Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:59:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tiếng súng 40 năm  (Đọc 2390 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
kevin
Thành viên
*
Bài viết: 69



« Trả lời #10 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2023, 07:29:12 am »

CON ĐƯỜNG NHỎ CỦA TÔI

CAO BÍCH THU


Ở Hà Nội, gia đình tôi có thể nói là một gia đình khá giả. Tôi đi học bao giờ cũng có kẻ đón người đưa, thậm chí có cả ô tô nữa. Song không hiểu vì sao tôi vẫn không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, bên cạnh đó mẹ tôi lại là người sùng đạo Phật nên những khi mẹ con tụng kinh niệm Phật, người thường bảo tôi ngồi bên cạnh cùng nghe, rồi nhiều khi mẹ lại bảo tôi đọc với người những bài kinh đã được dịch và in bằng chữ quốc ngữ sau những giờ phút tụng kinh niệm Phật như thế mẹ tôi còn thường giảng giải cho tôi nghe bằng những câu chuyện về cuộc đời từ bi, đức độ, chuyên lòng vào việc thiện, mong cứu vớt được chúng sinh ra khỏi biển trầm luân, để siêu sinh tịnh độ lên được cõi Niết bàn của Thích Ca Mâu Ni, của Phật tổ Như Lai…


Tất cả những cái đó như một chất men vô hình, thấm đượm vào cuộc đời tẻ nhạt của tôi làm tôi choáng váng và cũng chính cái chất men vô hình ấy đã dẫn tôi tới một hành động không lấy gì làm lạ vào thời buổi bấy giờ là tôi cắt tóc đi tu, quy y đầu phật.


Tôi ở chùa, sống cuộc đời khổ hạnh như trăm ngàn người tu hành khác, nhưng trong lòng lại thấy thảnh thơi, nhẹ nhõm trước con đường (lầm lạc) mà tôi đã chọn. Năm đó là năm tôi vừa ở tuổi dậy thì, mười sáu mười bảy tuổi.


Nhưng rồi một chuyện khác hoàn toàn vô tình và bất chợt đã kéo tôi trở lại cuộc đời thường. Câu chuyện khởi đầu bằng một hôm có một đoàn hướng đạo sinh đến cắm trại ở gần ngôi chùa tôi tu hành và có một hướng đạo sinh đi vào chùa. Gặp tôi anh bắt chuyện làm quen, anh hỏi tôi nhiều chuyện và tôi cũng nói cho anh nghe nhiều điều. Anh tỏ vẻ tiếc cho tôi rằng một cô gái khỏe mạnh, có được học hành chữ nghĩa mà lại từ bỏ mọi thứ, cắt tóc đi tu, tách mình ra khỏi cuộc sống, bỏ mặc cho đất nước trong vòng chìm nổi lênh đênh, trong lúc đáng ra phải góp một tay vào việc xây dựng lại nó.


Câu chuyện tưởng như vui mồm bất chợt hôm đó đã để lại cho tôi nhiều suy nghĩ. Và những câu chuyện sau buổi đầu tiên đó của anh còn để lại cho tôi nhiều điều đáng suy nghĩ hơn. Rồi anh đã bắt đầu tin tôi và đưa sách báo cách mạng cho tôi đọc. Quả thực là qua anh tôi đã biết những điều sơ đẳng nhất về phong kiến, đế quốc, về Các Mác, Lê nin, về cách mạng, về thực dân Pháp và về những người dân mất nước sống cuộc đời nô lệ…


Và rồi cuối cùng nghe theo anh, tôi phá giới, bỏ chùa để trở lại cuộc đời thường. Tôi từ bỏ cuộc đời tu hành cũng dễ dàng như khi tôi đến với nó, bởi lẽ tôi thấy cái ánh sáng dù chỉ là le lói trên con đường tôi mới chọn rõ ràng là sáng sủa hơn con đường cũ mà tôi đã lầm lạc bước vào. Đó là năm 1943.
Tôi phá giới nhưng tôi không trở lại sống với gia đình. Tôi xin vào làm nữ hộ sinh trong nhà thương tư của bác sĩ Đặng Vũ Lạc ở 92 phố Trần Hưng Đạo bây giờ. Tôi đã làm hết tất cả mọi việc cần thiết của một nữ hộ sinh cần làm để được bác sĩ yêu mến mà truyền nghề cho. Tôi ở luôn trong bệnh viện và ăn ở tại đó để có nhiều thì giờ hơn chăm sóc sản phụ và cũng chẳng bao lâu tôi trở thành một cô gái đỡ đẻ có nghề.


Cũng trong thời kỳ này tôi kết hôn với người bạn trai đầu tiên của tôi, anh Nguyễn Bá Khoán người đã lôi kéo được tôi ra khỏi ngôi chùa khổ hạnh và dẫn tôi đến với cách mạng, vì chính anh cũng là một trong những người hoạt động cách mạng ở Hà Nội thời đó. Anh là một nhiếp ảnh viên có tài, với chiếc máy ảnh cũ kỹ cỡ 6×6 cộng với lòng nhiệt thành cách mạng anh đã chụp được nhiều ảnh tư liệu quý ngay từ những ngày đó và cho đến ngày Cách mạng thành công kể cả những ngày nổ ra cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp tại Hà Nội. Cho đến nay nhiều ảnh đó của anh đã được để trong viện bảo tàng và vẫn được sử dụng trên báo chí. Chính tôi là người in tráng những phim ảnh ấy cho anh và giữ gìn bảo quản những phim ảnh ấy suốt trong cuộc trường kỳ kháng chiến.


Anh là người hoạt động cách mạng và anh cũng đã không ngần ngại lôi kéo tôi vào những công việc. Về công khai, tôi tham gia vào việc dậy "truyền bá quốc ngữ" ở An Dương, về bí mật, tôi tham gia vào công việc tuyên truyền, đi dán truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi nhân dân ủng hộ Việt Minh và tham gia vào Việt Minh để chuẩn bị cướp chính quyền.


Cũng chính vào cái năm 1945 đó, do Nhật Pháp thi nhau vơ vét thóc gạo của nông dân để đổ vào cuộc chiến tranh nên đã gây ra một nạn đói khủng khiếp cho dân ta. Cái nạn đói ấy những người thuộc vào tuổi tôi bây giờ không ai là không nhớ, người chết đói đầy đường đầy chợ, không chỗ nào là không gặp cảnh chết ấy. Người ta đem quẳng cả những người con đang sống ngắc ngoải lên xe bò đem đi chôn một thể trong những hố chung.


Hai vợ chồng tôi được đoàn thể giao cho một nhiệm vụ có thể gọi là quan trọng lúc bấy giờ là đứng ra lập một trại cứu đói ở Giáp Bát để "cấp cứu" đồng bào mình. Đứng ra lập trại nhưng đoàn thể chẳng có tiền và bản thân chúng tôi cũng chỉ có hai bàn tay trắng, nhưng một khi đoàn thể đã giao nhiệm vụ và chúng tôi đã nhận nhiệm vụ thì chúng tôi làm. Trại cứu đói là những gian nhà bỏ hoang đã từ lâu, vẫn không hề được sửa chữa lại mà chỉ được quét dọn cho sách những rác rưởi, bùn nước lưu cữu ứ đọng từ lâu để cho nạn nhân tạm thời tránh nắng tránh mưa thôi vì điều cốt yếu lúc bấy giờ là làm sao mỗi ngày mỗi người có được bát cháo cố sống cho qua được những ngày đói kém. Để có được bát cháo bát cơm ấy chúng tôi phải đến những nhà giàu có, còn được bát ăn bát để, kêu gọi lòng từ nghĩa, nghĩa đồng bào với những lời lẽ của cha ông để lại như: Một miếng khi đói bằng một gói khi no, như là lá lành đùm lá rách, như nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng, như thương người như thể thương thân vân vân, để cho họ ít gạo, ít tiền làm phúc, đem về duy trì mức sống thoi thóp cho những người bị đói bỏ làng mạc quê hương đến trú chân tại đó.
Logged

Hỏi thế gian, tình là gì mà đôi lứa thề nguyền sống chết?
kevin
Thành viên
*
Bài viết: 69



« Trả lời #11 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2023, 07:31:11 am »

Trong những ngày ở trại cứu đói mà lúc bấy giờ nhiều người thường quen miệng gọi là "Trại Ăn mày" ấy tôi làm việc không nề hà giờ giấc. Cứ chạy được gạo là về tôi lại quay ra nấu cháo ngay. Đối với những người mới đến trại, đói lả sắp chết, tôi kiên nhẫn bón từng thìa nước cháo cho từng người một. Đối với người sức khỏe còn khá hơn tôi giúp họ bắt chấy bắt rận nhung nhúc trên đầu và xếp thành hàng dài dọc theo mép những chiếc bao tải rách mà họ khoác trên người. Ngày ấy, một phần do sức khỏe tôi và phần quan trọng hơn là tôi đã được giác ngộ về tình máu mủ đồng bào cũng là máu đỏ da vàng với nhau nên tôi làm việc không biết mệt mà không hề sợ hãi trong khi bệnh chấy rận đang hoành hành ở khắp nơi.


Trại cứu đói Giáp Bát của chúng tôi đã kéo dài được tới gần ngày Tổng khởi nghĩa, khi ấy nạn đói cũng đã qua khỏi và công việc cách mạng trước mặt đòi hỏi ở chúng tôi nhiều thời gian hơn vì nhà riêng của vợ chồng tôi đã trở thành cơ sở cho một số cán bộ bí mật đi về. Ở nhà tôi luôn luôn được các đồng chí đó tổ chức những cuộc họp và những lớp huấn luyện cấp tốc, khi ấy tôi trở thành người canh gác, bảo vệ cho những cuộc họp và những lớp huấn luyện được trọn vẹn an toàn, tôi chưa hề để xẩy ra một việc đáng tiếc nào cho các đồng chí ấy ở lại nhà tôi.


Lúc đó vợ chồng tôi đã sinh được một cháu gái đầu lòng, tuy bận con mọn, nhưng tôi vẫn không hề sao nhãng công việc của đoàn thể. Dưới nôi của con gái tôi, bao giờ tôi cũng cất giấu những lá cờ, những tập truyền đơn chuẩn bị cho ngày Tổng khởi nghĩa.


Về những ngày tiền khởi nghĩa này, đồng chí Hoàng Mười cán bộ của Bộ Ngoại Giao đã ghi cho tôi những dòng sau đây vào ngày 29-3-1977 để kèm theo hồ sơ hưu trí của tôi vì ngày đó tôi làm việc trực tiếp với đồng chí ấy:

"… Tháng 3 năm 1945, trong thời kỳ tiền khởi nghĩa ở Hà Nội, tôi có liên lạc với gia đình chị Thu, đã giác ngộ và kết nạp chị vào tổ chức Thanh Niên cứu quốc.

Lúc này tôi làm bí thư thanh niên của thành phố. Chị Thu cùng chồng làm việc trực tiếp với tôi. Ngoài những công việc bình thường của một quần chúng cứu quốc, chị đã dành nhà riêng của mình, tổ chức, bố trí canh gác cho một số buổi họp và lớp huấn luyện ngắn ngày.

Trong những ngày khởi nghĩa, chị Thu cũng có phần đóng góp của mình. Khi cách mạng thành công, tôi đã chuyển chi qua sinh hoạt với hội Phụ Nữ…"



Và một đồng chí khác cũng ghi cho tôi những dòng sau:

"… tôi là Lê Đình Thi, cán bộ tòa án Nhân dân tối cao chứng nhận chị Cao Bích Thu là gia đình cơ sở cách mạng thời kỳ bí mật (từ tháng 3 năm 1944 Cách mạng tháng Tám đã hoạt động trong đội Tuyên truyền xung phong, phát báo Cứu Quốc, báo cờ Giải Phóng cho mặt trận Việt Minh thời kỳ chống Pháp Nhật.

Sau cướp chính quyền, chị được bầu làm Ủy viên lâm thời huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Đông.

Từ năm 1946, Toàn quốc kháng chiến, chị Thu tham gia công tác y tế ở mặt trận Thủ Đô và liên tục làm công tác y tế ở hậu phương Liên Khu 3 cho đến ngày hòa bình lập lại…"


Hà Nội ngày 6 tháng 4 năm 1977


Được phép Chính Phủ ta, Pháp đưa quân vào Hà Nội và được đóng quân trên một số địa điểm nhất định để thay thế quân Tưởng đồng minh, nhưng với âm mưu chiếm lại thủ đô, chiếm lại đất nước ta nên bọn lính mũ đỏ được bọn chỉ huy của chúng bật đèn xanh tràn ra phố gây những vụ khiêu khích đổ máu để lấy cớ châm ngòi lửa chiến tranh.

Hà Nội vô cùng nhộn nhạo. Đàn bà con trẻ và những người không có nhiệm vụ gìn giữ thủ đô được sơ tán. Trong tình hình đó, vừa là để giữ an toàn vừa là để thêm có thì giờ hoạt động tôi cũng đã gửi đứa con gái đầu lòng duy nhất lúc đó của chúng tôi về quê nhờ bác cháu nuôi hộ.
Nhưng rồi một hôm chồng tôi bàn:

- Tình hình hiện nay rất không an toàn, chiến tranh không biết sẽ nổ ra lúc nào, hay là bây giờ em về quê nuôi con, để mình anh ở lại Hà Nội tham gia chiến đấu là đủ.

Nghe anh nói vậy, tôi hoàn toàn thông cảm với anh, tôi biết xưa nay anh không bao giờ có chuyện bàn lùi, và anh cũng hiểu tôi vốn không phải là người nhút nhát nhưng anh nói thế là anh chỉ nghĩ đến sự an toàn của tôi và tình hình sức khỏe của đứa con đang ở xa, thêm vào đó, tất cả đàn bà con trẻ ra khỏi thành phố thì tôi có về quê với cũng là hợp lẽ, hơn nữa khi đã có tôi bên cạnh cháu anh sẽ yên lòng để tham gia chiến đấu hơn. Và chính tôi cũng hiểu rằng, không có một người mẹ nào lại muốn sống xa con cái mình nhất là khi đứa trẻ còn măng sữa rất cần đến hơi ấm của bầu ngực mẹ mình. Song tôi cũng từng được các đồng chí hoạt động cũ kể cho nghe rằng: Trong những ngày chưa cướp được chính quyền, có một đồng chí nữ giao liên đã cắn răng đem cho đứa con mình vừa rút ruột đẻ ra để bảo đảm công tác của đoàn thể. Còn tôi mới chỉ phải xa con quả thật nhiều lúc tôi đã thấy lòng dạ bồi hồi, ngồi đứng không yên, mỗi khi như vậy tôi lại cố nghĩ về chị nữ giao liên ấy, lấy chị làm tấm gương sáng cho mình và lại thêm một lần nữa thán phục tinh thần quả cảm của chị, biết cọn lấy lợi ích cao nhất trong nhiều lợi ích đang bầy ra trước mắt mình bắt mình phải lựa chọn, chỉ lấy một chứ không được phép lấy hai.

Nghĩ vậy, nhưng tôi chỉ nói với chồng tôi:

- Em phải thú nhận với anh rằng, không có một người mẹ nào muốn xa con dù một bữa hay một ngày, nhưng như anh đã biết đấy, em bé nhà mình ở với bác, được bác nó chăm sóc nuôi nấng thật tận tình, chu đáo cho nên em rất yên tâm về con. Bởi thế em nghĩ anh để em ở Hà Nội để cùng tham gia chiến đấu với anh. Em có nghề thuốc, em có thể làm cứu thương…

Tôi nói vậy và chồng tôi cũng không cản tôi nữa.

Tôi tham gia hội Chữ Thập đỏ Việt Nam (ngày ấy còn gọi là hội Hồng Thập Tự) rồi tham gia Trung đoàn Thủ Đô.

Tôi được cử đi học lớp cứu thương đầu tiên của ta chỉ có 6 học viên do bác sĩ Tôn Thất Tùng trực tiếp hướng dẫn.
Logged

Hỏi thế gian, tình là gì mà đôi lứa thề nguyền sống chết?
kevin
Thành viên
*
Bài viết: 69



« Trả lời #12 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2023, 07:32:58 am »

Lúc này cuộc kháng chiến toàn quốc của nhân dân ta đã bùng nổ và tôi được điều về bệnh viện Bạch Mai. Ở đây tôi tham gia điều trị cho các chiến sĩ bị thương từ mặt trận chuyển về. Song không phải tôi chỉ làm việc ở bệnh viện mà cứ mỗi khi có một cuộc chiến đấu nổ ra, và khi ngớt tiếng súng, nhiều khi tiếng súng vẫn nổ ròn thì tôi đã lần tới đó để tiến hành sơ cứu và chuyển các chiến sĩ bị thương trở về.


Thực tình, cho đến bây giờ nhiều khi tôi vẫn cứ ngỡ ngàng tự hỏi, ngày ấy tôi nhờ được sức mạnh nào mà tôi ôm chầm lấy một chiến sĩ vừa bị thương trước mặt tôi rồi cùng với anh, tôi lăn đi nhiều vòng dưới làn pháo đạn của địch để đưa được anh an toàn trở về bệnh viện, và không biết nhờ được sức mạnh nào mà một người con gái Hà Nội như tôi có thể đi qua mỗi chiếc cầu chỉ được bắc bằng một thanh ray tàu lửa, trơ trọi không tay vịn để sang mặt trận Việt Nam học xá thăm thương binh và chiến sĩ trong khi trên đó đang bị đốt cháy, lửa khói bốc ngút trời. Không biết nhờ được sức mạnh nào mà người con gái e lệ, nhút nhát bỗng trở nên hoạt bát tìm ra được hàng trăm thứ chuyện để hỏi, để nói với người chiến binh nằm trên bàn mổ để quên đau, quên sợ khi bác sĩ Tôn Thất Tùng mổ cho anh không có thuốc mê và không có cả thuốc tê?


Phải chăng đó là lòng căm thù trước những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra cho đồng bào tôi trước mắt tôi. Tôi đã từng chứng kiến cảnh giặc tàn sát đến bảy người trong gia đình, cảnh chúng nhằm súng vào bụng bắn chết một chị phụ nữ có mang tám tháng sắp đến ngày sinh nở, và cảnh trước đó, trong trận đói một đứa trẻ gầy guộc như que củi khô bò ngều ngào trên bộ ngực trơ tóp đã trở thành xám xịt, lạnh cứng, nhay mút bầu vú của người mẹ đã chết đói từ lâu?


Phải chăng sức mạnh ấy đã lấy được từ lời kêu gọi kháng chiến của Cụ Hồ trong khi chăm sóc thương binh giữa chiến hào và cùng ăn với các anh một nắm cơm, mà giữa ruột đã có sẵn một dúm muối vừng rang mặn?

Có thể là tất cả, tất cả!

Chỉ sau năm ngày chiến đấu, bệnh viện Bạch Mai hồi đầu bị giặc bắn phá mặc dù đó là điều cấm trong luật lệ chiến tranh. Bệnh viện và bệnh nhân buộc phải rút ra ngoài.

Tôi được giao đi làm tiền trạm với hai nhiệm vụ chuẩn bị địa điểm mới và xin dân quân đi cáng thương binh, bệnh binh, vì lúc đó giao thông vận tải hoàn toàn tê liệt, không còn xe cộ gì hết.
Một mình tôi đi từ Phương Liệt theo đường số Một về Văn Điển với hai bàn tay trắng, cùng chiếc túi nhỏ trên vai trong đó có một tờ giấy giới thiệu một cách chung chung do đồng chí Đào ký (Đồng chí Đào nguyên là thứ trưởng bộ Ngoại thương nay đang làm việc tại Ban Kinh Tế thuộc Trung Ương Đảng). Tờ giấy giới thiệu ấy tôi vẫn còn giữ được tới bây giờ nguyên văn như sau:

Hoàng Diệu ngày 26-12-1946

Giấy giới thiệu

Ủy Ban Kháng chiến Hành chính khu II thành Hoàng Diệu trân trọng giới thiệu bà Cao Bích Thu, 23 tuổi, trong hội Hồng Thập tự Việt Nam đã được bác sĩ Quân cục trưởng đề cử phụ trách, việc trông nom các chiến sĩ bị thương ở bệnh viện Bạch Mai và tổ chức việc cứu chữa các chiến sĩ từ tiền tuyến về hậu phương điều trị.

Ủy ban Kháng chiến Hành chính bảo vệ thành Hà Nội trân trọng giới thiệu bà Cao Bích Thu với U.B.KC.H.C các khu hết sức giúp đỡ bà Cao Bích thu về mọi phương tiện để bà thi hành nhiệm vụ được dễ dàng

Chủ tịch UBKCHC khu II
Ký tên: Đào


Chỉ với tờ giấy giới thiệu ấy tôi đi đến đâu cũng được các đồng chí ở địa phương tiếp đón niềm nở, giúp đỡ nhiệt tình, ngay cả chuyện ăn uống cũng không phải lo gì hết.

Tôi được các đồng chí ở Văn Điển giao cho một ngôi trường để làm địa điểm tạm trú cho thương binh bệnh binh. Khi đã có địa điểm rồi tôi lại đi xin dân quân ở các xã xung quanh đem võng, đem cáng lên tận bệnh viện Bạch Mai khiêng các chiến sĩ về Văn Điển.


Hiện nay tôi vẫn còn giữ được một trong những tấm ảnh chụp những cảnh tải thương này. Nhìn tấm ảnh ghi cảnh đoàn dân quân tải thương đang đi ngang qua đường phố Văn Điển sang phía đường sắt tôi không còn nhận ra những người trong đó có ai vào với ai nữa nhưng lòng kính trọng và sự mến phục các chiến sĩ thương binh nằm trên cáng và các dân quân đi khiêng cáng trong tôi vẫn còn nguyên vẹn, bởi tôi vẫn nhớ ngày đó là những ngày mưa phùn gió bấc, rét thấu thịt xương, bầu trời luôn xám xít lạnh ngắt mà mỗi người chỉ mặc trên người một bộ quần áo mỏng manh, hơn thế, không it người chỉ mặc có một chiếc quần đùi nhưng lại khoác thêm lên người một chiếc chăn Nam Định mỏng. Trong ảnh duy nhất có hai người là được mặc ấm bằng hai chiếc áo pa đờ suy cũ của lính khố đỏ còn lại.


Bệnh viện di chuyển và đã trở thành bệnh viện lưu động, trong điều kiện ấy thuốc men không còn được nhiều và đầy đủ như những ngày đầu còn ở trong thành phố. Thuốc mê và thuốc tê thì đã không có từ lâu, nên bác sĩ Tôn Thất Tùng một ngày đêm mổ hàng trăm ca cấp cứu vẫn đều không có những thứ thuốc tối cần thiết đó, bởi vậy tôi cứ phải đứng bên bàn mổ cạnh bác sĩ và thương binh thông báo cho anh những tin chiến thắng mới nhất để anh thêm phấn khởi và tìm cách nói mọi thứ chuyện với anh để anh quên đau, quên sợ trong khi bác sĩ đang mổ cho anh. Và cũng bên bàn mổ đó tôi đã chứng kiến được biết bao nhiêu gương dũng cảm, chịu đựng không rên la, không kêu gào, để khỏi làm ảnh hưởng tới tay dao của bác sĩ. Trong khi mồ hôi anh chảy đầm đìa trên mặt, và anh chỉ nghiến răng thêm chặt lại, hoặc cố gắng nói chuyện với tôi hay trả lời những câu hỏi của tôi để quên đau và cũng để làm tôi vui lòng.
Logged

Hỏi thế gian, tình là gì mà đôi lứa thề nguyền sống chết?
kevin
Thành viên
*
Bài viết: 69



« Trả lời #13 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2023, 07:35:45 am »

Tình trạng thiếu thuốc men kể cả bông băng ngày càng nghiêm trọng, tôi bỗng nghĩ đến những kho thuốc còn đầy ắp trong bệnh viện Bạch Mai khi rút lui còn chưa mang ra kịp. Bác sĩ Vũ Đình Tụng cũng đã nghĩ tới những kho thuốc này và bác sĩ đã giao nhiệm vụ đó cho tôi bằng một giấy Ủy nhiệm đánh máy, không có dấu, trên một mảnh giấy chỉ to bằng nửa bàn tay vừa đủ vài dòng chữ và chỗ để ký tên đóng dấu, mà đến nay tôi vẫn còn giữ được nguyên bản, nguyên văn như sau:

Bệnh viện lưu động Bạch Mai

Giấy ủy nhiệm

Bác sĩ Giám đốc Y tế Bắc Bộ kiêm Trưởng ban giải phẫu khu 3 ủy nhiệm cho chị Cao Bích Thu lên bệnh viện Bạch Mai đưa một số dụng cụ về b.v. Lđ. Văn Điển

      
Văn Điển ngày 28-12-46
      Bác sĩ Võ Đình Tụng
      (Ký tên đóng dấu)


Tôi được giao nhiệm vụ đó vì trước hết muốn hoàn thành công việc cần phải có dân quân hoặc dân công đi gánh bộ từ trên bệnh viện về, mà trước đây việc đưa thương binh về tôi cũng đã từng đi xin du kích dân quân, đó là việc quen, tôi đã từng làm.


Hơn nữa sự nhiệt tình xuất phát từ lòng yêu nước, lòng căm thù giặc xâm lược của mọi tầng lớp nhân dân, nhất là những nông dân nghèo luôn luôn sẵn sàng làm bất cứ công việc gì mà kháng chiến đòi hỏi.


Tôi đến các cơ quan và chính quyền địa phương đề nghị giúp cho người đi gánh thuốc, và tôi đã nhận được sự giúp đỡ nồng nhiệt của mọi người vì chỉ cần nói đến việc đi lấy thuốc cho các chiến sĩ là mọi người đều hăng hái lên rồi.


Trên những mảnh giấy chỉ to bằng bang tay hoặc chỉ bằng nửa bàn tay xé từ phần cuối của một tờ công văn còn trắng; hoặc xé từ một cuốn sổ tay nhỏ của các đồng chí phụ trách cơ quan, với vài ba dòng chữ ngắn gọn được viết bằng bút chì, bút mực tím cho các đồng chí cấp dưới, hoặc những đơn vị trực thuộc, nhiều khi chỉ ký tên mà không ghi chức vụ, không đóng dấu đều là những mệnh lệnh được thi hành ngay tức khắc. Một số trong những tờ giấy quý báu đó hiện nay tôi vẫn còn giữ được ví dụ như những tờ sau đây, tôi xin sao lại nguyên văn:

Ủy ban phá hoại                                                    Việt Nam dân chủ cộng hòa
phủ Thường Tín                                                       Độc lập tự do hạnh phúc


Ủy nhiệm 70 đồng chí bộc phá đi giúp việc mang thuốc ở nhà thương Bạch Mai về Văn Điển đến 6 giờ chiều phải trả lại.

      
Ủy viên quân sự
      Phùng Văn Sức
      Ký

Số người này giao bà phụ nữ Cao Bích Thu quân y viên phụ trách các chiến sĩ bị nạn.

Mảnh giấy này được viết bằng bút chì xanh chỉ ghi tên, ký tên và không đóng dấu.


Hay những giấy sau đây của đồng chí Đại ở Pháp Vân (Thanh Trì). Nguyên Văn:

Đ.C. Trạch

Đ.C. thảo luận với Đ.C. Chính hay Sơn viết giấy ra Yên Mỹ và Đại Lan lấy 200 người đủ quang gánh ra Văn Điển giao sang nhà thương và nói rõ rằng hôm nào cũng phải đi bao giờ hết mới thôi.

   
Pháp Vân 7-1-47
   F.T.T.B.Q.S.
   Giao người cho bà Cao Bích Thu
   (Ký tên) Đại

Và ngay sau đó đồng chí Đại viết cho tôi một mảnh giấy nữa để lấy người. Nguyên văn như sau:

   Đ.C. Khuyếch

Đ.C. giao 40 người nên tôi hôm qua cho chị Cao Bích Thu để mang đi lấy thuốc về rất cần. Xin Đ.C. làm ngay, mang theo cả thúng

   
Pháp Vân 7-1-47
   F.T.F.H.
   (Ký tên) Đại


Mảnh giấy dưới này có đóng dấu Ủy ban xã còn mảnh giấy trên không được đóng dấu.

Trong số những giấy tờ thuộc về công việc này tôi cũng còn giữ được một "tờ mệnh lệnh" viết bằng mực tím trên một mảnh giấy pơ luya đỏ vuông vức với nét chữ rắn rỏi dễ đọc trông có vẻ một tờ lệnh hơn cả nguyên văn như sau:

Mệnh lệnh

Ủy ban Kháng Chiến khu Đề Thám giao 100 dân quân của UBKC Thanh Trì thuộc quyền bà Cao Bích Thu để chuyên chở vật liệu của bệnh viện Bạch Mai xuống Văn Điển.

Đề Thám ngày 31 tháng 12 năm 1946
Ủy viên y tế UBKC Đề Thám
Ký tên
(Không ghi họ tên và không đóng dấu)

UBKC Phương Liệt chịu tiếp tế cho số người này   

Chuẩn y
(Ký tên, đóng dấu Ban Bảo vệ xã Phương Liệt nhưng không ghi rõ tên và chức vụ)

      
Văn Điển ngày 28-12-46
      Bác sĩ Võ Đình Tụng
      (Ký tên đóng dấu)

Tất cả những giấy tờ đó đã giúp tôi nhanh chóng có được những người đầu tiên với đầy đủ quang gánh thúng mủng xuất phát từ bệnh viện Văn Điển lên bệnh viện Bạch Mai với đoạn đường bộ mười cây số để lấy thuốc.
Logged

Hỏi thế gian, tình là gì mà đôi lứa thề nguyền sống chết?
kevin
Thành viên
*
Bài viết: 69



« Trả lời #14 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2023, 07:36:49 am »

Tôi lại gặp lại những dáng dấp cũ của những dân quân du kích trước đó ít hôm đã cùng tôi khiêng cáng đưa thương binh từ Bạch Mai về. Vẫn những người chân đất đúng theo nghĩa đen của nó và cũng vẫn vào những ngày mùa đông, gió bấc, rét như cắt da, cắt thịt, mà mỗi người chỉ phong phanh một bộ quần áo mỏng và cũng vẫn có người chỉ mặc một chiếc quần đùi, mình khoác thêm một tấn chăn Nam Định mỏng và trên đầu vẫn chiếc nón mê hoặc chiếc mũ cát tàng tàng bật vải. Nếu gặp những ngày mưa thì mọi người còn vất vả hơn, hai vai gánh nặng, đôi bàn chân đất phải đi trên con đường vừa phá hoại để cản giặc vừa lổn nhổn những tảng đất ướt trơn như đổ mỡ và đã có không ít người bị trượt chân vấp ngã.


Đoàn người quang gánh đó có hôm lên tới 200 cứ sớm sớm ra đi từ lúc chưa rõ mặt người phải phân tán thành những nhóm nhỏ để tránh máy bay địch thỉnh thoảng lại vè vè bay lượn bắn phá trên đầu hoặc chỉ mục tiêu cho đạn pháo của địch từ xa bắn tới. Chúng tôi lên tới bệnh viện, càng gần địch hơn, trong khi chúng tôi phá kho xếp thuốc và dụng cụ y tế vào quang gánh thì đạn pháo của địch ở những nơi chúng đã chiếm lĩnh được bắn về bệnh viện càng dữ dội hơn, nhưng thật lạ kỳ, chúng tôi không một ai thoái chí, không một ai bỏ dở nhiệm vụ của mình. Riêng tôi, tôi cũng có được sự bình tĩnh đến lỳ lợm đó. Tôi đã thu xếp cho anh em dân quân mang đến cả những bàn tán thuốc rất nặng đi vì tôi nghĩ rằng kháng chiến rồi ra sẽ rất cần đến cái dụng cụ nặng nề ấy. Tôi cũng đã gặp đây đó một vài tử thi của những anh bộ đội, những anh tự vệ hy sinh trong khi chiến đấu với giặc còn sót lại, và cả những người dân, tôi đã đề nghị với các anh em dân quân mai táng mồ yên mả đẹp cho tất cả. Tôi cũng còn nhớ hôm đầu tiên lên bệnh viện lấy thuốc sau khi thu xếp cho anh em quang gánh lần lượt ra đi hết cả rồi tôi bỗng nghe thấy tiếng người kêu gào ở phía nhà điên, tôi đứng nán lại và lần mò về phía đó xem sao, thì ra trong khu bệnh thần kinh này vẫn còn lại một số bệnh nhân bị khóa trong nhà mà trong lúc vội vã rút lui họ đã bị bỏ quên. Tôi nghĩ thả hay không thả họ ra? Thả ra, họ đi lang thang rất có thể sẽ bị dính những viên đạn pháo bắn vu vơ của địch, mà mang họ đi theo, một mình tôi làm sao có thể điều khiển được những người thần kinh ấy. Nhưng nếu không thả họ ra thì cái chết chắc chắn sẽ đến với tất cả mọi người đó là chết đói. Thả ra họ vẫn còn có nhiều hy vọng sống sót, nhất là đối với những người ở thể nhẹ, họ có thể tự lần về được gia đình hoặc những vùng an toàn hơn.


Không có nhiều thì giờ suy nghĩ thiệt hơn nữa, tôi đã quyết định chọn lấy cách thả họ ra mà tôi cho là tốt hơn cả. Thế là tôi đi kiếm một thanh sắt, lần lượt đi phá các ổ khóa… Sau đó và cho tới tận bây giờ, tôi cũng không biết được số phận của họ ra sao.


Trong những ngày đầu đi lấy thuốc ở Bạch Mai thì theo như mệnh lệnh của Ủy Ban Kháng Chiến khu Đề Thám xã Phương Liệt (Bệnh viện Bạch Mai nằm trong xã Phương Liệt) sẽ chịu trách nhiệm tiếp tế cho những người này, nhưng rồi một hôm tôi bỗng nhận được mẩu giấy viết tay của anh Vẽ người trong ban bảo vệ xã Phương Liệt gửi cho nguyên văn như sau:

Chị Cao Bích Thu

Nể lời chị, chúng tôi đã hết lòng tiếp tế cho số 100 người ở Văn Điển lên Phương Liệt lấy thuốc.

Vì chúng tôi thiếu gạo, để tiếp tế cho dân quân và bộ đội, – tôi còn phải lấy ở Giáp Tứ lên, – nên chị trù tính ngay việc tiếp tế một trăm người ấy ở xã khác.

Vậy xin báo trước chị biết.
   Phương Liệt ngày 31-12-46
   Chào quyết thắng
   Nguyễn Gia Vẽ.
   (Ký tên đóng dấu Ban Bảo Vệ).


Đối với chúng tôi ngày ấy những khó khăn đột ngột như thế vẫn thường xẩy ra luôn, và trước mỗi khó khăn bao giờ tôi cũng tìm ra một giải pháp cụ thể tuy chưa phải là tối ưu nhưng cũng tạm thời ổn thỏa, mà sự ổn thỏa ấy chính là do tinh thần yêu nước quên mình của mọi người. Trong trường hợp ấy tôi chỉ còn có một cách là sớm sớm trước khi ra đi để anh em dân quân ăn thật no, rồi nhịn xuông cho đến tối khi gánh thuốc và y cụ trở về. Thực tế trong những ngày ấy càng ngày bệnh viện Bạch Mai càng bị địch bắn phá dữ dội hơn, nên khi tới nơi mọi người chỉ chăm chăm xếp quang gánh cho thật nhanh để trở về, chẳng còn thì giờ và lòng dạ nào mà nghĩ đến chuyện ăn uống nữa. Tuy làm việc hết sức mình như thế nhưng hôm nào cũng phải tối mờ tối mịt đoàn người gồng gánh ấy mới lần về tới được Văn Điển.


Tôi nhớ hôm đầu tiên đi lấy thuốc về, về đến nơi trời cũng đã tối lắm rồi, những người ở nhà sốt ruột ra tận đường cái chờ đợi chúng tôi, khi thấy mọi người đã trở về đầy đủ với những gánh thuốc nặng chĩu trên vai, ai cũng phấn khởi reo hò, và khi thấy tôi là người cuối cùng trở về thì không biết một đồng chí nào đó đã reo to lên một cách vui vẻ:

– Tổ quốc ghi công chị Thu!

Lời khen vô tình và bất chợt đó làm tôi cảm động rưng rưng nước mắt. Và cũng chính điều đó đã thúc đẩy tôi cố gắng khắc phục mọi gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ, không phải chỉ ngay lúc đó mà mãi mãi về sau này, trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp của dân tộc. Và cho tới ngày nay tôi vẫn cứ coi lời khen bằng miệng, không biết của đồng chí nào đó, còn hơn cả các thứ bằng khen và phần thưởng vật chất khác.


Sau đó tôi còn được giao nhiệm vụ đi tiền trạm di chuyển bệnh viện đến những địa điểm xa mặt trận hơn thuộc vùng Cự Đà, Khúc Thủy, và cuối cùng tôi dính đạn địch bị thương. Tôi được lệnh rời mặt trận và được điều về báo Cứu Quốc vào tổ phóng viên chiến tranh nơi chồng tôi vẫn làm phóng viên nhiếp ảnh chiến tranh ở đó.
Logged

Hỏi thế gian, tình là gì mà đôi lứa thề nguyền sống chết?
kevin
Thành viên
*
Bài viết: 69



« Trả lời #15 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2023, 07:37:22 am »

Số phim mà báo Cứu Quốc và chồng tôi mang theo từ khi báo tản cư khỏi Hà Nội đã cạn dần rồi hết hẳn. Tôi được giao nhiệm vụ mới là vào nội thành mua phim ảnh đem ra.

Sau khi nhận nhiệm vụ tôi liền nhớ tới cô Đức, mà vừa mới rồi đây tôi gặp ở chợ Đại, hôm đó cô Đức có cho tôi biết cô đã sơ tán từ Hà Nội về quê cô ở gần Cống Thần, làng cô đã lập tề nhưng là tề cứu quốc, tất cả mọi người trong ban tề đều là người của mình và cán bộ ra vào Hà Nội vẫn thường dừng lại ở đấy trước khi vào thành. Hội ở Hà Nội cô Đức cũng ở với tôi trong nhà thương Đặng Vũ Lạc, cô ít tuổi hơn tôi nhiều, nhà cô rất nghèo, bố cô phải đi đạp xích lô để kiếm sống. Trong những ngày ấy, tôi đã giúp đỡ cô rất nhiều cả về tinh thần lẫn vật chất, bởi vậy tình cảm của cô đối với tôi rất khăng khít, thành thật. Tôi tin vào tình cảm ấy của cô đối với tôi, nên theo địa chỉ cô đã dặn tôi lần mò tới tìm cô.


Gặp tôi, cô đưa ngay tôi xuống hầm để bảo vệ rồi sau đó cô lại đưa tôi đến gặp các đồng chí của ta để xin giấy tờ hợp pháp.

Một buổi sáng tôi rời nhà cô Đức nhập vào với những người đi chợ. Ngay từ lúc ra đi tôi đã tìm cách chuyện trò thân mật với mọi người để hòa vào với họ, để phòng khi gặp chuyện bất trắc như bị khám xét hỏi giấy tờ thì tôi không đến nỗi trở thành lạc lõng giữa mọi người và trước mắt địch.


Tôi rất yên tâm khi sắp chạm bốt địch đầu tiên, cho nên khi bọn gác ách lại để xét hỏi giấy tờ tôi vẫn bình tĩnh không hề tỏ vẻ lo sợ bối rối. Nhưng thật không may cho tôi, hôm đó không hiểu chúng có lệnh gì từ cấp trên của chúng, hoặc chúng định săn bắt một người nào đó nên chúng thu hết giấy tờ của chúng tôi lại và đưa tất cả vào trong bốt và ngay lập tức chúng lấy cung từng người và chúng cũng chỉ hỏi những điều thường lệ không thể thiếu đó là tên, tuổi, nguyên quán, trú quán, nghề nghiệp, đi đâu, làm gì?


Tôi lần lượt trả lời mọi câu hỏi đúng như tôi đã chuẩn bị và đã được ghi trên giấy tờ. song có một điều tôi không giấu chúng được, đó là nước da trắng trẻo của tôi, chúng nghi tôi là người Hà Nội và bây giờ có thể đúng như lời tôi khai là đi buôn bán kiếm ăn và cũng có thể tôi là cán bộ đi vào vùng bị chiếm đóng để làm một công tác nào đó, song chúng không có một bằng chứng nào về việc này cả. Tuy vậy, chúng cũng lạp tức đưa tôi về Hà Nội.


Thế là tôi về Hà Nội không phải lẩn tránh mà là bằng con đường "công khai" với ô tô chạy trên đường quốc lộ hẳn hỏi. Nhưng con đường ấy đã dẫn thẳng tôi tới sở mật thám của giặc. Ở sở mật thám, chúng lại bắt đầu hỏi lại tôi từ đầu cùng với sự đe dọa và cả đánh đập nữa. Nhưng trước sau như một tôi chỉ có một lời khai hoàn toàn giống nhau: Tôi đi buôn bán, qua bốt các ông bắt đưa về đây, chứ tôi không còn biết gì khác. Trong nhiều ngày bị giam giữ ở đây, mỗi ngày một lần chúng bắt tôi viết một bản khai để chúng đối chiếu so sánh xem tôi có điều khai nào không ăn khớp với nhau không. Nhưng tất cả các bản khai của tôi đều giống nhau như hệt. Cuối cùng chúng đành chịu vừa đưa tôi nhập vào với những người tù mà chúng thường bắt đi quét rác ngoài phố.


Tôi biết như vậy là trước sau chúng cũng phải thả tôi ra vì trong tay chúng chẳng có chứng cứ gì để làm án tôi cả. Nhưng cứ đi quét rác như thế biết đến bao giờ chúng mới thả tôi ra, trong khi tôi biết chắc rằng ở tòa soạn, chồng tôi cùng các đồng chí khác đang từng giờ từng phút mong sao tôi mua được phim về. Tôi biết số phim ở nhà đã không còn một cuốn nào nữa. tôi quyết định nếu tìm được cơ hội thích hợp tôi sẽ bỏ trốn, tôi ra sớm được ngày nào hay ngày đó. Và rồi một hôm nhân lúc mọi người không ai chú ý đến tôi, tôi liền bỏ trốn. Tôi đi thẳng đến nhà người cô chồng tôi, như tôi đã định trước. Bà giục tôi phải ra ngoài vùng tự do ngay để tránh sự truy tìm, lùng sục của địch. Tôi giải thích cho bà biết rằng, chúng sẽ chẳng để thì giờ vào việc truy lùng tôi làm gì vì tôi chẳng phải là một tên tù quan trọng đối với chúng. Hơn nữa công việc tôi vào trong này là mua phim ảnh thì vẫn chưa mua được, nên tôi nhất quyết không chịu ra không.


Vài hôm sau tôi đã kiếm mua được đủ số phim ảnh cần thiết và đến lúc ấy tôi mới chuẩn bị để a ngoài. Tôi đi mua về một đỉnh vàng giấy thật to, tôi đem tất cả những thoi vàng nằm ở trong ruột ra thay vào đó là những cuộn phim mà tôi vừa mua được. Hôm ra đi tôi làm như người đi lễ với đầy đủ vàng hương hoa vàng nến và lần này tôi tìm mọi cách để tránh những đồn bốt địch cố gắng để khỏi phải chạm trán với chúng lần nữa…


Và tôi đã thành công, tôi đã đem được phim ảnh về đến tòa soạn báo Cứu Quốc một cách an toàn.
Sau một thời gian công tác ở báo Cứu Quốc, tôi được cơ quan cử đi học một lớp y sĩ của bộ Y tế mở, sau ba năm học tôi về công tác tại ty y tế Thanh Hóa và sau này tôi lại được đi học tiếp để trở thành bác sĩ sản khoa, phụ trách phòng đẻ cấp cứu ở bệnh viện Đông Anh Hà Nội.


Đến nay tôi đã về hưu sau bốn mươi năm trong nghề, bốn con tôi cũng đều đã trưởng thành. Cô con gái cùng tuổi với cách mạng tháng Tám của tôi năm 17 tuổi học hết lớp mười thi đỗ vào đại học văn và có tên trong danh sách những học sinh được đi nước ngoài nhưng cháu đã từ chối tất cả xung phong vào bộ đội chống Mỹ nay đã trở về công tác tại sở Văn Hóa thông tin Hà Nội. Con trai thứ hai của tôi đang là giáo viên ở trường Trung cấp kỹ thuật Hà Nội cũng xung phong đi bộ đội giữa những ngày giặc Mỹ đánh phá ác liệt Hà Nội, ngay trong năm thứ nhất ở bộ đội cháu được tặng danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ và năm thứ hai cháu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cháu cũng có mặt trong những ngày lịch sử giải phóng, thống nhất miền Nam. Hiện nay cháu đang công tác ở trong đó. Chồng tôi sau nhiều năm bị hiểu lầm vì những tin tức sai lạc nay cũng đã được xác minh, phục hồi và đã được công nhận làm tham gia hoạt động cách mạng từ trước cách mạng Tháng Tám.

Cuối cùng tôi chỉ còn có thể nói được một câu rằng:

Nhờ cách mạng tôi mới có được ngày nay.
Logged

Hỏi thế gian, tình là gì mà đôi lứa thề nguyền sống chết?
kevin
Thành viên
*
Bài viết: 69



« Trả lời #16 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2023, 06:46:52 am »

LẤY ĐỘC TRỊ ĐỘC


VIẾT LINH


Thật ra thì trước khi bọn Nhật vào Đông Dương ra sức tuyên truyền cho chủ nghĩa Đại Đông Á, trong một số học sinh, thanh niên đã nghe nói về đảng Hắc Long, với nữ đảng trưởng Cao Lan Thiên Trường, một tuyệt thế giai nhân, thâu tóm trong tay một màng lưới gián điệp của Nhật Bản tỏa rộng khắp thế giới, những đảng viên đảng Hắc Long với hành tung bí mật có tài xuất quỷ, nhập thần.
Đồng chí Nguyễn Tạo khẽ mỉm cười khi giở một tập hồ sơ vô tình để rơi tấm ảnh Oa-ta-na-bê, trùm Hắc Long của Nhật ở Đông Dương, hiện nay vẫn đang làm cố vấn cho bọn Đại Việt.
Vừa lúc ấy, chuông điện thoại reo vang, đồng chí Tạo cầm ống nghe:

- A-lô… Doãn đây, đúng Nguyễn Phủ Doãn1 (Bí danh của đồng chí Nguyễn Tạo lúc đó) đây. Ừ! Tiếc nhỉ! Cứ tiếp tục nhé… có gì báo tin gấp nhé!
Tin điện từ Thái Nguyên báo về cho biết: Trinh sát ta bắn hụt Phi Hùng ở khách sạn, sau đó hắn lại biệt vô âm tín.

Ở Đông Dương, hãy gạt bỏ tấm màn huyền thoại của đảng Hắc Long ra, thì Oa-ta-na-bê là con người bằng xương, bằng thịt.

Đối tượng đồng chí Tạo đang xem xét là Phi Hùng. Với cái vỏ bọc: phiên dịch cho Oa-ta-na-bê, Phi Hùng là một sản phẩm của Hắc Long, con đẻ của Oa-ta-na-bê. Ảnh hắn đây! Một con người nhỏ nhắn, mắt sáng, trán trao, mũi dọc dừa, có thể gọi là đẹp trai được. Phi Hùng nói tiếng Nhật vào loại có tay nghề.


Có em là ủy viên trung ương đảng Đại Việt, lại là chó săn trung thành của phát-xít Nhật nên Phi Hùng sớm biết số phận mình ngay từ khi Cách Mạng Tháng Tám thành công. Hắn lẩn như chạch, lúc nào cũng kè kè khẩu súng ngắn giấu kỹ trong người, hầu như không để lộ một dấu vết gì ở những nơi hắn đến.


Tên này sống độc thân. Hắn có thể đứng ra hô hào một số người giàu, nhẹ dạ hùn vốn vào mở công ty kinh doanh của hắn rồi sau đó, có thể hủy ngay chứng từ trước mặt và sẵn sàng dùng vũ lực để áp đảo đối phương.


Trước khi bỏ Hà Nội trốn lên Thái Nguyên, Phi Hùng đem theo một cô nhân tình, đội một cái tên giả, vào thuê trọ đàng hoàng ở khách sạn.

Cho đến bây giờ, tên cáo già này vẫn nằm ngoài tầm tay của công an. Thi hành bản án với hắn, không phải chuyện ngày một ngày hai. Nhưng…

Đồng chí Nguyễn Tạo đưa mắt nhìn qua cửa sổ, có tiếng kêu ngoài phố:

- Cướp! Cướp!

Người mất chiếc cặp da vừa kêu lên như vậy, hàng phố chưa kịp đổ ra thì kẻ gian đã chạy tót vào cái trại Tàu Tưởng gần đấy Thế là xong!

Lại bọn Đại Việt hoặc Quốc Dân đảng. Còn bọn phản động đó thì việc duy trì trật tự an ninh trong nhân dân còn khó khăn! Phải trừng trị bọn này bằng được.

Hay là… "Lấy độc trị độc". Ngày xưa, các cụ đã dạy như vậy. Tự nhiên đồng chí Tạo lại nghĩ đến Phi Hùng.

Con bài của Oa-ta-na-bê hiện nay ở trong Đại Việt một số hoạt động của tên trùm Đại Việt Trương Tử Anh, bọn đầu sỏ Quốc Dân đảng, mọi liên hệ giữa bọn phản động với bọn tướng Mỹ Mác-san ở Trung Quốc trước đây và hiện nay, Phi Hùng có thể nắm được những đầu mối này. Nhưng dùng Phi Hùng chính là dùng một con dao hai lưỡi, nếu không khéo cũng dễ bị đứt tay như chơi.


Có tiếng mô-tô nổ to phía ngoài cổng Nha Công An. Một chiến sĩ trinh sát, mồ hôi nhễ nhại, quần áo dính đầy bụi, bước vào phòng đồng chí Nguyễn Tạo:

- Báo cáo anh, em đã bắt được Phi Hùng ở Vĩnh Yên.

- Tốt lắm! Đồng chí ngồi xuống đây.

Chiến sĩ trinh sát vẫn đứng yên, hai chân chụm vào nhau.

- Báo cáo anh, anh cho lệnh thi hành bản án tên này chứ ạ!

- Chưa! - Đồng chí Nguyễn Tạo tự tay rót nước mời chiến sĩ nọ và mỉm cười nói – Anh em cứ đưa nó về đây cho tôi.

- Thưa đồng chí, đưa Phi Hùng về đây ạ?

Trước vẻ mặt ngạc nhiên của anh chiến sĩ trẻ, đồng chí Tạo gật đầu đáp:

- Đúng thế!

- Trời! – Chiến sĩ trinh sát tiếc rẻ – Chúng em mất bao công phu mới bắt được nó.

- Được rồi, đồng chí cứ yên tâm, đưa nó về đây.

Nằm trong phòng giam, Phi Hùng mới có dịp ngẫm nghĩ về cuộc đời. Theo hắn, đời con người ta đều có số cả. Nếu số chưa chết thì dù có đập đầu vào tường, tường cũng đổ. Còn nếu số chết thì nằm trong phòng khóa trái cửa lại vẫn cứ "tịch" như thường.


Sáng hôm sau, Phi Hùng được dẫn ra xe ô-tô. Hắn vô cùng ngạc nhiên khi thấy chiến sĩ công an dẫn hắn đi khá trẻ. Chính tự tay anh cởi trói cho hắn. "Không hiểu liệu anh ta có biết là mình lái ô tô rất cừ và bắn cả hai tay rất giỏi không?". Chỉ qua ánh mắt thôi, Phi Hùng hiểu rõ: Anh ấy biết hết và vẫn cứ để cho hắn ung dung ngồi trong xe.


Từ trước đến nay, trong con mắt của Phi Hùng thì những điệp viên lừng danh của đảng Hắc Long hoạt động ở Thượng Hải, Hồng Công, Thiên Tân giống như những "thiên thần" ở trên trời. Còn như ở mặt đất thì hắn biết rõ tài bắn của đội danh dự Việt Minh. Ngay cả cái việc hắn bị tóm tóc ở đất Vĩnh Yên này, nếu Việt Minh không có "con mắt thần" chưa chắc hắn đã việc gì.


Nếu hắn thoát chết chuyến này thì tài đoán số của Oa-ta-na-bê vẫn đáng được xếp vào loại "Quỷ cốc tử" và trong lòng Phi Hùng này Oa-ta-na-bê vẫn là một thần tượng không thể phai mờ.

Mãi gầy đây, trong tiệc rượu trên lầu cao một biệt thự heo hút nọ, Oa-ta-na-bê mới lộ hẳn cho Phi Hùng rõ về cửa hiệu tạp hóa của hắn ở phố Hàng Bồ, hiệu kem Nhật Ô-sa-ka, người mua ra vào tấp nập, khác hẳn với cửa hàng đồ cổ vắng tanh, vắng ngắt gần Bờ Hồ đều là những cơ sở tình báo với những nhiệm vụ khác hẳn nhau.
Logged

Hỏi thế gian, tình là gì mà đôi lứa thề nguyền sống chết?
kevin
Thành viên
*
Bài viết: 69



« Trả lời #17 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2023, 06:48:54 am »

Theo lời Oa-ta-na-bê thì ngành tình báo Nhật đã bắt đầu từ thế kỷ XVI với "thủ lĩnh" Tô-i-ô-tô-mi.
Những thiên anh hùng ca trong lịch sử Nhật Bản, sự phồn vinh của đất nước Phù Tang trong tương lai đều gắn bó với ngành tình báo.

Câu chuyện về chuyến đi của Phu-ku-si-ma đến Vơ-la-đi-vô-xtốc, rồi đại tá A-ka-si với đảng Hắc Long… cùng với hình ảnh "chủ" hiệu tạp hóa ngù ngờ Oa-ta-na-bê bỗng như hiện rất rõ trong đầu Phi Hùng.

Phi Hùng nhìn hai giọt nước mắt long lanh của Oa-ta-na-bê mà không nén nổi xúc động.

Không hiểu sao đêm nay hắn lại cảm thấy cuộc đời hắn lúc nào cũng phải gắn với một thần tượng nào đó, nói là gắn không đúng – hắn phải sống nương nhờ dưới bóng một con người nào đó.
Một cú xóc đột ngột làm hắn bừng tỉnh. Chiếc ô-tô lại rú ga lao đi.

Có tiếng gõ cửa khẽ khàng.

Khách lặng lẽ bước vào, đầu hơi cúi xuống như người có lỗi.

– Báo cáo anh… Z27 – bí danh người khách vừa bước vào, khẽ lắc đầu – Thú thật với anh, tôi không làm sao "quản lý" được hắn ạ! Vừa nóm thấy hắn đây, thoắt cái, nó đã "lặn" một hơi biệt tăm!
Đồng chí Tạo mỉm cười. Anh đã phải cử hẳn một đồng chí cỡ trưởng phòng để chuyên theo dõi Phi Hùng sau khi giao việc, thế mà kết quả lại như vậy.

– Hắn không bao giờ để lại một dấu vết gì. Mọi giấy tờ dùng xong, hủy ngay.

Qua Z27 báo cáo lại, đồng chí Tạo cũng biết rõ Phi Hùng như vậy: trừ bản báo cáo phải tự tay viết ra, không bao giờ Phi Hùng để lại bất cứ một tí bút tích gì.

Bắt tay đồng chí trưởng phòng xong, đồng chí Tạo nghĩ thầm trong bụng; "Cho đến bây giờ, tất cả những tin tức Phi Hùng báo cáo đều chính xác cả. Nhưng… vẫn cứ phải có người giám sát". Anh nhớ lại trước đây ta có bắt Sáu, một đảng viên Đại Việt, có vợ khóc lóc xin tha cho chồng và đề nghị được "lập công chuộc tội". Hay là ta nhờ cô Sáu vậy. Sáu vốn quen biết một số người trong Đại Việt. Hơn nữa ta chỉ đặt yêu cầu thấp: thẩm tra xem tin tức Phi Hùng báo về có thực hay không. Thế thôi!
Thoáng nhìn qua tấm ảnh cũng có thể biết ngay đó là một cô gái đẹp với cái tên khá dài: Thanh Dương Thiên Niên. Cô gái có mắt một mí, mặc áo ki-mô-nô Nhật, tay cầm dù hình như đang e ấp cười với ai. Rõ ràng cô đứng trên cầu Thê Húc đằng sau là đền Ngọc Sơn mà ven hồ lại có liễu rủ và quanh cô là những cành hoa anh đào chúm chím. Đúng đấy là một tấm ảnh ghép.


Cô gái tên thật là Thanh – đã có thời làm ở quán Thiên Nga – sau đích thân Oa-ta-na-bê xin chuyển cho cô ra làm việc khác ở cửa hàng bán đồ cổ, trong thâm tâm Oa-ta-na-bê rất muốn tác thành cho Phi Hùng.

Và không hiểu sao, thoáng gặp Thanh Dương Thiên Niên lần đầu, Phi Hùng đã cảm thấy trái tim mình rung động tha thiết.

Từ dáng đi, nụ cười, khóe mắt, từ cách pha trà, cắm hoa, tất thẩy ở Thanh Dương Thiên Niên đều toát ra một cái gì đấy rất kiều diễm kiểu Phù Tang.

Lần đầu gặp cô ta ở nhà Oa-ta-na-bê, đêm về Phi Hùng không có thói quen ghi nhật ký nhưng trong tim hắn đã hằn dòng chữ "Thanh Dương Thiên Niên" – Ta sẵn sàng chết vì "biển xanh ngàn năm" (nghĩa của Thanh Dương Thiên Niên).

Sau đó, nàng biến mất.

Phi Hùng không dám hé răng hỏi lại quan thầy. Hắn phỏng đoán: có thể nàng đã về Nhật theo một võ quan nào đó. Thế mà tối nay, Oa-ta-na-bê lại cho mời hắn đến hẹn hò với một cô gái Đông Kinh; Thanh Dương Thiên Niên.

Phi Hùng bàng hoàng sung sướng.

Cuộc đời hắn tưởng như đã "tắt nắng" rồi, không ngờ lại… "lên mây".

Tối nay mình sẽ mặc bộ gì cho hợp với thời tiết nào? Phải có món quà cho nàng sau bao năm xa cách. Phải chuẩn bị rượu, mấy món ăn nguội chứ, xem chừng túi tiền Oa-ta-na-bê dạo này cũng lép kẹp rồi. Phi Hùng mở ngăn kéo lấy tiền, ra phố. Chiếc ô-tô của hắn lao đi rất nhanh. Phố Hàng Buồm đây rồi! Chim quay, ngỗng quay, táo tươi, nho khô… đủ các loại rượu trên đời.

Mua xong, Phi Hùng giơ tay xem đồng hồ. Còn những hơn một tiếng nữa, hắn còn thừa thì giờ để về nhà thay quần áo rồi đến nhà Oa-ta-na-bê.

Không hiểu Thanh Dương Thiên Niên có thay đổi nhiều không? Chặng đường đã qua của nàng ra sao? "Biển xanh mãi mãi không già". Núi, biển và Thanh Dương Thiên Niên chắc cũng vậy thôi. Ô-tô vừa xịch đỗ, Phi Hùng giật mình để ý tới cái hộp thư đã từ lâu không có ai gửi tới, thế mà hôm nay lại có một phong thư lạ.

Phi Hùng nhận ra chiếc phong bì quen thuộc của ông Doãn, hắn mở vội ra xem và thốt lên: "Trời, thế có ác không chứ!"

19 giờ 15 phút Phi Hùng phải đến một điểm hẹn để nhận nhiệm vụ mới.

Sau cuộc hẹn với Oa-ta-na-bê 15 phút, không hiểu sao Phi Hùng vẫn cảm thấy trong cuộc hội ngộ này với Oa-ta-na-bê, rất có thể hắn được nhận một nhiệm vụ mới từ Tô-ki-ô đưa sang, qua Thanh Dương Thiên Niên – con sư tử Phù Tang đâu đã chịu khuất phục đồng minh. Hay là ta cứ tới Oa-ta-na-bê rồi quay lại điểm hẹn của ông Doãn? Không được.


Tô-ki-ô! đảng Hắc Long cách xa hàng ngàn ki-lô-mét còn các ông Việt Minh thì lại ở ngay cạnh đây. Nếu cái đầu mình không có thì còn đâu đôi mắt mà ngắm "biển xanh ngàn năm" nữa.

Phi Hùng cất tất cả các món ăn vào tủ.

Hắn mặc một bộ quần áo giản dị, ăn uống qua loa rồi đến điểm hẹn của ông Doãn.

Từ ngày làm việc với ông Doãn, đã năm lần hắn đều chấp hành nghiêm chỉnh và hoàn thành công việc. Và cả lần này nữa…

Trước đây Phi Hùng có nghe nói "Sao Đỏ" là một cán bộ cao cấp của Việt Minh đã từng hoạt động ở hải ngoại, nay được tin bọn Đại Việt định ám sát. Phi Hùng thấy ngay đây là dịp tốt để lập công với ông Doãn. Hắn còn báo cáo rõ tên người thi hành vụ này là Nghiêm Xuân Chi.
Logged

Hỏi thế gian, tình là gì mà đôi lứa thề nguyền sống chết?
kevin
Thành viên
*
Bài viết: 69



« Trả lời #18 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2023, 06:50:04 am »

Theo đồng chí Nguyễn Tạo và các anh em ở Nha Công An thảo luận thì thấy tin này là xác thực, vì dạo này bọn Đại Việt điên cuồng khiêu khích, ám sát Pháp kiều để Pháp có cớ gây hấn, lật đổ chính quyền cách mạng.


Vừa lúc đó, một nhân mối trong Đại Việt cũng báo tin như vậy. Trong hàng ngũ phản động, tài bắn súng của Nghiêm Xuân Chi đã được thổi phồng lên rất to.

Vốn quen với công việc của mình, trước lúc hành động, bao giờ Chi cũng lau lại súng, xem xét kỹ từng viên đạn, lắp đầy ắp. Chiếc cặp da mở toang đặt trên dóng xe đạp, hai khẩu súng đặt ở hai ngăn trên phủ sơ sài hai mảnh vải. Thỉnh thoảng Chi lại giơ tay xem đồng hồ.

Đã 4 giờ chiều.

4 giờ 15 phút.

4 giờ 30 phút.

Nghiêm Xuân Chi bước ra xe, đạp từ phố Huế về phía Bờ Hồ. Tất cả mọi hành động của hắn không thoát khỏi những cặp mắt của một tổ trinh sát công an.

Chưa đầy năm phút sau, Nghiêm Xuân Chi đã bị bắt.

Được làm việc với ông Doãn, Phi Hùng mới cảm thấy công an cách mạng quả là có "con mắt thần" ở khắp nơi. Nếu mình không báo, trước sau họ cũng biết. Cho nên tốt nhất vẫn là báo sớm.

Có những tin Phi Hùng mới báo cáo nửa chừng, hắn đã cảm thấy họ biết rồi. Nhưng có điều hắn thán phục là họ giỏi và biết người, biết của.

Có những vụ hắn được ông Doãn thưởng cho hẳn ba trăm. Hắn biết rõ: công quỹ Nhà Nước rất nghèo, đời sống các chiến sĩ công an cũng chẳng có gì. Ông Doãn và các đồng chí của mình đã khéo thu xếp cho hắn đủ tiền tiêu sài và nếu cần chi dùng cho cả quan thầy Oa-ta-na-bê.


Hôm nay Phi Hùng lại đến xin gặp ông Doãn để báo một tin tuyệt mật: bọn Đại Việt âm mưu lật đổ chính quyền. Truyền đơn đang in suốt mấy ngày đêm ở trụ sở 132 Đuy-vi-nhô (nay là phố Bùi Thị Xuân). Kế hoạch của chúng là sẽ ném lựu đạn khiêu khích vào binh lính Pháp đang diễu binh ở Hà Nội nhân kỷ niệm cách mạng Pháp. Quân Pháp sẽ vin cớ đó để tấn công ta. Đại Việt sẽ đứng ra hô hào nhân dân lật đổ chính quyền.


Qua một số nguồn tin khác xác minh lại: Ngày 12-7-1946, một tiểu đội công an xung phong đã tấn công vào trụ sở Đại Việt này, bắt gọn toàn bộ lũ phản động với đầy đủ tang chứng.

Rồi tiếp đến vụ Ôn Như Hầu, Phi Hùng cảm thấy mình có đóng góp chút ít công sức vào việc truy quét bọn Đại Việt.

Hôm nay, một đơn vị công an vào trụ sở bọn Quốc Dân đảng ở Đỗ Hữu Vị và bắt được một số tên như Tú Khôi, Nguyễn Minh, chánh văn phòng trung ương Quốc Dân đảng kèm theo một cặp trong có tiền và một cuốn sổ tay.

Theo lệnh trên, ta vừa quét xong vụ Ôn Như Hầu và có thể tha những tên này ra được. Khi có lệnh tha, trời đã xẩm tối, cả Tú Khôi lẫn Nguyễn Minh đều sợ ta, trên đường về, thủ tiêu ngay đêm nay nên vội nói:

– Xin các ông cho chúng tôi ngủ lại đây, ở ngay ngoài hành lang cũng được. Sáng mai, chúng tôi xin về…

Biết thóp bọn này sợ chết và hay "suy bụng ta ra bụng người", đồng chí tạo chỉ cười. Chiếc cặp của tên chánh văn phòng Quốc Dân đảng còn nằm trên bàn, xấp tiền vẫn bó nguyên, duy có cuốn sổ tay thì… anh Tạo chợt nảy ra một kế cho gọi Phi Hùng đến và bảo:

– Về báo cho bọn Đại Việt biết là sáng mai công an sẽ cho thả Tú Khôi và Nguyễn Minh ra nhé!

Phi Hùng vâng dạ, hí hửng lấy ô-tô phóng đi luôn. Ít lâu nay, qua cô Sáu, đồng chí Tạo biết rõ: Phi Hùng tung tin cho bọn "trung ương" Đại Việt biết là hắn đã cài được người của hắn vào làm "loong toong" cho Nguyễn Phủ Doãn và đêm nay chính là tin do người "loong toong" đó mật báo ra.
Trước tin này, Trương Tử Anh và đồng bọn có chút nghi vấn: tại sao số "chiến hữu" Quốc Dân đảng này vừa bị bắt lại được thả ngay, ít nhất cũng phải đợi thẩm vấn chứ! Hay là… Sáng hôm sau, một giờ sau khi Nguyễn Minh được thả thì tại trụ sở đảng Đại Việt, cuốn sổ tay của hắn đã nằm gọn trên bàn Trương Tử Anh.

Qua một lần i-ốt, dòng chữ bí mật viết bằng nước cơm đã hiện ra rất rõ nét trên trang giấy:

Thân gửi các đồng chí

… Các đồng chí đã báo cáo cho chúng tôi biết về việc chuẩn bị bạo động 14-7 hợp tác với Pháp, chúng tôi đã khám phá và bắt được bọn phản động. Các đồng chí có yêu cầu chúng tôi giúp 50 vạn đồng, chúng tôi đã gửi 20 vạn, còn 30 vạn sẽ gửi sau. Đã biết rõ địa điểm bọn phản động chạy trốn chúng tôi sẽ cho bắt dần. Về việc này các đồng chí yêu cầu để cho Việt Nam Quốc Dân đảng ra công khai, đành phải chờ diệt xong bọn Đại Việt, lúc đó sẽ bàn tiếp

Nguyễn Phủ Doãn


Trương Tử Anh tái mặt đi, sau khi đọc xong "mật thư". Như vậy là từ trước đến nay các "chiến hữu" Quốc Dân đảng vẫn liên hệ với công an và nhận cả tiền nữa.

Thì ra vụ chuẩn bị bạo động vỡ lở cũng là do bên đó báo…
Logged

Hỏi thế gian, tình là gì mà đôi lứa thề nguyền sống chết?
kevin
Thành viên
*
Bài viết: 69



« Trả lời #19 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2023, 06:50:59 am »

Một cuộc họp chớp nhoáng trong trung ương Đại Việt đi tới một đề xuất: mời một số "lãnh tụ" Quốc Dân đảng đến họp rồi khóa trái cửa lại, dùng lựu đạn thủ tiêu.

Khi Phi Hùng thông báo lại tin tức này cho Oa-ta-na-bê thì "ngài cố vấn" của đảng Đại Việt có ý kiến luôn:

– Trong Quốc Dân đảng có thể có một số đầu hàng công an nhưng không phải là tất cả. Do đó, không nên dùng lựu đạn để sát hại nhau.

Tin tức đến tai Quốc Dân đảng, sau đó dù bên Đại Việt có mời họp khẩn cấp, bọn này cũng từ chối không đến sự.

Trị Trương Tử Anh lúc này, có lẽ tiện nhất là dùng bàn tay Phi Hùng. Ngay từ năm 1939, Trương Tử Anh đã tập hợp một số tên thuộc Việt Nam Quốc Dân đảng và những phần tử trí thức phản động như đốc tờ Chương (tức Chương vịt), đốc tờ Mão… để thành lập Đại Việt Quốc Dân đảng, do hắn làm đảng trưởng. Bọn này có xu hướng thân Nhật khiến bọn Pháp phải gờm. Chúng hoạt động rất xảo quyệt.
Để tránh đòn Pháp, Trương Tử Anh không bao giờ công khai ra mặt liên lạc với Nhật mà chỉ cử bọn Chương vịt, đốc tờ Mão ra tiếp xúc. Nhật hất cẳng Pháp, bọn này mới xuất hiện công khai. Biết bọn Đại Việt quốc dân Đảng chẳng được tín nhiệm gì trong nhân dân, phát xít Nhật bèn tập hợp bọn này, cùng một số đảng viên Việt Nam Quốc Dân đảng ở trong nước như Nguyễn Ngọc Sơn và một số đảng viên Đại Việt duy tân lập ra Đại Việt quốc gia liên minh làm tay sai và ra sức tuyên truyền cho nền độc lập giả hiệu của Nhật.


Suốt thời kỳ tiền khởi nghĩa, bọn Đại Việt Trương Tử Anh đã trổ tài chó săn, dốc sức phá hoại cách mạng. Phát xít Nhật bị thua trận, bọn Đại Việt hoảng sợ, cử đại biểu sang Trung Quốc gặp bọn Việt Nam Quốc Dân đảng để điều đình ôm chân lũ Tầu Tưởng vào giải giáp quân đội Nhật. Vốn xảo quyệt, thủ lĩnh Trương Tử Anh tránh tiếp xúc với bọn Việt Nam Quốc dân đảng.


Nguyên là một giáo viên Anh văn ở Nha Trang, Trương Tử Anh bề ngoài chống Pháp để đi theo Nhật chống phá cách mạng. Mặc cho bọn Quốc Dân đảng tham gia chính phủ liên hiệp, Trương Tử Anh vẫn đứng ngoài. Hắn ra sức phá mọi chủ trương chính sách của ta.


Hiệp định sơ bộ mồng 6 tháng 3 được ký kết, hắn tìm mọi cách để phá, ngoài việc ám sát cán bộ cách mạng, hắn còn ra lệnh cho bọn tay sai ám sát Pháp kiều để bọn Pháp có cớ gây hấn với ta.
Trương Tử Anh là nhân vật cầm đầu chủ trương bắn vào lính Pháp trong cuộc duyệt binh để đứng ra hô hào nhân dân lật đổ chính quyền.


Nếu Pháp hoặc bất cứ bọn xâm lược nước ngoài nào quay lại Việt Nam, chắc chắn Trương Tử Anh sẽ đứng ra cầm đầu bọn phản động tay sai chống phá cách mạng.

Với tên trùm Việt gian đầu sỏ, sẵn nuôi ý thức chống phá cách mạng đến cùng, giờ chính là lúc nên xóa sổ hắn để cảnh cáo lũ đàn em và trừ hậu họa sau này.

Qua vụ bắt nhầm Trương Tử Anh, đồng chí Nguyễn Tạo càng thấy rõ: Việc này giao cho Phi Hùng là thuận nhất, mặt khác vẫn giăng rộng mẻ lưới của ta, đặc biệt quanh hang ổ của kẻ bị truy tầm.
Trời hơi lạnh, Phi Hùng giở tủ lấy chai rượu Xa-kê rót ra cốc. Mỗi lần nhấp chút rượu này, Phi Hùng cảm thấy mình đã trở thành một keimpeitai (hiến binh) của Nhật.


Hòm rượu Oa-ta-na-bê cho từ lâu, mãi hôm nay mới có dịp dùng đến. Phi Hùng nhận được lệnh bắt sống Trương Tử Anh.

Chắc "thượng cấp" đã thấy rõ con bài này của bọn Đại Việt đã đến lúc phải xóa sổ. Nếu muốn khử hắn, chỉ cần một quả lựu đạn, một băng đạn hoặc một chiếc ô tô không biển số lao vút qua là xong. Đằng này, lại "bắt sống" đúng là một vấn đề hắc búa.


Trương Tử Anh đã quá quen thuộc với bộ mặt Phi Hùng, những khi đến xin ý kiến cố vấn Oa-ta-na-bê, cho nên việc tiếp cận với hắn không phải là dễ nếu hắn biết trước đề phòng.

Hơn nữa Trương Tử Anh có một đội bảo vệ đặc biệt luôn bám sát với mấy tay súng cừ như Tiến xếc, Bình Phệ… Bao giờ Trương Tử Anh cũng đem theo vũ khí trong người, ngay cả khi ngủ cũng để súng dưới gối.


Hằng ngày, đi đâu về thấy bóng "đội bảo vệ đặc biệt" là Phi Hùng biết ngay Trương Tử Anh đang lăng xăng gần đó.

Phi Hùng nhấp thêm một cốc rượu nữa, người hắn ấm hẳn lên và tỉnh ra. Hắn nhớ lại thời gian gần đây, không gặp Trương Tử Anh ở Hà Nội. Rất có thể tên này đã đánh hơi thấy một nguy cơ bị trừng phạt nên núp vào một cái hang kín nào đó chăng? Nhưng với cương vị "đảng trưởng" nắm cả một đường dây Đại Việt, hắn không thể nằm mãi trong bọc được.


Phi Hùng coi việc bắt sống Trương Tử Anh là một thử thách của "thượng cấp" muốn dùng làm thước đo sự trung thành của hắn với cách mạng. Trước đây đã nhiều lần, chính hắn xun xoe trước mặt "đảng trưởng" nhưng giờ đây cần phải thí mạng một trong hai người, dĩ nhiên người đáng sống phải là hắn. Và điều đó cũng phù hợp với luật sống hiện hành của hắn.


Phi Hùng lấy hai khẩu súng ra xem lại. Hắn giơ tay xem đồng hồ. 9 giờ 300. Vào cái giờ này có lẽ tốt nhất là lượn quanh Hà Nội một vòng, sau đó lên Mỹ Kinh làm món tỉu sắm bánh bao thì tốt.

Chỉ một lát sau, chiếc Pho Vê-uýt đã từ từ lăn banh. Tấm biển số tuy không tháo ra nhưng Phi Hùng đã cố ý quết bùn vào để có ai nếu muốn theo dõi cũng khó

Hà Nội vẫn tấp nập đông vui, người nào người nấy hối hả với biết bao công việc mới mẻ.

Qua tấm cửa kính, Phi Hùng vẫn đưa mắt quan sát dọc hai đường phố, chợt hắn thấy một bóng người đeo cặp kính râm khá to, tay cầm tờ báo, tay chống can lững thững đi, bước chân hơi vòng kiềng. Thỉnh thoảng người đó lại rút khăn mùi xoa trong túi, nhấc mũ cát-két ra lau trán. Phi Hùng cho xe vượt lên trên rồi khẽ vòng lại qua mặt khách bộ hành: đúng Oa-ta-na-bê! Tối hôm kia mới chỉ qua ánh mắt, Phi Hùng đã cảm thấy hình như Oa-ta-na-bê có đánh hơi thấy việc này, nhưng hắn không dám nói ra.


Nếu biết chuyện, liệu lão ta sẽ nghĩ gì? Ở địa vị mình, chắc Oa-ta-na-bê cũng tặc lưỡi một cái là xong. Phi Hùng rú ga cho xe lao đi. Hàng Ngang, Hàng Đào… Hàng Buồm đây rồi. Qua cửa kính, một hàng ăn, mấy khúc giò lụa phơi bầy ra thật hấp dẫn. Khác với dự kiến từ trước, Phi Hùng không tạt lên Mỹ Kinh mà lại rẽ vào một hàng cơm tám giò chả. Hắn nhớ có lần đã dẫn Oa-ta-na-bê vào đây.

Lại một ngày nữa trôi qua vô ích. La cà một số quán giải khát nữa, Phi Hùng cũng không dò la được tin tức gì về Trương Tử Anh cả.
Logged

Hỏi thế gian, tình là gì mà đôi lứa thề nguyền sống chết?
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM