chuongxedap
Đại tá

Bài viết: 13138
|
 |
« Trả lời #100 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2023, 08:57:48 pm » |
|
Ngày 31.5.1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 41/CT-TW cho các bên hữu quan “chuyển giao lực lượng từ Bộ Quốc phòng sang Bộ Nội vụ” để thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị.
Ngày 17.6.1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Quyết định số 58/QĐ-TW chuyển Đảng bộ Bộ đội Biên phòng thành Đảng bộ trực thuộc Ban Bí thư.
Ngày 21.6.1988, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 104/HĐBT quy định việc chuyển giao Bộ đội Biên phòng từ Bộ Quốc phòng sang Bộ Nội vụ. Theo đó từ ngày 16.8.1988, Bộ đội Biên phòng trực thuộc Bộ Nội vụ.
Từ tháng 8.1988, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng tiếp tục đặt dưới sự chỉ đạo, chỉ huy toàn diện của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng. Đây là thời gian đơn vị tiếp tục hoạt động, chiến đấu trong hoàn cảnh đất nước đang phải tháo gỡ nhiều khó khăn trong bước đi ban đầu của cơ chế quản lý kinh tế mới. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn và chưa được giải quyết căn bản. Giá cả không ổn định, tiêu cực xã hội chưa giảm. Đối phương vẫn tiếp tục các hoạt động chống phá ta.
Trên khu vực biên giới Cao Bằng, đối phương tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh gián điệp, tung nhiều toán biệt kích, thám báo xâm nhập vào lãnh thổ ta phục kích, bắt cóc cán bộ, bộ đội, nhân dân, sử dụng hàng hóa câu móc dân ta sang buôn bán, moi hỏi tình hình thu thập tin tức, cài cắm gây cơ sở ngầm trên địa bàn biên giới, thường xuvên tuyên truyền phản động, gây tâm lý xấu trong nhân dân ta.
Trong năm 1987 và 9 tháng đầu năm 1988, đối phương đã gây ra 33 vụ bắn súng sang ta, 37 vụ phục kích bắt cóc, 42 vụ xâm nhập thám báo, 89 vụ xâm nhập chặt cây lấy gỗ, đẩy 147 người Hoa trở lại... “các hoạt động của Trung Quốc làm cho ta thiệt hại về người, về của và ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đời sống của nhân dân, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh, làm chết 50 người, bị thương nhiều người. Điển hình là vụ ngày 14.2.1987, tại xã Đình Phong huyện Trùng Khánh, lính Trung Quốc phục kích bắn chết 13 người của ta. Vụ ngày 16.7.1988, tại khu vực mốc 105 Hà Quảng, lính Trung Quốc đã bắn chết 6 quân nhân của ta...”1.
Trong bối cảnh đó, từ tháng 10.1988, ở Cao Bằng xuất hiện sự kiện đầu tiên ở tuyến biên giới phía Bắc: Rất đông dân Trung Quốc vượt qua biên giới vào khu vực xã Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh thăm thân, mua bán, trao đổi hàng hóa, giải quyết nhu cầu đời sống; sau đó, lan rộng sang một số huyện khác. Thời gian đầu, cán bộ, chiến sỹ các đồn biên phòng có phần lúng túng về chủ trương, đối sách. Nhưng ta đã linh hoạt hướng dẫn tạm thời thực hiện một số điều quy định cơ bản về quy chế biên giới, tình hình dần ổn định.
Từ thực tế trên, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh kiến nghị với Tỉnh ủy và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đổi mới chủ trương, đối sách: Không ngăn cấm người dân Việt Nam và Trung Quốc qua lại mua bán hàng hóa; chủ động cho dân qua lại biên giới nhưng có sự quản lý chặt chẽ, đi phải đăng ký xin phép, về phải báo cáo để giữ vững an ninh trật tự cho biên giới.
Ngày 1-2.11.1988, Ban Nội chính Trung ương và lãnh đạo 6 tỉnh biên giới phía Bắc trình bày với Ban Bí thư về một số tình hình biên giới Việt - Trung. Ban Bí thư “thông báo ý kiến của Ban Bí thư đối với vấn đề qua lại biên giới phía Bắc hiện nay” (số 118/TB-TW). Thông báo nêu rõ: “Ta không ngăn cấm nhân dân hai bên biên giới Việt - Trung qua lại mua, bán những hàng hóa thiết yếu cho đời sống và sản xuất và thăm hỏi bà con và thăm hỏi người thân. Nhưng phải có sự lãnh đạo, tổ chức, quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn tuyệt đối về trật tự, an ninh ở vùng biên giới phía Bắc; nghiêm cấm việc lợi dụng qua lại biên giới để buôn lậu và tiến hành các hoạt động phi pháp khác. Các địa phương không được nhận bất cứ người nước ngoài nào vào cư trú nếu không có giấy phép của Nhà nước Việt Nam” và chỉ đạo các tỉnh biên giới phía Bắc phải làm tốt một số công việc cụ thể để thực hiện chủ trương trên.
Giữa tháng 11.1988, Bộ Tư lệnh ra Chỉ thị 135 và Chỉ thị 02/CT-BTL cho các Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng 6 tỉnh trên tuyến biên giới phía Bắc tiến hành các việc liên quan để thực hiện Thông báo 118 của Ban Bí thư. _______________________________________ 1. Tỉnh ủy Cao Bằng. Báo cáo một số chủ trương, biện pháp giải quyết tinh hình biên giới. (Phần tình hình biên giới). Số 29/BC.TƯ, ngày 29.10.1988.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
chuongxedap
Đại tá

Bài viết: 13138
|
 |
« Trả lời #101 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2023, 09:25:12 pm » |
|
Ngày 20.11.1988, Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng đã chỉ thị cho các đơn vị Bộ đội Biên phòng trong tỉnh tiến hành một số công tác cấp bách để ổn định và bảo vệ biên giới trong thời gian cuối năm 1988. Các đơn vị Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường cùng các đơn vị, cơ quan, ban, ngành phối hợp thực hiện các công việc theo kết luận cuộc họp ngày 18.11.1988 của khối Nội chính tỉnh; mở các trạm kiểm soát ở các trục đường ra vào biên giới, kiểm soát lưu động, duy trì thực hiện các quy chế biên giới: chú trọng việc phát hiện các đối tượng trà trộn, móc nối, nhằm bảo vệ khu vực biên giới.
Từ ngày 30.11 đến 1.12.1988, Đảng bộ Bộ đội Biên phòng Cao Bằng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III và thống nhất đánh giá: Mặc dù quan hệ biên giới còn ở trạng thái căng thẳng; kinh tế, xã hội của đất nước còn nhiều khó khăn gay gắt; tình hình lực lượng có nhiều biến động, nhưng toàn đơn vị, Đảng bộ luôn nắm chắc và nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ trung tâm của đơn vị; luôn khắc phục khó khăn, vượt qua mọi thử thách, sát cánh cùng quân dân trong tỉnh đấu tranh nhằm giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới. Đại hội nhận định, trong nhiệm kỳ II còn tồn tại 3 vấn đề chủ yếu sau: Chưa đầu tư đúng mức cho nghiên cứu, tổng kết công tác biên phòng; chưa tiến hành đồng bộ và có giải pháp hiệu quả các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức trong xây dựng lực lượng; chưa thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức, nguyên tắc Đảng, nên hạn chế vai trò lãnh đạo. Đại hội đề ra phương hướng cho thời gian tiếp theo là: .
- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác vận động quần chúng, tích cực xây dựng, củng cố phòng tuyến nhân dân bảo vệ biên giới...
- Nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình, phục vụ tốt lãnh đạo, chỉ huy, phục vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu đảm bảo chủ động, đạt hiệu quả cao.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt quy chế biên giới, tổ chức thực hiện tốt quy chế quản lý, bảo vệ biên giới; kết hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền đặc biệt để nhân dân và binh lính đối phương đồng tình với chủ trương bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, lôi kéo binh lính đối phương về phía chính nghĩa.
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, coi trọng công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật bộ đội, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, bảo vệ chặt chẽ nội bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
- Tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường, tổ chức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, cải thiện đời sống bộ đội. Phấn đấu trong năm tiếp theo: 100% đơn vị có đủ nhà ở, hội trường, kho tàng, giường nằm, bàn ghế làm việc, sinh hoạt. Trong đó có 70% số nhà được ngói hoá. Tập trung xây dựng hoàn chỉnh 6 đồn biên phòng, xây dựng 1.400m2 nhà cấp 4, cải thiện bữa ăn cho bộ đội, đảm bảo 97% quân số khoẻ.
Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ mới, gồm 13 uỷ viên chính thức và 4 uỷ viên dự khuyết. Ban Thường vụ có 5 đồng chí: Đặng Vũ Liêm, Chỉ huy phó chính trị, Bí thư; Hoàng Ích Hồng, Chỉ huy trưởng, Phó bí thư; Nguyễn Dư Khiêm, Chỉ huy phó Tham mưu tác chiến, uỷ viên; Long Đình Khánh, Chỉ huy phó Trinh sát, uỷ viên; Lê Bầu, Chủ nhiệm chính trị, uỷ viên và 8 đồng chí uỷ viên Ban chấp hành.
Tháng 12.1988, thực hiện thông báo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng về giải quyết mối quan hệ trên tuyến biên giới Việt - Trung, ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chọn địa bàn hai đồn biên phòng Sóc Hà (huyện Hà Quảng) và Hùng Quốc (huyện Trà Lĩnh) làm thí điểm để có cơ sở áp dụng cho toàn tỉnh.
Thực hiện kế hoạch của tỉnh, Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng xây dựng kế hoạch cho đơn vị thực hiện Thông báo 118 của Ban Bí thư, lập thêm các trạm kiểm soát biên phòng trên các trục đường qua lại biên giới và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ra Chỉ thị 03/CT-UB, ngày 27/1/1989, để nhân dân các xã biên giới được phép ra vào khu vực biên giới Cao Bằng; tiếp đó, đề xuất ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy định cụ thể việc ra vào biên giới1. ________________________________________ 1. Chỉ thị số 03/CT-UB ngày 27.1.1989 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng. “Quy định tạm thời cho người Trung Quốc ở các xã biên giới được ra, vào biên giới Việt - Trung”. Quy định số 32/UB-QĐ, ngày 27.1.1989 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng “Quy định tạm thời ra vào biên giới Việt - Trung”. Quy định số 33/QĐ-UB ngày 27.1.1989 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
chuongxedap
Đại tá

Bài viết: 13138
|
 |
« Trả lời #102 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2023, 09:27:15 pm » |
|
Tuy nhiên, sau khi Đảng và Nhà nước ta tỏ rõ thiện chí muốn bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, nhưng phía Trung Quốc vẫn tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt đối với nước ta, tăng cường dùng hàng hóa để phá ta không chỉ ở vùng biên giới mà cả ở vùng phía sau, lợi dụng việc mua bán hàng hóa qua biên giới để moi tin tức, tung gián điệp, chắp nối gây cơ sở ngầm. Đồng thời, duy trì hoạt động chiến tranh tâm lý, tiếp tục sử dụng các cụm loa phát thanh công suất mạnh trên biên giới tuyên truyền, nói xấu Việt Nam, xuyên tạc tình hình Campuchia, tán phát nhiều truyền đơn, tranh ảnh, sách báo; tổ chức biểu diễn văn nghệ, dùng xe ca, xe lam chở dân ta vào các chợ nội địa, tặng quà, phân phát truyền đơn, mời gọi cán bộ lão thành cách mạng Việt Nam sang Trung Quốc; gửi giấy mời cán bộ xã và công an ta sang trao đổi tình hình địa bàn hai bên biên giới; nhắn tin sẵn sàng ủng hộ, xây dựng lại các công trình thủy lợi, cầu cống bị tàn phá trong tháng 2.1979. Trung Quốc đưa nhiều cán bộ của họ đã nghỉ hưu ra cư trú sát biên giới ở đoạn đối diện huyện Hạ Lang, Sóc Hà (Hà Quảng), cố gắng nối quan hệ với số cán bộ lão thành, người quen cũ của ta để phục vụ ý đồ của họ. Về quân sự, Trung Quốc tiến hành thay quân ở một số điểm chốt sát biên giới, một số nơi họ vẫn duy trì diễn tập, bắn đạn thật.
Nhân dân vùng biên giới ở Việt Nam - Trung Quốc đều rất phấn khởi và hoan nghênh chủ trương cho phép nhân dân hai bên được qua lại biên giới thăm thân, mua bán, trao đổi hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của đời sống. Sau khi có Thông báo 118 của Ban Bí thư Trung ương, dân Trung Quốc qua lại thăm thân, buôn bán, trao đổi hàng hóa ở các huyện biên giới Cao Bằng tăng lên. Trong đó, tập trung nhiều ở 4 hướng chính là Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh và Quảng Hòa. Người Trung Quốc thường sang ta buôn bán vào lúc 5 giờ sáng và quay về vào lúc 15 giờ cùng ngày. Cá biệt một số ít ngủ lại qua đêm ở Việt Nam. Khoảng 80 - 90% số người từ Trung Quốc sang là người ở các xã giáp biên; 75% là phụ nữ, gần 70% là thanh niên, tuổi bình quân từ 18 - 20. Họ đi thành từng đoàn từ 20 - 25 người, gây ùn tắc ở các trạm kiểm soát biên phòng của ta để trốn mua lệ phí.
Chấp hành sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh, việc qua lại biên giới được tổ chức thông thoáng, thuận tiện. Đến hết quý 1.1989, các đồn biên phòng đã phối hợp với địa phương thiết lập 24 tuyến đường chính1 để phục vụ nhân dân hai nước qua lại. Hầu hết người dân khi ra vào biên giới đều đi theo các đường quy định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vụ vượt biên trái phép. Phần lớn số này là người ở nội địa, gây ra tình trạng lộn xộn ở một số nơi.
Trước tình hình mới, Nhà nước chủ trương phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, có nhiều chủ trương, quyết sách phù hợp với nhiệm vụ biên phòng: phải luôn thực hiện phương châm đổi mới, tăng cường các mối quan hệ đoàn kết, hiệp đồng rộng rãi giữa lực lượng nòng cốt, chuyên trách biên phòng với nhân dân và các lực lượng; củng cố và phát triển tình đoàn kết hữu nghị giữa hai bên nhân dân biên giới để bảo vệ biên giới thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm, bằng nhiều hình thức, biện pháp tổng hợp liên hoàn, phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, từng bước trở thành tập quán văn hóa của toàn dân tộc trong nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia.
Để thực hiện chủ trương đó, đáp ứng yêu cầu khách quan của công tác biên phòng thời kỳ mới, ngày 22.2.1989, Đảng và Nhà nước ta quyết định lấy ngày 3 tháng 3 hàng năm làm “Ngày Biên phòng”2. _______________________________________ 1. Khu vực biên giới ở hai huyện Bảo Lạc, Thông Nông: 5 đường; Huyện Hà Quảng: 5 đường; Trà Lĩnh: 4 đường; Trùng Khánh: 5 đường; Hạ Lang: 2 đường; Quảng Hòa: 3 đường. 2. Quyết định số 16/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Trong đó, quy định 6 nội dung, yêu cầu của “Ngày Biên phòng toàn dân” là: - Năng cao ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm của nhân dân các dân tộc, của cán bộ, nhân dân các cơ quan, đoàn thể ở biên giới, làm tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. - Tăng cường đoàn kết, hiệp đồng chiến đấu và giúp đỡ lẫn nhau giữa lực lượng biên phòng và nhân dân, giữa lực lượng biên phòng và lực lượng khác. - Không ngừng củng cố và phát triển tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới, chống mọi hành vi xâm phạm biên giới của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất của địa phương. - Khen thưởng bằng các hình thức thích hợp các xã và đồng bào có công trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ, biên giới. - Việc tổ chức “Ngày Biên phòng” hàng năm cần thiết thực, có hiệu quả, bằng những hoạt động phong phú như một tập quán văn hóa tốt, không phô trương lãng phí.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
chuongxedap
Đại tá

Bài viết: 13138
|
 |
« Trả lời #103 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2023, 09:29:22 pm » |
|
Ngày 3.3.1989, lễ kỷ niệm lần thứ 30 ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng Việt Nam và kỷ niệm Ngày Biên phòng lần đầu tiên được tổ chức tại thị xã Cao Bằng. Đồng chí Vương Văn Quýnh (Dương Tường), ủy viên Trung ương Đảng (khóa V, VI), Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Vũ Ngọc Bộ (Bảo Long) cùng nhiều đồng chí ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các đồng chí bí thư và chủ tịch 13 huyện, thị trong tỉnh, các gia đình liệt sỹ Bộ đội Biên phòng, các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy các thời kỳ của đơn vị, cùng một số Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động về dự lễ.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thay mặt Thường vụ Tỉnh ủy phát biểu nhắc lại tinh thần thông báo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc ổn định tổ chức, biên chế của Bộ đội Biên phòng và nêu rõ ý nghĩa chiến lược của “Ngày Biên phòng”; nhắc nhở các cấp bộ Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, các đơn vị, lực lượng trong tỉnh nâng cao trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, góp sức xây dựng, củng cố Bộ đội Biên phòng ngày càng vững mạnh, hoàn thành chức năng, nhiệm vụ chuyên trách, nòng cốt trong công tác biên phòng.
Ngày 14.9.1989, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ra thông báo số 158/TB-TW quy định Bộ đội Biên phòng ở địa phương chịu sự lãnh đạo song trùng của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và lãnh đạo của Công an địa phương, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương.
Căn cứ thông báo của Bộ Chính trị, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 23/QĐ-NV về nhiệm vụ và tổ chức của Bộ đội Biên phòng. Theo Nghị quyết số 07/NQ-TW, của Bộ Chính trị và Quyết định của Bộ Nội vụ, hệ thống tổ chức, chỉ huy của Bộ đội Biên phòng thực hiện theo 3 cấp:
- Bộ Tư Lệnh Bộ đội Biên phòng ở Trung ương
- Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng ở các tỉnh, thành phố.
- Hệ thống đồn, trạm biên phòng và các đơn vị trực thuộc ở cơ sở (các tuyến biên giới, bờ biển, hải đảo).
Theo cơ chế đó, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc công an tỉnh, thành, đặc khu, trực tiếp phụ trách công tác biên phòng.
Ngày 17/6/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Quyết định số 58/QĐ-TW, quy định hệ thống tổ chức Đảng trong Bộ đội Biên phòng và quyết định chuyển Đảng bộ Bộ đội Biên phòng thành Đảng bộ trực thuộc Ban Bí thư.
Thống nhất với tổ chức Đảng các tỉnh, thành khác trong toàn quốc, Đảng bộ Bộ đội Biên phòng Cao Bằng được xác định là Đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Tỉnh ủy Cao Bằng và được tổ chức thành hệ thống 3 cấp. Ở tỉnh có Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh. Ở các tiểu khu, tiểu đoàn có Đảng ủy cơ sở. Ở các đồn, đại đội cơ động là các chi bộ cơ sở.
Rút kinh nghiệm qua các lần điều chỉnh, thay đổi cơ cấu tổ chức trước đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng chủ trương chỉ đạo Đảng ủy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng trực thuộc Tỉnh ủy, không xáo trộn, điều chỉnh cán bộ; lãnh đạo tiến hành chặt chẽ công tác chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, chiến sỹ, đảng viên, đoàn viên, không để ảnh hưởng đến nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới.
Cùng thời gian trên, Bộ Tư lệnh có chủ trương giảm bớt các đầu mối trung gian, thu gọn, giảm bớt các đồn biên phòng, tập trung lực lượng cho các khu vực cửa khẩu và các địa bàn trọng điểm, xung yếu. Theo hướng đó, cuối năm 1989, Bộ đội Biên phòng tỉnh giải thể 6 ban chỉ huy biên phòng huyện biên giới, lập lại 2 Ban chỉ huy Tiểu khu biên phòng Bảo Lạc và Hạ Lang, 39 đồn biên phòng trên biên giới cũng được sáp nhập lại thành còn 24 đồn, giải tán 15 đồn1. Việc sắp xếp lại các đơn vị biên phòng trên đây kiện toàn một bước lực lượng Bộ đội Biên phòng Cao Bằng. Nhiều cán bộ từ các phòng, ban của cơ quan chỉ huy biên phòng tỉnh được đưa xuống tăng cường cho các đồn. Lúc này, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng được Bộ Tư lệnh tăng cường thêm cán bộ. Ban Chỉ huy biên phòng tỉnh có đồng chí Hoàng Ích Hồng, Chỉ huy trưởng2 và các đồng chí Đặng Vũ Liêm, Nguyễn Dư Khiêm, Long Đình Khánh, Chỉ huy phó.
Các cấp đơn vị, đồn, trạm biên phòng Cao Bằng vẫn luôn bám sát địa bàn, cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tham gia đẩy mạnh các phong trào, các cuộc vận động, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, góp phần củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng, nhằm xây dựng, củng cố phòng tuyến an ninh biên giới ngày càng vững chắc. Nhờ đó, năm 1989, các đơn vị đã góp phần củng cố 16 chi bộ Đảng các xã biên giới, 32 tổ an ninh nhân dân và 12 trung đội dân quân hoạt động khá. Giới thiệu với nhân dân bầu được 47 trưởng thôn, bản. Tham gia cùng nhân dân 3.603 ngày công lao động, sửa chữa đường liên xã, liên thôn và khôi phục một số công trình thủy lợi. Đồn Biên phòng Đàm Thủy (huyện Trùng Khánh) mở trạm xay xát thóc, ngô, mở quầy may mặc phục vụ nhu cầu của nhân dân các dân tộc quanh vùng. Đồn Biên phòng Tri Phương (huyện Trà Lĩnh) hưởng ứng cuộc vận động của ngành giáo dục, cử cán bộ, chiến sỹ thay nhau mở lớp dạy học, xóa mù chữ cho 27 người... ______________________________________ 1. Sau tổ chức sáp nhập, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng giải thể 15 đồn biên phòng: Thượng Hà (Bảo Lạc); Vị Quang (Thông Nông); Nà Sác, Cải Viên, Nội Thôn (Hà Quảng); Cô Mười, Quang Hán (Trà Lĩnh); Lãng Yên, Phong Nặm, Chí Viễn (Trùng Khánh); Minh Long, Đồng Loan, Cô Ngân (Hạ Lang); Cách Linh, Mỹ Hưng (Quảng Hòa). 2. Năm 1989, đồng chí Hoàng Ích Hồng được bổ nhiệm Phó Giám đốc Công an tỉnh.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
chuongxedap
Đại tá

Bài viết: 13138
|
 |
« Trả lời #104 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2023, 09:31:06 pm » |
|
Việc tổ chức lại số đồn biên phòng trên biên giới, sáp nhập một số đồn, thu gọn đầu mối, điều chỉnh vị trí doanh trại một số đồn biên phòng đã làm cho các cấp đơn vị biên phòng trong tỉnh phải giải quyết một khôi lượng công việc rất lớn, trong điều kiện kinh phí, vật tư, tài chính rất eo hẹp.
Mặc dù vậy, các cấp biên phòng trong tỉnh phát huy cao độ truyền thống của lực lượng, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ra sức khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, xây dựng đơn vị. Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị đoàn kết bên nhau, tích cực lao động, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, tự tạo được một phần kinh phí, nuôi được 56 con dê, 92 con bò, 11 con trâu, 125 con lợn, nuôi thả và thu hoạch được hàng vạn con cá trong ao do các đơn vị tự thiết kế. Nung được trên 100 tấn vôi, hơn 30.000 viên gạch. Khai thác trên 1.000m3 đá hộc, hàng trăm mét khối cát sỏi để xây dựng nhà ở, doanh trại.
Ngoài ra, các đơn vị còn tìm nhiều biện pháp lao động gây quỹ, tự nguyện đóng góp tiền, gạo giúp đỡ, hỗ trợ cho các gia đình cán bộ, chiến sỹ có hoàn cảnh khó khăn, trợ cấp cho 223 đồng chí quê ở miền xuôi bị thiệt hại nặng do bão lụt trong năm 1989, với 2.838kg gạo và gần 14.000.0000 đồng... Tình đoàn kết thương yêu đồng chí, đồng đội trong các đơn vị ngày càng mật thiết. Cán bộ, chiến sỹ đều gắn bó với lực lượng, yên tâm công tác ở vùng biên giới.
Nhờ đó, trước nhiều biến động về mặt tổ chức, biên chế, công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vẫn được các cấp đơn vị biên phòng Cao Bằng đảm bảo thực hiện tốt. Riêng năm 1989, các đồn, trạm đã kiểm soát được 104.748 lượt người, 5.872 lượt phương tiện cơ giới qua lại biên giới, ra vào khu vực biên giới, xử lý 2.947 người và 122 phương tiện cơ giới vi phạm quy chế biên giới. Khảo sát được 94 cột mốc; phối hợp với nhân dân địa phương khảo sát được 9 cột mốc và phát hiện 4 cột mốc bị mất... kịp thời báo cáo, đề xuất trên chỉ đạo, xử lý.
Năm 1990, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng bước vào một giai đoạn hoạt động, xây dựng, chiến đấu trong hoàn cảnh thế giới biến động sâu sắc, tình hình trong nước về mặt an ninh có những diễn biến phức tạp. Liên Xô1 thục hiện cải tổ không thành công, lâm vào khủng hoàng toàn diện và sụp đổ vào cuối năm 1989, kéo theo sự sụp đổ hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Đối với Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc câu kết với các thế lực thù địch tiếp tục tìm mọi phương thức, thủ đoạn, nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình” - bạo loạn lật đổ. Mục tiêu của chúng là tác động, xâm nhập phá hoại ta trên mọi lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng... tập trung mũi nhọn đả kích, tấn công vào chế độ chính trị của nước ta.
Trải qua 3 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986 - 1989), đất nước ta đã thu được những thành tựu bước đầu. Bộ mặt kinh tế, xã hội có nhiều thay đổi, phong phú và được cải thiện trên nhiều mặt. Tuy nhiên, hậu quả của mấy chục năm chiến tranh giải phóng và cuộc chiến tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền an ninh biên giới vẫn còn nặng nề, đời sống giá cả vẫn chưa ổn định. Tiêu cực xã hội vẫn chưa được khống chế một cách hiệu quả.
Tại vùng biên giới Cao Bằng - Quảng Tây, sau hơn một năm thực hiện Thông báo 118 của Ban Bí thư, tình hình đã có những chuyển biến, đổi mới theo hướng tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn các hoạt động câu móc, cài cắm cơ sở ngầm vào nội bộ ta, tăng cường chiến tranh lấn chiếm biên giới.
Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 45 và căn cứ tình hình thực tế trên biên giới, Đảng uỷ - Bộ Tư lệnh lực lượng xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác biên phòng năm 1990 là ra sức "Xây dựng thế trận an ninh biên phòng, tăng cường sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu chống bọn xâm nhập từ bên ngoài, trấn áp kịp thời bọn phản động bên trong, loại tội phạm khác để giữ gìn an ninh trật tự biên giới trong mọi tình huống, không để bị động bất ngờ”.
Để thực hiện nhiệm vụ đó, Đảng uỷ - Ban Chỉ huy biên phòng tỉnh thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, đồn, trạm tích cực hoạt động, vận dụng đổi mới các biện pháp, nâng cao chất lượng công tác nắm tình hình, tiến hành công tác phản gián, tình báo biên phòng, theo dõi nắm chắc tình hình địa bàn, các hoạt động của đối phương, phát hiện kịp thời mọi di biến động của các loại đối tượng móc nối, cài cắm cơ sở ngầm vào nội bộ ta; kịp thời tham mưu đề xuất chủ trương, đối sách đấu tranh ngăn chặn mọi mưu đồ phản động phá hoại. Từ cuối tháng 3.1990, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng đẩy mạnh triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ Nội vụ, Tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân tỉnh, trực tiếp là Chỉ thị số 02/CT-BTL, ngày 12.3.1990, của Bộ Tư lệnh “về việc ngăn ngừa, đối phó với hoạt động xưng vua, đón vua, tuyên truyền phát triển đạo trái phép trong vùng dân tộc Mông”. ______________________________________ 1. Liên Xô tồn tại gần 70 năm (1922 - 1991). Diện tích 22.400.000km2 (gần 1/6 diện tích trái đất). Dân số: 286.700.000 người (1989), gồm 15 nước cộng hòa: Nga (diện tích 17.075.400km2. Số dân 15 triệu người (1992); Bêlarút, Ucraina, Udơbêkixtan, Cadăcxtan. Adecbaigian, Ácmêni, Mônđôva, Tatgikixitan, Kiêcghidia, Tuôcmenixtan, Latvia, Litva, Extônia, Grudia.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
chuongxedap
Đại tá

Bài viết: 13138
|
 |
« Trả lời #105 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2023, 09:32:44 pm » |
|
Từ cuối năm 1989, trong một số xã biên giới, nhất là vùng có nhiều người Mông lan truyền luận điệu chuẩn bị đón “Vàng Chứ” (Chúa Trời), lôi kéo nhiều bà con người Mông bỏ làm ăn, sản xuất, tụ tập cầu cúng “Vàng Chứ” cho người Mông có vua để bà con không phải lao động mà vẫn đầy đủ, sung sướng... Mở rộng điều tra, lực lượng công an tỉnh phát hiện tuyên truyền các nội dung trên còn lan rộng ở một số địa bàn thuộc các huyện Hoà An, Nguyên Bình... Các đơn vị biên phòng Cao Bằng đã chủ động báo cáo Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh xin ý kiến chỉ đạo nghiệp vụ cụ thể và tăng cường cán bộ, đồng thời phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương các xã, huyện giáp biên giới, hiệp đồng với lực lượng công an tập trung phát động quần chúng ở các địa bàn trọng điểm, đẩy mạnh phong trào thi đua bảo vệ an ninh Tổ quốc, kết hợp tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, tranh thủ các già làng, trưởng thôn, trưởng bản, người có uy tín trong các dòng họ... đấu tranh với các luận điệu sai trái, vạch mặt và cô lập các phần tử xấu, chủ mưu. Kết quả, các đơn vị biên phòng đã góp phần cùng các lực lượng chức năng, lực lượng nghiệp vụ, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh thuyết phục, cảm hoá được 107 đối tượng nhận rõ được âm mưu của kẻ xấu, cam kết không nghe và làm theo luận điệu sai trái. Tổ chức giáo dục, răn đe trước dân 73 đối tượng, bắt xử lý 6 tên.
Thực hiện Quyết định số 54/QĐ-BTL, ngày 16.5.1999, của Bộ Tư lệnh quy định biên chế các tiểu khu biên phòng tuyến Việt - Trung cho các tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Tuyên, Lai Châu, Tiểu khu Biên phòng Hạ Lang (phiên hiệu: Tiểu khu 10) và Tiểu khu Biên phòng Bảo Lạc (phiên hiệu: Tiểu khu 15) đều được biên chế 36 cán bộ chiến sỹ, 12 sĩ quan chỉ huy.
Ngày 10.7.1990, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 115/QĐ-BNV chuyển giao nhiệm vụ kiểm soát cửa khẩu từ Tổng cục Phản gián sang Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.
Ngày 5.12.1990, căn cứ vào tình hình hoạt động của đối phương trong chiến tranh phá hoại nhiều mặt, chiến tranh lấn chiếm biên giới, đặc biệt là trong phương thức móc nối, cài cắm cơ sở ngầm vào nội bộ ta, Bộ Tư lệnh lực lượng ra Chỉ thị số 19/CT-BTL cho chỉ huy biên phòng các tỉnh, thành thực hiện các công tác điều tra cơ bản, quản lý nghiệp vụ và kiểm tra nghiệp vụ1, nhằm cụ thể hóa Chỉ thị số 14/CT-BNV (A11) ngày 29.6.1989 của Bộ Xội vụ vào điều kiện cụ thể của Bộ đội Biên phòng. Bộ Tư lệnh chỉ rõ các mặt công tác trên theo chỉ đạo của Bộ là “bước đổi mới công tác nghiệp vụ cơ bản trong công tác phản gián, khắc phục những nhược điểm, tồn tại của công tác sưu tra, hiềm nghi trước đây, nhằm đưa việc quản lý, nắm tình hình địa bàn, đối tượng tập trung vào trọng điểm, có chiều sâu”.
Chấp hành chỉ thị của Bộ Tư lệnh, Đảng ủy - Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng đã quyết định chọn 2 địa bàn trọng điểm tổ chức thực hiện thí điểm để rút kinh nghiệm triển khai trên toàn tuyến biên giới.
Với sự lựa chọn, đột phá vào các khâu trong công tác nghiệp vụ biên phòng của Bộ Tư lệnh để thực hiện Chỉ thị 14 của Bộ Nội vụ, năm 1990 trở thành dấu mốc mở đầu cho thời kỳ đổi mới công tác trinh sát biên phòng trong các mặt công tác nắm tình hình tổng quát, toàn diện của địa bàn, điều tra nghiên cứu các loại đối tượng và tập trung đấu tranh làm rõ những tên gián điệp, phản động, tay sai của địch; các loại đối tượng hình sự...
Năm 1991, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới ở Cao Bằng có những chuyển biến tiến bộ do quan hệ bình thường hóa hai bên biên giới Việt - Trung từng bước được cải thiện và phát triển theo hướng tích cực. Trên biên giới, các hoạt động vũ trang của Trung Quốc vi phạm độc lập chủ quyền của Việt Nam như bắn súng qua biên giới, ngăn cản dân ta làm ăn, sản xuất ở những khu vực đang tranh chấp, tổ chức các toán xâm nhập vũ trang, xâm nhập phá hoại hoa màu, dịch chuyển cột mốc... đều giảm so với năm 1990, tuy nhiên còn xảy ra ở một số nơi.
Năm 1991, xuất hiện nhiều hiện tượng đổ vỡ, xê dịch, thay đổi vị trí các mốc phụ (trong khi trọng điểm tuần tra, kiểm tra cột mốc của ta tập trung nhiều vào các mốc chính). Điển hình là các vụ ở mốc 78 phụ (xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh), nước láng giềng đơn phương gia cố lại chân mốc. Ở Cần Yên, huyện Thông Nông, dân Trung Quốc xâm canh và làm vỡ mốc 119 phụ thành 3 mảnh, họ đơn phương gia cố lại và đặt vị trí mốc này sâu trong đất ta 13m. Ở huyện Bảo Lạc, mốc 136 phụ bị gẫy làm 2 mảnh... ______________________________________ 1. Điều tra cơ bán là hoạt động lập hồ sơ chính trị xã của Bộ đội Biên phòng trước đây thực hiện theo Chỉ thị số 329-P4/VP. ngày 20.7.1961 của Bộ Công an. Quản lý nghiệp vụ là thuật ngữ thay cho sưu tra được áp dụng từ sau khi có Chỉ thị 14-CT/BNV (A11), ngày 29.6.1989, của Bộ Nội vụ. Kiểm tra nghiệp vụ là thuật ngữ được dừng từ sau khi có Chỉ thị 14-CT/BNV (A11), ngày 29.6.1989 thay cho thuật ngữ điều tra xác minh hiềm nghi.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
chuongxedap
Đại tá

Bài viết: 13138
|
 |
« Trả lời #106 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2023, 09:33:33 pm » |
|
Hoạt động xâm canh, dân Trung Quốc vi phạm đất ta ở 35 điểm với tổng diện tích 54.17 héc ta. Đặc biệt, trong đó có 4 điểm phía Trung Quốc mở rộng diện tích xâm canh là:
- Điểm giữa mốc 87 - 88, diện tích nống rộng ra 300m2.
- Điểm Lũng Sưa Thai, giữa mốc 106 - 107, diện tích mở rộng 4.000m2.
- Điểm giữa mốc 107 - 108 (vụ Pò Đồn - Cáy Tắc), mở rộng 300m2.
- Điểm Pò Khẩu Kheo, khu vực mốc 119, diện tích mở rộng 400m2.
Trong các điểm xâm canh trên, có 2 điểm do dân ta tự động giải quyết cho dân Trung Quốc thuê ruộng. Một điểm thuộc xã Tri Phương, huyện Trà Lĩnh với diện tích 2.130m2. Một điểm ở khu vực mốc 119 xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, diện tích khoảng 1.700m2. Đồn biên phòng kết hợp với địa phương lập biên bản đối với 7 hộ cho thuê ruộng. Bà con đã nhận ra việc làm sai phạm quy chế quản lý biên giới, lãnh thổ và cam kết không tái phạm.
Từ tháng 3.1991, phía Trung Quốc lần lượt đơn phương phá tường đá, mở đường qua biên giới ở các khu vực mốc 48 (huyện Hạ Lang), mốc 59, mốc 62 (huyện Trùng Khánh), làm cầu tre qua suối ở khu vực mốc 114 (huyện Hà Quảng). Khi phát hiện các vụ xây dựng công trình trái phép trên, các đồn biên phòng đã khẩn trương phối hợp với địa phương triển khai biện pháp ngăn chặn, phá bỏ các công trình trái phép và tiến hành gửi thư phản kháng các lực lượng liên quan bên kia biên giới.
Trong đấu tranh chống hoạt động tình báo gián điệp, các đơn vị biên phòng qua kiểm tra nghiệp vụ đã phát hiện làm rõ 13/18 đối tượng làm tay sai cho nước ngoài, phát hiện một đường dây thư từ, buôn bán từ Bình Mãng, huyện Nà Po, tỉnh Quảng Tây (đối diện cửa khẩu Sóc Giang, huyện Hà Quảng) vào thành phố Hồ Chí Minh, sang Hồng Công, có biểu hiện hoạt động chính trị...
Đảng ủy - Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng đánh giá công tác biên phòng của tỉnh năm 1991 có được những chuyển biến mới, tích cực so với trước là do các mặt công tác nắm tình hình, sẵn sàng chiến đấu, quản lý biên giới, vận động quần chúng, xây dựng thế trận an ninh bảo vệ Tổ quốc, phòng chống tội phạm và đối ngoại biên phòng đều đã có sự nghiên cứu đổi mới và tổ chức lãnh đạo, chỉ huy chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc.
Trong sẵn sàng chiến đấu, đơn vị đã thực hiện tốt cả 3 khâu xây dựng các văn kiện, rèn luyện sẵn sàng chiến đấu và công tác đảm bảo. Đặc biệt các loại văn kiện như Quyết tâm bảo vệ biên giới, phương án bảo vệ đồn, kế hoạch công tác năm, kế hoạch phòng chống các tình huống đột xuất... đều được chuẩn bị tốt, chuyển biến tích cực hơn hẳn so với giai đoạn từ năm 1990 trở về trước. Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chỉ thị cho các đồn trưỏng, tiểu khu trưởng bố trí dành thời gian làm các loại văn kiện và tổ chức phê duyệt tại tỉnh.
Khi có mệnh lệnh chuyển trạng thái (như trong thời gian diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng), bảo vệ biên giới tăng cường, các đơn vị đều xây dựng kế hoạch, tổ chức trực chỉ huy, trực ban, trực chiến đảm bảo quân số, bảo vệ an toàn địa bàn được phân công.
Trong xây dựng thế trận an ninh bảo vệ Tổ quốc - phòng chống tội phạm, cấp ủy - chỉ huy các đơn vị tập trung nghiên cứu đổi mới công tác trinh sát, đi sâu phát hiện, nắm đối tượng ở địa bàn nội và ngoại biên, tuyển chọn tình báo viên và đặc vụ, kết nạp thêm đặc tình... Cán bộ trinh sát được tập huấn, thực hiện theo Chỉ thị 14-CT/BNV (A11), chuyển công tác quản lý nghiệp vụ sang hình thức, phương pháp mới. 116 đối tượng trong diện quản lý nghiệp vụ trên địa bàn biên phòng đã cơ bản được tiến hành phân loại thẻ màu (đỏ, xanh, trắng, vàng), không còn phân loại theo phương pháp sưu tra 3.
Trong xây dựng lực lượng, Đảng ủy - Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp tục nghiên cứu đổi mới, nâng cao chất lượng các mặt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, chú ý các mặt củng cố tổ chức biên chế, công tác cán bộ; giáo dục, rèn luyện, quản lý, kỷ luật; công tác huấn luyện; hậu cần kỹ thuật... phát huy tinh thần cố gắng, chủ động khắc phục khó khăn, không ỷ lại trông chờ. Cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp đều thực sự tâm huyết, quan tâm củng cố đơn vị, xây dựng lực lượng. Nhờ đó, các mặt công tác tham mưu, đảm bảo hậu cần và xây dựng cơ bản có nhiều cố gắng, chuyển biến vượt bậc.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
chuongxedap
Đại tá

Bài viết: 13138
|
 |
« Trả lời #107 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2023, 09:20:26 am » |
|
Tháng 6.1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng họp tại Hà Nội đã đề ra phương hướng, mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu cho 5 năm 1991 - 1995. Về chính sách đối ngoại, Đảng ta chủ trương “thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, từng bước mở rộng sự hợp tác Việt - Trung, giải quyết những vấn đề tồn tại giữa hai nước thông qua thương lượng”. Về nhiệm vụ quốc phòng và an ninh quốc gia, Đại hội nêu rõ trong những năm tiếp theo phải “phát động sâu rộng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng các tuyến và địa bàn an toàn về an ninh, trật tự, chủ động phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả chống các thế lực thù địch và bọn tội phạm... nâng cao chất lượng của lực lượng biên phòng. Thông qua phong trào quần chúng mà phát triển công tác nghiệp vụ và rèn luyện cán bộ, chiến sỹ... nâng cao trình độ mọi mặt và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của lực lượng Công an nhân dân, chú trọng lực lượng thường xuyên hoạt động trên các tuyến biên giới, những vùng xa xôi hẻo lánh và địa bàn đặc biệt”1.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội VII của Đảng, trực tiếp là sự chỉ đạo của Đảng ủy Bộ Tư lệnh và Tỉnh ủy, ngày 16.10.1991, Đảng bộ Bộ đội Biên phòng Cao Bằng tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ IV để kiểm điểm nhiệm kỳ 1989 - 1991 và xác định phương hướng nhiệm kỳ 1991 - 1995. Đại hội đánh giá trong hai năm 1989 - 1991, Đảng bộ đã quán triệt sâu sắc và tích cực phấn đấu thực hiện đổi mới công tác biên phòng theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Bộ Tư lệnh; các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy và đã đạt được kết quả tốt trên một số mặt công tác cơ bản.
Đại hội xác định phương hướng, nhiệm vụ lãnh đạo nhiệm kỳ 1991 - 1995 tập trung vào 3 nội dung sau:
- Lãnh đạo đổi mới công tác biên phòng. Trước hết là đổi mới tư duy, đổi mới các biện pháp công tác biên phòng, đổi mới công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng, ban, ngành để phát huy được sức mạnh tổng hợp bảo vệ biên giới, tích cực xây dựng nền quốc phòng toàn dân. kết hợp với thế trận an ninh nhân dân bảo vệ biên giới.
- Từng bước củng cố đơn vị theo hướng vững mạnh chính quy. Trước mắt tập trung kiện toàn bộ máy chỉ huy các cấp, điều chỉnh biên chế, quân số theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hợp lý, coi trọng chất lượng toàn diện đáp ứng yêu cầu mới.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trước mọi diễn biến tình hình.
Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ Bộ đội Biên phòng Cao Bằng nhiệm kỳ 1991 - 1995 gồm 14 đồng chí. Ban Thường vụ Đảng ủy có 5 đồng chí: Lê Bầu, Phó chỉ huy chính trị, Bí thư; Đinh Thanh Khầu, Chủ nhiệm chính trị, Phó bí thư; Hoàng Ích Hồng, Chỉ huy trưởng, ủy viên; Nguyễn Dư Khiêm, Phó chỉ huy trưởng, ủy viên; Nông Phúc Minh, Chỉ huy phó Trinh sát, ủy viên và 9 đồng chí ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ.
Từ ngày 22-25.11.1991, quán triệt tinh thần nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIII đã được tổ chức để đánh giá những thành công và hạn chế của giai đoạn 1986 - 1990. Trên cơ sở đó, xác định phương hướng, nhiệm vụ cho giai đoạn 5 năm tiếp theo.
Từ năm 1991, theo định hướng chung của Đảng, tại Cao Bằng, “lực lượng vũ trang địa phương đã tiến hành giảm biên chế quân thường trực, tăng cường xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, xây dựng bổ sung các phương án sẵn sàng chiến đấu... thực hiện phương án xây dựng địa bàn tỉnh và huyện, thị phòng thủ theo yêu cầu nội dung mới”2.
Chấp hành sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư lệnh và Tỉnh ủy Cao Bằng, Bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp tục chấn chỉnh, kiện toàn lại hệ thống tổ chức từ Ban chỉ huy tỉnh đến cơ sở theo hướng gọn nhẹ, vững mạnh, đảm bảo đủ sức hoàn thành nhiệm vụ. Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh có sự điều chỉnh và bổ sung mới. Ngoài đồng chí Hoàng Ích Hồng, chỉ huy trưởng biên phòng tỉnh, cấp phó có 5 đồng chí: Nguyễn Dư Khiêm, Lê Bầu, Nông Phúc Minh, Nguyễn Đức Tiến và Chu Minh Tuấn.
Tiểu khu biên phòng Hạ Lang lúc này giải thể. Trên toàn tuyến biên giới tại Cao Bằng, 24 đồn biên phòng được tổ chức lại, rút xuống còn 15 đồn: Đức Long (Thạch An), Tà Lùng (Quảng Hòa), Thị Hoa, Quang Long, Lý Quốc (Hạ Lang), Đàm Thủy, Ngọc Khê (Trùng Khánh), Hùng Quốc (Trà Lĩnh), Tổng Cọt, Nặm Nhũng, Sóc Hà (Hà Quảng), Cần Yên (Thông Nông), Xuân Trường, Cô Ba, Cốc Pàng (Bảo Lạc). Tại các đồn biên phòng, các đội công tác biên phòng được tăng cường thêm quân số, lập thêm các tổ tuần tra lưu động. Đối với các đồn đóng ở vị trí xung yếu, hoặc phụ trách địa bàn gồm nhiều xã, lập thêm các đội công tác biên phòng để đủ sức đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Với việc điều chỉnh, bố trí lại hệ thống tổ chức, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng đã rút ra được một bộ phận quân số đi học tập, đào tạo các hệ cán bộ phục vụ kế họạch quy hoạch cán bộ của lực lượng biên phòng trong tỉnh đến năm 1995. _____________________________________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập 51. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2007, tr 50, 51, 113, 115. 2. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (1930 - 200Q). Sđd, tr.494.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
chuongxedap
Đại tá

Bài viết: 13138
|
 |
« Trả lời #108 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2023, 09:21:57 am » |
|
Để thực hiện chủ trương mở rộng sự hợp tác Việt - Trung do Đại hội VII đề ra, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng đã chủ động đề xuất với ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch tổ chức, quản lý và thành lập 3 cửa khẩu chính ở Tà Lùng (Quảng Hòa), Hùng Quốc (Trà Lĩnh), Sóc Hà (Hà Quảng) và 4 cửa khẩu phụ ở Thị Hoa, Lý Quốc (Hạ Lang), Đàm Thủy, Ngọc Khê (Trùng Khánh); đồng thời đề xuất với ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp cho các huyện biên giới được quyền quyết định một số điểm qua lại trên biên giới, phục vụ nhân dân hai bên qua lại thăm thân, trao đổi hàng hóa theo quy chế biên giới của tỉnh đã ban hành.
Nhờ việc tổ chức qua lại biên giới phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, nhân dân hai bên biên giới rất phấn khởi, đồng tình chấp hành các quy định của tỉnh. Các hoạt động của lực lượng biên phòng, các ngành hữu quan trong kiểm tra, kiểm soát, đăng ký xuất nhập khẩu biên giới đối với người, phương tiện, hàng hóa cũng dễ dàng, thuận tiện, chất lượng ngày càng cao và đi dần vào nền nếp. Trong đó, công tác quản lý nhập khẩu đều đạt được khối lượng lớn, chất lượng cao hơn trước.
Ngày 7.11.1991, Chính phủ ta và Chính phủ Trung Quốc ký hiệp định tạm thời “về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước”. Ngày 27.2.1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Chỉ thị số 98/CT-HĐBT về việc mở cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt - Trung theo Hiệp định tạm thời.
Điều 7, Chương III của Hiệp định này nêu rõ hai bên quyết định sẽ mở 21 cấp cửa khẩu biên giới trên bộ. Trong đó, đoạn biên giới quốc gia thuộc phạm vi tỉnh Cao Bằng có 6 cặp cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc, đó là: Tà Lùng - Thủy Khẩu, Hạ Lang - Khoa Giáp, Lý Vạn - Thạch Long, Pò Peo - Nhạc Vu, Trà Lĩnh - Long Bang, Sóc Giang - Bình Mãng. Trong đó, cặp cửa khẩu Tà Lùng - Thủy Khẩu là một trong 7 cặp cửa khẩu trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung được hai bên đồng ý tích cực tạo điều kiện để sớm đi vào hoạt động.
Ngày 31.3.1992, Liên bộ Ngoại giao - Nội vụ ra Thông tư số 1 về việc cấp giấy thông hành xuất nhập cảnh cho công dân Việt Nam sang Trung Quốc.
Ngày 16.4.1992, Bộ Nội vụ chỉ thị về việc giải quvết công việc trên vùng biên giới giữa hai nước. Bộ quy định Bộ đội Biên phòng các tỉnh biên giới có các nhiệm vụ: Tổ chức các trạm kiểm soát cửa khẩu, trạm kiểm soát tiểu ngạch, kiểm soát chặt chẽ việc qua lại biên giới theo đúng quy định về xuất, nhập cảnh, quá cảnh: giúp Giám đốc Công an làm tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh, cùng các lực lượng liên quan xác lập vành đai biên giới, quan hệ với đồn biên phòng Trung Quốc kiểm tra, phát hiện những vụ việc liên quan đến đường biên, cột mốc: tiếp cận thông báo thông tin hai chiều và tình hình liên quan đến an ninh biên giới, kể cả những vụ án liên quan đến các đối tượng hình sự...
Ngày 22.5.1992, Hội đồng Bộ trưởng ra Chỉ thị số 177/CT-HĐBT quy định giấy thông hành trong phạm vi khu vực biên giới và hộ chiếu đối với những người ở ngoài khu vực biên giới. Chỉ thị này là bước tiếp theo để thực hiện Hiệp định tạm thời: “Dân biên giới hai bên khi xuất nhập cảnh vùng biên giới cần phải mang theo giấy thông hành” (Điểm 2, Điều 6, Chương III). Tuy nhiên, đến hết năm 1992, phía Trung Quốc vẫn chưa thông báo cho Việt Nam mẫu giấy thông hành.
Chương I, Chương II của Hiệp định tạm thời quy định rõ: địa phương hai bên không được làm thay đổi đường biên giới giữa hai nước, “cùng nhau giữ gìn mốc giới”, “cấm tuỳ tiện nổ súng, gây gổ trong phạm vi 2km của mỗi bên kể từ đường biên giới”; nêu cần, phải thông báo trước cho nhau, “không được làm tổn hại đến mốc giới... Hai bên cấm dân biên giới vượt biên chặt gỗ, củi, chăn dắt canh tác...”. Nhưng trong thực tế, phía Trung Quốc liên tục không thực hiện các điều khoản Chính phủ hai nước đã ký kết. Họ vẫn duy trì tuần tra, khảo sát đường biên, mốc giới sâu vào đất ta từ 50 - 200m (ở các khu vực mốc 28, 30, 31, 41), gây ra một vụ xâm nhập phá hoại. Lính biên phòng Trung Quốc vào sâu lãnh thổ ta 200m nhổ phá 300m2 lúa do dân ta canh tác tại khu vực Đông Nạng, xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang.
Năm 1993, tiếp tục xảy ra 6 vụ hoạt động vũ trang do lính biên phòng Trung Quốc xâm nhập sâu vào đất ta từ 50 đến 600m, ở các khu vực mốc 21, 23, 28, 30, 31, 48, 94, 135. Họ ngăn cản dân ta sản xuất, canh tác, dùng lời lẽ gay gắt đe doạ cán bộ, chiến sỹ ta làm nhiệm vụ, đồng thời, họ cho lực lượng sang nhổ phá 3.072m2 hoa màu của dân ta canh tác ở khu vực mốc 30, 31 (huyện Hạ Lang) và 1.200m2 ở khu vực mốc 113 (xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng); duy trì một số chốt áp sát biên giới ở khu vực mốc 20 - 21, chốt Tam Cấp và chốt 302 ở khu vực mốc 23 - 24, chốt Tử Tăm ở khu vực mốc 48, chốt Lý Vạn ở khu vực mốc 49, chốt Chông Mu ở khu vực mốc 62, chốt Phja Đeng Sơn ở khu vực mốc 93 - 94, chốt ở cao điểm Phja Un 856, chốt gần mốc 115...
|
|
|
Logged
|
|
|
|
chuongxedap
Đại tá

Bài viết: 13138
|
 |
« Trả lời #109 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2023, 09:22:55 am » |
|
Năm 1994, xảy ra 26 vụ với lực lượng 383 lính thuộc các lực lượng biên phòng, công an Trung Quốc, tiếp tục xâm nhập sâu vào đất ta từ 50 - 200m... chủ yếu ngăn cản dân ta làm ăn, sản xuất và hỗ trợ cho dân của họ lấn chiếm, trồng trọt vào đất ta tại các khu vực Đông Nạng (mốc 31 - 32), khu vực Nà Nưa Ái (mốc 48)... Đồng thời, tiến hành 6 vụ nhổ phá hoa màu trên diện tích 26.500m2 của người dân Việt Nam canh tác tại các khu vực mốc 28, 29, 30, 31 (huyện Hạ Lang), khu vực Sam Sẩu - Lũng Táo, đoạn mốc 96, 97 (xã Cô Mười, huyện Trà Lĩnh). Họ còn mở rộng thêm 4 điểm mới lấn chiếm, xâm canh trên diện tích 16,5 hécta, tại:
- Lũng Cô Mòn (mốc 51), xã Lý Quốc, Huyện Hạ Lang.
- Lũng Cô Cam (mốc 105 - 106), xã Nậm Nhũng, huyện Hà Quảng.
- Lũng Phung (mốc 120), xã Cần Yên, huyện Thông Nông.
- Khu vực mốc 129 phụ, xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc.
Tại huyện Trùng Khánh, họ mở rộng xâm canh ở Lũng Nọi (mốc 53) với diện tích 800m2, trồng 2.500 cây sa mộc; tiếp tục gây nên tình hình biên giới căng thẳng tại Cao Bằng. Các lực lượng bảo vệ biên giới và nhân dân địa phương kiên quyết phản kháng các hành vi của đối phương vi phạm chủ quyền an ninh biên giới Việt Nam và yêu cầu họ thực hiện theo Hiệp định tạm thời đã được hai nước ký kết.
Thực hiện chương trình phối hợp vận động phụ nữ các dân tộc biên giới, hải đảo giữa Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ từ năm 1991 đến năm 1995, Ban chỉ huy Bộ đội biên phòng và Tỉnh hội phụ nữ Cao Bằng, ban chỉ huy các đồn biên phòng và Ban chấp hành phụ nữ các xã sát biên đã ký kết chương trình phối hợp vận động phụ nữ các dân tộc biên giới trong tỉnh từ năm 1991 - 1993 với 5 nội dung: quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên: củng cố tổ chức Hội; duy trì các phong trào của Hội; phụ nữ tham gia bảo vệ biên giới, duy trì mối quan hệ đoàn kết quân dân: thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
Qua 2 năm thực hiện, 3.972 hội viên phụ nữ các xã sát biên giới đã được quán triệt: “Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VI”, “Chương trình phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình và nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học”, “Kế hoạch hoá gia đình”; sách “Những điều cần cho sự sống” và Hiệp định tạm thời giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đã tiến hành khảo sát tình hình hoạt động của 42 hội phụ nữ xã trong khu vực biên phòng, qua đó đã củng cố được 21 Ban chấp hành và 147 tổ chức. Các đồn Cốc Pàng, Cô Ba (Bảo Lạc), Sóc Hà, Nặm Nhũng (Hà Quảng), Thị Hoa (Hạ Lang), Hùng Quốc (Trà Lĩnh), Ngọc Khê, Đàm Thuỷ (Trùng Khánh) còn mở được 12 lớp học xoá mù chữ cho 282 người. Thực hiện kế hoạch hoá gia đình, đã vận động được 1981 chị em đặt vòng tránh thai.
Qua học tập “Hiệp định tạm thời giữa Việt Nam và Trung Quốc” và các quy định, thể chế về xuất nhập cảnh, ý thức trách nhiệm của chị em đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới, ý thức cảnh giác cách mạng, chấp hành đường lối đối ngoại của Đảng và Chính phủ của chị em phụ nũ được nâng cao, đã phát hiện và cung cấp cho các đồn hàng trăm nguồn tin có giá trị. Tiêu biểu của phong trào này là phụ nữ các xã Sóc Hà, Thị Hoa đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh với 687 lượt người tham dự chống người bên kia biên giới sang lấn đất, xâm canh; chị em phụ nữ các xã Cốc Pàng, Cô Ba, Cần Yên đã báo cho đồn kịp thời ngăn chặn, bắt giữ nhiều vụ trộm cắp trâu, bò, ngựa và tài sản của nhân dân, vận động 15 đối tượng can án ra đầu thú chính quyền.
Mối quan hệ quân - dân được củng cố. Cán bộ, chiến sĩ đã giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, những hộ neo đơn đang gặp khó khăn hàng nghìn công lao động để sản xuất và 3 tấn gạo trong lúc đồng bào đói kém lúc giáp hạt. Hội phụ nữ các xã cũng đã tặng quà cho các đồn 6 triệu 277 nghìn đồng và hàng nghìn công vận chuyển vũ khí, đạn dược, xây dựng doanh trại. Tiêu biểu của phong trào 2 năm qua là hội phụ nữ huyện Bảo Lạc, các hội phụ nữ xã Cô Ba (Bảo Lạc), Sóc Hà (Hà Quảng), Đàm Thuỷ (Trùng Khánh), Đại Sơn (Quảng Hoà), Đức Long (Thạch An) và các đồn biên phòng: Cô Ba (Bảo Lạc), Lý Quốc, Thị Hoa (Hạ Lang), Tà Lùng (Quảng Hoà), Đức Long (Thạch An).
|
|
|
Logged
|
|
|
|
|