Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:41:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng  (Đọc 2305 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #50 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2023, 08:34:36 pm »

Trong bước hai (từ 9/5/1972 đến 22/10/1972), chúng đánh phá với qui mô lớn ra cả miền Bắc, thả thuỷ lôi và mìn xuông các cửa sông, lối ra vào cảng biển và các sông trong nội địa.

Trên địa bàn Quân khu III, sáng ngày 9/5/1972, Mỹ bắt đầu thả thuỷ lôi phong toả cảng Hải Phòng, đồng thời thả thuỷ lôi ngăn chặn các luồng tàu biển vào cảng Hồng Gai, Cẩm Phả, Cửa Hội, các cửa sông thuộc tỉnh Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hoá. Ít ngày sau, địch thả thủy lôi xuống các cửa sông tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Chỉ trong 10 ngày, Mỹ đã dùng thuỷ lôi phong toả toàn bộ vùng ven biển, các cửa sông, các cảng biển. Địch bố trí 43 bãi thủy lôi, mìn từ trường với tổng diện tích là 489 km2. Số lượng ta phát hiện được là 14.900 quả. Các khu vực bị phong toả nặng nhất là Hải Phòng với 1.735 quả, Cửa Hội với 1.325 quả, Hòn La: 1.162 quả và cảng Gianh: 610 quả.


Bộ Quốc phòng giao cho Quân chủng Hải quân làm lực lượng nòng cốt rà phá, tháo gỡ thuỷ lôi, bom mìn ở các cảng, cửa sông, ven biển; Binh chủng Công binh và lực lượng vũ trang các Quân khu (Tả Ngạn, Hữu Ngạn, Khu IV) rà phá, tháo gỡ bom mìn địch thả trong sông và trên bộ. Viện Kỹ thuật quân sự cùng Bộ Tư lệnh Hải quân và Bộ Tư lệnh Công binh nghiên cứu cấu tạo của các loại thuỷ lôi và đầu nổ, mìn từ trường, các thiết bị khí tài cải tiến, hướng dẫn các đơn vị, địa phương cách sử dụng, biện pháp rà quét và tháo gỡ bom mìn địch.


Thực hiện nhiệm vụ cấp bách, Bộ Tư lệnh Quân khu cùng Cục Vận tải Đường biển, Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố thành lập nhiều đơn vị công binh trong cả ba thứ quân, nhiều bộ phận chuyên trách nghiên cứu tháo gỡ thuỷ lôi. Một kế hoạch hiệp đồng giữa Hải quân và các lực lượng vũ trang ba thứ quân sằn sàng chiến đấu, bảo đảm giao thông, rà phá thuỷ lôi được Bộ Tổng Tham mưu phê chuẩn. Mặt khác Bộ Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn tổ chức nhiều hội nghị nghiên cứu rút kinh nghiệm nhằm phát hiện rõ thủ đoạn và phương pháp phong toả bom, mìn, thuỷ lôi của địch, những hiện tượng và quy luật nô dây chuyền hoặc tự nổ sau khi các phương tiện của ta rà phá nhiều lần. Qua thực tiễn chiến đấu đã thống nhất khẳng định: khi tiến hành phong toả những điểm, có tính chất xung yếu, địch thường huy động nhiều máy bay, thả tập trung, ồ ạt trong một thời gian ngắn vào ban ngày và sau đó, thả bổ sung nhỏ lẻ để duy trì hiệu lực của bãi mìn được lâu. Về phương pháp phong toả, khi thả ở biển địch thường thả theo luồng tàu chạy và máy bay theo đội hình hàng dọc, nên thuỷ lôi cũng rải theo luồng và cự ly đều. Ở cửa sông, địch thường thả theo luồng sâu, đội hình máy bay từ 4 đến 6 chiếc thả theo kiểu chữ X. Trong sông, địch thường thả bom, mìn ở chỗ hẹp, có bờ đê xung yếu, hoặc ở ngã ba sông, ở những nơi vào loại "yết hầu" của giao thông như khu Lục Đầu Giang (Hải Dương) địch thường bay từ 2 đến 4 máy bay thả chéo cánh sẻ, hoặc song song, ở khu vực bến phà, địch cũng thường thả kiểu chữ X, giao điểm các vệt bom thường là tâm bến phà. Ban đêm địch thường sử dụng 1 đến 2 chiếc máy bay, bay thả xuống mỗi điểm 3 đến 5 quả mìn, thuỷ lôi. Số này thường rải cả trên cạn hoặc bãi nổi.


Trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai, Mỹ cải tiến đầu nổ có bộ phận chống tháo gỡ và hoạt động có chu kỳ để chống hiện tượng nổ dây chuyền. Tuy nhiên, ở khu vực Hải Phòng hiện tượng bom, mìn nổ dây chuyền vẫn còn nhiều. Ngày 12/5/1972, ở khu vực Hòn Dáu (Đồ Sơn) khi Mỹ thả thuỷ lôi thì 5 giờ sau có 50 quả tự nổ. Ngày 14/5/1972, ở khu vực Cửa Ba Lạt, Mỹ thả thuỷ lôi, sau 4 giờ có 24 quả tự nổ. Ngày 5/7/1972, ở khu vực xã Đồng Việt, sông Thương (Hà Bắc) sau 4 ngày kể từ lúc Không quân Mỹ thả bom, mìn thì có 4 quả ở dưới nước tự nổ, trong khi số bom thả trên bờ không nổ quả nào.


Ngày 5/8/1972 tại Đồ Sơn, khi ta rà nổ một loạt bom trên cạn, lập tức 98 quả nổ dây chuyền tiếp sau. Như vậy, hiện tượng nổ và nổ dây chuyền xảy ra dưới nước nhiều hơn trên cạn. Từ kinh nghiệm rà phá bom mìn, thuỷ lôi, Quân khu thống nhất việc chỉ đạo các đơn vị địa phương trong Quân khu.


Trong nước có nhiều tạp chất chứa các phân từ kim loại, trong tạp chất đó thì cát có thể chuyển động mạnh, nếu đạt tốc độ thích hợp và cường độ phù hợp tác động vào đầu MK42 sẽ gây cho bom nổ. Cũng có thể do địch sử dụng các đầu nổ MK42 hỗn hợp với các đầu nổ mới nên vẫn có hiện tượng nổ dây chuyền.


Bộ Tư lệnh Quân khu xác định trọng điểm của từng tuyến để phát huy trách nhiệm từng địa phương. Có một số trọng điểm quan trọng Quân khu trực tiếp tham gia cùng các tỉnh để chỉ đạo như khu Lục Đầu Giang, cầu Phú Lương, Lai Vu (Hải Hưng), cầu Bắc Giang (Hà Bắc), cầu Hàm Rồng (Thanh Hoá).


Về lực lượng Quân khu Hữu Ngạn có Tiểu đoàn 27, Tả Ngạn có Tiểu đoàn 27, sau đó có thêm Tiểu đoàn 23. Các tỉnh và thành phố có các đại đội công binh, 42 huyện trọng điểm có đại đội công binh cơ động và 1.806 người, số người được huấn luyện rà phá bom mìn trong dân quân tự vệ lên tới 33.400 người.


Về hệ thống quan sát bom rơi, trên toàn Quân khu có đài quan sát chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp được tổ chức chặt chẽ và rộng rãi trên các địa phương. Phía Tây Tả Ngạn có 327 đài các cấp, trong đó có 40 đài chuyên nghiệp của Cục Vận tải Đường biển, 10 đài của Cục Đường sông và 20 đài của Bộ Tư lệnh Hải quân đặt trên các đảo.


Để tăng cường lực lượng rà phá bom, mìn, khẩn trương mở đường, các Trung đoàn 172, 128 và Trường Hải quân phụ trách vùng biển Đông Bắc và triển khai mở luồng vận chuyển từ Hải Phòng đến biên giới phía Bắc và các luồng chính trong từng khu vực Hồng Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông. Trung đoàn 171 Hải quân phụ trách khu vực trọng điểm Hải Phòng có nhiệm vụ khai thông luồng chính Nam Triệu và các luồng lạch huyện Cát Bà, Cửa Cấm, Đồ Sơn. Trung đoàn Công binh 131 trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân, có Đội 8 và lực lượng người nhái tăng cường chuyên làm nhiệm vụ tháo gỡ, rà phá ờ những khu vực quan trọng.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #51 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2023, 08:35:32 pm »

Từ giữa tháng 7/1972, cùng với việc rà quét các bãi thuỷ lôi của địch, ta đã phát hiện và mở được đường vòng tránh từ Hải Phòng đi Quảng Ninh đảm bảo an toàn cho tàu thuyền quân sự, tàu thuyền của Nhà nước và nhân dân đi lại. Các đơn vị hải quân sử dụng hơn 124 lượt chiếc tàu, xuồng có trang bị phong từ và thả bộc phá, bom chìm, rà quét 61 đêm với chiều dài các tuyến lên tới 5.136 hải lý, phá nổ được 117 quả thủy lôi và mìn từ trường (trong đó riêng các phương tiện phóng từ phá nổ được 109 quả).


Ngày 27/8/1972, địch thà bổ sung 92 quả thuỷ lôi, mìn từ trường ở khu vực ngã ba Quả Xoài, Lạch Huyện. Tuyến vận tải ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh bị tắc lần thứ hai, ngay sau đó ta tổ chức lực lượng Hải quân phối hợp với tự vệ ngành Vận tải biển tập trung lực lượng rà phá, bảo đảm cho loại tàu thuyền trọng tải nhỏ đi lại.


Ngày 4/10/1972, địch thả bổ sung 400 quả thuỷ lôi, mìn từ trường, làm tắc nghẽn tuyến Hải Phòng - Quảng Ninh lần thứ ba. Đợt thả này nằm trong âm mưu cố kéo dài tình trạng phong toả trước khi Mỹ buộc phải "xuống thang chiến tranh" đối với miền Bắc và nhằm tiếp tục gây sức ép với ta trong cuộc hội đàm ở Paris.


Ngày 5/10/1972, Quân chủng Hải quân phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân Hải Phòng - Quảng Ninh tập trung giải toả tuyến giao thông huyết mạch này với quyết tâm "mở chiến dịch rà quét, mở lại luồng". Chiến dịch kéo dài 21 đêm và 3 ngày sau đó luồng Nam Triệu và luồng Hải Phòng - Quảng Ninh được mở lại từ 14 giờ ngày 24/10/1972. Các tàu thuyền trọng tải nhỏ đi từ cảng Quảng Ninh về Hải Phòng an toàn. Ta duy trì việc tiếp nhận hàng viện trợ của các nước bạn bằng đường biển trong tình thế bị địch phong toả.


Ngày 18/12/1972, Bộ Tổng Tham mưu thông báo cho Quân khu Tả Ngạn, Hữu Ngạn và Hải Phòng: "Tối 18 tháng 12 năm 1972, địch có thể cho B52 đánh Hà Nội, Hải Phòng". Ta phán đoán đúng, đêm 18 tháng 12 năm 1972, Mỹ ngoan cố mở tập kích đường không chiến lược quy mô lớn nhất đánh vào Hà Nội - Hải Phòng và một số địa phương khác, đồng thời thả thuỷ lôi và mìn từ trường bổ sung tiếp tục phong toả luồng Nam Triệu, luồng Hải Phòng - Quảng Ninh và sông Gianh. Bộ đội Hải quân cùng các lực lượng vũ trang địa phương kịp thời huy động phương tiện rà quét, phá nổ và tháo gỡ 2 quả thuỷ lôi MK52 ở khu vực Quả Xoài.


Cuộc tập kích chiến lược đường không bằng B52, một nỗ lực quân sự cao nhất và cuối cùng của Mỹ đã bị thất bại nặng nề chưa từng có.

Ngày 30/12/1972, Tổng thống Mỹ Ních-Xơn phải tuyên bố ngừng ném bom, bắn phá từ vĩ tuyển 20 trờ ra và đề nghị Chính phủ ta trờ lại bàn Hội nghị Paris. Hai ngày sau, tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh về Hải Phòng được thông luồng. Tuyến vận tải ven biển từ Hải Phòng vào Quân khu IV được khẩn trương khai thông. Trên luồng Nam Triệu, ngày 18/1/1973, các đơn vị rà quét lần cuối và quyết định cho thông luồng.


Như vậy, sau 213 ngày đêm bị phong toả, Cảng Hải Phòng trở lại hoạt động bình thường. Tàu trọng tải lớn của nước ngoài có thể ra vào cảng như trước. Điều này đánh dấu chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu chống Mỹ phong toả ở khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh và các tỉnh ở Tả Ngạn cũng như miền Bắc. Hoà cùng thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam, việc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ trên miền Bắc mà đỉnh cao là chiến thắng đợt tập kích bằng B52 của Không quân Mỹ trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 và chiến thắng trên mật trận chống địch phong toả miền Bắc của quân dân Tả Ngạn đã góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến toàn thắng.


Sau ngày địch phải ngừng bắn phá, các địa phương ở Tả Ngạn bắt tay ngay vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh khôi phục kinh tế, củng cố quốc phòng. Tại Cửa Nam Triệu luồng chính vào Hải Phòng, cảng lớn nhất miền Bắc và cũng là nơi bị phong toả bằng thủy lôi dày đặc nhất quyết định thông luồng. Để đảm bảo dẫn dắt các tàu lớn qua lại an toàn hơn, ta vẫn tiếp tục rà quét và kiểm tra mở rộng luồng cả dưới nước và trên bờ. Cuối tháng 1, đầu tháng 2/1973, ta đưa 5 tàu lớn của Cu Ba, Liên Xô và các nước khác ra vào cảng an toàn. Cuối tháng 2/1973, số lượng tàu ra vào cảng tăng lên 10 chiếc và đến cuối tháng 3/1973, tăng lên 61 chiếc, trong đó có nhiều tàu trọng tải trên vạn tấn.


Ngày 5/2/1973, theo Nghị định thư trong Hiệp định Paris về Việt Nam, Biên đội đặc nhiệm 78 quét vớt mìn của Hải qụân Mỹ do chuẩn Đô đốc Mác Cao-ly chỉ huy đến Hải Phòng gồm 44 tàu chiến và tàu quét mìn các loại, 45 máy bay lên thẳng và 5.003 binh lính, sĩ quan.


Một Ban đại diện của Chính phủ ta thành lập để giao tiếp đấu tranh buộc Mỹ thực hiện đúng nghị định trên về quét vớt mìn. Thượng tá Hoàng Hữu Thái - Phó Tư lệnh Quân chùng Hải quân được cử làm Trường đoàn. Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn, Bộ Tư lệnh 350 Hải Phòng kiểm tra giám sát hoạt động của lực lượng Mỹ ở Hải Phòng.


Do âm mưu phá hoại hiệp định, phía Mỹ luôn tỏ thái độ thiếu thiện chí trong việc quét vớt mìn. Ngày 28/2/1973, Mỹ tự ý rút Biên đội đặc nhiệm 78 từ Long Chau xuống vùng biển Sầm Sơn, Tĩnh Gia (Thanh Hoá) mà không báo cho đại diện Chính phủ ta biết. Chúng còn lợi dụng việc đưa lực lượng và phương tiện kỹ thuật vào vùng biển nước ta để hoạt động tình báo. Một số nhân viên núp dưới dạng phiên dịch, đánh máy... lợi dụng việc ta cho phép lên bờ tìm cách tiếp xúc, chụp ảnh thu thập tin tức quân sự và gieo rắc chiến tranh tâm lý. Phía Mỹ còn lợi dụng việc ta cho phép sử dụng các tàu đo đạc, máy bay trực thăng, máy bay vận tải chở người, phương tiện để trinh sát khu vực Hải Phòng. Chúng còn lợi dụng việc điều khiển các ống dẫn từ, hệ thống ăng-ten... quay phim chụp ảnh, điều tra vùng ven biển và vùng sâu trong nội địa của ta. Các hoạt động trái phép của Mỹ bị lực lượng an ninh, bộ đội và nhân dân phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Đến ngày 6/3/1973, trước sự đấu tranh kiên trì và nghiêm khắc của đại diện Chính phủ ta, phía Mỹ trở lại vùng biển Hải Phòng thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, đến ngày 17/4/1973, viện cớ quân dân miền Nam đánh trả nguỵ quân Sài Gòn lấn chiếm vùng giải phóng, Mỹ tự ý rút khỏi vùng biển Hải Phòng
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #52 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2023, 08:36:17 pm »

Cuối tháng 3 năm 1973, Bộ Quốc phòng ủy nhiệm cho Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức hội nghị hợp đồng với các quân khu, đơn vị binh chủng, địa phương lập kế hoạch tiếp tục rà phá thuỷ lôi và bom mìn còn sót lại.


Kế hoạch chung của đợt rà quét này là mở rộng các luồng chính, bảo đảm tàu thuyền trong nước và nước ngoài ra vào cảng Hải Phòng, Hồng Gai, Cẩm Phả và các cảng ở Khu IV cũ; nhanh chóng rà quét mở các luồng cửa sông, các khu vực đánh cá bảo đảm sự đi lại, làm ăn của nhân dân ở vùng Văn Úc, Cửa Cấm, Trà Lý, Bà Lạt... Trên từng vùng biển chia thành các khu vực lần lượt tiến hành rà quét, kiểm tra những điểm còn nghi ngờ, làm nhiệm vụ hộ tống dẫn đường ở những nơi trọng điểm. Trung đoàn 171 Hải quân được trang bị khí tài, kỹ thuật mạnh là lực lượng rà quét chủ yếu ở khu vực biển Hải Phòng và Đông Bắc. Tiểu đoàn 27, 23 Công binh Quân khu Tả Ngạn và Hữu Ngạn, các đại đội, trung đội công binh của tỉnh, thành phố, huyện, khu phố, thị xã, thị trấn, các đơn vị công binh dân quân tự vệ Tả Ngạn được giao nhiệm vụ trên các tuyến đường sông, đường bộ trên địa bàn.


Mọi công tác tổ chức được triển khai chuẩn bị khẩn trương. Khí tải được sản xuất cấp tốc và trang bị kịp thời cho các đơn vị, nhất là đơn vị trọng điểm. Trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ rà quét, Quân khu vẫn lấy phương châm kết hợp "thô sơ và hiện đại", kiên quyết không để sót một quả thuỷ lôi bom mìn chưa nổ mà các đài quan sát đã phát hiện đánh dấu.


Từ cuối tháng 3 năm 1973, tất cả các lực lượng rà quét thuỷ lôi trên biển, trên sông, trên bộ của Tả Ngạn bước vào chiến dịch với khí thế quyết thắng. Trên bãi thuỷ lôi của các cửa sông, cảng, vịnh... tàu thuyền phá thuỷ lôi của ta rà đi rà lại, ngang dọc hàng chục lần theo đúng yêu cầu kỹ thuật đề ra. Chiến sĩ Công binh Hải quân không quản rét buốt nguy hiểm thay nhau mò lặn, rà tìm những nơi tàu thuyền không vào tới.


Ngày 10/3/1973 tại luồng Lạch Miều vào Hồng Gai, các đơn vị chia ô khoanh vùng rà quét phá nổ 11 quả, thông luồng trước ngày 15/3/1973.

Tại luồng Hang Trống, Đồng Tráng vào Cửa Ông, sau một tuần rà quét kiểm tra thận trọng đã thông luồng ngày 30/3/1973. Ngày 31/3/1973, tàu của Bộ Tư lệnh Hai quân hộ tống tàu Liên Xô ra biển an toàn.


Tại luồng Cửa Vạn và Hồng Gai, các đơn vị làm nhiệm vụ rà phá bom mìn của Quân khu tiếp tục kiểm tra hai bên hàng phao hộ tống các tàu lớn của nước ngoài ra vào cảng an toàn, đến cuối tháng 3/1973, có trên 40 chiếc tàu lớn ra vào Hồng Gai an toàn.


Sang tháng 4 và 5 năm 1973, các bãi thuỷ lôi còn lại trên vùng biển Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, khu vực Cẩm Phả, Thiên Môn, Cửa Văn Úc - Hải Phòng lần lượt được quét nốt. Ở những khu vực kinh tế quan trọng như Cảng Cửa Ông, Nhà máy Điện Uông Bí, Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, Quân khu đã chỉ đạo chặt chẽ việc hiệp đồng giữa lực lượng rà phá tại chỗ, lực lượng cấp trên tăng cường với các tổ thợ lặn, người nhái để rà mò, tháo gỡ, phá huỷ số bom còn lại. Đến tháng 6 năm 1973, hai tàu phóng từ cực mạnh của Hải quân phối hợp với Công binh, tàu thuyền của Quân khu và lực lượng địa phương Thanh Hoá rà quét lần cuối tại các bãi lôi ở vùng ven biển phía Nam Quân khu.


Dưới sự chỉ đạo tập trung kiên quyết của Quân khu và Bộ Tư lệnh Quân khu, việc hiệp đồng của lực lượng công binh ba thứ quân với Quân chủng Hải quân, các cơ quan đơn vị khoa học kỹ thuật Nhà nước, các ngành kinh tế Trung ương và địa phương trong việc tháo gỡ bom mìn những ngày tháng đầu năm 1973 chặt chẽ và có hiệu quả hơn.


Quân khu Tả Ngạn rà quét phá huỷ số thuỷ lôi, bom mìn địch phong toả từ ngày 9/5/1972 đến trước ngày ký Hiệp định Paris được 1.259 quả thuỷ lôi các loại (trong tổng số 3.276 quả). Trong đó, bộ đội công binh chủ lực phá nổ 513 quả (chiếm 11%), dân quân tự vệ phá nổ 603 quả (chiếm 49%).


Các phương tiện phá nổ loại thô sơ đã phá nổ 370 quả (chiếm 30%), các phương tiện hiện đại phá nổ 889 quả (chiếm 70%).

Phía Quân khu Hữu Ngạn rà phá 513 quả bom mìn nổ chậm và 162 quả bom.

Về cơ bản đến cuối tháng 6/1973, tất cả thuỷ lôi bom mìn mà địch thả ở vùng biển, ven biển, đường sông, đường bộ trên địa bàn của hai quân khu đã được rà quét, phá nổ. Các luồng, tuyến giao thông thuỷ bộ được thông suốt.


Tháng 6/1973, đại diện Chính phủ ta gặp đại diện Chính phủ Mỹ ở Paris buộc Mỹ phải thông báo cam kết:

- Chấm dứt ngay, hoàn toàn và không thời hạn việc trinh sát trên không lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Tiến hành trở lại quét mìn và hoàn thành tốt việc này trong vòng 30 ngày, Mỹ phải ra thông báo mỗi khi làm xong việc quét mìn ở từng luồng lạch và thông báo cuối cùng khi hoàn thành toàn bộ công việc quét mìn.

Trước sức đấu tranh của ta, ngày 18/6/1973, Biên đội tàu đặc nhiệm của Mỹ trờ lại vùng biển Hải Phòng. Tuy nhiên phía Mỹ vẫn tỏ thái độ ngang ngược, đề ra yêu sách đòi họp cấp trưởng đoàn 7 lần, họp cấp chuyên viên 17 lần trong thời gian 1 tháng, đòi được kiểm tra ăng-ten, tăng thêm số chuyến bay kiểm tra, từ chối cấp thêm phương tiện rà phá thuỷ lôi cho ta. Có lần máy bay Mỹ cố tình bay vượt qua khu vực quy định, Trung đoàn 50 đã nổ súng cảnh cáo, buộc chúng phải xin lỗi.


Ngày 18/7/1973, Mỹ rút Biên đội đặc nhiệm 78 ra khỏi vùng biển miền Bắc nước ta. Mấy ngày sau, Mỹ trao cho ta 10 bản thông cáo về cái gọi là kết quả rà phá mìn trên 10 luồng: Hải Phòng, Nam Triệu, Lạch Huyện, Hồng Gai, Cẩm Phả, Cửa Hội, Cửa Sót, sông Gianh, Hòn Lệ, Quang Hưng. Mỹ huy động một lực lượng đặc nhiệm với trên 5.000 người và những phương tiện quét mìn, máy bay rà phá thuỷ lôi bằng âm thanh, bằng từ tính... Trong 5 tháng, Mỹ chỉ phá được 3 quả thuỷ lôi ngoài luồng Nam Triệu nhưng lại bị tổn thất khá lớn: một tàu vớt mìn bị hỏng, máy bay lên thẳng bị rơi, 1 lính bị chết, 9 tên khác bị thương.


Vậy là, sau khi góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ, đặc biệt là Hải Phòng - Quảng Ninh quân và dân đồng bằng châu thổ sông Hồng lại bước vào một cuộc chiến đấu mới tiếp tục chiến thắng Mỹ một "đòn" nữa trên mặt trận chống phong toả, quét tháo gỡ thuỷ lôi, bom mìn của Mỹ thả xuống vùng biển, các tuyến đường sông, đường bộ trên địa bàn Quân khu III. Mỹ nhầm lẫn khi đánh giá khả năng tiềm tàng, sức mạnh tổng hợp, tài trí và lòng dũng cảm của quân và dân ta được hun đúc qua hàng ngàn năm ở vùng đất "căn bản" này. Ta đã rà phá, quét toàn bộ số thuỷ lôi, bom mìn, đặc biệt là thuỷ lôi ở vùng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, mở ra thời kỳ mới bình yên cho những con tàu tấp nập ra vào các cảng Quân khu III rồi từ đó toả đi các địa phương để chi viện chiến trường, đặc biệt là miền Nam.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #53 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2023, 08:37:04 pm »

THAY CẦU QUAY BẰNG CẦU LẮP RÁP CHE MẮT ĐỊCH

Nguyễn Văn My48
Nguyên Giám đốc Công ty Công trình Thủy


Cảng Hải Phòng là nơi tiếp nhận tới 85% hàng hoá chi viện của quốc tế cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam - bao gồm tất cả các loại mặt hàng.

Nhưng, Cảng Hải Phòng lại có địa thế rất dễ bị biến thành một hòn đảo, nếu như 5 cầu nhiều cống nối liền Hải Phòng với các vùng trong đất liền bị cắt đứt. Các "cửa khẩu" này là nơi chuyển tiếp hàng hoá, vật chất từ Cảng Hải Phòng vào các vùng cần thiết trong lãnh thổ. Trong các "cửa khẩu" đó đi đôi với vận chuyển bằng đường thủy, vận chuyển bằng đường sắt từ Hải Phòng đi, có vị trí quan trọng đặc biệt, chẳng những tỷ trọng khối lượng hàng chuyển tiếp bằng đường sắt rất lớn mà còn nhiều mặt hàng khó có thể chuyển bằng đường thuỷ đường bộ. Cây cầu duy nhất phục vụ cho vận chuyển bằng đường sắt từ Hải Phòng đi các tỉnh là cầu Quay (còn gọi là cầu Xe Hoả).


Trong 5 cầu của Hải Phòng, cầu Quay có vị trí quan trọng phục vụ vận tải. Vì lẽ đó, thực thi âm mưu ngăn chặn sự chi viện của quốc tế cho Việt Nam, giặc Mỹ phải đồng thời thả thuỷ lôi phong toả đường vận tải biển, sông đến Hải Phòng và từ Hải Phòng đi thì còn phải triệt phá 5 cầu của Hải Phòng - mà cầu Quay là trọng điểm nhất. Ý nghĩa là trọng điểm, trước hết bởi là cây cầu vừa dùng cho tàu hoả vừa dùng cho ô tô qua lại.


Thời gian này, máy bay Mỹ thường xuyên bay quan sát, chụp ảnh nhiều lần trong ngày. Nếu sửa lại thành cầu cố định thì không khó. Nhưng sửa rồi địch sẽ đánh phá ngay, vừa hỏng việc, vừa tổn hại người và của cải. Do đó, chúng tôi nghĩ ra là phải làm cầu "lắp ráp". Nghĩa là khi cần cho tàu qua thì lắp vào, xong lại tháo ra đem cất giấu. Máy bay địch qua lại vẫn chỉ thấy cây cầu đã bị đánh sập, chưa có cầu mới.


Để xây cầu như thế thì có các phần việc phải làm:

Gia công gầm cầu và đường sắt thành nhịp vĩnh cửu. Việc này chúng tôi thường làm nên không có vấn đề gì lớn lắm. Để gia công, chúng tôi chọn nơi cách xa tới 18 km, khuất, bảo đảm bí mật và có thể chuyển về địa điểm lao cầu dễ dàng (chúng tôi phải làm khoang dọc hai bên đường từ nơi gia công đến nơi lao cầu). Chúng tôi đưa dầm cầu về bằng dùng đầu máy đẩy "toa dầm cầu" về phía Hải Phòng. Tới nơi, tách chuyển dầm cầu ra khỏi toa xe đưa sang bánh goòng đặc biệt để lao dầm.


Đây mới là dầm cầu phía Hà Nội. Còn dầm cầu phía Hải Phòng phải gia công (hàn, lắp...) trong Cảng Hải Phòng (khu mở rộng). Việc thi công, thiết kế không có gì mới, chỉ khác ở chỗ nó phải được chuyển xuống sà lan, sà lan chuyển đến chân cầu, dùng cần cẩu nổi lắp dầm vào vị trí đã chuẩn bị sẵn. Việc lao dầm cầu phía Cảng Hải Phòng phải tính toán tốc độ thi công với phương án lao dầm phía Hà Nội.


Lao dầm phía Hà Nội là công đoạn chính nên tập trung lao động đông, thời gian nhiều,... do đó phải có kế hoạch thực sự sát sao, chỉ huy thống nhất, thật nhịp nhàng ăn khớp giữa tất cả các bộ phận, công đoạn. Chúng tôi chọn lúc thuỷ triều lên cao nhất, sau khi dầm phía Hải Phòng lắp xong, sà lan phải đỡ đầu dầm phía Hải Phòng và đón đầu dầm phía Hà Nội lao sang.


Lao dầm phía Hà Nội, phải có sà lan nổi đỡ ờ trên sông, khi đầu dầm từ phía Hà Nội được tời điện kéo về phía Hải Phòng phải có sà lan đón đỡ (có một tời bảo hiểm khi cần kéo ngược về phía Hà Nội). Ngoài ra, còn có hai cần cẩu nổi (loại 40T và 50T) luôn treo đỡ đầu hai dầm cầu phòng khi bất trắc. Thường bắt đầu lao dầm cầu phía Hà Nội vào trước khi thuỷ triều đứng độ 30 phút, bởi lúc này nước chảy yếu, tốc độ dâng cao không nhiều, việc thao tác ít bị yếu tố sông, nước triều chi phối. Khi kéo cầu vào đúng vị trí quy định (nối liền giữa hai dầm tả, hữu sông) thì định vị cầu. Cầu sau đó sẽ tự hoàn thiện chi tiết bởi tác động của thuỷ triều lên xuống. Đến lúc này chúng tôi có thể thu dọn hiện trường chuẩn bị cho thông cầu.


Việc tháo cầu, đưa sơ tán, cất giấu cũng thao tác tương tự song thứ tự ngược lại.

Nhờ giữ được yếu tố bí mật, bất ngờ mà cầu lắp ráp của chúng tôi tồn tại phục vụ đắc lực cho việc chuyển tải đường săt, ô tô qua cầu Quay... cho đến khi làm cầu cố định.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #54 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2023, 08:38:35 pm »

CÔNG AN VŨ TRANG HẢI PHÒNG THAM GIA CHỐNG MỸ
PHONG TOẢ SÔNG, BIỂN

Vũ Duy Trâm49
Nguyên Phó Chỉ huy chính trị Công an vũ trang Hải Phòng


Trước những đòn đánh mạnh trên khắp chiến trường miền Nam Đông Xuân năm 1971 - 1972, nguỵ quân, nguỵ quyền suy sụp nặng. Đế quốc Mỹ hòng đỡ đòn cho quân nguỵ, cứu vãn chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" khỏi thất bại. Chúng trắng trợn gây lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc với mức độ ác liệt chưa từng có, hy vọng chặt đứt sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam.


Đứng trước diễn biến của cuộc chiến tranh phá hoại mới, Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ thị cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tăng cường cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, đập tan mọi hành động chiến tranh của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc.


Theo chỉ thị của Trung ương, tất cả các tỉnh, thành phố ở miền Bắc chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Công an vũ trang, Bộ Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn chỉ thị, hướng dẫn kế hoạch hợp đồng tác chiến với những dự kiến tình huống địch có thể ném bom, đánh phá, phong toả, tập kích đường không, đổ bộ đường biển... mà Hải Phòng là mục tiêu chính.


Để thống nhất kế hoạch đối phó mọi tình huống, Thành uỷ Hải Phòng mở hội nghị với các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn và các ngành có liên quan đến chiến đấu nhằm đánh thắng mọi tình huống địch có thể gây ra, bảo vệ thành phố, bảo vệ nhân dân, bảo vệ sản xuất... yêu cầu các lực lượng rà lại kế hoạch hợp đồng tác chiến, củng cố tổ chức, củng cố hầm hào trận địa, cùng cố các thông tin, hậu cần các mặt...


Ban Chỉ huy Công an vũ trang gấp rút kiểm tra, bổ sung lại phương án, kế hoạch tác chiến nhằm chuẩn bị cho các đơn vị chủ động trong mọi tình huống.

Các xã, huyện ven biển tập trung củng cố phong trào bảo vệ trật tự trị an, hướng phong trào vào thực thi chiến đấu và phục vụ chiến đấu, giữ vững sản xuất, sửa chữa hầm hào, duy trì trực chiến, trực trận địa, có kế hoạch phòng không sơ tán, tổ chức cứu thương, cứu sập, cứu hoả...


Các đồn trạm tăng cường lực lượng ra cửa sông, ven biển, củng cố trận địa bắn máy bay, tổ chức đài quan sát, tăng cường tuần tra, kiểm soát đề phòng địch tung gián điệp, biệt kích, người nhái, thả bom, mìn, thuỷ lôi.


Trạm Biên phòng Cảng và Tổ Giám hộ trên tàu nước ngoài đậu ở sông Bạch Đằng ngoài nhiệm vụ thường xuyên phải tổ chức quan sát, cảnh giới đề phòng địch dùng người nhái đánh mìn phá tàu, dùng máy bay thả thuỷ lôi... còn phải củng cố lại hệ thống thông tin, báo cáo, phân bố dụng cụ quan sát, các hải đồ để dưới theo dõi tình hình, báo cáo chính xác về Ban Chỉ huy thành phố kịp thời xử lý.


Sáng 9/5/1972, hàng chục máy bay địch thả thuỷ lôi, bom mìn tại ven biển cửa sông của Hải Phòng, từ vùng biển Cát Bà, Cát Hải, Đồ Sơn, các cửa sông Lạch Huyện, Nam Triệu, Lạch Tray, Văn Úc... Lập tức đồn, trạm Công an vũ trang tại các cửa sông ven biển nói trên đều báo cáo về là địch đã thả thuỷ lôi, số lượng ban đầu, khu vực thả, tọa độ bản đồ. Nhận được tin Bộ Chỉ huy Công an vũ trang chỉ đạo cho các đồn trạm, thông báo cho các lực lượng, các ngành địa phương cùng biết và xử lý, ra ám hiệu, tín hiệu cho các tàu thuyền đang hoạt động tìm nơi ẩn náu, đề phòng thiệt hại, chờ đồn, trạm nghiên cứu và chỉ dẫn luồng đi an toàn sau.


Ngay sau đó các đồn, trạm biên phòng phối hợp với Công an nhân dân, Tự vệ ven biển tổ chức canh gác, nắm biến động của các bãi thuỷ lôi, đếm số lượng và đánh dấu trên hải đồ những quả đã tự nổ, nghiên cứu luồng đi cho thuyền bè, dùng tre nứa cắm tiêu và hướng dẫn thuyền ra vào cửa sông, tránh đi vào vùng nguy hiểm. Tuy nhiên, có những phương tiện ở nơi khác không nắm được tín hiệu luồng lạch còn lẻ tẻ xảy ra tai nạn, lúc đó anh em phải tổ chức cứu vớt, đưa vào bờ băng bó thương tích, chôn cất tử vong, giúp đỡ người còn sống lương thực, thuốc men và phương tiện trở về nơi cư trú.


Mặt khác, các đồn, trạm ở Cát Hải, Đồ Sơn, Văn Úc còn phối hợp với các lực lượng tại chỗ tổ chức những đội rà phá nhái đánh mìn phá tàu, dùng máy bay thả thuỷ lôi... còn phải củng cố lại hệ thống thông tin, báo cáo, phân bố dụng cụ quan sát, các hải đồ để dưới theo dõi tình hình, báo cáo chính xác về Ban Chỉ huy thành phố kịp thời xử lý.


Sáng 9/5/1972, hàng chục máy bay địch thả thuỷ lôi, bom mìn tại ven biển cửa sông của Hải Phòng, từ vùng biển Cát Bà, Cát Hải, Đồ Sơn, các cửa sông Lạch Huyện, Nam Triệu, Lạch Tray, Văn Úc... Lập tức đồn, trạm Công an vũ trang tại các cửa sông ven biển nói trên đều báo cáo về là địch đã thả thuỷ lôi, số lượng ban đầu, khu vực thả, tọa độ bản đồ. Nhận được tin Bộ Chỉ huy Công an vũ trang chỉ đạo cho các đồn trạm, thông báo cho các lực lượng, các ngành địa phương cùng biết và xử lý, ra ám hiệu, tín hiệu cho các tàu thuyền đang hoạt động tim nơi ẳn náu, đề phòng thiệt hại, chờ đồn, trạm nghiên cứu và chỉ dẫn luồng đi an toàn sau.


Ngay sau đó các đồn, trạm biên phòng phối hợp với Công an nhân dân, Tự vệ ven biển tổ chức canh gác, nắm biến động của các bãi thuỷ lôi, đếm số lượng và đánh dấu trên hải đồ những quả đã tự nổ, nghiên cứu luồng đi cho thuyền bè, dùng tre nứa cắm tiêu và hướng dẫn thuyền ra vào cửa sông, tránh đi vào vùng nguy hiểm. Tuy nhiên, có những phương tiện ở nơi khác không nắm được tín hiệu luồng lạch còn lẻ tẻ xảy ra tai nạn, lúc đó anh em phải tổ chức cứu vớt, đưa vào bờ băng bó thương tích, chôn cất tử vong, giúp đỡ người còn sống lương thực, thuốc men và phương tiện trở về nơi cư trú.


Mặt khác, các đồn, trạm ở Cát Hải, Đồ Sơn, Văn Úc còn phối hợp với các lực lượng tại chỗ tổ chức những đội rà phá thủ công để tạo ra đường đi an toàn cho thuyền bè như dùng dây nan kéo lưới, buộc các loại kim loại kéo rà theo hướng đã định - thật gian khổ và nguy hiểm nhưng anh em vân vật lộn với sóng nước và bom đạn. Tuy có kết quả nhưng rất hạn chế, vì khu vực sông rộng, sức người có hạn, địch thả số lượng lớn, xen kẽ nhiều loại khác nhau, kỹ thuật được cải tiến tinh vi, phức tạp.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #55 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2023, 08:39:03 pm »

Do vị trí đóng quân và hoạt động tại chỗ nên các đồn, trạm còn làm nhiệm vụ nòng cốt, trung tâm hiệp đồng với các lực lượng của địa phương, hướng dẫn và bảo vệ đoàn cán bộ các ngành cấp trên, của thành phố thị sát tình hình, cung cấp các tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu về âm mưu, ý đồ của địch và tình hình mọi mặt ở biên phòng.


Nhưng việc thôi thúc nhất lúc này là tìm ra nguyên lý cấu tạo, chuyển động của bộ phận phát nổ thuỷ lôi. Muốn vậy, phải rà tìm, tháo gỡ được những quả thuỷ lôi còn nằm ở dưới nước. Trong lúc Ban Chỉ huy chúng tôi đang theo dõi tình hình thì được đồng chí Nguyễn Hữu Đoài - chính trị viên Đồn 34 trực tiếp báo cáo: có bà Phương ở xã Tràng Cát sang đảo Đình Vũ bắt cáy ở chỗ gần địch thả thuỷ lôi, vớt được cái dù của nó. Chúng tôi giao nhiệm vụ cho đồng chí Đoài động viên bà Phương chỉ cho anh em biết thuỷ lôi ở khu vực nào. Khi nắm bắt được vùng có thuỷ lôi, đồng chí Quốc Thái - Chỉ huy trưởng xuống mở cuộc họp giữa các cán bộ, chiến sĩ Đồn và lực lượng địa phương hiến kế để tìm và tháo gỡ thuỷ lôi. Tổ chức một đội "cảm tử" do đồng chí Đoài làm đội trưởng, chọn một số đồng chí khoẻ mạnh, thạo sông nước cùng với cụ Nguyễn Văn Thưởng và anh Nguyễn Xuân Tình - những người dày dặn kinh nghiệm thuyền bè tình nguyện đưa thuyền của mình đi dẫn đường. Con thuyền đi từ trưa hôm trước đến trưa hôm sau, gặp giông gió, đêm tối, ban ngày lại bị địch quần thảo đe doạ, cuối cùng mới tìm ra quả thuỷ lôi. Chúng ta đánh đấu vị trí quả thuỷ lôi và xin chi viện kỹ thuật. Bộ Tư lệnh Công an vũ trang cử đồng chí Nguyễn Tấn - kỹ sư Công binh và Bộ Tư lệnh Hải quân cử đồng chí Trương Thế Hùng xuống, quả thuỷ lôi được tháo an toàn bộ phận phát nổ. Chiều 15/5/1972, quả thuỷ lôi và bộ phận phát nổ của nó được Đồn và dân quân địa phương đưa về đất liền. Đồng chí Vũ Sinh - nguyên là Chính uỷ Công an vũ trang lúc đó đã hướng dẫn đồng chí Trần Kiên - Bí thư Thành uỷ Hải Phòng xuống xem và động viên anh em.


Cán bộ chiến sĩ Đồn 34 và đồng chí Nguyễn Tấn còn tiếp tục tìm kiếm ở khu vực này và tháo gõ được 2 quả cùng loại. Các đồn trạm khác cùng lực lượng địa phương rà tìm thủ công làm nổ thêm 11 quả. Các đài quan sát tiếp tục theo dõi vùng có thuỷ lôi, xác định số lượng, vị trí địch thả bổ sung để phục vụ cho lực lượng kỹ thuật rà phá và hướng dẫn phòng tránh cho người và phương tiện ra vào cửa sông an toàn.


Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp của Thành uỷ Hải Phòng, các lực lượng vũ trang trên địa bàn Hải Phòng đã hợp sức chiến đấu đánh phá cuộc phong toả rất ác liệt của địch, mà nòng cốt là lực lượng Hải quân với những khí tài, kỹ thuật làm cho cuộc phong toả của Mỹ thất bại.


Trong không khí căng thẳng, quyết liệt, có những hy sinh tổn thất, nhưng cũng nổi lên nhiều kỳ tích anh hùng. Trong đó, Công an vũ trang Hải Phòng đóng góp một phần vào thắng lợi chung cùng quân dân thành phố Cảng.


Sau những thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc, Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Ngay lập tức các chiến sỹ chúng ta đưa những con tàu nước ngoài ra vào cảng trước lòng cảm phục của họ đối với nhân dân ta, thành phố ta.


Trong Hiệp định Paris có điều khoản Mỹ phải đến Hải Phòng làm nhiệm vụ rà phá hết số thuỷ lôi mà họ đã thả. Công an vũ trang Hải Phòng cùng với Hải quân làm nhiệm vụ quản lý, giám sát hoạt động của Mỹ và công việc rà phá của họ ở cửa sông, ven biển. Công việc được giao là thảo quy chế, cử cán bộ giám sát việc ăn ở, đi lại, chuyên chở máy móc kỹ thuật từ sân bay Cát Bi, các khu vực biên phòng đặt ăng-ten, không cho họ quan hệ với người ngoài, bảo vệ an toàn cho họ trong giao thông, an toàn thân thể, đề phòng nhân dân ta nổi giận đánh đập.


Trong năm tháng tổ chức rà phá bằng kỹ thuật hiện đại, Mỹ thực hiện khoảng 300 chuyến bay trực thăng, hơn 10 chuyến bay C130, khoảng hơn 600 chuyến ô tô chuyên chở người và phương tiện kỹ thuật với gần 1.500 lượt nhân viên Mỹ đi lại, hoạt động. Mỹ còn tổn thất một máy bay trực thăng và chết 1 phi công nhưng họ chỉ làm nổ được 3 quả. Điều này càng chứng tỏ sức mạnh phi thường của ta.


Công an vũ trang Hải Phòng đứng chân trên ven biển, cửa sông, hải cảng vôn làm quản lý địa bàn, công tác quần chúng nên việc triển khai chống phong toả có phần thuận lợi, đoàn kết gắn bỏ với các lực lượng địa phương, thường trực theo dõi mọi hoạt động của địch, tham gia giải quyết mọi công việc cụ thể. Đồng thời với trách nhiệm và khả năng tham gia rà phá, tháo gỡ, góp phần cùng các lực lượng vũ trang và các ngành đánh thắng cuộc bao vây phong toả bằng thuỷ lôi của địch. Tiêu biểu cho lực. lượng Công an vũ ữang lúc đó là Đôn 34 và Trạm Biên phòng Cảng. Hai đơn vị này được đánh giá là có thành tích chống phong toả tốt, cộng với các thành tích khác nên được Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân ngày 3/9/1973.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #56 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2023, 08:40:10 pm »

ĐỘI 8 CÔNG BINH HẢI QUÂN THAM GIA CHỐNG PHONG TOẢ THUỶ LÔI CỦA ĐỊCH Ở HẢI PHÒNG

Trương Thế Hùng50
Nguyên Đội trưởng Đội 8 Công binh Hải quân


Sau Hội nghị hiệp đồng, Bộ Tư lệnh Hải quân được giao chủ trì bàn về kế hoạch địch phong toả bằng thuỷ lôi (tháng 5/1966), thì Đội 8 Công binh Hải quân được thành lập (ngày 2/7/1966), dưới sự chỉ huy trực tiếp của Phòng Công binh Hải quân.


Sau khi thành lập, Đội 8 khẩn trương triển khai xây dựng tổ chức cụ thể, tiến hành huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn... đồng thời thực hành các chức năng nòng cốt của Hải quân với các đơn vị bạn thuộc nội dung Đội 8 phải đảm nhận, như huấn luyện về thuỷ lôi cho Phân đội Công binh của Quân khu Đông Bắc, Phân đội Công binh của Sư đoàn 350 (nay là Bộ Chỉ huy Quân sự Hải Phòng).


Sau 3 năm (1964 - 1966) Mỹ thất bại trong âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam - lúc đó đã phát triển mạnh mẽ ở đường thuỷ, Mỹ phải thực hành bước leo thang tiếp nữa, là dùng bom từ trường, thuỷ lôi phong toả sông biển miền Bắc. Cụ thể, cuối tháng 2 đầu tháng 3/1967, Mỹ bắt đầu thả thuỷ lôi phong toả các cửa sông vùng Bắc Khu IV (sông Mã, Cửa Hội, sông Gianh và Đồng Hới...), dùng bom từ trường, thủy lôi - cả những loại hiện đại (MK52: từ tính, MK50: âm thanh) xuất hiện và cải tiến từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Được lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quân, Đội 8 đã đưa lực lượng vào Khu IV làm nhiệm vụ.


Nhân dân làm ăn sinh sống trên biển và ven biển phát hiện thuỷ lôi địch thả, bộ đội Công binh Quảng Bình cùng phối hợp, giúp đỡ vớt được 2 quả thuỷ lôi (1 quả MK52 và 1 quả MK50). Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Khu IV Đội 8 Hải quân tiếp nhận 2 quả thuỷ lôi trên và tháo gỡ thành công.


Việc tháo gỡ thành công 2 quả thuỷ lôi đầu tiên giúp cho ta trong quá trình khai thác những bí mật về kỹ thuật và chiến thuật gài bẫy của địch... Nhờ đó, ta có biện pháp rà phá kịp thời (thô sơ và hiện đại) và kỹ thuật cho việc tiếp tục tháo gỡ thuỷ lôi. Với các hiện vật và kết quả rà phá thuỷ lôi bởi các phương tiện thô sơ và hiện đại, Đội 8 lập thời tổ chức, phô biến, huấn luyện tới các đơn vị liên quan, cho anh em tháo gỡ, rà phá và các đơn vị chỉ huy phương tiện tàu thuyền đi lại (đơn vị võ trang thuộc Khu IV), đồng thời ra Bắc huấn luyện cho Công binh, lực lượng thuộc Tả Ngạn, Công an vũ trang, lực lượng Tự vệ Cảng Hải Phòng, Ty Bảo đảm Hàng hải...


Tháng 8/1967, địch leo thang phong toả cảng biển Hải Phòng bằng các loại thuỷ lôi MK42 (bom từ trường lắp đâu DST36), Đội 8 Hải quân nhanh chóng chỉ huy phân đội chốt ở Cát Hải triển khai lực lượng, một phân đội về Cảng Hải Phòng tiếp ứng, một phân đội khác bổ sung thêm lực lượng nơi xung yếu. Đội 8 Hải quân phối hợp với các đơn vị hải quân tại chỗ: lực lượng của Tả Ngạn, Công binh Sư đoàn 350, Tự vệ Cảng, Ty Bảo đảm Hàng hải thực hành rà phá thuỷ lôi địch bằng các phương tiện hữu hiệu hiện có - tấm tôn, thùng phuy, thanh nam châm, phao sắt... ít lâu sau, X46 Hải quân sản xuất được tàu phá lôi (HDL - 9), cùng các phương tiện khác của đơn vị bạn, làm tăng hiệu quả và tốc độ khai thông luồng vận tải kịp thời hơn.


Cuộc đọ sức trên mặt trận chống phong toả bằng thuỷ lôi ngày càng ác liệt. Kẻ địch đánh phá liên tục, thả bổ sung thuỷ lôi dồn dập, thủ đoạn tác chiến thâm độc, vũ khí thuỷ lôi được cải tiến nhanh chóng và phương thức thả cũng được tăng cường với mức độ tinh vi hơn. Nhưng, với tinh thần "quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", với khẩu hiệu "Địch thả ta phá ta đi", "Địch thả ta vừa phá vừa đi"... Đội 8 đã hiệp đồng chặt chẽ cùng các đơn vị bạn ở Hải Phòng - dù ngày đêm luôn bám sát hiện trường để kịp thời chiến đấu, góp phàn thông luồng, thông cầu, phà...


Trước những thất bại liên tiếp, địch vừa đánh phá trở lại miền Bắc, vừa leo thang chiến tranh tiếp nữa... Ngày 9/5/1972 khác với Giôn-xơn, Ních-Xơn hạ lệnh phong toả miền Bắc triệt để (không có loại trừ, hạn chế). Địch thả thuỷ lôi xuống Cửa Nam Triệu - luồng chính vào Cảng Hải Phòng, và vào vùng nước đầu tàu trong cảng. Theo hiệu lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quân, dưới sự chỉ đạo của Ban Chống phong toả thành phố Hải Phòng, Đội 8 Hải quân phối hợp cùng các đơn vị bạn, triển khai lực lượng vừa tìm kiếm phát hiện thuỷ lôi, vừa tham gia kịp thời rà phá thuỷ lôi ở những nơi trọng yếu nhất về quân sự. Nhờ huy động lực lượng toàn dân tham gia của Ban Chỉ đạo, Đôn Công an vũ ừang 34 được nhân dân đánh cá xã Tràng Cát báo cáo phát hiện có thuỷ lôi địch rơi gần Đèn Nơm (Cửa Nam Triệu). Các chiến sĩ tháo gỡ thuỷ lôi của Đội 8 Hải quân cùng hợp lực với đông nghiệp (Đường biển, Công an vũ trang, Công binh Sư đoàn 350...) đã tháo gỡ thành công quả thuỷ lôi MK52 đầu tiên ở Cửa Nam Triệu ngày 15/5/1972. Kết quả này giúp cho việc phát hiện những bí mật cải tiến mới của vũ khí địch, tạo cơ sở cho việc đề ra các phương pháp sản xuất phương tiện rà phá, rút kinh nghiệm về thao tác tháo gỡ thuỷ lôi. Đó cũng là cơ sở cho các phương tiện rà phá mới của Hải quân (như máy phóng từ U80, xuồng phóng từ 311 Tankit phóng từ...) và của đơn vị sản xuất tổ chức sử dụng. Bằng sức mạnh tổng hợp đó của các lực lượng vũ trang mà chúng ta kịp thời giải phóng luồng lạch, nhanh chóng bảo đảm vận tải, vật chất chi viện chiến trường.


Thành quả giải phóng sớm luồng lạch của lực lượng vũ trang nhân dân ta, được chứng minh bằng, sau Hiệp định Paris, Đội Đặc nhiệm 78 của Hải quân Mỹ vào rà phá thuỷ lôi trên sông biển miền Bắc Việt Nam - theo điều khoản mà Mỹ ký kết - chỉ phá nổ được 3 quả ở ngoài luồng trong khi tàu ta đã thông tuyến vào Cảng Hải Phòng từ lâu.


Cuộc chiến đấu chống địch phong toả sông biển miền Bắc bằng thuỷ lôi là một cuộc chiến đấu vừa quyết liệt, vừa ác liệt; là cuộc chiến đấu thực sự về trình độ, trí tuệ trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật thuỷ lôi - mà chênh lệch giữa ta và địch rất xa, phần yếu thuộc về ta; là cuộc đọ sức về chỉ đạo của lãnh đạo và thông minh của người thực hành...


Địch dùng các loại thuỷ lôi hiện đại, đã và tiếp tục cải tiến nhanh chóng trong quá trình sử dụng, áp dụng các thủ thuật kỹ thuật (như định giờ, định lần, độ nhạy, độ suy giảm, tự huỷ, chống tháo gỡ,...); dùng xen kẽ bom từ trường, thuỷ lôi và cả các loại có nguyên lý gây nổ bằng các trường vật lý khác nhau (âm thanh, từ tính, thậm chí cả tế bào quang điện,...). Những thủ đoạn đó gây cho ta không ít khó khăn, có lúc lúng túng... Nhưng rồi, bằng ý chí quyết tâm, lòng dũng cảm sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ, trình độ sáng tạo, mưu trí, tài năng, thông minh... lại huy động được sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển tạo nên sức mạnh để chúng ta đánh thắng địch một cách thật oai hùng, đầy tự hào.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #57 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2023, 08:41:33 pm »

MỘT CUỘC ĐỐI ĐẦU KHOA HỌC TRÊN BIỂN

Nguyễn Khoái


Trở lai các "cuộc chiến" trên biển giữa ta và Mỹ cách đây hơn 30 năm, sau Sự kiện Vịnh Bắc Bộ là "cuộc chiến" phong toả bằng thuỷ lôi vùng sông, biển miền Bắc Việt Nam của đế quốc Mỹ - mà Hải Phòng là trọng điểm phong toả.


Chống địch phong toả sông biển bằng thuỷ lôi, là cuộc chiến vô cùng khó khăn, phức tạp, ác liệt... trên tất cả các lĩnh vực khoa học - quân sự. Tôi xin tạm chia các "cung đoạn phân việc" chống địch phong toả sông biển bằng thuỷ lôi như sau:

1. Quan sát, phát hiện, tìm và đánh dấu thuỷ lôi địch thả.

2. Nghiên cứu, tháo gỡ, tách ngòi nổ ra khỏi khối nổ chính của quả thuỷ lôi; tháo rời toàn bộ bộ phận ngòi nổ - đặc biệt là tách hạt nổ, khối nổ mồi để chúng chỉ có tác dụng cho ta nghiên cứu (và ta đã nắm rõ cơ chế của hạt nổ, khối nổ mồi - ở mức nó không còn gây nguy hiểm và thương vong cho người nghiên cứu).

3. Nghiên cứu toàn bộ nguyên lý kỹ thuật, vận hành và các tham số kỹ thuật,... của toàn bộ ngòi nổ - nhằm giải đáp: vì sao thuỷ lôi có thể nổ được, và tạo nên dụng cụ rà quét gây nổ thuỷ lôi theo yêu cầu của ta (công nghệ sản xuất dụng cụ rà quét).

Phần việc mà tôi được tham gia là ở phần thứ ba này.

Ở các nước có lực lượng Hải quân hiện đại, thì ở "phần việc thứ ba" này họ đã có đầy đủ và thành hệ thống bài bản, từ đội ngũ khoa học chuyên ngành, tài liệu (giáo khoa, thực hành và tham khảo...) cho đến các trang thiết bị máy móc chuyên dùng, các cơ sở nghiên cứu và phòng thí nghiệm, trường thực nghiệm... hoàn chỉnh. Thậm chí còn có cả đội ngũ chiến sĩ và nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, lành nghề, luôn luôn sẵn sàng nhận việc. Đặc biệt, họ có cả một cơ chế tài chính và cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thi công.


Điều kiện của ta, năm 1972, vừa có thể nói rằng "ta chưa có gì", cũng lại vừa có thể nói "ta đã có đủ cả". Chưa có: bởi ta chưa có bài bản gì, tất cả còn nằm rải rác, tiềm năng. Có đủ: bởi nếu huy động, khai thác, vận dụng tổng hợp dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo đường lối chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân... thì ta đủ sức mạnh. Chúng tôi hoạt động trong điều kiện đó.


Sau khi cấp trên thành lập Ban Chống phong toả, những cán bộ khoa học, kỹ thuật mọi nơi được huy động về. Chúng tôi hình thành tổ chức ban đầu là Bộ phận Nghiên cứu nguyên lí kỹ thuật của ngòi nổ thuỷ lôi. Tổ chức này dần dần hoàn chỉnh, bắt tay vào làm việc với tinh thần tự giác, tự cường và quyết thắng.


Quân chủng Hải quân có sẵn một số cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật, vũ khí thuỷ lôi của ta và đặc biệt là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên về vũ khí dưới nước; đã thành lập Đội 8 Công binh Hải quân - một đội ngũ cán bộ, nhân viên và chiến sĩ kỹ thuật, điều sang làm công tác chống thuỷ lôi địch.


Tất cả chúng tôi - dù Hải quân hay thuộc các quân binh chủng khác được điều về, cùng cán bộ, nhà khoa học tập trung vào nghiên cứu các vấn đề lý luận, nguyên lý kỹ thuật và cấu tạọ thuỷ lôi của ta. Trên cơ sở đó liên hệ, đối chiếu sang tìm hiêu vũ khí địch. Chúng tôi cho rằng bước đi ban đầu này rất bài bản, tối cần thiết - và cũng là một thuận lợi lớn của chúng tôi. Nhờ đó, về cơ bản, những vấn đề nguyên lý kỹ thuật thông thường, chúng tôi nhanh chóng nắm bắt để đi sâu vào những nội dung phức tạp hơn.


Công việc đầu tiên khi tiếp xúc với các bộ phận, linh kiện, cấu tạo ngòi nổ thuỷ lôi địch là nhận dạng: hình dáng cấu tạo, tham số kỹ thuật và mật mã ghi trên linh kiện để có nhận xét ban đầu và phán đoán... Nhờ đặt ra từ đầu ý thức cảnh giác trước những cái bẫy kỹ thuật của địch, nên chúng tôi không bị lừa trước những cái bẫy "chết người" và cả những cái bẫy làm "mất thời gian, tốn công sức vô ích", do địch "gài" trong cấu tạo hoặc các tham số, mã ghi trên linh kiện. Có những chỗ đột nhiên Mỹ sản xuất lõm vào, hoặc có những lỗ ốc làm sẵn nhưng không thấy có công cụ gì, cũng giúp chúng tôi đoán trước có thể là chỗ địch lắp thêm một linh kiện kỹ thuật nào đó, phục vụ cho một ý đồ nào đó thuộc "bẫy kỹ thuật" với đối phương.


Tìm hiểu, nghiên cứu cấu tạo, thiết bị... và liên kết giữa các linh kiện về cơ khí thường nhanh và đơn giản. Nhưng tìm hiểu, nghiên cứu về cấu tạo mạch điện, nguyên lí và sơ đồ khối, chức năng của chúng về lĩnh vực điện, điện tử, từ trường cảm ứng... thì khó khăn và mất thời gian hơn nhiều. Đã có khi, chúng ta phải dùng tới hiện trường và môi trường thật (dùng tàu, đi trên luồng với độ sâu thích hợp, đặt "đầu nổ" thuỷ lôi địch trong điều kiện độ sâu và áp suất nước thích hợp...) mới có thể tìm ra được tham số bí mật kỹ thuật của "đầu nổ" thuỷ lôi. Nhờ trình độ khoa học và khối lượng tri thức, cùng trí thông minh nhanh nhạy của cán bộ chiến sĩ nên ta nhanh chóng nắm bắt được từng chi tiết đến sơ đồ tổng thể, mạng điện với các bí quyết của Mỹ. Chúng tôi lập một kế hoạch thực nghiệm thẩm định cho từng phần và cho toàn bộ một quả thuỷ lôi. Bước thực nghiệm này là gian nan nhất, nhưng cũng lý thú nhất. Mỗi kết quả lúc này đều là kết quả của những việc đã làm và thành công sẽ là nguồn cổ vũ lớn lao, động viên chúng tôi bước vào những cuộc chiến đấu tiếp.


Sau khi thực nghiệm và thẩm định xong một quả thuỷ lôi địch, tiếp đến là đề ra các giải pháp kỹ thuật, nguyên lý kỹ thuât... để tạo ra dụng cụ rà phá, nổ thủy lôi địch theo yêu cầu. Việc sản xuất dụng cụ rà phá với các yêu cầu nguyên lý kỹ thuật thích hợp là một việc làm hoàn toàn mới, sáng tạo của các nhà khoa học và kỹ thuật công nghệ thuộc xưởng kỹ thuật của Hải quân, Đường biển...


Tiếp sau dụng cụ rà phá, chúng tôi còn phải sàn xuất dụng cụ chuyên chở dụng cụ rà phá ra hiện trường chiến đấu.

Đồng thời với đề xuất sản xuất ra các dụng cụ rà phá nửa hiện đại, hiện đại và nâng cao vô cùng quan trọng và cấp thiết, chúng tôi phải thiết kế - có khi cả sàn xuất ra các dụng cụ rà phá thô sơ, nửa thô sơ... dã chiến để kịp thời trang bị rộng khắp cho lực lượng dân quân tự vệ trên mọi địa bàn có thuỷ lôi địch thả. Bởi đây là lực lượng vừa sớm giải phóng luồng sông bến phà vừa hạn chế kịp thời và tối đa những tổn thất người và của của nhân dân đi lại làm ăn sinh sống trên sông biển miền Bắc. Lực lượng của Hải quân và Đường biển chì có thể làm ở những nơi trọng điểm và vào những thời điểm khẩn trương nhất, còn hầu hết là dân quân, tự vệ.


Lược qua một số công việc trong cuộc đối đầu khoa học kỹ thuật quân sự chống địch phong toả sông, biển bằng thuỷ lôi những năm 1967 - 1972, nhằm ôn và ghi lại phần nào chiến công trong chiến công chung của quân dân ta ở miền Bắc. Chúng ta tự hào nói rằng, nếu gọi "Điện Biên Phủ trên không cho chiến thắng máy bay B52" thì có thể gọi "Điện Biên Phủ dưới nước cho chiến thắng chống phong tỏa bằng thuỷ lôi" của đế quốc Mỹ trên vùng biển Hải Phòng?


Kho tàng lý luận và kinh nghiệm về khoa học quân sự của dân tộc Việt Nam lại ghi thêm một trang mới.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #58 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2023, 08:43:08 pm »

THAY LỜI KẾT


Cuộc chiến đấu chống phong tỏa trên sông, biển miền Bắc giai đoạn 1967 - 1968 và 1972 - 1973 là một cuộc đối đầu khó khăn, nguy hiểm, khốc liệt giữa quân dân miền Bắc với đế quốc Mỹ, giữa văn minh và tàn bạo. Trong cuộc đối đầu đó, cùng với quân và dân miền Bắc, cán bộ nhân viên ngành Đường biển (nay là Hàng hải Việt Nam) - đại diện cho ngành Giao thông vận tải đã trở thành một trong những lực lượng nòng cốt, bảo đảm mạch máu giao thông vận tải.


Đây là thời kỳ Đảng ta xác định "Giao thông vận tải là nhiệm vụ trọng tâm đột xuất cấp bách có tính chiến lược ", "Bảo đảm giao thông vận tải là chiến lược quan trọng, đặc biệt là các con đường chi viện cho miền Nam"51 (Chỉ thị của Ban Bí thư, tháng 7/1965. Nguồn: Lịch sử Giao thông vận tải Việt Nam, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2005).


Theo số liệu của ngành Đường biển, giai đoạn 1967 - 1968 đế quốc Mỹ đã ném xuống 74.718 quả bom, mìn, thủy lôi; giai đoạn 1972 - 1973 đế quốc Mỹ ném xuống 17.080 quả bom, mìn, thủy lôi phong tỏa sông, biển miền Bắc. Riêng khu vực cảng biển Hải Phòng đế quốc Mỹ đã sử dụng 4.400 quá thủy lôi và bom từ trường phong tỏa cảng biển, luồng lạch52 (Tư liệu của ông Nguyễn Thái Phong, nguyên Đội trường Đội Phá lôi Quyết Thắng).


Không một ngày mặc áo lính, nhưng những năm tháng chiến tranh chống phong tỏa sông, biển, cán bộ nhân viên Đường biển thực sự là những người lính trên chiến trường, chiến đấu với tinh thần quả cảm, thông minh, sáng tạo viết nên bao kỳ tích.


Về vai trò của ngành Đường biển trong cuộc chiến đấu chống phong tỏa sông, biển, nguyên Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Trần Kiên đã nói: "Phá lôi là nhiệm vụ chuyên môn của quân đội, nhưng vì phá lôi là nhiệm vụ rất mới mẻ và khó khăn, nguy hiểm nên ngay quân đội cũng chưa có kinh nghiệm và lực lượng công binh cũng còn thiếu và yếu. Đường biển và Bảo đảm hàng hải có thế mạnh về lực lượng khoa học kỹ thuật và nhân tài vật lực toàn Ngành tập hợp lại mà Hải quân không có điều kiện và không có lực lượng đông đảo như Đường biển trên khắp miền duyên hải, đảo đèn, bến càng... Nay thành phố Hải Phòng bị phong tỏa, giao thông vận tải bị phong tỏa, Thành ủy và Ủy ban đặt niềm tin vào lực lượng phá lôi đường biển. Bảo đảm hàng hải sẽ là một lực lượng nòng cốt của dân quân tự vệ, nêu cao quyết tâm, quyết chiến và quyết thắng, tranh thủ phối hợp với các đơn vị trong và ngoài quân đội đê giải tỏa thành phố, giải tỏa giao thông vận tải được nhanh chóng và an toàn53 (Tư liệu Hội Lịch sử Hải Phòng).


Những "người lính" của ngành Đường biển đã bước vào các trận chiến đấu với tinh thần "Sạch luồng, sạch bến, quân ra tiền tuyến, dân về hậu phương, tất cả cho mùa Xuân đại thắng" và "Ra đi giữ trọn lời thề, thủy lôi chưa sạch chưa về quê hương" và họ đã chiến thắng.


Giai đoạn 1967 - 1968, ngành Đường biển đã tháo thành công 37 thủy lôi, bom mìn, phá nổ 1.116 quả thủy lôi, bom mìn thời kỳ 1972 - 1973 tháo thành công 67 quà, phá nổ 2.157 quả thủy lôi, bom từ trường, phá nổ 1.120 quả bom khoan, bom cam... góp phần cùng toàn dân, toàn quân bảo đảm an toàn mạch máu giao thông sông, biển.


Đó là kết quả của những năm tháng chiến đấu với tinh thần anh dũng vô song, hy sinh thầm lặng của cán bộ, nhân viên ngành Đường biển Việt Nam. Họ đã góp phần viết lên "khúc tráng ca" hào hùng của ngành Hàng hải Việt Nam, làm đẹp thêm lịch sử Giao thông vận tải Việt Nam. "Cuộc chiến đấu trên mặt trận giao thông vận tải ở khắp miền Bắc là một thiên anh hùng ca của các chiến sỹ Giao thông vận tải và của đồng bào ta dọc các tuyến đường" (Lời Thủ tướng Phạm Văn Đồng, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa III)54 (Nguồn: Lịch sử Giao thông vận lải Việt Nam, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2005).


Trong cuộc chiến đấu chống phong tỏa sông, biển của ngành Giao thông vận tải nói chung, ngành Hàng hải Việt Nam nói riêng, đã có biết bao tấm gương anh dũng hy sinh, rất nhiều người khác đã cống hiến một phân thân thể, máu và nước mắt của họ đã đổ xuống. Nhiều người đã được vinh danh, nhưng cũng có nhiều sự hy sinh, cống hiến còn chưa được ghi nhận, tôn vinh. Nhiều sự kiện và nhân chứng còn phải tiếp tục cần được làm rõ.


Vì thế lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đã có ý kiến giao cho Cục Hàng hải Việt Nam, tham mưu, chủ trì tổ chức hội thảo khoa học lịch sử về ngành Đường biển trong những năm tháng chống chiến tranh phong tỏa sông, biển.


Với tư cách là cơ quan biên soạn, lưu trữ tài liệu khoa học lịch sử chuyên ngành duy nhất của ngành Giao thông vận tải, Nhà xuất bản Giao thông vận tải biên soạn ấn phẩm "Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng" góp phần vào thực hiện nhiệm vụ của lãnh đạo Bộ. Đây cũng là một trong những nỗ lực của Nhà xuất bản Giao thông vận tải trong chuỗi các hoạt động biên soạn, xuất bản các ấn phẩm lịch sử - truyền thống hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Giao thông vận tải Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2015) và kỷ niệm ngày thành lập các đơn vị, trong đó có 50 năm Ngày thành lập Cục Hàng hải Việt Nam (5/5/1965 - 5/5/2015).


Trong quá trình biên soạn, Nhà xuất bản Giao thông vận tải xin chân thành cám ơn Cục Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải Miền Bắc, các nhân chứng lịch sử trong đó có ông Nguyễn Thái Phong, và một số cán bộ lão thành của ngành Đường biển, Ty Bảo đảm Hàng hải trước đây như Phan Văn Nghị, Nguyễn Tiến Hà... đã góp ý, cung cấp tài liệu, hiệu đính bản thảo.


Nhà xuất bản Giao thông vận tải xin cảm tạ và ghi nhận mọi sự đóng góp của các cán bộ lão thành ngành Giao thông vận tải Việt Nam nói chung, ngành Hàng hải nói riêng và bạn đọc rộng rãi với ấn phẩm này.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #59 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2023, 08:47:29 pm »

PHỤ LỤC


1. Loại bom đạn Mỹ sử dụng lần đầu ở Hải Phòng





Nguồn tư liệu: Bảo đảm Công trình chống phong toả thành phố Càng. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Hà Nội, 1986.


2. Số lượng thuỷ lôi, mìn từ trường do Mỹ thả ở khu vực Hải Phòng năm 1972, ta quan sát được

Luồng Nam Triệu:   
- Ngày 9 tháng 5 thả 30 quả
- Ngày 15 tháng 5 không xác định rõ
- Ngày 19 tháng 5 thả 40 quả
- Ngày 1 tháng 6 thả 50 quả
- Ngày 2 tháng 7 thả 10 quả
- Ngày 4 tháng 7 thả 24 quả
- Ngày 24 tháng 7 thả 4 quả
- Ngày 11 tháng 8 thả 20 quả
- Ngày 17 tháng 12 thả 15 quả

Luồng Quả Xoài - Lạch Huyện:
- Ngày 12 tháng 5 thả 10 quả
- Ngày 30 tháng 7 thà 8 quả
- Ngày 27 tháng 8 thả 130 quả
- Ngày 19 tháng 12 không xác địch rõ
- Ngày 23 tháng 12 thả 8 quả

Khu vực Cửa Cấm:   
- Ngày 2 tháng 7 thả 32 quả
- Ngày 4 tháng 10 thà 150 quả

Khu vực Đồ Sơn:   
- Ngày 13 tháng 5 thả 30 quả
- Ngày 20 tháng 6 thả 8 quả
- Ngày 2 tháng 7 thả 100 quả
- Ngày 4 tháng 7 thả 20 quả
- Ngày 30 tháng 7 thả 3 quả

Khu vực Đồ Sơn - Cát Bà - Long Châu:
- Ngày 12 tháng 5 thả 40 quả
- Ngày 15 tháng 5 thả 8 quả
- Ngày 2 tháng 7 thả 40 quả
- Ngày 4 tháng 7 thả 60 quả
   
Cửa Vạn Úc:   
- Ngày 21 tháng 5 thả 36 quả
- Ngày 4 tháng 7 thả 100 quả
- Ngày 19 tháng 7 thả 40 quả

Từ ngày 9/5/1972 đến ngày 23/12/1972, không quân Mỹ đã thả xuống khu vực Hải Phòng 28 lần thuỷ lôi, mìn từ trường, số lượng ta quan sát được là 1016 quả.

Nguồn tư liệu: Lưu trữ Quân chủng Hải quân. Hồ sơ 287 - HS.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM