Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 10 Tháng Mười Hai, 2023, 12:35:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Liên Xô và Việt Nam trong những năm chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất  (Đọc 1869 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #10 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2023, 09:52:15 am »

BIÊN NIÊN SỰ KIỆN
Tháng 01/1950 - 1955


Năm 1950

Ngày 11/01 - Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi chính phủ các nước về việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Ngày 18/01 - Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Ngày 30/01 - Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên Xô; Đại sứ Liên Xô X.X. Nhem-chin ở Băng Cốc và cũng là đồng Đại sứ tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trình ủy nhiệm thư lên Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Ngày 31/01 - Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.


Ngày 03/02 -17/02 - Hồ Chí Minh có chuyến thăm không chính thức bí mật đầu tiên đến Liên Xô với tư cách Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và lần đầu có cuộc gặp riêng với I.V. Xta-lin.


Ngày 02/02 -13/3 - Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Tiệp Khắc, Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Ba Lan, Bun-ga-ri và An-ba-ni.


Ngày 07/02 - Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa "Quốc gia Việt Nam" và Mỹ, Anh.


Ngày 13-15/02 - Hội nghị các nhà ngoại giao Mỹ ở các nước Đông Nam Á, được tổ chức theo đề nghị của F. Giep-sớp ra kiến nghị yêu cầu Chính phủ Mỹ tăng cường viện trợ quân sự và kinh tế cho Chính phủ Bảo Đại.


Ngày 27/02 - Nữ đảng viên cộng sản Pháp Ray-mông Điêng phản đối chiến tranh bằng cách ngăn cản không cho đoàn tàu chở xe tăng gửi sang Đông Dương; bắt đầu các cuộc bãi công và biểu tình quần chúng ở Pháp để phản đối cuộc chiến tranh Đông Dương.


Ngày 25/3 - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên Xô tại Pháp A.E. Bô-gô-mô-lốp kết thúc nhiệm kỳ, ông A.P. Páp-lốp được bổ nhiệm làm Đại sứ mới của Liên Xô tại Pháp.


Ngày 08/5 - Cuộc gặp của Ngoại trưởng Pháp R. Su-man và Ngoại trưởng Mỹ Đ. Đa-lét đánh dấu sự khởi đầu việc giúp đỡ quy mô lớn của Mỹ đối với Pháp để tiến hành chiến tranh ở Đông Dương.


Ngày 09/5 - R. Su-man thuyết trình tại Quốc hội Pháp đề nghị hợp nhất hai nền công nghiệp luyện thép, khai thác than và đường sắt của Pháp và Tây Đức thành Cộng đồng Than và thép châu Âu; việc hiện thực hóa "Kế hoạch Su-man" là tiền thân của Liên minh châu Âu và hình mẫu khởi đầu tái cấu trúc Cộng đồng Phòng thủ châu Âu ngay sau đó.


Ngày 19/5 - Hồ Chí Minh lần đầu tiên phát biểu trên báo chí Liên Xô (với bí danh Đinh - Bí thư Khu ủy của Tổ chức Liên Việt (Mặt trận Dân tộc thống nhất) đăng ở Báo "Vì nền hòa bình bền vững, vì nền dân chủ nhân dân!" sô 20 (80) với bài báo "Việt Nam đấu tranh vì độc lập".


Ngày 24/5 - Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo về Chương trình viện trợ kinh tế cho các nước thuộc Liên hiệp Pháp là Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam.


Ngày 25/6 - Bắt đầu cuộc chiến tranh Triều Tiên.


Ngày 27/6 - Tổng thống Mỹ G. Tơ-ru-man ra tuyên bố về việc bổ sung viện trợ quân sự cho Pháp và gửi phái đoàn quân sự đặc biệt sang Đông Dương.


Ngày 10/8 - Các chuyến tàu đầu tiên chở vũ khí của Mỹ tới Sài Gòn.


Ngày 8/10 - Trưởng phái đoàn Mỹ đến Sài Gòn.


Tháng 10 - Dự án thành lập các khối liên minh quân sự và kinh tế của các nước Tây Âu trong đó có Pháp do Thủ tướng R. Ple-ven đưa ra; sau này Dự án được phát triển thành ý tưởng thành lập Cộng đồng Phòng thủ châu Âu.


Ngày 10/11 - Bài báo thứ hai của Hồ Chí Minh (cũng với bí danh Đinh - Bí thư Khu ủy của Tổ chức Liên Việt) với nhan đề "Phong trào thi đua yêu nước ở Việt Nam" đăng trên Báo "Vì nền hòa bình bền vững, vì nền dân chủ nhân dân!" số 45 (105).


Ngày 07/12 - L. Pi-nhông thôi giữ chức Cao ủy Pháp tại Đông Dương, Đơ-lát đơ Tát-xi-nhi thay thế, đồng thời kiêm nhiệm luôn cả chức Tổng Tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương.


Ngày 31/12 - Ký kết Hiệp ước đa phương giữa Mỹ, Pháp và các nước Liên hiệp Pháp về việc "Mỹ tham gia vào phòng thủ Đông Dương".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #11 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2023, 09:53:11 am »

Năm 1951

Tháng 02 - Đảng Cộng sản Đông Dương đổi tên thành các Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Nhân dân cách mạng Khơ-me và Đảng Nhân dân Lào.


Ngày 11/3 - Theo quyết định của Đại hội lần thứ II Đảng Lao động Việt Nam, Hội nghị Mặt trận Dân tộc Việt Minh, Mặt trận Dân tộc Pa-thét Lào (Neo Lào Hắc xạt), Mặt trận Dân tộc thống nhất Cam-pu-chia ra tuyên bố thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Liên Việt.


Ngày 01/9 - Mỹ, Ô-xtơ-rây-li-a và Niu Di-lân ký "Hiệp ước An ninh Thái Bình Dương" thành lập khối liên minh chính trị quân sự giữa các nước này (ANZUS).


Ngày 07/9 - Tướng Đơ-lát đơ Tát-xi-nhi đến Oa-sinh-tơn để thuyết phục Mỹ tăng cường viện trợ quân sự cho Pháp trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương.


Ngày 25/11 - Thống đốc bang Niu Óoc T.E. Điu đến Sài Gòn để tìm hiểu cụ thể các nhu cầu đối với viện trợ của Mỹ.


Tháng 12

- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Quốc gia Việt Nam gửi đơn lên Liên hợp quốc đề nghị gia nhập Tổ chức này.

- Quân đội Pháp chiếm thị xã Hòa Bình, kiểm soát đường giao thông liên lạc từ Hà Nội đi phía Nam và và phía Tây đất nước; thắng lợi cuối cùng của quân đội viễn chinh Pháp dưới sự chỉ huy của Tướng Đơ-lát đơ Tát-xi-nhi.

Ngày 28, 30/12 - Bộ trưởng các quốc gia Liên hiệp Gi. Lơ-tuốc-nơ và một số Nghị sĩ (E. Đa-la-đi-ơ, P. Men-đét Phơ-răng, P. Cô-xtơ Phơ-lo-rơ, G. Pa-lép-xki) phát biểu tại Quốc hội Pháp về tình hình Đông Dương.

Ngày 29/12 - Chính phủ Việt. Nam Dân chủ Cộng hòa gửi điện cho Liên hợp quốc đề nghị chấp nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòn là thành viên của Liên hợp quốc.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #12 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2023, 07:47:08 am »

Năm 1952

Ngày 11/01 - Tướng Đơ-lát đơ Tát-xi-nhi mất, R. Lu-i Xa-lăng thay làm Tổng Tư lệnh quân đội viễn chính Pháp ở Đông Dương.


Tháng 02 - Quân đội nhân dân Việt Nam giải phóng thị xã Hòa Bình.

Ngày 03-12/4 - Hội nghị Kinh tế quốc tế được tổ chức ở Mát-xcơ-va. Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham dự Hội nghị.

Ngày 25/4 - Ủy ban Quốc tế Viễn Đông thuộc Hội đồng liên minh với Nhật Bản ngừng hoạt động sau khi Hiệp ước song phương Xan-Phơ-ran-xi-xcô ký kết giữa Mỹ và Nhật Bản có hiệu lực.

Ngày 29/4 - Hiệp ước An ninh Thái Bình Dương (khối ANZUS) có hiệu lực đã hạn chế nhiều đến chủ quyền của một loạt nước châu Á, trong đó có các nước trên bán đảo Đông Dương.


Ngày 25/5 - Nhà văn cộng sản Pháp A. Xtin, người đã phát biểu phản đối chiến tranh Việt Nam, bị bắt.

Ngày 27/5 - Ngoại trưởng các nước Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Luých-xăm-bua ký kết "Hiệp ước Pa-ri" đề ra việc thành lập "Cộng đồng Phòng thủ châu Âu".

Ngày 28/5 - Nghị sĩ Quốc hội Pháp, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Pháp Gi. Đuych-cơ-lô bị bắt; vụ bắt giữ đã gây ra một loạt các phát biểu phản đối chiến tranh mới.


Ngày 17-18/6 - Tổng thống Tơ-ru-man gặp Bộ trưởng Cộng hòa Pháp về vấn đề các quốc gia liên hiệp Gi. Lơ-tuốc-nơ trong khuôn khổ cuộc đàm phán Pháp-Mỹ về vấn đề Đông Dương và việc Mỹ tăng viện trợ giúp cho đội quân viễn chinh Pháp ở Việt Nam.


Ngày 19/9 - Đại diện Liên Xô G.A. Ma-lích phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trở thành thành viên Liên hợp quốc.


Ngày 05-19/10 - Hồ Chí Minh có chuyến thăm không chính thức bí mật lần thứ hai đến Liên Xô với tư cách là Chủ tịch nước; Người có mặt tại Đại hội lần thứ XIX Đảng Cộng sản toàn Nga (Bôn-sê-vích) - Đảng Cộng sản Liên Xô.


Ngày 16/12 - Hội đồng Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương thảo luận vấn đề Đông Dương.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #13 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2023, 07:48:46 am »

Năm 1953

Ngày 08/01 - Nội các Rơ-nê May-ơ nhậm chức (cho đến ngày 21/5); Chính phủ tiền nhiệm, kể cả Ngoại trưởng Pháp Rô-be Su-man từ chức.


Ngày 05-06/3 - V.I. Xta-lin từ trần: Lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi điện chia buồn tới Chính phủ Liên Xô.

Ngày 19-23/3 - Tướng Mắc U. Clác, Tổng Tư lệnh quân đội Mỹ ở Triều Tiên, đến Sài Gòn để trao đổi ý kiến và hội đàm với Bảo Đại.

Ngày 24-28/3 - Thủ tướng Pháp R. May-ơ có cam kết mới với Mỹ là sẽ mở rộng các hoạt động quân sự ở Đông Dương để đổi lấy việc Mỹ tăng cường viện trợ quân sự.


Ngày 02-07/4 - Tư lệnh lực lượng bộ binh Mỹ ở Thái Bình Dương, Tướng Ô. Đa-ni-en đến Sài Gòn và hội đàm với Bảo Đại.

Ngày 16/4 - Tổng thống Mỹ Đ. Ai-xen-hao đọc diễn văn "Cơ hội hòa bình", nói về sự cần thiết phải làm giảm căng thẳng quốc tế.

Ngày 29/4 - Đại diện thường trực Pháp tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc A. Ôp-pe-nô có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô A.Ia. Vư-sin-xki tại Oa-sinh-tơn về vấn đề trung gian của Liên Xô trong việc giải quyết hòa bình vấn đề Đông Dương (đặc biệt là vấn đề Lào).

Tháng 4:

- Tướng A. Na-va được bổ nhiệm làm Tổng Tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương và vạch ra kế hoạch chiếm Điện Biên Phủ.

- Mỹ tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Bảo Đại không thông qua Pháp; Bảo Đại ra lệnh bắt đầu tiến hành "tổng động viên" nhằm thành lập quân đội riêng.


Ngày 11/5 - Thủ tướng Anh U. Chớc-chin đọc diễn văn tại Hạ Nghị viện Anh về sự cần thiết phải làm dịu căng thẳng quốc tế và có cuộc gặp không chính thức với các nhà lãnh đạo Liên Xô.

Khoảng ngày 10-14/5 - Thủ tướng Pháp R. May-ơ ý định có những cuộc tiếp xúc không chính thức với Đảng Cộng sản Pháp để tìm hiểu những điều kiện có thể mà theo đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng ý để đình chỉ chiến sự ở Đông Dương.

Ngày 15/5 - Đại diện thường trực Pháp tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc A. Ôp-pe-nô có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô A.Ia. Vư-sin-xki tại Oa-sinh-tơn về khả năng Pháp ủng hộ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành thành viên Liên hợp quốc đổi lấy việc Liên Xô tác động Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để nước này ngừng giúp đỡ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 21/5

- Nội các Chính phủ R. May-ơ bị đổ ở Pháp, ông Giô-dép La-ni-en lên thay (cho đến ngày 12/6/1954).

- Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô V.M. Mô-lô-tốp trao đổi với Đại sứ Anh G. Ga-xcôi và cựu Bộ trưởng Thương mại G. Vin-xơn. Ý tưởng của cuộc trao đổi là về khả năng diễn ra các cuộc tiếp xúc cấp cao không chính thức để làm giảm căng thẳng quốc tế.

Ngày 28/5 - Bà Ric-cốc, Cố vấn của Thủ tướng Pháp R. May-ơ, tới thăm Trưởng phòng Lãnh sự Đại sứ quán Liên Xô tại Pa-ri Xcô-riu-cô-va với mục đích thăm dò tình hình về khả năng sắp xếp để ông R. May-ơ gặp Đại sứ Liên Xô A.P. Páp-lốp về vấn đề Đông Dương.    


Ngày 02/6 - Phía Liên Xô nhận được "thông điệp mật cá nhân" của U. Chớc-chin nói về khả năng tổ chức một cuộc họp cấp cao. Bản thông điệp được chuyển cho G. Ma-len-cốp, N.x. Khơ-ru-sốp, L.P. Bê-ri-a.

Ngày 15/6 - Công sứ Đại sứ quán Liên Xô tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa T.Ph. Xcơ-vo-rơ-xốp gặp gỡ Đại sứ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Bắc Kinh để trao đổi về hành động của Pháp đối với việc giải quyết vấn đề Đông Dương.


Ngày 02-07/7 - Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp về "vụ việc Bê-ri-a và có thảo luận các vấn đề quốc tế.

Ngày 07/7

- G.M. Ma-len-cốp phát biểu tại Hội nghị toàn thể tháng Bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (ngày 02-07/7), trong đó lần đầu tiên nhắc đến khả năng có cuộc gặp cấp cao của các nhà lãnh đạo Liên Xô, Mỹ, Pháp và Anh để giải quyết vấn đề Đông Dương.

- Triệu hồi Đại sứ Liên Xô tại Pháp A.P. Páp-lốp, X.A; bổ nhiệm Vi-nô-grát-đốp thay thế.

Ngay 14/7 - Thông cáo chung của Hội nghị Ngoại trưởng các cường quốc phương Tây tại Oa-sinh-tơn, trong đó nêu cuộc chiến tranh ở Đông Dương là "vấn đề cốt yếu đối với thế giới tự do".

Ngày 15/7 - Bộ Ngoại giao Mỹ gửi công hàm cho Chính phu Liên Xô về sự cần thiết phải triệu tập hội nghị các ngoại trưởng của Mỹ, Liên Xô, Pháp và Anh để bàn về vấn đề an ninh ở châu Âu.

Ngày 27/7 - Dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc ký kết Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên.


Ngày 08/8 - G.M. Ma-len-cốp phát biểu tại Phiên họp thứ 5 của Xô viết tối cao Liên Xô nêu ra luận điểm cần "cùng tồn tại hòa bình giữa hai phe" và tuyên bố Mỹ mất thế độc quyền vũ khí hạt nhân.


Ngày 28/9 - Chính phủ Liên Xô gửi công hàm cho các Chính phủ Pháp, Anh và Mỹ về việc triệu tập hội nghị các ngoại trưởng để xem xét vấn đề "về những biện pháp góp phần làm giảm căng thẳng tình hình quốc tế sau khi liệt kê những vấn đề cần giải quyết gồm cả "một loạt những vấn đề quan trọng liên quan đến tình hình ở các nước Đông Nam Á và Thái Bình Dương".

Tháng 9 - Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Pháp họp ở Mông-tơ-rơi nhằm vượt qua những biểu hiện khủng hoảng trong Đảng, tiếp tục tổ chức đấu tranh kiên quyết vì quyền lợi của nhân dân lao động, phản đối chiến tranh thực dân, trong đó có cuộc chiến tranh ở Đông Dương.


Ngày 28/10 - Quốc hội Pháp biểu quyết với đa số gồm 65 phiếu thuận chấm dứt cuộc chiến tranh ở Đông Dương "thông qua đàm phán".

Ngày 31/10 - Phó Tổng thống Mỹ R. Ních-Xơn phát biểu yêu cầu gấp rút chuẩn bị cho cuộc tấn công quyết định của quân đội Mỹ ở Đông Dương.


Ngày 02/11 - Đô đốc R. Rát-phơt phát biểu về việc cần có cuộc tấn công lớn ở Đông Dương với sự yểm hộ tối đa của Mỹ trong việc tổ chức.

Ngày 09/11 - Vương quốc Cam-pu-chia giành được độc lập.

Ngày 20/11 - Quân đội viễn chinh Pháp tấn công Điện Biên Phủ.

Ngày 26/11 - Chính phủ Liên Xô gửi công hàm cho các Chính phủ Pháp, Anh và Mỹ bày tỏ sẵn sàng tham dự Hội nghị Ngoại trưởng các nước Mỹ, Liên Xô, Anh và Pháp ở Béc-lin, có mời Trung Quốc.

Tháng 11 - Đảng Lao động Việt Nam thông qua Chương trình cải cách ruộng đất mới.


Ngày 04-07/12 - Cuộc gặp ba bên giữa Mỹ, Anh và Pháp ở Béc-mu-đa. Tại đây Tổng thông Đ. Ai-xen-hao đã bác bỏ "sáng kiến riêng" của Chớc-chin về việc làm dịu quan hệ với Liên Xô và khối các nước xã hội chủ nghĩa.

Ngày 11/12 - Thắng lợi có tính chiến lược của Quốn đội nhân dân Việt Nam ở thị xã Lai Châu - một vị trí quan trọng gần biên giới với Lào.

Ngày 19/12 - Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi nhân dịp Kỷ niệm 7 năm toàn quốc kháng chiến, trong đó tuyên bố Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng thương lượng hòa bình với Pháp để giải quyết cuộc xung đột.

Ngày 25/12 - Khởi đầu cuộc tấn công thắng lợi của Quân đội nhân dân Việt Nam về hướng biên giới với Lào và Thái Lan.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #14 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2023, 07:50:33 am »

Năm 1954

Ngày 18/01-18/02 - Tháng hữu nghị Xô-Việt-Trung được tổ chức tại nhiều nước cộng hòa của Liên Xô.

Ngày 25/1-18/02 - Hội nghị Ngoại trưởng bốn bên ở Béc-lin (gồm Liên Xô, Pháp, Mỹ, Anh) xác định thời gian triệu tập Hội nghị Giơ-ne-vơ để giải quyết vấn đề Đông Dương.

Ngày 06/02 - Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô V.M. Mô-lô-tốp trao đổi với Ngoại trưởng Mỹ Gi. Đa-lét, trong đó có việc giải quyết vấn đề Đông Dương.

Ngày 11/02 - Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô V.M. Mô-lô-tốp hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Gi. Bi-đô về việc giải quyết vấn đề Đông Dương.

Ngày 26/02 - Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á - Bộ Ngoại giao Liên Xô K.v. Nô-vi-cốp trao đổi với Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc thống nhất đường lối chung của các đoàn đại biểu tại Hội nghị Giơ-ne-vơ sắp tới.


Ngày 02/3 - Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô V.M. Mô-lô-tốp có báo cáo tại Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô về kết quả Hội nghị Béc-lin và những biện pháp có thể giải quyết vấn đề Đông Dương.

Ngày 05/3 - Đại sứ Liên Xô tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa P.Ph. Iu-đin trao đổi với Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về vấn đề thống nhất đường lối chung trong lập trường của Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong Hội nghị Giơ-ne-vơ sắp tới và vấn đề xác định đường giới tuyến có thể có ở Việt Nam.

Ngày 06/3 - Tại Mát-xcơ-va, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô V.M. Mô-lô-tốp trao đổi với Đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Xô Trương Chấn Thiên về khả năng giải quyết các vấn đề Triều Tiên và Đông Dương.

Ngày 18/3 - Tại Mát-xcơ-va, Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô A.A. Grô-mưn-cô trao đổi với Đại sứ Pháp ở Liên Xô L. Giốc-xơ về giải quyết vấn đề Đông Dương tại Hội nghị các Ngoại trưởng ở Giơ-ne-vơ sắp tới.

Ngày 25/3 - Chủ tịch đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ra nghị quyết phê chuẩn dự thảo chỉ thị cho Đoàn đại biểu Liên Xô tại Hội nghị các Ngoại trưởng ở Giơ-ne-vơ sắp tới.

Ngày 29/3

- Phê chuẩn thành phần Đoàn đại biểu Liên Xô đi dự Hội nghị Giơ-ne-vơ tại phiên họp của Chủ tịch đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.

- Công bố Giác thư của Chính phủ Mỹ về các vấn đề Triều Tiên và Việt Nam; Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô V.V. Cu-dơ-nhe-xốp gặp gỡ Đại sứ Mỹ Ch. Bô-len về việc này.

Ngày 30/3 - Quân đội nhân dân Việt Nam dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu bao vây cứ điểm Điện Biên Phủ ở miền Tây Bắc Việt Nam.

Ngày 31/3 - Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô V.M. Mô-lô-tốp trao đổi với Đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Mát-xcơ-va Trương Chấn Thiên về việc thống nhất đường lối hoạt động chung tại Hội nghị Giơ-ne-vơ sắp tới.


Trước ngày 04/4 - Chuyến thăm không chính thức của Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh tới Mát-xcơ-va nhằm thống nhất lập trường tại Hội nghị Giơ-ne-vơ sắp tới.

Ngày 07/4 - Nghị quyết của Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô về việc thông qua chỉ thị cho Đoàn đại biểu Liên Xô tại Hội nghị Giơ-ne-vơ.

Ngày 11-14/4 - Ngoại trưởng Mỹ Đa-lét đến Luân Đôn và Pa-ri để bảo đảm sự ủng hộ đối với những kế hoạch ở Hội nghị Giơ-ne-vơ sắp tới, cũng như các hành động hiệp đồng quân sự của Mỹ, Pháp và Anh ở Đông Dương.

Ngày 15/4 - Tổng thống Mỹ Đ. Ai-xen-hao gửi thông điệp đặc biệt cho Thủ tướng các nước thành viên Cộng đồng Phòng thủ châu Âu về việc cần có sự "hợp tác chặt chẽ và lâu dài" giữa các lực lượng vũ trang Mỹ và quân đội của Cộng đồng.

Ngày 16/4 - Phó Tổng thông Mỹ R. Ních-Xơn đọc diễn văn tại Quốc hội Mỹ trong đó đe dọa Mỹ sẽ gửi quân sang tham chiến ở Đông Dương nếu Pháp quyết định đầu hàng.

Ngày 26/6 (đến ngồy 21/7) - Tại Giơ-ne-vơ, khai mạc Hội nghị các Ngoại trưởng Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Pháp, Mỹ, Anh và có mời đại biểu các bên có liên quan khác tham dự để giải quyết hòa bình vấn đề Triều Tiên và vấn đề Đông Dương.

Ngày 27/4 - Bắt đầu thảo luận vấn đề Triều Tiên trong khuôn khổ Hội nghị Giơ-ne-vơ.

Ngày 28/4 - 2/5 - Hội nghị của Thủ tướng các nước Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Miến Điện, Pa-ki-xtan và Xây-lan họp ở Cô-lôm-bô kêu gọi đình chiến ở Đông Dương trên cơ sở Pháp công nhận nền độc lập cho tất cả các nước Đông Dương.


Ngày 03/5 - Ngoại trưởng Mỹ Gi. Đa-lét rời Hội nghị Giơ-ne-vơ lấy cớ phải dự cuộc họp ở Pa-ri; sau đó U. B. Smith được cử lãnh đạo Đoàn đại biểu Mỹ.

Ngày 07/5 - Quân Pháp thất thủ tại Điện Biên Phủ, làm tình thế của đội quân viễn chinh Pháp ở Việt Nam thêm cùng quẫn.

Ngày 08/5

- Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến Giơ-ne-vơ;

- Bắt đầu thảo luận vấn đề Đông Dương tại Hội nghị Giơ-ne-vơ.

Ngày 19/5 - Cuộc gặp lần thứ nhất giữa các Cố vấn quân sự Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong quá trình diễn ra Hội nghị Giơ-ne-vơ, khởi đầu cho những cuộc tiếp xúc thường xuyên tiếp theo đó.


Đầu tháng 6 - Bắt đầu các cuộc gặp giữa các chuyên viên quân sự Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp tại Giơ-ne-vơ, sau đó tiếp tục có những cuộc gặp ở Việt Nam.

Ngày 12/6 - Chính phủ của Thủ tướng Gi. La-ni-en đổ; Chính phủ của Men-đét-Phơ-răng được thành lập.

Ngày 18-19/6 - Chính phủ Pháp đứng đầu là Men-đét Phơ-răng chính thức ra mắt; Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao mới của Pháp hứa trong vòng một tháng sẽ đạt được thỏa thuận hòa bình về vấn đề Đông Dương nếu không sẽ từ chức.

Ngày 20/6 - 12/7 - Một số Trưởng đoàn đại biểu tạm rời Hội nghị Giơ-ne-vơ để tham khảo ý kiến ở trong nước.

Ngày 28/6 - Tổng thống Mỹ Đ. Ai-xen-hao và Thủ tướng Anh U. Chớc-chin yêu cầu Chính phủ Pháp nhanh chóng phê chuẩn Hiệp ước thành lập Cộng đồng Phòng thủ châu Âu để không làm "tổn hại sự đoàn kết của các nước Đại Tây Dương".


Ngày 04/7 - "Nhóm nghiên cứu" Anh-Mỹ được thành lập để nghiên cứu những thiệt hại đối với an ninh châu Âu trong trường hợp Pháp không phê chuẩn Hiệp ước về Cộng đồng Phòng thủ châu Âu cũng như vạch ra kế hoạch vũ trang nước Đức.

Ngày 07/7 - Trưởng đoàn đại biểu Liên Xô V.M. Mô-lô-tốp trở lại Giơ-ne-vơ.

Ngày 21/7 - Ký kết Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơ-ne-vơ về vấn đề khôi phục hòa bình ở Đông Dương với sự tham gia của Ngoại trưởng các nước Pháp, Liên Xô, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Anh.


Ngày 12/8 - A.A. Láp-ri-sép được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên Xô ở Việt Nam.

Ngày 30/8 - Quốc hội Pháp từ chối phê chuẩn Hiệp ước Pa-ri về thành lập Cộng đồng Phòng thủ châu Âu.


Ngày 02/10 - Tờ Thời báo Niu Óoc chính thức công bố tổng số tiền viện trợ của Mỹ cho Pháp năm 1954 để tiến hành cuộc chiến tranh ở Đông Dương là 700 triệu đô-la.


Ngày 04/11 - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên Xô A.A. Láp-ri-sép trình quốc thư lên Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #15 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2023, 07:52:16 am »

Năm 1955

Ngày 16/7 - Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Ngô Đình Diệm tuyên bố từ chối thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Ngày 18/7 - Trong chuyến thăm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô K.E. Vô-rô-si-lốp đã diễn ra Lễ ký Tuyên bố chung về sự thống nhất lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Liên Xô và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.

Ngày 27/8 - Ký kết Hiệp định giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên Xô về vấn đề công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa học tập tại các trường trung học và đại học ở Liên Xô.


Tháng 9 - Ông Phạm Văn Đồng được bổ nhiệm làm Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Ngày 23/10 - Quốc gia Việt Nam tiến hành cuộc trưng cầu ý dân; tuyên bố thành lập Cộng hòa Việt Nam với Tổng thống là Ngô Đình Diệm và chính thức từ chối Tổng tuyển cử thống nhất với miền Bắc Việt Nam.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #16 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2023, 07:57:33 am »

PHẦN I
CUỘC CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH CỦA VIỆT NAM
CHIẾN ĐẤU QUA PHẢN CHIẾU
TẤM GƯƠNG CHÍNH TRỊ VÀ NGOẠI GIAO
Tháng 01/1950 -10/1953


1.
Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
toàn liên bang (Bôn-sê-vích)

(Biên bản số 72, Mục 372) về việc thiết lập quan hệ ngoại giao và trao đổi đại sứ giữa Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 30/01/1950

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN TOÀN LIÊN BANG (BÔN-SÊ-VÍCH) VỀ VIỆC THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA LIÊN XÔ VÀ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA


1. Thông qua đề nghị của Bộ Ngoại giao Liên Xô về việc thiết lập quan hệ ngoại giao và trao đổi đại sứ giữa Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

2. Phê chuẩn dự thảo thư phúc đáp của Chính phủ Liên Xô gửi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được kèm theo (Phụ lục 1).

3. Công bố trên báo chí thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thư phúc đáp của Chính phủ Liên Xô gửi Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hoàng Minh Giám (Phụ lục 2), cũng như thông tin về "nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" (Phụ lục 3).

Lời phê:
   Gửi đồng chí PÔ-XCƠ-RE-B Ư-SÉP A. N.
   Đề nghị làm thủ tục
   Đã duyệt ngày 30/01. Chữ ký


Phụ lục 1

Kính gửi: Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
   Ngài Hoàng Minh Giám

Chính phủ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viêt báo tin để Ngài hay là đã nhận được Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 14/01/1950 đề nghị với tất cả chính phủ các nước về việc thiết lập quan hệ ngoại giao.


Sau khi xem xét đề nghị của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nhận thấy Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đại diện cho đại đa số nhân dân Việt Nam, Chính phủ Liên Xô quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trao đổi đại sứ.


Được sự ủy nhiệm của Chính phủ Liên Xô
Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô: A. Vư-sin-xki
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #17 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2023, 07:59:35 am »

   
Phụ lục 2

Dự thảo Thông cáo báo chí

VỀ VIỆC THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA LIÊN XÔ VÀ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Ngày 19/01, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Băng Cốc Nguyễn Đức Quý được sự ủy nhiệm của Chính phủ nước mình đã trao cho Đại sứ Liên Xô tại Thái Lan X.X. Nhem-chin Lời kêu gọi của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngài Hồ Chí Minh, đề ngày 14/01 năm nay, gửi tất cả các chính phủ trên thế giới về việc thiết lập quan hệ ngoại giao.


Đáp lại Lời kêu gọi này, ngày hôm qua, 30/01, Chính phủ Liên Xô đã thông báo cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa biết về việc Liên Xô đồng ý thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trao đổi đại sứ.


Lời kêu gọi của ngài Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và thư phúc đáp của Chính phủ Liên Xô được công bố dưới đây.

LỜI KÊU GỌI CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA GỬI TẤT CẢ CÁC CHÍNH PHỦ TRÊN THẾ GIỚI1
(Lời kêu gọi được công bố vào ngày 30/01/1950 sau khi quyết định về việc kiến lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được phê chuẩn)


Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đánh đổ nền thống trị của đế quốc Nhật và Pháp ở Việt Nam, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập. Ngày 02/9/1945, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phát biểu bản Tuyên ngôn Độc lập trước quốc dân và thế giới. Ngày 02/3/1946, Quốc hội (Quốc dân đại hội) Việt Nam đã bầu Chính phủ chính thức của nước Việt Nam.


Ngày 23/9/1945, quân đội thực dân Pháp đánh Nam Bộ. Sau đó, nước Pháp đă ký với Việt Nam bản Hiệp định sơ bộ ngày 06/3/1946 và Tạm ước ngày 14/9/1946. Nhưng thực dân Pháp vẫn tiếp tục cuộc chiến tranh phi nghĩa chống lại Việt Nam trái với ý nguyện hòa bình của nhân dân Pháp. Chúng lại thành lập chính phủ bù nhìn Bảo Đại để dùng làm lợi khí xâm lược Việt Nam và lừa gạt thế giới.


Quyết bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, chống thực dân Pháp, nhân dân và quân đội Việt Nam đương chiến đấu anh dũng và ngày càng gần thắng lợi cuối cùng. Trải qua mấy năm kháng chiến, nước Việt Nam từng được nhân dân thế giới đồng tình và ủng hộ.


Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trịnh trọng tuyên bố với chính phủ các nước trên thế giới rằng: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam. Căn cứ trên quyền lợi chung, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ nước nào tôn trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam để cùng nhau bảo vệ hòa bình và xây đắp dân chủ trên thế giới.

Ngày 14/01/1950
Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
HỒ CHÍ MINH


Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa
   Ngài Hoàng Minh Giám

Chính phủ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết báo tin để Ngài hay là đã nhận được bản thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 14/01/1950 đề nghị tất cả các chính phủ mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao.


Sau khi xem xét lời đề nghị của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nhận thấy Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đại diện cho đại đa số nhân dân Việt Nam, Chính phủ Liên Xô quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trao đổi đại sứ.

Theo sự ủy nhiệm của Chính phủ Liên Xô
Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô: A. Vư-sin-xki
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #18 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2023, 08:01:58 am »

   
Phụ lục 3
   Mục 372, Biên bản số 72

NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
(Thông tin tóm tắt)


Nước Việt Nam ("Đất nước ở phương Nam") bao gồm lãnh thổ của các xứ do Pháp bảo hộ trước đây là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ thuộc địa, có diện tích 350 nghìn km2. Dân số khoảng hơn 20 triệu người, trong đó có 2 triệu người ở vùng lãnh thổ do quân Pháp chiếm đóng. Tính đến ngày 01/01/1950, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát 90% toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.


Dân cư chủ yếu là người Việt, chiếm khoảng 17 triệu người.

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập sau kết quả thắng lợi của cuộc khởi nghĩa vũ trang nổ ra vào ngày 08/8/1945 tại các tỉnh ở Bắc Kỳ chống lại quân chiếm đóng Nhật và chính quyền bù nhìn thân Nhật tồn tại lúc đó trên lãnh thổ Đông Dương. Cuộc khỗi nghĩa đã kết thúc bằng việc thành lập Chính phủ Lâm thời nhân dân Việt Nam vào ngày 25/8/1945. Chính phủ này được lãnh đạo bởi Đảng viên cộng sản Hồ Chí Minh, Lãnh tụ của phong trào kháng chiến.


Ngày 02/9/1945, Chính phủ Việt Nam tuyên bói nước độc lập.

Trong tháng 9/1945, các lực lượng quân đội của Anh, Ấn và Pháp đổ bộ lên lãnh thổ nước Việt Nam và lấy cớ giải giáp quân đội Nhật, đã bắt đầu các hành động quân sự chống lại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhân dân Việt Nam đã đáp trả bằng cuộc chiến đấu phản kháng anh dũng. Phía Pháp bắt buộc phải ký kết với nước Việt Nam của Hồ Chí Minh bản Hiệp định sơ bộ ngày 06/3/1946, theo đó Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với tư cách là một "quốc gia tự do, có chính phủ, quân đội, nền tài chính riêng và gia nhập Liên hiệp Pháp".


Tay nhiên, Hiệp định đó chỉ là thủ đoạn của đế quốc Pháp muốn tranh thủ thời gian để điều động thêm binh lực mới vào lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 12/1946, Bộ Tổng Tư lệnh quân đội Pháp đã mở các cuộc tấn công quân sự quy mô chống lại nước Việt Nam. Chiến sự vẫn đang tiếp tục cho đến ngày hôm nay.


Quân đội Pháp chiếm đóng các trung tâm công nghiệp và các thành phố, hải cảng chính, như Sài Gòn, Chợ Lớn (ở Nam Kỳ), Đà Lạt, Tourane, Huế (ở Trung Kỳ) và Hải Phòng (ở Bắc Kỳ), tuy nhiên những nơi đó chỉ chiếm có hơn 2 triệu dân.


Trong thời gian này, Chính phủ Hồ Chí Minh đã tiến hành một loạt các cải cách dân chủ ở trong nước. Hiến pháp dân chủ được ban hành, các ủy ban nhân dân với tư cách là cơ quan chính quyền được thành lập khắp mọi nơi, giảm 25% thuế đất, thực hiện giáo dục sơ học bắt buộc và đã đạt nhiêu thành tích trong việc xóa nạn mù chữ cho nhân dân, ban hành luật lao động thực hiện mỗi tuần làm việc 40 tiếng, nghỉ phép được trả lương, có chế độ bảo hiểm xã hội. Quốc hữu hóa các nhà máy quốc phòng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa tiến hành chia ruộng đất của địa chủ, mặc dù đất đai của gia đình cựu Hoàng đế Bảo Đại và những địa chủ chạy theo Pháp đã bị quốc hữu hóa.


Âm mưu của đế quốc Pháp muốn tiêu diệt nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng quân sự đã gặp thất bại, Chính phủ Pháp buộc phải viện tới việc thành lập chính phủ bù nhìn do cựu Hoàng đế An Nam Bảo Đại đứng đầu ở vùng do quân đội Pháp chiếm đóng. Ngày 08/3/1949, Chính phủ Pháp ký với Bảo Đại Hiệp ước về việc Việt Nam bù nhìn gia nhập Liên hiệp Pháp và tạo một số điều kiện thiết lập quan hệ ngoại giao với thế giới bên ngoài dưới sự kiểm soát của người Pháp. Vấn đề phê chuẩn Hiệp ước này đang được Quốc hội Pháp xem xét. Mỹ và Anh đang dự định công nhận chính phủ bù nhìn Bảo Đại.


Theo những thông tin tin cậy, "chính phủ" bù nhìn Bảo Đại chỉ là một vị trí rỗng tuếch, bởi vì nó không đại diện cho một ai ngoài nhóm nhỏ những kẻ phản động.

Viện Lưu trữ Lịch sử chính trị - xã hội Nhà nước Nga
Phông 17. ML 163. HS 1541. Tờ 118-125
Bản gốc

Đã được công bố một phần trong cuốn "Liên Xô-Việt Nam. Ba mươi năm quan hệ: Tài liệu văn kiện. 1930-1980." M., NXB. Chính trị, 1982. Tr.8.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #19 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2023, 08:09:48 am »

2
Thư của đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Băng Cốc Nguyễn Đức Quý gửi Đại sử Liên Xô ở Thái Lan X.X. Nhem-chin đề nghị hỗ trợ để các nước công nhận ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Ngày 02/02/19501
(Ở Mát-xcơ-va nhận được thư này vào ngày 23/3/1950 và đã chuyển cho Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô A. Ia. Vư-sin-xki)
Bản dịch từ tiếng Anh
Nhận được bằng đường hỏa tốc ngày 02/02/1950


Số đến: 12.

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đại diện Chính phủ tại Thái
Băng Cốc, ngày 02/02/1950

   Số: PV/525-NG
   Kính gửi: Ngài Đại sứ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết tại Thái.
   Băng Cốc.
   Từ: Đại diện nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
   Băng Cốc.
   Thưa Ngài,


Thực hiện chỉ thị của Ngài Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tôi xin hân hạnh gửi Ngài lời kêu gọi của Ngài Bộ trưởng và xin cảm ơn Ngài trước nếu Ngài chuyển lời kêu gọi này đến các Ngài Bộ trưởng Ngoại giao các nước Cộng hòa nhân dân An-ba-ni, Bun-ga-ri, Tiệp Khắc, Đức, Hung-ga-ri, Ba Lan và Ru-ma-ni1 (Cùng với bức thư của ông Nguyễn Đức Quý gửi Liên Xô có kèm 7 lời kêu gọi cung một nội dung gửi cho Bộ trưởng Ngoại giao các nước nói trên).


Nhân dịp này, một lần nữa tôi xin gửi tối Ngài lời chào trân trọng nhất.

Nguyễn Đức Quý
Người dịch sang tiếng Nga: U-xa-chép (ký)


   Gửi 6 bản:
1. Đồng chí Vư-sin-xki A.Ia.
2. Đồng chí Grô-mưn-cô A.A.
3. Đồng chí Dô-rin V.A.
4. Đồng chí Pốt-xe-rôp.
5. Vụ Đông Nam Á.
6. Lưu hồ sơ.

Viện Lưu trữ Lịch sử đối ngoại Liên bang Nga.
Phông 079. ML 4.
Cặp 2. HS 9. Tờ 7.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM