thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2023, 07:02:45 am » |
|
- Tên sách: Những năm tháng không quên - Tác giả: Thiếu tướng Đinh Mộng Tiên - Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân - Năm xuất bản: 2021 - Người số hóa: macbupda, thongdiepthoigian
* Tham gia biên tập\hiệu đính:
Đại tá, ThS PHÙNG THỊ HOAN;
Thượng tá, ThS LÊ QUANG LẠNG;
Trung tá, TS LÊ VĂN CỪ;
Thiếu tá, TS TRẦN HỮU HUY;
CN ĐINH CAO PHONG;
ThS LƯU THỊ THỊNH;
Đại tá, ThS ĐINH CAO TÀI;
ThS ĐINH THỊ HẠNH MAI;
CN ĐINH THỊ MAI HẠNH
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #1 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2023, 07:03:42 am » |
|
LỜI GIỚI THIỆU Thiếu tướng Đinh Mộng Tiên sinh ngày 2 tháng 9 năm 1929 tại thị trấn Quế, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đồng chí là cán bộ tiền khởi nghĩa. Năm 1945, khi mới 16 tuổi, đồng chí đã tham gia Cách mạng Tháng Tám, giành chính quyền ở huyện Kim Bảng. Là một đảng viên cộng sản, một chiến sĩ cách mạng, đồng chí Đinh Mộng Tiên đã cống hiến gần trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí đã từng bị thực dân Pháp bắt, giam cầm trong tù ngục, khổ sai, nhưng vẫn nhất mực trung kiên, mưu trí dũng cảm vượt qua mọi thử thách, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trong những ngày Nam tiến, chiến đấu chống quân Nhật, Pháp tại Ninh Thuận. Sau thử thách đầu tiên trên chặng đường hoạt động cách mạng, đồng chí trở về quê nhà, được giao nhiệm vụ làm cán bộ của Huyện đội Kim Bảng, phụ trách dân quân năm xã. Lực lượng dân quân tự vệ tại các địa bàn đồng chí phụ trách đều được củng cố vững chắc và có bước phát triển nhanh. Năm 1947, đồng chí được Huyện ủy chỉ định làm Bí thư Chi bộ Huyện đội, sau đó nhận nhiệm vụ làm Chính trị viên Huyện đội; được giao nhiệm vụ xây dựng làng kháng chiến kiểu mẫu nhằm đối phó với các cuộc càn quét bình định của thực dân Pháp, đồng thời tiến hành chiến tranh du kích chống Pháp. Là một thanh niên trẻ tuổi, nhiệt huyết, đồng chí Đinh Mộng Tiên được Huyện ủy đề xuất với Tỉnh đội Hà Nam tăng cường cho công tác dân vận của huyện, đặc biệt là công tác vận động thanh thiếu niên tham gia kháng chiến. Theo đó, năm 1948, đồng chí được chỉ định làm Bí thư Đảng Đoàn thanh niên huyện Kim Bảng. Dưới sự tổ chức và chỉ đạo của đồng chí, phong trào quần chúng ở huyện Kim Bảng phát triển sôi nổi với nhiều hoạt động thiết thực. Trong đợt đầu tiên vận động thanh niên tòng quân đõ có hàng nghìn người tự nguyện ghi tên, cam kết tham gia. Thanh niên đăng ký tòng quân đều trên cơ sở tự giác, động cơ đúng đắn, xuất phát từ tinh thần yêu nước, thương dân. Việc bảo đảm về số lượng và chất lượng của từng đợt tòng quân thường vượt chỉ tiêu. Trong số đó có nhiều người sau này trở thành cán bộ trung, cao cấp của Quân đội. Tháng 9 năm 1949, tại Đại hội Đảng bộ huyện Kim Bảng, đông chỉ được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ huyện Kim Bảng khi mới tròn 20 tuổi. Đầu năm 1950, để chuẩn bị cho giai đoạn tổng phản công, Trung ương Đảng chủ trương bổ sung cho Quân đội một số cán bộ chính trị lấy từ những cán bộ đang làm công tác đảng là huyện ủy viên hoặc có chức vụ tương đương, tiếp tục bồi dưỡng làm chính trị viên đại đội trở lên. Đồng chí được điều động trở lại Quân đội và được cử đi học Lớp Chính trị viên Lê Hồng Phong tại Chiến khu Việt Bắc. Sau đó, lớp học được di chuyển sang Trung Quốc và đào tạo sơ, trung cấp cả về quân sự và chính trị. Kết thúc khoá học, đồng chí Đinh Mộng Tiên được bổ sung về Đại đoàn 308 (Quân Tiên phong) - Đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trên cương vị là Đặc phái viên của Trung đoàn 36 (Trung đoàn Bắc Bắc) rồi Chính trị viên phó Tiểu đoàn 80 Trung đoàn 36, đồng chí đã trực tiếp tham gia Chiến dịch Hòa Bình (12.1951 - 2.1952), Chiến dịch Tây Bắc (10 - 12.1952),... Tại chiến trường ác liệt ở Thượng Lào trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954, đồng chí đã để lại một phần xương máu của mình. Trong đoàn quân chiến thắng sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng chí đã cùng với Đại đoàn 308 trở về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Sáng ngày 10 tháng 10 năm 1954, các đơn vị của Đại đoàn 308 đã tiến vào nội thành trong sự đón tiếp tưng bừng của nhân dân Thủ đô với cờ hoa rợp trời, những nụ cười và cả những giọt nước mắt. Hoàn thành nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô, đồng chí tiếp tục đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị tại Phòng Tham mưu, Phòng Chính trị và các đơn vị trực thuộc Sư đoàn bộ 308, rồi sau đó là Trưởng ban Tuyên huấn Sư đoàn. Năm 1961, đồng chí được cử đi học tại Trường Đảng cao cấp trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Sau ba năm học tập, với tấm bằng tốt nghiệp loại ưu, đồng chí được phân công về Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương, là chuyên viên nghiên cứu thuộc Vụ Liên Xô và Đông Âu. Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiếu tranh ra miền Bắc, một số cán bộ được điều động trở lợi Quân đội, trong đó có đồng chí Đinh Mộng Tiên. Được phong quân hàm Thiếu tá, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Chính ủy Trung đoàn 88, xây dựng Trung đoàn mới (Trung đoàn 88B thay Trung đoàn 88A đã vào Nam). Sau ba năm xây dựng, Trung đoàn 88 hành quân vào Nam, tham gia Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh năm 1968 và lập được những chiến công xuất sắc. Năm 1970, đồng chí Đinh Mộng Tiên được Tổng cục Chính trị rút về Cục Tuyên huấn và được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Giảo dục chính trị cản bộ và Nhà trường. Đến đầu năm 1971, đồng chí được phân công vào Quảng Trị tham gia Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, phụ trách công tác tuyên huấn của Mặt trận. Trở về sau Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào, đồng chí tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tại Cục Tuyên huấn và có nhiều đóng góp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cản bộ, chiến sĩ, chuẩn bị cho cuộc Tông tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đồng chí được cử vào miền Nam, đi khảo sát tình hình thực tế để phục vụ cho những chương trình công tác lâu dài và là thường trực của Cục Tuyên huấn ở miền Nam. Năm 1977, đồng chí được cử đi học bổ túc một năm tại Học viện Cao cấp quân sự (nay là Học viện Quốc phòng). Ra trường, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Cục phó Cục Tuyên huấn. Tháng 2 năm 1979, đồng chí Đinh Mộng Tiên được cử sang Campuchia làm nghĩa vụ quốc tế, được phân công phụ trách tiền phương của Cục Tuyên huấn ở chiến trường nước bạn. Trên cương vị là Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Quân tình nguyên Việt Nam tại Campuchia (Bộ Tư lệnh 719), Phó Trưởng đoàn Chuyên gia quân sự 478, từ năm 1981 đến tháng 12 năm 1987, đồng chí đã có nhiều đóng góp giúp bạn xây dựng quân đội và hồi sinh đất nước Campuchia sau thảm họa diệt chủng Pôn Pốt. Gần suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, dù ở cương vị nào, hoàn cảnh nào, đồng chí cũng luôn nhiệt huyết, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội giao phó. Với những cống hiến quan trọng cho sự nghiệp cách mạng, đồng chí Đinh Mộng Tiên đã được Đảng, Nhà nước, Quân đội và nước ngoài tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất do Nhà nước Campuchia trao tặng; Huy chương Quân kỳ quyết thắng, ba Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác. Đồng chí được phong quân hàm Thiếu tướng năm 1985. Thiếu tướng Đinh Mộng Tiên đã đi xa nhưng những gì lắng đọng nhất trong cuộc đời và sự nghiệp đã được đồng chí ghi lại. Những trang viết của đồng chí phản ánh một tinh thần tận tụy, lạc quan, nhiệt huyết cách mạng, hết lòng hết sức trong công tác, đạo đức trong sáng, đức tính liêm khiết, tác phong bình dị, gần gũi quần chúng. Đó cũng chính là tình cảm mến thương của đồng chí còn đọng lại trong ký ức của đồng đội, những người thân và các thể hệ cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội. Nhằm để con cháu hiểu được cuộc đời hoạt động, cổng hiến của cha, ông mình, tự hào với những công lao đó, đồng thời ra sức noi theo, không ngừng học tập, công tác tiến bộ, gia đình cộng tác với Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản cuốn sách hồi ký "Những năm tháng không quên" của Thiếu tướng Đinh Mộng Tiên. Cuốn hồi ký do tác giả viết lại bằng trí nhớ, do đó, cả về chủ quan, khách quan, những yếu tố về thời gian, không gian, con người, sự kiện có thể không được đầy đủ, chuẩn xác... Đó cũng lờ điều dễ hiểu bởi đồng chí đã trải qua nhiều cương vị công tác trong điều kiện chiến tranh ác liệt liên miên..., rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc gần xa. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! NHÓM BIÊN TẬP, HIỆU ĐÍNH
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #2 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2023, 07:05:16 am » |
|
Chương một: GIA ĐÌNH VÀ THỜI NIÊN THIẾU Khi tôi được sinh ra ngày 2 tháng 9 năm 1929 (ngày 29 tháng 7 năm Kỷ Tỵ), cả nhà đều rất vui mừng. Lần này thì bố tôi không thả gà ra nữa. Trước tôi, bố mẹ đã có bốn cô con gái và mỗi lần gà được nhốt lại để ăn mừng đều được lặng lẽ thả ra. Người phấn khởi, yên tâm nhất là mẹ tôi, chắc mẩm sẽ không phải nghe những lời bóng gió, gợi ý của bố là sẽ lấy vợ hai, hy vọng có con trai để nối dõi tông đường. Vui vẻ được vài ngày thì nỗi lo ập đến. Một cái bướu mọc lên ở giữa đỉnh đầu tôi mỗi ngày một to lên. Khoảng hơn nửa tháng thì cái bướu đã to hơn quả trứng vịt. Tôi nhanh chóng được đưa đến nhà thương Phủ Lý (tỉnh lỵ Hà Nam) để chữa trị. May thay đấy chỉ là một cái bướu máu. Người ta tìm cách hút hết máu đi thì nó xẹp xuống. Mẹ tôi kể, nhà mất đứt một lứa lợn sữa gần chục con sắp được đem bán - một khoản tiền khá lớn của gia đình. Tôi là một đứa trẻ không được mạnh khỏe, hay ốm đau, quặt quẹo, tệ hại nhất là bệnh hen xuyễn lúc tôi lên năm, sáu tuổi. Tôi nhớ lại, những khi lên cơn hen thật vô cùng khổ sở, tưởng chừng như tắc thở. Nhìn những nét mặt lo lắng, xót thương của bố mẹ và các chị đêm hôm chăm sóc cho mình, cho đến bây giờ (khi tác giả viết hồi ký - BT) tôi vẫn thấy nao nao trong lòng về tình cảm ruột thịt ấy. Ở tuổi thiếu niên, tôi vẫn là đứa trẻ ốm yếu và còn gặp nhiều tai họa khác như bị chó đại cắn, rắn cắn, sốt rét... Nhưng với tình yêu thương và sự chăm sóc của gia đình, tôi đều vượt qua. Lúc còn bé, tất cả mọi người trong gia đình và họ hàng đều gọi tôi là "em", ít khi tôi nghe thấy gọi bằng "con" hay "cháu". Do đó, tôi cũng "hồn nhiên" xưng "em" với mọi người dù là chú, bác, cô, dì, ông, bà... Tình trạng này mãi đến khi 10, 11 tuổi tôi mới xưng hô được bình thường như những đứa trẻ khác. Những điều tôi kể trên và những hiểu biết của tôi về gia đình sau này đều do mẹ và các chị tôi kể lại hoặc những chuyện còn in đậm trong ký ức của tôi. Thặt ra, quê gốc của gia đình tôi là thôn Phượng Vũ, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội ngày nay. Còn thị trấn Quế, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam chỉ là nơi cụ bốn đời tôi di cư đến để làm ăn tại đó. Lớn lên, tôi vẫn được nghe một số dân gốc ở đó coi gia đình tôi là dân ngụ cư. Nghe mà cảm thấy hơi tủi tủi. Tuy nhiên, gia đình tôi vẫn được nhiều người trong vùng quý trọng và có cảm tình. Trước nữa thì tôi không rõ nhưng đến thời ông bà nội tôi, nghe nói là người làm ăn thành đạt, có một cửa hiệu thuốc bắc và kinh doanh một số mặt hàng khác, mua thêm được ruộng đất, xây thêm được nhà cửa, tài sản ngày càng phát triển. Cùng với việc làm ăn đứng đắn, con cái (là chú, bác và bố tôi) được học hành tử tế, cả dòng họ đều có quan hệ tốt với địa phương, lúc đó có thể coi là một gia đình giàu có, nền nếp. Dù là dân ngụ cư nhưng từ các cụ đầu tiên tới các thế hệ kế tiếp, con trai, con gái đều lấy vợ, lấy chồng là người địa phương và phần lớn là những người xuất thân từ các dòng họ lớn, những gia đình ít nhiều có tiếng tăm và được coi là danh giá ở địa phương. Ông bà nội tôi có bốn người con, một con gái cả và ba con trai. Người con gái cả là cô (bác) ruột tôi được gả cho một người họ Hoàng, sau chạy được chân lý trưởng trong làng. Người con trai thứ nhất là Đinh Văn Phụng, bác ruột tôi, sau trở thành lương y thuốc bắc, lấy bác gái tôi là con một cụ đồ trong làng. Gia đình này từ cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ XX là cơ sở cách mạng, nơi thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Kim Bảng vào ngày 6 tháng 3 năm 1930. Người con trai thứ hai là bố tôi - Đinh Văn Tiết, là người sáng dạ, được học hành nhiều nhất cả về Hán - Nôm, Quốc ngữ; tiếng Pháp có thể nói được trong giao dịch thông thường. Có một thời, ông làm Trưởng trạm bưu điện tại phú Lý Nhân (Hà Nam), sau về làm Chánh hội làng Phương Khê, là nơi ông sinh ra và ở đó đến lúc qua đời. Bố tôi sinh năm 1900. Ông ngoại tôi là con của một thương tá của tỉnh1 (Một chức quan về thương nghiệp). Con trai thứ ba của ông nội tôi là Đinh Văn Phái, được đi học ở một trường dạy nghề (tôi được nghe nói đó là trường Atelier.ecole) ở Hải Phòng. Nhưng trong lúc đang làm ăn phát đạt, thật không may là ông nội tôi mất sớm (từ trước lúc tôi được sinh ra khá lâu), để lại một người vợ trẻ, xinh đẹp cùng với một gia tài khá lớn. Và từ đó, việc làm ăn cũng như quan hệ trong gia đình bắt đầu sa sút. Số là, ở làng bên (làng Mã Não, xã Ngọc Sơn, Kim Bảng) có một người mà được dân trong vùng gọi là ông Nghị Mã. Trước khi trở thành nghị viên dân biểu Bắc Kỳ, ông là một điền chủ giàu có và cũng khá nổi tiếng. Trước đây, ông bà nội tôi có ý định hỏi cho chú tôi (Đinh Văn Phái) một cô con gái của gia đình ông ta và đã được gia đình đó chấp nhận. Nhưng rồi cô ấy bị bệnh mất trước khi cưới. Sau khi ông nội tôi mất, gia đình tôi vẫn có quan hệ đi lại với gia đình ông Nghị Mã. Ông này say mê nhan sắc và có lẽ là cả gia sản của bà tôi nữa nên tìm mọi cách chinh phục bà. Từ sự cô đơn của một phụ nữ trẻ, xinh đẹp, góa bụa, sau khi mãn tang chồng, trong thâm tâm bà cũng có cảm tình với ông Nghị này. Mối quan hệ ban đầu còn lén lút, dần dần cũng lộ ra. Điều này tác động rất lớn đến tâm tư, tình cảm của mọi người, cả con trai, con gái, dâu, rể của bà nội tôi. Mọi người hoặc công khai, hoặc ngấm ngầm phản đối quyết liệt. Người phản đối công khai, mạnh mẽ nhất là bác dâu tôi (Hoàng Thị Ngang). Việc này gây nên một khủng hoảng trầm trọng trong nội bộ gia đình vì quan niệm về đạo đức phong kiên còn rất nặng nề thời đó; đồng thời cũng gây nên một xáo trộn lớn về mọi mặt theo chiều hướng đi xuống của gia đình, thậm chí cả dòng họ Đinh ở trong làng, và một loạt sự kiện nảy sinh, có thể gọi là bi kịch, cũng bắt đầu từ đó. Như trên tôi đã nói, sinh thời ông nội tôi rất quan tâm tới sự học hành của các con trai. Trong ba người con đó, ông nội tôi kỳ vọng ờ người con thông minh nhất là bố tôi nên cho học nhiều hơn. Bố tôi viết chữ Nho và chữ Quốc ngữ rất đẹp, rõ ràng nhưng bay bướm, về chữ Nho, có người đã nhờ ông viết chữ mẫu để khắc làm câu đối bằng gỗ quý. Còn chữ Quốc ngữ, tôi rất thích và cố học để viết được như ông, nhưng chưa bao giờ đạt được như thế. Ông thi đỗ bằng "Tuyển sinh", đó là một điều kiện rất quan trọng để chính quyền thực dân phong kiến tuyển dụng viên chức. Chính nhờ tấm bằng đó mà ông được bổ nhiệm làm Trưởng trạm bưu điện ở phủ Lý Nhân. Nhưng được ít lâu sau, vì lý do gia đình, trong đó có lý do về quan hệ của mẹ với ông Nghị Mã, bố tôi xin thôi việc và trở về nhà. Ông tiếp tục được bổ nhiệm làm Chánh hội làng Phương Khê, một hương chức quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn ở làng quê. Ông bị sốc và buồn phiền về mối quan hệ mà xã hội lúc đó coi là không hợp đạo lý ấy của bà tôi. Và để khuây khỏa nỗi buồn, ông tìm đến thuốc phiện, sau thành nghiện. Tuy nhiên, với trình độ học vấn hiếm hoi ở thôn quê thời đó, ông được coi như một người trí thức, ông thường giao du với những người có học, những chức sắc có tư tưởng tiến bộ hoặc yêu nước trong vùng. Ông không chơi thân với những bọn trọc phú, những hương chức hống hách với dân hoặc quá thủ cựu.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #3 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2023, 07:05:54 am » |
|
Vào khoảng những năm đầu của thập niên 30 thế kỷ XX, trong số những người bạn thân của ông có một người bạn rất thân là nhà giáo trẻ Nguyễn Văn Đạt, dạy học tại Trường Kiêm bị Kim Bảng, là trường tiểu học duy nhất của huyện lúc đó. Thầy Đạt là hội viên hoạt động bí mật của Thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Sau đó, thầy là người lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chi bộ được thành lập ngày 6 tháng 3 năm 1930 tại nhà bác ruột tôi là ông Đinh Văn Phụng, nơi thầy và gia đình ở trọ. Đây là một ngôi nhà ngói năm gian toàn bằng gỗ lim, rộng rãi và rất đẹp. Ở trong có bàn thờ, hoành phi, câu đối sơn son, thếp vàng mà ông bà nội tôi chia cho con trai cả, được coi như nhà thờ. Nhà tôi ở ngay bên cạnh, chung tường với nhà bác tôi, là một ngôi nhà năm gian cũng rộng rãi bằng gỗ xoan, cùng một hướng và thông sang nhà bác tôi bằng một cửa ở hiên của hai nhà; cho nên cũng có thể coi như một nhà. Sở dĩ tôi nói kỹ như vạy vì đó là một địa điểm rất thuận lợi cho các cuộc họp bí mật, để thoát hiểm khi bị địch phát hiện. Địa điểm này chỉ cách huyện đường 100 mét theo đường chim bay, còn đi đường chính chỉ khoảng hơn 200 mét. Thầy Đạt trong thời gian dạy học ở đó đã tổ chức được hai chi bộ, một ở nam và một ở bắc huyện. Hai chi bộ này là hạt nhân lãnh đạo, là nòng cốt cho phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân Kim Bảng. Bọn cai tri nghi ngờ những hoạt động của thầy Đạt nhưng vì thầy hoạt động rất khéo và được quần chúng bảo vệ tốt nên chúng không thể có bằng chứng để bắt thầy. Tuy nhiên, chúng cũng tìm cách trục xuất thầy ra khỏi huyện Kim Bảng bằng cách điều thầy lên miền thượng du là huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ vào khoảng năm 1933. Thầy thường sang nhà tôi chơi, dạỵ tôi hát theo những bài hát "Hành vân" hay "Bình bán"... phổ biến thời đó và tôi cũng ngọng nghịu hát theo thầy. Lúc thầy rời khỏi Kim Bảng, trong ký ức trẻ thơ, tôi luôn nhớ tới một bác rất hiền mà tôi yêu mến. Khoảng đầu năm 1947, sau khi thầy tham gia khởi nghĩa ở huyện Hạ Hòa và làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính huyện, một lần thầy về thăm Kim Bảng. Đến nhà tôi, thầy nói với bố tôi là có ý xin chuyển về công tác ở Hà Nam. Nhưng ý định đó không thành, thầy lại về Phú Thọ tiếp tục công tác. Sau mười bốn, mười lăm năm xa cách nhưng khi nhìn thấy thầy, tôi vẫn cảm thấy gần gũi, thân thiết với thầy như hồi còn bé, và thầy đối với tôi cũng vẫn là tình cảm đó. Bố tôi không phải là đảng viên nhưng tình bạn giữa hai người rất thân thiết cho đến cuối đời. Rõ ràng là bố tôi cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc về tư tưởng chính trị của người cộng sản đó và cũng vì thể ông vẫn có quan hệ rất tốt với những người cộng sản ờ trong chi bộ đầu tiên do thầy Đạt làm Bí thư. Một trong những người đó là ông Bùi Khiết, Chánh hội ở thôn Khả Phong.
Ông Khiết là bạn thân của bố tôi, cũng là một người cộng sản hoạt động rất tích cực, đặc biệt là trong thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936 - 1939). Đó là thời kỳ Mặt trận bình dân ở Pháp nắm quyền, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lợi dụng thuận lợi này để có những hoạt động công khai, hợp pháp, nhưng đồng thời cũng không coi nhẹ đấu tranh nửa hợp pháp và bất hợp pháp. Tổ chức đảng ở Kim Bảng cũng lãnh đạo quần chúng có nhiều hình thức đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp rất phong phú như: Hội Ái hữu, Hội Tương tế, Hội Bát âm, Hội Múa sư tử, Hội Đá bóng, Hội Đọc sách, Hội Truyền bá Quốc ngữ, tổ chức các giáp mới nhằm xóa bỏ những hủ tục nặng nề trong ma chay, cưới treo, tế lễ... Ngoài ra, những người cộng sản còn lãnh đạo quần chúng tiến hành nhiều cuộc đấu tranh mạnh mẽ, trực diện chống lại bọn cường hào ác bá, bọn quan lại phong kiến.
Thời kỳ này, tôi đã tám, chín tuổi, thấy bố tôi mua nhiều sách báo của cách mạng hơn, khách khứa qua lại nhiều hơn. Một buổi tối, tôi thấy ông Chánh Khiết và một số người khác tới nhà, đều là những chức sắc tiến bộ, có cảm tình với cách mạng, bàn bạc với bố tôi về việc kiện Nguyễn Ứớc Lễ, Tri huyện Kim Bảng khét tiếng cường bạo, đã lợi dụng quyền lực để đục khoét, vơ vét của cải của dân, dung túng cho bọn cường hào tham nhũng. Tôi tò mò, lảng vảng ở bên cạnh, thấy các ông truyền tay nhau một lá đơn bằng chữ Pháp. Tôi chỉ ghé mắt đọc được một dòng đầu: "A monsieur le Résident supérieur du Tonkin"... ("Kính gửi quan thống sứ Bẳc Kỳ"...). Sau đó, tôi cũng nghe lỏm và được biết tên tri huyện này đã phải đổi đi nơi khác.
Tôi còn được biết thêm, bố tôi và ông Trưởng bạ Tham, là chú họ tôi (tên hoạt động sau này là Lê Minh Đường, một đồng chí lão thành cách mạng), đứng ra lập một giáp mới gọi là giáp Tùng Thiện, xóa bỏ lệ nuôi lợn thờ để thi giữa bốn giáp trong làng, cái lệ làm cho nhiều gia đình khốn khổ, khánh kiệt. Anh rể lấy chị cả tôi có gia cảnh đặc biệt. Vì "nghĩa vụ" phải nuôi lợn thờ để thi với các giáp khác mà kinh tế gia đình kiệt quệ. Anh trốn nhà đi làm phu đồn điền cao su ở Nam Kỳ, sau gia đình phải tìm cách chuộc lại. Còn chị tôi cũng vì việc đó mà uống thuốc phiện, dấm thanh tự vẫn, may mà phát hiện sớm, cứu sống được. Thực ra việc nuôi lợn thi vốn là một phong tục tốt, đã có từ lâu đời ở làng tôi là do tự nguyện để khuyến khích chăn nuôi. Bọn cường hào đã làm nó biến tướng đi, bằng cách bổ đầu cho những thanh niên của từng giáp lần lượt mỗi năm hai lần vào rằm tháng 8 và 25 tháng Chạp âm lịch phải nuôi một con lợn thật to, thật béo đem thi giữa các giáp và làm lễ vật cúng Thành hoàng làng; nhưng thực chất là để chè chén và chia phần nhau theo thứ bậc. Giáp Tùng Thiện do bố tôi và ông Trưởng bạ Tham lập ra quyết định không nuôi lợn thi nữa nên đã thu hút được nhiều gia đình tham gia. Việc này không làm vừa lòng thế lực thủ cựu ở trong làng, họ tìm mọi cách bài bác, nhưng lại được những gia đình nghèo rất hoan nghênh.
Trong thời gian này (1936 - 1939), Kim Bảng là một huyện có phong trào cách mạng vào loại khá của tỉnh Hà Nam. Trong môi trường ấy, ở tuổi lên chín, mười, qua quan hệ bạn bè của bô tôi và ít nhiều được đọc báo chí bố tôi mua, trong ý thức non nớt của một đứa trẻ, tôi lờ mờ nhận thấy có nhiều điều mới lạ, kích thích ngày càng mạnh hơn sự tò mò của tôi. Từ đó, tôi bắt đầu thích đọc sách báo và thói quen đó vẫn còn cho đến cuối đời.
Thế rồi, bỗng một hôm, vào khoảng cuối năm 1939, tôi thấy nét mặt bố tôi có vẻ âu lo, đem tất cả báo chí ra đốt. Ở trương thấy các anh lớn tuổi học lớp nhất thì thầm với nhau về "chính trị phạm", ở sân huyện đường sát cạnh trường tôi có những người bị trói đưa đến, cùng với xe của mật thám đi lại liên tục. Mãi sau này tôi mới biết, lúc đó, chính quyền của phong trào Bình dân Pháp bị đổ, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Thực dân Pháp bắt đầu khủng bố gắt gao những người hoạt động cách mạng. Báo chí cách mạng bị đình bản, cấm lưu hành. Đảng Cộng sản và các tổ chức yêu nước ở trong nước cũng như ở địa phương tôi phải rút vào hoạt động bí mật. Một số cán bộ cách mạng ở trong huyện bị bắt, một số nằm im. Phong trào cách mạng, yêu nước của quần chúng tạm thời lắng xuống.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #4 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2023, 07:06:57 am » |
|
Mặc dù bị địch ráo riết khủng bố nhưng nhiều cán bộ vẫn được quần chúng bảo vệ và có những hoạt động thích hợp để giữ vững phong trào.
Khi Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết dân tộc đánh đuổi Nhật - Pháp thì phong trào yêu nước ở Kim Bảng dần dần phục hồi và ngày càng phát triển. Bố tôi và gia đình rất tích cực ủng hộ các cán bộ của Mặt trận Việt Minh. Theo đề nghị của cán bộ Việt Minh, sau đảo chính Nhật - Pháp ít lâu, gia đình tôi đã nuôi mội võ sư trẻ là hội viên cứu quốc từ Ninh Bình tới để dạy võ cho các hội viên cứu quốc và thanh niên trong làng, chuẩn bị Tổng khởi nghĩa. Bố tôi không bao giờ ngăn cản các hoạt động của tôi dù nguy hiểm. Nghi ngờ hoạt động của ông nên chính quyền thực dân phong kiến đã kiếm cớ để cách chức chánh hội của ông.
Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng những hoạt động của bố cũng có ảnh hưởng tích cực đối với tôi. Tôi rất tôn trọng ông và tự hào về ông. Mặt khác, tôi cũng buồn về sự nghiện ngập của ông và mặc cảm, xấu hổ trước bạn bè và thầy giáo của mình.
Nhưng tôi vẫn thấy một điểm khác lạ ở ông là ông vẫn đàng hoàng, không bê tha như những người nghiện ngập khác. Bạn bè của ông hầu hết là những người rất chững chạc, tử tế, có danh vọng, vẫn tôn trọng, tin cậy và có quan hệ tốt đối với ông. Ngay cả dân trong làng và các khu vực xung quanh cũng có nhiều người quý trọng ông. Tôi cho rằng những người bạn tốt thấy ở ông là người có học thức, có chí hướng, có tư cách và ở mức độ nhất định vẫn chăm lo đời sống cho gia đình và làm kinh tế như buôn than, bán củi... Tôi không thấy ông hống hách với bất cứ ai trong làng, kể cả đối với những người cùng đinh nghèo khó. Trong làng tôi thời ấy không hiếm những người như Chí Phèo, Thị Nở trong tác phẩm của Nam Cao, nhưng ông không bao giờ tỏ ý khinh miệt họ. Có một người ăn mày tàn tật đã lớn tuổi thường đến nhà tôi xin cơm, nhưng tôi và các chị tôi theo gương ông bao giờ cũng gọi là chú: "Chú Tràng ạ, đợi một chút để tôi lấy cho", "Chú Tràng ạ, hôm nay nhà tôi hết cơm rồi"... Cô Chịt dở người, làm thuê làm mướn những công việc vặt để kiếm ăn, các chị tôi và tôi bao giờ cũng gọi là "cô", chứ không bao giờ có thái độ xấc xược, khinh rẻ.
Song bố tôi được mọi người tôn trọng, một phần cũng là nhờ ở mẹ tôi, một người vợ đảm đang, tế nhị hết mực. Bà chăm lo, tiếp đãi rất chu đáo bạn bè của chồng, kể cả những lúc đời sống của gia đình khó khăn nhất. Bà chăm lo không để cho chồng phải sống nhếch nhác. Bà ăn nói từ tốn, không bao giờ để chồng phải phiền lòng hay xấu hổ trước mặt bạn bè.
Mẹ tôi là Bùi Thị Quy (1900 - 1966), là con gái cả của một gia đình hương chức Nho học nền nếp và có tiếng ở làng Đanh Xá bên cạnh, cách nhà bố tôi khoảng hơn một cây số. Lúc trẻ bà là một cô gái xinh đẹp, hằng ngày đi chợ mua bán phải qua nhà bố tôi. Những lúc vui vẻ, bà cũng hay tâm sự với các con về cuộc hôn nhân của bà. Bà kể rằng, khi đến địa phận làng tôi, bà rất sợ một số thanh niên trạc tuổi bà trêu trọc nhưng trong đó lại có một anh chàng trông có vẻ nho nhã, đẹp trai, đứng đắn không như những người khác. Cuộc hôn nhân nhanh chóng được thực hiện vì cả hai người đều ưng nhau và hai gia đình cũng môn đăng hộ đối. Là con nhà gia giáo, tính tình lại dịu dàng nên bà được mẹ chồng quý mến. Bố mẹ tôi sinh được bảy người con. Bốn chị gái tôi đều cách nhau hai tuổi. Tôi là thứ năm và là con trai duy nhất, quê tôi quen gọi là "con một", cách chị thứ tư của tôi tới năm tuổi. Đó là lý do tại sao bố tôi có ý định lấy vợ hai, hy vọng có con trai để nối dõi. Sau tôi còn có hai em gái nữa, nhưng người em thứ bảy sinh ra được mấy tháng thì bị "sài đẹn" qua đời. "Sài đẹn" là tên gọi chung những bệnh của trẻ con, đặc biệt là của trẻ sơ sinh mà mọi người không rõ cụ thể là bệnh gì do hiểu biết về y học hạn chế. Mẹ tôi rất đau buồn, khóc thương em tôi. Được vài ngày, vì tốt sữa nên vú mẹ tôi bị căng rất đau tức. Mẹ tôi bảo em gái tôi lúc đó đã ba tuổi, nhưng nó không chịu bú. Mẹ tôi bảo tôi, đã năm tuổi, cũng không muốn bú nhưng sợ mẹ khóc đành phải bú để mẹ khỏi buồn.
Mẹ tôi rất coi trọng dạy dỗ các chị tôi về công dung ngôn hạnh. Con gái quê tôi thời đó, cũng như các vùng quê khác, thường bị gả chồng sớm, cha mẹ luôn sợ con bị ế chồng. Bố mẹ tôi thường nói vui với bạn bè thân quen và người trong họ là nuôi con gái lớn trong nhà như "giữ súng lục đã lên đạn", cướp cò lúc nào khó lường. Có một điều, bố mẹ tôi gả chồng cho con gái không quan tâm lắm đến việc gia đình con rể có giàu sang hay không mà chủ yếu là gia đình họ có tốt, có lương thiện hay không. Do vậy, có những gia đình giàu có nhưng ăn ở, ứng xử không tốt, kênh kiệu đánh tiếng hỏi, thường bị khéo léo từ chối. Đặc biệt là chị thứ hai của tôi, được nhiều người cho là được cả người lẫn nết, có đến chín, mười đám hỏi đều bị từ chối. Vì vậy, có mấy chị tôi sau này lấy phải chồng gia đình quá nghèo khổ, nhất là chị cả và chị thứ ba.
Trong tất cả chị em chúng tôi, người được mẹ tôi hay chuyện trò, tâm sự lại là tôi, đứa con trai bé bỏng hay đau ốm của bà, dù còn rất nhỏ. Tôi là đối tượng được bà chia sẻ nhiều nhất những tâm tư tình cảm của mình; hay đó là chủ tâm, là cách giáo dục của bà với con trai mình?
Nỗi khổ tâm lớn nhất, đau buồn nhất của bà là bố tôi nghiện thuốc phiện. Bà nói với tôi rằng nếu không có chuyện đó thì gia đình sẽ sung túc, được sống đầy đủ hơn rất nhiều. Có lần chỉ có riêng tôi với bà, với vẻ mặt đượm buồn, bà hỏi tôi:
- Lớn lên em có như bố không?
Lúc đó tôi đã tám, chín tuổi, tôi trả lời mẹ thật dứt khoát:
- Em sẽ không bao giờ như thế cả!
- Thế thì em nói với bố bỏ hút thuốc phiện đi.
Tôi đã làm theo lời mẹ. Một hôm chỉ có riêng tôi với bố, tôi lấy hết can đảm để nói với ông:
- Thầy ơi, thầy bỏ hút thuốc phiện đi.
Tôi hồi hộp đợi câu trả lời của ông hoặc sẽ bị ông mắng át đi. Nhưng ông im lặng, không nói gì, nét mặt đăm chiêu. Thế rồi, ông bỏ thật, nhưng cuối cùng ông không vượt qua nổi những cơn vật vã do thiếu thuốc. Mẹ tôi thấy vậy rất thương chồng. Và cuối cùng, ông hút lại.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #5 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2023, 07:07:54 am » |
|
Mẹ tôi cặm cụi bươn chải buôn bán, lúc buôn thứ này, lúc thứ khác, huy động các con gái xay lúa, giã gạo làm hàng xáo để lấy tiền hỗ trợ thêm cho chồng mua thuốc phiện. Cuối cùng, tôi thấy bà kiếm một gánh hàng vải mặc, đi các chợ xa, gần bán kiếm lời. Có hôm đi chợ xa, vì mải bán hàng về muộn, đêm tối phải qua những quãng đồng vắng, qua các bãi tha ma, bà quá sợ hãi chừng muốn ngất xiu, phải lấy nước tiểu tự xoa vào mặt để tỉnh táo đi tiếp về nhà.
Tôi cảm nhận thấy tình thương yêu sâu sắc trong sự chăm sóc sức khỏe và học hành cho tôi của mẹ rõ hơn bố. Tôi thường học bài về sáng cho yên tĩnh, dễ thuộc, dễ nhớ. Những khi bận học thi, tôi thường nhờ mẹ gọi dậy sớm từ ba, bốn giờ sáng và bà chuẩn bị đèn đóm cho tôi rất chu đảo. Mặc dù nhà ở rất gần chợ, có nhiều hàng quà, nhưng bao giờ mẹ tôi cũng chuẩn bị sẵn những món quà rất độc đáo cho các con. Ví dụ như ngô trộn mật, ô mai mơ ngâm mật... đựng trong các hũ sành và chia cho các con rất đúng lúc. Tuy chăm sóc dạy dỗ chu đáo nhưng mẹ tôi đối với tôi rất nghiêm khắc, nghiêm khắc một cách dịu dàng, nhẹ nhàng, không bao giờ quát tháo, nói năng thô lô với con. Khi tôi có lỗi lớn cần răn đe, mẹ tôi bao giờ cũng bắt con năm sấp trên phản, tay cầm roi, nhẹ nhàng "hỏi tội" và yêu cầu tự nhận hình phạt mấy roi và bắt hứa sửa chữa. Ấy thế mà tôi lại thấy thấm thìa và thấy sợ mẹ hơn cả những trận đòn đau của bố khi bố không bằng lòng về mình.
Với các chị gái, tôi có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Thời ấy ở quê tôi rất ít nhà cho con gái đi học, kể cả những nhà khá giả. Nhưng các chị gái cũng rất muốn học để biết đọc, biết viết. Các chị nhờ tôi dạy chữ vào buổi tối, khi công việc ban ngày và việc cơm nước, dọn dẹp nhà cửa đã xong. Tôi ngại không muốn làm nhưng các chị ra sức dỗ dành tôi giúp bằng cách mua quà cho tôi, một đồng kẽm (gọi là đồng Bảo Đại) mua được năm, sáu cái kẹo bột hoặc kẹo vững, hoặc cho tôi củ dong, củ khoai. "Thầy giáo" chỉ đang học lớp dự bị (khoảng lớp 2 bây giờ), vừa nhai kẹo, vừa ngủ gật, bị "học trò" đánh thức để dạy đánh vần cho các chị. Thế mà rồi có chị cũng đọc, viết được; trong đó có chị thứ tư rất thông minh, về sau đọc được cả những truyện thơ "Tống Trân - Cúc Hoa", "Nhị độ mai", "Lục Vân Tiên", "Truyện Kiều"... Đến nay, khi tôi viết hồi ký này (2014), chị thứ tư đã 90 tuổi vẫn còn rất minh mẫn, nói năng đâu ra đấy, hứng lên là "xuất khẩu thành văn vần".
Các chị tôi rất yêu quý và chăm sóc em. Tôi chưa bao giờ bị các chị đánh đòn hay bắt nạt cả.
Thời đó không chỉ người nghèo mà kể cả các gia đình khá giả đồ đạc, quần áo... của từng người có rất ít. Tôi cũng chỉ có mấy cái áo cánh, vài cái quần cộc bằng vải thô. Mùa đông thì có thêm một cái áo trấn thủ nhà may lấy bằng vải đen, vải nâu; con nhà giàu cũng chỉ có áo dệt sợi màu, quần áo chẳng đủ ấm. Có lần, trời rất rét, lúc xếp hàng vào lớp học buổi sáng, tôi rét run cầm cập. Thầy giáo dạy tôi ở lớp trung đẳng năm thứ nhất bắt tôi chạy về nhà mặc áo ấm. Tôi chỉ mặc thêm được một chiếc áo cánh nữa thôi chứ không có áo rét. Mãi đến lớp trung đẳng năm thứ hai (còn gọi là lớp nhì năm thứ hai), mẹ tôi mới mua được cho tôi chiếc áo ấm sợi bông màu xanh lá cây. Từ lớp một đến lớp nhất, tôi toàn đi chân đất, không có giày dép gì cả. Quần áo mới được bổ sung thường chỉ là một chiếc áo hoặc một chiếc quần vào dịp Tết Nguyên đán hoặc trước đám cưới chị, thế cũng là mừng lắm rồi. Trong hoàn cảnh như vậy nhưng các chị tôi vẫn cứ muốn làm dáng cho tôi, muốn em mình được ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Tôi luôn bị các chị lột quần áo để giặt giũ và tắm táp. Lúc còn bé, tôi rất sợ bị các chị làm như vậy vì khi tắm thường bị kỳ cọ đau nên giẫy giụa và đấm các chị thùm thụp. Nhưng các chị chỉ cười và dỗ dành chứ không đánh mắng bao giờ.
Tuy có lúc đành hanh như vậy nhưng tôi vẫn được người lớn, nhất là các chị khen ngoan. Thấy các chị xay lúa, giã gạo, tôi cũng xin các chị được cùng làm. Chị nào xay lúa, tôi xin được đứng cùng một bên giằng cối để kéo cùng chị. Nhưng chỉ được vài chục vòng là bị đuổi ra liền:
- Thôi thế là được rồi, em ra đi không vướng, chị khó làm lắm.
Có lần, các chị đang giã gạo, tôi cũng xin vào giã cùng. Chị thứ ba vốn là người hay đùa nói:
- Nhẹ như em thì giúp được gì, thôi lấy cái cối giã cua đội lên đầu cho nặng thêm thì mới được vào giã.
Thế là tôi đi lấy ngay cái cối giã cua bằng sành nặng khoảng hơn hai cân chụp lên đầu. Nhưng vì cổ yếu, cối nặng nên đầu cứ lắc lư liên tục. Tất cả các chị lớn đều hoảng, quát bắt phải bỏ cối xuống ngay và mắng chị ba là đùa nhả em.
Có những chuyện khó quên với các chị lôi. Một buổi tối mùa đông lạnh giá, trong căn bếp, mẹ tôi, các chị và tôi ngồi sưởi ấm quanh một chậu than hồng, mọi người nói chuyện với nhau rôm rả, không khí rất ấm cúng. Tôi cũng muốn góp chuyện:
- Em có một chuyện sợ lắm, các chị ạ.
- Ừ, em nói đi - các chị tôi khuyến khích.
- Các chị phải cho em ngồi giữa em mới nói, không thì em sợ lắm.
Các chị tôi ngồi giãn ra để tôi được ngồi vào giữa. Tôi nói thì thầm, giọng rất quan trọng:
- Chiều nay, em thấy gần ngõ nhà ta nhiều xương người lắm.
Thế là các chị tôi cười ầm lên, làm tôi cụt hứng. Chị hai tôi nói:
- Đấy là xương ống lợn, xương bò ở chợ người ta đổ vào chỗ đó đấy em ạ, không phải là xương người đâu.
Từ đó, tôi bị các chị chê là nhát. Các chị tôi cũng thích đi xem hát chèo, hát tuồng ở đình làng. Những ngày lễ Thành hoàng, lễ Phật, tết nhất, làng tôi thường đón những đoàn chèo, đoàn tuồng có tiếng ở địa phương về diễn như các gánh hát ở làng Và, làng Động. Những buổi như thế, các chị tôi thường xin phép bố mẹ cho tôi cùng đi. Tôi cũng rất thích nên hay đi sớm xí chỗ ngay bên cạnh chiếu chèo để được ngồi gần, không phải đứng. Đến muộn phải đứng, chen nhau với người lớn thì không thể xem được.
Vùng quê tôi, thời đó cũng có nhiều hội hè của các làng xung quanh. Neu có đi xem, các chị cũng hay xin cho tôi được đi cùng. Tôi rất thích, vì ngoài việc xem hội, tôi thường được các chị cho ăn quà, nhất là về ban đêm. Vùng quê tôi có nhiều món quà ngon nổi tiếng như bánh cuốn chả, bún riêu cua, đậu phụ, bánh đa kê, nem rán, xôi lúa ngô...
Tôi bị các chị chê là nhát, là sợ ma qua câu chuyện về xương người của tôi ở trên. Tuy nhiên, có một kỷ niệm về sự liều lĩnh và dại dột thuở nhỏ của tôi làm cả nhà tôi hoảng sợ. Nhất là các chị tôi, không những hoảng sợ mà còn bị bố mẹ quát mắng dữ dội.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #6 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2023, 07:08:42 am » |
|
Khoảng năm 1938, khi tôi mới chín tuổi, làng tôi mở hội chùa rất lớn. Chùa Phúc Nguyên ở làng tôi là một ngôi chùa cổ, tuy không lớn lắm nhưng có tiếng. Tôi không nhớ rõ là vì sao năm đó hội chùa của làng lại tổ chức lớn và dài ngày đèn thế. Dự hội chùa không chỉ có các phật từ và người làng mà còn rất nhiều người dân các làng khác đến lễ và tham gia nhiều hoạt động vui chơi cả ngày lẫn đêm. Ban đêm, có cả đèn điện ở nhiều địa điểm chạy bằng máy nổ. Các trò chơi có nhiều như: Thi đánh cờ, leo cột mỡ, bịt mắt đập nồi lấy thường, có cả rạp tổ tôm, điếm cho những chức sắc và người giàu có, có những tôi hát chèo, hát tuồng, hát trống quân... Nam thanh nữ tú các vùng xung quanh đến tham gia rất đông. Các chị tôi cũng lần lượt đi dự, nhưng phần nhiều vào ban đêm vì ban ngày còn phải làm lụng. Tất nhiên là tôi cũng được các chị cho đi cùng. Tôi nhớ, đó là dịp nghỉ lễ Phục sinh thì phải, nên học sinh các trường học được nghỉ tới ba, bốn ngày. Dự hội và xem các trò chỉ một, hai hôm là đã thấy chán. Vì thế, tôi và người bạn tên là Tuấn rủ nhau đi chơi. Tuấn là em họ tôi nhưng hơn tôi hai tuôi, học lớp trung đẳng năm thứ nhất, hơn tôi một lớp. Tuấn ở với bà ngoại ở gân nhà tôi. Bố mẹ Tuấn ở tận làng Phù Lưu Chanh, phía bắc huyện, cách quê tôi khoảng 12 kilômét. Vì được nghỉ lễ Phục sinh nên Tuấn rủ tôi về quê Phù Lưu Chanh thăm bố mẹ. Mọi người đang tập trung vào ngày hội, việc Tuân rủ tôi đi chơi lại rất bất ngờ, tôi ưng ngay và đi với Tuấn, quên khuấy việc xin phép bố mẹ và báo cho các chị. Tôi với Tuấn đi đường tắt. Trên cánh đồng trồng khoai lang gần quê Tuấn có rất nhiều sâu. Những con sâu to bằng ngón tay út xanh lè bò dày đặc khắp bờ ruộng đến mức không còn chỗ đặt chân nên tôi rất sợ muốn quay về. Nhưng chót nhỡ đi mất rồi, lại sắp tới nơi, không thể quay lại được nữa. Tuấn về đến nhà, có cả tôi đi theo nên cô họ tôi (mẹ Tuấn) rất mừng. Tôi sốt ruột, hôm sau muốn về nhà ngay nhưng cô tôi và Tuấn giữ lại một hôm, không cho về.
Thế là cả nhà nháo nhào lên khi không thấy tôi về nhà, rồi tổ chức đi tìm hai đêm hai ngày mà vẫn không thấy. Ở nhà ai cũng cho rằng tôi bị "mẹ mìn" rủ đi, hoặc bị bắt cóc rồi. Các chị tôi bị bố mẹ mắng một trận ra trò. Ngày hội mà cả gia đình, họ hàng lo lắng, buồn rầu. Đến ngày thứ ba, tôi và Tuấn mới được cô tôi cho về. Trong bụng nghĩ thế nào cũng bị một trận đòn đau đấy. Nhưng khi thấy tôi, mọi người mừng rỡ vô cùng. Bố tôi "quên" cả đánh đòn như mọi lần tôi có lỗi lầm. Còn mẹ tôi cũng không bắt tôi nằm sấp trên phản, cầm roi răn đe và bắt tôi hứa sửa lỗi như mọi lần nữa. Mọi người cũng quên luôn "tội" của Tuấn đã rủ rê tôi đi chơi mà không báo với ai (lớn lên, tôi và Tuấn đều là hội viên Việt Minh hoạt động bí mật và cùng nhau nhận một nhiệm vụ rất quan trọng trong cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền huyện Kim Bảng vào ngày 20 tháng 8 năm 1945).
Cũng khoảng thời gian ở tuổi lên chín đó, tôi đã "làm kinh tế" theo ngôn ngữ thông dụng thời nay. Tết Nguyên đán năm đó, tôi được người lớn "phát vốn" (bây giờ gọi là lì xì) được một khoản tiền nhỏ, không biết dùng làm gì nên tôi có ý định nuôi gà. Mẹ tôi và các chị tôi có vẻ không tin tôi làm được, nhưng cũng vẫn khuyến khích, số tiền chỉ đủ mua một con gà mái nhỏ. Mẹ tôi cười nói vui:
- Có một anh nuôi gà, rồi nuôi chó, nuôi lợn, cuối cùng nuôi được con bò, bán đi để có tiền lấy vợ, ừ nuôi gà đi để có tiền mà lấy vợ.
Tôi nhở các chị tôi mua cho một con gà mái. Lúc đầu, tôi chăm chút cho nó ăn đều, nó lớn trông thấy và bắt đầu đẻ trứng. Tôi mừng rơn và khi được hơn một chục trứng, các chị tôi giúp tôi làm một cái ổ, lót rơm cho nó ấp trứng. Một thời gian sau, vì bận học thi sơ học yếu lược, các chị tôi cũng bận việc nên quên mất. Liền mấy hôm không thấy gà xuống ổ kiếm ăn, tôi chợt nhớ ra vội ra chuồng gà xem trứng đã nở chưa thì đã thấy gà... chết khô trên ổ, trứng thì ung thối hết. Việc "làm kinh tế", nuôi gà, tiến đến nuôi bò kiếm tiền như mẹ tôi nói vui là để lấy vợ bị thất bại hoàn toàn và chấm dứt hẳn việc "làm kinh tế" để kiếm tiền của tôi.
Những kỷ niệm dạng như thế thuở còn nhỏ của tôi với bố mẹ và các chị nhiều lắm. Khi tôi đã là tá, là tướng rồi, mỗi lần gặp nhau là chị em lại nhắc tôi ôn lại một vài kỷ niệm vui với nhau. Bây giờ nhớ lại, lòng tôi lại bồi hồi nhớ tới cha mẹ và ba chị tôi đã mất, nhớ lại những giờ phút êm đềm hạnh phúc bên những người thân yêu nhất của mình.
Tôi không hiểu vì sao bố tôi lại cho tôi đi học sớm như vậy. Lên năm tuổi, tôi đã được bố gửi vào lớp Đồng ấu của trường huvện. Thầy giáo là bạn của bố tôi, có lẽ vì thầy nể nên mới nhận. Vào lớp nghe thầy giảng, tôi chẳng hiểu mô tê gì cả nhưng cứ phải ngồi im, thầy cũng chẳng hỏi han gì. Một hôm mót tiểu quá nhưng sợ không dám nói với thầy, thế là tôi "tè" ra ướt hết cả quần. Sau vụ tè dầm "kinh hoàng" đó, tôi nghe lỏm được thầy giáo nói với bố tôi là "nó còn bé quá, chưa học được", thế là tôi được ở nhà.
Một năm sau, bố tôi bàn với bác tôi mời một thầy giáo trẻ dạy tư đến nhà dạy vỡ lòng cho tôi và chị Chấn, con gái bác tôi cùng tuổi với tôi. Ngoài ra, còn có Tuyết, con gái một người bạn nữa của bố tôi là ông giảo Lanh đã nghỉ hưu và đang làm chủ một lò gốm nhỏ ở thôn bên. Lớp học chỉ có ba người. Theo bố mẹ, chúng tôi gọi thầy là cậu giáo Doãn. Cậu giáo rất hiền, mỗi ngày chỉ dạy chúng tôi khoảng hai giờ. Gần một năm thì chúng tôi đã đọc được chữ và nhớ được số. Đến năm bảy tuổi, tôi và chị Chấn được bố tôi xin vào học lớp Đồng ấu. Thầy giáo là người của dòng họ Bùi có tiếng ở thị xã Phủ Lý, có họ hàng với cụ Phó bảng Bùi Kỷ. Khi đến lớp, lúc nào thầy cũng áo the, khăn xếp chỉnh tề, thái độ vui vẻ và mô phạm.
Tôi ngồi ở hàng ghế thứ hai. Trước mặt tôi, hàng ghế thứ nhất toàn là con gái, trong đó có bạn Xuân là con gái thầy giáo. Xuân rất hiền, ít nói, có đôi mắt to đen rất đẹp, nước da trắng nhưng xanh xao. Tuy chưa bao giờ nói chuyện hoặc chơi đùa với nhau nhưng tôi rất có cảm tình với bạn ấy. Tôi là học trò ngoan, học khá nên thầy Đàn cũng rất mến; tôi chưa bị phạt bao giờ. Đến gần hết năm học thì thấy Xuân không đi học nữa. Hỏi ra mới biết là bạn ấy bị bệnh tim, không đủ sức khỏe để học nữa. Hằng ngày, tôi và chị Chấn đi học và thường cùng nhau qua nhà thầy. Buổi sáng, thấy Xuân hay đứng trước hiên nhà nhìn chúng tôi, có vẻ buồn nhớ lớp, tự nhiên tôi thấy nao nao thương bạn. Thời gian qua đi, năm 1950, khi tôi đang học ở Lớp Chính trị viên Lê Hồng Phong do Tổng Quân ủy mở ở Việt Bắc, tôi gặp chị ruột Xuân, lấy chồng, công tác ở Thái Nguyên. Trong cuộc gặp bất ngờ ấy, câu đầu tiên chị nói với tôi là: "Xuân mất rồi anh Tiên ạ". Một cảm giác buồn man mác khi tôi nhớ lại hình ảnh của Xuân đứng trước hiên nhà nhìn tôi và chị Chấn đi học. Tôi lặng đi một lúc mới tiếp tục nói được những chuyện khác với chị ruột của Xuân...
Việc chị Chấn hay đi cùng tôi đến trường buổi sáng cũng không phải là ngẫu nhiên. Do là trên đường chúng tôi đến trường phải qua một nhà nuôi một đàn ngỗng bốn, năm con rất dữ. Thấy trẻ con qua, chúng vừa kêu toáng lên, vừa đuổi theo, vươn cái cồ dài ngoẵng ra, lấy mỏ đớp vào mông, vào bắp chân... nên trẻ con rất sợ. Chị Chấn và cả tôi nữa cũng sợ. Nhưng tôi cố làm ra vẻ ta đây không sợ gì nên thường "lên gân" xua đuổi chúng, vì thế chị ấy cũng thích đi cùng.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #7 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2023, 07:10:03 am » |
|
Thực ra, khi ở lớp Đồng ấu, tôi cũng chưa quan tâm nhiều đến kết quả học tập của mình. Nhưng cuối năm học, thầy Đàn thông báo ở lớp là tôi được phần thưởng danh dự. Cả trường chỉ có hai phần thường danh dự, một ở lớp Nhất, một ở lớp Đồng ấu. Việc phát thưởng được tổ chức ở huyện đường do viên quan tri huyện chủ trì cùng các chánh tổng và các chức sắc trong huyện dự. Đó là buổi phát thưởng long trọng duy nhất được tổ chức ở huyện trong sáu năm tôi học ờ trường huyện. Sau này không thấy có nữa. Người phát phần thường danh dự thứ nhất cho anh học sinh lớp Nhất là tri huyện. Còn tôi thì được ông chánh tổng Thụy Lôi là ông Chánh tổng Điền trao cho phần thưởng (làng Phương Khê của tôi là một làng trong tổng đó). Phần thường là một quyển từ điển Pháp - Việt, vài quyển vở và hộp bút chì màu. Sau buổi phát thưởng đó, tôi bắt đầu hình dung được giá trị kết quả học tập của mình.
Thầy giáo dạy lớp dự bị và lớp sơ đẳng của tôi là thầy Bình. Vợ chồng thầy không có con nên rất quý trẻ con. Cả hai lớp thầy dạy đều ngồi chung một phòng. Năm ở lớp sơ đẳng, trong lúc chơi bi với người anh họ, tôi và anh cùng bị một con chó dại cắn. Tôi được bố tôi cho đi kiểm tra ở nhà một lương y có tiếng chữa bệnh dại, cụ kết luận là đúng chó dại cắn. Cụ cho thuốc về uống, phản ứng của thuốc làm tôi mê man hơn một ngày, bố tôi nói lại là khi tôi đi tiểu, tiểu đến đâu, nước tiểu đông lại đến đẩy. Sau dăm hôm thì tôi tiếp tục đi học được. Còn anh họ tôi vì gia đình chủ quan nên ít lâu sau lên cơn dại dữ dội rồi chết.
Tuy có lúc ốm phải nghỉ học một số ngày nhưng năm đó thi sơ học yếu lược toàn huyện, tôi đứng thứ nhì trong tốp đầu năm người thi đỗ loại giỏi và là người duy nhất đỗ cả môn tiếng Pháp. Từ đó, những gia đình có con cùng học với tôi quanh đó mỗi khi tôi đến chơi với các bạn cũng yêu mến tôi hơn.
Chuyển lên học lớp Nhì năm thứ nhất, mọi học sinh đã đỗ sơ học yếu lược đều phải qua một đợt thi tuyển. Tôi trúng tuyển dễ dàng và lên học lớp thầy giáo Trạch. Thầy Trạch đồng thời là Hiệu trưởng của Trường Kiêm bị Kim Bảng một thời gian khá dài. Thầy rất mô phạm, gương mẫu về ăn mặc, nói năng và nghiêm khắc, nhưng lại là người rất quan tâm đến sức khỏe của học trò mình. Chính thầy đã bắt tôi phải về nhà mặc áo ấm trong một buổi sáng mùa đông giá rét. Thầy hay kể nhiều câu chuyện sinh động, ví dụ có lần thầy kể về cách ăn uống, nhai kỹ có lợi cho sức khỏe thế nào bằng những thí dụ của chính bản thân thầy. Tôi rất thích những câu chuyện đó và thực hiện đúng như thầy nói và về sau này thành một thói quen tốt của mình. Lên đến lớp này thì tôi không đi học cùng với chị Chấn nữa vì sau khi đỗ sơ học yếu lược, chị thôi học ở nhà giúp bà ngoại bán hàng xén ở chợ. Năm đó, sức học của tôi vẫn là loại khá nhưng cũng tầm tầm, không có gì đặc biệt.
Những năm học lớp Nhì năm thứ hai và lớp Nhất cũng có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Thầy giáo dạy hai lớp đó là thầy Ngân, một thầy giáo trẻ, nghiêm túc và năng động, thích thể dục thể thao. Thầy đã có vợ và một con trai nhỏ, sống trong một ngôi nhà ba gian vách đất quét vôi trắng, mái rạ xuênh xoàng, liền với sân trường còn chưa được lát gạch. Tuy còn trẻ nhưng thầy sống rất gương mẫu, nghiêm túc. Thầy mặc âu phục giản dị, hợp thời và khỏe khoắn. Nhiệm vụ dạy hai lớp cùng một thời gian trong cùng một căn buồng như vậy rất nặng nề, nhưng tôi thấy thầy điều hành và giảng dạy cho cả hai lớp chu đáo, gọn gàng với một phong thái khoan thai, không bao giờ cáu gắt với học trò. Không những thế, cách dạy học của thầy cũng phong phú, linh hoạt gồm cả các hình thức ngoại khóa hấp dẫn như cắm trại trong những ngày nghỉ, thi viết văn tường thuật các buổi đi dã ngoại... Có một lần, tôi và một người bạn nữa được thầy trao phần thưởng vì đã làm tốt một bài văn tả lại một buổi dã ngoại do thầy tổ chức cho cả hai lớp. Mỗi phần thường chỉ là một cuốn truyện ngắn "Sách Hồng" thời đó bằng tiền túi của thầy, song lại là một sự cổ vũ lớn cho sự hứng thú trong học tập của chúng tôi.
Một lần, khi tôi học lớp Nhì năm thứ hai, Thanh tra Học chính Bắc Kỳ là một người Pháp đến hai lớp của thầy để kiểm tra. Ông ta to béo, mặc quần soóc đi đằng sau bàn của tôi. Một mùi gây gây khó chịu nhưng tôi không dám bịt mũi. Bỗng nhiên, tôi thấy ông ta tát cậu bạn ngồi cạnh tôi một cái thật đau, bẹo tai bạn rồi rút mùi xoa ra lau tay. Tôi thấy thầy Ngân đi theo ông ta đứng gần đấy, vẻ mặt khó chịu, về sau, tôi hỏi bạn đó là vì sao lại bị đánh, bạn ấy cũng không hiểu vì lý do gì.
Lần khác, khi tôi học lớp Nhất, viên kiểm học tỉnh Hà Nam về kiểm tra hai lớp của thầy Ngân bằng một cái ô tô hòm riêng của ông ta. Ông ta tên là Nguyễn Như Loan, người xấu, dáng lùn, mặt to rỗ chằng rỗ chịt, mặc áo dài, khăn xếp. Nghe các anh lớn tuổi học trước tôi nói lại, ngoài chức kiểm học, ông ta còn làm mật thám cho Tây để dò xét đội ngũ thầy giáo, phát hiện những người tình nghi làm cách mạng để báo cho Tây. Ông này có tật nói trong một câu thường có vài tiếng "hử" rất hách dịch để dương oai với mọi người. Vì vậy, nhiều thế hệ học trò lớn ở trường tôi, có cả các thầy giáo nữa gọi ông ta là "Kiểm hử", tỏ thái độ coi thường và chế giễu.
Hôm đó, để kiểm tra kết quả học tiếng Pháp của học sinh, ông ta lấy cuốn sách giáo khoa dạy văn tiéng Pháp của lớp Nhất ra rồi yêu cầu thầy Ngân gọi một học sinh để ông ta kiểm tra. Tôi thấy vẻ mặt thầy rất căng thẳng. Bất ngờ, thầy gọi tên tôi. Tôi giật mình, hơi hốt hoảng, hồi hộp đứng dậy. "Kiểm hử" lệnh cho tôi giở sách giáo khoa, trang có bài "Au Marché" (Đi chợ) ra đọc. Đó là một bài thơ, vì đã lâu nên bây giờ tôi quên mất tên tác giả. Tôi lấy lại bình tĩnh, rồi dõng dạc đọc toàn bộ bài thơ đó. về phát âm và ngắt câu, tôi không bị sửa chỗ nào. Đại ý bài thơ là: Có hai mẹ con cùng đi chợ, mẹ bạn nhỏ mua nhiều thứ thức ăn cho vào túi xách, bạn nhỏ đó cầm túi cho mẹ và bạn rất tự hào. Khi tôi đọc xong, "Kiểm hử" hỏi tôi:
- Cho biết vì sao em nhỏ đó tự hào? Hử!
Không cần suy nghĩ nhiều, tôi nhanh chóng trả lời cũng bằng tiếng Pháp:
- Thưa ông Kiểm học, em nhỏ đó tự hào vì em đã giúp đỡ được mẹ.
Tôi thấy ông ta im lặng một chút rồi nói: - Nó còn tự hào, hử!; vì nhà nó giàu, hiểu chưa? Hử!
Tôi một lần nữa trả lời nhanh gọn:
- Vâng, thưa ông Kiểm học.
"Kiểm hử" cho phép tôi ngồi xuống. Tôi nhìn thầy, thấy nét mặt thầy giãn ra, mỉm cười nhìn tôi vẻ xúc động. Tôi cũng thấy rất sung sướng và xúc động vì đã làm vừa lòng thầy, không phụ công dạy dỗ của thầy.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #8 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2023, 07:31:33 am » |
|
Tôi bắt đầu học lớp Nhất năm tôi mười hai tuổi. Có một thời gian, tôi bị sốt rét phải nghỉ học. Mẹ tôi nói là tôi sốt rét "vỡ da" tức là đến tuổi đã lớn, sau sốt rét sẽ lớn nhanh. Tuy nhiên, tôi vẫn rất lo lắng vì năm đó là năm cuối cùng của trường tiểu học và phải thi để lấy bằng tốt nghiệp. Hồi đó gọi là bằng "Sơ học bổ túc" hoặc "Sơ học Pháp - Việt" (tiếng Pháp ghi trong bằng là Certificat d’etude primaire complémentaire indochinois) mà sau này người ta quen gọi là bằng "Xéctifica".
Tôi rất lo lắng vì sợ lúc thi lại trúng vào thời gian mình bị ốm nên tôi phải chép lại các bài và nhờ bạn bè nói lại bài giảng của thầy.
Đến ngày thi, tôi và bạn Lê Bích Liên1 (Lê Bích Liên sau cũng là hội viên Việt Minh, công tác ở nhiều ngành của Đảng, sau này là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, rồi làm Chánh Văn phòng Ban Dân vận Trung ương Đảng trước khi về hưu. Liên cũng là anh họ vợ tôi) cùng học một lớp xuống thị xã Phủ Lý từ ngày hôm trước. Bạn Liên nói, ở dưới đó, hai chúng tôi có thể ngủ nhờ một đêm ở nhà người quen, sáng ra đến trường thi cho kịp. Nhưng nhà người quen đó nghèo, không có giường nằm nên chúng tôi phải mượn một manh chiếu trải xuống đất để ngủ. Bị muỗi đốt cả đêm làm chúng tôi không yên giấc, nên sáng hôm sau, cả hai đứa mệt phờ. Hai chúng tôi phải dậy sớm ăn sáng mới kịp vào thi, ông chủ hiệu thấy vẻ mệt mỏi của chúng tôi, biết là học sinh đi thi nên khuyên chúng tôi nên uống một cốc cà phê cho tỉnh táo. Chúng tôi nghe theo và lần đầu tiên biết tới hương vị cà phê và tác dụng của nó.
May mà các bài thi chúng tôi đều làm được trót lọt và cả hai đều tốt nghiệp. Nhưng chúng tôi nhớ mãi một kinh nghiệm là phải biết giữ sức khỏe để làm việc thì kết quả mới tốt được.
Tôi thi đỗ bằng Xéctifica khi mười hai tuổi rưỡi. Lúc đó, tôi đã suy nghĩ tới việc định hướng cho tương lai của mình. Thứ nhất, tôi đã có ý định xin thi vào Trường Kỹ nghệ thực hành (Ecole pratique d’industries) ở Hà Nội vì thấy hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn, khi tốt nghiệp sẽ có nghề ngay; nhưng nghe nói tôi còn ít tuổi quá, chưa đủ tuổi để thi vào trường đó. Thứ hai là tôi sẽ cố gắng xin gia đình cho học tiếp lên trung học, nhưng cũng lại sợ bố mẹ không đủ tiền cho đi học ở Nam Định hay Hà Nội. Đây là hướng mơ ước của tôi.
Còn đang phân vân như vậy thì một tin bất ngờ đến với tôi. Thầy Ngân cho biết, nhà trường được hai suất đi nghỉ mát 15 ngày tại "Trại hè của Bắc Kỳ" ở Sầm Sơn (Colonie de vacances du Tonkin) cho hai học sinh xuất sắc của trường. Suất của tôi hoàn toàn miễn phí, suất còn lại chỉ được miễn phí một nửa, còn một nửa phải trả tiền, được trao cho Nguyễn Tích Trù1 (Nguyễn Tích Trù là con trai ông Chánh tổng Điền, người trao phần thưởng danh dự cho tôi khi tôi ở lớp Đồng ấu), học tại lớp Nhì năm thứ nhất. Tôi rất phấn khởi nghĩ về cuộc đi biển này vì chưa bao giờ được biết biển. Mẹ tôi cố chuẩn bị cho tôi được hai quần đùi chéo eo mới, một quần soóc màu xám băng vải lanh, hai xilíp bằng phin nhuộm nâu, một áo ba lỗ bằng lụa và một đôi dép cao su "con hổ"; ngoài ra còn hai áo sơ mi cộc tay cũ. Chưa bao giờ tôi lại có đủ bộ sang như thế. Quần áo, giày dép của Trù đầy đủ và sang hơn của tôi vì nhà Trù giàu có. Chúng tôi đi bằng xe lửa và sau đó là ô tô đến Sầm Sơn. Tôi và Trù nhanh chóng trở thành bạn thân của nhau. Trại hè gồm nhiều nhà làm bàng tre, nứa, lá; sàn cũng lát bằng nứa đan gióng đôi; bàn ăn, ghế ngồi cũng bằng bương, tre, nứa; chỉ có giường cá nhân là bằng gỗ. Những học sinh được tham dự trại chia thành nhiều đoàn, mỗi đoàn khoảng bốn chục người ở chung một nhà tương đối rộng rãi, thoáng mát. Tôi và Trù cùng được ở một đoàn do anh Lê Toàn, một lực sĩ, huấn luyện viên thể dục thể thao người Hải Phòng được đào tạo tại Trường Thể dục thể thao Phan Thiết làm Đoàn trưởng. Tôi không biết căn cứ vào đâu mà anh Toàn giới thiệu với cả đoàn rằng tôi là Đoàn phó, mặc dù trong đoàn có nhiều bạn hơn tuổi và cao lớn hơn tôi. Đây là lần đầu tiên tôi làm "chỉ huy" một đoàn đông người như thể. Tôi bỡ ngỡ chẳng biết làm gì, nhưng rồi nhờ anh Toàn chỉ bảo tỷ mỷ nên tôi cũng làm được việc. Có một hôm, Tổng ủy viên Thanh niên và Thể dục thể thao Đông Dương là viên Đại tá Đắccôroi (Ducoroy), người Pháp đến thăm trại, ông ta mặc thường phục, người dong dỏng cao, trông có vẻ "nhã nhặn và hiền" hơn Thanh tra Học chính Bẳc Kỳ đã đến lớp của thầy Ngân kiểm tra năm trước. Phải chăng lúc đó, quân đội phát xít Nhật đã vào Đông Dương, các quan Tây có vẻ lép vế nên thái độ của họ đối với người Việt Nam thay đổi khác trước? Vì được anh Toàn hướng dẫn, tôi phải chỉ huy toàn đoàn đón tiệp ông Tây này, còn anh Toàn đi đón và hướng dẫn ông ta đến. Tất cả chúng tôi, chăn màn xếp gọn ghẽ ở đầu giường, người nào người nấy đứng nghiêm chỉnh ở cuối giường, làm mọi động tác đón tiếp theo hiệu lệnh chỉ huy của tôi.
Ông ta đi dọc phòng một lượt rồi bước thẳng đến chỗ tôi, nhỏ nhẹ hỏi tôi bằng tiếng Pháp:
- Em mấy tuổi?
Tôi nhìn thẳng vào ông ta trả lời rành rọt bằng tiếng Pháp:
- Thưa ông, tôi 13 tuổi.
Ông ta mỉm cười, có lẽ vì thấy tôi thấp bé quá và lấy trong túi áo ra một huy hiệu trao tặng tôi. Tôi tiếp tục nói bằng tiếng Pháp:
- Thưa ông, tôi xin cảm ơn ông.
Ông ta vui vẻ từ biệt chúng tôi và cùng anh Toàn ra khỏi nhà. Tôi xem chiếc huy hiệu làm bằng kền in cờ Pháp rất đẹp, trên đó có dòng chữ "Jeunesse d’Empire Française! Unis et Fort pour servir (tạm dịch: "Thanh niên Đế chế Pháp! Đoàn kết và khỏe để phụng sự"). Lúc đó, tôi cảm thấy tự hào vì mình đã làm tốt công việc anh Toàn giao cho nên được ông ta thưởng. Nhưng chẳng bao giờ tôi đeo chiếc huy hiệu đó cả. Tôi được anh Toàn yêu mến vì ngoan và làm tốt công việc giúp anh, đặc biệt là lần đón tiếp ông Tây này, anh càng có vẻ quý tôi hơn.
Một buổi trưa đẹp trời, anh rủ riêng tôi ra khơi. Anh thuê một cái mảng có buồm vải của một ngư dân. Trời lộng gió nên mảng lướt trên những làn sóng nhấp nhô một cách nhẹ nhàng. Tôi thấy rất thú vị vì lần đầu tiên được đi trên biển cả. Nhưng chỉ ra được khoảng một kilômét xa bờ, tôi thấy người nôn nao không chịu nổi, rất mệt chì muốn nôn. Anh Toàn thấy vậy liên bảo người điều khiển mảng quay vào bờ, còn tôi phải năm gối đầu lên đùi anh Toàn để khỏi nôn thốc nôn tháo ra.
Ở trại, chế độ ăn uống cũng khá, mỗi ngày chúng tôi ăn bốn bữa, ngoài ba bữa sáng, trưa, chiều, còn được ăn một bữa vào 2 giờ chiều là một bát chè được thay đổi hằng ngày như chè khoai, đậu đen, đậu xanh... Thế mà sau 15 hôm, khi kết thúc trại hè, ở tuổi 13, tôi chỉ cân nặng được 32 kilôgam.
Các hoạt động trong 15 ngày ở trại rất phong phú theo kiểu các trò chơi của Hướng đạo sinh, ngoài ra còn có nhiều buổi tham quan thú vị xung quanh đó.
Sầm Sơn thời kỳ này vắng khách. Đi ra ngoài, chúng tôi chỉ thấy lẻ tẻ các gia đình giàu có ăn mặc sang trọng, trong đó có cả những cô gái trạc tuổi chúng tôi. Các cô tiểu thư ấy thấy chúng tôi chơi đùa, ca hát có vẻ thích thú, nhưng vẫn ra vẻ nghiêm nghị, kín đáo. Những bạn gái quê tôi, chưa thấy ai ăn mặc sang trọng và đẹp như thế bao giờ.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
thongdiepthoigian
Thành viên

Bài viết: 113
|
 |
« Trả lời #9 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2023, 07:32:24 am » |
|
Mười lăm ngày trôi qua nhanh chóng. Ngày cuối cùng trong toàn trại, một không khí lưu luyến, bịn rịn và cảm động giữa các bạn học sinh nghỉ mát với các anh phụ trách, giữa các bạn mới quen biết nhau. Với tôi và những bạn học sinh ở các vùng quê nghèo, đây là lần đầu tiên chúng tôi được mở rộng tầm mắt, được sống và có nhiều hoạt động phong phú như vậy.
Ngày chia tay, tôi xin anh Toàn địa chỉ để viết thư cho anh. Nhưng anh bảo anh chưa biết sau trại hè này người ta sẽ cho anh làm việc ở đâu. Anh bảo anh sẽ viết thư cho tôi và lấy địa chỉ của tôi.
Trên xe lửa từ Thanh Hóa về Hà Nội, ở mỗi ga đều có những tốp bạn xuống để về nhà. Chia tay, mặc dù chưa thật quen thân nhau, nhưng nhiều bạn mắt đỏ hoe, không ít bạn òa khóc...
Tôi về đến nhà hôm trước thì hôm sau thầy Ngân đến thăm tôi và thầy vui mừng khen tôi khỏe nhưng đen hơn trước. Tôi luống cuống vì chưa kịp đến chào thầy thì thầy đã ân cần đến hỏi thăm trước.
Ít lâu sau, tôi nhận được thư của anh Lê Toàn. Anh báo là anh được về làm huấn luyện viên thể dục thể thao cho Trưởng thành chung và các trường tiểu học ở thị xã Thái Bình. Tôi rất mừng rỡ và quyết định xin bố mẹ cho thi vào Trưởng thành chung Thái Bình. Sở dĩ như vậy vì tôi nghĩ có chỗ dựa là anh Toàn. Nếu như có khó khăn, tôi có thể nhờ anh giúp tìm cho việc làm, ví dụ như gia đình có những em nhỏ cần học, tôi có thể vừa học, vừa dạy để lấy công hoặc những việc thích hợp khác, miễn là có việc làm kiếm thêm tiền để bố mẹ khỏi quá tốn kém cho việc tiếp tục học của mình. Tôi xin bố mẹ cho tôi được thi và học ở Thái Bình vì tôi quen anh Toàn ở đó, nhưng không nói rõ những suy nghĩ cụ thể của tôi. Sau khi cân nhắc, bố mẹ tôi đồng ý.
Trước khi làm hồ sơ để dăng ký dự thi, tôi viết thư cho anh Toàn báo là tôi sẽ thi vào Trưởng thành chung Thái Bình. Trong hồ sơ yêu cầu phải có học bạ gốc của Trường Kiêm bị Kim Bảng. Tôi đến thầy Ngân và thầy Trạch, Hiệu trưởng xin cuốn học bạ để hoàn chỉnh hồ sơ. Thầy Ngân cho tôi biết là sắp thuyên chuyển đi nơi khác. Tôi rất nhớ thầy, những kỷ niệm về thầy và thấy tiếc cho lớp học sinh sau tôi không được học một thầy giáo rất đức độ và dạy giỏi. Đó cũng là lần cuối cùng hai thầy trò gặp nhau. Sau này, khi ở Quân đội, kể cả lúc đã về hưu, tôi chú ý tim thầy mà không gặp được...
Xem học bạ của mình, lật tới trang cuối là nhận xét của thầy Ngân, tôi ngạc nhiên thấy thầy ghi một câu rất ngắn bằng tiếng Pháp: "Excellent a tous points de vue. Conduite irreprochable’" (Xuất sắc về mọi mặt. Hạnh kiểm không thể chê được). Tôi cảm thấy thầy quá khen mình. Trong thâm tâm, thật tình tôi còn thấy có bạn hơn mình môn này, có bạn hơn mình môn khác, chưa bao giờ dám nghĩ là mình xuất sắc toàn diện như vậy, mặc dù trong suốt chín tháng học ở lớp Nhất, tháng nào tôi cũng được ghi tên ở bảng danh dự của lớp, khi thì về học lực, khi thì về hạnh kiểm, hoặc cả hai.
Tôi chuẩn bị đi Thái Bình với một tâm trạng rất phấn khởi và đầy hy vọng, nhưng cũng lo là hơi xa nhà. Bố tôi cùng đi với tôi vì đường xa và cũng là để biết nếu tôi được học ở đây thì sẽ ra sao, có khó khăn không? Tất nhiên ông phải chuẩn bị cho những nhu cầu của mình, đặc biệt là thuốc phiện để hút. Ông sang đại lý thuốc phiện và rượu ở gần nhà tôi để mua một hộp thuốc phiện mang theo (thời đó thường treo biển đề hai chữ RO&RA). Cửa hàng đại lý ấy là của một ông già béo tốt quê Bắc Ninh mà dân địa phương quen gọi tắt là cụ Ký Rượu.
Bố dẫn tôi xuống tỉnh lỵ Phủ Lý mua vé xe đi Thái Bình. Xe ô tô khách thời đó chỉ chạy bằng than mỏ trong một cái thùng hình trụ to đùng gắn thẳng đứng ở phía sau xe. Do giai đoạn này đang diễn ra Chiến tranh thế giới thứ hai, xăng và dầu diêzen phải cung cấp cho Pháp và quân đội phát xít Nhật. Máy xe nổ to gần bằng một cái nhà máy nhỏ và xe thì rung bần bật. Cuối cùng xe vẫn tới được Nam Định, xuống phà ở bến đò Quan, qua sông đến tỉnh lỵ Thái Bình mà không có trục trặc gì dọc đường. Thật là tài!
Bố con tôi tìm đến một hàng cơm bình dân kiêm luôn nhà trọ để ở. Nhà hàng rộng nên ở cũng tương đối thoải mái. Chúng tôi ăn những bữa cơm đơn giản nhưng rất ngon, chỉ có hai món: Một bát canh thuôn rau cải thịt bò và một đĩa chả quế thịt trâu. Một bộ bàn đèn nhỏ cho bố tôi hút thuốc, thứ nhà hàng luôn có để phục vụ khách nghiện.
Không khó khăn gì để liên lạc được với anh Toàn. Anh động viên tôi nắm vững đầu bài, bình tĩnh làm bài rồi ra về.
Tôi làm các bài thi với một thái độ tự tin, không có gì là lo lắng, hồi hộp vì tôi cũng đã trải qua hai kỳ thi tốt nghiệp đều đạt kết quả tốt: Sơ học yếu lược và Sơ học Pháp - Việt.
Nhưng tôi đã có một sai lầm rất lớn trong bài làm văn tiếng Pháp. Đầu đề bài thi nguyên văn tiếng Pháp là: "Vous avez vu une maison tombée en ruines. Quelles impeessions eprouvez-vous devant cette scène?" (tạm dịch ra tiếng Việt là: "Anh đã trông thấy một ngôi nhà đổ nát. Anh có những cảm tưởng gì trước cảnh tượng đó?").
Bài văn này hoàn toàn không khó đối với tôi. Tôi nhớ tôi đã đọc nó trong tập sách làm văn tiếng Pháp cho lớp Nhất bậc tiểu học.
Nhưng không biết lú lẫn hay ma ám, tôi đã nhầm chừ "maison" ỉà "ngôi nhà" thành chữ "famille" là "gia đình". "Une maison tombée en ruines" - "một ngôi nhà đổ nát" thành "une famille tombée en ruines" - "một gia đình tan nát".
Có thể nói, bài văn tôi viết rất lưu loát với vốn tiếng Pháp của mình nói về một ông bố nghiện ngập dẫn tới những bi kịch cho gia đình đó thế nào.
Khi thi xong, anh Toàn đến hỏi tôi về kết quả làm bài thi của tôi. Tôi kể cho anh nghe cả bài văn tiếng Pháp mà tôi làm. Nghe qua về bài văn, anh nói ngay:
- Em hoàn toàn lạc đề rồi, đây là nói về một ngôi nhà chứ không phải là một gia đình.
Tôi bừng tỉnh như người đang ngủ mơ bị đột ngột gọi dậy. Thôi chết! Mình sai rồi, không còn hy vọng gì trúng tuyên nữa. Anh Toàn tỏ vẻ rất thất vọng, còn tôi thì ỉu xìu như bánh đa phải mưa. Sự "xuất sắc về mọi mặt" của thầy Ngân nhận xét về mình khiến tôi thấy hổ thẹn, không xứng đáng.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
|