Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 30 Tháng Mười Một, 2023, 08:42:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những năm tháng không quên  (Đọc 2494 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 133



« Trả lời #80 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2023, 04:03:33 pm »

Các đồng chí Cuba có ba người, do một đồng chí đại úy kiêm phiên dịch của ta hướng dẫn, đi bằng xe hơi từ Hà Nội. Đoàn vượt qua sông Lô chỗ bến Then vào buổi tối và đến Trung đoàn khoảng gần 10 rưỡi tối. Trường đoàn là đồng chí Colins (Côlin), Chủ nhiệm Chính trị của Sư đoàn tăng thiết giáp, đồng chí Xantiagô là cán bộ phụ trách công tác thanh niên trong quân đội và đồng chí Pétdôn (Petzold), Tỉnh ủy viên Habana. Cả ba đồng chí còn rất trẻ, chỉ khoảng 25 - 26 tuổi nhưng phong thái chững chạc. Đêm hôm đó trời rất nóng, không có điện nên càng nóng, chúng tôi phải chuẩn bị quạt nan và quạt lá cọ cho khách. Toàn bộ Ban chỉ huy Trung đoàn và Thủ trưởng ba cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần cùng tiếp khách bằng một bữa phở gà và dứa Phú Thọ. Vì nóng quá, Trung đoàn trưởng Ngô Thế Lương có sáng kiến cởi luôn áo quân phục, chi mặc áo may ô và rất thoải mái mời khách cởi áo sơ mi ra cho khỏi nóng. Lập tức, ba vị khách rất vui vẻ cởi áo hưởng ứng. Mọi nghi lễ trong đối ngoại chẳng ai cần giữ, không khí trở nên rất thân mật. Phở rất ngon và chắc các vị khách cũng rất đói, nên sau khi ăn một bát phở to có vẻ còn muốn được ăn tiếp. Chúng tôi mời ăn nữa, các vị khách chẳng ai từ chối, ăn bát thứ hai một cách ngon lành. Cùng là một phong cách đối ngoại hay, rất thân mật như anh em. Tuy nhiên, sáng hôm sau, chúng tôi vẫn triệu tập những cán bộ chủ chốt của Trung đoàn từ đại đội trờ lên họp ở hội trường để chào mừng các vị khách. Tôi có một bài phát biểu ngắn, thay mặt cán bộ, chiến sĩ bày tỏ tình cảm đối với cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Phiđen Cátxtơrô, cuối cùng hô hai khẩu hiệu bằng tiếng Việt và tiếng Cuba: "Tổ quốc hay là chết, chúng ta nhất định thắng" của Phiđen và "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" của Bác Hồ. Để hô được bằng tiếng Cuba, từ tối hôm trước, tôi phải nhờ đồng chí phiên dịch dịch hộ và học thuộc. Các đồng chí Cuba không giấu nổi xúc động, phát biểu cũng rất tình cảm. Không khí trong hội trường rất sôi nổi, thân mật.


Về chương trình làm việc ở trong đoàn, các đồng chí Cuba yêu cầu Trung đoàn cứ làm việc theo chương trình của mình về huấn luyện quân sự và các sinh hoạt chính trị đã có từ trước. Do vậy, trong thời gian gần 10 ngày các đồng chí ở đơn vị, chương trình công tác của chúng tôi không bị xáo trộn.


Về chính trị, chúng tôi đang tiến hành việc thí điểm xây dựng đại đội vững mạnh ở đại đội chủ công của Tiểu đoàn 5 chủ công, các đồng chí yêu cầu đi theo để nghiên cứu. Việc này do tôi chủ trì nên các đồng chí cũng đi với tôi suốt mấy ngày để nghiên cứu về công tác chi bộ và công tác chính trị ở đại đội, công tác bồi dưỡng cán bộ trung, tiểu đội. Các đồng chí có dự cả sinh hoạt "tổ 3 người" và nghe một đồng chí tổ trưởng "tổ 3 người" báo cáo hoạt động của tổ. Nhưng tôi thấy các đồng chí có vẻ không mặn mà lắm với sinh hoạt của "tổ 3 người”, có lẽ do tính cách đặc trưng của người Mỹ Latinh không muốn đi sâu vào tâm tư cá nhân thầm kín của mình, còn các mặt khác tôi thấy các đồng chí rất quan tâm.


Về mặt quân sự, trong chương trình huấn luyện có khoa mục "đại đội bí mật tập kích". Cả về mặt kỹ thuật và chiến thuật, anh Ngô Thế Lương chuẩn bị rất kỹ. Các bạn Cuba tham quan vào một buổi tối. Về mặt kỹ thuật, đại diện mẫu hôm đó ngụy trang rất tốt, triển khai trên một sườn đồi có cây lúp xúp. Các đồng chí đứng gần khoảng 15 đến 20 mét soi đèn pin mà không phát hiện được. Đến lúc theo lệnh, toàn bộ đội hình đứng dậy các đồng chí mới nhìn rõ và tỏ ra rất thích thú.


Ngoài các buổi làm việc, buổi tối về, chúng tôi và các đồng chí Cuba thường chuyện trò tâm tình với nhau, kể cả chuyện gia đình rất thân mật hoặc vui chơi với nhau...

Cuộc đón tiếp các bạn Cuba cấp trên giao cho chúng tôi lần ấy rất thành công về công việc, nhưng theo tôi, quan trọng hơn là chúng tôi và các bạn Cuba là đã góp phần xây dựng được tình cảm gắn bó, hữu nghị giữa nhân dân và quân đội haị nước. Hôm tiễn các đồng chí về Hà Nội, đồng chí Lương phải đi họp, tôi đi cùng các đồng chí vượt sông Lô ở chỗ bến Then, lúc chia tay ôm nhau từ biệt, tôi thấy các đồng chí rơm rớp nước mắt, tôi cũng rất cảm động.


Có thể nói, năm 1967 là một năm rất sôi nổi đối với Trung đoàn, đặc biệt là việc huấn luyện quân sự, hành quân đường dài và diễn tập chiến đấu quy mô trung đoàn, sư đoàn, cùng với việc chúng tôi dự tập huấn, được nghe đồng chí Phạm Văn Đồng và Nguyễn Chí Thanh nói chuyện.


Sau hai năm xây dựng và huấn luyện, Trung đoàn mới 88B trong đội hình của Sư đoàn 308, tôi có một niềm tin rằng, chúng tôi sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ nếu được tham gia chiến đấu. Giữa năm 1967, tôi được phong quân hàm Trung tá. Đúng lúc đó, tôi nhận được thư của Phong - con trai cả báo cáo cháu đã tốt nghiệp phổ thông trung học, được chọn đi học tại Cộng hòa dân chủ Đức cùng lúc với khám sức khỏe đi làm nghĩa vụ quân sự và xin ý kiến tôi nên như thế nào. Tôi rất bận nên chỉ viết trong thư một câu: "Bố rất bận, con có thể chọn bất cứ việc gì Tổ quốc cần". Sau này, tôi được biết Phong không kịp nhận được thư, nên theo ý kiến mẹ đã chọn việc tiếp tục đi học. Việc này không được Đức, em trai Phong lúc này đang học lớp 7 đồng tình. Nó cho rằng anh nó nên đi bộ đội để đánh Mỹ. Khoảng gần Tết âm lịch, chúng tôi chuyển quân lên một vùng rừng núi ở Tuyên Quang. Tôi dự đoán có thể một thời gian ngắn nữa, Trung đoàn và Sư đoàn sẽ được đưa ra trận. Vì vậy, tôi tranh thủ chuẩn bị sức khỏe cho mình. Khó khăn nhất về sức khỏe của tôi lúc này, không phải là những vết thương cũ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ mà là ở bệnh trĩ. Khi phải hành quân nhiều vì bị trĩ ngoại nên rất đau rát và liên tục chảy máu, có những chặng nghỉ tôi không thể ngồi được vì quá đau. Đồng chí Bùi Đình, Trợ lý cán bộ thuộc Ban Chính trị Trung đoàn khuyên tôi nên tranh thủ điều trị và báo cáo với Sư đoàn để tôi được điều trị ở Viện 103 tại Phú Thọ. Đến đó, tôi được cắt 5 búi trĩ và uống kháng sinh liều cao nên người rất mệt. Bình thường thì phải tới 21 hôm mới được ra viện. Nhưng được khoảng 15 hôm thì anh Vũ Yên, Sư đoàn trưởng đến thăm và hỏi ra viện được chưa? Anh không nói là Sư đoàn sắp nhận được nhiệm vụ vì cần giữ bí mật, nhưng tôi suy luận là tình hình có lẽ rất khẩn trương nên là anh mới hỏi như thế. Tôi báo cáo với anh là bệnh đã được điều trị và đã khỏi có thể về nhà. Thế là ngay hôm sau, tôi làm thủ tục ra viện, trở về đơn vị đang trú quân ở Tuyên Quang.


Đã giáp Tết Mậu Thân (1968), bộ đội trong khi tích cực làm các công việc hành quân chiến đấu, vẫn tổ chức Tết vui vẻ cùng nhân dân địa phương. Lúc này, đồng chí Lương, Trung đoàn trưởng đã tập trung ở Sư đoàn chuẩn bị cùng đoàn cán bộ của Sư đoàn đi chiến trường, tôi về đơn vị thì đồng chí đã đi rồi, chỉ còn đồng chí Quốc Bảo, Trung đoàn phó ở nhà. Ngày mùng 1 Tết năm ấy, đồng chí Nguyễn Kiện, Chính ủy Sư đoàn xuống chúc Tết, đồng thời kiểm tra tình hình mọi mặt của đơn vị. Trưa hôm đó, ông trưởng thôn vốn là một người miền xuôi lập nghiệp ở đây đã lâu, chuẩn bị một bữa rất thịnh soạn mời chỉ huy Trung đoàn. Năm mới từ chối không tiện nên tôi mời anh Kiện cùng dự. Mâm cỗ thật to, có nhiều món ăn truyền thống nhưng vì lo công việc và vì nhận được tin chiến sự dồn dập ở miền Nam qua đài bán dẫn anh Kiên luôn mang theo người nên cũng giảm hứng thú thưởng thức các món ăn.
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 133



« Trả lời #81 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2023, 04:04:05 pm »

Nghe tin đánh lớn nhưng bản thân tôi cũng không hình dung nổi đó lại là ngày đầu nổ súng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân nổi tiếng sau này. Sau ngày đó toàn bộ tâm trí của cán bộ, chiến sĩ trong Trung đoàn đều hướng về những hoạt động chiến đấu của quân ta ở miền Nam. Và linh tính của mọi người đều cảm thấy nhiệm vụ chiến đấu của đơn vị mình đã tới gần.


Trong khi ấy, tôi được đồng chí trợ lý cán bộ báo cáo là đồng chí Trương Triệu Quý, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 chủ công của Trung đoàn có vợ từ Hải Phòng lên thăm chồng. Quý là một cán bộ trẻ rất có triển vọng, là trợ lý của Ban Tác chiến Sư đoàn, được điều xuống Tiểu đoàn 5 từ hơn một năm nay, lấy vợ đã nhiều năm rồi mà chưa có con. Thông thường, trong lúc đơn vị đang chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu khẩn trương thế này thì nên khuyên Quý khẩn trương gặp vợ một hai hôm rồi bảo vợ về. Thông cảm với hoàn cảnh của vợ chồng Quý, tôi thống nhất với đồng chí trợ lý thu xếp cho vợ chồng Quý được gặp nhau cho tới lúc đơn vị có lệnh hành quân. Nhưng ở với nhau không được vài ngày, thì Trung đoàn phó Quốc Bảo có lệnh phụ trách một đội tiền trạm chuẩn bị cho toàn Trung đoàn hành quân, nên vợ Quý phải trở về nhà sớm hơn mong đợi của vợ chồng. Đêm 12 tháng 3 năm 1968, Đảng ủy Trung đoàn họp và ra Nghị quyết lãnh đạo Trung đoàn hành quân đi chiến đấu. Chiều ngày 23 tháng 3, toàn Trung đoàn tập trung làm lễ xuất quân tại khu rừng thuộc xã Bằng Nam, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Không khí buổi lễ trang nghiêm vì Trung đoàn bắt đầu một cuộc chiến mới với một kẻ thù rất mạnh là quân viễn chinh Mỹ. Sau buổi lễ, Trung đoàn đi thẳng về một khu tập kết mới để chuẩn bị cho một cuộc hành quân dài vào miền Nam chiến đấu.


Tôi cùng đồng chí Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn trực tiếp chỉ huy hành quân về xung quanh khu vực đền Và (Sơn Tây) để chuẩn bị kế hoạch cho một cuộc hành quân bằng nhiều phương tiện khác nhau. Trên đường đi Tuyên Quang về Sơn Tây, chúng tôi nhận thêm 300 quân do Bộ Tổng Tham mưu bổ sung cho Trung đoàn. Phải phân phối số quân này một cách vội vã và ngay trên đường đi, nên công tác tư tưởng làm không được chu đáo lắm khi các anh em về đơn vị, có một số nhỏ bỏ ngũ. Việc này được chấn chỉnh kịp thời.


Chúng tôi được biết là Trung đoàn hành quân cả bằng ô tô và đường thủy mà trong mấy năm huấn luyện bộ đội chưa từng được học, nhất là tình hình máy bay Mỹ liên tục ném bom bắn phá ở rất nhiều điểm trọng yếu dọc đường vào Nam của quân ta. Vì vậy, kế hoạch hành quân phải rất tỷ mỷ đi vào những chi tiết rất nhỏ, rất cụ thể để đảm bảo an toàn cho người và xe cộ, tàu thuyền; chỉ cần một sơ suất nhỏ dọc đường có thể gây thương vong lớn cho bộ đội.


Trước khi hành quân, đồng chí Vương Thừa Vũ, Phó Tổng Tham mưu trường, nguyên Đại đoàn trưởng, kiêm Chính ủy đầu tiên Đại đoàn 308 (nay là Sư đoàn 308), nguyên Chủ tịch ủy ban Quân chính Hà Nội năm 1954 đến kiểm tra đơn vị. Tuy đã công tác ở Bộ từ lâu, nhưng anh rất quan tâm đến đơn vị cũ. Gặp anh, tôi thấy sức khỏe của anh đã giảm sút nhiều. Dẫn anh đi kiểm tra sự chuẩn bị của đơn vị, tôi thấy anh đi lại có vẻ khó nhọc. Anh hài lòng về sự chuẩn bị của đơn vị, khi ra về còn dặn dò chúng tôi rất kỹ. Trước những ý kiến của người thủ trường cũ và truyền thống của đơn vị, tôi thấy trách nhiệm của mình thật nặng nề.


Vào một buổi tối cuối tháng 3 năm 1968, toàn Trung đoàn chia làm hai khối, kế tiếp nhau đi bằng ô tô tiến thẳng vào phía Nam, chuẩn bị tham gia chiến đấu tại Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh. Đây là chiến trường diễn ra cuộc đọ sức rất quyết liệt giữa ta và quân Mỹ. Đến Quảng Bình, chúng tôi còn phải đi tiếp một đêm bằng sà lan nữa rồi mới bắt đầu đi bộ theo đường giao liên của Đoàn 559. Trong cuộc hành quân này, việc đi bằng ô tô trên đường bộ và bằng sà lan đường thủy của một đơn vị lớn hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ đối với những người chỉ huy là vô cùng căng thẳng. Chỉ cần sơ suất một chút thôi trong việc giữ bí mật, hay qua những trọng điểm, nếu để địch phát hiện được, chúng ném bom và bắn phá vào đội hình thì tổn thất sẽ rất lớn. Đến khi được đi đường bộ, mặc dù có thể mệt hơn, nhưng cán bộ, chiến sĩ thấy thoải mái, bớt căng thẳng hơn. Trong cuộc hành quân dài ngày gian khổ như thế này, tôi thấy tác dụng rất rõ của việc rèn luyện hành quân dài ngày là vô cùng quan trọng. Trên nhiều đoạn đường Trường Sơn, nhiều cán bộ, chiến sĩ cho rằng đường còn dễ đi hơn đường trong thời gian học tập, rèn luyện ở hậu phương. Tất nhiên cũng có những khó khăn như thiếu nước qua những đoạn địch rải mìn lá, cây nhiệt đới...


Có một việc mà cán bộ lãnh đạo và chỉ huy các cấp rất lo lắng là làm sao bảo đảm được đủ quân số chiến đấu khi vào chiến trường, chống tụt tạt, đào ngũ. Vào một buổi sáng, tôi gặp đồng chí Chinh, Chính trị viên Đại đội của Tiểu đoàn 4, mặt buồn thiu khi bộ đội chuẩn bị xuất phát. Hỏi ra mới biết rằng đại đội vừa có một chiến sĩ đào ngũ đêm qua. Tôi phải trao đổi với đồng chí ấy trước những tình huống như vậy, người lãnh đạo phải bình tĩnh, tỉnh táo nẳm vững tình hình lư tưởng của bộ đội, phát hiện kịp thời những biểu hiện tiêu cực để giáo dục, động viên anh em, chứ buồn rầu ủ rũ chẳng giải quyết được gì hết. Chinh là một chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc từ năm 1954, là một cán bộ tích cực, gương mẫu. Nghe tôi trao đổi, tâm sự, chứ không phải bị phê bình, trách cứ, Chinh mới tươi tỉnh được chút ít. Qua gần hai tháng hành quân, đến ngày 16 tháng 5, đội hình Trung đoàn mới tới được vị trí tập kết ở Haxê Kađáp, một vùng rừng núi Nam Lào, cách Khe Sanh (tây bắc Quảng Trị) khoảng một ngày đi bộ. Nơi đây rừng núi âm u, nhiều muỗi rất dễ bị sốt rét. Có thể nói, cuộc hành quân đầy nguy hiểm, căng thẳng để đến được chiến trường đã được thực hiện thắng lợi, an toàn. Vừa đến nơi, Trung đoàn nhận được điện của Bộ Tư lệnh Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh biểu dương khen ngợi về thành tích hành quân, từ lúc bắt đầu lên ô tô ở Sơn Tây, trong một cuộc hành quân chi có 15 chiến sĩ tụt tạt, một tỷ lệ rất thấp so với 2.500 cán bộ, chiến sĩ.
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 133



« Trả lời #82 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2023, 04:04:39 pm »

Lúc này, Trung đoàn trưởng Ngô Thế Lương vẫn đi trinh sát, nghiên cứu để chuẩn bị tại cao điểm 44. Tại Haxê Kađáp chỉ có tôi và đồng chí Trung đoàn phó Quốc Bảo ở cùng đơn vị, chúng tôi luôn nhắc nhở bộ đội hết sức chú ý phòng bệnh sốt rét, giữ gìn sức khỏe. Đồng chí Quốc Bảo phát hiện thấy ờ khu rừng đó có một loại sâm, thái nhỏ đem sao, lấy nước pha với đường rất thơm ngon. Chúng tôi uống liền gần chục hôm, mỗi sáng một bi đông thấy rất có lợi cho sức khỏe (có lẽ nhờ đó mà hai chúng tôi suốt chiến dịch không bị ốm). Đồng chí Ngô Thế Lương báo về, điều Tiểu đoàn 5 về khu vực cao điểm 44 để chuẩn bị tiêu diệt một đại đội lính thủy đánh bộ Mỹ chiếm giữ án ngữ đường 9 bên sườn tây nam sân bay Tà Cơn. Ngày 24 tháng 5 năm 1968, toàn bộ Trung đoàn về khu vực làng Trạm, nơi đồng chí Trung đoàn trưởng Ngô Thế Lương sử dụng đại đội công binh đã chuẩn bị cho Sở chỉ huy Trung đoàn. Sau mấy tháng trời tôi mới gặp lại đồng chí Lương, lần này thấy sức khỏe của anh có vẻ giảm sút nhiều. Đồng thời, cũng được biết thêm là đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, một giáo viên của Trường Quân sự trung cao đi theo đơn vị được cấp trên ra quyết định bổ nhiệm làm Trung đoàn phó. Ngày 3 tháng 6, Tiểu đoàn 5 xuất kích đánh cứ điểm 47, nhưng chưa kịp nổ súng thì có lệnh hoãn của Sư đoàn do yêu cầu tăng cường gấp cho Trung đoàn 102 để đánh vị trí Pa Trang. Trên đường từ cao điểm 47 đến Pa Trang, đồng chí Trương Triệu Quý dẫn Tiểu đoàn qua Sở chỉ huy Trung đoàn vào gặp tôi và đồng chí Ngô Thế Lương. Sau khi trao đổi công việc, tôi thấy Quý có vẻ hốc hác, tóc bù xù, râu tua tủa. Tôi lấy dao cạo bảo Quý cạo râu cho đàng hoàng rồi hãy đi. Thực ra trong tâm tư, tôi muốn bất cứ người chỉ huy nào ra trận cũng phải ăn mặc chỉnh tề, mặt mày tươi tỉnh, bình tĩnh, sáng suốt. Vì tôi nghĩ một chỉ huy chững chạc sẽ có ảnh hưởng tốt tới tâm lý của bộ đội. Và điều này tôi thấy ở anh Hồng Sơn nguyên Trung đoàn trưởng của mình ở Trung đoàn 36 (Bắc Bắc cũ), nay đã là Đại tá công tác ở Bộ Tổng Tham mưu. Nhưng Quý nói: "Em vội lắm, anh để em đi cho kịp!". Đi cùng Tiểu đoàn 5 còn có đồng chí Quang Việt, Phó Chính ủy Trung đoàn. Khi Tiểu đoàn 5 gần đến Pa Trang, thì một đợt pháo kích của địch bắn trúng vào đội hình. Tiểu đoàn trưởng Trương Triệu Quý và một số chiến sĩ hy sinh. Nghe tin, tôi rất thương tiếc một cán bộ trẻ có triển vọng và nghĩ "giá như" Quý nghe tôi nán lại một chút để cạo râu thì có khi còn sống. Nghĩ lại việc thu xếp cho vợ chồng Quý được gần gũi nhau trước khi đơn vị hành quân đi chiến đấu nên càng thương Quý hơn. Nhưng làm sao cưỡng lại được số phận! Trung đoàn 88 của chúng tôi theo lệnh của đồng chí Thái Dũng (vốn là Tư lệnh Sư đoàn 304 được Bộ Tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh cử thay Sư đoàn trưởng 308 Vũ Yên đi chuẩn bị chiến trường ở Tây Thừa Thiên chưa về kịp), cho một tiểu đoàn bố trí ở cao điểm (tôi không nhớ rõ tên) bảo vệ cho đường vận chuyển Bắc - Nam, không được để địch chiếm cao điểm đó. Tôi và đồng chí Lương bàn nhau phải lên cao điểm đó kiểm tra xem Tiểu đoàn 6 được phân công triển khai thực hiện nhiệm vụ thế nào. Hôm sau, tôi cùng một trợ lý tác chiến do một chiến sĩ thông tin dẫn đường đến cao điểm đó. Phải đi 3 - 4 kilômét đường đồi núi, có chỗ trống trải, địch ở những cứ điểm trên cao dễ phát hiện nên chúng tôi phải ngụy trang kỹ. Tuy nhiên, có lẽ địch cũng phát hiện thấy, chúng bắn mấy phát đại bác nhưng không ai bị dính mảnh đạn. Chúng tôi cũng cần phải đề phòng thêm trực thăng của địch đến bắn hoặc nếu chúng phát hiện thấy đi lẻ có thể chụp bắt. Ba chúng tôi leo lên cao điểm thấy cây cối xanh tốt, một tiểu đoàn giấu quân cũng khá kín đáo. Kiểm tra kế hoạch tác chiến của anh em nếu địch đổ bộ đánh chiếm thấy cũng tạm được. Góp ý kiến với anh em xong, chúng tôi quay về Sở chỉ huy của Trung đoàn ngay, về đến nơi thì được tin anh Ngô Thế Lương bị mệt nặng phải cấp cứu điều trị ở quân y, vì thời gian qua việc chuẩn bị chiến trường quá vất vả. Sáng sớm hôm sau, lúc đến hầm ngủ của đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Trung đoàn phó mới được bổ nhiệm, thấy anh đang quờ quạng, mắt lờ đờ sắp ngã gục, tôi phải nhanh chóng quyết định đưa anh đi cấp cứu.


Rốt cuộc, Trung đoàn chỉ còn tôi và anh Quốc Bảo, Trung đoàn phó cũ. Tôi được tin Sư đoàn đã cử đồng chí Trịnh Tráng, Trưởng ban tác chiến Phòng Tham mưu Sư đoàn làm Trung đoàn trưởng thay đồng chí Ngô Thế Lương.


Tôi thực sự cảm thấy khó khăn đã đến với mình và rất tiếc việc anh Ngô Thế Lương phải đi viện, khó có khả năng sớm trở về đơn vị để tiếp tục nhiệm vụ Trung đoàn trưởng. Bởi vì tôi và anh hơn hai năm nay đã cùng nhau xây dựng Trung đoàn này từ buổi đầu thành lập, hiểu rõ chỗ mạnh, chỗ yếu của cán bộ cấp dưới, nhất là với cán bộ chủ chốt ở cơ quan, đơn vị. Hơn nữa, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đã quen với phong cách chỉ huy, ứng xử với cán bộ, chiến sĩ của đồng chí Trung đoàn trưởng: Chín chắn, quyết đoán, bình tĩnh và gần gũi với anh em, cáp dưới có thiếu sót thì ôn tồn giải thích, hướng dẫn sửa chữa chứ ít khi quát mẳng. Anh còn quan tâm đến công tác chính trị, cũng như tôi có khả năng đóng góp ý kiến về các vấn đề quân sự và tôn trọng ý kiến cuối cùng của người thủ trường quân sự, nên trong công việc đoàn kết, ăn ý.


Sau khi có sự thay đổi về chỉ huy đơn vị, bản thân tôi có một số băn khoăn khi đơn vị đang bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Tuy nhiên, trên cương vị của một Chính ủy, tôi ý thức rõ trách nhiệm phải là trung tâm đoàn kết và cố gắng khăc phục khó khăn này để bảo vệ sự thống nhất đoàn kết, bảo đảm phát huy được sức mạnh của đơn vị trong nhiệm vụ chiến đấu nặng nề trước mắt.


Thời gian này, Tiểu đoàn 5 vẫn phối hợp với Trung đoàn 102, sau khi đánh địch ở Pa Trang lại được lệnh của Sư đoàn làm nhiệm vụ tập kích địch ở Húc Thượng. Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 5 đã anh dũng chiến đấu, đánh địch ở Pa Trang và Húc Thượng diệt được một số địch và bắn rơi hai máy bay trực thăng của Mỹ, góp phần cùng với Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 102 buộc quân Mỹ phải bỏ Pa Trang rút chạy. Trong những thành tích này có công của Đại đội phó Vũ Quang Phục, người cán bộ là cảm tình Đảng sắp được chi bộ kết nạp đã chỉ huy linh hoạt, kiên cường và anh dũng hy sinh ở trận Húc Thượng.


Trung đoàn vẫn còn đang là lực lượng dự bị của Sư đoàn1 (Hai tiểu đoàn (Tiểu đoàn 5 và Tiểu đoàn 6) có công chốt giữ ở một cao điểm để bảo vệ đường vận chuyển chiến lược bằng cơ giới vào Nam (do Sư đoàn trực tiếp sử dụng)) thì tôi được Sư đoàn triệu tập báo cáo tình hình và nhận nhiệm vụ. Đang chuẩn bị cùng đồng chí cần vụ và một chiến sĩ thông tin dẫn đường đến Sở chỉ huy Sư đoàn ở Ho Lé (nam Khe Sanh) thì có tin báo có đồng chí Lê Đăng Dần, Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 304 muốn vào gặp. Thì ra anh cũng được Sư đoàn 308 triệu tập đến báo cáo tình hình và nhận nhiệm vụ. Là bạn thân cũ ở Trung đoàn 36, đã lâu mới gặp nhau nên chúng tôi rất vui và hai anh em cùng nhau đến Ho Lé. Gần tối, chúng tôi mới tới nơi, mỗi người chúng tôi làm việc riêng với đồng chí Nguyễn Kiện, Chính ủy Sư đoàn 308.
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 133



« Trả lời #83 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2023, 04:05:22 pm »

Sau khi tôi báo cáo tình hình đơn vị, Thủ trưởng Sư đoàn chỉ thị cho tôi và đơn vị phải khẩn trương chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng chiến đấu, bất cứ lúc nào cũng có thể nhận ngay nhiệm vụ chiến đấu. Tôi được biết đồng chí Trung đoàn trưởng Trịnh Tráng đã nhận nhiệm vụ cụ thể của Sư đoàn giao, sáng hôm sau tôi trở về ngay đơn vị.


Tôi gấp rút chuẩn bị dự thảo nghị quyết. Ngày 12 tháng 6 năm 1968, Đảng ủy Trung đoàn họp ra nghị quyết, nhấn mạnh "việc xây dựng ý chí quyết đấu quyết thắng Mỹ cho cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn. Đảng ủy xác định đây là chiến dịch đầu tiên của Trung đoàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung đoàn phải đánh thắng, ghi thêm những trang sử vẻ vang, tô thắm truyền thống Trung đoàn Tu Vũ. Yêu cầu đề ra là mỗi đại đội phải diệt được một trung đội Mỹ và nếu đánh cấp trung đoàn phải diệt được một tiểu đoàn Mỹ. Phong trào thi đua giành danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mỹ" được phát động trong toàn Trung đoàn"1 (Lịch sử Trung đoàn 88 Tu Vũ (1949 - 2009), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2009 tr. 306).


Đúng như dự kiến của cấp trên, ngày 13 tháng 6 năm 1968, địch đổ bộ xuống một lúc hai đại đội thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn 4 lính thủy đánh bộ Mỹ ở điểm cao 690 (Phu Nhoi), cách xa trung tâm căn cứ Khe Sanh 12 kilômét, gần đường vận chuyển bàng xe cơ giới của ta ở nam Khe Sanh. Chúng liên tục dùng trực thăng cần cẩu chuyển công sự và lô côt đúc săn nhằm xây dựng một căn cứ kiên cố trên đỉnh Phu Nhoi (điểm cao 690) đồng thời ném bom, bắn phá xung quanh để bảo vệ việc làm của chúng. Ngay lập tức, Trung đoàn nhận được lệnh của Sư đoàn tổ chức tiến công tiêu diệt địch vừa đổ bộ xuống.


Tối 13 tháng 6, Trung đoàn triệu tập Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4 Lê Mỹ cùng Chính trị viên Mai Chi lên giao nhiệm vụ và bàn cách đánh với sự có mặt của đồng chí Phó Chính ủy Sư đoàn Nguyễn Hùng Phong. Ngày 14 tháng 6, Tiểu đoàn 4 hành quân đến Tông Chây, cách Phu Nhoi độ 3 kilômét thì dừng lại hoàn thiện công tác chuẩn bị. Ngay đêm đó, Tiểu đoàn trưởng Lê Mỹ cùng các đại đội trưởng đi trinh sát thực địa.


18 giờ ngày 15 tháng 6, Tiểu đoàn 4 từ Tông Chây xuất kích chiếm lĩnh thực địa. Đêm cuối tháng, trời rất tối, địa hình lại phức tạp. Chân cao điểm là rừng già rậm rạp. Ở bình độ 300 đến 400 mét là rừng cây lúp xúp và lau lách, cách đỉnh cao 300 đến 500 mét là đồi cỏ tranh đã bị đốt trụi. Vì vậy, đơn vị không kịp nổ súng lúc 4 giờ sáng theo kế hoạch do các đại đội chưa vào hết vị trí xuất phát xung phong. Trung đoàn trưởng Trịnh Tráng quyết định cho Tiểu đoàn 4 chuyển sang đánh ban ngày. Đến 5 giờ 30 phút ngày 16 tháng 6, toàn Tiểu đoàn mới nổ súng tiến công.


Vận động ngược dốc ban ngày trên địa hình trống trải, nhưng cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 4 rất dũng cảm, linh hoạt. Chỉ sau 30 phút, quân ta đã chiếm được đầu cầu. Tuy nhiên, địch lợi dụng ở trên cao dùng đại liên và các loại súng bộ binh ra sức ngăn chặn. Bộ đội ta phải dừng lại ở một số công sự tiền duyên của địch, củng cố lực lượng, lập trận địa phòng ngự.


Địch tổ chức phản kích, bộ đội ta đã đánh bật nhiều đợt xung phong của địch. Sau đó, có những bộ phận được cối 82mm của Tiểu đoàn bắn ghìm đầu quân địch, đánh thốc lên đỉnh đồi chiếm được một nửa trận địa của địch ở một mỏm đồi, được đến đó thì phải dừng lại.


Các chiến sĩ của ta đã chiến đấu vô cùng anh dũng suốt một ngày với nhiều đợt phản kích của hai đại đội địch, chúng lại có sự chi viện rất mạnh của máy bay phản lực, trực thăng vũ trang phóng rốc két, thả đạn cối, bắn pháo 120mm xung quanh Phu Nhoi hỗ trợ.


Trời mùa hè, ban ngày nắng gắt, khói lửa mù mịt, cán bộ, chiến sĩ ta chia nhau từng ngụm nước, từng nắm cơm, kiên cường bám chắc công sự chiến đấu. Trước tinh thần quyết chiến quyết thắng của bộ đội ta, các đợt phản kích của địch bị đẩy lùi, xác lính Mỹ bị bắn chết la liệt trên đồi. Trong ngày hôm đó, nhiều tấm gương nổi bật của các chiến sĩ diệt Mỹ nổi lên. Đặc biệt là chiến sĩ trung liên Nguyễn Văn Nha đã dùng trung liên và lựu đạn diệt lần thứ nhất 6 tên Mỹ. Lần thứ hai, khi địch phản kích rút chạy, Nha đã nhảy lên khỏi công sự hạ thêm 9 tên. Máy bay trực thăng của địch lồng lộn ở trên đầu bắn yểm trợ cho bọn bộ binh cũng bị Nha dùng trung liên hạ một chiếc.


Trận đánh diễn ra liên tục từ sáng đến tối. Ta không đủ sức chiến đấu thêm, địch cũng không đẩy được ta ra. Đến tối, nhận được lệnh của Sư đoàn và Trung đoàn, Tiểu đoàn 4 thu quân về Tông Chây củng cố lực lượng. Trận này, đơn vị đã diệt được 200 tên lính thủy đánh bộ Mỹ và một máy bay trực thăng của chúng. Ngay ngày hôm sau, qua Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam, tôi được nghe tin phát đi thắng lợi của đơn vị mình và một bài bình luận ca ngợi tinh thần chiến đấu của đơn vị.


Sau thắng lợi ngày 16 tháng 6, theo mệnh lệnh của cấp trên, Tiểu đoàn 4 được tăng cường thêm Đại đội 13 của Tiểu đoàn 6 tiếp tục trinh sát chuẩn bị chiến đấu đánh tiếp cao điểm Phu Nhoi vào đêm 19 tháng 6. Đồng chí Trịnh Tráng và tôi thống nhất với nhau sử dụng thêm toàn bộ lực lượng của Tiểu đoàn 6 đang bố trí để vận chuyển đường cơ giới của ta, chỉ cần để lại một trung đội ở đó và nghi binh lừa địch coi như lực lượng ta còn ở đó nhiều. Chúng tôi định dùng hai tiểu đoàn của ta tiêu diệt gọn toàn bộ số địch còn lại, cộng với số địch gồm một đại đội cuối cùng của tiểu đoàn 3 lính thủy đánh bộ vừa đổ xuống để tiếp sức cho sổ còn lại của chúng ở Phu Nhoi. Tôi nung nấu ý định này từ lâu vì được cấp trên cho biết ở chiến trường miền Nam, việc tiêu diệt gọn được một tiểu đoàn của Mỹ vẫn là rất khó khăn. Hơn nữa, theo phân tích của tôi về tình hình hiện tại ở đây, địch bị ta đánh liên tục thiệt hại lớn, chúng khó có thể đổ quân thêm để khống chế con đường vận chuyển cơ giới của ta vào chiến trường miền Nam. Chúng tôi báo cáo ý định này với Sư đoàn và qua trao đổi được biết, nhiều người ở cơ quan Sư đoàn và cả cơ quan của Mặt trận đồng tình. Tôi còn trao đổi thêm với đồng chí Trịnh Tráng nên cho bộ đội ém quân từ trước ở khu rừng dưới chân Phu Nhoi để có thể chiếm lĩnh trận địa xuất phát vào ban đêm, kịp nổ súng đánh địch vào ban đêm thì sẽ có lợi cho ta rất nhiều, hạn chế được hoạt động phi pháo của địch. Nếu việc tổ chức chiếm lĩnh vị trí xuất phát xung phong như lần đánh trước thì không có sự bất ngờ với địch. Điều này ta hoàn toàn có thể thực hiện được, vì bộ đội ta đã được luyện tập theo sáng kiến của đồng chí Tư lệnh Sư đoàn Vũ Yên trước đây. Nhưng ý kiến này không được đồng chí Trung đoàn trưởng đồng tình, nên bị bỏ qua.
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 133



« Trả lời #84 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2023, 04:06:25 pm »

Chiều ngày 17 tháng 6, khi đồng chí Trịnh Tráng cùng đồng chí Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4 Lê Mỹ đi trinh sát về thì được lệnh của Phó Tư lệnh Mặt trận Cao Văn Khánh yêu cầu Trung đoàn phải đánh địch ở Phu Nhoi ngay, so với lệnh trước thì sớm hơn một ngày. Tôi tự hiểu thêm là chắc cấp trên đã nắm dược tình hình theo một nguồn tin nào đó địch định rút chạy sớm nên phải chớp thời cơ đánh ngay. Tôi rất phấn khời vì nếu tăng thêm lực lượng của Tiểu đoàn 6 theo dự định của chúng tôi thì khả năng tiêu diệt toàn bộ tiểu đoàn 3 lính thủy đánh bộ Mỹ có thể đạt được. Nếu ta không tăng quân trong trận đánh này trong khi địch đã đưa thêm một đại đội của chúng vào đây thì quân ta dễ bị "hụt hơi", không đủ sức để tiêu diệt toàn bộ quân địch, vả lại qua lần đánh trước ta thấy trận địa của chúng khá rộng. Trong lúc đồng chí Trịnh Tráng đang đi chuẩn bị trận địa, còn một mình tôi ở Sở chỉ huy cơ bản tại Tông Chây. Lúc đó, đồng chí Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 đã dẫn Tiểu đoàn dừng chân gần Sở chỉ huy Trung đoàn, vào báo cáo với tôi thì đột nhiên chuông điện thoại réo lên. Tôi cầm máy nghe, ở đầu dây bên kia giọng đồng chí Thái Dũng, Sư đoàn trưởng thay đồng chí Vũ Yên giọng gay gắt:

- Ai cho các đồng chí rút Tiểu đoàn 6 ở cao điểm X? Đồng chí cho Tiểu đoàn quay lại ngay!.

Tôi trình bày với đồng chí rằng, tôi đã để lại một trung đội ở đó bảo vệ cao điểm, đồng thời nghi binh và trong tình hình hiện nay địch khó có khả năng chiếm cao điểm đó. Nhưng đồng chí không nghe, ra lệnh tiếp:

- Đồng chí cho Tiểu đoàn quay lại ngay! Nếu để địch chiếm điểm cao đó thì các đồng chí chịu trách nhiệm!.

Trong thâm tâm, tôi không đồng tình với quyết định này, nhưng không thể chống lại lệnh cấp trên, buộc lòng tôi phải lệnh cho đồng chí Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 đang ngồi cạnh tôi đưa đơn vị trở lại cao điểm X với sự tiếc nuối mất một thời cơ rất thuận lợi để tiêu diệt gọn một tiểu đoàn lính Mỹ. Mặc dù phải đánh sớm trước một ngày, thời gian chuẩn bị cho trận thứ hai rất gấp rút, nhưng tình hình quân địch lúc này đã rất nao núng. Trung đoàn 4 lính thủy đánh bộ Mỹ từ Đà Nẵng ra ứng cứu cho Khe Sanh, trong đó có Tiểu đoàn 3 của chúng đang ở Phu Nhoi đã bị quân ta, chủ yếu là Trung đoàn 102 và Trung đoàn 88 đánh liên tiếp tơi tả. Theo tôi, nếu như chúng ta khắc phục khó khăn, tập trung được lực lượng ở quy mô lớn hơn, dùng cả hai tiểu đoàn 4 và 6 vào trận thứ hai ở Phu Nhoi, cùng với tạo yếu tố bất ngờ đánh sớm hơn, hạn chế sức mạnh phi pháo của địch thì việc tiêu diệt gọn tiểu đoàn 3 lính thủy đánh bộ Mỹ ở Phu Nhoi sẽ trở thành hiện thực một cách trọn vẹn hơn.


Trận đánh thứ hai ở Phu Nhoi theo kịch bản cũ. Vào lúc 5 giờ sáng bắt đầu nổ súng, nhưng lần này gay go quyết liệt hơn lần trước. Giống như lần đánh trước, ở nhiều hướng địch và ta ở thế giằng co, máy bay phản lực và trực thăng địch quần đảo từ đầu đến cuối trận đánh. Vào khoảng 15 giờ chiều, chúng bắn phá càng điên cuồng hơn. Tuy nhiên, với tinh thần anh dũng tuyệt vời của cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 4 và Đại đội 13 Tiểu đoàn 6, người trước ngã người sau tiến lên, quân Mỹ đã bị tiêu diệt phần lớn lực lượng. Nhiều đại đội, cả đại đội trưởng và chính trị viên đều hy sinh, cán bộ trung đội lập tức thay thế chỉ huy bộ đội. Chính trị viên đại đội Chinh trong giờ phút quyết liệt nhất đã hô lớn: "Các đảng viên hãy dẫn đầu tiến lên!" và anh đã hy sinh. Có mũi thọc sâu chỉ còn Tiểu đội trưởng Lại Cá Phềnh (người Việt gốc Hoa), một mình một súng đánh bật hai đợt phản kích của một trung đội Mỹ.


Xế chiều, không quân địch hoạt động càng mạnh hơn, bảo vệ cho chiếc CH-47, một loại trực thăng cỡ lớn của Mỹ, từ sân bay Tà Cơn đáp xuống một ngọn đồi. Mặc dù bị các trận địa cối của Trung đoàn rót đạn vào chỗ chiếc CH-47, một số lính Mỹ bị đạn cối bắn chết, nhưng chiếc trực thăng cũng kịp mang được vài chục tên sống sót của Tiểu đoàn 3 lính thủy đánh bộ Mỹ bốc lên chạy thoát. Chúng còn bỏ lại trận địa một số xác chết của bọn lính Mỹ da đen và nhiều thùng lương khô.


Trận thứ hai đánh cao điểm Phu Nhoi kết thúc vào khoảng 16 giờ chiều. Ở Sở chỉ huy cơ bản, tôi được Tư lệnh Mặt trận Cao Văn Khánh báo trong trận này, ta diệt được khoảng 200 tên lính thủy đánh bộ Mỹ nữa. Như vậy, trong hai trận đánh ở Phu Nhoi, tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 4 lính thủy đánh bộ Mỹ đã bị mất hơn 400 quân và coi như bị xóa sổ, chỉ còn một số ít chạy thoát lên máy bay trực thăng và "đây là trận quân Mỹ thiệt hại nhiều nhất trong chiến dịch"1 (Lịch sử Trung đoàn 88 Tu Vũ (1949 - 2009), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2009, tr. 146).


Sau thắng lợi của trận đánh thứ hai ở Phu Nhoi (18.6.1968), thì ngày hôm sau (19.6.1968), qua Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam, tôi được nghe bài bình luận thứ hai trên Báo Quân đội nhân dân, ca ngợi tinh thần anh dũng chiến đấu liên tục và cách "đánh bồi, đánh nhồi" liên tiếp của bộ đội ta ở cao điểm 690 (Phu Nhoi). Nói chung, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn phấn khởi vì mới chỉ sử dụng tiểu đoàn tăng cường (Tiểu đoàn 4 trong hai trận và tăng cường Đại đội 13 của Tiểu đoàn 6 trong trận thứ hai) mà đã diệt được hơn 400 tên của tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 4 lính thủy đánh bộ Mỹ. Tiểu đoàn địch coi như bị xóa sổ, chỉ còn vài chục tên chạy thoát lên máy bay trực thăng. Chiến thắng lớn ở Phu Nhoi của ta chỉ diễn ra trong vòng 3 ngày là trận mà quân Mỹ thiệt hại nhiều nhất trong chiến dịch, đã góp phần buộc quân Mỹ phải tháo chạy khỏi Khe Sanh. Tinh thần binh lính của chúng vốn đã dao động lại càng thêm hoang mang, cùng với những thắng lợi của các đơn vị bạn từ trước đã gây nên những chấn động cho quân viễn chinh Mỹ. Có tin trong những đơn vị Mỹ ở Khe Sanh, sau trận đánh Phu Nhoi lần thứ nhất, binh lính Mỹ đã đòi chỉ huy cho rút bỏ nam Khe Sanh.


Sau hai lần đánh Phu Nhoi, lực lượng của Trung đoàn còn sung sức. Có nhiều dấu hiệu cho thấy địch đã rút khỏi Khe Sanh vì không chịu nổi cuộc đọ sức với chủ lực cùng với hỏa lực pháo binh tầm xa của ta. Trước tình hình đó, theo lệnh của Mặt trận, Sư đoàn điều Trung đoàn 88 ra áp sát đường 9 cùng với Trung đoàn 246 bao vây quân địch và giao cho Trung đoàn 88 tổ chức đánh vào vị trí Rômơ ở khu vực của địch ở Làng Cát mà Trung đoàn 102 đã đánh ngày 28 tháng 5 năm 1968 (một tháng trước).
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 133



« Trả lời #85 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2023, 04:07:06 pm »

Theo đồng chí Đỗ Trình, Phó Tư lệnh Mặt trận phán đoán địch ở Làng Cát có thể rút chạy. Lo lỡ thời cơ diệt địch, đồng chí trực tiếp lệnh cho Trung đoàn trưởng Trịnh Tráng vội vã chuẩn bị một bộ phận nhỏ đi cùng đồng chí Tráng ra Làng Cát, thậm chí không kịp hội ý cả với tôi, không kịp cùng Tham mưu trường Trung đoàn mang theo đài 15W đi cùng đồng chí. Tình hình quá khẩn trương đến nỗi đồng chí quát mẳng những chiến sĩ đang luống cuống chuẩn bị đi cùng đồng chí, lúc đồng chí vừa đi khỏi thì điện thoại của chỉ huy réo lên. Trực ban báo cáo với tôi là Bộ Tư lệnh Mặt trận cần gặp Trung đoàn trưởng, tôi cầm máy nghe thì được biết đầu dây bên kia là đồng chí Đỗ Trình. Tôi báo cáo với đồng chí là Trung đoàn trưởng đã đi rồi. Tôi được đồng chí nhắc lại là phải chuẩn bị gấp để đánh địch ở Làng Cát kẻo địch chạy mất và Trung đoàn phải đánh địch ngay trong phạm vi ngày mai. Tôi trình bày với đồng chí rằng: Trung đoàn 102 đã hai lần đánh Làng Cát cách đây một tháng mà chưa dứt điểm. Trong một tháng đó, địch đã củng cố tăng cường công sự và chắc chắn đã chuẩn bị kỹ mọi mặt để đối phó với ta, vì vậy đề nghị cho thời gian tiến công lùi lại để chúng tôi có đủ thời gian trinh sát thực địa, chuẩn bị tổ chức chiến đấu chu đáo. Tôi không hiểu đồng chí Phó Tư lệnh Mặt trận đã nghe gì qua đề nghị của tôi. Tôi chỉ nghe thấy đồng chí nói nhiều về ý định rút chạy của địch, về quyết tâm diệt địch của ta, về trách nhiệm của chúng tôi. Cuối cùng, bằng một giọng đanh thép, đồng chí nói:

- Nếu để địch chạy mất, các đồng chí phải chịu trách nhiệm!.

Sau ý kiến của đồng chí Đồ Trình là đồng chí Vũ Yên, Tư lệnh Sư đoàn 308 vừa đi chuẩn bị chiến trường ở Huế ra. Rồi đến đồng chí Cao Văn Khánh, Phó Tư lệnh Mặt trận được giao phụ trách Mặt trận, trước kia cũng là thủ trưởng cũ của tôi từ khi tôi là cán bộ tiểu đoàn. Cả hai anh đã hiểu rõ tôi, nên nhẹ nhàng động viên tôi cố gắng khắc phục khó khăn để làm tốt nhiệm vụ, nhưng cả hai anh đều không nói gì tới đề nghị thêm thời gian chuẩn bị của tôi với đồng chí Đỗ Trình. Điều đó làm tôi cũng tin là địch có ý định tháo chạy và thời gian của chúng tôi là khẩn trương thật. Cuộc nói chuyện đó kéo dài tới hơn 40 phút, chủ yếu là thời gian đồng chí Đỗ Trình nói với tôi. Lúc này, chỉ còn một bộ phận rất nhỏ tại Sở chỉ huy, trong đó có đồng chí Bùi Đình Bìa, Trợ lý cán bộ được Ban Chính trị phân công ở lại đi với tôi. Còn toàn bộ Trung đoàn và cơ quan do đồng chí Quốc Bảo, Trung đoàn phó chỉ huy đã cấp tốc hành quân đến vị trí tập kết để hôm sau đánh Làng Cát theo lệnh cấp trên.


Tôi và đồng chí Bìa đi hầu như không nghỉ cho kịp đến với đơn vị. Đi qua Ho Lé là nơi Đại đội Quân y của Trung đoàn ở đó cùng một số thương binh nhẹ đang điều trị, tôi gặp đồng chí Đỗ Trọng, bác sĩ, Đại đội trưởng Quân y, dặn dò anh em cần tổ chức sẵn sàng chiến đấu cho tốt, đề phòng địch bắn phá hoặc dùng trực thăng đổ quân tập kích, vì nơi đó ban ngày khá trống trải, có thể động viên và giao vũ khí cho anh em thương binh nhẹ, nếu địch tiến công thì cùng tham gia chiến đấu. Khi tôi và đồng chí Bìa tiếp tục lên đường thì trời đã gần tối. Tối hôm đó, chúng tôi đi một đêm không nghỉ vì đường vùng núi rất khó đi ban đêm. Thỉnh thoảng từ trên cao, chúng tôi nhìn thấy một vài chiếc ô tô của địch bật đèn gầm chạy trên đường 9.


Mãi đến sáng, chúng tôi mới đến được nơi đơn vị tập kết. Gặp đồng chí Trung đoàn phó Quốc Bảo, tôi được biết đồng chí Tham mưu trường đem máy thông tin 15W đã đi lạc nên chưa đến. Tôi hỏi việc trinh sát thực địa và nắm địch được đến đâu rồi và đồng chí Trịnh Tráng đang ở đâu, Bảo cũng lắc đầu không rõ và tỏ vẻ chán ngán. Tôi cảm thấy tình hình không ổn và thực sự lo lắng.


Có liên lạc về báo lệnh của Trung đoàn trưởng cho bộ đội hành quân đến vị trí xuất phát chiếm lĩnh trận địa. Tôi phân công đồng chí Trung đoàn phó cùng các bộ phận của các cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần ở lại tại chỗ, chỉ cần cử rất ít cán bộ cần thiết ra Sở chỉ huy nhẹ. Riêng Cơ quan Chính trị, tôi chỉ định đồng chí Tạ Như Đôn, Trợ lý Tuyên huấn cùng tôi ra Sở chỉ huy Tác chiến.


Đi trong đội hình của đơn vị, tôi thấy cán bộ, chiến sĩ có khí thế kỷ luật tốt do được động viên phổ biến đánh địch chuẩn bị rút chạy. Việc sử dụng lực lượng thế nào, Trung đoàn trưởng và bộ phận cán bộ các đơn vị đi trước đã thống nhất. Với trách nhiệm của người Chính ủy, tôi không lo về mặt tinh thần bộ đội trước khí thế quyết chiến của họ, nhưng vẫn băn khoăn về kế hoạch tác chiến không biết có được chuẩn bị chu đáo không vì thời gian quá gấp.


Ra đến nơi, tôi thấy có vài cái hầm kèo ở chân đồi Làng Cát của Sở chỉ huy, nhưng không rõ đây có phải Sở chỉ huy cũ của Trung đoàn 102 không. Đêm hôm đó, Trung đoàn trưởng vẫn lệnh cho các đơn vị nổ súng tiến công. Trước lúc nổ súng, tôi đề nghị cùng lên đỉnh đồi với Trung đoàn trưởng để quan sát, nhưng anh yêu cầu tôi ở lại Sở chỉ huy vì trên đó đông người rất dễ bị lộ. Nhưng trận đánh không thành công, nhiều đợt xung phong của bộ đội ta bị địch đánh bật lại. Ban ngày, máy bay địch bắn phá rất mạnh, bộ đội không thể phát triển được. Trung đoàn trưởng buộc phải lệnh ngừng tiến công và lui quân để bảo toàn lực lượng. Buổi sáng, tôi ra chỗ khu vực đưa thương binh về phía sau, anh em cho biết đường tiến công xung phong rất trống trải, hỏa lực của địch mạnh không thể tiến lên được mặc dù cán bộ, chiến sĩ chiến đấu rất dũng cảm. Khả năng tổ chức tiến công tiếp rất khó vì đạn dược, nhất là đạn cối đã cạn kiệt, phía sau chưa tiếp tế lên được.


Đến ngày hôm ấy, máy thông tin 15W mới đến và đồng chí Trung đoàn trưởng mới liên lạc được với Bộ Tư lệnh Mặt trận, báo cáo tình hình trận đánh. Cũng từ đợt đó, không quân địch hoạt động rất ráo riết, chúng thả bom cháy đốt tất cả các đồi cỏ tranh có đường mòn của ta về phía sau và bắn phá xung quanh rất mạnh. Đại đội phòng không 12,7mm của Trung đoàn dũng cảm chiến đấu với máy bay địch, bắn rơi được hai chiếc F-4 vào ngày 26 tháng 6 năm 1968. Sở chỉ huy Trung đoàn và các đơn vị vẫn trụ lại ở đó để chuẩn bị sẵn sàng đánh địch nếu chúng rút hoặc sục sạo ra ngoài.


Cũng từ đó, hằng ngày từ khoảng 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, địch cho máy bay "bà già" L-19 hoặc OV-10 thay nhau bay vòng quanh khu vực trú quân của Trung đoàn, hòng trinh sát phát hiện các điểm bị lộ của bộ đội ta để thông báo cho máy bay oanh tạc hoặc chỉ điểm cho pháo bắn. Sau những ngày cho máy bay trinh sát liên tục, địch cũng phát hiện những dấu vết của ta, Sở chỉ huy Trung đoàn đã bị pháo địch bắn đạn ngày vài lần, đã có người bị thương. Vì lúc đó, các đài liên lạc vô tuyến của ta ít hoạt động, nên máy bay trinh sát địch dễ phát hiện máy liên lạc vô tuyến 15W của ta. Một buổi tối, địch đã thả một quả bom khoan cỡ lớn xuống đúng vị trí của Sở chỉ huy Trung đoàn. Hầm kèo của Trung đoàn trưởng và tôi chỉ cách miệng hố bom to bằng một cái giếng khơi (khoảng hơn 1 mét) bị đất phủ đầy, máy liên lạc 15W của Trung đoàn cách đó khoảng 15 mét đặt ở hầm không có nắp cũng bị đất bắn tung tóe phủ lên, nhưng may mắn không có ai thương vong. Biết là đã bị lộ, chúng tôi phải rời Sở chỉ huy nhẹ đến một chỗ khác bất ngờ hơn, cách chỗ cũ khoảng gần 500 mét.
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 133



« Trả lời #86 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2023, 04:07:56 pm »

Tôi cho rằng, căn cứ của địch ở Làng Cát là một căn cứ buộc địch phải cùng cố vững chắc cố thủ, bảo đảm cho việc rút quân từ từ từng bước của chúng trên đường 9. Và ta đã đánh giá sai địch trong vấn đề này, không phải là chúng rút một cách náo loạn như một đạo quân ô hợp mất tinh thần. Tôi thầy thấm thìa nguyên nhân của một trận đánh không thành công của đơn vị mình, bởi cách đánh giá không đúng địch, dẫn tới trận đánh không thành công và thương vong không đáng có cho đơn vị. Dẫu rằng, trong cuộc chiến đấu của chúng ta với kẻ địch rất mạnh có trận thắng, có trận không thành công là điều khó tránh khỏi, nhưng những tổn thất không đáng có do sai lầm của người chỉ huy vẫn là trách nhiệm không thể chối bỏ trước xương máu của đồng đội mình. Nghĩ tới những chiến sĩ trẻ măng vẻ mặt đầy hứng khởi, những cán bộ rất tận tụy trong công việc và gương mẫu trong chiến đấu hy sinh trong trận đánh đó, những người con ưu tú của đất nước, cả lúc đó và cho đến bây giờ, tôi vô cùng thương tiếc và nhớ những đồng đội của mình đã ngã xuống vì Tổ quốc.


Tuy nhiên, không thể vì những tổn thất như thế mà không thấy thắng lợi to lớn và ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng trên Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh, trong đó có sự đóng góp của hai trung đoàn (102 và 88) thuộc Sư đoàn 308.


Phối hợp với đợt 2 cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam trong năm Mậu Thân 1968, "Sư đoàn 308 vinh dự tham gia chiến đấu và lập chiến công trong đợt 4 Chiến dịch. Đây là lần đầu tiên Sư đoàn trực tiếp đánh Mỹ trên chiến trường miền Nam. Hơn một tháng tham gia chiến dịch, Sư đoàn đã đánh hàng chục trận, quy mô từ đại đội đến tiểu đoàn, nhiều trận chủ động đánh địch ban ngày, loại khỏi vòng chiến đấu gần 2.000 tên lính thủy đánh bộ Mỳ, bắn rơi 39 máy bay, phá hủy 11 khẩu pháo, cối các loại cùng nhiều vũ khí, khí tài của địch"1 (Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 - Sư đoàn 308, Lịch sử Sư đoàn 308 - Quân tiên phong (1949 - 2009), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2009, tr. 244).


Tuy còn một số thiếu sót, nhưng những chiến thắng của Sư đoàn tại Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh đã đánh dấu một bước trưởng thành mới trong cuộc chiến đấu với một đội quân chủ lực tinh nhuệ vào loại bậc nhất của bọn xâm lược Mỹ. Riêng Trung đoàn 88 Tu Vũ của chúng tôi, góp phần quan trọng vào chiến công chung của Mặt trận và của Sư đoàn, đã tiêu diệt được 519 tên Mỹ, bắn rơi 3 máy bay địch trong đó có chiến thắng nổi tiếng ở Phu Nhoi (điểm cao 690) đã làm tăng thêm nỗi kinh hoàng của lính Mỹ trước sức mạnh tinh thần và cách đánh của chủ lực ta.


Nếu ai chú ý theo dõi thì thấy trong bài diễn văn nhậm chức Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ đầu tiên của Barack Obama (Đảng Dân chủ Mỹ) vào ngày 20 tháng 1 năm 2009 (đúng ngày mở màn chiến sự tại Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh 41 năm về trước), ông ta đã nhắc đến và tưởng nhớ đến những người lính Mỹ "đã chiến đấu và chết trận ở Khe Sanh", mà lại không nói tới toàn bộ hơn năm vạn lính Mỹ đã bỏ mạng ở Việt Nam, cũng "vì nước Mỹ".


Rất tự hào về chiến thắng của quân ta trên toàn Mặt trận, của Sư đoàn và Trung đoàn mình ở Đường 9 - Khe Sanh, song với riêng Trung đoàn 88 thân yêu của mình, tôi luôn có một số tiếc nuối.

Nếu như không có sự xáo trộn, thiếu vắng của những cán bộ chủ chốt đã xây dựng Sư đoàn, Trung đoàn nhiều năm (như đồng chí Sư đoàn trưởng Vũ Yên phải chuẩn bị chiến trường ở Huế, phải "mượn" đồng chí Thái Dũng, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 thay, Trung đoàn trưởng Ngô Thế Lương không bị ốm, đồng chí Trịnh Tráng phải thay), đơn vị không rơi vào tình trạng "quân không phải vay, nhưng tướng lại phải mượn", thì sức mạnh chiến đấu của đơn vị chắc hẳn sẽ tăng lên rất nhiều.


Nếu như có được trận đánh thứ hai ở Phu Nhoi với quy mô trung đoàn thì Trung đoàn 88 có đủ sức tiêu diệt gọn Tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 4 lính thủy đánh bộ Mỹ. Ước mơ của chiến sĩ Trung đoàn 88 tiêu diệt gọn một tiểu đoàn Mỹ theo ý nghĩa đầy đủ của khái niệm "tiêu diệt gọn", nghĩa là không có tên nào chạy thoát, thu được toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng của nó, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng ủy Trung đoàn có thể đã trở thành hiện thực.


Nếu như không có sự đánh giá chủ quan về bọn địch ở Làng Cát để đến nồi trận đánh không thành công, thương vong không đáng có, thì niềm vui chiến thắng của cán bộ, chiến sĩ toàn Trung đoàn sẽ được toàn vẹn.


Không biết tôi có cầu toàn quá không? Có điều tôi biết chắc rằng với khả năng và vị thế của mình lúc đó, tôi đã không khắc phục nổi và vượt qua những khó khăn đó...

Địch vẫn ngoan cố trụ lại ở căn cứ Làng Cát. Còn chúng tôi cũng vẫn trụ lại xung quanh đó, chờ thời cơ có địch xông ra có cơ hội đánh địch vận động ngoài công sự. Song địch cũng vẫn dè dặt không dám ra ngoài, trừ một vài hoạt động của các toán nhỏ sục sạo ra xung quanh căn cứ của chúng để phát hiện quân ta. Trong khi đó, việc tiếp tế đạn dược và lực lượng của Trung đoàn chúng tôi gặp khó khăn, vì vậy buộc phải lui quân.


Chúng tôi nhận thức rõ cuộc lui quân của Trung đoàn phài tuyệt đối bí mật và tiến hành vào ban đêm, không được để địch phát hiện hòng dùng máy bay, pháo binh gây thương vong cho đơn vị. Song đường về phía sau đã bị địch rải bom đốt cháy hoặc bom phá rất khó nhận ra vào ban đêm. Rất may là đồng chí Chu Xuân Điềm (người Tày), cần vụ của tôi quả quyết là đồng chí quen đi rừng và nhớ rõ đường cũ, tình nguyện đi đầu để dẫn đường. Đồng chí đã thực hiện nhiệm vụ xuất sắc, dẫn đơn vị về phía sau rất an toàn.


Trong thời gian này, tuy bị các đơn vị của ta còn ở lại bao vây, quân Mỹ vẫn tiếp tục bí mật rút chạy khỏi Khe Sanh. Chúng có kế hoạch rút từ từ, bí mật nên cuộc rút chạy của chúng phải kéo dài. Ngày 26 tháng 6 năm 1968, Mỹ tuyên bố rút bỏ Khe Sanh. Tuy nhiên, trước sự bám đánh quyết liệt của ta, cuộc rút chạy phải kéo dài. Đến ngày 7 tháng 7 năm 1968, chúng mới rút hết lực lượng khỏi căn cứ chính tại Tà Cơn. Và ngày 15 tháng 7 năm 1968, Mỹ rút hết toàn bộ quân khỏi địa bàn Khe Sanh. Âm mưu chiếm đóng Khe Sanh và ý đồ "quyết bảo vệ Khe Sanh đến cùng" hoàn toàn phá sản trước sức tiến công của lực lượng chủ lực (chủ yếu là Sư đoàn 304, Sư đoàn 308, Trung đoàn 246 và pháo binh tầm xa) cùng các lực lượng vũ trang địa phương của ta. Huyện Hướng Hóa được giải phóng hoàn toàn.
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 133



« Trả lời #87 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2023, 04:09:07 pm »

Khoảng cuối tháng 7 năm 1968, Sư đoàn 308 được lệnh hành quân trở về hậu phương. Trải qua mấy tháng trời chiến đấu trên chiến trường Khe Sanh, cán bộ, chiến sĩ ta rất căm giận trước sự tàn phá bằng bom đạn với rất nhiều cuộc ném bom rải thảm của máy bay B-52 Mỹ. Trên mảnh đất Hướng Hóa, đâu đâu cũng thấy hố bom dày đặc, đồi núi bị đốt cháy, đất đai bị cày xới. Nhiều khu vực trước đây là bản làng thì nay không thấy hình bóng một nhà dân, chỉ còn những cột nhà cháy dở, thỉnh thoảng chỉ thấy một số vết chân con người vội chạy bom, không có bóng một người. Cảnh vật hoang tàn, thê thảm, hoàn toàn giống một vùng đất chết.


Cùng đi trong hàng quân của một đơn vị, tôi rất xúc động khi một số chiến sĩ trẻ reo lên: "A, ruộng mạ!" khi thấy một vạt nhỏ ruộng mạ sau mấy tháng vắng bóng, dấu hiệu đầu tiên của sự sống. Theo đường giao liên sau hai tháng hành quân bộ, Trung đoàn 88 được bố trí đóng quân ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Trung đoàn đóng ở thôn Luận Văn, gần đập Bái Thượng, sông Chu, trong khu vực lịch sử Lam Kinh còn nhiều di tích lịch sử thời Hậu Lê.


Sau những ngày chiến đấu gian khổ ác liệt, lại ở vùng đất nhiều muỗi, tỷ lệ sốt rét trong cán bộ, chiến sĩ khá cao. Nhân dân đón bộ đội chiến đấu trở về thân tình, niềm nở, sẵn sàng nhường nhà cửa cho bộ đội ở. Lúc này, đồng chí Ngô Thế Lương vẫn tiếp tục ở quân y điều trị, đồng chí Trịnh Tráng trở về Phòng Tham mưu Sư đoàn; chỉ huy Trung đoàn chỉ còn tôi, đồng chí Quang Việt, Phó Chính ủy, đồng chí Quốc Bảo và đồng chí Nguyễn Mạnh Cường là hai trung đoàn phó. Bên Phòng Tham mưu bố trí tôi ở tại nhà với chị phụ nữ trẻ khoảng ngoài 20 tuổi có một con nhỏ, chồng đang học về hàng hải bên Liên Xô. Chị đang là Ủy viên ủy ban kháng chiến hành chính xã phụ trách công tác văn hóa, là một phụ nữ đẹp lại là "gái một con". Tôi thấy không tiện! Không những không tiện trước con mắt của đồng đội, mà còn có ý đề phòng cái bản năng đàn ông của mình trỗi dậy, khi không thể kiềm chế nổi sẽ mang tội vào thân và làm hại người khác. Do đó, tôi đã chuyển sang nhà bên cạnh ở cùng đồng chí Quang Việt là nhà của một ông già phúc hậu, có một thời phụ trách công an xã. Căn nhà tranh tre nhỏ, xinh xắn, sạch sẽ và yên tĩnh, có một bộ bàn ghế bằng tre ngà ở gian ngoài rất tiện để làm việc. Đồng chí cán bộ đến thu xếp nhà cửa cho cơ quan nói với tôi rằng: Thấy tôi sang nhà bên cạnh, chị khóc và nói với đồng chí rằng chị có vấn đề gì mà lại không ở nhà chị. Tôi phải nói với chị là để dành cho khách cấp trên về làm việc và tôi cũng phải nói thêm chính là để bảo vệ cho chị. Trong nhiều trường hợp về sau này, tôi cũng nghiêm khắc với bản thân mình như thế.


Có lần đồng chí Hùng Phong, Phó Chính ủy Sư đoàn xuống công tác tại đơn vị, thấy tôi đang làm việc tại bộ bàn ghế bằng tre nhà chị ấy, vì nhà tôi ở không có bàn, nhìn tôi và nhìn chị rồi hỏi một câu đầy ẩn ý: "Này, ông ở đây à?". Tôi cười trả lời anh là tôi cùng với Quang Việt ở nhà ông cụ bên cạnh. Đó, hồi đấy cấp trên sợ mất cán bộ, kiểm tra và nhắc khéo cán bộ cấp dưới như thế.


Sau khi đơn vị đã ổn định chỗ ăn ở, chúng tôi bắt đầu tiến hành tổng kết đợt hoạt động chiến đấu ở Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh vừa rồi. Theo kế hoạch hướng dẫn của Sư đoàn từ dưới lên trên. Có thể nói, với tinh thần tự phê bình và phê bình rất nghiêm túc. Từng cán bộ, chiến sĩ, từng đơn vị đều thấy rõ mặt mạnh, mặt yếu của mình. Nhưng qua đợt chiến đấu chống Mỹ đầu tiên, từng cán bộ, chiến sĩ, từng đơn vị và toàn bộ Trung đoàn đều có bước trưởng thành rõ rệt. Với tôi, điều thấy tiếc là đồng chí Trung đoàn trưởng trực tiếp chỉ huy đơn vị chiến đấu thời gian đó lại không chuẩn bị và không có mặt tại Hội nghị tổng kết của Trung đoàn. Nỗi buồn về sự không thành công trong trận đánh cuối cùng ở Làng Cát vẫn lởn vởn trong đầu tôi.


Sau Hội nghị tổng kết chiến đấu là chuẩn bị cho Đại hội đại biểu của Đảng bộ Trung đoàn. Tôi trực tiếp viết dự thảo báo cáo và nghị quyết, Cơ quan Chính trị chỉ cung cấp những tư liệu, số liệu cần thiết. Trước hôm Đại hội làm việc, đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Sư đoàn Nguyễn Kiện đến chỗ tôi để nghe báo cáo về sự chuẩn bị và chương trình làm việc. Trông thấy anh, cụ Truyền chủ nhà đứng sững và nói: "Chào... đồng chí!". Có lẽ ít khi cụ thấy một "ông" bộ đội lớn tuổi như vậy. Cụ nhận ra Nguyễn Kiện là người cụ biết. Khi chỉ còn tôi với cụ, cụ nói rằng anh Nguyễn Kiện là một trong những đồng chí lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) và là Chủ tịch Ủy ban nhân dân lâm thời huyện. Cụ kể một câu chuyện có tính chất giai thoại về cụ thân sinh ra anh Kiện, là một đại địa chủ có một đồn điền lớn ở Thọ Xuân rất có thế lực, bọn quan Tây ở Thanh Hóa rất nể. Những tên công sứ Pháp đến nhận chức ở Thanh Hóa đều chủ động đến chào và thăm hỏi. Mỗi lần như thế, cụ ngang nhiên cưỡi trâu ra đón. Anh Nguyễn Kiện vốn là một đảng viên cộng sản lão thành được kết nạp Đảng trước những năm 40 của thế kỷ XX. Tôi cũng không hỏi anh về chuyện này có thật hay không vì tôi nghe láng máng cũng có chuyện không được vui của gia đình anh trong cải cách ruộng đất.


Lại nói về Đại hội đại biểu Đảng bộ Trung đoàn. Lúc này, sau thắng lợi của quân, dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, đế quốc Mỹ buộc phải ngừng ném bom miền Bắc, vì vậy, chúng tôi tổ chức tuy không phô trương nhưng cũng đàng hoàng hơn, Hội trường cũng được trang trí cẩn thận hơn, nội dung chuẩn bị cũng khá kỹ. Mặc dù chưa có hướng dẫn về khẩu hiệu, nhưng Ban Chính trị Trung đoàn và tôi đều thống nhất trích câu nói nổi tiếng của Bác Hồ: "Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi" làm khẩu hiệu chính của Đại hội.


Đại hội lần này vắng nhiều khuôn mặt cũ, một số đồng chí bí thư chi bộ, chính trị viên đại đội đã hy sinh trong đợt chiến đấu vừa qua. Toàn bộ các đồng chí đó là những đồng chí gương mẫu, dũng cảm đi đầu trong các trận chiến đấu, đặc biệt là những lúc khó khăn nhất. Các đảng viên khác trong các đơn vị đều nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu trong các trận chiến đấu, ý kiến của quần chúng đều thừa nhận vai trò của đảng viên, không có đảng viên nào bị thi hành kỷ luật về ý chí chiến đấu. Nguồn để xây dựng đội ngũ cán bộ và phát triển đảng viên qua chiến đấu rất dồi dào. Có những anh em mà chúng tôi tuyển quân năm 1967 ở Quảng Ninh, qua chiến đấu đã là Đại đội phó, Đại đội trưởng, Chính trị viên phó, Chính trị viên đại đội, cá biệt có đồng chí là Tiểu đoàn phó, hay Chính trị viên phó Tiểu đoàn.


Thay mặt Đảng ủy Trung đoàn, tôi báo cáo kiểm điểm tình hình xây dựng và chiến đấu của đơn vị, Đảng bộ từ khi thành lập và phương hướng xây dựng trong nhiệm kỳ tới. Đại hội thảo luận sôi nổi và nói chung thống nhất với dự thảo. Khi bầu Đảng ủy Trung đoàn, số phiếu bầu rất tập trung, các đồng chí được bầu đều xứng đáng vì vừa mới trải qua một thử thách chiến đấu còn nóng hổi ở đường 9 - Khe Sanh. Riêng tôi được 100% phiếu bầu và tôi rất tự hào với sự tín nhiệm của đồng chí, đồng đội đối với mình. Tuy nhiên, tôi cũng còn thấy mình có những nhược điểm và thiếu sót trong việc xử lý một số tình huống phức tạp, còn lúng túng hoặc thiếu kiên quyết mà lẽ ra có thể hạn chế bớt những ảnh hưởng tiêu cực.
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 133



« Trả lời #88 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2023, 04:10:27 pm »

Từ chiến trường về vị trí trú quân, nhân dân rất nhiệt tình giúp đỡ, sẵn sàng nhường nhà cửa, giường phản cho bộ đội, sức khỏe cán bộ, chiến sĩ dần dần hồi phục, quan hệ với nhân dân ngày càng thân mật, thắm thiết. Nhưng đồng thời, ờ đơn vị cũng như ở cơ quan Trung đoàn cũng phát sinh những vấn đề mới cần giải quyết.


Việc thứ nhất là, quan hệ tình cảm nam nữ, một vấn đề rất nhạy cảm trong quan hệ đoàn kết giữa bộ đội và thanh niên địa phương. Thường thì nữ thanh niên, các mẹ, các chị đều tỏ ra quan tâm chăm sóc bộ đội. Đó là tình cảm đẹp đẽ, trong sáng trong quan hệ quân dân. Nhưng cá biệt, có trường hợp cũng vượt quá giới hạn.


Một buổi tối khoảng 10 giờ, tôi và đồng chí Phó Chính ủy Quang Việt vừa chợp mắt ngủ, thì trực ban tham mưu hốt hoảng gọi dậy báo cáo: Có một đồng chí tiểu đội phó ở thu dung mới về được vài hôm đang đợi quân lực làm thủ tục giới thiệu về một đơn vị, được bố trí ở nhà một phụ nữ còn trẻ có chồng đi dân công, vì các nhà khác cán bộ cơ quan đã ở. Một số thanh niên ập vào và đòi bắt trói đồng chí bộ đội và chị chủ nhà. Trực ban đến giải quyết không được nên đến xin chỉ thị. Tôi và đồng chí Quang Việt thấy khả năng có thể thành to chuyện, nếu tự mình ra giải quyết không khéo chỉ đổ thêm dầu vào lửa. Cụ Truyền chủ nhà cũng vừa thức dậy, tôi đề nghị với cụ ra giải quyết giúp, chỉ cần nói với anh em thanh niên là, nếu đồng chí bộ đội có khuyết điểm thì Quân đội sẽ thi hành kỷ luật, nếu làm to chuyện thì chỉ làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ quân, dân, kẻ xấu sẽ lợi dụng. Cụ sốt sắng đi ngay cùng với đồng chí trực ban. Cụ ra chì nói thế và yêu cầu anh em thanh niên bình tĩnh và giải tán về nhà. Việc xảy ra được giải quyết rất nhẹ nhàng, mọi người đều nghe theo lời cụ ra về. Sau này khi kiểm điểm, đồng chí Tiểu đội phó cũng nhận là hai người có tình ý với nhau thật và nhận kỷ luật.


Còn một chuyện nữa, lần này là do người phụ nữ chủ động. Chị vào tuổi trung niên, chưa có con và chồng thì ốm yếu. Đồng chí cán bộ phụ trách câu lạc bộ lại góa vợ. Lúc trò chuyện với nhau, chị tỏ vẻ thông cảm với đồng chí ấy. Một đêm, chị lên đến cạnh giường anh đề nghị "tâm sự và sẵn sàng chia sẻ cùng anh". Anh hốt hoảng quá, ngồi dậy và nhẹ nhàng từ chổi. Sáng hôm sau, anh báo cáo nhỏ với đồng chí Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn. Việc dừng tại đó và câu chuyện được giữ kín không để lan rộng, tránh để cho chồng chị biết.


Tôi thấy cách giải quyết của hai trường hợp trên là hợp lý, êm thấm và cho rằng những chuyện như thế là dễ xảy ra, khó tránh khỏi đối với bộ đội. Những cán bộ lãnh đạo làm công tác chính trị không nên quá quan trọng hóa, tránh để "cái sảy nảy cái ung" trong lúc cần phải tập trung vào những việc lớn.


Việc thứ hai là, thời gian này, đơn vị mất một số dụng cụ nhà bếp bằng nhôm như đĩa đựng thức ăn, xoong nồi nhỏ... Vì ở chung với dân, mới đầu có một số người tham lam lấy giấu đi. Ở chung với các gia đình, anh em ở đơn vị nể nang không nói gì. Về sau, việc mất dụng cụ đó thành khá phổ biến ở các thôn xóm vì nhiều người quan niệm việc đó không có gì quan trọng nên "hồn nhiên" lấy sử dụng. Ít lâu sau, hậu cần Trung đoàn kiểm tra thấy thiếu nhiều quá nên đồng chí Trung đoàn phó bị Sư đoàn khiển trách và thông báo cho toàn Sư đoàn. Tôi thấy vấn đề này không khó giải quyết, nếu đặt vấn đề với chi bộ và chính quyền địa phương vận động nhân dân trả lại bộ đội thì sẽ giải quyết được.


Chúng tôi tiến hành tổng kết chiến đấu ở Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh và Đại hội đại biểu Đảng bộ Trung đoàn xong ít hôm thì Sư đoàn triệu tập để tổng kết hoạt động chiến đấu của Sư đoàn. Cuộc họp gồm các cán bộ cấp trưởng từ tiểu đoàn trở lên và cán bộ chủ chốt của Cơ quan Tham mưu Trung đoàn và Sư đoàn, có cấp trên là Tư lệnh Mặt trận Cao Văn Khánh và Phó Tư lệnh Đỗ Trình dự, nhưng tôi cũng tiếc là đồng chí Thái Dũng, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 thay đồng chí Sư đoàn trưởng Sư đoàn 308 trong chiến dịch không có mặt.


Trước khi vào họp, anh Nguyễn Kiện, Chính ủy Sư đoàn, nhân lúc chỉ có anh với tôi, anh nhắc đến trận Làng Cát và nói: "Có thể lúc đó chưa đánh ngay, mà cho một bộ phận bao vây, tổ chức chiến đấu tốt rồi hãy đánh thì tốt hơn nhỉ?". Trời! Ngay hôm đó, nếu có gợi ý như thế của Sư đoàn thì tôi sẽ tìm mọi cách để nói với đồng chí Trịnh Tráng nên theo phương án đó và tự trách mình không nghĩ ra, để Trung đoàn trưởng Trịnh Tráng quá lệ thuộc vào thời gian quy định của đồng chí Phó Tư lệnh Đỗ Trình, chuẩn bị chưa chu đáo đã đánh, vì mục đích cuối cùng là diệt được địch giành thắng lợi, chứ không phải chấp hành mệnh lệnh đánh đúng thời gian là mục đích cuối cùng...


Trong ba ngày tổng kết, tôi không phát biểu điều gì, vì cũng có nhiều đồng chí đã phát biểu những điều giống như trong suy nghĩ của mình, chỉ có điều không có những điểm cụ thể và những con người cụ thể mà mình biết. Thậm chí, hôm đó, đoàn đại biểu của nhân dân địa phương đến Hội nghị chúc mừng thắng lợi của Sư đoàn tại Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh, đồng chí Hùng Phong đến bên tôi, bảo tôi thay mặt Hội nghị đáp từ và cảm ơn, tôi cũng chẳng muốn nói gì và từ chối, đề nghị anh Hùng Phong nói luôn. Có một điều an ủi nhất với tôi và tôi thấy hài lòng là kết luận của Hội nghị: "Khuyết điểm lớn nhất là Sư đoàn chưa thực hiện được yêu cầu đánh tập trung, đánh liên tục, chưa có những đòn tiêu diệt lớn quân địch. Việc sử dụng binh lực còn phân tán, không mạnh dạn đánh tập trung diệt gọn quân địch trong Làng Cát, đến trận Phu Nhoi cũng không tập trung đủ lực lượng cần thiết để diệt gọn tiểu đoàn 3 lính thủy đánh bộ Mỹ"1 (Lịch sử Sư đoàn 308 - Quân Tiên phong (1949 - 1994), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 205 -206).


Tôi cũng không cần ai biết và không nói là tôi đã đề nghị đồng chí Thái Dũng cho chúng tôi dùng Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 6 ở quy mô trung đoàn thiếu đánh Phu Nhoi lần thứ hai để tiêu diệt tiểu đoàn 3 lính thủy đánh bộ Mỹ theo đúng nghĩa "tiêu diệt gọn"; và cả ý kiến đề nghị đồng chí Đỗ Trình đánh giá đúng địch, đồng thời cho lùi thời gian nổ súng để đơn vị chuẩn bị thêm cho chu đáo sau đó mới tiến công tiêu diệt địch ở Làng Cát. Tôi cho đây là nhược điểm hoặc có thể gọi là thiếu sót của mình vì sợ rằng người khác cho mình là "tranh công đổ lỗi" hoặc tự đề cao mình. Tôi đã thiếu thẳng thắn, thiếu kiên quyết đấu tranh trong những trường hợp như vậy. Mặc dù nắm vững tâm lý thuộc về mình nên "dĩ hòa vi quý" không ích gì cho đồng đội và cả bản thân mình nữa. Chuyện đó đã thành bài học rất sâu sắc cho bản thân tôi sau này.


Tiến hành xong Hội nghị tổng kết ở Sư đoàn ít lâu, đoàn cán bộ của Sư đoàn từ cấp Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn trở lên từ Thanh Hóa ra Hà Nội dự Hội nghị tổng kết Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh do Bộ triệu tập.
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 133



« Trả lời #89 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2023, 04:11:05 pm »

Hội nghị họp tại Câu lạc bộ quân nhân, do Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp chủ trì, bao gồm đại biểu các đồng chí tham gia chiến dịch này và các quân khu, sư đoàn phía Bắc. Đại tướng giới thiệu có đoàn đại biểu Quân khu 5 do đồng chí Võ Chí Công dẫn đầu cùng tham dự. Trong thời gian diễn ra Hội nghị, tất cả các cán bộ tham dự đều được chăm sóc, bồi dưỡng sức khỏe rất tốt, từ việc ăn uống đến việc kiểm tra sức khỏe, thuốc men cho từng cán bộ.


Hội nghị tập trung việc thực hiện kế hoạch tác chiến chiến lược Xuân - Hè 1968, phối hợp với đòn tập kích chiến lược quy mô toàn miền Nam đánh vào các thành phố, thị xã kết hợp với nổi dậy của quần chúng ở nông thôn và đô thị (trọng điểm là Sài Gòn, Huế), có đòn tiến công chiến lược của bộ đội chủ lực nhằm tiêu diệt, phân tán lực lượng chủ lực của địch mà chiến trường chính là hướng đường 9 - Khe Sanh tạo điều kiện cho các chiến trường khác trước hết cho Thừa Thiên Huế hoàn thành nhiệm vụ tiến công và nổi dậy.


Điều đặc biệt sau Hội nghị này, Đại tướng, Tổng Tư lệnh gặp riêng đoàn cán bộ của Sư đoàn 308 trong một buổi tối tại nhà nghỉ Quảng Bá - Hồ Tây. Cuộc gặp gỡ này gây cho tôi một ấn tượng rất sâu sắc không thể nào quên về con người, phong thái của một nhân cách lớn ở người Anh Cả của Quân đội. Trong một không khí ấm áp, Đại tướng tiếp đoàn trong một căn phòng giản dị. Tất cả anh em chúng tôi cùng Đại tướng ngồi xung quanh một chiếc bàn dài lớn, trước mặt mọi người là một cốc sữa lớn và một tách trà. Đại tướng nhỏ nhẹ, thân mật khen ngợi tinh thần cố gắng khắc phục khó khăn của cán bộ, chiến sĩ, biểu dương những thắng lợi của toàn Sư đoàn trong chiến dịch, vẫn bằng giọng nói nhỏ nhẹ và thân mật, đột nhiên đồng chí hỏi:

- Nghe nói Trung đoàn 88 có trận đánh thương vong hơi nhiều có phải không? Vì sao thế?

Tôi nghĩ rằng anh Vũ Yên hoặc anh Nguyễn Kiện sẽ trả lời câu này. Nhưng không ngờ anh Nguyễn Kiện ngồi đối diện ở cạnh bàn bên kia, khẽ hất đầu ra hiệu cho tôi trả lời. Không thể làm gì hơn, tôi đứng dậy nhìn về phía Đại tướng lỗ phép nói:

- Thưa anh, vì đánh giá địch không đúng. Nói đánh địch rút chạy, nhưng quân Mỹ không giống như quân Pháp, quân ngụy rút chạy ở phòng tuyến Nậm Hu, chúng ta đuổi đánh bọn này như chẻ tre, còn bọn Mỹ thì không như thế.

Đại tướng rất chú ý lắng nghe tôi trình bày ngắn gọn như vậy, vẻ suy nghĩ và khẽ gật gật đầu, dường như đồng tình với trình bày của tôi và không gặng hỏi gì thêm nữa. Chính thái độ thân mật và nhẹ nhàng của Đại tướng đã giúp tôi bình tĩnh nói được đúng bản chất của vấn đề mà không cần phê phán, đô lỗi cho ai cả. Không khí trong phòng vẫn vui vẻ thoải mái như lúc ban đầu. Một bài học cho tôi về cách ứng xử trước những khuyết điểm, thiếu sót của cấp dưới, đặc biệt là trong chiến đấu.


Từ những kinh nghiệm tổng kết ở Bộ và của Sư đoàn trong chiến đấu chống Mỹ, chúng tôi đã rút ra nhiều bài học về xây dựng và huấn luyện một đơn vị chủ lực cơ động chiến lược để đáp ứng được nhiệm vụ: Ví dụ như tác chiến trong điều kiện ít hoặc không có thời gian chuẩn bị để không, bỏ lỡ thời cơ diệt địch, huấn luyện và ứng dụng những kỹ thuật mới...


Sau khi dự tổng kết ở Bộ, Sư đoàn được lệnh rời Thanh Hóa hành quân ra phía Bắc, Trung đoàn 88 chúng tôi hành quân sau các đơn vị bạn một thời gian. Trong khoảng thời gian đó, tôi nhớ có một sự việc gấp trong quan hệ quân, dân cần có quyết định của Sư đoàn, nhưng vì chỉ có thể liên lạc được bằng máy vô tuyến điện 15W, nên không kịp xin chỉ thị Sư đoàn. Đó là một thai phụ do dân đưa đến quân y Trung đoàn đề nghị làm phẫu thuật để cứu sống chị. Hai đồng chí bác sĩ Chủ nhiệm và Đại đội trưởng Quân y Trung đoàn lên báo cáo với tôi về trường hợp này: Chị là người theo Công giáo, cái thai đã chết lưu trong bụng đang trong tình trạng nguy kịch, nếu không mổ ngay sẽ tử vong. Nhưng muốn mổ phải mở cơ số thuốc sẵn sàng chiến đấu của Trung đoàn, mà mở cơ số thuốc này phải được phép của Sư đoàn. Để cứu được tính mạng chị, phải xin chỉ thị của Sư đoàn bằng máy 15W và đợi trả lời sẽ không kịp, tôi quyết định cho mở cơ số thuốc để có đủ thuốc cứu chị và chịu trách nhiệm về việc này. Chị đã có 6 đứa con, sức khỏe kém. Trong tình huống khó khăn như vậy, mà hai đồng chí bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật gấp và cứu sống được chị. Ông chồng sau ca mổ rất mừng rỡ và còn hỏi bác sĩ: "Thưa các anh, vợ tôi còn có thể đẻ được nữa không?". Việc cứu sống người phụ nữ này của Trung đoàn đã có tác động rất tốt trong đồng bào Công giáo, cha xử đạo Thọ Xuân đã cảm ơn Trung đoàn và các đồng chí bác sĩ. Tôi đã báo cáo với Sư đoàn về lý do mở cơ số thuốc sẵn sàng chiến đấu của Trung đoàn khi chưa được phép của Sư đoàn. Các anh lãnh đạo, chỉ huy Sư đoàn rất đồng tình và hoan nghênh.


Tiếp sau các đơn vị bạn, Trung đoàn chúng tôi hành quân ra phía Bắc trong tình cảm lưu luyến của đồng bào ở Thọ Xuân - nơi đơn vị trú quân. Ở làng Luận Văn, nơi trú quân của Trung đoàn bộ cũng vậy, trước khi chia tay, cụ Truyền chỗ tôi và đồng chí Quang Việt có nói vui: "Nước, đất ở làng Luận Văn lành lắm, các chú ở đây so với khi mới về khỏe hẳn ra!". Quả thật, ở nơi nào quan hệ quân, dân tốt, tình cảm quân, dân sâu đậm thì còn rất nhiều điều tốt khác nữa.


Thời gian này, về nhân sự của Trung đoàn có nhiều thay đổi: Đồng chí Nguyễn Văn Thận, Trung đoàn phó Trung đoàn 102 được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 88 thay đồng chí Ngô Thế Lương về Bộ; đồng chí Quang Việt, Phó Chính ủy Trung đoàn 88 chuyển về công tác tại Trung đoàn 36; đồng chí Phạm Bá Hòa, một cán bộ của Tổng cục Chính trị về thay đồng chí Quang Việt. Ở các đơn vị, số chiến sĩ quê Quảng Ninh trong kỳ tuyển quân đầu năm 1967, nhiều đồng chí đã là cán bộ tiểu đội, trung đội; một số khá đông được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn phó, Chính trị viên phó Tiểu đoàn.


Ở Sư đoàn, trong tháng 3 năm 1969, đồng chí Vũ Yên chuyển đi nhận nhiệm vụ Phó Tư lệnh Quân khu Hữu Ngạn, đồng chí Nguyễn Kiện nhận chức Phó Chính ủy Quân khu Tây Bắc. Đồng chí Nguyễn Hữu An được điều về làm Tư lệnh Sư đoàn, đồng chí Hoàng Phương giữ chức Chính ủy Sư đoàn. Từ Thanh Hóa trở về Hòa Bình, Trung đoàn trú quân ở khu vực huyện Lương Sơn, bên kia Dốc Kẽm phía Hòa Bình. Đơn vị tiếp tục tranh thủ hành quân diễn tập theo kinh nghiệm đã tổng kết và yêu cầu tác chiến mới của đơn vị chủ lực cơ động chiến lược. Học tập, rèn luyện có phần còn vất vả hơn những lần trước nhưng cán bộ, chiến sĩ rất hăng hái học tập, rèn luyện.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM