Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Chín, 2023, 11:49:29 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 9  (Đọc 1331 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6219



WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2023, 11:22:58 am »

ANH HÙNG MAI CHIẾM CƯƠNG
(Liệt sĩ)


Anh hùng Mai Chiếm Cương (tức Mai Bàn) sinh năm 1924, dân tộc Kinh, quê ở xã Cam Giang, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị (nay thuộc phường Đông Giang, thị xã Đông Hà). Khi hy sinh, đồng chí là huyện ủy viên huyện Cam Lộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Tháng 2 năm 1945, Mai Chiếm Cương vào Hội thanh niên cứu quốc. Cách mạng tháng Tám bùng nổ, trong đội tự vệ đồng chí tham gia cướp chính quyền huyện, rồi đảm nhận công tác trong Ban chấp hành thanh niên xã.


Năm   1947, Mai Chiếm Cương là cán bộ tuyên truyền của huyện Cam Lộ. Năm 1953, đồng chí được bầu làm bí thư chi bộ xã kiêm chính trị viên xã đội xã Cam Giang, trực tiếp lãnh đạo nhân dân chống càn và bị địch bắn bị thương, giữ cương vị là ủy viên ban chấp hành huyện ủy Cam Lộ trực tiếp chỉ đạo phong trào phía trong giới tuyến. Trong hoàn cảnh địch phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, truy lùng tiêu diệt lực lượng cách mạng, đồng chí đã tìm mọi cách xây dựng cơ sở theo phương châm bí mật, gọn chắc. Đồng chí đã chủ động tổ chức đưa con em gia đình cách mạng ra Bắc để học tập và đào tạo cho tương lai, tự mình đóng vai người buôn thóc để bám trụ cơ sở, lãnh đạo phong trào vũ trang và quần chúng cách mạng đấu tranh chống lại âm mưu của địch.


Tháng 8 năm 1955, trong lúc đi kiểm tra phong trào cơ sở ở hai xã Cam Thanh, Cam Giang, không may đồng chí bị địch càn vây bắt. Địch dùng mọi thủ đoạn tra tấn, người bê bết máu, một tròng mắt bị móc ra ngoài nhưng đồng chí vẫn tỏ rõ khí phách anh hùng, giữ bí mật về hồ sơ tài liệu và tổ chức cách mạng.


Đêm 8 tháng 8 năm 1955, lợi dụng địch sơ hở, đồng chí tự phá xiềng, cướp súng địch, đánh địch, thu hút lực lượng về phía mình nhằm giải thoát cho một số cán bộ và đã anh dũng hy sinh.


Đồng chí đã được truy tặng 1 Huân chương Kháng chiến hạng nhất.


Ngày 11 tháng 6 năm 1999, Mai Chiếm Cương được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6219



WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2023, 11:25:22 am »

ANH HÙNG NÔNG VĂN DỀN
(Liệt sĩ)


Anh hùng Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) sinh năm 1929, dân tộc Tày, tại bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh, Kim Đồng là Đội trưởng đội thiếu niên cứu quốc.


Sinh ra và lớn lên trong cái nôi của chiến khu cách mạng, khi còn nhỏ Kim Đồng đã sớm được cán bộ Việt Minh giáo dục, giác ngộ. Anh đã vận động các bạn cùng lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển công văn, tài liệu, đưa đón cán bộ, trinh sát nẳm tình hình địch để cung cấp cho cán bộ.


Tháng 5 năm 1941, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đội thiếu niên cứu quốc. Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng Đội thiếu niên cứu quốc. Được rèn luyện, thử thách, Kim Đồng luôn thể hiện trí thông minh lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.


Rạng sáng ngày 15 tháng 2 năm 1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Địch phát hiện và cho một lực lượng khá lớn bao vây hòng bắt sống các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trước tình thế nguy hiểm, Kim Đồng đã mưu trí đánh lạc hướng, lừa địch tập trung lực lượng và hỏa lực về phía mình, đồng thời phát tín hiệu báo cho các đồng chí cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh khi anh vừa tròn 14 tuổi, anh đã nêu tấm gương sáng chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người Việt Nam noi theo.


Ngày 23 tháng 9 năm 1997, Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6219



WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2023, 11:26:02 am »

ANH HÙNG LÊ HỮU DƯỠNG
(Liệt sĩ)


Anh hùng Lê Hữu Dưỡng sinh năm 1927, quê ở xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Khi hy sinh, anh là chiến sĩ thuộc đại đội 26 sông Luộc Tỉnh đội Hưng Yên.


Năm 1947, anh gia nhập tự vệ, tham gia chiến đấu. Cuối năm 1949 Lê Hữu Dưỡng xung phong vào đơn vị chủ lực của huyện Tiên Lữ, anh đã chiến đấu nhiều trận. Lê Hữu Dưỡng cùng tiểu đội về làng Tam Nông (một địa bàn quan trọng của xã Hưng Đạo) chiến đấu. Đơn vị đã lập phương án đánh giặc giữ làng. Với vũ khí thô sơ Lê Hữu Dưỡng sáng tạo nhiều cách đánh dùng chông tre, gài mìn, làm địa lôi, cạm bẫy, cùng đơn vị diệt hàng chục tên địch ngay trên quê hương mình.


Đêm 11 tháng 6 năm 1950, được đơn vị phân công, cảnh giới ở đầu làng nơi quân địch thường xuyên đến đánh phá, Lê Hữu Dưỡng cài mìn, cắm chông, chôn địa lôi chờ địch. Sáng hôm sau, từ nhiều địa điểm, quân địch ập tới quây càn, Lê Hữu Dưỡng bị địch bắt. Bình tĩnh, khôn khéo, anh lừa địch tới gần cụm mìn đã bố trí, bất ngờ giật nổ tung làm tên quan ba Pháp cùng nhiều tên khác đền tội. Giặc hốt hoảng bỏ chạy, vướng phải mìn, chông làm nhiều tên khác chết và bị thương.


Lê Hữu Dưỡng đã hy sinh trong trận chiến đấu này. Tấm gương ngoan cường chiến đấu chống giặc của Lê Hữu Dưỡng khác ghi trong tâm trí đồng đội và người dân Tam Nông - Tiên Lữ, thôi thúc mọi người giết giặc lập công, giải phóng quê hương khỏi ách thực dân Pháp xâm lược.


Ngày 28 tháng 4 năm 2000, Lê Hữu Dưỡng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6219



WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2023, 11:26:46 am »

ANH HÙNG PHẠM NGỌC ĐA
(Liệt sĩ)


Anh hùng Phạm Ngọc Đa sinh ngày 20 tháng 12 năm 1938, dân tộc Kinh, quê xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Khi hy sinh, anh làm liên lạc cho đội du kích xã.


Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, lên 8 tuổi Phạm Ngọc Đa đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, hai chị em phải đi ở cho địa chủ để kiếm sống. Anh đã gia nhập đội thiếu niên, tham gia các phong trào hoạt động của tổ chức, làm liên lạc, trinh sát, nắm tình hình địch và đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ. Việc nào được giao Phạm Ngọc Đa cũng hăng hái hoàn thành.


Tháng 8 năm 1953, thực dân Pháp mở cuộc hành quân mang tên Quả chuông, chúng huy động một lực lượng lớn quân Pháp và tay sai càn quét vào các xã của Tiên Lãng, trong đó có xã Bạch Đằng. Do chênh lệch lực lượng, nên sau khi tiêu diệt được một số lính Pháp và ngụy, đội du kích xã phải rút vào hầm bí mật để bảo toàn lực lượng. Phạm Ngọc Đa và các đội viên thiếu niên đã giúp dân sơ tán và ngụy trang các hầm bí mật và rút xuống sau cùng. Một tình huống bất ngở xãy ra, khẩu súng cối của địch đặt ngay trên nóc hầm của Đa, khi chúng bắn, đất nóc hầm bị lún. Bọn địch phát hiện và bắt anh chỉ chỗ các căn hầm bí mật khác. Nhưng Phạm Ngọc Đa quyết không khai báo dù bị đánh đập rất dã man. Biết không khuất phục được anh, chúng hèn hạ chặt tay, cắt từng khoanh đùi của Đa cho đến khi anh tắt thở.


Khí phách kiên cường và sự hy sinh anh dũng của Phạm Ngọc Đa làm xúc động bao thế hệ người dân và thanh thiếu niên Tiên Lãng. Tên tuổi của anh đã đi vào các tác phẩm văn học và qua bài hát mang tên "Gương sáng Phạm Ngọc Đa".


Ngày 23 tháng 7 năm 1997, Phạm Ngọc Đa được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6219



WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2023, 11:27:38 am »

ANH HÙNG LÊ GIA ĐỈNH
(Liệt sĩ)


Anh hùng Lê Gia đình sinh sinh năm 1920, dân tộc Kinh, quê ở thôn Trúc Lâm, xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Khi hy sinh, anh là chính trị viên bộ đội chủ lực Hà Nội.


Ngày 20 tháng 12 năm 1946, quân Pháp tập trung lực lượng gồm 300 lính bộ binh có 8 xe tăng, 10 xe thiết giáp, 2 pháo 75 ly và một số xe Jeep gắn đại liên từ Đồn Thủy tiến công vào Bắc Bộ Phủ hòng bắt một số cán bộ Trung ương của ta ở đây. Xe tăng địch húc đổ rào sắt, bộ binh địch tràn vào, các chiến sĩ cảm tử quân của ta đánh trả quyết liệt.


Trước sự tiến công điên cuồng của địch, chính trị viên Lê Gia đình cho bộ đội rút sang hầm bên để bảo toàn lực lượng, mình anh ở lại chặn địch. Khi xe tăng và bộ binh địch tiến vào, Lê Gia đình ôm bom ba càng lao vào đập kíp bom, quân địch trông thấy khiếp sợ, cả xe tăng và bộ binh đều tháo chạy. Lê Gia đình đã anh dũng hy sinh.


Tấm gương chiến đấu xả thân vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Thủ đô được toàn Liên khu 1 tặng danh hiệu "Người quyết tử quân số 1 cửa Liên khu".


Ngày 28 tháng 4 năm 2000, Lê Gia đình được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6219



WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2023, 11:28:17 am »

ANH HÙNG NGUYỄN TRUNG GOÒNG
(Liệt sĩ)


Anh hùng Nguyễn Trung Goòng sinh năm 1916, dân tộc Kinh, quê ở thôn Vạn Tải, xã Hồng Phong, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Khi hy sinh, đồng chí là chiến sĩ thuộc Đại đội 921, huyện đội Nam Sách, tỉnh Hải Dương, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nguyễn Trung Goòng sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, bố là nhà nho, yêu nước và tham gia cách mạng từ rất sớm. Ngày 30 tháng 7 năm 1945, đồng chí tham gia trận phục kích bắt tên đội Chấp khét tiếng gian ác có nhiều nợ máu với nhân dân, thu 12 súng trường, 12 súng tiểu liên. Ngày 5 tháng 2 năm 1946, Nguyễn Trung Goòng làm đơn tình nguyện xin gia nhập bộ đội huyện thuộc Đại đội 921 Ban chỉ huy quân sự huyện Nam Sách.


Cuối năm 1946, đồng chí cùng 2 chiến sĩ cải trang thành thầy cúng giết chết tên đốc công người Đức ở bến đò Cầu Phủ và về đơn vị an toàn. Tháng 5 năm 1950, tổ của Nguyễn Trưng Goòng được phân công chấn giữ phía nam thôn Cõi. Trong trận chiến đấu hơn một tiếng đồng hồ, đồng chí đã bắn chính xác diệt 8 tên địch. Khi rút quân, đồng chí đã bị thương nặng, để bảo vệ đồng đội Nguyễn Trung Goòng đã làm động tác nghi binh thu hút địch về phía mình cho đồng đội 2 cơ quan và nhân dân rút an toàn, vì bị thương quá nặng, Nguyễn Trung Goòng đã bị giặc bắt và treo ngược lên cây đa đốt cho đến lúc chết.


Đồng chí sống khiêm tốn, giản dị, là tấm gương sáng về lòng quả cảm, trung thành với Đang, với nhân dân, được mọi người tin yêu, mến phục.


Đồng chí được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng ba, Huân chương Chiến công hạng ba.


Ngày 27 tháng 2 năm 2002, Nguyễn Trung Goòng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6219



WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2023, 08:01:40 am »

ANH HÙNGNGUYỄN VĂN HÀO
(Liệt sĩ)


Anh hùng Nguyễn Văn Hào (bí danh Kiên) sinh năm 1920,dân tộc Kinh, quê ở thôn MễĐậu, xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Khi hy sinh, đồng chí là Bí thư chi bộ kiêm Chủ tịch ủy ban hànhchính xã, đảng viên Đảng Cộngsản Việt Nam.


Nguyễn Văn Hào tham gia cách mạng từ năm 1945. Tháng 12năm 1946 đồng chí trực tiếp chỉ huy lực lượng cách mạng và toàn dân xã Việt Hưng đào hào đắp lũy rào làng tổ chức chiến đấu và phá đường xe lửa để chặn bước tiến của địch. Từ năm 1947-1948, ngoài việc phải tích cực củng cố xây dựng lực lượng cách mạng, đồng thời liên tiếp tổ chức nhiều cuộc chiến đấu với địch, điển hình là trận đánh phục kích "Độn thổ" tại thôn Phú Nhuận xã Lương Tài ngày 5 tháng 6 năm 1947 giành thắng lợi lớn, thu 1 súng trung liên, 2 súng trường.


Ngày 10 tháng 7 năm 1950, Nguyễn Văn Hào cùng đồng chí Tuất trong khi đang làm nhiệm vụ ở thôn Thanh Miếu xã Việt Hưng không may bị địch bất. Chúng dùng mọi thủ đoạn vừa tra tấn vừa dụ dỗ để 2 đồng chí khai báo. Nhưng 2 đồng chí quyết trung thành với Đảng, với cách mạng. Giặc Pháp đã cho quân nện toàn thân Nguyễn Văn Hào và đè đá tảng cột đình lên người rồi kéo vòng quanh sân đình, sau đó chúng đã giết đồng chí giữa đình làng để uy hiếp tinh thần nhân dân.


Ý chí và tinh thần cách mạng kiên cường, sự hy sinh anh dũng của Nguyễn Văn Hào được các thế hệ nhân dân xã Việt Hưng vô cùng cảm phục.


Ngày   17 tháng 7 năm 2002, Nguyễn Văn Hào được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6219



WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2023, 08:03:54 am »

ANH HÙNG LÒ VĂN HẮC
(Liệt sĩ)


Anh hùng Lò Văn Hắc (Lộc Tài) sinh năm 1905, dân tộcThái, quê ở xã Mường Thanh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Khi hy sinh, đồng chí là tiểu đội trưởng trinh sát đội Trung Dũng.


Sống dưới chế độ thực dân,phong kiến, có người cha tham gia phong trào yêu nước nên từ rất sớm, Lò Văn Hắc đã tham gia tổ chức yêu nước, vào Hội Thanh niên cứu quốc, cùng nhân dân cướp chính quyền năm 1945.


Sau Cách mạng tháng Tám, Lò Văn Hắc được cử làm tiểu đội trưởng trinh sát. Năm 1948, tiểu đội đồng chí bí mật bao vây địch, bắt và thu nhiều súng địch khi đơn vị trên đường hành quân chiến đấu ở Vạn Yên, Suối Đúc, Mường Lò, Chợ Suồng... Trận nào đơn vị củng làm tiêu hao sinh lực địch. Cuối năm 1947, đơn vị Lò Văn Hắc đánh trận phục kích Thu Cúc – Đồng Lại, diệt 3 trinh sát dẫn đường của địch, lừa địch vào đúng trận địa phục kích của ta. Đồng chí phát lệnh nổ súng, diệt nhiều địch, thu nhiều vũ khí của chúng.


Đến tháng 4 năm 1948, Trung ương quyết định thành lập đội Trung Dũng, nhiệm vụ của đội vừa chiến đấu, vừa tổ chức xây dựng lực lượng. Đơn vị trính sát do Lò Văn Hắc chỉ huy tiêu diệt 36 tên địch, bắt sống 1 tên, thu 38 súng các loại. Địch khiếp đảm mỗi khi nghe tên đội Trung Dũng, trong đó có tiểu đội trưởng trinh sát Lò Văn Hắc. Sau chiến thắng ở Bản Đán, đội Trung Dũng đánh vào đồn Pom Lạy. Trận đánh gay go, ác liệt, địch dùng hỏa lực chặn ta, tiểu đội Lò Văn Hắc phối hợp với tiểu đội Hà Văn Ắng chia 2 mũi bí mật áp sát mục tiêu, diệt địch. Lò Văn Hắc xung phong diệt hỏa lực địch tạo điều kiện cho ta tấn công.


Đồng chí hy sinh trong tiếng hô xông lên tiêu diệt địch, giải phóng Chiềng Lương.


Ngày 11 tháng 6 năm 1999, Lò Văn Hắc được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6219



WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2023, 08:05:38 am »

ANH HÙNG TÔ THỊ HIỂN
(Liệt sĩ)


Anh hùng Tô Thị Hiển sinhnăm 1920, dân tộc Kinh, quê ở thôn Khê Nữ, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.


Tô Thị Hiển sinh ra trong mộtgia đình có truyền thống yêu nước, tham gia cách mạng từ năm 1946, lúc đầu làm giao thông liên lạc cho chính quyền lâm thời. Từ 1947 đồng chí tham gia lực lượng du kích và được phân công làm đại đội phó đội du kích ở thôn Khê Nữ.


Năm 1950 Tô Thị Hiển là tổ trưởng tổ liên lạc cụm miền Tây của du kích xã tự do. Từ 1951 đồng chí tham gia đường dây liên lạc của Thủ tướng Chính phủ. Từ tháng 2 năm 1950 đến tháng 6 năm 1954 gia đình Tô Thị Hiển là cơ sở cách mạng, trong nhà có 7 hầm bí mật, thường xuyên nuôi giấu từ 5 đến 10 đồng chí cánbộ và bộ đội. Ngày 17 tháng 6 năm 1954, trong trộn càn cuối cùng của giặc vào khu du kích Khê Nữ, đồng chí đã đưa trên 20 cán bộ, du kích xuống hầm an toàn. Nhưng Tô Thị Hiển đã bị giặc bắt, chúng dùng mọi hình thức tra tấn dã man, hòng uy hiếp mọi người và bắt đồng chí phải khai nơi giấu cán bộ. Chị đã cắn răng chịu đựng, kiên quyết không khai và hy sinh để bảo vệ đồng chí của mình.


Tấm gương chiến đấu và hy sinh của Tô Thi Hiển các thế hệ thanh thiếu niên của xã Nguyên Khê noi theo và học tập.


Ngày 27 tháng 2 năm 2002, Tô Thị Hiển được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6219



WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2023, 08:07:53 am »

ANH HÙNG DƯƠNG VĂN HỘI
(Liệt sĩ)


Anh hùng Dương Văn Hội sinh năm 1928, dân tộc Kinh, quê ở xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.   Khi hy sinh, anh là tiểu đội phó du kích xã Nội Hoàng, đảng viên ĐảngCộng sản Việt Nam.


Năm 1945 Dương Văn Hội làm liên lạc đội tự vệ cứu quốc xã Nội Hoàng, tham gia cướp chính quyền Phủ Lạng Thương. Từ tháng 9 năm 1949 đến tháng 2 năm 1950 anh là thanh niên cứu quốc, rồi vào du kích, chiến đấu trực tiếp 15 trận.


Ngày 27 tháng 7 năm 1949, địch sử dụng một lực lượng lớn, chia thành 2 mũi tấn công vào xã Nội Hoàng. Dương Văn Hội dùng kế dồn địch vào thế bất lợi giật mìn làm 4 tên địch bị chết, 2 tên bị thương và phối hợp với anh em du kích diệt 7 tên, làm bị thương 15 tên, thu 7 lựu đạn, 200 viên đạn súng trường.


Ngày 26 tháng 2 năm 1950, địch tập trung 120 quân chia 2 cánh tấn công vào xã, suốt từ 5 giơ sáng đến 12 giờ trưa, anh cùng đồng đội bắn chết 5 tên, bắn bị thương 8 tên khác. Riêng Dương Văn Hội diệt được 2 tên. Với cương vị là tiểu đội phó, chỉ huy anh em đánh trả đợt tấn công lần 2 của địch, mặc cho máy bay, pháo binh bắn phá dữ dội, anh cho anh em rút, còn mình đánh lạc hướng địch, bảo vệ đồng đội lui quân. Trận này Dương Văn Hội đánh giáp lá cà với địch, diệt 3 tên, làm bị thương 2 tên. Đồng chí bị thương và bị địch bắt đưa về Bắc Giang tra tấn 2 ngày.


Ngày 28 tháng 2 năm 1950, địch bắt Dương Văn Hội chỉ hầm bí mật. Mặc dù nắm toàn bộ kế hoạch tác chiến của xã và toàn bộ hệ thống hầm hào của cán bộ, du kích và nhân dân ẩn nấp nhưng anh quyết không khai báo. Chiều hôm đó, giặc treo Dương Văn Hội lên cây và bắn chết.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Kháng chiến hạng nhất, 1 giấy khen Chiến sĩ thi đua.


Ngày 11 tháng 6 năm 1999, Dương Văn Hội được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM