Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 10 Tháng Mười Hai, 2023, 12:27:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Liên Xô và Việt Nam trong những năm chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất  (Đọc 1868 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2023, 04:40:11 pm »

- Tên sách: Liên Xô và Việt Nam trong những năm chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất - Hội nghị Giơnevơ 1954
- Tác giả:
- Nhà xuất bản: Thông tin và truyền thông
- Năm xuất bản: 2019
- Người số hóa: macbupda, nhinrathegioi
 

CHỊU TRÁCH NHIỆM CÔNG BỐ
   Đặng Thanh Tùng
   Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước

BAN BIÊN SOẠN
   Trần Việt Hoa
   Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III
   Lã Thị Duyên
   Phó Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III

Và các thành viên:
   Nguyễn Thị Ngọc Diệp
   Lê Thị Lý
   Đỗ Thị Thanh Hương
   Nguyễn Thị Hoài

Biên dịch tài liệu tiếng Nga
   ThS. Tiết Hồng Nga.

Hiệu đính bản dịch tiếng Nga
   Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội.
 
Hội đồng Biên soạn bản tiếng Nga
   - TSKH. A.N. A-rơ-ti-dỐp, Cục trưởng Cục Lưu trữ Liên bang Nga;
   - N.M. Ba-ri-nốp, Cục trưởng Cục Tư liệu lịch sử Bộ Ngoại giao Nga;
   - TSKH. X.V. Mi-rô-nen-cô, Chỉ đạo Khoa học các Viện Lưu trữ nhà nước Liên bang Nga;
   - I.V. Mo-rơ-gu-lốp, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền;
   - TS. A.K. Xô-cô-kin, Giám đốc Viện Lưu trữ Lịch sử chính trị - xã hội Nhà nước Nga;
   - N.G. Tô-mi-li-na, Giám đốc Viện Lưu trữ Lịch sử hiện đại nhà nước Nga;
   - I.V. Phê-ti-xốp, Phó Giám đốc Viện Lưu trữ Chính sách đối ngoại Liên bang Nga, Cục Tư liệu lịch sử Bộ Ngoại giao Nga;
   - TS. A.V. Iu-ra-xốp, Phó Cục trưởng Cục Lưu trữ Liên bang Nga;
   - TS. Sử học O.A. Sa-sơ-cốp-va, Chuyên gia cao cấp Viện Lưu trữ Lịch sử chính trị - xã hội Nhà nước Nga;
   - A.V. Bô-ri-xốp-va, Chuyên gia cao cấp Viện Lưu trữ Lịch sử chính trị - xã hội Nhà nước Nga;
   - TS. Sử học E.V. Cô-bê-lép, Chuyên viên khoa học cao cấp Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga, biên tập khoa học phần dịch từ tiếng Việt;
   - I.N. La-ri-na, Chuyên gia cao cấp Viện Lưu trữ Lịch sử chính trị - xã hội Nhà nước Nga.
 

Liên Xô và Việt Nam trong những năm Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Hội nghị Giơ-ne-vơ. Năm 1954. Tuyển tập văn kiện và tài liệu/ [Những người biên soạn: O.A. Sa-sơ-cốp-va, E.V. Cô-bê-lép, I.N. La-ri-na]. - M., "Bách khoa toàn thư chính trị".


Ấn phẩm văn kiện tài liệu lần đầu tiên trong lịch sử sử học nước Nga và lịch sử quan hệ quốc tế dành riêng cho vấn đề giải quyết cuộc xung đột vũ trang Đông Dương (hay hiện được gọi ở Việt Nam là cuộc kháng chiến lần thứ nhất) trong tiến trình Hội nghị các Ngoại trưởng của một số nước họp ở Giơ-ne-vơ (từ ngày 26/4 - 21/7/1954). Cuộc chiến tranh nổ ra ngay sau gần 1 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai và kéo dài 8 năm đã được chấm dứt nhờ nỗ lực chung của các nhà ngoại giao Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Pháp, Anh và Mỹ. Tuy nhiên, cơ sở cho quá trình giải quyết hòa bình chính là cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam, các lực lượng giải phóng dân tộc Lào và Cam-pu-chia.


Trung tâm chú ý của cuốn sách là những vấn đề tác động qua lại giữa các đoàn đại biểu tham dự Hội nghị được trình bày trên bối cảnh lịch sử và những nguồn tài liệu văn kiện phong phú, trong đó phần lớn tài liệu được công bố xuất bản khoa học lần đầu. Cuốn sách cho thấy một bức tranh rộng lớn của phong trào cộng sản và quốc tế đấu tranh bảo vệ hòa bình ở Đông Dương, những vấn đề tình hình bên trong nước Việt Nam, cùng với những cuộc tìm hiểu lịch sử phong trào giải phóng ỏ đất nước đó.


Cuốn tuyển tập được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà nghiên cứu lịch sử các nước phương Đông, các cán bộ ngoại giao, cũng như tất cả những ai quan tâm đến lịch sử quan hệ quốc tế và các nước ở bán đảo Đông Dương.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Bảy, 2023, 04:48:04 pm gửi bởi nhinrathegioi » Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #1 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2023, 04:48:39 pm »

LỜI NÓI ĐẦU


Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết tại Giơ-ne-vơ năm 1954 là dấu mốc lịch sử quan trọng, có ý nghĩa thời đại to lớn. Hiệp định này là kết quả của quá trình hội đàm giữa các bên trong hơn hai tháng kể từ ngày khai mạc Hội nghị, đã phản ánh thắng lợi của Việt Nam và các nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp, đồng thời mở ra thời kỳ mới cho lịch sử và cách mạng Việt Nam cũng như cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.


Nhằm khẳng định hơn nữa những giá trị, ý nghĩa lịch sử của Hiệp định cũng như nhằm làm sáng tở các vấn đề về cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương, năm 2017, trong khuôn khổ những nội dung hợp tác đã được ghi nhớ và ký kết giữa lưu trữ quốc gia hai nước Việt Nam - Liên bang Nga, cuốn sách "Liên Xô và Việt Nam trong những năm chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất - Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954" bản tiếng Nga đã được biên soạn, xuất bản, phát hành tại Nga.


Năm 2019, nhằm tiếp tục chương trình hợp tác lưu trữ giữa hai nước, đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của công chúng, độc giả trong và ngoài nước, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (thuộc Bộ Nội vụ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) tiếp tục biên soạn, xuất bản cuốn sách này trên cơ sở biên dịch, chọn lọc nội dung từ bản tiếng Nga.


Cuốn sách giới thiệu gần 200 tài liệu, hình ảnh được tập hợp từ các cơ quan lưu trữ quốc gia của Liên bang Nga và Việt Nam, gồm những văn kiện, văn bản, thư từ, thông báo, biên bản, nội dung các cuộc điện đàm... trong đó có nhiều tài liệu lưu trữ lần đầu tiên được công bố, giới thiệu, qua đó tái hiện về Hội nghị ngoại giao lịch sử thập niên 50 của thế kỷ trước cùng bức tranh về phong trào công nhân và cộng sản quốc tế ủng hộ hòa bình tại Đông Dương, tình hình Việt Nam bắt đầu từ năm 1950 cho đến thắng lợi tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954.


Nội dung của cuốn sách là nguồn thông tin, tài liệu có giá trị ý nghĩa to lớn không chỉ đối với các nhà nghiên cứu về Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954, về lịch sử quan hệ quốc tế mà còn với tất cả những ai quan tâm đến lịch sử quan hệ hai nước Nga và Việt Nam. Cuốn sách được biên soạn, xuất bản là minh chứng cho sự đóng góp vào củng cố mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước Nga - Việt.


Ban Biên soạn xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến ThS. Lưu trữ học Tiết Hồng Nga, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình biên soạn, biên dịch và hiệu đính nội dung cuốn sách.


Trong quá trình biên soạn, cuốn sách sẽ khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của độc giả để cuốn sách ngày một hoàn thiện hơn ở những lần xuất bản sau.

Trân trọng giới thiệu cùng độc giả!


BAN BIÊN SOẠN
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #2 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2023, 09:33:35 am »

LỜI GIỚI THIỆU


Vào cuối tháng 4/1954, trên báo chí Liên Xô xuất hiện thông báo về việc khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng các nước Liên Xô, Mỹ, Pháp, Anh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và một số nước khác để giải quyết vấn đề chiến tranh và hòa bình tại các bán đảo Đông Dương và Triều Tiên xa xôi. Hội nghị kéo dài với thời gian chưa từng có đối với những cuộc gặp gỡ kiểu này, từ ngày 26/4 - 21/7/1954, đã chấm dứt cuộc chiến tranh ở Đông Dương, một điều mà các chuyên gia ít chờ đợi, nhưng bất chấp mọi dự đoán, đã không có được thỏa thuận hòa bình cho bán đảo Triều Tiên.


Trong bối cảnh vào những năm trước rất hạn chế thông tin về những sự kiện xảy ra tại các khu vực đó, thông báo về khởi đầu cuộc gặp gỡ chỉ mang lại hình dung chung chung về vai trò ngoại giao của Liên Xô. Trong thực tế, gần 8 năm chiến tranh Đông Dương và 4 năm chiến tranh Triều Tiên hầu như không nhận được sự quan tâm chú ý của các bài viết đăng trên báo chí Liên Xô.


Nguyên nhân của tình trạng này liên quan đến việc thiết lập hòa bình khá là phức tạp ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày nay, thật khó tin là chỉ trong vài ngày vào tháng 8/1945, nhân dân Việt Nam đã lật đổ được chế độ thực dân mà không có sự ủng hộ giúp đỡ nào từ bên ngoài. Những sự kiện thần tốc với thành quả là vào ngày 02/9/1945, bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được công bố tại cuộc mít tinh với nửa triệu người tham dự ở Hà Nội, là kết quả tài năng chính trị và ý chí lớn lao của các nhà lãnh đạo Việt Nam, mà trước hết là Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, lần đầu tiên các độc giả Liên Xô được biết tới Người với tư cách là Chủ tịch nước Việt Nam Dồn chủ Cộng hòa vào tháng 02/1950, khi Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Khi đó, lần đầu tiên những sự kiện bí ẩn ở Đông Dương đã được đưa ra ánh sáng sau nhiều năm dài. Mặc dù vậy, cũng phải trải qua vài năm nữa trước khi Đại sứ quán Liên Xô đầu tiên, đứng đầu là Đại sứ A.A. Láp-ri-sép1 (Trước đó, các quan hệ chính thức giữa Liên Xô và các nước Dông Nam A được thực hiện thông qua cơ quan đại diện của Liên Xô ở Băng Cốc (Thái Lan)), khởi đầu công việc ở Hà Nội vào mùa thu năm 1954, sau đó gần một năm, Hiệp định đầu tiên giữa hai Nhà nước đã được ký kết. Không phải ngẫu nhiên mà con đường này lại kéo dài đến như vậy.


Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra con đường đi tới độc lập. Mặc dù ngày 06/3/1946, Pháp buộc phải công nhận nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - trong khuôn khổ cái gọi là "Liên hiệp Pháp", các giai đoạn đàm phán tiêp theo vào tháng 7-8/1946 cho thấy sẽ phải còn đấu tranh để giành tự do. Từ mùa thu năm 1946, Pháp bắt đầu cuộc phong tỏa lương thực, thực phẩm đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đơn phương kiểm soát lương thực, thực phẩm. Các hành động khiêu khích này của Bộ chỉ huy quân đội Pháp kết thúc bằng cuộc ném bom xuống Hải Phòng vào đêm ngày 22 và rạng sáng ngày 23/11/1946 và để đáp lại, các đội quân du kích Việt Minh (Việt Nam Độc lập đồng minh) đã phản kháng quyết liệt ở trong thành phố. Trong những thời khắc đếm từng ngày này, sự phản kháng đã biến thành một cuộc chiến tranh quy mô mới lần đầu tiên sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Trong giới các chuyên gia Liên Xô, cuộc chiến tranh này có tên gọi là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, còn ở Việt Nam được gọi là "cuộc kháng chiến lần thứ nhất". Cuộc kháng chiến này đã kéo dài 8 năm.


Châu Âu và nước Mỹ đã chơi "ván bài Đông Dương" để quyết định tương quan lực lượng giữa Pháp, Anh, Mỹ và Liên Xô, và sau đó có thêm sự tham gia của Trung Quốc với vai trò ngày càng tăng. Tất cả các nhà lãnh đạo thế giới chủ chốt đều hiểu điều này, như Uôn-tơ Smith, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố thẳng tại Hội nghị Giơ-ne-vơ vào ngày 09/5/1954 là "Triều Tiên và Đông Dương có ý nghĩa toàn thế giới". Hai cuộc xung đột quân sự đáng chú ý đó quả thực đã khởi đầu cho sự sụp đổ của các đế chế thực dân, mặc dù số phận của chúng đã được quyết định trong quá trình diễn ra Chiến tranh thế giới thứ hai.


Lập trường có tính nguyên tắc của Liên Xô là cần phải thủ tiêu mọi hình thức phụ thuộc thực dân và phụ thuộc kinh tế, cũng như thành lập các khu vực có khả năng đương đầu với sự bành trướng của Mỹ, có một ý nghĩa lớn ở đây. Ý kiến nhất quán của chính quyền Mỹ do Ph. Ru-dơ-ven nêu ra tại các hội nghị quốc tế trong những năm 1943-1945 cho thấy, nhiệm vụ chủ yếu của Mỹ là tìm ra một giải pháp hòa bình cho vấn đề, mặc dù lập trường của họ mang tính chất phức tạp. Để tạo nên hình ảnh Mỹ như là một nước bảo vệ quyền lợi của các dân tộc bị áp bức và hợp tác quốc tế với họ, Ru-dơ-ven cho rằng, cần trao trả cho những nước nguyên là thuộc địa những đền bù nhất định (các công nghệ và thiết bị sản xuất công nghiệp, tín dụng, v.v.)1 (Ý tưởng tái thiết lại hệ thống thuộc địa sau chiến tranh đã được Ph. Ru-dơ-ven nêu ra khi giải quyết các vấn đề phân phối viện trợ theo Chương trình lend-lease (cho vay không lấy lãi) tại buổi tọa đàm với Thủ tướng Anh Chớc-chin. Nói về lợi ích của các hiệp ước nhiều bên đối trọng với hiệp ước hai bên, tổng thông đã kịch liệt phê phán "các hiệp định thương mại đế quốc" vì chúng mà "nhân dân Ấn Độ và châu Phi, toàn thể khu vực Cận Đông và Viễn Đông, đã phát triển thua kém". "Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, chúng ta không thể đạt được hòa bình bền vững, nếu như nó không đưa đến sự phát triển cho các nước lạc hậu, các dân tộc lạc hậu. Phương pháp của thế kỷ XX có nghĩa là phát triển ngành công nghiệp tại các thuộc địa và cải thiện phúc lợi cho người dân bằng con đường giáo dục, bằng con đường cải thiện sức khỏe, bằng con đường đền bù cho họ vì các nguồn nguyên liệu thô bị lấy đi". (Xem Ru-dơ-ven E-li-Ổt. Qua cặp mắt của ông. Mát-xcơ-va, Nxb. Chính trị quốc gia Liên Xô, 1947, tr. 51-52)).


Trong tất cả những khác biệt về mục đích của Mát-xcơ-va và Oa-sinh-tơn, những đề xuất đầu tiên về Đông Dương đã có sự tương đồng giữa hai bên. I.V. Xta-lin, cũng như Ph. Ru-dơ-ven bước đầu đã nhìn thấy được sự bảo hộ của các tổ chức quốc tế đối với các nước vốn là thuộc địa của Pháp. Tuy nhiên, ngay từ mùa xuân năm 1945, Tổng thống Mỹ đã coi Đông Dương năm dưới sự bảo trợ của Mỹ. Các kế hoạch tương tự đã được che giấu với Pháp, nhưng không phải là điều bí mật đối với Anh.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #3 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2023, 09:36:55 am »

Mặc dù vậy, ngay sau khi Ph. Ru-dơ-ven từ trần, những ý tưởng này đã chuyển thành chiều hướng "chiến đấu với chủ nghĩa cộng sản". Khi đó, chính quyền mới của G. Tơ-ru-man đã đặt tất cả các dân tộc phải bình đẳng với Mỹ, đòi hỏi họ không những phải cung cấp nguyên liệu, thị trường tự do, mà còn cả phải từ chối hợp tác với Liên Xô.


Diễn biến tiếp theo của những ý tưởng này dẫn tới việc trong phiên họp của Bộ Chỉ huy liên quân Mỹ và Anh tại Hội nghị Pôt-xđam vào ngày 17/7 - 02/8/1945, đã thông qua quyết định thực hiện "đường phân chia" các chiến trường Thái Bình Dương và Đông Nam Á và kiểm soát việc giải giáp vũ khí của quân đội Nhật (trước tiên là tại các bán đảo Triều Tiên và Đông Dương) đến Vĩ tuyến 16. Phần phía Bắc của đường phân chia này sẽ do Mỹ kiểm soát, nhưng ngay sau đó sứ mệnh này đã được tin tưởng giao phó cho Tưởng Giới Thạch, còn phần phía Nam do Anh kiểm soát1 (Vấn đề này chưa được phản ánh đầy đủ trong các tuyển tập văn kiện Xô viết "Tê-hê-ran - I-an-ta - Pốt-xđam" (X.P. Xa-na-côi-ép, B.L. Txư-bu-lép-xki biên soạn. Mát-xcơ-va, M.1970), "Liên Xô tại các hội nghị quốc tế thời kỳ chiến tranh yêu nước vĩ đại 1941-1945" (Chủ biên: A. A. Grô-ram-cô. Gồm 6 tập. Mát-xcơ-va, 1984). Các kết quả hội đàm được công bố trong các công trình nhiều tập của Mỹ như: Những vấn đề cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Tặp 2. Lê-sinh-tơn, 1995, tr. 189- 190 (theo: Xê-li-va-nốp, I. N. Cô-nô-rép-va. Các quan hệ quốc tế ở Đông Dương: Địa chính trị, ngoại giao và các vấn đề pháp lý (1939-1954), Cur-xcơ, 2008, tr.110; Liên Xô tại các hội nghị quốc tế thời kỳ chiến tranh yêu nước vĩ đại, 1941-1945: Tuyển tập văn kiện. Tập 2. Mát-xcơ-va, 1984, tr. 81).


Thời gian đã cho thấy quyết định nói trên đã định trước tấn bi kịch của "cuộc đấu súng Đông Dương" giữa các lợi ích của Mỹ và Pháp tại khu vực, cũng như mức độ tham dự của Liên Xô vào các sự kiện. Mỹ mưu toan kiểm soát phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á, đồng thời muốn chiếm lĩnh các thị trường tiêu thụ mới ở đó, đã tích cực tác động đến chính sách của Pháp. Tuy nhiên, ý đồ đích thực của tình hình được tạo ra chính là tham vọng của Oa-sinh-tơn muốn làm bá chủ thế giới dưới chiêu bài "đấu tranh với chủ nghĩa cộng sản"2 (Can-vô-cô-rét-xki Pi-te. Chính sách của thế giới trong những năm 1945- 2000. Tập 2/Dịch từ tiếng Anh, Mát-xcơ-va, Nxb Quan hệ quốc tế, 2003, tr.40).


Từ đây có thể hiểu được đặc điểm các hành động của Liên Xô trong việc bảo đảm các lợi ích chiến lược của mình ở Đông Nam Á, dẫu cho vào thời điểm đó, khu vực này chưa phải là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Liên Xô. Mặc dù những ý niệm về sự phân chia lực lượng chung và phạm vi ảnh hưởng tại khu vực Đông Dương sau chiến tranh có vẻ rõ ràng và mang tính biểu tượng, nhưng hiện thực xảy ra còn phức tạp hơn. Sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa tại đây, cũng như ở khắp nơi trên thế giới đã diễn ra cùng với việc dựng nên những thang bậc mới như các nhà lãnh đạo, các giá trị, các lợi ích.


Khát vọng độc lập của nhân dân Việt Nam cuổì cùng đã cho phép một quốc gia không lớn đi đến thắng lợi, dù không có các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tay và phải bắt đầu cuộc kháng chiến gần như là bằng "gậy tre và chông" để chống lại xe tăng và máy bay hiện đại. Với "vũ khí" riêng của mình, chính quyền mới đã lựa chọn khuynh hướng đi theo kinh nghiệm của Liên Xô. Tuy nhiên, định hướng cộng sản chủ nghĩa của các nhà lãnh đạo Việt Nam trước đã từng học tập ở Liên Xô, trong một thời gian dài đã gợi lên những tình cảm thận trọng của "tổ quốc tinh thần" trước đây. Hơn ba năm sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố độc lập, các sự kiện tại đây đã biến chuyển tương đối độc lập với ảnh hưởng của Liên Xô và phong trào cộng sản thế giới. Ban lãnh đạo Liên Xô đã xử sự hết sức dè dặt: cả hai bức điện do Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi V.I. Xta-lin vào các ngày 22/9 và 21/10/1945 đã không được hồi âm1 (ở Liên Xô đã nhận được đầy đủ các bức điện đó với chữ ký "Hồ Chí Minh thông qua Đại sứ quán Liên Xô ở Pháp (và tại đây đã dịch sang tiếng Nga). Sự việc này được nhắc tới trong bài viết của I. V. Bu-kha-rkin (Xem Bu-kha-rkin. I.V. Điện Crem-lin và Hồ Chí Minh. 1945-1969.// Tạp chí "Lịch sử cận đại và hiện đại". 1998. No. 3. Tr. 126-127. Viện Lưu trữ chính sách đối ngoại Liên bang Nga. Phông 0136. ML. 29. Cặp. 197. HS. 31. Tò 186, 188-189) (Đồng thời, cả Tổng thống G. Tơ-ru-man cũng đã im lặng đối với 8 bức thư của nhà lãnh đạo Việt Nam gửi cho ông ta)1 (Theo ý kiến của một nhà sử học Mỹ, vào thời đó, đại diện Hoa Kỳ ở Việt Nam gần như là người bảo trợ của Hồ Chí Minh, (theo: Xê-li-va-nốp, I. N. Cô-nô-rép-va. Các quan hệ quốc tế ở Đông Dương: Địa chính trị, ngoại giao và các vấn đề pháp lý (1939-1954), tr.112)).


Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà báo chí Liên Xô cuối những năm 1940 - đầu những năm 1950 đã không nhắc đến các cuộc cách mạng và chiến tranh ở Việt Nam, cũng như sự thận trọng trong việc tiếp xúc lẫn nhau2 (O-gơ-ne-tốp I.A. Những khía cạnh còn ít được biết đến trong quan hệ Xô-Việt. Các vấn đề sử học. 2001, số 8, tr. 134-139). Đại bản doanh chủ yếu để Mát-xcơ-va mở rộng tầm ảnh hưởng là thông qua Trung Quốc, dựa vào sự ủng hộ của Mao Trạch Đông, mặc dù các nhà lãnh đạo Liên Xô nhận thức rõ được sự mâu thuẫn này trong bức tranh chung3 (Xem: Vla-đi-mi-rốp P. P. Khu vực đặc biệt của Trung Quốc. 1942-1945. Mát-xcơ-va. Hãng Thông tấn Nô-vôt-xti, 1973).


Thông thường, chỉ có thể biết đến các sự kiện ở Đông Dương khi đọc tin tức về các cuộc biểu tình đông người và rộng khắp ở nước Pháp, nơi không chỉ có những người cộng sản đứng lên phản đối cuộc chiến tranh Đông Dương. Lượng thông tin trên tờ báo "Vì hòa bình bền vững, vì nền dân chủ nhân dân", cơ quan thông tin của Cục Thông tin của các đảng cộng sản và công nhân - một trong những cơ quan kế thừa không công khai của Quốc tế Cộng sản, đã cho thấy điều đó. Trong thời gian bốn năm rưỡi sau khi Liên Xô và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thiết lập quan hệ ngoại giao cho đến khi Hội nghị Giơ-ne-vơ khai mạc, tờ báo đã đăng không quá 7-8 bài về cuộc chiến tranh ở Việt Nam (tờ báo này ra 52 số/năm). Trong khi đó, tin tức về những sự kiện, chẳng hạn như ở Pháp, hầu như được đưa lên mỗi số, mà đôi khi là 2-3 bài cùng một lúc.


Ban Quốc tế (sau này là Ủy ban Chính sách đối ngoại) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, nơi có bộ phận kế thừa Quốc tế Cộng sản làm nhiệm vụ theo dõi tình hình ở Đông Dương, dựa vào chỉ đạo của "cấp cao nhất", cũng đã giữ lập trường tương tự như Cục Thông tin của các đảng cộng sản và công nhân1 (Xem: Xô-cô-lốp A. A. Những cuộc tiếp xúc Xô - Việt đầu tiên. 1947-1950. Các công trình nghiên cứu về Việt Nam. Số 4. Việt Nam trong cộng đồng thế giới/Chủ biên: V. M. Ma-dư-rin, E. V. Cô-bê-lép, G. M. Lốc-xin. Mát-xcơ-va. Viện Nghiên cứu Viễn Đông Viện Hàn lâm Khoa học Nga, 2014, tr. 170-191; Bu-kha-rkin. Điện Krem-lin và Hồ Chí Minh. 1945- 1969. Tạp chí Lịch sử cận đại và hiện đại, 1998, số 3; Cô-bê-lép E V. Việt Nam học Nga ngày nay: Các vấn đề và nhiệm vụ. Các công trình nghiên cứu về Việt Nam. Quyển 1. Việt Nam ngày hôm nay và hôm qua. Mát-xcơ-va. Viện Nghiên cứu Viễn Đông Viện Hàn lâm Khoa học Nga. 2011).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #4 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2023, 09:38:57 am »

Việc này không chỉ minh họa một cách rõ ràng hệ thống "nghi thức đảng", mà một lần nữa nhấn mạnh sự thận trọng của Liên Xô trong việc hình thành một chính sách riêng để thể hiện vai trò của mình ở khu vực. Mặc dù lập trường đó không làm cho Liên Xô tránh khỏi bị buộc tội "gieo rắc chủ nghĩa cộng sản", nhưng rõ ràng cho phép giữ khoảng cach1 (Theo khẳng định của Nhà báo M. M. I-lin-xki thì cho đến tận cuối những năm 1950 chưa có đại diện tình báo Liên Xô ở Việt Nam (khác với Hoa Kỳ đã có đại diện ở Hà Nội vào những năm Chiến tranh thế giới lần thứ hai). (Xem: I-lin-xki. Hội chứng Việt Nam. Chiến tranh tình báo. Xuất bản lần thứ 2. Mát-xcơ-va, Ex-mô, 2005. Tr. 17)). Các sự kiện cho thấy, chính sách này nói chung là có thể hiểu được, bởi vì nó không làm cho Pháp mạnh lên, và cũng không làm suy yếu đi cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam.


Tình hình của mẫu quốc Pháp vào đầu những năm 1950 ngày càng trở nên phức tạp hơn. Cuộc chiến tranh Đông Dương đã tiêu tốn của ngân khố Pháp hơn 3 tỷ phơ-răng, còn tổn thất sinh lực bao gồm khoảng 43 nghìn người thiệt mạng và bị thương1 (Con số tổn thất của Pháp thực tế còn lớn hơn nhiều. Người ta cho rằng trong suốt những năm chiến tranh có khoảng gần 200 nghìn người gồm sĩ quan và binh lính mẫu quốc, các nước thuộc địa như: Ma-rốc, Tuy-ni-di, An-giê-ri, đã bị chết và bị thương. (Con số hơn 40 nghìn người chỉ là tốn thất của riêng nước Pháp). (Xem: Ma-la-xen-cô O. A. Các vấn đề cơ bản của chính sách quân sự Pháp. 1946-1958. Tạp chí Lịch sử quân sự 2008, số 4, tr. 31; Văn kiện số 23)). Mặc dù nước Pháp có những biểu hiện khủng hoảng kinh tế do chiến tranh tại các nước thuộc địa gây ra (mà trước tiên là ở Đông Dương), nhưng họ vẫn cố tăng cường sự hiện diện về quân sự trên bán đảo này. Theo ý kiến của các nghị sĩ Pháp, cho đến năm 1954, cuộc chiến tranh Đông Dương đã sử dụng một phần lớn các sinh viên tốt nghiệp ở Học viện Quân sự Xanh Xi-rê để thay thế cho số sĩ quan bị loại ra khỏi vòng chiến đấu.


Cuộc xung đột đã được nuôi dưỡng bằng nguồn tài chính lấy từ khoản viện trợ ngày càng tăng từ phía Mỹ. Viện trợ này được bắt đầu không chính thức ngay từ cuối những năm 1940. Sự thúc đẩy rõ rệt đầu tiên diễn ra vào tháng 02/1950, sau khi Hội nghị các nhà ngoại giao Mỹ tại các nước Đông Nam Á đề nghị tăng cường tiếp tế về quân sự và kinh tế cho "Quốc gia Việt Nam" đứng đầu là Bảo Đại và trở thành hiện thực sau cuộc gặp gỡ của Thủ tướng Pháp R. Su-man với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Đ. A-che-xơn vào tháng 5 năm đó. Đến mùa hè năm 1952, Hoa Kỳ đã chi trả gần 40% "giá trị" của cuộc chiến tranh ở Đông Dương, còn đến năm 1953 - cho gần một nửa chi phí của Pháp tiêu tốn cho cuộc chiến, theo ý kiến của M.M. I-lin-xki tức là khoảng 2,6 tỷ đô-la của Mỹ và 1.688 tỷ phơ-răng là của Pháp2 (I-lin-xki, M.M. Đông Dương: Tro tàn của bốn cuộc chiến tranh (1939- 1979). M., Veche, 2000). Sự quan tâm của Mỹ không chỉ do tài nguyên thiên nhiên giàu có của Việt Nam (cao su, thiếc và các thứ khác trong đó có những thứ mà Mỹ hoàn toàn có nhu cầu). Những mong muốn gián tiếp chi phối Pháp, khả năng có thể kiểm soát tình hình ở Nhật Bản và ở khu vực nói chung thông qua Đông Dương thuộc Pháp cũng không phải là không có ý nghĩa quan trọng.


Mặc dù trong thời kỳ 1952-1653 Mỹ đã phải tiêu tốn hơn 14 tỷ đô-la cho cuộc chiến tranh Đông Dưong, nhưng thành quả thu được thì đáng kể hơn nhiều1 (Về "trị giá" của cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất xem thêm Liakh Manfred. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương: Cấc vấn đề pháp lý của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. M., 1956, tr. 36-37). Cuộc chiến tranh ở Đông Dương có ý nghĩa là "trận mưa của khói lửa và sắt thép đối với một bên và là trận mưa vàng đối với những người khác" - Nghị sĩ Quốc hội Pháp Gioóc Cô-nhơ đã nói như vậy khi phát biểu vào ngày 18/5/1953. Ông đã dẫn ra những con số đáng chú ý là: "Ngân hàng Đông Dương đã tính số lãi thu được trong năm 1951 là 502 triệu phơ-răng so với 53 triệu phơ-răng vào năm 1947; Công ty Cam-pu-chia - 717 triệu phơ-răng so với 44 triệu phơ-răng; "Đồn điền Đất đỏ" - 1.071 triệu phơ-răng so với 100 triệu phơ-răng; trong bản quyết toán của 45 các công ty tư bản chủ nghĩa khác đang có trước mặt tôi đã công nhận họ đã bỏ túi 10.101 triệu phơ-răng trong năm 1951 so với 1.250 triệu phơ-răng trong năm 1947. Đó chỉ là một phần lợi nhuận không nhiều... Nói cách khác, các tư bản lớn vẫn muốn cuộc chiến tranh tiếp tục" (Ché-rơ-ca-xốp P.P. Sự sụp đổ của đế chế thuộc địa Pháp. Cuộc khủng hoảng của chính sách thực dân Pháp trong những năm 1939-1985. M., 1985, tr. 104).


Một công cụ nữa cho phép Mỹ chi phối tình hình ở châu Âu, trong đó có việc gây sức ép đối với Pháp, là ý đồ tổ chức Cộng đồng Phòng thủ châu Âu1 (Theo ý kiến của một bô phận giới có ảnh hưởng tại Mỹ, cũng như một số nước đứng đầu châu Au, nguy cơ lan truyền chủ nghĩa cộng sản ở châu Á có thể được cân bằng với việc thành lập Cộng đồng Phòng thủ châu Âu dưới sự bảo trợ của Mỹ. Mỹ là nước đầu tiên tích cực chơi con bài này; các chính phủ Pháp đã buộc phải ủng hộ hoàn toàn cho đến tận tháng 8/1954, khi có điều kiện công khai từ chối ý tưởng đó. (Tuy nhiên, học thuyết "cân bằng sức mạnh" đã được Hoa Kỳ cụ thể hóa sau khi Hiệp ước Ma-ni-la được ký vào ngày 08/9/1954 bằng việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Đồng Nam Á (SEATO), 1955-1977). Việc tái thống nhất hai miền Việt Nam trên thực tế vào năm 1975 đã chấm dứt sự tiếp tục tồn tại của SEATO)). Một vai trò lớn được dành cho Đức và nước này đã nhận được quyền tái vũ trang. Điều đó mâu thuẫn với lợi ích của Pháp, tạo nên sức ép lớn hơn đối với Liên Xô (nhất là khi kết hợp với chính sách được dự đoán của Cộng đồng Phòng thủ châu Âu và Liên minh Bắc Đại Tây Dương) và nói chung đã làm phức tạp thêm tình hình ở châu Âu. Ý thức được điều đó, Pháp đã trì hoãn phê chuẩn các hiệp ước ký kết trong năm 1952, nhưng chỉ từ bỏ hoàn toàn vào tháng 8/1954 sau khi Nghị viện được kết quả Hội nghị Giơ-ne-vơ cổ vũ, đã bác bở các văn kiện đó. Như vậy, vai trò thực sự của ý tưởng Cộng đồng Phòng thủ châu Âu đã trở nên rõ ràng chính là sau Hội nghị Giơ-ne-vơ.


Sự giúp đỡ của Mỹ, học thuyết Mác-san hóa châu Âu, kể cả nước Pháp, đã làm giảm tính độc lập trong chính sách đối ngoại và đối nội của nước Pháp, làm cho dư luận xã hội tập làm quen với sự cộng sinh giữa các tổ chức độc quyền công nghiệp trong nước và bên bờ đại dương với sự hiện diện tích cực của Mỹ vào đời sống trong nước.


Các cuộc tranh luận tại Nghị viện, những lời phát biểu đại diện các khuynh hướng khác nhau đăng trên báo chí, các cuộc biểu tình, bãi công của công nhân (đặc biệt là trong những năm 1950-1952), mặc dù không làm tê liệt đời sống xã hội Pháp, nhưng đã làm nước Pháp trở nên rất phức tạp. Tình hình ở các thuộc địa cũng trở thành lý do để nội các chính phủ liên tục thay đổi trong giai đoạn Cộng hòa đệ Té. Mười tám Chính phủ và hai đời Tổng thống dính líu tới cuộc phiêu lưu Đông Dương, các chính quyền bù nhìn ở Lào, Cam-pu-chia và miền Nam Việt Nam đã luân phiên bị thay thế. Những tổn thất lớn lao làm tổn thương ý thức dân tộc của người dân Pháp sự đe dọa đến độc lập dân tộc do Mỹ can thiệp vào chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước, cũng như sự phản đối ngày càng tăng của quốc tế nhằm bảo vệ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cuối cùng đã khiến nền Cộng hòa đệ Tứ phải tìm kiếm thỏa hiệp.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #5 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2023, 09:40:13 am »

Phong trào cộng sản thế giới đã đóng một vai trò to lớn trong việc này. Ảnh hưởng thực sự của những người cộng sản ở châu Âu nói chung và đặc biệt là ở Pháp (ngay cả trong thời kỳ khi họ không còn tham gia chính phủ) đã bắt buộc nội các chính phủ phải tính đến uy tín của lực lượng chính trị này.


Vào đầu những năm 1950, Đảng Cộng sản Pháp đã triển khai một làn sóng lớn trong nước các hoạt động phản đối chiến tranh và được một bộ phận quần chúng không nhỏ ủng hộ, chẳng hạn như các công nhân bốc vác ở Mác-xây, Ru-ăng, Boóc-đô và Can, các hải đội thương thuyền chuyên chở hàng quân sự, các công nhân đường sắt và các xí nghiệp quốc phong. Một số chính khách chủ chốt trong nước có tư tưởng tự do cũng ủng hộ họ. Có thể dẫn ra một sự việc chứng tỏ tình hình căng thẳng đến mức nào: ngay giữa lúc đang thảo luận căng thẳng nhất về vấn đề Đông Dương thì ở Pa-ri vào năm 1952, tuyển tập các bức thư của Hen-ry Mác-tanh, người còn đang ở trong tù đã được xuất bản1 (Henri Martin. Letters d’Indochine á sa famille. Paris. 1952). Người thủy thủ Pháp này tình nguyện sang chiến đấu ở Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng thấy được tính chất tội ác của lò sát sinh và anh đã bị bỏ tù 5 năm vào ngày 13/5/1950 vì đã kêu gọi hòa bình. Do sự phản đối của dư luận, chính quyền đã phải thả Ray-mông Điêng (sau 4 tháng bị biệt giam), người bị kết án 5 năm tù giam vào tháng 2/1950 vì tội đã nằm trên đường ray để ngăn cản đoàn tàu hỏa chở xe tăng ra bến cảng.


Bên cạnh đó, sự lớn mạnh của phong trào phản đối chiến tranh ở Đông Dương đã dẫn đến các hiện tượng khủng hoảng ngay trong phong trào cộng sản ở Pháp. Các cuộc biểu tình và bãi công chống chiến tranh trên bối cảnh "cuộc chiến tranh bẩn thỉu" đã đặt ra vấn đề phải xem xét lại sách lược của phong trào cộng sản. Những mâu thuẫn rắc rối đã làm suy yếu Đảng Cộng sản Pháp, tuy nhiên, cho đến giữa những năm 1950, khi Chính phủ phê chuẩn một loạt dự luật đặt những người cộng sản ra ngoài vòng pháp luật thì Đảng vẫn có nhiều uy tín như trước đây. Mối quan hệ chặt chẽ của những người cộng sản Pháp với Liên Xô cho phép hiểu được tính lô-gic chung trong các cuộc tìm kiếm thỏa hiệp do Chính phủ Pháp tiến hành.


Sự gia tăng căng thẳng ở mẫu quốc, các chính sách trong nước của Chính phủ Việt Nam mới thắng lợi - tất cả đã làm nên những tiến bộ tiếp theo. Đồng thời, những hành động tích cực của Mỹ muốn ép buộc bằng vũ lực và mưu toan "vẽ lại bản đồ" đã khiến Liên Xô phải triển khai hành động ở khu vực mà thoạt đầu nước này không có kế hoạch tăng cường vai trò ở đây. Triển vọng chấm dứt chiến sự và lập lại hòa bình ở Việt Nam một cách độc lập theo con đường đã chọn, không có sự trợ giúp từ bên ngoài là những lý do chủ yếu giải thích cho những nỗ lực của các nhà ngoại giao và chính trị Liên Xô. Dĩ nhiên, khả năng dùng con đường kết thúc cuộc xung đột để thúc giục Pháp từ bỏ ý tưởng Cộng đồng Phòng thủ châu Âu cũng đã được tính đến.


Việc kết thúc cuộc chiến tranh thực chất có dính líu đến cả một liên minh đã đòi hỏi những nỗ lực rất lớn để vượt qua những trở ngại từ phía bên kia. Sức ép thường xuyên của Mỹ, việc thay thế Chính phủ kháng chiến ở Pháp bằng các chính phủ khác đã dẫn tới một loạt những quyết định trung gian. Tuy nhiên, cuối cùng, vào ngày 28/10/1953, Nghị viện Pháp đã đưa ra ý kiến là phải tìm kiếm con đường hòa bình để giải quyết cuộc xung đột. Trong bối cảnh đó, Liên Xô đã có khả năng không chỉ hạn chế đáng kể các kế hoạch toàn cầu của Mỹ, mà còn giúp Pháp rút khỏi Việt Nam mà "không bị mất mặt".


Một loạt các cuộc gặp gỡ quốc tế công khai và bí mật diễn ra trước thềm Hội nghị Giơ-ne-vơ có thể được coi là hiếm có vào thời đó về tần suất và hiệu quả. Dự cảm trước về khả năng không thể giữ được một nước Việt Nam toàn vẹn đã đẩy đến một ý tưởng có từ lâu là tạm thời chia cắt đất nước để bắt đầu cuộc đấu tranh ở cấp độ mới sau khi đã có bàn đạp quân sự hợp pháp và tránh được sự xâm lược công khai của Mỹ ở khu vực. Hội nghị các nhà lãnh đạo Liên Xô, Mỹ, Pháp và Anh họp ở Béc-lin vào tháng 2-3/1954, và sau đó là cuộc gặp không chính thức ỗ Mát-xcơ-va giữa Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh vào đầu tháng 4 đã trở thành những mốc quan trọng nhất trên con đường này sau rất nhiều sự xúc tiến và vận động ngoại giao. Tuy nhiên, như các sự kiện đã chứng tỏ, từng đó vẫn là chưa đủ.


Với quan điểm bên ngoài, có thể nhìn nhận Hội nghị Giơ-ne-vơ như là một trận đánh lớn và khó khăn với giá trị được khuếch trương nhiều lần khi chú ý đến quyết định ban đầu của Mỹ muốn phá hoại Hội nghị này. Tuy vậy, chỉ khi nghiên cứu các tư liệu Hội nghị mới hiểu được những công việc từ bên trong do Liên Xô và các nước đồng minh thực hiện. "Cơ quan đầu não" của công việc này mới đầu là các cuộc họp kín (mà trước hết là đối với Mỹ), sau đó là các cuộc họp công khai ở phạm vi rộng hơn của một số nước, gồm các chuyên gia quân sự của Pháp, Việt Nam, Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các cuộc họp này được bắt đầu ở Giơ-ne-vơ, ngay sau đó được tiến hành song song ở Việt Nam và cả ở Bơn từ giữa tháng 7 trong giai đoạn kết thúc Hội nghị Giơ-ne-vơ.


Trong thời gian làm việc, bản thân Hội nghị đã trải qua một loạt các giai đoạn phát triển: từ những tuyên bố chung cho đến các mâu thuẫn sâu sắc có chủ định, giai đoạn tham khảo ý kiến tiếp theo sau khi phần lớn các trưởng đoàn rời Thụy Sĩ, một chuỗi các cuộc đàm phán bí mật của các cố vấn quân sự và rốt cuộc đã giúp đạt được điều gần như không thể.


Tính chất phức tạp của việc giải quyết vấn đề có cùng một ý nghĩa đã buộc các đại biểu tham dự Hội nghị phải chấp thuận đặt đường giới tuyến chia cắt Việt Nam tại Vĩ tuyến 17 (khu vực phi quân sự) với điều kiện sẽ thống nhất đất nước sau khi tiến hành Tổng tuyển cử tự do vào năm 1956. Mặc dù quyết định đó sau này trở thành lý do cho nhiều lời trách cứ đối với các bên tiến hành thỏa thuận (trong dó có cả Liên Xô), nhưng chỉ bây giờ, sau khi công bố các tài liệu cho thấy toàn bộ "bếp núc" của Hội nghị Giơ-ne-vơ mới có thể đánh giá được tài năng ngoại giao được các Đoàn đại biểu Liên Xô, Việt Nam và Trung Quốc thể hiện trong việc tìm kiếm những thỏa hiệp qua lại. Những người ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh có mặt ở khắp Việt Nam chứ không chỉ tập trung ở miền Bắc. Mặt khác, quân đội viễn chinh Pháp có các căn cứ được củng cố vững chắc ở miền Bắc và khu vực giữa đồng bằng sông cửu Long, nhưng lại gặp khó khăn trong việc tập trung lực lượng của họ, cũng như của phe phái "Quốc gia Việt Nam" do Cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu.


Tuy nhiên, kết quả của Hội nghị Giơ-ne-vơ đã xác nhận tính thiết thực của các quyết định thỏa hiệp đó: một hiệp định nhiều bên, bốn văn kiện song phương và bảy văn kiện đơn phương về Đông Dương là thành quả chủ yếu của gần 3 tháng làm việc ở Giơ-ne-vơ. Các văn kiện đã tuyên bố tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. Phía Pháp còn đưa ra nghĩa vụ kiềm chế can thiệp vào công việc nội bộ của những nước này.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #6 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2023, 09:42:21 am »

Việc giải quyết vấn đề Đông Dương trở thành một sự kiện lớn của thời kỳ sau chiến tranh. Mặc dù thoạt đầu có thể cho rằng nó mang tính chất cục bộ, tuy nhiên ý nghĩa của sự kiện đã vượt ra ngoài khu vực. Kết thúc "cuộc chiến tranh bẩn thỉu" nặng nề đối với Pháp, nước Trung Quốc Cộng sản lần đầu tiên bước ra vũ đài thế giới, bắt đầu quá trình quốc tế công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - tất cả các sự kiện này là những thành công có ý nghĩa của ngành Ngoại giao Liên Xô thời kỳ "hậu Xta-lin".


Các thỏa thuận đạt được ở Giơ-ne-vơ (mặc dù không được thực hiện đầy đủ) đã nêu bật vai trò của Liên Xô như là một cường quốc. Đồng thời, các văn kiện này cho thấy các xu hướng chủ yếu trong quá trình địa chính trị đã quyết định sự phân bố lực lượng trên vũ đài quốc tế, mà sau đó được khẳng định trong tiến trình các cuộc tiếp xúc quốc tế những năm 1950-1960.


Trong nửa cuối những năm 1950, Mỹ đã thay chân Pháp và tiếp tục tấn công vào nền tự do của Việt Nam, hậu quả là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai bắt đầu. Kết cục cuộc chiến tranh ai cũng rõ. Tuy vậy, tiếc là các nhà chính trị vẫn chưa học được những bài học của quá khứ.


Ngay sau khi cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất kết thúc, tại châu Âu và Mỹ đã phát hành những ấn phẩm công bố nhiều tài liệu đáng kể, trong đó có một số cố gắng cung cấp tư liệu một cách khách quan (đôi khi bất chấp ý kiến của chính quyền, như ở Mỹ). Các ấn phẩm xuất bản tại Anh vào những năm 1953-1954 và 1989, tại Pháp năm 1954, tại Mỹ năm 1956 và một xê-ri không trọn bộ vào năm 1971, v.v..., trước hết là nhằm cho thấy chính sách của các nước phương Tây và chỉ làm sáng tỏ lập trường của Liên Xô ở một chừng mực nào đó1 (Các văn kiện về quan hệ quốc tế. 1939-1946. Tập 1-2. Luân Đôn. 1953- 1954; Công báo Pháp. Các cuộc tranh luận của Quốc hội. 1954. Tập 23- 26. Pa-ri, 1954; Cuộc xung đột ở Đông Dương và hậu quả quốc tế. Lịch sử bằng văn kiện 1945-1955. Niu-oóc, 1956; Quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam (1945-1967): Công trình nghiên cứu của Bộ Quốc phòng. Niu-oóc., 1971, tr.7000; Chính sách ngoại giao của Anh (1945-1956). Luân Đôn, 1989, v.v…).


Liên quan đến lịch sử nghiên cứu vấn đề, công việc này tại phương Tây đã tiến triển có kết quả trong suốt quãng thời gian sau đó, hiện đã có hàng chục cuốn sách được xuất bản.

Nếu như thêm các công trình nghiên cứu của cả hai bên bờ đại dương về lịch sử quan hệ chính sách đối ngoại và quân sự của Mỹ và Pháp, của Mỹ và các nước Đông Dương, Nhật Bản, cũng có đề cập trực tiếp đến vấn đề - thì số lượng sách báo vượt con số vài trăm. Đặc điểm quan trọng nhất của những công trình này là nhấn mạnh vai trò chủ đạo của các cường quốc phương Tây trong việc giải quyết cuộc xung đột (Chẳng hạn, một trong những công trình trọng yếu nhất những năm gần đây và được sử dụng như là giáo trình tại nhiều trường đại học ở Nga là cuốn sách gồm hai tập của P. Can-vô-cô-re-xi "Chính sách của thế giới những năm 1945-2000" (M., 2003), miêu tả các sự kiện ở Đông Dương trong nửa đầu những năm 1950 chỉ như là cuộc đấu tranh chính nghĩa của Hoa Kỳ chống lại các mưu kế cộng sản của Liên Xô và Trung Quốc).


Sự im lặng về vai trò của Liên Xô và các nước đồng minh - Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - trong các sự kiện của cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, nhiều mốc quan trọng của lịch sử quân sự thời kỳ đó đã được giảm nhẹ bởi sự thiẽu vắng trong nước những xuất bản phẩm văn kiện tương tự như ở phương Tây. Việc nghiên cứu vấn đề không phổ biến, một mặt là do biên giới Liên Xô cách xa Đông Dương và có vẻ như không có tính cấp thiết; mặt khác, bản thân chính quyền cũng không khuyến khích (trong đó có lý do bí mật của lưu trữ).


Ngay sau khi Hội nghị Giơ-ne-vơ kết thúc, chỉ có một phần nhở các văn kiện chính thức về Hội nghị được xuất bản dưới hình thức các ấn phẩm chuyên ngành hẹp2 (Tư liệu Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954//Đời sống quốc tế. 1954. Số 1, tr. 132-153.; Me-dơ-lia-cốp N.X. Hiệp định Giơ-ne-vơ về việc khôi phục hòa bình ở Đông Dương và thực tiễn thi hành. 1956. [Bản quyền sử dụng nội bộ]; Tư liệu Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954. //Tuyến tập các hiệp ước, hiệp định và công ước hiện hành do Liên Xô ký kết với nước ngoài. Tập XVI. M., 1957, tr.20-53), nhưng không có một tuyển tập ấn phẩm nào dành toàn bộ cho các vấn đề của cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954.


Việc không được tiếp cận các nguồn tài liệu đã ảnh hưởng tới việc xuất hiện những công trình sử học tầm cỡ, mặc dù các nhà khoa học Liên Xô cũng đã nghiên cứu những khía cạnh riêng lẻ của sự kiện. Các cuốn sách của Luật gia quốc tế X.A. Mkhi-ta-ri-an, M. Liac-xơ1 (Mkhi-ta-rian X.A.: Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình. (1945-1955). M., Nxb Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, 1957; Liac-xơ M.: Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, v.v...) là những công trình đầu tiên dành cho các vấn đề lịch sử pháp lý và thực tiễn áp dụng luật pháp của việc thi hành các thỏa thuận tại Giơ-ne-vơ. Trong những năm 1960-1970, có những cuốn sách đáng chú ý xét theo góc độ phong phú về sự kiện đã được xuất bản. Các hồi ký của những người Liên Xô và nước ngoài từng chứng kiến và tham gia sự kiện cũng đã được xuất bản2 (Láp-ri-sép A.A.: Vấn đề Đông Dương sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. M., 1960. Mi-khê-ép Iu. Ia. Người Mỹ ở Đông Dương. Phê phán học thuyết hành xử phi pháp và chính sách của Mỹ. M., 1972. Cô-bê-lép E.V.: Hồ Chí Minh (Cuộc đời của những người xuất sắc). M., 1983; Che-rca-xốp P.P.: Sự sụp đổ của đế chế thuộc địa Pháp. v.v...). Các ấn phẩm này trở thành tiên triệu3 (Tiên triệu: Dấu hiệu báo trước) cho bộ môn Việt Nam học ở Liên Xô. Việc nghiên cứu được tiếp tục trong những năm 1980 khi lần đầu tiên các công trình về lịch sử mối quan hệ giữa hai nước Nga, Liên Xô và Việt Nam, sách hội thoại và từ điển Nga-Việt được xuất bản đã làm tăng cường việc tìm hiểu sử thi Việt Nam và sách báo Việt Nam.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #7 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2023, 09:44:03 am »

Phương pháp tiếp cận mới về nguyên tắc trong thời kỳ hậu Xô viết đã cho thấy những biến chuyển trong việc làm sáng tở các nguyên nhân và diễn biến các cuộc chiến tranh Đông Dương. Ý nghĩa tuyên truyền cho chủ đề này bắt đầu chuyển sang thứ yếu. Các khía cạnh chính trị đa dạng trong mối quan hệ qua lại giữa các nước trên bán đảo Đông Dương, việc thiết lập chế độ thuộc địa, diễn biến các cuộc chiến tranh và kết quả, vai trò của Quốc tế Cộng sản, nội dung các mối quan hệ Mỹ-Việt, Mỹ-Pháp đã được nghiên cứu1 (Quan hệ Mỹ - Việt: 1945-1989. Tuyển tập các bài viết/Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Viện Kinh tế hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới/Chủ biên M.E. Tri-gu-ben-cô. M., 1989; Xô-cô-lốp A.A.: Quốc tế cộng sản và Việt Nam. Công tác đào tạo các cán bộ chính trị Việt Nam tại các trường đại học Liên Xô những năm 1920-1930. M., Viện Đông phương học Viện Hàn lâm khoa học, 1998. O-gơ-ne-tốp I.A.: Các khía cạnh ít được biết đến trong quan hệ Xô-Việt/Các vấn đề lịch sử. 2001. Số 8. tr. 134-139.; Gai-đúc I. V. Liên Xô tại Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương//Cuộc chiến tranh lạnh. 1945-1963. Hồi tưởng lịch sử.M: Olma-press, 2003 URL://statehistory.ru/books/Kollecti-avtorov_Kholodnaya-voina-1945-1963-gg-Istocheskaya-retrospektiva/; Ma-la-sen-cô O.A.: Các vấn đề chủ yếu trong chính sách quân sự của Pháp, v.v...). Một vài công trình tìm hiểu các tiến trình từ góc độ các quá trình địa chính trị2 (Plê-xa-cốp K. V. Nghịch lý địa chính trị: Sự tác động lẫn nhau giữa địa chính trị và hệ tư tưởng trên thí dụ mối quan hệ giữa Liên Xô, Hoa Kỳ và Trung Quốc tại khu vực Đông Á lục địa. 1949-1991. Mát-xcơ-va. 1994; Bô-ga-tô-rốp A. Đ. Các cường quốc tại Thái Bình Dương. Lịch sử và lý luận các quan hệ quốc tế ở Đông Á sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1945-1975). Mát-xcơ-va. 1997; Xê-li-va-nôp I. N, Cô-nô-rép-va I. A. Sách đã dẫn,v.v..). Vào đầu thế kỷ XXI, mối quan hệ nhân văn giữa Liên bang Nga và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được củng cố, điều này có liên quan đến các cuộc gặp gỡ và thăm viếng cấp cao nhất của Tổng thống v.v. Pu-tin đến Việt Nam vào các năm 2001, 2006 và 2013. Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga đã có nhiều ảnh hưởng đến việc hình thành không khí khoa học thuận lợi cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam và quan hệ Nga - Việt trong suốt quá trình tồn tại. Sự phát triển khả quan của bộ môn Việt Nam học ở nước Nga đã giúp cho việc xuât bản các tuyển tập "Các công trình nghiên cứu về Việt Nam"1 (Như Các công trình nghiên cứu về Việt Nam. Quyển 1. Việt Nam ngày hôm nay và hôm qua! Chủ biên. E.V. Cô-be-lép, A.L. Phê-đô-rin, M., 2011; Quan hệ Nga-Việt: Hiện tại và lịch sử. Tư tưởng của hai phía! Chủ biên. E.V. Cô-be-lép, V.M. Ma-dư-rin. M., 2013; Các công trình nghiên cứu về Việt Nam. Quyển 4. Việt Nam trong xã hội quốc tế/Chủ biên V.M. Ma-đư-rin, E.V. Cô-bê-lép, G.M. Lốc-sin. M., 2014, v.v...) trở nên thường xuyên, trong đó có những tư liệu về lịch sử các cuộc chiến tranh trên lãnh thổ Việt Nam vào thế kỷ XX.


Tuy vậy, không thể không công nhận một sự thật là, tất cả các công trình nghiên cứu lịch sử về cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất được thực hiện trong khi hầu như thiếu hẳn các nguồn tài liệu được công bố2 (Chỉ có vài tài liệu được công bố về chủ đề này. Ví dụ, Cô-nô-re-va I.A.: Các nguồn sử liệu lưu trữ về các vấn đề lịch sử mối quan hệ giữa Liên Xô và các quốc gia Đông Dương trong những năm 1940 - 1970// Người đưa tin lưu trữ. 2012. Số 1. Tr.38-51; Các quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Liên Xô (1871-1957): Tuyển tập các văn kiện. M., 1957; Hồi ký về Hồ Chí Minh. Hà Nội, 1980; 30 năm quan hệ Xô-Việt: Tài liệu và văn kiện. 1930-1980. M., 1982. Việt Nam - Liên Xô: Tài liệu và văn kiện 1950-1980. M., 1983; Hiệp sĩ cách mạng: Tuyển tập các hồi ký về Hồ Chí Minh. M., 1990. Trong năm 2016, Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Kursk đã công bố tuyển tập: "Lịch sử quan hệ Xô-Việt qua tài liệu văn kiện: 1945-1955" (I.A. Cô-nô-re-va, I.N. Xê-li-va-nôp biên soạn), trong đó giới thiệu rộng rãi các quan hệ nhân văn và cá nhân giữa Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, I.V. Xta-lin và Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chỉ có gần 10 văn kiện liên quan đến sự kiện cuộc Chiến tranh Đông Dương lán thứ nhất kết thúc. Ba trong số đó được công bố đầy đủ hơn trong cuốn sách này).


Mức độ soi sáng về mặt lưu trữ như vậy không giúp gì nhiều cho việc tiến triển của biên niên lịch sử, kích thích các dự đoán và kiến nghị nhằm hạ thấp vai trò của Liên Xô trong cuộc xung đột ở Đông Dương.


Tuyển tập này ra đời nhằm mở đầu cho việc làm sáng tở các vấn đề lịch sử của cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất qua các tài liệu văn kiện.

Tính chất phức tạp của chủ đề đã định ra trước sự cần thiết phải có cách tiếp cận tổng hợp khi làm sáng tở các sự kiện không chỉ qua diễn biến của bản thân Hội nghị, mà còn cả quá trình lịch sử trước đó, bởi vì thành công của Hiệp định Giơ-ne-vơ đã được hình thành trong một quãng thời gian vài năm. Quan điểm đó đã dẫn đến việc công bố giới thiệu tài liệu văn kiện ở phạm vi rộng để thấy được lập trường của các nước tham dự chủ yếu vào cuộc chiến tranh Đông Dương trong những năm trước đó.


Chính vì thế mà phạm vi thời gian của ấn phẩm bao quát thời kỳ bắt đầu từ năm 1950 - thời điểm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và kết thúc vào tháng 12/1956, khi các Hiệp định Giơ-ne-vớ đã thể hiện rõ ràng "giới hạn" đối với sự cần thiết phải thúc đẩy quá trình thống nhất đất nước.


Đặc điểm của cơ sở sử liệu có liên quan đến việc nghiên cứu cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và lịch sử Hội nghị Giơ-ne-vơ là các khối tài liệu được bảo quản rải rác tại các cơ quan khác nhau và bị hạn chế tiếp cận. Vì thế có sự "đóng khung" nhất định cho việc nghiên cứu, phản ánh tính chất cấp thiết và sâu sắc của một loạt những đề tài vẫn có thể được kế tục trong các công trình nghiên cứu hiện nay ở nước Nga về lịch sử chính sách đối ngoại và nền ngoại giao Liên Xô.


Các phông lưu trữ của một số cơ quan bảo quản tại Viện Lưu trữ Chính sách đối ngoại Liên bang Nga, Viện Lưu trữ Lịch sử chính trị - xã hội Nhà nước Nga, Viện Lưu trữ Lịch sử hiện đại Nhà nước Nga, Viện Lưu trữ Tài liệu phim ảnh Nhà nước Nga đã được dùng làm nguồn sử liệu chủ yếu của cuốn sách.


Trong số này có các phông Ban Thư ký Bộ trưởng Ngoại giao V.M. Mô-lô-tốp và Thứ trưởng Ngoại giao A.A. Grô-mưn-cô, tài liệu của Vụ Đông Nam Á, khối tài liệu của chính Hội nghị Giơ-ne-vơ, cũng như các nguồn tài liệu từ các phông Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và các Hội nghị toàn thể, Ban Chính sách đối ngoại Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sẵn Liên Xô, Cục Thông tin các đảng cộng sản và công nhân, tài liệu của Quốc tế Cộng sản liên quan đến hoạt động của các Đảng Cộng sản Việt Nam và Pháp, tài liệu phông V. I. Lê-nin.


Tổng cộng hơn 900 hồ sơ đã được xem xét, trong đó có hơn 180 tài liệu được lựa chọn.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #8 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2023, 09:45:13 am »

Những tài liệu lấy từ các kho lưu trữ của Việt Nam, căn cứ theo thỏa thuận giữa hai bên, có ý nghĩa quan trọng cho việc biên soạn cuốn tuyển tập. Những tài liệu đó cho thấy cách nhìn nhận vấn đề từ phía đất nước tham dự trực tiếp và cũng phải hy sinh nhiều cho cuộc chiến tranh. Các tài liệu do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước thuộc Bộ Nội vụ Việt Nam cung cấp, hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, cũng như tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Lưu trữ Bộ Ngoại giao Việt Nam. Những tài liệu này phần nhiều có nguồn gốc chính thức, bổ sung những sắc thái quan trọng cho bức tranh chung, làm nổi bật hơn lập trường của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và vai trò của những đại diện ngoại giao nước này tại Hội nghị. Trong số đó, các báo cáo phân tích của Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cá nhân Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng có một giá trị đặc biệt, làm sáng tỏ hoạt động của các đại biểu Việt Nam và bức tranh chung tại Hội nghị. Ngoài các tài liệu văn bản, phía Việt Nam còn cung cấp nhiều tài liệu ảnh quý hiếm và cũng đã được đưa vào cuốn sách này.


Phần thứ nhất là: "Chiến tranh và hòa bình của Việt Nam đấu tranh qua tấm gương phản chiếu về chính trị và ngoại giao (tháng 01/1950 - 10/1953)" - giới thiệu về giai đoạn tìm kiếm các con đường giải quyết cuộc xung đột. Phần này phản ánh những nỗ lực ngoại giao được tiến hành ở Liên Xô, lập trường của Trung Quốc, phản ứng đáp trả của Pháp và hành động của Mỹ.


Mùa hè năm 1953 là thời điểm có tính bước ngoặt trong tiến trình chiến tranh ở Đông Dương: Chính phủ Pháp và dư luận xã hội trong nước đã hiểu được sự vô ích của các ý định giải quyết cuộc xung đột bằng quân sự. Những thay đổi nhất định trong học thuyết chính sách đối ngoại của Liên Xô, không chỉ liên quan tới việc I.V. Xta-lin qua đời, mà còn liên quan tới việc thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân ở Liên Xô (có nghĩa là chấm dứt thời đại độc quyền của Mỹ trong lĩnh vực này) đã giúp cho khả năng tiến hành các cuộc đàm phán cụ thể hơn. Từ giai đoạn này, chính quyền Pháp đã bắt đầu có sự thăm dò tích cực về phương hướng kết thúc chiến tranh bằng giải pháp hòa bình. Những sự kiện đó được thể hiện trong Phần hai của cuốn sách là: "Con đường gian nan đến Giơ-ne-vơ (tháng 6/1953 - 4/1954).


Bản thân các sự kiện và những cột mốc chính của Hội nghị, những cuộc gặp gỡ "bí mật" của các ngoại trưởng và của các chuyên gia quân sự được giới thiệu trong ba phần tiếp theo là: "Hội nghị các Ngoại trưởng ở Giơ-ne-vơ bắt đầu làm việc (ngày 26/4 - 19/5/1954)"; Những con đường ngoại giao bí mật. Lô-gic của các cuộc chiến tranh thực dân và hòa bình (ngày 21/5 - 10/6/1954); Thắng lợi của ý chí chính trị. Kết quả Hội nghị Giơ-ne-vơ (ngày 11/6 - 23/7/1954). Việc phân chia các phần căn cứ theo sự phân chia có tính ước lệ các giai đoạn của bản thân Hội nghị, mặc dù còn tồn tại những cách tiếp cận khác nhau giữa các chuyên gia. Sự lựa chọn của những người biên soạn không chỉ dựa vào ngày tháng thông qua các quyết định, mà còn dựa vào những thay đổi cơ bản, sâu sắc hơn, có liên quan đến sự biến chuyển "bầu không khí" bên trong Hội nghị. Ảnh hưởng rất quan trọng đến tiến trình Hội nghị trước hêt phải kể đến các cuộc tham khảo ý kiến của các cố vấn quân sự (và các cán bộ tình báo) của Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khởi đầu từ ngày 19/5, trước khi có các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa các chuyên viên quân sự Việt Nam và Pháp bắt đầu vào những ngày đầu của tháng 6. Sự thay đổi nội các ở Pháp với Chính phủ do P. Men-đét Phơ-răng đứng đầu, được tự do hành động hơn đối với Mỹ so với Gi. Bi-đô cũng có ảnh hưởng không kém đến hoàn cảnh chung.


Cuối cùng, phần kết thúc của cuốn sách là "Triển vọng một Giơ-ne-vơ mới" (ngày 24/7/1956 - 12/1956). Trong phần này, trình bày những vấn đề mà Việt Nam và các nước đồng minh gặp phải sau khi kết thúc Hội nghị, khi mà đã thấy rõ giải pháp hòa bình cho quá trình thống nhất đất nước đã bị phá vỡ và khối liên minh phương Tây đang đi về hướng phát động một cuộc chiến tranh mới.


Ngoài ra, còn có 13 văn kiện được đưa vào phần Phụ lục. Các tư liệu được công bố miêu tả phong phú và chính xác tình hình ở Việt Nam trong giai đoạn 1947-1954, nhưng không quan hệ trực tiếp đến vấn đề trọng tâm của cuốn sách.


Cần phải nói đôi lời về tên gọi của cuốn sách. Đây là những tài liệu và văn kiện nói về Hội nghị Giơ-ne-vơ, mặc dù phần lớn nguồn tài liệu nói về tham vấn. Theo thuật ngữ hiện nay, giữa hai từ này có lẽ không có sự khác biệt cơ bản, ngoài một điều. Hội nghị (gốc tiếng La-tinh confero nghĩa là tụ họp ở một chỗ) đòi hỏi không chỉ mức độ cao cấp và tính pháp lý của những người tham dự mà còn có hàm ý ràng buộc cam kết về kết quả các hoạt động của họ. Tham vấn - dịch từ tiếng Pháp từ "hội nghị" sang tiếng Nga (từ chữ "lời khuyên") ở mức độ thấp hơn mang ý nghĩa mệnh lệnh hoạt động, hành động. Ngữ nghĩa đó rất đặc trưng. Thực tế là mong muốn lớn lao chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương hoàn toàn không có chút nghi ngờ về khả năng và cam kết hiện thực hóa nó. Những tài liệu được công bố cho thấy rõ ràng khả năng dễ đổ vỡ ra sao, đôi lúc là cả tình huống vô vọng, khá lâu không bên nào chịu bên nào theo kiểu không bao giờ quay lại và hoàn toàn có thể kết thúc việc "tham vấn" và trao đổi ý kiến (chẳng hạn như về việc giải quyết vấn đề Triều Tiên). Chính vì thế, khi biết kết quả, cuộc gặp ở Giơ-ne-vơ giờ đây có thể gọi một cách công bằng là Hội nghị", chứ không phải là "tham vấn", như những người không trực tiếp tham dự vẫn gọi.


Các tài liệu được công bố thuộc về các giới cấp cao của chính quyền và cơ quan quản lý nên cần có việc xử lý kỹ lưỡng về công bố học đối với các sử liệu, việc truyền đạt chính xác các văn bản và tất cả những thể thức của chúng"1 (Đây là phương pháp tiếp cận chung khi làm việc với văn bản. Mặc dù mỗi một xuất bản phẩm sử liệu đều có đặc thù riêng và có thể cho phép không tuân theo hoàn toàn các hướng dẫn chung, nhưng các nhà biên soạn đã cân nhắc đến "Quy tắc xuất bản các tài liệu lịch sử ở Liên Xô" năm 1990). Toàn bộ các ghi chú văn thư và của tác giả đã được chú ý đến, tất cả những lời phê, mẫu văn bản, cũng như dấu đóng văn thư cho biết mức độ cấp thiết của văn bản trong những năm khác nhau, kể cả những năm sau Hội nghị Giơ-ne-vơ đã được công bố lại. Nhờ những chi tiết như vậy có thể thấy được việc giải quyết vấn đề đã diễn ra như thế nào, cách văn bản "di chuyển" qua các đơn vị tổ chức và ai là người có ảnh hưởng cuối cùng đến việc thông qua quyết định. Chính vì lý do đó mà một số tài liệu được công bố theo bản dự thảo, để giúp hình dung một cách rõ ràng quá trình lĩnh hội qua lại về sự kiện và được phản ánh trong tiến trình giải quyết công việc của tác giả hay nhiều tác giả soạn thảo văn kiện.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #9 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2023, 09:45:58 am »

Một phần lớn tài liệu có dấu gạch chân hay các ký hiệu khác xuất hiện khi đọc văn bản. Tất cả các dấu này đều được giữ nguyên: nếu tự tay viết - được đánh dấu bằng đường chấm chấm, các gạch chân trong quá trình soạn thảo văn bản được in đậm. Cả hai trường hợp này được nhắc đến lần đầu trong các chú thích ở cuối trang, nhưng cũng có những chú thích được giải thích riêng. Trong các chú thích ở chân trang, những người biên soạn vẫn giữ các ghi chú đặc biệt như dấu kiểm, dấu cộng, dấu trừ có ở lề văn bản. Những lời nhận xét văn bản cũng được tái hiện lại.


Tất cả các văn kiện có nhan đề do người biên soạn đặt. Đồng thời, cân nhắc đến "cấp bậc ngoại giao" hoặc xuất xứ đảng của một số tài liệu nên cũng giữ cả các tiêu đề cũ (ở giai đoạn hiện hành) và được in lại bằng chữ in thường.


Có những tài liệu do những người biên soạn đặt ngày tháng vì chúng bị thiếu trong văn bản. Trường hợp này có chú ý đến nội dung và ngày tháng của các văn bản khác có trong cùng một hồ sơ. Các văn kiện ngoại giao được ghi ngày tháng theo thời gian của sự kiện (ví dụ, theo ngày có cuộc tọa đàm của bộ trưởng) chứ không phải là khi tài liệu được đăng ký hoặc được ghi vào "Sổ ghi chép" các cuộc gặp của nhà hoạt động nhà nước nào đó. Các văn bản gửi đến Mát-xcơ-va từ Việt Nam và Pháp cũng được xử lý như vậy. Các văn bản chính thức được ghi ngày tháng căn cứ theo ngày công bố văn kiện.


Phần lớn các tài liệu được công bố lần đầu tiên. Một số rất ít lấy từ báo chí công khai (như Báo "Sự thật", Tạp chí "Đời sống quốc tế") và các ấn phẩm công bố hiện hành, có chỉ dẫn nơi xuất bản lần đầu.


Một số tài liệu là các bài báo đưa vào tuyển tập này lần đầu tiên được dịch từ tiếng Pháp. Trong trường hợp này, ngoài việc chỉ dẫn "Dịch từ tiếng Pháp", còn nêu hình thức của bản gốc - "Bản in ấn".


Các tài liệu do các đồng nghiệp Việt Nam cung cấp, lần đầu tiên được dịch sang tiếng Nga để đưa vào tuyển tập này.

Công cụ tra cứu khoa học của tuyển tập bao gồm: biên niên sự kiện; bản chỉ dẫn tên gọi và chỉ dẫn địa lý; bản chỉ dẫn các phương tiện thông tin đại chúng (tên các báo chí và hãng thông tấn nước ngoài); bản chỉ dẫn tiểu sử cung cấp thông tin về các nhà hoạt động hàng đầu thế giới, họ tên của họ được ghi bằng chữ in đậm.


Việc biên soạn các chỉ dẫn tên gọi cũng như bản chỉ dẫn địa lý gặp không ít khó khăn, bởi vì vào giữa những năm 1950 ở Liên Xô chưa có cách phiên âm ổn định họ tên, địa danh của các nước Đông Nam Á. Chính vì thế, trong một loạt các nguồn tư liệu xuất hiện đồng thời cùng một họ hay tên gọi lại được phiên âm theo các cách khác nhau. Việc so sánh, đối chiếu chúng với cách viết hiện tại đã đòi hỏi những cố gắng nhất định (mặc dù không phải lúc nào cũng đạt kết quả). Theo những quy tắc đã thành thông lệ, trong ấn phẩm giữ nguyên cách viết của bản gốc. Các chỉ dẫn cung cấp tất cả các cách viết, nếu như chúng khác nhiều so với cách viết được tiếp nhận hiện nay thì tên gọi được chú dẫn riêng thành một dòng có kèm chỉ dẫn đến tên cũ.


Nhóm Biên soạn xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến:

Các cán bộ Cục Tư liệu lịch sử Bộ Ngoại giao Nga: Lãnh đạo Viện Lưu trữ Chính sách đối ngoại Liên bang Nga A.N. Da-le-ê-va; Chuyên viên trưởng C.V. Páp-lốp; Cố vấn cao cấp E.I. Gu-xe-va đã giúp lựa chọn và nhân sao tài liệu;


Trưởng phòng Triển lãm và Công bố tài liệu - Viện Lưu trữ Tài liệu phim ảnh E.E. Cô-lô-xcô-va đã tham gia tra tìm các tài liệu ảnh phục vụ cho cuốn tuyển tập;


Chuyên gia cao cấp Lưu trữ Hội đồng Quốc phòng Liên bang Iu. V. Xi-ga-chốp, trước đây đã làm việc với các phông lưu trữ của Viện Lưu trữ lịch sử hiện đại Nhà nước Nga; Phó Giám đốc Viện Lưu trữ Lịch sử chính trị - xã hội Nhà nước Nga X. A. Cô-tốp, người đã ủng hộ và giúp đa nhiều cho việc biên soạn cuốn sách này.


O. A. Sa-scốp-va
Chuyên gia cao cấp - Viện Lưu trữ Lịch sử chính trị - xã hội
Nhà nước Nga, Phó Tiến sĩ sử học
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM