saoden
Thành viên

Bài viết: 1075
|
 |
« Trả lời #40 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2023, 08:38:40 am » |
|
6. CHỈ THỊ SỐ 32/CT, NGÀY 15-12 1967 VỀ NHIỆM VỤ PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC AN NINH TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI
II. Nhiệm vụ sắp tới của cơ quan an ninh
Cần nhận rõ cơ quan an ninh là công cụ sắc bén của Đảng, có nhiệm vụ trấn áp phản cách mạng, giữ gìn trật tự an ninh cho nhân dân, bảo vệ và giữ vững chính quyền cách mạng. Đối tượng đấu tranh của an ninh là các loại công an, gián điệp và bọn phản động phá hoại cách mạng. Nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc đang đòi hỏi công tác an ninh tập trung sức tấn công vào các loại công an, tình báo Mỹ, Ngụy, các cơ quan đầu não của địch và các đảng phái phản động. Càng thanh toán triệt để các đối tượng thù địch nguy hiểm thì càng tạo ra những điều kiện thuận lợi để làm tan rã hàng ngũ địch, để giành và giữ chính quyền vững chắc.
Nhiệm vụ sắp tới của an ninh để phục vụ cho quyết tâm chiến lược của Đảng là:
Phải hướng vào các đô thị, thị xã, thị trấn và các vùng yếu kết hợp với lực lượng vũ trang, chính trị của quần chúng để đẩy mạnh trừ gian diệt ác ôn đánh rã bộ máy kềm kẹp, hạ uy thế địch, tạo thế cho phong trào cách mạng của quần chúng nổi dậy tiến lên tiêu diệt các cơ quan đầu não, các tổ chức công an, tình báo của Mỹ - ngụy, các đảng phái phản động, đánh tan các cơ sở phản động của địch một cách triệt để, góp phần đánh sập Ngụy quyền từ trung ương tới tận cơ sở, giành chính quyền về tay nhân dân; tích cực nắm vững tình hình địch, tích cực chuẩn bị lực lượng chuyên môn để triệt, để truy kích địch, bảo vệ chính quyền cách mạng sau này.
Song song với nhiệm vụ trên đây an ninh phải đẩy mạnh các mặt công tác nhằm bảo vệ tốt các vùng giải phóng (cũ và mới), phát động quần chúng phòng gian bảo mật, xây dựng mạng lưới an ninh nhân dân, tiến hành trấn áp đúng đối tượng, đúng chính sách, quét sạch bọn chỉ điểm, mật báo, biến vùng giải phóng thành hậu phương vững chắc của cách mạng sẵn sàng trấn áp bọn gián điệp, phản động do địch cài lại và bọn tay sai từ các đô thị chạy vào!
III. Phương châm hành động
Để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trên, cần quán triệt và nắm vững phương châm sau đây:
- Kiên quyết, triệt để, nhạy bén đối với bọn đế quốc Mỹ và bọn đầu sỏ phản cách mạng, đập tan các tổ chức phản động, đồng thời có phân hóa, cải tạo, khoan hồng với kẻ lầm lạc tranh thủ số quần chúng lạc hậu.
- Cảnh giác cao độ, đánh đúng đối tượng, nhưng toàn diện không đánh tràn lan, không bị khiêu khích, không lầm lẫn đánh vào nội bộ nhân dân.
- Chuyên môn an ninh phải nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ, phục tùng chính trị và phục vụ cho nhiệm vụ chính trị.
- Dựa vào chỉ bộ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm tai mắt, bủa lưới phòng gian bảo mật.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
saoden
Thành viên

Bài viết: 1075
|
 |
« Trả lời #41 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2023, 08:39:48 am » |
|
IV. Nhiệm vụ và công tác cụ thể của an ninh ở các vùng
A. Vùng đô thị, thị xã, thị trấn.
Các đô thị, thị xã, thị trấn, nhất là đô thị lớn, là nơi tập trung các cơ quan đầu não của ngụy quân, ngụy quyền, các cơ quan đàn áp công an, tình báo Mỹ - ngụy, các đảng phái phản động; là nơi cuối cùng địch tập trung chống lại ta, cũng là nơi trong tình thế thất bại, địch chủ động cài gián điệp, bố trí phương tiện và vũ khí, cho tay sai chạy vào các vùng dân tộc tôn giáo để tiếp tục phá hoại cách mạng.
Về phía ta, đây củng là nơi mà toàn Đảng, toàn quân toàn dân phải tập trung mọi khả năng, mọi lực lượng để đập tan bộ máy ngụy quyền, giành lấy chính quyền về tay nhân dân, xây dựng chính quyền cách mạng.
1. Vì vậy nhiệm vụ cụ thể của an ninh ở đô thị, thị xã, thị trấn là:
- Nhanh chóng điều tra nắm vững tình hình địch, phân loại các đối tượng, mục tiêu; an ninh cùng các lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị đẩy mạnh trừ gian, diệt bọn phản động bên trên, đánh tan bọn hạ tầng cơ sở nhất là bọn công an, tình báo bí mật tạo điều kiện cho phong trào nổi dậy của quần chúng, mở rộng bàn đạp quanh đô thị, tạo lõm căn cứ trong đô thị.
- Khẩn trương xây dựng lực lượng an ninh đủ sức để kết hợp với lực lượng vũ trang, lực lượng quần chúng để: đập tan bộ máy ngụy quân, ngụy quyền, công an, tình báo, các đảng phái phản động một cách triệt để, giành chính quyền về tay nhân dân.
- Cùng lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị của quần chúng phá khám giải thoát cho tù chính trị, đánh chiếm và bảo vệ các cơ quan, đài phát thanh, điện, nước, bưu điện, kho bạc, các công trình khoa học, văn học, nghệ thuật, y tế, các kho tài liệu hồ sơ của các ngành bản thân an ninh phải có đủ lực lượng để chiếm, giữ cho được kho tài liệu hồ sơ của công an, tình báo, an ninh quân đội các cấp.
- Nhanh chóng ổn định trật tự trị an trong thành phố, khôi phục lại sinh hoạt bình thường của nhân dân; bước đầu tiến hành một số biện pháp đơn giản để quản lý thành phố.
- Khẩn trương xây dựng bộ máy an ninh từ trên xuống tận cơ sở phố, phường, phát triển các bộ phận nghiệp vụ cần thiết để tiếp tục đánh địch, truy kích trong tình hình mới, trong hoàn cảnh địch đang rút vào hoạt động bí mật.
2. Một số công tác cụ thể: (tỉnh, thành có chỉ thị riêng).
An ninh các cấp cần khẩn trương tiến hành các công tác:
a. Công tác điều tra nghiên cứu nắm chắc tình hình địch:
- Muốn đánh địch có hiệu quả và triệt để thì phải làm tốt công tác nắm tình hình địch. Đối với an ninh, đánh kẻ thù bí mật thì công tác này lại càng hết sức quan trọng. Đó là công tác hàng đầu của an ninh, rất gian khổ khó khăn và phức tạp, do đó phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.
- Yêu cầu của công tác nắm tình hình là phải nắm thật chắc các mục tiêu, đối tượng cần điều tra, đánh, chiếm. Công tác điều tra nghiên cứu là phải biết thu thập tài liệu rộng rãi, liên tục, biết tích lũy, tổng hợp, phân tích trong suốt cả thời gian trước, trong và sau khi đập tan bộ máy chính quyền địch.
Nói chung nắm tình hình gồm các đối tượng:
- Về cơ quan địch: phải nắm vững các cơ quan, tổ chức, trụ sở công khai và bí mật, các kho cất giấu tài liệu (nhất là bọn công an, cảnh sát, tình báo, an ninh quân đội Mỹ, Ngụy các cấp) cơ quan đặc vụ Tưởng, các đảng phái phản động (Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng, Cần lao nhân vị).
- Về cá nhân: Phải nắm cho thật chắc danh sách, nhận dạng, lý lịch, chỗ ở công khai, bí mật của các bọn cầm đầu, ác ôn trong ngụy quyền, bọn chỉ huy cấp tá, cấp tướng, bọn chỉ huy và cán bộ tình báo, an ninh quân đội Mỹ - ngụy, công an cảnh sát (chú ý bọn cảnh sát đặc biệt) bọn chiêu hồi bình định chiến tranh tâm lý, bọn chỉ huy trong các trung tâm cải huấn, đặc vụ Tưởng và các tên gián điệp trong các tổ chức trá hình của Mỹ, bọn lãnh tụ các đảng phái phản động.
Đối với bọn tình báo Pháp, Anh, Nhật cũng cần nắm để Đảng có đối sách.
- Để cho công tác nắm tình hình địch được nhanh chóng, chính xác, đầy đủ, cần giải quyết mấy vấn đề:
- Các cấp ủy phải kiểm tra kết quả công tác nắm tình hình từ trước đến nay để bổ sung những điểm còn thiếu sót, đồng thời chỉ thị cho các bộ phận địch tình, quân báo, binh vận, các ngành, các giới có nhiệm vụ nắm tình hình địch báo cáo kịp thời cho cấp ủy.
- An ninh phải khẩn trương hoàn thành hồ sơ các mục tiêu, đối tượng trong thời gian ngắn nhất để cấp ủy xét duyệt.
- Hàng tháng (an ninh chủ trì) cùng các cơ quan binh vận, tình báo, quân báo, bảo vệ quân đội tổ chức trao đổi về địch tình để báo cáo cho cấp ủy.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
saoden
Thành viên

Bài viết: 1075
|
 |
« Trả lời #42 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2023, 08:40:56 am » |
|
b. Xây dựng thực lực:
Lực lượng hành động là vấn đề quyết định trong việc tiêu diệt địch, nhưng lực lượng hành động của an ninh vừa thiếu vừa yếu. Đó là một trở ngại rất lớn; cần nhận rõ hiện nay phong trào cách mạng đang lên cao đó là điều kiện thuận lợi cho ta nhanh chóng phát triển lực lượng.
- Yêu cầu của xây dựng thực lực là phải đảm bảo cho nhiệm vụ trước mắt đồng thời đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ chính quyền cách mạng sau này. Do đó, công tác xây dựng thực lực phải tiến hành liên tục suốt cả quá trình công kích, khởi nghĩa giành chính quyền cho đến giai đoạn xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng. Xây dựng đến đâu là bung ra hoạt động đến đó; quá trình hoạt động là quá trình không ngừng xây dựng rèn luyện bồi dưỡng làm cho lực lượng càng đánh càng tinh nhuệ, càng vững chắc.
+ Để đảm bảo nhiệm vụ trước mắt và sau này, các cấp ủy đảng và an ninh cần khẩn trương giải quyết mấy vấn đề trong xây dựng lực lượng an ninh.
- Trong việc xây dựng củng cố, tăng cường bộ máy an ninh thành phố, thị xã, thị trấn, các cấp ủy cần kiểm điểm và nắm chặt lại các lực lượng của an ninh; căn cứ vào sự cần thiết trước mắt và cho những bước tới mà khẩn trương tăng cường bộ máy bổ sung cán bộ cho các bộ môn điệp báo, an ninh bí mật, trinh sát vũ trang; song song theo đó gấp rút chuẩn bị xây dựng các lực lượng cần thiết cho bước sau như trinh sát ngoại tuyến, trinh sát kỹ thuật, giao cảnh v.v...
- Về điệp báo thì tích cực phát triển cơ sở vào những đối tượng mục tiêu chủ yếu của an ninh, trước mắt là chú trọng vào cơ quan tình báo, công an cảnh sát, an ninh quân đội Mỹ, Ngụy, các đảng phái phản động (nếu ở đây ta chưa có cơ sở). Cần rà lại tình hình cơ sở của các ngành trong lòng địch như binh vận, các ngành các giới và cũng có thể một số cơ sở của quân báo để có kế hoạch điều chỉnh cơ sở có tác dụng trong điệp báo, chuyển cho an ninh sử dụng.
- Về an ninh bí mật thì nhanh chóng xây dựng để có lực lượng cần thiết đảm bảo điều tra trấn áp các mục tiêu đối tượng, địa bàn chính và bảo vệ các mục tiêu chủ yếu. Trong lúc xây dựng phải đảm bảo chất lượng trong sạch. Trước mắt khi sử dụng lực lượng này phải có sự tính toán, cân nhắc kỹ; để bảo toàn lực lượng và bảo đảm tồn tại có tác dụng cho các bước sau.
Các chi bộ trong nội thành căn cứ một chỉ ủy vỉên trực tiếp chuyên làm công tác an ninh với nhiệm vụ: nắm tình hình địch, xây dựng lực lượng để tấn công địch và chuẩn bị sẵn sàng, nhanh chóng hình thành bộ máy an ninh ở cơ sở phố phường để tiếp tục truy kích địch và bảo vệ chính quyền cơ sở.
+ Về trinh sát vũ trang: cần gấp rút xây dựng lực lượng vào các mục tiêu, đối tượng đã được phân công cho các cấp. Đối với những đối tượng chủ yếu thì phải xây dựng trước và hành động ngay; nếu bước một chưa bắt diệt được thì bước hai phải thanh toán cho kỳ được không để trốn thoát và chuyên vùng. Cần chú ý rèn luyện cho trinh sát vũ trang về lập trường tư tưởng vững vàng, hiểu biết về kỹ thuật, chiến thuật đánh trong thành phố; trang bị vũ khí, phương tiện chiến đấu cho thích hợp với trình độ, khả năng của cán bộ, cơ sở, thích hợp với điều kiện đánh trong vùng địch còn kiểm soát,
c. Tiến hành trấn áp phản cách mạng:
Yêu cầu của trấn áp phản cách mạng là đánh đúng đối tượng, đúng mục tiêu, đúng bọn đầu sỏ, bọn chỉ huy, bọn nguy hiểm, bọn ngoan cố; đảm bảo đúng chính sách. Đối với bên trên, đầu sỏ và ác ôn phải đánh triệt để, toàn bộ, cố gắng làm trước và làm cho được; đối với bọn tay sai tránh tình trạng đánh tràn lan. Quá trình trừ gian diệt ác ôn là quá trình đánh liên tục, đánh diệt, đánh điểm, làm cho địch hối động, từ chỗ làm nhão làm rã tỉnh thần và tổ chức địch đến chỗ đập tan toàn bộ bộ máy ngụy quyền, trong đó có phần an ninh chủ yếu là tập trung vào bọn công an cảnh sát, tình báo, an ninh quân đội Mỹ - ngụy, bọn đảng phái phản động. Các lực lượng phản cách mạng khác thì kết hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang, lực lượng vũ trang của quần chúng và các ngành và đánh.
d. Góp phần xây dựng và cùng cố chính quyền cách mạng: Sau khi đập tan bộ máy chính quyền địch, an ninh cùng các lực lượng quân sự, chính trị, các ngành các giới: gấp rút xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng. Phần an ninh xây dựng và phát triển bộ máy an ninh vững mạnh, sắc bén để đủ sức tiếp tục điều tra, truy kích, trấn áp phản cách mạng, bảo vệ chính quyền cách mạng.
- Ổn định nhanh chóng sinh hoạt bình thường của quần chúng đảm bảo trật tự trị an trong thành phố.
- Nghiên cứu đề xuất với cấp ủy những chính sách, thể lệ có liên quan đến trật tự trị an.
B. Vùng nông thôn
1. Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ, yêu cầu của an ninh trong vùng nông thôn (tạm chiếm và giải phóng) là:
* Kết hợp với lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị của quần chúng mà đẩy mạnh trừ gian, diệt ác òn, đánh nhão, đánh sập bộ máy kềm kẹp, đánh rã mạng lưới gián điệp ở cơ sở phục vụ cho mở rộng vùng giải phóng và giải phóng toàn bộ nông thôn, chống chiến tranh tâm lý chiêu hồi chiêu hàng tung tin thất thiệt; gieo rắc hoang mang trong quần chúng kịp thời phát hiện trấn áp bọn mật báo chỉ điểm, bọn gián điệp do địch cài lại và bọn từ trong các đô thị chạy ra, đảm bảo làm trong sạch vùng giải phóng giữ gìn trật tự trị an trong xã ấp, giữ vững quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ chính quyền cách mạng, củng cố toàn bộ nông thôn thành hậu phương vững chắc để phục vụ đắc lực cho tiền tuyến.
- Nhanh chóng xây dựng bộ máy an ninh và rộng khắp nhất là vùng nông thôn mới giải phóng, sẵn sàng đập tan bọn phản động ngóc đầu trở lại.
2. Các công tác cụ thể
Để thực hiện nhiệm vụ trên, an ninh cần tiến hành các công tác sau đây:
Ở vùng nông thôn tạm chiếm
+ Khẩn trương tiến hành điều tra nghiên cứu nắm tình hình địch.
+ Kết hợp với lực lượng vũ trang, phong trào nổi dậy của quần chúng đẩy mạnh trừ gian diệt ác, đánh bọn ác ôn nguy hiểm, bọn có nhiều tội ác với nhân dân và bí mật; tiến hành cải tạo số người bị lầm lạc.
+ Xây dựng an ninh xã ấp vững mạnh, xây dựng lực lượng an ninh bí mật để tiếp tục điều tra đánh địch đề phòng phản kích trở lại. Xây dựng và chọn người trong phong trào cung cấp cho trên đưa vào đô thị làm công tác an ninh bí mật trinh sát vũ trang hoặc điệp báo. Tạo căn cứ cho các lực lượng làm bàn đạp tấn công vào đô thị.
+ Đẩy mạnh phong trào quần chúng phòng gian bảo mật, hình thành mạng lưới an ninh nhân dân chống bọn gián điệp do địch cài lại và bọn từ đô thị chạy về.
Ở vùng nông thôn giải phóng
+ Các cấp an ninh cần quán triệt tình hình, quán triệt đường lối chính sách của Đảng, nhận rõ nội dung, biện pháp của từng mặt công tác chuyên môn để tiến hành công tác được tốt hơn.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn cho an ninh xã biết nắm tình hình địch và có khả năng bám được nhiệm vụ an ninh xã không làm công tác sưu tập như trước.
+ Trong khi vận dụng chính sách trấn áp phản cách mạng, đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc đã quy định về việc bắt người, giam giữ, quản chế, xử lý vv... chấm dứt tình trạng dùng hình thức cải tạo đối với quần chúng lạc hậu, cải tạo tình nghi, tề ngụy cũ không còn làm tay sai cho địch nữa.
+ Tiếp tục phát động thành phong trào quần chúng thường xuyên, liên tục để đấu tranh chống phản cách mạng một cách rộng khắp; đồng thời phải đẩy mạnh và biết kết hợp khéo léo sử dụng các công tác nghiệp vụ thích hợp để đánh địch sâu sắc hơn, triệt để hơn.
+ Tăng cường công tác bảo vệ cơ quan, cùng với cơ quan, đơn vị xây dựng cơ quan, đơn vị vững chắc về chính trị, tổ chức, đảm bảo an toàn cho cơ quan, đơn vị bộ đội, thực hiện tốt nội quy phòng gian bảo mật, bảo vệ tài liệu (chú ý khâu bảo vệ tài liệu). Nghiêm cấm an ninh tiến hành công tác trinh sát trong cơ quan, đơn vị bộ đội.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
saoden
Thành viên

Bài viết: 1075
|
 |
« Trả lời #43 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2023, 08:45:50 am » |
|
V. Tăng cường bộ máy an ninh các cấp1. Đảng lãnh đạo công tác an ninh - Các cấp ủy đảng cần nhận rõ an ninh là công cụ chuyên chính của Đảng, của chính quyền cách mạng để trấn áp bọn phản cách mạng, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chính quyền cách mạng. Do đó các cấp ủy phải quan tâm đúng mức lãnh đạo an ninh đảm bảo nội dung sau đây: + Lãnh đạo ngành an ninh quán triệt nhiệm vụ chính trị của Đảng, tin tưởng và chấp hành đúng đường lối chính sách của Đảng, nâng cao tư tưởng tích cực kiên quyết tấn công địch. + Lãnh đạo ngành an ninh quán triệt phương châm hai chân, ba mũi để kết hợp với lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị, binh vận tấn công đánh địch trên khắp ba vùng phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng. + Lãnh đạo ngành an ninh thông suốt nhiệm vụ đường lối phương châm, chính sách của ngành an ninh và vận dụng cho sát đúng tình hình từng nơi từng lúc, khắc phục những khuynh hướng máy móc chuyên môn đơn thuần, xây dựng lập trường tư tưởng, tác phong tư cách đạo đức của cán bộ và chiến sỹ an ninh. + Từng thời gian đề ra chủ trương, phương hướng công tác cho an ninh; động viên toàn đảng, toàn quân, toàn dân cùng an ninh thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống gián điệp, phản động và bảo vệ cách mạng. + Thường xuyên theo dõi tình hình, kiểm tra công tác, các mặt công tác của an ninh để kịp thời có chủ trương uốn nắn những sai phạm, thực thực giúp đỡ, bồi dưỡng cho an ninh hoàn thành tốt nhiệm vụ. 1. An ninh đối với cấp ủy Đảng - An ninh các cấp chịu sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, trực tiếp đối với cấp ủy Đảng, có trách nhiệm thường xuyên báo cáo một cách trung thực, toàn dỉện, cụ thể, đầy đủ về tình hình địch, về các mặt công tác, những thành tích, những thiếu sót để cấp ủy cho chủ trương, đối sách. - Nghiên cứu để xuất chủ trương, kế hoạch công tác từng thời gian để cấp ủy duyệt và cho chỉ thị để thi hành. - Thi hành những việc cụ thể, trực tiếp do cấp ủy giao trong việc điều tra, đánh địch, giam giữ, điều tra can phạm. 2. Về quan hệ giữa an ninh các cấp - An ninh cấp trên căn cứ vào nhiệm vụ yêu cầu chính trị của Đảng kịp thời đề ra nhiệm vụ, yêu cầu công tác từng thời gian để an ninh cấp dưới căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương mà có kế hoạch thực hiện. - An ninh cấp trên phải nắm tình hình, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn về công tác, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn để cho an ninh cấp dưới có đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ. - An ninh cấp dưới nghiêm chỉnh chấp hành chế độ báo cáo thỉnh thị một cách kịp thời, trung thực cụ thể từng mặt công tác cho an ninh cấp trên, đề nghị những ý kiến giải quyết. Cấp ủy Khu và an ninh Khu cần tổ chức nghiên cửu kỷ chỉ thị này và trên cơ sở quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, yêu cầu nội dung cơ bản của công tác an ninh mà tích cực khẩn trương để ra kế hoạch chỉ đạo thực hiện và thường xuyên báo cáo kết quả về Thường vụ Năm Trường. An ninh Năm Trường căn cứ vào tỉnh thần chỉ thị này có kế hoạch hướng dẫn chung và cụ thể cho từng vùng để an ninh Khu thi hành. Ngày 15 tháng 12 năm 1967 Thường vụ Năm Trường Bảy Hồng (đã ký)
|
|
|
Logged
|
|
|
|
saoden
Thành viên

Bài viết: 1075
|
 |
« Trả lời #44 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2023, 08:47:08 am » |
|
7. CHỈ THỊ SỐ 12CTNT, NGÀY 03-05-1968, VỀ VIỆC TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT NGÀY 07-04-1968 CỦA THƯỜNG VỤ NĂM TRƯỜNG VÀ HƯỚNG DẪN THÊM MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG CHỈ THỊ SỐ 32 NGÀY 15-12-1967 (Chỉ lưu hành đến Tỉnh ủy và An ninh Tỉnh) II. Chủ trương công tácCần nhận rõ: Do bản chất đế quốc Mỹ rất ngoan cố xảo quyệt, thâm độc, nên tuy bị thất bại toàn diện trên các mặt quân sự, chính trị, kinh tế; tuy cả thế và lực đang trên đà xuống dốc nhưng chúng càng lồng lộn phản ứng gay gắt gắt chống lại ta nhất là càng thất bại về quân sự thì càng tăng cường chiến tranh gián điệp. Do đó, tính chất ác liệt không chỉ thể hiện trên mặt trận quân sự, chính trị mà còn thể hiện trên mặt trận gián điệp nữa. Trước những thắng lợi của ta, trước nguy cơ bị bị đánh bại, bọn công an gián điệp, đảng phái phản động đã chuyển vào hoạt động bí mật. Một mặt, chúng tăng cường hoạt động gián điệp phục vụ cho địch phản kích ta bảo vệ đố thị, thị xã, thị trấn, đánh xỉa ra vùng ven, các đường giao thông chiến lược phá rối hậu phương ta, nhằm ngăn ngừa hạn chế sức tấn công của ta; mặt khác, chúng tích cực chuẩn bị lực lượng gián điệp phản động để tiếp tục phá hoại cách mạng sau này. Do đó, đấu tranh và chống gián điệp chẳng những là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trước mắt mà còn là nhiệm vụ chính trị, một cuộc đấu tranh gay go ác liệt và lâu dài nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ quân đội, bảo vệ thành quả cách mạng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để cho an ninh đủ sức hoàn thành nhiệm vụ của Đảng giao phó, góp phần tích cực trong việc đánh đổ ngụy quyền giành chính quyền về tay nhân dân, khẩn trương xây dựng lực lượng chuẩn bị sẵn sàng mở rộng triển khai công tac an ninh trong tình hình mới, Thường vụ Năm Trường chủ trương: 1. Các cấp ủy tổ chức tập thể nghiên cứu học tập chủ trương, đường lối, phương châm công tác, chính sách trấn áp phản cách mạng và các chỉ thị của Đảng về công tác an ninh, lấy chỉ thị số 32 và chỉ thị này làm cơ sở, với yêu cầu là: - Làm cho toàn Đảng quán triệt quan điểm chuyên chính vô sản của Đảng, nâng cao lập trường giai cấp, khắc phục thái độ mơ hồ quân thù, trên cơ sở đó mà lãnh đạo tốt hơn nữa công tác an ninh. - Nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò, nhiệm vụ, chức năng của ngành an ninh là công cụ chuyên chính của Đảng, là một lực lượng chiến đấu một mũi nhọn tấn công trấn áp bọn phản cách mạng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ quân đội để ra sức xây dựng cho ngành an ninh các cấp ngày càng vững mạnh, đáp ứng kịp thời với yêu cầu của tình hình đang phát triển. - Cần phải đánh giá đúng quân thù, thấy rõ sự ngoan cố, xảo quyệt, thâm độc của chúng, đồng thời cũng thấy rõ sự suy yếu, những nhược điểm cơ bản của chúng để nâng cao ý thức cảnh giác có quan điểm chuyên môn đúng đắn kiên quyết dựa vào quần chúng mà phát huy tác dụng của ngành an ninh để đánh bại địch, khắc phục mọi tư tưởng hữu khuynh cố thủ, cầu an, sợ ác liệt, ảo tưởng hòa bình xây dựng một tinh thần triệt để cách mạng, liên tục tấn công địch thể hiện các mặt công tác đánh địch bảo vệ mình trên ba vùng trong mọi tình huống. 2. Về nội dung yêu cầu công tác trên ba vùng đã có chỉ thị số 08/CTNT của Thường vụ TWC và chỉ thị hướng dẫn số 155 của an ninh Năm Trường. Nhưng cần đặc biệt chú ý là: Hiện nay địch đã chuyên vào hoạt động bí mật bọn công khai thì đã thay đổi chỗ ở, bọn bí mật thì càng cài sâu núp kín hơn. Do đó an ninh các cấp cần phải khẩn trương liên tục điều tra nghiên cứu phân tích nắm vững tình hình kẻ địch để thấy đúng đối tượng, đúng phương hướng tấn công để có kế hoạch tiêu diệt chúng. 3. Tăng cường bộ máy an ninh các cấp: Trên cơ sở nhận thức đúng đắn vị trí, nhiệm vụ chức năng của ngành an ninh là công cụ chuyên chính của Đảng, là lực lượng chiến đấu, mũi nhọn tấn công trấn áp bọn công an, gián điệp, bọn phản động, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, xây dựng ngành an ninh vững mạnh đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trước mắt, đồng thời chuẩn bị các lực lượng, điều kiện cần thiết để mở rộng hoạt động khi tình hình phát triển. a. Yêu cầu chung trong việc xây dựng cơ quan an ninh các cấp là: Củng cố và phát triển các bộ môn và lực lượng chiến đấu cần thiết phục vụ cho yêu cầu nhiệm vụ chính trị trước mắt đồng thời từng bước vững chắc có kế hoạch hoàn chỉnh theo sự phát triển của tình hình. Trong khi xây dựng cần phải lấy chất lượng là chính (chính trị tư tưởng và chuyên môn) đồng thời coi trọng số lượng. (Về cơ cấu tổ chức sẽ có chỉ thị riêng). b. Phương châm, phương hướng xây dựng: Trong việc củng cố và phát triển ngành an ninh, cần phải nắm rõ khâu quan trọng có tính chất chiến lược là an ninh các cấp tỉnh và cấp xã, phố phường. Còn an ninh các cấp huyện là báo cáo trực tiếp chỉ đạo và chiến đấu. Tình hình hiện nay các cấp an ninh đều yếu nên: - Về cấp, thì trước hết phải tăng cường củng cố an ninh tỉnh và an ninh xã, an ninh phố phường ở đô thị. - Về củng cố phát triển các bộ môn trước hết là ban lãnh đạo các cấp khu, tỉnh, huyện và xã, kế đó từ huyện trở lên thì tăng cường các tiểu ban chuyên môn trực tiếp chiến đấu như: an ninh đô thị (điệp báo, trinh sát vũ trang, an ninh bí mật), bảo vệ chính trị, chấp pháp, trại giam, an ninh vũ trang, NTTH. c. Đào tạo, bồi dưỡng, quản lý cán bộ: Do yêu cầu xây dựng ngành an ninh vững mạnh về chính trị, tư tưởng và chuyên môn, TV Năm Trường quyết định: Tăng cường cán bộ an ninh các cấp theo phương hướng: + An ninh các cấp điều chỉnh cán bộ trong địa phương thích hợp với khả năng chuyên môn của cán bộ, theo yêu cầu công tác. + Các cấp ủy Đảng bổ sung cho cán bộ an ninh trực thuộc theo yêu cầu nhiệm vụ. An ninh Năm Trường có thể điều động một số cán hộ cấn thiết cho bộ máy an ninh nhưng không làm yếu cấp dưới. Đào tạo bồi dường cán bộ: + Để đáp ứng yêu cầu to lớn về cán bộ an ninh của các cấp an ninh Nàm Trường, khu, tỉnh cần có trường huấn luyện đào tạo cán bộ. Phương châm đào tạo là: cần gì học nấy, cần gì đào tạo nấy, học ngắn ngày, từng bước bổ túc. Tăng cường tập huấn hội nghị rút kinh nghiệm, học tập tại chức kết hợp mở lớp. Quản lý cán bộ: Để đảm bảo sự chỉ đạo về nghiệp vụ, đảm bảo cho an ninh có một đội ngũ cán bộ tốt được rèn luyện về chính trị, tư tường và nghiệp vụ theo tỉnh thần chỉ thị số 32 ngày 15-12-1967, an ninh các cấp cần chấp hành chế độ quản lý cán bộ như sau: + An ninh Năm Trường quản lý cán bộ cao và trung cấp trong toàn ngành. + An ninh khu quản lý cán bộ sơ cấp trong địa phương. + An ninh tỉnh quản lý cán bộ cơ sở trong địa phương. d. Củng cố tăng cường hệ thống giao thông giữa an ninh các cấp. Để đảm bảo chỉ đạo về chuyên môn, an ninh các cấp cần phải có hệ thống giao thông liên lạc thông suốt từ trên xuống dưới. Đối với các tỉnh xa khu có thể đặt điện đài để liên lạc giữa an ninh khu và an ninh tỉnh. đ. Trang bị vũ khí cho an ninh các cấp: Nói chung an ninh các cấp phải được trang bị để chiến đấu, trước nhất là ANVT, TSVT, các đơn vị canh giữ trại giam giam, giao thông liên lạc BVCT, các trưởng phó an ninh và các trường phó tiểu ban các cấp; an ninh xã cũng được trang bị, trước hết là trưởng phó ban xã. Nguồn trang bị vũ khí: một là do Đảng cáp phát, mặt khác phải lấy súng địch trang bị ta, trang bị đến đâu phải tổ chức quản lý, bảo quản chặt chẽ. Ban an ninh tỉnh, khu làm kế hoạch trang bị thông qua cấp ủy địa phương, cấp ủy khu chịu trách nhiệm cấp phát cho an ninh trong khu. Từ nay trong báo cáo đợt công tác, hàng tháng, ba tháng, một năm các cấp ủy và an ninh các cấp đều phải báo cáo tình hình công tác an ninh cho cấp ủy trên đúng theo nội quy và thời gian đã quy định. Nhận được chỉ thị này, các cấp ủy và an ninh các cấp cần nghiên cứu kỹ và khẩn trương triển khai chấp hành tốt. Thực hiện đến đâu và báo cáo thường xuyên về An ninh Năm Trường biết. Ngày 03 tháng 5 năm 1968 TMTV Năm Trường Ủy viên thường trực Ba Bình (Đã ký)
|
|
|
Logged
|
|
|
|
saoden
Thành viên

Bài viết: 1075
|
 |
« Trả lời #45 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2023, 08:48:55 am » |
|
8. CHỈ THỊ SỐ 17/CTNT, NGÀY 09-6-1968, VỀ VIỆC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG AN NINH VŨ TRANG
I- XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG AN NINH VŨ TRANG LÀ YÊU CẦU CẤP THIẾT TRƯỚC MẮT VÀ TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI
1. Từ khi thay chân thực dân Pháp đến nay, đế quốc Mỹ đang "tiếp tục thực hiện dã tâm xâm lược miền Nam Việt Nam, hòng chia cắt lâu dài nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng". Dựa vào giai cấp địa chủ phong kiến quan liêu, tư sản mại bản các đảng phái chính trị phản động (Đại Việt, Việt Nam quốc dân đảng, Cần lao nhân vị) và những phần tử phản động khác chui vào các tôn giáo dân tộc ít người, chúng đã xây dựng lên một chính quyền tay sai độc tài phát xít với một quân đội đông người được trang bị bằng phương tiện, vũ khí tối tân và một bộ máy công an cảnh sát, tình báo ác ôn đều khắp, để liên tục đàn áp, đánh phá phong trào cách mạng miền Nam, hòng bắt nhân dân miền Nam khuất phục và chấp nhặn chế độ thực dân kiểu mới của chúng.
Nhưng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân và quân ta vốn căm thù sâu sắc địch luôn luôn anh dũng kiên cường bất khuất lại có kinh nghiệm chống, đánh địch, nên từ những năm Đồng Khời năm 59-60 đã liên tục nổi dậy, liên tục tấn công liên tục giành chiến thắng, đẩy lùi địch từng bước, giành thắng lợi từng phần và đến nay đã bước sang giai đoạn Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa.
Trước những "thắng lợi to lớn chưa từng có "lần đầu tiên ta đã chủ động đưa cuộc tấn công và đánh nhau với địch rất ác liệt trong thế trận xen kẽ, cài răng lược, lộn ẩu để tiến lên" đánh đổ hoàn toàn ngụy quyền tay sai, đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược cục bộ của đế quốc Mỹ, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân". Đặc điểm diễn biến của thế trận này đã bày ra hai khả năng:
Một là: vì tiếp cận sát địch, đứng về phía công tác an ninh, ta có điều kiện nắm tình hình, hiểu địch hơn, do đó mà có nhiều khả năng tiêu hao, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch hơn, đánh đúng đối tượng, gỡ được nhiều màng lưới bí mật của bọn công an, tình báo, gián điệp hơn.
Hai là: trái lại, vì tiếp cận sát địch, nếu ta không liên tục tấn công chúng, không liên tục đánh bại mọi âm mưu về quân sự và gián điệp của chúng, không đập tan được bộ máy chính quyền công cụ đàn áp của chúng, nếu ta chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không tích cực bảo vệ ta chu đáo địch cũng có khả năng lợi dụng sơ hở để đánh phá ta gây nhiều khó khăn và thậm chí sẽ gây thiệt hại đáng kể cho ta.
Tấn công địch bảo vệ ta là hai mặt của một vấn đề, có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại rất khăng khít. Bảo vệ một cách đơn thuần, xem nhẹ tấn công hoặc chỉ lo tấn công buông lơi bảo vệ đều là sai lầm cần gấp rút khắc phục.
Từ khi chế độ Ngô Đình Diệm bị sụp đổ, chiến tranh đặc biệt bị phá sản, chiến tranh cục bộ tiếp tục thất bại, hai lần phản công chiến lược mùa khô bị bẻ gãy, nhất là từ khi ta chuyển sang giai đoạn tổng công kích, tổng khởi nghĩa đến nay, tuy bị thất bại liên tục, thảm hại, nhưng do bản chất ngoan cố và xảo quyệt, đế quốc Mỹ vẫn chưa chịu từ bỏ ý đồ đen tối của chúng. Càng thất bại trong chiến tranh công khai về quân sự, chính trị bao nhiêu, chúng càng chuyển sang đẩy mạnh chiến tranh gián điệp, bí mật bấy nhiêu.
Với lực lượng hiện có, một mặt đi đôi với việc cố gắng mở nhiều đợt phản kích, tìm mọi cách thọc sâu vào căn cứ, hậu phương ta nhằm tìm diệt cơ quan đầu não, lực lượng vũ trang ta, đánh phá các hành lang kho tàng, đường tiếp vận xung yếu của ta, ra sức vơ vét tăng cường quân số, trang bị vũ khí cho bọn công an, cảnh sát dã chiến tiến hành lùng sục, vây ráp khủng bố, chống trả các lực lượng tấn công ta, hòng đẩy lùi ta khỏi nội ô, vùng ven đô, thị trấn. Mặt khác, chúng cũng đã ra sức tập hợp lại lực lượng phản động, củng cố lại cơ sở, mạng lướỉ bí mật, trang bị và giấu sẵn phương tiện vũ khí, tạo điều kiện cho bọn tay sai phản động bí mật cài sâu núp kín vào các vùng tôn giáo, biên giới, dân tộc ít người để phục vụ cho âm mưu quân sự trước mắt và chuẩn bị khi chính quyền hoàn toàn về ta; sẽ tiếp tục phá hoại thành quả cách mạng của ta về kinh tế, chính trị, xã hội, chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây phỉ, gây bạo loạn, làm mất trật tự an ninh hòng lật đổ chính quyền ta.
Rõ ràng suốt 13 năm qua, đế quốc Mỹ đã nắm chặt bạo lực vũ trang phản cách mạng để không ngừng bảo vệ, củng cố chính quyền độc tài phát xít của chúng, không ngừng tiến hành đánh phá phong trào cách mạng miền Nam, không những có âm mưu trước mắt mà còn chuẩn bị cho thời gian sắp tới.
Do đó, để tấn công địch, bảo vệ ta, đập tan mọi ý đồ xâm lược và mọi bạo lực phản cách mạng của địch.
Căn cứ Chỉ thị số 32/CT ngày 15-12-1967.
Tất cả tình hình trên đây đặt ra cho cấp ủy các cấp cần gấp rút củng cố, xây dựng Ban an ninh các cấp và để cho Ban an ninh đủ sức mạnh làm tròn chức năng công cụ chuyên chính của Đảng, của chính quyền cách mạng, yêu cầu cấp thiết trước mắt sắp tới là phải tích cực, khẩn trương xây dựng lực lượng An ninh vũ trang thành mũi nhọn tấn công sắc bén và bảo vệ vững chắc để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng giao phó trong bất kỳ tình huống nào.
II. TÍNH CHẤT, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG AN NINH VŨ TRANG
A. TÍNH CHẤT
Vấn đề cơ bản của cách mạng là chính quyền. Từ cách mạng Tháng Tám đến nay, lịch sử đã chứng minh: muốn đánh đổ chính quyền địch giành chính quyền về ta, không còn con đường nào khác là dùng bạo lực cách mạng đế đánh đố bạo lực phản cách mạng của địch. "Bạo lực là bà đỡ" của bất kỳ cuộc cách mạng nào.
- Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của Đảng ở miền Nam, xuất phát từ bản chất ngoan cố và âm mưu thủ đoạn xảo quyệt của đế quốc Mỹ và tay sai, xuất phát từ tính chất, vai trò nhiệm vụ của ngành An ninh được Đảng xác nhận trong Chỉ thị số 32 CT.
- Để "liên tục tấn công tiêu diệt địch, bảo vệ ta vững chắc" lực lượng An ninh vũ trang phải thể hiện đầy đủ tính chiến đấu cao bằng vũ trang và tính nghiệp vụ chuyên môn của công tác an ninh. Do đó, đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với ngành an ninh và với lực lượng vũ trang là vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc. Không nắm chắc công cụ chuyên chính và bạo lực vũ trang, buông lơi quyền lãnh đạo của Đảng đối với ngành An ninh là Ban nghiên cứu đơn thuần về nghiệp vụ, không quan tâm củng cố, xây dựng lực lượng an ninh vũ trang ngày càng vững mạnh là sai lầm hữu khuynh, là làm cho công cụ bạo lực bằng vũ trang của Đảng bị suy yếu, là làm cho sức chiến đấu và tinh thần tấn công địch bảo vệ ta bị giảm sút.
B. NHIỆM VỤ
Thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, nhằm phát huy đắc lực vai trò, chức năng công cụ chuyên chính của Đảng, của chính quyền cách mạng, yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản trước mắt và lâu dài của lực lượng An ninh vũ trang là:
"Không ngừng củng cố, xây dựng, phát triển lực lượng An ninh vũ trang đủ sức mạnh đáp ứng kịp thời với yêu cầu của tình hình trước mắt và đang phát triển nhằm: trấn áp bọn phản cách mạng, đánh diệt đúng đối tượng do an ninh phụ trách, chủ động đập tan mọi âm mưu hoạt động công khai và bí mật của bọn tình báo, gián điệp, cảnh sát, của bọn phản động chống phá cách mạng dưới mọi hình thức trong mọi tình huống, đồng thời đi đôi với tấn công địch mà tích cực bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ biên giới, hải phận, bảo vệ các địa bàn và mục tiêu do Đảng quy định. Kết hợp với lực lượng phòng gian bảo mật rộng khắp của nhân dân của các cơ quan đoàn thể thì sức mạnh của an ninh và lực lượng vũ trang của an ninh hoàn toàn có đầy đủ khả năng đánh bại mọi âm mưu gián điệp và phá hoại của địch".
PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG
Dựa trên phương châm: "tích cực, khẩn trương, kịp thời, gọn nhẹ, sắc bén, chú trọng cả chất lượng và số lượng" vì có nơi chưa xây dựng hay có cũng có rất ít, "xây dựng đến đâu tổ chức chiến đấu đến đó, vừa chiến đấu vừa xây dựng, tiến lên một cách vững chắc, từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến hoàn chỉnh, hướng xây dựng lực lượng An ninh vũ trang cần chú trọng:
"Lấy giáo dục chính trị làm gốc, lãnh đạo tư tưởng thành công tác hàng đầu, lấy xây dựng Đảng làm nền tảng, đồng thời không ngừng nâng cao trình độ quân sự và nghiệp vụ an ninh".
Cụ thể là:
1. Ra sức củng cố, xây dựng, phát triển cơ sở Đảng trong lực lượng An ninh vũ trang, tăng cường giáo dục chủ trương đường lối chính sách của Đảng, của ngành an ninh, trong từng thời kỳ, rèn luyện xây dựng lập trường của giai cấp công nhân, không ngừng nâng cao quan điểm bạo lực, quan điểm cách mạng triệt để, tấn công địch liên tục, xây dựng lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với chính quyền cách mạng, luôn luôn dũng cảm kiên cường bất khuất chiến đấu, khắc phục mọi khó khăn gian khổ, dám quên mình hy sinh bảo vệ Đảng, trên cơ sở đó mà không ngừng rèn luyện đạo đức, phẩm chất của người cán bộ, chiến sĩ an ninh cách mạng.
2. Xây dựng ý thức và tính tổ chức kỷ luật cao, tự giác và tích cực chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối chính sách, điểu lệ, điều lệnh của ngành an ninh quy định dưới sự lãnh đạo của Đảng.
3. Giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ thấm nhuần quan điểm quần chúng của Đảng, thể hiện trên các mặt: tin dân, dựa vào dân, tôn trọng dân, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật đối với quần chúng.
4. Giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ chấp hành tốt về lãnh đạo, lề lối làm việc đúng nguyên tắc dân chủ tập thế, luôn luôn phát huy tư tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng, luôn luôn để cao tinh thần trách nhiệm, tỉnh thần đoàn kết thương yêu giai cấp, thật thà, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau để cùng tiến bộ.
5. Rèn luyện và không ngừng nâng cao về trình độ quân sự và nghiệp vụ an ninh cho cán bộ chiến sĩ phù hợp với tính chất và nhiệm vụ công tác của từng loại lực lượng.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
saoden
Thành viên

Bài viết: 1075
|
 |
« Trả lời #46 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2023, 08:50:05 am » |
|
III. TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ MỘT SỐ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CẦN THIẾT1. Lực lượng An ninh vũ trang bao gồm: các đơn vị an ninh vũ trang tập trung, các đội Cảnh vệ, Cận vệ, các đội Trinh sát vũ trang. Trước mắt, các lực lượng này được biên chế từ Tiểu đội, Trung đội, Đại đội đến Tiểu đoàn theo sự quy định của Năm Trường cho từng địa phương và khu vực. Sắp tới tùy theo yêu cầu và tình hình phát triển, Thường vụ Năm Trường sẽ có quy định bổ sung thêm. Riêng đối với việc tổ chức biên chế từng khu, phân khu, tỉnh trực thuộc, quận, thị xã, thị trấn, Ban an ninh Năm Trường sẽ có kế hoạch hướng dẫn cụ thể. 2. Nhiệm vụ cụ thể của từng loại lực lượng An ninh vũ trang như sau: a. Các đơn vị An ninh vũ trang tập trung: - Bảo vệ vòng ngoài căn cứ, tổ chức tuần tra cảnh giới, thường trực canh gác. - Sẵn sàng chiến đấu, chuẩn bị đầy đủ kế hoạch, biện pháp một cách chủ động đảm bảo an toàn cho các địa bàn hoạt động của các cấp ủy của các cơ quan chính quyền trong mọi tình huống. Để đảm bảo công tác bảo vệ tốt, các đơn vị hoạt động ở vòng ngoài phải có kế hoạch phối hợp với địa phương quân, du kích xã, du kích cơ quan trong phạm vi căn cứ để xây dựng xã, ấp, cơ quan chiến đấu, phối hợp nhau trong công tác phòng gian bảo mật để đập tan mọi hoạt động gián điệp, các hoạt động tập kích, biệt kích bằng trực thăng hoặc bộ binh của địch. Trong khi thực hiện nhiệm vụ trước mắt trên đây cũng cần có sự tính toán chuẩn bị trước về kế hoạch lực lượng mở rộng phạm vi hoạt động khi tình hình phát triển. b. Các đơn vị Cảnh vệ và Cận vệ: - Bảo vệ tiếp cặn, bảo đảm an toàn mục tiêu và cá nhân do Đảng quy định. - Canh gác trại giam, quản chế tội phạm, tiến hành bố phòng, chiến đấu chống phi pháo, chống địch đánh phá giải thoát tội phạm. c. Các đội Trinh sát vũ trang: - Địa bàn hoạt động của Trinh sát vũ trang là: thành phố, thị xã, thị trấn, các bàn đạp mà bọn công an, tình báo gián điệp dùng làm chỗ dựa để đánh phá vùng giải phóng của ta. - Do đó, nhiệm vụ cụ thể của Trinh sát vũ trang là: diệt bọn đầu sỏ ngụy quyền, công an, tình báo, đảng phái phản động (bọn công khai và bí mật) các phần tử phản động chui vào các tôn giáo, dân tộc ít người, đánh chiếm các hồ sơ tài liệu mặt, các trung tâm và phương tiện kỹ thuật gián điệp của địch. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trên, Trinh sát vũ trang cần phối hợp chặt chẽ với Trinh sát bảo vệ chính trị, Điệp báo, An ninh bí mật sử dụng phương thức chiến đấu cá nhân, từng tổ, tùng đội để đánh bất ngờ bằng đặc công, kỳ tập hoặc khi cần thiết, có thể phối hợp với Trinh sát vũ trang bên ngoài hay với các lực lượng vũ trang khác để giải quyết nhanh, gọn các đối tượng mục tiêu do an ninh phụ trách. 3. Xuất phát từ tính chất, nhiệm vụ, phương hướng xây dựng An ninh vũ trang, khi chọn lựa cán bộ, chiến sĩ của các đơn vị này, cần chú trọng đảm bảo được yêu cầu: - Thành phần cơ bản, lý lịch rõ ràng, trong sạch. - Có phẩm chất đạo đức cách mạng tốt, nhất là có tinh thần tấn công địch triệt để và đảm bảo sự trung thành tuyệt đối với Đảng, với cách mạng và với nhân dân. Ít nhiều đã được rèn luyện, thử thách qua thực tế công tác và chiến đấu. 4. Nói chung, cán bộ, chiến sĩ của lực lượng An ninh vũ trang đều phải được trang bị vũ khí đầy đủ, sắc bén nhưng phải thích hợp với nhiệm vụ công tác và phương thức tác chiến của từng đơn vị, của từng địa bàn hoạt động, hướng trang bị cho lực lượng này là: - Một mặt do Đảng cấp phát. - Mặt khác, phải qua việc tích cực tấn công địch lấy súng địch để trang bị cho ta. Về kế hoạch, thủ tục cấp phát vũ khí, nên chấp hành theo chỉ thị số... của TV NT đã quy định. MỘT SỐ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CẦN THIẾT Căn cứ vào tính chất, nhiệm vụ công tác, Thường vụ NT xác nhận lực lượng An ninh vũ trang là một lực lượng vũ trang của Đảng, của chính quyền các mạng, được hưởng mọi quyền lợi chính trị, tinh thần (như học tập, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật vv...). Về vật chất (như trang bị, cấp phát v.v...) như quân giải phóng. Riêng về đề bạt, khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với cán bộ chiến sĩ của lực lượng An ninh vũ trang, Ban an ninh NT và Ban an ninh các cấp được ủy nhiệm của TV NT và cấp ủy các cấp, chịu trách nhiệm nghiên cứu, theo dõi và giải quyết đúng theo nguyên tắc phân cấp quản lý đã quy định trong chỉ thị số 12/CTNT ngày 3/5/1968. MẤY VẤN ĐỀ VỀ NGUYÊN TẮC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CỦA LỰC LƯỢNG AN NINH VŨ TRANG Về nguyên tắc: lực lượng ANVT ở cấp nào phải chịu sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của cấp ủy nơi đó. Nhưng, để cho sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với lực lượng này được sâu sát, trực tiếp, TVNT chỉ thị cho cấp ủy các cấp ủy nhiệm cho Ban an ninh các cấp một số quyền hạn như sau: Về nhiệm vụ chuyên môn: - Ban an ninh ở cấp nào, thì chịu trách nhiệm xây dựng, huấn luyện, quản lý, sử dụng ANVT theo sự lãnh đạo và chỉ đạo của cấp ủy đó. - Ban an ninh cấp trên có trách nhiệm hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm về tổ chức, xây dựng, đào tạo, rèn luyện giáo dục, quản lý sử dụng lực lượng ANVT cho Ban an ninh cấp dưới để đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo được thống nhất và chặt chẽ. Về Đảng: - Ban an ninh các cấp chịu trách nhiệm lãnh đạo tư tưởng, giáo dục chính trị, tổ chức và xây dựng Đảng trong lực lượng ANVT. Các cấp ủy Đảng cần chỉ định một số đồng chí trong ban lãnh đạo an ninh các cấp chuyên trách công tác Đảng trong lực lượng ANVT. - Các đơn vị ANVT từ Trung đội độc lập, Đại đội, Tiểu đoàn đều có chi ủy, tiểu đoàn ủy và chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn diện về mọi mặt trong đơn vị mình phụ trách và chịu hệ thống trực tiếp với Ban lãnh đạo an ninh do cấp ủy ủy nhiệm. Trên đây chỉ là những điểm cơ bản thuộc về quan điểm và một số nguyên tắc lớn về xây dựng lực lượng ANVT. Ban an ninh NT căn cứ vào tinh thần và nguyên tắc cơ bản trên đây có hướng dẫn cụ thể cho Ban an ninh các cấp. Các cấp ủy cần nghiên cứu kỹ chỉ thị này để chỉ đạo cho Ban an ninh các cấp khẩn trương xây dựng lực lượng An ninh vũ trang và báo cáo kết quả thực hiện về TVNT biết. Ngày 9 tháng 6 năm 1968 TL/ Thường vụ Năm Trường Uỷ viên Thường trực Ba Bình (Đã ký)
|
|
|
Logged
|
|
|
|
saoden
Thành viên

Bài viết: 1075
|
 |
« Trả lời #47 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2023, 08:51:32 am » |
|
9. CHỈ THỊ SỐ 40/CT.T-69 Về việc tăng cường xây dựng và chỉ đạo, chỉ huy lực lượng "cảnh vệ" ở các cấp (Tuyệt mật)Thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng nhằm phát huy đắc lực vai trò chức năng công cụ chuyên chính của Đảng, của chính quyền cách mạng yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản trước mắt, và làu dài của lực lượng ANVT là không ngừng xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng ANVT đủ sức mạnh, đáp ứng kịp thời với tình hình trước mắt và đang phát triển nhằm trấn áp bọn phản cách mạng đánh diệt đúng đối tượng do an ninh phụ trách, chủ động đập tan âm mưu hoạt động công khai và bí mật của bọn tình báo gián điệp, cảnh sát, của bọn phản động chống phá cách mạng dưới mọi hình thức, trong mọi tình huống, đồng thời đi đôi với tấn công địch mà tích cực bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng bảo vệ nhân dân đến bảo vệ biên giới hải phận bảo vệ các địa bàn và bảo vệ mục tiêu do Đảng quy định kết hợp với lực lượng phòng gian bảo mật rộng khắp của nhân dân, của các cơ quan đoàn thể thì sức mạnh của AN và lực lượng vũ trang của AN hoàn toàn có đầy đủ khả năng đánh bại âm mưu gián điệp và phá hoại của địch. B. Lực lượng ANVT là lực lượng vũ trang của Đảng, của chính quyền cách mạng bao gồm các đơn vị ANVT tập trung, các đội cảnh vệ cận vệ các đội TSVT được hưởng mọi quyền lợi chính trị, tinh thần (như: học tập, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, v.v...) như quân giải phóng, Ban AN ở cấp nào thì được sự ủy nhiệm của cấp ủy chịu trách nhiệm xây dựng huấn luyện, quản lý sử dụng lực lượng ANVT theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy nơi đó. C. Việc đề bạt, khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với cán bộ chiến sĩ của lực lượng ANVT, Ban AN TWC và Ban AN các cấp được sự ủy nhiệm của TWC và cấp ủy các cấp chịu trách nhiệm nghiên cửu theo dõi và giải quyết đúng theo nguyên tắc phân cấp quản lý đã quy định trong Chỉ thị số 12/CTNT ngày 3/5/1968. 2. Lực lượng cảnh vệ (kể cả vệ sĩ bảo vệ cán bộ) bao gồm: các dội vũ trang bảo vệ cấp ủy các cấp, các đội vũ trang bảo vệ cơ quan của ngành, giới các cấp và các vệ sĩ bảo vệ cán bộ các cấp, nay thống nhất là cảnh vệ thuộc hệ ANVT của Đảng (trừ các cơ quan quân sự các cấp thì do hệ quân sự phụ trách). A. Nhiệm vụ của lực lượng cảnh vệ (kể cả vệ sĩ) được quy định như sau: + Bảo vệ tiếp cận nhằm: bảo vệ tuyệt đối an toàn cho được thường xuyên liên tục trong mọi tình huống. Đảm bảo an toàn cho các cơ quan, các mục tiêu và cá nhân do Đảng quy định. Phải ra sức ngăn ngừa đến mức tối đa những vấn đề có thể xảy ra không an toàn cho cấp ủy, cấp ủy viên cho cơ quan và cán bộ của Đảng. + Sẵn sàng làm công tác phục vụ cần thiết để đảm bảo đầy đủ nhiệm vụ bảo vệ. + Ra sức học tập chính trị, quân sự, nghiệp vụ, văn hóa để không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, củng cố quan diêm lập trường chiến đấu bảo vệ, kiên định, yên tâm phấn khởi công tác nhằm: đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ được tốt nhất trong tình hình hiện nay và sắp tới. B. Về tổ chức, biên chế và chỉ đạo, chỉ huy lực lượng cảnh vệ. + Trước mắt, lực lượng cảnh vệ tổ chức, biên chế thành Đội hoặc Liên đội có Ban chỉ huy Liên đội (mỗi đội có thể tương đương 1A hoặc 1B) nếu trường hợp mục tiêu bảo vệ nhiều bộ phận cách xa hoặc cần phải ngăn cách giữ bí mật, hoặc số lượng nhiều không tiện sinh hoạt... nếu xét cần thiết tổ chức thành Liên đội gồm nhiều nơi (Ban an ninh nghiên cứu để xuất với cấp ủy nơi đó để giải quyết). Hướng xây dựng trước mắt nhằm: xây dựng các đội cảnh vệ bảo vệ các cấp ủy, vệ sĩ bảo vệ cấp ủy viên và bảo vệ cán bộ cốt cán của Đảng, các đội bảo vệ các cơ quan, bộ phận quan trọng của Đảng (cơ yếu điện đài bảo vệ tài liệu bí mật v.v...). + Xây dựng lực lượng cảnh vệ gồm có: Các đội cảnh vệ bảo vệ cấp ủy, các cấp ủy viên và các đội cảnh vệ bảo vệ các mục tiêu cần thiết do cấp ủy quy định (nếu có) như bảo vệ trường Đảng, bảo vệ chính quyền, mặt trận v.v... và AN chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý, chỉ đạo, chỉ huy... thuộc về biên chế của AN phải biết đến các mục tiêu để bảo vệ. Thủ trưởng cơ quan đó sử dụng theo đúng chức năng nhiệm vụ của nó (giữa AN và các cơ quan đó phải có sự hợp đồng cụ thể, chặt chẽ nhằm sử dụng lực lượng bảo vệ được tốt nhất). Các đội cảnh vệ riêng của các cơ quan, DCĐ do các cơ quan tự xây dựng (thuộc biên chế của cơ quan) thì do cơ quan quản lý chỉ đạo, chỉ huy sử dụng hằng theo chức năng nhiệm vụ của nó, cơ quan AN có trách nhiệm huấn luyện, bồi dưỡng về quân sự, nghiệp vụ trang bị... về phối hợp chặt chẽ với các cơ quan để thực hiện đúng chính sách do Đảng quy định. + Xuất phát từ tính chất, nhiệm vụ, hướng xây dựng lực lượng cảnh vệ khi chọn cán bộ và chiến sĩ của đội cảnh vệ cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn: Thành phần cơ bản, lý lịch rõ ràng, trong sạch. Có phẩm chất, đạo đức cách mạng tốt nhất là có tinh thần tấn công địch triệt để và đảm bảo sự trung thành đối với Đảng, với cách mạng và với nhân dân. Ít nhiều đã được rèn luyện, thử thách qua thực tế công tác và chiến đấu. C. Sử dụng lực lượng cảnh vệ là lực lượng bảo vệ tiếp cận cấp ủy, cấp ủy viên, cơ quan cán bộ cốt cán của Đảng và các bộ phận quan trọng... nên biết rất nhiều vấn đề quan trọng tối mật của Đảng, biết cả đặc điểm đặc tính của từ cấp ủy viên và cán bộ cốt cán của Đảng mà kẻ địch đang ra sức khai thác và tìm hiểu; chiến tranh lại đang diễn ra ác liệt, mặt khác công tác bảo vệ cần không chỉ là trước mắt mà phải đảm bảo lâu dài, chẳng những phải vững vàng kiên định về lập trường chiến đấu với địch, sẵn sàng hy sinh bảo vệ Đảng mà còn đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ, tức là: "bản thân phải có kinh nghiệm tích lũy trong quá trình làm công tác bảo vệ", do đó mà sử dụng các đội cảnh vệ phải đúng theo nguyên tắc. - Bố trí phải được ổn định, không được điều động cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ đi làm công tác khác, nhất là không được đưa cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ ra các đơn vị chiến đấu ngoài tiền tuyến. Những chiến sĩ biết nhiều vấn đề quan trọng tối mật của Đảng, không nên phân công đi công tác lẻ, những vùng có nhiều nguy hiểm mà kiểm tra không được chặt chẽ và công việc không quan trọng cần thiết lắm. - Sử dụng phải giữ tính chất tập trung, cơ động, có thể sử dụng phân tán tạm thời, có thời gian, không phân tán từ người, từ tổ trong một căn cứ lâu ngày, không có thời gian tập trung, làm cho đơn vị trở nên yếu không đủ sức đảm bảo được nhiệm vụ của nó. Sử dụng phải trưng nhiệm có chức năng, tránh sử dụng lung tung. - Phải quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục chính trị lãnh đạo tư tưởng, nâng cao quan điểm lập trường, quan tâm đời sống, sức khỏe v.v... tránh tình trạng chỉ sử dụng mà không chú ý đến học tập, rèn luyện, đời sống, sức khỏe anh em v.v... 3. Về công tác Đảng, công tác chính trị trong lực lượng ANVT - Xây dựng lực lượng ANVT phải lấy "giáo dục chính trị làm gốc lãnh đạo tư tưởng" thành công tác hàng đầu, lấy xây dựng Đảng làm nền tảng, đồng thời không ngừng nâng cao trình độ quân sự và nghiệp vụ AN. - Theo Chỉ thị 17 của TWC, cấp ủy các cấp ủy nhiệm cho Ban AN các cấp chịu trách nhiệm lãnh đạo tư tưởng, giáo dục chính trị, tổ chức và xây dựng Đảng trong lực lượng ANVT. Tỉnh ủy cần chỉ định một số đồng chí trong Ban lãnh đạo an ninh tỉnh (2 hoặc 3 đồng chí) chuyên trách công tác Đảng trong lực lượng ANVT. Các đơn vị ANVT từ Trung đội (hoặc Đội) đã lập Đại đội (hoặc Liên đội) Tiểu đoàn đều có chỉ bộ, chi ủy viên, đoàn ủy... chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn diện về mọi mặt trong đơn vị mình phụ trách trực tiếp với Ban lãnh đạo AN do cấp ủy ủy nhiệm. Một số vấn đề cần chú ý trong công tác lãnh đạo ANVT. + Về nguyên tắc lực lượng ANVT ở cấp ủy nào thì phải chịu sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của cấp ủy đó, do đó cấp ủy viên ngoài việc phải nắm vững những vấn đề cơ bản của các mặt công tác an ninh còn phải nghiên cứu, thảo luận Chỉ thị 17 của TWC và chủ trương của TV và xây dựng lực lượng ANVT của Đảng... nắm vững tính chất, chức năng, nhiệm vụ, phương châm xây dựng ANVT để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, sử dụng thực hiện chế độ, chính sách của Đảng cho đúng. + Phải được quan tâm đúng mức công tác Đảng, công tác chính trị tư tưởng trong lực lượng ANVT nhằm không ngừng nâng cao trình độ chính trị, củng cố quan điểm, lập trường chiến đấu bảo vệ một cách dứt khoát, kiên định. + Lãnh đạo chỉ đạo chặt chẽ AN có kế hoạch tở bưỏc nhưng khẩn trương cùng cố xây dựng lực lượng "cảnh vệ" theo đúng yêu cầu đúng hướng, sử dụng đúng chức năng nhiệm vụ, nhằm đảm bảo được tốt nhất yêu cầu bảo vệ hiện nay và tích cực chuẩn bị cho sau này. Khi nhận được Chỉ thị, tỉnh ủy nghiên cứu trao đổi nắm vững tinh thần, nội dung và làm cho HU thông để chỉ đạo kiểm tra thực hiện được tốt. Ban an ninh thảo luận thông suốt tinh thần Chỉ thị kết hợp với tình hình thực tế vạch kế hoạch cụ thể củng cố xây dựng lực lượng bảo vệ cấp mình và hướng dẫn cho dướỉ thực hiện được tốt. Các đồng chí cấp ủy viên phụ trách an ninh chủ trì triệu tập cuộc họp các cơ quan ngành, giới để thảo luận và có kế hoạch triển khai cho tốt. Thi hành đến đâu báo cáo kết quả về Thường vụ Ty biết. Ngày 5 tháng 9 năm 1970 TM: TV-Ty Bảy Thắng
|
|
|
Logged
|
|
|
|
saoden
Thành viên

Bài viết: 1075
|
 |
« Trả lời #48 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2023, 08:52:00 am » |
|
10. NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG LẦN THỨ 11 Về tình hình và nhiệm vụ trước mắt (Họp ngày 25, 26, 27 tháng 3 năm 1965)
Trước tình hình mới, nhiệm vụ cơ bản của ta là tích cực kiềm chế và thắng địch trong cuộc chiến tranh đặc biệt ở mức cao nhất ở miền Nam, ra sức tranh thủ thời cơ, tập trung lực lượng của cả nước giành thắng lợi quyết định ở miền Nam trong thời gian tương đối ngắn, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng đối phó và quyết thắng cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam nếu địch gây ra; tiếp tục xây dựng miền Bắc, kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế và tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại và phong tỏa bằng không quân và hải quân của địch, chuẩn bị sẵn sàng để đánh bại địch trong trường hợp chúng đưa cuộc chiến tranh phá hoại hiện nay đến một trình độ ác liệt gấp bội, hoặc chuyển nó thành một cuộc chiến tranh cục bộ cả ở miền Nam lẫn miền Bắc, ra sức động viên lực lượng của miền Bắc chi viện cho miền Nam; ra sức giúp đỡ cách mạng Lào.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 26, Nxb. Chính trị quốc gia, HN, 2003, tr. 107, 118)
|
|
|
Logged
|
|
|
|
saoden
Thành viên

Bài viết: 1075
|
 |
« Trả lời #49 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2023, 08:52:33 am » |
|
11. NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 12 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG Về tình hình và nhiệm vụ mới (Ngày 27 tháng 12 năm 1965)
Toàn dân ta nhất định đánh bại giặc Mỹ xâm lược để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam. Chúng ta lại phải nhận rõ mối quan hệ khăng khít giữa hai nhiệm vụ đó trong hoàn cảnh mới hiện nay. Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ cách mạng của cả nước ta, nhân dân ta, miền Bắc là căn cứ địa vững chắc của cách mạng Việt Nam trong cả nước. Hiện nay đế quốc Mỹ đang tiến hành chiến tranh xâm lược miền Nam nước ta, cho nên đánh bại đế quốc Mỹ trên chiến trường chính là miền Nam không những là nhằm giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, mà đồng thời là biện pháp tích cực nhất để bảo vệ miền Bắc, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. Chính vì vậy mà nhiệm vụ của nhân dân ta ở miền Bắc là phát huy đến cao độ tác dụng hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn là miền Nam, động viên sức người, sức của, tích cực tham gia vào cuộc chiến tranh giải phóng trên chiến trường chính là miền Nam, đồng thời kiên quyết đánh bại chiến tranh phá hoại của Mỹ đối với miền Bắc và chuẩn bị sẵn sàng để chiến thắng địch, nếu chúng mở rộng chiến tranh cục bộ ra cả nước. Nhiệm vụ củạ nhân dân ta ở miền Nam là kiên quyết chiến đấu tiêu diệt bọn xâm lược Mỹ và tay sai để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc.
Trong tình hình hiện nay, kiên trì phấn đấu theo phương hướng nói trên, tập trung lực lượng cả nước, kiên quyết đánh địch và thắng địch trên chiến trường chính là miền Nam cũng tức là kiên trì phương châm ra sức hạn chế cuộc chiến tranh xâm lược của địch và thắng địch trong cuộc chiến tranh hạn chế đó. Chúng ta động viên lực lượng cả nước đẩy mạnh cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề, đẩy chúng ngày càng bị sa lầy và thất bại nghiêm trọng thì chúng ta nhất định có thể giành thắng lợi quyết định ở miền Nam.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 26, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2003, tr.636-651)
|
|
|
Logged
|
|
|
|
|