Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Chín, 2023, 11:53:01 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Bộ đội Biên phòng Cao Bằng 1959-2009  (Đọc 1927 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #130 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2023, 01:32:45 pm »


Trong bối cảnh chung của biên giới ở Cao Bằng, tình hình tại xóm Lũng Phjắc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cơ quan TH đã hoạt động móc nối, cài cắm cơ sở ngầm vào nội bộ ta từ năm 2002, đến năm 2006, phát sinh nhiều diễn biến phức tạp. Nhiều vụ việc diễn ra ở địa bàn vi phạm đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tác động nhiều đến tình hình nhân dân và hoạt động của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể.

Tại Lũng Phjắc, ngày 25.12.2005, ta phát hiện người Trung Quốc xâm táng 6 ngôi mộ vào sâu đất ta 50m tại khu vực mốc 57. Ta kiên trì phản kháng việc làm sai trái này và đến ngày 14.1.2006, họ đã phải di chuyển 6 ngôi mộ trên về đất Trung Quốc.

Ngày 21.4.2006, 9 lính biên phòng Trung Quốc mang theo vũ khí xâm nhập trái phép qua biên giới ở đoạn mốc 58, vào sâu đất ta 80m, phá nhổ 160m2 ngô của gia đình ông Diệp Văn Nọn. Đồn Biên phòng Đàm Thủy viết thư mời phía Trung Quốc đến hiện trường trao đổi, giải quyết vụ việc vào ngày 27.4.2006, phía Trung Quốc không đến.

Trong khi hoạt động khai thác, vận chuyển trái phép quặng mangan từ Lũng Phjác sang Trung Quốc diễn ra ngày đêm thì các hoạt động khai thác quặng hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam ở Lũng Phjắc bị một số người dân địa phương ngăn cản, gây khó khăn, thậm chí đe dọa, hành hung, dẫn đến mâu thuẫn căng thẳng.

Từ đầu tháng 5.2005 đến tháng 1.2006, tại xóm Lũng Phjắc liên tiếp xảy ra nhiều vụ ngưòi dân địa phương ném đá vào ô tô, lán trại, máy móc của các công ty khai thác quặng hợp pháp (Công ty Hiệp Lực, Công ty Miền núi), làm cho các lái xe bị thương, thiệt hại nhiều tài sản, lán trại, máy móc, ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Đồn Biên phòng Đàm Thủy đã lập biên bản ban đầu và phối hợp với Công an huyện Trùng Khánh giải quyết...

Lũng Phjắc là một xóm nằm sát biên giới, có 3km đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc từ mốc 56 đến mốc 58, là một thung lũng thấp, xung quanh có nhiều núi cao bao bọc, diện tích tự nhiên rộng 446 héc ta; trong đó có 69.4 héc ta là đất canh tác. Nơi đây có một đường xe cơ giới có thể ra vào. Công ty trách nhiệm hữu hạn Miền núi và Công ty trách nhiệm hữu hạn Hiệp Lực mở con đường này để vận chuyển quặng. Ngoài ra, từ Lũng Phjắc có nhiều đường mòn đi ra biên giới, qua mốc 57 và 58 sang Trung Quốc. Đây là những tuyến đường người dân địa phương vận chuyển quặng bán sang Trung Quốc và cũng là các tuyến xâm nhập trái phép từ ngoài vào khu vực biên giới của tỉnh.

Dân cư xóm Lũng Phjắc có 198 hộ, 967 khẩu (2006), có hai dân tộc là Tày và Nùng. Trong đó, 95% là người Nùng Giang. Xóm được tổ chức thành 3 đội sản xuất. 81.9% nhân dân trong xóm mù chữ nên hiểu biết và chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước còn có mặt hạn chế. Nhận thức về chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia của người dân chưa đầy đủ nên thường vi phạm quy chế biên giới, tự do vượt qua biên giới thăm thân, khám chữa bệnh, mua bán trao đổi hàng hóa, hàng quốc cấm.

Nhân dân hai bên biên giới tại Lũng Phjắc có nhiều mối quan hệ về dòng họ, thân tộc, kết nghĩa “lão tồng”, nhiều phụ nữ lấy chồng người Trung Quốc... Từ năm 1979 - 2006, đã có 52 phụ nữ sang Trung Quốc lấy chồng. Từ năm 1998 - 2006, đời sống kinh tế của người dân trong xóm được nâng lên rõ rệt. 100% số hộ gia đình đều được dùng điện lưới quốc gia. 70 - 80% hộ gia đình mua sắm ti vi, xe máy, tủ lạnh. Nguồn thu kinh tế chủ yếu ở đây là từ khai thác, vận chuyển, bán quặng trái phép sang Trung Quốc.

Để thu hút nguồn tài nguyên của ta, trên đoạn biên giới đối diện mốc 57, 58, phía Trung Quốc lập ra 3 điểm thu mua quặng. Cả 3 điểm này đều do Công ty khoáng sản Đại Tân (Trung Quốc) phụ trách.

Hoạt động thu mua quặng của 3 tổ trên diễn ra từ năm 1992. Lúc đầu với quy mô, số lượng nhỏ. Từ năm 1997, Trung Quốc chuyển các vị trí thu mua quặng ra sát biên giới, đầu tư lại cơ sở hạ tầng, làm đường, san ủi mặt bằng, xây bể chứa nước, đầu tư thêm máy móc tuyển rửa quặng nên mức độ thu mua ngày càng tăng lên nhiều lần so với trước. Mặt khác, để thu hút dân ta bán quặng, họ dùng hình thức ứng trước tiền cho dân ta mua lừa, ngựa làm phương tiện vận chuyển quặng, sau đó trừ dần vào tiền bán quặng. Khi ta thành lập đội công tác liên ngành để ngăn chặn việc vận chuyển quặng trái phép qua biên giới, lập tức các chủ thu mua quặng bên phía Trung Quốc đã nâng giá thu mua từ 0,22 lên 0,3 nhân dân tệ/kg quặng (khoảng 600đ tiền Việt Nam), làm cho việc ta ngăn chặn bán quặng lậu qua biên giới gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, hai công ty khai thác quặng của ta không đủ khả năng tài chính để thu mua quặng trong dân. Do đó, nguồn tài nguyên của ta tiếp tục chảy sang Trung Quốc gây tổn thất lớn tài nguyên quốc gia.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #131 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2023, 01:33:29 pm »


Trong khi tình hình an ninh trật tự ở Lũng Phjắc không ổn định, hệ thống chính trị, tổ chức cơ sở Đảng và các tổ chức đoàn thể xã hội ở đây lại không phát huy được vai trò lãnh đạo, hoạt động kém hiệu quả. Trong xóm có một chi bộ Đảng với 7 đảng viên, là một chi bộ sinh hoạt ghép gồm 5 đảng viên ở Lũng Phjac, 1 đảng viên ở xóm Nà Đeng và 1 đảng viên của xóm Lũng Nọi. Chế độ sinh hoạt Đảng của chi bộ không được thực hiện đúng. Có thời gian cả năm chi bộ không sinh hoạt (5.2005 - 5.2006). Trong 5 đảng viên của Lũng Phjắc, đã có 4 đảng viên có quan hệ sai nguyên tắc với người bên kia biên giới.

Trước tình hình đó, ngày 26.9.2006, Tỉnh ủy Cao Bằng ra Chỉ thị số 15-CT/TU “về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng tại địa bàn xóm Lũng Phjắc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”. Tỉnh ủy giao cho “Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì phối hợp với Đảng ủy Công an, Đảng ủy Quân sự tỉnh, Huyện ủy Trùng Khánh chỉ đạo rà soát, phân loại cán bộ, đảng viên, nhân dân và có kế hoạch, biện pháp quản lý các đối tượng, các tệ nạn xã hội, các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh trái phép trong khu vực, đặc biệt là xóm Lũng Phjắc. Mọi trường hợp vi phạm phải xử lý nghiêm theo pháp luật, nhằm sớm giải quyết dứt điểm các vấn đề về an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn”.

Thực hiện Chỉ thị 15 của Tỉnh ủy, ngày 6.10.2006, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh xây dựng Kế hoạch số 996/KH-TS điều tra xác minh liên quan an ninh trật tự ở địa bàn Lũng Phjắc. Ngày 15.12.2006, Công an tỉnh Cao Bằng xây dựng Kế hoạch số 565/KH/CAT chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai các mặt công tác, nhiệm vụ tại địa bàn.

Các cơ quan, đơn vị chức năng bao gồm: Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, sở Tài nguyên - Môi trường, sở kế hoạch - Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh... phân công cán bộ về Lũng Phjắc thành lập các tổ công tác, tổ ngăn chặn, đứng chân trực tiếp tại địa bàn để tiến hành thực hiện nhiệm vụ củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng.

Sau một thời gian, tình hình địa bàn có chuyển biến tích cực. Về cơ sở chính trị, các tổ công tác đã giúp nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ Đảng ở Lũng Phjác, với sự tham gia sinh hoạt trực tiếp của các cán bộ tăng cường, giúp chi bộ bầu Bí thư chi bộ mới và kết nạp thêm 2 đảng viên; tổ chức vận động nhân dân bầu lại đội trưởng 3 đội sản xuất và kiện toàn lại Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ xóm để làm nòng cốt trong việc củng cố địa bàn. Về cơ sở hạ tầng, Lũng Phjắc đã triển khai các hạng mục được tỉnh đầu tư như mương dẫn nước Nậm Lìn, Nhà Văn hóa, Nhà trẻ, Trạm quân dân y, đường giao thông Lũng Phjắc đi Đàm Thủy. Đến tháng 6.2007, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong xóm dần ổn định trở lại. Đặc biệt hoạt động khai thác, vận chuyển quặng trái phép bán sang Trung Quốc đã được kiên quyết ngăn chặn.

Ngày 8.3.2007, theo chỉ đạo của Bộ Tư lệnh, Cục Trinh sát Bộ đội Biên phòng đã xây dựng Kế hoạch nghiệp vụ số 15/KH-TS kiểm tra công tác trinh sát và phối hợp triển khai kế hoạch tại Lũng Phjắc. Tiếp đó, ngày 18.7.2007, Cục Trinh sát xây dựng và triển khai Kế hoạch số 39/KH-TS phối hợp với biên phòng Cao Bằng thục hiện đối sách đối với các loại đối tượng tại địa bàn.

Kết quả, công tác điều tra cơ bản, quản lý tại địa bàn đã rà soát, bổ sung hồ sơ điều tra cơ bản địa bàn các xã Đàm Thủy, Chí Viễn, xóm Lũng Phjắc và các bản lân cận theo đúng quy định, hướng dẫn nghiệp vụ. Lập hồ sơ cá nhân và tiến hành theo dõi 5 đối tượng quản lý nghiệp vụ về tội phạm ma túy ở xóm Lũng Phjắc. Lập thêm 2 hồ sơ cá nhân đối tượng ngoại biên. Trong đó làm rõ 78 phụ nữ Lũng Phjắc sang Trung Quốc lấy chồng, 17 người tham gia vận chuyển quặng trái phép, gây rối trật tự trị an ngày 21.2.2007 và 140 người thường xuyên vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê. 47 đối tượng nghiện hút ma túy. 12 đối tượng nghiện hút đã được vận động đưa đi cai nghiện tập trung. 11 đối tượng phạm pháp hình sự (có 4 đối tượng đang thụ án).

Đàn gia súc cũng phản ánh mức sống của người dân nơi đây. Tại xóm Lũng Phjắc có 636 con lừa, ngựa; 178 con trâu, bò. Xóm Nà Đeng có 72 con lừa, ngựa. Bản Phang có 130 con lừa, ngựa. Bản Chang có 119 con lừa, ngựa. Tại Háng Thoang có 38 con lừa, ngựa. Tại Giộc Mạ có 46 con lừa, ngựa. Tổng cộng 1.041 con lừa, ngựa, chủ yếu phục vụ vận chuyển; gần 100% số hộ dân vay tiền của người Trung Quốc.

Công tác điều tra nghiên cứu tình hình nội ngoại biên ở Lũng Phjắc và địa bàn liên quan, tạm thời kết luận động cơ cho vay vốn của các chủ thu mua quặng người Trung Quốc đối với một số hộ dân tại địa bàn là nhằm mục đích kinh tế, lôi kéo, bán quặng cho họ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #132 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2023, 01:34:11 pm »


Ở địa bàn ngoại biên, đối diện Lũng Phjắc, phía Trung Quốc đã cho dừng 2 điểm thu mua tuyển rửa quặng: điểm đối diện mốc 59 và điểm đối diện mốc 58. Riêng ở điểm đối diện mốc 57 vẫn có nhiều đơn vị như Công ty khai thác khoáng sản Đại Tân, Công ty Biên mậu Đại Tân, một đơn vị Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa và một cơ sở tư nhân hoạt động thu mua, tuyển rửa quặng chuyển về nội địa Trung Quốc.

Trong số các đơn vị trên, cơ sở tư nhân hoạt động mạnh hơn cả và là cơ sở thu mua quặng lớn nhất, đầu tư nhiều nhất về nhà xưởng, tiền vốn, có nhiều thế lực, ảnh hưởng tại địa bàn ngoại biên như độc quyền thu mua quặng, quan hệ nhiều với Công an Trung Quốc và có nhiều mối quan hệ tại địa bàn Đàm Thủy - Lũng Phjắc. Trước năm 2006, chủ cơ sở tư nhân này thường xuyên qua lại, quan hệ với người trong Lũng Phjắc. Chính người này thường cho dân Lũng Phjắc vay tiền mua lừa, ngựa, chi tiêu, cấp vật liệu để xây các nhà Thổ công Đội 2, Đội 3, Lũng Phjac. Khi ta tổ chức ngăn chặn việc khai thác, vận chuyển quặng trái phép qua biên giới, chính y là người thường xuyên tung tin kích động dân ở địa bàn chống lại. Hiện y vẫn tiếp tục đầu tư vào cơ sở thu mua quặng của y và đang tìm cách liên hệ, tiếp cận với lãnh đạo các tổ công tác biên phòng, tổ công tác 15 - liên ngành của ta để tiếp tục hoạt động. Y có nhiều dấu hiệu nghi vấn hoạt động dưới sự chỉ đạo của cơ quan đặc biệt TH.

Đến cuối năm 2007, các mục đích yêu cầu trong Chỉ thị 15, ngày 26.9.2006, của Tỉnh ủy Cao Bằng và trong các Kế hoạch số 15/CT-TU, ngày 8.3.2007, của Cục Trinh sát về việc “phối hợp tổ chức triển khai kế hoạch nghiệp vụ tại địa bàn Lũng Phjắc”, Kế hoạch số 39/KH-CTS, ngày 18.7.2007, “Phối hợp biên phòng Cao Bằng thực hiện đối sách với các loại đối tượng tại địa bàn Lũng Phjắc; Kế hoạch số 273/KH-TS, ngày 20.3.2007, Kế hoạch số 789/KH-TS, ngày 01.8.2007, của Bộ đội Biên phòng tỉnh và các kế hoạch của Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đều căn bản được thực hiện tốt.

Tình hình nhiều mặt của Lũng Phjắc chuyển biến tích cực rõ rệt. An ninh chính trị tại địa bàn đã được khôi phục, ổn định. Bộ máy Đảng, chính quyền từng bước được kiện toàn, đi vào hoạt động hiệu quả. Kinh tế từng bước phát triển lành mạnh, việc vi phạm pháp luật cũng như tệ nạn xã hội tại địa bàn đã bị đẩy lùi. Nhân dân không còn đi khai thác quặng trái phép và tập trung vào sản xuất. Tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng được khôi phục, củng cố tốt. Chi bộ Lũng Phjắc đã được tăng cường thêm đảng viên về sinh hoạt, nâng tổng số đảng viên của chi bộ lên 23 đồng chí với 3 tổ đảng, do 3 đồng chí cán bộ biên phòng làm tổ trưởng, một đồng chí cán bộ biên phòng giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Đàm Thủy, một đồng chí cán bộ biên phòng khác giữ chức Phó bí thư chi bộ Lũng Phjắc. Chi bộ Lũng Phjắc đã bầu lại bí thư chi bộ, kết nạp mới 3 đảng viên, đề ra được nghị quyết lãnh đạo chung và nghị quyết lãnh đạo chuyên đề thực hiện Chỉ thị số 15 của Tỉnh ủy Cao Bằng, thay mới 2 trưởng xóm, gắn chức danh phó trưởng xóm kiêm công an viên. Củng cố, sắp xếp, kiện toàn lại các đoàn thể quần chúng, các ngành giúp việc như Ban công tác mặt trận của 3 đội với 29 thành viên, thành lập 3 chi đoàn thanh niên với 25 đoàn viên, Chi hội Liên hiệp thanh niên với 95 hội viên, tổ hòa giải với 19 thành viên. Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Khuyến nông, cộng tác viên y tế thôn bản cũng được củng cố, kiện toàn lại, thông qua bầu cử dân chủ và công khai.

Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của Lũng Phjắc được ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư, triển khai 6 hạng mục, thực hiện tương đối nhanh chóng, đồng bộ và đã đưa vào sử dụng. Bộ mặt thôn bản đã thay đổi, quần chúng nhân dân được giúp đỡ học tập, lao động sản xuất, qua đó thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo, quan tâm của Đảng và Nhà nước.

Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, Lũng Phjắc đã triệt để chấm dứt việc để cán bộ, đảng viên xuất cảnh trái phép, tự ý quan hệ với cá nhân, tổ chức nước ngoài. Hoạt động khai thác, sản xuất, vận chuyển quặng trái phép được ngăn chặn; các vi phạm pháp luật khác như trộm cắp, nghiện hút, đánh nhau, gây rối mất trật tự trị an giảm rõ rệt. Quần chúng nhân dân được vận động tham gia phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, bài trừ hủ tục và tệ nạn xã hội.

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, lực lượng Công an Cao Bằng cũng đã sát cánh cùng các lực lượng chức năng vận dụng các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh với các loại đối tượng góp phần làm cho tình hình an ninh trật cự ở xóm Phjắc cơ bản được ổn định, tình hình khai thác, vận chuvển quặng trái phép sang Trung Quốc đã được ngăn chặn. Hệ thống chính trị cơ sở ở xóm đã được củng cố, kiện toàn và từng bước phát huy tác dụng. Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao. Trong quá trình công tác, lực lượng công an chủ động phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan, đặc biệt Bộ đội Biên phòng, quân sự.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #133 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2023, 12:09:00 pm »


Tháng 12.2007, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xã Đàm Thủy, trực tiếp là Ban chỉ huy quân sự xã xây dựng kế hoạch huấn luyện và tổ chức ra mắt, ra quân huấn luyện tiểu đội dân quân tại chỗ xóm Lũng Phjắc gồm 10 người. Quân số tham gia huấn luyện đảm bảo 100%, có tinh thần trách nhiệm và đạt được kết quả tương đối tốt. Nội dung huấn luyện và thời gian huấn luyện theo chương trình huấn luyện dân quân năm thứ nhất. Kết quả 100% đạt yêu cầu, 60% khá giỏi, đánh giá chung đạt khá. Sau khi huấn luyện, lực lượng dân quân đã đảm nhiệm được nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị địa bàn tại xóm Lũng Phjắc.

Về nhiệm vụ phân giới cắm mốc, theo Hiệp ước biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc ký ngày 30.12.1999, đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc thuộc địa phận tỉnh Cao Bằng là 332 km với 468 mốc dự kiến (mốc chính). Khi hai bên xác định lại đường biên giới để tiến hành ký kết Hiệp ước, trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung có tổng số 164 khu vực C1, tuyến biên giới tỉnh Cao Bằng có 74/164 điểm C, nhiều nhất so với cả nước. Nhiều khu vực nhạy cảm đã qua nhiều năm tranh chấp, bị nước láng giềng sang phá nhổ hoa màu... Trong đó có hai khu vực đặc biệt phức tạp là Cồn Pò Thoong và khu vực thác Bản Giốc (xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh).

Thực hiện Công văn số 11/CP-NC, ngày 2.2.2000, của Chính phủ chỉ đạo triển khai Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và Công văn số 766/Bg-VT, ngày 26.9.2000, của Ban Biên giới Chính phủ hướng dẫn tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phân giới, cắm mốc trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Ngày 31.10.2000, ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch số 772/KH-UB để triển khai thực hiện và ra Quyết định số 1920/2000/QĐ-UB thành lập Ban chỉ đạo phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc thuộc địa phận Cao Bằng, do đồng chí Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo gồm thủ trưởng một số ngành hữu quan của tỉnh và Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện biên giới; đồng chí Trưởng ban Ngoại vụ - Biên giới làm phó ban thường trực và đồng chí Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh làm phó ban chỉ đạo.

Thực hiện Công văn 383/Bg-VT, ngày 5.9.2001, của Ban Biên giới của Chính phủ chỉ đạo tỉnh tổ chức các nhóm phân giới cắm mốc, ngày 31.8.2001, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ra quyết định (số 1586/2001/QĐ-UB) thành lập các nhóm phân giới cắm mốc. Tỉnh Cao Bằng thành lập 3 nhóm phân giới cắm mốc 7, 8, 9. Mỗi nhóm được biên chế 28 người, do Bộ đội Biên phòng làm nhóm trưởng, 3 nhóm phó (trong đó có một đồng chí là Bộ đội Biên phòng) và các nhân viên kỹ thuật của Bộ Tài nguyên - Môi trường, Sở Tài nguyên - Môi trường và sở Xây dựng, phiên dịch, thông tin liên lạc, lực lượng rà phá mìn, vật cản, nhân viên y tế, lái xe và 4 cán bộ, chiến sỹ của đồn biên phòng phụ trách địa bàn. Ngày 28.11.2001, các nhóm triển khai đợt khảo sát thực địa đầu tiên.

- Nhóm phân giới cắm mốc số 7 được phân công khảo sát và thực hiện nhiệm vụ phân giới cắm mốc đoạn biên giới hai huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc đến mốc 113 thuộc huyện Hà Quảng và thêm một đoạn biên giới thuộc tỉnh Hà Giang dài khoảng 20km.

- Nhóm phân giới cắm mốc số 8, phụ trách đoạn biên giới từ mốc 113 huyện Hà Quảng sang các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, đến mốc 57.

- Nhóm phân giới cắm mốc số 9 thực hiện nhiệm vụ ở đoạn biên giới từ mốc 57 huyện Trùng Khánh qua 3 huyện Hạ Lang, Phục Hòa, Thạch An - mốc 20. Trong đó có đoạn phân giới cắm mốc trên sông suối biên giới với chiều dài khoảng 35km. Công tác phân giới cắm mốc trên sông suối được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp thực hiện.

Kết quả, ta đã khảo sát, phân giới đơn phương 3 đợt:

Đợt 1, từ ngày 28/11/2001 đến ngày 20/12/2001.

Đợt 2, từ ngày 9/1/2002 đến ngày 21/1/2002.

Đợt 3, từ ngày 9/5/2002 đến ngày 31/5/2002.
______________________________________
1. Khu vực C là khu vực hai bên có nhận thức khác nhau về hướng đi của đường biên giới, có tranh chấp về biên giới lãnh thổ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #134 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2023, 12:09:47 pm »


Thực hiện Chỉ thị số 25/2001/CT-TTg, ngày 8.10.2001, của Thủ tướng Chính phủ về triển khai công tác phân giới cắm mốc trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và Kế hoạch số 23/KH-BTL, ngày 21.1.2002, của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng về tổ chức thực hiện nhiệm vụ tham gia phân giới cắm mốc tại thực địa trên biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc của Bộ đội Biên phòng, ngày 17.4.2002, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 268/KH-CH để thực hiện nhiệm vụ ở địa bàn tỉnh. Trong đó, xác định Bộ đội Biên phòng Cao Bằng có các nhiệm vụ:

- Kết hợp chặt chẽ quản lý, bảo vệ thường xuyên với thực hiện nhiệm vụ phân giới, cắm mốc.

- Tổ chức lực lượng tham gia các nhóm phân giới cắm mốc.

- Bảo đảm thông tin liên lạc, cơ yếu trong quá trình phân giới cắm mốc.

- Dẫn đường, đảm bảo an toàn cho lực lượng phân giới cấm mốc.

- Làm thủ tục xuất, nhập cảnh cho lực lượng, phương tiện tham gia phân giới cắm mốc.

Bản kế hoạch nhấn mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân nhận thức đúng về Hiệp ước biên giới, ý nghĩa và nhiệm vụ phân giới cắm mốc để mọi cán bộ chiến sỹ và nhân dân, chính quyền, các ban, ngành và địa phương nhận thức rõ trách nhiệm, chủ động, tự giác phối hợp, hiệp đồng, tạo điều kiện giúp các nhóm phân giới cắm mốc hoàn thành nhiệm vụ.

Công tác phân giới cắm mốc trên thực địa trên tuyến biên giới của tỉnh Cao Bằng được triển khai từ tháng 4/2002. Trên thực tế, mỗi nhóm phân giới cắm mốc hoạt động ở thực địa được tăng cường 4 cán bộ, chiến sỹ của đồn biên phòng phụ trách địa bàn. Đồn trưởng các đồn biên phòng cũng đã tham gia nhiều ý kiến về xác định số lượng và vị trí cắm mốc ở đoạn biên giới Cao Bằng.

Về phân giới cắm mốc song phương tại thực địa:

Nhóm phân giới cắm mốc số 7 tiến hành phân giới cắm mốc song phương tại thực địa đoạn biên giới từ điểm 23 đến điểm 24 - địa bàn xã Cốc Pàng, huyện Bảo Lạc từ ngày 17.11.2002.

Sau gần 2 tháng hoạt động, nhóm 7 luôn bám sát nguyên tắc chỉ đạo, thận trọng, làm tỉ mỉ, thể hiện quan điểm đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt, giữ được tình hữu nghị, không bị lôi kéo bởi quan điểm của nước ngoài. Nhóm đã xác định được vị trí mốc 535 (mốc mới) và hai bên đã thống nhất đề nghị ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc đồng ý cho chuyển mốc 535 được xây dựng thành mốc đôi. Phía Trung Quốc đã cắm mốc 535 (1). Phía ta chưa cắm được mốc 535 (2) vì Bộ Xây dựng chưa sản xuất kịp mốc này. Đồng thời, nhóm cũng đã phân giới được 300m.

Ngày 10.4.2003, hai bên tiếp tục phân giới cắm mốc song phương đoạn 3, từ mốc 534 trở về giới mốc 23. Sau nhiều ngày thực hiện phân giới cắm mốc tại thực địa, do không thống nhất được phương pháp làm việc, phía Trung Quốc nêu lý do có cuộc họp của cấp trên nên phải nghỉ. Sau đó, phía nhóm 7 của Trung Quốc vì lý do “đặc biệt” không ra thực địa nữa và đề nghị tạm dừng phân giới cắm mốc song phương đợt đầu năm 2003. Cuối tháng 5.2003, nhóm 7 của ta báo cho phía Trung Quốc: ta tiến hành cắm mốc 535 (2). Nhưng phía Trung Quốc không đồng ý. Họ đưa ra lý do: lời văn Hiệp ước và ghi nhận chung khu vực mốc 535 có mâu thuẫn. Thực tế cho thấy, Trung Quốc thường căn cứ vào những điểm có lợi cho họ thì họ cho là đúng. Họ chỉ chú trọng đến cắm mốc, còn phân giới thì chỉ là đại thể, đại khái, không cần thiết đi dọc đường biên giới và họ muốn dễ làm trước, khó làm sau.

Nhóm phân giới cắm mốc số 8: Từ ngày 19.11.2002, hai nhóm phân giới cắm mốc Việt Nam - Trung Quốc làm việc tại thực địa, tiến hành phân giới và bắt đầu xác định từ vị trí mốc dự kiến 734 địa bàn xã Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh. Sau gần 2 tháng, hai bên thống nhất xác định được vị trí mốc 734, đảm bảo chính xác, đúng vị trí và tiến hành phân giới được 300m.

Tháng 4.2003, hai nhóm tiếp tục song phương trên thực địa theo kế hoạch, từ mốc 734 đến mốc 735, thống nhất được vị trí mốc 735 và ký kết sơ đồ vị trí mốc 735. Ta chứng kiến, giám sát nhóm 8 của Trung Quốc cắm mốc 735 và lập biên bản bàn giao cho Đồn Biên phòng Hùng Quốc, Trà Lĩnh quản lý; phân giới song phương được khoảng 565m; đồng thời thống nhất song phương, lập biên bản thỏa thuận cắm thêm mốc phụ 734/1 tại vị trí giữa mốc 734 và 735.

Sau khi cắm xong mốc 735, hai nhóm liên hợp phân giới cắm mốc số 8 không thể tiếp tục phân giới trên thực địa được do nhận thức khác nhau. Phía Trung Quốc đề nghị ngừng phân giới cắm mốc song phương. Thực tế hoạt động của nhóm 8 song phương cho thấy, phía Trung Quốc muốn đẩy nhanh tiến độ phân giới, cắm mốc với phương thức cắm được nhiều mốc, không chú trọng phân giới. Tài liệu có lợi cho họ thì họ cố gắng vận dụng, dễ làm trước, khó để lại, không muốn lập biên bản song phương.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #135 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2023, 12:17:53 pm »


Nhóm phân giới cắm mốc số 9 của hai phía từ ngày 22.11.2002, tiến hành phân giới cắm mốc khu vực dự kiến mốc 820 địa bàn xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Qua gần 2 tháng, hai bên không thống nhất được vị trí mốc 820, nên việc phân giới không thực hiện được.

Giữa tháng 4.2003, hai nhóm liên hợp phân giới cắm mốc số 9 trở lại thực địa. Nhưng vị trí mốc 820 vẫn không thể thống nhất xác định được nên công việc tạm thời bế tắc. Nguyên nhân là do nhận thức khác nhau về bản đồ đính kèm Hiệp ước, lời văn Hiệp ước, bản đồ địa hình đo vẽ song phương năm 2000, về giải quyết 164 khu vực C (khu vực hai bên chưa thống nhất nhận thức) và đối chiếu giữa bản đồ và địa hình thực địa. Vì thế, đã cản trở việc xác định vị trí mốc và việc phân giới đường biên giới ngoài thực địa.

Sau các lần gặp gỡ trao đổi, đàm phán giữa hai nhóm phân giới cắm mốc hai bên tại các cặp cửa khẩu Sóc Giang - Bình Mãng, Trà Lĩnh - Long Bang, tại Trịnh Tây và Đại Tân Trung Quốc, tại mốc 53 Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, công tác phân giới, cắm mốc đã tiếp tục được thực hiện.

Ngày 18.3.2004, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 39/2004/QĐ-TTg, phê duyệt kế hoạch tổng thể công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Tuy nhiên, do địa hình biên giới núi rừng hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều khe, suối sâu. Đường giao thông dọc theo tuyến biên giới hầu như chưa có. Việc đi lại để phân giới cắm mốc gặp nhiều khó khăn, trở ngại, nhiều khu vực hai bên chưa thống nhất được vị trí đường biên giới. Mặt khác, các văn bản pháp lý sử dụng cho việc phân giới, cắm mốc như Hiệp ước biên giới, Bản đồ đính kèm Hiệp ước, Bản ghi nhận chung các khu vực C... tại nhiều khu vực mâu thuẫn nhau và mâu thuẫn với thực địa. Có những khu vực, đường biên giới Hiệp ước vẽ sâu vào đất Việt Nam so với hiện quản; mốc cũ sau Hiệp ước nằm sâu trong đất Trung Quốc hàng ngàn mét (khu vực mốc 29 ở đoạn biên giới Hạ Lang). Trong quá trình phân giới cắm mốc trên thực địa, tại khu vực biên giới Cao Bằng vẫn liên tục xảy ra những vụ phá nhổ hoa màu, phá hoại các công trình, mồ mả của ta, tạo “thế đã rồi” có lợi cho phía Trung Quốc trong phân giới cắm mốc; như năm 2003, lực lượng vũ trang Trung Quốc đã gây ra 27 vụ ở khu vực các mốc 32, 34, 53, 57, 58, 94, 95, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 133, 136 với 462 lượt lính xâm nhập vũ trang biên giới (tăng 24 vụ so với năm 2002), ngăn cản không cho ta sản xuất, làm đường, rà phá vật cản phục vụ hoạt động phân giới cắm mốc. Do đó, công tác đàm phán, giải quvẽt bị kéo dài, thực hiện chậm so với kế hoạch. Quá trình thực hiện do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan nên chưa có sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, lực lượng và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Một số nơi trong nhân dân còn xuất hiện những luồng tư tưởng trái ngược, những băn khoăn thắc mắc... Do vậy đã có ảnh hưởng nhất định đến tiến độ thực hiện công tác phân giới cắm mốc của tỉnh. Đến hết năm 2004, hai bên đã cùng nhau xác định được: 90 mốc chính, 29 mốc phụ. Tổng cộng có 119 mốc. Phân giới được khoảng 62,445km đường biên giới. Xây dựng, cắm được 51 mốc; trong đó, Việt Nam cắm được 30 mốc, Trung Quốc cắm 21 mốc.

Riêng năm 2004, hai bên xác định được 83 mốc chính, 21 mốc phụ, đạt 41,5% kế hoạch cả năm. Phân giới được khoảng 55,317km đường biên giới. Xây dựng, cắm được 46 mốc. Việt Nam cắm được 26 mốc. Trung Quốc cắm 20 mốc. Trong số 46 mốc, có 27 mốc chính và 19 mốc phụ, gồm: 535 (2), 540, 542, 544, 542/2, 543/2, 538/2, 538/4, 539, 538/1, 538/3, 734/2, 736, 666, 667, 668, 669, 670, 671, 672, 673, 674, 675, 676, 677, 679, 683, 734/1, 735/1, 824, 825, 826, 827, 828, 829, 830, 821/2, 823/2, 825/2, 826/2, 827/2, 828/2, 825/1, 826/1, 827/1, 828/1.

Cuối năm 2005, công tác phân giới cắm mốc đã xác định được 232 mốc. Trong đó có 193 mốc chính, 39 mốc phụ. Phân giới được khoảng 113,68km đường biên giới. Hai bên cắm được 129 mốc (cả chính và phụ). Việt Nam cắm được 63 mốc. Trung Quốc cắm 66 mốc.

Hết năm 2006, hai bên xác định được tổng số 332 mốc (271 mốc chính, 61 mốc phụ). So với chỉ tiêu tổng thể đạt 217/468, khoảng gần 58% mốc chính. Phân giới được khoảng 168,953km đường biên giới. Hai bên đã cắm được 272 mốc (cả chính và phụ). Việt Nam cắm được 143 mốc. Trung Quốc cắm được 129 mốc.

Từ thực trạng tiến độ công tác phân giới cắm mốc và đặc điểm tình hình cụ thể trên tuyến biên giới của tỉnh, Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng đã chủ động tham mưu, đề xuất Tỉnh uỷ Cao Bằng ra Chỉ thị số 25-CT/TU, ngày 25.6.2007 “Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng trong công tác phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại tỉnh Cao Bằng” và Kế hoạch số 50-KH/TU, ngày 07.8.2007. để chỉ đạo các cấp, các ngành, các lực lượng trong tỉnh cùng phối hợp tuyên truyền đến mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhận thức rõ ý nghĩa của Hiệp ước biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc; các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề phân giới cắm mốc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #136 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2023, 12:19:37 pm »


Thực hiện chỉ thị, kế hoạch của Tỉnh ủy, Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, sở Ngoại vụ và các ban, ngành có liên quan tiến hành soạn thảo “Đề cương tuyên truyền công tác phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc tại tỉnh Cao Bằng”, nội dung Đề cương tập trung giới thiệu về biên giới quốc gia, Hiệp ước biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc ký ngày 30.12.1999; nội dung các biên bản thoả thuận giải quyết biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc của các cấp, qua các vòng đàm phán; tiến trình công tác phân giới cắm mốc của tỉnh, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc cần tập trung giải quyết, kết quả đạt được, phương hướng giải quyết những tồn đọng; trách nhiệm của các cấp, các ngành, của nhân dân trong tham gia phân giới cắm mốc, định hướng dư luận, nhận thức... Đảng uỷ - Bộ chỉ huy cũng phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị cấp tỉnh để phổ biến, quán triệt đến lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang, các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo các huyện, thị uỷ, trưởng Ban Tuyên huấn các Đảng ủy trực thuộc và các đồng chí là chủ tịch uỷ ban nhân dân các huyện, thị. Tham gia hướng dẫn, chỉ đạo các huyện, thị uỷ tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến cho các đồng chí trong Thường trực Huyện, Thị uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện, thị, các đồng chí lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang thuộc địa bàn các huyện, thị, các đồng chí bí thư, chủ tịch uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn biên giới.

Chỉ đạo các đồn biên phòng tham mưu và phối hợp với cấp uỷ, chính quyền các xã, thị trấn tổ chức hội nghị tuyên truyền đến tất cả các đảng viên, cán bộ chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể chính trị, các đồng chí là bí thư chi bộ, trưởng xóm, bản biên giới. Đồng thời tổ chức lực lượng đến từng xóm, bản để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến quần chúng nhân dân khu vực biên giới. Trong 2 năm (2007 - 2008), các đơn vị đã tổ chức tuyên truyền được 569 buổi với 20.000 lượt người nghe. Do vậy đã tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức của mọi cấp, mọi ngành, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với phân giới cắm mốc, về những thuận lợi, khó khăn của công tác phân giới cắm mốc, từ đó tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhóm phân giới cắm mốc trong quá trình triển khai công tác trên thực địa. Bên cạnh đó, cán bộ, chiến sỹ các đơn vị còn tích cực vận động nhân dân tham gia phát quang, mở đường cho các nhóm phân giới cắm mốc lên khu vực cắm mốc, tham gia vận chuyển vật liệu xây cột mốc được trên 600 công. Tuyên truyền được 487 buổi cho 2.134 lượt quần chúng nhân dân ở các xóm bản sát biên giới tạo điều kiện thuận lợi về chỗ ăn, chỗ nghỉ cho các nhóm phân giới cắm mốc, các đơn vị thi công làm nhiệm vụ trên biên giới. Do làm tốt công tác tuyên truyền đã góp phần giải toả những băn khoăn, thắc mắc của quần chúng nhân dân về những dư luận trái chiều như vấn đề đất quy thuộc, việc di dời mồ mả, công trình... tạo ra sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân đối với kết quả phân giới cắm mốc trên địa bàn của tỉnh, làm cho nhân dân an tâm tư tưởng, yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống, tích cực tham gia phục vụ cho hoạt động công tác phân giới cắm mốc trên thực địa. Đặc biệt, qua công tác tuyên truyền đã có nhiều hộ dân tích cực tự giác di dời mồ mả khi được biết khu vực đó sẽ quy thuộc sang Trung Quốc khi phân giới cắm mốc mà không đòi hỏi chế độ chính sách của Nhà nước. Nhờ đó, đã góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ phân giới cắm mốc, góp phần hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới của tỉnh Cao Bằng. Kết quả, tính đến 05.11.2008 hai bên đã xác định đuợc 542 vị trí mốc, cắm được 394 cột mốc. Biên giới Cao Bằng còn khoảng 4km chưa phân giới, 87 vị trí chưa xác định và 76 mốc đã xác định nhưng chưa xây dựng.

Thực hiện Công điện số 465/CĐ, ngày 05.11.2008 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 18.11.2008, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Mệnh lệnh số 2145/ML-UBXD về việc dồn sức hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới. Sau 15 ngày đêm dồn sức tổng lực đã xác định thêm được 87 vị trí mốc và xây dựng được 72 mốc. Tính đến ngày 31.12.2008, đã xác định được 629 vị trí mốc (466 mốc chính, 163 mốc phụ). Việt Nam cắm được 296 mốc (229 mốc chính, 67 mốc phụ; phân giới được 331,2/332km đường biên giới, đạt 99,69% so với kế hoạch, còn khoảng 800m đường biên chưa phân giới, 02 vị trí chưa xác định được là mốc 836(1) và 836(2) thuộc khu vực thác Bản Giốc, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh. Theo thoả thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, vào lúc 9 giò 30 phút ngày 14.01.2009, cắm xong mốc 836(2); 9 giờ 20 phút ngày 16.01.2009, cắm xong mốc 836(1), hoàn thành tiến trình phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại địa phận tỉnh Cao Bằng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #137 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2023, 12:20:48 pm »


Trong quá trình phối hợp với các lực lượng, cơ quan ban, ngành thực hiện phân giới cắm mốc trên biên giới, dưới sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng đồng thời ra sức phẩn đấu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khóa XVI (2006 - 2010). Đảng bộ và các đơn vị tổ chức học tập, quán triệt mục tiêu chủ yếu, nhiệm vụ và giải pháp lớn do Đại hội XVI đề ra: “Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia... Thường xuyên chăm lo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Nắm chắc dân, chăm lo thật tốt đời sống nhân dân... Nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, xây dựng Đảng bộ vững mạnh trong sạch toàn diện”.

Trên cơ sở đó, căn cứ vào tình hình thực trạng chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở các xóm, xã biên giới, yêu cầu của nhiệm vụ biên phòng, xây dựng thế trận an ninh bảo vệ biên giới; đồng thời căn cứ vào Quy định số 77/QĐ/TW, ngày 7.5.2003, của Ban chấp hành Trung ương “về tổ chức Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy Cao Bằng ra Quyết định số 211/QĐ-TU, ngày 16.6.2006 về việc “ban hành quy chế phối hợp giữa Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh với Huyện ủy biên giới”. Ngay khi có Quyết định 211 của Tỉnh ủy, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã ra Quy định số 89/QĐ/ĐUBP về nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của đảng viên Bộ đội Biên phòng ở cơ sở để thực hiện.

Theo hai bản quy định trên, Bộ đội Biên phòng giới thiệu đảng viên trong các tổ đội công tác và cán bộ tăng cường xã của các đồn biên phòng tham gia sinh hoạt Đảng tạm thời ở các chi bộ xóm sát biên giới, nhằm xây dựng, củng cố chi bộ các xóm sảt biên trong sạch vững mạnh, phát huy được vai trò lãnh đạo, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Ngày 20.6.2006, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh ra Quyết định số 86/QĐ, điều động 81 cán bộ, đảng viên thuộc các tổ đội công tác, cán bộ tăng cường xã, thị trấn biên giới của các đồn biên phòng đến sinh hoạt Đảng tạm thời tại chi bộ các xóm, liên xóm sát biên giới.

Chủ trương của Tỉnh ủy được cơ sở hết sức đồng tình và tạo điều kiện giúp đảng viên Bộ đội Biên phòng thực thi nhiệm vụ. Huyện ủy các huyện biên giới đã chỉ đạo chặt chẽ các ban, ngành, tổ chức cơ sở đảng phối hợp thực hiện; đồng thời chủ động đề nghị và thống nhất với Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ định một số đồng chí giữ các chức vụ chủ chốt tại cơ sở.

Đến tháng 6.2007, Huyện ủy một số huyện biên giới Cao Bằng đã chỉ định một số đồng chí cán bộ biên phòng giữ chức Bí thư đảng ủy xã, một đồng chí giữ chức Phó bí thư Đảng ủy xã, một đồng chí được giữ chức bí thư chi bộ, 2 đồng chí chuyển sinh hoạt Đảng về địa phương theo Chỉ thị 15 của Tỉnh ủy.

Thực hiện Quyết định 211 của Tỉnh ủy, cấp ủy các chi bộ đã duy trì các chế độ, nền nếp sinh hoạt Đảng, đảm bảo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng. Chất lượng sinh hoạt Đảng đã chuyển biến, nhất là trong sinh hoạt học tập và sinh hoạt lãnh đạo. Đặc biệt với cách làm mới, bước đầu một số chi bộ xóm, liên xóm đã thực hiện được việc ra nghị quyết hàng tháng hoặc nghị quyết chuyên đề. Điển hình là các chi bộ xóm Lũng Phjắc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, chi bộ xóm Đông Thoang, xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang đã ra nghị quyết tập trung lãnh đạo phát triển trồng trọt chăn nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế hộ gia đình và giữ gìn an ninh trật tự thôn xóm. Nhiều chi bộ từ hoạt động yếu, ít sinh hoạt đã duy trì được nền nếp sinh hoạt đều đặn, từng bước nâng cao chất lượng sinh hoạt.

Qua một năm hoạt động, các đồng chí đảng viên tham gia sinh hoạt Đảng tạm thời còn phối hợp với cơ sở thực hiện bồi dưỡng, phát triển đảng viên, để các chi bộ kết nạp 26 đảng viên mới, làm thủ tục chuyển Đảng chính thức 7 đồng chí. Bồi dưỡng tạo nguồn được 101 quần chúng ưu tú. Công tác phát triển Đảng đã giúp xóa được 2 xóm chưa có đảng viên ở xóm Nặm Tốc, xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang và xóm Xà Phìn, xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc; thành lập mới một chi bộ ở xóm Mã Lịp, xã Nà Sác, huyện Hà Quảng.

Cùng với các hoạt động củng cố xây dựng Đảng, công tác xây dựng củng cố hệ thống chính trị, các tổ chức, đoàn thể quần chúng ở biên giới cũng được quan tâm thực hiện đạt hiệu quả. Các đồng chí tham gia sinh hoạt Đảng tạm thời đã tham gia củng cố, kiện toàn được 19 chi đoàn thanh niên, 4 chi hội phụ nữ, 3 chi hội nông dân. Một số chi hội phụ nữ đã thành lập tổ phụ nữ giúp nhau làm giàu, nuôi dạy con ngoan, vận động chồng con tham gia các đoàn thể, tích cực đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội... Bà con ở cơ sở đã giúp đỡ các đoàn biên phòng giải quyết tốt các vụ việc xấu ngay lúc mới phát sinh, vận động phá, nhổ 180m2 diện tích trồng cây thuốc phiện ở xã Lý Quốc và Xuân Trường.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #138 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2023, 12:24:42 pm »


Chủ trương của Tỉnh ủy đưa đảng viên, cán bộ biên phòng về tham gia sinh hoạt Đảng tạm thời ở xóm sát biên giới ngày càng thành công, cấp ủy, chính quyền và bà con địa phương ngày càng yêu mến, tín nhiệm cán bộ, đảng viên Bộ đội Biên phòng. Nhiều đồng chí được cấp ủy, chính quyền và nhân dân bầu giữ các vị trí chủ chổt ở cơ sở. Đến đầu tháng 11.2008, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng đã có 92 đảng viên tham gia sinh hoạt Đảng tạm thời ở các xóm, xã sát biên giới. Trong đó, 42 đồng chí làm nhiệm vụ tăng cường xã, thị trấn biên giới, 12 đồng chí được cơ sở bầu giữ các chức vụ khác nhau: 6 đồng chí là Bí thư Đảng ủy xã, 4 đồng chí là Phó bí thư Đảng ủy xã, 1 đồng chí là Chủ tịch xã, 1 đồng chí Phó chủ tịch xã.

Những tháng cuối năm 2008, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng Cao Bằng sôi nổi khẩn trương đẩy mạnh phong trào thi đua lập nhiều thành tích, thiết thực chào mừng và kỷ niệm 50 năm truyền thống Bộ đội Biên phòng Việt Nam, 20 năm Ngày biên phòng toàn dân và tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: cùng toàn lực lượng tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động ‘‘Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy đối với Bộ đội Biên phòng”.

Thực hiện phương hướng lãnh đạo nhiệm kỳ 2005 - 2010 về xây dựng đơn vị theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ đội biên phòng tỉnh Cao Bằng lần thứ VII; "Đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng... phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ có từ 1 đến 2 đơn vị được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới”. Ngày 15.12.2006, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng đã ra Chỉ thị số 17/CT-CHT “về việc tiếp tục củng cố, xây dựng Đồn Biên phòng Thị Hoa trở thành “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới”.

Chỉ thị số 171 được xây dựng trên cơ sở thực tế nhiều năm Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc ở địa bàn giúp đỡ, Đảng ủy - Ban chỉ huy và cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Thị Hoa (huyện Hạ Lang) đã liên tục phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, phát huy được vai trò nòng cốt chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, bám sát địa bàn, gắn bó mật thiết với nhân dân, tham gia có hiệu quả vào công việc củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, hướng dẫn và tích cực vận động đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, giảm đói nghèo, xoá mù chữ, xây dựng nếp sống văn hóa mới. Với những thành tích đã đạt được, Đồn Biên phòng Thị Hoa nhiều năm liền đạt danh hiệu đơn vị quyết thắng, đặc biệt ngày 5.7.2006, đơn vị vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì.

Quá trình xây dựng, hoạt động, chiến đấu, Đồn Biên phòng Thị Hoa đã được tặng thưởng 2 Huân trương bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất và hạng Nhì; 3 Bằng khen của Bộ Quốc phòng; 8 Cờ thi đua xuất sắc của Ủy ban nhân dân tỉnh; 6 Bằng khen của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; 7 bằng khen và 6 giấy khen của Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh; 5 giấy khen của Ủy ban nhân dân huyện Hạ Lang; 14 năm đạt danh hiện Đơn vị Quyết thắng.

Ngày 28.6.2007, căn cứ Thông tư hướng dẫn số 163/2006/TT-BQP, ngày 26.9.2006 của Bộ Quốc phòng về công tác thi đua, khen thưởng trong quân đội, xét đề nghị của Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ đội Biên phòng và nghiên cứu thành tích của các tập thể thuộc Bộ đội Biên phòng, Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng làm Tờ trình số 28/TTr-BTLBP đề nghị Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng xét, trình Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới cho 4 tập thể trong lực lượng Bộ đội Biên phòng Việt Nam. Trong đó, có Đồn Biên phòng Thị Hoa, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng.

Từ tháng 11 đến hết năm 2008, Bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động theo định hướng của Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVI (2006 - 2010) về đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trọng tâm tập trung vào các nhiệm vụ: phối hợp cùng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc triển khai xây dựng tiếp 400 ngôi nhà Đại đoàn kết cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn. Tiếp tục giúp xã Đức Hạnh (huyện Bảo Lâm) thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Tổ chức thí điểm trong tháng 11 ngày hội Biên phòng toàn dân ở cơ sở với hai phần lễ và hội và trong tháng 12 sẽ thực hiện rộng khắp ở tất cả các xóm sát biên1.

“Thực hiện tốt công tác phân giới cắm mốc theo kế hoạch, đảm bảo đúng Hiệp định đã ký kết”2; “bảo đảm thực hiện mục tiêu kết thúc công việc phân giới cắm mốc toàn tuyến biên giới trên bộ đúng thời hạn trong năm nay”3, cùng quân dân trong toàn tỉnh, toàn tuyến biên giới trên bộ phía Bắc và cả nước đón chào “lễ mừng công hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc" tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

Cùng với các hoạt động trên, Đảng ủy - Chỉ huy biên phòng tỉnh, các đơn vị, toàn thể cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng Cao Bằng đang phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc Cao Bằng hoàn tất mọi công việc chuẩn bị tổ chức sơ kết 20 năm thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân” (3.3.1989 - 3.3.2009) và tiến tới kỷ niệm 50 năm truyền thống Bộ đội Biên phòng (3.3.1959 - 3.3.2009).

Khí thế hào hùng truyền thống của ngày lễ kỷ niệm thành lập lực lượng cùng với niềm tự hào về những đóng góp tích cực và đầy ý nghĩa của mình trong nửa thế kỷ qua, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng sẵn sàng với quyết tâm đã được hun đúc, sức mạnh đã trải qua thử thách, những kinh nghiệm đã được kiểm chứng để bước vào một chặng đường mới tiếp tục cùng toàn dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ biên giới của Tổ quốc.
______________________________________
1. Ngày 9.1.2009, tổ chức thí điểm tại xóm Trúc Long, xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng; Ngày 10.1.2009, tại xóm Cốc Nhan, xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang và ngày 11.1.2009, tại xóm Cô Muông, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh.
2. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khoá XVI (2006 - 2010). Xuất bản tháng 4.2006, tr.65.
3. Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc, ký tại Bắc Kinh, ngày 25.10.2008.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #139 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2023, 12:06:09 pm »


KẾT LUẬN


Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, cùng với Bộ đội Biên phòng cả nước, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng đã trải qua chặng đường 50 năm xây dựng, hoạt động chiến đấu, trưởng thành.

Đó là một chặng đường lịch sử sôi động, hào hùng, đầy gian lao thử thách, phấn đấu hy sinh, lập được nhiều chiến công và giành được nhiều thắng lợi vẻ vang; là những năm tháng Bộ đội Biên phòng (trước đây là Công an nhân dân vũ trang) Cao Bằng cùng toàn lực lượng trải qua nhiều biến động, thay đổi về cơ cấu, biên chế tổ chức, quan hệ chỉ huy, chỉ đạo... đòi hỏi lớn về bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí phấn đấu không ngừng vươn lên.

Ra đời trong hoàn cảnh đất nước vừa trải qua cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang ra sức lao động sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế quốc dân, cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện hai chiến lược cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Trong khi đó, “đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai không ngừng tìm cách cấu kết chặt chẽ với bọn phản động trong nước để tiến hành phá hoại trật tự an ninh ở miền Bắc nước ta” (Nghị quyết 58-NQ/TW). Yêu cầu tăng cường bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ các cơ quan đầu não, lãnh tụ của Đảng, Nhà nước, bảo vệ các mục tiêu trọng yếu ở nội địa, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc làm cơ sở hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam ngày càng cấp bách.

Quân số trong ngày thành lập Công an nhân dân vũ trang Cao Bằng chỉ có hơn 30 cán bộ, chiến sỹ và sau đó trong tháng 6.1959 tiếp nhận đợt đầu hơn 200 cán bộ, chiến sỹ từ Bộ Tư lệnh Quân khu Việt Bắc, Ty Công an Cao Bằng, Tỉnh đội Cao Bằng để triển khai lực lượng đóng các đồn Công an nhân dân vũ trang trên biên giới. Những ngày đầu thành lập đơn vị gặp rất nhiều khó khăn. Song Bộ đội Biên phòng Cao Bằng đã kế thừa, phát huy truyền thống của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam trong chiến tranh giải phóng dân tộc. Ngay sau khi được Đảng, Chính phủ giao nhiệm vụ đã nhanh chóng triển khai xây dựng đơn vị, thiết lập hệ thống đồn, trạm biên phòng, tạo thế đứng chân trên biên giới, xây dựng thế trận bảo vệ biên cương và các mục tiêu ở nội địa, thực hiện phương châm vừa hoạt động, công tác chiến đấu, vừa xây dựng, từng bước trưởng thành.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng giao, từ khi mới thành lập, cán bộ, chiến sỹ các đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể tổ chức quần chúng ở biên giới, nắm vững tình hình đặc điểm chính trị, xã hội của địa bàn, tổ chức quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, tham gia xây dựng củng cố các chi bộ Đảng, lực lượng dân quân, công an, cơ sở chính trị ở các xã giáp biên giới; đến từng thôn xóm biên giới, vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng, Chính phủ tham mưu đề xuất cho địa phương các chủ trương, đối sách xây dựng củng cố địa bàn, đấu tranh với các loại đối tượng địch và bọn phản động để bảo vệ biên giới.

Với ý thức sâu sắc cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, cán bộ, chiến sỹ các đồn biên phòng đã tích cực, bền bỉ tiến hành công tác vận động quần chúng tham gia thực hiện các phong trào xây dựng cuộc sống mới, củng cố địa bàn biên giới để bảo vệ khu vực biên giới.

Thời kỳ bảo vệ biên giới trong những năm hòa bình (1959 - 1964), cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng Cao Bằng vừa ra sức phấn đấu “khắc phục khó khăn”, chăm lo xây dựng, phát triển lực lượng, vừa tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ “giỏi về kỹ - chiến thuật, tinh thông về nghiệp vụ”, nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, tận tụy với công việc, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ biên giới; chăm lo cải thiện đời sống của dân, giảm bớt đói nghèo, xóa mù chữ, bài trừ hủ tục mê tín lạc hậu, tàn dư xấu của chế độ cũ để lại, từng bước tuyên truyền, vận động quần chúng xây dựng phòng tuyến nhân dân, phát động sức mạnh to lớn của nhân dân, “dựa vào dân” để quản lý, bảo vệ biên giới.

Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh và ủy ban nhân dân tỉnh, cán bộ, chiến sỹ biên phòng Cao Bằng đã tham gia tiễu phỉ, chống đặc vụ, trấn áp các bọn phản cách mạng, bảo vệ biên cương và nội địa, tạo môi trường thuận lợi cho công tác vận động quần chúng. Các đồn biên phòng đã tích cực tham gia xây dựng, củng cố cơ sở chính trị ở địa phương, đặc biệt đã thành công trong công tác vận động định canh định cư, xây dựng các tổ đổi công, hợp tác xã thiết thực góp phần xây dựng khu vực biên giới từng bước vững mạnh.

Qua hoạt động thực tiễn, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cùng toàn lực lượng đã “dần dần được tăng cường và củng cố về mọi mặt... có nhiều cố gắng và đạt được nhiều thành tích trong công tác và chiến đấu, trong việc giữ gìn trị an ở khu vực biên giới và bảo vệ an toàn các mục tiêu ở nội địa. Nói chung đã làm tròn nhiệm vụ, góp phần tích cực cùng bộ đội chủ lực, công an nhân dân, dân quân tự vệ giữ gìn trật tự an ninh chung toàn miền Bắc” (Nghị quyết 116 của Bộ Chính trị).
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM