Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:33:52 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn cờ cách mạng công khai cắm tại Sài Gòn 1955-1958  (Đọc 1714 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #10 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2023, 08:46:20 am »


2. Nghị quyết 15 ra đời, là bó đuốc soi đường cho Cách mạng miền Nam

Trong sự lãnh đạo của Đảng và trong tư tưởng cán bộ, nhất là cán bộ miền Nam tập kết luôn đeo đẳng băn khoăn day dứt: “Làm thế nào thống nhất nước nhà?”

Từ cuối tháng 11 năm 1954, đề xuất của miền Bắc về việc lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền đều không có hồi âm. Cho đến quan hệ thấp nhất là quan hệ thư tín, Mỹ - Diệm cũng không nhận. Phái đoàn liên lạc của ta cạnh Ủy ban Quốc tế ở Sài Gòn cũng bị chúng gây khó khăn, đã trở ra Hà Nội vào giữa năm 1958. Sau đó ít lâu, Ủy ban Quốc tế cũng ngưng hoạt động. Tình hình nhiều mặt diễn ra cho thấy ngày càng rõ, khả năng thống nhất nước nhà bằng tổng tuyển cử là không thể có được.

Trong các nước anh em, có ý kiến khuyên ta phải ra sức xây dựng miền Bắc về mọi mặt cho thật giàu mạnh làm tấm gương thu hút, sẽ thực hiện được thống nhất nước nhà. Có nơi khuyên ta không nên sốt ruột, ở miền Nam phải: “Trường kỳ mai phục, chờ đợi thời cơ”. Liên Xô, Trung Quốc là đồng minh chiến lược của chúng ta cần có hòa bình để phát triển và không muốn bị lôi cuốn vào một cuộc xung đột mới. Quan điểm của bạn là: “Một đốm lửa nhỏ có thể đốt cháy cả cánh đồng”.

Ngay khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, đồng chí Lê Duẩn nhận định ít có khả năng thống nhất nước nhà bằng phương pháp hòa bình, mà phải bằng bạo lực. Khi nhìn cán bộ miền Nam đi tập kết, đồng bào và gia đình ra tiễn đưa, giơ 2 ngón tay hẹn 2 năm trở về, lòng đồng chí se thắt lại mà không dám nói ra. Đồng chí nói:

- “Lúc đó tôi rất thương đồng bào miền Nam phải đi trước về sau”.

Quan điểm này, đồng chí Lê Duẩn chỉ nói trong Xứ ủy Nam Bộ, Thường vụ Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, không phổ biến rộng, vì theo đồng chí nếu nói rộng ra không khác gì dội gáo nước lạnh vào phong trào đấu tranh cho hòa bình dân chủ, cho hiệp thương tổng tuyển cử mà các cấp lãnh đạo của Đảng đang phát động vào những năm 1955 - 1956.

Năm 1956, đồng chí Lê Duẩn lúc đó là Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, đã soạn thảo: “Đề cương cách mạng miền Nam”, đó là cơ sở và tiền thân Nghị quyết Trung ương 15 khóa 2. Đề cương vạch rõ: “Nhân dân ta ở miền Nam đang rên xiết dưới ách áp bức, bóc lột, tù đầy, chém giết man rợ, đất nước bị chia cắt và bị chiến tranh của Mỹ - Diệm hăm dọa. Tình hình đó buộc nhân dân phải vùng dậy đập tan chế độ Mỹ - Diệm để tự cứu mình... Muốn chống Mỹ - Diệm, ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác”1.

Đề cương còn dự kiến:

“Nếu cuộc nổi dậy của nhân dân thành công, sẽ thành lập chính quyền liên hiệp để cùng với cả nước thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ”2.

Ngày 15-5-1957, đồng chí Lê Duẩn ra Hà Nội nhận công tác mới. Theo Chỉ thị của Bác Hồ, đồng chí viết báo cáo về tình hình Nam Bộ sau hai năm thi hành Hiệp định Giơnevơ và đề xuất đường lối giải quyết, để trình cho Bộ Chính trị. Bản báo cáo viết:

“Cách mạng nước ta có nhiệm vụ chung và đồng thời có nhiệm vụ riêng của hai miền. Muốn thực hiện yêu cầu chung của cả nước, trước hết và căn bản phải giữ vững và củng cố những thắng lợi cách mạng của mình. Vậy phải dựa trên cơ sở chính là củng cố miền Bắc, xây dựng miền Bắc thật vững mạnh. Nhưng lực lượng đang cản trở hòa bình, thống nhất dân tộc lại đang ở miền Nam. Cách mạng miền Nam phải đi đến đánh đổ chính quyền đế quốc phong kiến thì mới thực hiện được hòa bình thống nhất.

Để thực hiện thống nhất nước nhà hoàn thành độc lập dân chủ cho cả nước, nhân dân hai miền Nam Bắc nhất định theo đường lối hòa bình. Nhưng đối với cách mạng miền Nam muốn thực hiện độc lập dân chủ, giải phóng khỏi ách đế quốc phong kiến, nhất thiết phải đánh đổ bọn Mỹ - Diệm. Nhất định không thể do con đường nghị trường hay một hội nghị nào đó mà giải quyết được. Chúng ta theo đường lối hòa bình, nhưng phải thấy trong hòa bình luôn luôn có phương sách nắm cho được lực lượng vũ trang bằng cách này hay cách khác. Đường lối hòa bình của ta, là đường lối vận động cách mạng, sự biến chuyển của nó tùy theo sự biến chuyển của thời cuộc. Cần nắm kịp tình hình và có những phương pháp thích đáng để chiến thắng địch”3.

Tháng 8 năm 1957, đồng chí Hai Đáng và đồng chí Hai Xô, được Xứ ủy Nam Bộ cử ra Hà Nội báo cáo tình hình và xin Trung ương phương hướng chỉ đạo mới (Tháng 4 năm 1959 các đồng chí rời Hà Nội và tháng 9 năm 1959 về tới Nam Bộ). Khi đến thăm Bác Hồ, Bác nói đại thể như sau:

- “Thế giới hiện nay, họ muốn hòa bình, ổn định. Còn việc nước ta, các chú về báo cáo với Xứ ủy, Trung ương ở xa đã có Xứ ủy chỉ đạo thay. Vậy Xứ ủy phải chịu trách nhiệm trước phong trào cách mạng miền Nam. Cấp ủy phải chịu trách nhiệm với bên trên đồng thời phải chịu trách nhiệm với bên dưới. Đấu tranh chính trị đến đỉnh cao, sẽ nổ ra đấu tranh vũ trang để giải quyết vấn đề chính trị”.

Tư tưởng chỉ đạo của đồng chí Lê Duẩn phát triển dần từ: “Đề cương cách mạng miền Nam 1956, qua báo cáo “Tình hình Nam Bộ sau hai năm thi hành Hiệp định Giơnevơ năm 1957”, rồi từng" bước tiến lên hoàn chỉnh thành Nghị quyết Trung ương 5 khóa 2, tháng 1 năm 1959.

Nghị quyết Trung ương 15 ra chậm vài tháng. Đồng chí Lê Duẩn giải thích:

“Cần phải chờ đợi để có sự nhất trí cao ở cấp lãnh đạo và ở Nam Bộ, khu 5, là hai nơi trực tiếp thực hiện cuộc đấu tranh cách mạng bằng bạo lực chính trị và vũ trang. Phải qua quá trình cọ xát các quan điểm gắn với diễn biến của tình hình miền Nam, mới đi đến sự nhất trí. Đấu tranh để thống nhất ý kiến đảm bảo đoàn kết trong Đảng, không thể nóng vội. Vấn đề đặt ra lúc bấy giờ, là phải tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, nhưng phải giữ được hòa bình ổn định ở miền Bắc, ở cả khu vực và trên thế giới. Về lâu dài miền Bắc được xây dựng vững mạnh, là nhân tố quyết định cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà”.

Đồng chí Phan Bá (tức Võ Đông Giang, chuyên viên Ban Thống nhất) kể lại rằng, khi được đồng chí Phạm Hùng giao soạn thảo đề án: “Hòa bình thống nhất nước nhà và Cách mạng miền Nam”, phải qua 27 lần dự thảo mới ra được văn bản Nghị quyết.

Hội nghị Trung ương 15 họp vào tháng 1 năm 1959 ở Thủ đô Hà Nội xác định:

“Cách mạng Việt Nam lúc này có hai nhiệm vụ chiến lược, song song tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Hai cuộc cách mạng có quan hệ hữu cơ với nhau... Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân... Con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến... Trong những điều kiện nào đó, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ”4.

Tháng 10 năm 1959, Xứ ủy Nam Bộ họp bàn về đồng khởi vũ trang ở khoảng 2/3 số xã, ấp vùng nông thôn, vì nếu đấu tranh lẻ tẻ sẽ bị địch dập tắt. Mở màn là hai đại đội bảo vệ Xứ ủy kết hợp nội tuyến đánh vào hậu cứ một Trung đoàn chủ lực ngụy tại Tua 2 (Tây Ninh) đúng vào dịp Tết. Ta thu được 1000 súng mà không tổn thất bao nhiêu. Cùng thời điểm này, nhiều nơi trên toàn Nam Bộ nổ ra đồng khởi đều thắng lợi. Thế cách mạng của quần chúng đã thay đổi hẳn.

Nghị quyết Trung ương 15 mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, làm xoay chuyển tình thế, dẫn đến các cuộc “Đồng khởi” oanh liệt toàn miền Nam, đáp ứng nguyện vọng tha thiết và nóng bỏng của quần chúng, vùng dậy phá tan xiềng xích nô lệ, từng bước giành quyền làm chủ. Nghị quyết Trung ương 15 ra đời thể hiện tinh thần độc lập tự chủ của Đảng ta, trở thành bó đuốc soi đường cho cách mạng miền Nam, chuyển sang thế chủ động tấn công địch về chính trị, quân sự. Nghị quyết Trung ương 15 như luồng gió mạnh, thổi bùng lên làn sóng đấu tranh chính trị và vũ trang. Miền Bắc phát huy vai trò hậu phương lớn của mình, cung cấp đầy đủ mọi yêu cầu cho cách mạng miền Nam.

Sức mạnh tổng hợp của cả nước đã đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ từ thắng lợi này đến thắng lợi khác mà đỉnh cao cuối cùng là Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng vào mùa xuân ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
_________________________________________
1, 2. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chinh trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập II, trang 52, 53.
3. Báo cáo tình hình miền Nam, 1957, trang 33, 39, 42.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, lập II, trang 100-102.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #11 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2023, 08:56:32 am »


THẾ LÀ TỐT

PHẠM CHUNG

Đầu năm 1955, thi hành Hiệp định Giơnevơ, việc tập kết chuyển quân đã hoàn thành, việc đình chỉ chiến sự giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam đã thực hiện. Ủy ban Liên hợp đình chiến ở các miền đã thực hiện xong nhiệm vụ khá suôn sẻ. Nhưng phần còn lại là việc thống nhất nước nhà bằng hiệp thương tổng tuyển cử chưa biết sẽ ra sao. Trung ương Đảng thấy cần phải thành lập một Phái đoàn Liên lạc Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam cạnh Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát đình chiến tại Sài Gòn, góp phần đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, nhất là đòi thi hành Điều 14C, đòi hiệp thương tổng tuyển cử.

Nhưng cũng từ đầu năm 1955, đế quốc Mỹ đã hất cẳng Pháp, đưa Ngô Đình Diệm tay sai của Mỹ lên thay Bảo Đại bù nhìn của Pháp. Mỹ đã trở thành ông chủ mới ở miền Nam Việt Nam. Chúng âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, chuẩn bị tiến công miền Bắc. Chúng thành lập khối quân sự xâm lược Đông Nam Á (SEATO), nhằm bao vây ngăn chặn phong trào cộng sản, không để phát triển ra toàn Đông Dương và Đông Nam Á.

Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, tìm cách chống lại sự có mặt của Phái đoàn ta ở Sài Gòn. Nhưng với sự đấu tranh kiên trì của ta buộc chúng phải chấp nhận. Ngày 31-3-1955, một Nghị định thư được ký kết giữa Đại tá Hà Văn Lâu, Trưởng Phái đoàn Liên lạc Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam và Tướng De Beaufort, Trưởng Phái đoàn Liên lạc Tổng Chỉ huy Quân đội Liên hiệp Pháp, đặt quy chế cho việc thành lập một Phái đoàn của ta bên cạnh Ủy ban Quốc tế tại Sài Gòn.


1. Chuẩn bị

- Về tổ chức. Ngay từ cuối tháng 12 năm 1954, tại Phụng Hiệp (Cần Thơ), ta đã chuẩn bị tổ chức Phái đoàn Sài Gòn. Đồng chí Phạm Hùng ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Phái đoàn Ủy ban Liên hợp đình chiến Nam Bộ, được Trung ương chỉ định làm Trưởng Phái đoàn Sài Gòn và đại diện Bộ Tổng tư lệnh kiêm Bí thư Đoàn ủy. Sau đó đồng chí Nguyễn Văn Vịnh thay Ihế. Đến khoảng tháng 8 năm 1956, đồng chí Nguyễn Văn Vịnh ra Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Văn Long phó Trưởng đoàn, được ủy nhiệm thay mặt Trưởng đoàn giải quyết mọi công việc thuộc phạm vi của Phái đoàn cho đến khi Phái đoàn rút về Hà Nội.

Dự kiến trước những âm mưu phá hoại của địch, đồng chí Phạm Hùng đã thành lập Phái đoàn Sài Gòn với tổ chức gọn nhẹ, nhưng có chất lượng. Phái đoàn gồm khoảng 24 đồng chí đều là đảng viên, có phẩm chất chính trị tốt và năng lực chuyên môn khá được lựa chọn từ Văn phòng Trung ương Cục miền Nam, Ủy ban Liên hợp đình chiến Nam Bộ và các cơ quan quân sự. Toàn thể đảng viên tổ chức thành một chi bộ, có Chi ủy và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đoàn ủy. Tuy thành lập sớm, nhưng do sự chống phá của địch nên mãi đến ngày 17-5-1955, Phái đoàn mới vào được Sài Gòn, với số người hạn chế là 16 người.

Trong thời gian còn ở Hà Nội, anh em trong Phái đoàn tranh thủ rèn luyện học tập chính trị trau dồi tư tưởng và nghiệp vụ, chuẩn bị trụ sở cùng các phương tiện làm việc để có thể hoạt động được tốt.

- Về chính trị - tư tưởng. Chi bộ thường xuyên tổ chức các cuộc thảo luận chủ yếu quanh mấy vấn đề: Về tình hình và nhiệm vụ, về phương pháp đấu tranh khi tiếp xúc với địch, về cảnh giác cách mạng, về khí tiết của người Cộng sản, về ý thức tổ chức kỷ luật... Các cuộc thảo luận kết thúc bằng việc xây dựng quy chế nội bộ, về công tác và sinh hoạt.

- Về nghiệp vụ. Các đồng chí chuyên viên tranh thủ nghiên cứu kinh nghiệm đấu tranh pháp lý ở Ủy ban Liên hợp đình chiến Trung ương. Còn các đồng chí khác chuẩn bị thêm về phương tiện làm việc, về thiết bị máy móc và rèn luyện thêm tay nghề chuyên môn kỹ thuật.

- Về trụ sở làm việc tại Sài Gòn. Vào tháng 3 năm 1955, đồng chí Phạm Hùng đã cử đồng chí Nguyễn Văn Thơm (tức Đại úy Sơn Việt) làm sĩ quan liên lạc, cùng với đồng chí Kha (Tự) làm phiên dịch vào Sài Gòn để tìm nơi đặt trụ sở của Phái đoàn. Hai đồng chí đã phải đối phó với những vụ khiêu khích của bọn phản động di cư, song nhờ tranh thủ được sự đồng tình giúp đỡ của Ủy ban Quốc tế, các đồng chí đã đấu tranh khôn khéo với bọn sĩ quan Pháp, đã hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp.


2. Vào trận

Ngày 17-5-1955, Phái đoàn đã đáp máy bay của quân đội Pháp vào Sài Gòn. Mọi người đều tràn ngập niềm vui được trở lại chiến trường cũ. Vài ngày sau đó, đồng chí Phạm Hùng mới vào.

Trước khi Phái đoàn lên đường, Trung ương đã chỉ thị:

“Duy trì sự có mặt của ta tại Sài Gòn càng lâu càng tốt. Hết sức cảnh giác chống mọi âm mưu phá hoại của địch. Bảo vệ tốt nội bộ”...

Toàn thể chúng tôi đã quyết tâm quán triệt các chỉ thị quan trọng này.

Vào đến Sài Gòn, Đoàn ủy đã họp ngay để nhận định tình hình, đề ra nhiệm vụ rồi phân công trong Đoàn. Có 4 nhiệm vụ chính:

— Theo dõi và đấu tranh đòi tiếp tục thi hành Hiệp định Giơnevơ, nhất là Điều 14C. Đòi hiệp thương tổng tuyển cử.

— Tranh thủ sự ủng hộ của Ủy ban Quốc tế và thúc đẩy các việc trên.

— Thu thập tin tức về những âm mưu, hoạt động của Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, phá hoại sự thống nhất đất nước. Theo dõi phong trào đấu tranh của quần chúng vì dân sinh dân chủ, vì hòa bình và thống nhất Tổ quốc qua báo chí công khai và những tin tức của Ủy ban Quốc tế. Tổng hợp lại và báo cáo về Trung ương.

— Xây dựng bảo vệ tốt nội bộ.

A. Giáp mặt với quân thù. Sự có mặt của Phái đoàn ta ở Sài Gòn, sào huyệt đầu não của địch, là sự cố vũ lớn đối với đồng bào miền Nam đang anh dũng đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, đòi hòa bình thống nhất Tổ quốc. Phái đoàn là cây gai đâm vào mắt bọn Mỹ - Diệm, nên chúng tìm mọi cách nhổ ra. Trong suốt ba năm tồn tại, Phái đoàn ta đã phải liên tục đối phó với các âm mưu, thủ đoạn của địch ngày càng quyết liệt hơn. Những thủ đoạn phá hoại của chúng đối với Phái đoàn ta như:

a) Chúng tìm mọi cách để hạn chế sự hiện điện của Phái đoàn trước đồng bào. Trụ sở của Phái đoàn đặt tại một hẻm nhỏ ở quận Phú Nhuận. Nơi đây cách xa trung tâm Sài Gòn, thuộc tỉnh Gia Định.

Chúng hạn chế cán bộ ta đi lại, không được mặc quân phục khi ra đường, chỉ trừ những lần đi làm việc với Ủy ban Quốc tế. Chúng bố trí chung quanh trụ sở Phái đoàn ta một mạng lưới dày đặc bọn cảnh sát, mật vụ, ngày đêm theo dõi đồng bào qua lại trước cổng trụ sở, khủng bố ngăn cấm không cho liên hệ với Phái đoàn ta.

b) Chúng tổ chức hoạt động gián điệp. Với lý do bảo vệ Phái đoàn, chúng bố trí chung quanh trụ sở phái đoàn ta bốn sắc lính ngày đêm canh gác tuần tra, nhưng thực chất là để theo dõi các hoạt động của ta.

Chúng gài máy nghe trộm trong phòng của Trưởng đoàn, bị ta phát hiện và loại bỏ.

Chúng cho một tên mật vụ vào làm vườn để hoạt động gián điệp. Nhưng do chúng ta cảnh giác, đối xử tốt nên đã cảm hóa được y. Y đã tự thú với ta và nghỉ việc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #12 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2023, 08:57:29 am »


c) Chúng tổ chức hành hung và hăm dọa cán bộ ta. Ngày 20-7-1956, theo tuyên bố chung của Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương, là ngày sẽ tổ chức Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, chúng huy động nhiều tên côn đồ lưu manh biểu tình phản đối Ủy ban Quốc tế, phản đối Hiệp định Giơnevơ. Chúng đập phá khách sạn Majestic, khách sạn Galliéni, là nơi ăn ở của các Trưởng đoàn và sĩ quan Ủy ban Quốc tế. Sau đó, chúng tập trung trước trụ sở Phái đoàn ta, ném đá, chửi bới với những lời lẽ thô tục, đòi Phái đoàn ta rút về miền Bắc.

Cũng từ đó, chúng ngày càng dùng những thủ đoạn quyết liệt hơn. Vào giữa năm 1956, khi hai đồng chí Tuân và Thình đi chợ Bến Thành bị chúng cho bọn côn đồ dùng búa đánh trộm vào đầu rồi bỏ chạy. Hai đồng chí chúng ta bình tĩnh vạch mặt hành vi đê hèn của chúng. Và được đồng bào đã nhiệt tình giúp đỡ cấp cứu ban đầu. Sau đó hai đồng chí được ra Hà Nội chữa trị ở Bệnh viện 108 và sau khi bình phục đã trở vào công tác.

Đầu năm 1958, nhân một buổi chiêu đãi, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế gặp riêng Trưởng đoàn của ta để cho biết: “Chính quyền miền Nam” hăm dọa sẽ cho quân đội tràn vào cơ quan ta, và bắt hết cán bộ đem đi biệt giam. Chúng sẽ đánh đập, hành hạ, rồi trả về miền Bắc.

Trưởng đoàn của ta đã đáp lại rằng:

- “Ngài cần báo cho chính quyền miền Nam biết, Phái đoàn chúng tôi chỉ có 16 người với 16 khẩu súng ngắn. Chúng tôi sẽ bắn đến viên đạn cuối cùng vào những ai xâm phạm đến Phái đoàn. Họ sẽ ngã gục trước khi chúng tôi ngã xuống. Quân đội Nhân dân chúng tôi không bao giờ đầu hàng và để cho bất cứ ai xâm phạm đến danh dự của mình”.

Câu chuyện này được thông báo trong toàn cơ quan. Mọi người sôi sục căm phẫn và sẵn sàng chiến đấu.

d) Chúng cắt lương thực. Cuối cùng chúng dùng đến biện pháp dã man, là bỏ đói Phái đoàn. Chúng khóa cổng ra vào trụ sở, cắt đứt mọi nguồn tiếp tế lương thực thực phẩm. Nhưng do cảnh giác, chúng ta đã có chuẩn bị đối phó, thường xuyên có dự trữ lương thực, nước uống. Trong 21 ngày ròng rã không được tiếp tế, anh em vẫn bình tĩnh chịu đựng vững vàng cho đến khi được lệnh của Trung ương rút về Hà Nội.

Suốt trong ba năm, trước những âm mưu thủ đoạn phá hoại của địch, Đoàn ủy và Chi ủy đã phối hợp quản lý chặt chẽ đảng viên. Sau các lần công tác, các cán bộ đều báo cáo cho Chi ủy, Đoàn ủy về hoạt động của địch, của ta và rút kinh nghiệm phổ biến kịp thời sinh hoạt chi bộ hàng tháng, cũng tập trung phân tích tình hình địch ta, kinh nghiệm đối phó, dự đoán tình hình sắp tới, những nhiệm vụ và biện pháp công tác. Nhờ công tác quản lý chặt chẽ, động viên giáo dục đảng viên kịp thời, nên chi bộ đã bảo vệ tốt nội bộ, chống lại mọi âm mưu phá hoại của địch.

B. Tấm lòng của đồng bào miền Nam ruột thịt. Trái với cảnh căng thẳng do địch gây ra, chúng ta lại được những cử chỉ thân thương cảm mến, những sự giúp đỡ của đồng bào Sài Gòn cổ vũ động viên rất nhiều. Mặc dù sống dưới ách kìm kẹp, luôn bị đe dọa khủng bố của bọn Mỹ - Diệm, đồng bào mỗi lần gặp cán bộ Phái đoàn đều tỏ thái độ trìu mến thân thương. Trước con mắt cú vọ của bọn mật vụ, đồng bào vẫn qua lại trước trụ sở của Phái đoàn, để được nhìn ảnh Bác Hồ và lá cờ Tổ quốc. Có người vứt vào bên trong rào thư gửi cho người thân đi tập kết hoặc những đơn khiếu nại các vụ vi phạm Hiệp định Giơnevơ. Có người tìm cách đi theo xe chở hàng, để được vào thăm Phái đoàn và nói lên lòng kính yêu đối với Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lòng mong mỏi thống nhất Tổ quốc. Có những cụ già vào được bên trong trụ sở, đã cung kính quỳ lạy trước ảnh Bác Hồ và lá cờ Tổ quốc. Có những nhà công thương như ông Vũ Bản, Công Thành đã giúp đỡ mua sắm phương tiện sinh hoạt và làm việc, còn tặng một chiếc xe hơi Vedette để cho cán bộ đi làm việc. Đồng bào tiểu thương ở các chợ nhiều lần bán hàng cho ta không nhận tiền. Khi hai đồng chí của ta bị bọn phản động hành hung giữa chợ Bến Thành, nhiều người không ngần ngại xông vào cứu giúp trước mặt bọn công an mật vụ. Ngày cuối cùng, lúc Phái đoàn ra sân bay trở về Hà Nội, trước cặp mắt hăm dọa của hàng nghìn cảnh sát ngụy, đồng bào vẫn ra đường để tiễn đưa lưu luyến anh bộ đội Cụ Hồ.

Tấm lòng yêu nước nồng nàn, lòng tin yêu sâu sắc vào Đảng và Bác Hồ của đồng bào Sài Gòn, đồng bào miền Nam thật sâu sắc và cao quý. Với tấm lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh bất khuất của đồng bào thì nhất định sẽ thực hiện được lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi ký kết Hiệp định Giơnevơ.

- “Trong khi đình chiến quân đội ta tập trung ra miền Bắc, quân đội Pháp tập trung vào miền Nam là cần thiết. Nhưng Nam, Trung, Bắc vẫn là bờ cõi của ta. Nước ta nhất định sẽ được thống nhất, đồng bào cả nước nhất định sẽ được giải phóng”.


3. Thế là tốt!

Từ cuối tháng 4 năm 1958, chúng không cho ta đi chợ Bến Thành, sau đó cả chợ Bà Chiểu.

Từ ngày 10-5-1958, chúng khóa chặt cổng trụ sở, không cho ra vào, kể cả khi Ủy ban Quốc tế đến làm việc.

Trước những khó khăn do chúng gây ra, Đoàn ủy, Chi ủy đã tăng cường công tác tư tưởng. Tinh thần của anh em không chút nao núng, vẫn làm tốt mọi việc hàng ngày. Đoàn ủy đã báo cáo với Trung ương Đảng về tình hình này. Đồng chí Lê Duẩn nhận định khả năng tồn tại của Phái đoàn đã hết. Sau khi xin ý kiến Bác Hồ và Trung ương đã cho phép Phái đoàn rút về Hà Nội.

Chấp hành lệnh của Trung ương, chúng ta đã bàn bạc và nhờ Ủy ban Quốc tế tổ chức cho Phái đoàn rút đi được trang trọng, an toàn và trật tự.

Ngày 17-5-1958, toàn bộ Phái đoàn ra sân bay Tân Sơn Nhất trên 6 xe công vụ, với sự hộ tống của cảnh sát ngụy và sự tiễn đưa của Ủy ban Quốc tế. Chúng bố trí dọc theo đường ra sân bay hàng ngàn tên cảnh sát và lính ngụy cầm súng đe dọa nhưng đồng bào vẫn đứng ở hai bên đường, lưu luyến nhìn Phái đoàn ra đi.

Ở sân bay, Phái đoàn dừng lại chào Ủy ban Quốc tế ra tiễn và cũng chào tạm biệt đồng bào trước khi lên máy bay trở về Hà Nội.

Xin chào tạm biệt Thành phố Sài Gòn!

Đến sân bay Gia Lâm, đại diện Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, và Ủy ban Liên hợp đình chiến Trung ương, cùng một số đồng bào đã nồng nhiệt đón tiếp đoàn.

Vài ngày sau, Bác Hồ cho gọi cả đoàn vào gặp. Chúng tôi đứng xếp hàng hồi hộp trước hiên cửa Nhà khách Chính phủ để đón Bác.

Vừa gặp mặt, giọng dịu dàng và vui vẻ Bác hỏi:

- “Bọn Mỹ — Diệm đuổi các chú về không cho ở nữa phải không?”

Đồng chí Long đáp:

- “Thưa Bác, theo lệnh của Bác chúng cháu đã trở ra Hà Nội”.

- “Các chú rút lui có trật tự không?”

- “Thưa Bác, có ạ”.

- “Thế là tốt!”

Nói xong, Bác cùng với toàn thể Phái đoàn chụp ảnh chung làm kỷ niệm. Không có phần thưởng nào cao quý hơn lời khen của Bác.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #13 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2023, 02:28:26 pm »


NHỮNG CUỘC ĐIỀU TRA CỦA ỦY BAN QUỐC TẾ

ĐẶNG SĨ HÙNG

Tôi vốn là cán bộ kỹ thuật, tham gia quân đội với nhiệm vụ đảm bảo cung cấp và trang bị vũ khí cho bộ đội. Đến năm 1953, tôi được bổ nhiệm làm Trưởng ban tác chiến Phân liên khu miền Đông Nam Bộ. Năm 1954, khi có lệnh đình chiến, với nhiệm vụ này, tôi làm kế hoạch tập kết chuyển quân cho Tham mưu trưởng và Tư lệnh Miền.

Miền Đông Nam Bộ có hai nơi tập kết: Khu Xuyên Phước Cơ và khu Cao Lãnh - Đồng Tháp Mười. Tổ liên hợp đình chiến Tây Ninh được thành lập, ban đầu do anh Cao Đăng Chiếm làm tổ trưởng, về sau thay anh Chiếm là anh Trần Đình Xu, cho đến khi tập kết chuyển quân xong. Tôi và anh Trần Bửu Kiếm làm ủy viên, còn anh Võ Văn Thậm (luật sư) làm phiên dịch. Tổ này họp cùng bọn chỉ huy Pháp khu vực Tây Ninh để bàn và thực hiện việc tập kết, chuyển quân của các tỉnh Thủ Dầu Một, Gia Định Ninh và Cao Lãnh - Đồng Tháp Mười.

Chuyến chuyển quân cuối cùng, anh Trần Bửu Kiếm cùng với anh Võ Văn Thậm đưa quân đến Đức Hòa rồi đi luôn về Cao Lãnh. Còn tôi về Phụng Hiệp để báo cáo cho Ủy ban liên hợp Nam Bộ: “Tổ liên hợp Tây Ninh đã hoàn thành nhiệm vụ, xin được giải thể”. Ngay chiều hôm đó, tôi trở về Tây Ninh gặp anh Xu. Rồi chúng tôi đi về Cai Lậy, sang Cao Lãnh. Tôi được điện anh Phạm Hùng gọi về Phụng Hiệp làm chuyên viên. Như vậy, từ khoảng tháng 8 năm 1954, tôi là cán bộ của Ban Liên hợp đình chiến Nam Bộ.

Đến tháng 10 năm 1954, tôi được lệnh ra Bắc, báo cáo với Ban Liên hợp đình chiến Trung ương về tình hình thi hành Hiệp định Giơnevơ ở Nam Bộ. Tôi được lệnh của anh Văn Tiến Dũng ở lại Ban Liên hợp Trung ương làm sĩ quan liên lạc, theo các Tổ quốc tế đi điều tra các vụ chính quyền Sài Gòn vi phạm Điều 14C, trả thù người kháng chiến cũ ở phía Nam vĩ tuyến 17. Từ đó đến ngày 20-7-1956, tôi đã cùng với Tổ Quốc tế đi điều tra 12 vụ, từ Quảng Trị đến Cần Thơ, Côn Đảo. Có một số vụ quan trọng nhất:


Vụ Bình Thành - Cao Lãnh

Tháng 11 năm 1954, tôi nhận hồ sơ vụ Bình Thành. Nội dung là bọn ngụy bắt và giết 8 người kháng chiến cũ và đang truy tìm những người khác.

Tôi rút kinh nghiệm vụ Vĩnh Xuân (Cầu Kè) về việc điều tra vụ trả thù người kháng chiến cũ. Do sự phối hợp giữa cơ cở và Trung ương không ăn khớp, thiếu sự kết hợp với Ban Liên hợp đình chiến Nam Bộ nên công việc tiến hành chưa thật tốt. Cho nên tôi không cùng đi với Tổ Quốc tế để vào thẳng nơi xẩy ra sự việc, Từ Hà Nội, tôi bay vào Tân Sơn Nhất, rồi đến Sóc Trăng. Từ Sóc Trăng tôi yêu cầu viên thiếu tá Pháp trong Tổ Liên hợp cho xe đưa tôi đến Phụng Hiệp. Ở đây, tôi nhận được sự chỉ đạo cụ thể của anh Phạm Hùng. Sáng hôm sau, tôi và đồng chí phiên dịch từ Phụng Hiệp đi Cần Thơ gặp lại Tổ quốc tế. Sau đó chúng tôi xuống tàu của hải quân Pháp, theo sông Hậu lên kênh Vàm Nao, rẽ sang sông Tiền về Cao Lãnh.

Cuộc đấu tranh bắt đầu, khi tàu ghé trước dinh tỉnh trưởng Sa Đéc.

Tổ Quốc tế yêu cầu tỉnh trưởng đến báo cáo trước Tổ, về sự việc vi phạm Điều 14C. Tỉnh trưởng Sa Đéc, Nguyễn Ngọc Thơ (sau này là Phó Tổng thống Việt Nam cộng hòa), từ chối không xuống tàu mà đề nghị Tổ Quốc tế lên dinh tỉnh trường làm việc. Sau khi bàn bạc thống nhất, Chủ tịch Tổ Quốc tế từ chối không lên dinh tỉnh trưởng mà đòi tỉnh trưởng phải xuống tàu, là trụ sở của Tổ, để khai báo với tư cách là người được Tổ Quốc tế hỏi cung, chứ không phải Tổ đến gặp tỉnh trưởng. Cuối cùng Thơ phải xuống tàu trả lời những vấn đề về vụ án. Tôi cho đây là thắng lợi bước đầu, có lợi cho cuộc điều tra

Sau cuộc hỏi cung, tên tỉnh trưởng mời Tổ Quốc tế lên nhà dùng nước. Nể tình và tế nhị trong xã giao nên Tổ đồng ý. Chúng đã bày sẵn mọi thứ, có rất nhiều rượu tây đủ các loại và thức nhắm để chiêu đãi. Nhưng cái mà địch và cả tôi không thể ngờ tới, là tất cả những người trong Tổ Quốc tế của các nước Ấn Độ, Canada và Ba Lan đều từ chối không dùng một cốc rượu nào cả. Nói chuyện xã giao độ vài phút, Tổ chào tạm biệt, xuống tàu để đi lên Bình Thành.

Tàu đậu giữa sông Tiền. Tổ ăn ngủ ngay trên tàu, đi canô vào làm việc và nghỉ trưa tại xã Bình Thành. Hai ngày đầu, ngoài việc hỏi cung mấy tên tề ngụy không hề có người dân nào đến gặp Tổ. Một hôm, vào giờ nghỉ trưa, bất chợt tôi thấy có hai em nhỏ đi bắn chim bằng ná cao su nói chuyện, đùa giỡn với nhau. Tôi sinh nghi. Vì sao các em lại vào chỗ này là chỗ cấm. Tôi giả vờ ra đi vệ sinh để tìm cách gặp các em. Tôi được các em cho biết, bọn Hòa Hảo lùa hết dân vào Đồng Tháp Mười cho lính gác ở đầu các kênh, không cho dân ra gặp Tổ quốc tế.

Ngay chiều hôm đó, lúc 3 giờ, để chúng không kịp đối phó, bất thình lình tôi yêu cầu cho đi kiểm tra nơi làm việc. Theo quy định, khi Tổ Quốc tế đến làm việc nơi nào thì chung quanh nơi đó trong phạm vi một cây số không được có lực lượng quân sự, để dân không bị ngăn cản đến gặp Tổ Quốc tế. Trên đường đi kiểm tra, có một tốp trẻ con từ 10 đến 15 tuổi chạy theo Tổ để xem mấy ông Tây. Lúc đó, phía sau chúng tôi có hai em nhỏ nói chuyện với nhau nhưng cố ý báo cho tôi biết, phải gỡ mấy trạm gác ở đầu kênh từ Đồng Tháp ra thì đồng bào mới đến gặp Tổ Quốc tế được. Tôi giả vờ như đang trò chuyện với đồng chí phiên dịch, nhưng cố ý nói khá lớn để cho các em nghe được:

- “Cử một vài người, tối đi xuồng qua bên kia sông, sáng hôm sau chèo thuyền thẳng ra tàu của Tổ Quốc tế. Tôi ở trên tàu, sẽ trông chừng và bảo đảm an toàn”.

Đúng như lời hẹn, sáng hôm sau, có một chiếc xuống nhỏ chở ba người từ bờ sông bên kia đi thẳng ra tàu. Biết ngay là người của ta, tôi gọi viên đại úy hải quân Canada ra xem, mà không gọi các đồng chí Ba Lan. Mục đích là để cùng tôi chứng kiến việc này. Nếu có xảy ra điều gì thì gọi sự viện trợ của Tổ. Anh đại úy Hải quân này khá dễ tính và kính nể tôi, vì khi đi công tác, anh Văn Tiến Dũng có giới thiệu tôi là thiếu tá.

Người đi xuồng ra tàu là anh Kiệt, người lãnh đạo nhân dân xã đấu tranh. Anh Kiệt cũng đi canô với Tổ Quốc tế vào xã Bình Thành, đến các trạm gác ở đầu các kênh từ Đồng Tháp Mười ra. Đứng ở đây thấy xuồng của đồng bào ở cách khoảng một cây số đang chờ đợi. Tổ Quốc tế yêu cầu viên đại úy Pháp cho giải thể các trạm gác. Anh Kiệt làm tín hiệu để đồng bào đi xuồng từ Đồng Tháp ra xã Bình Thành, có đến vài ba trăm người. Tất cả mọi người đều đội khăn tang làm cho Tổ Quốc tế cũng bất ngờ và rất xúc động. Cả ngày hôm đó, dân đưa đơn tố giác tội ác bọn ngụy, mà chủ yếu là tố cáo bọn Hòa Hảo. Đêm đó, tôi bàn với các đồng chí Ba Lan nên đề nghị với Tổ không lên tàu mà ngủ đêm tại chỗ. Mục đích là để bảo đảm an toàn cho đồng bào. Đó là một đêm đặc biệt. Đồng bào thì đem cơm nắm ăn với khô cá lò tho (loại cá sặt lớn) và mời Tổ quốc tế cùng ăn. Các vị rất thích, gây được sự thông cảm giữa người dân với đại biểu Ấn Độ và Canada. Sau đó đem ghế bố trên tàu xuống ngủ. Sáng hôm sau làm việc đến 3 giờ chiều thì kết thúc. Hồ sơ tố giác đã đầy đủ. Tôi đề nghị Tổ đến kiểm tra nơi bọn chúng chôn 8 cán bộ ta ở bót Cao Lãnh. Tổ đồng ý. Tôi yêu cầu đồng bào nào biết vị trí chôn đi theo để hướng dẫn. Số còn lại thì giải tán. Đồng bào đề nghị Tổ Quốc tế bảo đảm an toàn bằng cách đưa đến đầu kênh, cho đến khi đồng bào vào xa ngoài cây số, ra hiệu thì Tổ mới ra về.

Sau đó, Tổ quốc tế đi Cao Lãnh, được 3 người dân hướng dẫn đến tận chỗ chôn 8 cán bộ ta. Ban đầu bọn lính bót Cao Lãnh chối. Tổ yêu cầu cho quật mồ để kiểm tra. Cuối cùng chúng mới nhận và ký vào biên bản. Sau đó, Tổ Quốc tế đưa ba người dân này vào sâu trong Đồng Tháp Mười rồi mới rút về.

Như vậy, việc điều tra vụ Bình Thành đã kết thúc thắng lợi.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #14 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2023, 02:29:38 pm »


Vụ Cam Mai - Cam Lộ, Quảng Trị

Tôi trở về Ban Liên hợp ở Phụng Hiệp nhận hồ sơ vụ Mỏ Cày. Tôi cùng với Tổ Quốc tế sang Bến Tre và hàng ngày xuống Mỏ Cày làm việc. Ngày đầu trên đường đi, bọn ngụy cho từng nhóm lính gác dọc đường. Tối về, tôi bàn với đồng chí Ba Lan đấu tranh không cho chúng đặt các trạm gác này nữa. Và hôm sau trên dọc đường đi, từng tốp nhân dân ra đón, đưa đơn tố cáo. Đến lễ Noel (25-12-1954), Tổ nghỉ và sau đó không đi nữa mặc dầu ta có yêu cầu. Địch công nhận là có vi phạm rồi bỏ luôn.

Tôi lại trở về Phụng Hiệp nằm đợi. Một hôm, tôi nhận được điện từ Hà Nội giao nhiệm vụ phải cùng đi với Tổ Quốc tế kiểm tra bến tập kết sông Ông Đốc. Anh Phạm Hùng cho biết là Pháp kiện ta. Tại bến tập kết sông Ông Đốc, chúng thấy ta chuyển vũ khí từ miền Bắc vào và chuyển tù binh Pháp ra. Tôi xuống sông Ông Đốc làm việc với Tổ Quốc tế cho đến khi hết thời gian tập kết 200 ngày. Ở đây không có gì phức tạp, mọi việc giải quyết cho Tổ, mà chủ yếu là Ấn Độ và Canada, do anh Nguyễn Chánh, Tư lệnh Khu tập kết lo chu đáo.

Tôi được lệnh theo chuyến tập kết cuối cùng ra Trung ương nhận một vụ điều tra mới. Đến Sầm Sơn trời đã xế chiều. Tối có xe từ Hà Nội vào đón. Sáng hôm sau tôi đi Hà Nội tại phà Ròn, tôi và đồng chí lái xe mỗi người ăn một bát bún riêu. Tôi đến Hà Nội đúng 8 giờ tối vì đường quá xấu. Tôi nhận hồ sơ mới, nghiên cứu đến 10 giờ đêm, gặp các đồng chí Ba Lan rồi mới về nghỉ. Vậy là cả ngày hôm đó tôi chỉ được ăn bát bún riêu và chịu trận. Sáng hôm sau, tôi ra gặp Tổ Quốc tế ở khách sạn Métropole, rồi bay vào Đà Nẵng để ra Quảng Trị tiến hành điều tra vụ ở liên xã Cam Mai - Cam Lộ (thị trấn Cùa). Từ Đà Nẵng chúng tôi đi xe ra Huế ở khách sạn Trung Tâm (Hôtel du centre). Cả Tổ ra nhà hàng dùng cơm tối. Các đại biểu Ấn Độ, Canada, Ba Lan được mời vào nhà ăn đại sảnh (chung với dân) còn tôi và đồng chí phiên dịch với viên đại úy Pháp xuống một phòng ăn riêng ở phía sau. Tôi gọi chủ nhà hàng hỏi: “- Vì sao chúng tôi ăn ở đây?”. Tôi được biết là do viên đại úy Pháp chỉ thị. Ý đồ của chúng là không cho ta tiếp xúc với dân. Tôi nói với viên đại úy Pháp:

- “Anh là sĩ quan liên lạc, còn đây là khách sạn tư nhân. Tôi là khách đến dùng cơm nên tôi muốn ngồi ở đâu, bàn nào là do tôi quyết định. Đây không phải là cơ quan của quân đội Pháp. Tôi đi làm việc với Tổ quốc tế, tôi cùng ăn với Tổ”.

Nói xong, tôi bỏ phòng ăn, cùng với đồng chí phiên dịch lên đại sảnh. Các bạn trong Tổ Quốc tế hỏi tôi vì sao đến trễ. Tôi thuật lại sự việc. Cả Tổ đều cười và gọi bồi bàn đưa thêm ghế đến cho chúng tôi cùng ngồi ăn. Từ đó đến lúc kết thúc điều tra, chúng tôi vẫn ăn chung với Tổ quốc tế. Hai hôm sau, chúng đưa thiếu tá Kiệm, sĩ quan ngụy thay cho đại úy Pháp đến cùng ăn.

Tổ đến Quảng Trị bắt đầu công việc điều tra. Nội dung vấn đề là cán bộ của ta, các anh Trần Đèn, Trần Mãi, ông Võ Toại bị chúng hãm hại. Khi bầu Hội đồng hương chánh liên xã, dân bầu anh Trần Đèn làm chủ tịch. Địch cay cú nên bắt giết anh Trần Đèn, vất xác ngoài bờ suối rồi vu khống ta trả thù vì anh Trần Đèn hợp tác với chúng. Chúng bắt anh Trần Mãi, em chú bác ruột với anh Trần Đèn, đem ra sân bóng, rồi tập trung dân, đọc tờ cáo trạng buộc tội anh Trần Mãi giết chết anh Trần Đèn. Chúng tuyên bố tử hình, nói đây là Tòa án nhân dân, là lòng dân. Chúng giết anh Trần Mãi ngay tại chỗ. Chúng định bắt ông Võ Toại, cậu ruột của anh Trần Đèn, nhưng ông chạy thoát. Ta kiện chúng trả thù người kháng chiến cũ, chúng kiện ta giết anh Trần Đèn, là chủ tịch Hội đồng hương chánh ngụy.

Người được hỏi cung đầu tiên là tên phó tỉnh trưởng, tiếp đến làm tên trưởng ty cảnh sát. Bọn này đều nói:

- “Anh Trần Đèn nguyên là cán bộ kháng chiến cũ, nay là chủ tịch hội đồng hương chánh ngụy nên bị ta giết. Như vậy, ta bí mật để người ở lại miền Nam, trả thù người ra hợp tác với chính quyền ngụy là ta vi phạm”.

Ngay chiều hôm đó, trước khi ăn cơm, ngồi uống bia, chủ tịch Ấn Độ hỏi tôi:

- “Thưa Thiếu tá, về phía bên Thiếu tá cũng có tổ chức Tòa án nhân dân. Vậy cách tổ chức đó có giống Tòa án nhân dân mà phía Liên hiệp Pháp tổ chức tại thị trấn Cùa để xử anh Trần Mãi không?”.

Tôi trả lời, có cả viên thiếu tá ngụy ngồi nghe:

- “Chữ nhân dân ở đây, chúng tôi dùng với một nghĩa rộng. Thí dụ: phía Liên hiệp Pháp gọi hội đồng hương chánh xã, phía chúng tôi là Ủy ban nhân dân xã. Quân đội chúng tôi là Quân đội Nhân dân, v.v.. Còn Tòa án nhân dân của chúng tôi vẫn tổ chức như các tòa án khác trên thế giới, cũng có cơ quan điều tra, có chánh án, có hội thẩm, có luật sư, v.v.. Như vậy chữ “nhân dân” nói lên bản chất của Nhà nước chúng tôi là từ nhân dân mà ra và vì nhân dân mà phục vụ.

Tôi xin hỏi ông Chủ tịch, vụ án anh Trần Đèn, Trần Mãi phức tạp như vậy, Tổ Quốc tế có nhiều điều kiện thuận lợi, có nhân chứng khai báo, làm việc nhiều tuần mà tìm thủ phạm còn có khó khăn. Thư hỏi người dân bị tập trung từ 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa, nghe bán cáo trạng của chính quyền Liên hiệp Pháp thì làm sao xác định được anh Trần Mãi có giết anh Trần Đèn hay không? Theo tôi, đó chỉ là chuyện lừa bịp, cưỡng bức người dân. Chúng giết người mà không có tòa án”.

Hôm sau, Tổ Quốc tế đòi ở thị xã Quảng Trị để tiện việc đi lại, vì vị trí điều tra ở liên xã Cam Mai - Cam Lệ (thị trấn Cùa), từ Đông Hà vào hơn 10km. Liên tục mấy ngày sau, Tổ lên thị trấn Cùa nơi xảy ra vụ án. Hai ngày đầu làm việc với hội đồng hương chánh ngụy nên cũng chỉ nói lại nội dung mà chúng kiện ta. Tôi rất sốt ruột.

Khi tôi ăn cơm tối, không còn khách qua lại thì anh bồi bàn đem đến đưa cho tôi một gói thuốc lá Mélia và một hộp quẹt. Tôi lấy gói thuốc và hộp quẹt bỏ vào túi, rồi về phòng nghỉ. Tôi đóng cửa phòng và xé gói thuốc ra, thấy trong đó có thư, nội dung như sau: “Ôn Mệ hỏi Anh, vô đây làm gì, cho Ôn Mệ biết để giúp đỡ”. Vì không biết có phải là cơ sở của ta hay không nên tôi không trả lời. Ngày hôm sau tôi nhờ đồng chí Ba Lan, mượn cớ đi thăm các đồng chí Ba Lan ở Tổ Quốc tế giới tuyến, để nhờ anh Trần Chí Hiền trưởng khu phi quân sự cho biết có cơ sở của ta ở khách sạn Trung tâm hay không? Anh Hiền giới thiệu tổ 3 người: chị Hảo làm thủ quỹ, anh bồi bàn và anh nâu bếp. Sáng hôm sau, tôi đến khách sạn thật sớm, uống cà phê, ăn sáng. Tôi giả vờ làm đổ ly cà phê, rồi ra phía sau rửa tay. Chị Hảo đem khăn lau tay ra phía sau đưa cho tôi. Trong khi lau tay, tôi nói với chị Hảo:

- “Tôi vào điều tra vụ anh Trần Đèn. Tôi nhờ bố trí cho ông Võ Toại ra khai báo”.

Nhưng ngày hôm sau, người ra khai báo là viên thư ký hội đồng hương chánh do ngụy đào tạo ở Trường Quốc gia Hành chánh. Tôi tin chắc nội dung lời khai sẽ giống như bọn tề. Thật bất ngờ, lời khai báo của anh hoàn toàn có lợi cho ta. Anh đã chỉ rõ sự bố trí giả tạo để giết anh Trần Mãi. Anh nói: “Sáng sớm hôm đó, tỉnh ra lệnh cho hội đồng hương chánh gom dân ra sân bóng thị trấn Cùa, rồi đọc cáo trạng, rằng anh Trần Mãi giết anh Trần Đèn cho nên chính quyền tuyên án tử hình. Hỏi dân có đồng ý hay không. Dân không có ý kiến. Chỉ có bọn lính mặc thường phục đưa tay tán thành. Thế là bắn anh Trần Mãi ngay tại chỗ, trước mặt số dân đang bị tập trung”.

Tiếp sau đó là ông Võ Toại đến. Bị lính ngăn cản, ông la to. Tôi ra xem và biết ngay là ông Toại nên yêu cầu Tổ Quốc tế can thiệp. Tất nhiên ông Toại tố cáo bọn ngụy giết anh Trần Đèn vì anh là cán bộ kháng chiến cũ, được dân bầu làm chủ tịch hội đồng hương chánh trái với ý đồ của chúng. Để lấp liếm sự việc đổ tội cho người kháng chiến còn ở lại nên đã bắt anh Trần Mãi, cũng là cán bộ kháng chiến cũ đem bắn. Chúng còn định bắt ông Võ Toại nhưng ông đã trốn thoát.

Sau đó tôi và đại biểu Canada đưa ông đi vào rừng an toàn vì ở đây qua một đoạn đường rừng, đến bờ sông Sa Lung là đầu nguồn sông Bến Hải. Bên kia sông là miền Bắc của chúng ta. Còn anh thư ký hội đồng hương chánh trên danh nghĩa là người của ngụy do chúng bố trí khai báo, nên tôi không thể đả động đến.

Với các mâu thuẫn trong những lời khai, từ viên tỉnh phó, trưởng ty cảnh sát và Hội đồng hương chánh mà chủ yếu là của viên thư ký, cộng thêm với lời khai của ông Võ Toại, Tổ quốc tế cho rằng vụ án đã rõ nên kết thúc và báo cáo về Hà Nội.

Tôi nhận nhiệm vụ tiếp theo là đi điều tra vụ bắt người ở huyện Phú Vang (Huế) và nhà lao Quảng Trị.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #15 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2023, 02:31:10 pm »


Vụ Phủ Vang

Vụ bắt người ở huyện Phú Vang là vụ nhỏ nên Tổ quốc tế chỉ làm việc hai ngày là xong. Nội dung sự việc là: Bọn công an, tề ngụy đem cờ Tổ quốc chôn trong sân nhà dân rồi đào lên lấy cớ bắt chủ nhà. Ta kiện chúng bắt dân vô tội.

Tổ Quốc tế hỏi chúng:

- “Vì sao biết là trong sân nhà có chôn cờ?”. Chúng nói là có chỉ điểm. Tổ Quốc tế đòi gặp tên chỉ điểm. Chúng nói là bí mật quốc gia không thể gặp được. Tổ hỏi: “Tên chỉ điểm có biết rõ vị trí chôn cờ hay không?”. Chúng không dám nhận, chỉ nói tên chỉ điểm nói chung chung ở trong sân, rồi bọn lính dùng cây sắt xăm đất, đụng nghe “cụp cụp”. Chúng đào lên, thấy đúng hòm chôn cờ. Tổ Quốc tế nói: “Tiếng cụp cụp, có thể là gỗ hay đá. Vậy thì các anh phân biệt thế nào mà đào chỉ một lần lại đúng hòm chôn cờ?”. Bọn chúng không trả lời được. Cả tổ cười xòa. Như vậy, Tổ Quốc tế đã chứng minh được và kết luận rằng: “Sự việc đã rõ, chính quyền ngụy bố trí cho chôn cờ ở vườn nhà dân rồi tổ chức cho đào, lấy cớ đó đề bắt người kháng chiến cũ”.


Vụ Nhà lao Quảng Trị

Tổ quốc tế về Huế để điều tra vụ nhà lao Quảng Trị.

Hàng ngày Tổ Quốc tế lên Quảng Trị gặp nhân chứng ở ty cảnh sát, chủ yếu là gặp tù nhân. Trưa, Tổ ăn cơm ở một nhà hàng của một người Pháp có vợ là người Việt Nam, gần sông Quảng Trị.

Danh sách tù nhân nhà lao mà ta đưa ra gồm có 111 người. Ta cho rằng bọn ngụy trả thù người kháng chiến cũ và tìm cách bắt giam. Còn chúng nói những người này chống đối chính quyền. Điều chủ yếu là những người bị giam không qua tòa án. Tổ Quốc tế cho rằng, giam người như vậy không phù hợp về mặt pháp lý. Vì vậy, chúng luôn tìm cách ngăn cản hoạt động của Tổ Quốc tế và âm mưu đẩy Tổ đi khỏi Quảng Trị.

Một buổi trưa, tôi đang nghỉ ở nhà hàng bên bờ sông thì nghe tiếng nói của một thanh niên ở ngoài đường: “Anh ơi! xuống bến tắm, em có việc cần nói" Một câu nói trống không. Không có tiếng đáp lại nên tôi nghi là ám hiệu cho tôi. Mười lăm phút sau, tôi lấy khăn mặt và đi xuống bến sông. Tôi thấy có hai thanh niên đang ở bên cồn Cát lội về bến, giả vờ tắm và đùa giỡn. Hai em cho tôi biết, chiều nay khoảng 4 đến 5 giờ, giờ mà Tổ Quốc tế đi về Huế thì tại nhà thờ Đức Mẹ La San, cách Quảng Trị 2 km, bọn lính ngụy mặc thường phục giả làm dân tập trung để đón đánh Tổ Quốc tế, chủ yếu là sĩ quan ta. Tôi lên nhà, bàn riêng với đồng chí phiên dịch Ba Lan. Vì nói tiếng Pháp, nên tôi bàn trực tiếp không ai để ý. Tôi thống nhất với đồng chí Ba Lan sẽ đề nghị về Huế vào lúc 3 giờ, sớm hơn dự định. Thường lệ thứ tự đoàn xe do sĩ quan ngụy đi trước, tới xe chủ tịch Ấn Độ, xe đại biểu Canada, xe của ta, còn xe của Ba Lan cố tình đi sau cùng để đảm bảo an ninh cho ta. Chiều nay thứ tự thay đổi. Khi bắt đầu đi, xe sĩ quan ngụy chạy trước, xe của ta bám sát theo, còn đồng chí Ba Lan kiếm cớ hội ý với Ấn Độ và Canada ở lại. Sau đó, mới bắt đầu đi.

Đúng như dân đã báo trước, tại nhà thờ Đức Mẹ, chúng đã tập trung gần 100 tên. Khi Tổ Quốc tế đi ngang qua, xe ngụy đi trước là xe không sơn màu trắng, xe của ta tiếp theo là xe sơn màu trắng. Chúng bị bất ngờ vì thời gian sớm hơn hai tiếng đồng hồ. Khi chúng phát hiện, kéo ra đường chặn các xe sau là xe của Ấn Độ, Canada, Ba Lan. Trước tình hình bất lợi, thiếu tá Kiệm lệnh cho trung úy ngụy, lên xe tôi, hộ tống về Huế. Còn Y thì trở lại giải thoát cho Tổ Quốc tế. Về tới Huế, chủ tịch Ấn Độ lấy một chai rượu mời tôi và thiếu tá Kiệm. Chủ tịch Ấn Độ bực dọc nhắc lại chuyện vừa qua, Tổ Quốc tế bị khủng bố là vi phạm Điều 10 Hiệp định Giơnevơ. Ông nặng lời cho đó là hành động kém văn hóa, thiếu lịch sự, không tôn trọng Ủy ban Quốc tế. Thiếu tá Kiệm vội vàng xin lỗi và hứa sẽ trình lên cấp trên xem xét, để biết ai đã tổ chức, hòng có biện pháp xử lý thích đáng. Ngay ngày hôm sau, tỉnh trưởng Bửu Uyên đến gặp Tổ Quốc tế để xin lỗi và hứa sẽ bảo đảm an toàn cho Tổ cho đến khi kết thúc.

Việc điều tra nhà lao Quáng Trị lại được tiếp tục.

Tôi xem hồ sơ khai báo của tù nhân thì số nữ khai báo tốt, còn một số nam khai báo không có lợi cho ta. Trong quá trình hỏi cung, tù nhân tìm mọi cách nêu tên một tù nhân là Hoàng. Có lẽ anh này là bí thư chi bộ nhà tù. Tôi bàn với các đồng chí Ba Lan bố trí kế hoạch gọi anh Hoàng hỏi cung. Trong lúc đang hỏi cung, đồng chí Ba Lan đề nghị giải lao. Nhân dịp đồng chí vừa nhận được chai rượu từ Hà Nội, muốn mời cả Tổ cùng uống. Trong khi các vị đi uống rượu, tôi báo gấp cho anh Hoàng một ý ngắn gọn: “Bảo các anh khai không tốt thì phản cung”. Việc này bọn ngụy không biết, vì chúng bố trí tù nhân ra khai báo trước Tổ quốc tế toàn những người có lợi cho chúng. Nhưng lần này, ra trước Tổ Quốc tế anh em phản cung. Tổ Quốc tế hỏi: “Vì sao trước đây các anh khai thế này, còn bây giờ lại khai khác”. Tất cả đều nhất trí trả lời: “Vì bị o ép, đánh đập nên buộc lòng phải khai như vậy. Bây giờ trước Tổ quốc tế mới dám khai thật”. Thế là tình hình bất lợi cho chúng.

“Bắt giam mà không qua tòa án. Dùng hình thức đánh đập bắt ép khai báo”, đã đủ để chứng minh là có sự trả thù người kháng chiến cũ. Muốn đuổi Tổ Quốc tế đi, rồi tìm cách đánh sĩ quan ta không thành, tình hình tù nhân khai bất lợi cho chúng. Hôm sau tên tỉnh trưởng đến thông báo cho tổ biết, chúng sẽ thả tượng trưng 50 tù nhân, hầu hết là phụ nữ. Sau này sẽ tiếp tục thả tiếp.

Trước khi kết thúc nhiệm vụ, Tổ được mời đến chứng kiến việc chúng thả 50 tù nhân tượng trưng. Các anh chị được thả đề nghị Tổ Quốc tế đưa họ đến bìa rừng để bảo đảm an toàn. Tổ đồng ý và chia thành ba nhóm: một nhóm là đoàn Ấn Độ đi với viên đại úy Pháp, nhóm đoàn Ba Lan đi với thiếu tá ngụy, còn một nhóm là đoàn Canada đi với chúng tôi. Cuộc điều tra nhà lao Quảng Trị đã kết thúc. Tổ Quốc tế trở ra Hà Nội.

Tôi nhận hồ sơ đi điều tra vụ vi phạm ở huyện Ô Môn, Cần Thơ. Tổ Quốc tế làm việc được một tuần rồi rút về Sài Gòn. Trong lúc nằm chờ tại khách sạn Galliéni để tiếp tục đi Ô Môn, thì tôi nhận được lệnh đi điều tra nhà lao Côn Đảo. Ta kiện phía Pháp không trao trả tù binh.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #16 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2023, 02:32:24 pm »


Vụ Côn Đảo

Tàu hải quân Pháp đưa Tổ Quốc tế ra đến Côn Đảo, khoảng 8 giờ sáng. Đảo trưởng là thiếu tá Bạch Văn Bốn. Tay này khôn ngoan hơn bọn đầu sỏ Quảng Trị. Y đề nghị Tổ Quốc tế nghỉ hai ngày để tham quan Côn Đảo và chiêu đãi các đặc sản như cháo dơi, trứng vích đốt rượu Rhum (Omelette au kirsch). Quá trình hỏi cung cũng có kết quả. Có tù binh còn bị giam giữ như anh Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 307 (do anh tự khai), nhưng chúng cũng xen kẽ được một số thường phạm vào.

Thế rồi xảy ra một việc bất ngờ. Sau bữa cơm chiều, anh bồi bàn đưa cho tôi một gói thuốc Mélia và bao diêm. Tôi rất ngạc nhiên nhưng vẫn nhận và cám ơn. Khi mở bao diêm ra, thấy có thư hẹn khoảng 8 giờ tối ra đường ven biển để nhận tài liệu quan trọng. Ký tên “Xuân, Tiểu đoàn phó 307, người vừa được hỏi cung vào buổi chiều”. Thật hay giả? Có phải đây là cái bẫy do chúng bố trí để đuổi Tổ quốc tế. Tôi bàn với các đồng chí Ba Lan và thống nhất kế hoạch. Đến tối, đồng chí Ba Lan lấy rượu ra mời cả Tổ cùng uống. Tôi từ chối vì không dùng được rượu mạnh. Trong lúc họ uống rượu thì nữ đồng chí phiên dịch Ba Lan mời tôi đi dạo mát. Đúng như thư hẹn, khi tôi và nữ đồng chí Ba Lan đi ra bờ biển thì từ trong rừng, có hai tù nhân đến trao cho tôi một gói xin gửi cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ. Tôi chỉ kịp dặn các đồng chí từ nay không được mạo hiểm như vậy, vì việc đi lại ngoài đường vào ban đêm của tù nhân có thể bị chúng bắn chết.

Về buồng ngủ, mở ra xem, tôi thấy có hai bức thư gửi cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ. Kèm theo thư có 3 con ốc xà cừ màu rất đẹp và một gọng kính bằng đồi mồi. Khi về Sài Gòn, tôi gửi tất cả quà và thư cho đồng chí Phẩm (sĩ quan liên lạc Tổ 14D) để đưa về Hà Nội nhờ báo cáo cho Trung ương Đảng.

Tôi tiếp tục đi điều tra nhà lao Chí Hòa. Ở đây tôi lại gặp Tổ Quốc tế quen thuộc đã từng công tác ở Quảng Trị. Tôi nhiều lần yêu cầu bố trí đi điều tra nhưng phía ngụy từ chối. Lúc này Diệm đã thay Bảo Đại. Pháp hết quyền hạn. Tôi nằm đợi ở khách sạn cho đến ngày 20-7-1955, ngày mà chúng tấn công đánh phá vào trụ sở Ủy ban Quốc tế ở khách sạn Majestic và Galliéni.

Chiều tối ngày 19-7-1955, bọn Pháp đưa một trung đội Âu Phi đến tăng cường bảo vệ khách sạn Galliéni. Tôi nghi là có chuyện và đồng chí Ba Lan cũng nói với tôi có khả năng chúng sẽ đánh phá. Đêm đó, tôi và đồng chí Trịnh Ngọc Thái (phiên dịch) đốt hết tài liệu, chuẩn bị tư thế bị đánh đập, kể cả hy sinh. Vào lúc 5g30 sáng ngày 20 tháng 7, bọn ngụy đã cho xe loa đi kêu gọi biểu tình. Tiếp theo đó, từng đoàn người kéo đến tập trung trên đường Galliéni, trước khách sạn... Khoảng 9 giờ, chúng bắt đầu tấn công đánh phá khách sạn. Chúng không vào được cửa chính, do trung đội Âu Phi chiếm giữ nên kéo sang nhà chuyên gia Mỹ, rồi lên tầng thượng để sang khách sạn. Chúng bắt đầu đánh phá từ tầng 4 trở xuống. Tầng trệt là nơi ăn uống, còn phòng ở bắt đầu từ tầng 1. Tôi ở tầng 1, phòng nằm trong cùng với một số phòng của các đồng chí Ba Lan. Tất cả Ủy ban Quốc tế đều dồn xuống tầng 1, về phía chỗ phòng tôi và các đồng chí Ba Lan. Từ trên tầng 2 xuống là chỗ thường trực của khách sạn. Bọn lính Âu Phi kéo một tủ búp phê để chắn ngang hành lang vào phía phòng tôi, cũng là nơi tập trung Ủy ban Quốc tế và người phục vụ trong khách sạn. Hai người lính da đen gác nòng 2 khẩu tiểu liên lên tủ, giữ không cho bọn biểu tình vào. Bên cạnh là phòng để quần áo, drap và các vật dụng khác. Không vào được phía trong, bọn biểu tình tạt vào phòng áo, cướp giật, cấu xé lẫn nhau, chửi bới giành đồ đạc rồi chạy ra đường. Do vậy, cuộc đập phá này trở thành một vụ cướp giật quần áo ở các phòng của khách sạn từ tầng 1 đến tầng 4. Ở tầng trệt, chúng lấy dụng cụ nấu ăn, khăn trải bàn, thực phẩm, tủ lạnh, radio... Cái nào không lấy được thì chúng đập phá. Đến gần 11 giờ, chúng rút hết. Trưa hôm đó, cả Ủy ban Quốc tế phải ăn bánh mì nguội vì không có gì để nấu ăn cả. Có việc cảm động là các chị lao công dọn phòng tìm được hai bộ quần áo thường phục, đem đến cho tôi và đồng chí Thái mặc, để trà trộn với anh em bồi bếp khi chúng tấn công vào. Chúng tôi cám ơn và từ chối, giải thích cho các chị hiểu rõ không thể làm như vậy.

Đến 7 giờ tối, bọn Pháp do một thiếu tá chỉ huy, đến với một xe khách 50 chỗ ngồi và một xe du lịch Peugeot 203, để đưa Ủy ban Quốc tế đến chỗ ở tạm. Các vị lên xe 50 chỗ ngồi. Còn tôi lên xe du lịch để đảm bảo an toàn. Chúng định đưa chúng tôi đến trụ sở Phái đoàn liên lạc Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam ở Sài Gòn đang đóng tại Gia Định. Tôi phản đối. Tôi nói: “Tôi là người của Ủy ban liên hợp Trung ương Hà Nội đi với Tổ quốc tế, nên Tổ đi đâu thì tôi đi đó”. Các đồng chí Ba Lan cũng phản đối nên buộc lòng chúng phải để tôi và đồng chí Thái cùng đi với Tổ quốc tế.

Chúng đưa chúng tôi lên Gò Vấp vào tạm trú tại Bệnh viện Rock, nay là Bệnh viện 175. Hôm sau, chúng đưa tất cả về ở trong khu nhà “Chú Hỏa”. Cũng trong ngày hôm đó, anh Nguyễn Văn Long, quyền Trưởng đoàn viết thư cho chúng tôi bảo về trụ sở Phái đoàn, về danh nghĩa, anh Long là trung tá, còn tôi là thiếu tá nên tôi chấp hành mệnh lệnh. Vì vậy, kể từ ngày 22-7-1955, tôi là thành viên của Phái đoàn liên lạc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam bên cạnh Ủy ban Quốc tế tại Sài Gòn.

Một tuần sau, tôi được lệnh đến làm việc với Tổ quốc tế điều tra về vụ các sĩ quan ngụy được ta thả từ miền Bắc về. Chúng kiện ta. Đối với tôi vụ này hơi khó vì đó là vụ mà ta phòng ngự. Từ trước tới nay, tôi nhận các vụ điều tra theo 14C, 14D là ta chủ động tấn công. Còn vụ này tôi chưa nắm được nội dung, chưa biết yêu cầu sự việc, chưa gặp các đồng chí Ba Lan để bàn bạc, thống nhất kế hoạch đấu tranh. Nhưng đứng trước thực tế như vậy tôi đành chấp nhận.

Đúng hẹn tôi đến trụ sở Ủy ban Quốc tế. Đại biểu Ba Lan là một nữ đồng chí có tuổi, cỡ hơn 40. Sau này tôi được biết đồng chí là nhà báo. Số người được gọi hỏi cung là 3 sĩ quan ngụy, cấp úy, được thả từ miền Bắc. Trong khi làm việc, tôi xin phép phát biểu tham gia hỏi cung. Nhưng nữ đồng chí Ba Lan ngăn lại. Tôi đành chỉ ngồi nghe cho đến khi kết thúc cuộc điều tra.

Nữ đồng chí Ba Lan chỉ hỏi mấy vấn đề:

- “Anh có làm đơn tình nguyện ở lại miền Bắc không?”
- “Có”.
- “Anh có làm đơn xin Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho về miền Nam không?”
- “Có”.

Nữ đồng chí Ba Lan tiếp tục hỏi và nói như kết luận:

- “Vậy Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giữ anh ở lại miền Bắc là theo nguyện vọng trong đơn của anh. Nay trả anh về miền Nam cũng theo nguyện vọng trong đơn của anh. Như thế, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa làm theo nguyện vọng của anh là khoan hồng hay là cưỡng bức?”.

Bọn chúng ấp úng. Bà tiếp tục yêu cầu chúng trả lời: “Khoan hồng hay cường bức?”

Cuối cùng bọn chúng nhìn nhận: “Điều đó là khoan hồng”.

Cả Tổ Quốc tế đều cười xòa và như vậy là kết thúc cuộc điều tra.

Tôi lại trở về Phái đoàn, chờ xem có đi điều tra vụ nhà lao Chí Hòa không? Nhưng chờ mãi không thấy.



Ngày 20-7-1956 đã qua. Hiệp thương Tổng tuyển cử rõ ràng là không thể có được. Tình hình đã thay đổi. Đến cuối năm 1956, tôi được gọi về Hà Nội, học Trường Nguyễn Ái Quốc và sau đó trở lại phục vụ quân đội.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #17 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2023, 02:35:41 pm »


“NHƯ CÂY ĐINH ĐÂM VÀO MẮT”

HỒ VĨNH THUẬN


1. Đường về Sài Gòn

Chiến thắng Điện Biên Phủ, cùng với các chiến dịch phối hợp trên cả nước làm cho mọi người tin rằng, ngày thắng lợi cuối cùng không còn xa nữa. Hiệp định Giơnevơ (1954) về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương đã mang lại không khí vui tươi khắp vùng giải phóng. Anh chị em trong văn phòng Trung ương Cục miền Nam - Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ nhộn nhịp chuẩn bị tập kết. “Đi” để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm chỗ dựa vững chắc cho cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam, cần người có chuẩn chất. Còn “ở”, là cùng đồng bào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, hiệp thương tổng tuyển cử cũng là nhiệm vụ rất vinh quang. Vậy “đi” là nhiệm vụ, “ở” là vinh quang. Chúng tôi nghĩ như thế.

Phần lớn anh chị em trong cơ quan đều được đi. Có nhiều người vui ra mặt. Hai năm có là bao. Nhưng cũng có người lo lắng vì chưa chắc hai năm được trở về. Đối với tôi, đã xếp bút nghiên ra đi từ lúc 14 tuổi, nay đã ngoài 20 không có điều gì phải bận tâm. Đi hay ở, cũng đều thấy vui. Nhưng từ đáy lòng, tôi vẫn mong được ở lại quê hương, vì cảm thấy khó có thể xa mảnh đất này, nơi anh tôi đã ngã xuống mà vẫn chưa yên mồ yên mả. Và, còn biết bao tình cảm khác không dễ dứt ra được.

Thế rồi tôi nhận được quyết định ở lại, phụ trách điện đài Phái đoàn ta ở Sài Gòn.

Tôi được về Sài Gòn, đến chỗ tập trung cán bộ được ở lại để học tập tình hình - nhiệm vụ. Cuối khóa, tôi được phân công ra Hà Nội để nhận thiết bị và bàn việc nối tuyến giữa Sài Gòn và các điện đài miền Nam với điện đài Trung ương Đảng và Chính phú. Cùng đi với tôi có anh Thống và các anh cơ yếu.

Chúng tôi đi theo chuyến tập kết đầu tiên ở bến Chắc Băng, trên chiếc tàu Ba Lan Kilinski. Khi đến Sầm Sơn, chúng tôi ra ngay Hà Nội, về Văn phòng Trung ương Đảng. Chúng tôi được đón tiếp chu đáo, được bố trí ăn ở cách ly, không tiếp xúc với bên ngoài, không mua bán, cũng không có tiền tiêu vặt. Cạnh chỗ chúng tôi ở là chợ làng hoa Ngọc Hà. Chúng tôi làm việc với các đồng chí phụ trách điện đài Trung ương, xin cấp thiết bị thông tin cho Xứ ủy và Phái đoàn Sài Gòn. Chúng tôi thống nhất lề lối làm việc, bàn kỹ về các trường hợp khó khăn của Nam Bộ. Điện đài Sài Gòn nhất định bị địch theo dõi vì nằm ngay trong nội thành, hoạt động công khai. Phải thay đổi lề lối làm việc cũ mới giữ được bí mật để địch không thể lần ra các đầu mối khác. Không sử dụng các mã Q, mã Z, không gọi và xưng tên, ngay cả ký tự Morse cũng thay đổi. Phương thức liên lạc: trực tiếp, hỏi đáp ngay có BK. Phải rút thật ngắn thời gian lên sóng. Chúng tỏi làm việc căng thẳng, sợ không kịp thời gian quy định cho tập kết chuyển quân thì rắc rối to. Có đêm thức đến sáng để soạn thảo quy ước, làm quen với loại ký tự mới.

Có hôm thức khuya nghe ngoài phố có tiếng rao: “...Tầm... quất”(?). Anh Thống ngưng công việc và hỏi tỏi:

- “Ê mày, nghe coi nó rao bán cái giống gì đó?”.

Tôi lắng nghe. Tiếng rao “Tầm... quất” vẫn cứ vang lên, lanh lảnh. Tôi nói:

- “Trong mình có trái quấc, không hiểu có phải bán chè trái quấc hay không? Hôm nào xong xuôi công việc, mình đề nghị mua ăn thử cho biết”.

Trong buổi liên hoan tiễn đưa sau khi hoàn thành công việc, tôi cũng nghe rao ngoài phố:

- ...“Tầm... quất”.

Tôi liền hỏi đồng chí phụ trách:

- “Nó bán cái gì vậy? Anh cho mua ăn thử xem sao”. Các anh rất quý trọng cán hộ miền Nam nên sốt sắng hỏi lại:

- “Có cái gì đâu?”.

- ...“Tầm... quất”.

Các anh lăn ra cười làm chúng tôi ngượng chín người:

- “Đó là đấm lưng đấy, các bố ơi!”.

Bây giờ chúng tôi mới hiểu và cười xòa.

“Vì tiếng nói có đôi chỗ khác nhau. Trong Nam, chúng tôi không gọi thế”.

Chúng tôi từ giã các anh và quay trở lại Nam Bộ bằng chuyến tàu của Liên Xô trở vào đón quân tập kết mới. Về đến bến sông Ông Đốc vào đúng đêm 30 Tết, chúng tôi đến ngay văn phòng Xứ ủy Nam Bộ. Tôi báo cáo lại kết quả và bàn giao máy móc, tài liệu cho Xứ ủy. Anh Thống, anh Hằng ở lại, còn tôi, anh Dầy ra trụ sở Ủy ban liên hợp đình chiến Nam Bộ ở Phụng Hiệp, chờ ngày đi Sài Gòn. Khi hết thời hạn 200 ngày, chuyến tàu tập kết cuối cùng đã nhổ neo, chúng tôi phải ra thị trấn Phụng Hiệp thuộc vùng kiểm soát của địch để bay ra Hà Nội, với các thiết bị vừa mới mang vào.

Sáng sớm, xe GMC của quân đội Pháp đến đón chúng tôi tại chân cầu Phụng Hiệp để đưa đến sân bay Sóc Trăng. Trên đường, dài hàng chục cây số đồng bào đã dứng chờ từ lúc nào. Khi xe vun vút chạy ngang qua, đồng bào hoan hô, vẫy chào, đưa hai ngón tay “Xin tạm biệt hai năm”. Có nhà lập cả bàn hương án ngoài đường, đàn ông mặc áo dài đen, đội khăn đóng chỉnh tề đứng đợi có lẽ từ lâu để được vẫy chào trong khoảnh khắc, đồng bào hoan hô không ngớt, chúng tôi ngồi trên xe vẫy tay đáp lại mà nước mắt lưng tròng. Khi đến sân bay Sóc Trăng, đồng bào cũng đã đứng ngoài rào từ lúc nào để chào tạm biệt các anh bộ đội. Và cũng với hai ngón tay:

- “Xin hẹn hai năm gặp lại”.

Có bốn chiếc máy bay loại hai thân của quân đội Pháp đón chúng tôi. Lần đầu tiên được đi máy bay, tôi thử nhìn xuống đất xem có rõ hay không mà chúng có thể bắn phá được xóm làng ta. Đúng, đây chính là những chiếc máy bay đã có lần đánh trúng nơi chúng tôi ở.

Đến sân bay Gia Lâm trời đã xế chiều, chúng tôi được đón tiếp long trọng vì là chuyến tập kết cuối cùng. Cũng cờ, cũng biểu ngữ, cũng diễn văn, cũng hoan hô, cũng trà bánh... Tôi nghĩ thầm, không biết có ai để ý rằng mình đã được đón tiếp đến hai lần: Lần ở Sầm Sơn và lần này nữa, cách nhau trong khoảng hơn một tháng.

Chúng tôi được đưa về doanh trại nằm ngay dưới chân cột cờ Thăng Long. Vài ngày sau, Phái đoàn Sài Gòn mới được tập trung đông đủ và ở tại nhà khách của Ủy ban liên hợp Trung ương. Anh Phạm Hùng là Trưởng đoàn, ít hôm có đến thăm. Còn trực tiếp làm việc với chúng tôi, có anh Phạm Chung và anh Long. Chúng tôi chờ ngày vào Sài Gòn.

Hàng ngày chúng tôi tập thể dục, học chính trị và trau dồi nghiệp vụ. Thỉnh thoảng cả tập thể được đi xem phim. Rồi một hôm có tin vui. Phía Pháp và ta đã ký kết Nghị định thư để Phái đoàn vào Sài Gòn. Số người được vào đầu tiên, hạn chế trong khoảng mười lăm. Trong số đó có tôi. Nhưng giấy thông hành, lại là tên: “Huỳnh Việt Phong”. Đổi tên thì hiểu, nhưng sao lại là tên Phong? Anh Phạm Chung giải thích với giọng đặc sệt Quảng Trị:

"Thuận buồm xuôi gió, mà gió là Phong. Còn Phạm Chung, đối là Thủy. Chung Thủy rứa. Nguyền Hoàng Kính đổi là Ngọc. Ngọc Hoàng mà lị...”. Giải thích nghe vui tai, và được mọi người đồng tình. Điều quan trọng là ngay từ bây giờ phải ghi nhớ tên mới. Ai gọi Thuận thì không thưa, chỉ có Phong trên trái đất này mà thôi. Từ đó tôi tên là “Phong”. Cho đến năm 1966, khi tôi móc nối với người trong đô, tên Phong được dùng làm ám hiệu. Các anh khác cũng đều có tên mới, đổi cả ngày tháng năm sinh. Có chuyện nghe buồn cười, là ngày 7-12-1957, bọn Diệm gửi công hàm cho Ủy ban Quốc tế, phàn nàn rằng: “Có 4 tên Việt Minh khai man lý lịch...”, làm rùm beng trên báo chí coi đó là một chiến tích. Đâu phải chỉ có 4 tên, vì có ai dại mà khai tên họ thật để chúng khủng bố người thân.

Thế rồi, ngày lên đường đã đến. Lệnh chuẩn bị sẵn sàng được ban hành. Ngày mai 17-5-1955, chúng tôi sẽ bay vào Sài Gòn. Tôi kiểm tra các thùng máy đã từ Hà Nội vào Cà Mau, ra Phụng Hiệp, đi Sóc Trăng về Hà Nội và giờ đây trở vào Sài Gòn, nguyên đai nguyên kiện. Tôi đến điện đài Trung ương, yêu cầu từ 12 giờ trưa mai theo dõi Sài Gòn cho đến khi nối được tuyến liên lạc. Đâu đó xong xuôi, tôi sắp xếp lại quần áo và đồ dùng cá nhân. Đến trưa, tổ trưởng Đảng phổ biến chiều nay ăn mặc đàng hoàng để đến Phủ Chủ tịch. Bác Hồ cho gọi cả Phái đoàn.

Lúc 2 giờ kém 15, chúng tôi xếp hàng hai đi bộ đến Phủ Chủ tịch. Chúng tôi được đưa vào phòng khách lớn. Khi đã ngồi đâu đó xong xuôi thì Bác Hồ xuất hiện, cũng với bộ quần áo kaki, đôi dép râu, bộ râu dài trên khuôn mặt hiền từ và đôi mắt sáng, đúng với hình ảnh mà tôi đã nhiều lần thấy trên sách báo. Chúng tôi đứng dậy vỗ tay hồi lâu.

Bác đưa hai tay ra hiệu và bảo:

- “Các chú ngồi xuống”. Anh Phạm Hùng giới thiệu với Bác từng người một trong phái đoàn cùng nhiệm vụ được giao. Bác nói:

- “Các chú vào Sài Gòn, phải hết sức cảnh giác, tránh đạn bọc đường. Các chú là ngọn cờ cách mạng giương cao trong lòng địch, như cây đinh đâm vào mắt chúng. Nhất định chúng sẽ tìm cách nhổ ra. Bác chúc các chú lên đường mạnh khỏe, và trông tin vui của các chú”.

Anh hai Phạm Hùng, thay mặt anh em hứa với Bác sẽ làm theo lời Bác dạy, chúc Bác mạnh khỏe, sống lâu. Bác nói:

- “Các chú làm việc tốt, lập được nhiều thành tích là Bác sẽ khỏe mạnh, sống lâu”.

Buổi gặp mặt kết thúc. Bác đứng dậy, chúng tôi cũng đứng theo vỗ tay cho đến khi Bác đi khuất. Chúng tôi ra về. Đến sân cỏ, gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi vào. Đại tướng bắt tay chúng tôi và chúc lên đường mạnh khỏe.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #18 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2023, 02:36:31 pm »


2. Từ thành phố này, có một làn sóng

Sáng sớm hôm sau, chúng tôi ăn mặc quân phục chỉnh tề, ra sân bay Gia Lâm. Có hai chiếc Dakota của quân đội Pháp đưa chúng tôi vào Tân Sơn Nhất. Xin chào tạm biệt Hà Nội, Thủ đô của Tổ quốc.

Máy bay đáp xuống Tân Sơn Nhất khoảng 12 giờ trưa. Trời hè rất nóng. Sân bay vắng khách, chỉ có các xe tải GMC ra đón chúng tôi. Có một vài tên lính ngụy nhìn chúng tôi có vẻ như muốn hỏi: “Tại sao Việt Minh lại vào đây?”. Từ sân bay về trụ sở khá xa. Hai bên đường là ruộng lúa đang xanh tốt. Mùi thơm bông lúa ngậm sữa phảng phất hương vị ngọt ngào quen thuộc. Nhiều người đi đường thấy chúng tôi giở nón ra chào những chiến sĩ của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã trở về với họ sau thời gian tập kết, để đấu tranh cho Tổ quốc thống nhất. Mặc dầu tôi ra miền Bắc chỉ mới vài tháng, nhưng nay được trở lại quê hương, sao cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Khoảng 20 phút sau, chúng tôi đã đến trụ sở. Nơi đây đã có lính gác. Xe chạy thẳng vào sân.

Tôi được giao cho một phòng nhỏ ở dãy nhà phụ phía sau nằm giữa khu nhà. Tôi lắp đặt máy, dựng ăngten phát là loại ăngten Zeeplin, có thể định hướng được và hiệu suất cao. Còn ăngten thu thì đơn giản. Tôi xem đồng hồ. Đã gần 4 giờ chiều. Có lẽ từ 12 giờ, các anh ở Hà Nội đã sốt ruột tìm tôi. Tôi lên máy và bắt đầu gọi. Một lần, rồi hai lần, đến lần thứ ba thì lẫn lộn trong muôn ngàn tín hiệu khác nhau, giữa những tiếng “hú hí" của các làn sóng điện, tiếng của Hà Nội trong sáng lạ kỳ, thân thương xiết bao. Tôi vội “OK”, nhưng không thấy Hà Nội trả lời, tội gọi và “OK” tiếp. Hà Nội đã hiểu, trả lời đúng ám hiệu. Tôi hình dung các đồng chí Hà Nội vui mừng biết dường nào, hình như tôi nghe thấy tiếng reo hò của bạn. Tôi cũng mừng. Chúng tôi chào nhau, liên tiếp đánh con số 8 (hôn bạn). Tuyến liên lạc được nối và từ đó cho đến khi Phái đoàn chấm dứt nhiệm vụ, tuyến liên lạc này không hề bị gián đoạn. Tuy nhiên cũng có vài sự cố.

Có lần biến áp nguồn máy phát lớn bị cháy. Đây là loại thiết bị chuyên dụng do Trung Quốc sản xuất. Tôi không tự quấn lại được. Nếu gửi ra Hà Nội phải đợi chuyến bay mất ít nhất một tháng mới xong. Nếu gửi sang Trung Quốc thì không biết phải đợi đến bao lâu nữa. Tuy có máy dự trữ thay thễ nhưng công suất yếu hơn, không bảo đảm an toàn. Tôi hỏi anh Sơn Việt, có thể đem ra chợ Sài Gòn giải quyết được không? Tôi nói tính năng của thiết bị, những khó khăn sẽ gặp phải để lo liệu trước. Anh Sơn Việt mang đi sửa. Hai ngày sau mang trả về. Tôi lắp vào, máy chạy tốt và đảm bảo hoạt động cho đến ngày cuối cùng. Tôi thầm cảm ơn người đã giúp quấn lại biến áp nhanh chóng.

Trong liên lạc có hai lần khi thông tuyến với Hà Nội, thì tôi nghe có tín hiệu lạ chèn vào, gọi đúng theo ký hiệu quy ước. Tôi trả lời “OK” và hỏi lại mật hiệu. Đối phương trả lời không đúng, tôi tắt máy. Hôm sau, cũng vào giờ đó, tôi cũng tìm thấy đài lạ gọi. Tôi không đáp, theo dõi một lúc rồi tắt máy. Tôi hỏi đại diện đài Trung ương. Các anh không biết. Vậy là ai, “Ta hay địch?”. Cũng có thể một điện đài cơ sở muốn bắt liên lạc vì các quy ước này anh Thống (cùng đi với tôi ra Hà Nọi, nay ở lại Xứ ủy) có một bản. Mà cũng có thể là địch đã theo dõi được ta và có hành động dò dẫm, khiêu khích. Nhưng tôi không thể nào tự ý nối tuyến, nếu không có lệnh từ cấp trên.

Có một hôm, khi nghỉ giữa hai phiên liên lạc, tôi tháo súng ra lau. Thấy trong nòng còn một viên đạn, tôi kéo culát thì viên đạn lại nằm ngang. Anh Hiển đi ngang qua phòng thấy tôi loay hoay, nên vào giúp, anh kéo mạnh culát, viên đạn bật ra. Anh đưa súng thắng lên nóc nhà lẩy cò, súng nổ đùng. Hú hồn! Vì nòng súng chĩa lên trời nên không trúng ai và cũng không trúng máy.

Công việc ngày càng ít đi, có khi suốt cả ngày mà không có bức điện nào. Chúng tôi giảm dần các phiên liên lạc. Về sau lại thêm một báo vụ mới từ Cục Thông tin quân đội nên tôi càng rảnh rỗi. Vì vậy, tôi xin đảm nhận thêm các công việc mà tôi có khả năng.

1. Tôi có đôi chút hiểu biết về điện và điện tử nên đảm nhận việc sửa chữa radio, tăng âm, điện thoại, điện đèn, điện mạng... kể cả điện sáng, điện mờ, không kể đến điện đài vì đó là nhiệm vụ.

Mấy lần có tiệc, tôi lắp bóng đèn nhỏ xung quanh ảnh Bác Hồ và trước cửa nhà lấp lánh như những viên ngọc, mọi người rất thích thú. Tôi cũng muốn làm cho nó “tắt - cháy” nhưng lúc bấy giờ kỹ thuật này còn khó. Tôi đi căng dây điện, lắp đèn bảo vệ, vô dầu quạt trần... làm mọi việc. Có việc đáng nói là việc phát hiện “máy nghe trộm”.

Vào Sài Gòn được mấy ngày, các anh gợi ý tìm “máy nghe trộm”. Đó là loại máy có kết cấu như thế nào tôi chưa hề biết, nhưng hiểu rằng muốn nghe được tiếng nói từ xa thì phải có micrô nối vào đường dây hoặc nối vào máy phát sóng. Vấn đề là phải tìm nơi chúng giấu micrô. Tôi xem xét mọi nơi và nghĩ đến máy điện thoại có thể giấu được micrô. Tôi tháo máy điện thoại ở phòng Trưởng đoàn ra xem. Tôi cố gắng nhớ từng chi tiết để khi lắp lại đừng sai. Tôi thấy bên trong máy có một micro điện động. “Nó đây rồi chăng?” Để có thể kết luận, tôi thực hiện mấy việc: cắt hai đầu dây nối vào micrô, lấy micrô ra ngoài. Xong lắp lại điện thoại như cũ. Sau đó nhờ anh Sơn Việt “Alô cho Ủy ban Quốc tế”, nói chuyện linh tinh xem điện thoại có bình thường không. Anh Sơn Việt gọi, hỏi chuyện thời tiết vu vơ. Điện thoại bình thường. Tôi lấy micrô vừa tháo ra, lắp vào máy cinê rồi “Alô, một, hai...” xem có nói được không. Tiếng nói nghe tốt, không kém micrô “đương chức”. Thế là đúng rồi, tôi đã tìm được máy nghe trộm. Chiều hôm đó, họp cơ quan báo cáo việc này, và được xem là một thắng lợi. Tôi thấy vui mừng đã có phần đóng góp đạt kết quả. Ngày hôm sau có ba tên lính, trong đó có lính Tây, đến trụ sở xin vào kiểm tra máy điện thoại. Đúng là đã động ổ. Anh Sơn Việt lịch sự từ chối, vì điện thoại đang hoạt động bình thường không cần kiểm tra. Chúng ra về như chó cụp đuôi, rất xấu hố đã làm chuyện dại dột, bị bắt quả tang. Từ sự việc này, chúng tôi càng cảnh giác, chú ý đến mọi ngóc ngách trong cơ quan, xem kỹ có vật gì lạ không. Khi cần liên hệ ngoài cơ quan, sử dụng điện thoại ngoài hành lang.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #19 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2023, 02:37:03 pm »


2. Trụ sở Phái đoàn có đất trống khá rộng, bên hông lại có một vũng nước đọng do nước mưa và nước xả từ nhà bếp. Tôi liền nghĩ đến việc trồng rau, làm rẫy. Chỗ vũng nước thì cắm rau muống, rau ôm, rau diệu, trên đất gò thì cuốc đất trồng cải, trồng hành, ngoài hàng rào thì cắm gốc mì, trồng đu đủ, làm giàn trồng rau thơm. Tôi có đôi chút kinh nghiệm chăm sóc, bón phân nên ít lâu sau, rau lên tốt. Anh em trong cơ quan thấy kết quả cũng cổ vũ. Tôi có “sáng kiến” lấy các tỉn nước mắm ủ đầu tôm, đầu cá làm phân bón rau. Về sau trò này bị phản đối vì mùi hôi thối, kém lịch sự. Thôi thì đành bỏ nhưng rau vẫn tốt, phủ màu xanh trông mát mắt. Lâu lâu được anh nuôi cho bữa rau tươi hay đào củ mì ăn cho vui. Còn khi chúng phong tỏa không đi chợ được thì các liếp rau càng phát huy được tác dụng.

3. Cơ quan thỉnh thoảng có chiêu đãi và tiếp khách quốc tế. Các ông tướng Tây, Ấn Độ... ăn mặc thật sang trọng đến chào xã giao hay dự lễ quốc khánh ngày 2 tháng 9, v.v.. Công việc tiếp tân chỉ có chú Mười Tuân là sành sỏi. Trước đây chú làm bếp trưởng cho nhà hàng Continental, mới biết cách bưng ly, bưng chén dọn ăn. Nhưng phải thêm người phụ giúp. Chẳng lẽ để các anh cán bộ bưng dọn coi sao được. Tôi và một số anh em còn trẻ, lanh lợi và khá đẹp trai như anh Nghĩa, anh An được chỉ định làm bồi bàn, học cách trải khăn, bưng ly, dọn bàn theo chỉ bảo của chú Mười Tuân. Thế là mỗi lần có khách, tôi phải mặc áo sơ mi trắng, thắt cái nơ con bướm đen ra làm bồi, bưng dọn cho khách ăn uống. Việc làm cũng trôi chảy. Duy có một lần...

Hôm đó dọn ăn, không hiểu tôi sơ ý thế nào mà làm rơi cái nĩa trên quần áo trắng của một ông tướng Canada. Ông ta nói: “Phải lấy muối rắc, xả xui”. Tôi luýnh quýnh, không còn biết phải làm gì, xử lý ra sao. Chuyện này đâu có được học. May mà anh Vịnh nói đỡ giúp. “Chúng tôi không đủ người chuyên để làm mọi việc, anh này làm kỹ thuật, còn luộm thuộm lắm”. Mọi người cười xòa. Tàn cuộc, chú Mười Tuân phải mở riêng cho tôi một khóa huấn luyện đặc biệt.

4. Trong cơ quan anh Ý, chuyên trách bảo vệ cho trưởng đoàn. Còn về phía đối phương, để bảo vệ cơ quan, chúng bố trí đến 3 sắc lính: Bọn cảnh binh Pháp (P.M) mặc quần áo vàng đội mũ kêpi, đeo súng ngắn, chỉ gác cổng. Bọn lính dù Pháp mặc quần áo rằn ri đeo tiểu liên, đội bêrê đỏ, đi gác chung quanh trụ sở, phía trong rào. Bọn cảnh sát người Việt mặc thường phục đi đứng rải rác khắp chung quanh trụ sở, kể cả nằm thường xuyên tại nhà dân hoặc rình mò ngoài tường rào. Không thể trông cậy vào chúng, việc ta tự bảo vệ bên trong, đêm cũng như ngày đều phái có tổ chức. Đêm thì ai cũng tham gia được. Ngày thì khó hơn. Một số anh em trẻ, khỏe được chọn để làm lính trực. Chúng tôi thay phiên nhau, mặc quân phục chỉnh tề, đi đứng đúng quân phong quân kỷ, tiếp khách từ ngoài cổng, chào hỏi thật oai nghiêm, thực hiện cho đúng tác phong “anh bộ đội Cụ Hồ”. Chúng tôi thường xuyên đứng trước cửa nhà, cách tường rào khá xa, thỉnh thoảng đi chung quanh nhà xem xét động tĩnh. Có lần đi tuần tra, tôi tìm thấy một huy hiệu lính Lê Dương, đạn và có cả một trái lựu đạn O.F. Có lẽ mấy tên lính dù khi đi gác làm rơi. Nhưng cũng có thể là việc làm khiêu khích của địch vì có mật tin báo rằng chúng sẽ đặt mìn ở bờ rào trụ sở cho nổ, để gây tiếng vang. Khi đi canh gác, tôi được dịp quan sát tình hình chung quanh trụ sở. Nhà dân có ở phía sau và phía hông trái, còn phía trước chỉ có vài nhà. Phần lớn là dân lao động hoặc công tư chức. Bên hông phải, có cửa trổ sang trại của bọn lính dù (nay là trụ sở của Ủy ban nhân dân phường 7, quận Phú Nhuận). Trước trụ sở có nhà chứa gái điếm. Chiều chiều bọn gái điếm thường ra trước cổng, ăn mặc hở hang, phấn son lòe loẹt, đùa giỡn với bọn cảnh binh và mật thám. Một trò khiêu khích dơ bẩn. Cũng có lần chúng nói với tôi:

- “Khi nào cần, các ông cho biết. Chắc xa nhà các ông buồn”.

Được đi canh gác, ra sát tường rào, cạnh đường đi, tôi quen mặt nhiều người thường qua lại, nhất là các em nhỏ. Nhiều người, tuy không nói lời nào, nhưng qua ánh mắt, nụ cười, nét mặt của họ đã biểu lộ rất rõ cảm tình sâu đậm với cách mạng. Chung quanh nhung nhúc bọn mật thám thì nụ cười, ánh mắt cũng phái đúng lúc. Tôi đã chứng kiến cảnh một cô gái đi trên đường, ăn mặc khá lịch sự, nở nụ cười khi thấy chúng tôi, anh bộ đội Cụ Hồ, liền bị bọn cảnh sát ngụy hạch hỏi đe dọa. Có lần một bà lão tóc bạc phơ đi thẳng vào trụ sở. Vì bất ngờ nên bọn cảnh binh không ngăn kịp. Tôi đến chào hỏi. Bà nói to: “Để tao vào thăm chúng nó, có mạnh khỏe không?”. Tên cảnh binh Pháp chạy đến can thiệp nhưng có tôi và Đại úy Sơn Việt, nên chúng không làm khó được. Chúng tôi cảm ơn bà và kêu xe đưa bà về nhà.

Tuy nhiên cũng có bọn xấu. Chúng thường hay ném đá vào trụ sở. Có lần chúng bắn lén vào nhà, cách mui xe chừng 1cm. Nhiều lần chúng chõ mỏ vào chửi chúng tôi. Và lần khác, chúng kéo đến hàng chục tên, ném đá, chửĩ bới suốt cả tiếng đồng hồ. Chúng đem cả xe tăng thiết giáp đến trước cổng, gầm rú tưởng chừng như muốn san bằng trụ sở Phái đoàn ta.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM