Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Chín, 2023, 10:42:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những năm tháng không quên  (Đọc 1626 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 113



« Trả lời #10 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2023, 07:29:09 am »

Suy nghĩ kỹ về chuyện này, tôi thấy cũng rõ lý do. Ngoài nỗi ám ảnh về sự nghiện ngập của bố đã ăn sâu vào tiềm thức từ hồi còn bé, còn một sự kiện lớn nữa tương tự, nhưng bi đát hơn nhiều, xảy ra cách đây không lâu. Đó là trường hợp của gia đình chú, thím ruột tôi. Chú Phái, chú thứ ba của tôi, sau khi bỏ việc về nhà cũng sa vào nghiện ngập thuốc phiện, sau lại lôi cả vợ vào nữa. Cả hai vợ chồng chú thím tôi đều nghiện. Một cơ nghiệp lớn mà bà nội tôi ưu tiên dành cho người con trai út là chú tôi gồm một căn nhà hai lầng sang trọng, hai bên xây liền hai nhà ba gian cao ráo toàn bằng gỗ lim thành một cửa hàng to nhất phố huyện đều đã chui hết vào tảu hút thuốc phiện, thành những làn khói nhỏ chết người. Chú thím và bốn người con phải mua một ngôi nhà lá nhỏ tồi tàn để ở và vẫn tiếp tục mỗi người một bên bàn đèn. Tôi được chứng kiến cảnh tượng đó từ lúc tôi còn nhỏ. Một sự sa sút cực kỳ thảm hại không thể vực dậy được nữa của một gia đình. Mặc dù có sự giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần của gia đình bác tôi và của bố mẹ tôi nhưng vẫn không thể cứu vãn nổi. Chú thím tôi lần lượt chết thảm vì thiếu thuốc phiện và thức ăn, bỏ lại bốn người con. Cô em họ lớn cùng tuổi tôi phải lấy chồng lúc còn vị thành niên, một em trai lớn phải đi ở đợ, em gái thứ hai thì nhà bác tôi nuôi, còn em trai út thì bố mẹ tôi nuôi. Sự việc xảy ra trước khi tôi đi thi ở Thái Bình chỉ hai năm. Thảm cảnh đó in đậm, rất đậm vào tâm thức tôi. "Nguyên mẫu" trong bài văn tiếng Pháp tôi thi chính là gia đình chú thím tôi cộng với sự cảm nhận và suy nghĩ về tiền đồ của gia đình mình.


Biết mình chắc chắn sẽ không trúng tuyển, khi trở về nhà, tâm trang tôi u uất và buồn chán, nhưng vẫn còn đủ tỉnh táo để nghĩ về con đường đi tương lai của mình sẽ phải như thế nào. Nghị lực này có lẽ là nhờ gien của mẹ và do tình cảm thương mẹ rất sâu sắc của tôi, quyết không chịu bó tay, càng không thể chán chường mà buông xuôi.


Tuy vậy, tôi cũng chưa tìm được ra cách gì để thoát khỏi bế tắc vì tình hình chung về đời sống hằng ngày càng khó khăn, tình hình xã hội cũng rất phức tạp. Chỉ riêng huyện Kim Bảng có đến dăm bảy chỗ có những đơn vị nhỏ cỡ ba bốn chục lính Nhật chiếm đóng. Máy bay Mỹ thỉnh thoảng bắn phá và thả bom vào một vị trí phòng không của quân Nhật ở gần cống Ba Đa, cách thị xã Phủ Lý khoảng hơn hai kilômét.


Không có việc gì để làm và có nhiều thời gian rỗi, để tránh lêu lổng, tôi và một số anh em cùng học với nhau nhà ở xung quanh huyện lỵ thường gặp nhau để chuyện trò. Bạn Lê Đình Quỳnh1 (Trong Cách mạng Tháng Tám có tham gia một số công tác. Khi địch chiếm đóng Kim Bảng ở lại vùng địch, sau đó định cư tại Mỹ) có ông bác là một cụ đồ rủ tôi và anh Lê Bích Liên cùng học chữ Nho. Được bố mẹ đồng ý, ba chúng tôi đến học cụ đồ Bính, mỗi ngày khoảng; hai tiếng. Cụ đem quyển "Minh đạo gia huấn" ra dạy chỉ có ba chúng tôi. Tuy chúng tôi còn nhỏ tuổi, nhưng cả ba đều mới đậu Xéctifica nên cụ có vẻ nể. Chúng tôi học cũng không có gì hứng thú lắm. Dạy chưa hết quyển "Minh đạo gia huấn", sức khỏe cụ không được tốt nên cụ thôi không dạy nữa. Tuy nhiên, với trí nhớ của mình, sau này chúng tôi cũng có thể hiểu tốt hơn những từ Hán - Việt trong ngôn ngữ và văn học Việt Nam, cũng lõm bõm đọc và viết được một số từ chữ Hán đơn giản, hoặc cũng có thêm chút ít kiến thức Nho học.

   Ví dụ: Về quan niệm nghề nghiệp của người xưa như:
   Nhân sinh bách nghệ
   Văn học vi tiên
   Nho sĩ thị trân
   Thi thư thị bảo.

Tôi hiểu là:
   Sinh ra có trăm nghề
   Văn học là trước hết
   Nhà nho đáng trân trọng
   Thơ sách là quý giá.
   Hay những câu tổng kết về kinh nghiệm sống của người xưa tôi thấy rất có ích như:
   Trúc non dị kiểu
   Nhân thiếu dị hiểu.

Tôi hiểu là:
   Trúc non dễ uốn
   Trẻ nhỏ dễ bảo.

Hoặc:
   Hàm huyết phún nhân
   Tiên ô tự khẩu.

Tôi rất thích câu này và hiểu là:
   Ngậm máu phun người
   Trước hết là bẩn miệng mình.

Và trong cuộc sống cho đến bây giờ, tôi không bao giờ đồng tình với những người hay xuyên tạc, vu khống người khác và cũng hết sức tránh không cho phép mình mắc phải thói xấu đó.

Những lúc rỗi rãi, tôi hay đến nhà chú Đường, là người cùng bố tôi thường ủng hộ những cải cách tiến bộ ở làng và lập ra giáp Tùng Thiện mà tôi đã nói ở những trang trước. Chú đã xấp xỉ 30 tuổi, nhưng với tôi, chú đối xử như người lớn và cũng hay tâm sự với tôi về cuộc đời của mình, về thời thế. Tôi cũng hay tâm sự với chú về những suy nghĩ trong cuộc sống của mình.


Đôi lúc tôi phàn nàn với chú về sự nghiện ngập của bố. Chú giải thích cho tôi hoàn cảnh xã hội nhiều khi cũng đẩy người ta vào sự bế tắc và mắc phải những tệ nạn. Chú nói chuyện với tôi về cảnh khổ của người nghèo, người lao động, những tệ nạn như nhà thổ, mại dâm phần lớn là do nghèo khổ... Như vậy, xã hội phải có sự thay đổi thì mới hết được những cảnh đó. Chú vẫn tỏ ra kính trọng bố tôi và thường đến thăm ông. Vì vậy, trong suy nghĩ non nớt của mình, tôi cũng thông cảm với bố một phần là "do hoàn cảnh xà hội".


Một hôm, vào khoảng đầu năm 1943, chú bí mật đưa cho tôi xem mấy số Báo "Cứu quốc" của Mặt trận Việt Minh, rồi cả Báo "Cờ giải phóng". Tôi rất thích đọc và luôn đến nhà chú. Những chỗ nào tôi chưa hiểu, chú đều giải thích cặn kẽ. Một hôm chú bàn với tôi và anh Lê Minh Lợi, là em ruột chú, cũng là người đã tốt nahiệp sơ học Pháp - Việt trước tôi đến bảy, tám năm, hiện ờ nhà làm nghề thợ mộc, về việc mở lớp học truyền bá Quốc ngữ cho những người không biết chữ ở thôn tôi. Lớp học được nhanh chóng tổ chức và học ở dinh Xuân, ngôi đình thờ Thành hoàng của thôn. Mới đầu chỉ có ít người, sau đông dần đến gần ba chục người, có cả phụ nữ và người lớn tuổi. Tôi là một giáo viên tích cực và thấy rất vui về công việc có ích này.


Một hôm, chú Đường nói riêng với tôi:

- Tri huyện Trần Gia Thoại có lẽ đã đánh hơi thấy những hoạt động Việt Minh ở trong vùng, gọi mình lên cảnh cáo, răn đe. Hắn nói: "Ma bùn! Ma bùn! Các anh đừng có "hội kín, hội hở" gì, lôi thôi đấy! Tiên và Lợi ở nhà cứ duy trì và tiếp tục lớp học truyền bá Quốc ngữ đã tổ chức. Minh phải tạm lánh một thời gian, nghe ngóng xem nó có định bắt mình không?
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 113



« Trả lời #11 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2023, 07:38:07 am »

Việc tri huyện gọi những người tình nghi là Việt Minh lên là việc ông ta thường làm. Ít lâu sau, không thấy động tĩnh gì, chú Đường lại về nhà và tiếp tục hoạt động.

Tất cả mọi việc chú Đường giao cho tôi và anh Lợi, chúng tôi đều làm tốt. Lớp truyền bá Quốc ngữ vẫn hoạt động đều đặn và học viên tiến bộ trông thấy.

Khi chú Đường cho tôi đọc Báo "Cứu quốc", Báo "Cờ giải phóng", thì liền sau đó tôi cũng có thêm một nguồn tài liệu cách mạng khác. Nguyên do là tôi có một người anh họ, con cô ruột tôi là anh Hoàng Trọng Cầu1 (Anh Hoàng Trọng Cầu sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 còn tiếp lục hoạt động, được công nhận là lão thành cách mạng, sau vì hoàn cảnh gia đình khó khăn phải nghỉ sớm); anh cầu là thợ xẻ gỗ làm công cho một xưởng xẻ gỗ ở làng Nghi Tàm, Hà Nội. Anh được giác ngộ cách mạng ở Hà Nội và làm giao liên cho Xứ ủy. Thỉnh thoảng anh mang báo chí cách mạng và truyền đơn từ Hà Nội về để trao cho cơ sở Việt Minh ở Hà Nam. Qua chuyện trò với tôi, anh tin tôi nên ngỏ ý gửi tài liệu đó cho tôi, trước khi gửi tới những cơ sở cần, vì nếu để ở nhà anh thì không được an toàn. Tôi nhận lời và cất giấu cho anh những tài liệu đó ở nhà mình. Tôi cũng nói cho anh rõ là đã được đọc những báo chí đó nên anh càng tin cậy.


Năm đó, đời sống của dân quê tôi rất khó khăn. Cô tôi luôn yếu đau, nhà nghèo, tiền công của anh Cầu chỉ đủ anh ăn. Có hôm mang tài liệu từ Hà Nội về phải nhịn đói, lúc về không còn đồng nào trong túi. Tôi còn nhỏ tuổi, chưa làm gì ra tiền được, nhưng nếu có hào nào tôi cũng đưa anh hết. Tôi nghĩ cách giúp anh. Tôi có anh bạn hơn tôi độ năm, sáu tuổi tên là Hoàng Hữu Lựu1 (Anh Hoàng Hữu Lựu khi giặc Pháp chiếm đóng Kim Bảng (1950 - 1954) là Chi ủy viên của xã ở lại vùng địch hoạt động, bị lộ, bị địch bắt tra tấn rất dã man và hy sinh trong tù. Anh được công nhận là liệt sĩ), cũng đã đồ Sơ học Pháp - Việt, đã lấy vợ và có một cửa hàng xén nhỏ. Anh Lựu là em họ anh rể lấy chị thứ tư của tôi. Anh rất hiền và tốt nên tôi nói thẳng cho anh biết là anh Cầu hoạt động Việt Minh và cần giúp đỡ tiền ăn đường để hoạt động. Anh rất vui vẻ và hào phóng, khi thì giúp dăm bảy hào, khi thì một đồng bạc. Bây giờ tôi vui vui nghĩ, tôi đã vận động được một "Mạnh Thường Quân" cho cách mạng. Dăm bảy hào hoặc một đồng bạc lúc đó sao mà quý thế, có ý nghĩa thế.


Cũng trong khoảng thời gian đó, gia đình tôi, hay đúng hơn là bố tôi có một người bạn mới rất đáng quý trọng. Đó là thầy giáo Phan Văn Thành2 (Thầy Phan Văn Thành sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 làm Thanh tra của Bộ Giáo dục và công tác trong ngành Giáo dục cho đến khi về hưu), người gốc Hà Tĩnh, làng Tùng Ảnh. Thầy Thành dạy học ở Phủ Lý, là một trong những con rể của cụ Ký Rượu, chủ RO&RA (đại lý rượu và thuốc phiện) bên cạnh nhà tôi. Thầy đưa vợ con về nghỉ ở nhà cụ Ký Rượu trong dịp nghỉ hè. Thầy đồng thời cũng là một trong những huynh trưởng Hướng đạo sinh khá nổi tiếng ở Phủ Lý. Chắc thầy quen thầy Đạt (Bí thư chi bộ cộng sản đầu tiên ở Kim Bảng) nên thầy chủ động đến kết bạn với bố tôi. Bố tôi tiếp thầy rất trọng thị và cũng nhanh chóng trở thành bạn thân. Gia đình tôi, mọi người cũng rất quý trọng thầy. Chính vì thế, bố tôi thỉnh thoảng có nhã ý mời thầy "thường thức" một điếu để hưởng chút hương vị của "nàng tiên nâu". Có lẽ "cái khoản ấy" hấp dẫn nên thầy không từ chối, nhưng không bao giờ thầy nghiện.


Ngôi nhà của cụ Ký Rượu thuê là một căn nhà ngói nhưng hẹp và ẩm thấp, thậm chí không có cả nơi đại tiện. Buổi chiều hằng ngày, con dâu, con gái cứ phải đi bộ khoảng một kilômẻt để ra cánh đồng vắng "giải quyết".


Nhưng tôi không hiểu sao gia đình các con rể cụ rủ nhau về đông thế. Kể cả những người con rể ở xa cũng gửi con cái về để ông bà ngoại nuôi.

Trong số các cháu ngoại của cụ có một người tên là Nguyễn Đăng Thanh. Từ sự quen biết thâm tình giữa bố tôi và thầy Thành, bạn Thanh cũng trở thành bạn thân của tôi. Bố Thanh lấy em gái của vợ thầy Thành. Bố mẹ Thanh sống ở Phnôm Pênh, ông là một viên chức nhỏ. Theo Thanh, bố bạn ấy nghiện thuốc phiện nên nhà cũng nghèo và buồn phiền vì chuyện ấy. Cùng cảnh ngộ, chúng tôi dễ thông cảm với nhau. Thanh kém tôi một tuổi, vừa đỗ Sơ học Pháp - Việt, sau tôi hai năm. Thanh là con cả, sống tình cảm, thường nhớ nhà, đặc biệt là các em gái. Nhiều buổi chiều, Thanh rủ tôi ra cánh đồng làng, ngồi bên vệ cỏ của đường 22 ngắm trời đất, ngắm dãy núi 99 ngọn ở phía tây. Có mấy ngọn núi nhìn xa trông giống mặt một em bé gái khá đẹp ngửa mặt lên trời, Thanh nói với tôi trông những ngọn núi ấy lại nhớ tới em gái mình. Tự nhiên tôi thấy thông cảm và yêu mến Thanh hơn. Một lần nói chuyện với nhau về học hành và tương lai của mình, Thanh cho tôi biết là có một người chú ruột là kỹ sư hóa học làm ở Nhà máy Tơ Nam Định. Thanh có ý định xin bố mẹ và ông bà ngoại xuống ở với chú và học ở Nam Định. Điều Thanh nghĩ trùng họp với sự khát khao được tiếp tục học của tôi. Tôi hỏi Thanh nếu được học ở Nam Định thì cả hai có thể cùng nhau ở nhà ông chú Thanh được không? Có bạn thân cùng học khi xa nhà là điều tôi rất muốn. Tôi về xin với bố mẹ thì được bố mẹ tôi đồng ý, tuy cho tôi đi trọ học xa có thể tốn kém, nhưng ở nhà tôi cũng chưa giúp được gì cho gia đình.


Sau hai năm kể từ khi thi trượt Trưởng thành chung Thái Bình tôi thấy cần có một thời gian ôn lại kiến thức để thi vào Trưởng thành chung Nam Định. Rất may, ngay sau đó, một hôm ông Chánh tổng Điền đến chơi với bố tôi, cũng có ý định cho Nguyễn Tích Trù ôn đề thi vào Trưởng thành chung và nhờ một thầy ở gần đó hướng dẫn giúp. Ông muốn Trù có bạn cùng học cho vui và bảo tôi lên nhà ông cùng Trù ôn thi. Ông vốn cũng biết sức học của tôi từ hồi lớp Đồng ấu, đến thi Sơ học yếu lược, Sơ học Pháp - Việt và đã cùng Trù dự trại hè ở Sầm Sơn. Thế là ngay hôm sau, tôi lên nhà ông cách làng tôi khoảng gần năm kilômét để cùng ôn thi với con ông. Tôi đến, cả nhà ông đều vui mừng và đối xử như con cái trong nhà. Tôi và Trù cùng học với nhau rất vui vẻ và cũng đạt được kết quả tốt. Cả gia đình Trù rất vui và quý tôi; em trai Trù coi tôi như anh, còn chị gái Trù coi tôi không khác gì Trù. Tuy nhiên, tôi cũng biết giữ ý, không vì thế mà suồng sã, quá trớn.


Trong tình bạn với Trù, chúng tôi có nhiều kỷ niệm đẹp. Trong Cách mạng Tháng Tám, Trù cũng hoạt động rất sôi nổi. Nhưng rồi trong bão táp của cách mạng và chiến tranh, tôi không ngờ rằng, hai chúng tôi mỗi người lại đi theo một ngả.
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 113



« Trả lời #12 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2023, 07:38:55 am »

Tôi về nhà, Thanh cho biết là chú của Thanh đã đồng ý cho tôi ờ cùng Thanh. Tôi và Thanh xuống Nam Định, cùng Thanh thi vào trưởng thành chung Nam Định. Ít lâu sau thì được thông báo kết quả thi. Tôi trúng tuyển, xếp thứ 48 trong sổ 60 học sinh theo chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường. Lần này, tôi được bố mẹ chuẩn bị cho quần áo đàng hoàng hơn: Một áo dài lương đen, một mũ cát trắng, vài quần dài trắng, đôi giầy bata... Thanh thi trượt, phải xin vào học tại Trường Xanh Tômát (Saint Thomas), một trường tư do xứ đạo Nam Định lập ra. Chúng tôi vẫn cùng nhau ở nhà của chú thím Thanh. Chú Thanh là ông Nguyễn Đăng Thục, một kỹ sư hóa học trẻ được đào tạo và tốt nghiệp tại Pháp, ông về làm công cho chủ Nhà máy Tơ Nam Định. Ông và gia đình gồm một vợ, một con trai và một con gái còn nhỏ, được chủ nhà máy bố trí cho ở một nửa biệt thự hai tầng loại vừa phải trong một khuôn viên rất đẹp, cỏ cây xanh, cây cảnh, đường ra vào rải sỏi vàng, có nhà bếp, nhà kho, nhà tắm ờ phố Brie đờ Liôlê. Còn nửa biệt thự bên kia được ngăn cách bằng một bức tường cao là một kỹ sư người Pháp ở. Tôi và Thanh được ở trong cái nhà kho, sàn tráng xi măng, được dọn dẹp sạch sẽ, có bàn học, ánh sáng điện tạm đủ, một giường lớn đủ chăn màn cho hai đứa. Theo tôi, với những học sinh thời đó phải trọ học như chúng tôi, đó là một chỗ ở lý tường cho cuộc sống và học tập, tự do trong sinh hoạt và yên tĩnh. Ông bà đối xử với Thanh và tôi không vồ vập nhưng chu đáo. Nhà có hai người giúp việc, một nam, một nữ còn trẻ, phục vụ việc cơm nước, giặt giũ và trông nom hai đứa trẻ. Chúng tôi được chuẩn bị ăn sáng riêng để đi học, bữa trưa và chiều cùng ăn cơm với ông bà và hai trẻ nhỏ. Ông Thục có phong thái rất điển hình của một trí thức trẻ thời đó, quần áo chỉnh tề, ăn nói lịch sự, nhẹ nhàng. Đôi khi ông cũng hỏi qua về việc học tập của tôi và Thanh, cùng những yêu cầu khác, có cần gì không? Có lần tôi và Thanh đề nghị ông dạy cho môn hóa. Ông dạy chúng tôi được vài buổi thì thôi vì ông bận nhiều việc quá. Bà vợ là một tiểu thư con nhà giàu, đài các, người đẹp, thanh tú, không trực tiếp làm việc nội trợ bao giờ, chỉ sai bảo hai người giúp việc và trông nom dạy dỗ hai đứa con. Thanh và tôi, trong quan hệ với ông bà ấy, tuy không thật có được không khí ấm cúng của một gia đình nhưng cũng không có điều gì đáng phàn nàn, không bao giờ bị xúc phạm, chạm đến lòng tự trọng của chúng tôi vì bất cứ lý do gì. Ngay cả khi ông bà có bạn bè cùng ăn cơm, chúng tôi vẫn ngồi cùng bàn ăn và nghe họ nói chuyện với nhau.


Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, tôi vẫn ở Nam Định. Đêm trước, chỉ nghe thấy súng nổ lẹt đẹt rải rác, không có vẻ gì ác liệt. Nhưng buổi sáng cả nhà không ai ra ngoài vì sợ tai bay vạ gió, chỉ có chị giúp việc đi chợ mua thức ăn, về nói lại tình hình yên tĩnh, không có gì lộn xộn, chỉ có lính Nhật đi lại nhiều và gác ở các nơi.


Tôi đi xuống trường xem tình hình thế nào thì được nghe nói là ông Hiệu trưởng người Pháp - Maneval đã bị lính Nhật bắt. Theo tôi, ông là một người hiền lành. Trước đó vài hôm, ông đến lớp tôi để công bổ kết quả năm học. Tôi xếp thứ 9 trong số 10 học sinh được tuyên dương học khá. Tôi nghĩ, vì "professeur principal" (như chủ nhiệm lớp bây giờ) "trù" do tôi bị nhầm một lỗi không quan trọng lắm khi định nghĩa một từ Pháp trong một lần kiểm tra, mà bị 0 điểm. Vì vậy, khi thi chính thức, mặc dù bài làm của tôi rất hoàn hảo nhưng vì bị điểm 0 đó mà điểm tổng kết bị trừ rất nhiều, nếu không thứ bậc được xểp trong lớp của tôi còn cao hơn. Các thầy dạy môn khác thì rất hài lòng về tôi.


Trong niên học 1944 - 1945 ở trưởng thành chung Nam Định, nhiều lần tôi được nghe các bạn thì thầm là có truyên đơn của Việt Minh rải trong trường và có khi có truyền đơn ở ngay ngăn bàn của học trò. Tôi không ngạc nhiên về điều này vì khi con ờ nhà, tôi đã giữ những gói truyền đơn đại loại như thế cho anh Cầu. Ông thầy "chủ nhiệm" lớp tôi nhiều lần có vẻ rất quan trọng, trợn mắt đe học sinh không được nhặt hay đọc gì cả.
   

Ngay sau ngày Nhật đảo chính Pháp một hôm, nhà ông Thục có khách đặc biệt. Đó là một cặp vợ chồng ăn mặc sang trọng đến thăm, nhìn có vẻ nhiều tuổi hơn vợ chồng ông Thục. Ông chồng cao to mặc một bộ comple rất sang trọng, bà vợ cũng trạc tuổi như thế mặc quần lụa trăng, áo dài màu, son phấn hơi lòe loẹt. Khách ngồi chơi khá lâu với ông Thục và được mời ở lại ăn cơm. Đến bữa, tôi và Thanh được gọi lên cùng ăn. Hai vợ chồng ông khách ăn qua loa, có vẻ vội vàng xin cáo từ ra về. Ông Thục còn đang ăn dở cơm đứng dậy ra tiễn khách. Khi vào ông nói với vợ: "Ông Vũ Đình Huỳnh là "Xứ ủy viên" đấy", và nửa đùa nửa thật mỉm cười nói với bà vợ: "Bà trông còn hấp dẫn lắm, ra đường bây giờ cẩn thận với bọn lính Nhật...".


Tôi quan tâm tới câu nói "Ông Vũ Đình Huỳnh là Xứ ủy viên", vì được đọc Báo "Cứu quốc" và Báo "Cờ giải phóng" khi còn ở nhà, tôi hiểu đây là một cán bộ cấp cao trong hệ thống tổ chức của cách mạng. Còn ông Thục vốn là một trí thức được đào tạo tại Pháp nên cũng có tiếng tăm. Tôi thường thấy có những cuốn sách ông để trên bàn ở phòng khách, đồng thời cũng là phòng ăn, do bạn bè tặng và những lời đc tặng bằng tiếng Pháp rất trọng thị. Với trình độ chính trị còn non nớt, nhưng tôi cũng có thể suy đoán việc ông Vũ Đình Huỳnh đến thăm ông Nguyễn Đăng Thục có thể có một ý nghĩa nào đó, có quan hệ tới tình hình chính trị rất phức tạp khi đó.


Báo chí, truyền đơn cách mạng lúc đó nói rất nhiều đến tình trạng nhân dân ta "một cổ hai tròng", bị Nhật - Pháp bóc lột đến tận xương tủy. Từ những tháng cuối năm 1944 đến những tháng đầu năm 1945, nạn đói diễn ra cực kỳ nghiêm trọng. Thỉnh thoảng ngày chủ nhật hoặc các ngày nghỉ lễ, tôi thường đạp xe trên đường 21 từ Nam Định về Quế và ngược lại (tôi được bố mẹ mua cho một chiếc xe đạp tòng tục để đi về). Suốt dọc đường quốc lộ, song song với đường xe lửa, có những cảnh tượng đau lòng không thể tưởng tượng nổi. Rải rác bên bờ cỏ của đường sắt và đường 21, những xác người nằm chết gục hoặc thoi thóp, ngac ngoải chờ chết vì đói. Từng lớp người gầy trơ xương đi liêu xiêu, loạng choạng vì không có cái ăn từ hướng Thái Bình và các vùng của Nam Định lên phía bắc tìm đường sống. Những xác chết dọc đường chính là từ những tốp người này chết gục hoặc kiệt sức không đi được nữa.


Những hình ảnh như thế này ngay ở chợ Quế quê tôi cũng thấy rất nhiều. Nhưng một hình ảnh khắc sâu vào tâm khảm của tôi, suốt đời tôi không quên, gieo vào lòng tôi một sự xót xa, căm giận sâu sắc. Đó là một buổi sáng mùa đông trên đường từ nhà ông Thục đến trường, tôi nhìn thấy một chiếc xe bò bánh sắt, trên xe xếp đầy xác người chồng lên nhau, người thì quần áo rách rưới, cũng có người mặc áo the khăn xếp, có những cái chân thò ra còn ngọ nguậy. Hai người mỗi người cầm một bên càng xe, đằng sau có hai người đẩy là những người cũng đã bị đói đến kiệt sức. Một tên lính Pháp khoảng trên dưới 30 tuổi, mặc sắc phục mùa đông của cảnh sát được là phẳng phiu, tay cầm một cái roi gân bò huơ huơ liên tục, cười nhăn nhở, dọa và thúc những người kéo và đẩy xe sắp chết đói đó đang loạng choạng lê từng bước đưa đồng bào bị chết đói của mình đổ xuống một cái hố lớn nào đó ở ngoại ô thành phố và vùi lấp họ... Một cảm xúc xót thương đồng bào mình trào lên trong tôi và sự căm giận bọn thực dân Pháp dâng lên tột đỉnh, tưởng chừng không thể chịu nổi. Một tên thực dân cấp thấp điển hình của những tên thực dân cấp thấp tàn bạo và vô cảm, mất hết tính người, cặn bã bẩn thỉu nhất của nền văn minh Pháp. Chúng đang ra sức thực hiện lệnh của bọn thực dân cấp cao của chúng còn tàn bạo hơn, nhưng rất xảo quyệt, núp dưới chiêu bài đem văn minh khai hóa cho dân "annammít".
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 113



« Trả lời #13 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2023, 07:41:08 am »

Chương hai
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NGÀY HỘI LỚN ĐỔI ĐỜI


Bối cảnh gia đình và xã hội kể từ khi lọt lòng cho đến năm gần 16 tuổi, tôi đã sống và lớn lên như vậy. Đó là thời gian nhân dân ta sống trong vòng nô lệ của chế độ thực dân Pháp, phát xít Nhật và bọn phong kiến. Đó cũng là ngày tàn của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật ở Việt Nam và là đêm trước của Cách mạng Tháng Tám, cuộc cách mạng vĩ đại do những người cộng sản đứng đầu là Bác Hồ lãnh đạo, đập tan chế độ cai trị "một cổ hai tròng" của thực dân Pháp và phát xít Nhật đối với nhân dân ta. Và lịch sử đã chứng minh rằng, khi lực lượng thống trị đang giãy chết, chúng càng trở nên tàn bạo hơn bao giờ hết.


Lớn lên trong hoàn cảnh như vậy, ngay từ khi đỗ Sơ học bổ túc (Certificat), năm gần 13 tuổi, tôi đã có thể cảm nhận được những gì đã và đang xảy ra xung quanh mình. Song lúc đó tôi chưa nhận thức nổi ảnh hưởng của nó đến tâm hồn, tính cách và nói chung là toàn bộ cuộc đời mình sau này. Đến bây giờ nghĩ lại, thấy rõ là tình hình gia đình, xã hội đã tác động rất sâu sắc đến việc hình thành nhân cách con người của mình.


Về gia đình, những lúc bình thường, tuy thời thế, cuộc sống có khó khăn, nhưng tôi thấy mình được sống trong một không khí ấm áp của tình cảm gia đình, mặc dù là một đứa trẻ hay ốm đau, quặt quẹo, lúc nào cũng được sự chăm sóc của bố mẹ và các chị. Do đó, tôi biết ơn những tình cảm yêu thương đó và cũng là người dễ xúc động, đa cảm, dễ cảm thông với những người xung quanh. Đặc biệt ở mẹ và bổ, là những người tôi chịu ảnh hưởng nhiều nhất.


Trong sâu thẳm tâm hồn mình, tôi thấy mẹ tôi là một người mẹ hết lòng chăm lo cho chồng con, không hề tính toán cho riêng mình. Bà là một phụ nữ đầy nghị lực, không bao giờ gục ngã trước gian khổ, khó khăn, thiếu thốn. Bà không biết chữ nhưng được giáo dục chu đáo của gia đình từ nhỏ nên cách ứng xử trong các mối quan hệ tế nhị, cặn kẽ, tôi nghe nói bà được mẹ chồng (bà nội tôi) yêu quý. Đối với chồng (bố tôi), mặc dù đau khổ vì ông nghiện ngập, làm cho gia đình túng thiếu, nhưng bà biết nhẫn nhịn. Với bạn bè của chồng, đối với bất cứ ai, bà cũng tiếp đãi chu đáo, chưa bao giờ làm bẽ mặt chồng trước bạn bè. Bởi vậy, bà đã giúp ông tuy nghiện ngập vẫn giữ vững được nhân cách đàng hoàng, được bạn bè và người thân nể trọng.


Bố tôi là người con trai được học hành tốt hơn so với bác và chú tôi. Ông thông hiểu chữ Hán - Nôm, biết giao dịch bằng tiếng Pháp thông thường, viết chữ Quốc ngữ và viết chữ Nho rất đẹp như trên tôi đã nói. ông có một tấm bằng gọi là "Bằng Tuyển sinh" mà tôi đã được trực tiếp xem. Có thể nói, thời đó, ông là một trí thức hiểm hoi ở nông thôn. Mối quan hệ của ông đối với những người tiến bộ, yêu nước, cách mạng; cách xử sự của ông luôn nhân ái, không miệt thị, hống hách với những người cùng đinh, nghèo khổ; sống phóng khoáng, rộng rãi với bạn bè, yêu văn học, sách báo... Điều đó làm tôi tự hào vì có một người cha như ông. Nhưng nỗi buồn lớn nhất của tôi, giống như mẹ mình là ông nghiện ngập, làm cho mẹ tôi và gia đình có lúc lâm vào tình trạng khó khăn, thiếu thốn lẽ ra không đáng có. Tuy có người cho rằng nghiện thuốc phiện thời đó là bình thường vì chính quyền thực dân phong kiến cho mở các đại lý bán rượu và thuốc phiện công khai nên khó tránh khỏi có nhiều người nghiện ngập và nhiều người trở nên nghèo đói, bệ rạc như chú ruột tôi chẳng, hạn. Nỗi buồn đó cùng với sự sa sút của chú ruột đã ám ảnh tôi từ khi còn trẻ thơ cho đến lúc lớn khôn. Bởi vì ngay từ thời đó, những gia đình có nền nếp đều chống lại việc nghiện ngập thuốc sái, cờ bạc, rượu chè, trai gái, trộm cắp... và coi đó như những tệ nạn cần tránh. Tôi tự ti, xấu hổ trước mọi người, nhất là đổi với các thầy giáo dạy mình và bạn bè cùng học với mình. Tôi cho rằng, nếu như ông không có tật ấy thì cuộc sống của gia đình sẽ tốt hơn rất nhiều và đó sẽ là một gia đình có hạnh phúc trọn vẹn. Càng lớn, tôi càng nhận rõ hơn đúng sai về ông và đứng về phía mẹ mình, tôi đã khẳng định với bà là tôi sẽ không bao giờ mắc phải như thế và càng thương mẹ nhiều hơn. Tuy nhiên, trong tình cảm lẫn lộn giữa những điều tốt đẹp và có điều không vui về ông, tôi vẫn thấy mình chịu ảnh hưởng rất nhiều về lòng yêu nước, về phong cách sống của ông.


Chính nhở các mối quan hệ của ông với những người yêu nước, cách mạng và tiến bộ mà từ nhỏ tôi đã được tiếp cận với những diều mới mẻ mà nhiều bạn học của tôi không có may mắn đó. Có một điều đến bây giờ tôi vẫn rất tự hào là tôi đã được gặp cả ba người cộng sản trong chi bộ đầu tiên của Đảng ở Kim Bảng được thành lập ngày 6 tháng 3 năm 1930 do thầy giáo Đạt làm Bí thư, ngay tại nhà bác ruột và nhà tôi.


Người đầu tiên mà tôi chỉ được gặp một lần ở nhà tôi là ông Bùi Khiết, Chánh hội ở thôn Khả Phong vào khoảng năm 1938, khi tôi mới lên chín tuổi. Tối hôm đó, nhà tôi có khoảng năm, sáu người khách quen của gia đình, trong đó có ông Bùi Khiết, họ đang trao đổi với nhau một việc quan trọng nào đó. Tôi tò mò sán lại gần các ông thì được biết các ông đang bàn về việc kiện viên Tri huyện Nguyễn Ước Lễ nổi tiếng tham nhũng, hống hách và dung túng bọn nho lại và bọn cường hào ức hiếp, nhũng nhiễu dân chúng trong huyện. Sau này, tôi được biết là các ông đã tranh thủ thời cơ Mặt trận bình dân ở Pháp nắm chính quyền và Đảng đang hoạt động công khai để làm việc này. Lá đơn được gửi lên viên Thống sứ Pháp ở Bắc Kỳ và sau đó các ông đã thắng kiện. Viên Tri huyện Nguyễn Ước Lễ đã bị thuyên chuyển đi nơi khác. Nhưng rất tiếc là người đảng viên cộng sản Bùi Khiết kiên cường, năng nổ, luôn dẫn đầu các cuộc đấu tranh vì quyền lợi của nhân dân Kim Bảng đã mất trước khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra.


Người cộng sản thứ hai của chi bộ đầu tiên là đồng chí Chu Khắc Hướng, quê ở thôn Vân Chu (xã Phù Vân sau này). Tôi quen biết và được làm việc với đồng chí khi tôi đã là Chính trị viên Huyện đội và là Huyện ủy viên của huyện Kim Bảng. Trong khoảng thời gian ba năm (từ đầu năm 1947 đến đầu năm 1950), đặc biệt là thời gian tôi được Huyện ủy phân công làm Bí thư Đảng Đoàn thanh niên huyện và là Bí thư Chi bộ cán bộ dân vận trực thuộc Huyện ủy. Đồng chí Hướng trạc tuổi bố tôi, vốn là Hương sư tại quê đồng chí, sau Cách mạng Tháng Tám được bầu làm Phó Bí thư Chi bộ xã Phù Vân, thuộc khu vực tôi phụ trách. Đồng chí rất hiền, khiêm tốn và có uy tín với dân. Có lần, tôi công tác ờ xã, đến bữa, đồng chí bảo tôi ở lại ăn cơm với gia đình. Tôi rất xúc động khi thấy trên mâm cơm của gia đình hôm đó chì có một quả trứng vịt rang mặn và rau muống luộc. Cán bộ thời kỳ đó làm công tác vận động quần chúng không có lương, chi được cấp một ít tiền tiêu vặt, ăn ngủ ngay ở nhà dân, nên không giúp đỡ được gì cho gia đình mà mình ăn, ở cùng họ1 (Khoảng những năm 1994 - 1995, tôi gặp con trai đồng chí là anh Chu Tuấn Anh trong một cuộc họp đồng hương Kim Bảng ở Hà Nội. Chu Tuấn Anh cho tôi biết bố anh đã mất và không hiểu vì sao chưa được xét hưởng chế độ lão thành cách mạng).
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 113



« Trả lời #14 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2023, 07:42:27 am »

Người cộng sản thứ ba là người tôi có ấn tượng sâu sắc nhất, cũng là người sau này tôi được tiếp xúc nhiều nhất. Đó là Bí thư Chi bộ đầu tiên của huyện Kim Bảng, thầy giáo Trường Kiêm bị Kim Bảng Nguyễn Văn Đạt. Thầy là hội viên của Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, là người thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ngày 6 tháng 3 năm 1930 ở nhà bác ruột tôi là cụ Đinh Văn Phụng, tại thôn Phương Khê Chợ2 (Nay thuộc thị trấn Quế - huyện Kim Bảng. Phương Khê Chợ được sử dụng từ trước năm 1945 đến năm 1986), sát cạnh huyện lỵ Kim Bảng (nay thuộc thị trấn Quế), và tiếp ngay sau đó là thành lập chi bộ thứ hai ở chùa Đức Mộ phía bắc huyện (nay thuộc xã Nguyễn úy). Cả hai chi bộ đều do thầy Đạt là Bí thư. Sự kiện quan trọng này đã được ghi lại trong cuốn "Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Kim Bảng". Chính quyền thực dân phong kiến biết rõ thầy là cộng sản, nhưng vì được cơ sở quần chúng bảo vệ, chúng không có đủ chứng cớ để bắt thầy nên đã trục xuất thầy khỏi huyện Kim Bảng bằng cách điều động thầy lên vùng thượng du là huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Tại đây, thầy tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện và được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân lâm thời huyện Hạ Hòa rồi tiếp tục được bầu là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính huyện Hạ Hòa cho đến ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Khi về hưu, thầy trở về quê hương là thị xã Phủ Lý. Gia đình thầy mở một gian hàng tạp hóa nhỏ bằng nứa lá gần ga xe lửa do bà vợ và chị con gái út trông nom. Các con của thầy lớn lên đều là cán bộ Nhà nước làm việc ở xa, trong đó có chị con dâu là Hồ Thị Liên, Hiệu phó Trường Trung học phổ thông huyện Kim Bảng mà tiền thân của nó là Trường Kiêm bị Kim Bảng, nơi trước kia thầy từng dạy học ở đó. Thầy nặng tình với huyện Kim Bảng. Mặc dù bác và bố tôi đã mất nhưng thầy vẫn đến thăm hỏi bác gái và mẹ tôi cùng những người quen biết khác mỗi khi có dịp về Kim Bảng thăm con dâu và các cháu. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thị xã Phủ Lý chưa kịp phục hồi sau kháng chiến chống Pháp, thì nay lại là cái túi hứng bom của giặc Mỹ, tan hoang xơ xác. Tuy tuổi đã cao nhưng thầy vẫn nhận nhiệm vụ là Bí thư Chi bộ của thị xã trong một hoàn cảnh cực kỳ gian khổ ác liệt đó. Có nhiều dịp qua thị xã, hầu như lần nào tôi cũng ghé thăm thầy với lòng kính trọng, biết ơn, với tình cảm thắm thiết đối với người cộng sản lão thành quen biết với gia đình mình. Thầy rất ít nói về mình nhưng trong một lần gặp tôi (khi đó tôi đã là Trung tá), biết tôi có hiểu chút ít tiếng Pháp, vui chuyện thầy nói mật thám Pháp ở tỉnh đã "quan tâm" tới thầy như thế nào. Trong hồ sơ của bọn chúng, ta được biết sau này, như nguyên văn thầy nói với tôi là: "Le mouvement communiste se développe rapidement à Kim Bảng dont Giáo Đạt est le plus dangeureux" (tạm dịch là: "Phong trào cộng sản phát triền nhanh chóng ở Kim Bảng mà giáo Đạt là tên nguy hiểm nhất").


Theo cảm nhận của tôi, khi đã là đảng viên, tôi ngày càng thấy rõ hơn thầy là người đã đem ngọn lửa cách mạng của Đảng về hâm nóng tinh thần yêu nước và cách mạng vốn có của nhân dân Kim Bảng. Ngôi trường Kiêm bị duy nhất của huyện mà thầy đã dạy học ở đó có nhiều học trò đã trở thành những cán bộ cốt cán của phong trào Việt Minh trong toàn huyện tham gia cuộc khởi nghĩa vũ trang rất thành công, giành chính quyền về tay nhân dân. Trong đó có rất nhiều người đã trở thành cán bộ trung cao cấp của các ngành, đặc biệt là lực lượng vũ trang trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược.


Ở thầy, tôi thấy toát lên một tâm hồn trong sáng, bền bỉ. Thầy luôn tích cực hoạt động cách mạng không vì danh lợi, địa vị, cho đến khi tuổi cao sức yếu, đã về hưu nhưng vẫn vững lòng, vui vẻ nhận nhiệm vụ Bí thư Chi bộ ở một điểm rất nóng trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc là thị xã Phủ Lý. Có thể nói, thầy là một con người giàu tình cảm với nhân dân Kim Bảng, với các gia đình cơ sở. Chị Hồ Thị Liên, con dâu thầy cho tôi biết, trước khi trút hơi thở cuối cùng, thầy có nhắc mấy tiếng: "... Kim Bảng, Kim Bảng..." với các con rồi mới đi hẳn. Nghe chuyện đó, tôi rất xúc động. Tuy không biết rõ ý thầy muốn nói gỉ, nhưng tôi cho rằng trước khi về với Bác Hồ (năm 1981), thầy còn nặng lòng, tình nghĩa với Kim Bảng nhiều lắm. Sinh thời, thầy sống rất giản dị, đôn hậu, hiền từ, thân ái, gần gũi mọi người, không bao giờ tỏ ra mình là một lão thành cách mạng, một "quan huyện" về hưu.


Với tôi, thấy là một nhân cách lớn. Tôi luôn kính trọng, biết ơn và học tập những phẩm chất tốt đẹp, cao quý ở thầy.

Thật ra, khi tôi tốt nghiệp Sơ học bổ túc năm 1942 lúc chưa đầy 13 tuổi, dưới chế độ thực dân phong kiến và phát xít Nhật, tôi đã biết suy nghĩ về tương lai của mình. Tôi chỉ mong sao được tiếp tục đi học. Uớc mơ của tôi khi lớn lên sẽ được học ở Trường Kỹ nghệ thực hành Hà Nội (Ecole pratique d’industries) để có một nghề tự do, hợp với sức khỏe của mình hoặc là một thầy giáo làng dạy học các em nhỏ. Nhưng từ khi được giác ngộ cách mạng và gần như trọn đời sống và chiến đấu trong lực lượng vũ trang, trở thành "anh Bộ đội Cụ Hồ" (trong đó có vài năm biệt phái làm công việc đoàn thể), ngẫm lại tôi thấy cuộc đời đó là tất yếu đối với mình, không thể khác được, không có con đường nào tốt đẹp hơn.


Khi nghĩ về bối cảnh gia đình, sự may mắn được gần gũi từ nhỏ với những người cách mạng, tiến bộ và những cảnh tai nghe mắt thấy, đặc biệt là nạn đói năm 1945 ở Nam Định và ở quê tôi, trong đó có cả những người thân của mình chết đói, mặc dù gặp nhiều khó khăn, gian khổ, nhiều lần cận kề với cái chết, nhưng tôi thấy thật sự hạnh phúc đã được đi trên con đường đó, trong lòng luôn luôn thanh thản, nhẹ nhàng, tự hào vì đã chọn đúng con đường cho mình.
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 113



« Trả lời #15 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2023, 07:43:31 am »

Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, các trường học ở Nam Định đều đóng cửa. Nghe ngóng một hai hôm không thấy động tĩnh gì, tôi và Thanh trở về thị trấn Quế. Việc học hành của tôi tiếp tục bị lỡ dở một lần nữa, nhưng tôi lại có điều kiện thời gian để tiếp tục hoạt động cách mạng. Sau Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" ngày 12 tháng 3 năm 1945 của Thường vụ Trung ương Đảng, Kim Bảng cũng như các nơi khác, một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ bắt đầu. Đồng chí mà tôi hay gọi là chú Đường triệu tập cuộc họp bí mật vào một buổi tối tại đình Xuân, thôn Phương Khê Chợ, bao gồm tất cả các thành viên cốt cán của tổ Việt Minh ở thôn (khoảng bảy, tám người). Sở dĩ lấy đình Xuân làm địa điểm họp vì đó là một nơi tương đối an toàn. Đồng chí Tuyết, một thành viên của tổ là con cụ Thủ từ của đình nên có chìa khóa mở hậu cung và khóa lại để họp. Chúng tôi chui vào gầm bàn thờ Thành hoàng để họp dưới ánh đèn leo lét của ngọn đèn dầu Hoa Kỳ. Một bộ đồ xóc đĩa được chuẩn bị để nếu có bị lộ thì chỉ là một vụ đánh bạc. Trong cuộc họp, đồng chí Đường phổ biến những nét chính của tình hình và chỉ thị của "Thượng cấp", đặt bí danh cho từng người và phân công phụ trách vận động phát triển hội viên. Tôi được phân công công tác vận động thanh thiếu niên nhưng trong thâm tâm tôi rất thích vào đội tự vệ chiến đấu. Sau được giải thích là mọi tổ viên, bất cứ được phân công việc gì, lúc cần thiết đều là tự vệ chiến đấu cả, nên tôi không còn thắc mắc nữa. Mọi hoạt động của tổ Việt Minh từ đó trở đi rất sôi nổi, tôi không còn thiết tha đến việc tiếp tục học tập văn hóa như trước nữa. Tổ Việt Minh chúng tôi lợi dụng triệt để các tổ chức hợp pháp công khai như "Đội bảo an", "Thanh niên khất thực", các lớp truyền bá Quốc ngữ để hoạt động. Ban đêm, các biểu ngữ được dán ở nhiều nơi. Truyền đơn được rải ở những nơi đông người. Trong các buổi họp chợ, chúng tôi kêu gọi kháng Nhật cứu nước, ủng hộ Việt Minh. Tổ chức Thanh niên khất thực đi quyên cơm các gia đình để cứu đói. Nhiều người tình nguyện chôn cất những người chết đói vô thừa nhận từ các nơi khác đến. Tôi tập hợp các em thiếu niên dạy thêm văn hóa, dạy Quốc ngữ, dạy những bài hát tiền chiến có nội dung yêu nước cho các em. Từ những hoạt động đó, ảnh hưởng của Việt Minh ngày càng lan rộng, không những ở trong làng mà còn lan sang cả những làng xung quanh. Những người biểu lộ rõ thái độ ủng hộ Việt Minh ngày càng nhiều. Lòng tin tưởng và khí thế hoạt động của các thành viên trong tổ ngày càng cao.


Tuy nhiên, nạn đói vẫn tiếp diễn nghiêm trọng. Một hôm, vào buổi sáng, phiên chợ Quế đang nhộn nhịp đông vui, tôi nghe thấy tiếng la hét chửi rủa ngay trước cửa nhà. Tôi nhìn ra thấy anh Tấn, trạc tuổi tôi, con một ông bà láng giềng một tay cắp cái rá trên còn ít nắm cơm bằng nắm tay trẻ con bán rong ở chợ, một tay thì ra sức đấm một anh con trai trạc tuổi đang cố nhét một nắm cơm vào mồm. Mặc cho những cú đấm liên tiếp vào lưng, vào sườn, vào mặt... anh ta vẫn cố nhét cơm vào miệng mà anh ta vừa chộp ở cái rá của anh Tấn. Tôi thở dài, lặng người đứng nhìn. Bữa cơm chiều của nhà tôi hôm đó, tôi ngồi ăn mà không thể quên được cảnh tượng buổi sáng. Ăn được một bát, tôi buông bát đũa, mời bố mẹ theo thói quen sau khi ăn xong của gia đình. Mẹ tôi ngạc nhiên vì mọi hôm thường tôi ăn được hai, ba bát. Mẹ tôi hỏi:

- Sao hôm nay ăn ít thế con?

Tôi đáp:

- Con để lại mộl bát cho những người bị đói.

Mẹ tôi rơm rớm nước mắt, nhìn tôi, giọng rất xúc động:

- Con cứ ăn no đi, rồi mình sẽ giúp sau.

Còn bố tôi im lặng nhìn tôi một lúc, tay vẫn cầm bát cơm, đôi đũa sau câu tôi trả lời mẹ tôi.

Đầu tháng Tư âm lịch, cánh đồng quê tôi ở một số thừa ruộng cấy sớm đã bắt đầu có lúa chín vàng. Một số gia đình đã gặt non để ăn, nạn đói giảm đi chút ít. Tuy nhiên, nhiều gia đình cũng vẫn còn đói. Chỉ có rất ít gia đình còn chút ít gạo để rau cháo đợi mùa gặt sắp tới. Tôi đến thăm cô ruột tôi là mẹ anh Cầu. Bà bị ốm, các con trai đều đi làm thuê xa, nhà đã hết gạo. Biết bà khó khăn, gia đình bác tôi và bố mẹ tôi cũng đã nhiều lần trợ giúp nhưng vẫn không giải quyết được lâu dài. Lần này chắc bà cũng ngại, không muốn phiền hà xin các em. Hơn nữa, bản thân mỗi gia đình cũng lo trước hết cho gia đình mình vì tương lai có đảm bảo được cho con cái nhà mình đủ sống không? Tôi về nhà, nhân lúc vắng người, vào buồng mở vại gạo ra xem, thấy chỉ còn độ 2 - 3 kilôgam, tôi xúc lưng bơ, gói lại lên biếu cô. Chiều đi chợ về, mẹ tôi vào buồng lấy gạo thổi cơm. Chắc bà thấy rõ gạo trong vại hụt đi và cũng biết người lấy là tôi, nhưng bà không nói gì.


Rồi lúa cũng chín rộ vào những ngày cuối tháng Tư và tháng Năm âm lịch. Tuy tình hình còn khó khăn nhưng dân vùng tôi cũng vượt qua được nạn đói.

Điều kiện hoạt động của tổ Việt Minh Phương Khê Chợ có chút ít thuận lợi hơn trước. Đội bảo an của thôn là một tổ chức hợp pháp của chính quyền do đồng chí Đường phụ trách. Những buổi tối thức đêm, anh em bị đói, nhất là anh em nhà nghèo, đồng chí Đường thường rang ngô để đãi anh em cho đến hạt ngô cuối cùng.


Việc chuẩn bị khởi nghĩa đã bắt đầu được xúc tiến tích cực. Tổ Việt Minh Phương Khê cũng cử một số đồng chí có sức khỏe tham gia đội đi lấy vũ khí ở Thung Do, xã Đồng Tâm, Hòa Bình - một cái hang Pháp giấu ở đó do đồng chí Lê Hồ phụ trách. Đồng chí Lê Hồ là một trong những đảng viên đầu tiên của chi bộ phía bác Kim Bảng do thầy Đạt làm Bí thư. Khoảng năm 1940, đồng chí bị địch bắt giam tại nhà tù Nghĩa Lộ. Đảo chính Nhật - Pháp, đồng chí đã cùng một số người khác vượt ngục về quê hoạt động. Chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa, đồng chí được cử vào Ban Cán sự Đảng của tỉnh và được phân công phụ trách quân sự. Công tác lấy vũ khí của địch do đồng chí trực tiếp chỉ huy rất thành công. Nhưng sau đó, vì bị địch giam cầm đến năm năm, sức khỏe kém, việc lấy vũ khí vất vả, đồng chí Lê Hồ đã bị bệnh thương hàn cấp tính và mất vào ngày 17 tháng 6 năm 1945. Đó là một tổn thất rất lớn cho phong trào cách mạng Kim Bảng. Để tưởng nhớ người chiến sĩ cách mạng kiên cường đó, quê hương sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được mang tên anh - xã Lê Hồ.
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 113



« Trả lời #16 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2023, 07:45:47 am »

Một công tác khác chuẩn bị cho khởi nghĩa cũng được tiến hành tích cực là việc dạy võ cho quần chúng. Lợi dụng tổ chức bảo an, làng Phương Khê đã đón một thầy dạy võ về. Võ sư là ông Cả Hảo, tuổi ngót 30, là một hội viên cứu quốc ở Ninh Bình được cấp trên cử về. Đồng chí Đường đã thỏa thuận với bố tôi để ông Cả Hảo ăn ờ tại nhà và luân phiên dạy võ cho bảo an và thanh niên của hai thôn Phương Khê Trong và Phương Khê Chợ.


Tôi học võ vào loại tiếp thu nhanh, tuy sức khỏe kém nhiều người nhưng được cái nhanh nhẹn. Có những buổi diễn tập quyền đối kháng, tôi thi đấu với các anh ở Phương Khê Trong tại sân đình thờ Đức Đinh Tiên Hoàng đế, tôi chưa bị thua ai bao giờ, dù các anh ấy to khỏe, quen với việc cày bừa. Có lần, chúng tôi đang tập đánh gậy, đánh kiếm ở quán ngói chợ Quê thì một tên lính Nhật đeo kiếm xuất hiện. Nó đứng gần đó, gườm gườm nhìn chúng tôi tập. Thật tình, lúc đầu chúng tôi cũng hơi ngại, nhưng rồi bảo nhỏ nhau cứ tiếp tục tập, coi như không thấy nó. Tên lính Nhật đứng một lúc lâu rồi lăng lặng bỏ đi.


Ngày 18 tháng 6 năm 1945, toàn bộ tổ Việt Minh thôn Phương Khê Chợ do đồng chí Đường dẫn đầu bí mật lên chợ Dầu, cách chợ Quế khoảng 10 kilômét về phía bắc. Theo đồng chí Đường phổ biến, chúng tôi sẽ dự một cuộc mít tinh và tuần hành vũ trang thị uy. Đây là lần đầu tiên chúng tôi được tham gia hình thức đấu tranh này. Diễn giả hôm ấy là một người trẻ tuổi nét mặt đẹp, cương nghị, dễ có cảm tình, mặc bộ quân áọ nâu, đeo một khẩu súng ngắn nhỏ, xung quanh anh có một số tự vệ chiến đấu, là cơ sở Việt Minh địa phương được trang bị đao kiếm để bảo vệ diễn giả. Anh đứng trên một bệ gỗ kê cao, kêu gọi nhân dân chống nộp thóc, thầu dầu, chống sưu cao thuế nặng vạch mặt chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim và bọn Việt gian bán nước, đồng thời kêu gọi đồng bào ủng hộ và tham gia Mặt trận Việt Minh đuổi Nhật, cứu nước. Sau này, tôi mới được biểt anh là đồng chí Lê Thành, Trưởng ban Cán sự Đảng của tỉnh Hà Nam, đồng thời là Bí thư Ban Cán sự Việt Minh tỉnh Hà Nam. Anh là người đã cùng những bạn tù khác lợi dụng lúc Nhật đảo chính Phap, đã phá nhà tù thoát ra, tiếp tục hoạt động cách mạng. Đó là những người tham gia Việt Minh sau ngày 9 tháng 3 năm 1945 nhưng chúng tôi rất ngưỡng mộ.


Tiếp theo cuộc mít tinh là cuộc biểu tình tuần hành vũ trang thị uy. Cuộc mít tinh tuần hành vũ trang này đã có một tiếng vang lớn và đã được Báo "Cứu quốc" đưa tin. Với tôi, cuộc mít tinh và tuần hành được đông đảo người tham gia hôm đó làm tăng thêm lòng tin tưởng vào sự lớn mạnh của cách mạng.


Sau cuộc mít tinh này ít lâu, đồng chí Đường được cấp trên thông báo có cặp vợ chồng là hai tên mật thám tay sai của bọn hiến binh Nhật phái tới Kim Bảng để dò la phong trào Việt Minh của huyện. Dạo đó đang cuối mùa gặt lúa chiêm nên hai tên này đóng vai thợ gặt đi gặt thuê. Chúng vác chiếc đòn càn và gặt hái lúa, đi lang thang trong huyện. Chỗ trọ của chúng lại ở ngay thôn Phương Khê Chợ, tại nhà một ông bán thịt lợn nát rượu. Chúng tôi chưa thấy hai tên này gặt thuê cho ai ở trong làng. Sự cải trang và hành động của chúng không lọt khỏi những con mẳt cảnh giác của đồng chí Đường và chúng tôi, nhưng tiếp cận hai tên này rất khó.


Bỗng một hôm, nhà cụ Phúc Đình, một ông lang, đồng thời là chủ một cửa hiệu tạp hóa, trước đây đã từng là người nấu cơm cho nghĩa quân Đề Thám, cách nhà tôi khoảng chục mét, bị mất hai con vịt bầu rất béo. Cụ báo cho Trưởng đoàn bảo an là đồng chí Đường và nghi cho người lấy trộm là ông bán thịt lợn nát rượu, nơi ở trọ của hai tên mật thám kia.


Một kế hoạch rất táo bạo của đồng chí Đường tiếp cận hai tên mật thám và tìm cách bắt sống chúng được đồng chí vạch ra. Nhưng đồng chí ấy không bàn với ai và làm với người nào trong tổ Việt Minh chỉ người đó biết. Người đầu tiên mà đồng chí tìm đến là tôi. Đồng chí nói: "Tiên đi với mình lên nhà ông lình L. (là nơi trọ của hai tên mật thám, nhà ông bán thịt lợn nát rượu) để khám nhà ông ấy, lấy cớ để khám hành trang của hai tên mật thám xem chúng có tài liệu gì không?". Tôi hiểu ý, và hai chú cháu đến nhà trọ của hai tên mật thám, cách nhà đồng chí Đường khoảng 200 mét, lúc đó khoảng 6 giờ chiều. Ông chủ không có nhà, có lẽ sau cuộc nhậu buổi chiều, say xỉn đã đi ngủ ở đâu đó. Vào nhà chỉ có một ngọn đèn Hoa Kỳ, chúng tôi thấy hai vợ chồng tên đó ngồi trên phản. Vợ hắn một mụ to béo, mặt rỗ, còn hắn là một lão khoảng trên 40 tuổi, gầy, mặt choắt, có hai hàng ria vểnh. Đồng chí Đường nói với chúng:

- Chúng tôi là bảo an thôn, nhà ông cụ dưới kia mất hai con vịt bầu, nghi cho ông lình Lắt trộm, chúng tôi đến để tìm tang chứng.

Tên chồng nói:

- Vâng, mời các ông.

Trong nhà tuềnh toàng không có hòm, có tủ gì, chỉ có một cái hòm gỗ đặt trên phản mà hai vợ chồng hắn ngồi ở đó. Đồng chí Đường yêu cầu chúng mở hòm. Lúc hòm mở ra, trong đó không có gì quan trọng, chỉ có một bát thịt vịt đang ăn dở.

- Thịt vịt ở đâu thế này? – đồng chí Đường hỏi.

Hắn đáp:

- Ông chủ biếu chúng tôi!

Trong lúc hai người đối đáp, tôi thấy hắn có vẻ bồn chồn và tay thì sờ vào phía trước bụng chỗ gần cái cạp quần đùi của hắn. Đồng chí Đường không phát hiện thấy gì, bảo hắn đi theo về nhà mình lập biên bản. Tôi đề nghị với đồng chí Đường cho khám tiếp. Tôi chỉ vào chiếc cạp quần đùi và bảo hắn để tôi khám. Khi tôi nắn chỗ cạp ấy thì ở bên trong là một cái túi, thấy “cồm cộm”. Tôi móc ra thì thấy một loạt giấy tờ. Thứ nhất là cái phong bì, tôi mở ra thấy một lá thư bằng chữ Pháp. Tôi đọc lướt qua câu đầu tiên: “A monsieur le commandant des Troupes faponaio à Hanoi” (Kính gửi quan chỉ huy những đơn vị quân đội Nhật ở Hà Nội). Tôi không cần đọc tiếp. Thứ hai là một tấm danh thiếp của một tên trung úy Nhật viết cả bằng chữ Quốc ngữ và chữ Nhật. Thứ ba là một cuốn sổ có những mật danh và những ký hiệu mà tôi không rõ. Thứ tư là ảnh lên Chánh mật thám Bắc Kỳ người Pháp mà có lần tôi đọc Báo "Đông Pháp" đã biết tên hắn. Tôi đưa toàn bộ cho đồng chí Đường... Không cần nói gì thì đồng chí Đường cũng hiểu ngay là một người thợ gặt bình thường thì không thể có những giấy tờ như thế.


Trước khi dẫn hắn đi, đồng chí Đường nói với vợ hắn:

- Bà cứ ở nhà, ông ấy xuống để chúng tôi hỏi thêm về việc vịt bị ăn trộm và lập biên bản, nếu có gì cần đến bà, chúng tôi sẽ mời bà xuống sau.

Tôi thấy hắn cười nhạt nhưng không giấu nổi vẻ bối rối. Tôi đoán rằng, với những giấy tờ hắn có, dù có lên huyện hắn cũng dễ dàng được thả ra, nhưng kế hoạch dò la Việt Minh của chúng coi như bị lộ và thất bại.


Tôi cùng đồng chí Đường dẫn hắn đi về nhà đồng chí nhưng vẫn lo vợ hắn sẽ chuồn mất. Về sau tôi mới biết là đồng chí Đường đã bố trí một tổ viên Việt Minh bí mật canh chừng chuyện đó rồi.

Khi đồng chí Đường dẫn hắn vào nhà, vừa mở chiếc cửa panô ra, võ sư Cả Hảo bằng một ngón võ rất nhanh đã quật ngã tên mật thám xuống sàn và nhét chặt giẻ vào miệng hắn. Tên mật thám không kịp kêu một tiếng, bị trói gô lại rất chặt cả chân tay và lập tức cho vào trong buồng.

Tôi và đồng chí Đường lại quay lên chỗ vợ hắn. Đồng chí Đường nói:

- Có nhiều việc có liên quan tới bà, ông ấy đang đợi bà xuống để làm biên bản một thể.

Vẻ mặt thị rất lì lợm nhưng buộc phải đi theo đồng chí Đường. Còn tôi đi sát sau mụ, đề phòng bất trắc có thể xảy ra.

Cũng đến trước cửa panô vừa hé ra, thị không thấy ai trong nhà, liền lùi ra rất nhanh nhưng không kịp, lại là võ sư Cả Hảo bằng một ngón đòn mạnh đã lôi thị vào và quật ngã thị xuống sàn, cùng một tổ viên Việt Minh nhét giẻ vào mồm, trói chặt như chồng hắn và cho vào buồng. Việc bắt hai tên mật thám này, cùng với tài liệu thu được của chúng được thực hiện bước đầu nhanh gọn, bí mật, không có một sơ suất nào.
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 113



« Trả lời #17 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2023, 07:47:12 am »

Thời gian này vụ thu hoạch lúa chiêm đã gần kết thúc nhưng có nhiều người sau nạn đói đã kiệt sức, sinh bệnh tật đã không qua khỏi, trong đó có cô ruột tôi và người con gái thứ hai của bà, tức là chị họ tôi. Họ cũng đã chết thảm vì ốm đói, trong lúc các con trai của bà đi làm thuê ở xa cũng không giúp gì được cho gia đình. Dân có thóc ăn chưa được mấy bữa thì bọn Nhật lại đòi thu thóc và hạt thầu dầu. Bọn lính cơ, lính dõng ở huyện xuống các thôn làng đốc thúc bọn hương lý phải thu thóc cho Nhật.


Bác ruột tôi có một ít ruộng cũng phải nộp thóc cho huyện. Hôm đem thóc sang nộp ở huyện, anh Đinh Mạnh Bổng, con bác tôi, một hội viên bí mật Việt Minh ở thôn nói một câu gì dó xúc phạm đến bọn Nhậl và bọn cai trị ở huyện nên bị tên cai dõng đánh cho một trận khá đau. Việc chúng đánh anh Bổng cùng với việc bọn lính cơ, lính dõng hay ra chợ Quế sách nhiễu dân làm cho anh em trong tổ Việt Minh ở Phương Khê Chợ rất phẫn nộ. Mặc dù đồng chí Đường đi vắng, anh em vẫn bảo nhau đến phiên chợ nếu bọn lính sang thì phải "dần" cho chúng một trận. Có lẽ vì được học võ nên "ngứa ngáy" chân tay, muốn được thử sức.


Đến phiên chợ chúng mò sang thật nhưng chỉ có hai tên, cai cơ và cai dõng. Tất cả tổ Việt Minh chúng tôi cũng đã có mặt đủ ở đó, có cả một số quần chúng cảm tình, trong đó có anh Lựu, người đã giúp tiền ăn đường cho anh Hoàng Trọng Cầu đi công tác. Tôi hăng hái ra trước và hỏi tên cai dõng: "Tại sao các anh đánh người khi người ta nộp thóc?". Nó thấy tôi còn bé nên giơ tay định tát tôi, tôi đưa tay trái ra đỡ còn tay phải cho một quả đấm trời giáng vào giữa mặt nó. Lúc đó, anh Bổng cũng xông vào đánh nó túi bụi. Nó thấy anh Bổng, nhận ra là người chúng đánh hôm nộp thóc, nên nó túm chặt lấy anh để tìm cách giữ anh, hòng đợi được bọn lính huyện đến bắt anh. Vì cái áo anh Bổng mặc rất mới, nó túm quá chặt, anh không thể dứt ra được mặc dù nó bị đánh túi bụi. Có tiếng một phụ nữ: "Sao các anh lại để nó túm anh Bổng thế kia?". Tôi nhìn ra là cô Truật, em gái họ gọi tôi và anh Bổng là anh (dù tôi ít tuổi hơn cô), một "hoa khôi" từng ở Hà Nội, mới về quê cùng gia đình. Anh Lựu thấy vậy liền lấy một đòn gánh mấu liền thúc liên hồi vào lưng tên cai dõng, nó vẫn không buông anh Bổng ra. Tôi bèn dùng miếng võ đá bằng cạnh bàn chân rất mạnh vào đùi hắn chồ gần "hạ bộ". Chỉ đá có hai, ba lần nó sợ vỡ "của quý" nên phải buông anh Bổng ra. Tôi đang đứng thì có tiếng một ông bán gánh củi ở đó nói vội: "Ấy nó đánh anh".


Tôi nhìn ra thấy tên cai cơ đang cầm cái đòn gánh vung lên đánh ngang người tôi. Không hiểu sao lúc đó tôi lại phản ứng nhanh đến thế, tôi ngồi thụp xuống giơ tay phải lên đỡ cái đòn gánh đang vung về phía mình, ống tay phải phía gần bàn tay bị đòn gánh đánh trúng, tôi tưởng gãy xương. Lại tiếng ông bán củi nói nhỏ: "Này, đòn càn đây, anh".


Tôi thấy cái đòn càn gánh củi của ông ở ngay bên cạnh. Tôi cầm lấy đòn càn, trone tư thế đánh võ, tiến về phía tên cai cơ. Nó hoảng sợ vứt đòn gánh chạy tháo thân về phía huyện. Thằng cai dõng cũng đã chuồn mất. Cả góc chợ nhốn nháo. Có tiếng nói: "Các anh chạy đi, không thì bọn lính sang bắt các anh bây giờ". Cũng có tiếng nói của một bà bán hàng cơm: "Việt Minh, Việt mẹo gì, làm ế cả hàng của người ta”.


Tôi ngoảnh lại trông, thì ra là một bà chị ruột của đồng chí Tuyết, con của cụ Thủ từ đình Xuân. Chúng tôi bảo nhau phân tán, tản vào các nhà quen ở gần đó. Quả nhiên, từ trong nhà nhìn ra, tôi thấy bọn lính cơ. lính dõng ở huyện đi hàng một, lưỡi lê tuốt trần đi lùng khắp chợ để bắt chúng tôi.


Tôi được biết tất cả chúng tôi không ai bị chúng bắt được hôm ấy. Chúng chỉ tóm được một anh lớn tuổi là quần chúng cảm tình, nhân viên bán vé chợ, đánh đập tra khảo, tuy anh không tham gia đánh chúng. Từ đó, hôm nào chúng cũng cho một bộ phận lính ở huyện mang súng ống sang đuổi bất cứ một thanh niên nào. Nhưng nhờ có sự bảo vệ của dân nên không một hội viên nào bị bắt.


Hai, ba hôm sau đồng chí Đường về, phê bình chúng tôi là hơi "manh động", nhưng đồng chí cũng khen là dũng cám và có lợi cho phong trào. Riêng tôi, đồng chí Đường báo là Ban Cán sự Việt Minh huyện yêu cầu đưa tôi lên an toàn khu để tránh bị địch khủng bố bắt bớ, cụ thể là lên làng Phù Đê và ở nhà đồng chí Mai Văn Xiêm tức Thái, Bí thư Ban Cán sự Việt Minh huyện.


Tôi từ biệt gia đình bí mật lên làng Phù Đê ở nhà đồng chí Mai Văn Xiêm. Gia đình đồng chí Xiêm (tức Thái) từ lâu đã là cơ sở cách mạng. Nhiều đồng chí ở Trung ương và Xứ ủy nhiều lần qua lại để hoạt động. Được vài hôm tôi được biết tin, Tri huyện Kim Bảng gọi bố tôi lên huyện và đòi bồi thường cho mấy tên cai bị đánh. Bố tôi không chịu, tôi cũng chẳng biết ông đã dùng những lý lẽ gì, và sau đó, chúng không gọi lên nữa. Ở nhà đồng chí Xiêm được vài hôm, tôi lại chuyển sang nhà đồng chí Mai Văn Di là em ruột đồng chí Xiêm vì ở đó kín đáo hơn. Ở đây, tôi và anh Hồng Thanh1 (Anh Hồng Thanh là con trai cụ Lý Giác, một đảng viên cộng sản của Chi bộ bắc Kim Bảng thành lập tháng 3 năm 1930. Sau này, anh Hồng Thanh cùng trải qua nhiều nhiệm vụ và là Ủy viên Trung ương Đảng), hơn tôi ba, bốn tuổi, được giao sao chép lại những tài liệu huấn luyện quân sự, tài liệu huấn luyện đánh du kích và những tài liệu khác nữa. Tôi cũng ý thức được sự cần thiết phải giữ bí mật nên chỉ quanh quẩn ở trong nhà chứ không ra ngoài. Ở tuổi hiếu dộng như tôi phải sống như vậy là bất đắc dĩ và buồn tẻ.


Sáng ngày 18 tháng 8 năm 1945, tôi được đồng chí Xiêm gọi đi đến ấp Thọ Cầu, cách làng Phù Đê khoảng hai kilômét về phía nam, bên cạnh đường 22. Đến nơi đã thấy nhiều người ở trong nhà, tôi gặp đồng chí Đường ở đó. Chủ ấp là một người trạc ngoài 30 tuổi, cao lớn, cách ăn mặc và phong cách có vẻ là người thành phố. Tôi được biết đó là đồng chí Lê Quán, một thành viên của Ủy ban quân sự cách mạng (Ủy ban khởi nghĩa của huyện) sau này. Tất cả mọi người được nghe đồng chí Lê Thành nói chuyện về tình hình ngày 17 tháng 8 ở Hà Nội, ta đã biến cuộc mít tinh của Tổng hội viên chức do Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim tổ chức thành cuộc mít tinh ùng hộ Mặt trận Việt Minh thế nào và kết luận: Phong trào cách mạng của Hà Nội đang sôi sục, thời cơ Tổng khởi nghĩa đã tới. Sau đó, toàn bộ Ban Cán sự và một số dại biểu các nơi họp riêng bàn kế hoạch khởi nghĩa ở Kim Bảng.


Xế trưa, hội nghị bế mạc, tràn ngập một không khí phấn khởi, xen lẫn với những nét suy tư nghĩ về một sự kiện cực kỳ quan trọng sắp diễn ra ở quê hương minh. Đồng chí Đường và tôi trên đường trở về Phương Khê Chợ cũng trong một tâm trạng phấn khởi và hồi hộp rất đáng nhớ của cuộc đời mình.
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 113



« Trả lời #18 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2023, 07:48:38 am »

Tôi trở về nhà trót lọt, bọn lính ở huyện không phát hiện được. Tuy nhiên, tôi vẫn phải hết sức giữ bí mật, không thể để chúng bắt mình trước giờ khởi nghĩa được. Tôi tranh thủ mài con dao găm đã có từ trước thật sáng đẹp, là thứ vũ khí duy nhất của tôi.


Ngay buổi tối hôm ấy (18.8 ), đồng chí Đường cho Tuấn đến gọi tôi lên nhà để phổ biến kế hoạch khởi nghĩa. Tới nơi, tôi đã thấy Phan Kim Cung, cũng là tổ viên Việt Minh của Phương Khê Chợ ngồi đó. Đồng chí Đường cho biết: Cách đánh chiếm huyện là nội công ngoại kích, giờ nổ súng là đúng 17 giờ ngày 20 tháng 8 năm 1945; hiệu lệnh khởi nghĩa là một tiếng súng nổ. Lực lượng khởi nghĩa chính là những đội viên Tự vệ chiến đấu dược chọn lọc trong các tổ chức Việt Minh ở các làng trong huyện, gồm khoảng 60 người, giả trang thành những người đi làm tản mát xung quanh huyện, chỉ tập hợp lại trước giờ nổ súng ít phút; vũ khí tìm cách giấu kín, phần nhiều là gươm, đao; khi có lệnh thì nhanh chóng xung phong đánh chiếm huyện. Lực lượng nội công chiếm huyện gồm sáu người, có hai bộ phận nhỏ đột nhập vào huyện trước giờ nổ súng vài phút. Đó là một bộ phận quen biết bọn cai cơ, cai dõng sẽ vào nói chuyện với chúng ở trạm gác, gần giá súng của chúng để khi nổ súng thì ngăn không cho chúng vào lấy súng, đồng thời vận động bọn lính không chống lại cách mạng. Bộ phận đó có ông cai thực, lính cũ của Pháp đã nghỉ và đồng chí Đào, hội viên Việt Minh, hai người đều ở thôn Văn Lâm sát ngay huyện, là bạn của hai tên cai cơ, cai dõng. Một bộ phận gồm bốn người do đồng chí Lê Quán, thành viên của Ủy ban khởi nghĩa chỉ huy và ba đội viên là Nguyễn Văn Tuấn, Phan Kim Cung và tôi có nhiệm vụ vào bắt sống viên Tri huyện ngay tại bàn giấy của ông ta. Tuấn và Cung cùng đồng chí Lê Quán khống chế viên Tri huyện, còn tôi phải mang một lá cờ đỏ sao vàng giương cao lên khi đã bắt được viên Tri huyện đưa ra sân huyện. Nghe phổ biến xong, tôi có hai băn khoăn và nói với đồng chí Đường: Một là, nếu bọn lính huyện phát hiện ra tôi, bắt tôi trước khi vào được đến bàn giấy của Tri huyện thì sẽ ra sao? Hai là, muốn giương cao cờ phải có cán, cờ thì có thế giấu được ở trong người, còn cán cờ thì làm sao giấu được? Đồng chí Đường cho biết là đồng chí Quán trước đây đã nhiều lần ra vào huyện và nhiều lần đã chơi tổ tôm với Tri huyện, nên đi với đồng chí Quán thì bọn lính không dám bắt, còn giải quyết cán cờ thì "tùy cậu"; như vậy tôi phải tự mình suy nghĩ để làm việc này.


Ra về, tôi nghĩ cần sử dụng các em thiếu niên bấy lâu nay tôi vẫn dạy học thêm và dạy hát cho các em trong cuộc khởi nghĩa này. Tôi liền  gặp Hoàng Hữu Phú, vốn là bạn học với tôi ở lớp Nhất thì thôi học. Phú là một cảm tình của Việt Minh, có em ruột ở trong tốp thiếu niên tôi phụ trách. Tôi bàn với Phú chuẩn bị những lá cờ đỏ sao vàng nhỏ bằng giấy cho các em, khi nghe tiếng súng nổ lúc 17 giờ thì dẫn các em đi dọc các phố huyện hô các khẩu hiệu "ủng hộ Việt Minh", "Đánh đuổi phát xít Nhật", "ủng hộ chính quyền cách mạng"... Phú nhận lời và hứa sẽ làm đúng theo lời tôi. Nhà Phú ở ngay trước nhà tôi và rất thân với tôi từ nhỏ, nhưng tôi cũng không quên dặn Phú là phải hết sức giữ bí mật trước giờ khởi nghĩa.


Có một điều cũng cần nói thêm vì nó đã tạo thêm điều kiện thuận lợi để hạn chế được một phần sự chống đối của chính quyền cũ ở huyện. Đó là việc một viên thừa phái trẻ mới về nhận nhiệm vụ ở Kim Bảng. Chúng tôi quen gọi anh là "Thừa Chữ"1 (Anh Thừa Chữ sau Cách mạng tháng Tám cũng trở thành một cán bộ giữ cấp Vụ trưởng trong một bộ của Chính phù). Anh là một trí thức trẻ, thường hay vui chơi đá bóng với chúng tôi ờ sân vận động của huyện. Lợi dụng sự quen biết này, tổ Việt Minh Phương Khê Chợ dần dần nói chuyện với anh về Việt Minh. Trước những hoạt động của Việt Minh Kim Bảng, anh cũng đã nhận thức được thời cuộc và trở thành cảm tình của Việt Minh. Anh nhận truyền đơn, thư của Việt Minh khuyến cáo các viên chức chính quyền ở huyện, thỉnh thoảng nhét vào ngăn kéo bàn làm việc của họ, kể cả bàn của Tri huyện. Vì vậy, dễ dàng nhận thấy thái độ của họ đối với Việt Minh cũng khác trước, ít các hành động chống lại. Những người hung hăng nhất cũng dè dặt hơn.


Từ kế hoạch khởi nghĩa rất tỷ mỷ, cụ thể và ảnh hưởng của Việt Minh ngày càng sâu rộng, tôi vững tin hơn ở thắng lợi.

Đến trước giờ khởi nghĩa khoảng 15 phút, theo ám hiệu từ trước, ba chúng tôi đi theo đồng chí Lê Quán. Anh mặc một bộ comple sang trọng tiến về phía cổng huyện đường có lính gác. Chúng tôi bước theo sát anh, mỗi người trong tay cầm một tờ giấy cuộn lại, làm như lá đơn gì đó đến huyện đường. Tôi đi sát phía trái anh, lá cờ giắt trong áo trước ngực, bên sườn giắt con dao găm, tay trái cầm một que đót dài khoảng 1,5 mét làm cán cờ kẹp sát vào nách. Tôi đi về phía trái đồng chí Quán để dùng anh che mắt được một phần tên lính gác, không cho hắn nhận ra tôi, người đã tham gia đánh chúng trong phiên chợ Quế cách đây khoảng hai tháng. Tên lính gác thấy đồng chí Quán ăn mặc sang trọng, có lẽ hắn cũng biết là khách quen của Tri huyện nên đứng nghiêm và không hỏi gì. Chúng tôi qua trạm gác chót lọt, nhẹ nhàng. Tôi thở phào nhẹ nhõm vì tên lính gác không phát hiện ra mình. Bước lên hành lang của huyện đường, thấy các nhân viên vẫn đang ngồi trước bàn lúi húi làm việc. Phòng làm việc của Tri huyện ở cuối hành lang. Chúng tôi yên trí là ông ta còn ở đó vì đến 17 giờ 30 phút mới hết giờ làm việc. Cửa phòng vẫn mở, đồng chí Lê Quán và chúng tôi tiến vào. Viên Tri huyện Trần Gia Thoại áo the, đeo thẻ ngà, khăn xếp, ngồi chễm chệ trước bàn. Đồng chí Quán tiến đến sát bàn, rút súng ngắn chĩa vào ngực ông ta. Nhanh như cắt, Tuấn và Cung nhảy vào hai bên, trong tay hai dao găm sáng quắc chĩa vào sườn viên Tri huyện. Tôi đứng sau anh Quán chỉ kịp thấy viên Tri huyện hốt hoảng, miệng lắp bấp: "Các... các ông muốn gì, các... các ông...". Hai tay thì quờ quang kéo ngăn bàn. Đồng chí Quán nói ngắn, ra lệnh:

- Đứng dậy, giơ tay lên.

Tôi đi nhanh ra phía sau viên Tri huyện, rút lá cờ gài trong áo trước ngực, lồng lá cờ vào cán. Anh Quán nói vài câu, tôi nghe lõm bõm không được hết:

- ... Chúng tôi là người của Mặt trận Việt Minh...

Cùng lúc ấy, một tiếng súng nổ vang và tiếng reo hò "xung phong" vang dậy phía cổng sau của huyện, xen lẫn tiếng reo hò, lác đác vài tiếng súng trường.

Đứng ở phía sau viên Tri huyện, tôi nhìn thấy một cái đầu ở cửa ló vào, đó là bộ mặt của viên lục sự, mắt tròn xoe, thất kinh thấy cảnh tượng trong phòng viên Tri huyện. Rồi bộ mặt đó biến mất rất nhanh. Bộ mặt thứ hai thò vào là của viên thừa phái già sự kinh hoàng hiện trên nét mặt giống như bộ mặt trước, rồi cũng biến đi rất nhanh. Có thể là tiếng súng nổ và tiếng reo hò "xung phong" vang trời đã làm "các vị" bị bất ngờ, hoảng sợ và chạy vào báo cho Tri huyện...


Anh Quán bảo tôi giương cao cờ đi trước còn anh và Tuấn, Cung áp giải viên Tri huyện theo sát ra sân.

Không có sự chống cự đáng kể nào. Cuộc tập kích chiếm lĩnh huyện đường trong mấy phút hoàn toàn thắng lợi, chỉ tốn vài viên đạn bắn chỉ thiên, không tốn một giọt máu. Các nhân viên trong huyện thừa lúc lộn xộn, một số chuồn mất, một số tò mò ở lại.
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 113



« Trả lời #19 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2023, 07:50:07 am »

Một cuộc mít tinh lớn được tổ chức ngay ở sân huyện đường. Theo kế hoạch khởi nghĩa, tổ Việt Minh ở các làng xung quanh vận động nhân dân đến huyện dự mít tinh, giương cao cờ đỏ sao vàng, đi thành đội ngũ do một số tổ viên Việt Minh ở các làng dẫn đầu. Số còn lại ở các làng trong huyện phối hợp với việc đánh chiếm huyện lỵ đã cắt đứt các đường dây điện thoại đi Phủ Lý và các nơi khác, tổ chức cảnh giới, canh gác các bến đò, các ngả đường 21, 22 đề phòng bọn Nhật và bọn tay sai ở Phủ Lý và các nơi khác tổ chức đánh chiếm lại. Song song với những việc này, các làng xã xóa bỏ bộ máy cai trị cũ, thành lập các ủy ban nhân dân lâm thời.


Trong cuộc mít tinh mừng thắng lợi chiều tối hôm đó, tôi nhớ có một chuyện buồn cười. Một tin báo về là có một đoàn đến dự mít tinh mang theo một lá cờ lạ, có những ba sao vàng đang đến gần huyện. Cử người đi kiểm tra đổ xác minh có phải là đảng phái hay tổ chức nào khác không? Thì ra không phải. Đó là đoàn của làng Thụy Xuyên, tổ viên Việt Minh dẫn đầu nhầm lẫn, tưởng dán nhiều sao vàng vào cờ thì càng đẹp. Sau khi đã rõ và thay cờ, đoàn của làng Thụy Xuyên mới được vào dự mít tinh.


Nhân dân đến dự mít tinh khá đông. Lần đầu tiên trong huyện, cờ đỏ sao vàng của các đoàn phấp phới tung bay. Những tiếng hô khẩu hiệu vui mừng vang lên "ủng hộ Việt Minh", "Chính quyền cách mạng muôn năm", "Việt Nam độc lập muôn năm".


Nội dung của cuộc mít tinh hôm đó gồm:

- Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời ra mắt.

- Tuyên bố xóa bỏ chính quyền cũ, thiết lập chính quyền nhân dân cách mạng.

- Công bố 10 chính sách của Việt Minh.

Tôi thấy Tri huyện Trần Gia Thoại đứng gần chỗ ban tổ chức. Vẻ mặt ông ta không còn căng thẳng như lúc đầu. Không ai đánh đập, mắng nhiếc ông ta. Có lẽ vì ông ta đến nhậm chức Tri huyện ở Kim Bảng chưa lâu, ngoài việc gọi mấy ông lãnh đạo Việt Minh lên huyện để cảnh cáo trước đây, ông ta chưa gây tội ác gì với nhân dân trong huyện. Và ông ta cũng tin rằng mình sẽ không bị cách mạng trừng phạt. Đứng đằng sau ông ta khoảng vài mét, vợ và hai con gái ông ta vẫn chưa hết vẻ bồn chồn, lo lắng. Khi cuộc mít tinh kết thúc, Tri huyện Trần Gia Thoại báo cáo với Ủy ban khởi nghĩa: Nước sông Đáy dang dâng cao, đê những đoạn có nguy cơ bị vỡ sẽ ảnh hưởng lớn tới vụ mùa, ông ta tình nguyện xin được trông coi việc hộ đê. Đề nghị của ông được Ủy ban khởi nghĩa chấp nhận.


Trước khung cảnh hân hoan, tưng bừng của cuộc mít tinh, tôi như người trong mơ. Đây là một trong những giây phút sung sướng nhất của đời tôi. Tuy rất mệt vì mấy đêm mất ngủ nhưng tôi vẫn thấy người lâng lâng như muốn bay lên, cảm giác sung sướng của một người tự do, nhân dân mình sắp được làm chủ đất nước, không có Tây, không có Nhật.


Đang miên man suy nghĩ thì tôi nghe bên cạnh có người nói, giọng có vẻ rụt rè:

- Thưa anh...

Tôi quay lại nhìn, té ra là "ông cai cơ", người đã phang cho tôi một cái rất mạnh bằng đòn gánh vào cánh tay phải tưởng đến gãy xương trong phiên chợ Quế dạo nọ. Tôi chưa kịp nói gì thì anh ta nói tiếp:

- Thực tình chúng tôi không biết, xin anh tha lỗi, bỏ qua cho.

Tôi mỉm cười nhìn anh ta và nói:

- Anh yên tâm, đấy là chuyện đã qua, chỉ mong anh sau này tích cực ủng hộ cách mạng.

Đến bây giờ, khi nhớ lại câu này, tôi thấy mình mới tròn 16 tuổi mà sao lại có thể có câu nói "khôn" như vậy. Năm 1947, tôi được anh Cầu cho biết, anh cai cơ đó tên là Hoạt đã tham gia bộ đội, làm đến trung đội trưởng và đã hy sinh trong chiến đấu ở Nam Định sau Ngày Toàn quốc kháng chiến. Một nỗi thương cảm trong tôi, nhớ về một đồng đội đã hy sinh cho Tổ quốc và hình ảnh của anh chợt hiện lên khi anh nói lời tạ lỗi với tôi hôm mít tinh mừng khởi nghĩa vũ trang thắng lợi ờ huyện...


Sáng hôm sau (21.8.1945), khoảng 7 giờ, tôi sang huyện đường xem các anh có phân công việc gì nữa không, thì lúc 8 giờ có tin cấp báo, một đơn vị quân đội Nhật đang theo đường Thông Cù, từ Nhật Tựu (gần ga Đồng Văn) tiến về huyện. Hai trung đội tham gia khởi nghĩa được nhanh chóng tập hợp ở giữa sân huyện để chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Tri huyện Trần Gia Thoại đứng gần đó kêu lên: "Các ông tản ra nhanh lên, đứng đông như thế nguy hiểm lắm!". Đội hình được nhanh chóng phân tán theo lệnh các đồng chí chỉ huy. Các chiến sĩ tìm chỗ kín đáo chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Tôi tìm một góc tường an toàn, có thể quan sát được chỗ cổng huyện. Chỉ một thoáng sau, đơn vị Nhật đã đến cổng huyện. Tiếng ồn ào ngoài phố im hẳn, bao trùm một không khí tĩnh lặng rất căng thẳng. Lá cờ đỏ sao vàng cắm trên cổng huyện vẫn tung bay. Thật ngạc nhiên, tôi nhìn thấy viên chỉ huy lính Nhật đứng nghiêm trước lá cờ đỏ sao vàng cúi gập người xuống chào lá cờ của cách mạng. Các đồng chí trong Ủy ban khởi nghĩa cũng quan sát thấy cảnh đó liên cử một người biết chữ Hán ra bút đàm với viên chỉ huy Nhật. Thì ra anh ta yêu cầu một người dẫn đơn vị anh ta qua bên đò Quế, sang Quyển Sơn để về tập trung tại thị xã Phủ Lý.


Tôi được chỉ định đẫn đơn vị lính Nhật đó đi theo yêu cầu của chúng. Đơn vị đó là một trung đội. Tôi thấy chúng có ba khẩu súng trung liên, còn lại toàn bộ là súng trường, đạn dược và những trang bị khác đeo đầy người. Viên chỉ huy đeo một thanh kiếm dài và một khẩu súng ngắn Chiêu hòa. Tôi ước ao nếu như số vũ khí đó được trang bị cho những chiến sĩ của ta thì sẽ mạnh biết bao. Tôi ra hiệu cho viên chỉ huy bẳt đầu đi. Anh ta cho quân đi một hàng dọc. Tất cả các nhà dân ở thôn Văn Lâm, thôn Phương Khê Chợ cửa đóng kín, đường phố không một bóng người. Thỉnh thoảng có nhà hé mở cánh cửa, có người bạo dạn nào đó hé mắt nhìn ra, thấy bọn lính Nhật thì vội vã khép lại ngay. Dân sợ có giao tranh giữa ta và bọn lính Nhật, nhưng may mắn việc đó đã không xảy ra. Khi xuống phà qua sông sang bến Quyển Sơn, tôi nói bằng tiếng Pháp hỏi viên chỉ huy có nói được tiếng Pháp không, anh ta lắc đầu. Nếu anh ta nói được, tôi sẽ gạ gẫm xin một thứ vũ khí nào đó, tốt nhất là khẩu súng ngắn Chiêu hòa nhưng chắc là khó lắm. Đến ngã ba đình Quyển Sơn, tôi ra hiệu chỉ cho anh ta đi về phía Phủ Lý và lấy bút vẽ cho anh ta một sơ đồ từ Quyển Sơn đến Phủ Lý. Anh ta cầm lấy, gập người cảm ơn, chào tôi rồi dẫn quân đi. Ở tỉnh lỵ Phủ Lý, bộ máy chính quyền cũ vẫn còn nguyên vẹn, cách mạng chưa giành lại được. Khi tôi trở về, được biết nhiều người lo cho tôi không được an toàn khi đi với bọn lính Nhật.


Vì Phủ Lý chưa được giải phóng nên thôn Phương Khê Chợ phải tổ chức một trạm gác và cảnh giới dọc sông Đáy, đề phòng quân Nhật phản kích lấy lại huyện. Tôi được chỉ định làm Tiêu đội trưởng chỉ huy tiểu đội gồm các anh em tổ viên tổ Việt Minh và một số quần chúng cảm tình gác ở bến đò cả đêm lẫn ngày.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM