Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:31:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tổng kết hoạt động đấu tranh giải quyết Fulro 1975-1992  (Đọc 3026 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #10 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2023, 07:03:27 am »

b) Khó khăn

Sau ngày miền Nam giải phóng, nước ta lại phải tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và phía Bắc. Do vậy, Đảng và Nhà nước chưa có một chiến lược hoạch định tổng thể để phát triển toàn diện Tây Nguyên và vùng dân tộc Chăm, đời sống nhân dân các tỉnh Tây Nguyên và phụ cận còn khó khăn nhiều mặt. Công tác xây dựng thực lực chính trị cơ sở, nhất là cấp huyện, xã, buôn, làng chưa kịp đổi mới; số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa đáp ứng yêu cầu... Chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng đối với đồng bào dân tộc chưa được giải quyết... Tất cả tạo sơ hở cho địch xuyên tạc và làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, gây cho ta không ít khó khăn trong cuộc đấu tranh này.


Nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, nên dễ bị địch tuyên truyền kích động, lôi kéo. Do điều kiện cuộc sống lâu năm dưới ách thống trị của thực dân, đế quốc với những chính sách kìm kẹp, mị dân, tuyên truyền chống cộng, kích động hận thù dân tộc, dùng chính sách "chia để trị" đã kìm hãm sự giác ngộ, nhận thức về chính trị của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho hiểu biết về cách mạng của đồng bào rất hạn chế. Mặt khác, do đời sống tinh thần nghèo nàn, lạc hậu, văn hóa thấp, cùng với tập tục lạc hậu, tư tưởng tự ti và hẹp hòi dân tộc ràng buộc, chi phối trong nhiều thế hệ. Nó trở thành yếu tố mà bọn phản động FULRO triệt để khai thác, lợi dụng lôi kéo, kích động người dân chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng của FULRO và các thế lực phản động hết sức thâm độc, xảo quyệt. FULRO là một tổ chức chính trị phản động, là sản phẩm của chủ nghĩa dân tộc cực đoan với âm mưu của các thế lực thù địch nhằm xây dựng một nhà nước độc lập ở Tây Nguyên, chia tách lãnh thổ, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước, đi ngược lại nguyên vọng của đồng bào thiểu số các dân tộc Tây Nguyên. Khi Tây Nguyên được hoàn toàn giải phóng, FULRO lợi dụng tình hình khó khăn của cách mạng, cộng với kế hoạch hậu chiến của Mỹ có sẵn, chúng đã kích động, tập hợp được một lực lượng đông đảo với hệ thống tổ chức bài bản được chỉ đạo, viện trợ từ nước ngoài, nhằm chống lại chính quyền cách mạng, vũ trang bạo động, khoét sâu những thiếu sót của ta tạo nên mơ hồ về cách mạng trong đồng bào, làm tê liệt, vô hiệu hóa chính quyền, biến chất cán bộ, đảng viên, đã gây những thiệt hại to lớn cả về vật chất, tinh thần lẫn con người đối với chính quyền và nhân dân các tỉnh Tây Nguyên và phụ cận, làm cho cuộc đấu tranh giải quyết FULRO của ta gặp khó khăn, kéo dài, phức tạp.


Các tỉnh Tây Nguyên và phụ cận, nơi sinh sống của đông đảo các dân tộc thiểu số của Việt Nam, có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh, kinh tế và đối ngoại. Đồng thời, cũng là nơi còn không ít khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tôn giáo do lịch sử để lại. Những đặc điểm này đã tác động đến sự ra đời, tồn tại và hoạt động của tổ chức FULRO.


FULRO hình thành bắt nguồn từ chính sách "chia để trị" của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và các thế lực phản động trong nước và nước ngoài. Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo những khó khăn về tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên và đồng bào Chăm, các thế lực thù địch lôi kéo, gây dựng, hà hơi tiếp sức cho FULRO, với mưu đồ tách Tây Nguyên thành một "quốc gia tự trị", thành lập nhà nước, chính phủ và quân đội riêng để chống phá cách mạng theo sự chỉ đạo của chúng.


Từ những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, điều kiện phát sinh, tồn tại hoạt động của tổ chức FULRO, khả năng của ta, nên cuộc đấu tranh giải quyết FULRO diễn ra quyết liệt, kéo dài và phức tạp. Để giải quyết vấn đề FULRO đòi hỏi Đảng, Nhà nước kịp thời đề các chủ trương lãnh đạo, biện pháp đấu tranh thích hợp, sát với tình hình thực tiễn, giành thắng lợi, làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề FULRO để chống phá cách mạng, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, xã hội bền vững vùng Tây Nguyên và phụ cận.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #11 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2023, 07:05:02 am »

Phần thứ hai
DIỄN BIẾN HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH GIẢI QUYẾT FULRO
(1975 - 1992)


I. ĐẤU TRANH TRUY QUÉT FULRO, BẢO VỆ THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG MỚI GIÀNH ĐƯỢC (3.1975 -1.1977)

1. Tổ chức, hoạt động của FULRO

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 giải phóng miền Nam, thống nhấl đất nước của quân và dân ta là một bất ngờ đối với Mỹ - ngụy, phá vỡ kế hoạch của FULRO và các thế lực chi phối, chỉ đạo, ủng hộ chúng. Mỹ không kịp triển khai cụ thể ý đồ sử dụng FULRO trong kế hoạch hậu chiến và chưa chỉ đạo được gì cho FULRO hành động khi quân ngụy tan rã rút chạy khỏi địa bàn. Năm 1975 cũng là thời điểm Campuchia thoát khỏi sự thống trị, kìm kẹp của Mỹ và tay sai, nhưng đất nước này lại trở thành nạn nhân của chế độ diệt chủng. Lúc đó, một số tên cầm đầu FULRO ở Campuchia bị Pôn Pốt thủ tiêu1 (Theo nhà báo Nate Thayer (trong bài "Một đội quân bị lãng quên ", Tạp chí Kinh tế Viễn Đông, 1992) và lời khai của Ya Duck: Năm 1975, Y Bhăm Ênuol cùng 5 lãnh tụ cầm đầu FULRO bị Khmer Đò giết tại Phnôm Pênh). Sự chỉ đạo của bộ phận đầu não ở Campuchia về trong nước cũng như quan hệ của FULRO với các thế lực bên ngoài bị gián đoạn. Tuy vậy, lợi dụng chính quyền cách mạng mới tiếp quản còn non yếu, FULRO nổi lên hoạt động mạnh ở nhiều nơi, thu nhặt vũ khí quân trang, quân dụng của quân ngụy Sài Gòn để lại, tiếp tục phát triển tổ chức, lực lượng, bao gồm cả hệ thống quân sự và hành chính.


Về quân sự, FULRO có Bộ Chỉ huy Mặt trận do Kpă Kới làm Phó Chủ tịch, Phó Tổng Tư lệnh. Bên dưới Bộ Chỉ huy Mặt trận có Bộ Tổng Tham mưu do Y Bach Eban (Y Hiel Eban) làm Tổng Tham mưu trưởng. FULRO hình thành 4 vùng chiến thuật, tương ứng với các địa bàn chủ yếu sau: Vùng 1 là miền Tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên do Sư đoàn Đam Dan đảm nhiệm, có 4 trung đoàn (thực tế chưa tổ chức được); Vùng 2 là Kon Tum, Gia Lai, Phú Bổn do Sư đoàn Nay Dy đảm nhiệm; lực lượng khoảng 2.000 đến 3.000 tên; gồm 5 ban chỉ huy trung đoàn, 9 đến 11 tiểu đoàn; Vùng 3 là các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông do Sư đoàn Đam Dy đảm nhiệm, lực lượng khoảng 6.500 đến 7.000 tên, gồm 1 bộ tư lệnh sư đoàn, 6 ban chỉ huy trung đoàn, 32 tiểu đoàn; Vùng 4 gồm các tỉnh Đà Lạt (Lang Biang), Brayan (B’Lao), Đồng Xoài, do Sư đoàn Bi Dúp đảm nhiệm, lực lượng khoảng 6.000 đến 7.000 tên, gồm 5 ban chỉ huy trung đoàn, 14 tiểu đoàn.


Ngoài ra, lực lượng FULRO Chàm ở Thuận Hải tổ chức khung Trung đoàn Pô Than, gồm 3 tiểu đoàn, lực lượng khoảng hơn 400 tên. Ở Cam Ranh, chúng tổ chức khung Tiểu đoàn Chăm Pa, ta phát hiện tiêu diệt và bắt gần hết1 (Thực tế, đến tháng 9 năm 1976, FULRO mới tổ chức được 2 khung sư đoàn kiêm vùng chiến thuật 3 và 4 ở Đắk Lắk, Lâm Đồng. Mỗi sư đoàn có 4 trung đoàn, trung đoàn có 4 tiểu đoàn, tiểu đoàn có 4 đại đội. Khung trung đoàn có từ 5 đến 10 tên, tiểu đoàn có 25 đến 40 tên, đại đội có từ 7 đến 15 tên. Dưới cấp đại đội có từng toán vũ trang gồm 5 đến 10 tên là lực lượng bám buôn, xã theo chủ trương của bọn cầm đầu FULRO, là tổ chức hoạt động chủ yếu nhất, với tên gọi "Đoàn vũ trang tình báo đặc biệt" hoặc "Lực lượng Trung ương số 3". Đến cuối năm 1976, trừ số bị diệt, bị bắt, lực lượng FULRO còn khoảng 6.000 - 7.000 tên (khoảng 70% số này sống hợp pháp trong dân, 30% thoát ly ngoài rừng)), về bố trí lực lượng FULRO thành 3 tuyến: Tuyến trong dân là bọn đầu sỏ và lực lượng cơ sở hợp pháp trong buôn, nhà thờ, đồn điền. Tuyến ven chủ yếu là các toán vũ trang xã, cơ quan tiểu đoàn kiêm quận và các cơ quan nhẹ cấp trung đoàn, sư đoàn; các đoàn công tác trung ương bám quận, xã vùng ven để tiếp tế, móc nối cơ sở. Tuyến sâu là cơ quan trung đoàn, sư đoàn và trung ương, ở không xa khu dân cư quá 10km.


Về khung tổ chức hành chính: FULRO hình thành các bộ và cơ quan đại diện chính phủ tại các vùng chiến thuật, "Chính phủ cách mạng lâm thời Cao nguyên" được thành lập với 11 bộ như: Tư pháp, Kinh tế, Tài chính, Ngoại giao, Quốc phòng, An ninh... Dưới cơ quan trung ương là các tỉnh kiêm tiểu khu, quận kiêm chi khu, xã buôn kiêm yếu khu FULRO.


Trong 2 năm 1975 - 1976, FULRO nổi lên hoạt động mạnh ở nhiều nơi, khống chế nhiều buôn làng ở khu vực Nam Tây Nguyên. Ở Đắk Lắk, ngày 12 tháng 4 năm 1975, FULRO nổ súng vào đoàn thuyền đánh cá trên sông Krông Nô, mở đầu cuộc bạo loạn vũ trang chống phá cách mạng ở Tây Nguyên. Ngày 18 tháng 7 năm 1975, FULRO tiến hành đánh phá đường giao thông ở thị xã Buôn Ma Thuột, huyện Lắk và liên tiếp đến cuối năm 1976, tổ chức hàng loạt vụ tập kích vào các đội công tác, ủy ban nhân dân xã, các đơn vị kinh tế và đánh phá hầu hết các đường giao thông... gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng (có 777 vụ, làm chết 251 người), ở trong các buôn làng, FULRO tuyến trong tổ chức họp dân để tuyên truyền về FULRO, kêu gọi và kích động quần chúng "đấu tranh giành tự trị" thành lập "đất nước Đề Ga"1 (Tỉnh ủy Đắk Lắk, Báo cáo tổng kết 12 năm đấu tranh giải quyết FULRO ở Đắk Lắk, năm 1987, Phòng Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lăk), ở Lâm Đồng, FULRO tổ chức 4 vụ tập kích vào Huyện đội Bảo Lộc, ấp Đạ Chay, Tiền phương Tỉnh đội Tuyên Đức ở Tiêng Liêng và 1 trung đội bộ đội địa phương của ta ở Đầm Ròn. Ở Gia Lai, tháng 5 năm 1975, FULRO gài mìn trong lễ mít tinh chào mừng Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, làm chết và bị thương 10 cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 408. Tháng 8 năm 1975, chúng gài mìn giết đồng chí Kpa Klơng - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Phó Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai tại dốc Me Cút (Hàm Rồng). Theo thống kê, chỉ riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, từ ngày 20 tháng 7 đến ngày 20 tháng 8 năm 1975, FULRO đã gây ra 30 vụ, trong đó có 15 vụ tập kích, 9 vụ phục kích, 9 vụ phá hoại cắt dây điện thoại, giết hại 5 cán bộ bộ đội, dự định gây bạo loạn trong ngày 2 tháng 9 năm 1975, nhưng bị ta phát hiện ngăn chặn. Còn tính toàn bộ Tây Nguyên, trong 2 năm 1975 - 1976, FULRO tiến hành hàng loạt các vụ ám sát, phục kích, giết hại 245 người, gồm cả cán bộ, bộ đội và dân thường; cướp một số súng đạn, hàng hóa, khống chế 877/1.343 buôn, 210/350 xã, gây cho ta nhiều khó khăn trong xây dựng, củng cố chế độ mới ở vùng đồng bào dân tộc. Riêng trong năm 1976, FULRO gây ra 457 vụ tập kích, phục kích, đột nhập vào buôn lấy lương thực, bắt thanh niên, khống chế chính quyền cơ sở của ta, phần lớn xảy ra ở Đắk Lắk và Lâm Đồng, bắt và đưa ra rừng 1.592 thanh niên để bổ sung lực lượng, thu và cướp trên 10 tấn lương thực1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Tham mưu, Tổng kết hoạt động truy quét, triệt phá tổ chức phản động FULRO trên địa bàn Quân khu 5 (1975 - 1992), năm 2012, Phòng Khoa học quân sự Quân khu 5).


Thủ đoạn hoạt động của FULRO là kết hợp cả quân sự và chính trị, cả lực lượng hợp pháp trong dân và lực lượng ngoài rừng cùng phối hợp hoạt động. Kết hợp cả 3 tuyến (trong dân, vùng ven và ngoài rừng). Tổ chức hoạt động vũ trang nhỏ lẻ thành từng toán từ 10 đến 15 tên, nhiều nhất là đội từ 40 đến 50 tên, hoạt động trên diện rộng nhưng có trọng điểm, tập trang vào những ngày lễ lớn của ta hoặc của ngụy trước đây để gây thanh thế, khống chế hoặc thủ tiêu cán bộ của ta ở cơ sở, bắt nhân dân tiếp tế, che giấu và liên lạc cho chúng. Tiến hành hoạt động chính trị tung tin, xuyên tạc, lừa phỉnh và lợi dụng mê tín, tập tục của người dân địa phương để lôi kéo những người có uy tín, trí thức, tầng lớp trên bằng nhiều thủ đoạn.


Ở vùng dân tộc Chăm, tháng 4 năm 1975, khi ta tiến công giải phóng Ninh Thuận, bọn cầm đầu FULRO tự xưng là "lực lượng thứ 3" cho người gặp cán bộ ta đòi được đứng ra tiếp quản vùng Chăm, đòi sáp nhập lực lượng vũ trang FULRO với lực lượng vũ trang của ta. Khi yêu sách của chúng bị ta bác bỏ, chúng phát động "Chiến dịch Chế Bồng Nga" tập trung tuyên truyền, kích động, tổ chức lôi kéo, ép buộc thanh nicn Chăm vào rừng theo FULRO. Đến cuối năm 1976, chúng đã phát triển lực lượng vũ trang khoảng 230 tên và khoảng 800 cơ sở ngầm. Tháng 1 năm 1977, FULRO tổ chức cuộc mít tinh ra mắt "Mặt trận giải phóng Chăm Pa" nhằm khuếch trương thanh thế, nhưng ta đã kịp thời ngăn chặn.


Nhìn chung, sau ngày giải phóng miền Nam, ở Tây Nguyên và vùng dân tộc Chăm, hoạt động chống phá của FULRO rất quyết liệt và nguy hiểm, gây ra tình hình căng thẳng, mất ổn định về an ninh trật tự ở nhiều địa phương. Chúng không chỉ gây tổn thất, thiệt hại cho ta về người và tài sản, mà còn tạo thanh thế, ảnh hưởng để khống chế lôi kéo quần chúng và cán bộ cốt cán người dân tộc. Hoạt động của FULRO cùng với hoạt động chống phá của tàn quân ngụy lúc đó trực tiếp đe dọa sự tồn tại của chính quyền cách mạng mới được củng cố, nhất là ở cơ sở.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #12 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2023, 07:06:12 am »

2. Chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đấu tranh giải quyết FULRO

Trước tình hình FULRO hoạt động ngày càng tăng cường, trung tuần tháng 6 năm 1975, Khu ủy Khu 6 (Tháng 5 năm 1976, Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định sáp nhập Quân khu 6 vào Quân khu 5) họp, nhận định: "FULRO là một tổ chức chính trị phản động, được Pháp nặn ra, Mỹ chỉ đạo, nuôi dưỡng, nó hoạt động có tổ chức, có ý thức cả về quân sự và chiến tranh tâm lý". Từ nhận định đó, Khu ủy đề ra chủ trương chỉ đạo: "Ta muốn giải quyết được FULRO phải phát động quần chúng, xây dựng thực lực cách mạng, trước hết là phải giáo dục làm cho quần chúng thấy rõ âm mưu của FULRO là phản động để quần chúng ra khỏi FULRO; muốn làm như vậy phải cứu đau, cứu đói, vận động nhân dân sản xuất để giải quyết đời sống nhân dân, đây là vấn đề cơ bản"1 (Báo cáo tổng kết công tác phát động quần chúng truy quét FULRO của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng, Phòng Khoa học quân sự Quân khu 5).


Ngày 22 tháng 7 năm 1975, Bộ Tổng Tham mưu ra Chỉ thị số 01 /TF về việc truy quét, trấn áp FULRO (phạm vi Tây Nguyên và Quân khu 6) xác định: "Các lực lượng vũ trang đứng trên địa bàn Tây Nguyên và Quân khu 6 có nhiệm vạ phối hợp chặt chẽ thành kế hoạch hoạt động thống nhất để truy lùng và trấn áp lực lượng FULRO, phát động quần chúng xây dựng chính quyền, xây dựng lực lượng, nhất là lực lượng vũ trang, ổn định tình hình, củng cố (một cách cơ bản) căn cứ ở địa hình rừng núi của ta"2 (Bộ Tư lệnh Quán khu 5, Bộ Tham mưu (2012), Tổng kết hoạt động truy quét, triệt phá tổ chức phàn động FULRO trên địa bàn Quân khu 5 (1975 -1992), Tlđd).


Theo chỉ thị này, Bộ Tổng Tham mưu xác định rõ phương châm đấu tranh là: Trên cơ sở nắm vững âm muu thâm độc của địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo về nguồn gốc của FULRO, quán triệt chính sách dân tộc và tôn giáo của Đảng; nắm vững và kiên trì kháu phát động quần chúng, củng cố chính quyền cơ sở, xây dựng các tổ chức quần chúng và lực lượng vũ trang địa phương, điều tra nắm vững thực lực chính trị, tổ chức chỉ huy và cơ quan đầu não, quy luật và thủ đoạn hoạt động của địch nhằm đánh đúng đối tượng đầu sỏ FULRO và phản động tôn giáo; tập trung và thống nhất chỉ đạo, chỉ huy kết hợp chặt chẽ lực lượng chính trị, quân sự, ba thứ quân, đánh địch toàn diện, rộng khắp, có trọng tâm, trọng điểm nhằm vào lực lượng vũ trang của FULRO ở vùng rừng núi và lực lượng chính trị FULRO ở các thị xã, thị trấn (chủ yếu trong các vùng đồng bào Thiên Chúa giáo) cắt mối liên lạc của chúng với bên ngoài.


Để kịp thời chỉ đạo đấu tranh chống các thế lực phản động tháng 4 năm 1976, trong Chỉ thị số 13/CT-1976 của Ban đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ ở miền Nam đã đề ra chủ trương: "Trong năm 1976 tiến hành nhiều đợt tổng hợp chung toàn miền Nam, phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng vũ trang, an ninh và các tổ chức quần chúng, dưới sự lãnh đạo thống nhất của các cấp ủy Đảng, phát động quần chúng, tiến hành truy quét địch, thu hồi triệt để và quản lý chặt chẽ các trang bị vũ khí, củng cố xây dựng chính quyền, các ngành, các giới, các lực lượng vũ trang địa phương, an ninh, du kích, tự vệ ở cơ sở, loại trừ địch và những phần tử xấu ra khỏi các tổ chức của ta, bảo đảm tính trong sạch của chính quyền ta, củng cố các tổ chức đảng và quần chúng"1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Tham mưu, Tổng kết hoạt động truy quét, triệt phá tổ chức phản động FULRO trên địa bàn Quân khu 5 (1975 -1992), Tlđd).


Trước tình hình FULRO diễn biến phức tạp, để kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan đến dân tộc, ngày 3 tháng 6 năm 1976, Ban Bí thư ra Thông báo số 13-TB/TW "Về công tác dân tộc". Thông báo đã chỉ ra những khuyết điểm như: Công tác định canh, định cư làm chưa tốt, đời sống kinh tế của đồng bào còn thấp, số mù chữ còn nhiều, phong tục tập quán lạc hậu có hại chưa được xóa bỏ. Thiếu chính sách cụ thể, áp dụng máy móc, kinh nghiệm phương pháp làm ở đồng bằng lên miền núi... Từ đó, Ban Bí thư đưa ra một số giải pháp như: "Khắc phục tư tưởng dân tộc lớn và tư tưởng dân tộc hẹp hòi, đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc", "phải sớm có những chủ trương chính sách, đi đôi với những biện pháp tích cực để chăm sóc sức khỏe, cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của đồng bào", "cần có kế hoạch nâng cao trình độ văn hóa, trình độ khoa học kỹ thuật của đồng bào miền núi, phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục, các hình thức trường học thích hợp với miền núi"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 38. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 110-113).


Thực hiện chỉ đạo của Ban đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 ban hành Chỉ thị số 204/CT ngày 23 tháng 9 năm 1976, xác định quyết tâm giải quyết vấn đề FULRO là: Kiên quyết chỉ đạo, kiên trì bám sát, ra sức giáo dục phát động quần chúng trong dân tộc thiểu số, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, phân biệt rõ đâu là FULRO, đâu là cách mạng, đứng hẳn về phía cách mạng, kiên quyết chống lại FULRO, đẩy mạnh sản xuất cải thiện đời sống để sớm xóa bỏ tình trạng lạc hậu nahèo nàn trong đồng bào các dân tộc, thực hiện đúng chính sách đoàn kết bình đẳng dân tộc của Đảng. Đi đôi với phát động quần chúng, cùng lực lượng quân sự hỗ trợ, bao vây chia cắt địch, tập trung có trọng điểm tiêu diệt bằng được lực lượng đầu sỏ có nhiều tội ác và ngoan cố trong lực lượng FULRO, đảng phái phản động, lực lượng CIA, phản động đội lốt tôn giáo, phá võ’ tổ chức vũ trang, chính trị của địch, tranh thủ giác ngộ lôi kéo quần chúng lầm lạc thoát khỏi sự lừa bịp, khống chế của địch. Trên cơ sở phát động quần chúng đánh địch, củng cố xây dựng chính quyền đoàn thể quần chúng dân quân tự vệ thôn xã, xây dựng kinh tế, văn hóa, làm cho nhân dân các dân tộc có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được cải thiện.


Trong chỉ thị này, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 xác định phương châm, phương thức hoạt động là kiên quyết bám cơ sở, kiên trì đi sâu phát động quần chúng, lấy giáo dục phát động quần chúng, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho quần chúng, đẩy mạnh sản xuất cải thiện đời sống là khâu cơ bản quyết định nhất, kết hợp dùng quân sự truy quét hỗ trợ là rất quan trọng và cần thiết. Tập trung có trọng điểm, đánh trúng và diệt đúng bọn đầu sỏ, phân hóa, giáo dục lôi kéo những người lâm lạc, tách quần chúng khỏi sự lừa bịp, khống chế của địch, chú trọng công tác địch vận, giác ngộ người bị mua chuộc, đầu độc, cưõng bức làm việc cho địch, tố giác tổ chức và hành động của địch. Nắm địch trên cả 3 tuyến, chú trọng đánh địch trà trộn trong dân bằng phương thức đội công tác bám sát phát động quần chúng tố giác, đánh địch gắn liền với xây dựng thực lực cơ sở cách mạng.


Bộ Tư lệnh Quân khu 5 cũng yêu cầu cơ bản là phải phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị, vũ trang và an ninh, dưới sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy Đảng trên từng tỉnh và từng khu vực, tiến hành phát động quần chúng xây dựng cơ sở chính trị truy quét FULRO và các lực lượng phản động khác, rộng khắp toàn diện và triệt để. Tiêu diệt cơ bản số đầu sỏ và lực lượng vũ trang gây bạo loạn, bắt cho được đầu sỏ đang khống chế buôn làng, đang ở ngoài rừng hoặc ẩn náu trong các nhà thờ để hoạt động chống lại cách mạng. Xây dựng cơ sở đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng, xây dựng lực lượng an ninh, lực lượng vũ trang, giáo dục phát động quần chúng chống FULRO, làm cho không còn buôn làng nào bị FULRO khống chế, buôn làng nào cũng có chính quyền cách mạng, có cán bộ cốt cán tại chỗ. Lập lại và củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các tỉnh, đồng thời bảo đảm an toàn cho các cơ sở kinh tế quan trọng, các trục giao thông đường sắt, đường bộ, các thị xã, thị trấn, khu vực biên giới, ven biển. Đẩy mạnh sản xuất cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc, kết hợp chặt chẽ xây dựng các vùng kinh tế mới với việc chăm lo sản xuất cải thiện đời sống của nhân dân địa phương1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Tham mưu, Tổng kết hoạt động truy quét, triệt phá tổ chức phản động FULRO trên địa bàn Quân khu 5 (1975 -1992), Tlđd).


Như vậy, ngay từ khi mới giải phóng, bằng sự nhạy bén của mình, Đảng, Nhà nước đã dự đoán và đưa ra những biện pháp kịp thời để giải quyết lực lượng chống đối phản động ở miền Nam, trong đó có khu vực Tây Nguyên. Các đường lối chung về trấn áp lực lượng chống đối phản cách mạng, cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị, thực hiện chính sách dân tộc được xem là đường lối chung của Đảng về đấu tranh giải quyết FULRO. Nhìn tổng thể biện pháp chủ yếu của giai đoạn này là truy quét, quân sự vũ trang để giải quyết phản động cách mạng, trong đó có FULRO.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #13 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2023, 07:07:39 am »

3. Hoạt động đấu tranh giải quyết FULRO

a) Đấu tranh truy quét FULRO

Chấp hành chủ trương giải quyết vấn đề FULRO lưc lượng vũ trang Quân khu 5, Quân khu 6 cùng các cấp ủy Đảng - chính quyền, lực lượng vũ trang các tỉnh Tây Nguyên và phụ cận đẩy mạnh hoạt động truy quét, trấn áp, tiêu diệt FULRO trên địa bàn Quân khu 5 và Quân khu 6, nhất là khu vực Tây Nguyên. Lực lượng được huy động từ bộ đội chủ lực của Bộ, quân khu đến lực lượng vũ trang địa phương (các sư đoàn 10, 968, 320, Trung đoàn 812 của Quân khu 6 và lực lượng vũ trang địa phương các tỉnh). Các địa phương tăng cường hàng trăm cán bộ quân đội, công an và các ngành xuống cơ sở vận động quần chúng, thiết lập, củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết những vấn đề cấp bách về kinh tế - xã hội, giải tán các tổ chức địch (ngụy cũ), đăng ký trình diện, cứu đói và ngăn chặn dịch bệnh cho nhân dân.


Với phương châm, phương thức nêu trên, được sự chỉ đạo của Tiền phương Bộ Quốc phòng, Quân khu 5 tổ chức Sở Chỉ huy Tiền phương Quân khu tại Buôn Ma Thuột trực tiếp chỉ huy các đơn vị chủ lực của Quân khu là Sư đoàn 968, một bộ phận của Sư đoàn 3 và các lực lượng vũ trang địa phương cùng với công an nhân dân. Phương pháp tác chiến là sử dụng lực lượng cấp tiểu đoàn, trung đoàn, có pháo binh, máy bay chi viện, tập trung vào các khu vực trọng điểm, thực hiện đánh tan quân địch ở ngoài rừng và các buôn làng địch còn vũ trang chống đối để nhanh chóng ổn định an ninh, trật tự ở địa phương, tiến hành xây dựng tổ chức chính quyền nhân dân ở cơ sở.


Bộ Tư lệnh Quân khu 5 sử dụng lực lượng chủ lực đứng chân trên địa bàn Tây Nguyên và toàn bộ lực lượng vũ trang địa phương của các tỉnh, kết hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành để phát động quần chúng đánh địch, có kết hợp với lực lượng của Quân khu 6 trong các đợt truy lùng. Quy mô sử dụng lực lượng đến cấp trung đoàn, tập trung vào từng khu vực và mục tiêu trọng điểm kể cả sử dụng các binh chủng trực thuộc và Đoàn 773 nhằm: Quét diệt, bắt, gọi hàng về trình diện. Trước hết, nhằm vào các căn cứ xuất phát, cơ sở nuôi dưỡng, tiếp tế (trong dân, nhà thờ, bệnh viện, các hội từ thiện của tôn giáo là trung tâm chỉ huy, chỉ đạo FULRO và các tổ chức phản động khác). Triệt mọi cơ sở FULRO có thể dựa vào đó để hoạt động, tạo điều kiện cho quần chúng lao động thực sự làm chủ địa phương, từng bước cải thiện nâng cao đời sống nhân dân. Cấp tỉnh, huyện tổ chức phát động quần chúng truy và bóc gỡ trong dân, bóc gỡ đến đâu củng cố đến đó, xây dựng chính quyền, xây dựng lực lượng vũ trang, tăng cường phương tiện và cung cấp hậu cần phục vụ truy quét.


Thực hiện kế hoạch này, Quân khu 5 xác định tổ chức truy quét FULRO trong thời gian 3 tháng (mỗi tháng 1 đợt), trọng điểm truy quét chủ yếu là địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tập trung ở các khu vực trọng điểm, ở Quân khu 6 là Lạc Thiện và Chư Cúc, tiếp theo là các khu vực Buôn Hồ - Cheo Reo, Đức Lập, Bản Đôn. Ở Gia Lai tập trung giải quyết khu vực tiếp giáp giữa Kon Tum và tây Phú Nhơn, ở Kon Tum, tập trung giải quyết khu vực phía nam thị xã Kon Tum đến giáp với Chư Păh và thị xã Pleiku.


Đến tháng 12 năm 1975, ta mở chiến dịch truy quét liên tục, kéo dài, tổng số quân địch bị bắt, trình diện, bị tiêu diệt là 10.000 tên. Cao điểm của các đợt truy quét là từ tháng 8 năm 1975, ta bao vây, đánh vào các mục tiêu trọng điểm, các toán chỉ huy cầm đầu, tiến công các đơn vị vũ trang của chúng.


Ở Gia Lai - Kon Tum, sau khi Tỉnh đội Gia Lai tổ chức Chiến dịch Z10 (kết hợp truy quét tàn quân và bọn phản động vào tháng 5 năm 1975) thắng lợi. Kết quả, ta diệt 256 tên FULRO, làm phá sản kế hoạch hoạt động ban đầu vào tháng 6 năm 1975 của chúng, đẩy lực lượng này vào khó khăn, cơ sở bị lộ, căn cứ mất an toàn, quân số không huy động được đủ theo kế hoạch, lương thực thiếu, tư tưởng hoang mang, ra hàng trình diện ngày càng nhiều. Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 1975, lực lượng tham gia truy quét có 3 tiểu đoàn tập trung của tỉnh, lực lượng tại chỗ của các huyện, lực lượng công an, các ban, ngành, đoàn thể địa phương. Đến tháng 10 năm 1975, sau khi sáp nhập thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum, được cấp trên tăng cường lực lượng gồm Tiểu đoàn 559, Trung đoàn 95 và Trung đoàn 742 tập trung cho các trọng điểm là Huyện 6 (nam Đường 19) khu vực thị xã Pleiku, vùng phía bắc Huyện 3 (bắc Đường 19, nay là huyện Mang Yang), địa bàn phối hợp là Huyện 4 (nay là huyện Đắk Đoa và Mang Yang), Huyện 8 (nay là huyện An Khê), Huyện 11 (nay là huyện Phú Thiện, Ayunpa). Kết quả tổ chức truy quét 6 tháng cuối năm 1975, diệt 48 tên, bắt 1.635 tên, gợi hàng 625 tên, ra trình diện 1.124 tên, thu 539 súng các loại; cơ bản làm tan rã 8/15 tiểu đoàn FULRO thuộc 3 trung đoàn1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Tham mưu, Tổng kết hoạt động truy quét, triệt phá tổ chức phản động FULRO trên địa bàn Quân khu 5 (1975 - 1992), Tldd).


Ở Đắk Lắk, trong giai đoạn này, ta sử dụng các trung đoàn chủ lực của Quân khu 5 và các liểu đoàn địa phương tỉnh cùng lực lượng công an mở các đợt tiến công tiêu diệt các cụm FULRO ngoài rừng, tăng cường lực lượng quân đội, công an cắm chốt ở các địa bàn trọng điểm, chặn đường hoạt động vũ trang gây bạo loạn của FULRO, bảo vệ thành quả cách mạng, đồng thời củng cố ủy ban quân quản các cấp. Từ tháng 7, ta liên tục mở các đợt truy quét, bao vây đánh vào các căn cứ, trung tâm đầu não của chúng, phong tỏa liên lạc số FULRO ngoài rừng, ngăn chặn được âm mưu bạo loạn của chúng. Điển hình là trận đánh ngày 19 tháng 9 năm 1976 của Đại đội 9 (Tiểu đoàn 3) cùng du kích địa phương, đánh trúng cơ quan Trung đoàn 63 và cơ quan quận của FULRO, diệt tại chỗ 2 tên, bắt 1 tên, thu 2 súng. Tiếp tục truy theo dấu vết chúng bỏ chạy, đến 14 giờ cùng ngày, ta diệt thêm 1 tên, thu 1 súng, chúng tháo chạy tan tác, ta tiếp tục truy kích đến ngày 24 bắt được 1 nữ hoạt động trong cơ quan FULRO. Khai thác tù binh kết hợp với phát động quần chúng trong 2 buôn trọng điểm, ta truy bắt được 14 tên cơ sở FULRO cài cắm trong 2 buôn, ở Krông Pách, ta tập trung lực lượng phát động quần chúng trong các buôn trọng điểm (buôn Pếk, buôn Ê Nhai, buôn A Riêng xã Đăm Yêch) truy bắt 70 tên, trong đó có 18 tên cấp úy phụ trách 3 khung đại đội FULRO nằm trong buôn; điều tra bắt gọn nhóm tổ chức giết hại đồng chí bí thư xã vào tháng 8. Cùng thời gian này, ta phát động quần chúng bắt 38 tên (có 1 thiếu tá, 2 đại úy) FULRO cài cắm trong các buôn ở xã Ea Túk.


Đến cuối năm 1975, tỉnh Đắk Lắk đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng của FULRO, diệt 200 tên, bắt 6.905 tên, ra hàng và trình diện 4.064 tên, trong đó có 4 cấp tướng, 64 cấp tá, 17 tên cầm đầu trung ương FULRO. Tính chung 2 năm 1975 - 1976, trên địa bàn tỉnh, số FULRO bị diệt là 402 tên, bắt 7.902 tên, ra hàng 4.129, lực lượng bị tiêu hao sa sút đáng kể. Nhìn chung, sau các hoạt động truy quét của ta, tình hình hoạt động của FULRO có giảm, ta đã chủ động ở từng buôn xã1 (Tỉnh ủy Đắk Lắk, Báo cáo tổng kết 12 năm đấu tranh giải quyết vấn đề FULRO ở Đắk Lắk, năm 1987, Tlđd).
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #14 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2023, 07:08:49 am »

Ở Lâm Đồng, Khu ủy Khu 6 đã thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết FULRO do Thường vụ Khu ủy phụ trách, các tỉnh, huyện cũng thành lập Ban Chỉ đạo đấu tranh chống FULRO với phương thức đấu tranh tổng hợp, kết hợp chặt chẽ giữa quân sự với chính trị, địch vận, kết hợp tiến công truy quét với xây dựng đời sống nhân dân. Công tác truy quét diễn ra khẩn trương, cuối năm 1975 ta đã giải quyết tương đối tốt lực lượng vũ trang FULRO từ 3.000 quân xuống còn 300 quân, nhiều số tên FULRO đầu sỏ ra hàng, trong đó có Tư lệnh trưởng FULRO Vùng 4. Âm mưu cướp chính quyền của FULRO bị thất bại hoàn toàn, tình hình an ninh chính trị được giữ vững.


Ngày 1 tháng 9 năm 1975, FULRO tập kích Tiểu đoàn 840 của ta ở Đầm Ròn, ta kịp thời phát hiện tổ chức lực lượng truy đánh, diệt một số tên, bắt bên ngoài 224 tên, trong đó có 1 khung sư đoàn do 2 tên thiếu tá chỉ huy và một số bộ máy chính quyền quận, xã. Ngày 1 tháng 10 năm 1975, tên Chuẩn tướng Trang Ghi Năm - Tư lệnh Vùng 4 và 10 tên trong Bộ Tham mưu ra hàng tại Đầm Ròn. Cùng thời gian này, ta bắt tên Ha Zuni (Trung tá, cố vấn chính trị Vùng 4 Đà Lạt), bắt tên Toup Prông Skap - Trung tá, Tham mưu trưởng Vùng 4.


Sang quý I năm 1976, được Tiền phương Bộ Quốc phòng tăng cường các đơn vị Sư đoàn 324, Sư đoàn 304 và phi đội trực thăng phục vụ truy quét, ta sử dụng chủ lực phối hợp với địa phương tập trung đánh địch ở các khu vực trọng điểm như nam, bắc huyện Di Linh, Quốc lộ 27 (huyện Đức Trọng), Tiểu khu B Ra Yăng, căn cứ F5 FULRO, căn cứ "Tiểu đoàn Đồng Khởi". Sang quý II năm 1976, để đảm bảo cho bầu cử, ta huy động lực lượng mạnh gồm cả chủ lực và địa phương đánh trúng hậu cứ FULRO ở Lạc Dương. Điển hình là chiến dịch truy quét và phát động quần chúng đấu tranh giải quyết FULRO phía tây nam Đà Lạt dọc theo trục đường 20 của Trung đoàn bộ binh 66 (Sư đoàn bộ binh 320) từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1976. Trung đoàn tổ chức thành 3 đợt, mỗi đợt 1 tháng (tháng 2, 3 và 4, trong đó tháng 2 và tháng 4 là trọng tâm); đối tượng là các tổ chức, lực lượng FULRO, bọn tàn binh ngoan cố, những đảng phái phản động và bọn lưu manh côn đồ làm rối loạn trị an; mục tiêu truy quét là thôn ấp, bìa rừng; khu vực truy quét là Tân Dân, Bảo Thuận, Gung Gié, đông nam Đinh Trang Hòa; hướng truy quét chủ yếu là Bảo Thuận, Gung Gié, nam Di Linh, Tân Dân và các xã vùng Bảo Lộc. Đến cuối tháng 6 năm 1976, lực lương vũ trang ta đã đánh trúng nhiều căn cứ của FULRO, kiểm soát được dòng thánh Châu Sơn trên địa bàn tỉnh, xóa được đầu mối tiếp tế của FULRO. Tháng 9 năm 1976, ta đánh trúng căn cứ của Vùng 4 FULRO, Sư đoàn Pi Dúp, phá hậu cứ của Tiểu đoàn Ha De (phía bắc núi Bà), phục kích đánh trúng trung ương FULRO của Ya Duck ở phía nam Đơn Dương, chặn đứng âm mưu bạo loạn vũ trang của FULRO. Tính chung năm 1976, lực lượng vũ trang tỉnh tiếp tục truy quét, diệt tại chỗ 34 tên, gọi hàng 132 tên, bắt 624 tên, trong đó có 217 tên tại buôn ấp, cải tạo tại chỗ hàng nghìn tên. Bên cạnh đó, ta cũng đã phá 10 tổ chức phản động Thượng du miền Bắc di cư và số chống phá của chế độ cũ lợi dụng tôn giáo liên kết với FULRO, phát hiện một số nhà thờ, nhà giảng đạo Thiên Chúa, Tin Lành đã tiếp tế và tham gia chỉ đạo FULRO, thu 170 súng các loại, trên 2.000 viên đạn, 2.1 15kg gạo và hàng tấn lương thực khác, bóc gỡ 2.246 cơ sở FULRO trong buôn ấp. Đặc biệt, ta đã thu được một số tài liệu quan trọng giúp cho công tác nghiên cứu, đánh địch của ta được tốt hơn1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 7 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng, Lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh Lâm Đồng (1945 - 2010), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2012, tr. 526).


Ở Phú Khánh, ta tổ chức 2 trận đánh vào các ngày 16 và 19 tháng 10 năm 1976. Phục kích 1 tiểu đoàn FULRO Chăm ở phía tây Trại Láng, Đa Dù, Suối Hành thuộc 2 xã Cam Thịnh và Cam Phước, huyện Cam Ranh. Lực lượng tham gia có bộ đội, dân quân tự vệ và công an. Kết quả, ta bắt 8 tên FULRO người dân tộc Raglai; thu 90 súng, 6.000 viên đạn, 2 lá cờ và 1 con dấu của FULRO Chăm...; gọi trình diện 221 tên, trong đó có 22 tên vũ trang người dân tộc Raglai (có 1   đại úy, tiểu đoàn trưởng và 1 đại úy, tiểu đoàn phó)1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Tham mưu, Tổng kết hoạt động truy quét, triệt phá tổ chức phản động FULRO trên địa bàn Quân khu 5 (1975 - 1992), Tlđd).


Ở Thuận Hải, trong 2 năm 1975 - 1976, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức truy quét kết hợp với vận động quần chúng, xác định Ninh Thuận là trọng điểm, mà tập trung là huyện An Phước. Lợi dụng tình hình an ninh chính trị sau ngày mới giải phóng chưa được ổn định. FULRO Chăm nổi lên hoạt động mạnh. Đại đội 1 địa phương huyện An Phước được giao nhiệm vụ tổ chức truy quét kết hợp vận động quần chúng giải quyết FULRO trên địa bàn huyện, với phương án đánh mạnh nhằm tiêu diệt địch bên ngoài kết hợp với phát động nhân dân tham gia công tác binh vận, tạo thuận lợi cho đánh thắng địch được nhanh gọn hơn. Thực hiện nhiệm vụ được giao, sau 10 ngày đơn vị hành quân truy tìm địch vất vả nhưng không gặp địch, nguyên nhân do ta thiếu cảnh giác, hành quân ban ngày để lộ bí mật, các phần tử xấu trong dân đã thông báo cho địch lẩn trốn. Rút kinh nghiệm, đơn vị tổ chức giữ bí mật, bất ngờ, trưa ngày 11 tháng 6 năm 1976, Đại đội phát hiện địch ở khu vực Gia Nú, lực lượng khoảng 70 tên, quân ta lập tức nổ súng, địch bỏ chạy; ta truy kích đến 18 giờ 30 phút, tiêu diệt tại chỗ 2 tên, bắt 1 tên, thu 30 ba lô, 15 súng các loại và nhiều tài liệu quan trọng khác.


Sau trận đánh, địch dao động về đầu hàng 40 tên, Đại đội 1 mở hội nghị quân nhân rút kinh nghiệm và rút ra kết luận: Nhờ có dân thông báo nên địch mới biết hành động của ta và được dân cung cấp nên mới tồn tại hoạt động ngoài rừng. Từ đó, Đại đội phát động phong trào thi đua "Toàn đơn vị làm công tác dân vận giỏi" và về đóng quân ở thôn Y (thôn này hoàn toàn là người Chăm). Nhờ khéo vận động quần chúng, lúc 18 giờ 30 phút ngày 18 tháng 7 năm 1976 được 2 cô gái người Chăm thông báo có 2 tên FULRO là bạn cũ về thôn, Đại đội 1 nhanh chóng tổ chức lực lượng tìm kiếm và vây bắt 2 tên này ngay trong đêm. Qua khai thác, ta biết được một số cơ sở và vị trí của địch. Đại đội báo cáo với Ban Chỉ huy Quân sự huyện và tổ chức lực lượng đánh địch. Sau 5 ngày hành quân, đến 8 giờ ngày 21 tháng 8 năm 1976, đồng chí Đàm Năng Sẻng - dân quân xã Phước Thái gặp địch và báo cáo có toán địch đang lẩn trốn ở vườn xoài, Đại đội triển khai lùng sục, đến 11 giờ, ta phát hiện địch và nổ súng, diệt 3 tên, bắt sống 1 tên1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Tham mưu, Tổng kết hoạt động truy quét, triệt phá tổ chức phản động FULRO trẽn địa bàn Quân khu 5 (1975 - 1992), Tlđd).
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #15 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2023, 07:09:19 am »

Trưa ngày 12 tháng 12 năm 1976, Đại đội 1 Phước An đánh gặp địch ở Gộp Bàng, Đại đội nổ súng diệt 5 tên, bắn bị thương 5 tên, thu 50 viên đạn M79 và 600 viên đạn các loại. Nhờ vận dụng tốt phương pháp đánh địch bên ngoài với phát động quần chúng bên trong, thực hiện phương châm đánh ngoài, vận động quần chúng bên trong và từ trong phát động xây dựng quân báo nhân dân rộng khắp đã có tác dụng lớn đến các gia đình có con em theo FULRO, đơn vị đã chủ động gặp gỡ vận động để họ đưa con em ra trình diện cách mạng và về với gia đình. Đến tháng 6 năm 1977, thôn Y có 23 FULRO đều về trình diện. Trong hơn 1 năm, Đại đội 1 An Phước đã phối hợp với lực lượng vũ trang huyện đánh 10 trận, diệt 18 tên, bắt 21 tên, trình diện đầu hàng 427 tên, thu 132 súng, làm thất bại kế hoạch hoạt động của FULRO trên địa bàn.


Lợi dụng sơ hở của ta, tháng 1 năm 1977, Huỳnh Ngọc Sắng tập hợp lực lượng cho ra mắt "Mặt trận giải phóng Chăm Pa" và hợp thức hóa các trung đoàn, tiểu đoàn FULRO. Phát hiện kịp thời, ta chủ động liên tiếp đánh tiêu diệt lực lượng địch ở núi Kà Ròn và rẫy Mỹ Nghiệp, làm phá sản ý đồ của chúng. Qua kinh nghiệm hoạt động của các đơn vị vũ trang, Tỉnh ủy Thuận Hải xác định thêm phương hướng đấu tranh để giải quyết FULRO. Theo đó, các lực lượng vũ trang bộ đội, công an, dân quân tự vệ bám sát buôn làng, đi sâu vận động từng gia đình người Chăm ở các vùng trọng điểm, phức tạp, tuyên truyền thuyết phục bà con người Chăm, giúp họ phân biệt được nguyện vọng của người dân với bản chất lừa mị của FULRO.


Chấp hành Chỉ thị số 13/CT-76 của Trung ương Đảng, trong năm 1976, ngoài các đợt truy quét các tháng đầu năm do từng tỉnh tổ chức, Quân khu 5 mở liên tiếp 4 đợt truy quét tổng hợp trên phạm vi toàn Quân khu, thời gian mỗi đợt từ 40 đến 60 ngày. Đợt 1, từ ngày 19 tháng 3 đến ngày 5 tháng 5; đợi 2, từ ngày 1 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7, đợt 3, từ ngày 5 tháng 8 đến ngày 5 tháng 10; đợt 4, từ ngày 5 tháng 11 đến ngày 25 tháng 12. Trọng điểm truy quét là 2 tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng. Đối tượng truy quét FULRO Thượng là chủ yếu, kết hợp đánh đàng phái phản động đội lốt tôn giáo. Ở bắc Thuận Hải, nam Phú Khánh chủ yếu diệt FULRO Chăm, kết hợp thanh toán các nhóm tàn quân có vũ trang chống đối, CIA, đảng phái phản động đội lốt tôn giáo. Sử dụng lực lượng chủ yếu là bộ đội địa phương tỉnh, huyện, dân quân tự vệ được chọn lọc, phối hợp với công an vũ trang, các ngành, đoàn thể. Trong đợt 1, có sử dụng một bộ phận lực lượng của Sư đoàn 3, Sư đoàn 968 tham gia phối hợp với địa phương ở hướng Phú Khánh, bắc Thuận Hải. Đợt 2, có một bộ phận của Sư đoàn 968 tham gia phối hợp hoạt động truy quét. Một bộ phận lực lượng Vùng 3 Hải quân tham gia truy quét ở ven hiển và các đảo. Một bộ phận Quân đoàn 3 tham gia hoạt động quanh các khu vực đóng quân ở Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Khánh, Thuận Hải.


Trong 4 đợt truy quét, ta diệt, bắt, buộc hàng 2.221 FULRO, có 17 tên đầu sỏ là chỉ huy cấp quận, tiểu đoàn trở lên; thu 1.630 khẩu súng các loại; bắt, diệt gần hết khung Tiểu đoàn 5 FULRO Chăm, phá âm mưu bạo loạn ở thị trấn Phú Quý và 18 ấp người Chăm ở phía tây huyện An Phước, Thuận Hải; bắt toàn bộ Tiểu đoàn Chăm Pa gồm 32 tên chỉ huy từ trung đội trưởng lên đến tỉnh trưởng và 92 lính FULRO; phá 31 sào huyệt, căn cứ của FULRO; ngăn chặn không cho FULRO phát triển xuống miền tây Nghĩa Bình, bắc Phú Khánh. Tiến hành giáo dục phát động quần chúng, củng cố tổ chức của ta ở 30 xã, 21 khu phố, trong đó có 24 xã có FULRO và phản động đội lốt tôn giáo hoạt động; giáo dục phát động được 35.400 lượt quần chúng ở miền núi.


Kết quả trong 2 năm 1975 - 1976, ta đã gọi hàng, tiêu diệt và bắt 8.405 FULRO ở rừng, bóc gỡ 12.140 cơ sở của chúng trong buôn ấp, thu hàng nghìn khẩu súng các loại, trong đó có 20 tên đầu sỏ thuộc trung ương FULRO và chỉ huy các vùng chiến thuật, ở Kon Tum, ta đánh tan toàn bộ 3/7 tiểu đoàn; ở Đắk Lắk đánh tan 4/7 trung đoàn FULRO, các đơn vị còn lại đều bị đánh thiệt hại từ 40 đến 70%, cơ quan cấp sư đoàn cũng bị đánh thiệt hại. Hệ thống tổ chức lực lượng của FULRO bị đánh buộc phải phân tán tản mát, không còn chỉ huy liên lạc chặt chẽ như trước, hậu cần tiếp tế khó khăn1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Tham mưu, Tổng kết hoạt động truy quét, triệt phá tổ chức phản động FULRO trên địa bàn Quân khu 5 (1975 - 1992), Tlđd).


Có thể thấy, đấu tranh truy quét FULRO trong giai đoạn này ta chủ yêu dùng lực lượng quân sự gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương mở các chiến dịch truy quét, đẩy lùi một bước mưu đồ vũ trang lật đổ chính quyền của bọn cầm đầu FULRO, đẩy chúng vào thế bị động, lúng túng; bảo vệ được chính quyền cách mạng, tạo được chỗ dựa cho cán bộ cốt cán hoạt động ở các vùng dân tộc; bước đầu giải tỏa được sự không chế, uy hiếp của FULRO đối với các trung tâm các tỉnh, huyện, các trục đường giao thông chính, làm giảm uy thế của chúng đối với đồng bào dân tộc.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #16 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2023, 07:10:30 am »

b) Xây dựng thực lực chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên

Về xây dựng thực lực chính trị, từ giữa tháng 3 năm 1975, các cơ quan lần lượt vào tiếp quản vùng mới giải phóng, ủy ban quân quản được thành lập ở khắp nơi từ tỉnh đến huyện xã, các ban chấp hành các đoàn thể như: Thanh thiếu niên, Phụ nữ, Nông dân, Công đoàn được thành lập, thanh loại các phần tử xấu ra khỏi tổ chức. Trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương, các tỉnh Tây Nguyên nhanh chóng xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh bao gồm tất cả các mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, về xây dựng lực lượng vũ trang, chính trị cơ sở, ta đã phát triển trên 3.000 dân quân chiến đấu và củng cố 34/54 xã, 182/187 thôn, khóm, làm được một số nhiệm vụ trong việc giữ gìn an ninh.


Về kinh tế - xã hội, đến cuối năm 1975, tình hình an ninh chính trị - xã hội tương đối ổn định, các cấp, các ngành và nhân dân tập trung mở rộng sản xuất, khôi phục các nhà máy, nông trường, công sở cũ, ổn định đời sống nhân dân, vượt qua khó khăn bước đầu, dần dần giải quyết được lương thực, một phần thực phẩm, giải quyết được nạn đói kinh niên trong nhân dân, đã cứu đói khẩn cấp được 136 tấn lương thực, 17 tấn muối, 4 tấn quần áo, chăn màn1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Tham mưu, Tổng kết hoạt động truy quét, triệt phá tổ chức phản động FULRO trên địa bàn Quân khu 5 (1975 - 1992), Tlđd, tr.16). Công cuộc cải tạo xây dựng xã hội có bước phát triển trên cả ba mặt: Chính trị, kinh tế - xã hội, tư tưởng văn hóa; đổi mới cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, đẩy mạnh phong trào sản xuất, khai hoang, thủy lợi, định canh, định cư ở các làng đồng bào dân tộc. Đây là cơ sở thuận lợi để giải quyết vấn đề FULRO.


Ở Gia Lai - Kon Tum, tháng 10 năm 1975, tỉnh đã củng cố 139 ủy ban nhân dân cách mạng xã, phường, tập hợp trên 70.000 quần chúng vào tổ chức, thanh loại nhiều phần tử xấu ra khỏi tổ chức. Ngày 24 tháng 5 năm 1976, có 98% cử tri tỉnh đi bầu cử đại biểu Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, trong đó bầu ra 2/5 đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số. Đầu năm 1977, cử tri trong tỉnh cũng đã bầu 95 đại biểu vào Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh cũng được thành lập do Anh hùng Đinh Núp làm Chủ tịch. Đây được xem là thắng lợi lớn về chính trị, thể hiện quyết tâm làm chủ của nhân dân.


Về phát triển kinh tế, trong năm 1975, tỉnh Gia Lai - Kon Tum đã phát động phong trào khai hoang tăng gia sản xuất, diện tích định canh là 17.000ha, diện tích gieo trồng là 72.000ha. Từ đó sản xuất lương thực hằng năm cũng tăng lên, năm 1975 là 80.000 tấn, năm 1976 tăng lên 151.000 tấn. Chăn nuôi cũng phát triển, năm 1975, đàn trâu bò là 4,3 vạn con, heo 6,4 vạn con, gia cầm 17 vạn con.


Về thủy lợi, khôi phục và phát triển 539 đập nước, nạo vét 2.200km kênh mương và 174 hồ ao. Thi công 34 công trình vừa và nhỏ, huy động trên 2 triệu công. Nhờ đó, năm 1975 tưới được 650ha, tiếp nhận lao động mới 58.000 người từ các tỉnh khác đến, định cư 200.000 đồng bào các dân tộc (chiếm 60%)1 (Tỉnh ủy Gia Lai - Kon Tum, Báo cáo tình hình dân tộc, năm 1979, Trung tâm Lưu trữ Tỉnh ủy Gia Lai).


Ở Đắk Lắk, nhận thức đúng đắn về vai trò của các cơ quan Nhà nước trong hệ thống chính trị, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, tỉnh đã tập trung chỉ đạo tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 3 cấp vào tháng 1, tháng 2 năm 1976. Đến tháng 4 năm 1976, tỉnh có 3/5 đại biểu là người dân tộc thiểu số được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa IV.


Sau giải phóng, toàn tỉnh chỉ có 1.252 dân quân, chủ yếu là ở vùng căn cứ cách mạng, 53.000 hộ nông dân các dân tôc được chia đất. Trên mặt trận cải tạo khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội đã có nhiều cố gắng vượt qua những khó khăn bước đầu, đưa lại một số kết quả, tạo đà tiến lên. Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Đông Xuân 1975 - 1976, toàn tỉnh đã gieo trồng được 48.656ha cây trồng các loại, đạt 91% kế hoạch. Chính quyền cũng đã tiếp quản và duy trì hoạt động sản xuất tại 499 cơ sở đồn điền cũ, củng cố lại một số công trình thủy lợi đủ tưới cho trên 2.000ha cay trồng, khai hoang hàng nghìn hécta đất. Nạn đói được khắc phục một bước trên 53.000 hộ nông dân các dân tộc được chia đất canh tác. Cả tỉnh khai hoang phục hóa được 1,263ha, trong đó có 390ha ruộng nước. Hàng chục khu dân cư mới bắt đầu hình thành mở ra nhiều tuyến đường liên huyện, liên xã, thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân. Năm 1976, tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh đạt 100.000ha, tăng gấp đôi so với năm 19751 (Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (1975 - 2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.12 - 13, 16).


Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, cấp ủy Đảng các cấp chủ trương đẩy mạnh công tác đấủ tranh giải quyết đạo Tin Lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tiến hành tập trung cải tạo số mục sư, thầy giảng có tội trong thời gian trước giải phóng và một số mục sư, thầy giảng, truyền đạo tham gia FULRO. Hệ thống tổ chức Tin Lành tan rã không hoạt động được, làm mất chỗ dựa của FULRO bên trong và bên ngoài rừng. Một vấn đề cấp bách được tiến hành đồng thời với triển khai các biện pháp giải quyết FULRO là các cấp ủy Đảng đã tăng cường công tác cán bộ cho các ngành Y tế, Thương nghiệp, Lương thực... khẩn trương giải quyết tình trạng dịch bệnh, nạn đói gạo, thiếu muối ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, vùng căn cứ cách mạng, dập tắt dịch bệnh và nạn đói.


Trong 2 năm 1975 - 1976, tỉnh Đắk Lắk đã huy động được 80% số người mù chữ đến lớp, lập 9 trường bổ túc văn hóa, xóa mù chữ cho hơn 15.000 người, trong đó có 9.000 người dân tộc thiểu số. Trước thực trạng đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chính quyền các cấp còn yếu và thiếu, tỉnh đã chú trọng tổ chức bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ chính quyền các cấp, nhất là cán bộ chính quyền cấp xã. Năm 1976, đã mở lớp đào tạo được 5 khóa, với số lượng 263 cán bộ xã, trong đó cán bộ người dân tộc thiểu số chiếm hơn 50%1 (Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, Lịch sử Đảng bộ tinh Đắk Lắk (1975-2005), Sđd, tr.13). Sự triển khai đồng bộ các biện pháp quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... đã giúp cho ta giành được thế chủ động giải quyết FULRO trong toàn tỉnh Đắk Lắk2 (Tỉnh ủy Đắk Lắk, Báo cáo tổng kết công tác phát động quần chúng truy quét FULRO và các bọn phân động từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 12 năm 1981, năm 1982, Phòng Khoa học quân sự Quân khu 5).


Ở Lâm Đồng, Tỉnh ủy đã chỉ đạo tăng cường hàng trăm cán bộ quân đội, công an cùng các ngành xuống cơ sở vận động quần chúng đứng lên bảo vệ buôn làng mới giải phóng; thành lập các đội tuyên truyền vũ trang, mở nhiều đợt phát động quần chúng với nội dung tuyên truyền chiến thắng và chính sách của Đảng, Nhà nước, kêu gọi FULRO ra đầu hàng, đầu thú. Trong năm 1976, Tỉnh ủy đã chỉ đạo phát động quần chúng trong 32 xã vùng dân tộc thiểu số, 10 xã vùng tôn giáo có phản động người Kinh liên hệ với FULRO. Để hỗ trợ phát động quần chúng đấu tranh chống FULRO, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tiến hành công tác cứu đói, ngăn chặn dịch bệnh, nhất là các xã vùng sâu, vùng căn cứ kháng chiến; đã cứu trợ gần 500 tấn lương thực, 27 tấn muối, 33.000m vải, hàng trăm bộ quần áo, đưa 100 cán bộ y tế cùng dụng cụ, thuốc men xuống cơ sở, do đó đã hạn chế được dịch bệnh và ngăn chặn được nạn đói.


Nhìn chung, trong giai đoạn từ tháng 3 năm 1975 đến tháng 1 năm 1977, FULRO đã triệt để lợi dụng sự sụp đổ của ngụy quyền Sài Gòn, lợi dụng tình hình chưa ổn định của ta sau ngày giải phóng để tập hợp lực lượng, thu nhặt vũ khí, phương tiện, mưu đồ chiếm giữ vùng Tây Nguyên, đòi chia sẻ quyền lực với cách mạng. Chúng nhanh chóng đồng loạt nổi lên chống phá ta cả ở các tỉnh Tây Nguyên, vùng dân tộc Chăm, trong đó trọng điểm là Đắk Lắk, Lâm Đồng và Thuận Hải.


Đấu tranh giải quyết FULRO trong giai đoạn này, với sự lãnh đạo của Đảng qua các chủ trương chung về an ninh, quốc phòng, chính sách dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị..., sự chỉ đạo của Nhà nước được cụ thể hóa qua công tác quân sự và xây dựng hệ thống chính trị mới ở Tây Nguyên và vùng phụ cận, qua đó đã góp phần làm giảm áp lực của FULRO đối với buôn làng, tiêu diệt một phần số FULRO cầm đầu cốt cán, làm phân hóa tan rã hàng ngũ trung ương FULRO.


Tuy nhiên, bên cạnh kết quả to lớn đạt được, việc giải quyết FULRO trong giai đoạn này còn nhiều khuyết điểm, thiếu sót, nặng về vũ trang truy quét, chưa kết hợp được giữa hoạt động quân sự với giải pháp chính trị, kinh tế, văn hóa, chính sách dân tộc tôn giáo nên hiệu quả đấu tranh giải quyết FULRO còn thấp, chưa tách được quần chúng ra khỏi ảnh hưởng của FULRO, chúng vẫn tiếp tục khống chế nhân dân và cán bộ cơ sở trên diện rộng, còn lực lượng lớn FULRO lẩn trốn ở ngoài rừng cùng với một bộ phận chỉ huy đầu sỏ chưa bị tiêu diệt. Trước thực trạng trên, Trung ương Đảng ta kịp thời nhìn nhận, đánh giá đúng tình hình, chỉ đạo các lực lượng, địa phương có phương pháp đấu tranh thích hợp.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #17 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2023, 07:12:05 am »

II. TIẾN HÀNH ĐỒNG BỘ CÁC BIỆN PHÁP, TIẾN CÔNG TOÀN DIỆN, GIÀNH THẮNG LƠI CƠ BẢN TRONG ĐẤU TRANH GIẢI QUYẾT FULRO (2.1977 - 1987)

1. Tổ chức, hoạt động của FULRO

Giai đoạn 1977 - 1987, lợi dụng những khó khăn ở vùng dân tộc Tây Nguyên, vùng dân tộc Chăm, việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước còn có những hạn chế; mặt khác, việc ta đưa dân lên Tây Nguyên xây dựng kinh tế trong điều kiện chưa được chuẩn bị tốt về mọi mặt cũng làm nảy sinh những mâu thuẫn phức tạp trong quan hệ dân tộc, FULRO lợi dụng tình hình đó để tăng cường hoạt động chống phá.


Trên địa bàn Tây Nguyên, tháng 7 năm 1977, Y Dyao Nie tuyên bố thành lập nội các mới. Lúc này, FULRO Tây Nguyên vẫn duy trì, củng cố hệ thống tổ chức bao gồm hệ thống hành chính và quân sự từ trung ương đến các tỉnh, quận, xã và bố trí lực lượng hoạt động cả trong buôn và ngoài rừng. Trong buôn, ấp là mạng lưới cơ sở ngầm với nhiều bộ phận như: Hành chính, kinh tế, an ninh tình báo, giao thông liên lạc và các khung quân sự dự bị. Bên ngoài là các toán yếu khu, quận bám buôn làng để hoạt động, duy trì quan hệ trong và ngoài buôn của FULRO. Các cơ quan chỉ huy từ tỉnh đến vùng chiến thuật và bộ phận của trung ương FULRO thường đóng ở vùng núi sâu, vẫn tiếp tục tìm kiếm sự hậu thuẫn, câu kết với các thế lực phản động trong nước và nước ngoài, chủ trương quan hệ với bất cứ quốc gia nào, không kể thể chế chính trị, miễn là ủng hộ giúp đỡ cho FULRO. Y Dyao Niê đã chuẩn bị một số "công hàm" gửi các nước Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Liên hợp quốc kêu gọi giúp đỡ, viện trợ cho FULRO. Ở bên trong, FULRO tăng cường quan hệ móc nối, câu kết với các tổ chức phản động của chế độ cũ, phản động là người dân tộc thiểu số ở miền Bắc di cư và những phần từ trong tôn giáo, nhất là đạo Tin Lành.


Trong 2 năm 1977 - 1978, trên địa bàn Tây Nguyên, FULRO đã gây ra hàng trăm vụ tập kích, phục kích làm chết 190 người, bị thương 318 người, cướp hàng trăm khẩu súng, phá hủy, đốt phá nhiều xe ô tô, kho tàng, trụ sở chính quyền xã. Cuối năm 1977, hoạt động của FULRO bắt đầu mạnh trở lại. Điển hình như ở Gia Lai, tháng 10 năm 1977, tại xã Chư Drăng (Krông Pa), nửa đêm 3 dân quân (do FULRO cài cắm) giết chết đồng chí đại đội trưởng và 2 dân quân, lôi kéo 200 người dân ra rừng. Đến tháng 10 năm 1977, FULRO Vùng 2 âm mưu gây bạo loạn ở xã Đắk Đoa, ta kịp thời phát hiện ngăn chặn, bắn chết tên toán trưởng Y Chan, ở Đắk Lắk, năm 1977, FULRO gây ra 150 vụ tập kích, làm chết 125 người, bị thương 149 người, kéo ra rừng 876 thanh niên, cướp 7 tạ lương thực, bắn cháy 2 xe ô tô. Nhiều vụ gây thiệt hại nghiêm trọng, như vụ tập kích vào xã Loan (Đơn Dương, Lâm Đồng), bắn chết 7 cán bộ, chiến sĩ, cướp 13 khẩu súng và toàn bộ tài sản của ủy ban nhân dân xã. Vụ tập kích vào trụ sở xã Chư A Thai (Ayunpa, Gia Lai - Kon Turn) làm chết 10 cán bộ xã và đội công tác, cướp toàn bộ tài sản, đốt trụ sở1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Tham mưu, Tổng kết hoạt động truy quét, triệt phá tổ chức phản động FULRO trên địa bàn Quân khu 5 ( 1975 - 1992), Tlđd).


Đến cuối năm 1978, FULRO đã có bước khôi phục đáng kể với hơn 8.000 quân (hơn 2.000 ở ngoài rừng, số còn lại ở trong dân) với 6 khung sư đoàn (10 trung đoàn, 44 tiểu đoàn), sư đoàn kiêm quân khu, trung đoàn kiêm khung tỉnh, tiểu đoàn kiêm khung quận. Lợi dụng chiến tranh biên giới phía Bắc, khi quân và dân ta phải căng mình trên 2 mặt trận biên giới, FULRO liên lạc với Pôn Pốt (ở Campuchia), Vàng Pao (ở Lào) tham gia thành lập "Liên bang Đông Dương" cùng chống Việt Nam, Liên Xô, tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc.


Do nội bộ mâu thuẫn và tranh giành lẫn nhau, ngày 12 tháng 10 năm 1978, Y Ghơk Niê Kriêng (phụ tá an ninh FULRO) và Nay Guh làm đảo chính, giết chết Y Dyao Niê. Y Ghơk Niê Kriêng lên làm "Thủ tướng Chính phủ" kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và thành lập nội các mới đặt tại vùng núi Hòn Nga, Đầm Ròn (Lâm Đồng) và cử đại diện FULRO đi móc nối với Pôn Pốt, lập Đoàn 909 FULRO liên lạc trực tiếp với Sư đoàn 920 ở Mondulkiri (Campuchia). Âm mưu của FULRO lúc này là đẩy mạnh hoạt động du kích, tập trung đánh vào cơ sở của ta để gây tiếng vang, tránh đụng độ lớn để bảo toàn lực lượng, củng cố nội bộ. Ngày 21 tháng 1 năm 1979, Thứ trưởng Quốc phòng FULRO Y Ghơk Nie Kriêng đã triệu tập các sĩ quan FULRO họp tại Đam Rông (Lạc Dương) bầu ra Hội đồng tư vấn cho chính phủ bao gồm đại diện các sắc tộc lớn ở Tây Nguyên. Đồng thời, chúng sắp xếp lại cơ cấu chính phủ; theo đó, bộ máy trung ương có 2 thủ tướng và 2 phó thủ tướng (đặc trách về an ninh quốc phòng và nội vụ ngoại giao), dưới chính phủ có 12 bộ, lãnh thổ được chia làm 5 quân khu, chúng lập 2 vùng bắc và nam Biệt khu Thủ đô (vùng Bắc gồm các quân khu 1, 2, 3, vùng Nam gồm quân khu 4, 5)1 (Bộ Nội vụ, Công an tỉnh Lâm Đồng, Báo cáo tổng kết đấu tranh giải quyết vấn đề FULRO ở Lâm Đồng từ năm 1977 đến 1987, năm 1987, Phòng Khoa học quân sự Quân khu 5). Tháng 4 năm 1979, Bộ Quốc phòng FULRO quyết định đổi tên gọi các "Bộ Chỉ huy Quân sự" thành "Bộ Chỉ huy Du kích chiến". Đồng thời, trung ương FULRO ban hành đạo luật khẳng định vị trí của tổ chức FULRO, các văn bản ấn định quyền hành và trách nhiệm các cấp trong bộ máy của chúng.


Ngoài ra, FULRO mở rộng lực lượng, kết nối hành lang "Đông - Tây", từ Tây Nguyên sang Campuchia tới tận Thái Lan. Âm mưu của FULRO lúc này là đẩy mạnh chiến tranh du kích, củng cố bảo toàn lực lượng. Từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1979, bộ ba FULRO - Pôn Pốt - Vàng Pao ký thỏa thuận giữa các bên, chủ trương thành lập nhà nước "Đề Ga tự trị" do Chủ tịch Y Bhăm Ênuol đứng đầu, liên kết chống Việt Nam, theo đó: về kinh tế, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa (làm cho dân giàu, chính phủ đầu tư máy móc). Về quân sự, hoạt động lâu dài chống Việt Nam để giải phóng nước "Đề Ga tự trị" do Trung Quốc và Pôn Pốt viện trợ. Về tổ chức lực lượng, chia Tây Nguyên thành 12 tỉnh và miền dân tộc Chăm thành 4 tỉnh1 (12 tỉnh Tây Nguyên: An Khê, Quàng Ngãi, Krông Klúi (Tây Sơn), Kon Tum, Cheo Reo, Buôn Hồ, M’Đrắk, Đắk Nông, Đà Lạt (Lang Biang), B'Lao (Braỵan); 4 tỉnh dân tộc Chăm: Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết, Phan Rí). Nước Đề Ga, chúng chia làm 2 liên khu trung ương, 2 bộ tư lệnh (Liên khu Bắc và Nam Thủ đô Buôn Ma Thuột). Về hành chính, FULRO chia nước Đề Ga thành 5 vùng: Vùng 1: An Khê, Quảng Ngãi, Krông Klúi; Vùng 2: Kon Tum, Cheo Reo; Vùng 3: Buôn Hồ, M’Đrắk, Đắk Lắk, Đắk Nông; Vùng 4: Đà Lạt, B’Lao, Đồng Xoài; Vùng 5 (Quân khu Duyên Hải) gồm: Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết, Phan Rí.


Về tên gọi danh hiệu và hệ thống hành chính có thay đổi. Cấp quân khu, FULRO gọi là ban chỉ huy du kích chiến, hoặc bộ tư lệnh quân khu (sư đoàn trưởng kiêm tư lệnh trưởng). Cấp tiểu khu là ban chỉ huy du kích chiến tỉnh hoặc ban chỉ huy tiểu khu (trưởng ban kiêm chỉ huy trưởng và 2 chỉ huy phó). Cấp chi khu là ban chỉ huy du kích chiến quận hoặc ban chỉ huy chi khu (chi khu trưởng kiêm chỉ huy trưởng ban chỉ huy du kích chiến quận). Yếu khu là ban chỉ huy du kích chiến xã hoặc ban chỉ huy yếu khu (yếu khu trưởng kiêm chỉ huy trưởng ban chỉ huy du kích chiến xã). Một số khung sư đoàn cũng có sự thay đổi. Sư đoàn Ykhinh Yú ở Lâm Đồng tổ chức thành 3 khung trung đoàn (71, 72 và 73) gồm 16 tiểu đoàn kiêm quận; Sư đoàn Yyen Ajun ở Đắk Lắk gồm 4 trung đoàn (VR54, VR18, VS63 và VS71), có 12 tiểu đoàn kiêm quận; Sư đoàn Đam Thinh ở Gia Lai - Kon Tum có 3 trung đoàn (51, 52 và 53), gồm 9 tiểu đoàn kiêm quận. Phạm vi hoạt động có mở rộng hơn so với năm 1978, như Gia Lai - Kon Tum mở rộng ra 3 huyện Đắk Glei, Kon Plong, An Khê và 2 huyện mới thành lập là Krông Pa, Sa Thầy.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #18 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2023, 07:13:06 am »

Từ năm 1980 đến năm 1981, FULRO câu kết với bọn phản động quốc tế tiến hành kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt, trong đó hình thức chiến tranh du kích được chú trọng hơn. Trong năm 1980, FULRO chủ trương đưa 6.000 đến 8.000 thanh niên ra rừng và sang Thái Lan huấn luyện, đào tạo trở thành lực lượng kế tiếp lâu dài, lấy Quân khu 4 làm nòng cốt, đặc biệt chú trọng đến tỉnh Lâm Đồng. Thực hiện kế hoạch này, FULRO tổ chức "Chiến dịch Đồng Khởi" tuyên truyền lừa mị, kêu gọi tình nguyện, đã lôi kéo được 1.105 người ra rừng và tổ chức đưa sang Campuchia. Ta phát hiện và tổ chức đón đánh vào tháng 4 năm 1980, chúng chỉ đón được khoảng 750 người đến đất Campuchia, nhưng một số bị chết do bệnh tật và khí hậu1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Tham mưu, Tổng kết hoạt động truy quét, triệt phá tổ chức phản động FULRO trên địa bàn Quân khu 5 (1975 - 1992), Tlđd, tr.18, 19).


Ở Đắk Lắk, địa bàn giáp biên giới tỉnh Mondulkiri (Campuchia), từ tháng 2 năm 1980, FULRO tiếp nhận vũ khí, trang bị của Trung Quốc thông qua tàn quân Khmer Đỏ và phối hợp tiến hành các hoạt động vũ trang rất nghiêm trọng. Trong năm 1980. FULRO đã gây ra 452 vụ (tập kích, phục kích, đánh xe, ám sát...), làm chết 159 người, bị thương 266 người, lôi kéo 50 thanh niên ra rừng, cướp 63 súng các loại, phá hỏng 14 xe ô tô.


Tháng 6 năm 1981, phỉ Vàng Pao, Pôn Pốt và FULRO tổ chức cuộc họp, thành lập "Bộ Chỉ huy liên quân thống nhất", chuẩn bị lực lượng cho chiến tranh. Năm 1981, FULRO tổ chức 19 toán vũ trang (gồm 175 tên) đứng chân trên đất Campuchia xâm nhập về địa bàn Gia Lai - Kon Tum thực hiện chiến dịch "tổng động viên", lôi kéo 150 thanh niên ra rừng đưa đi huấn luyện ở Campuchia. Tuy bị ta ngăn chặn nhưng chúng vẫn lôi kéo được một số người, nâng tổng số FULRO ngoài rừng tăng lên đáng kể.


Trong những năm từ 1981 đến 1983, do bị ta tiến công liên tục, với đời sống ở rừng ngày càng khó khăn, nội bộ FULRO tiếp tục phân hóa, nảy sinh mâu thuẫn giữa các sắc tộc, dẫn đến nghi kỵ lẫn nhau, số về đầu hàng ngày càng nhiều, số ly khai (FULRO người M’nông), số chết bệnh ở rừng, lực lượng FULRO tiếp tục suy giảm. Để cứu vãn nguy cơ tan rã, FULRO tích cực tuyên truyền, lừa bịp, lôi kéo thanh niên ra rừng, với luận điệu đưa đi Thái Lan, Mỹ huấn luyện để trở về giải phóng Tầy Nguyên, đã lôi kéo được nhiều thanh niên ra rừng. Riêng ở Lâm Đồng do ta mất cảnh giác, chúng đã lôi kéo được 1.200 thanh niên.


Từ năm 1982 đến năm 1985, được Mỹ và các thế lực thù địch bên ngoài hà hơi tiếp sức, FULRO củng cố được căn cứ ở Mondulkiri (Campuchia), lập được hành lang từ căn cứ đến ngã ba biên giới giữa Canipuchia - Lào - Thái Lan. Trong khi đó, địa bàn của FULRO ở nội địa liên tục bị thu hẹp và suy yếu.


Năm 1984, FULRO lần lượt đưa các "Toán đặc biệt", "Toán nghiên cứu chiến lược" (FE, EHE, AAC1 (Toán FE có 50 tên do Trung tá Y Drem Eeban chỉ huy, có nhiệm vụ mở đường, chọn căn cứ dọc biên giới Việt Nam - Campuchia về đến vùng ngã ba biên giới (Bến Hét), hoạt động từ giữa năm 1984 đến tháng 2 năm 1985. Toán EHE có 55 tên do Thiếu tá Ybya Mlo làm Toán trưởng, có nhiệm vụ liên lạc với nhóm FE, dẫn Bộ Quốc phòng về nội địa xây dựng lực lượng, phát triển hành lang. Toán AAC, 1 tổ gồm 12 tên tách khỏi EHE hoạt động độc lập ở Plei Krông (Kon Tum), tìm khu xây dựng kinh tế đón toán EHE)) về vùng ngã ba biên giới giữa Việt Nam - Lào - Campuchia để lập "mật cứ" đón bọn gián điệp biệt kích, phản động lưu vong trở về, đồng thời bắt liên lạc với bọn phản động ở Lào để tìm đường đưa lực lượng ra nước ngoài. Do ta phát hiện sớm và phối hợp với lực lượng bạn Lào truy quét, tiêu diệt và bắt sống gần hết, nên âm mưu của chúng bị thất bại. Trước tình hình đó, tình báo Thái Lan đã đưa bộ phận cầm đầu chỉ huy FULRO gồm 208 tên đến căn cứ Pét Úm trên đất Thái Lan (gần ngã ba biên giới Campuchia - Thái Lan - Lào). Sau đó số này được đưa sang Mỹ. Các đối tượng còn lại thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân khu 2, Quân khu 3 cùng khoảng 230 lính FULRO do Paul Yưh cầm đầu tiếp tục đứng chân tại căn cứ Mondulkiri. Năm 1985, chúng cử toán "Tổng Nha nghiên cứu chiến lược" về vùng Đlei Ya và các toán khác của Bộ Tổng Tham mưu xâm nhập về Gia Lai - Kon Turn, Đắk Lắk để gây dựng và củng cố tổ chức. Đến đây, FULRO bỏ hệ thống tổ chức hành chính và quân sự, lập các đơn vị "du kích chiến" (GR)1 (GR20 (Quân khu 1 trước đây) gồm ZG11 và ZG12, bên dưới là các toán du kích chiến hoạt động ở địa bàn Kon Tum. GR17 (Quân khu 2 trước đây) gồm các ZG23 đến 27, hoạt động ở vùng Đắk Tô - Đắk Uy, ngày 28 tháng 2 ta chặn đánh lại phía đông thị xã Pleiku 14km, diệt tên chỉ huy Thiếu úy Yhmê làm tan rã lực lượng. GR09 (Quân khu 3) gồm các ZG31 đến ZG37 ở vùng Đắk Lắk. GR64 (Quân khu 4) gồm các ZG47 đến ZG50 ở Lâm Đồng).


Trong năm 1986, trên địa bàn Gia Lai, FULRO gây ra 96 vụ, trong đó có 54 vụ đột nhập buôn làng lấy tiếp tế, 42 vụ bị ta phát hiện, làm ta chết 3 người (có 2 công an), 5 người bị thương.

Ngày 28 tháng 5 năm 1986, tên Paul Yưh - Tổng Tư lệnh Mặt trận FULRO kết luận: Với tình hình hiện nay, ở nội địa chỉ cho phép FULRO đưa lực lượng nhỏ vào giải quyết công việc. Biện pháp duy nhất hiện nay là phân tán, ẩn náu ngay ở đất Campuchia, nội bộ chỉ huy vùng đóng vai trò tích cực đưa lực lượng bám sát chỉ đạo các toán hoạt động ở nội địa. Đến tháng 4 năm 1986, một bộ phận FULRO chạy sang Thái Lan được đưa đi định cư tại Mỹ.


Như vậy, đến năm 1986, mặc dù đã móc nối được với Mỹ, Thái Lan, tàn quân Pôn Pốt và các thế lực thù địch khác, FULRO ở Tây Nguyên vẫn tiếp tục hoạt động nhưng ở vào thế suy yếu bị động do lực lượng bị tiêu hao và phân tán, không còn được tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ như trước.


Ở vùng đồng bào dân tộc Chăm, đầu năm 1977,FULLRO tiếp tục tuyên truyền, kích động gây chia rẽ, hận thù dân tộc, tiến hành một số vụ tập kích vũ trang, đe dọa, khống chế chính quyền và quần chúng ở Thuận Hải, số đối tượng cầm đầu vùng dân tộc Chăm ở Châu Đốc (An Giang) móc nối với FULRO Thượng lập ra "Đoàn thanh niên Chăm Pa" lôi kéo được 158 người tham gia. Giữa năm 1977, khi ta bắt được Huỳnh Ngọc Sắng, giải tỏa được sự khống chế của đầu sỏ với quần chúng và số tay chân bên dưới thì lực lượng FULRO Chăm trong nội địa cơ bản được giải quyết, chỉ còn một số tên lén lút hoạt động.


Trong giai đoạn từ 1983 đến 1985, số ít FULRO còn lại ở Thuận Hải vẫn ngoan cố hoạt động. Chúng móc nối, lôi kéo được 12 thanh niên ra rừng, xây dựng trên 30 cơ sở trong thôn ấp, có cả cán bộ, đảng viên của ta ở cơ sở bị chúng móc nối, khống chế. Lúc này, chính quyền tập trung lực lượng vừa tuyên truyền vận động về hàng, đầu thú, vừa bao vây truy quét, đập tan ý đồ thành lập "Vùng 5 duyên hải" của FULRO. Đây là sự kiện đánh dấu sự tan rã của tổ chức FULRO Chăm.


Có thể nói, đến năm 1986, FULRO cơ bản đã tan rã về lực lượng, không còn sức ép đe dọa trực tiếp miền núi Tây Nguyên điều kiện để Đảng, Nhà nước đề ra chính sách phát triển miền núi, trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số với thực hiện chính sách dân tộc của Đảng. Đây là lần đầu tiên Đảng, Nhà nước đề ra đường lối, chính sách cụ thể, toàn diện chỉ đạo phát triển Tây Nguyên.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #19 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2023, 06:56:36 am »

2. Chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đấu tranh giải quyết FULRO

Trên cơ sở những chủ trương chung của Đảng, căn cứ vào tình hình thực tế tại Tây Nguyên và vùng phụ cận mà Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 04 (2.2.1977) về việc tiếp tục phát động quần chúng xây dựng cơ sở chính trị, truy quét FULRO, bảo vệ an ninh chính trị ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Khu 5 cũ. Đây chính là "cẩm nang" cho việc giải quyết FULRO.


Đánh giá nhìn nhận về tổ chức này, Ban Bí thư cho rằng: "FULRO là một tổ chức phản động do đế quốc Pháp và Mỹ thành lập, nuôi dưỡng và trang bị, nhằm thực hiện âm mưu lâu dài và thâm độc của chúng là lợi dụng bộ phận trong dân tộc ít người, chia rẽ các dân tộc ít người với nhau và với người Kinh để duy trì ảnh hưởng của chúng ở vùng Tây Nguyên và thực hiện kế hoạch phá hoại cách mạng Việt Nam"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 38, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 23).


Để giải quyết tốt vấn đề FULRO, Ban Bí thư chỉ đạo: Trước mắt các tỉnh Tây Nguyên phải tích cực giáo dục quần chúng, kiên trì phát động quần chúng làm cho đồng bào nhận rõ âm mưu thủ đoạn, tội ác của bọn cầm đầu FULRO, phân biệt được địch ta, đoàn kết chặt chẽ với nhau, về chính quyền, các tỉnh Tây Nguycn phải thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của các dân tộc, tích cực xây dựng cơ sở đảng, đoàn thể và chính quyền, về phương pháp, trên cơ sở vận động, tranh thủ quần chúng mà đánh tiêu diệt địch, làm tan rã, gọi hàng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội, chăm lo đẩy mạnh sản xuất, trước hết là ăn, mặc, chữa bệnh, trường học, xóa bỏ tận gốc mọi chỗ dựa của chúng.


Quán triệt chủ trương của Đảng về chống FULRO, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, ban cán sự đảng các ngành và cấp ủy các đơn vị, địa phương đã nhanh chóng triển khai nội dung các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về bảo vệ an ninh chính trị, phát động quần chúng đấu tranh truy quét FULRO, xây dựng thực lực cách mạng tại địa bàn chiến lược.


Ngày 10 tháng 2 năm 1977, Đảng ủy Quân khu 5 ra Nghị quyết số 01/NQ về tình hình FULRO. Nghị quyết chỉ rõ: Trung ương FULRO hình thành 2 bộ chỉ huy ở Đắk Lắk và Lâm Đồng và Bộ Chỉ huy FULRO Chàm ở Thuận Hải, chúng đẩy mạnh hoạt động trên địa bàn các tỉnh làm cho tình hình an ninh chính trị nhiều buôn làng trở nên phức tạp. Trong đó, phát động quần chúng đấu tranh triệt phá giải quyết FULRO với 3 yêu cầu: Tiến công làm tan rã lực lượng vũ trang FULRO ngoài rừng, bóc gỡ triệt để cơ sở nằm vùng của chúng trong buôn làng, thu hẹp, làm mất chỗ dựa về chính trị, kinh tế của bọn FULRO; xây dựng thực lực cách mạng ở cơ sở, xây dựng điểm ở dân cư; đẩy mạnh công tác định canh, định cư, vận động quần chúng làm ăn tập thể, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc.


Về phương châm hoạt động, đánh địch toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng đánh đúng đối tượng, đúng thời cơ, đánh địch đều khắp trên các tuyến và thực hiện tốt chính sách dân tộc; lấy phát động quần chúng xây dựng thực lực chính trị làm cơ sở cho việc truy quét đánh địch, kết hợp chặt chẽ vừa phát động quần chúng để đánh địch và trên cơ sở đánh địch để xây dựng chính quyền và lực lượng vũ trang ngày càng vững mạnh.


Về phương thức hoạt động, sử dụng bộ đội chủ lực cấp trung đoàn, tiểu đoàn đứng chân trên từng khu vực, cụ thể trên 1 đến 2 huyện, thị; bộ đội địa phương lấy cấp đại đội, trung đội đứng chân trên từng khu vực xã, buôn trọng điểm kết hợp chặt chẽ với đội công tác vừa phát động quần chúng, xây dựng cơ sở đánh địch bằng các phương thức:

- Có lực lượng và được tăng cường phương tiện trinh sát nắm địch, phát huy mọi phương tiện trinh sát quân báo nhân dân, quân báo mật, trinh sát kỹ thuật, kết hợp với tình báo để năm địch, phát hiện đầu sỏ, căn cứ đầu não, chỉ huy.

- Dùng lực lượng gọn nhẹ, có thông tin, trinh sát được huấn luyện cách đánh thích hợp, cơ động nhanh, luồn lách giỏi, bí mật đột kích, tập kích, khi đã nắm chắc mục tiêu, bao vây tiêu diệt kết hợp binh vận gọi hàng, truy quét đến cùng để vừa diệt vừa bắt gọn, gọi hàng toàn bộ.

- Chủ lực và lực lượng của tỉnh chủ yếu đánh địch ở vòng ngoài, lực lượng quân sự huyện, dân quân và an ninh chủ yếu đánh địch ở tuyến ven và trong buôn ấp, đồng thời bám địch ở ngoài để diệt hay bao vây kiềm chế địch, tạo điều kiện cho chủ lực cơ động vây diệt địch, các lực lượng phải liên lạc và phối hợp chặt chẽ với nhau.

- Chú trọng cắt tiếp tế, cô lập căn cứ và chỉ huy địch, tích cực thu súng không để địch sử dụng, vận động khuyên khích nhân dân thu và nộp súng.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tiến hành đồng thời phát động quần chúng xây dựng cơ sở truy quét đánh địch trên cả 3 tuyến, lấy tuyến trong dân và tuyến ven là chủ yếu; thực hiện triệt để vây cắt, ém phục, tăng cường nghi binh, đánh nơi này, phục nơi khác, giữ bí mật tạo bất ngờ, tạo điều kiện lập thế cho ta tập trung lực lượng đánh vào trọng điểm tiêu diệt, bắt gọn địch; kết hợp nhiều biện pháp tuyên truyền địch vận gọi hàng, khai thác địch để đánh địch.

- Kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng (chính trị, quân sự, kinh tế, chủ lực, địa phướng, an ninh); kết hợp nhiều biện pháp (lùng quét, kiểm soát an ninh hộ khẩu, phát động quần chúng); kết hợp đánh địch và tiến hành binh vận, khai thác địch, truy kích địch đến cùng1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Tham mưu, Tổng kết hoạt động truy quét, triệt phá tổ chức phản động FULRO trên địa bàn Quân khu 5 (1975 - 1992), Tlđd).


Để việc chấp hành Chỉ thị số 04 được các cấp thực hiện nghiêm túc từ trên xuống cơ sở, hàng loạt chỉ đạo của Đảng, Nhà nước được triển khai, nhiều văn bản được ban hành. Từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 5 năm 1977, tại Nha Trang, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 tổ chức Hội nghị sơ kết phát động quần chúng truy quét FULRO do Thiếu tướng Nguyễn Chánh chủ trì. Hội nghị đánh giá nhận định về địch, khả năng của ta; thống nhất rút ra một số vấn đề làm cơ sở vận dụng và xác định phương hướng cho cao điểm truy quét tiếp theo. Ngày 8 tháng 7 năm 1977, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Bộ trưởng đã mở hội nghị đánh giá việc triển khai Chỉ thị số 04 của Ban Bí thư.


Tiếp đó, ngày 27 tháng 10 năm 1978, Bộ Nội vụ ra Chỉ thị số 64-CT/BNV "Về việc tăng cường các mặt công tác đấu tranh chống phản cách mạng, tích cực phòng ngừa gây phỉ, gây bạo loạn, góp phần bào vệ an ninh chính trị trong mọi tình huống. Theo đó, lực lượng công an ở những nơi có đối tượng phản cách mạng hoạt động vũ trang tăng cường phát hiện tình hình, báo cáo cấp ủy quản lý giáo dục các đối tượng nguy hiểm, đồng thời củng cố tổ chức đảng, chính quyền, công an và nhân dân ở cơ sở. Tháng 11 năm 1978, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 cũng tổ chức hội nghị tại Nha Trang, đánh giá về việc giải quyết FULRO và đề ra Kế hoạch số 144/L21 (17.11.1978) "Về hoạt động truy quét FULRO".


Tiếp tục chỉ đạo đấu tranh truy quét FULRO, ngày 5 tháng 6 năm 1979, tại Nha Trang, Bộ Quốc phòng đã chủ trì hội nghị bàn kế hoạch truy quét FULRO. Trong hội nghị, Thượng tướng Chu Huy Mân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị thay mặt Ban Bí thư đã chỉ thị những nội dung công tác giải quyết vấn đề FULRO, theo đó, xác định Tây Nguyên là địa bàn chiến lược của toàn quốc và của cả 3 nước Đông Dương. Xây dựng Tây Nguyên toàn diện là yêu cầu lâu dài, nhưng giải quyết FULRO là yêu cầu cấp bách trước mắt. Đến hết mùa khô (4.1980) truy quét hết FULRO ngoài rừng, diệt đầu sỏ, truy gỡ hết cơ sở trong buôn ấp. Đến hết năm 1980, xây dựng được chi bộ Đảng, xây dựng được cơ sở chính trị của ta ở vùng dân tộc và là người dân tộc.


Ngày 8 tháng 5 năm 1980, Liên bộ Quốc phòng - Nội vụ cũng ra Chỉ thị số 01 "Về nâng cao trách nhiệm, tăng cường đoàn kết và hiệp đồng chặt chẽ giữa lực lượng quân đội và công an nhân dân". Theo đó, 2 bộ tiếp tục khẳng định truyền thống đoàn kết, hiệp đồng chiến đấu giữa quân đội và công an trong đấu tranh chống các thế lực phản động, giữ vững an ninh chính trị.


Ngày 20 tháng 8 năm 1980, để cụ thể chủ trương của Trung ương Đảng, Hội đồng Chính phủ ra Chỉ thị số 268/CP "Về tiếp tục đẩy mạnh công tác phát động quần chúng xây dựng cơ sở chính trị, giải quyết vấn đề FULRO ở Tây Nguyên". Trong Chỉ thị này, Hội đồng Chính phủ yêu cầu ủy ban nhân dân các tỉnh và các ngành có liên quan tiếp tục phát động quần chúng, đồng thời truy quét tiêu diệt đầu sỏ ở trong rừng, trấn áp số FULRO trong các buôn làng, trong công tác truy quét lấy vận động chính trị làm gốc, kết hợp với đẩy mạnh sản xuất cải thiện đời sống nhân dân các dân tộc, đồng thời đẩy mạnh trinh sát vũ trang. Ra sức đào tạo bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số địa phương, kết hợp truy quét với bóc gỡ cơ sở trong dân. Các bộ ngành cử cán bộ có kinh nghiệm tăng cường cho các tỉnh Tây Nguyên. Các tỉnh có FULRO hoạt động dự trù kế hoạch và ngân sách riêng trình Chính phủ duyệt. Cuối cùng, Chỉ thị nêu rõ: "Giải quyết vấn đề FULRO trong tình hình hiện nay là một công tác cấp bách để củng cố an ninh chính trị, củng cố quốc phòng, góp phần tăng cường vị trí chiến lược của 3 nước Đông Dương"1 (Phủ Thủ tướng, Chỉ thị của Hội đồng Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh công tác phát động quần chúng xây dựng cơ sở chính trị giải quyết cơ bản vấn đề FULRO ở các tỉnh Tây Nguyên, năm 1980, Văn phòng Thành ủy Kon Tum).
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM