Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:13:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Dấu chân chiến sĩ giải phóng quân  (Đọc 2292 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 143



« Trả lời #20 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2023, 07:33:35 am »

Tôi nhắc tên Ngọc bây giờ cần đi nhanh, kiểm tra khái quát. Thế là xe đưa đến xưởng mộc. Gỗ còn quá nhiều cùng các loại máy chế biến hiện đại. Đi tiếp đến khu tiếp vận, đây là bãi tiếp nhận và vận chuyên hàng quân nhu - Lạ nhỉ, sao thấy có rất nhiều quan tài, bát hương, áo xác?


Thôi kệ nó! Để đấy, đi tiếp đến xưởng sản xuất huân huy chương (ngày nay là khu tập thế C200).

Đến đây đất trống còn nhiều quá, chỉ có ba dãy nhà tôn xi măng. Có vài chục máy dập cóc và một máy dập một tấn. Chạy đua với thời gian, xe chạy tiếp đến khu "pháo binh Phan Sào Nam". Chúng tôi xuống xe, thấy có một ngôi biệt thự rất to. Tên Ngọc nói đây là biệt thự của cháu vua Bảo Đại, xung quanh có một số căn nhà nhỏ, phía trước có hồ nước, nhưng trông cũng sơ tàn. Tên Ngọc dẫn mọi người xuống hầm của căn biệt thự nằm ở dưới tầng trệt, rất rộng, cả chục xe ô tô con xuống cũng vừa - Tôi nghĩ văn phòng Bộ Tư lệnh pháo binh mà hoang tàn thế này thì đánh đấm gì chứ? Lên xe đi tiếp ra đường Quang Trung quay về phía ngã năm Chuồng Chó.


Tên Ngọc giới thiệu đây là khu gia đình binh sĩ, khu thể dục thể thao, gồm có sân bóng đá và nhiều bãi tập nhảy.

Xe quay ra ngã năm vòng về Phan Văn Trị chạy dọc đường sắt trở về cổng Căn cứ 10. Con đường sát này nối từ Lục quân công xưởng (nay là Z751) của chế độ cũ chạy dọc đường Phan Văn Trị nối vào căn cứ 26 (bãi thử súng, pháo của quân đội Sài Gòn) và thông nối với đường sắt Sài Gòn - Biên Hòa. Ngày nay không còn đường sắt này nữa. Tới nhà sàn là 12 giờ trưa, chị Trợ đã ra về. Anh Ba Tú nói với anh Hiệp Thạnh:

- Căn cứ 10 rất rộng, một khối lượng tài sản, vật chất khổng lồ, hiện đại mà ta lại rất ít người làm sao quản nổi. Ngay chiều nay phải báo cáo khẩn cấp với Phòng quân nhu thôi anh à! Chúng tôi đi kiểm tra thấy bao la quá mà lo lắng, sốt ruột lắm!

Đứng trước yêu cầu nhiệm vụ, ngày 7 tháng 5 năm 1975, cấp trên đã ra quyết định thành lập Tiểu đoàn 1 (D1), là tiểu đoàn quân nhu tổng hợp. Tiểu đoàn 1 do anh Ba Tú (Khúc Tấn Vị) làm tiểu đoàn trưởng, anh Hiệp Thạnh làm chính trị viên, sau ít ngày về thêm anh Huỳnh Tuấn làm tiểu đoàn phó, chi có ba tổ chuyên môn:

Tổ kế hoạch gồm các đồng chí: Phạm Trùng Dương, Đặng Đình Hán, Phan Toàn, Nguyễn Ngọc Thúy, Lê Mùi, Nguyền Mạnh Thường.

Tổ hậu cần: anh Phạm Trọng Văn, Nguyễn Văn Mạc và một số công nhân lưu dung.

Tổ lao động: có chị Trợ (nằm vùng) và ba người nữa.

Tiểu đoàn 1 được điều về thêm các đại đội kho xưởng ở trên rừng, hợp thành Tiểu đoàn 1 như C100 (xưởng may) về quản lý các xưởng cắt, may, C200 quản lý khu vực xưởng huân huy chương, C300 quản lý khu tồn trữ quân trang, còn đại đội bảo vệ do anh Tự đại đội trưởng quản lý khoảng 50 bảo vệ canh gác tuần tra toàn căn cứ.

Như vậy cơ bản đã hình thành một tiểu đoàn quân nhu tổng hợp quản lý theo kiểu thời chiến bao cấp.

Phải nói thêm rằng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 1 hăng hái nhiệt tình thì có thừa, nhưng chuyên môn nghiệp vụ hoàn toàn không biết gì! Cái gì cũng mới lạ, hiện đại, chưa từng biết đến. Tuy nhiên, với tinh thần học hỏi vươn lên, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, nên đã giải quyết được những khó khăn của những ngày đầu vào tiếp quản.


Đồng thời ta cũng biết sử dụng tất cả những người của chế độ cũ đã từng làm việc ở Căn cứ 10. Họ là những người rất giỏi về chuyên môn nghiệp vụ như: Cơ điện có chú Sóc, chú Bội, chú Anh (sửa xe ô tô). Sửa máy may có ông Phước, ông Thạnh, v.v... Điện nước, xăng dầu có bác Huấn, Hải, Quý... Và một đội ngũ lái xe đưa rước, xe tải rất giỏi, hăng say tận tình với công việc. Riêng trung tâm sản xuất quân trang, ban đầu ta hoàn toàn dựa vào bộ máy của chế độ cũ để quản lý điều hành nên ngày đầu sản xuất dây chuyền vẫn hoạt động bình thường. Những bộ quân phục chiến sĩ đã ra đời hàng loạt, cung cấp hàng ngàn sản phẩm phục vụ cho duyệt binh mừng chiên thắng 30 tháng 4.


Căn cứ 10 có một kho bạc nằm ở khu vực phòng tài ngân. Ngay trong sáng 7 tháng 5, anh Ngô Trọng Nguyền và tôi được giao nhiệm vụ bàn giao cho tài chính Trung ương Cục.

Tên thiếu tá Trướng phòng tài ngân nói:

- Dạ thưa quý anh, việc bàn giao kho bạc để tôi xin ý kiến đại tá Ngọc.

Anh Nguyên đập bàn đứng phắt dậy chống tay vào bao súng ngắn quát:

- Anh phải bàn giao ngay lập tức, người ra lệnh cho anh bây giờ là chúng tôi. Nghe rõ chưa?

Tên thiếu tá xanh mặt khúm núm:

- Dạ rõ, xin quý anh bớt giận.

Tuy nhiên, cán bộ tài chính Trung ương Cục lại nói:

- Đề nghị cho chuyển cả hai két lên xe ô tô!

Tên thiếu tá trưởng phòng nói:

- Dạ thưa, muốn chuyển cả hai két thì trước hết phải đập căn nhà này, sau đó dùng cẩu nâng đi mới được.

- Vậy là không ổn rồi! Phải mở két thôi đồng chí ơi! - Anh Nguyền nói.

Tên sĩ quan thủ quỹ cho mở cả hai két. Bên trong chỉ còn hơn trăm triệu bạc lẻ, còn lại toàn ngân phiếu. Vậy là có khả năng chúng đã tẩu tán trước khi quân ta vào rồi!

Chúng tôi lập biên bản bàn giao toàn bộ tiền và ngân phiếu cùng sổ sách cho cán bộ tài chính Miền.

Tên sĩ quan thủ quỹ và thiếu tá trưởng phòng tài ngân cũng bị đưa đi luôn để thẩm tra, xác minh.

Thứ năm ngày 15 tháng 5 năm 1975, tức ngày mùng 5 tháng 4 năm Ất Mão, tất cả công nhân viên chức được nghỉ để đi dự lễ 30-4, ngày miền Nam đại thắng.

Luật sư Nguyên Hữu Thọ đọc diễn văn trước năm mươi lăm ngàn đồng bào và chiến sĩ thành phố. Ngay cửa dinh Thống Nhất rợp trời cờ hoa, đông nghịt người. Một ngày vui đại thắng, cả nước tưng bừng, cả nươc mít tinh, cả nước sôi động vì đất nước ta đã hoàn toàn không còn bóng quân xâm lược. Tổ quốc một dải thống nhất. Trong ngày vui, bao bà mẹ, người vợ đang ngày đêm mong ngóng chồng con trở về.


Tôi và anh Hiệp Thạnh ngồi trên xe ô tô jeep do chú Sóc lái nhưng không vào dự mít tinh được nên chạy vòng ra bến Bạch Đằng đứng trước tượng Trần Hưng Đạo, ngắm nhìn bến sông nước lăn tăn dưới ánh nắng vàng lấp lánh. Trong đầu vẫn cứ nghĩ mình đang trong một giấc mơ, một giấc mơ mà mãi mãi là sự thật hào hùng của ngày vui đại thắng.
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 143



« Trả lời #21 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2023, 07:38:16 am »

Chương ba
TRỞ VỀ QUÊ MẸ


Chuyến đi phép, từ miền Nam về quê

Năm 1975 trôi nhanh cùng biết bao nhiêu điều mới lạ đến kinh ngạc. Những năm tháng tiếp quản một khối lượng tài sản khổng lồ với những nhiệm vụ mới chưa từng thấy. Và những cảm giác sung sướng, hạnh phúc đến vô bờ, tràn ngập niềm vui của những người chiến thắng. Mấy chục năm gian khổ, ác liệt vô vàn nhưng nước mắt không hề rơi. Vậy mà những ngày tháng của năm 1975 đã làm tuôn rơi nước mắt, vang lên tiếng cười khắp hai miền Nam Bắc của hàng chục triệu con tim. Để thỏa lòng nỗi khát khao nhớ nhà, nhớ quê, ngày 6 tháng 2 năm 1976, Tiểu đoàn 1 tổ chức đi phép cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Đây cũng là chuyến đi phép đầu tiên của Cục hậu cần Miền Quân giải phóng miền Nam. Tôi và anh Phạm Trọng Văn, Trần Đình Thước, Đặng Thuận, v.v... nằm trong danh sách đó.


Mọi người tập trung tại phòng bộ phòng quân nhu (Căn cứ 10) và lên xe ca (xe buýt) đi Long Khánh. Đó là trạm đầu trên chặng đường về quê. Dọc quốc lộ 1 có nhiều trạm tiếp đón bộ đội đi phép. Những nơi đó có nơi ăn nghỉ đàng hoàng, phục vụ chu đáo. Mỗi xe ca chở được năm mươi, xe tải chở được ba mươi sáu người. Chặng thì đi xe tải, chặng thì đi xe ca, đến thành phố Vinh thì chuyển sang tàu hỏa.


Bảy giờ sáng ngày 14 tháng 2, chúng tôi có mặt ở ga Hà Nội, tiếp theo là sang đi xe ca về thị xã Hải Dương. Chuyến đi phép này tôi có mua và mang theo một chiếc xe đạp Sài Gòn. Điều mà chuyến đi phép mười năm trước tôi nằm mơ cũng không có.


Xuống ô tô ca tôi lên xe đạp phóng về nhà. Qua thị xã, không khí vui tươi phấn khởi rộ lên trên khuôn mặt mọi người. Tất cả là bầu không khí chiến thắng, nhộn nhịp trong hòa bình, thay cho cảnh vắng lặng hoang tàn của thời chiến tranh phá hoại.


Dọc chuyến đi, tôi có dịp chiêm ngưỡng ngắm dải đất hình chữ S Việt Nam. Những nơi mà cách đây hơn mười năm tôi phải hành quân đi bộ suốt sáu tháng trời từ Ninh Bình vào Tây Ninh.

Trở về lần này với sự hỗ trợ của các phương tiện vận tải, chúng tôi chỉ mất 8 ngày. Dọc đường ngồi trên xe ô tô chạy trên quốc lộ 1, các cô gái thanh niên xung phong sửa đường tàu, đường ô tô thi nhau ném đá vào chúng tôi, còn chúng tôi thì ném các khúc mía xuống. Các cô nghiêng ngả cười giòn giã:

- Về nhà lấy vợ mau lên nhé các anh!

- Các anh ơi! Xuống xe đến với chúng em đi! Bọn em dắt mối cho, nhiều lắm nè, tha hồ mà chọn.

Chúng tôi bảo nhau: "Gái thanh niên xung phong cũng đáo để đấy chứ!".

Vừa ném nhiều khúc mía chúng tôi vừa rải xuống những câu hò:

- Anh về xin cưới em đây, là tình tính tang... Mau lên xe để anh rước ngay là ngay về nhà, là tang tính tình... Hò ơi! Là các em xung phong... là phong lấy chồng... hò ơi là các em ơi!

Quang cảnh này nói lên nỗi khát khao hòa bình, khao khát tình yêu đôi lứa sau bao năm khói lửa chiến tranh. Nếu mà đoàn xe dừng lại lúc này tôi dám chắc sẽ nhiều chuyện xảy ra không tài nao cưỡng lại.


Ngồi trên xe đạp với bộ quần áo quân giải phóng, mũ tai bèo, ba lô con cóc, bọn trẻ con dọc đường chạy bám theo. Tôi mặc kệ, cứ cắm cổ đạp băng qua cửa đình vào làng, về đến cổng nhà, xuống dắt xe là phía sau một dãy trẻ con và mọi người bám theo.

Mọi người reo lên:

- Thằng Dương con bà Phòng về rồi kìa!

- Chú bộ đội ơi! Cho chúng cháu ăn kẹo với!

Dắt xe vào tới sân, hàng xóm và họ hàng đã ào tới, tất cả vây quanh. Trong lòng tôi nao nao sung sướng. Mẹ tôi lao ra khóc, rồi túm lấy tôi, bà chẳng nói được điều gì, cứ khóc hoài.

- Nó đã về! Nó sống đây rồi! Việc gì mà chị khóc dữ vậy!

Mấy bà dì: bà Tụng, bà Tích, bà Nhận rồi mấy ông cậu cùng các em, họ hàng vây lấy xung quanh.

Tôi buông tay, chiếc xe đạp đồ kềnh xuông. Bước vào nhà, chiếc ba lô tuột khỏi vai lúc nào không biết, tôi đứng lặng đi nhìn mọi người. Cái sung sướng nghẹn ngào làm tôi như mất trí. Mọi người coi tôi như "người từ cõi chết trở về". Không khí trong nhà như một buổi liên hoan đầy tiếng cười nói và xen lẫn tiếng khóc cùng nước mắt rơi.


Tôi ngồi xuống ngắm nhìn bộ tràng kỷ có từ dạo mới đi bộ đội. Rồi ngước mắt lên tường thấy bằng "Tổ quốc ghi công liệt sĩ Phạm Văn Hải". Lòng tôi đau quặn, người xìu xuống, hai tay ôm mặt nức nở khóc. Trong đầu tôi chập chờn hiện lên hình ảnh anh vẫy tay tiễn đưa tôi lên đường vào Nam ở ga Cẩm Giàng.


Đúng ra, anh đã có vợ bốn con, mẹ già, nhà lại có người đã đi bộ đội thì đâu phải đi nữa. Nhưng chỉ vì anh khao khát trở thành đảng viên Cộng sản, muốn đóng góp vào sự nghiệp giải phóng miền Nam và tạo môi trường mới để bứt phá sự ràng buộc về lý lịch khổ đau, với một lý lịch bố vợ là địa chủ, bố đẻ vào miền Nam rồi mất tích biệt tăm, nên địa phương cho là ông đã theo địch, thì sao mà đủ tiêu chuẩn vào Đảng chứ! Chỉ có con đường "Một là xanh cỏ, hai là đỏ ngực", vào chiến trường chiến đấu, dũng cảm xung phong sẵn sàng hy sinh, thì có thể bứt phá cái lý lịch ngang trái kia để ước mơ trở thành hiện thực. Nhưng may mắn đã không đến, anh đã hy sinh, xương cốt anh đã nằm sâu vĩnh viễn dưới chân đồi Chóp Nón ở tây nam thành phố Huê mà gia đình đã nhiều lần tìm không được.
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 143



« Trả lời #22 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2023, 07:39:26 am »

Ngược lại, tôi quá may mắn, đáng nhẽ tôi phải hy sinh để anh được trở về mới đúng. Vậy mà giờ đây tôi lại trở về. Anh đã hy sinh để góp công cho ngày hôm nay.

Tối hôm đó cả nhà chật ních, đông vui, mẹ tôi rất sung sướng, bà đã khóc cạn nước mắt, bây giờ mới thấy mẹ vui cười. Mẹ nói với chị Hải ngày mai mổ con heo để ăn mừng tôi đã trở về. Tuy nhiên vợ chồng chú Hân ở phố Tam Giang tham gia:

- Làng xóm rất nhiều người hy sinh, hòa bình rồi nhưng nỗi đau mất mát, cảnh buồn đang hiện diện ở nhiều gia đình, vậy gia đình mình có nên mổ heo ăn mừng hay không? Không nên chị à!

Thay vào đó trưa ngày hôm sau, chị Hải có làm một hai mâm cơm để mấy người đại diện cùng chia vui.

Mấy đứa cháu Huyền, Khuyên, Khuyến, Luyến quấn quýt quanh tôi, cháu Khuyên nói:

- Chú ở miền Nam, bà nhớ, suốt ngày nói cháu đọc "Bài thơ gửi mẹ" mà chú gửi về cho bà nghe:
Mẹ ơi bao nỗi nhớ thương
Con xin gói lại khẩn trương gửi về.
Con xin gói lại làm quà,
Gửi về kính biếu mẹ già kính yêu.
Mẹ ơi! Con nhớ rất nhiều,
Xanh xanh đồng lúa sớm chiều gió đưa.
Nhớ bờ tre rợp bóng ven bờ,
Nhớ con đường uốn quanh co giữa làng.
Nhớ bà con, nhớ họ hàng,
Bờ đê gió lộng xuân sang xuân về.
Nghĩa là tất cả làng quê,
Sớm, chiều, trưa, tối vẫn về tim con...


Mấy ngày sau tôi lần lượt đi thăm bà con làng xóm, họ hàng xa gần. Đến thăm gia đình liệt sĩ, ai cũng khóc nức nở, nói chuyện trong nỗi buồn đau da diết. Tôi vui vẻ động viên mọi người cố gắng vượt qua nôi đau mất mát để vươn lên trong cuộc sống. Dù sao chiến tranh đã chấm dứt, cách mạng đã thắng lợi hoàn toàn, miền Nam đã được giải phóng. Đây là niềm vui vô cùng to lớn của toàn dân, nó sẽ làm vơi đi những mất mát đau thương của mọi người. Những ngày sau đó các cậu mợ, các dì liên tục mời tôi đến ăn cơm với gia đình. Cuối cùng tôi đến ăn cơm nhà chú thím Hân ở ngoài phố Tam Giang. Các em Hoan, Hạnh, Hiển, Hiền, Hương cùng ngồi quây quần nói chuyện, nhất là cô em gái Hạnh vừa tốt nghiệp phổ thông, chưa đi làm gì, ngày nào Hạnh cũng rủ cô bạn tên là Oanh đến nhà tôi chơi.


Sáng chủ nhật ngày 6 tháng 3 năm 1966, tôi và Hạnh cùng Oanh rủ nhau đi Hà Nội. Một chuyến đi mà sau này tôi ngẫm nghĩ nó ngồ ngộ thế nào ấy!

Ba anh em xuống tàu hỏa ở ga Hà Nội. Cái xe đạp mà tôi đem từ Sài Gòn ra được cả ba người ngồi chạy nghênh ngang trên đường phố. Tôi lái xe, Hạnh ngồi sau, còn Oanh ngồi trước ở khung ngang, thế mà nó cứ lao vun vút từ ga Hàng Cỏ về phía khu tập thể Kim Liên. Cả ba người trên xe đều rũ ra vừa nói vừa cười, một cảnh ngồ ngộ giống y Mán Mường về Thủ đô vậy.


Tìm đến khu tập thể Kim Liên, ba anh em hỏi thăm nhà ông Đặng Thanh trưởng ga Hàng Cỏ. Ông Đặng Thanh là bố của Đặng Thuận bạn của tôi ở Tiểu đoàn 1 trong Sài Gòn. Nhà ông là một căn hộ trên lầu 1, có hai phòng ngủ và bếp. Còn phòng vệ sinh chung với hàng xóm ở bên cạnh, được khóa bằng hai ổ khóa ngoắc vào nhau. Đây là khu tập thể được xây dựng đầu tiên ở Hà Nội. Ngày khởi công do đích thân Thủ tướng Phạm Văn Đồng khai móng.


Hai ông bà Đặng Thanh đều ra cửa đón chúng tôi. Họ rất mừng vì nghe tên tôi từ lâu rồi mà chưa biết mặt. Đặng Thuận đi chơi cũng vừa về tới nhà, hai anh em tay bắt mặt mừng, cả nhà cùng ăn bánh kẹo (quà từ Sài Gòn) uống trà rồi miên man tâm sự.

Đặng Thuận hỏi:

- Anh Dương! Hai cô này là ai vậy?

Tôi cười nói:

- Đây là Hạnh, cô em gái con ông chú. Còn đây là cô Oanh bạn của Hạnh.

Thuận đấm vào lưng tôi:

- A ha... "Bồ" của anh Dương phải không?

Oanh xấu hô đỏ cả măt:

- Không phải, em chỉ là bạn của Hạnh thôi!

Thấy mọi người lúng túng, Đặng Thuận lái sang chuyện chuẩn bị cơm trưa. Ăn cơm xong ba anh em xin phép gia đình rồi chở nhau đi chơi!

Sau mười năm ở rừng về nhìn phố xá Thủ đô đâu đâu cũng thấy lạ. Đi đến bờ hồ Hoàn Kiếm thấy xe điện chạy leng keng, nhà cửa san sát, người xe đi lại nhộn nhịp, tấp nập, hơn hẳn thị xã Hải Dương.

Hòa bình trở về, cảnh hoang tàn của chiến tranh đang được khắc phục. Thủ đô như bừng lên khởi sắc từng ngày. Ba anh em ngồi ăn kem ở nhà hàng thủy tạ ven hồ, ngắm mặt nước xanh rờn, lăn tăn gợn sóng, xa xa dập dờn in bóng tháp rùa...


Tình yêu của người lính sau chiến tranh đã được khơi dậy khi hòa bình trở về... Đôi mắt tôi vẫn xa xăm nhìn em ngồi gần đó, mà sao ngại ngùng chưa dám nói. Về quê đã bước sang tuổi 28, mình đã cảm thấy già nua, lạc hậu, sự nghiệp còn lênh đênh ở một phía chân trời, nên chưa dám nghĩ đến em còn quá trẻ, hồn nhiên trong sáng...


Ngồi trên xe đạp, trước lòng mình là một cô gái, mái tóc đen thơm bay hay theo chiều gió phả vào mặt, lòng tôi ngất ngây sung sướng nhưng mà sao em xa xôi đến thế!

Ba anh em trở về nhà Đặng Thuận, đang ngồi uống nước nói chuyện với ông bà Đặng Thanh thì em gái của Thuận về.

Bà Rặng Thanh chỉ tay nói với con gái:

- Đáy là anh Dương ở Sài Gòn ra chơi, mà con đã nghe nói rồi đấy! Còn đây là hai cô em gái anh Dương!

Bà quay sang phía con gái giới thiệu tiếp:

- Đây là em Lợi, em gái của Thuận đây! Anh em làm quen với nhau đi.

Lợi hơi đó mặt, trông xinh xắn, pha nét sắc sáo của một người con gái Thủ đô, cô cúi chào mọi người rồi lậng lẽ rút lui ra ngoài.

Có lẽ đấy là một bất ngờ của gái trai chưa một mối tình, một hiểu lầm, một thất vọng nhẹ nhàng man mác se lạnh như gió mua thu. Để rồi thời gian sau thấy tiếc nuối, vấn vương.
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 143



« Trả lời #23 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2023, 07:40:31 am »

Sáng hôm sau chúng tôi chia tay ông bà Đặng Thanh và bạn Thuận trở về Hải Dương, về tới nhà. Về tới nhà vẫn đông vui và tấp nập, nhưng mọi người chuyển sang đề tài khác. Một đề tài người lính về quê đã gần ba ba mươi tuổi mà chưa có vợ.


Các bà mối thường đến chơi, hôm nào cũng giới thiệu: Cô Hoàn ở xóm Cốn, cô Hiền ở xóm hai rồi con bà hàng xóm ở đằng đông. Cùng có mấy cô có nhã ý đến chơi, nhưng là tò mò thăm dò ý tứ... Tôi chỉ đánh trống lảng và cười giã đám.


Thằng Phao cùng đi bộ đội với tôi, về nhà trước gần một năm nay, hiện đang là chủ nhiệm hợp tác xã, lấy vợ đã có con, đến chơi khuyên:

- Đất hợp tác xã còn nhiều lắm! Anh xem thích miếng nào, em sẽ cắt cho anh làm nhà rồi cưới vợ đi.

Đất cát sau chiến tranh chưa có luật, dễ dàng lắm, chứ đâu phải như sau này chặt chẽ, khó khăn và đắt đỏ.

Rất nhiều bạn bè thời cùng làm hợp tác xã như: Tĩnh, Sang, Phao, Ngân, Ly, Trác cùng các đàn em như: Giảng, Bảo, Tường, Châu, Thân, Tỉnh, v.v... đều khuyên ở nhà lấy vợ.

Tôi kết thúc luôn:

- Anh có duyên nợ với Sài Gòn rồi! Chắc phải vô chuyển ngành và công tác ở trong đó thôi.

Mấy người hỏi dồn:

- Vậy còn bác đã già rồi thì sao?

- Anh sẽ ổn định rồi đón bác vào trong đó ở, các em đừng lo.

Tôi nói như vậy bởi vì nghĩ ở quê cuộc sống rất khó khăn, vả lại khí hậu rét lạnh ở miền Bắc rất khắc nghiệt, không phù hợp với tôi. Trở về đơn vị tôi có rất nhiều lựa chọn, còn ở đây không có lựa chọn nào khác.


Sau giải phóng miền Nam 30 tháng 4 năm 1975 tôi dành được ít tiền do được thưởng nhiều chế độ khác nhau: Bác Tôn thưởng, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân giải phóng, Cục Hậu cần miền Nam, Phòng quân nhu giải thể quỹ, v.v... Đó là tiền thưởng cho cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam. Tiền thưởng được thanh toán bằng tiền của chế độ Sài Gòn cũ. Sau đó tôi đổi ra tiền miền Bắc để chi dùng cho việc đi phép lần này.


Gần mười năm trong rừng kháng chiến ở miền Nam, nhiều lần thoát nạn, nay sống sót trở về quê trong hòa bình, tôi thấy cái gì cũng mới lạ. Từ con kênh đào trước đây sâu là thế, bây giờ nông cạn hẳn đi. Sân đình thấp xuống, dãy tre làng cây đa trông xơ xác, lá thưa vàng úa. Cái giếng nước đầy rào gai tre...


Tất cả những người mà tôi đã gặp, trông họ như vừa qua một trận bão tố, nhưng chai sạn, vững vàng lên nhiều lấm. Hình như chiến tranh, gian khổ, mất mát đau thương đã tôi luyện họ trở thành những "người hùng của quê hương", thành trì vững chắc của miền Nam tiền tuyến, về quê lần này tôi thấy hàng hóa khan hiếm quá, khác hẳn ở Sài Gòn. Cũng may khi về tôi đã mua rất nhiều bánh kẹo thuốc lá, bột ngọt, mua cả quạt trần, xe đạp về nhà. Vì vậy tha hồ tiếp khách, làm quà, mà toàn những hàng "xịn" mới lạ. Nói như vậy cũng đúng thôi bởi vì mấy chục năm trời cả miền Bắc thắt lưng buộc bụng, chịu đựng gian khổ, tất cả của cải vật chất tinh thần đã dồn vào chi viện cho tiền tuyên cho miền Nam thân yêu thì còn đâu mà hàng hóa không khan hiếm.


Đồng bào miền Bắc cái giàu nhất bây giờ là tinh thần và tình cảm, là lòng yêu thương, chịu đựng vô bến bờ. Cả miền Bắc hướng vô Nam giờ đây là: Hàn gắn vết thương chiến tranh, là gạn đục khơi trong, là vực miền Nam dậy, cái gì hay của chế độ cũ tư bản ta giữ lại, cái gì xấu kiên quyết đấu tranh loại bỏ.


Có lần tôi mời bạn bè ra cửa hàng ăn uống ở thị xã Hải Dương để chiêu đãi mỗi người một tô phở. Cửa hàng tại trung tâm mà nhếch nhác, dơ bẩn cái gì cũng thiếu. Đứng dậy kiếm lấy ớt, chanh, quay về thì mất luôn ghê, phải ăn phở đứng. Hàng chục cán bộ chiến sĩ lôi cửa hàng trưởng ra truy hỏi:

- Chúng tôi hỏi anh, bao năm nay chúng tôi lăn lộn ở chiến trường, các người được ở lại xây dựng quê hương mà quản lý xây dựng cửa hàng thế này à? Cái gì cũng thiếu, dơ bẩn, tinh thần phục vụ rất kém, coi khách hàng không ra gì! Vậy có xứng đáng không?

Một đồng chí sĩ quan đeo lúng lẳng súng ngắn tên là Trần Đình Thước túm cô áo anh cửa hàng trưởng nói to:

- Các ông vô Sài Gòn mở to mắt ra xem người ta phục vụ khách hàng, để mà học tập nghe chưa?

- Hôm nay chúng tôi tha cho đấy, lần sau sẽ quay lại kiểm tra xem có thay đổi không?

Nói thật đám bạn bè của tôi công thần quá, từ nơi gian khổ, ác liệt trở về thấy những cảnh như vậy rất bức xúc. Thời gian công tác ở Sài Gòn cũng được gần một năm, hàng hóa cái gì cũng có, chẳng phải tem phiếu gì cả! Về đến miền Bắc hàng hóa đặc biệt khan hiếm, các cửa hàng bách hóa toàn là của Nhà nước. Nhân viên bán hàng kiểu ban phát, cửa quyền.


Chế độ ta đã xây dựng và tạo ra những lớp người đánh giặc rất giỏi, dũng cảm hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, vì vậy cách mạng đã thắng lợi hoàn toàn. Hòa bình trở về thì cơ chế cũ đã lạc hậu, không phù hợp với thời kỳ xây dựng kinh tế nữa. Chủ trương xóa bỏ cơ chế bao cấp sau này là hết sức phù hợp.


Hai tháng đi phép đã trôi qua. Sau bữa cơm liên hoan chia tay gia đình, tôi khoác ba lô trở về miền Nam. Ngồi trên tàu hỏa còi rú reo vang, xinh xịch lăn bánh, những vòng khói đen cuồn cuộn nhả lên bầu trơi trong xanh. Thấy làng quê cứ xa dần rồi mất hút phía sau mà lòng tôi se lạnh. Bỏ lại làng quê nghèo khó, bị mất mát trong chiến tranh, nơi có mẹ già và các cháu thơ dại, tôi cảm thấy có lỗi vô cùng.


Nhưng mẹ ơi! Chặng đường sắp tới con tin là mình se lựa chọn đúng và sẽ gắng sức phấn đấu vươn lên. Đến một ngày nào đó không xa, con sẽ đón mẹ vô Sài Gòn để mẹ hưởng thọ tuổi già mãi mãi.
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 143



« Trả lời #24 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2023, 07:41:13 am »

Đợt đi phép về quê kéo dài từ ngày 6 tháng 2 đến 17 tháng 4 năm 1976 thì tôi có mặt ở Căn cứ 10 nhưng không còn Tiểu đoàn 1 nữa. Tôi sững sờ hẳn ra. Cách đây một tháng Phòng quân nhu đã quyết định giải thể Tiểu đoàn 1. Toàn bộ căn cứ 10 được bàn giao cho Cục quân nhu, Tổng cục Hậu cần quản lý. Tổng cục Hậu cần đã thành lập xí nghiệp X28 và kho K215. Xí nghiệp X28 do đồng chí Lữ Công Sọc làm giám đốc, Phó giám đốc là hai đồng chí Trinh Văn Thành và Lâm Hải Sơn.


Xí nghiệp X28 quản lý các xưởng may, cắt, quân hàm, quân hiệu, xưởng mộc, xưởng cơ khí, xưởng mũ cứng và khu C200. Tôi đến gặp giám đốc Lữ Công Sọc thì được phân công về trợ lý tổng hợp của Phòng kế hoạch, lúc đó mới có chị Trần Thị Ngọc Hường ở Hà Nội vô là phó phòng. Sau ít ngày về thêm anh Đào Mạnh Mấn làm trưởng phòng, anh Trần Đình Phương làm phó phòng. Như vậy, phòng kế hoạch có một trưởng và hai phó.


Khoảng hơn tháng sau, anh Đào Mạnh Mấn được điều về trưởng phòng lao động tiền lương, anh Trần Đình Phương lên làm trưởng phòng kế hoạch.

Trước khi đi phép, tôi có bàn giao hai tủ sắt toàn đồ chiến lợi phẩm về đồ dùng văn phòng rất giá trị cho hai người. Khi về nhận bàn giao lại thì một tủ còn nguyên, còn tủ kia thì trống rỗng, hỏi ra thì anh ấy cho sạch mọi người rồi. Sau đó giám đốc đã điều anh ấy về làm nhân viên phòng hậu cần.


Ngày 20 tháng 6 năm 1976, giám đốc cử tôi và anh Nguyễn Xuân Quýnh đi học lớp kế toán, thống kê công nghiệp do Cục tài vụ Bộ Quốc phòng mở tại nhà máy đóng tàu Ba Son ở bến Bạch Đằng. Hai anh em và toàn bộ học viên từ Đà Nãng trở vào được nhà máy bố trí ăn ở tại khu tập thể.


Học được một tháng thì nửa đêm tôi bị đau bụng dưới dữ dội, lăn từ trên giường lăn xuống đất. Lăn tiếp ra cửa ngoài hiên, đi tiểu máu tươi tóe ra xối xả. Anh em học viên phải khênh cáng vào bệnh viện của Bộ Tư lệnh Hải quân cấp cứu. Bác sĩ khám bệnh kết luận tôi bị viêm đường tiết niệu cấp. Điều trị được mười ngày thì khỏi, tôi lại trở về học tiếp.


Đúng vào thời điểm này Nhà nước tổ chức đổi tiền của chính quyền Sài Gòn, phạm vi toàn miền Nam, từ vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) trở vào. Hôm đó là ngày chủ nhật, đến 8 giờ sáng là cấm trại, "nội bất xuất, ngoại bát nhập". Dân ở bên ngoài hoang mang lo sợ, vì mỗi người chỉ được đổi một tỷ lệ nhất đinh, số còn lại chắc là phải bỏ hoặc nộp lại cho Nhà nước. Đây là cuộc cách mạng tiền tệ nhằm gột rửa chế độ cũ và từng bước thống nhất tài chính cả hai miền Nam Bắc.


Sau ba tháng, vào ngày 21 tháng 9 năm 1976 thì mãn khóa học, tôi và Quýnh lại trở về X28 với công việc cũ.

Khi chúng tôi đi học về giám đốc xí nghiệp yêu cầu phòng kế hoạch tổ chức mở lớp học thống kê công nghiệp do đồng chí Trần Đình Phương phụ trách. Tôi được giao nhiệm vụ xây dựng giáo án và đồng thời trực tiếp truyền đạt toàn bộ kiến thức đã học cho 15 học viên của xí nghiệp.


Trong thời gian này có phong trào ra quân, chuyển ngành trong toàn quân. Trước mặt tôi có ba, bốn con đường lựa chọn:

Một là đi xây dựng nông trường ở Tây Ninh, khu vực huyện Tân Biên. Xung quanh núi Bà Đen, có con suối Ngô nước trong xanh mát rượi. Nơi đó tôi đã từng ở sau khi có Hiệp định Paris về Việt Nam, đất đai màu mỡ rộng mênh mông. Nhìn những dải đất đó tôi mê lắm. Tôi rất mê đất đai, cây xanh. Dạo đọc mấy tác phẩm văn học như "Cánh đồng hoang", "Thép dã tôi thế đấy", mình thích những cánh đồng lúa mì thẳng cánh cò bay, từng đoàn nam nữ thanh niên ở nhà tập thể đi xây dựng nông trường.


Hai là chuyển ngành ra Tổng công ty lương thực miền Nam do ông út Tùng làm thủ trưởng, ông Bảy Hùng làm kế toán trưởng. Ông út Tùng trước đây là Phó phòng quân nhu, còn ông Bảy Hùng là trưởng ban tài chính đoàn Hậu cần 220 (cùng đoàn với tôi cũ). Các ông hứa nếu chuyển ngành ra, tổng công ty sẽ đào tạo thành kế toán trưởng rồi cứ thế mà đi lên.


Ba là đi học công an ở Vũng Tàu. Dạo đó công an rất thiếu, nếu là cán bộ trung đội phó trở lên, đảng viên mà xung phong sẽ được đào tạo sáu tháng, sau đó về thành phố làm trưởng phó công an phường.


Cả ba phương án chuyến ngành đều bị giám đốc Lữ Công Sọc gạt đi và gọi tôi lên nói:

- Cậu bao năm phục vụ quân đội, có kinh nghiệm lại vừa đi bồi dưỡng nghiệp vụ về thì phái xác định ở lại xây dựng đơn vị lâu dài, sao cứ đòi đi hoài vậy? Được rồi, xí nghiệp sẽ đưa cậu đi học phá ngạch (sĩ quan quân nhu).

Ngày 15 tháng 11 năm 1978, giám đốc xí nghiệp X28 cử các đồng chí: Bùi Văn Triển, Nguyễn Thông, Nguyên Xuân Quýnh và tôi đi học ở trường sĩ quan quân nhu ở gần thị xã Sơn Tây. Học được ba tháng thì chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc nổ ra. Cả miền Bắc lại sôi sục phục vụ và chiến đấu. Lớp học tạm nghỉ mười ngày để tham gia các hoạt động chống quân xâm lược. Khắp phòng tuyến phía bắc Hà Nội dày đặc là pháo đại bác và các ụ súng 14,5 12,7 ly, giao thông hào chằng chịt. Các loại xe vận tải xe ca chở bộ đội từ phía nam lên phía bắc, nối đuôi chạy dài lên quốc lộ 3.


Ngày 16 tháng 3 năm 1979, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc tạm lắng. Cũng vào thời gian đó chúng tôi ra trường, tất cả học viên đều có quyết định trở về đơn vị cũ công tác. Riêng còn lại anh Bùi Văn Triển và tôi thì chuyển về Xuân Đỉnh - trạm tiếp đón của Cục quân nhu nằm chờ hai tháng trời.


Buồn quá hai người đi chơi lang thang, uống trà, uống rượu với lạc rang, la cà ở các quán nước.

Tôi viết thư gửi anh Trần Đình Phương và Giám đốc X28 xin được chuyển về đơn vị cũ công tác. Mấy ngày sau đồng chí Tộ trợ lý cán bộ đến gặp phổ biến quyết định: Cục quân nhu điều động chúng tôi về phụ trách Trung đội tiếp nhận hàng đại ngạch (hàng của Liên Xô) ở Hải Phòng.

Anh Triển trình bày:

- Báo cáo anh tôi đã có gia đình, vợ con, nhà cửa ở Sài Gòn, nên đề nghị cho tôi được về X28 công tác.

Còn tôi cùng đề nghị được trở về đơn vị cũ.
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 143



« Trả lời #25 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2023, 07:42:32 am »

Chương bốn
MỘT THỜI GIAN KHÓ


Đội trưởng bảo vệ Nhà máy 28

Anh Tộ nghe hai người trình bày, thấy hợp tình hợp lý nên hứa về báo cáo Cục quân nhu xem xét lại. Trong tình hình xếp sắp và sử dụng cán bộ như thế này cũng giống hệt như bao cấp về kinh tế, nó gây lãng phí và vô lý vô cùng. Cán bộ sống và quen ở trong Nam thì điều ra phía Bắc. Trong khi đó cán bộ trong Nam rất thiếu. Học xong lại lãng phí cán bộ, ngâm hai tháng trời không sử dụng.


Rõ ràng sau chiến tranh những cái đầu phi lý, bao cấp đã không còn phù hợp. Cách mạng cần gạt bỏ những cái đó để cho đất nước tiến lên.

Một tuần sau vẫn đồng chí Tộ trợ lý phòng cán bộ với tác phong khệnh khạng, toòng teng cái túi da đến gặp chúng tôi, trao quyết định về X28 nhận công tác. Tôi và anh Triển vui mừng đi mua ngay vé tàu hòa vào Sài Gòn.


Đường tàu hỏa Bắc Nam đã được nối liền sau hai năm tích cực sửa chữa phục hồi. Ngồi trên tàu hỏa tôi thích thú làm sao. Được ngắm nhìn những cánh đồng miền Trung sau hai năm khắc phục hậu quả chiến tranh. Rất nhiều hố bom đã được lấp, làng Ho giáp sông Bến Hải, cầu Hiền Lương đã phủ một màu lúa vàng ươm. Những rặng phi lao xanh tươi thắng tắp ở hai bên đường. Trẻ con tung tăng kéo nhau đến trường...


Con tàu nặng nề leo lên lưng đỉnh đèo Hải Vân, nhìn sang phía đông biển cả mênh mông, từng đoàn thuyền phấp phới cờ đỏ sao vàng ra khơi đánh cá. Một cảm giác hơi rợn rợn, gai gà tôi nổi lên. Đất nước ta hùng vĩ quá, thăm thẳm bao la, vực sâu hun hút... Quay sang phía tây, rừng núi trùng trùng điệp điệp, non nước thanh bình. Tự nhiên tôi nhớ đến quê nhà, nơi có mẹ già mòn mỏi ngóng trông. Mẹ ơi! Con vẫn đang đi và tiến lên phía trước để tìm một con đường đi cho mình, mẹ hãy chờ đợi thêm mẹ nhé!


Ngày 9 tháng 6 năm 1979, tôi cầm quyết định đến gặp đồng chí Ngô Mẫn, Giám đốc nhà máy để nhận nhiệm vụ.

Hai lần ra Bắc và cả hai lần quay trở về tôi đều chứng kiến sự biến động lớn: Thay đổi của đơn vị. Lần trước là giải thể Tiểu đoàn 1, thành lập Xí nghiệp X28. Còn lần này là thành lập Nhà máy X28.

Việc thành lập Nhà máy X28 thực chất là nâng quy mô qua tên gọi, cùng trên cơ sở xí nghiệp cũ mà thôi. Tuy nhiên bộ máy lãnh đạo được cải tổ thay đổi. Đồng chí trung tá Ngô Mẫn (ở xí nghiệp may 20 vô) thay đồng chí Sáu Sọc làm Giám đốc kiêm Chính ủy Đồng chí Thái làm Phó chính ủy kiêm Phó giám đốc. Các phó giám đốc là đồng chí Sáu Sọc (Lữ Công Sọc) Trịnh Văn Thành, Lâm Hải Sơn.


Giám đốc Ngô Mẫn thấy tôi vào phòng, đứng dậy bắt tay hỏi thăm sức khỏe, mời ngồi uống nước, trầm ngâm suy nghĩ sau đó nói:

- Tình hình nhà máy gần đây có nhiều phức tạp công nhân ngày càng đông, lại làm hai ca, thậm chi xưởng mũ cứng làm ba ca. Đơn vị đang xây dựng thêm xưởng sản xuất giày vải. An ninh trật tự chưa tốt vật tư hàng hóa, đây đó vẫn bị mất mát nhiều - Dừng lại rót và uống ly trà sau đó giám đốc nói tiếp:

- Đảng ủy và Giám đốc nhà máy quyết định bố trí đồng chí làm đội trưởng bảo vệ nhà máy, thay đồng chí Bùi Bá Tê. Sau này tình hình ổn định đồng chí sẽ trở về phòng kế hoạch làm chuyên môn của mình.


Khi mới trở về nhà máy tôi đã quan sát thấy an ninh trật tự có vấn đề. Xe cộ các loại đi lại loạn xạ khắp nơi, việc kiểm soát công nhân ra vào không chặt chẽ, rất lộn xộn, trước cổng hàng quán bán la liệt. Giờ đây lãnh đạo chỉ huy đã chọn mặt gửi vàng tin tưởng thì mình phải quyết tâm đảm nhiệm thôi - Tôi suy nghĩ vậy rồi nói:

- Báo cáo thủ trưởng, tôi chấp hành nhiệm vụ và xin được xây dựng "phương án, kế hoạch tuần tra và canh gác bảo vệ nhà máy", cùng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đội bảo vệ, để giám đốc duyệt.

Giám đồc Ngô Mẫn nói tiếp:

- Đồng chí vừa nhận bàn giao, vừa xây dựng rồi báo cáo sau cũng được.

Tôi quyết định vừa nhận bàn giao vừa tranh thủ viết (hiện các văn bản này vẫn được lưu giữ làm kỷ niệm).

Giám đốc nhà máy đã phê chuẩn và ủng hộ các đề nghị của tôi:

1. Tất cả xe máy, xe đạp ra vào nhà máy đều phải gửi tập trung ở nhà xe ngoài cổng gác. Trong nhà máy không được bất kỳ loại xe nào không nhiệm vụ chạy ngoài đường.

2. Các hàng quán bán ở ngoài đường trước cổng nha máy phải được giải tán vĩnh viễn.

3. Cổng gác bổ sung thêm nữ bảo vệ để kiểm soát nữ công nhân.

4. Trong khuôn viên nhà máy, cán bộ, công nhân viên không có nhiệm vụ không được đi lại, la cà ngoài đường, ngoài khuôn viên phân xưởng.

5. Công nhân không được mang túi xách, hàng hóa vào nơi làm việc, trừ vật dụng cá nhân.

6. Ai vi phạm đều bị bảo vệ bắt giữ, sau đó báo cáo giám đốc xử lý.

Nửa tháng trời tôi trực tiếp chỉ huy một tiểu đội cảnh vệ phối hợp với công an địa phương liên tục phá bỏ lều quán buôn bán dọc trước cửa và xung quanh nhà máy. Có ngày tôi phải nổ súng bắn chỉ thiên để trấn áp người chống đối.


Việc gửi xe tập trung cũng rất phức tạp khó khăn, vì xe cả ngàn cái ra vào rồi gửi tại chỗ, phải sử dụng, quản lý thẻ xe và biện pháp chống mất xe thật tốt.

Hàng ngày có một tiểu đội chia làm bốn tổ tuần tra ban ngày để giám sát và giữ trật tự trong giờ hành chính. Một tiểu đội canh gác kiểm soát cổng gác, một tiểu đội tuần tra ban đêm. Riêng tôi được nhà máy bán cho một chiếc xe đạp giá cung cấp để tuần tra và đi lại.


Phương châm của tôi là làm việc phải nghiêm khắc, chặt chẽ. Xây dựng đội ngũ 36 chiến sĩ phải trong sạch, có nghiệp vụ kiểm tra giám sát, có quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Ngoài nhiệm vụ chính trị, tôi còn tổ chức cho anh em tăng gia sản xuất. Mỗi tháng bán hàng tấn rau cho phòng hậu cần để cải thiện đời sống.

Sau một năm, trộm cắp trong nhà máy giảm hẳn, an ninh trật tự tiến bộ hơn trước nhiều. Tình trạng bảo vệ thông đồng móc ngoặc với kẻ gian đã không còn. Nhà máy im phăng phắc chỉ còn tiếng máy reo, tiếng đi lại nhẹ nhàng làm việc, khách ra vào được hướng dẫn chu đáo.


Chấm dứt việc đi lại tự do trong nhà máy, xe ô tô các loại ra vào phải có giấy lệnh điều xe. Ngoài cổng không còn ai mua bán, hàng quán được dẹp bỏ.

Để có một kết quả này tôi đã rút ra một bài học: người lãnh đạo, chỉ huy trước hết:

- Cần có kế hoạch, chương trình làm việc khoa học, rõ ràng, hành động phải kiên quyết, dứt khoát, nghiêm khắc chặt chè. Tự mình rèn luyện phẩm chất bản thân phải trong sạch, gương mẫu cho tất cả mọi người noi theo.

- Thường xuyên giáo dục các chiến sĩ trong đơn vị nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, quyết tâm phân đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Đoàn kết mọi người cùng giúp đỡ nhau, giám sát lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau hoàn thành nhiệm vụ. Kỷ luật nghiêm minh, khen thưởng kịp thời. Một đơn vị lỏng lẻo về tổ chức, mất đoàn kết nội bộ, để xảy ra tiêu cực, tham ô, lãng phí, không hoàn vụ, nhất thiết phải xem xét lại phẩm chất và năng lực trình độ của người đứng đầu và ngược lại.
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 143



« Trả lời #26 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2023, 07:44:06 am »

Tách Nhà máy X28, thành lập Xí nghiệp X32

Ngày 1 tháng 7 năm 1980, Nhà máy X28 chính thức được tách làm hai: Xí nghiệp X28 và Xí nghiệp X32 (ngày cấp trên ký quyết định là 22-4-1980).

Xí nghiệp X28 giám đốc là đồng chí Trịnh Văn Thành, Bí thư Đảng ủy kiêm Phó giám đốc là đồng chí Vũ Hữu Hanh, đồng chí Phùng Huy Khang làm Phó giám đôc sản xuất. Xí nghiệp X28 có các phân xưởng may, cắt, bảo toàn và đội xe.


Trưởng phòng kế hoạch là anh Trần Đình Phương. Các phòng tài vụ, vật tư do anh Dũng, chị Lựu làm trưởng phòng. Tôi được điều về làm Phó phòng kế hoạch, sau một năm làm đội trưởng bảo vệ. Theo nhiều người nhận xét, xí nghiệp X28 đội ngũ cán bộ được bố trí khá vững chắc, nhiều người có năng lực và trình độ quản lý, sản xuất ổn định, nguyên liệu vật tư đầy đủ.


Xí nghiệp X32 dù được bổ sung cán bộ song thực lực còn quá yếu về mọi mặt, cộng với tình hình sản xuất, kỹ thuật, vật tư gặp rất nhiều khó khăn. Đây là thứ thách của công tác tổ chức cả cấp trên và cấp dưới.


Đúng như dự đoán một năm sau Xí nghiệp X32 đã gặp sóng to gió lớn. Do năng lực cán bộ yếu kém nên nhiệm vụ chính trị không hoàn thành. Một số cán bộ thì đục khoét của công, ra tòa và bị kỷ luật. Ban giám đốc bị thay thế gần hết.


Đó là hậu quả quá xót xa của Xí nghiệp X32, của công tác tổ chức cán bộ.

Đứng trước tình hình đó, cấp trên đã điều năm người từ Xí nghiệp X28 sang tăng cường cho Xi nghiệp X32: đồng chí Vũ Hữu Hanh sang làm Giám đốc kiêm Bí thư Đáng ủy. Đồng chí Trần Đình Phương làm Phó giám đốc sản xuất. Đồng chí Phạm Trùng Dương làm trưởng phòng kế hoạch. Đồng chí Nguyễn Quý Pháp, Bùi Văn Triển về làm thư ký công đoàn và trợ lý bảo vệ. Đồng thời cấp trên điều thêm hai đồng chí Mai Duy Hiền, Đinh Tiến An về làm trưởng phòng kỹ thuật, trưởng phòng vật tư. Xí nghiệp X32 đã có một bộ mặt mới, được kiện toàn về tổ chức.


Tuy nhiên, về mặt sản xuất gặp rất nhiều khó khăn: máy cán luyện cao su, lưu hóa giày vải thường xuyên hư hỏng. Nguyên liệu, vật tư như cao su, hóa chất bột giấy khan hiếm, có khi phải ngừng máy. Đặc biệt dây mayso (phải nhập khẩu từ Liên Xô) có lúc thiếu trầm trọng. Cũng nhờ vào đội ngũ cán bộ mới được tăng cường, có năng lực, trình độ và phẩm chất đoàn kết nên khó khăn lần lượt được giải quyết.


Tuy nhiên trải qua một năm, một số điểm yêu của công tác cán bộ đã bộc lộ, cần tiếp tục chấn chính.

Tháng 8 năm 1982, đồng chí Trần Đình Phương lên làm Giám đốc thay đồng chí Vũ Hữu Hanh được điều về Cục quân nhu. Đồng chí Mai Duy Hiền làm Phó giám đốc kỹ thuật, đồng chí Đinh Tiến An làm Phó giám đốc sản xuất. Đồng chí Long và đồng chí Cam Phó giám đốc về hưu và chuyển về xí nghiệp dược 150. Đồng chí Đặng Đình Hán làm Phó giám đốc hậu cần. Đồng chí Căn thay đồng chí Vĩnh làm trưởng phòng tài vụ. Đồng chí Vũ Gia Phúc được bổ nhiệm làm Phó phòng kế hoạch. Đồng chí Tuấn làm trưởng phòng vật tư. Đây là đợt sắp xếp cán bộ được xem là tương đối hoàn chỉnh nhất.


Đơn vị đã có dấu hiệu đi lên, công tác của tôi đã ổn định, vì vậy mọi người đã thúc giục tôi xây dựng gia đình: "Cậu đã 34 tuổi rồi còn gì nữa mà chần chừ" - Mấy "ổng" ấy nói!

Khi về tiếp quản Sài Gòn (căn cứ 10) tôi luôn tâm niệm sẽ lấy vợ quê ở miền Nam cho gần gũi và thuận tiện. Vả lại mình cứ thích như thế! Vì mấy chữ miền Nam, Sài Gòn nó cứ thân thương, thiêng liêng lưu luyến thế nào ấy! Lúc đêm khuya là văng vẳng bài hát "Cô gái Đồng Tháp hát tặng anh giải phóng quân" đã từng làm tôi xúc động ở bãi tập kết K9. Rồi hình ảnh cô gái mặc bộ quần áo bà ba, quấn trên cô chiếc khăn rằn sọc đen trắng tung bay trước gió giọng noi ngọt ngào dê thương: "Mời anh về rừng dừa thăm quê em", cứ phảng phất bên tôi.


Bảy năm trời tìm khắp đất Sài Gòn - Gia Định mà vẫn chưa lấy được người trong mộng. Đã không ít lân vỡ mộng vì những sự cố không mong muốn tưởng là cỏn con. Tôi xin kể một chuyện tình trong thời gian học kế toán ở nhà máy Ba Son. Dạo ở Tiểu đoàn 1 tôi và Đặng Thuận hay đến đường Bà Huyện Thanh Quan, ở đó có cư xá ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nơi có nhiều cô gái miền Bắc vô làm việc và ở nhà tập thể. Đặng Thuận thì quen một cô gái tên Xuân (hình như hai gia đình đã biết nhau từ hồi ở miền Bắc), hai người gắn kết và sau này tổ chức đám cưới. Đôi này cũng trục trặc định bỏ nhau, nhưng do tôi tác động mãnh liệt nên sóng gió qua đi. Thuận - Xuân nên vợ nên chồng. Qua Xuân tôi cũng quen biết mấy cô. Rồi Xuân cùng giới thiệu, tác động vun vào nhưng tôi chẳng thích ai, chỉ vì một "cái tội" các có quê ở miền Bắc.


Đến đường Bà Huyện Thanh Quan rất mát mẻ vì có hai hàng cây me cổ thụ, nơi này còn có một quán nhà cô chuyên bán bia và trứng vịt lộn. Tôi và Thuận chủ nhật nào cùng tới đó ăn vịt lộn, uống bia. Đến nhiều lần nên quen thân bà chủ quán. Tôi lân la nói:

- Bà ơi! Bà giới thiệu cho cháu một cô gái miền Nam đi!

Bà cứ nghĩ là tôi nói giỡn chơi! Nhưng tôi nói hoài nên bà tin là thật. Lần sau đến ăn trứng vịt lộn là gặp ngay một cô gái phụ quán.

Tôi hỏi bà:

- Bà ơi, bà thuê người bán hàng à?

Bà cười nói:

- Nó là cháu gái ở Long An lên chơi đấy!

Nhìn thấy cháu bà tôi rụng rời cả chân tay, hồn siêu phách lạc. Cô ta đẹp mê hồn, nước da trắng người dong dỏng cao, mái tóc đen dài, khuôn mặt như hoa hậu, mà lặng thinh ít nói. Dường như trong người cô có một bí mật, hấp dẫn đến lạ thường.

Đặng Thuận đã hơi bốc mùi men:

- Đấy con gái miền Nam đấy! Trông nghiêng nước nghiêng thành lại kiêu kỳ thế kia! Anh dám tới không?

Tôi bắt đầu tiến tới làm quen, đúng là cô ta hơi kiêu, nhưng nói chuyện, làm quen riết cô ta cũng vui vẻ nói:

- Em tên là Hương 20 tuổi, nhà ở Long An, lên chơi thăm dì! Cũng muốn nhờ xem có xin được việc làm không? (Vậy là tôi hơn cô ta bảy tuổi).

Từ đó cứ rảnh rỗi là tôi và Thuận rủ nhau đến hoài! Tôi thì say đắm lắm rồi, còn Thuận thì đi cùng để cổ vũ và xem tôi tiến tới như thế nào! Có lẽ Thuận muốn xem khả năng diễn xuất của tôi.

Tôi nói đùa với Thuận:

- Cậu thấy không, con gái chỉ cứng tý vỏ ngoài như quả trứng thôi, vỡ vỏ là bên trong mềm như nước.

Sau một thời gian, tôi và Hương trở nên thân thiết, tình cảm ngày càng sâu sắc hơn.

Vào một buổi sáng chủ nhật, tôi hẹn Hương đến chỗ ở tập thể nhà máy Ba Son chơi. Hương đến với một người bạn, tôi rủ Nguyễn Xuân Quýnh (cùng học lớp kế toán) đến phòng khách cùng tiếp chuyện.

Quýnh ghé tai tôi nói nhỏ:

- Anh quen con nhỏ này ở đâu mà trông ngon thế!

- Cô ta ở Long An lên chơi đấy!

Mọi người đang ngồi nói chuyện thì có lệnh báo cấm trại 100%. Đúng hôm đó là ngày đổi tiền chế độ Sài Gòn cũ. Hương và người bạn đang định xin phép ra về, nghe tin không được ra cổng thì hoảng hồn không biết lý do thế nào? Tôi và Quýnh cùng mọi người lo gặp cán bộ các cấp xin phép nhưng không được. Anh em bàn lấy thang cho Hương vượt tường rào, nhưng làm thế coi kỳ quá. Đành phải thôi.


Trưa hôm đó bất đắc dĩ tôi, Quýnh và đám bạn mời Hương ăn cơm bộ đội. Ăn xong uống nước và tán chuyện với các bạn học viên trong lớp đến gần 17 giờ mới hết cấm trại, tôi tiễn Hương ra về. Vừa đi bộ Hương với nét mặt buồn bã nghi ngờ nói:

- Em sợ các anh bộ đội quá rồi! Tưởng đến chơi một lát nào ngờ giam giữ người ta cả ngày.

Tôi phân trần giải thích lý do nhưng cô ta chẳng bao giờ tin.

Từ hôm đó Hương bỏ về quê luôn không quay trở lại nữa. Tôi hụt hẫng, nhiều lần nói chuyện giải thích với bà dì bán trứng vịt lộn nhưng không có kết quả.

Thế mới biết tình yêu thuở ban đầu nó quan trọng như thế nào? Khi trái bầu non mới nhú mà bị ong chích thì nó thui ngay lập tức.

Gặp phải mấy câu chuyện tình với các cô gái miền Nam tương tự, tôi đã bắt đầu hoang mang, thiếu tự tin vao ước mơ của mình. Một ước mơ ấp ủ hơn chục năm trời đã bị mây đen trên bầu trời bao phủ. Tôi đem chuyện tâm sự với anh Phương (con bác Hai Báo) quản đốc cơ điện X32. Anh Phương vỗ vai nhẹ nhàng như muốn an ủi:

- Anh em mình quê ở miền Bắc nên không cô gái miền nào hiểu mình bằng con gái miền Bắc họ có khả năng chịu đựng và gánh vác gian khổ, đồng cam chia sẻ với mình, đó là yêu tố hạnh phúc bền lâu.

Nghe anh Phương tâm sự tôi muốn giũ đi những sai lầm về định hướng trong thời gian qua. Mình cứ lao đầu vào những ước mơ huyền ảo, đẹp lắm đấy!

Nhưng nó xa vời không thực tế, để rồi có lúc vỡ mộng thì mới thức tỉnh ra!

Có những đêm trăng sáng vào mùa thu năm 1976, trải chiếu ở bãi hàng A (sân trực thăng của X28), tôi nằm suy nghĩ buồn lạnh lùng tuổi ba mươi tư, thấy mình lãng phí thời gian... Đám mây mờ trôi qua ánh trăng tròn làm tôi bừng tỉnh chạy một mach về phòng ngủ lẩm bẩm hứa một mình: ngày mai sẽ giũ sạch những sai lầm vương vấn bấy lâu nay.
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 143



« Trả lời #27 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2023, 07:47:38 am »

Chương năm
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH


Thời gian là trưởng phòng kế hoạch tôi phân phối bán thành phẩm quần lót cho cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp, may gia công để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống. Đặt bút ký hợp đồng xong ngẩng lên thấy một cô gái quê miền Bắc đứng ngay trước mặt. Tôi hỏi:

- Ủa, em ở đâu mà đến nhận hàng gia công vậy?

Cô ta ấp úng:

- Em ở chỗ anh Hán hậu cần!

- Vậy à! Ở ngay trong xí nghiệp sao anh không biết nhỉ!

Tôi hỏi thăm anh Thông trưởng phòng lao động và được xem lý lịch.

Anh Thông nói:

- Con nhò đó quê ở Nam nịnh, có anh là sĩ quan lái máy bay, tên là Mai Thị Hiền, nhân viên phòng hậu cần, cô ta vô làm được hai năm rồi, sinh năm 1958.

Mấy ngày sau tôi hỏi anh Phương quản đốc, anh ấy nói:

- Hiền được đấy, nó cũng hay đến cơ điện chơi! Cậu tiến lên đi, con gái miền Bắc đó! Cô ta trắng trẻo hiền lành, khỏe mạnh, chân chất như hạt gạo quê ta.

Vào một chiều chủ nhật tôi đến nhà anh Thông ở đường Lê Văn Hưu chơi, sau đó được anh ấy chở về nhà (ở tập thể trong xí nghiệp). Dọc đường tôi yêu cầu:

- Anh Thông!

- Gì vậy?

- Nhiệm vụ của ông là kiếm cho tôi một bông hoa hồng tươi!

- Ok! Tôi kiếm cho ông hai bông!

Trong tay có hai bông hoa mà lòng cứ rộn ràng chờ đợi...

- Ông đi nhanh lên, đến thẳng khu tập thể phòng hậu cần nhé! - Tôi nói.

Qua cổng gác bảo vệ của xí nghiệp, xe chạy thắng đến nhà tập thể nữ. Tôi nhờ anh Thông vào gọi Hiền ra ngoài đường trước cửa nhà. Bước thắng tới tỏi trao bông hồng và nói:

- Anh tặng em bông hoa này nhé!

Cô ta đứng thẫn thờ, hai tay vê vê nhẹ bông hoa.

Tôi lên xe giơ tay vẫy:

- Chào em, hẹn mai gặp nhau!

Hai người chạy xe ra quán ngồi tâm sự. Anh Thông đâm vào lưng tôi:

- Ông tặng hoa kiểu gì vậy? Bông hồng đi đêm à!

Tôi cười nghiêng ngả:

- Phải xuất thần như thế chứ!

Những ngày sau đó tôi nào tôi cũng đến nói chuyện với Hiền ở bên bờ ao cá sau nhà. Cả xí nghiệp biết chuyện đồn ầm lên là tôi sắp cưới vợ. Những ngày tiếp theo tôi thường xuyên chở Hiền đi chơi nhờ có chiếc xe honda 68 mà hai người góp tiền mua chung.

Tháng 8 nám 1982 chúng tôi hẹn nhau cùng về quê để báo cáo gia đình.

Về quê nhà, tôi đem chuyện thưa với mẹ và chị Hải, mẹ mừng làm đòi cùng đi Nam Định nhưng tôi nói:

- Mẹ già rồi! Tàu xe khó khăn vất vả lắm, để con đi trước rồi quay lại tính sau.

Thế là tôi lên đường đi Hà Nội, vào nhà bà Thắm (bà dì họ) nói chuyện. Bà tuy là dì họ nhưng rất gần gũi, thông cảm hoàn cảnh, quý mến tôi hơn cháu ruột. Lần nào ra Hà Nội công tác tôi cũng vào nhà (khu Cát Linh) thăm dì. Chồng của dì là ông Nguyễn Đình Bôn, có ba con trai là Đình Minh, Đình Toàn, Đình Tuấn. Ba con trai của dì quan hệ với tôi rất tốt, ai cũng quý và thương tôi lận đận, vất vả thiệt thòi về mọi mặt.

Nghe tôi kể chuyện vợ con và có ý đi Nam Định bà nói:

- Dì đang làm việc, chưa đến kỳ nghỉ phép, thằng Minh mới tốt nghiệp ra trường, chưa có việc làm. Hai anh em rủ nhau đi thăm dò trước, sau đó trở lại bàn bạc quyết định sau.

Quà đi Nam Định được dì chuẩn bị giúp gồm: hai cây thuốc lá Điện Biên bao bạc, hai kilôgam trà Thái Nguyên, hai kilôgam kẹo Hải Hà, hai hộp bánh bích quy - quà chỉ có vậy thôi, nhưng thời đó bao cấp là rất quý.


Hai anh em, tôi và Minh khăn gói lên xích lô ra ben xe khách đi Nam Định. Xuống bến xe lại trèo lên xích lô chạy thẳng đến chợ Viềng, xã Mỹ Trung, huyện Bình Lục. Chúng tôi xuống xe, vừa đi bộ vừa hỏi thăm về thôn Thanh Khê và nhà ông Mai Trung Ninh mà Hiền đã cho địa chỉ.


Dân làng thấy người lạ đến kéo nhau ra tò mò dòm ngó. Bọn trẻ con túm áo nhau bám theo chỉ đến tận nhà. Lúc này là 10 giờ trưa. Bước vào cổng tre, chó sủa dữ dội, mọi người chạy ra, khách chủ còn bờ ngỡ. Tôi và Minh đi chầm chậm vào sân. Một cô gái từ trong bếp lao ra tươi cười đón:

- Anh Dương! Bạn trai cùng đơn vị em - Hiền nói với các chị gái trong sân.

Hai anh em theo mọi người mời vào trong nhà. Hiền chủ động:

- Hai anh đưa túi xách, đồ đạc cho em cất đi.

Mọi người ngồi ghế, người ngồi ở giường, người đứng vây quanh. Bọn trẻ con tíu tít ngoài hiên ăn kẹo mà tôi vừa phân phát. Hiền rót nước xong, đứng lên bẽn lèn giới thiệu:

- Thưa bố mẹ và các anh chị, đây là anh Phạm Trùng Dương bạn trai con cùng đơn vị trong Xí nghiệp X32 và anh Minh em họ anh Dương. Em giới thiệu với anh Dương đây là bố mẹ em và các chị gái trong nhà.

Tôi vui vẻ hỏi thăm sức khỏe bố mẹ Hiền và mọi người. Ông bà hỏi thăm gia đình tôi ở quê, tình hình đơn vị trong Sài Gòn.

Trong lúc cả nhà uống trà trò chuyện vui vẻ, Hiền ghé tai tôi:

- Các anh ngồi uống nước nói chuyện, em xuống bếp lo cơm trưa nhé!

Vậy là trưa hôm đó hai anh em ăn bữa cơm thân mật với gia đình. Tôi thở phào nhẹ nhõm, lần đầu tiên đi hỏi vợ diễn ra vui vẻ êm đẹp. Quang cảnh nhà vườn ở đây giống nhà tôi ở Hải Dương. Nhà quê Bắc Bộ, gỗ xoan mái ngói, ba gian giữa, hai buồng nhô ra hai đầu, cũng có sân gạch trước nhà, bếp bên trái rồi bể hứng nước mưa. Trước sân cửa nhà một mảnh vườn hơn trăm mét vuông trồng mít, nhãn, trầu cau... Cổng vào có hai bụi tre để làm trụ cổng ra vào. Ngoài cổng là bậc cầu ao vây gạch xuống con sông đào, nước trong vắt.


Ở chơi được hai ngày thì Minh xin được về trước, còn tôi về sau. Hiền nhờ người lấy xe đạp chở Minh ra bến xe Nam Định lên Hà Nội.

Sáng hôm sau Hiền và tôi xin phép bố mẹ đi đền Trần chơi! Đền Trần đông nghịt người, mỗi người cầm một nắm nhang đốt đỏ rực nối theo nhau vào khấn vái ở bên trong.

Tôi và Hiền cúi đầu cầu khấn:

- Lạy Đức Thánh Trần, cầu mong người phù hộ cho chúng con mạnh khỏe, được nên duyên vợ chồng, hạnh phúc trăm năm.

Đền Trần có tiếng là thiêng, chắc là lời chúng tôi khấn ngài sẽ chuẩn y "đóng dấu"!

Thắp hương xong hai đứa ra bên hồ nhỏ trước đền ăn mía. Mía ở đền Trần ngọt hơn xứ khác, hai tay cầm hai khúc mía gõ nhịp vào nhau Hiền nói:

- Em và chị Thẩm (chị cả) cùng về quê anh chơi được không?

- Tốt quá! Có chị gái hộ tống thì chắc rồi còn gì!

Sáng hôm sau ba chị em ra ga tàu hỏa đi Hà Nội, từ Hà Nội về Hải Dương, rồi tiếp tục đi bộ từ bến ga về nhà tôi khoảng ba cây số. Chị Thẩm và Hiền mệt nhoài vì không quen đường xa, trời lại nắng nóng.


Thấy có anh bộ đội dân theo hai phu nữ về làng mọi ngươi lại dõi theo. Ở làng quê là y như vậy cứ có người lạ về nhà nào là kháo nhau đồn ầm lên. Ba chị em về tới sân cửa nhà là họ hàng lối xóm kéo nhau đến khá đông.


Các dì Tụng, dì Tích, dì Nhận, bà Đỉnh, bà Vỵ rồi bà con bên cạnh đã đầy nhà đến để xem mặt "người con gái mà thằng Dương dẫn về".

Dì Tụng vừa nhai trầu, vuốt mép xong hỏi:

- Thế anh Dương định bao giờ cho mọi người ăn cỗ đây?

- Dạ thưa ngay trưa nay ạ!

- Anh nói giỡn mọi người phải không?

- Cháu nói thật mà!

Tôi giới thiệu với mẹ và cả nhà:

- Dạ đây là em Hiền bạn của con ở Sài Gòn, cô ấy nhà ở Nam Định, còn đây là chị Thẩm, chị gái của Hiên. Cháu mời mọi người trưa nay ăn cỗ ra mắt.

Chị Thẩm (chị Hiền) cũng nhai trầu, nói chuyện rất xởi lởi. Câu chuyện mọi người nói cuối cùng là xoay quanh: "Bao giờ tổ chức đám cưới"?
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 143



« Trả lời #28 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2023, 07:48:25 am »

Khác với khi ở nhà Hiền (vì là nhà gái), còn ở nhà tôi mọi người hỏi thẳng quá, vun vào mãnh liệt dồn dập yêu cầu cưới luôn ở ngoài này cho mọi người được ăn cỗ!

Mẹ tôi là người vui nhất hôm nay, bà liên tục nhai trầu cười nói cùng mọi người.

Trưa hôm đó chị Hải đã lo cơm trưa rất nhanh và chu đáo. Một bữa cơm mà mẹ tôi chờ đợi suốt tám năm nay. Chị Thẩm và cô bạn của tôi cũng không ngờ được rằng, gia đình, họ hàng đã vun vào và quan tâm đến chuyện vợ con của tôi đến thế! Còn Hiền thì ai hỏi gì nói ấy, cô ta cũng bị lúng túng vì nhiều người bao vây quá!


Tối hôm đó hai chị em Hiền ngủ lại một đêm. Buổi tối nhà vẫn đông vui và chật ních người đến chơi! Ở làng quê sao mà đầm ấm và tình cảm đến thế!

Khi có tin vui, tin buồn là đổ xô đến thăm nhau. Họ sống rất chân thật, tình cảm, gắn bó, làm cho tôi quyến luyến không muốn xa rời.

Ăn sáng xong chị Thẩm có đôi lời nói chuyện với mẹ tôi trước khi ra về.

Mẹ tôi nói:

- Chị về quê nhà cho tôi gửi nhời hỏi thăm sức khỏe cụ ông, cụ bà cùng họ hàng nhà ta. Còn chuyện hai đứa gia đình tôi sẽ xếp sắp để thưa chuyện sau.

Từ khi đến tới khi đi mọi người sôi động và dồn dập chuyện cưới xin như thế nào, thì giờ này sao có vẻ như lắng xuống. Tôi tiễn hai chị em Hiền ra ga Hải Dương, còn tôi ở lại quay về nhà. Mấy ngày sau viết thư cho Hiền, tôi nói là không trở lại Nam Định như dự kiến, mà hai người sẽ hẹn nhau ở đơn vị để bàn chuyện...


Trở về đơn vị tôi báo cáo anh Trần Đình Phường giám đốc chuyến đi phép về quê của hai người:

- Tết nhất cũng sắp đến nơi rồi, hai đứa liệu mà tổ chức đám cưới đi! Xí nghiệp sẽ lo nhà cho các cậu.

- Bọn em cũng đang bàn bạc, mong đơn vị tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ.

Anh Phương vỗ vai tôi:

- Được rồi, cứ yên tâm!

Ban lãnh dạo đã có quyết định cấp cho tôi căn nhà cấp bốn tường gạch mái tôn xi măng. Số nhà 6/6 khu tập thể C200 phường 10, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Căn nhà này được xây liền kề nhau mười căn. Chiều ngang 3,5 mét, chiều dài 12 mét, phía trước hiên rộng 1,2 mét, rồi tới phòng khách, phòng ngủ, sàn rửa, bếp, nhà vệ sinh. Phía sau nhà giáp với Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp. Đằng trước có mảnh vườn khoảng 30 mét vuông.


Xí nghiệp giao nhà ngày 5 tháng 1 năm 1983. Tôi tranh thủ mua giường tủ, bàn ghế và làm cổng rào phía trước.

Hôm dẫn Hiền vào xem nhà, tôi nói:

- Em thấy không? Nếu nghe mọi người ở quê mà tổ chức đám cưới ngoài đó thì vất vả khổ sở vô cùng hai nhà xa nhau việc đi lại rất khó khăn. Rồi việc ăn hỏi, đưa dâu tổ chức đám cưới rất tốn kém, còn ở đây đơn vị đứng ra lo hết.

Sau khi báo cáo xin ý kiến ban giám đốc, chúng tôi quyết định tổ chức lễ cưới vào chủ nhật ngày 6 tháng 2 năm 1983 nhằm ngày 24 tháng Chạp năm Nhâm Tuất.

Ban giám đốc cử anh Mai Duy Hiền (lúc đó là phó giám đốc) làm chủ hôn, anh Đặng Đình Hán phụ trách lo đời sống hậu cần, còn tôi nhờ Vũ Gia Phúc (phó phòng kế hoạch) thay mặt quản lý tiền bạc chi tiêu trong quá trình đám cưới theo kế hoạch đã thống nhất trước.


Hội trường X32 được chọn là nơi tổ chức. X28 và X32 như anh và em, cùng mẹ sinh ra chung một bức tường nên khách mời rất đông, theo danh sách tới gần ngàn người. Ngày cưới được tổ chức làm hai tiệc mặn và ngọt. Tiệc mặn vào buổi trưa 300 người, tiệc ngọt buổi tối 500 người, chủ yếu là cán bộ công nhân viên nhà máy 28 cũ. Cận tết, nên hai gia đình ở quê không kịp vào, ở Sài Gòn chỉ có gia đình dì Vy (Phú Nhuận) tham dự, bên Hiền có anh Mai Trung Cam đại diện. Gần ngày cưới Nguyễn Xuân Viên (Phó phòng tài vụ) bạn thân ở trên rừng có dẫn hai người bạn đang công tác ở báo Quân đội nhân dân đến lo giúp đỡ chụp ảnh. Tất cả công tác chuẩn bị được đơn vị và bạn bè giúp đỡ, nên tôi không phải lo gì cả! Chỉ có việc làm chú rể và chi tiền. Quần áo cô dâu thì thuê ngoài, quần áo com-lê, cà-vạt chú rể thì mượn của anh Trần Đình Phương (giám đốc).


Ngày cưới rất đông vui, dây pháo dài nổ một mạch giòn tan. Một đám cưới đầu tiên được tổ chức trong đơn vị, nơi mà cách đây tám năm tôi tiếp quản từ chế độ cũ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Bên ngoài bầu trời mùa đông se lạnh đang chuyển sang mùa xuân mát mẻ trong xanh. Những con chim én ghép đôi, hợp đàn từ miền Bắc bay vô Nam để hưởng một mùa xuân ấm áp trong lành. Còn tôi đã chấm dứt cuộc đời cô đơn. Giờ đây đã có tổ ấm riêng của mình. Xin chân thành cảm ơn đơn vị, cảm ơn bè bạn xa gần đã hết lòng vun đắp hạnh phúc cho hai người.


Ngày 27 tháng 7 năm 1983 khi tôi đang dự mít tinh cùng đơn vị kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ, thì bao vệ báo tôi có khách. Ra cổng nhìn thấy Nguyễn Đình Toàn (con dì Thắm) hai anh em bắt tay nhau - Toàn cười chỉ tay sang phía xa bên phải:

- Ối giời ôi! Mẹ tôi!

Mẹ mặc quần ống thấp ống cao, đầu đội nón lá miệng nhai trầu đang đứng ngắm nhìn toàn cảnh cổng Xí nghiệp X32.

- Sao mẹ vào đột xuất, không cho con biết trước để ra đón.

- Cha bố anh! Cưới vợ có cho mẹ và gia đình biết đâu?

- Con sợ nhà lo, mẹ lại vất vả.

Tôi gọi vợ rồi đưa mẹ và Toàn về nhà, cách Xí nghiệp X32 chừng 500 mét (khu tập thể C200, phường 10, quận Gò Vấp).

Về nhà mẹ vui mừng biết nhường nào. Có nhà có cửa đàng hoàng, lại có con dâu đang mang bầu gần 5 tháng. Mẹ đã thỏa lòng mong ước bao năm nay.

Đúng ngày Cách mạng tháng Mười Nga thành công (7-11-1983), vợ tôi sinh con trai đầu lòng đặt tên là Phạm Hùng Tiến. Nó trắng bóc, nặng 3,5 kilôgam tại nhà bảo sanh Bệnh viện Quân y 175, đường Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp. Cô bảo sanh bế cháu trao vào tay bà nội, bà sung sướng nâng niu rồi vắt chanh khử trùng vào mắt cháu, nó khóc vang lên trong niềm hân hoan của mọi người xung quanh.
Logged
thongdiepthoigian
Thành viên
*
Bài viết: 143



« Trả lời #29 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2023, 07:00:23 am »

Chương sáu
BỪNG LÊN SAU GIAN KHÓ


Xí nghiệp X32 một thời

Đầu năm 1984, anh Trần Đình Phương được cấp trên cử đi học ở Liên Xô. Anh Mai Duy Hiền được bổ nhiệm làm giám đốc Xí nghiệp X32.

Tháng 4 năm 1984 tôi được Cục quân nhu bổ nhiệm tạm thời chức Phó giám đốc sản xuất, trong khi chờ quyết định của Tổng cục Hậu cần. Ở Xí nghiệp X32 đã có một nếp tiêu cực từ thời giám đốc Đinh Dương Tiểng: không ít cán bộ, nhân viên thường xuyên đục khoét của công. Quản lý vật tư nguyên liệu lỏng lẻo, gây thất thoát lãng phí lớn.


Xưởng sản xuất giày vải cao cổ sinh sau, đẻ muộn nhất Xí nghiệp X32. Máy cán luyện cao su tự chế bằng nòng pháo 175 ly của Mỹ thường xuyên hư hỏng, tuần nào cũng phải sửa chữa máy, thậm chí thuê cả chuyên gia bên ngoài vào sửa cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Máy cán luyện hở, nên rất bụi, các loại hóa chất, khói cuộn mịt mù, rất ảnh hướng đến sức khỏe của công nhân. Còn máy lưu hóa giày vải là loại máy Sơvit được tận dụng thu từ chiến trường Lào, hoàn toàn chắp vá, các chi tiết là do tự chế, khuôn đúc cũng phụ thuộc vào cơ sở tư nhân ở Sài Gòn. Khuôn được làm bằng nhôm, gia công bằng tay nên không đều và chính xác, rất nhanh biến dạng, phải thay thế hoặc sửa chữa. Các loại máy ép cốt mũ cứng cũng tương tự, quay vô lăng bằng tay và khuôn bằng nhôm. Có thể nói rằng các loại máy sản xuất giày vải, mũ cứng là rất lạc hậu, chất lượng thấp. Vì vậy đã tác động không nhỏ đến chất lượng sản phẩm.


Về nguyên liệu, vật tư cùng khó khăn, phải lo chạy hàng ngày, hàng tuần, đặc biệt là các loại hóa chất. Dây mayso dùng để đốt nóng khuôn giày vải phải nhập từ Liên Xô. Việc sử dụng dây mayso rất lãng phí và tiêu cực. Loại dây mayso dùng cho ép giày vải là loại dân dụng, nên dễ bị lấy cắp bán ra ngoài. Dây mayso cũng khan hiếm, có lúc thiếu trầm trọng, mỗi tháng xí nghiệp cấp cho phân xưởng ép đế giày vải khoảng 40-50kg.


Tháng 12 năm 1984, tôi được cử đi Hải Phòng tham quan Hợp tác xã Hiệp Lực sản xuất giày vải cao cổ như Xí nghiệp X32. Họ cũng dùng máy ép Sơvit cùng loại dây mayso như mình, nhưng mỗi tháng chỉ dùng hết 5kg cho 200.000 đôi giày vải cao cổ. Còn ở Xi nghiệp X32 với số lượng giày sản xuất tương tự thì sử dụng dây mayso gấp gần 10 lần, chuyện vô lý này tôi trở về báo cáo lãnh đạo đơn vị.


Sau một tuần tìm hiểu và nghiên cứu, tôi đề xuất phương án với anh Mai Duy Hiền giám đốc để cải tiến quản lý cấp phát dây mayso đối với phân xưởng. Một tổ xử lý và cấp phát dây mayso hình thành, có kỹ thuật và phòng vật tư tham gia - trực thuộc phó giám đốc sản xuất quản lý. Không cấp dây mayso cho phân xưởng 2 (xưởng lưu hóa giày vải) mà cấp thay thế trực tiếp cho máy ép lưu hóa. Kiểm tra đứt dây mayso thay ngay, đồng thời với cấp mới là thu cũ để xem xét tận dụng.


Sau một tháng kết quả tiết kiệm dây mayso thật không ngờ: mỗi tháng sản xuất cũng với số lượng 15-18.000 đôi giày vải như trước đây chỉ sử dụng hết 7kg. Mỗi tháng tiết kiệm trên 36kg, một năm là gần 400kg dây mayso. Lãnh đạo xí nghiệp quyết định thưởng cho tôi 500.000 đồng. Câu chuyện này được Báo Quân đội nhân dân và đài phát thanh đăng tải với tít đề "Phó giám đốc và dây mayso" vào đầu năm 1985.


Đó là một kỷ niệm đẹp và cũng là một thành tích cổ vũ bản thân tôi phấn đấu vươn lên. Một số loại vật tư quý hiếm khác được xem xét quản lý tương tự để tìm ra một định mức thực tế, phù hợp cho tất cả các phân xưởng. Xăng dầu cũng được sử dụng, cấp phát theo chế độ khoán để tiết kiệm tối đa cho xí nghiệp. Ngoài ra tôi còn thực hiện chế độ kiểm kê định kỳ, đột xuất, phối hợp với quyết toán sử dụng vật tư hàng hóa tháng, năm. Trong các phân xưởng thì phân xưởng 2 là quản lý vật tư lòng lẻo, lãng phí nhất. Đã có lần tôi cho kiểm tra đột xuất kho phân xưởng thu hồi ngay rất nhiều bộ bóng đèn, hàng trăm kilôgam nhôm dạng khuôn mẫu, hàng chục quạt trần, v.v... về kho xí nghiệp.


Đối với Xí nghiệp 32 thời kỳ này là đỉnh cao của lãnh đạo chỉ huy đoàn kết thống nhất để xây dựng đơn vị. Hai hàng cây điệp to cao xanh ngát, chạy dọc đường từ cổng xí nghiệp, đang rập rờn gọi gió tây nam mát rượi, thổi vào lòng bao con người gian nan phấn đấu, vì một Xí nghiệp 32 ngày càng tươi sáng đi lên.


Mùa thu năm 1986, giám đốc Mai Duy Hiền được cấp trên cử đi học ở Liên Xô. Xí nghiệp 32 vẫn nhớ về anh - một giám đốc có khả năng đoàn kết thống nhất cao trong đơn vị. Cấp trên đưa anh Đinh Tiến An lên làm giám đốc, anh Bưu bí thư chuyển về Đoàn 2 công tác. Anh Dương (người Nghệ An) thay anh Trần Thế Bưu làm Bí thư Đảng ủy. Anh Đặng Đình Hán là Phó giám đốc hành chính, hậu cần, còn tôi vẫn nhiệm vụ cũ, nhưng được phân công thêm chỉ đạo xây dựng xưởng may mũ giày da xuất khẩu.


Nêu nói về làm hàng xuất khẩu thì Xí nghiệp 32 hoàn toàn đi từ con số không. Không vốn liếng, không thiết bị, không kỹ thuật. Nhưng có lợi thế nhà xưởng mặt bằng rộng thênh thang.

Cấp trên không có tiền nên xuất cho Xí nghiệp 32 bốn ngàn bộ quần áo lính trận của chế độ cũ (chiến lợi phẩm). Nhờ mối quen biết của anh Trần Đình Phương với xí nghiệp xuất khẩu thủy sản Vũng Tàu, qua anh Hậu trợ lý giám đốc. Xí nghiệp đã đổi quần áo lính trận lấy 35 máy may ống để may mũ giày. Việc tiếp theo là tôi đi tìm thợ kỹ thuật. Qua nhiều người giới thiệu, cuối cùng đã tìm được hai người. Hai người đó là bác Nhuận và anh Đức, đều là thợ giày tay nghề cao ở quận 3 và Phú Nhuận. Sau khi gặp gỡ thuyết phục và đưa ra chế độ chính sách, hai người đã đồng ý về làm thợ kỹ thuật cho xí nghiệp. Thỏa thuận với hai thợ kỹ thuật xong tôi bàn với lãnh đạo, chỉ huy. Anh An giám đốc phản ứng ngay:

- Không thể lương công nhân lại gấp bốn, năm lần lương giám đốc được, anh cần xem lại.

Tôi thất vọng:

- Xin nói thật rằng xí nghiệp nếu không có chúng ta ngồi đây, cấp trên vẫn có người thay thế! Còn làm xuất khẩu mà không có thợ kỹ thuật thì bó tay.

Tôi phân tích:

- Ví dụ như bác Nhuận, ở nhà có một tổ hợp nhỏ chuyên sản xuất giày dép để bán ra thị trường, thu nhập hàng tháng nuôi cả nhà sáu, bảy người, lại còn tích lũy làm giàu. Tôi phải đến tận nhà thuyết phục đủ kiểu bác ấy mới nhận lời.

Với thái độ kiên quyết, tôi dứt khoát:

- Nếu các anh không đồng ý cùng không sao! Nhưng tôi xin nhường vị trí xây dựng xưởng may mũ giày da xuất khẩu cho người khác. Chứ thực ra lương mà xí nghiệp dự kiến trả cho thợ kỹ thuật chỉ bằng phần nhỏ thu nhập ở nhà của họ. Chúng ta lương bao cấp sao có thể so sánh.

Tranh luận mãi cuối cùng mọi người đã chấp thuận. Mặc dù đã vượt qua một cửa ải đầu tiên nhưng tôi vẫn buồn. Sợ sau này còn nhiều việc khó khăn khác liệu có thể vượt qua được tương tự như vậy không?


Có thợ kỹ thuật về, hai dây chuyền may học nghề được hình thành. Xí nghiệp điều động cô Hà và một cán bộ kỹ thuật may về tạm thời phụ trách. Với ba mươi lăm máy may ống và khoảng 10 máy may bàn, nhờ dồn dịch và tận dụng ở trong kho, thì vẫn thiếu các máy chuyên dùng như lạng da, vắt sỏ hai kim...


Ở xí nghiệp Sagoda (phường 12, quận Gò vấp) có anh Thuận giám đốc mà tôi từng quen biết ở trong chiến khu, anh là giáo viên đi bộ đội vào Nam chiến đấu. Vì là nghề giáo viên nên được điều về trường văn hóa của Cục hậu cần Miền để dạy văn hóa cho con em cán bộ và những người văn hóa thấp. Tôi trực tiếp sang Sagoda gặp anh Thuận nhờ giúp đỡ, anh vui vẻ nhận lời. Đây là một điều kiện thuận lợi đề tạo sự quan hệ giúp đỡ cho xí nghiệp sau này.


Anh Thuận giao trách nhiệm cho anh Đức trưởng phòng kỹ thuật Sagoda, trực tiếp quan tâm giúp X32 về kỹ thuật, kể cả cho mượn máy chuyên dùng.

Tiếp theo là tuyển dụng công nhân. Tôi đặt ra tiêu chuẩn và trực tiếp chọn lựa 70 người vào đào tạo tay nghề. Xí nghiệp Sagoda cho mượn một số máy chuyên dùng. Họ còn đưa bán thành phẩm để mình dạy nghề cho công nhân. Dần dần hai tháng sau học nghề đã hoàn tất, xí nghiệp tiếp tục tuyển người mở rộng ra các khâu khác như cắt, dập da và máy chuyên dùng.


Tháng 12 năm 1986 tôi đề xuất điều anh Vũ Gia Phúc, trưởng phòng kế hoạch xuống làm quản đốc phân xưởng và cô Hà làm phó quản đốc. Từ đó xưởng 4 (xưởng may mũ giày da xuất khẩu) ra đời với số lượng công nhân ban đầu lên đến cả trăm người. Xưởng đã trực tiếp nhận nguyên liệu, vật tư về để tự pha cắt và hoàn tất sản phẩm. Đồng thời xí nghiệp cũng mua thêm một số máy các loại tăng cường đủ bốn dây chuyền sản xuất. Vào lúc này công nhân xưởng 4 đã lên đến hơn 500 người. Mỗi tháng có thể hoàn thành hơn chục ngàn sản phẩm mũ giày da các loại. Đây là niềm vui, nguồn hạnh phúc của toàn thể Xí nghiệp 32 vì đã dẫn đầu Tổng cục Hậu cần đột phá làm xuất khẩu.


Trên đời này không có việc gì khó, nếu có trí tuệ và lòng quyết tâm thì sẽ vượt mọi gian nan để đi đến thành công. Đúng vào dịp này, ngày 11 tháng 2 năm 1987 vợ tôi sinh thêm bé trai là Phạm A Duy tại nhà bảo sanh phường 12, quận Gò Vấp, nặng 3,7kg. Từ nay bà nội vất vả thêm vì hai cháu, tuy vậy bà rất vui mặc dù tuổi đã bước sang 76 mùa xuân.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM