Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 05 Tháng Sáu, 2023, 04:44:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 7  (Đọc 43 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 5775



WWW
« vào lúc: 24 Tháng Năm, 2023, 07:40:32 am »

- Tên sách: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 7
- Tác giả:
- Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
- Năm xuất bản: 1996
- Người số hóa: giangtvx, quansuvn


CÓ ANH HÙNG LÀ VÌ CÓ TẬP THỀ ANH HÙNG, CÓ TẬP THỂ ANH HÙNG LÀ VÌ CÓ NHÂN DÂN ANH HÙNG, DÂN TỘC ANH HÙNG, ĐẢNG ANH HÙNG

HỒ CHÍ MINH


Chỉ đạo nội dung:

Thượng tướng ĐẶNG VŨ HIỆP


Những người biên soạn:

   Đại tá NGUYỄN MẠNH ĐẨU

   Đại tá PHẠM LAM

   Đại tá, PTS PHẠM GIA ĐỨC

   Thượng tá LÊ ĐẠI HIỆP

   Thượng tá LÊ HẢI TRIỀU
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 5775



WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2023, 07:41:18 am »

ANH HÙNG NGUYỄN THỊ ĐỊNH


Nguyễn Thị Định sinh năm 1920, dân tộc Kinh, quê ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, tham gia cách mạng năm 1936. Trong kháng chiến chống Mỹ đồng chí là Thiếu tướng, Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam. Sau năm 1975, đồng chí Nguyễn Thị Định là ủY viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa IV, V, VI). Đại biểu Quốc hội, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Phó chủ tịch Liên đoàn phụ nữ thế giới. Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba. Đồng chí từ trần năm 1992, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1938.


Nguyễn Thị Định sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân giàu lòng yêu nước, đồng chí đã sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1936, mới 16 tuổi Nguyễn Thị Định đã tham gia hoạt động cách mạng, làm liên lạc cho Đảng bộ xã và tham gia vận động quần chúng đấu tranh. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí đã từng giữ các chức vụ Ủy viên Ban chấp hành phụ nữ cứu quốc tỉnh Bến Tre, Phó bí thư rồi Bí thư huyện ủy Mỏ Cày, Thường vụ tỉnh ủy, Phó bí thư rồi Bí thư tỉnh ủy Bến Tre, Khu ủy viên Khu 8, Bí thư Đảng đoàn phụ nữ Khu 8, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam, Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, ủy viên Quân ủy Miền. Ở cương vị công tác nào đồng chí cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, tận lực với phong trào cách mạng.


Những thời kỳ khó khăn ác liệt Nguyễn Thị Định đã phải cải trang nhiều lần, đóng nhiều vai của cuộc đời thường, khôn khéo tìm cách hòa nhập vào dân, bám đất, bám dân để lãnh đạo phong trào chờ thời cơ nổi dậy.


Trong chiến đấu đồng chí dũng cảm, mưu trí, linh hoạt, có mặt ở khắp các chiến trường miền Nam với cương vị vừa là người chỉ huy quân sự, vừa là người lãnh đạo chính trị, vừa là người lãnh đạo "đội quân tóc dài" góp công làm nên chiến thắng oanh liệt ở miền Nam.


Năm 1940 do mật thám chỉ điểm, Nguyễn Thị Định bị địch bắt giam ở khám lớn Sài Gòn, sau đó chúng đầy đồng chí đi nhà tù Bà Rá nơi rừng sâu nước độc. Suốt 3 năm tù đày với bao cực hình tra tấn dã man của địch, Nguyễn Thị Định vẫn không hề nao núng, giữ vững khí tiết người cộng sản, kiên cường đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng. Năm 1943 ra tù, Nguyễn Thị Định về địa phương tiếp tục hoạt động.


Năm 1946, đồng chí là thành viên của đoàn cán bộ Nam Bộ vượt biển ra miền Bắc báo cáo với Bác và Trung ương về tình hình Nam Bộ sau Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3, đồng thời xin Trung ương vũ khí trang bị cho chiến trường miền Nam. Được Trung ương và Bác chấp thuận, Nguyễn Thị Định đã tham gia tổ chức đường dây và trực tiếp chỉ huy con tàu "Không số" với đội "cảm tử quân" vượt phong ba bão táp, qua nhiều vùng kiểm soát của địch trên biển Đông, xử trí nhiều tình huống bát ngờ và phức tạp đưa được 10 tấn vũ khí đạn dược, sách báo, tài liệu cùng với tiền của Trung ương, của Bác gửi cho Nam Bộ cập bến an toàn.


Năm 1960, đồng chí đã lãnh đạo Đảng bộ và quân, dân tỉnh Bến Tre nổi dậy đập tan hệ thống kìm kẹp của địch ở nông thôn, giải phóng hoàn toàn 51/115 xã, giải phóng 1 phần 21 xã, nhân dân làm chủ 300/500 "ấp chiến lược", loại khỏi vòng chiến đấu 3800 tên địch, diệt 100 tên, thu 1700 súng các loại và 10 máy thông tin. Nguyễn Thị Định trực tiếp chỉ huy "Đội quân tóc dài" cùng với lực lượng vũ trang chiến đấu kiên cường dũng cảm đập tan trận càn của thủy quân lục chiến với 13 ngàn quân tinh nhuệ, kết hợp với các loại tình báo của Mỹ, ngụy trên quê hương 3 dãy cù lao, xứng danh là "Nữ chiến sĩ rừng dừa" của quê hương đồng khởi.


Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, đồng chí tiếp tục đảm đương nhiều chức vụ quan trọng: Thứ trưởng Bộ Thương binh - Xã hội, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó chủ tịch Liên đoàn phụ nữ thế giới. Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba. Đồng chí là một trong những người phụ nữ tiêu biểu của Việt Nam, là người lãnh đạo có uy tín được nhân dân, cán bộ, chiến sĩ cùng đông đảo bạn bè và nhân dân thế giới tin yêu, kính trọng.


Với tinh thần trung kiên cách mạng, suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ, với đức tính khiêm nhường trong cuộc sống hàng ngày, với lòng vị tha nhân hậu, dịu hiền, đức độ gắn bó mật thiết với nhân dân, Nguyễn Thị Định đã dũng cảm chịu đựng sự tù đày và tra tấn dã man của địch, vượt lên trên những mất mát đau thương của một người vợ, người mẹ để hăng hái làm việc vì Đảng, vì Cách mạng, vì nhân dân đến hơi thở cuối cùng.


Đồng chí Nguyễn Thị Định đã được khen thưởng: 1 Huân chương Hồ Chí Minh, 1 Huy hiệu Hồ Chí Minh, 1 Huân chương Quyết thắng hạng nhất, 1 giải thưởng Hòa bình Quốc tế Lê-nin, 1 Huân chương Liên đoàn Phụ nữ dân chủ thế giới, 1 Huân chương của Nhà nước Lào, 1 Huân chương Đi-vi-trốp của Nhà nước Hung-ga-ri, 4 Huân chương BLQYQ GIRON, Far, Solidaredad và Mariana Grajals của Nhà nước Cu Ba, 1 Huy hiệu Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.


Ngày 30 tháng 8 năm 1995, Nguyễn Thị Định được Chủ tịch nưóc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 5775



WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2023, 07:42:06 am »

ANH HÙNG NGUYỄN NGỌC BẢO
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Ngọc Bảo sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tinh Ninh Bình. Trú quán phố Chợ Cột Đèn, quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng, nhập ngũ năm 1945. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đoàn phó, tiểu đoàn trinh sát 426; trực tiếp chỉ huy đại đội 62 trinh sát, Cục Quân báo - Bộ Tổng tham mưu, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nguyễn Ngọc Bảo sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân giàu lòng yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng. Năm 18 tuổi Nguyễn Ngọc Bảo gia nhập quân đội, trưởng thành từ chiến sĩ lên tiểu đoàn phó tiểu đoàn 426 trinh sát.


Tháng 3 năm 1949, Nguyễn Ngọc Bảo chỉ huy đại đội diệt 4 xe, bắt sống 4 tù binh, trong trận tiểu đoàn 426 đánh phục kích giao thông ở Điền Xá.


Tháng 8 năm 1949, tiểu đoàn 426 làm nhiệm vụ giúp bạn, giải phóng khu Thập Vạn Đại Sơn (Trung Quốc), trong khi đang hành quân thì gặp 1 tiểu đoàn địch. Đồng chí đã chỉ huy đại đội 85 bất ngờ đột kích vào đội hình địch buộc chúng phải bỏ chạy tán loạn. Ta bắt sống 50 tù binh, trong đó có tên tiểu đoàn trưởng. Trong trận này Nguyễn Ngọc Bảo được tặng Huân chương Chiến công hạng nhì.


Tháng 9 năm 1951, trong trận tiêu diệt đại đội Com-măng-đô 14 tại Kim Anh, đồng chí chỉ huy đại đội chiến đấu diệt nhiều tên địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trận này Nguyễn Ngọc Bảo được tặng Huân chương Chiến công hạng nhì.


Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng chí giữ cương vị tiểu đoàn phó trực tiếp chỉ huy đại đội 62 trinh sát. Yêu cầu bức thiết của Bộ chỉ huy chiến dịch là lấy được bản đồ chi tiết khu vực bố trí của địch. Nguyễn Ngọc Bảo đã chỉ huy đại đội tiềm nhập vị trí đóng quân của địch để nắm tình hình, thu được tập bản đồ 1/25.000 gồm toàn khu vực Điện Biên Phủ do máy bay địch thả dù cho Bộ chỉ huy của tướng Đờ Cát. Tổ trinh sát của đại đội 62 đã lập chiến công xuất sắc, được tặng thưởng Huân chương Chiến công.


Khi chiến dịch vào giai đoạn 2, ta siết chặt vòng vây, địch cố thủ đồi Al, đây là cụm cứ điểm mạnh nhất của địch. Đợt tiến công của ta vào đêm ngày 30 tháng 3 năm 1954 không thành công. Yêu cầu Bộ chỉ huy chiến dịch phải xác định được vị trí hầm chỉ huy địch ở A1 để ta đào đường hầm đưa khối lượng lớn thuốc nổ vào tiêu diệt, và giao nhiệm vụ này cho tiểu đoàn 426. Nguyễn Ngọc Bảo đã dẫn đầu tổ trinh sát tiến hành tiềm nhập mục tiêu, xác định chính xác vị trí hầm ngầm để công binh, bộ binh tiêu diệt. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, địch bắn trả quyết liệt, đồng chí anh dũng hy sinh.


Kết thúc chiến dịch, Nguyễn Ngọc Bảo được truy tặng Huân chương Quân công hạng ba.


Nguyễn Ngọc Bảo là một cán bộ chỉ huy mưu trí, táo bạo, quả cảm, thể hiện tinh thần dám đánh, quyết đánh và biết đánh thắng địch trong từng hoàn cảnh cụ thể, nêu gương tốt trong chiến đấu, được đơn vị phát động phong trào học tập gương chiến đấu dũng cảm của đồng chí.


Nguyễn Ngọc Bảo đã được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba, hai Huân chương Chiến công hạng nhì.


Ngày 30 tháng 8 năm 1995, Nguyễn Ngọc Bảo được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 5775



WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2023, 07:42:59 am »

ANH HÙNG PHẠM THAO
(LIỆT SĨ)


Phạm Thao sinh năm 1922, dân tộc Kinh, quê ở tỉnh An Giang, tham gia cách mạng năm 1945. Khi hy sinh đồng chí là đại tá, cán bộ Cục Nghiên cứu - Bộ Quốc phòng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Phạm Thao sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước. Tháng 8 năm 1945, đồng chí tham gia cướp chính quyền ở Sài Gòn, sau đó được cử ra Bắc học trường võ bị Trần Quốc Tuấn (Trường sĩ quan Lục quân I ngày nay). Ra trường, Phạm Thao trở lại miền Nam tham gia chiến đấu trên trận tuyến thầm lặng. Với trí thông minh và nghị lực phi thường của người chiến sĩ cách mạng Phạm Thao đã thực hiện một cách xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, quân đội giao phó, góp phần vào thắng lợi chung của quân và dân miền Nam trong suốt cuộc chiến tranh đặc biệt do Mỹ tiến hành ở miền Nam nước ta.


Năm 1965, Phạm Thao không may sa vào tay địch. Bọn chúng đã tra tấn đồng chí vô cùng dã man. Song, không hề làm lay chuyển ý chí sắt đá của Phạm Thao.


Cay cú vì thất bại trước khí phách anh hùng của người Cộng sản, bọn đầu sỏ ngụy quyền đã giết hại đồng chí bằng những cú đòn hiểm độc.


Phạm Thao đã được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng nhì và nhiều Huân chương cao quý khác.


Ngày 30 tháng 8 năm 1995, Phạm Thao được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 5775



WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2023, 07:43:47 am »

ANH HÙNG ĐẶNG BÁ HÁT
(LIỆT SĨ)


Đặng Bá Hát sinh năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở thôn Đồng Tái, xã Thống Kênh, huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Hưng. Trú quán số nhà 21, ngõ 21, Phố Mới thị xã Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh, nhập ngũ tháng 3 năm 1954, chuyển ngành tháng 1 năm 1960 công tác tại xí nghiệp 4, thuộc Công tv than Quảng Ninh. Khi hy sinh đồng chí là đại đội trưởng đại đội cao xạ 37 ly, tự vệ xí nghiệp tuyển than Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ một quân nhân chuyển ngành về xí nghiệp tuyển than Hòn Gai, 12 năm công tác, Đặng Bá Hát luôn luôn là một công nhân gương mẫu trong sản xuất, xây dựng tổ sản xuất từ yếu kém trở thành tổ lao động xã hội chủ nghĩa nhiều năm liền, từ một công nhân trưởng thành là Phó giám đốc phân xưởng.


Từ năm 1964, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, đồng chí vừa tổ chức sản xuất giỏi, vừa trực tiếp tham gia chiến đấu đánh trả máy bay địch, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành xuất sắc.


Từ năm 1964 đển năm 1970, Đặng Bá Hát liên tục là Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ quyết thắng; 3 năm liền 1967, 1968, 1969 đồng chí được Chính phủ tặng bằng khen.


Thành tích nổi bật, ngày 5 tháng 8 năm 1964 lần đầu tiên địch dùng không quân đánh phá miền Bắc, Đặng Bá Hát đã dũng cảm dẫn đầu đơn vị tự vệ dùng súng bộ binh bắn máy bay Mỹ đến đánh phá thị xã Hòn Gai.


Ngày 10 tháng 3 năm 1967, đồng chí chỉ huy đội trực chiến súng 12,7 đã chiến đấu ngoan cường cùng đồng đội bắn rơi một máy bay phản lực F4H.


Khi đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, Đặng Bá Hát được giao nhiệm vụ chỉ huy đại đội pháo cao xạ 37 ly, đồng chí đã chăm lo xây dựng đơn vị về mọi mặt, rất mực yêu thương đồng đội. Gia đình đồng chí bị địch bắn phá 3 lần, Đặng Bá Hát động viên vợ con ổn định cuộc sống, tiếp tục chỉ huy đơn vị trực chiến. Ngày 18 tháng 5 năm 1972, phán đoán thủ đoạn đánh phá của địch, Đặng Bá Hát chọn đúng thời cơ, nổ súng kịp thời, bắn tan xác một máy bay F4, bắn cháy một số chiếc khác.


Ngày 12 tháng 7 năm 1972, địch dùng nhiều loại máy bay, bay nhiều tầng, nhiều hướng, bằng nhiều thủ đoạn đánh phá quyết liệt 3 đợt liên tiếp trong ngày vào trận địa. Đồng chí đã dũng cảm đến từng khẩu đội để động viên cán bộ, chiến sĩ chiến đấu. Hai chiếc A6 bổ nhào cắt bom trúng trận địa, Đặng Bá Hát bị thương, ruột lòi ra, đồng chí một tay bịt vết thương, một tay phất cờ lệnh chỉ huy anh em bắn quyết liệt. Địch điên cuồng trút bom xuống trận địa, Đặng Bá Hát bị nhiều mảnh bom găm vào người, đồng chí đã anh dũng hy sinh trên tay vẫn nắm chắc cờ lệnh.


Đại đội pháo cao xạ 37 ly do Đặng Bá Hát làm đại đội trưởng đã được Nhà nước tặng danh hiệu "Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" năm 1972.


Đồng chí được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì, Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, Huân chương Lao động hạng ba, 1 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 1 Huy hiệu Điện Biên Phủ.


Ngày 30 tháng 8 năm 1995, Đặng Bá Hát được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 5775



WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2023, 07:44:28 am »

ANH HÙNG LÊ DUY VY
(LIỆT SĨ)


Lê Duy Vy sinh năm 1944, dân tộc Kinh, nhập ngũ 1962, quê ở xã Yên Khang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Hà. Khi hy sinh đồng chí là đại úy, quận đội trưởng quận Tả Ngạn, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, năm 16 tuổi Lê Duy Vy tham gia thanh niên xung phong của huyện. Năm 1962 đồng chí gia nhập quân đội; năm 1964 vào chiến đấu ở chiến trường Thừa Thiên - Huế. Lê Duy Vy hoạt động chủ yếu là nội thành Huế và vùng giáp gianh huyện Hương Thủy - Phú Vang.


Lê Duy Vy là một cán bộ mẫu mực. Ở cương vị chỉ huy đồng chí kiên quyết, mưu trí, có tác phong sâu sát; trong cuộc sống Lê Duy Vy trung thực, cởi mở; gần gũi yêu thương bộ đội và nhân dân, được đồng đội và nhân dân yêu quý, giúp đỡ, che chở.


Thành tích nổi bật: tháng 5 năm 1967, Lê Duy Vy chỉ huy đội biệt động quận Tả Ngạn đánh liên đoàn bình định ở Hương Hồ, diệt 30 tên địch tại chỗ, thu nhiều vũ khí. Mùa Xuân 1968, đồng chí chỉ huy đội biệt động phối hợp với đơn vị bạn đánh chiếm quận Nhì - Huế, tiêu diệt gọn bộ máy ngụy quyền, bình định làm chủ quận Nhì. Tháng 6 năm 1968, Lê Duy Vy chỉ huy đơn vị đánh địch ở Phú Thứ, tiêu diệt 20 tên. Đồng chí được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì.


Trong thời kỳ từ năm 1969 đến năm 1972, Mỹ - ngụy đánh phá quyết liệt, Lê Duy Vy đả bám dân, bám địa bàn, vừa củng cố, xây dựng cơ sở vừa chỉ huy tác chiến trên địa bàn của quận.


Tháng 10 năm 1972, trong khi đang làm nhiệm vụ xây dựng cơ sở ở xã Phú Mỹ - huyện Phú Vang thì bị địch phát hiện hầm bí mật. Biết đồng chí là một cán bộ chủ chốt về quân sự của thành phố Huế, địch quyết bắt sống, nhưng đồng chí đã dũng cảm đánh trả không để rơi vào tay địch và đã anh dũng hy sinh.


Đồng chí đã được tặng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba và danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ.


Ngày 30 tháng 8 năm 1995, Lê Duy Vy được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 5775



WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2023, 07:45:04 am »

ANH HÙNG KĂN TRÉC
(LIỆT SĨ)


Kăn Tréc sinh năm 1938, dân tộc Pa Cô, quê ở xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, tham gia cách mạng năm 1957. Khi hy sinh đồng chí là xã đội phó xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 19 tuổi, Kăn Tréc đã tích cực đi đầu và vận động nhân dân cùng làm chông bẫy, và nhiều loại vũ khí tự tạo đánh địch để bảo vệ bản làng.


Từ lúc là chiến sĩ du kích đến lúc trưởng thành xã đội phó đồng chí đã đạt được nhiều thành tích:


Kăn Tréc trực tiếp tham gia chiến đấu lúc là chiến sĩ, khi là xã đội phó trực tiếp chỉ huy đội du kích, đánh 71 trận, bản thân diệt được 83 tên địch, giữ vững xã chiến đấu, bảo vệ được cách mạng.


Đồng chí đã cùng đội du kích luồn sâu tiếp cận dùng súng bộ binh bắn máy bay địch khi lên xuống ở sân bay A Lưới, bắn rơi 3 chiếc làm cho chúng không tự do gây tội ác, rải chất độc phá hoại mùa màng.


Kăn Tréc vận động nhân dân và chỉ huy đội du kích tích cực tiêu diệt địch bằng vũ khí thô sơ, vũ khí tự tạo. Đồng chí làm hàng trăm hầm chông góp phần cùng toàn dân đánh bại nhiều cuộc càn quét với quy mô lớn của địch.


Liên tục trong nhiều năm từ những ngày đen tối gian khổ cho đến khi bản làng được giải phóng, Kăn Tréc đã nuôi giấu, cưu mang những cán bộ hoạt động bí mật để xây dựng cơ sở, nhen nhóm ngọn lửa cách mạng trong vùng.


Kăn Tréc được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 5 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ Quyết thắng, Chiến sĩ thi đua.


Đồng chí đã hy sinh khi đang trên đường về Quân khu Trị Thiên dự Hội nghị mừng công tháng 11 năm 1966.


Ngày 30 tháng 8 năm 1995, Kăn Tréc được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: 1   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM