thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #50 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2023, 08:41:59 am » |
|
Trung đoàn tôi là đơn vị đến trước, lương thực đã hết chưa tiếp tế kịp nên ban ngày đơn vị phải đánh bọn địch sục sạo ra xung quanh Điện Biên, ban đêm phải ra cánh đồng gần rừng thu gom thóc của dân bỏ lại đem về tự đào đất làm các cối xay chìm để tự túc lương ăn. Nhìn các cối xay thóc đào dưới đất, tôi rất khâm phục sự sáng tạo và khéo tay của chiến sĩ ta, vừa xay lúa rất tốt, vừa tránh được đạn pháo địch. Thóc của dân ở Điện Biên Phủ chủ yếu là thóc nếp nên chỉ những bệnh binh như tôi mới được ưu tiên ăn cơm gạo tẻ.
Vừa dứt những cơn sốt rét, tôi nhận được lệnh lên Phòng Chính trị Đại đoàn để nhận nhiệm vụ mới. Theo chỉ dẫn, một mình tôi đi theo đường mòn trong rừng đến khu vực đóng quân của Phòng Chính trị. Trên đường đi, tôi thấy vẫn còn nguyên dấu vết của những toán quân địch mới sục sạo vào các khu chúng nghi là có quân ta như: vết giày đinh, vỏ thuốc lá, vỏ đồ hộp của chúng còn vương vãi ở đó. Đến nơi, tôi được một đồng chí ở Phòng Chính trị trao cho quyết định của Bộ Tư lệnh Đại đoàn bổ nhiệm làm Chính trị viên phó Tiểu đoàn 80 của Trung đoàn 36, không có một lời động viên của cấp trên như thường lệ vì chắc các đồng chí đang rất bận. Tôi lập tức quay về, đi thẳng tới Tiểu đoàn 80, rất vui mừng được công tác và chiến đấu tại một tiểu đoàn mà từ năm 1951 tới nay tôi thường được Trung đoàn cử làm phái viên ở Đại đội 62 - chủ công của Trung đoàn. Lúc này, đồng chí Mai Xuân Tần, Tiểu đoàn trưởng và đồng chí Vũ Sơn, Chính trị viên Tiểu đoàn đã được điều đi nhận nhiệm vụ ở đơn vị khác. Tiểu đoàn trưởng mới là đồng chí Nguyễn Ích Tỷ, vốn là Tiểu đoàn phó cũ của Tiểu đoàn, một chiến sĩ kỳ cựu của Trung đoàn Bắc Bắc; còn Chính trị viên Tiểu đoàn là đồng chí Thư Chương ở Trung đoàn 102 (Trung đoàn Thủ đô) chuyển sang, vốn là một chính trị viên đại đội nổi tiếng trong trận Phố Lu, đã từng thay Đại đội trưởng bị hy sinh, chỉ huy đại đội ở hướng chủ yếu rất gay go, ác liệt và đã cùng các đơn vị bạn giành thắng lợi cho trận đánh. Tên quan hai Gautiơ (Gautier), Đồn trưởng bị diệt trong trận này đã ghi trong nhật ký của hắn: "Kẻ thù của chúng ta có tâm hồn của người chiến thắng" (Notre ennemi a l’aame du Vainqueur). Tôi rất vui khi được cùng các anh chiến đấu và công tác trong tiểu đoàn chủ công giàu thành tích và truyền thống của Trung đoàn. Các anh lớn tuổi hơn tôi và đều là những người dày dạn kinh nghiệm trong chiến đấu.
Trung tuần tháng 1 năm 1954, bốn đại đoàn chủ lực quân ta đã tập kết quanh Điện Biên Phủ.
Ban đầu, theo phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh", thời gian nổ súng là ngày 20 tháng 1 năm 1954. Đến ngày 18 tháng 1, thời gian dự kiến kéo pháo vào trận địa trong ba đêm không thực hiện được. Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch quyết định lùi ngày nổ súng tiến công đến 16 giờ ngày 25 tháng 1. Đến ngày 24 tháng 1, thời gian nổ súng tiến công lại được lùi đến ngày 26 tháng 1 năm 1954.
Trong thời gian ta đang gấp rút thực hiện công tác chuẩn bị, địch đã tăng cường lực lượng và thay đổi cách bố trí trận địa, hình thành tập đoàn cứ điểm mạnh, ở phía tây, địch đóng thêm hai cứ điểm. Đồi Độc Lập ở phía bắc trước chỉ là một vị trí tiền tiêu đã được tăng cường thành cứ điểm. Ở phía nam Hồng Cúm, nguyên là một cứ điểm đã được tổ chức thành một cụm cứ điểm, có sân bay và pháo binh, có thể yểm hộ lẫn nhau.
Trước tình hình đó, Đảng ủy Chiến dịch tổ chức Hội nghị phân tích rõ ba khó khăn lớn: Một là, trình độ đánh công kiên của bộ đội ta chưa cao. Hai là, bộ đội ta chưa có kinh nghiệm chiến đấu hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, lại chưa qua diễn tập. Ba là, bộ đội ta chưa quen chiến đấu ban ngày, nay phải chiến đấu liên tục ba đêm hai ngày với kẻ địch có ưu thế về hỏa lực, máy bay, pháo binh và xe tăng trên địa hình trống trải của cánh đồng Mường Thanh thì rất khó tránh khỏi thương vong, khó hoàn thành nhiệm vụ. Qua phân tích kỹ, thảo luận thẳng thăn tình hình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng Chiến dịch quyết định: Chuyển phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiên chắc". Như Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp sau này đã nhiều lần nói "Đây là quyết định khó khăn nhất" trong sự nghiệp chỉ huy tác chiến của Đại tướng.
Đến 16 giờ 30 phút ngày 26 tháng 1, Trung đoàn nhận được lệnh hoãn tiến công trở lại vị trí cũ ở Hồng Lếch. Ngay sau đó, toàn Đại đoàn đã nhận được lệnh trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Đại đoàn phải lập tức hành quân sang Thượng Lào mờ chiến dịch phá vỡ phòng tuyến sông Nậm Hu của địch nhằm vừa cô lập địch ở Điện Biên Phủ, vừa đánh lạc hướng sự chú ý của chúng đối với sự thay đổi phương châm "đánh chắc, tiến chắc" của ta. Cuộc tiến quân này được coi là đòn chiến lược thứ năm của ta trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954.
Lúc này, gạo ăn của mỗi người trong Đại đoàn chỉ còn đủ dùng từ một đến hai bữa, đường sá, địa hình, lịch trình chưa hề biết, bản đồ tác chiến chỉ có loại tỷ lệ 1/400.000... Song với tinh thần chấp hành mệnh lệnh rất nghièm và tinh thần khắc phục khó khăn rất cao, chỉ sau hai giờ chuẩn bị, Trung đoàn đã cùng Đại đoàn hành quân ngày đêm tiến sang Thượng Lào.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #51 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2023, 08:47:58 am » |
|
Trước cuộc tiến quân của Đại đoàn, địch ở Mường Khoa - Mường Ngòi hoảng sợ rút chạy về Mường Sài, Luông Phabăng. Tiểu đoàn 89 bạn truy kích gặp địch ngày 31 tháng 1 đánh tan mấy đơn vị địch. Đó là bộ phận đi trước do Phó Chính ủy Trung đoàn Hồng Cư và Trung đoàn phó Ngọc Dương phụ trách. Tiểu đoàn 80 lúc đó chia làm hai bộ phận. Bộ phận đi trước gồm một đại đội do Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Ích Tỷ và Chính trị viên Tiểu đoàn Thư Chương dẫn đi trước bám sát sau Tiểu đoàn 89 cùng Sở Chỉ huy Trung đoàn. Bộ phận còn lại hai đại đội và các đơn vị trực thuộc đo Tiểu đoàn phó San và tôi chỉ huy đi sau. Đơn vị hành quân đã hai hôm, không có cơm, chỉ có gạo rang làm lương khô. Đi qua Nậm Ngà, gặp Chính ủy Trung đoàn Chu Thanh Hương ở đó khi địch đã tháo chạy. Đồng chí động viên bộ phận chúng tôi vận động nhanh để kịp đánh địch. Lúc sau lại gặp Đại đoàn phó Cao Văn Khánh phóng ngựa kịp, cổ vũ bộ đội. Chúng tôi và đại bộ phận của Tiểu đoàn vận động gần như chạy vì lo mất thời cơ diệt địch. Anh nuôi của các đại đội quang gánh nồi niêu trên vai cũng chạy không kém anh em. Đại đoàn phó thấy khí thế bừng bừng của bộ đội nên rất vui, dù hai ngày nay, ngoài mấy nắm gạo rang lương khô, chưa ai được ăn một bát cơm nào vào bụng. Đến bờ sông, đã có ba chiếc thuyền gỗ lớn, tôi và Tiểu đoàn phó San nhanh chóng tổ chức cho bộ đội vượt sông. Mặc dù nước sông chày siết nhưng đến chiều, toàn bộ đội hình do chúng tôi chỉ huy đã vượt sông an toàn. Chúng tôi bắt đầu theo đường mòn vào cửa rừng, đã thấy xác bọn Tây và ngụy Lào chết rải rác ờ trên đường do Tiểu đoàn 89 đi trước đuổi diệt chúng. Khi toàn bộ đội hình lọt vào đường mòn thì trời bắt đầu tối mịt. Là rừng nguyên sinh nên không thể có một ánh sáng nào lọt vào được, bộ đội nhích từng bước, người sau thậm chí không nhìn thấy người đi trước. Lo lỡ thời cơ đánh địch, tôi cố vượt lên gặp Tiểu đoàn phó đang dẫn đầu bộ đội để hội ý với anh tìm cách vượt qua khu rừng nhanh chóng hơn. Tôi đề nghị với anh cho mỗi trung đội được dùng hai bó đuốc nứa khô để đi vì đây là con đường mà Tiểu đoàn 89 đã đuổi đánh địch nên không thể còn địch ở đây, nếu không nhích từng bước một như thế này, cả đêm cũng chỉ đi được vài trăm mét. Anh đồng ý, thế là toàn bộ đội hình dưới ánh sáng của những bó đuốc, chúng tôi đã vượt qua được khu rừng. Sáng sớm hôm sau, chúng tôi đã gặp được đại đội đi trước cùng với Tiểu đoàn trưởng và Chính trị viên Tiểu đoàn cùng cả Sở Chỉ huy Trung đoàn cũng vừa đến trước và nghỉ ở đó. Trung đoàn trưởng Hồng Sơn gặp tôi hỏi:
- Các cậu làm thể nào mà đi nhanh thế?
Tôi trả lời:
- Thưa anh, chúng tôi phải cho bộ đội thắp đuốc lên mới đi được.
Vốn là người nghiêm khắc với cấp dưới khi có thiếu sót nhưng lần này tôi thấy Trung đoàn trưởng cười vui vẻ:
- Mấy cha này liều!
Anh không phê bình gì chúng tôi và tôi hiểu đó là một lời khen.
Toàn bộ Tiểu đoàn 80 nghỉ lại chuẩn bị để vượt lên truy kích diệt thay cho Tiểu đoàn 89 dừng lại củng cố sau những trận đánh vừa qua. Lúc đó, ta đã liên lạc được với bạn Lào và anh em quân tình nguyện Việt Nam. Bạn đã lo việc tiếp tế gạo cho ta nên Ban Chỉ huy Tiểu đoàn phân công cho tôi dẫn một bộ phận của các đại đội cử lên đi lấy gạo. Lấy xong gạo, tôi cho các bộ phận của đại đội nào đem ngay gạo về đại đội ấy rồi về chỗ Ban Chỉ huy. Tiểu đoàn trưởng hỏi tôi:
- Ông Tiên chia gạo thế nào cho các đại đội?
Tôi nói bộ phận của đại đội nào tôi cho luôn về đại đội đó rồi. Anh Tỷ cười nói:
- Bọn nó láu cá lắm, như thế không được đâu, phải chia cho các đại đội theo quân số.
Rồi anh cho liên lạc gọi các bộ phận đi lấy gạo ở các đại đội đem toàn bộ sổ gạo vừa lấy lên tiểu đoàn để phân chia lại cho các đại đội. Tôi nhận được bài học đầu tiên trong công tác quản lý bộ đội của Tiểu đoàn trưởng. Ngày hôm ấy, bộ đội được ăn cơm nóng sau gần ba ngày nhịn đói. Riêng tôi, đây là lần thứ hai tôi phải nhịn đói ba ngày, lần trước là ở rừng Nha Trang đầu năm 1946, khi là Chính trị viên trung đội của Tiểu đoàn Ninh Thuận.
Tiểu đoàn khẩn trương tiếp tục hành quân truy kích địch, được ăn no nên đi rất tốt. Đi trước một chút vẫn là Đại đội 63 do Tiểu đoàn trưởng và Chính trị viên Tiểu đoàn chỉ huy, đồng thời bảo vệ Sở Chỉ huy nhẹ của Trung đoàn, trong đó có Trung đoàn trưởng Hồng Sơn. Đại bộ phận Tiểu đoàn vẫn do Tiểu đoàn phó San dẫn đầu, đi trong đội hình của Đại đội 63 do đồng chí Ninh chỉ huy, còn tôi đi ở sau đội hình.
Đến bờ sông thì tôi gặp Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn và Trung đoàn trưởng đang ngồi hội ý ở đó. Ở bờ sông bên kia, cách bờ bên này khoảng trên dưới 200 mét có một bộ phận nhỏ của Tiểu đoàn bám theo các đơn vị địch đang rút chạy. Thỉnh thoảng chúng tôi nghe thấy tiếng mìn nổ bên đó. Khi đi qua chỗ Trung đoàn trưởng Hồng Sơn và hai anh Tỷ, Chương, tôi được Trung đoàn trưởng gọi lại, còn bộ đội vẫn tiếp tục đi. Trung đoàn trưởng giao nhiệm vụ cho tôi: "Cậu lên chuyển mệnh lệnh của Trung đoàn cho Ninh, Đại đội trưởng 63, đến Bản Na, triển khai ngay Đại đội bao vây Bản Na, không cho địch rút chạy để Tiểu đoàn tổ chức tiêu diệt. Còn bên kia sông, chắc bộ đội ta vấp mìn, anh Thư Chương ở đây để nắm tình hình bộ phận bên đó và giải quyết thương vong". Lúc đó khoảng gần 17 giờ, trời đã sâm sẩm tối. Bên kia sông, địch đi đến đâu đốt nhà dân đến đấy, nhiều nhà vẫn còn đang bốc cháy hoặc còn âm ỉ khói lửa. Tôi lập tức chạy theo đội hình của Tiểu đoàn đang đi trên bờ cát, sát mép nước và vượt lên gặp đồng chí San, Tiểu đoàn phó, vừa đi vừa báo cho đồng chí San biết mệnh lệnh của Trung đoàn trưởng. Đi gần bên đồng chí San là đồng chí Đại đội trưởng và một trung đội trưởng quân báo của Trung đoàn. Đồng chí Ninh, Đại đội trưởng Đại đội 63 đi cách đó khoảng 5-6 mét do một đồng chí đại đội phó của quân tình nguyện Việt Nam tại Lào dẫn đường. Nói với đồng chí San xong, tôi vượt lên định phổ biến cho Ninh thì một tiếng nổ vang tóe lửa ngay trước mặt. Có tiếng hô của Tiểu đoàn phó: "Nằm xuống! Địch bắn phóng lựu". Tôi chưa kịp nằm còn cố quan sát xem chuyện gì đã xảy ra thì một ánh chớp lóe lên ngay bên phải và thấy rát ở mông phải. Biết là mình đã bị thương, tôi cởi bao gạo đựng lương khô và cái túi dết bên phải ra thấy quần ở phía mông rách nát và máu chảy nhiều, định nằm xuống thì một ánh chớp nữa lóe lên ở bên trái. Chân trái tôi tê dại, không đứng nổi nữa. Tôi ngã ngồi phệt xuống cát, cũng còn kịp dùng hai tay lấy ba lô ra khỏi vai, đặt xuống và nằm gối đầu lên trên, người vẫn còn tỉnh. Có tiếng gọi:
- Anh Tiên ơi, anh có làm sao không?
Tôi nhận ra tiếng của Chính trị viên Đại đội 63 và tiếng bước chân bì bõm anh lội thận trọng dưới mép nước. Tôi cố nói to cho anh nghe rõ:
- Liễu đấy à! Mình bị thương rồi. Huy động băng lên băng bó cho thương binh, có lẽ bị thương nhiều đấy - Nói xong tôi thiêm thiếp xỉu đi không biết gì nữa.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #52 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2023, 09:00:24 am » |
|
Một lúc sau, có lẽ được tiêm thuốc hồi sức, tôi tỉnh lại. Tiếng đồng chí quân y sĩ Tiểu đoàn:
- Anh chịu đau một chút nhé! Vết thương ở mông dính đầy cát và nát tướp ra, phải cắt những chỗ nát đi rửa sạch để khỏi bị nhiễm trùng anh nhé!
Vừa lúc ấy, một giọng rất quen, giọng của Lê Kim, phụ trách Tiểu ban Tuyên huấn Trung đoàn, rất bùi ngùi:
- Ông Tiên ơi, ông có cái tên xúi quẩy quá, "Mộng Tiên" thành "tiện mông" rồi!
Tôi thấy đau, nghĩ mình bị thương nặng lắm và không biết có thể sống được không nên cũng không cười nổi. Lê Kim là thế, trong tình huống nào cũng có thể hài hước được. Chính vì chuyện này, về sau, tôi bỗng trở nên "nổi tiếng", không phải vì một "hành động kiệt xuất" nào mà là vì cái tên khai sinh gắn với trường hợp bị thương lần ấy (từ đó cái tên "Tiện Mông" trở thành tên gọi thân mật của tôi đối với các bạn bè thân thiết, kể cả cấp trên). Tôi được quân y sĩ cho biết phải dùng tới 14 cuộn băng cá nhân mới băng kín được các vết thương rải rác ở khắp người tôi. Ít lâu sau, tôi được biết cùng bị thương với tôi hôm 7 tháng 2 năm 1954 ấy là do vấp ba quả mìn của địch gài lại trên đường chúng rút chạy, có ba đồng chí hy sinh là Đại đội trưởng Ninh, chiến sĩ liên lạc của Ninh nằm đè phải quả mìn ở bên phải tôi, đồng chí Trung đội trưởng quân báo của Trung đoàn nằm đè lên một quả mìn ở bên trái tôi, một bị thương nặng là tôi, một trúng thương là đồng chí Đại đội phó quân tình nguyện dẫn đường, bảy cán bộ chiến sĩ bị thương nhẹ, trong đó có Tiểu đoàn phó San và đồng chí Đại đội trưởng Đại đội quân báo của Trung đoàn. Sở dĩ tôi không chết là vì hai đồng chí hy sinh ở bên phải và bên trái tôi đè lên hai quả mìn rồi.
Ngày 10 tháng 2 năm 1954, ba ngày sau khi tôi bị thương thì nhiệm vụ đánh sang Thượng Lào hoàn thành. Trung đoàn cùng với Đại đoàn đã lập công xuất sắc trong nhiệm vụ phá vỡ phòng tuyến sông Nậm Hu của giặc Pháp. Con đường chiến lược hòng nối liền phòng tuyến sông Nậm Hu với tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của địch bị đập tan. Trong năm ngày truy kích trên 200 kilômét, Trung đoàn cùng với các đơn vị bạn trong Đại đoàn đã tiêu diệt được 17 đại đội địch, trong đó có một tiểu đoàn lính lê dương, giúp cho công cuộc chuẩn bị "đánh chắc, tiến chắc" ở Điện Biên Phủ của quân ta tiến triển thuận lợi. Đại đoàn lại được lệnh trở về tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng thời với việc khẩn trương giải quyết những công việc hậu chiến vừa qua ở Thượng Lào.
Tôi được trung đội vận tải của Trung đoàn cáng về cơ sở quân y của Trung đoàn đặt tại Nậm Bắc cùng với những anh em thương binh khác. Tôi phải nằm sấp ở trên cáng vì các vết thương nặng đều ở phía sau, và nặng nhất là vết thương làm gãy một mảnh vè xương sống ở sau lưng, sau đó là vết thương ở mông, vết thương làm rách dây chằng ở cổ chân trái, làm vênh cả bàn chân và rất nhiều mảnh vụn của mìn ở khắp cơ thể. Tại một chặng nghỉ trên đường về Nậm Bắc, đồng chí Đặng Quốc Bảo, Chính ủy Trung đoàn 88 được Đại đoàn giao nhiệm vụ giải quyết toàn bộ công tác hậu chiến sau Chiến dịch Thượng Lào đi kiểm tra thấy tôi phải nằm sấp trên cáng rất khổ, liền vào trong dân mua cho tôi một chiếc đệm cá nhân của một gia đình Lào. Từ lúc đó, tôi mới có thể ngủ được ở trên cáng. Trên đường về trạm quân y của Trung đoàn ở Nậm Bắc, anh Hồng Cư đến thăm. Sau khi hỏi qua về trường hợp bị thương, với một giọng nói ấm áp quen thuộc, anh động viên tôi:
- Đã qua nguy kịch rồi, Tiên yên tâm điều trị cho mau khỏi.
Về đến Nậm Bắc, sau theo dõi kiểm tra, các bác sĩ quyết định tiến hành phẫu thuật cho tôi. Người trực tiếp mổ là bác sĩ, Chủ nhiệm Quân y Trung đoàn Vi Huyền Trác. Anh là con trai của kịch tác gia Vi Huyền Đắc, tác giả của vở kịch nổi tiếng "Kim Tiền" thời thuộc Pháp. Anh chỉ hơn tôi khoảng vài ba tuổi, là một cán bộ ngoài Đảng, rất tốt bụng và có trách nhiệm, thương yêu và thông cảm với thương, bệnh binh và là một bác sĩ ngoại khoa giỏi. Người chỉ đạo ca mổ là bác sĩ Nguyễn Văn Xuân, Chủ nhiệm Quân y của Đại đoàn.
Lúc đặt tôi nằm sấp trên bàn mổ, anh Trác nói với tôi:
- Anh yếu lắm nên không gây mê được, chỉ gây tê thôi, chịu đau một chút nhé!
Bàn mổ được làm bằng tre nứa vẫn còn tươi. Tôi nằm, lấy hai tay ôm lấy bàn, chuẩn bị tinh thần chịu đau khi tiến hành ca mổ. Chỉ khoảng dăm phút, anh Trác đã phát hiện được mảnh mìn làm gãy một mảnh vè xương sống, nhẹ nhàng rạch bắp lưng bên trái lấy ra một mảnh mìn bằng gần một đốt ngón tay đưa tôi xem:
- Có giữ làm kỷ niệm không?
Mảnh mìn đi qua cột sống làm gãy một mảnh vè xương sống, chì sâu độ năm milimét nữa thì vào tủy sống sẽ làm liệt nửa người phía dưới. Anh rất thận trọng lấy panh gắp nhẹ nhàng ra nhưng không được; loay hoay đến nửa tiếng vẫn chưa xong. Mỗi lần anh lấy panh gắp mạnh ra là người tôi co rút lại, tôi không kêu, chỉ nghiến răng ôm chặt lấy bàn mổ chịu đựng. Bác sĩ Xuân thấy thế bảo anh Trác:
- Thôi, khó thế thì để lại, khi nào có điều kiện sẽ mổ lấy sau.
Anh Trác nói:
- Kháng chiến còn lâu dài, biết lúc nào mới thuận lợi, để sau mổ phức tạp lắm, nên giải quyết bây giờ là tốt nhất, anh Tiên có đồng ý không?
Tất nhiên là tôi đồng ý với anh Trác.
Anh tiếp tục làm, khoảng 10 phút sau thì lấy mảnh vỡ ra được. Cả hai bác sĩ và thương binh thở phào như vừa trút được một gánh nặng. Sau này, mỗi lần gặp mặt trong các cuộc sinh hoạt truyền thống của đơn vị, anh Trác lúc này đã là Giáo sư, tôi nhắc chuyện ca mổ cho tôi với tình cảm biết ơn, anh cười khiêm tốn nói: "Anh cũng may mà còn sống đấy".
Sau ca mổ đó, các vết thương tạm ổn định, chế độ ăn của thương binh tốt hơn, đặc biệt là có rau cải của địa phương cung cấp nên tôi ăn được nhiều hơn. Khốn nỗi do những vết thương ở mông nên gần 10 ngày không đi được đại tiện, rất khó chịu nên tôi hay cáu gắt. Tôi đề nghị với anh Vi Huyền Trác cho tôi được thụt nước rửa ruột. Chắc vì lý do cần theo dõi do quá nhiều vết thương, sợ cách xử lý như vậy gây nguy hiểm đến tính mạng, anh chỉ trả lời:
- Chưa thể làm được.
Tôi gay gắt nói dỗi với anh:
- Có thể tôi không chết vì vết thương nhưng có khi lại bị chết vì không đại tiện được đấy ông ạ.
Anh im lặng, nét mặt vẫn bình thản một cách kiên nhẫn, không hề phản ứng gì với sự cáu kinh của tôi. Suy nghĩ lại, tôi thấy hối hận vì thái độ bất nhã đối với anh.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #53 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2023, 09:02:34 am » |
|
Sau khi thấy không có gì nguy hiểm, anh hướng dẫn một đồng chí hộ lý thụt cho tôi. Trong phút chốc, cả một khối chất thừa tích trong hơn 10 hôm ở bụng được tháo ra ngoài. Tôi thấy nhẹ cả người và tường như các vết thương sắp khỏi hẳn. Bữa trưa hôm ấy, ăn bát cháo rau cải với thịt lợn băm, tôi thấy ngon miệng vô cùng. Một đồng chí cán bộ đại đội của Tiểu đoàn 89 bị thương nhẹ, nằm gần tôi lại quấn cho một điếu thuốc lá "Êrinhmo" chiến lợi phẩm của Pháp rất ngon đưa tôi. Hút được vài hơi, tôi thấy tất cả những vết thương trên người rung rung nhẹ, một cảm giác đê mê rất dễ chịu.
Thấy tôi bị thương quá nặng, không thể đi được, trên đường trở về Điện Biên Phủ, các đồng chí trong Ban Chỉ huy Tiểu đoàn cử một chiến sĩ công vụ tân binh đến giúp đỡ tôi trong sinh hoạt hằng ngày. Đồng chí ấy còn rất trẻ - 18 tuổi, quê ở Hà Tĩnh, tên là Năm.
Ít hôm sau, cơ sở quân y của Đại đoàn ở Nậm Bắc được lệnh hành quân về Điện Biên Phủ. Thương binh nào đã lành thì trờ về đơn vị chiến đấu, người chưa khỏi thì đưa về hậu phương điều trị. Một đơn vị dân công ở Thái Nguyên được điều sang Nậm Bắc để cáng thương binh thay cho các đơn vị vận tải của Đại đoàn phải chuẩn bị phục vụ bộ đội sắp tới.
Để đề phòng máy bay địch bắn phá, đơn vị dân công cùng với cán bộ quân y đi hộ tống thương binh phải đêm đi, ngày nghỉ. Trong số thương binh lần này chỉ có ba thương binh nặng, hoàn toàn không đi lại được là tôi, một đồng chí khẩu đội trưởng ĐKZ bị thương gãy đùi phải cưa một chân, một chiến sĩ gãy đùi phải bó bột đến tận háng. Tổ dân công cáng cho tôi có bốn người do một anh đã lớn tuổi phụ trách, còn lại là ba chị phụ nữ trẻ cùng ở Đồng Bẩm - Thái Nguyên. Đêm đầu tiên rời Nậm Bạc, tiết trời rất lạnh. Đang nằm trên cáng, tôi nghe tiếng một người hỏi: "Có phải cáng anh Đinh Mộng Tiên đây không?". Tôi nhận ra đó là đồng chí Lê Đăng Dần1 (Anh Lê Đăng Dần năm 1968 là Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 308, trước khi về hưu là Đại tá, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4), Phó ban Chính trị Trung đoàn, một chiến sĩ kỳ cựu của Trung đoàn Bắc Bắc (e36), đã từng Nam tiến năm 1945 như tôi, cũng đã trải qua nhiều trận mạc. Thấy tôi chỉ đắp một chiếc chăn mỏng, bị lạnh, anh cởi phăng chiếc áo len dài tay đang mặc và đề nghị các chị dân công mặc ngay cho tôi, chúc tôi chóng bình phục rồi rảo bước tiếp (chiếc áo này tôi giữ làm kỷ niệm nhưng hơn một chục năm sau để ở nhà thì bị mất cắp chiếc vali trong đó có cái áo này).
Đơn vị dân công đến bản Thuổi Hùn trên đất Lào vào một buổi sáng sớm thì nghỉ lại ở một địa điểm trước đây bộ đội ta đã trú quân nên có lán, có công sự. Đơn vị triển khai, lợi dụng những lán và công sự cũ để nghỉ và định chiều tối sẽ vượt qua cửa khẩu Tây Trang về Điện Biên. Ba thương binh nặng chúng tôi được bố trí nằm ở một cái lán bên cạnh một lạch nước suối nhỏ. Anh em quân y đến kiểm tra và làm thuốc cho các vết thương của tôi. Không thể tường tượng được là vết thương ở mông có nhiều ruồi chết dưới lớp băng, ở chân thì có vắt rúc vào mà tôi không hề biết gì cả.
Đến chiều, sau khi ăn cơm, đơn vị sắp triển khai đội hình để hành quân thì có hai máy bay khu trục của địch nhào tới rất bất ngờ. Một chiếc thả hai quả bom cháy napan ở phía bên phải lán cách độ 5 - 6 mét; một chiếc thả hai quả khác phía bên trái lán, lửa lan tới lạch nước suối cách lán độ hai mét; tôi nằm ở mép lán sát đấy, lửa nóng ran. Tiếp đó, cả hai máy bay địch bổ nhào, trọng liên 20mm bắn như vãi đạn xung quanh lán. Tất cả ba thương binh nặng chúng tôi nằm bất động chờ chết. Nhìn sang đồng chí chiến sĩ trẻ, tôi thấy đôi mắt đầy tuyệt vọng của đồng chí ấy, tự nhiên trong lòng tôi trào lên một tình cảm thương xót khó tả. Giữa lúc tính mạng ngàn cân treo sợi tóc thì tôi thấy Năm lao vào định cõng tôi lên hầm của tổ ba người cách đó độ 10 mét. Tôi quát to bảo Năm là đưa đồng chí chiến sĩ đã bó bột ở gần hầm lên trước, tiếp đến là đồng chí khẩu đội trưởng ĐKZ đã cưa một chân và sau cùng là tôi, ờ xa nhất. Năm so với cả ba chúng tôi đều nhỏ con hơn, nhưng dưới làn đạn xối xả của địch, bằng một sức mạnh phi thường nào đó, em đã đưa được cả ba chúng tôi nhét vào chiếc hầm và cuối cùng em cũng xuống được hầm cùng chúng tôi.
Thật kỳ lạ, sau cuộc oanh tạc và bắn phá ác liệt đó, địch không gây được một thiệt hại nào cho đơn vị dân công và thương binh. Đêm hôm ấy, chúng tôi vẫn vượt được qua cửa khẩu Tây Trang về đến địa điểm quy định an toàn vào trước sáng hôm sau. Địa điểm này hơi trống trải, tôi vẫn được đặt nằm trên cáng và anh chị em dân công thì tản mát ở xung quanh. Đến trưa, chúng tôi lại "chịu trận" nhiều loạt pháo của địch bắn ở xung quanh mà không có hầm hố gì để tránh cả. Cái cảm giác bức bối, bất lực không thể làm gì được trước những hiểm nguy của người thương binh nặng như tôi rất khó chịu không thể tả được, nhưng rồi nó cũng qua đi khi yên tĩnh trở lại. Vẫn ngày nghỉ đêm đi, những thương binh nặng được đưa về phía sau điều trị. Thời gian này thường có những trận mưa to vào ban đêm. Đường rừng lắm đèo, dốc trơn như đổ mỡ, nằm trên cáng, tôi cảm nhận được rất sâu sắc nỗi vất vả, cực kỳ gian khổ đè lên vai, theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng của những cô gái trẻ yêu đuối của chúng ta. Có một anh chàng thanh niên cùng quê với các chị tụt lại ở đơn vị thu dung, không sang Lào như các chị vừa được bổ sung về tổ cáng. Anh ta vừa ghé vai vào cáng thay cho một chị, luôn mồm kêu "ái" "ổi". Một chị băm bổ: "Ở thu dung ăn béo ú, vừa mới khiêng được một tí đã "ái" với "ối", không biết xấu hổ". Nghe thấy thế, tôi dự kiến ngay có thể anh ta sẽ có một hành vi tiêu cực. Tôi cố chống hai khuỷu tay lên cáng để nếu cáng bị quẳng xuống đất thì không ánh hưởng đến vết thương ở lưng và mông. Quả nhiên anh ta ngã thật và chiếc cáng bị rơi xuống đất. Có chị kêu lên hỏi tôi:
- Anh ơi, anh có làm sao không?
Có chị thì đấm liên tiếp vào lưng anh ta và mắng:
- Mày khiêng như thế bàng giết anh ấy à!
Tôi phải lên tiếng:
- Tôi không sao các chị ạ!
Tôi thấy các chị thật "đáo để", song ẩn chứa bên trong sự "đáo để" ấy là những trái tim thật nhân hậu, cao thượng. Các chị quên hết cả sự vất vả, cực nhọc của mình mà chỉ nghĩ đến sự đau đớn của thương binh. Tôi nghĩ, sau này Bác Hồ tặng cho phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" không gì có thể xứng đáng hơn, đầy đủ hơn để ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của những người bà, người mẹ người vợ, người chị và những em gái của chúng ta trong hai cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #54 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2023, 09:03:18 am » |
|
Tôi được tổ cáng ấy đưa về trung tuyến vào một đội điều trị quân y trong rừng cách thị xã Sơn La khoảng 2 - 3 kilômét. Anh em ở đây phần lớn là thương binh nặng từ Thượng Lào và Điện Biên Phủ đưa về khá đông nên anh chị em quân y ờ đây rất vất vả, phải có một số chị em dân công phụ giúp. Một số khá đông thương binh không đi lại được, mọi sinh hoạt ăn uống, rửa ráy, tắm giặt, vệ sinh... đều phải được giúp đỡ. Một số bị tổn thương nặng về thần kinh, không làm chủ được hành vi của mình, thường xuyên phải có người theo sát; một số còn hôn mê chưa tỉnh hẳn. Anh chị em quân y làm việc cả ngày đêm, ít được nghỉ ngơi. Đôi khi có những anh em khó tính hoặc quá đau đớn không làm chủ được mình mắng chửi lung tung nhưng tôi thấy từ các y, bác sĩ đến y tá, hộ lý và chị em dân công luôn bình tĩnh, dịu dàng, chăm sóc thương bệnh binh. Trước tình hình đó, hoạt động của Hội đồng Thương bệnh binh rất có tác dụng đối với việc giáo dục lẫn nhau và giữ vững quan hệ tốt với cán bộ, nhân viên quân y và chị em dân công.
Được chăm sóc tốt, tôi dần dần đã ngồi dậy được và chơi được cờ với đồng chí nằm bên cạnh. Thỉnh thoảng máy bay địch đến ném bom và bắn phá ngoài thị xã hoặc đường cái nhưng với ý thức phòng không của mọi người và ngụy trang tốt nên khu vực trú quân của đội điều trị vẫn an toàn. Thấy tình hình sức khỏe của tôi tương đối ổn định, Năm, đồng chí công vụ được Ban Chỉ huy Tiểu đoàn cử đi giúp đỡ tôi đề nghị cho em trở về Điện Biên để cùng đơn vị chiến đấu. Cuộc chiến ờ Điện Biên Phủ giữa ta và địch rất quyết liệt, quân số của ta cần luôn luôn được bổ sung để bảo đảm sức chiến đấu. Tôi thấy ý kiến đề nghị của Năm là tích cực, hợp lý, đáng hoan nghênh nên tôi đồng ý ngay. Năm phấn khời, từ biệt tôi, khẩn trương lên đường. Năm không yêu cầu và tôi cũng quên khuấy việc nhận xét cho Năm trong thời gian đi theo giúp đỡ tôi, nhất là việc em đã dũng cảm cứu hai thương binh và tôi dưới bom đạn của máy bay địch ở Thuổi Hùn, để báo công cho em với các đồng chí trong Ban Chỉ huy Tiểu đoàn.
Những tin tức từ chiến trường Điện Biên Phủ cũng như ở các chiến trường khác trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954 ở các cơ sở quân y ít nhận dược. Có lẽ toàn bộ hoạt động thông tin lúc đó phải nhằm chủ yếu phục vụ cho việc chiến thắng địch. Vì vậy, đối tượng ưu tiên tất nhiên phải là các đơn vị đang trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Ở phía sau, khát tin như khát nước, thương bệnh binh cũng ở trong tình trạng đó. Ngày 7 tháng 5, Điện Biên Phủ hoàn toàn được giải phóng. Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng to lớn nhất trong cuộc kháng chiến chổng bọn xâm lược Pháp của nhân dân ta. Trung đoàn 36 cùng với Đại đoàn 308 lập nhiều chiến công, đóng góp xứng đáng vào thắng lợi chung của quân dân ta trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954.
Ngày 8 tháng 5, một trong những đồng chí phụ trách trung tuyến trực tiếp đến báo cho chúng tôi là ta đã giành toàn thắng ở Điện Biên Phủ vào chiều ngày 7 tháng 5. Đồng chí còn nói thêm là Đại đoàn 308 thường được mệnh danh là Đại đoàn "Anh cả Đỏ" đã chậm chân hơn Đại đoàn 312 khi xung phong vào trung tâm chỉ huy của địch và một đơn vị của Đại đoàn 312 đã bắt sống được tên tướng Đờ Cátxtơri và toàn bộ bọn giặc ở Điện Biên Phủ đã trở thành tù hàng binh, không chạy thoát được tên nào.
Một không khí vui mừng còn hơn ngày hội nhưng chúng tôi vẫn phải cảnh giác với máy bay địch vì chúng vẫn hoạt động.
Nhiều ngày sau, đồng chí Ngọc Thuấn, một cán bộ của Ban Chính trị Trung đoàn phụ trách công tác cán bộ vào thăm tôi. Anh cho biết là Đại đoàn đang lui quân về xuôi và chuyển cho tôi khẩu súng ngắn của Thủ trưởng Trung đoàn gửi tặng tôi. Đó là một khấu Braoning tước được của một tên phi công Pháp khi máy bay của hắn bị quân ta bắn hạ; hắn nhảy dù xuống trận địa vây lấn của Trung đoàn, thoát chết nhưng bị một đơn vị bắt sống. Tôi cảm ơn các đồng chí Thủ trưởng Trung đoàn dù bận nhiều việc vẫn quan tâm tới mình và rất phấn khởi, coi đó nhu một phần thưởng rất quý giá. Hỏi thăm anh Thuấn về bạn bè ai mất, ai còn thì khá nhiều bạn bè quen biết đã hy sinh hoặc bị thương, trong đó có đồng chí San, Tiểu đoàn phó, đồng chí Phú, Đại đội trưởng quân báo của Trung đoàn cùng bị thương với tôi ngày 7 tháng 2 nhưng nhẹ hơn, đã trở về đơn vị chiến đấu và đã hy sinh. Anh Thuấn còn cho biết thêm, cuộc chiến đấu ác liệt đến nỗi, đồng chí Lê Linh, nguyên Chính ủy Trung đoàn 36 trước Chiến dịch Điện Biên Phủ được điều sang làm Chính ủy Trung đoàn 102, đã cùng Trung đoàn trưởng vừa chỉ huy, vừa phải dùng lựu đạn chiến đấu với địch khi chúng phản xung phong ở đồi A1.
Ngày hôm sau thì Nguyễn Phương Nam tạt vào thăm. Phương Nam kém tôi một tuổi, nhưng cũng tham gia Việt Minh trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, là Chính trị viên đại đội pháo đi cùng trực thuộc Trung đoàn, được bổ nhiệm làm Chính trị viên phó Tiểu đoàn 89 cùng thời gian với tôi. Trong Chiến dịch Hà - Nam - Ninh, anh bị thương khá nặng, tay gãy làm mấy đoạn, nhưng vẫn xuống tiểu đoàn bộ binh. Phương Nam vui tính, hay chuyện trò tếu táo, dễ gần gũi. Lúc này, thỉnh thoảng tôi ngồi được một lúc lại phải nằm. Vừa gặp, Phương Nam cười hỏi:
- Này, cái "khoản" ấy có sao không?
- Vẫn còn nguyên - Tôi cười.
- À, thế là tốt rồi!
Chuyện với nhau được một lúc, anh lại vội vã từ biệt để theo kịp đơn vị đang hành quân về xuôi. Tôi thấy nhớ đơn vị, nhớ tới những đồng chí đã hy sinh, những anh em còn sống, mong mình chóng lành để về với đơn vị mà mình đã gắn bó và yêu mến bấy lâu nay.
Quả thật, khi mới bị thương nặng, tôi nghĩ mình sẽ tàn tật suốt đời, vợ thì còn trẻ, nếu như trở thành một gánh nặng cho vợ thì không loại trừ khả năng "giải phóng" cho cô ấy. Nhưng khi thấy các vết thương dần dần khỏi, sức khỏe ngày càng hồi phục thì ý nghĩ đó không còn nữa.
Được khoảng bốn tháng thì các vết thương lành dần, nhưng vết thương ở sống lưng thì chưa lên da non được, bàn chân trái thì bị vênh vì dây chằng bị mảnh mìn làm rách. Tôi đã có thể đứng dậy nhưng chưa đi được nên phải bắt đầu tập đi với hai cái nạng. Tôi thường nói đùa rằng đây là lần thứ hai tôi tập đi, lần thứ nhất là lúc còn nhỏ mới được khoảng chín tháng tuổi. Phải sau gần hai tháng tôi mới tập tễnh đi được, nhưng bàn chân trái vẫn cong vênh và chỉ cần một tí sạn ở dép là ghê chân không thể bước nổi, tưởng phen này sẽ bị loại khỏi vòng chiến đấu...
Những đơn vị cuối cùng rời chiến trường về xuôi là các đơn vị hậu cần, tất nhiên là cả các đội điều trị. Có một số đoạn chúng tôi được đi ô tô tải, nhưng nhiều đoạn vẫn phải đi bộ. Lúc đầu, tôi đi thật rất khó khăn, nhưng chính nhờ những lần "cuốc bộ" ấy lại làm cho bàn chân bị thương dần dần hồi phục.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #55 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2023, 09:05:08 am » |
|
Trong thời gian bị thương nằm viện, có những sự kiện lớn của Trung đoàn và ở quê nhà, khi ra viện tôi mới được biết.
Về tình hình Trung đoàn, theo lệnh cấp trên, để phát triển thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ và làm hậu thuẫn cho đấu tranh ngoại giao của ta ờ Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương, Trung đoàn cùng với Đại đoàn tiếp tục đánh vào phòng tuyến của địch trên các đường 13, 17 - Bắc Giang. Đêm 13 tháng 7, Tiểu đoàn 80 được Trung đoàn chi viện pháo binh đánh đồn Cầu Lồ. Địch ngoan cố chống cự, ta chỉ chiếm được một nửa đồn. Suốt ngày 14 tháng 7, địch dựa vào lô cốt kiên cố và bom đạn của máy bay chống trả quyết liệt nên ta thương vong nhiều, phải sau 20 giờ chiến đấu, đồn Cầu Lồ mới bị tiêu diệt. Trong trận này, đồng chí Năm, người chiến sĩ công vụ đã cứu tôi và hai thương binh nặng khác thoát khỏi bom đạn của địch ở Thuổi Hùn, đã hy sinh trong chiến đấu. Tôi hối tiếc mãi về việc chưa báo công được cho em với đơn vị. Em hy sinh trước ngày ngừng, bắn có bảy ngày.
Về tin tức ở quê, sau thắng lợi dồn dập của ta trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954, bị bộ đội, dân quân du kích địa phương đánh mạnh, sợ bị ta tiêu diệt, địch phải co cụm, tháo chạy khỏi Hà Nam. Ở Kim Bảng, sáng ngày 3 tháng 7 năm 1954, địch rút khỏi Nhật Tựu, sào huyệt cuối cùng của chúng. Như vậy huyện Kim Bảng cùng với toàn tỉnh Hà Nam hoàn toàn được giải phóng, sạch bóng quân thù. Tôi rất vui mừng nhưng vẫn chưa nhận được tin tức gì về gia đình.
Ngày 21 tháng 7 năm 1954, tại Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương, Hiệp định đình chiến được ký kết.
Trước đó vài ngày, tôi ra viện và nhận được quyết định bổ nhiệm làm Trưởng ban Hành chính, Phòng Chính trị Đại đoàn. Từ viện, tôi phải về thẳng Đại đoàn để nhận bàn giao gấp công việc vì đồng chí Phạm Ngọc Điển, người tiền nhiệm phải đi theo giúp việc Chính ủy Đại đoàn Song Hào làm Phó đoàn thương lượng của ta với phía Pháp tại Hội nghị Trung Giã.
Tôi chưa bao giờ làm và chưa hề có kinh nghiệm đối với công tác hành chính, một công việc vốn được cho là "thượng vàng, hạ cám" này. Tôi cho rằng có lẽ mình bị thương nặng, sức khỏe kém nên mới được bố trí vào công việc "nhàn nhã" này.
Công việc đầu tiên tôi phải tự mình làm là một việc không "hành chính" chút nào. Đó là việc Ban Tuyên huấn đề nghị với Thủ trưởng Phòng Chính trị giao cho tôi viêt một tài liệu giáo dục về thắng lợi tại Hội nghị Giơnevơ của ta. Bởi vì trước khi tham gia Hội nghị Trung Giã, Chính ủy Đại đoàn Song Hào triệu tập cán bộ trung cấp toàn Đại đoàn theo chỉ thị của cấp trên; từ đó phải viết tài liệu giáo dục cho cán bộ cợ sở và chiến sĩ. Công việc đáng lẽ là của cán bộ Ban Tuyên huấn, nhưng vì tôi được dự buổi phổ biến cho cán bộ trung cấp nên Thủ trưởng Phòng Chính trị giao thì tôi phải chấp hành. Viết cho cán bộ sơ cấp và chiến sĩ nên tôi viết theo thể vấn đáp dễ hiểu. Qua việc nắm tình hình chung của lớp cán bộ trung cấp, mọi người đều thấy rõ thắng lợi nhưng vẫn tồn tại hai thắc mắc lớn:
Một là, nếu địch ngoan cố không nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định thì sao?
Hai là, đối với cách mạng Campuchia, thắng lợi giành được chưa rõ như Việt Nam và Lào.
Quả nhiên đây là những vấn đề tồn tại kéo dài nhiều năm sau này.
Sau khi tôi viết xong tài liệu cho cán bộ sơ cấp và chiến sĩ, đồng chí phụ trách Ban Tuyên huấn nói:
- Đáng lẽ đồng chí Tiên phải về công tác ở Ban Tuyên huấn mới đúng.
Tôi coi đây như một lời khen ngợi về khả năng viết lách của mình.
Một việc mà đồng chí Phạm Ngọc Điển, Trưởng ban cũ bàn giao cho tôi là một việc về nhân sự, có quan hệ đến sinh mệnh chính trị của một nhân viên trong Ban. Đó là việc đồng chí Phụ, cán bộ trung đội làm quản lý của Phòng Chính trị. Qua phát động quần chúng cải cách ruộng đất ở huyện Yên Thế - Bắc Giang, khi Phụ làm Chủ nhiệm Việt Minh ở xã hồi mới giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám, có nhiều nông dân tố cáo đồng chí Phụ là cường hào gian ác đã đàn áp, giết hại nông dân. Việc này, Đại đoàn rất thận trọng đã cử người về xác minh nhiều lần và đã báo cáo với Tổng cục; quyết định cuối cùng là tước quân tịch, giải về địa phương để xử lý. Tôi phải chủ trì tổ chức việc này rất nghiêm túc trong một buổi tối ở làng Cao Bộ - Hà Đông, khi Đại đoàn trên đường về tiếp quản Hà Nội. Nhưng sự việc sau này đã không phải như thế. Khi Đảng bắt đầu sửa sai trong cải cách ruộng đất, đồng chí Phụ đã được minh oan. Đồng chí trở lại đơn vị và cho biết: Khi Cách mạng Tháng Tám mới thành công, bọn thổ phỉ ở địa phương tiến hành những vụ cướp bóc rất tàn bạo. Với cương vị là Chủ nhiệm Việt Minh xã, đồng chí đã lãnh đạo và chỉ huy tự vệ cứu quốc chống lại và trừng trị chúng để bảo vệ dân. Đồng chí đã được truy lĩnh toàn bộ phụ cấp trong thời gian bị tù và khôi phục mọi quyên lợi khác ở đơn vị.
Công việc chuẩn bị cho việc tiếp quản Hà Nội rất khẩn trương. Thời gian này, Bác Hồ gặp mặt một số cán bộ của Đại đoàn 308 ở Đền Hùng - Phú Thọ và có một câu nói nổi tiếng của Bác trong buổi nói chuyện hôm đó: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Tôi phải ở nhà làm việc, không có vinh dự được trực tiếp nghe Bác nói chuyện hôm đó.
Khi đang dừng chân ở làng Cao Bộ chuẩn bị cho việc tiếp quản Thù đô thì cấp trên cử một đồng chí về làm Chủ nhiệm Chính trị Đại đoàn (trước đó chỉ có cấp phó). Đồng chí đó tên là Phan Thêm, một bí thư tỉnh ủy ở một tinh miền Trung, là một đảng viên lâu năm, nhưng có lẽ ít kinh nghiệm công tác trong Quân đội.
Ở Cơ quan Chính trị cũng như các đơn vị trong Đại đoàn, việc chuẩn bị tư tưởng và tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ được tiến hành rất chu đáo, tỷ mỷ. Anh em được giáo dục kỹ về những quy định, kỷ luật khi vào thành phố, chuẩn bị trang phục thật chỉnh tề, sạch sẽ, từ cái lưới mã cho tới đôi giày vải...
Chiều mùng 9 tháng 10 năm 1954, tất cả các cơ quan của Đại đoàn bộ, do đồng chí Tham mưu trưởng chỉ huy, đi trên chiếc xe tải Môlôtôva do Liên Xô sản xuất, tiến ra Hà Đông đi về hướng Ngã Tư Sờ. Tới gần Km 3 từ thị xã Hà Đông đi Hà Nội thì toàn bộ đội hình dừng lại xuống xe, chuẩn bị đi bộ về địa điểm quy định xung quanh cầu Mới (khu vực Ngã Tư Sờ). Từ mấy hôm trước, mọi đơn vị và cơ quan của Đại đoàn đều đã có bộ phận tiền trạm vào trước nên chúng tôi rất yên tâm về sự an toàn chung. Lúc các anh nuôi đang xuống xe với nồi niêu xoong chảo lỉnh kỉnh thì một anh nhà báo Ấn Độ đến gần nâng máy ảnh lên chụp. Tham mưu trưởng Đại đoàn xua xua tay ra hiệu không cho chụp, anh ta thôi chụp.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #56 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2023, 09:08:39 am » |
|
Ban Hành chính và Cơ quan Chính trị Đại đoàn được bố trí ở làng Mộc Chính Kinh. Tôi được xếp vào ở một ngôi nhà ngói khang trang, chủ nhà là một bà cụ [r một mình, ngoài ra không có ai. Cụ có mái tóc đã bạc, đẹp lão, ít nói, tiếp tôi rất lịch sự, chir cho tôi choox làm việc và giường nằm nghỉ đã chăn màn sẵn sạch sẽ. Lúc đó đã 8 - 9 giờ tối, không hiểu sao rất nhiều muỗi, tôi phải thưa với cụ rằng, đêm nay tôi phải làm việc suốt đêm nên phải ở trong màn. Bộ đội thông tin đến đặt máy điện thoại cho tôi ngay trên giường, cụ cũng thawsp cho một ngọn đèn dầu hỏa đủ sáng để làm việc. Thức suốt đêm để nắm tình hình, chủ yếu là ở sân bay Bạch Mai, Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở và thỉnh thoảng phải báo cáo tình hình chính trị về trực ban Đại đoàn, nhưng tôi không thấy mệt gì cả. Tình hình nói chung yên tĩnh, không có sự cố gì xảy ra đêm hôm đó.
Sáng ngày 10 tháng 10, theo đúng kế hoạch, các đơn vị tiến vào nội thành trong sự đón tiếp tưng bừng với nghìn nghìn nụ cười và cả những giọt nước mắt của nhân dân Thủ đô Hà Nội, đúng như dự báo trong ca khúc nổi tiếng "Tiến về Hà Nội" của nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1949: "Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về, như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào chảy dòng sương sớm long lanh...".
Đến trưa, tôi được gọi lên đi cùng Phó Chính ủy Đại đoàn Lê Vinh Quốc đến xem trước địa điểm trú quân của Cơ quan Đại đoàn bộ, trong đó có Phòng Chính trị. Đứng trên chiếc xe vận tải Môlôtôva chỉ có vài người chúng tôi, qua phố nào cũng được nhân dân đi trên đường vẫy tay thân mật chào đón. Chỗ ở mới của chúng tôi là trại bảo an binh cũ của địch. Đến nơi là cảnh tanh bành, xơ xác do địch để lại, không còn một cái giường nằm, một bóng đèn điện.
Trong thời gian này, về mặt nhân sự và địa điểm trú quân của Đại đoàn luôn luôn có sự thay đổi và điều chỉnh. Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ kiêm luôn Chủ tịch ủy ban Quân quản Thủ đô Hà Nội. Các trung đoàn được bố trí hợp lý để bảo vệ Thủ đô.
Ngày 10 tháng 10 năm 1954, Hà Nội tổ chức mít tinh đón Bác Hồ và Trung ương Đảng về Thủ đô, trong đó có cuộc diễu binh của Đại đoàn do Trung đoàn trưởng Trung đoàn 36 Hồng Sơn và Chính ủy Trung đoàn 88 Đặng Quốc Bảo chỉ huy.
Sau đó, anh Đặng Quốc Bảo được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Chính trị Đại đoàn, anh Vũ Yên làm Tham mưu trường, anh Hồng Sơn làm Tham mưu phó Đại đoàn.
Tôi rất vui khi anh Đặng Quốc Bảo về thay đồng chí Phan Thêm được chuyển đi nhận công tác khác. Anh Đặng Quốc Bảo mới 22 tuổi được giao nhiệm vụ làm Chính ủy Trung đoàn 88, người chính ủy đã rất quyết đoán trong lãnh đạo và chỉ huy tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ trong Chiến dịch Hòa Bình, là một trong những chính ủy mà tôi rất ngưỡng mộ, kính trọng. Tôi cũng rất biết ơn anh khi tôi bị thương ở Nậm Hu đã mua cho tôi một cái đệm của người Lào để giảm bớt được đau đớn do vết thương. Với lối sống giản dị, cởi mở, tôn trọng nhân cách của anh với cấp dưới tôi rất dễ chịu khi làm việc với anh, nhưng chỉ ít lâu sau, anh lại được điều động lên Bộ nhận nhiệm vụ mới. Người về thay anh là đồng chí Chu Thanh Hương, nguyên Chính ủy Trung đoàn 36, người kế nhiệm đồng chí Lê Linh đã được điều động sang Trung đoàn 102 (Thủ đô) trước Chiến dịch Điện Biên Phủ. Anh Chu Thanh Hương sống hòa hợp, gần gũi với anh em trong cơ quan.
Đến tháng 12 năm 1954, tôi nhận được quyết định chuyển sang làm Chính trị hiệp lý viên. Đây là một chức danh có nhiệm vụ công tác đảng và công tác chính trị tại hai phòng: Tham mưu, Chính trị và sáu đại đội trực thuộc Đại đoàn gồm đại đội trinh sát (quân báo), đại đội vệ binh, đại đội công binh và ba đại đội thông tin (hữu tuyến - vô tuyến..., về sau thành tiểu đoàn thông tin). Đồng thời với quyết định trên, Đảng ủy Đại đoàn chỉ định tôi làm Bí thư Liên chi ủy của hai cơ quan và các đơn vị trực thuộc trên. Đây là những cơ quan và đơn vị có tỷ lệ đảng viên rất cao, đặc biệt là hai phòng Tham mưu, Chính trị, hầu hết là đảng viên và cán bộ trung cao cấp, trong đó bao gồm cả các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Đại đoàn.
Các cơ quan và các đơn vị có nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau, số lượng đảng viên lúc đó tới gần 600 đồng chí, trình độ rất khác nhau. Tuy cấp ủy không có nhiệm vụ lãnh đạo công tác chuyên môn nhưng cũng cần hiểu biết những điểm cơ bản thì công tác đảng và công tác chính trị mới có hiệu quả, mới nâng cao được chất lượng công tác chuyên môn và phải có biện pháp, hình thức hoạt động phong phú, phù hợp với từng đối tượng.
Các đồng chí được chỉ định tham gia Liên chi ủy phần lớn là các đồng chí phụ trách dẫn đầu ngành ở hai cơ quan Tham mưu và Chính trị, ví dụ như tác huấn, quân báo... ở Cơ quan Tham mưu; tổ chức, tuyên huấn, bảo vệ ở Cơ quan Chính trị. Đồng chí Hồng Sơn, Tham mưu phó ít lâu sau là Tham mưu trưởng Đại đoàn cũng được chỉ định tham gia Liên chi ủy. Nói chung, các đồng chí được tham gia Liên chi ủy là các đồng chí có chức vụ chính quyền cao hơn tôi (lúc đó chưa phong quân hàm) nhưng rất tôn trọng Bí thư, tính tổ chức, tính nguyên tắc trong công tác đảng rất tốt. Có một thời gian, tôi kiêm luôn cả Bí thư Chi bộ Tham mưu - Chính trị, là một chi bộ hầu hết đảng viên là cán bộ trung cao cấp, nhưng các đồng chí ấy tham gia sinh hoạt Đảng rất nghiêm túc, rất hiếm trường hợp vắng mặt. Đồng chí Vũ Yên, Tham mưu trưởng Đại đoàn, sau này thay đồng chí Cao Văn Khánh làm Đại đoàn phó, là Tổ trường Đảng, hằng tháng đều báo cáo tình hình sinh hoạt Tổ Đảng với Bí thư rất nghiêm túc, kể cả những vấn đề riêng tư cá nhân có quan hệ tới công tác; mặc dù chức vụ của tôi thấp hơn nhiều so với đồng chí. Tôi học được ở các đồng chí sự khiêm tốn, tính nguyên tắc và theo tôi đấy là biểu hiện của lòng tự trọng rất cao nữa của các anh.
Một hôm, nữ đồng chí Nhung, vợ của đồng chí Vũ Yên lên gặp tôi trình bày một chuyện riêng. Chị cho tôi biết, trước đây chị đã là đảng viên công tác tại Văn phòng Tỉnh ủy Tuyên Quang, chị gặp anh Vũ Yên khi anh còn là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Phủ Thông và hai người yêu nhau; trước khi kết hôn thường thư từ qua lại với nhau hoặc là có điều kiện gặp gỡ nhau. Có một anh công tác ở Văn phòng Tỉnh ủy, là người cùng bộ phận nhưng là người phụ trách cũng yêu chị nhưng chị từ chối vì đã yêu anh Vũ Yên. Anh ta quy cho chị là yêu đương bất chính và đưa ra chi bộ quyết định khai trừ chị ra khỏi Đảng. Khi chị làm lễ kết hôn với anh Vũ Yên thì chị xin tham gia Quân đội, làm y tá ở Tiểu đoàn Quân y của Đại đoàn. Khi thành lập Đội Văn công Đại đoàn, chị xin về Đội Văn công vì chị cũng có năng khiếu ca hát và tất nhiên là có cả nhan sắc. Chị chịu cái án kỷ luật ấy gần 10 năm trời; Chi ủy Đội Văn công khuyên chị nên trình bày với Liên chi ủy. Sau khi nghe kỹ, tôi đề nghị với chị làm một cái đơn khiếu nại lên Trung ương Đảng về cái án kỷ luật vô lý đó, xin chứng nhận của Tiểu đoàn Quân y và Đội Văn công về quá trình công tác của chị ở hai đơn vị đó và đưa lên cho tôi. Tôi đã báo cáo với Liên chi ủy về việc này và làm công văn gửi lên Ban Tổ chức Trung ương Đảng, đề nghị kiểm tra và xác minh lại vụ kỷ luật đó. Nếu đúng như nội dung chị trình bày và căn cứ vào quá trình công tác ở đơn vị, tôi đề nghị phục hồi Đảng tịch cho chị, tính cả thời gian bị kỷ luật oan: Ít lâu sau, chị nhận được quyết định phục hồi Đảng tịch từ Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Tôi hỏi anh Vũ Yên về việc này tại sao anh không báo cáo từ trước. Anh nói rằng: "Đấy là việc của cô ấy nếu còn tha thiết với Đảng thì làm đơn khiếu nại" chứ anh không muốn vợ mình dựa vào vị trí, chức vụ của anh để giai quyết vấn đề của cá nhân. Một lần nữa, tôi thêm kính trọng và quý anh ở sự vô tư, trong sáng ấy.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #57 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2023, 09:09:31 am » |
|
Với những cán bộ đã vào sinh ra tử, dày dạn trong chiến đấu với quân thù nhưng không phải là gỗ đá. Từng người vẫn có hoàn cảnh riêng, tâm tư riêng, có người nói ra, nhưng cũng có người không muốn bộc lộ. Những người làm công tác chính trị tư tưởng, không phải ai cũng thấy điều đó. Tôi xuất thân là một học sinh, là một cán bộ tuổi đời còn trẻ, không tránh khỏi cũng có lúc chủ quan, đơn giản. Đối tượng công tác của tôi thời gian này quan trọng nhất là khối cán bộ trung, cao cấp của hai cơ quan Tham mưu và Chính trị. Các đồng chí ấy phần lớn là những cán bộ ưu tú có trình độ, đã qua chiến đấu, chọn từ đơn vị lên. Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, số khá đông mải mê chiến đấu, công tác, chưa nghĩ đến chuyện lập gia đình. Bây giờ đã hòa bình, tuổi cũng đã cứng, bởi vậy việc tìm kiếm người phụ nữ hợp với mình để lập gia đình là chuyện rất bình thường.
Thời điểm này, công tác tư tưởng yêu cầu chống những biểu hiện hòa bình chủ nghĩa, đối với các đơn vị làm nhiệm vụ tiếp quản tại đô thị cần nêu cao cảnh giác đối với những "viên đạn bọc đường" (theo thuật ngữ và kinh nghiệm của Trung Quốc). Điều đó là đúng vì một nửa đất nước còn giặc, chưa được giải phóng, không thể "nằm ngủ" với những thắng lợi bước đầu. Nhưng cũng có không ít người làm công tác chính trị, tư tưởng quan trọng hóa vấn đề, cường điệu lên, chưa thật quan tâm tới nhu cầu tình cảm chính đáng của đồng đội mình. Vì vậy, có đồng chí muốn tìm người yêu, muốn lập gia đình cũng khép kín, không muốn bộc lộ hoặc cứ làm nhưng giấu giấu giếm giếm vì ngại bị suy diễn là hòa bình chủ nghĩa. Mới đầu tôi cũng đơn giản nhưng nhờ gần gũi với anh em, bạn bè nên đã kịp thời nhận thức được vấn đề. Dần dần, mọi người cũng cởi mờ hơn với nhau, với cấp lãnh đạo. Song, lúc đó đời sống nhân dân sau chiến tranh còn quá khó khăn, cán bộ Quân đội còn quá nghèo nên có những cái tối thiểu cần cho một đám cưới giải quỵết cũng không dễ. Đồng chí Nguyễn Quân Sĩ, cán bộ Tuyên huấn của Trung đoàn 36 được điều lên công tác ở Ban Tuyên huấn Đại đoàn sắp cưới vợ cùng quê ở Hà Nội, muốn có một cái vỏ chăn cho mùa đông mà không đủ tiền mua. Anh tâm sự với tôi, tôi cũng thấy băn khoăn, nhưng sực nhớ ra mình vừa được Đại đoàn1 (Từ năm 1955, đơn vị cấp Đại đoàn được gọi là Sư đoàn) chia cho một miếng vải dù trắng, chiến lợi phẩm thu được ở Điện Biên Phủ còn để trong ba lô có thể may được một vỏ chăn rộng cho hai người. Tôi lấy ra tặng anh, hỏi anh "Có được không?". Sĩ mừng quýnh, còn tôi cũng rất vui vì đã giúp được bạn gỡ bí.
Sau khi vào tiếp quản Hà Nội, một thời gian sau, công việc ở cơ quan tương đối đi vào nền nếp ổn định, tôi xin phép được nghỉ một thời gian ngắn về thăm gia đình. Khi địch rút khỏi Hà Nam ngày 3 tháng 7 năm 1954 thì thị trấn Quế, trong đó có thôn Phương Khê Chợ, chỉ còn là một đống đổ nát hoang tàn. Trước đó địch xây dựng thành một đồn bốt trên toàn bộ diện tích của thôn chợ, nhà tôi nằm trong khu vực đó. Thôn Đanh Xá, quê vợ tôi ở sát bên, địch cũng phá sạch tất cả các lò gốm. Bố mẹ tôi phải làm một gian nhà tranh tạm để ở. Toàn bộ gia đình bố mẹ vợ phải di cư lên Vân Đình (Ứng Hòa) tiếp tục đắp lò làm nghề gốm, vợ tôi cùng hai con nhỏ theo nghề phải cùng đi. Việc khắc phục hậu quả chiến tranh rất nặng nề. Đời sống nhân dân rất khó khăn. Nạn đói diễn ra gay gắt cuối năm 1954, đầu năm 19552 (Theo Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Kim Bảng (1930 - 1995), Sở Văn hóa Thông tin Nam Hà xuất bản, 1996, tr. 110).
Đầu tháng 2 năm 1955, theo chỉ thị của Trung ương về giảm tô và cải cách ruộng đất, các đội giảm tô về công tác ở Hà Nam. Ở Kim Bảng, địa chủ đã phải giảm tô, giảm tức 25% cho dân nghèo. Nhiều ruộng đất vắng chủ, các xã đã chia cho các gia đình khó khăn, thiếu ruộng. Cuối tháng 7 năm 1955, có 98 đội cải cách ruộng đất đã về 98 xã của năm huyện thuộc Hà Nam làm công tác phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất. Cải cách ruộng đất thắng lợi tạo ra một không khí phấn khởi của hàng vạn nông dân Kim Bảng được chia ruộng đất tịch thu củạ địa chủ1 (Theo Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Kim Bảng (1930 - 1995), Sdd, tr. 111, 112, 113). Nhưng Kim Bảng trong đấu tranh đã đả kích, đấu tố tràn lan, gây tình trạng căng thẳng trong nông thôn2 (Theo Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Kim Bảng (1930 - 1995), Sdd, tr. 111, 112, 113).
Tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định: "Thắng lợi của cải cách ruộng đất là to lớn và căn bản. Thắng lợi đó có tính chất chiến lược". Nhưng việc kết hợp chỉnh đốn tổ chức đảng, chính quyền, Nông hội "càng về sau thì sai lầm khuyết điểm càng nghiêm trọng". Việc lãnh đạo tư tưởng, phổ biến quán triệt, tổ chức thực hiện chính sách "... đã có nhiều thiếu sót nghiêm trọng..."3 (Theo Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Kim Bảng (1930 - 1995), Sdd, tr. 111, 112, 113).
Một ngày trong tháng 7 năm 1955, vợ tôi từ quê lên gặp tôi ở nhà khách của Cơ quan Sư đoàn bộ 308, lúc đó đóng quân ở khu sân bay Bạch Mai. Em mặt buồn rười rượi báo cho tôi biết là Đội Cải cách ruộng đất dã phong tỏa nhà của bố mẹ tôi, không cho em từ gia đình bên ngoại vào thăm bố mẹ chồng. Tôi choáng váng khi được nghe tin đó. Suốt đêm đó, tôi ngồi viết một lá thư về cho Đội Cải cách ruộng đất. Nội dung chính trong thư đại ý tôi nói qua về tình hình kinh tế, chính trị của gia đình: Gia đình chỉ có một mẫu rưỡi ruộng, kể cả ruộng mạ; nhà chỉ còn hai bố mẹ tôi đã mất sức lao động vì các chị và em gái tôi đã lập gia đình nên nhờ người quen cày cấy giúp và trả công bằng lúa cho họ, còn nguồn sống chính là do tiền buôn bán nhỏ của mẹ tôi. Bố tôi là Chánh hội đã bị chính quyền thực dân phong kiến cách chức, quan hệ của gia đình với địa phương, theo tôi biết là tốt; đó là theo hiểu biết của tôi trước đây. Tôi theo cách mạng từ lúc còn nhỏ và chiến đấu từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay. Tôi xác định trên lập trường giai cấp công nhân, đứng về phía nông dân, ủng hộ cải cách ruộng đất. Còn việc xác định thành phần và xử lý thể nào tôi hoàn toàn tin tưởng vào chính sách của Đảng.
Tôi đưa thư cho Phúc bảo em tìm cách đưa ngay cho Đội Cải cách ruộng đất. Em cũng cho biết thêm là gia đình bố mẹ vợ tôi cũng bị quy là thành phần bóc lột, nhưng vì là làm nghề thủ công đồ gốm, bố lại không phải là chức dịch cũ nên không bị kiểm soát và phong tỏa gắt gao như bố mẹ tôi.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #58 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2023, 09:10:20 am » |
|
Tôi rất buồn và trong lòng không yên. Ngay lập tức, tôi báo cáo với các đồng chí có trách nhiệm trong công tác quàn lý cán bộ của Phòng Chính trị, với Tham mưu trưởng Sư đoàn Hồng Sơn (anh cũng đã tham gia Liên chi ủy). Trong cuộc họp Liên chi ủy gần nhất, tôi báo cáo tình hình của gia đình tôi với Liên chi ủy. Dần dần, tôi cũng yên tâm lại vì thấy thái độ của mọi người trong quan hệ công tác với mình vẫn bình thường. Một số đồng chí tuy không nói ra, nhưng qua thái độ, tôi thấy rõ là các đồng chí ấy thông cảm với mình. Đồng chí Hồng Sơn thấy tôi hút nhiều thuốc lá, có lẽ anh cho là tôi vì buồn nên hút nhiều nên thân mật khuyên:
- Mình thấy cậu dạo này hút nhiều thuốc lá quá nên giảm bớt đi.
Tôi nghĩ rằng, trong Sư đoàn bộ chắc cũng có nhiều đồng chí cùng cảnh ngộ như mình vì tôi biết có nhiều đồng chí là trí thức xuất thân từ tầng lớp trên của xã hội trước kia nên Quân đội rất thận trọng trong việc xem xét, đánh giá những cán bộ đã từng vào sinh ra tử trong chiến đấu. Tôi tự xác định dù hoàn cảnh nghiệt ngã như thế nào cũng quyết tâm vượt qua, giữ vững ý chí chiến đấu, không thể buồn phiền làm cho tinh thần sa sút. Vì vậy, nhiệm vụ của một bí thư liên chi ủy, của chính trị hiệp lý viên, tôi vẫn hoàn thành tốt. Trong kỳ học tập bắn súng ngắn và súng trường của toàn Sư đoàn, về súng ngăn, với khẩu súng Braoning của Trung đoàn 36 tặng, khi bắn đạn thật ba viên, tôi đạt 26 điểm; về súng trường loại trung chính 7,62mm của Trung Quốc, tôi đạt 27 điểm, đạt hai danh hiệu xạ thủ trong toàn Sư đoàn. Đúng lúc này, tôi nhận được quyết định đích danh tập trung lên Bộ Tổng Tham mưu dự lớp huấn luyện xạ thủ súng ngắn để đi dự cuộc thi bắn súng ngắn quốc tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa sắp tới tổ chức ở Bucarét - Rumani. Đồng thời tôi cũng nhận được thư của bố tôi viết cho tôi báo tin là ở địa phương đã tiến hành sửa sai trong cải cách ruộng đất, gia đình không bị quy sai là địa chủ nữa, nhưng hiện nay tình hình kinh tế gia đình khó khăn. Tôi vội vàng đi vay trước của tài vụ cơ quan 90 đồng (tiền trợ cấp chức vụ một tháng của tôi) và nhờ một đồng chí lúc đó được nghỉ phép về quê đưa cho vợ tôi để chuyển cho bố mẹ tôi 30 đồng, còn 60 đồng dành cho vợ và hai đứa con. Lúc đó, tiêu chuẩn ăn của bộ đội là 15 đồng một tháng đã rất khá, với hy vọng giúp bổ mẹ, vợ con vượt qua được nạn đói. Nhưng rồi vì một lý do không đâu số tiền đó không đến được tay bố mẹ tôi. Về sau gặp Phúc, tôi hỏi về chuyện này thì Phúc nói rằng vì lúc đó vẫn sợ Đội Cải cách nên không đưa được. Tôi rất buồn và giận vợ vì cách xử lý của vợ. Phúc tỏ ra ân hận, mẹ tôi thì không bao giờ nhắc tới chuyện này.
Tôi lên lớp xạ kích do Bộ Tổng Tham mưu tổ chức học được khoảng gần hai tháng, vợ tôi lên báo tin bố tôi đã mất vì có thời gian bị đấu tổ sức khỏe đã yếu, lại khó khăn thiếu thốn nên bị bệnh không qua khỏi và ở nhà đã làm lễ an táng. Tôi rất đau buồn vì trong lúc bố mẹ gặp khó khăn nhất lại không co mặt ở nhà để giúp đỡ bố mẹ. Thời gian tổng kiểm tra kết quả, thi bắn đạn thật để tuyển chọn xạ thủ xuất sắc nhất đi thi quốc tế đã tới, tôi không thể về qua nhà được nữa. Hôm bắn thi đạn thật ở lớp, tôi đứng thứ ba trong số 10 tuyển thủ cần chọn trong đội tuyển Việt Nam. Nhưng rồi xảy ra sự biến ở Hunggari năm 1956 nên cuộc thi đó phải hoãn lại, các xạ thủ phải trở về đơn vị tiếp tục tự luyện tập, khi cần sẽ triệu tập lại. Hôm lễ bế mạc, tôi được cấp chứng chỉ là vận động viên bắn súng ngắn xạ thủ loại 1 và được cấp theo chế độ mỗi tháng được bắn tập 30 viên đạn thật tại đơn vị. Được vài tháng tôi xin thôi vì trở thành xạ thủ súng ngắn không thể là sự nghiệp lâu dài của mình.
Hôm từ Quần Ngựa trở về đơn vị, tôi ghé vào một cửa hàng cà phê đối diện với nhà hàng Thủy Tạ, tình cờ tôi gặp anh Lê Minh Lợi ở đó. Tôi mừng quá, dồn dập hỏi anh về tình hình quê nhà sau cải cách ruộng đất đợt 5 và việc chấn chỉnh tổ chức. Anh cho biết, Trung ương lúc đó đã thấy việc chỉnh đốn tổ chức có sai lầm nghiêm trọng. Cũng rất may là ta đã chặn đứng lại được các sai lầm trên và tích cực sửa chữa.
Nếu không có nỗi đau này thì thắng lợi to lớn mà nhân dân ta đã giành được trong cuộc đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước do Đảng ta lãnh đạo trọn vẹn và đẹp đẽ biết bao.
Sau cuộc gặp gỡ với anh Lợi ở Hà Nội, tôi được đơn vị cho nghỉ phép về thăm nhà. Không khí trong thôn xóm như vừa qua một tai họa khủng khiếp, như một người ốm nặng mới khỏi, không ai muốn nhắc lại chuyện cũ. Qua tai họa gây ra cho nhau nhưng tuyệt nhiên không có chuyện trả thù. Bà con đối xử với nhau rất độ lượng, có lẽ đấy là một đức tính rất cao quý, rất Việt Nam. Tôi gặp mẹ, bà vẫn bình tĩnh, gan góc đã vượt qua tất cả mọi khổ ải vừa qua, không hề kể lại một chi tiết nào về sự đấu tố của ai đó với gia đình, với bố tôi; không hề có một lời phàn nàn, trách móc với con trai, con dâu và nói chung với con cái. Bà cũng không kể lể bà đã làm gì dể vượt qua khó khăn, để sống. Tôi thật sự xúc động trước nghị lực, trước sự bao dung của mẹ đối với con cái, với mọi người. Tôi vẫn thấy bà nhiều lần âu yếm và một chút nghiêm khẳc nhìn con trai mình. Tôi cảm thấy vợ chồng tôi, chủ yếu là tôi có lỗi đã không giúp đỡ được gì cho bố mẹ trong những lúc khó khăn gian khổ nhất.
Khi đợi mua hương ra mộ bố, tôi tranh thủ thăm một số bà con xung quanh. Mọi người như vừa thoát khỏi một cơn ác mộng. Gặp vợ ông Đường mà tôi gọi là cô họ, bà chỉ vào cái huy hiệu "Chiến sĩ Điện Biên Phù" tôi đeo ờ ngực, cười cười nửa đùa nửa thật:
- "Đội" hả?
- Thưa cô, đấy là huy hiệu được Bác Hồ tặng cho cán bộ, chiến sĩ sau Chiến thắng Điện Biên Phủ đấy ạ! - Tôi trả lời.
Bà cười thoải mái:
- Ừ, thế thì được.
Tôi cầm thẻ hương mẹ tôi vừa mua về ra viếng mộ bố tôi ờ gần quán Thiện, cách nhà độ hơn nửa cây sổ. Ngồi một lúc lâu bên nấm mồ cỏ đã mọc xanh của cha mình, tôi nghĩ tới những điều tốt đẹp nhất của ông đã ít nhiều ảnh hưởng tới mình: Lòng yêu nước, sự nhạy cảm và thái độ ủng hộ nhiệt thành với những tiến bộ xã hội, sự trung thực và phóng khoáng trong quan hệ bạn bè, thái độ trân trọng với con người. Tôi nhớ tới sự tài hoa của ông khi ông phóng bút viết những hàng chữ Nho rất đẹp, bay bướm và những hàng chữ Quốc ngữ rõ ràng, chân phương nhưng cũng rất hoa mỹ tôi cố học mà không đạt được. Tôi cũng rất tiếc nếu những sự tốt đẹp đó được phát huy hết mà không có những hạn chế không đáng có của cha mình thì có ích cho gia đình và cho xã hội biết may.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #59 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2023, 09:10:44 am » |
|
Khi về quê, không bao giờ tôi quên đến thăm hai người mà tôi yêu mến.
Đó là anh con nuôi bác ruột tôi, sinh ra trong một gia đình rất nghèo khổ ở trong làng, lại mồ côi cha mẹ. Bác trai tôi là một ông lang thuốc Bắc đã mất từ cuối năm 1947, sau khi tôi cưới vợ vài tháng. Còn bác gái tôi là người quán xuyến việc cày cấy mấy mẫu ruộng bằng lao động của chính bà và các con trong gia đình, trong đó anh con nuôi là một trong những lao động chính. Anh được các bác tôi tin cậy như con đẻ, lo việc vợ con rất chu đáo, cưới cho một chị vợ khá xinh đẹp trong một gia đình có nền nếp. Khi Đội Cải cách ruộng đất đến, họ coi anh như một người cố nông bị bóc lột và phát động anh tố cáo bà là gia đình bóc lột. Anh khéo léo và rất kiên quyết từ chối, anh cho rằng nếu không có cha mẹ nuôi thì anh không thể có cuộc sống như bây giờ. Trong họ nhà bác tôi có ai mất, anh đều lo toan cáng đáng những việc nặng nhọc nhất, ví dụ như việc đào, lấp mộ. Cả họ tôi ai cũng quý mến anh, còn chúng tôi, nhũng đứa em từ nhỏ đã coi anh như anh ruột mình. Khi huyện tôi triển khai việc quy hoạch và xây dựng trụ sở các cơ quan và những công trình phúc lợi công cộng của huyện thì mồ mả của dân phải di dời đi nơi khác. Bác gái tôi là con dâu trưởng của chi họ Đinh ở thị trấn Quế nên bà rất quan tâm tới mồ mả của tổ tiên và những người thân đã mất; anh lại là người giúp việc chính của bác gái tôi, tìm và quy tập những mộ đó vào một chỗ. Chính sự gắn bó từ lâu của anh, sự chất phác, đôn hậu, trung thực và những việc làm có tình, có nghĩa của anh đối với gia đình bác tôi, với dòng họ đã tạo nên tình cảm biết ơn và tôn trọng của chúng tôi đối với anh.
Người thứ hai tôi thường đến thăm khi về quê là ông chú rể. Gọi là chú theo quan hệ họ hàng thực ra ông chỉ hơn tôi hai ba tuổi và lấy cô họ tôi còn kém tôi hai tuổi, ông là Trung đội trưởng quân báo phục viên và là người đã có công phục hồi cả một làng làm nghề gốm sành ở thôn Đanh Xá bên cạnh, là quê của vợ tôi và bố mẹ vợ vốn là một chủ lò gốm nhỏ. Trên đống hoang tàn đổ nát bị địch tàn phá trước khi chúng rút đi, ông đứng ra tổ chức hợp tác xã đồ gốm với vốn góp ban đầu của mỗi xã viên là 15 đồng bạc. Chỉ sau khoảng hai năm, hợp tác xã gốm Quyết Thành do ông làm Chủ nhiệm đã là một trong những hợp tác xã hàng đầu của tỉnh Nam Hà (Nam Định và Hà Nam) về doanh thu, về đời sống của xã viên, về đóng góp thuế cho Nhà nước, về vốn tích lũy và chưa bao giờ phải vay vốn ở ngân hàng...
Mỗi lần tôi được về thăm quê, tôi lại phát hiện ra những nét tốt đẹp mới trong tâm hồn, tính cách của bà con quê mình. Những điều tôi đã thấy từ trước, đó là những con người hiền hòa, lương thiện, cần cù lao động, yêu nước, cách mạng. Trong thời gian địch chiếm đóng biết đùm bọc, bảo vệ, giúp đỡ nhau trước nanh vuốt tàn bạo và sự kìm kẹp của địch. Những gia đình có người thân hoạt động cách mạng, kháng chiến không có gia đình nào bị kẻ xấu tố cáo, bị bắt bớ, tra tấn. Lần này, sau thắng lợi to lớn và những sai lầm nghiêm trọng của đợt 5 cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, tôi thấy thêm một nét đặc sắc nữa là tấm lòng bao dung, độ lượng bao la của bà con là những con người sống có tình nghĩa, là tinh thần phấn đấu vươn lên xây dựng quê hương không biết mệt mỏi. Tất cả những người vì một lý do nào đó hoặc bị ép buộc đấu tố không đúng sự thật đều được những người bị hại tha thứ, không có sự trả thù. Và sau những tổn thất, đau thương do sai lầm, bà con vẫn kiên cường đứng dậy hướng về phía trước để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn, không bi lụy, buông xuôi. Mặc dù trong cuộc sống thường ngày có những bà con cũng có những mâu thuẫn nhỏ về lợi ích cá nhân hay gia đình, những việc không hài lòng nhau trong cách ứng xử, những khác biệt về cá tính, sở thích hoặc có khi là sự hiểu lầm nhau nữa... Nhưng những vấn đề cơ bản tốt đẹp nhất như tình cảm quê hương, sự quan tâm tới cộng đồng, tinh thần vươn lên trong cuộc sống, lòng nhân ái, bao dung, độ lượng đối với nhau bao giờ cũng là nét chủ đạo, nổi bật.
Lần này trở về đơn vị, tôi thấy trong lòng nhẹ nhõm, thanh thản và càng thêm yêu thương quê hương mình vì lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với cách mạng vẫn được giữ vững sau khi những sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức đã được nhanh chóng sửa chữa; vì tình hình quê hương vẫn ổn định, đoàn kết và vì cả những mặt tích cực của công cuộc cải cách ruộng đất đã mang lại cho quê hương mình như sự binh đẳng giữa các tầng lớp nhân dân tốt hơn, ý thức làm chủ xóm làng, quê hương được nâng cao hơn, tinh thần phấn đấu vươn lên để xây dựng cuộc sống chung mạnh mẽ hơn...
|
|
|
Logged
|
|
|
|
|