Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:02:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tổng kết hoạt động đấu tranh giải quyết Fulro 1975-1992  (Đọc 2743 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« vào lúc: 25 Tháng Năm, 2023, 08:15:53 am »

- Tên sách: Tổng kết hoạt động đấu tranh giải quyết Fulro 1975-1992
- Tác giả:
- Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
- Năm xuất bản: 2022
- Người số hóa: macbupda, saoden
 

* Chỉ đạo nội dung:

   ĐẢNG ỦY, CHỈ HUY VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ


* Ban Biên soạn:

   - Đại tá, ThS NGUYỄN KHẮC BÌNH - Chủ biên

   - Đại tá, CN LÊ TRÙNG DƯƠNG - Thư ký

   - Đại tá, ThS NGUYỄN HỒNG HẢI - Thành viên

   - Thượng tá, ThS NGUYỄN HỮU TRUNG - Thành viên

   - Thượng tá, ThS NGÔ QUỐC TUẤN - Thành viên
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #1 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2023, 08:16:28 am »

LỜI NÓI ĐẦU


FULRO là cụm từ viết tắt từ tiếng Pháp: Front Unifié de Lutte des Races Opprimées (Mặt trận thống nhất đấu tranh của các sắc tộc bị áp bức), đây là tổ chức chính trị, quân sự của các phần tử thân Pháp, Mỹ trong các dân tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam (chủ yếu ở Tây Nguyên) và Campuchia, nhằm âm mưu chia để trị, kích động hận thù dân tộc chống lại cách mạng Việt Nam. Tổ chức này có quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động cùng với quá trình xâm lược và thiết lập bộ máy chính quyền tay sai của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. FULRO đã tồn tại trên 30 năm, từ khi "Phong trào BAJARACA" - tiền thân của FULRO xuất hiện vào cuối thập niên 50 của thế kỷ XX, đến thời điểm bộ phận cuối cùng của chúng ở Campuchia ra hàng UNTAC (1992). Với khẩu hiệu đấu tranh đòi quyền lợi dân tộc hẹp hòi, đòi tự trị, ly khai thành lập quốc gia riêng; FULRO đã tạo được ảnh hưởng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, phụ cận và duyên hải miền Trung. Trước năm 1975, được sự chỉ đạo của Pháp, Mỹ và các thế lực thù địch, FULRO đã gây cho ta những tổn thất nhất định, cản trở sự phút triển của phong trào cách mạng ở địa bàn chiến lược (thuộc Khu 5, Khu 6 cũ). Từ sau năm 1975, FULRO tập hợp lực lượng, phát triển tổ chức, hoạt động vũ trang chống phá quyết liệt, gây ra tình hình hết sức phức tạp, căng thẳng về an ninh, trật tự ở các địa phương trên địa bàn nói trên.


Xác định đấu tranh giải quyết FULRO là nhiệm vụ trọng tâm, gay go và quyết liệt, nên ngay sau ngày miền Nam được giải phóng, Đảng, Nhà nước đã dừng lực lượng vũ trang tiến công các căn cứ, các toán, cụm chỉ huy cầm đầu, các đơn vị vũ trang FULRO. Kết quả đã làm cho tổ chức, lực lượng FULRO bị thiệt hại nặng nề, đẩy lùi mưu đồ vũ trang lật đổ chính quyền cách mạng, đẩy chúng vào thế bị động, lúng túng. Tuy nhiên, công tác đấu tranh giải quyết FULRO vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cho nhân dân các tỉnh Tây Nguyên và phụ cận sau giải phóng. Ngày 2 tháng 2 năm 1977, Ban Bí thư Trung ương ra Chỉ thị số 04/CT-TW "Về việc tiếp tục phát động quần chúng xây dựng cơ sở chính trị, truy quét FULRO, bảo vệ an ninh chính trị ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Khu V cũ". Chỉ thị xác định rõ vấn đề FULRO không phải đơn thuần là vấn đề quân sự mà chủ yếu là vấn đề chính trị, phải được giải quyết một cách cơ bản lâu dài. Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Nhà nước, chúng ta đã huy động nhiều lực lượng, sử dụng tổng hợp các biện pháp để đấu tranh giải quyết FULRO. Vận dụng phương pháp đấu tranh kết hợp chặt chẽ giữa vận động quần chúng, đấu tranh truy quét với thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo nhằm phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân gắn với chăm lo phát triển kinh tế - xã hội là then chốt. Nhờ có biện pháp đúng, phương pháp đấu tranh phù hợp đã làm cho FULRO tan rã hoàn toàn về tổ chức, lực lượng và tuyên bố chấm dứt hoạt động vào cuối năm 1992.


Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động đấu tranh giải quyết FULRO của lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Tây Nguyên, vùng duyên hải miền Trung và đồng bào dân tộc Chăm từ năm 1975 đến năm 1992 diễn ra phong phú, sinh động trên nhiều lĩnh vực, nhưng cũng đầy khó khăn, gian khổ và hy sinh, từng bước giành được những thắng lợi to lớn, góp phần làm thất bại âm mưu chia cắt đất nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân rộc, gây mất ổn định an ninh trật tự của FULRO và các thế lực thù địch trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và phụ cận. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đấu tranh giải quyết FULRO. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về hoạt động đấu tranh này. Do vậy, việc nghiên cứu để hiểu đúng bản chất FULRO, nguyên nhân, điều kiện hình thành, phát triển và tồn tại, âm mứu, thủ đoạn hoạt động của chúng, cũng như làm rõ các hoạt động đấu tranh của ta, để từ đó đúc rút những bài học kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên và vùng phụ cận là việc làm hết sức cần thiết, góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn trong xây dựng, củng cố cơ sở chính trị, xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh trên địa bàn Tây Nguyên.


Hiện nay, FULRO đã tan rã về tổ chức và lực lượng chấm dứt hình thức công khai hoạt động chính trị và hoạt động vũ trang trong nội địa, nhưng chúng vẫn còn cơ sở xã hội, tư tưởng, tâm lý nhất định. Ở bên ngoài vẫn còn hàng trăm đối tượng FULRO lưu vong được các thế lực nuôi dưỡng. Với những điều kiện đó, các thế lực thù địch vẫn còn khả năng khai thác, lợi dụng vấn đề FULRO để tiếp tục hoạt động, khống chế, kích động, lừa bịp, lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số nhẹ dạ cả tin đi theo, dựng nên cái gọi là "Nhà nước Đề Ga" độc lập, mưu toan chia cắt đất nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá cách mạng Việt Nam.


Từ yêu cầu đó, Viện Lịch sử quân sự tổ chức nghiên cứu, biên soạn cuốn sách "Tổng kết hoạt động đấu tranh giải quyết FULRO (1975 - 1992)" được thể hiện qua 3 phần, tập trung vào những yếu tố tác động đến hoạt động đấu tranh giải quyết FULRO, diễn biến hoạt động đấu tranh, đánh giá những ưu, khuyết điểm và đúc rút những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh giải quyết FULRO.


Quá trình nghiên cứu, mặc dù Ban Biên soạn đã có nhiều cố gắng, nhưng do năng lực nghiên cứu của nhóm tác giả còn ở mức độ nhất định và nhiều tài liệu chưa được khai thác nên cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc.


Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, Viện Lịch sử quân sự chân thành cảm ơn các nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến xây dựng; cảm ơn các cơ quan, đơn vị và Nhà xuất bản Quân đội nhan dân đã cộng tác, giúp đỡ để cuốn sách ra mắt bạn đọc.

VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #2 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2023, 08:18:08 am »

Phần thứ nhất
NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
ĐẤU TRANH GIẢI QUYẾT FULRO
(1975 -1992)


I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA FULRO

1. Đặc điểm tự nhiên

Tây Nguyên là vùng đất nằm ở phía tây Nam Trung Bộ, có diện tích trên 54.400km2 (chiếm 16,3% diện tích cả nước) nằm trải dài theo phía nam của dãy Trường Sơn. Tây Nguyên hiện nay gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng; phía đông giáp các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung (Quảng Ngãi, Bình Đinh, Phú Yên, Khánh Hòa); phía tây giáp Bình Phước và 2 nước Lào, Campuchia; phía nam tiếp giáp các tỉnh miền Đông Nam Bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai); phía bắc giáp với tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt, Tây Nguyên có biên giới với 2 nước Lào và Campuchia dài hơn 580km, do vậy khu vực này càng có ý nghĩa to lớn về quốc phòng - an ninh.


Địa hình Tây Nguyên đa dạng gồm nhiều cao nguyên xếp xen kẽ núi cao, sông suối và thung lũng, độ cao trung bình từ 400 đến 800m so với mặt nước biển, có nhiều dãy núi cao trên dưới 2.500m và nhiều cao nguyên có độ cao khác nhau từ 300 đến 1.000m. Đặc điểm này đã dẫn đến sự phân bố dân cư thưa thớt, điều kiện cho FULRO hoạt động, ẩn náu, nhất là vùng Lâm Đồng, FULRO ẩn náu trong các hang sâu, rừng rậm, gây khó khăn cho ta trong việc phát hiện và truy quét.


Về giao thông, từ Tây Nguyên có thể tỏa đi các hướng ra Bắc vào Nam, xuống đồng bằng ven biển và sang 2 nước Lào, Campuchia, với nhiều quốc lộ, tỉnh lộ nối liền các huyện, các tỉnh với nhau. Từ cực Đông sang cực Tây của Tây Nguyên có nơi đến gần 200km đường giao thông, do đó việc di chuyển, bao vây, chia cắt FULRO cũng bị ảnh hưởng.


Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Tây Nam với 2 mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, đất se cứng, sông suối khô cạn trời quang mây, thuận lợi cho việc giao thông, điều kiện để FULRO lợi dụng hoạt động chống phá. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Những tháng mưa nhiều thường gây ra lũ lụt làm cho việc cơ động lực lượng, di chuyển gặp nhiều khó khăn, nhưng đối với FULRO chúng rất thông thuộc địa hình, nên việc cơ động, luồn lách, di chuyển của chúng làm ta rất khó phát hiện.


Hệ thống sông hồ Tây Nguyên nhiều, hẹp, lắm thác ghềnh, tốc độ dòng chảy lớn, có nhiều hồ nước lớn tự nhiên, hình thành bởi những túi trũng chứa nước từ các dãy núi. Do đó, ít có giá trị giao thông, song lại rất cơ động trong việc di chuyển, ẩn náu. Thảm thực vật ở Tây Nguyên rất phong phú về chủng loại, giàu có về khối lượng, độ che phủ rừng còn rất lớn, bao gồm rừng nguyên sinh, rừng thưa, thảm cỏ, rừng cây công nghiệp.


Với đặc điểm địa lý tự nhiên như vậy, Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng và được mệnh danh là "mái nhà của Đông Dương". Các nhà quân sự Pháp, Mỹ từng đánh giá: "Ai làm chủ được Tây Nguyên sẽ làm chủ Đông Dương", "Nắm được Tây Nguyên sẽ khống chế được toàn bộ vùng duyên hải miền Trung, cũng như cửa ngõ Sài Gòn, vùng Đông Nam Bộ; khống chế khu vực ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia"1 (Bộ Quân lực - Bộ Tư lệnh Quân lực (1965), Kế hoạch đối phó, triệt phá các căn cứ mật Khu V ở Trung Nguyên Trung phần, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu: PTTg 15234).


Gắn với Tây Nguyên còn có các khu vực phụ cận gồm miền núi các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và vùng dân tộc Chăm ở duyên hải miền Trung, với địa bàn tập trung chủ yếu của FULRO là Ninh Thuận và Bình Thuận (Thuận Hải cũ). Địa hình vùng phụ cận và duyên hải miền Trung vừa có đồi núi cao, hiểm trở, vừa có đồng bằng nhỏ và cồn cát, hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu, có đồng bằng nhỏ và cồn cát, đất nhiễm mặn ven biển. Vùng phụ cận có vị trí địa lý tự nhiên quan trọng bởi sự kết nối với cao nguyên, biên giới ở phía Tây, có hàng trăm kilômét bờ biển và án ngữ trên trục đường giao thông chính từ Bắc vào Nam.


Nhìn chung, những yếu tố của đặc điểm địa lý tự nhiên các tỉnh Tây Nguyên, phụ cận và duyên hải miền Trung, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, khí hậu 2 mùa khác biệt... là điều kiện thuận lợi cho FULRO ẩn náu, di chuyển và hoạt động bám sâu vào quần chúng. Do đó, cuộc đấu tranh giải quyết FULRO của ta kéo dài và phức tạp hơn.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #3 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2023, 08:19:08 am »

2. Đặc điểm dân cư, dân tộc và tôn giáo

Trong lịch sử, Tây Nguyên chỉ có các nhóm tộc người thiểu số cư trú, họ được coi là những người cư dân bản địa, có quá trình phát triển lâu đời ở vùng đất này. Cộng đồng cư dân Tây Nguyên cơ bản định hình, bao gồm những nhóm tộc người thuộc hệ Nam Á (Ba Na, Hrê, Xê Đăng, Cơ Ho, M’nông, Mạ, Giẻ Triêng, Brâu, Rơ Măm) và những nhóm người thuộc hệ ngữ Nam Đảo (Gia Rai, Ê Đê, Chu Ru, Raglai). Lãnh thổ của từng tộc người bản địa cũng khá rõ rệt. Bắc Kon Tum là nơi quần tụ của người dân tộc Xê Đăng, Hrê, Giẻ Triêng; khu vực Kon Tum, Pleiku là nơi cư trú của người Ba Na, Gia Rai; Đắk Lắk là quê hương của người Ê Đê, M’nông và Lâm Đồng có những điểm khá quần tụ của dân tộc Co' Ho, Mạ, Chu Ru.


Tây Nguyên ngày nay có hầu hết các thành phần dân tộc của cả nước, sống rải rác ở 5 tỉnh. Trong đó, nhóm dân cư tại chỗ chiếm 14% dân tộc thiểu số cả nước và khoảng 24% dân số Tây Nguyên (2004). Một số dân tộc có mối quan hệ thân tộc, tôn giáo với cư dân ở quốc gia láng giềng và một số đồng tộc đã chuyển cư ra nước ngoài sinh sống. Bên cạnh bộ phận dân cư tại chỗ, nhóm dân cư mới đến sau năm 1975 trở lại đây gồm người Kinh (Việt) và người dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc và duyên hải miền Trung chiếm khoảng 76% dân số (2004), trong đó tộc người Kinh (Việt) chiếm khoảng 67% dân số, là thành phần tộc người đa số của toàn vùng Tây Nguyên. Hiện nay, xu hướng cư trú đan xen giữa các dân tộc thiểu số với nhau và dân tộc thiểu số với dân tộc Kinh (Việt) ngày càng tăng.


Việc di cư dân từ nơi khác đến Tây Nguyên đã làm cho không gian cuộc sống của người dân tại chỗ bị thu hẹp, đất đai - tư liệu sản xuất chính của họ ngày càng khan hiếm, dẫn đến thiếu đất sản xuất và đất ở. Đây là điều kiện để FULRO và phần tử xấu lợi dụng kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ly khai, tự trị.


Dân tộc Chăm (còn có tên gọi khác là Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời...) theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2009 có 161.729 người, tập trung ở Ninh Thuận và Bình Thuận (khoảng 70%) và một bộ phận ở Châu Đốc - An Giang, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh1 (Bộ Công an, Tổng kết lịch sử cuộc đấu tranh giải quyết vấn đề FULRO Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000, tr.9). Đây là dân tộc cùng ngữ hệ Nam Đảo (Malayo - Polynéxia) với một số tộc người ở Trung Tây Nguyên như Ê Đê, Gia Rai, Chu Ru. Trong lịch sử, người Chăm đã từng có vương quốc riêng - Vương quốc Chăm Pa, nằm dọc theo khu vực Trung và Nam Trung Bộ ngày nay. Nhưng trải qua hàng trăm năm biến thiên của lịch sử, hiện nay người dân tộc Chăm là 1 trong 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, cư trú chủ yếu ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận. Lịch sử đó đã để lại trong người Chăm ý thức mặc cảm về dân tộc, dễ bùng lên khi bị xúc phạm hoặc bị các thế lực thù địch, phản động kích động.


Về tín ngưỡng, tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên trước đây chủ yếu theo tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh. Tập tục cúng Yàng (trời), cúng thần đến nay vẫn còn bị ảnh hưởng, chi phối nhất định trong đời sống tâm linh của họ, là yếu tố củng cố sự cố kết cộng đồng, duy trì đạo đức truyền thông và trật tự trong các buôn làng. Tuy nhiên, với sự phát triên mạnh mẽ của các tôn giáo, xu hướng từ bỏ tín ngưỡng truyền thống để theo tôn giáo độc thần ngày một gia tăng.


Cùng với quá trình xâm lược, thống trị Tây Nguyên, bọn thực dân, đế quốc sớm đưa Kitô giáo vào vùng này. Ngay từ giữa thế kỷ XVIII, một số nhà truyền đạo người Pháp đã đến truyền bá đạo Thiên Chúa trong vùng đồng bào dân tộc Ba Na, Xê Đăng ở khu vực Kon Tum, vùng dân tộc Ê Đê ở Buôn Ma Thuột. Chúng xây dựng trung tâm truyền giáo, lập "Hội truyền giáo", lôi kéo nhiều người theo đạo và đào tạo một số tu sĩ cốt cán người Thượng.


Từ năm 1930, các giáo sĩ nước ngoài thuộc Hội truyền giáo (CMA)1 (Tên tiếng Anh của tổ chức này là: The Christian and Missionnary Alliance, dịch sang tiếng Việt là: Hiệp hội Cơ đốc và Truyền giáo, hay còn gọi là Hiệp hội Phúc âm và Truyền giáo hoặc Hội truyền giáo CMA) bắt đầu tổ chức những hoạt động truyền giáo, phát triển đạo Tin Lành ở Tây Nguyên, nhất là vùng đồng bào dân tộc Cơ Ho, Gia Rai, Ê Đê... Mặc dù du nhập vào Tây Nguyên muộn hơn so với Công giáo, nhưng đạo Tin Lành lại phát triển khá nhanh, thu hút được tín đồ người dân tộc thiểu số xây đựng nhà thờ, các cơ sở kinh tế - xã hội và lập ra tổ chức giáo hội riêng cho người Thượng: "Hạt Thượng du" thành lập năm 1959 và sau đó tách ra thành 2 trung tâm truyền đạo là "Trung Thượng Hạt" đặt trụ sở tại Buôn Ma Thuột và "Nam Thượng Hạt" ở Đà Lạt.


Người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bàlamôn (một bộ phận nhỏ người Chăm ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là Chăm Bàni). Bộ phận cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh theo đạo Islam (Hồi giáo). Đó là những tôn giáo hòa quyện với dân tộc từ rất lâu. Lễ nghi, sinh hoạt tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc trong cuộc sống mọi mặt của người dân. Các chức sắc và thánh đường, đền tháp được người dân kính trọng và sùng bái.


Quan hệ xã hội, gia đình người Chăm mang truyền thống mẫu hệ, mặc dù xã hội Chăm trước đây là xã hội đẳng cấp, phong kiến ở những vùng theo Hồi giáo Islam, tuy gia đình đã chuyển sang phụ hệ, vai trò nam giới được đề cao, nhưng những tập quán mẫu hệ vẫn tồn tại khá đậm nét trong quan hệ gia đình, dòng họ với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Cư dân Chăm vốn được phân thành 2 thị tộc Cau và Dừa. Về sau thị tộc Cau biến thành tầng lớp của những người bình dân, trong khi thị tộc Dừa trở thành tầng lớp của quý tộc và tăng lữ. Xã hội cổ truyền Chăm được phân thành các đẳng cấp như xã hội Ấn Độ cổ đại, họ có những vùng cư trú riêng và có những ngăn cách rõ rệt: Không được thiết lập quan hệ hôn nhân, không sống cùng một xóm, không ăn cùng một mâm...


Nhìn chung, tình hình tôn giáo ở các tỉnh Tây Nguyên, phụ cận và duyên hải miền Trung khá phức tạp. Trong số các tôn giáo chính ngày nay, các tín đồ đạo Cao Đài, Đạo Phật, Đạo Hồi và Bàlamôn chấp hành khá tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đạo Tin Lành và Công giáo là 2 tôn giáo có đông tín đồ người dân tộc thiểu số, có lịch sử phát triển gắn liền với quá trình xâm lược của thực dân, đế quốc và đã từng phục vụ đắc lực cho cuộc chiến tranh xâm lược và thống trị của chúng trên địa bàn Tây Nguyên. Vì vậy, nó để lại những dấu ấn và nhiều vấn đề lịch sử phức tạp, ảnh hưởng nhất định trong đời sống xã hội nới đây. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để FULRO lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #4 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2023, 08:19:42 am »

3. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của người Chăm và các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung còn thấp và không đều. Kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, kết hợp với thu nhặt lâm thổ sản; sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và vẫn mang tính tự cung tự cấp là chủ yếu; kinh tế hàng hóa chưa phát triển. Do đó, đời sống của họ còn bấp bênh, thiếu thốn, đói nghèo.


Sau ngày miền Nam được giải phóng, đặc biệt từ năm 1986, khi Đảng, Nhà nước bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở đây ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, xu hướng chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống, phân hóa giàu nghèo giữa đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ với các cư dân nơi khác đến, nhất là người Kinh lại càng gia tăng. Đó là những vấn đề mà FULRO lợi dụng để chia rẽ, tuyên truyền, kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số ly khai, chống phá cách mạng trên địa bàn Tây Nguyên và phụ cận.


Về giáo dục - đào tạo, trước ngày giải phóng, do ảnh hưởng nặng nề của chính sách chia để tri và chính sách ngu dân của Pháp và Mỹ mà nền giáo dục cả Tây Nguyên và vùng phụ cận nói chung rất thấp. Đó là nền giáo dục vừa mất cân đối về nhiều mặt, vừa phản động về nội dung. Sau giải phóng, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển giáo dục đào tạo như: Chương trình xóa mù chữ, chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, mở nhiều trường dân tộc nội trú và có nhiều chế độ ưu đãi với con em người dân tộc thiểu số nhằm năng cao dân trí cho đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở đó vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc học hành của con em họ. Do đó, so với các vùng khác, tỷ lệ thất học và tái mù chữ còn rất cao.


Về hôn nhân, gia đình, ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ vẫn còn phổ biến ở nhiều dân tộc. Ở đó, người phụ nữ có vai trò, vị trí quan trọng trong gia đình cũng như xã hội. Quan hệ láng giềng, gia đình gắn bó sâu sắc. Đặc biệt, mọi cá nhân đều gắn với buôn làng cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần. Trong tổ chức làng truyền thống, có những người đứng đầu như chủ đất, chủ bến nước, thống lĩnh quân sự, người xét xử theo tòa án phong tục... Đó là những người được dân làng tín nhiệm cử ra, do đó họ có kinh nghiệm trong sản xuất, chiến đấu, am hiểu phong tục tập quán dân tộc. Họ hầu như không có đặc quyền, đặc lợi, nhưng có thể chi phối đến đời sống sinh hoạt của cộng đồng.


Về mặt văn hóa, tâm lý dân tộc, lịch sử đã để lại cho đồng bào Chăm và dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên một nền văn hóa lâu đời và ý thức cấu kết cộng đồng dân tộc - "ý thức cộng đồng buôn làng" rất sâu sắc. Đây vừa là rào chắn ngăn chặn FULRO xâm nhập hiệu quả nhưng cũng là hàng rào bảo vệ vững chắc cho FULRO ăn sâu bám rễ trong dân khi mà đồng bào tin theo FULRO.


Như vậy, với yếu tố nội tại của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và phụ cận, trình độ dân trí thấp, tôn giáo phức tạp lại bị ảnh hưởng sâu đậm về tư tưởng do chế độ cai trị lâu dài của thực dân đế quốc để lại mà khi FULRO lợi dụng, lôi kéo đã có đông đồng bào tin và theo FULRO chống phá cách mạng.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #5 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2023, 08:21:42 am »

II. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ TỒN TẠI; ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG CỦA FULRO

1. Quá trình hình thành, phát triển và tồn tại của FLJLRO trước tháng 3 năm 1975

Từ cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã từng xâm nhập và thiết lập bộ máy cai trị trên đất Tây Nguyên. Đến năm 1955, sau khi Ngô Đình Diệm lên làm cái gọi là Tổng thống chính quyền Sài Gòn, thay đổi hàng loạt chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên: Bãi bỏ quy chế "Hoàng triều cương thổ" của vua Bảo Đại; bỏ Tòa án phong tục, không dạy tiếng Thượng trong trường phổ thông; đưa người di cư ồ ạt lên định cư ở các tỉnh Tây Nguyên, làm cho số lượng người Kinh có mặt tại đây tăng vọt1 (Trước năm 1954, người Kinh ở Tây Nguyên có khoảng 30.000 người, chiếm 10% dân số, đến năm 1975 đã chiếm khoảng 70%). Những thay đổi về chính sách này cũng đồng nghĩa với việc bãi bỏ quy chế nâng đỡ ưu ái dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trước đó, gây nên làn sóng chống đối mạnh mẽ trong các dân tộc tại chỗ đối với chính quyền Ngô Đình Diệm, nhất là trong đội ngũ trí thức, công chức, binh sĩ người bản địa. Năm 1958, "Phong trào BAJARAKA"2 (Lấy âm tiết đầu trong tộc danh của 4 dân tộc lớn ở Tây Nguyên là: Ba Na, Gia Rai, Rahđê và Kaho) do Y Bhăm Ênuol cầm đầu chính thức được thành lập.


Mục đích của phong trào được xác định là đấu tranh duy trì bản sắc dân tộc, bảo vệ quyền lợi các dân tộc thiểu số, đòi Tây Nguyên tự trị. Nhưng khi dó, chính quyền Ngô Đình Diệm không công nhận phong trào này, đã thẳng tay đàn áp, bắt giữ hầu hết các lãnh tụ cầm đầu. Đến đầu năm 1959, phong trào BAJARAKA bị dập tắt. Có thể nói, phong trào BAJARAKA là tiền thân của tổ chức FULRO (sau gọi là FULRO 1).


Cùng thời gian những năm đầu của thập kỷ 60 thế kỷ XX, ở Campuchia xuất hiện các tổ chức mang tính chất dân tộc hẹp hòi, biệt lập, kỳ thị với dân tộc khác, như: "Mặt trận giải phóng Miên hạ" (Front de Liberation du Kampuchia Krom - FLKK) do Châu Đa Ra cầm đầu, "Mặt trận giải phóng xứ Chàm" (Front de Liberation du Champa - FLC) do Les Kossem làm lãnh tụ. Các tổ chức này hoạt động móc nối, tác động vào Việt Nam gây cơ sở, tuyên truyền kích động tư tưởng ly khai dân tộc.


Sau ngày Ngô Đình Diệm bị đảo chính (1.11.1963), dưới sức ép của Mỹ, chính quyền Sài Gòn đã thả hết các thủ lĩnh FULRO 1 trở về Tây Nguyên. Từ đó, những người này tích cực hoạt động trở lại, tuyên truyền gây ảnh hưởng và tập hdp lực lượng lập ra tổ chức với tên gọi mới là "Mặt trận giải phóng dân tộc Cao nguyên" (Front de Liberation des Haut Plateaux Montagnard - FLHPM). Ngày 25 tháng 6 năm 1965, được sự ủng hộ của chính quyền Vương quốc Campuchia, tại Phnôm Pênh diễn ra "Hội nghị các dân tộc Đông Dương", gồm đại diện của 3 mặt trận tham dự. Sau hội nghị 3 mặt trận nói trên chính thức sáp nhập, lập ra "Mặt trận đoàn kết đấu tranh của các sắc tộc bị áp bức" (Front Unifié de Lutte des Races Opprimées - FULRO) do Y Bhăm Ênuol làm Chủ tịch và các phó chủ tịch là Châu Đa Ra, Kpă Kới. FULRO lấy ngày 20 tháng 9 hằng năm làm ngày "Quốc khánh", danh xưng FULRO chính thức ra đời từ sự kiện này. Đây còn gọi là thời kỳ FULRO 2.


Trước khi Hiệp định Pari được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973, nhận thấy khả năng bị thất bại trên chiến trường miền Nam Việt Nam, Mỹ tìm cách nắm lại lực lượng FULRO để sẵn sàng lực lượng tham gia khi có giải pháp chính trị cho miền Nam Việt Nam - kế hoạch hậu chiến của Mỹ. Do đó, ngay từ cuối năm 1972, Mỹ tích cực trang bị vũ khí, phương tiện cho FULRO lập căn cứ, củng cố tổ chức. Tháng 12 năm 1974, cái gọi là "Chính phủ nước cộng hòa Đề Ga" tự xưng của FULRO được thành lập. FULRO bố trí lực lượng theo 4 vùng chiến thuật do chúng đặt ra1 (Vùng 1 là miền Tây Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; Vùng 2 là Gia Lai, Kon Tum; Vùng 3 là Đắk Lắk và Vùng 4 là Lâm Đồng) với bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở. Từ đó gọi là FULRO 3, hoạt động dưới danh xưng là "Mặt trận giải phóng Cao nguyên người Thượng" với mục tiêu "Giải phóng lãnh thổ miền núi Nam Đông Dương".


Trong suốt thời gian hoạt động, FULRO đã gây ra nhiều thiệt hại to lớn về nhân lực, vật lực, để lại sự kinh hoàng trong nhân dân và "vết thương" trong lòng dân tộc. Dưới thời chế độ Sài Gòn, vụ bạo loạn đêm 19 tháng 9 năm 1964, có 2 trung đội "dân sự chiến đấu" chiếm quận lỵ Tuyên Đức, giết hại 15 sĩ quan, binh sĩ người Kinh cùng gia quyến của họ. Ngày 23 tháng 9 năm 1964, có 40.000 binh sĩ người Thượng đóng ở Đắk Lắk, Pleiku nổi dậy, trong đó có binh sĩ trại huấn luyện biệt kích Pleiku M’nông. Giữa năm 1965, có 200 FULRO từ Campuchia về biên giới tổ chức cướp trại buôn B’riêng. Ở Phú Bổn, ngày 18 tháng 12 năm 1965, FULRO nổi dậy chiếm quận lỵ Phú Thiện, giết 15 binh lính Sài Gòn...


Ở vùng Chăm, trong 2 năm 1972 - 1973, Huỳnh Ngọc Sắng và đồng bọn lén lút trở về Ninh Thuận bí mật hoạt động xây dựng cơ sở, móc nối lôi kéo số ngụy quân, ngụy quyền người dân tộc để phát triển thành lực lượng chính trị và vũ trang của FULRO Chăm.


Ở Đà Lạt - Lâm Đồng, năm 1972, xuất hiện lực lượng "áo xanh miền núi" thành phần tham gia là học sinh, sinh viên, công chức, FULRO cũ, được sự cố vấn giúp đỡ của Newman - Mục sư Tin Lành người Mỹ. Trong khi đó, Y Bhăm Ênuol ở Campuchia bí mật chỉ đạo nhóm Kpă Kới vốn là Chủ tịch phong trào đoàn kết tỉnh bộ Đắk Lắk khôi phục lại phong trào FULRO trong nước. Tình báo Mỹ ra sức ủng hộ FULRO giành "độc lập, tự trị"1 (Quân khu 5, Sơ lược về nguồn gốc tổ chức của bọn phản động FULRO trên địa bàn Tây Nguyên, 1983, Phòng Khoa học quân sự Quân khu 5).


Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Mỹ phải ký Hiệp định Pari rút quân về nước. Theo chủ trương của Mỹ, tháng 9 năm 1973, nhóm Kpă Kới chạy vào rừng hoạt động. Ngày 20 tháng 9 năm 1973, từ Campuchia, Y Bhăm Ênuol ký một loạt nghị định, quyết định, chỉ thị về chấn chỉnh tổ chức, hoạt động của FULRO.


Những tháng đầu năm 1974, nhóm Kpă Kới bắt đầu hoạt động mạnh ở Đắk Lắk và gây ảnh hưởng sang các tỉnh Tuyên Đức, Pleiku. Ngày 20 tháng 9 năm 1974, FULRO gửi thư cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc, kêu gọi quốc tế can thiệp để chính quyền Sài Gòn thừa nhận FULRO là đại biểu duy nhất có thẩm quyền của nhân dân miền núi Nam Đông Dương.


Như vậy, sự ra đời của B AJARAKA là hệ quả tất yếu của phong trào đấu tranh chống chính quyền Ngô Đình Diệm của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tuy nhiên, phong trào đã bị các thế lực quốc tế và tay sai lợi dụng, lái phong trào đi theo quỹ đạo của những âm mưu, ý đồ do chúng đặt ra. Quá trình hình thành và hoạt động của FULRO là do mâu thuẫn và sự hậu thuẫn của Pháp, Mỹ, chính quyền Sài Gòn, chính quyền Campuchia. Xét về bản chất, chúng đều chống lại cách mạng, sự tồn tại của chúng là dựa vào các thế lực quốc tế và sự ủng hộ của một bộ phận người dân tộc thiểu số bằng các thủ đoạn khống chế, lừa bịp và các chiêu bài mị dân. Đặc biệt, từ FULRO 3 trở đi, sự hậu thuẫn của Mỹ ngày càng rõ ràng.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #6 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2023, 08:22:52 am »

2. Âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng của FULRO (3.1975-1992)

Thực hiện kế hoạch hậu chiến của Mỹ, nhằm xây dựng FULRO thành "lực lượng chính trị thứ 3" tham gia "giải pháp chính trị" theo tinh thần Hiệp định Pari. Do đó, ngay từ giữa tháng 3 năm 1975, lợi dụng lực lượng của ta tiếp quản vùng mới giải phóng còn mỏng, FULRO nổi lên hoạt động mạnh nhiều nơi. Trước nguy cơ tan rã và bị tiêu diệt hoàn toàn, chúng chủ trương giữ gìn lực lượng còn lại, chờ thời cơ bằng cách lợi dụng chính sách khoan hồng của ta, cho đại bộ phận binh lính trá hàng, tạm thời chịu sự cải tạo của ta để tránh bị tiêu diệt, cài cắm người vào hàng ngũ cách mạng, nhất là ở cơ sở để bảo toàn lực lượng; khống chế quần chúng hoặc dùng áp lực buộc người của ta phải làm việc cho chúng. Rải truyền đơn, xuyên tạc chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; kích động lôi kéo quần chúng, đẩy mạnh hoạt động vũ trang, đồng loạt tiến công vào các đơn vị bộ đội, tổ công tác, một số thị trấn, thị xã. Với thủ đoạn tác chiến du kích nhỏ lẻ, FULRO tổ chức hàng trăm vụ tập kích đốt buôn làng, phục kích trên các trục đường giao thông, khủng bố, bắt cóc cán bộ ở cơ sở nhằm mục đích vừa phá hoại, vừa tạo thanh thế, gây cho ta một số thiệt hại đáng kể. Cùng với lợi dụng, kích động vấn đề dân tộc, bọn cầm đầu FULRO liên kết chặt chẽ với số cầm đầu đạo Tin Lành ở Tây Nguyên, lợi dụng tôn giáo lôi kéo, khống chế đồng bào dân tộc. Hầu hết số mục sư Tin Lành người dân tộc thiểu số đều trở thành chỉ huy FULRO.


Thời kỳ Pôn Pốt tiến hành chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam nước ta, gây ra tình hình phức tạp, các đối tượng phản cách mạng, nhất là người chế độ cũ, ồ ạt nhen nhóm lập các tổ chức phản cách mạng, tập hợp lực lượng để hoạt động chống phá, âm mưu lật đổ chính quyền, cầm đầu FULRO cho đây là thời cơ hoạt động, chúng tăng cường xây dựng lực lượng FULRO bên trong và trang bị vũ khí, đánh phá hạ tầng cơ sở của ta, lấn từng bước ở cơ sở. Hoạt động vũ trang của FULRO không giảm so với những năm 1975 - 1976.


Trong chiến lược của Mỹ và các thế lực thù địch, âm mưu cơ bản và lâu dài của chúng là làm chảy máu, suy yếu 3 nước Đông Dương, thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc. Các thế lực lưu vong phản động cũng được cổ súy "trong nổi dậy, ngoài đánh vào, gây bạo loạn", điển hình là các chiến dịch Đông Tiến I, II, III. Được sự hỗ trợ của các thế lực quốc tế, FULRO nhanh chóng đề ra kế hoạch "Hiện đại hóa 5 năm (1981 - 1985)". Theo đó, lấy nông thôn bao vây thành thị, nắm chắc nông thôn bám sát thành thị. Xây dựng chính quyền thôn xã tiến lên huyện tỉnh, tránh bị truy quét bảo tồn lực lượng, đẩy mạnh phá hoại làm tiêu hao ta.


Từ năm 1988, ở Campuchia, tình hình diễn biến phức tạp. Sau khi Quân tình nguyện Việt Nam rút về nước (1989), bọn phản động Khmer Đỏ ngoan cố chống phá, các phe phái nổi lên tranh giành quyền lực, ảnh hưởng. Liên hợp quốc đã can thiệp, đưa lực lượng quốc tế vào thực hiện giải pháp chính trị (UNTAC), do đó FULRO hầu như không còn chỗ dựa. Đến tháng 12 năm 1992, ở Campuchia, FULRO đầu hàng UNTAC, giao nộp vũ khí; đồng thời, chấm dứt hoạt động chống phá công khai ở nội địa.


Về âm mưu chung: Với bản chất phản cách mạng, một số phần tử tầng lớp trên trong đồng bào dân tộc ít người đứng ra cầm đầu tổ chức FULRO, ngày càng bộc lộ rõ âm mưu câu kết với đế quốc và phản động quốc tế để chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dưới chiêu bài đánh đuổi người Kinh, giải phóng Tây Nguyên, lập nước Đề Ga tự trị, tách Tây Nguyên ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.


Âm mưu cụ thể: FULRO tăng cường hoạt động chiến tranh tâm lý, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của cách mạng, kích động quần chúng nghi ngờ cách mạng; lừa bịp và khống chế để lôi kéo quần chúng xây dựng cơ sở trong dân, lũng đoạn khống chế cán bộ cơ sở, hình thành bộ máy chính quyền ngầm và lực lượng vũ trang bí mật ở buôn làng; chờ thời cơ nổi dậy cướp chính quyền, phát triển lực lượng ngoài rừng, đẩy mạnh hoạt động vũ trang ở một số nơi nhằm giết cán bộ là người dân tộc; uy hiếp cán bộ, nhân dân, đồng thời tổ chức lực lượng móc nối với bọn phản động nước ngoài để lấy nguồn tài trợ. Tìm diệt những người dân tộc làm việc cho cách mạng và tiêu diệt những cán bộ dân tộc mà chúng cho là đi làm "xấu dân tộc, dân ghét". FULRO xác định "người Kinh là kẻ thù số 1 của người dân tộc".


Nhìn chung, FULRO là một tổ chức phản động có vũ trang, do Pháp gây dựng, được Mỹ và các thế lực thù địch trong nước và nước ngoài ủng hộ để chống phá cách mạng Việt Nam. Địa bàn hoạt động của FULRO rộng, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, phong tục tập quán lạc hậu dễ bị lợi dụng kích động lôi kéo chống phá cách mạng. Số cầm đầu FULRO vốn đã từng làm tay sai cho thực dân, đế quốc nên bản chất rất ngoan cố, phản động, thủ đoạn thâm độc và xảo quyệt. FULRO có hệ thống tổ chức từ trên xuống, điều kiện để khống chế đồng bọn đi theo chúng, đã cài cắm được tổ chức hợp pháp trong dân. Sau mỗi lần bị ta bao vây, truy quét, FULRO nhanh chóng thay đổi phương thức hoạt động, củng cố tổ chức, câu kết, móc nối với các thế lực phản động trong và ngoài nước để tồn tại lâu dài. Do đó, cuộc đấu tranh giải quyếl vấn đề FULRO của ta diễn ra quyết liệt, khó khăn và phức tạp.


Tuy nhiên, FULRO mang trong mình tư tưởng ly khai, dân tộc hẹp hòi, gây cảnh đổ máu bất ổn định ở Tây Nguyên và khu vực phụ cận; nội bộ thường xuyên mâu thuẫn, sát hại lẫn nhau để tranh giành quyền lực địa vị. Do vậy, FULRO không có chỗ đứng trong lòng đồng bào dân tộc thiểu số. Hơn nữa, số cầm đầu FULRO hoàn toàn thuộc tầng lớp trên nên quyền lợi gắn chặt với thực dân, đế quốc, động cơ chính trị phản động và sống lưu vong nên hoàn toàn xa lạ với đại bộ phận đồng bào; ngọn cờ ly khai "dân tộc tự trị" hoàn toàn đi ngược lại nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, nên không có chỗ dựa, không được đồng bào tiếp nhận đi theo; khi bị bao vây, cô lập, truy quét, FULRO nhanh chóng sụp đổ về tinh thần, tan vỡ về tổ chức. Đây là những điểm yếu cơ bản của FULRO mà ta cần khai thác triệt để trong cuộc đấu tranh này.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #7 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2023, 08:25:06 am »

III. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA TA TRONG ĐẤU TRANH GIẢI QUYẾT FULRO

1. Chủ trương của Đảng về đấu tranh giải quyết FULRO

Đúc kết kinh nghiệm đấu tranh chống FULRO trước năm 1975, ngay từ khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, trong báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III cuối tháng 9 năm 1975 "Về tình hình và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới" đã đề ra nhiệm vụ trong những năm trước mắt, đó là: "Đẩy mạnh công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế của cả nước theo một kế hoạch thống nhất, đi đôi với phân bố lại lao động trong cả nước... cải thiện một bước đời sống nhân dân. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và nền quốc phòng toàn dân vững mạnh..., sẵn sàng đập tan mọi mưu đồ xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và tay sai. Tăng cường công tác bảo vệ trật tự, an ninh, làm tốt công tác trấn áp phản cách mạng, cải tạo ngụy quân và nhân viên ngụy quyền cũ ở miền Nam"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 36, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 293 - 294, 321 - 322).


Về công tác dân tộc, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy Đảng và chính quyền ở những địa phương có nhiều dân tộc thiểu số phải đề ra ngay những chủ trương, biện pháp tích cực hiệu quả, nhằm cải thiện đời sống vật chất và văn hóa các dân tộc thiểu số. Phải thực hiện triệt để quyền bình đẳng dân tộc, giúp đỡ phát trển kinh tế và văn hóa, đưa các dân tộc tiến lên trong tập thể quốc gia thống nhất, chống mọi khuynh hướng biệt phái chia rẽ, cần ra sức tuyên truyền giác ngộ tranh thủ các lãnh tụ dân tộc thiểu số. Làm cho dân tộc thiểu số hiểu rõ mối quan hệ giữa dân tộc và xã hội chủ nghĩa, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng thực sự dân tộc, đem lại ấm no, hạnh phúc, thực hiện quyền bình đẳng thực sự giữa các dân tộc2 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 36, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 293 - 294, 321 - 322).


Đối với số phản cách mạng, Bộ Chính trị chỉ đạo "việc trấn áp phản cách mạng phải được tiến hành một cách kiên quyết triệt để". Đồng thời, phải "tách bọn phản động, cô lập chúng khỏi quần chúng, phân hóa chúng đến mức cao nhất. Phải làm triệt để nhưng làm tốt, làm đúng, không để xảy ra chồng chềnh, tạo kẽ hở cho các thế lực đen tối quốc tế lợi dụng", "Phải làm kiên quyết đúng chính sách và sách lược, không để xảy ra lệch lạc hữu hoặc tả"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 36, Sđd, tr. 306, 359).


Tuy nhiên, công tác dân tộc là vấn đề phức tạp, nhất là ở Tây Nguyên, nhiều nơi đã mắc sai sót để FULRO lợi dụng kích động lôi kéo quần chúng. Dự báo trước tình hình, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV năm 1976, Đảng ta chỉ rõ: "Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách mạng Việt Nam". Để thực hiện điều đó thì: "Trong Đảng cũng như nhân dân phải tiếp tục phê phán, khắc phục tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tâm lý kỳ thị dân tộc"2 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1977, tr. 164-165, 164, 164-166).


Trong công tác dân tộc, Đảng ta chỉ rõ: "Thực hiện triệt để quyền bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc, tạo điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc ít người và dân tộc đông người, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp, làm cho tất cả các dân tộc đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đều phát triển về mọi mặt, đoàn kết giúp nhau tiến bộ"3 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1977, tr. 164-165, 164, 164-166).    Đồng thời, Đảng cũng nhắc nhở: "Phải thấu đáo điều kiện sinh hoạt, tâm lý, tình cảm các dân tộc, tôn trọng phong tục tập quán, giữ gìn phát huy truyền thống văn hóa tiến bộ của các dân tộc ít người... Đối với những phong tục tập quán lạc hậu, trái khoa học... phải tiến hành dần bằng cách tuyên truyền thuyết phục quần chúng, kiên nhẫn chờ đợi quần chúng, tuyệt đối không dùng biện pháp mệnh lệnh thô bạo"4 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1977, tr. 164-165, 164, 164-166).


Đối với công tác an ninh, trật tự, Trung ương đề ra chủ trương: "Phải tiếp tục trấn áp bọn phản cách mạng hiện hành đập tan những mưu đồ ngóc đầu dậy của bọn phản động. Không ngừng tăng cường lực lượng công an nhân dân vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ có trình độ...". Đồng thời phải "kết hợp lực lượng chuyên trách chính quy với quần chúng nhân dân đông đảo; luôn giáo dục và nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho quần chúng, kiên trì phát động quần chúng tích cực tham gia công tác giữ gìn an ninh, chính trị và trật tự xã hội"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đáng lại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật. Sđd, 1977, tr. 144).


Như vậy, ngay từ khi mới giải phóng, bằng sự nhạy bén của mình, Đảng đã dự đoán và đưa ra biện pháp kịp thời để giải quyết lực lượng chống đối phản động ở miền Nam, nhất là khu vực Tây Nguyên. Mặc dù, chưa có một chủ trương cụ thể nào về chống FULRO nhưng các chủ trương chung về trấn áp lực lượng chống đối phản cách mạng, cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị, thực hiện chính sách dân tộc... được xem là đường lối chung của Đảng về đấu tranh chống FULRO. Nhìn tổng thể, biện pháp chủ yếu giai đoạn này là truy quét, quân sự vũ trang để giải quyết lực lượng chống đối phản động, trong đó có FULRO.


Do quá trình tiến hành giải quyếl FULRO chưa được triệt để, thường xuyên liên tục. Nhiều nơi vẫn khoán trắng cho quân đội và công an. Các khó khăn bức xúc đời sống kinh tế - xã hội, tranh chấp đất đai trong nhân dân chưa được quan tâm giải quyết đúng mức. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo vùng dân tộc cũng có nhiều vướng mắc chưa được giải quyết. Đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu kém. Do đó, FULRO vẫn còn điều kiện để tuyên truyền lừa bịp, lôi kéo một bộ phận quần chúng, khống chế nhiều buôn làng, thậm chí cả vùng căn cứ của ta trong kháng chiến.


Để giúp nhân dân và lực lượng vũ trang nhận thức sâu sắc về âm mưu thủ đoạn chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, ngày 2 tháng 12 năm 1980, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 31-NQ/TW "Về nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn mới". Trong Nghị quyết này, Trung ương nêu rõ nhiệm vụ của lực lượng vũ trang là đẩy mạnh công tác đấu tranh chống gián điệp, chống phản động, kiên quyết trấn áp bọn phá hoại hiện hành. Đối tượng cần tập trung đấu tranh và trừng trị kịp thời là gián điệp Mỹ và đồng minh của chúng, bọn phản động lợi dụng dân tộc ít người, nhất là FULRO1 (Viện Khoa học công an, Những văn kiện về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác công an (1975 -1980), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1993, tr. 604).


Lợi dụng những khó khăn của cuộc khủng hoảng thời bao cấp và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch mà tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là vấn đề FULRO vẫn chưa vãn hồi kết thúc. Tại Đại hội lần thứ V (3.1982), Đảng ra nghị quyết nhận định đất nước đang trong tình thế vừa có hòa bình, vừa phải đương đầu với một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực phản động quốc tế. Theo đó, đảm bảo trật tự an toàn xã hội là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng.


Đại hội đề ra 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quoc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để làm được điều này đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân: Phải thường xuyên cảnh giác đối với âm mưu và hành động chiến tranh của bọn phản động... và các thế lực đế quốc hiếu chiến... kiên quyết đánh thắng kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch. Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, kịp thời đập tan những âm mưu ngóc đầu dậy của các loại phản động, ngăn ngừa và trừng trị hoạt động phá hoại của địch trên mọi lĩnh vực, tăng cường pháp luật và kỷ luật, bảo vệ trật tự xã hội và sự an toàn của nhân dân... Thi hành tốt chính sách đoàn kết và bình đẳng dân tộc, đẩy mạnh công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của đồng bào các dân tộc1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 43, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 49, 50, 52).


Đứng trước tình hình các thế lực thù địch đẩy mạnh câu kết chống phá cách mạng, ngày 25 tháng 10 năm 1982, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 03-NQ/TW lãnh đạo "Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân kiên quyết đập tan kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt... Nghị quyết phân tích âm mưu, tính chất của chiến tranh phá hoại nhiều mặt, từ đó Bộ Chính trị yêu cầu phải thường xuyên cảnh giác, ra sức xây dựng kinh tế, phá triển sản xuất, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng chính quyền, các lực lượng vũ trang, các đoàn thể quần chúng thực sự trong sạch vững mạnh...2 (Viện Khoa học công an, Những văn kiện về sự lãnh đạo của Đáng đối với công tác công an (1981 - 1986), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1993, tr. 262). Sau khi có Nghị quyết số 03 của Bộ Chính trị, các tỉnh Tây Nguyên đã cho sáp nhập Ban 04 với Ban 03 thành Ban 03 để trực tiếp chỉ đạo đấu tranh chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #8 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2023, 08:26:00 am »

Ngày 26 tháng 11 năm 1984, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 21-NQ/TW "Về công tác an ninh". Theo đó, trong thời bình công tác nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thì công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phải đứng hàng đầu. Nhiệm vụ và phướng hướng chiến lược của công tác an ninh là đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn phá hoại, bạo loạn và lật đổ của địch từ bên trong nội bộ, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Trên tinh thần chủ động tiến công kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngự và tiến công thành một chiến lược để đánh địch1 (Nguyễn Trọng Phúc, Tìm hiểu lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam qua các đợi hội và hội nghị Trung ương (1930 - 2002), Nxb Lao động, Hà Nội, 2003, tr. 963). Từ sau Nghị quyết này, cuộc đấu tranh giải quyết FULRO cơ bản được xác định là vấn đề an ninh.


Tại Đại hội VI của Đảng (1986), tổng kết đánh giá tình hình an ninh, quốc phòng cho thấy: Chúng ta đã làm thất bại một bước chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận lớn bọn phản động FULRO ở vùng Tây Nguyên. Song, Đảng cũng chỉ rõ: Công cuộc bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội cần được tiến hành bằng sức mạnh của mọi lực lượng vũ trang và không vũ trang và bằng mọi phương tiện cần thiết. Cuộc đấu tranh này cần được tổ chức chặt chẽ và thường xuyên trong từng địa bàn ở tất cả mọi đơn vị trong cả nước dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của các cấp ủy Đảng2 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật. Hà Nội, 1987, tr. 15, 39). Đây là lần đầu tiên trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc xác định tính chất, mục tiêu, nhiệm vụ của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh trật tự xã hội.


Từ sau Đại hội VI, đường lối, chủ trương của Đảng dần đi vào thực tiễn. Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ chống phá cách mạng Việt Nam. Để chủ động đối phó với diễn biến phức tạp của tình hình an ninh chính trị, ngày 30 tháng 12 năm 1987, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 07-NQ/TW "Về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới". Đây là nghị quyết quan trọng của Đảng về công tác an ninh chính trị, đặc biệt khi vấn đề FULRO không đơn thuần là vấn đề quân sự. Nghị quyết phân tích âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch khi triển khai "Kế hoạch hậu chiến" ở Đông Dương mà mục tiêu quan trọng là đẩy mạnh chiến tranh tâm lý. Do đó, cuộc đấu tranh của nhân dân ta còn lâu dài, gian khổ và phức tạp. Trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác an ninh chính trị, Nghị quyết Bộ Chính trị đề ra phương châm chung là "đánh thắng chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch và mọi hoạt động tình báo gián điệp của chúng, ổn định tình hình kinh tế, xã hội, ổn định tình hình an ninh trật tự". Đối với vùng dân tộc thiểu số, địa bàn Tây Nguyên, miền núi: Một mặt lấy việc xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, thực hiện đúng đắn đầy đủ chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, củng cố sự đoàn kết trong các dân tộc; mặt khác đề phòng, ngăn chặn các nhân tố chống đối làm mất ổn định chính trị, xã hội và hoạt động xâm nhập, ẩn nấp của địch trong các vùng dân tộc. Kiên quyết chống lại âm mưu chia rẽ dân tộc của bọn đế quốc và phản động. Từ đó, Bộ Chính trị đề ra 5 nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Phát hiện và đánh trúng những âm mưu và hành động phá hoại nhiều mặt của địch, những tổ chức và lực lượng gián điệp tình báo phản động của địch đã xâm nhập vào nước ta.

2. Xây dựng, củng cố tuyến an ninh nhân dân ở biên giới, chống địch xâm nhập, chống âm mứu chia rõ dân tộc.

3. Bảo vệ cơ quan Đảng, Nhà nước, chống địch lũng đoạn nội bộ, ám hại cán bộ.

4. Xây dựng củng cố phong trào nhân dân trong phòng gian, bảo vệ an ninh Tổ quốc có chất lượng ở mọi ngành, mọi cấp, ở phường xã.

5. Coi trọng chất lượng, xây dựng đội ngũ vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ, đạo đức phẩm chất tốt, có đối sách và phương thức hoạt động phù hợp, bảo đảm công tác an ninh giành thế chủ động với địch.


Trong Nghị quyết này, Đảng định rõ hơn nguyên tắc lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với công tác an ninh. Ngoài ra, Nghị quyết cũng chỉ rõ cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh chính trị có quy mô rộng khắp, phức tạp, khó lường, do đó phải "nắm vững quan điểm chiến lược tiến công và chủ động phòng ngừa..., đảm bảo đánh thắng địch về mặt chiến lược cũng như từng vụ án". Đồng thời, Nghị quyết cũng chỉ rõ: Ba nước Đông Dương phải là một chiến trường, gắn bó với nhau về địa bàn, về tuyến xâm nhập, về âm mưu chống phá của kẻ thù. Vậy nên, cần thiết hợp tác và phối hợp với Lào Campuchia để bảo đảm an ninh vững chắc từng nước và của cả 3 nước. Đến đây, công tác đấu tranh chống âm mưu phá hoại nhiều mặt của địch thực sự có lý luận hoàn chỉnh, đó là chủ động phòng ngừa, nắm địch từ xa, khoanh vùng trọng điểm, xây dựng an ninh quốc gia trong thế trận tác động qua lại 3 nước Đông Dương.


Nhằm phát triển toàn diện miền núi (trong đó có Tây Nguyên) về mọi mặt, ngày 21 tháng 11 năm 1989, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 22-NQ/TW "Về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi". Nghị quyết chỉ rõ: "Phải phát triển miền núi toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, trong đó trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội gắn với thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng. Quan tâm đúng mức đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 49 (1988 - 1989). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 846). Bộ Chính trị đề xuất các giải pháp để thực hiện chủ trương, đó là: Phải có chính sách và tạo điều kiện để nhân dân các dân tộc miền núi vươn lên mạnh mẽ, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, từng bước nâng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, coi trọng đào tạo cán bộ người dân tộc; tôn trọng phát huy những phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #9 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2023, 07:02:53 am »

2. Những thuận lợi, khó khăn của ta trong đấu tranh giải quyết FULRO

a) Thuận lợi

Có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh giải quyết FULRO. Trong suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Đảng, Nhà nước luôn coi Tây Nguyên là địa bàn chiến lược. Từ sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, lực lượng FULRO trở lại hoạt động chống phá quyết liệt, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng nhằm lãnh đạo và chỉ đạo cuộc đấu tranh giải quyết FULRO như: Chỉ thị số 04/CT-TW ngày 2 tháng 2 năm 1977 của Ban Bí thư "Về tiếp tục phát động quần chúng xây dựng cơ sở chính trị, truy quét FULRO, bảo vệ an ninh chính trị ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Khu V cũ"; Chỉ thị số 268/CP ngày 20 tháng 8 năm 1980 của Hội đồng Chính phủ1 (Hiến pháp năm 1980, có hiệu lực từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 gọi là Hội đồng Bộ trưởng) "Về tiếp tục đẩy mạnh công tác phát động quần chúng xây dựng cơ sở chính trị, giải quyết vấn đề FULRO ở Tây Nguyên"; Chỉ thị số 117/CT-TW ngày 29 tháng 9 năm 1981 của Ban Bí thư "Về công tác đối với đồng bào Khơme"; Chỉ thị số 121/CT-TW ngày 26 tháng 10 năm 1981 của Ban Bí thư "Về công tác đối với đồng bào Chăm"; Thông tri số 20/TT-TW ngày 10 tháng 12 năm 1982 của Ban Bí thư "Về tiếp tục công tác giải quyết vấn đề FULRO"; Chỉ thị số 68/CT-TW ngày 18 tháng 4 năm 1991 của Ban Bí thư "Về công tác ở vùng đồng bào Khơme"... Trong đó, đặc biệt quan trọng là Chỉ thị số 04/CT-TW của Ban Bí thư và Chỉ thị số 268/CP của Hội đồng Chính phủ. Các văn bản trên đã thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết vấn đề FULRO. Qua đó, phản ánh sự chủ động sáng tạo của Đảng và Nhà nước trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo các tỉnh Tây Nguyên và phụ cận đấu tranh giải quyết vấn đề FULRO.


Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đặc biệt là từ khi có Chỉ thị số 04/CT-TW của Ban Bí thư, tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên và phụ cận từng bước phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn dần được ổn định, góp phần thắng lợi trong đấu tranh giải quyết FULRO. Thực hiện chủ trương của Đảng, cùng với giải quyết vấn đề FULRO, các địa phương đẩy mạnh sản xuất theo hướng định canh, định cư, cải thiện và ổn định đời sống đồng bào dân tộc, khắc phục có hiệu quả nạn đói kéo dài nhiều năm trong nhân dân chưa được giải quyết..., khắc phục được tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan còn tồn dai dẳng trong đồng bào; cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp từng bước quan tâm công tác xây dựng thực lực chính trị và vũ trang cơ sở, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở cơ sở ngày càng tốt hơn, lực lượng vũ trang cơ sở tin cậy về chính trị, đánh được địch bảo vệ buôn làng. Từ sau năm 1975, các tỉnh Tây Nguyên và phụ cận từng bước phát triển, làm cho một bộ phận đồng bào mơ hồ, lầm đường đã thực sự quay về với dòng chảy lịch sử dân tộc, từ bỏ con đường "Tây Nguyên độc lập".


Lực lượng vũ trang ta được rèn luyện qua thực tiễn chiến tranh cách mạng đã trưởng thành về mọi mặt, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, đủ khả năng trấn áp, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, tổ chức phản động. Trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, tổ chức phản động sau ngày đất nước thống nhất, để bảo vệ thành quả cách mạng, Đảng, Nhà nước chủ trương điều chỉnh thế bố trí chiến lược, cơ động một số đơn vị chủ lực đứng chân trên các địa bàn trọng yếu, xây dựng các tiểu đoàn bộ đội địa phương cơ động ở các trọng điểm Tây Nguyên và phụ cận, tham gia đấu tranh giải quyết FULRO và tàn quân ngụy. Quá trình đấu tranh, các đơn vị vũ trang phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng, vượt qua khó khăn, hy sinh, gian khổ, vận dụng linh hoạt sáng tạo các hình thức, phương pháp đấu tranh thích hợp; phối hợp, hiệp đồng chặt chõ cùng các tổ chức, lực lượng quần chúng đập tan âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng của các thế lực thù địch, tổ chức phản động trong và ngoài nước, góp phần ổn định và phát triển toàn diện các tỉnh Tây Nguyên và vùng phụ cận.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM