Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:26:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Bộ đội Biên phòng Cao Bằng 1959-2009  (Đọc 3863 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #80 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2023, 04:28:27 pm »


Cùng với việc tiếp tục tăng cường, đưa lực lượng quân sự ra áp sát biên giới, đối phương dùng loa phát thanh công suất mạnh hướng sang các huyện giáp biên của ta như Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Hà Quảng... phát nhiều nội dung xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.

Mặt khác từ tháng 4.1979, các đồn biên phòng và Ban chỉ huy quân sự một số huyện biên giới phát hiện đối phương tung gián điệp, thám báo vào các vùng xung yếu của ta ở các huyện Hà Quảng, Trùng Khánh, Bảo Lạc để hoạt động. Có nơi như ở xã Sĩ Hai, huyện Hà Quảng, họ cho cả toán 40 - 50 lính trang bị vũ khí AK, CKC xâm nhập vào trong biên giới ta. 17 giờ ngày 23.4.1979, một toán gồm 30 người mặc quân phục và thường phục vượt qua khu vực mốc 120 - 121 xâm nhập vào xóm Lũng Suôn, xã Cần Yên, huyện Thông Nông bắt ông Triệu Văn Sám, 52 tuổi là công an viên, ủy viên Hội đồng nhân dân xã đưa sang Trung Quốc khi ông đang ốm nặng, nằm tại gia đình.

Ngày 25.4.1979, tại các điểm cao trên biên giới đối phương dùng súng bộ binh bắn vào nhiều làng bản của ta ở các huyện Hà Quảng (địa bàn Tổng Cọt, 1 vụ), Trùng Khánh (địa bàn Đàm Thủy, 2 vụ; Ngọc Khê, 1 vụ...).

8 giờ 30 phút ngày 25.4 ở xã Đàm Thủy, 9 lính của đối phương bắn nhiều loạt AK qua biên giới làm anh Nông Văn Rư, dân quân xóm Lũng Niếc bị trọng thương. Cùng ngày 25.4, 24 lính và dân binh của đối phương vượt qua biên giới đoạn giữa mốc 117 - 118 ở xã Cần Yên lùa bắt trâu bò của dân tại xóm Phja Bủng.

Đầu tháng 5.1979, đối phương tiếp tục cho xe chuyển lính, hàng quân sự, kéo pháo vào sát biên giới ở các khu vực đối diện với địa bàn các đồn biên phòng Tà Lùng, Bí Hà, Lý Vạn, Trà Lĩnh, Sóc Giang, Bó Gai, Xuân Trường, Nặm Quét. Ngày 2.5, đối phương cho khoảng 2 tiểu đoàn bộ binh và công binh đào đắp công sự trong đất của ta tại khu vực Phja Un - nằm giữa mốc 94 - 95 (huyện Trà Lĩnh). Ngày 3.5, Đồn Biên phòng Cô Ba, huyện Bảo Lạc phát hiện đối phương cho 9 xe tải chở đá, xi măng lên điểm chốt, đối diện mốc 128 và khoảng 1 đại đội bộ binh tập kết sát mốc 129. Cùng ngày, Đồn Biên phòng Tà Lùng phát hiện ở khù vực Thủy Khẩu - cửa khẩu đối diện với đồn, lính của đối phương tập trung với số lượng lớn. Suốt ngày hôm đó, 38 lần chiếc xe tải quân sự bịt kín chạy từ Long Châu ra Thủy Khẩu...

Đến cuối tháng 5.1979, đối phương đã hoàn thành các trận địa quan trọng ở sát đường biên giới giữa hai nước, hoặc trong biên giới ta, đưa quân đến chốt giữ, khống chế gần như toàn bộ tuyến biên giới quốc gia ở tỉnh Cao Bằng. Các khu vực đối phương tập trung quân đông và tổ chức trận địa, hầm hào, công sự là:

- Bát Giác Sơn, Pò Púng - địa bàn Đồn Biên phòng Tà Lùng.

- Pò Đoỏng Lầu, lô cốt cũ của Tưởng - địa bàn Đồn Biên phòng Bí Hà

- Đồi Chông Mu, các cao điểm từ mốc 67 - 74, địa bàn Đồn Biên phòng Pò Peo.

- Lô cốt cũ của Tưởng ở Phja Mấu, mốc 53 - 54, Đồn Biên phòng Đàm Thủy.

- Cao điểm 856 Phja Un, giữa mốc 94 - 95, Đồn Biên phòng Trà Lĩnh.

- Cao điểm ở giữa mốc 114 - 115, đối diện Đồn Biên phòng Sóc Giang.

- Cao điểm đối diện mốc 128 - Đồn Biên phòng Nặm Quét.

- Cao điểm đối diện các mốc 132 - 136, đối diện Đồn Biên phòng Cốc Pàng.

Trong các tháng 6, 7, 8.1979, đối phương vẫn tiếp tục duy trì và đẩy cao cường độ hoạt động phá hoại, tấn công ta. Tình hình đó tiếp tục đặt đất nước ta trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh biên giới mới, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia đứng trước nhiều yêu cầu mới, phải bố trí lại thế chiến lược và tổ chức, xây dựng lực lượng nòng cốt chuyên trách bảo vệ biên giới trong thế trận chung của cả nước, đủ sức sẵn sàng đối phó hiệu quả với mọi tình huống, kể cả chiến tranh xâm lược quy mô lớn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #81 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2023, 04:31:21 pm »


Ngày 10.9.1979, Đảng bộ Công an nhân dân vũ trang Cao Bằng tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ XII1 để kiểm điểm công tác lãnh đạo từ đầu năm 1979 đến tháng 8.1979 và đề ra phương hướng lãnh đạo giai đoạn từ tháng 8.1979 - 8.1981. Đại hội bầu ra Đảng ủy Công an nhân dân vũ trang tỉnh, gồm 17 đồng chí. Trong đó, Ban Thường vụ có 5 đồng chí: Nông Đức Hiếu, Chính ủy, Bí thư Đảng ủy; La Văn Cừu, Chỉ huy trưởng, Phó bí thư phụ trách quân sự; Đinh Ngọc Tuy, Phó Bí thư phụ trách tổ chức Đảng; Vy Ngọc Ích, ủy viên thường vụ phụ trách tham mưu và hậu cần; Nguyễn Hoàng Sơn, ủy viên thường vụ phụ trách công tác kiểm tra và 12 đồng chí ủy viên Ban chấp hành.

Trước tình hình thực tế trên biên giới tiếp tục căng thẳng và để thống nhất lãnh đạo và chỉ huy các lực lượng vũ trang, tăng cường sức mạnh chiến đấu, đồng thời phát huy sở trường của các lực lượng nhằm góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, ngày 10.10.1979, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 22/NQ-TW “về việc chuyển giao nhiệm vụ và lực lượng Công an nhân dân vũ trang sang Bộ Quốc phòng”.

Ngày 22.10.1979, Bộ Nội vụ ra Chỉ thị số 36/BNV về triển khai công tác chuyển giao và ngày 24.10.1979, Bộ Tư lệnh xây dựng Kế hoạch số 77/KH-BTL chỉ đạo các đơn vị Công an nhân dân vũ trang cả nước tiến hành các bước chuyển giao sang Bộ Quốc phòng.

Ngày 8.11.1979, Đảng ủy Công an nhân dân vũ trang Cao Bằng tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ mở rộng quán triệt và bàn kế hoạch lãnh đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị. Hội nghị đánh giá ở thời điểm có chủ trương chuyển giao lực lượng, tình hình nội bộ Đảng bộ, đơn vị đang nảy sinh nhiều khía cạnh tư tưởng khác nhau. Nhiều cán bộ, chiến sỹ, đảng viên, đoàn viên cho rằng trong thời gian chưa đầy 3 năm (năm 1976 - 1979), Đảng bộ và đơn vị phải trải qua 3 lần xáo trộn về tổ chức là quá nhiều: lần nhập tỉnh, thành lập Công an nhân dân vũ trang Cao Lạng (tháng 12.1976), lần tách tỉnh, tái lập Công an nhân dân vũ trang Cao Bằng (tháng 12.1978) và lần chuyển từ Bộ Nội vụ sang Bộ Quốc phòng theo Nghị quyết 22. Thực tế đó làm ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện nhiệm vụ, công tác của cán bộ, chiến sỹ.

Tình hình phổ biến trong tháng 10.1979 là số cán bộ ở lứa 45 - 47 trở lên muốn đề đạt nguyện vọng xin được tổ chức cho giải quyết nghỉ chính sách. Số cán bộ sắp đến niên hạn được thăng cấp, đề bạt, băn khoăn lo chuyển sang cơ cấu tổ chức mới không được quan tâm, bị thiệt thòi. Số chiến sỹ trẻ lo lắng thay đổi tổ chức sẽ không còn được tiếp tục chăm sóc quyền lợi; điều kiện được bồi dưỡng học tập sẽ bị gián đoạn, lực lượng biên phòng sẽ bị xem nhẹ...

Hội nghị đánh giá sâu sắc tình hình tư tưởng chung và coi đây là khâu trọng tâm hàng đầu phải tập trung tháo gỡ, tạo tiền đề để làm chuyển biến đơn vị, thống nhất nhận thức, phấn khởi tin tưởng trước chủ trương của Trung ương Đảng. Hội nghị thống nhất ra Nghị quyết số 83/NQ-ĐU, lãnh đạo toàn Đảng bộ, đơn vị Công an nhân dân vũ trang trong tỉnh quyết tâm thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết của Bộ Chính trị, xác định: phải tăng cường giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, làm cho mọi cán bộ, đảng viên, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên, trước hết là cấp ủy Đảng và cán bộ chủ trì các cấp quán triệt sâu sắc và nhất trí cao, nghiêm chỉnh chấp hành Nghị quyết của Bộ Chính trị, đoàn kết nhất trí, phấn khởi, tăng cường được sức mạnh chiến đấu, phục tùng sự phân công của tổ chức, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tốt, tuyệt đối tránh mọi sơ hở, không để ảnh hưởng nhiệm vụ trong quá trình chuyển giao. Đối với công tác cán bộ, quân số, nghị quyết ghi rõ: “Quản lý chặt chẽ quân số cán bộ, chiến sỹ. Mọi việc điều động các thành phần phải chấp hành nghiêm quy định của Bộ Tư lệnh. Tuyệt đối không được nhân lúc này mà giải quyết cho chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, điều động làm xáo trộn tổ chức. Thực hiện đúng quy định của Bộ Chính trị và Ban tổ chức Trung ương. Trong lúc chờ quyết định chuyển tổ chức của trên, không thay đổi cán bộ chỉ huy, không điều động cán bộ về cơ quan bộ”.

Ngày 19.12.1979, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1148/QP xác định Bộ đội Biên phòng là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt thực hiện công tác biên phòng của các lực lượng vũ trang nhân dân. Theo quyết định này, Bộ đội Biên phòng được giao 4 nhiệm vụ cơ bản là:

“1. Quản lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ gìn an ninh biên giới và vùng biển của Tổ quốc.

2. Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu hiệp đồng với các lực lượng khác, cùng với toàn dân đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù.

3. Tham gia với địa phương phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng cơ sở chính trị và vũ trang, truy bắt bọn tội phạm, trấn áp bọn phản động, kịp thời phát hiện và dập tắt các cuộc bạo loạn, giữ an ninh chính trị, trật tự khu vực biên giới.

4. Tích cực sản xuất lương thực, thực phẩm, xây dựng kinh tế và thực hiện các nhiệm vụ khác mà Bộ Quốc phòng giao cho.
______________________________________
1. Sau Đại hội đại biểu Công an nhân dân vũ trang Cao Bằng lần thứ V (tháng 5.1969), các Đại hội từ lần thứ VI đến X đều chưa sưu tầm được hồ sơ, tài liệu. Đại hội lần thứ XI là Đại hội đại biểu Công an nhân dân vũ trang Cao Lạng lần thứ nhất (tháng 3.1976). Đại hội lần thứ XII chỉ mới tìm được báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ, chưa có tài liệu về phần phương hướng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #82 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2023, 04:33:21 pm »


Thực hiện chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư lệnh và Nghị quyết số 85/ĐU của Đảng ủy Công an nhân dân vũ trang Cao Bằng, từ trung tuần tháng 11.1979, Ban chỉ huy tỉnh chỉ đạo các đơn vị chủ động xây dựng Kế hoạch 126/KH-BCH, ngày 12.11.1979, chuẩn bị phục vụ công tác chuyển giao và chỉ thị cho các đồn, trạm, đơn vị thực hiện đúng theo nghị quyết của Đảng ủy Biên phòng tỉnh, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biên giới quốc gia trong mọi tình huống.

Tháng 12.1979, Ban chỉ huy Công an nhân dân vũ trang Cao Bằng triệu tập Hội nghị quân chính để quán triệt cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp về Nghị quyết của Bộ Chính trị và nhiệm vụ tổ chức chấp hành thực hiện Nghị quyết. Từ ngày 27-29.1.1980, Đảng ủy - Ban chỉ huy Công an nhân dân vũ trang và Đảng ủy - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng tổ chức họp bàn thống nhất chương trình thực hiện kế hoạch chuyển giao.

Sáng ngày 7.2.1980, tại cơ quan Ban chỉ huy Công an nhân dân vũ trang Cao Bằng ở thị xã Cao Bằng, lễ bàn giao chính thức được tổ chức giữa Công an nhân dân vũ trang tỉnh và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng. Theo đó, từ tháng 3.1980, lực lượng Công an nhân dân vũ trang Cao Bằng chuyển tổ chức, nhiệm vụ thành Bộ đội Biên phòng. Ban chỉ huy Công an nhân dân vũ trang Cao Bằng giải thể và tổ chức lại thành Phòng Biên phòng, trực thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng. Phòng Biên phòng gồm 3 ban và 1 tiểu ban: Tác chiến, Trinh sát, Xây dựng đảm bảo và tiểu ban Hành chính. Đồng chí Đinh Ngọc Tuy, quyền Chỉ huy trưởng Công an nhân dân vũ trang Cao Bằng được bổ nhiệm làm Chỉ huy phó Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh phụ trách công tác biên phòng, đồng thời là Trưởng phòng Biên phòng. Hai đồng chí Nguyễn Hoàng Sơn và Nông Văn Tạo được giao nhiệm vụ làm Phó phòng Biên phòng.

Về tổ chức Đảng, ngày 12.4.1980, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng ra Nghị quyết số 46/NQ.TC.CB “về việc thành lập Đảng ủy mới”. Tỉnh ủy “chuẩn y cho Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng được thành lập Đảng ủy Phòng Biên phòng gồm có 32 đảng viên chính thức và 5 đảng viên dự bị, chia thành 4 chi bộ: chi bộ Tác chiến, 12 đảng viên; chi bộ Tổ chức xây dựng, 6 đảng viên; chi bộ Trinh sát, 13 đảng viên; chi bộ Hành chính, 6 đảng viên.

Tại các huyện giáp biên giới, từ tháng 3.1980, các ban biên phòng huyện cũng được triển khai tổ chức. Nhưng lúc này các Ban biên phòng huyện chưa đủ sức lãnh đạo, chỉ đạo, nên mọi mặt công tác, hoạt động, nhất là mặt nghiệp vụ biên phòng của các đồn biên phòng vẫn do Phòng Biên phòng tỉnh trực tiếp theo dõi, chỉ đạo.

Cuối tháng 3.1980, theo kế hoạch thống nhất với Phòng Biên phòng Cao Bằng, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh thành lập các đoàn đi kiểm tra các đồn biên phòng Tà Lùng, Lý Vạn (sau gọi là đồn Lý Quốc), Pò Peo (sau gọi là đồn Ngọc Khê), Sóc Giang (sau gọi là đồn Sóc Hà), Cốc Pàng... và 3 đại đội cơ động biên phòng: Đại đội 11 (tức Đại đội 3 cũ) thuộc Tiểu khu biên phòng Trùng Khánh, Đại đội 13 (tức Đại đội 1 cũ) thuộc Tiểu khu biên phòng Hà Quảng và Đại đội 15 (tức Đại đội 5 cũ) thuộc Tiểu khu biên phòng Bảo Lạc. Các đoàn kiểm tra đã tập trung xem xét, nghiên cứu nhiều về trang bị vũ khí và khả năng chiến đấu vũ trang của các đơn vị. Căn cứ vào báo cáo đề xuất của các đoàn kiểm tra, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã bổ sung thêm cho các đồn biên phòng một số vũ khí, hợp với trang bị chiến đấu của các đơn vị bộ binh như súng cối 82mm nên có tác dụng tăng cường khả năng chiến đấu của các đồn biên phòng.

Đồng thời, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng giải thể 2 tiểu khu biên phòng Trùng Khánh và Hà Quảng. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh cũng thành lập Tiểu đoàn 1 cơ động biên phòng, đóng tại xã Quang Long, huyện Hạ Lang; giải thể Tiểu đoàn 19 làm nhiệm vụ khung huấn luyện chiến sỹ mới.

Nguồn bổ sung quân số cho Bộ đội Biên phòng Cao Bằng từ tháng 4.1980 là những chiến sỹ vừa qua huấn luyện và rút ra từ một số đơn vị của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh. Tình hình đó làm cho chất lượng của các đồn biên phòng trở nên không đồng đều. Các biện pháp công tác biên phòng chưa được chú ý đúng mức, nhất là công tác vận động quần chúng. Các mặt công tác xây dựng phòng tuyến nhân dân bảo vệ trật tự an ninh xã hội khu vực biên giới, công tác nghiệp vụ xây dựng mạng lưới cơ sở bí mật đấu tranh với các loại đối tượng hoạt động ẩn nấp chống phá cách mạng ở địa phương giảm tần suất và chất lượng hoạt động. Các đơn vị biên phòng với đặc điểm chiến đấu bằng các phân đội nhỏ, phân tán trên diện rộng, nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng mang 3 tính chất an ninh, quốc phòng, đối ngoại ở thời kỳ này gặp nhiều khó khăn, lúng túng.

Trên toàn tuyến biên giới quốc gia ở phạm vi tỉnh Cao Bằng, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh bố trí đội hình 14 đồn biên phòng: Cốc Pàng, Nặm Quét (sau gọi là Đồn Cô Ba) và Xuân Trường ở huyện Bảo Lạc, Bó Gai (sau gọi là Đồn Cần Yên) ở huyện Thông Nông, Sóc Giang (sau gọi là Đồn Sóc Hà), Đồn Nặm Nhũng và Đồn Tổng Cọt ở huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh (sau gọi là Đồn Hùng Quốc) ở huyện Trà Lĩnh, Ngọc Chung, Pò Peo (sau gọi là Đồn Ngọc Khê) và Đàm Thủy ở huyện Trùng Khánh, Lý Vạn (sau gọi là Đồn Lý Quốc) và Bí Hà (sau gọi là Đồn Thị Hoa) ở huyện Hạ Lang, Tà Lùng ở huyện Quảng Hòa1.
_______________________________________
1. Ngày 13.12.2001, huyện Quảng Hòa được chia thành hai huyện Phục Hòa và Quảng Uyên (Nghị định của Chính phủ, số 96/2001 /NĐ-CP). Đồn Biên phòng Tà Lùng thuộc huyện Phục Hòa.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #83 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2023, 04:35:14 pm »


So với năm 1979, sự thay đổi của năm 1980 trong bố trí các đồn biên phòng Cao Bằng nằm trong kế hoạch phòng thủ biên giới và trong thời gian Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh triển khai xây dựng pháo đài quân sự huyện, được phân chia theo địa bàn huyện do một đơn vị chủ lực đảm nhiệm, đặt dưới quyền chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự thống nhất. Trên từng địa bàn các huyện, kể cả huyện biên giới, trong khu vực biên giới, các đồn biên phòng Cao Bằng hoạt động trong khuôn khổ kế hoạch phòng thủ chiến đấu của từng Huyện đội. Kế hoạch này được xây dựng theo các chỉ lệnh của Bộ Tư lệnh của Quân khu 1.

Để phục vụ yêu cầu chiến đấu và tùy theo từng vị trí trọng yếu, quân số biên chế của các đồn biên phòng được quyết định theo việc phân loại đồn. Thời gian này, Bộ Tư lệnh Quân khu cho Cao Bằng cơ cấu thành hai loại đồn cấp 1 và đồn cấp 2. Quân số mỗi đồn có thể nhiều hay ít, nhưng các đồn biên phòng đều thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu vũ trang, được trang bị như một đại đội bộ binh.

“Từ năm 1980, ở Cao Bằng ngoài lực lượng vũ trang địa phương, còn có lực lượng chủ lực quân khu (Binh đoàn Pác Bó). Ở các cửa khẩu chính, các đồn biên phòng đã được tăng cường lực lượng, các xã (huyện biên giới) từ trung đội phát triển thành đại đội tập trung, ở Trùng Khánh thành lập tiểu đoàn, cấp tỉnh từ tiểu đoàn bộ binh phát triển thành trung đoàn bộ binh”1.

Tuy nhiên, các đồn biên phòng thực hiện việc chuyển giao vào thời gian sau chiến tranh biên giới nên gặp nhiều khó khăn trong việc củng cố cơ sở đồn, trạm, xây dựng củng cố hầm hào công sự. Khó khăn lớn nhất là khan hiếm vật liệu xâv dựng cho sửa chữa, xây dựng doanh trại. Đặc biệt, khó khăn nhất là các đồn miền núi trong mùa đông gió rét. Việc đảm bảo tiếp tế hậu cần, trước hết là lương thực có thời điểm không thực hiện kịp. Cán bộ, chiến sỹ phải dựa vào dân đế đảm bảo đời sống, sẵn sàng chiến đấu.

Công tác lãnh đạo, xây dựng và củng cố nội bộ đơn vị đứng trước nhiều vấn đề đáng quan tâm. Hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ huy lúc này thấp. Đảng ủy Công an nhân dân vũ trang Cao Bằng vừa giải thể. Trên điều động cán bộ trong Ban chỉ huy về nhiều đơn vị khác nhau. Việc lãnh đạo, chỉ huy tập thể tạm thời không được duy trì. Công tác quản lý bộ đội bị lơi lỏng. Một số cán bộ, chiến sỹ tư tưởng còn chưa thật thông suốt khi phải chấp hành chuyển sang công tác trong cơ cấu tổ chức mới. “Tình hình vi phạm kỷ luật diễn ra phức tạp, ở mức báo động. Một bộ phận cán bộ, chiến sỹ thoái hóa biến chất, sa ngã, bị tác động của lối sống tự do, yếu kém về kỷ luật, sa vào rượu chè, không làm chủ được bản thân, gây ra những vụ việc nghiêm trọng, gây gổ đánh nhau gây tổn thất về tính mạng của dân và đồng đội, nổ súng đánh nhau với đơn vị bạn. Từ năm 1981, đã có vụ phải đưa ra xét xử trước pháp luật. Nhiều vụ phải xử lý kỷ luật nội bộ, phải đào thải một số sĩ quan, chiến sỹ. Công tác phòng ngừa, giáo dục yếu. Tỷ lệ vi phạm kỷ luật ở mức cao (trên 3%...)”2.

Tình hình trên đây làm cho Bộ đội Biên phòng Cao Bằng phải đấu tranh, chấn chỉnh mới hạn chế được các mặt tiêu cực. Các đơn vị biên phòng độc lập nhỏ lẻ trong tỉnh thời gian này được trên tổ chức, sắp xếp, bố trí lại, xen kẽ trong đội hình chung của bộ đội chủ lực. Từ đặc điểm công tác, hoạt động bằng các phân đội nhỏ lẻ, phân tán cao, quen kết hợp 5 biện pháp công tác biên phòng, chuyển sang hoạt động của đơn vị chiến đấu vũ trang đã phát sinh nhiều va chạm, bất đồng về nhận thức tư tưởng, ảnh hưởng đến đoàn kết thống nhất...

Từ năm 1980 đến đầu năm 1981, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng, trực tiếp là các đơn vị, đồn, trạm biên phòng gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc triển khai công tác nghiệp vụ biên phòng. Mở đầu mỗi năm, Bộ Tư lệnh Quân khu đều ra chỉ lệnh về công tác biên phòng. Các hoạt động của Bộ đội Biên phòng Cao Bằng đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh. Ban Chỉ huy quân sự huyện. Điều đó ảnh hưởng đến việc giải quyết mối quan hệ giữa 3 tính chất an ninh - quốc phòng – đối ngoại, trong chỉ đạo, chỉ huy bộ đội thực hiện các nhiệm vụ cơ bản bảo vệ biên giới quốc gia. Cơ quan chỉ đạo biên phòng cấp tỉnh và huyện chưa thống nhất nhận thức về chỉ đạo bộ đội thực hiện các biện pháp nghiệp vụ biên phòng bảo vệ biên giới quốc gia. Công tác chính trị tư tưong, đảm bảo quân số, hậu cần đều thiếu cả về bộ máy, năng lực.

Trong khi đó, tình hình tuyến biên giới phía Bắc nước ta, trong đó có Cao Bằng thường xuyên diễn biến phức tạp và căng thẳng. Thời gian này phía Trung Quốc thực hiện phương thức “hữu nghị tràn ngập”, biến vật chất thành một thứ vũ khí tiến hành chiến tranh phá hoại nhiều mặt đối với nước ta. Trước hết là trên phương diện phá hoại, lũng đoạn kinh tế, kết hợp với chiến tranh tâm lý trực tiếp ở vùng biên. Đồng thời, họ kết hợp với tuyên truyền, xâm nhập nội bộ, phá hoại ta về chính trị, văn hóa, xã hội. Khi có thời cơ, Trung Quốc tiến hành khiêu khích vũ trang, tiến công quân sự... Trung Quốc phát huy cao độ tác dụng của “vũ khí tiền, hàng”, triệt để lợi dụng khó khăn trong đời sống của người dân biên giới sau chiến sự tháng 2.1979 để tiếp tục chống phá ta. Họ ra sức tập hợp những người từng ở Việt Nam chạy về Trung Quốc, huấn luyện, trang bị và tổ chức số người này thành nhiều toán, xâm nhập vũ trang qua biên giới, phục kích giết hại cả bộ đội và dân thường, bắt cóc người của ta đưa sang Trung Quốc, xâm nhập trái phép khai thác gỗ, trộm cướp trâu bò, gài mìn vào đất của ta. Họ thực hiện các hoạt động gián điệp con thoi, cài cắm, xây dựng cơ sở ngầm, điều tra tình hình nội bộ ta, lôi kéo người đi Trung Quốc; thực hiện phương thức “kéo đi”, “đánh về”... làm cho an ninh chính trị, trật tự xã hội khu vực biên giới nước ta bất ổn. Người dân biên giới của ta lo lắng, không yên tâm làm ăn sản xuất, khôi phục cuộc sống vốn rất nhiều khó khăn do binh lính đối phương tàn phá gây ra.
_______________________________________
1. 60 năm Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng. Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2007, tr.51 - 52.
2. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng - Báo cáo Tổng kết 5 biện pháp công tác biên phòng 1959 - 1989.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #84 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2023, 08:41:29 am »


II. CHẤN CHỈNH, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐƠN VỊ, XÂY DỰNG TRẬN TUYẾN LÒNG DÂN, CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI NHIỀU MẶT

Trước thực trạng tình hình trên các tuyến biên phòng của đất nước và thực tế hiệu quả công tác bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh, vùng biển của Tổ quốc sau một thời gian Công an nhân dân vũ trang chuyển giao sang Bộ Quốc phòng và đổi thành Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng chủ trương chấn chỉnh, kiện toàn tổ chức và tăng cường chỉ đạo hơn nữa đối với Bộ đội Biên phòng nhằm nâng cao năng lực bảo vệ biên giới, vùng biển của Tổ quốc.

Ngày 28.4.1981, Bộ Quốc phòng mở Hội nghị công tác biên phòng toàn quân tại cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Ngày 26.5.1981, căn cứ vào kết quả Hội nghị, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam ra Chỉ thị số 85/CT-TM, “chấn chỉnh và kiện toàn tổ chức, tăng cường chỉ đạo, chỉ huy đối với Bộ đội Biên phòng nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh biên giới, vùng biển của Tổ quốc trong tình hình mới”.

Bộ Tổng Tham mưu chỉ rõ: “Nhiệm vụ bảo vệ quyền lãnh thổ và giữ gìn an ninh biên giới, vùng biển của Tổ quốc là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng vũ trang, các tổ chức Đảng, chính quyền và nhân dân vùng biên giới cùng làm. Nhưng Bộ đội Biên phòng phải là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, trong quân đội thì Bộ đội Biên phòng phải chịu trách nhiệm về toàn bộ an ninh biên giới quốc gia.

Các quân khu, các tỉnh cần nắm vững nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ gìn an ninh biên giới, vùng biển của Tổ quốc là nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên của Bộ đội Biên phòng....”

Bộ Tổng tham mưu còn chỉ ra rằng, Bộ đội Biên phòng cũng có nhiều đặc điểm chung giống như bộ đội khác, nhưng lại có những đặc điểm riêng, “phải thường xuyên thực hiện 4 nhiệm vụ cơ bản trên tất cả các tuyến biên phòng, và phần lớn hoạt động của Bộ đội Biên phòng trên biên giới lại có nhiều dân tộc anh em sinh sống. Công tác biên phòng có phạm vi không gian (phạm vi biên giới, mà còn biên giới thì phải có Bộ đội Biên phòng). Bộ đội Biên phòng có nhiệm vụ chuyên môn riêng và phải có phương pháp thích hợp để tiến hành nhiệm vụ chuyên môn đó... Hoạt động của Bộ đội Biên phòng vừa bằng súng đạn, vừa bằng nghiệp vụ biên phòng, vừa bằng pháp luật, vừa bằng phẩm chất đạo đức của người cán bộ, chiến sỹ”.

Trên cơ sở đó, Bộ tổng tham mưu quyết định “Kiện toàn phòng biên phòng trước đây thành cơ quan chỉ huy của Chủ nhiệm Biên phòng gồm 4 ban: Tham mưu, Trinh sát, Chính trị, Hậu cần - kỹ thuật và những bộ phận hành chính chuyên môn cần thiết...” áp dụng đối với các Quân khu 2, 3, 4, 5, 7, 9 và Đặc khu Quảng Ninh. “Riêng Quân khu 1 thì chuyển và kiện toàn Phòng biên phòng thuộc 2 tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng thành cơ quan chỉ huy trung đoàn và đổi tên Trưởng phòng Biên phòng tỉnh thành Trung đoàn trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh... đặc trách chỉ huy toàn bộ lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh và chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác biên phòng trong tỉnh”.

Về quan hệ lãnh đạo, chỉ huy, “Trung đoàn biên phòng tỉnh đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và thuộc quyền Chỉ huy trưởng quân sự tỉnh. Đồng thời trong Chỉ thị 85, Bộ Tổng tham mưu cũng đã quyết định bỏ cấp huyện, chuyển quyền chỉ đạo, chỉ huy và bảo đảm trực tiếp đối với cấp đồn và đơn vị cơ động biên phòng cho Chủ nhiệm Biên phòng tỉnh hoặc Trung đoàn trưởng Biên phòng tỉnh.

Tháng 6.1981, chấp hành chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng ra nghị quyết thực hiện, chấn chỉnh, kiện toàn Phòng Biên phòng tỉnh, thành lập cơ quan chỉ huy Trung đoàn Biên phòng Cao Bằng - Phiên hiệu là Trung đoàn 694. Trung tá Nguyễn Hoàng Sơn được trên bổ nhiệm là Trung đoàn trưởng. Đại úy Nông Duy Thông giữ chức Phó Trung đoàn trưởng và chính trị. Đại úy Nông Tiến Thật, Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng. Đại úy Nông Văn Tạo, Phó Trung đoàn trưởng, Trương ban Trinh sát Trung đoàn.

Ngày 23.6.1981, Tỉnh ủy Cao Bằng ra Nghị quyết số 141/NQ.TC.CB “giải thể Đảng ủy Phòng Biên phòng để thành lập Đảng ủy Trung đoàn Bộ đội Biên phòng Cao Bằng”. Đảng số của Đảng ủy Trung đoàn Bộ đội Biên phòng Cao Bằng gồm có 210 đảng viên. Đảng ủy Trung đoàn Bộ đội Biên phòng Cao Bằng được tổ chức thành các đơn vị, cơ sở đảng: Đảng ủy Tiểu đoàn gồm 4 chi bộ, 4 chi bộ của cơ quan trung đoàn: Tham mưu, Chính trị, Trinh sát, Hậu cần; 14 chi bộ của 14 đồn biên phòng.

Các đồn biên phòng tập trung xây dựng và điều chỉnh các phương án chiến đấu kết hợp với triển khai nhiệm vụ, công tác biên phòng theo chỉ lệnh của Bộ Tư lệnh Quân khu 1, sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Chỉ huy Trung đoàn Biên phòng tỉnh.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #85 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2023, 08:43:02 am »


Từ năm 1982, Trung đoàn 694 đã xây dựng kế hoạch tham mưu cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh chỉ đạo công tác biên phòng trong toàn tỉnh. Trước hết tập trung đẩy mạnh phong trào quần chúng, xây dựng trận tuyến lòng dân, chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch đến từng cơ sở nhằm giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội trong khu vực biên giới. Ban Chính trị của Trung đoàn xây dựng kế hoạch công tác vận động quần chúng năm 1982 để các đồn, trạm có phương hướng, chỉ tiêu hoạt động; mở hội nghị cho cấp ủy, chỉ huy, cán bộ vận động quần chúng 14 đồn trong toàn tỉnh quán triệt và bàn kế hoạch thực hiện kế hoạch công tác vận động quần chúng năm 1982. Hội nghị thống nhất khẳng định quyết tâm làm tốt biện pháp công tác này, tạo chuyển biến, thực sự thúc đẩy nhiệm vụ bảo vệ biên giới vươn tới một giai đoạn mới, chất lượng cao hơn.

Sau hội nghị, các đơn vị, đồn, trạm đã làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, các ngành tiến hành công tác tuyên truyền, phát động thường xuyên, đồng thời theo chỉ đạo của Trung đoàn đã tiến hành đợt phát động tập trung đột xuất ở 13/42 xã biên giới của toàn tỉnh. Các đợt tuyên truyền, học tập, phát động quần chúng thời gian này tập trung 4 nội dung chủ yếu là:

- Kiên quyết đánh bại chiến tranh phá hoại nhiều mặt.

- Chống chiến tranh tâm lý

- Các quy định tạm thời của ủy ban nhân dân tỉnh về việc ra vào khu vực biên phòng.

- Pháp lệnh trừng trị tội phạm...

Kết quả, các đồn biên phòng tổ chức được 410 buổi học tập cho 24.592 bà con các dân tộc dự học1; kết hợp với các chi đoàn thanh niên địa phương, các đoàn tuyên truyền của huyện, xã phát thanh trong các dịp chợ phiên có đông bà con trong khu vực biên giới; tổ chức các buổi chiếu phim, các đêm văn nghệ, các buổi biểu diễn nghệ thuật, treo nhiều áp phích, biểu, ngữ... thu hút được hàng vạn người nghe, xem, phổ biến, chuyển tải được nhiều chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trên cơ sở đó, phong trào các mặt của địa phương, trong đó có phong trào thi đua vì an ninh Tổ quốc, từng bước được khôi phục lại và tiếp tục phát triển. Bà con đã chủ động phát hiện và tố giác những hành vi liên quan đến an ninh trật tự của khu vực biên giới, cung cấp cho các đồn biên phòng hàng ngàn tin tức có giá trị, phát hiện 750 đối tượng có quan hệ với nước ngoài và liên quan đến việc chuyển các loại tài liệu ra nước ngoài. Các đồn biên phòng đã được bà con cộng tác, giúp đỡ làm rõ trong số đối tượng trên có 121 trường hợp gặp gỡ, tiếp xúc với cơ quan công an Trung Quốc, 39 trường hợp được công an Trung Quốc giao nhiệm vụ. Ta đã tập hợp đủ chứng cứ bắt 16 tên. Mặt khác, trong các xóm, xã biên giới, quần chúng nhân dân đã sát cánh cùng các cấp ủy, chính quyền và các đồn biên phòng phát hiện, đấu tranh, làm chuyển hóa 305 đối tượng hình sự.

Trong lao động sản xuất, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới, công tác vận động quần chúng đã có tác dụng thiết thực. Nhân dân các xã Thị Hoa (huyện Hạ Lang), Ngọc Khê (huyện Trùng Khánh), Hùng Quốc (huyện Trà Lĩnh), Sóc Hà (huyện Hà Quảng)... với ý thức nhận rõ chủ quyền lãnh thổ của ta đã kiên cường bám đất, bám bản làng quê hương, tiến hành sản xuất, trồng trọt ngay dưới chân chòi gác của binh lính đối phương, hoặc ra sát đường biên, cột mốc thu hoạch mùa màng ngay dưới làn đạn từ bên kia biên giới bắn sang. Nhân dân các xã Lý Quốc, Minh Long (Hạ Lang), Đàm Thủy, Phong Nặm (Trùng Khánh), Cốc Pàng (Bảo Lạc) từ chỗ 100% số hộ sát biên đều liên quan đến hàng tâm lý và có tới 80 - 90% số người vượt biên trái phép, sang buôn bán hàng Trung Quốc, đến cuối năm 1982 đã cơ bản chấm dứt. Đặc biệt, ở các xã Ngọc Chung và Ngọc Khê (Trùng Khánh), Đức Hạnh (Bảo Lạc), Lý Quốc, Quang Long và Thị Hoa (Hạ Lang), quần chúng đã tích cực giúp đỡ, phối hợp cùng công an, dân quân bắt được hàng chục tên thám báo.

Các đồn biên phòng tiếp tục tham gia xây dựng, củng cố cơ sở chính trị và các phong trào của địa phương. Tổ chức Đảng trong 42 xã biên giới trong năm 1982 có 25 Đảng bộ và 17 chi bộ xã nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy với việc bố trí tăng cường 42 cán bộ trực tiếp chỉ đạo tại cơ sở. Trong đó, 7 đồng chí trực tiếp đảm nhiệm cương vị bí thư, 6 đồng chí phó bí thư, 29 đồng chí khác giữ vai trò tham mưu, cố vấn. Riêng các đồn biên phòng được Tỉnh ủy giao nhiệm vụ trực tiếp tham gia xây dựng, kiện toàn 6 Đảng bộ, 7 chi bộ xã và 20 chi bộ trực thuộc Đảng ủy xã. Cán bộ, chiến sỹ các đồn biên phòng cũng đã tích cực tham gia củng cố 61 hợp tác xã nông nghiệp đi vào hoạt động ổn định và tương đối vững chắc. Củng cố, xây dựng được 69 tổ an ninh nhân dân, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho 330 lượt công an xã, xóm. Trực tiếp tham gia củng cố xây dựng và tổ chức huấn luyện được 42 trung đội dân quân tập trung. Tổ chức kết nghĩa, kết bạn với các chi đoàn địa phương ở 15 xã biên giới, phối hợp thực hiện các hoạt động thiết thực xây dựng và bảo vệ biên giới.
_____________________________________
1. Trung đoàn 694, Báo cáo kết quả công tác vận động quần chúng năm 1982. Số 10/BC, ngày 30.12.1982.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #86 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2023, 08:43:46 am »


Trong quá trình tham gia xây dựng các phong trào ở địa phương, các đồn biên phòng đã tranh thủ mọi thời gian vừa làm công tác vận động quần chúng, vừa tham gia được 17.272 ngày công giúp dân xây dựng các công trình phúc lợi tập thể và gia đình, cấp cứu và chữa bệnh cho 03 người dân; hướng dẫn, giúp đỡ 1.290 em nhỏ ăn ở hợp vệ sinh.

Cán bộ, chiến sỹ biên phòng Cao Bằng đã thường xuyên phấn đấu, rèn luyện giữ vững và phát huy phẩm chất truyền thống của quân nhân cách mạng, bộ đội Cụ Hồ, truyền thống đoàn kết quân dân. Trong năm 1982, không có một trường hợp nào vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật. Từ đó, sự thông cảm giữa địa phương với các đồn, trạm biên phòng ngày càng sâu sắc hơn, lòng tin đối với cán bộ, chiến sỹ biên phòng được khôi phục, ngày càng tín nhiệm, gắn bó mật thiết.

Trên cơ sở đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc địa phương không những tạo điều kiện giúp đỡ cán bộ, chiến sỹ biên phòng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ biên giới, mà còn quan tâm chăm lo cho anh em có nơi ăn ở ổn định, khang trang hơn; đời sống vật chất được tiếp tục cải thiện. Năm 1982, nhân dân các xã biên giới Cao Bằng đã bỏ ra gần 1.850 ngày công, hơn 220 cây gỗ để làm cột, kèo, gần 2.000 cây gỗ nhỏ, 1.400 tấm gianh để làm mái lợp; hàng trăm cân gạo nếp, đỗ, thịt... để anh em sửa chữa nhà cửa, củng cố lại đồn, trạm, vui Tết đón xuân mới.

Trong khi toàn Đảng bộ, quân nhân Cao Bằng tranh thủ thời gian khôi phục và phát triển kinh tế thì từ đầu năm 1981, phía Trung Quốc luôn ráo riết tìm mọi cách phá hoại đất nước ta nói chung và Cao Bằng nói riêng. Họ đào hầm hào, công sự dọc biên giới; tiến hành những cuộc diễn tập bộ binh, cho không quân xâm phạm đất nước ta; khiêu khích biên giới, bắt cóc cán bộ. Tình hình đó đã đặt cán bộ và nhân dân Cao Bằng vào một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, vừa mới bước ra khỏi chiến tranh, đang khôi phục, củng cố nền kinh tế từ đổ nát, giờ đây lại phải chuẩn bị đối phó với những hành động phá hoại mới, phức tạp, nguy hiểm hơn.

Năm 1982, các hoạt động phá hoại trong khu vực biên giới không ngừng diễn biến phức tạp và ngày càng căng thẳng. Họ tiến hành 85 vụ khiêu khích vũ trang, phục kích bắt cóc 9 vụ, làm chết 9 người, bị thương 11 người, bắt cóc đưa sang bên kia biên giới 5 người, tổ chức nhiều toán xâm nhập qua biên giới, hoạt động theo phương thức con thoi; bị quân dân ta phát hiện 39 vụ, gồm 77 đối tượng. Các đồn biên phòng trực tiếp bắt 23 vụ, 36 đối tượng. Đồng thời ta phát hiện và xử lý 25 vụ xâm nhập chủ quyền lãnh thổ, khai thác trái phép gỗ, tập trung chủ yếu ở các khu vực cột mốc 28, 30, 31, 40, 74, 96... Họ mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo dân ta đi Trung Quốc 30 vụ, gồm 124 người; thực hiện 10 vụ trộm 29 con trâu của dân ta. Ta đã phát hiện và ngăn chặn, giữ lại được 14 con trâu.

Bên cạnh các hoạt động khiêu khích vũ trang công khai, thông qua nhiều mối quan hệ đặc biệt trên biên giới (thân tộc, dòng họ, kết nghĩa..) đối phương tiến hành móc nối, xây dựng cơ sở, lực lượng ngầm, tạo cơ sở cài cắm vào nội bộ ta.

Căn cứ diễn biến tình hình trên các tuyến biên giới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội (tháng 3.1982) nhận định: Đất nước ta đang ở trong tình thế vừa có hòa bình, vừa phải đương đầu với một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt, đồng thời phải sẵn sàng đối phó với nguy cơ xảy ra chiến tranh xâm lược quy mô lớn.

Quán triệt tinh thần đó, Tỉnh ủy Cao Bằng chỉ đạo toàn Đảng bộ, quân dân trong tỉnh nêu cao cảnh giác, tích cực đấu tranh chống lại kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt.

Chấp hành sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy và thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ cơ bản thường xuyên, thông qua vận dụng 5 biện pháp nghiệp vụ biên phòng, kết hợp với sự giúp đỡ của quần chúng, trực tiếp là phong trào toàn dân thi đua bảo vệ an ninh Tổ quốc, từ tháng 3.1982, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng phát hiện được âm mưu nước ngoài cài cắm cơ sở, lực lượng ngầm vào nội bộ ta và tổ chức đấu tranh bóc gỡ cơ sở ngầm ở địa bàn xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang (địa bàn phụ trách của Đồn Biên phòng Lý Vạn).

Sau khi bị móc nối, lôi kéo, từ năm 1981, tên Thẩm Văn Tạng, quê ở xã Quang Long huyện Hạ Lang, giáo viên dạy cấp III ở xã Lý Quốc chạy sang Trung Quốc. Tạng cùng Nông Đình Rấm, một đảng viên, dạy học tại trường cấp II xã Minh Long (huyện Hạ Lang) sang Trrung Quốc. Ngày 15.3.1982, Rấm lén lút vượt biên giới sang khu vực Nà Nhại gặp Tạng. Y được giới thiệu với Hoàng Lề, Chủ tịch huyện Đại Tân, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Lề đón tiếp và hỏi thăm một số cán bộ đã nghỉ hưu của ta như các đồng chí Mã Trung Tín, Trưởng đồn biên phòng Lý Vạn, Mã Đạo Quang, Huyện trưởng Công an Hạ Lang... cùng một số cán bộ đảng viên khác ở xã Minh Long, Lý Quốc... Cuối cùng, Rấm được giao nhiệm vụ về Việt Nam vận động người tham gia vào một “tổ chức cách mạng mới”. Đầu tháng 4.1982, Nông Đình Rấm tiếp tục vượt biên sang Trung Quốc. Y được giao nhiệm vụ về nước thành lập “tổ chức cách mạng mới” ở xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang và tìm người lãnh đạo.

Trước các biểu hiện trên, Ban Chỉ huy Trung đoàn 694 Bộ đội Biên phòng Cao Bằng đã báo cáo về Cục trinh sát biên phòng, Tỉnh uỷ và đề nghị Ty Công an phối hợp giúp đỡ. Ngày 11.6.1982, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 694 cho Ban Trinh sát Trung đoàn lập chuyên án mang bí số HL82. Sau một thời gian ngắn triển khai đánh án, ta lập được hồ sơ đối tượng cần tập trung điều tra, phát hiện làm rõ đã có 12 tên gia nhập tổ chức phản động. Trong số đó có 11 là đảng viên (6 đang sinh hoạt), 2 sĩ quan quân đội (cấp uý), 9 người nghỉ hưu, mất sức, nghỉ việc, 7 là giáo viên. Đồng thời Ban chuyên án tiếp tục phát hiện thêm 50 đối tượng nghi vấn khác. Mở rộng địa bàn điều tra, Ban chuyên án phát hiện ở ngoại biên có 30 đối tượng là người Trung Quốc. Trong số đó có 15 đối tượng đều hoạt động dưới sự chỉ đạo, điều hành của huyện uỷ Đại Tân và Cục Công an huyện Đại Tân, trực tiếp là Hoàng Lề, Chủ tịch huyện Đại Tân, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Cấp dưới của Lề có Nông Anh Hoà, Trạm trưởng Biên phòng Thạch Long, Hoàng Sằn (con trai của Lề) ở Trạm Biên phòng Bản Luông và Hoàng Láy, cán bộ công an Trạm Phái xuất sở Thạch Long. Qua đấu tranh chuyên án phát hiện làm rõ 51 đối tượng khác đã bị lôi kéo vào tổ chức phản động. Phần lớn trong số này là người dân ở xã nằm trong địa bàn phụ trách của Đồn Biên phòng Lý Quốc, huyện Hạ Lang.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #87 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2023, 08:44:52 am »


Đầu tháng 9.1982, các mục đích, yêu cầu của chuyên án HL82 đã được thực hiện, ta quyết định phá án. Ty Công an Cao Bằng phê duyệt bắt 5 đối tượng chính, tập trung cải tạo 2 tên, đưa ra kiểm điểm, giáo dục đấu tranh trước tập thể và quần chúng 4 tên (có 2 đảng viên, đều bị khai trừ ra khỏi Đảng). Chuyên án HL82 ở huyện Hạ Lang, Cao Bằng kết thúc thắng lợi, góp phần làm thất bại mưu đồ xây dựng cơ sở, lực lượng ngầm vào nội bộ ta, củng cố lòng tin của cấp uỷ, chính quyền, nhân dân các dân tộc địa phương đối với Bộ đội Biên phòng; góp phần củng cố an ninh trật tự một vùng biên cương của Tổ quốc.

Ngày 25.10.1982, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 03/NQ-TW đề ra những nhiệm vụ quan trọng cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân kiên quyết đập tan kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt.

Quán triệt nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ V của Đảng và căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (họp tháng 1.1983), ngày 28.2.1983, Tỉnh uỷ ra Nghị quyết chuyên đề số 02-NQ/CB lãnh đạo toàn Đảng bộ, quân dân Cao Bằng “Kiên quyết đập tan kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt”. Nghị quyết nêu rõ: “Kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt này rất phức tạp, kẻ địch đánh phá ta bằng nhiều mưu mô, trên nhiều lĩnh vực, từ nhiều hướng, trên nhiều địa bàn, bằng nhiều lực lượng, nhiều hình thức, nhiều thủ đoạn hết sức nguy hiểm và thâm độc... Kết hợp đánh từ trong ra, từ ngoài vào, nhằm mục đích gây bạo loạn, lật đổ khi có điều kiện chín muồi và ta bị sơ hở... Phá hoại ta trên các mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, quân sự nhất là phá hoại kinh tế và chính trị, tư tưởng, văn hoá”.

Ngày 28.3.1983, Đảng uỷ - Chỉ huy Trung đoàn Bộ đội Biên phòng Cao Bằng xây dựng và thực hiện Kế hoạch số 17/KH.TM, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị biên phòng trong tỉnh kiên quyết chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt, thực hiện 6 công tác lớn do Tỉnh uỷ đề ra “phải làm trong năm 1983 và những năm trước mắt”. Cụ thể là:

1. Chống phá hoại về kinh tế: các đơn vị, đồn, trạm tăng cường hoạt động, kiên quyết “Chấm dứt tình trạng lén lút mang hàng hoá của bên kia biên giới nước ta”. Tích cực tham gia bảo vệ các hợp tác xã trong khu vực biên giới của tỉnh.

2. Chống phá hoại về tư tưởng: Bám, tranh thủ sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, củng cố vững chắc trận địa tư tưởng nội bộ, phối hợp chặt chẽ với các Ban Tuyên huấn, Thông tin văn hoá đẩy mạnh phong trào vận động quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Kịp thời phối hợp xử lý các thông tin, luận điệu sai trái trong quần chúng, củng cố lòng tin của nhân dân các dân tộc biên giới vào đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ.

3. Chống gián điệp và phản động: Tích cực xây dựng và nâng cao chất lượng phòng tuyến an ninh nhân dân vững chắc kết hợp chặt chẽ với thế trận quốc phòng toàn dân. Đề xuất và thực hiện các quy chế biên giới, tổ chức ngăn chặn kịp thời các mũi tiến công, xâm nhập của các toán vũ trang, các bọn gián điệp, thám báo vào khu vực biên giới. Kiên quyết bóc, quét màng lưới, cơ sở ngầm do đối phương cài cắm. Thực hiện nghiêm chế độ bảo mật. Tuyên truyền vận động nhân dân giữ gìn bí mật quốc gia, cảnh giác với các luận điệu phản động.

4. Chống xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tích cực tham gia đấu tranh, truy quét bọn tội phạm hình sự.

5. Tích cực củng cố tổ chức, xây dựng lực lượng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. Phát huy vai trò các tổ chức, đoàn thể nhất là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tập hợp được thanh, thiếu niên ở biên giới vào trận tuyến chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt.

6. Góp phần ổn định, nâng cao cải thiện đời sống người dân biên giới, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương ổn định cư trú cho dân, tập trung vào sản xuất theo kế hoạch thống nhất của tỉnh, khắc phục tình trạng buôn bán qua biên giới.

Thực hiện kế hoạch công tác biên phòng năm 1983, kế hoạch chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng đã tích cực phấn đấu đạt được kết quả trên một số mặt công tác.

Tham mưu đề xuất và tham gia thực hiện công tác phòng thủ, củng cố khu vực biên giới, trận tuyến lòng dân phục vụ nhiệm vụ trọng tâm chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt. Xây dựng và đề xuất uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế biên giới. Tổ chức các hội nghị liên tịch giữa các đơn vị, lực lượng vũ trang và các ngành liên quan, thống nhất công tác xây dựng và quản lý biên giới. Tổ chức các đoàn kiểm tra đến các huyện, xã biên phòng bàn chủ trương giải quyết các vụ việc phát sinh.

Tham gia cùng địa phương xây dựng phòng tuyến văn hoá khép kín biên giới. Trong số 80 đội thông tin tuyên truyền của toàn tỉnh, có 41 đội của các trung đội dân quân tập trung, 18 Bộ đội Biên phòng. Tất cả các đội đều được tập huấn, trang bị loa đài, tăng âm, nhạc cụ, tranh ảnh để làm công tác tuyên truyền, cổ động. Tham gia cùng cấp uỷ, chính quyền 7 xã biên giới gồm Đức Long (Thạch An), Tà Lùng (Quảng Hoà); Lý Quốc (Hạ Lang), Ngọc Khê (Trùng Khánh), Hùng Quốc (Trà Lĩnh), Tổng Cọt và Lũng Nặm (Hà Quảng) thiết kế, lắp xong hệ thống truyền thanh. Hàng ngày phổ biến kịp thời các chủ trương, đường lối của trên, tình hình an ninh trật tự, làm ăn sản xuất và kế hoạch cho ngày tiếp theo của địa phương, có tác dụng kịp thời ổn định tình hình tư tưởng cho quần chúng, giúp bà con yên tâm làm ăn, sản xuất. Được tỉnh quan tâm, các huyện biên giới đều có 1 - 2 đội chiếu bóng phục vụ thường xuyên cho đồng bào các dân tộc. Nhiều công trình trụ sở, trạm xá, trường học, thư viện thanh niên... trong các xã biên giới đã và đang xây dựng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #88 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2023, 08:46:03 am »


Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta làm cho bà con các dân tộc nhận rõ được bản chất của kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt vận động được quần chúng nêu cao cảnh giác và tích cực tham gia đấu tranh; giúp bà con phân biệt được đúng sai, bạn thù, nâng cao cảnh giác cách mạng, xây dựng được quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc kết hợp với đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống, gắn với xây dựng tuyến phòng thủ bảo vệ biên giới, giữ vững an ninh trật tự ở khu vực biên giới.

Trong các hoạt động trên, cán bộ, chiến sỹ các đồn biên phòng Cao Bằng đã tích cực tiến hành vận dụng nhiều biện pháp và hình thức, kết hợp tuyên truyền, phổ biến tập trung với tuyên truyền phổ biến riêng với 829 buổi, thu hút được 89.423 lượt người nghe. Nội dung tuyên truyền, phổ biến thời gian này tập trung vào các tài liệu chủ yếu là:

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ V.

- Các Nghị quyết 03, 04 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết 02 của Tỉnh uỷ Cao Bằng về kiên quyết đập tan kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt.

- Quân dân Cao Bằng quyết tâm đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt.

- Quy chế biên giới của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng.

- Tài liệu về trừng trị tội phạm.

- Kế hoạch của Nhà nước năm 1983 về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.

Kết quả của công tác tuyên truyền, phổ biến đã động viên bà con các dân tộc hăng hái thi đua sản xuất, cải thiện đời sống và giúp đỡ cán bộ, chiến sỹ biên phòng các chứng cứ, hiện tượng về 142 trường hợp nghi là cơ sở ngầm của đối phương, giúp các đồn biên phòng bắt 25 vụ xâm nhập qua biên giới, làm rõ 21 đối tượng là thám báo; phát hiện và giúp các cấp chính quyền, lực lượng chức năng giáo dục cải tạo 181 đối tượng tại xã, 37 đối tượng tại huyện, bắt đi tập trung cải tạo 11 tên, thu giữ 4 kg thuốc phiện cùng nhiều tiền, hàng hoá phẩm lậu vào khu vực biên giới ta.

Bên cạnh đó, cấp uỷ - chỉ huy các đồn biên phòng Cao Bằng đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, chiến sỹ đơn vị tích cực đi sâu tham gia củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức chính trị các xã biên giới. Phát huy được vai trò của hệ thống chính trị, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới. 14 đồn biên phòng trong tỉnh đã đề xuất 205 lần với cấp uỷ, chính quyền nhiều nội dung về xây dựng, củng cố Đảng, chính quyền, các đoàn thể phụ nữ, thanh niên, phụ lão, các lực lượng công an, dân quân... phát hiện đề xuất kết nạp 4 đảng viên, và 12 đoàn viên mới; Củng cố 87 hợp tác xã nông nghiệp; củng cố kiện toàn và duy trì hoạt động 125 tổ an ninh nhân dân.

Qua các hoạt động trên, nhiều tổ chức, đoàn thể đã có những chuyển biến rõ rệt, lập được nhiều thành tích xuất sắc. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở các xã Đức Long (huyện Thạch An), xã Ngọc Khê (huyện Trùng Khánh), xã Đại Sơn (huyện Quảng Hoà), xã Nà Sác (huyện Hà Quảng)... lập được nhiều thành tích xuất sắc, được lựa chọn báo cáo điển hình trong Đại hội Liên hoan thanh niên quyết thắng các lực lượng vũ trang tỉnh Cao Bằng, do Tỉnh Đoàn Cao Bằng tổ chức, đã được Trung ương Đoàn tặng cờ và bằng khen.
Các hoạt động gắn bó với địa bàn, thực sự coi khu vực biên giới là quê hương, bà con các dân tộc ở vùng biên giới như người thân trong gia đình, cán bộ, chiến sỹ biên phòng Cao Bằng ngày càng được người dân khu vực biên giới thương yêu giúp đỡ, đùm bọc che chở. Nhiều việc cảm động về tình đoàn kết quân dân nơi biên giới còn mãi in đậm trong tâm trí bà con các dân tộc và cán bộ, chiến sỹ biên phòng Cao Bằng.

Chốt Phìn Súng thuộc Đại đội 15 cơ động biên phòng làm nhiệm vụ ở huyện Bảo Lạc, đóng quân trên địa bàn đi lại rất khó khăn. Quân số có hạn, đơn vị lại phải đảm nhiệm nhiều công việc nên tiếp tế hậu cần lên chốt hết sức vất vả và ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoàn thành nhiệm vụ. Biết được khó khăn đó, bà con các dân tộc quanh vùng đã tự đến gặp chỉ huy đơn vị đề nghị để bà con làm giúp công việc vận chuyển toàn bộ lương thực, thực phẩm cho chốt. Trong cả năm 1983, bà con đã thường xuyên đảm bảo mọi việc tiếp tế, vận chuyển hậu cần lên chốt hết sức chu đáo, cẩn thận. Có tháng trời mưa kéo dài, đường bị ngập tắc, cơ quan hậu cần của biên phòng tỉnh vận chuyển hàng lên huyện chậm, bà con địa phương đã tự vận động nhau góp đủ lương thực, thực phẩm chuyển lên chốt cho cán bộ, chiến sỹ “ứng” trước, không để ảnh hưởng đến các hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới của đơn vị.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #89 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2023, 08:46:42 am »


Tại Đồn Biên phòng Nặm Quét (nay là Đồn Biên phòng Cô Ba, huyện Bảo Lạc), đồng chí Triệu Toàn Pham là một chiến sỹ rèn luyện, phấn đấu tốt, lập được nhiều thành tích và sống chan hòa, gần gũi, quan tâm đến cuộc sống của bà con, được quần chúng tín nhiệm. Anh được tổ chức quyết định cử đi học để phục vụ lâu dài trong lực lượng. Khi biết tin, nhiều bà con dân tộc, nhất là bà con dân tộc Dao đã đến đồn bày tỏ tâm tư không muốn để đồng chí Pham đi xa và đề nghị đơn vị để đồng chí ở lại địa bàn với bà con.

Tại Đồn Biên phòng Nặm Nhũng, huyện Hà Quảng, đồng chí Lý Hồng Thanh, một chiến sỹ của đồn, trong khi đi làm nhiệm vụ kiểm tra đường biên mốc, giới bị lính đối phương nổ súng giết hại và thay nhau canh gác không cho đồng đội của anh đón anh về. Nhận được tin, hàng trăm bà con xã Lũng Nặm và một số xã quanh đồn đã kéo nhau đến hiện trường phản đối, đấu tranh quyết liệt. Bà con cùng cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Nặm Nhũng đã đón được anh về và tổ chức chu đáo lễ an táng. Trong lễ tang chiến sỹ biên phòng Lý Hồng Thanh, hàng ngàn bà con xã từ nội địa đến biên giới đã đến viếng, chia buồn và lưu luyến tiễn đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng.

Sáu tháng cuối năm 1983, chấp hành Chỉ thị số 133/CT-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về khảo sát, kiểm tra lại toàn bộ hệ thống cột mốc, đường biên nhằm nắm lại tình hình chung các điểm bị lấn chiếm của toàn tuyến biên giới, tất cả các đơn vị, lực lượng vũ trang đứng chân trong khu vực biên giới đều tham gia công tác khảo sát. Cơ quan chỉ huy Trung đoàn Bộ đội Biên phòng Cao Bằng tích cực thực hiện vai trò tham mưu để đẩy mạnh tiến độ khảo sát. Trung đoàn đã chủ động đề xuất kế hoạch tổ chức đội hình, lịch trình, phương pháp tiến hành khảo sát, bố trí lực lượng trực tiếp tham gia...

Công việc điều tra, khảo sát biên giới sau chiến tranh tháng 2.1979 gặp rất nhiều khó khăn. Từ tuyến sau ra được đường biên giới có công binh, khí tài phát hiện bom mìn, dò đường. Một số đồng chí công binh, biên phòng, dân quân đã phải chịu thương vong trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Mặc dù vậy, các đội khảo sát ngày đêm băng rừng, lội suối, tập hợp các số liệu, tổng hợp tình hình, lập được các hồ sơ ban đầu báo cáo lên trên. Các đợt khảo sát đã giúp các cấp chỉ huy đơn vị, cấp uỷ, chính quyền địa phương tiếp tục nâng cao thêm nhận thức về vai trò, vị trí của đường biên quốc gia, về nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới của Tổ quốc.

Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc đã kết thúc. Nhưng đến cuối năm 1983, các cuộc lấn chiếm, “gặm nhấm” đất đai của ta vẫn diễn ra dai dẳng và căng thẳng trên khu vực biên giới. Nhiều trường hợp đối phương dùng tới lực lượng cấp tiểu đoàn xâm nhập sâu vào đất ta, mở đường cho các lực lượng phía sau vào lấn chiếm.

Trong tình hình quan hệ biên giới căng thẳng, cuộc đấu tranh chống lấn chiếm diễn ra khá phức tạp. Mặc dù vậy, quân dân Cao Bằng, trực tiếp là đồng bào các dân tộc và cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang ở biên giới vẫn bền bỉ, kiên trì, theo dõi, quản lý chặt chẽ các di biến động ở biên giới, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn mọi hành động lấn chiếm, phấn đấu vì sự bình yên, ổn định khu vực biên giới.

Năm 1984, tình hình trên tuyến biên giới của tỉnh tiếp tục căng thẳng. Đối phương không ngừng tăng cường các lực lượng quân sự, tổ chức hàng trăm trận địa áp sát biên giới. Họ tiếp tục chiếm đóng trái phép 6 điểm sâu trong đất ta từ 200 đến 600m. đưa quân đóng giữ tại 6 điểm trên đường biên giới, thường xuyên tổ chức diễn tập quân sự... từ các trận địa, các điểm lấn chiếm, nổ súng vào các xóm làng biên giới, đồn, trạm biên phòng của ta, liên tục tung các toán thám báo vũ trang xâm nhập điều tra tình hình của Việt Nam. Các huyện biên giới Cao Bằng tiếp tục sống trong không khí đe doạ của chiến tranh.

Ngày 3.3.1984, tại cơ quan Trung đoàn 694 Bộ đội Biên phòng Cao Bằng, lễ kỷ niệm ngày truyền thống lần thứ 25 của lực lượng được tổ chức trang nghiêm và trọng thể. Đồng chí Vương Văn Quýnh (Dương Tường), Bí thư Tỉnh uỷ (Uỷ viên Trung ương Đảng khóa V, VI) và đồng chí Lương Ích Lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã phát biểu ý kiến, biểu dương Bộ đội Biên phòng Cao Bằng gắn bó với nhân dân, liên tục phấn đấu xây dựng, củng cố biên giới; Thường xuyên rèn luyện, phấn đấu thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “khắc phục khó khăn” trong mọi hoàn cảnh của đất nước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập - truyền thống của lực lượng, cán bộ, chiến sỹ biên phòng nhận được sự quan tâm sâu sắc, động viên chí tình và những tình cảm thương yêu, giúp đỡ của Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các giới từ trung ương đến địa phương; của nhân dân, trực tiếp là nhân dân các dân tộc biên giới. Đó là nguồn động viên và là sức mạnh to lớn để cán bộ, chiến sỹ biên phòng Cao Bằng tiếp tục tiến lên phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM