thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #60 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2023, 09:15:02 am » |
|
Chương năm MIỀN BẮC HÒA BÌNH, SƯ ĐOÀN 308 - KỶ NIỆM ĐẸP Từ tháng 12 năm 1954 đến khoảng giữa năm 1957, tôi vẫn làm công tác đảng và công tác chính trị ở các phòng Tham mưu Chính trị và các đơn vị trực thuộc Sư đoàn bộ 308, về mặt Đảng tôi vẫn là Bí thư Liên chi ủy của hai phòng và các đơn vị trực thuộc, có khoảng thời gian được bầu kiêm luôn là Bí thư Chi bộ Phòng Tham mưu. Đối tượng công tác ở hai phòng đó phần lớn là cán bộ trung cấp có trình độ. Một số đồng chí là cán bộ cao cấp kể cả Thủ trưởng Sư đoàn và hai phòng đều là những cán bộ ưu tú đã qua chiến đấu ở đơn vị, có một số là trí thức hoặc xuất thân là sinh viên, học sinh có trình độ và dày dặn kinh nghiệm chiến đấu; có một số ít là anh em miền Nam được bổ sung về đơn vị trực thuộc đều là đơn vị kỹ thuật (thông tin, công binh, trinh sát...). Môi trường công tác đó đòi hỏi tôi phải có một sự cố gắng rất lớn, tự nâng cao trình độ, tự rèn luyện thêm phẩm chất của mình, gần gũi và khiêm tốn học tập mọi người mới có thể đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ. Thời gian này, miền Bắc có hòa bình, đơn vị lại đóng quân xung quanh Hà Nội tương đối gần nhà, tôi có điều kiện để thăm gia đình nhiều hơn trong những dịp lỗ tết hoặc ngày chủ nhật. Cũng trong thời gian này, tuy không dài lắm nhưng tôi cũng tự thấy mình trưởng thành lên nhiều trong công tác, trong việc tự bồi dưỡng, tự học tập trong cách ứng xử... của mình. Thời gian này, mặc dù công việc thường ngày rất bộn bề nhưng tôi thấy có những việc, những chuyển biến trong nhận thức, tâm tư tình cảm của mình rất đáng ghi nhớ. Thời đó vẫn tồn tại trong Đảng, trong nhân dân và Quân đội ta nhận thức khá sâu sắc rằng thế giới chia làm hai phe: Phe tư bản chủ nghĩa đứng đầu là đế quốc Mỹ bao gồm các nước tư bản (trong đó có cả các nước ở đó chính quyền do các đảng xã hội dân chủ lãnh đạo) và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu là hai hệ thống xã hội đối lập nhau. Đảng Cộng sản Liên Xô mà Khơrútxốp là Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương chủ trương hai hệ thống xã hội đó phải chung sống hòa bình, tồn tại hòa bình và thi đua hòa bình với ảo tưởng "tránh cho thế giới có những cuộc chiến tranh tàn khốc, nhưng lại kìm hãm và trói buộc các dân tộc bị áp bức đầu hàng, không đấu tranh vũ trang để giải phóng dân tộc mình. Việc đó gây nên tình trạng phe xã hội chủ nghĩa, trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, thậm chí ngay trong từng đảng ở mỗi nước có nhiều quan điểm trái chiều. Cũng từ đó, mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Liên Xô ngày càng trở nên sâu sắc. Đảng ta đứng đầu là Bác Hồ và Ban Chấp hành Trung ương không muốn có sự chia rẽ trong phe xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế nên cố gẳng tìm cách góp phần giải quyết sự bất hòa ngày càng trầm trọng đó, khi các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc lần lượt phát ra trên toàn thế giới một loạt bài phê phán Khơrútxốp và Đảng Cộng sản Liên Xô với những lời lẽ rất gay gắt, quyết liệt. Đương nhiên, nước ta còn miền Nam chưa được giải phóng, đất nước chưa được thống nhất do âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ nên trong Đảng và trong nhân dân, nhiều người dễ tán thành những luận điểm của Trung Quốc. Chung sống hòa bình, tồn tại hòa bình, thi đua hòa bình thì bao giờ miền Nam mới được giải phóng, đất nước mới được thông nhất? Theo hiểu biết của tôi lúc đó và tình hình thực tế, tâm tư của nhiều cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị là nỗi ám ảnh lớn nhất. Tôi nghĩ sự lo lắng và mong muốn đoàn kết nhất trí trong hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế, trước hết giữa Liên Xô và Trung Quổc, phải được giải quyết trong nội bộ của Đảng ta hoàn toàn là có thiện ý và hợp lý, biểu thị rõ ràng tinh thần độc lập, tự chủ của ta. Nhưng điều quan trọng là tôi thấy Đảng, Nhà nước hơn lúc nào hết không ngừng hâm nóng tinh thần yêu nước, ý chí thống nhất đất nước, vì miền Nam ruột thịt mà ra sức xây dựng miền Bẳc xã hội chủ nghĩa vững mạnh, xây dựng, nâng cao sức chiến đấu của lực lượng vũ trang hướng tới việc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chống những biểu hiện tiêu cực của hòa bình chủ nghĩa. Có lẽ chúng ta đã rút được kinh nghiệm của sự rập khuôn máy móc, giáo điều, vận dụng những quan điểm, đường lối và kinh nghiệm của các đảng bạn thiếu sự phê phán, chọn lọc, thiếu tinh thần độc lập, tự chủ dẫn đến sai lầm đáng tiếc của cải cách ruộng đất. Chính vì vậy, phong trào thi đua xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và xây dựng Quân đội theo hướng chính quy, hiện đại, tăng cường công tác xây dựng Đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang rất sôi động và liên tục. Tôi thực hiện nhiệm vụ của mình trong không khí sôi nổi của một đơn vị chủ lực cơ động chiến lược là Sư đoàn 308 - Sư đoàn Quân Tiên phong. Lúc này, đồng chí Lê Vinh Quốc lên làm Chính ủy Sư đoàn thay đồng chí Song Hào lên Tổng cục Chính trị nhận chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục; anh Chu Thanh Hương, Chính ủy Trung đoàn 36 lên làm Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn thay anh Đặng Quốc Bảo được điều lên làm Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng; anh Hồng Cư đang làm Phó Chính ủy Trung đoàn 36 (Trung đoàn Bắc Bắc) lên làm Chính trị viên Tiểu đoàn huấn luyện rồi Trưởng ban Tuyên huấn Sư đoàn. Anh đã đầu tư nhiều công sức xây dựng Cơ quan Tuyên huấn Sư đoàn đáp ứng yêu cầu mới của tình hình nhiệm vụ. Theo chỉ thị của Tổng cục Chính trị, toàn quân đi đôi với việc huấn luyện quân sự theo hướng chính quy, hiện đại, cần nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ trung, cao cấp. Ngoài những đợt sinh hoạt chính trị, nghiên cứu các nghị quyết của Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, nội dung lý luận đầu tiên là nghiên cứu học tập tại chức môn triết học, phần duy vật lịch sử nhằm nâng cao hiểu biết về quy luật tiến hóa của xã hội, nâng cao phương pháp luận khoa học, xây dựng lòng tin vào thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội khoa học...
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #61 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2023, 09:15:31 am » |
|
Bài đầu tiên do Chính ủy Sư đoàn Lê Vinh Quốc giảng, từ bài thứ hai trở đi do anh Hồng Cư là Trưởng ban Tuyên huấn giảng, tôi với tư cách là Chính trị hiệp lý viên của Cơ quan Tham mưu Sư đoàn được chỉ định làm Tổ trường học tập của Tổ cán bộ trung, cao cấp của Cơ quan Tham mưu. Tôi vốn ham học hỏi, rất thích thú với nội dung học tập này. Cán bộ Cơ quan Tham mưu số đông là trí thức hoặc xuất thân là học sinh có trình độ học vấn nhưng vốn quen với nếp tư duy đơn giản, cụ thể, nay đi vào những vấn đề trừu tượng của triết học nên lúc đầu học có khó khăn. Lần đầu tiên khi nghe Chính ủy Sư đoàn giảng bài, ra khỏi lớp, một đồng chí cán bộ trung cấp có trình độ tú tài than: "Nhiều "xuất" quá: Phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, tư liệu sản xuất, công cụ sản xuất..., ra khỏi lớp "xuất hết", làm anh em phì cười. Anh Hồng Cư, Trưởng ban Tuyên huấn tuy chưa được học một lớp cơ bản nào nhưng vốn rất nhiệt tình, thông minh, lên lớp các bài sau diễn đạt dễ hiểu, hấp dẫn, sinh động nên dần dần cũng gây được hứng thú học tập cho cán bộ về môn lý luận này. Không khí học tập ở tổ tôi phụ trách cũng ngày một khá lên. Sau mỗi bài học, tôi cùng với các tổ trưởng khác có nhiệm vụ phải báo cáo kết quả học tập cho giảng viên. Thế rồi, không hiểu lọt vào “mắt xanh" của giảng viên Hồng Cư lúc nào, tôi được điều về Ban Tuyên huấn Sư đoàn làm giáo viên lý luận tại chức cho cán bộ toàn Sư đoàn, trong khi tôi lúc đó chỉ là Chính trị hiệp lý viên của Cơ quan Tham mưu.
Tôi thực sự lo lắng với sự phân công này vì vốn là cán bộ quen làm công tác tổ chức, công tác đảng, chưa bao giờ làm công tác tuyên huấn, chưa từng được đi học một lớp lý luận chính trị cơ bản nào. Nhưng có lẽ vì "điếc không sợ súng", cũng vì sẵn có ý thức tổ chức kỷ luật từ trước đến nay chưa dám từ chối bất cứ nhiệm vụ gì Đảng phân công nên tôi tự xác định sẽ cố gắng khắc phục khó khăn thực hiện nhiệm vụ mới.
Việc đầu tiên là tôi cùng với anh Hồng Cư đi dự một lớp bồi dưỡng về hai bài "Ý thức xã hội" và "Nhà nước và pháp quyền" do Cục Tuyên huấn - Tổng cục Chính trị tổ chức trong bảy ngày. Vì thiếu cán bộ đã qua đào tạo cơ bản nên hồi đó thường có kiểu bồi dưỡng "ăn đong" như vậy. Cách thức Cục Tuyên huấn bồi dưỡng cho giáo viên lý luận tại chức toàn quân cũng tương đối đơn giản: Đưa tài liệu cho từng người nghiên cứu, phát hiện thắc mắc và giải đáp. Từ cái vốn được bồi dưỡng đó, tôi về tìm mọi tài liệu có liên quan để nghiên cứu chuẩn bị bài giảng cho cán bộ trong Sư đoàn. Tôi rất lo vì những bài trước đó anh Hồng Cư giảng cho cán bộ rất dễ hiểu, rất hấp dẫn. Nếu mình giảng không ra gì, anh em ngủ gật là thất bại; có lẽ anh Hồng Cư còn lo hơn tôi vì đã "tiến cử" một giảng viên thay mình. Tôi ra sức tìm các tài liệu để đọc và chuẩn bị thật chu đáo. Trước buổi lên lớp cho cán bộ Sư đoàn, anh Hồng Cư báo cho tôi biết là lên "giảng trước" cho Chính ủy và Sư đoàn trưởng. Khi đó, anh Đặng Quốc Bảo đã có quyết định bổ nhiệm Chính ủy Sư đoàn và anh Phạm Hồng Sơn đã nhận nhiệm vụ Tư lệnh Sư đoàn thay anh Vũ Yên đi Liên Xô học. Tôi hiểu gọi là "giảng trước" cho hai anh cũng có nghĩa là các anh lo lắng muốn kiểm tra chất lượng bài giảng trước khi giảng cho cán bộ toàn Sư đoàn. Tôi tự tin với sự chuẩn bị chu đáo của mình và trình bày nội dung bài giảng trong một buổi sáng trước hai thủ trưởng của mình, hai trí thức mà tôi rất kính trọng, ngưỡng mộ và đã từng cùng các anh chiến đấu, công tác ở Đại đoàn một thời gian khá dài trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến bây giờ. Anh Hồng Sơn đã tốt nghiệp cử nhân luật trước Cách mạng Tháng Tám, nghe nói đã từng đi tập sự tri huyện, còn anh Đặng Quốc Bảo vốn sinh ra ở một làng khoa bảng, có nhiều trí thức là làng Hành Thiện thuộc tỉnh Nam Định, vừa đi học vừa tham gia cách mạng khi còn là thiếu niên, em họ gần của đồng chí Trường Chinh, nguyên Tổng Bí thư Đảng, là Chính ủy Trung đoàn 88 thuộc đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội lúc mới 22 tuổi, kiến thức khá uyên bác. Hai trí thức đó rất chăm chú lắng nghe với một thái độ nghiêm túc từ đầu đến cuối bài giảng của cán bộ cấp dưới mình, vốn xuất thần từ một học sinh chưa học hết trung học, chưa từng học một lớp lý luận cơ bản nào mà cả gan "giảng" về một vấn đề của triết học Mác - Lênin. Trình bày xong, tôi xin các anh góp ý kiến. Hai anh không khen, cũng không chê và cũng không bổ sung ý kiến nào. Tôi vui mừng, nghĩ thầm nội dung mình chuẩn bị như vậy là đạt, vì ít nhất hai anh cũng thừa nhận là những vấn đề nêu ra trong bài giảng về "ý thức xã hội" cũng mang lại những kiến thức mới mẻ, bổ ích cho cán bộ trung, cao cấp toàn Sư đoàn. Vài ngày sau, lớp học được tổ chức ở Hội trường Sư đoàn bộ. Các cán bộ trung, cao cấp của các cơ quan Sư đoàn bộ, các trung đoàn và tiểu đoàn đều có mặt đầy đủ để nghe giới thiệu và hướng đẫn thảo luận trong một ngày rồi về từng đơn vị bố trí thảo luận theo chương trình đã định.
Anh Hồng Cư cũng có mặt buổi đó theo dõi tôi lên lớp. Mặc dù đã được các Thủ trưởng Sư đoàn thông qua nhưng tôi thấy vẻ mặt anh lúc đầu có vẻ căng thẳng. Học tập kinh nghiệm trong cách diễn đạt dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn của anh khi lên lớp, không như khi trình bày với hai Thủ trưởng Sư đoàn, tôi chuẩn bị những ví dụ vui vui trong cuộc sống để them "dấm ớt" cho bài giảng sinh dộng, làm cho không khí lớp học luôn vui vẻ, nhẹ nhàng. Quan sát anh Hồng Cư, người thầy của mình vẻ mặt giãn ra, thỉnh thoảng cũng cười vui cùng với học viên khi có những ví dụ dí dòm, tôi thấy nhẹ cả người và cũng tự tin hơn.
Từ một cán bộ làm công tác đảng, công tác tổ chức, bước đầu tôi chuyển sang nghiệp tuyên huấn bằng việc làm giảng viên triết học tại chức "bất đắc dĩ", khi chưa hiểu triết học là gì, diễn ra như thế nào. Tôi cũng vui mừng và không đến nỗi hổ thẹn với sự tin tưởng và hết lòng giúp đỡ và tin tường của anh Hồng Cư, một người anh, một người đồng đội mà tôi rất kính trọng và yêu mến. Từ đó, tôi càng coi trọng hơn việc tự rèn luyện để nâng cao trình độ của mình bằng việc đọc sách, tự mình nghiên cứu. Sau đó ít lâu, anh Hồng Cư được Tổng cục Chính trị điều lên công tác tại Cục Tuyên huấn. Hóa ra việc điều anh từ Phó Chính ủy Trung đoàn 36 (Trung đoàn Bắc Bắc) lên làm Chính trị viên Tiểu đoàn huấn luyện, rồi lên làm Trưởng ban Tuyên huấn Sư đoàn một thời gian là để anh xây dựng Ban Tuyên huấn Sư đoàn, kiêm luôn giảng viên lý luận tại chức, một việc rất mới mẻ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ lúc đó. Thay anh Hồng Cư là anh Bùi Nguyên Cát, một cán bộ của Trung đoàn Thủ đô (mang phiên hiệu 102) thuộc Sư đoàn. Được ít lâu, anh Cát chuyển ngành ra ngoài làm Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Bách khoa. Người về thay anh Cát là anh Bạch Ngọc Liễn, một cán bộ khác của Trung đoàn Thủ đô, người làng Lạc Tràng, sát thị xã Phủ Lý, đồng hương huyện Kim Bảng với tôi. Đến giữa năm 1958, tôi hoàn thành việc giảng bài và hướng dẫn học tập bài "Nhà nước và pháp quyền".
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #62 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2023, 09:16:11 am » |
|
Ngay sau đó, tôi được bổ nhiệm làm Phó ban Tuyên huấn Sư đoàn, quyền Trưởng ban thay cho anh Bạch Ngọc Liễn đi học ờ Trường Chính trị trung cao cấp của Quân đội (nay là Học viện Chính trị). Tổng cục Chính trị điều động một đồng chí về Ban Tuyên huấn thay tôi tiếp tục làm nhiệm vụ giảng viên lý luận tại chức cho cán bộ. Lúc này, Quân đội ta cỏ hai sự kiện lớn: Nhà nước quyết định phong quân hàm và quy định chế độ lương cho cán bộ Quân đội. Tôi được phong quân hàm Đại úy ngay đợt đầu và hưởng lương 100 đồng/tháng thay cho chế độ phụ cấp trước kia (90 đồng), cùng với trợ cấp 5 đồng cho mỗi đứa con. Lúc đó, quân hàm ở các cấp thấp hơn bây giờ (năm 2013) nhiều: Cán bộ trung đội thường là chuẩn úy, thiếu úy; đại đội là trung úy thượng úy; tiểu đoàn là thượng úy, đại úy; trung đoàn là đại úy thiếu tá; sư đoàn là trung tá đến đại tá, phổ biên là thượng tá... Trong quân đội có bốn chế độ ăn:
1. Đại táo cho binh nhì đến trung úy = 18 đồng/tháng
2. Trung táo cho thượng úy đến trung tá = 24 đồng/tháng
3. Tiểu táo cho thượng tá trở lên = 30 đồng/tháng
4. Đặc táo là chế độ cao nhất cho những trường hợp đặc biệt (theo kinh nghiệm của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc).
Thực hiện phong quân hàm và quy định chế độ lương bổng cho sĩ quan được coi như những nội dung cần thiết cho việc dân dần chính quy hóa Quân đội. Việc thực hiện chế độ lương cho sĩ quan giúp cán bộ có thể dành một phần để giúp đỡ gia đình vợ con giảm bớt khó khăn trong cuộc sống lúc đó.
Đầu năm 1959, có một bước ngoặt lớn cực kỳ quan trọng chuyển cách mạng cả nước nói chung, đặc biệt là cách mạng miền Nam sang một tình thể mới.
Mặc dù Hiệp định Giơnevơ tháng 7 năm 1954 đã được ký kết, quy định sau đó hai năm sẽ có cuộc hiệp thương tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất đất nước. Song đế quốc Mỹ và ngụy quyền tay sai của chúng ở miền Nam ra sức phá hoại những điều khoản của Hiệp định. Với sự can thiệp ngày càng sâu của đế quốc Mỹ, bọn ngụy quyền tay sai Ngô Đình Diệm không từ một tội ác nào để đàn áp nhân dân miền Nam một lòng, một dạ hướng về cách mạng, ra sức đấu tranh thi hành Hiệp định, thống nhất đất nước. Bọn tay sai Ngô Đình Diệm thi hành Luật 10/59 (10.1959) tàn sát, khủng bố, bắt bớ tù đày những người kháng chiến cũ bằng những biện pháp man rợ. Những vụ đàn áp tàn bạo như ở nhà tù Phú Lợi của Mỹ - Diệm cũng như ở các nơi khác ở miền Nam gây nên một sự căm phẫn sôi sục của nhân dân miền Nam cũng như đồng bào miền Bắc, ai ai cũng xót xa, bồn chồn, lo lắng.
Lúc đó, ở các đơn vị và cơ quan trong Sư đoàn đã có nhiều cán bộ từ miền Nam được đào tạo ở các trường Quân đội hoặc ở các đơn vị Quân đội miền Nam tập kết ra Bắc được bổ sung cho Sư đoàn. Gặp những anh em ấy không khó để nhận ra những vẻ mặt ưu tư, u buồn, vắng hẳn những nụ cười vì đại bộ phận đều có gia đình, vợ con còn ở lại miền Nam sống dưới nanh vuốt của quân thù. Những anh em miền Bắc nhạy cảm, tinh ý đều rất thông cảm với những đồng đội "ngày Bắc đêm Nam" của mình. Riêng tôi đã từng Nam tiến từ đầu tháng 10 năm 1945, chiến đấu ờ cực Nam Trung Bộ một năm, đã bị địch bắt vào tù, được nhân dân đùm bọc, che chờ (kể cả những người đã chiến đấu trong hàng ngũ kháng chiến chống thực dân Pháp, sau vì lý do nào đó phải làm việc cho chúng), đã may mắn thoát khỏi tay giặc, chịu ơn nhiều với nhân dân miền Nam, cũng thông cảm sâu sắc, khó nói lên lời với đồng đội mình và nhân dân miền Nam.
Trước những tội ác man rợ của Mỹ - ngụy, nhân dân miền Nam ở nhiều nơi vùng dậy đấu tranh chổng lại chúng, trở thành một xu thế mạnh mẽ của toàn miền.
Trước tình hình cấp thiết đó, Trung ương Đảng đã họp tại Hà Nội cùng với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của miền Nam để xác định đường lối và phương pháp cách mạng ở miền Nam.
Chúng ta không thể bị ràng buộc vào cái gọi là "Chung sống hòa bình, tồn tại hòa bình, thi đua hòa bình". Vì sự sống còn của đất nước mình và chủ nghĩa xã hội, cả nước phải đứng lên đập tan âm mưu chia cắt hai miền và xâm lược của địch đối với Tổ quốc mình. Trước cơ sở phân tích tình hình chung và tình hình miền Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 khóa II tháng 1 năm 1959 kết luận một vấn đề cực kỳ quan trọng: "Con đường phát triển cơ bản của cách mạng ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân". Nghị quyết nhấn mạnh những vấn đề quan trọng: Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam; kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang; xác định ba vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng, đô thị) và hình thức đấu tranh phù hợp với đặc điểm từng vùng...
Và để đáp ứng nhu cầu mới của cách mạng miền Nam, ngay sau Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng, các đơn vị vận tải quân sự đường Trường Sơn (Đoàn 559) và vận tải vượt Biên Đông (Đoàn 759) được thành lập.
Nghị quyết 15 chứng tỏ quan điểm độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng, phản ánh đúng đắn yêu cầu của thực tế khách quan, đáp ứng được nguyện vọng nóng bỏng của nhân dân cả nước ta, đặc biệt là của nhân dân miền Nam ruột thịt.
Với nhiệm vụ của một cán bộ tuyên huấn, tôi và anh em trong Ban giúp Đảng ủy và Thủ trưởng Sư đoàn tổ chức học tập, nghiên cửu nhằm quán triệt trước hết cho cán bộ trung cao cấp trong đơn vị quán triệt Nghị quyết và theo dõi tình hình nhận thức tư tưởng của cán bộ. Khác với những lần sinh hoạt trước, tôi thấy trong cán bộ tràn đầy một không khí phấn khởi sau khi nghiên cứu Nghị quyết này. Nghị quyết như một luồng gió mát xua tan sự bức bối, khai thông được bế tắc, giải phóng được tư tưởng, hầu như giải quyết được các thắc mắc của cán bộ, xóa bỏ được tâm tư u uất bấy lâu nay của cán bộ. Nhất là đối với anh em cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, tôi cảm động khi đã thấy trong các anh, nhất là những anh em quen biết trong cơ quan, thình thoảng trên môi đã có những nụ cười tươi.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đứng đầu là Bác Hồ với tinh thần độc lập tự chủ, lòng tin vững chắc vào tinh thần yêu nước, cách mạng của nhân dân cả nước, đặc biệt là đồng bào miền Nam, đã ra một nghị quyết rất sáng tạo có ý nghĩa lịch sử đối với thắng lợi của công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bí thư thứ nhất Lê Duần, người đã nhiều năm lăn lộn với thực tế, nhận rõ nguyện vọng cháy bỏng, thiêng liêng và sức mạnh cách mạng lớn lao của nhân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh với Mỹ - ngụy, đã có công lao rất lớn, đề xuất những ý kiến kiệt xuất, quý báu giúp Trung ương Đảng ta ra được Nghị quyết này.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #63 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2023, 09:17:24 am » |
|
Tôi phụ trách công tác tuyên huấn của Sư đoàn từ giữa năm 1958 cho đến nửa đầu năm 1961. Ban Tuyên huấn Sư đoàn là một trong những ban chủ lực của Phòng Chính trị Sư đoàn nên biên chế khá mạnh. Anh em trong Ban nói chung có trình độ học vấn khá hơn các ban khác và làm nhiều mặt công tác: Giáo dục chính trị, văn hóa, tuyên truyền thời sự, chính sách, xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng, thư viện... tham gia làm công tác chính trị trong huấn luyện quân sự, diễn tập có thực binh và không có thực binh. Những trợ lý chủ chốt phần lớn là sĩ quan cấp đại úy, thượng úy, một bộ phận khá lớn tham gia Cách mạng Tháng Tám năm 1945 hoặc những ngày đầu khởi nghĩa. Một số có bằng tú tài, bằng thành chung thời trước khởi nghĩa tháng 8 năm 1945. Số anh em trẻ như những anh em phụ trách giáo dục văn hóa, thư viện đều tốt nghiệp đại học dưới chế độ ta. Ban của tôi là một tập thể đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, trình độ năng lực công tác tốt, đều tay nên công việc dù rất bận rộn nhưng vẫn hoàn thành tốt. Vì toàn bộ từ cán bộ đến nhân viên đều sống ở doanh trại nên quan hệ với nhau như anh em một nhà; những anh em gia đình ở gần, nếu không phải trực ban thì tôi thứ 7 mới được về nhà và sáng thứ 2 có mặt làm việc. Những năm ấy, cả Sư đoàn bộ gồm có các phòng Tham mưu, Chính trị, Hậu cân đều ở cùng một khu gần nhau trong các nhà tạm tranh, tre, nứa, lá, ăn chung một bếp theo ba chế độ: Đại táo, trung táo, tiểu táo nên rất thân quen nhau và tiện quan hệ công tác... Thủ trường Sư đoàn và công vụ có một nhà nhỏ riêng ở gần với ba phòng cũng bằng tre nứa dễ gần gũi với cán bộ cấp dưới.
Ngoài công việc điều hành trong Ban, đôi khi tôi được Thủ trưởng Phòng Chính trị cử đi báo cáo theo yêu cầu của cơ quan bên ngoài theo một nội dung nào đó. Ví dụ như tỉnh Hà Đông yêu cầu nói về phong trào thi đua trong Quân đội cho cán bộ dân, chính, Đảng ở cơ quan tỉnh. Có khi Trường Chính trị trung cao mời lên báo cáo công tác chính trị trong huấn luyện quân sự ở cấp sư đoàn... Sau thấy có tác dụng, người ta truyền nhau, tôi cũng mất nhiều thời gian cho việc này, lắm lúc muốn từ chối mà không được. Những việc đó đòi hỏi tôi phải tìm tài liệu đọc để chuẩn bị nội dung cho phong phú, hấp dẫn. Khi ở doanh trại, tối thứ 7 là tôi dành toàn bộ thời gian để đọc sách, thường đến 1 - 2 giờ sáng hôm sau mới ngủ, sau này trở thành một thói quen của tôi khi còn tại ngũ.
Thời gian phụ trách công tác tuyên huấn, tôi có dịp làm việc nhiều hơn với các Thủ trưởng Sư đoàn nên có điều kiện hiểu rõ và học tập được nhiều ở cấp trên của mình. Trước đó là đồng chí Đặng Quốc Bảo và tiếp theo là đồng chí Lê Linh về làm Chính ủy Sư đoàn; còn Tư lệnh Sư đoàn là đồng chí Hồng Sơn và tiếp theo là đồng chí Vũ Yên sau khi đi học ở Liên Xô về thay đồng chí Hồng Sơn được điều về Bộ Tổng Tham mưu. Những đồng chí đó vốn trước kia là thủ trưởng cũ của mình nên làm việc với các đồng chí tôi thấy rất thoải mái, dễ chịu, vô tư bởi thái độ cởi mở, thân mật của các đồng chí trong công tác. Đồng chí Đặng Quốc Bảo đôi khi trước những thiếu sót nhỏ trong công tác của anh em chúng tôi, không bao giờ tỏ vẻ khó chịu, cáu gắt, nặng lời với cấp dưới, mà tìm cách nhẹ nhàng uốn nắn. Với đồng chí Lê Linh, có một chuyện nhỏ mà tôi nhớ mãi. Có lẽ anh biết tôi không thích nghệ thuật cải lương và cả hò Huế vì tôi thấy có vẻ ủy mị. Trong những lần hội diễn nghệ thuật quần chúng của Sư đoàn, những tiết mục đặc sắc của các đơn vị trong Sư đoàn đêu được trình bày ở hội diễn Sư đoàn, nhưng chưa bao giờ tiết mục cải lương hoặc hò mái đẩy của Huế được giải thường. Tôi vốn rất thích những bộ môn nghệ thuật dân tộc như hát chèo, tuồng, dân ca quan họ, dân ca đồng bàng Bắc Bộ, dân ca của nhiều dân tộc ít người... nhưng tôi "hơi thành kiến" với cải lương và hò Huế. Một lần, anh Lê Linh làm nhiệm vụ trực Thủ trưởng (Chỉ huy - BT) ngày chủ nhật ở đơn vị. Chiều thứ 7, sau khi cơm nước xong, anh sang chỗ tôi bảo:
- Tiên này, tối nay ở nhà hát thị xã Hà Đông có buổi biểu diễn một vở cải lương hay, đi với mình nhé, mình chiêu đãi vé.
Nhà hát của thị xã Hà Đông cách doanh trại của Sư đoàn bộ chưa đầy một kilômét. Nể lời thủ trưởng, tôi nhận lời. Buổi tối, hai anh em cùng nhau ra nhà hát, anh tự mình đến quầy bán vé mua hai chiếc. Tối hôm đó, Đoàn cải lương Hà Đông biểu diễn một vở cải lương khá hay. Những kịch bản sân khấu thời kỳ đó phần nhiều có chất lượng nghệ thuật và nội dung tư tưởng tốt. Kết thúc buổi biểu diễn, tôi và anh thủng thẳng đi bộ về đơn vị, vừa đi vừa trao đổi về vở diễn. Tôi bắt đầu có ấn tượng tốt hơn với nghệ thuật cải lương. Tôi nghĩ không biết có phải anh "uốn nắn" một cách tế nhị với thành kiến sai lầm của tôi với môn nghệ thuật cải lương không? Nếu đúng như thế thì thật là đúng với phong cách thanh lịch của một người Hà Nội gốc như anh.
Với vai trò là một đơn vị sư đoàn được thành lập đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, Sư đoàn 308 thường được các sư đoàn bạn thành lập sau gọi vui là Sư đoàn "Anh cả Đỏ". Vì đóng quân ờ xung quanh Hà Nội nên Sư đoàn thường được các đồng chí lãnh đạo Quân đội như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đến thăm. Bác Hồ, Bác Tôn từ ngày thành lập Sư đoàn cũng nhiều lần đến thăm, nói chuyện. Có những công việc gì triển khai chung cho toàn quân, Sư đoàn 308 thường được chọn làm thí điểm trước do Bộ chỉ đạo để rút kinh nghiệm cho toàn quân.
Đối với một cán bộ chính trị làm công tác tuyên huấn trong Quân đội, tôi luôn quan tâm chú ý phát hiện và học hỏi những phẩm chất cao đẹp biểu hiện trong chiến đấu, công tác, trong cách ứng xử của cán bộ, chiến sĩ, đồng đội minh và cả cấp trên của mình. Trong Quân đội, Đại tướng Võ Nguyến Giáp và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là những vị tướng mà tôi ngưỡng mộ nhất.
Ấn tượng sâu sắc của tôi với đồng chí Nguyễn Chí Thanh là qua nhiều lần đồng chí nói chuyện với cán bộ Sư đoàn 308. Tôi được biết trước khi được Trung ương điều về Quân đội làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đồng chí là Bí thư Liên khu ủy 4 (trước đó, đồng chí là Bí thư rất nổi tiếng của Phân khu ủy Bình - Trị - Thiên), một chiến trường rất gian khổ, khốc liệt. Trong cuộc đấu tranh sinh tử ấy với địch, đồng chí là linh hồn, là tấm gương cho mọi cán bộ cấp dưới, vực dậy nhiều cán bộ tưởng đã ngã lòng trước khó khăn, gian khổ, hy sinh.
Trong một lần nói chuyện với cán bộ trung, cao cấp của Sư đoàn, với một thái độ rất thẳng thắn và chân thành, đồng chí cười khà khà phê bình thói kiêu ngạo của một số cán bộ trong Sư đoàn. Đồng chí nói "ngựa hay thường có tật", nhưng cán bộ cần phải biết cái tật của mình để sửa. Nghe đồng chí phê bình, không ai có thể giận vì thái độ thẳng thắn, chân thành đó.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #64 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2023, 09:18:15 am » |
|
Lần thứ hai là khi Trung đoàn 88 của Sư đoàn được chọn làm thí điểm nghiên cứu các dự thảo văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng năm 1960. Lần ấy, Sư đoàn triệu tập từ bí thư chi bộ đến bí thư tiểu đoàn ủy, trung đoàn ủy đến toàn bộ Sư đoàn ủy và các cán bộ chủ trì trong các phòng, ban trong Sư đoàn để hướng dân.
Trong cuộc họp ấy, đồng chí Nguyễn Chí Thanh chủ trương không cần phải giới thiệu các văn kiện và hướng dẫn thảo luận mà để chi bộ được đọc toàn văn các văn kiện và để đảng viên tự do phát biếu hết ý kiến của mình, mục đích nhằm lấy ý kiến rộng rãi của mọi đảng viên đóng góp vào các văn kiện của Đảng.
Ý kiến đó hơi khác với ý kiến của Ban Tuyên huấn Trung ương do đồng chí Trường Chinh lúc đó trực tiếp chỉ đạo. Vì vậy, đồng chí Phạm Ngọc Mậu, Cục trưởng Cục Tổ chức, thành viên trong Đoàn chỉ đạo thí điểm của Tổng cục đứng lên phát biểu đề nghị đúng hướng dẫn và đề cương của Ban Tuyên huấn Trung ương. Đồng chí Lê Linh, Bí thư Đảng ủy Sư đoàn cũng đứng lên phát biểu đồng ý như vậy. Nhưng sau khi lý giải, đồng chí hỏi ý kiến Hội nghị thì hầu như toàn bộ bí thư chi bộ tán thành ý kiến của đồng chí. Ngay sau đó, ý kiến của Ban Tuyên huấn Trung ương yêu cầu thí điểm làm theo hướng dẫn chung và phải giới thiệu đề cương đã chuẩn bị, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã rất vui vẻ nghiêm chỉnh tiếp thu và chỉ đạo thí điểm theo hướng dẫn chung. Một ý thức tổ chức kỷ luật cao.
Lúc đó, đồng chí Nguyễn Chí Thanh vẫn là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị nhưng được Bộ Chính trị phân công giúp thêm nhiều công việc khác, vốn là một con người nhiệt tình, năng động lại có tài động viên phát động phong trào, đi đến đâu, làm việc gi là ở đó không khí thi đua sôi nổi hẳn lên cả trong Quân đội, trong công nghiệp và nông nghiệp. Tôi nghe nói đồng chí là chuyên gia công tác tư tưởng số một của Trung ương và Bộ Chính trị lúc đó.
Có những bộ phận, những đơn vị làm việc với một cường độ rất cao, thay nhau làm ngày làm đêm, nhất là đối với anh chị em miền Nam tập kết, sau khi đã có Nghị quyết 15. Khi có một bài báo của đồng chí Phạm Văn Đồng, trong đó có ý nhấn mạnh đến vấn đề tổ chức lao động, vấn đề cải tiến nâng cao chất lượng chứ không phải chỉ chú trọng đến cường độ. Với sự nhạy bén của một người lãnh đạo gần gũi quần chúng và sát thực tế, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đặc biệt quan tâm tới ý kiến này. Trong một buổi nói chuyện, tôi rất thích hai câu lục bát của đồng chí:
"Làm việc có nghỉ có ngơi Cơm ăn có bữa, nhớ người có khi"
Đọc xong anh cười khà khà, thoải mái, có ý uốn nắn một thiếu sót trong phong trào thi đua là quá nặng về cường độ lao động. Và theo cảm nghĩ của tôi, có lẽ đối với anh cũng là "tự phê bình một cách nhẹ nhàng". Một thái độ phục thiện rất đáng học tập.
Một lần khác, cuộc họp của Đảng ủy Sư đoàn mở rộng nghiên cứu một nghị quyết quan trọng của Trung ương Đảng, có sự tham dự của phái viên Tổng cục Chính trị là đồng chí Hoàng Phương, Tổng Biên tập Tạp chí "Quân đội nhân dân". Sau cuộc họp đó, đồng chí Song Hào, Phó Chủ nhiệm Tổng cục, nguyên Chính ủy của Sư đoàn yêu cầu Sư đoàn cử người lên báo cáo kết quả với đồng chí. Tôi nhận được chỉ thị của Bí thư Đảng ủy Sư đoàn, một buổi tối lên phòng làm việc của đồng chí ở trong nội thành để báo cáo. Đang làm việc thì đồng chí Nguyễn Chí Thanh vừa công tác ở đơn vị về, vào thân mật hỏi đồng chí Song Hào:
- Anh đang làm gì thế?
- Tôi nghe 308 báo cáo kết quả việc nghiên cứu Nghị quyết Trung ương - Đồng chí Song Hào trả lời.
- Này, 308 "nó" làm được đấy, làm tiếp đi - Đồng chí Thanh nói rồi vui vẻ quay ra ngay.
Tôi thấy không khí, thái độ giữa hai lãnh đạo cấp cao của Quân đội thật ấm áp và rất thích thú với lời khen thật giản dị của đồng chí Nguyễn-Chí Thanh.
Qua những kỷ niệm bình thường đó trong việc tiếp xúc, quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, điều quan trọng bậc nhất tôi rút ra và học tập được là sự tôn trọng nhân cách giữa con người với con người. Trong Quân đội ta, ít thấy thái độ khệnh khạng, hách dịch, xúc phạm đến nhân cách của nhau giữa cấp trên và cấp dưới, giữa đồng đội với nhau. Đó là một yếu tố quan trọng nếu không muốn nói là quan trọng nhất để gắn kết mọi người với nhau trong chiến đấu. Nhân cách của một binh nhì với một vị tướng biểu hiện cao nhất là sự hy sinh quên mình trong chiến đấu vì Tổ quốc, vì lý tường cách mạng, không thể nói hoặc hiểu sự hy sinh của vị tướng cao hơn đồng chí binh nhì. Cho nên, sự bình đẳng về nhân cách phải được tôn trọng trong Quân đội cách mạng; đó là sức mạnh của Quân đội, của đơn vị. Xúc phạm đến nhân cách của nhau, của cấp dưới là phá vỡ sức mạnh đó. Tôi rất thấm thìa với điều này và học tập được nhiều ở cấp trên của mình, kể cả cấp cao nhất. Và tôi cũng chú ý vận dụng thu hoạch này: Tôn trọng nhân cách của những đồng đội trong phạm vi phụ trách của mình và trong ứng xử với mọi người khác.
Thời gian phụ trách công tác tuyên huấn của Sư đoàn, tôi làm việc cùng với các đồng chí trong Ban với một hứng thú đặc biệt. Chúng tôi thường tâm sự với nhau mọi nội dung của công tác giáo dục, chính trị, văn hóa, văn nghệ, thư viện, tuyên truyền cổ động... với nội dung lành mạnh, phong phú đều nhằm mục đích cao cả, mang một ý nghĩa đặc biệt đẹp đẽ trong việc xây dựng con người. Đó là một "nghề" đáng trân trọng chỉ mang lại những điều tốt đẹp cho con người, cho cán bộ, chiến sĩ. Vì vậy, anh em trong Ban rất yêu nghề, tự hào với công việc của mình là chỉ mang lại niềm vui cho mọi người, mặc dù đôi khi việc cất nhắc đối với một số anh em không được nhanh như một số công tác khác.
Trong khi tôi đang thật sự hứng thú với công tác của mình và thấy rất vui vì hiệu quả công tác tốt của bản thân mình và anh em trong Ban cống hiến cho đơn vị thì Ban Cán bộ báo cho biết là tôi được cử đi học. Tôi rất phấn khởi vì điều đó phù hợp với nguyện vọng của tôi. Nhiều lần tổ chức hỏi cán bộ về nguyện vọng cá nhân, tôi đều phát biểu là mong muốn được đi học một lớp cơ bản, dài hạn. Tôi hỏi Ban Cán bộ là được học gì và ở đâu thì Sư đoàn chưa biết, về thay tôi làm Trường ban Tuyên huấn là một đồng chí thiếu tá ở một đơn vị khác do Tổng cục Chính trị điều về.
Hôm sau, đồng chí Lê Linh, Chính ủy Sư đoàn đến chỗ tôi chơi. Khi chỉ còn anh với tôi, anh hỏi:
- Anh Tiên được tiến cử đi học có ý kiến gì với Sư đoàn không? Có thắc mắc gì không?
Tôi cười và nói với anh:
- Tôi không có thắc mắc gì cả anh ạ. Chỉ có công tác với anh em đang vui, đi học lâu thì nhớ Sư đoàn thôi.
Anh gặng lại:
- Ví dụ như việc Tổng cục chưa quyết định chính thức bổ nhiệm làm Trưởng ban chẳng hạn?
Tôi nói:
- Thật ra, cũng có lúc nghĩ tới việc đó, nhưng không ảnh hưởng gì cả. Tôi vẫn vui vì thực tế tôi vẫn cùng anh em trong Ban làm tròn nhiệm vụ trong hơn hai năm nay anh ạ.
Anh hơi trầm ngâm nói:
- Thật ra, Sư đoàn đã đề nghị, nhưng Tổng cục nói đã chuẩn bị để anh đi học và đưa một thiếu tá về thay, đến bây giờ mới chọn được người.
Tôi cảm nhận thấy anh nói thật lòng và hiểu là anh vẫn muốn tôi công tác ở Sư đoàn, nhưng không muốn cản trở việc tôi được cử đi học.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #65 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2023, 09:19:25 am » |
|
Chương sáu ĐI HỌC Ở LIÊN XÔ - BƯỚC NGOẶT TẦM NHÌN Tôi chia tay đơn vị, tạm biệt những bạn thân, đặc biệt là những anh em trong Ban như Đỗ Hữu Lâm, Phạm Quang Hoàn, Phương Nam, Quốc Trung, Đặng Anh Vinh với nỗi nhớ những kỷ niệm trong 10 năm công tác, chiến đấu ở Sư đoàn 308 (6.1951 - 3.1961). Các đồng chí cũng tiễn tôi trong tình cảm lưu luyến. Tôi lên Tổng cục Chính trị để thu xếp việc đi học. Một đồng chí trợ lý hướng dẫn tôi đi khám sức khỏe rồi đưa cho tôi giấy giới thiệu lên Trường Văn hóa của Quân đội ở thị xã Lạng Sơn vào lớp học tiếng Nga. Như vậy, tôi hiểu chắc chắn rằng tôi sẽ đi học ở Liên Xô. Lớp học tiếng Nga có khoảng gần 30 cán bộ cấp bậc quân hàm từ đại úy đến trung tá, cùng là những người có dự kiến được cử đi học ở Liên Xô. Tôi học vào loại khá vì có chút ít vốn liếng tiếng Pháp, đã phần nào quen với việc học ngoại ngữ. Tuy vậy, tôi cũng hình dung rõ khó khăn là làm sao có đủ vốn tiếng Nga trong một lớp ngắn hạn để tiếp thu được những nội dung của các trường cán bộ mà mình sẽ học ở đó. Đang miệt mài học tiếng Nga được khoảng hơn một tháng, bỗng nhiên tôi nhận được một bức điện của Cục Cán bộ báo phải về ngay Hà Nội để nhận nhiệm vụ mới. Tôi băn khoăn không hiểu tại sao lại có chuyện này. Về đến Hà Nội, vừa đặt hành lý tại phòng khách thì một đồng chí ở Cục Cán bộ ra báo cho biết là tôi sẽ học lớp tiếng Nga do Ban Tổ chức của Trung ương Đảng mở cho những cán bộ được cử đi học ở Trường Đảng cao cấp trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Tôi nhờ đồng chí về báo cáo với Thủ trưởng Cục là tôi xin được học ở một trường quân sự của bạn, cụ thể là Học viện Quân chính Lênin, chuyên đào tạo cán bộ chính trị cho Quân đội Xôviết và các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa. Nhưng đồng chí cho biết là danh sách báo cáo sang Ban Tổ chức Trung ương được duyệt rồi, không thể thay đổi được nữa và yêu cầu đến ngay. Tôi hơi băn khoăn, vì từ khi tham gia Cách mạng Tháng Tám năm 1945, mình đều gắn bó, chiến đấu trong lực lượng vũ trang rồi, nay sang một môi trường mới không biết có hợp không. Băn khoăn nhưng cũng thấy thích vì chắc có những điều mới lạ để học tập. Hơn nữa, nghe nói ở Trường Đảng, bạn đãi ngộ cho học viên hơn hẳn các trường khác, kể cả quân đội. Nhiều người mơ ước học ở đó mà chẳng được. Đến lớp, anh chị em đã tập trung gần đủ, có bạn mới cũng thấy vui vui. Toàn bộ lớp học có 22 đồng chí cán bộ trung, cao cấp là người của các ngành. Đồng chí Trần Tâm là một vụ phó của Ban Tổ chức Trung ương, nguyên trước là Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Định được cấp trên chi định làm Lớp trưởng, đồng thời sẽ là Đoàn trưởng đoàn học viên sang học ở Trường Đảng của Liên Xô. Phó đoàn là đồng chí Đỗ Trình, Thư ký của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn. Quân đội có tôi và đồng chí Võ Phúc Kiên, Đại úy, một cán bộ ở Quảng Nam tập kết ra Bắc và nhiều đồng chí đảm nhiệm những nhiệm vụ quan trọng ở tỉnh và các ngành. Ví dụ: Đồng chí Nguyễn Ngọc Đàm, Phó Bí thư Tình ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ninh; đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Kiến An; đồng chí Hoàng Lâm, Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính thị xã Móng Cái; đồng chí Đinh Ngọc Sơn, người Tày, công tác ở Ban Dân tộc Trung ương; nữ đồng chí Nguyễn Thị Như, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; nữ đồng chí Nguyệt Tú, cán bộ Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; đồng chí Hà Đăng phụ trách một ban quan trọng của Báo "Nhân dân"; đồng chí Đoàn Hồng Đoàn, Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam... Như vậy, Đoàn cán bộ chúng tôi có xuất thân từ cả ba miền Bắc, Trung, Nam, trong và ngoài Quân đội, cán bộ cơ quan Trung ương và cán bộ lãnh đạo ở địa phương; phần lớn đã tham gia cách mạng trước Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, còn trẻ, nhiều nhất là 35 - 36 tuổi, phần lớn trên dưới 30 tuổi. Anh chị em gặp nhau đều là cán bộ chính trị của Đảng, dễ thân với nhau ngay. Lớp học tiếng Nga nhanh chóng được triển khai ngay do hai cô giáo người Nga vừa từ Nga sang dạy. Tuy trình độ tiếng Nga khác nhau, có đồng chí còn chưa được học bao giờ, nhưng chúng tôi cùng học chung một lớp. Những ngày chủ nhật là những ngày chuẩn bị tư trang rất khẩn trương để có thể đi Liên Xô trước ngày khai giảng của Trường Đảng. Thời gian này, đất nước còn nghèo nhưng tiêu chuẩn quần áo, tư trang được Trung ương ta cấp cho khá đày đủ: Mỗi người được may đo hai bộ comple vải tốt, một áo măng tô bằng dạ ấm, một áo len dài tay và quần áo lót, đủ một vali to... Tất cả mọi người đều được đến một cửa hàng chuyên cung cấp hàng hóa cho chuyên gia nước ngoài và ngoại giao đoàn để chọn hàng theo ý muốn và may đo ở cửa hàng quốc doanh. So với sinh viên các trường đi học ở ngoài chỉ được phát quần áo may sẵn, thì chúng tôi được ưu tiên đặc biệt. Được đi học ở Liên Xô, quê hương của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, mọi người trong chúng tôi đều rất phấn khởi. Mối lo lớn nhất là vốn tiếng Nga không đủ để tiếp thu hết những vấn đề được học tập trong ba năm nên chúng tôi đều chăm chỉ học. Hai cô giáo người Nga, một cô tên là Onga, một cô là Clápđia khá hài lòng về thái độ và kết quả học tập của học trò, quan hệ thầy trò rất tốt, luôn vui vẻ. Tuy chưa hình dung được hết sự phức tạp, nhất là quan hệ Xô - Trung lúc đó, nhưng chúng tôi có cảm nhận mối quan hệ đó không được thuận lợi lắm. Cũng may là có một số lớp các anh, các chị đã học trước đó ở Trường Đảng của Liên Xô có thể giúp chúng tôi thêm kinh nghiệm. Học tiếng Nga được hơn hai tháng thì lớp học kết thúc. Ban Tổ chức Trung ương thông báo cho cả lớp là đồng chí Nguyễn Trọng Vĩnh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó ban Tổ chức Trung ương (trước đó đồng chí Vĩnh là Cục trưởng Cục Tổ chức thuộc Tổng cục Chính trị) sẽ gặp chúng tôi nói chuyện trước khi chúng tôi lên đường. Cuộc gặp mặt có cả hai cô giáo người Nga. Đồng chí Vĩnh cảm ơn các cô giáo, dặn dò những điều cần thiết trong học tập và cho phép mọi người có điều kiện thì về thăm nhà vài hôm và quy định ngày tập trung ờ Hà Nội. Tôi tranh thủ mấy ngày phép về quê thu xếp việc gia đình, đặc biệt là về đời sống của mẹ, dặn dò vợ chăm sóc mẹ, lo việc học hành của các con để tôi thật yên tâm trước khi đi xa. Không may đến gần hôm phải trở lại Hà Nội, ở bắp chân tôi mọc một cái nhọt, sưng to bị nhiễm trùng và phát sốt. Lo việc đi học bị nhỡ, mặc dù bị sốt nhưng tôi tức tốc đi Hà Nội đến gặp anh Tâm, Trưởng đoàn. Ngay lập tức, anh nhờ bác sĩ ở cơ quan đến kiểm tra và xử lý. Thấy có thể chích được, bác sĩ đã chích và chữa cho tôi. Hôm ra xe lửa liên vận đi Bắc Kinh, tôi hãy còn đi tập tễnh nhưng đã có thể thờ phào nhẹ nhõm vì đã kịp ngày lên đường.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #66 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2023, 09:20:21 am » |
|
Ngồi trên tàu liên vận quốc tế thuộc loại sang, tôi nhớ tới một ngày năm 1950 lên ngồi toa đen tối om ở ga Khai Viễn theo đường xe lửa đi Côn Minh để học quân sự ở cạnh hồ Dương Tông Hải. Đây là lần xuất ngoại thứ hai của tôi để đi học, tôi cảm thấy mình may mắn thực hiện được nguyện vọng học chính trị tương đối cơ bản ở một trường nổi tiếng của Liên Xô. Xe lửa đến ga Bằng Tường vào lúc nửa đêm. Trời mát lạnh và vắng khách. Tôi tận hưởng không khí hơi se lạnh, rất đỗi thanh bình lúc ấy, khe khẽ một mình hát một ca khúc về Hà Nội của Văn Cao và lại nhớ tới một đêm đầu năm 1946, cũng một đêm hơi se lạnh như thế này, trên đường từ Phan Rang đi Đà Lạt về đơn vị để bao vây bọn lính Nhật ở Đà Lạt, trên đỉnh đèo Ngoạn Mục, dưới ánh trăng rất yên tĩnh, tôi ngắm nhìn về vùng biển Ninh Thuận mơ tới một ngày dất nước thanh bình, mà trong lòng bồi hồi nghĩ về miền Nam còn chưa được giải phóng, đất nước chưa thống nhất...
Xe lửa liên vận đến Bắc Kinh vào một buổi trưa. Một nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh ra đón đoàn dẫn về khách sạn Tân Kiều, một trong những khách sạn hiện đại nhất của Bắc Kinh lúc đó. Một số các em gái mặc đồng phục rất trẻ và xinh đẹp ra xe đón và đem những chiếc vali rất nặng của chúng tôi vào thang máy, dẫn lên các phòng do Đại sứ quán đã đặt sẵn. Thú thật là tôi rất choáng ngợp trước những cảnh đó vì trong cuộc sống quân ngũ của đời mình chưa bao giờ được sống như vậy.
Mỗi người trong chúng tôi được bố trí ở một phòng tùy theo tiêu chuẩn được hưởng. Một nam nhân viên khách sạn lên hỏi có yêu cầu gì không, ví dụ như nước nôi, chè uống, giặt là quần áo... Những khoản này như chè để uống nước, giặt là quần áo khách đều phải trả tiền trong khi nhà nước chỉ cho một khoản tiêu vặt tối thiểu tính theo ngày. Chỉ được tắm thỏa thích vì mấy hôm đi xe lửa có ít nước để rửa ráy, còn quần áo lót thì chúng tôi tự giặt lấy cả rồi phơi luôn trong phòng tắm. Chúng tôi phải ở Bắc Kinh hơn hai ngày để đợi xe lửa đi Mátxcơva, vì vậy chỉ dám rủ nhau đi xem Quảng trường Thiên An Môn và vào xem Cố Cung qua loa.
Trên đường từ Hà Nội đi Bắc Kinh, những gì chúng tôi quan sát được trên đường đi và hai ngày ở Bắc Kinh cho thấy tình hình đời sống của nhân dân Trung Quốc có vẻ rất khó khăn. Qua Hán Khẩu vào một buổi trưa trời nắng, thấy tất cả phụ nữ, nam giới quần áo chỉ có một màu tím than. Phụ nữ mặc quần đùi, áo cộc tay trông đen nhẻm, dáng vẻ lam lũ, tất bật. Tôi nghĩ bụng, họ khổ hơn phụ nữ nước mình, ở Bắc Kinh cũng vậy, nữ nhân viên mậu dịch quốc doanh bán nước giải khát ở vườn hoa ăn mặc xuềnh xoàng, áo trắng cháo lòng, có người còn mặc áo vá. Các cháu mẫu giáo tóm áo nhau đi ngoài đường phố ăn mặc cũng không được đẹp. Cô giáo phụ trách thì quát tháo ầm ĩ. Ít thấy những nụ cười. Chúng tôi được biết, từ khi quan hệ căng thẳng với Liên Xô, Trung Quốc phải "thắt lưng buộc bụng" để trả nợ, chủ yếu bằng nông phẩm và đồ may mặc. Chuyên gia Liên Xô ở nhiều lĩnh vực rút về nước. Và có thể còn nhiều khó khăn, nhiều mặt tiêu cực khác.
Hôm chúng tôi ra ga trung tâm Bắc Kinh để đi Liên Xô, quang cảnh ở ga cũng không được trật tự lắm, khách đi xe lửa nội địa ngồi vạ vật ở bất cứ chỗ nào, ăn mặc cũng không được tươm tất, kể cả phụ nữ.
Trên đường xe lửa đi Mãn Châu Lý, càng đi gần về phía Liên Xô càng thấy đất đai khô cằn, nhà cửa thưa thớt, tường thường đắp bằng đất, ít cửa sổ.
Đến ga Mãn Châu Lý, chúng tôi xuống tàu đi bộ sang ga Đabaican. Trong khi các toa xe lửa được trục sang hệ thống bệ đường ray Liên Xô, chúng tôi tiến hành làm thủ tục nhập cảnh ở ga Đabaican thuộc lãnh thổ Liên Xô. Trong khoảng hai giờ đồng hồ thì việc trục các toa xe ở Trung Quốc sang hệ thống bệ xe của Liên Xô đã xong và cũng là lúc chúng tôi hoàn thành mọi thủ tục nhập cảnh. Chúng tôi trở về toa tàu của mình và tiếp tục cuộc hành trình về Mátxcơva. Mặc dù là mùa hè nhưng về chiều và đêm trên đất Xibia trời se lạnh, càng khuya càng lạnh hơn.
Xe lửa đi với tốc độ cao hơn và chúng tôi đều cảm nhận thấy lúc xuất phát cũng như lúc dừng lại ở ga êm hơn rất nhiều so với đường xe lửa của ta và của Trung Quốc, nhất là lúc xuất phát và lúc dừng lại không bị giật cục do người điều khiển có tay nghề cao.
Từ biên giới Trung - Xô đi Mátxcơva, cảnh vật hoàn toàn khác với ta và Trung Quốc. Ở vùng quê Xibia, nhà cửa các làng cách nhau rất thoáng, tất cả đều được làm bằng gỗ lắp ghép với những cửa sổ bằng kính có rèm lửng, khung viền gỗ chạm khắc rất đẹp, mang một vẻ kiến trúc rất đặc trưng của nước Nga, đem lại cho người ta một cảm giác ấm cúng. Xe lửa dừng lại khá lâu ở một ga gần ngay bờ hồ Baican. Chúng tôi tranh thủ xuống rửa mặt mũi. Nước hồ trong vắt, mùa hè mà nước mát lạnh. Các thị xã, thị trấn ở Xibia khoảng cách khá xa nhau. Trên tàu nhìn qua cửa sổ, trên đường có vài sân bay quân sự, các máy bay đậu thẳng hàng. Càng đến gần thủ đô thì các đô thị cự ly gần nhau hơn, nhưng nói chung, người đi lại thưa thớt, thư thả chứ không chen chúc, ồn ào như các thành phố của Trung Quốc.
Chúng tôi đến Mátxcơva vào lúc xế chiều. Trên sân ga đã thấy cán bộ Đại sứ quán ta và cán bộ của Trường Đảng bạn ra đón.
Khu Trường Đảng là một cụm công trình đồ sộ, cổ kính tọa lạc ở Quảng trường Miutskaia, bên cạnh một công viên nhỏ, cách ga xe điện ngầm vài trăm mét. Đó là một ga xe điện ngầm yên tĩnh chỉ cách Quảng trường Đỏ khoảng gần hai kilômét, một nơi lý tường cho một trường học quy mô lớn, sang trọng.
Đây là một ngôi trường nổi tiếng thế giới, đào tạo cơ bản cho cán bộ từ bí thư huyện trở lên trên toàn bộ lãnh thổ Liên bang Xôviết và đào tạo cho cả cán bộ của các đảng Cộng sản và Công nhân trên toàn thế giới do Liên Xô đài thọ. Cán bộ của Liên Xô tới học bắt buộc phải có một bằng đại học, sau hai năm học nếu tốt nghiệp được cấp thêm một bằng tuy chưa phải là phó tiến sĩ nhưng là một bằng sau đại học. Về mặt chính quyền, Trường nằm trong hệ thống đại học của Liên Xô.
Còn đối với học viên của các đảng bạn, nói chung phải học ba năm, nhưng cũng có lớp học rất đặc biệt khác. Ví dụ như có khi có một đồng chí lãnh đạo quan trọng của một đảng nào đó yêu cầu chỉ cần hướng dẫn cho họ nghiên cứu về tác phẩm "Tư bản" của Các Mác.
Lớp của chúng tôi đến Trường trước khi khai giảng độ hơn một tháng. Lúc đó, Trường chưa có học viên nên các nhà ở của học viên còn vắng vẻ.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #67 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2023, 09:21:07 am » |
|
Sau khi làm các thủ tục nhập học cần thiết, chúng tôi được đưa về các phòng dành riêng cho mình. Đồng chí Phó Giám đốc Nhà trường là một cán bộ cao niên rất lịch thiệp, ân cần thăm hỏi và kiểm tra chỗ ở của chúng tôi. Ổn định xong chỗ ở, đồng chí Giám đốc Nhà trường mời chúng tôi đến phòng làm việc của ông nói chuyện.
Chúng tôi rất ngạc nhiên khi đến phòng đã thấy ông ngồi chờ trước bàn làm việc. Đó là một căn phòng ở tầng một rộng khoảng 10 đến 12 mét vuông. Trong phòng chỉ kê một chiếc bàn gỗ và một chiếc ghế tựa đơn giản, một chiếc đi văng để nghỉ trưa, một tủ nhỏ đựng tài liệu và ba, bốn chiếc ghế gỗ bọc vải nhựa để tiếp khách. Chúng tôi có 22 người nên đồng chí phục vụ phải đi nơi khác lấy thêm ghế. Phòng chật không đủ chỗ, có người phải ngồi ở ngoài hành lang. Giám đốc cũng là một vị cán bộ cao niên nhỏ người so với người Âu, vẻ mặt phúc hậu, trí thức, nói năng nhỏ nhẹ, nghiêm nghị, thân mật thăm hỏi sức khỏe cả đoàn. Ông vắn tắt cho biết về các chế độ chúng tôi được hưởng và một số điều cần thiết khác. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra khoảng 15 phút. Thấy quần áo không đủ ấm, Nhà trường cấp cho mỗi người một áo khoác dài lót lông, một chiếc mũ ấm và một đôi giày lót dạ ấm nữa. Mỗi tháng, chúng tôi được Nhà nước Liên Xô trợ cấp 180 rúp. Với số tiền đó, chúng tôi tự túc mọi sinh hoạt. Đó là một khoản tiền lớn lúc đó và là mức trợ cấp cao nhất so với du học sinh các trường. Ví dụ: Sinh viên học các trường đại học chỉ được 45 rúp, trường quân sự cho cán bộ trung, cao cấp quân đội là 90 rúp, học viên học ở Trường Cômxômôn (thanh niên cộng sản) 120 rúp và cũng phải trang trải toàn bộ sinh hoạt của mình. Nhà trường cho biết, ai muốn ở cùng học viên người Nga để giúp thêm điều kiện học tiếng Nga, Nhà trường sẽ bố trí người cùng ở. Trong chúng tôi, có nhiều người đề nghị học viên Nga ở cùng trong năm đầu, tôi cũng ở trong số đó.
Chúng tôi đề nghị trong khi chờ đến ngày khai giảng chung của toàn Trường cho chúng tôi được học thêm tiếng Nga trước và được Nhà trường đồng ý. Căn cứ vào trình độ, lớp trưởng và lớp phó chia chúng tôi ra làm bốn lớp: Lớp giỏi nhất gồm bốn đồng chí Đỗ Trình, Nguyễn Văn Ngọc, Đoàn Hồng Đoàn, Hà Đăng; lớp thứ hai có bốn người gồm hai chị Nguyễn Thị Như, Nguyệt Tú, đồng chí Lê Văn Cư (ở ủy ban Khoa học Nhà nước) và tôi; số còn lại chia làm hai lớp nữa.
Mặc dù Trường chưa khai giảng, chúng tôi lại đến sớm nhưng việc hướng dẫn, phục vụ, tổ chức học tập tiếng Nga cho chúng tôi, các cán bộ, giáo viên và nhân viên giúp đỡ rất chu đáo. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là Nhà trường làm việc rất khoa học, cụ thể, tỷ mỷ với tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học viên học tập.
Cô giáo dạy tiếng Nga đầu tiên cho lớp tôi là cô Tamara, một cô giáo rất trẻ, khoảng dưới 30 tuổi, kém tuổi chúng tôi. Cô rất vui vẻ, hồn nhiên, tận tụy và có vẻ hơi "nể" học viên, nhưng có kinh nghiệm dạy người nước ngoài. Trước khi bắt đầu buổi học bao giờ cũng có mươi phút chuyện trò thân mật với học tro. Khi thì thăm hỏi sức khỏe, có quen với thời tiết không, khi thì hỏi về gia đình, vợ con, khi thì hỏi ngày nghỉ thì làm gì ờ đây, khi thì hỏi về Hà Nội... Có lẽ đấy cũng là một cách dạy tiếng Nga cho chúng tôi.
Tôi bị cô hòi hai lần đều là ngày thứ hai trong tuần:
- Hôm qua chủ nhật, đồng chí Tiên làm gì?
Cả hai lần tôi đều nói:
- Tôi đi dạo.
- Ở đâu? - Cô hỏi tiếp.
- Xung quanh trường - Tôi đều trả lời.
Cô cười vui: "Ồ, đồng chí toàn đi dạo quanh trường thôi à ở Mátxcơva có bao nhiêu chỗ có thể đến chơi, sao đồng chí không đi?".
Đôi lúc tôi bị cô giáo đặt câu hỏi và yêu cầu trả lời. Vì tiếng Nga chưa thạo hoặc câu hỏi khó nên tôi phải vừa nghĩ vừa nói rời rạc, nhát gừng. Cô phê bình nhẹ, nói với ba đồng chí cùng học với tôi: "Tôi thấy đồng chí Tiên nói tiếng Việt với các đồng chí có vẻ sinh động, tình cảm thế mà sao đồng chí nói tiếng Nga khô khan thế?". Tôi chỉ biết cười trừ và tự rút kinh nghiệm.
Một buổi tối, chúng tôi rủ nhau ra công viên nhỏ đối diện với Trường để nghỉ ngơi thư giãn. Tôi với chị Như cùng ngồi một ghế dài với một cụ bà khoảng trên dưới 70 tuổi. Cụ thấy chúng tôi là người châu Á nên hỏi là người nước nào. Nghe chúng tôi nói là người Việt Nam, cụ nói chuyện với thái độ rất thân thiện, cởi mở. Chúng tôi biết cụ trước khi về hưu là giáo viên dạy tiếng Pháp nên cũng nói chuyện vui vẻ lúc thì tiếng Nga, khó thì lại nói tiếng Pháp. Cụ hỏi: "Thế các cháu theo bố mẹ sang đây phải không? Bố mẹ làm gì? Các cháu học ở đâu?". Chị Như trả lời là vừa ở Việt Nam sang và học ở Trường Đảng. Tôi thấy cụ trợn tròn mắt ngạc nhiên và từ đó nói năng có vẻ thận trọng hơn. Vì chúng tôi nhỏ con, lại rất trẻ, trông như trẻ con nên cụ không thể tưởng tượng nổi những "đứa trẻ con" như thế lại học tại Trường Đảng cao cấp. Nếu cụ biết rõ thì có lẽ sự ngạc nhiên lại tăng gấp bội. Chị Như lúc mới 17 tuổi học năm cuổi bậc Thành chung đã là hội viên Việt Minh Hà Nội, là đại biểu học sinh dự Quốc dân đại hội Tân Trào, khoảng 20 tuổi đã tham gia Tỉnh ủy, đã là Bí thư Phụ nữ cứu quốc thành phố, hoạt động ngay trong lòng địch ở Hà Nội. Còn "thằng bé" như tôi đã tham gia chiến đấu với bọn phát xít Nhật, bọn thực dân Pháp, đã là chiến sĩ Điện Biên Phủ, đã là cán bộ phụ trách công tác tuyên huấn của một sư đoàn chủ lực, cơ động. Tôi nghĩ bụng và rất tự hào với thế hệ của mình, với cuộc đấu tranh của dân tộc, của Đảng mình.
Vì chưa khai giảng, chỉ có học tiếng Nga nên chúng tôi có thời gian rỗi. Xen kẽ với việc học tiếng Nga, chúng tôi tổ chức đi thăm các công trình lịch sử văn hóa nổi tiếng: Viếng lăng Lênin và Xtalin, bảo tàng Lênin trên Quảng trường Đỏ, tham quan mô hình toàn cảnh trận Borodino của Cutudốp đánh quân Napôlêông năm 1812, thăm bảo tàng hội họa nổi tiếng Tretyacốp... Đồng thời, tôi cũng tranh thủ đến Học viện Quân chính Lênin thăm bạn bè và trong những lần đi ấy, có ý thức quan sát, tiếp cận với lối sống, tính cách của người Nga, người Mátxcơva...
Một ngày chủ nhật, tôi một mình sang Học viện Quân chính Lênin để thăm bạn bè. Đến nơi, tôi được gặp đồng chí Lê Đăng Dần là bạn chiến đấu khi còn ờ Trung đoàn 36 (Trung đoàn Bắc Bắc), người đã cởi chiếc áo len đang mặc trong một đêm lạnh trên đất Lào để tôi mặc khi tôi bị thương nặng, phải nằm cáng trên đường quay về Điện Biên Phủ sau khi Sư đoàn 308 tham gia đập tan phòng tuyến sông Nậm Hu của giặc Pháp. Anh đang là Bí thư Chi bộ Đoàn sĩ quan Việt Nam đang học ở Học viện. Anh em gặp nhau rất mừng và lúc ra về, theo đề nghị của tôi, anh tặng tôi quyển "Truyện Kiều" của Nguyễn Du. Cuốn "Truyện Kiều" đã là bạn của tôi trong suốt ba năm học ở Liên Xô mỗi khi nhớ nhà.
Lúc ra ga xe điện ngầm thì quên mất lối. Thấy một chiếc ô tô có stéc ở gần đó và một hàng dài người đang xếp hàng đằng sau chiếc xe. Tôi đến nơi thấy đó là một chiếc xe bán nước "cơ vát", một thứ nước giải khát truyền thống thơm ngon và bổ, rất được ưa chuộng, cất từ lúa mì lên men của người Nga. Tôi kiên nhẫn xếp hàng và đến lượt mình, tôi cũng mua một cốc. Uống xong, tôi hỏi chị phụ nữ trạc ngoài 40 tuổi đang bán hàng cho khách hướng ra ga tàu điện ngầm. Chị nói nhanh một tràng tiếng Nga tôi không hiểu hết. Thấy tôi ngơ ngác chưa hiểu hết, chị xin lỗi những người đang xếp hàng rồi dắt tôi di gần 200 mét, khi tôi trông thấy ga mới vội vã chạy về bán tiếp. Lúc chị dắt tôi di, không ai có phản ứng gì hoặc tỏ vẻ bực dọc về hành động của chị.
Những hôm nghỉ, mấy anh chị em chúng tôi thường rủ nhau tự nấu cơm, thức ăn Việt Nam. Một lần được phân công ra cửa hàng thực phẩm, tôi thấy một miếng thịt thui cả da vàng rộm trông rất ngon. Tôi hỏi anh bán hàng đó là thịt gì. Anh trả lời bằng một từ mà tôi không hiểu. Đang băn khoăn thì đột nhiên tôi nghe thấy "he.. .he.. .he" rất giòn đằng sau. Tôi hiểu ngay đó là thịt dê thui. Tôi quay lại cười cảm ơn người vừa phát ra tiếng dê kêu đó, một anh trạc tuổi tôi, đẹp trai cũng cười rất khoái trá vì đã giúp được người khác, những người đứng xếp hàng sau cũng cười vui vẻ.
Người Nga là như thế: Đôn hậu, hay giúp đỡ người khác, dễ tính, thân thiện, nhất là đối với người nước ngoài. Còn đối với Việt Nam thì họ đặc biệt có cảm tình...
Với sự giúp đỡ của Nhà trường, thời gian chờ đợi đến ngày khai giảng của chúng tôi đã được sử dụng rất có ích, trình độ tiếng Nga được nâng lên một bước, dần dần thích nghi với môi trường mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn để bước vào học tập chính thức.
Tôi được bố trí ở phòng số 55, trên lầng 10 của tòa chung cư có 12 tầng. Đó là chung cư đẹp nhất trong số các nhà cao tầng dành cho học viên. Mồi tầng đều có một sảnh rộng đủ bàn ghế cho 10 người trở lên, hai nhà vệ sinh, hai phòng tắm có nhiều ngăn cho riêng nam, nữ, một phòng rộng có bếp ga cho học viên tự nấu ăn nếu muốn ăn riêng. Chị Như, chị Nguyệt Tú ở tầng 7 chung cư này và cũng đề nghị Nhà trường cho một học viên người Nga ở cùng với các chị.
Phòng tôi ở rộng khoảng 20 mét vuông đã được kê sẵn hai giường, hai bàn học, một điện thoại, tủ liền tường cho hai người, bồn gương rửa mặt..., nói chung là đầy đủ tiện nghi sinh hoạt.
Gần đến ngày khai giảng thì đồng chí học viên người Nga đến. Anh là Nicôlai Antônốp, hơn tôi vài tuổi, kỹ sư nông nghiệp, bí thư huyện ủy một huyện lớn, đã có vợ và hai con gái. Có một điều rất thú vị, anh cũng là một thương binh bị thương trong chiến đấu bảo vệ một thị trấn gần Mátxcơva trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Anh cao to, đi hơi tập tễnh vì bị gãy đùi, trông rất hiền lành. Đều là lính nên tôi và anh ngay từ đâu đã thân nhau và rất cởi mở với nhau. Một hôm, nhìn lên tường dán giấy hoa trong phòng, tôi thấy có một bức họa sơn dầu rat đẹp và sinh động "Cái chết của người chính ủy" của một họa sĩ nổi tiếng. Tôi nghĩ Nhà trường vô cùng tế nhị khi treo bức tranh đó ở phòng chúng tôi.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #68 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2023, 09:22:30 am » |
|
Năm học thứ nhất (1961 - 1962) Vui và buồn - Cú sốc lớn đầu tiên Bắt đầu khai giảng, không khí Nhà trường sôi động, tấp nập hẳn lên. Mỗi khi vào giờ cao điểm buổi sáng, trưa và chiều tối ở nhà ăn rất đông học viên của các nước có đủ da trắng, da đen, da vàng... Tuy vậy, gặp nhau không biết là người nước nào nhưng nhìn nhau với con mắt, nụ cười và những cái gật đầu chào nhau rất thân thiện và ấm áp của những người đồng chí. Chúng tôi ngạc nhiên khi trông thấy những người châu Á giống như mình tự nhận là người Việt Nam nhưng lại không nói được tiếng Việt.
Một lần, Nicôlai Antônốp hỏi tôi:
- Tại sao có những đồng chí là người Việt Nam nói chuyện với nhau lại nói bằng tiếng Nga?
Tôi cũng khó trả lời vì chúng tôi biết đó là những người Cộng sản Inđônêxia. Các đồng chí ấy nói với chúng tôi rằng vì muốn "giữ bí mật" nên nói là người Việt Nam. Tuy vậy, tôi nghĩ không thể che mắt được mọi người.
Riêng ở tầng 10 tôi ở, ngoài người Nga còn có người Việt Nam, Hunggari, Bungari, Cộng hòa dân chủ Đức, Mông Cổ, Anh, Iran, Inđônêxia... Đồng chí Lê Văn Cư là cán bộ của Ủy ban Khoa học Nhà nước, cùng lớp tiếng Nga với tôi cũng ở tầng này với một học viên Nga (tên anh là Nicôlai Iachencô, bí thư huyện ủy một huyện lớn ở vùng Sông Đông). Mặc nhiên, Iachencô cũng là bạn thân của tôi. Bạn bè trên tầng 10 ra vào gặp nhau luôn nên cũng dễ thân, thỉnh thoảng cho nhau nếm các món ăn của dân tộc mình nấu trong các ngày nghỉ. Trong lúc chúng tôi nấu ăn ở bếp, có món cần cho nước mắm. Gặp lúc mấy bạn Đức đi qua ngửi thấy mùi nước mắm, xua xua tay hoặc đưa tay che mũi, nhăn mặt. Nhưng khi thấy chúng tôi rán nem thơm quá (tất nhiên bởi có trộn nước mắm), chúng tôi cho nếm thử vài cái, ăn xong khen rối rít, có vè thèm thuồng còn muốn ăn nữa. Một lần, tôi mời ông bạn già người Iran trưa chủ nhật tới ăn phở, vì tôi làm khá ngon, muốn "khoe" với ông một món ăn Việt Nam, ông nói: "Vâng, tôi không từ chối" (Da, He bogbphaho). Vì chưa thạo tiếng Nga nghe được chữ "He" tưởng là ông sẽ không đến nên trưa chủ nhật ấy tôi không làm phở. Đến giờ thấy ông gõ cửa đến ăn mới giật mình, đành xin lỗi vì "quên", tôi ngượng mãi về chuyện này.
Còn đồng chí người Hunggari khi gặp nhau, nói chuyện với tôi luôn nhắc tới chuyện hồi tình hình Hunggari không ổn định do vụ náo loạn câu lạc bộ Petophi, Đảng và nhân dân Việt Nam đã đứng về phía những người cộng sản Hunggari, tận tình giúp đỡ về tinh thần và cả vật chất trong lúc Việt Nam đang còn nghèo. Với một thái độ chân thành, đồng chí nói rằng những người cộng sản Hunggari rất cảm kích, tỏ lòng biết ơn Việt Nam vô hạn.
Có buổi nghi giải lao giữa giờ học, tôi thường gặp một số đồng chí người châu Phi, không rõ là người nước nào vì không tiện hỏi do yêu cầu có thể cần giữ bí mật của họ. Đồng chí nào khi biết chúng tôi là người Việt Nam đều nói rằng: "Các đồng chí Việt Nam thật là những người hạnh phúc vì có một người lãnh đạo anh minh là Chủ tịch Hồ Chí Minh". Rất nhiều lần tôi được nghe như thế.
Có đồng chí tôi không rõ là người nước nào, hỏi tôi cuốn sách viết về Chiến dịch Điện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đề nghị tôi tìm giúp cho đồng chí.
Có đồng chí Cuba khi biết tôi là người Việt Nam, tìm đến tôi tặng một lá cờ Cuba cỡ nhỏ rất đẹp và một chiếc huy hiệu Phiđen Cátxtơrô, biểu thị sự hâm mộ Việt Nam. Rất may tôi có đem theo chiếc huy hiệu "Chiến sĩ Điện Biên Phủ" của Bác Hồ tặng cho các chiến sĩ Điện Biên để tặng lại, đồng chí rất phấn khởi.
Tình cảm của bạn bè nước ngoài đối với Việt Nam không chỉ đơn thuần về mặt chính trị, vì chiến thắng vang dội chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân của nhân dân ta và còn vì các mặt khác.
Một đồng chí Phần Lan tự giới thiệu với tôi là người chịu trách nhiệm hướng dẫn và đi theo Đoàn đại biểu Thanh niên Việt Nam dự Liên hoan Thanh niên dân chủ thế giới ở Henxinki (Thủ đô của Phần Lan). Đồng chí rất thích những tiết mục văn nghệ của đoàn đại biểu Việt Nam biểu diễn, đặc biệt là với anh Tạ Tấn khi biểu diễn đàn ghi ta.
Một buổi tối thứ 7, tôi đi dạo ở công viên gần Trường, gặp một người dáng thanh thanh, nét mặt nghiêm nghị, thông minh, học viên của Trường cũng đi dạo. Biết tôi là người Việt Nam, đồng chí đến cùng đi và nói chuyện. Hỏi đồng chí, tôi được biết đồng chí trước là Bí thư Thành ủy Ulan Bato, Thủ đô của Mông Cổ nay là Giám đốc Nhà xuất bản Quốc gia. Đồng chí nói rất thích bài hát "Làng tôi" của nhạc sĩ Văn Cao. Và đồng chí hát luôn bằng tiếng Việt Nam, sau đó bằng tiếng Mông Cổ. Đồng chí hát rất chuẩn, giọng rất ấm, tôi cũng hát theo nho nhỏ vì tôi cũng rất thích bài này. Một tối khác, tôi lại gặp đồng chí ở công viên nhưng lần này vẻ mặt rất ưu tư, tôi đến nói chuyện nhưng đồng chí chỉ ậm ừ qua loa. Hai hôm sau, vào buổi sáng thứ 2, khi đi đến cổng vào khu các lớp học, tôi giật mình thấy một bức ảnh to viền đen của đồng chí, dưới có mấy dòng cáo phó nói đồng chí chết đuối ở sông Mátxcơva và sẽ được điện táng.
Tôi không thể hiểu là có thể chết đuối ở sông vì gần Trường có bể bơi rất tốt. Quan sát các đồng chí Mông Cổ khác, tôi thấy ai nét mặt cũng lạnh tanh. Tôi nghi đây là một vụ tự vẫn chứ không phải là một vụ chết đuối, về sau, tôi được một đồng chí của ta, cùng học và quen một đồng chí Mông Cổ khác nói rằng cái chết của đồng chí Mông Cổ đó có nguyên nhân của sự mâu thuẫn về quan điểm, lập trường chính trị và đó chỉ là hệ quả của một cuộc đấu tranh căng thẳng về chính trị.
Cùng với một số biểu hiện khác trong đội ngũ giảng viên, nhân viên của Trường, dù chưa được rõ lắm nhưng tôi có thể hình dung phần nào tác động của sự bất đồng về quan điểm đường lối giữa Liên Xô và Trung Quốc tới đảng viên các đảng như thế nào.
Chúng tôi bước vào học tập chính thức theo chương trình của Nhà trường, vẫn phải xen kẽ học tiếng Nga, mỗi tuần ba, bốn buổi. Các nội dung khác, 22 anh chị em chúng tôi thành một lớp học vẫn phải có phiên dịch tại lớp là đồng chí Hầu. Đồng chí Hầu rất vất vả vì phải dịch tất cả các bộ môn. Phải học như thế trong một năm rưỡi. Năm rưỡi sau, chúng tôi phải nghe trực tiếp bằng tiếng Nga với học viên các nước xã hội chủ nghĩa khác. Vì vậy, ngay từ đầu chúng tôi đã chú ý ra các hiệu sách ngoại văn của Mátxcơva để mua các sách tiếng Việt có liên quan để nghiên cứu thêm, vốn tiếng Nga chỉ học theo chương trình trên khó có thể bảo đảm tiếp thu được những nội dung theo chương trình của Nhà trường. Rất mừng là các nhà xuất bản của ta đã dịch nhiều tác phẩm quan trọng như toàn tập "Tư bản" của Các Mác, "Nguyên lý chủ nghĩa Lênin" của Xtalin, các sách về kinh tế chính trị học, về triết học... Các loại sách này đều có bán ở các hiệu sách ngoại văn, giá lại rất rẻ.
Thời gian đầu, chúng tôi chưa đi vào học tập các vấn đề lý luận cơ bản mà tập trung vào các môn học như: Lịch sử phong trào công nhân quốc tế, lịch sử nước Nga, lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, quản lý công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng... Những vấn đề này nghe dễ hiểu hơn.
Các thầy giáo, cô giáo giảng về các vấn đề này yên tâm với tinh thần học tập và sự tiếp thu nội dung bài giảng của chúng tôi. Có cô giáo giảng về quản lý kinh tế công nghiệp, trong các buổi lên lớp hoặc các buổi phụ đạo hết lời khen ngợi các học trò: "Tôi không thể ngờ được kiến thức của các đồng chí sâu sắc đến thế. Có những vấn đề ngoài phạm vi bài giảng của mình mà các đồng chí đã biết, đã dẫn cả những lời của Lênin...". Cô có biết đâu là chúng tôi đã đọc sách tiếng Việt về vấn đề cô giảng, có biết đâu là đã có đồng chí là hiệu trưởng của một trường trung cấp lý luận như đồng chí Phan Thủy, có đồng chí đã từng là Tổng Biên tập Tạp chí "Tuyên huấn" như đồng chí Đào Nguyên Cát.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #69 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2023, 09:23:17 am » |
|
Có một chuyện vui của lớp học tiếng Nga của chúng tôi. Khi kết thúc nội dung môn "Lịch sử phong trào công nhân quốc tế", bà giáo là một giáo sư giỏi có tiếng, đã từng đi nghiên cứu ở một số nước tư bản, tổ chức kiểm tra kết quả bằng bốc thăm câu hỏi. Tôi bốc được phiếu có hai câu hỏi: Một câu về "Ý nghĩa quốc tế của Cách mạng Tháng Mười Nga", một câu về "Đường lối hiện nay của Đảng Cộng sản Pháp". Tôi thấy câu "Ý nghĩa quốc tế của Cách mạng Tháng Mười Nga" "ngon quá" vì khi ôn, tôi ôn kỹ và ghi tóm tắt rõ, có thể phát biểu bằng tiếng Nga được. Trong khi đợi đến lượt, tôi chuẩn bị câu 1 bằng tiếng Nga và "mạnh dạn" thử sức mình ra sao. Mặc dù có đồng chí phiên dịch nhưng tôi vẫn nói với bà giáo: "Tôi xin phép được trình bày câu 1 bằng tiếng Nga". Bà ngạc nhiên vì tôi mới học được vài tháng nhưng cũng vui vẻ: "Mời đồng chí".
Tôi nói khá trôi chảy, bà chăm chú nghe và có vẻ rất thích thú.
Câu thứ hai vì khó và không đủ thời gian chuẩn bị, tôi cười và nói:
- Còn câu này, tôi xin phép trả lời bằng tiếng Việt.
Bà cũng cười thoải mái.
Tôi trình bày câu này rất đầy đủ và gọn vì tôi nắm vững. Đang thao thao nói thì ông giáo cùng ngồi kiểm tra với bà ra hiệu ngẳt lời tôi, định hỏi một câu hỏi phụ, nhưng bà cắt lời ông ta và bảo tôi trình bày tiếp. Tôi tiếp tục rất tự tin, có lẽ đúng với vấn đề ông định đặt câu hỏi với tôi. Khi tôi trình bày xong, bà giáo nói với ông:
- Anh có hỏi gì nữa không?
Ông ta cười:
- Thôi đủ rồi.
Chị Như được gọi tiếp theo cũng trả lời một câu bằng tiếng Nga. Bà giáo cũng rất bằng lòng.
Nhưng chuyện không chỉ có thế. Sáng hôm sau là buổi học tiếng Nga. Cô giáo Tamara bước vào lớp, mặt mày rạng rỡ chưa từng có, tươi cười cao giọng:
- Thật là những người cừ khôi, đồng chí Tiên và đồng chí Như thật cừ khôi!
Hết buổi học, tôi gặp Hà Đăng ở chỗ để áo "pantô" và mũ lông. Hà Đăng nói:
- Các cậu hôm nay làm chúng mình bị cô giáo Xalankinkina mắng cho một trận ra trò. Vừa bước vào lớp, bà ta đã nói: "Thật nhục nhã! Thật nhục nhã! (Kakou nojop!) Thế là thua 2-0! Thua 2-0 rồi!
Chúng tôi bật cười với nhau vì ai cũng biết lớp của Hà Đăng là lớp tiếng Nga giỏi nhất so với các lớp của chúng tôi. Không hiểu sao các anh lại giấu tài, không "thử sức mình" như chúng tôi.
Việc học tập của chúng tôi diễn ra suôn sẻ, không vất vả lẳm nhờ có phiên dịch, có các sách tham khảo đã được dịch ra tiếng Việt khá đầy đủ. Tôi còn mua được ở hiệu sách ngoại văn những tác phẩm văn học nước ngoài đã dịch ra tiếng Việt của Lép Tônxtôi, Alếchxây Tônxtôi, Chekhốp, Víchto Huygô và của các nước xã hội chủ nghĩa khác. Tôi vẫn có thời gian để đọc, coi đó như một sự nghỉ ngơi, thư giãn. Còn vô tuyến truyền hình thì ít được xem bởi cả tòa nhà chung cư 12 tầng chỉ có một máy vô tuyến đen trắng đặt ở tầng 1, tôi chỉ xem những trận đấu bóng và đấu quyền anh quốc tế.
Nói chung, trong học tập, học viên Việt Nam thường được đánh giá cao do chăm chỉ, có kỷ luật, thông minh, hòa nhã với mọi người, kể cả với những nhân viên làm vệ sinh. Tòa nhà chúng tôi ở, mỗi khi đi tham quan các nông trường tập thể hoặc quốc doanh, được tặng hoa quả, chúng tôi đều dành một phần tặng các bà, các chị thường trực của tòa nhà; chỉ là chút ít nhưng các bà, các chị rất cảm động, rất quý trọng tình cảm đó.
Nhà trường rất quan tâm tới hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ và đều có các phòng riêng dành cho các môn: Bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, chiếu phim, khiêu vũ... Tất cả hoạt động rất đều và sôi nổi. Có những buổi liên hoan ca nhạc của học viên các nước rất phong phú. Học viên Việt Nam và riêng tôi chủ thích chơi bóng bàn và xem phim các tối thứ 7, chủ nhật. Tôi đánh bóng bàn thuộc loại khá và đó cũng là môn thể thao được tôi coi là môn rèn luyện thể lực chủ yếu của mình trong những năm học tập ở Trường. Các buổi chiều, trừ chiều chủ nhật, ngày nào tôi cũng dành khoảng một tiếng để chơi bóng bàn. Tôi có một bạn chơi thường xuyên là một giáo sư già, cũng là thương binh, ông rất thích chơi với tôi.
Không thể có một môi trường tốt hơn dành cho việc học tập như ở đây, nhưng tôi có một thói quen xấu là nghiện thuốc lá, trung bình mỗi ngày phải hút một bao thuốc lá Nga vào loại tương đối nặng. Anh bạn cùng phòng Antônôp không hút thuốc, đôi lúc tôi cũng thấy không tiện lắm. Trái lại, anh bạn Iachencô ở với đồng chí Lê Văn Cư cũng nghiện nặng như tội, nghe nói là bị vợ rầy la ghê lắm. Tôi bèn rủ Iachencô bỏ thuốc lá, anh đồng ý và chúng tôi ngoắc tay nhau cam kết. Chỉ một tháng bỏ thuốc lá, từ cân nặng 54 kilôgam, tôi lên 56 kilôgam, viêm họng đỡ hẳn. Nhưng một hôm, ra nhà vệ sinh đi tiểu, tôi thấy ở một khoang đi đại tiện, khói thuốc lá bốc lên ngùn ngụt. Cửa khoang đó mở ra, tôi thấy Iachencô bước ra; trông thấy tôi, Iachencô mặt "tuỗn" ra, có vẻ xấu hổ và lẳng lặng về phòng, thật tội nghiệp. Tôi nói chuyện với Lê Văn Cư, hai thằng bò ra cười. Hôm sau đến phòng Cư và Iachencô ở, tôi tuyên bố hủy bỏ cam kết, Iachencô toét miệng ra cười. Và tôi cũng lại... tiếp tục hút thuốc lá.
Mặc dù có sự bất hòa và công kích lẫn nhau giữa Liên Xô và Trung Quốc, tôi hình dung lúc đó cũng có thể hòa giải được vì tấây Đảng ta, Bác Hồ và nhiều đảng anh em khác đều mong muốn hai đảng lớn sẽ dẹp lại những bất đồng về quan điểm vì lợi ích của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, vì lợi ích của các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới trong sự nghiệp chống chủ nghĩa tư bản phản động, chủ nghĩa đế quốc, thực dân cũ và mới. Được như vậy thì việc học tập nghiên cứu của chúng tôi sẽ thuận lợi, tập trung hơn, hoặc nếu chi dừng lại ở mức độ hiện nay thì cũng chưa đến nỗi nào.
Nhưng một sự kiện lớn "động trời" đã nổ ra ngay tại Liên Xô, thành trì của cách mạng thế giới. Đó là vào cuối tháng 10 năm 1961, diễn ra Đại hội lần thứ 22 của Đảng Cộng sản Liên Xô dưới sự chủ trì của Khơrútxốp. Với danh nghĩa chống tệ sùng bái cá nhân, Xtalin - lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Liên Xô và nhân dân Xôviết đã cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân Liên Xô đánh bại chủ nghĩa phát xít và giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã bị phê phán, vùi dập.
Ở trong Trường, nhiều ngày sau đó, không khí trầm hẳn xuống, rất hiếm thấy những nụ cười trong các thầy cô giáo, học viên và nhân viên phục vụ. Cũng từ đó, chúng tôi thấy trong nội bộ giáo viên, nhân viên phục vụ, học viên, nhất là học viên thuộc các nước Đông Âu cũ, đã thấy có sự phân hóa trong nhận thức và ngày càng rõ.
Vài ngày sau Đại hội, đồng chí Côdơlốp, Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách công tác tổ chức xuống Trường nói chuyện với học viên về nghị quyết Đại hội tập trung vào vấn đề chống sùng bái cá nhân Xtalin, đánh giá công lao và những thiếu sót của Xtalin; nhưng có lẽ tình hình chính trị tư tưởng cũng chưa được thông suốt lắm nên liên tục có những buổi nói chuyện khác để lên án Xtalin. Ví dụ có buổi, người ta mời Buđiônuy, một nguyên soái kỵ binh Liên Xô nổi tiếng trong thời nội chiến đã ngoài 90 tuổi nói chuyện với học viên về Xtalin và lên án Xtalin hoặc đề cao Khơrútxổp bằng cách trưng bày những hiện vật như chiếc ô tô của ông khi là công nhân nhà máy..., nhưng cũng không gây được ấn tượng gì sâu sắc lắm.
Thầy giáo dạy lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô cho chúng tôi là một giáo sư đã lớn tuổi. Kiến thức của ông sâu sắc và rất quý học trò Việt Nam. Chúng tôi cũng rất kính trọng và quý thầy nên thường yêu cầu thầy phụ đạo thêm. Trọng những buổi phụ đạo, đôi khi thầy cũng tâm sự với học trò về vấn đề Xtalin, tỏ vẻ không đồng tình với việc lên án thái quá Xtalin. Có lúc thầy nói, một bộ phận giáo viên trẻ, trước đây có những vấn đề bất mãn cá nhân, nay cũng lợi dụng đả kích và thấy không đồng tình với những thái độ cơ hội đó. Đồng chí Lê Phước, học viên của lớp, đề nghị thầy mua giúp cuốn "Xtalin toàn tập" bằng tiếng Nga, chỉ sau vài hôm thầy đã mua được giúp. Nhưng rồi thầy bị đuổi đi và thay vào đó là những giáo viên trẻ.
Năm học thứ nhất ở Trường Đàng Liên Xô, bên cạnh niềm vui của những học viên được học tại quê hương của Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, sự kiện gây sốc lớn nhất cho chúng tôi chính là việc hạ bệ Xtalin trong Đại hội lần thứ 22 của Đảng Cộng sản Liên Xô. Ngay sau Đại hội vài ngày, chúng tôi và các học viên của các nước trong một buổi thời sự thường lệ, được Nhà trường thông báo là có mời Bác Hồ của chúng ta đến nói chuyện, nhưng vì điều kiện sức khỏe và công việc, Bác không đến được và Nhà trường rất lấy làm tiếc.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
|