rõ ràng là Việt Nam là một chi nhánh của Liên Xô, Luân Đôn và Oa-sinh-tơn đã không còn lý do gì để trì hoãn nữa.


Như vậy, vấn đề Đông Dương đã chính thức trở thành vấn đề quốc tế... Ngay sau thắng lợi của quân đội cộng sản ở Trung Quốc, một điều đã trở nên hoàn toàn rõ ràng là sớm hay muộn Đông Dương cũng sẽ đóng vai trò truyền thống của mình là pháo đài tiền tiêu của các nước Đông Nam Á.


Nếu như bây giờ Đông Dương thất thủ trước đòn đánh của Mát-xcơ-va thông qua Hồ Chí Minh thì sự cân bằng lực lượng giữa các nước phương Tây và các nước Xô viết sẽ rơi vào vòng nguy hiểm, còn những người Mỹ, Anh và đồng minh của họ sớm muộn sẽ nhảy vào những vị trí hòn đảo ở In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Nhật Bản... Việc công nhận Bảo Đại chỉ là một thể hiện cụ thể mối quan tâm của nhà ngoại giao Mỹ (Giép-sớp)..." [...]

Bí thứ thứ Hai Đại sứ quán Liên Xô tại Pháp. Bút-ních (đã ký)

Viện Lưu trữ Lịch sử đối ngoại Liên bang Nga. Phông 079
ML 4. Cặp 2. HS 2. Tờ 4-26
Bản gốc
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #26 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2023, 08:42:34 am »

4
Trích Báo cáo của Vụ Đông Nam Á - Bộ Ngoại giao Liên Xô về phản ứng của báo chí nước ngoài đối với việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Ngày 10/3/1950
Mật Bản số 4
Ngày 21/4/19501
(Ngày tháng đăng ký văn bản ở Vụ Đông Nam Á - Bộ Ngoại giao Liên Xô)
Số: 239/ĐNA

PHẢN ỨNG CỬA BÁO CHÍ NƯỚC NGOÀI VỀ VIỆC LIÊN XÔ VÀ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO
(Báo cáo)


Ngày 14/01/1950, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ra tuyên bố gửi tất cả các chính phủ trên thế giới về vấn đề công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong Tuyên bố nói: "Lưu ý đến lợi ích của các bên, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với bất cứ chính phủ nước nào tôn trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của Việt Nam để cùng nhau bảo vệ hòa bình và xây dựng dân chủ thế giới".


Ngày 19/01/950, đại diện nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Bàng Cốc, ông Nguyễn Đức Quý, thực hiện ủy quyền của Chính phủ mình đã trao cho Đại sứ Liên Xô tại Thái Lan đồng chí Nem-chin, bản Tuyên bố của Chủ tịch Việt Nam Hồ Chí Minh ngày 14/01/1950.


Ngày 30/01, theo ủy quyền của Chính phủ Liên Xô, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô đồng chí A.Ia. Vư-sin-xki đã gửi điện phúc đáp cho Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hoàng Minh Giám. Trong bức điện đã nêu: "Sau khi xem xét đề nghị của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nhận thấy Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đại diện cho đại đa số nhân dân Việt Nam, Chính phủ Liên Xô quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Việt Nam và trao đổi đại sứ"1 ("Báo "Sự thật ra ngày 31/01/1950. Văn bản này được công bố tại văn kiện số 2 của Tuyển tập. Tại đây và trong phần tiếp theo, tác giả (X. Mkhi-ta-ri-an) có sử dụng một phần tư liệu bài tổng hợp báo chí Pháp của Bí thư thứ hai Đại sứ quán Liên Xô ở Pháp V. Bút-ních (Chú thích của tài liệu)).


Thông tin Liên Xô công nhận Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gây náo động và bối rối lớn cho giới cầm quyền Pháp, cần lưu ý rằng, trước ngày Chính phủ ta công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Pháp theo chỉ thị của Mỹ đã tiến hành thảo luận đạo luật để phê chuẩn cái gọi là Hiệp ước Pháp - Việt ký ngày 08/3/1949 giữa Pháp và Cựu hoàng An Nam Bảo Đại. Ngày 26/01, Ủy ban Lãnh thổ hải ngoại của Quốc hội đã thông qua Nghị quyết với 29 phiếu thuận và 13 phiếu chống (của những người cộng sản) về việc khẩn cấp trình Quốc hội vấn đề phê chuẩn Hiệp ước đó. Sự vội vàng này là do chuyến đi của đặc phái viên Tơ-ru-man - Giép-sớp đến Đông Dương và các tuyên bố của các Chính phủ Mỹ và Anh mong muốn nhanh chóng phê chuẩn Hiệp ước nói trên để tạo điều kiện cho các Chính phủ khối Anh - Mỹ công nhận Bảo Đại về mặt pháp lý và rót các viện trợ kinh tế - quân sự một cách công khai cho ông ta để đàn áp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Liên quan đến quyết định của Ủy ban Nghị viện, Báo "Le Franc-Tireur" ra ngày 27/01/1950 đã viết: "Tại sao sau 11 tháng bỗng nhiên lại xuất hiện sự phê chuẩn vội vã như vậy. Có một lý do rất rõ ràng là từ đây vấn đề Đông Dương đã bước ra vũ đài quốc tế; người ta đang cố tìm sự ủng hộ từ bên ngoài cho Bảo Đại...".


Sau khi kế hoạch xâm lược của Mỹ bị thất bại ở Trung Quốc, Chính phủ Mỹ mưu toan bám chắc ở Việt Nam để xây dựng bàn đạp quân sự chiến đấu chống lại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á [...].


Báo chí các nước dân chủ đã hoan nghênh việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chẳng hạn, tờ báo Ru-ma-ni "Romuska Libera ra ngày 01/02 viết: "Việc Liên Xô công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và thiết lập quan hệ ngoại giao... thể hiện Nhà nước Việt Nam đã chính thức bước ra vũ đài quốc tế"1 (Báo "Sự thật" ra ngày 31/01/1950 (Chú thích của tài liệu)). Các nước dân chủ nhân dân không chỉ nhiệt liệt chào mừng việc Chính phủ Liên Xô công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà họ cũng đi theo tấm gương của Liên Xô và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ngày 01/02/950, Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Liên quan đến sự kiện này, Báo "Nodon Sinmun" của Triều Tiên nêu: "Việc thiết lập quan hệ ngoại giao nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ có thể thực hiện được nhờ chiến thắng vĩ đại của Liên Xô đã đánh bại nước Đức Hít-le ở phương Tây và chủ nghĩa quân phiệt Nhật ở phương Đông trong Thế chiến thứ Hai"1 (Thông tấn xã Liên Xô tháng 2/1950. Tờ 39-d (Chú thích của tài liệu)). Tiếp theo nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, chính phủ các nước Ba Lan, Tiệp Khắc và Hung-ga-ri (ngày 03/02) đã công nhận Việt Nam. Ngày 04/02 - Ru-ma-ni, ngày 08/02 - Bun-ga-ri và ngày 12/02 - An-ba-ni đã công nhận Việt Nam2 (Thông tấn xã Liên Xô tháng 2/1950. Tờ 13-d, 17-d (Chú thích của tài liệu)). Như vậy, hầu hết các nước dân chủ đã công nhận Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu là chính phủ hợp pháp của nhân dân Việt Nam3 (Xem Phụ lục số 1 "Danh sách các nước công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" (Chú thích của tài liệu). Phụ lục sẽ không phục hồi được. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là nước dầu tiên công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 18/01/1950); xem báo "Pravda" ngày 19/1/1950 (Chú thích cua tài liệu). Các nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 14/1/1950 (Chú thích của tài liệu)).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #27 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2023, 08:43:53 am »

Phe phản động quốc tế do đế quốc Mỹ cầm đầu đã có lập trường thù địch gay gắt đối với việc công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Báo chí phản động của các nước tư bản chủ nghĩa đã và đang tiếp tục đăng những lời xuyên tạc vu không, dối trá về Liên Xô và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Chiến dịch vu không bừa bãi này được chính phủ các nước đế quốc và đặc biệt là Chính phủ Mỹ ủng hộ và khuyến khích bằng mọi cách. Chẳng hạn, Ngoại trưởng Mỹ A-che-xơn đã tuyên bố rằng: "Việc Điện Crem-lin công nhận phong trào cộng sản của Hồ Chí Minh ô Đông Dương là điều bất ngờ. Việc Liên Xô công nhận phong trào đó đã chấm dứt mọi ảo tưởng về tính chất "dân tộc" trong các mục đích của Hồ Chí Minh... Sau khi Pháp phê chuẩn (Hiệp ước với Bảo Đại) sẽ mỏ ra khả năng công nhận Việt Nam [Bảo Đại], Lào và Cam-pu-chia... Đại sứ Giép-sớp đã bày tỏ với Bảo Đại ý muốn của chúng ta đối với sự thịnh vượng và ổn định ở Việt Nam và hy vọng rằng giữa Việt Nam và Mỹ sẽ thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa đôi bên"1 (Đối diện câu này có dấu điểm ở bên lề).


Giới cầm quyền ở nước Anh tuyên bố, thông tin về việc Chính phủ Liên Xô công nhận Chính phủ Hồ Chí Minh không ảnh hưởng đến quyết định của Chính phủ Anh công nhận Chính phủ Bảo Đại. Liên quan đến điều này, tờ báo Anh "Times" viết: "Chính phủ Anh sẽ công nhận chế độ Bảo Đại về thực tế hay về pháp lý ngay sau khi Tổng thống Ô-ri-ôn ký phê chuẩn Hiệp ước tháng 3... Vấn đề công nhận chế độ Bảo Đại là một trong những vấn đề làm cho các ngoại trưởng các nước thuộc Khối thịnh vượng chung bất đồng ý kiến ở Cô-lôm-bô.


Tờ báo chỉ ra rằng: "Việc công nhận chế độ Hồ Chí Minh có lẽ không nhằm mục đích nào khác ngoài việc ủng hộ về mặt chính trị vào thời điểm chính quyền Bảo Đại có thể hy vọng Mỹ, Anh và các nước khác công nhận do Pháp đã phê chuẩn Hiệp ước ngày 08/3/1949"2 (Thông tấn xã Liên Xô. Ngày 01/02/1950 Tờ 134-o (Chú thích của tài liệu)).


Các chính phủ phản động Mỹ và Anh đã đi theo con đường công nhận chính quyền bù nhìn Bảo Đại3 (Thông tấn xã Liên Xô, tháng 02/1950. Tờ 24-d (Chú thích của tài liệu)), cũng như công khai giúp đỡ Bảo Đại nhằm mục đích trấn áp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Các tờ báo cộng sản của các nước tư bản chủ nghĩa đã vui mừng chào đón thông tin về việc Liên Xô công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Báo "Unita", Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản I-ta-li-a, ra ngày 01/02 viết rằng: "Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Liên Xô công nhận, nước này có quyền đầy đủ và hợp pháp để tham gia vào khối cộng đồng các quốc gia tự do"1 (Xem Phụ lục số 2 danh sách các nước tư sản công nhận chính quyền bù nhìn Bảo Đại (Chú thích của tài liệu)).


Quyết định của Liên Xô công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được nhân dân Việt Nam vui mừng đón nhận, được báo chí và đài phát thanh ở Việt Nam bình luận rộng rãi. Đài Phát thanh "Tiếng nói Việt Nam" đã coi quyết định này là "hoàn toàn phù hợp với chính sách nhất quán của Liên Xô trong sự nghiệp ủng hộ các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc".


Cơ quan ngôn luận chính của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Báo "Cứu quốc" đã đăng trên trang nhất chân dung của I.V. Xta-lin. Tờ báo này viết: "Việc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên Xô công nhận Chính phủ Việt Nam dân chủ càng củng cố thêm vị thế của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế. Thắng lợi ngoại giao mới đó làm tăng thêm niềm tin của nhân dân Việt Nam vào tương lai, cũng như để chuẩn bị cho cuộc tổng phản công mới chống lại thực dân Pháp".


Bình luận về việc Liên Xô công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Báo "Toàn quốc kháng chiến", Cơ quan ngôn luận của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, đã viết: "Toàn thể nhân dân Việt Nam rất vui mừng trước việc Liên Xô công nhận ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng chủ quyền dân tộc. Liên Xô là nước tiên tiến đầu tiên đã lập nên chế độ dân chủ thực sự và cương quyết bảo vệ hòa bình triệt để trên toàn thế giới. Việc Liên Xô công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là sự ủng hộ to lớn đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược".


Việc Liên Xô công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã khiến tất cả báo chí Pháp lưu ý [...].

Chính phủ Liên Xô trả lại công hàm phản đối của Chính phủ Pháp mà không kèm phúc đáp. Sự việc này tạo nên những bình luận gay gắt hơn từ phía báo chí phản động Pháp.

Ngày 03/02, các báo Pháp đưa tin về chuyến viếng thăm Bộ Ngoại giao Pháp của đồng chí Bô-gô-mô-lốp, Đại sứ Liên Xô tại Pháp, và đăng thông cáo về cuộc hội đàm của đồng chí Bô-gô-mô-lấp với Snây-tơ. Theo thông cáo đó, Snây-tơ một lần nữa tuyên bố bằng miệng lời phản đối với Bô-gô-mô-lốp. [...]


Cuối tháng Giêng tờ báo "Combat" đã viết: "Vị trí của Đông Dương trong chính sách "Trung Quốc" mới của Hoa Kỳ dành cho sự ủng hộ đối với Bảo Đại sẽ phụ thuộc vào chuyên đi của Giép-sớp đến Sài Gòn và Hà Nội và vào cuộc hội đàm của ông ta với các nhà cầm quyền Pháp và đại diện của Bảo Đại. Như vậy, Giép-sớp nắm trong tay toàn bộ tương lai của chính quyền Bảo Đại và chính sách của Pháp có liên quan đến ông ta, nhà cầm quyền Pháp không thấy lối thoát nào khác ngoài việc trông cậy vào Hoa Kỳ và cầu xin vũ khí của Mỹ để trang bị cho binh lính Pháp và tiền của cho các quan lại của Bảo Đại".


Ngày 07/02, báo chí Pháp đăng bình luận rộng rãi về tuyên bố của Giép-sớp sau chuyến đi các nước Đông Nam Á. Báo "Le Parisien Libère" chỉ ra: "theo tuyên bố của Giép-sớp, Đông Dương có thể đóng vai trò chủ yếu trong việc thành lập phòng tuyến chống lại chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á...".


Báo "Le Figaro" mô tả như sau về tuyên bố của Giép-sớp: "Nếu chúng ta muốn chặn đứng sự lan truyền của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Á thì cần phải có những hành động cấp bách... Hình thức của các hành động này, thời gian và địa điểm còn chưa được xác định... Hiện đang giải quyết các vấn đề đó... Chắc chắn nước Nga và Trung Hoa cộng sản sẽ không do dự cung cấp các viện trợ quân sự và vật chất cho ông Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Hoa Kỳ sẽ xem mọi hành động vũ trang hiếu chiến như là sự việc hoàn toàn nghiêm trọng".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #28 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2023, 08:44:45 am »

Ngày 08/02, các báo Pháp đưa tin Anh và Hoa Kỳ đã quyết định công nhận chính quyền Bảo Đại. Hoa Kỳ đã đặt Tổng lãnh sự quán ở Sài Gòn ở cấp Phái bộ. Những tin tức gần đây về sự công nhận của các chính quyền Hoa Kỳ và Anh đã được tất cả các báo chí phản động Pháp hoan hỷ đón nhận và thở phào không che giấu, đồng thời đồn đoán về quy mô viện trợ mà Hoa Kỹ hứa hẹn cho Đông Dương cũng như việc Hoa Kỳ trang bị vũ khí cho binh lính Pháp v.v...


Báo "Époque" đưa tin rằng "Chính phủ Hoa Kỳ đã quyết định cung cấp khoản tín dụng 50 triệu đô-la cho Việt Nam".

Sau khi để Đông Dương nhận ân huệ của các đế quốc Anh và Mỹ, giới phản động Pháp cố gắng an ủi mình rằng vấn đề Đông Dương giờ đã chính thức trở thành vấn đề quốc tế có ý nghĩa hàng đầu.

Ngày 09/02 tờ báo cánh hữu "Combat" nhận xét: "Tổng thống Tơ-ru-man có thể lấy một khoản tiền nào đó từ các quỹ đặc biệt (35 triệu đô-la) để dành cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản ở Viễn Đông... Trong trường hợp đó, nếu Chính phủ Mỹ quyết định viện trợ quân sự cho Việt Nam, thì sự giúp đỡ này có lẽ sẽ được dùng để tăng cường sức mạnh cho đội quân viễn chinh Pháp".


Như vậy, nước Pháp hoàn toàn biến thành công cụ sai khiến của Mỹ tại khu vực Đông Dương "thuộc Pháp".

Cần nhắc tới lập trường nhất quán của báo chí cộng sản Pháp trong vấn đề Liên Xô công nhận Chính phủ Hồ Chí Minh. Ngay từ đầu, báo chí cộng sản đã đánh giá một cách đúng đắn đối với quyết định của Chính phủ Liên Xô và cương quyết bảo vệ việc này trên các trang báo của mình. Ngày 01/02, Báo "L’Humanite" đã đăng trên trang nhất chân dung Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh và bài viết dài của Cơ-tát, trong đó tác giả tuyên bố, khi công nhận Hồ Chí Minh, Chính phủ Liên Xô một lần nữa đã chứng tỏ luôn trung thành với chính sách thân thiện với các dân tộc đang đấu tranh đòi giải phóng, trung thành với những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lê-nin. Liên Xô quyết định công nhận Chính phủ Hồ Chí Minh bởi vì Chính phủ này đại diện cho đại đa số nhân dân Việt Nam. Còn Bảo Đại thì ngược lại, không đại diện cho ai ngoại trừ một nhóm nhỏ những kẻ Vichy dựa vào sức mạnh của những kẻ can thiệp. Đế quốc Mỹ là những kẻ trung thành với chính sách can thiệp ở châu Á, ủng hộ lực lượng phản động bản địa, những kẻ đồng lõa với bọn thực dân.


Trong một bài viết cũng của tác giả nói trên đăng trên Báo "L’Humanite" ra ngày 02/02, đã nhận xét: "Công hàm của Chính phủ Pháp phản đối Liên Xô công nhận Hồ Chí Minh không chỉ có tính chất khiêu khích thô bạo, mà đồng thời còn thực sự phi lý xét về góc độ pháp lý".


Thực vậy, Chính phủ Pháp tuyên bố: "Chính phủ do Bảo Đại lập nên và đã được Chính phủ Pháp trao lại chủ quyền mà trước đó thuộc Chính phủ Pháp, là Chính phủ hợp pháp duy nhất của Việt Nam". Nếu điều đó là sự thực và nếu như tự công nhận là Chính phủ Pháp đã trao lại "quyền" thì căn cứ vào lý do gì mà Chính phủ này lại can thiệp, ra tuyên bố phản đối?... Còn nếu Chính phủ này vẫn chưa hoàn toàn từ bỏ các "quyền" của mình, thì nền độc lập của Bảo Đại là ở chỗ nào?


Quyền Ngoại trưởng Pháp Snây-tơ than phiền rằng, Chính phủ Liên Xô đã không thông báo trực tiếp cho Chính phủ Pháp về quyết định của mình. Tuy nhiên tại sao Liên Xô lại phải thông báo khi bản thân Chính phủ Pháp đã tuyên bố trao trả các quyền?


"Lập trường pháp lý của Liên Xô càng được củng cố thêm bởi vì chính phủ hợp pháp theo Hiệp định Sơ bộ ngày 06/3/1946 có hiệu lực được ký kết giữa quốc gia có chủ quyền không phải là chính quyền Bảo Đại mà chính là Chính phủ Hồ Chí Minh...".


"Liên Xô hành động phù hợp với luật pháp quốc tế khi công nhận một chính phủ hợp pháp. Họ không có nghĩa vụ phải báo cáo cho ai, kể cả Chính phủ Pháp, về quyết định của mình" và tiếp đó: "Liên Xô không những công nhận Chính phủ Hồ Chí Minh là chính phủ hợp pháp, mà còn là Chính phủ được nhân dân tin tưỏng. Tại Việt Nam, Pháp đóng vai trò là một quốc gia nước ngoài tiến hành cuộc can thiệp, còn những người dân Việt Nam là những người yêu nước đấu tranh vì mảnh đất của mình, bảo vệ nguồn gốc, nền văn hóa của mình, vì độc lập, tự do của đất nước. Qua việc công nhận họ là Chính phủ hợp pháp và tồn tại trên thực tế, Liên Xô đã cho thấy sự trung thành với các truyền thống của chủ nghĩa xã hội quốc tế. Đồng thời, nước này cũng thể hiện sự chung thủy với truyền thống cách mạng Pháp, mà theo đó nguyên tắc tôn trọng mọi chủ quyền của các dân tộc được xây dựng dựa vào chính nhân dân".


Báo "Co Soir" ra ngày 02/02 viết: "Việc Chính phủ Liên Xô công nhận Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là đối tượng của nhiều cuộc tấn công ngày hôm nay. Mọi báo chí của Chính phủ cùng với Bộ Ngoại giao Mỹ và chi nhánh của họ ở Bộ Ngoại giao Pháp xem việc này như là "một hành động đặc biệt nghiêm trọng". Tuy vậy, sự kiện công nhận đó phù hợp với quyền làm chủ bản thân và sống trong độc lập của các dân tộc.


Chính phủ Pháp ra tuyên bố "trịnh trọng" phản đối quyết định, mà theo họ, có thể "làm xấu đi nghiêm trọng quan hệ Pháp-Xô". Tuy nhiên, khi thực hiện điều này họ đã quên rằng, Chính phủ do Hồ Chí Minh đứng đầu mới là Chính phủ hợp pháp duy nhất do nhân dân Việt Nam bầu ra, là Chính phủ mà Chính phủ Pháp đã thô bạo cắt dứt mọi cuộc đàm phán và tuyên bố cuộc chiến tranh bỉ ổi chống lại họ".


Đáp trả những lời tuyên bố của những kẻ vu cáo chính trị về quyết định không phù hợp của Liên Xô đối với Hiệp ước Pháp-Xô, Báo "L'Humanite" ra ngày 08/02 viết: "Quyết định của Liên Xô trong thực tế xét theo quan điểm luật pháp quốc tế, cũng như theo góc độ tư duy đúng đắn là không thể chế trách vào đâu được... Tuy nhiên, những kẻ ưa thích phiêu lưu của chúng ta trong tình trạng bối rối, lúng túng đã đột nhiên bắt đầu nói về chuyện cắt đứt Hiệp ước Pháp-Xô...". Chiểu theo Điều 5 của Hiệp ước, Pháp và Liên Xô cam kết "không ký kết hoặc tham gia các liên minh nhằm chống lại bên kia" giữa Pháp và Liên Xô. Liên Xô đã giữ đúng cam kết này. Ngược lại, những người cả gan nói thay mặt nước Pháp lại gia nhập Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương".


Ngày 03/02, Tờ "Co Soir" viết: "Thật vậy, tất cả đều biết rằng, việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Chính phủ hợp pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một đòn giáng mạnh vào những kẻ ưa phiêu lưu cố biến Đông Dương thành lò lửa chiến tranh quốc tế. Sự thiết lập mối quan hệ chân thực giữa Liên Xô, sức mạnh chính của hòa bình, với nhà nước Việt Nam có chủ quyền chỉ làm củng cố thêm cho phe hòa bình".


Như vậy: 1) Việc Chính phủ Liên Xô công nhận Chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm đảo lộn các kế hoạch Pháp - Mỹ hòng đưa Đông Dương vào phạm vi ảnh hưởng của mình và nâng cao địa vị quốc tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

2) Mặc cho những đồn đoán của báo chí trong nước, Chính phủ Pháp vẫn không dám cắt đứt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Liên Xô, cũng như hủy bỏ Hiệp ước Pháp - Xô về liên minh và tương trợ lẫn nhau ký ngày 10/12/1944.

3) "Ý nghĩa quan trọng của việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là quá rõ ràng" (Mô-lô-tốp) và việc tăng cường mối liên hệ của nước này với phe hòa bình và dân chủ sẽ thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của phong trào giải phóng dân tộc tại các nước Đông Nam Á.

   Ngày 10 tháng 3 năm 1950.
   Người viết báo cáo:
   Bí thư thứ Hai Vụ Đông Nam Á Mkhi-ta-ri-an (đã ký)
   Ghi chú: Lưu hồ sơ (Chữ ký)

Viện Lưu trữ Chính sách đối ngoại Liên bang Nga
Phông 079. ML 4. Cặp 2. HS 2. Tờ 44-59
Bản gốc
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #29 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2023, 07:34:35 am »

5.
Dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương toàn Liên bang (Bôn-sê-vích) về việc cho phép Ban Chấp hành Hội Liên lạc văn hóa với nước ngoài Liên Xô gửi sách báo tiếng Pháp sang Việt Nam kèm phụ lục Danh mục các tư liệu được chuẩn bị để gửi đi

Ngày 06/4/1950
Dự thảo
Tối mật

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
ĐẢNG CỘNG SẢN TOÀN LIÊN BANG (BÔN-SÊ-VÍCH)

Vấn đề của Ban Chính trị đối ngoại

Cho phép Ban Chấp hành Hội Liên lạc văn hóa với nước ngoài Liên Xô (đồng chí Đê-ni-xốp) gửi sang Việt Nam các sách báo tiếng Pháp, bộ thiết bị chiếu phim lưu động cùng phim điện ảnh, các tài liệu tuyên truyền, cũng như định kỳ gửi báo và tạp chí (theo danh sách kèm theo).

Gửi các đồng chí:
   - Mô-lô-tốp;
   - Gri-gô-ri-an;
   - Đê-ni-xốp;
   - Vư-sin-xki;
   - Pô-ma-dơ-nhiốp1 (Danh sách họ tên này được viết tay)

Mật
DANH SÁCH
Các tài liệu do Ban Chấp hành Hội Liên lạc văn hóa với nước ngoài Liên Xô chuẩn bị để gửi sang Việt Nam

1. Sách bằng tiếng Pháp, trong đó có các tác phẩm của V.I. Lê-nin và I.V. Xta-lin, sách chính trị, sách văn học nghệ thuật. 43 tên sách gồm 3.455 bản.

2. Bản kẽm ảnh lãnh đạo Đảng và Chính phủ Liên Xô. 38.

3. Bộ Tạp chí "Thời đại mới" xuất bản bằng tiếng Pháp năm 1949. 500 bản, 10 bộ.

4. Bộ thiết bị chiếu phim cỡ rộng lưu động cùng với các bộ phim đã được lồng tiếng bằng tiếng Pháp: "Vla-đi-mia I-lích Lê-nin", "Ngày 01 tháng 5 năm 1949" và bằng tiếng Nga "Những ngày ở Vô-lô-cha-ép-ska", "Béc-lin thất thủ". 1 Bộ thiết bị chiếu phim cỡ hẹp cùng các bộ phim bằng tiếng Nga "Bí thư huyện ủy", "Thép đã tôi thế đấy", "A-li-shơ Na-voi-y", "Ac-sin Ma-la-lan". 1

5. Máy hát kèm đĩa hát. 3 máy, 295 đĩa hát, 67 đầu đĩa.

6. Sách nhạc và bài hát Liên Xô. 10 đầu sách.

7. Đài thu thanh "VEF". 2 cái.

8. Cuốn album ảnh "Nữ nông dân Liên Xô" kèm lời chú thích bằng tiếng Pháp. 29 ảnh

9. Cuốn album ảnh "Nữ nông dân Liên Xô" kèm lời chú thích bằng tiếng Pháp. 38.

10. Bộ ảnh "Thủ đô Mát- xcơ-va". 19 ảnh.

11. Các phụ kiện của đội thiếu niên tiền phong: cờ, trống, đồng phục, khăn quàng. 5 bộ.

Cờ đuôi nheo. 10.

Huy hiệu đội viên thiếu niên tiền phong. 200 cái.

Định kỳ gửi sang Việt Nam:

Tạp chí "Thời đại mới" bằng tiếng Pháp. 5 bản.

Tạp chí "Liên Xô" bằng tiếng Pháp. 1 bản.

Báo "Vì hòa bình bền vững, vì nền dân chủ nhân dân" bằng tiếng Pháp. 10 bản.


Viện Lưu trữ Lịch sử chính trị-xã hội Nhà nước Nga
Phông 17. ML163. HS 1545. Tờ 138-139
Bản sao
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM