Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 11:22:14 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chống phong tỏa sông, biển - Những năm tháng hào hùng  (Đọc 2314 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #20 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2023, 07:20:12 am »

Ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ bắt đầu đánh phá miền Bắc Từ 8/2/1965, máy bay Mỹ bắt đầu "leo thang" đánh phá từ vĩ tuyến 20 trở vào, chủ yếu là đánh phá mạng lưới giao thông vận tải; những tuyến đường đầu tiên bị đánh phá là Đường 12 từ Tân Ấp đến biên giới Việt - Lào tại đèo Mụ Giạ và đến Ba Na Phào (trên đất Lào), Mường Xén (Quốc lộ 7 Nghệ An) Tiếp đến ngày 19/3/1965, chúng ném bom bến phà Thanh Khê (Quảng Bình), cầu Phủ trên Quốc lộ 1 (Hà Tĩnh) và một số mục tiêu trên đường 12A (Quảng Bình). Ngày 24/3/1965 và 25/3/1965, địch tiếp tục bắn phá vào nhiều mục tiêu, chủ yếu là đường sá, bến phà, cầu cống của khu vực Vĩnh Linh, Quảng Bình, Hà Tĩnh. Trong các ngày 26, 29, 30/3/1965 máy bay địch cũng đánh phá đảo Bạch Long Vĩ và đảo đèn Long Châu (Hải Phòng)... của Ty Bảo đảm Hàng hải. Tuy phần lớn lực lượng lao động trên bến cảng đã kịp sơ tán nhưng hầu hết cơ sở hạ tầng của Cảng, thành quả 10 năm xây dựng phút chốc bị huỷ hoại. Sau đó, khu vực Bến Thuỷ còn bị máy bay, tàu chiến Mỹ đánh phá hàng trăm lần.


Chỉ tính những trận lớn trực tiếp đánh vào giao thông vận tải thì: năm 1965 (tính từ tháng 4): 5.500 trận, địch đánh nhiều đợt, nhiều lượt máy bay đánh vào một điểm; năm 1966: 13.000 trận; năm 1967: 27.000 trận.


Sau khi đánh vào đường sắt và đường bộ - mà theo chủ quan chúng cho là đã bị tê liệt, chúng liền quay sang đánh vào đường sông và đường biển. So với năm 1965, mức độ địch đánh vào đường sông và đường biển năm 1966 tăng gấp 2 lân, năm 1967 tăng gấp 5 lần.


Sau khoảng tháng 6/1965, đế quốc Mỹ hằng ngày vẫn đe doạ phong toả cảng Hải Phòng và các cảng khác, song chúng vẫn chủ trương "Leo thang từng bước, đánh phá từng đợt". Từ tháng 7/1965, Ban Bí thư Trung ương Đảng xác định: "Giao thông vận tải là nhiệm vụ trung tâm đột xuất cấp bách có tính chất chiến lược của toàn Đảng, toàn dân, bảo đảm giao thông vận tải là chiến lược quan trọng, đặc biệt là các con đường chi viện cho miền Nam..". Ty Bảo đảm Hàng hải đã vận dụng sáng tạo, kết hợp giữa hai nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu.


Ty Bảo đảm Hàng hải kịp thời phục vụ an toàn cho hoạt động của Đội tàu Hữu Nghị gồm các tàu Hoà Bình, Hữu Nghị, Bến Thuỷ, Thống Nhất, "20 - 7"... trong hoàn cành chiến tranh ác liệt, đêm cũng như ngày.


Tháng 8/1965, Bộ Giao thông vận tải mở hội nghị gồm đại biểu các tinh, thành toàn miền Bắc. Hội nghị đã xác định nhiệm vụ chính trị cao nhất của Ngành là: bảo đảm giao thông - nêu thành khẩu hiệu: Địch phá, ta sửa, ta đi/Địch lại phá, ta lại sửa, ta đi.


Bộ Giao thông vận tải cũng xác định rõ các tuyến đường vận tải chiến lược lúc ấy và nêu mục tiêu: Bằng bất cứ giá nào cũng phải bảo đảm giao thông vận tải thông suốt, liên tục trong mọi tình huống. Các biện pháp được đề ra:

- Tập trung vào các trọng điểm: các cầu lớn, bến phà, đoạn đường xung yếu qua đầm lầy, đèo dốc vực sâu;

- Bám lấy tuyến cũ có nền mặt đường tốt, làm cầu tránh, cầu tạm, bến phà, mỗi điểm vượt sông có 2 - 3 cầu và 2 -3 bến phà;

- Nghiên cứu mọi biện pháp qua sông (cầu tạm cầu phao các loại, cầu cáp, phà cải tiến...);

- Theo sát tình hình địch, sẵn sàng đối phó theo phương châm "4 trước": dự kiến âm mưu địch trước, có biện pháp đối phó trước, chuẩn bị trước về các mặt như vật tư nhân lực và tranh thủ thi công trước;

- Mưu trí phân tán hoả lực địch, bảo vệ mình, hết sức coi trọng công tác nghi trang, nguỵ trang;

- Dựa vào lực lượng nhân dân, nhưng phải xây dựng lực lượng đơn vị mạnh, cơ động kịp thời ứng phó (kể cả đơn vị giao thông vận tải trung ương và địa phương), tổ chức dân quân công binh.


Đối với phía Đông Bắc, phải đảm bảo hoạt động của Cảng Hải Phòng và duy trì tuyến đường sắt từ cảng Hải Phòng tận dụng vận tải đường sông khi đường sắt bị đánh. Phải giữ quốc lộ 5 thông suốt liên tục.


Cùng với cả nước, ngành Đường biển, trong đó có Ty Bảo đảm Hàng hải tổ chức lại hoạt động để phù hợp với nhiệm vụ.

Đồng thời, Ty Bảo đảm Hàng hải chủ động chống lại sự phong toả của Mỹ: khảo sát các tuyến luồng mới, thanh thải chướng ngại vật, rà phá bom mìn,...

Cùng với các đơn vị của ngành Đường biển, Ty Bảo đảm Hàng hải tổ chức các đài quan sát thuỷ lôi và máy bay địch, lập nhiều cung, nhiều tuyến, nhiều trạm bảo đảm giao thông, các bến dã chiến, các công trình nguỵ trang, che giấu tàu thuyền... Ty Bảo đảm Hàng hải bảo đảm cho các đội tàu Tự Lực, Giải Phóng bám biển trong mọi tình huống, chiến đấu kiên cường dũng cảm, thực hiện đây đủ chức năng đội tàu chủ lực làm nhiệm vụ xung kích của ngành Đường biển trên tuyến vận tải vào phía Nam với việc tham gia nhiều chiến dịch vận tải của ngành Giao thông vận tải.


Khi địch bắt đầu thả thuỷ lôi, bom từ trường, Đội Rà phá thuỷ lôi của Ty Bảo đảm Hàng hải phối hợp chặt chẽ với đơn vị bạn đặc biệt là Hải quân nhân dân Việt Nam, cùng nghiên cứu và kết hợp thực hiện việc rà phá, làm mất tác dụng của chúng. Đây là cuộc đấu mưu, đấu trí với giặc Mỹ và là sự chịu đựng đây quả cảm của toàn ngành Đường biển.


Tháng 8/1967, Ty Bảo đảm Hàng hải thành lập Đội Phá thuỷ lôi Bảo đảm hàng hải gồm:

Phân đội 1: Hoàng Hải, Nguyễn Duy Thanh, Lê Văn Bách, Vũ Văn Giang, Phạm Ngọc Sâm, Phạm Tư, Lê Văn Điệm, Đặng Khắc Vỹ.

Phân đội 2: Nguyễn Ích Luyến, Phạm Anh Hồng, Cao Văn Vĩnh, Nguyễn Xuân Lâm, Nguyễn Văn Tĩnh, Bùi Ngọc Khiêm, Dương Xuân Cường, Nguyễn Màu.

Phân đội 3 (Phân đội Lê Mã Lương): Trần Văn Nhớn, Lê Sấm, Kim Hoàng, Văn Đức Thanh, Ngô Mộng, Nguyễn Đức Minh, Phùng Văn Cúc, Phan Văn Dằng. Phân đội Lê Mã Lương do đồng chí Nguyễn Uyển làm Phân trưởng31 (Tư liệu của ông Nguyễn Thái Phong, nguyên Đội trưởng Đội Rà phá thuỷ lôi). Phân đội phá thuỷ lôi khí tài thủ công.

Hậu cần: Nguyễn Mùi, Phạm Văn Trạc, Đoàn Thị Hay.

Ban Chỉ huy: Nguyễn Thái Phong - Đội trưởng Nguyễn Đình Thi - Đội phó, Nguyễn Khắc Khải - Kỹ sư thi công

Đây chỉ là những người có đơn tình nguyện đầu tiên, về sau có bổ sung thêm, thời kỳ cao điểm lên đến hàng nghìn cán bộ chiến sĩ.

Ngày 20/9/1967, Đội tập trung huấn luyện tại Bùi Xá Quảng Ninh do Đội 8 Hải quân phụ trách. Tập huấn 8 ngày thì Hải Phòng bị phong toả, tất cả được lệnh hành quân về giải toả thuỷ lôi tại Hải Phòng.

"Phải đưa gấp đội phả lôi về Hải Phòng.

- Ổn định chỗ ăn ở cho đội phá lôi và C8 Hải quân

- Lập kế hoạch rà phá và chuẩn bị vật tư thiết bị.

- Trinh sát thực địa khu vực rà phá..."

(Trích Báo cáo mật Ty Bảo đảm Hàng hải 1967 - 1968)

Đội Phá lôi Bảo đảm hàng hải đặt trụ sở tiền phương tại số 13 phố Hồ Xuân Hương, văn phòng Đội trưởng và Đội 8 Hải quân ở số 7 Hồ Xuân Hương.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #21 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2023, 07:27:14 am »

Bí thư Thành uỷ Trần Kiên, Chủ tịch Lê Đức Thịnh, Tư lệnh Sư đoàn 350, Cục trưởng Cục Vận tải Đường biển Lê Văn Kỳ, đồng chí Phan Tiền Đạo (Hải quân)... đến thăm và giao nhiệm vụ cho đơn vị Đội Phá lôi và Đội 8.


Ngành Đường biển nói chung và Bảo đảm Hàng hải nói riêng đã tập trung nhân tài vật lực cao độ, tranh thủ sự giúp đỡ các ngành, các cấp, vận động quần chúng nhân dân tham gia cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ phong toả đường biển trong toàn ngành và rộng khắp trên các tuyến miền duyên hải, các tuyến vượt sông ra tiền tuyến. Tổ chức hệ thống các đơn vị chống phong toả gồm:

- Hệ thống các trạm quan sát thuỷ lôi;

- Trinh sát, đánh dấu, truyền tin;

- Quản lý luồng cấm có thuỷ lôi;

- Khảo sát mở luồng tránh;

- Tháo gỡ thuỷ lôi;

- Nghiên cứu khoa học kỹ thuật phá lôi, chế tạo thiết bị phá lôi mẫu;

- Thí nghiệm, thực nghiệm phá lôi, chỉnh định thiết bị;

- Sản xuất chế tạo thiết bị đồng bộ về phá lôi, sửa chữa, hoán cải;

- Rà phá thuỷ lôi, giải phóng luồng, vận tải;

- Chạy thử, thông tuyến luồng, bàn giao sử dụng;

- Quản lý khai thác luồng vận tải...

Từ ngày 15/10/1967 - 16/10/1967, các tổ trinh sát hỗn hợp Ty Bảo đảm Hàng hải và C8 Hải quân triển khai trinh sát các vùng trọng điểm:

- Khu vực Nhà máy Xi măng: Hoàng Phú Tròn, Hoàng Văn Nguyên.   

- Khu vực đóng tàu Bạch Đằng: Nguyễn Duy Thanh, Lưu Đức Kính.

- Khu tập thể An Dương: Lê Văn Bách, Đặng Khắc Vỹ, Lê Văn Diệm.

Phát hiện có mấy quả bom từ trường chưa nổ, Ban Chỉ huy Đội báo cáo kế hoạch tháo gỡ lên cấp trên. Cùng thời gian này có hai chiến sỹ công binh Đông Bắc tháo gỡ một quả bom từ trường ở An Dương, bom nổ tại chỗ làm cả hai chiến sỹ hy sinh. Kế hoạch tháo gỡ bom từ trường được cấp trên chuẩn y đồng chí Phan Tiền Đạo thay mặt Ban chỉ đạo giao nhiệm vụ cho Đội Phá lôi Bảo đảm Hàng hải và Đội 8 Hải quân tổ chức tháo gỡ.


Đêm 16/10/1967 rạng sáng 17/10/1967, nhóm trinh sát tháo gỡ hỗn hợp gồm:

- Tuyến I: Trương Thế Hùng - Chỉ huy, Nguyễn Thái Phong, Trần Thanh Hoài, Đào Ngọc Tuân.

- Tuyến II: Lê Văn Bách, Trần Văn Nhớn, Trần Tiến Nhiên, Vũ Giang,...

Phương tiện di chuyển là xe ô tô Robur của Ty Bảo đảm Hàng hải và đã tháo gỡ quả bom từ trường đầu tiên ở Hải Phòng.

Với lòng dũng cảm, thông minh và khôn khéo các đồng chí trong Đội Rà phá thủy lôi đã tháo gỡ thành công bộ máy DST còn nguyên vẹn ngày 17/10/1967 tại Khu An Dương. Bộ máy này được chúng ta kịp thời phục hồi để nghiên cứu phục vụ công tác rà phá thuỷ lôi, bom từ trường.


Ngày 18/10/1967, tiếp tục tháo gỡ quả bom từ trường thứ hai tại khu Nhà máy Xi măng. Ngày 13/11/1967, Đội Phá lôi - Ty Bảo đảm Hàng hải cử đồng chí Hoàng Phú Tròn phụ trách một phân đội rà phá thực nghiệm tại vùng Phà Cựu - Thanh Hà đã phá nổ quả bom từ trường đầu tiên tại Hải Phòng bằng công nghệ kéo tấm tôn sắt (đạt tốc độ chuẩn, bom nổ dễ dàng). Từ đó, việc rà phá thuỷ lôi và bom từ trường đạt hiệu suất cao.


Đến tháng 12/1967, tất cả các luồng vận tải Hải Phòng đều được giải toả, nhưng các tuyến từ Hải Phòng đi ra tiền tuyến vẫn bị phong toả. Trước tình hình đó dưới sự chỉ đạo của cấp trên, Đội Phá lôi của Ty Bảo đảm Hàng hải bố trí lực lượng chốt giữ tất cả các vùng chiến thuật:

- Một phân đội phá lôi vùng Lạch Trào, Đò Lèn từ tháng 2/1967 đến 26/3/1968 phá nổ 44 quả thuỷ lôi, tham gia cùng Hải quân tháo gỡ 5 quả MK52 - Mod 0.

- Một phân đội chốt giữ vùng Lạch Giang - Ninh Cơ, cảng Nam Định và phụ cận từ ngày 20/11/1967 đến ngày 12/3/1968 phá nổ 101 quả thuỷ lôi. PĐ67 - 3 được thử nghiệm trận đầu vào ngày 18/2/1968 phá nổ 2 quả, sau đó phá nổ liên tiếp nhiều quả.

- Hai phân đội tăng cường chốt giữ các tuyến vượt sông vùng Quảng Bình ngày 05/12/1967 đến ngày 15/11/1968 chia làm 3 đợt:

+ Đợt 1 từ ngày 5/12/1967 đến ngày 30/01/1968 - Xuân Mậu Thân 1968.

+ Đợt 2 từ ngày 04/3/1968 đến tháng 5/1968 - đợt Mỹ xuống thang lần thứ nhất.

+ Đạt 3 từ 24/9/1968 đến 15/11/1968 - đạt Mỹ xuống thang lần thứ hai ngừng bắn vô điều kiện.

- Lực lượng phá lôi Trạm 4 Thanh Hoá tiến vào phá lôi giải toả Lạch Quèn phía Bắc Nghệ An, tạo điều kiện cho đội thuyền vận tải thọc sâu vào Nam.

- Thành lập Đội Xung kích II có ba phân đội lấy Trạm 3 của Ty Bảo đảm Hàng hải ở Nam Hà làm nòng cốt tiến vào giải phóng Cửa Nhượng - Hà Tĩnh để đón thuyền vận tải từ Bắc vào.

- Phân đội tiến vào phá lôi vùng Lạch Cờn, sau đó là Nhật Lệ...

- Đêm 22/10/1968, chiến dịch vận tải xăng dầu bằng phi vào Lạch Quèn đưa lên thuyền tấp nập tiến vào Nam.

- Ngày 26/10/1968, Đoàn Phá lôi tàu Tankit của Ty Bảo đảm Hàng hải tiến quân vào hội quân vùng Sông Gianh, tàu TK160 gắn hai PĐ67 - 3 trên bè có cần đẩy và Tankit 1 chạy lướt kiểm tra luồng, 04/11/1968 đã có mặt tại vùng chiến thuật sông Gianh. Một phân đội C8 Hải quân do đồng chí Huỳnh Ngọc Tiên phụ trách cũng có mặt ở vùng sông Gianh (01 tàu Tankit đã được bàn giao cho Bảo tàng Cách mạngViệt Nam làm hiện vật lịch sử vào năm 2003).

Ngày 24/2/1968, Cục Vận tải Đường biển công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ huy chống phong toả vùng Cửa Hội - Bến Thuỷ:

- Đồng chí Phạm Hải - Phó Ty Bảo đảm Hàng hải: Chỉ huy trưởng;

- Đồng chí Nguyễn Trung Lương - Phó Giám đốc Cảng Bến Thuỷ: Chỉ huy phó;

- Đồng chí Ngọc - Cán bộ quân sự Cục: Chỉ huy phó;

- Đồng chí Nguyễn Thái Phong - Đội trưởng Đội Phá lôi: Uỷ viên;

- Đồng chí Đào Kỳ - C8 Hải quân: Uỷ viên;

- Đồng chí Huỳnh Ngọc Tiên - C8 Hải Quân: Uỷ viên.

Về kế hoạch phá lôi, bố trí lực lượng do ngành Đường biển của Ty Bảo đảm Hàng hải điều hành. Ngoài 5 đội tàu, bè phá lôi PĐ67 - 3 còn có một phân đội phá lôi bằng khí tài thủ công và hai đường dây rà bằng nam châm tự trôi theo thuỷ triều để phá lôi vùng trọng điểm, số thuỷ lôi phá được ở vùng Cửa Hội - Bến Thuỷ là 267 quả, tháo gỡ 03 quả, giải toả toàn bộ vùng Cửa Hội - Bến Thuỷ đưa vào khai thác.


Tháng 4/1968, theo yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải, ngành Đường biển đã chế tạo một khối lượng lớn PĐ67 - 3 cung cấp cho các đơn vị. Đồng chí Phó Ty Bảo đảm Hàng hải Vũ Long Vân phụ trách việc tổ chức thành lập các phân đội và trực tiếp đi theo đoàn tàu Tankit.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #22 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2023, 07:30:33 am »

Tại vùng chiến thuật sông Gianh, chúng ta phá nổ 243 quả thuỷ lôi, tháo gỡ 02 quả MK42.

Ở vùng Cửa Hội - Bến Thủy và Sông Lam, Đội Phá lôi - Ty Bảo đảm Hàng hải chốt giữ kết hợp với đơn vị Trạm 5 và một phân đội Hải quân là chủ chốt. Thiết bị phá lôi PĐ67 V3 được bố trí 5 đội hình, trong đó ca nô phá lôi NBV (người bảo vệ) phá lôi vùng cửa biển.


Vừa tham gia chống bao vây phong toả, Ty Bảo đảm Hàng hải vừa coi trọng việc xây dựng cơ bản, làm thêm bến bãi sơ tán, cải tạo luồng lạch, phao tiêu, các cơ sở sửa chữa phương tiện thiết bị và dự trữ vật tư, các công trình phòng không sơ tán, chế tạo kịp thời các phương tiện rà phá thuỷ lôi...


Ty Bảo đảm Hàng hải góp phần cùng ngành Đường biển hằng năm tổ chức vận chuyển được nhiều hàng hoá, bảo đảm được các yêu cầu cơ bản của tiền tuyến lớn và của Khu IV, đặc biệt là những mặt hàng chiến lược quan trọng như hàng quân sự, nhiên liệu, lương thực. Nhờ công tác bảo đảm an toàn hàng hải, trong ba năm (1969- 1971) khôi phục và phát triển, công tác vận tải đường biển từng bước đi vào ổn định phục vụ kịp thời cho tiền tuyến và xây dựng kinh tế củng cố hậu phương.


Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong Chiến dịch VT5 cán bộ, công nhân, thuỷ thủ Ty Bảo đảm Hàng hải vẫn tiếp tục rà quét thuỷ lôi, bom mìn, dọn sạch luồng lạch, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền vận chuyển từ Quảng Ninh, Hải Phòng vào Khu IV. Mặc dù đang trong thời bình nhưng các đơn vị rà phá thuỷ lôi của ngành Đường biển luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Các đảo đèn quan trọng đều bảo đảm 100% đèn chiếu sáng, hệ thống phao tiêu trên luồng lạch luôn đầy đủ (được kịp thời bổ sung sau các cơn bão). Hệ thống radio - phare nhanh chóng hoà nhập vào mạng lưới phao tiêu, đèn biển tạo thành hệ thống bảo đảm hàng hải có độ tin cậy cao, phục vụ tốt nhu cầu giao thông vận tải của toàn Ngành.


Nhận biết các thiết bị phá thuỷ lôi thời kỳ 1967 - 1968 không còn phù hợp với các loại thuỷ lôi Mỹ phong toả năm 1972 nên các cán bộ đã có cải tiến. Một số tự vệ của Ty Bảo đảm Hàng hải ngày ấy dũng cảm trục vớt được thuỷ lôi thế hệ mới (loại MK42) khi nó chưa nổ phục vụ kịp thời cho công tác nghiên cứu cải tiến thiết bị phá lôi.


Ngày 19/5/1972, Đoàn Thanh niên Ty Bảo đảm Hàng hải tập trung những thanh niên tình nguyện học lớp tập huấn quả bom từ trường MK42 - Mod 0 và quả MK52 - Mod 0 do đồng chí Nguyễn Thái Phong - Đội trường Bảo đảm Hàng hải giảng dạy.


Vì điều kiện khó khăn thiếu thốn nên cán bộ công nhân viên Ty Bảo đảm Hàng hải tận dụng những phương tiện hiện có, đa dạng hoá đội tàu trang bị các thiết bị rà phá từ ĐB - 01 đến ĐB - 04 tổ chức và hoàn chỉnh. 14 tàu thuyền rà phá các loại đã hình thành như một "Hạm đội phá lôi" do Ty Bảo đảm Hàng hải quản lý và chỉ huy.


ĐB72 - 02, ĐB72 - 03 là thành công lớn của công nghệ rà phá thuỷ lôi năm 1972 sản phẩm trí tuệ của ngành Đường biển. Hiệu quả cao và an toàn, đã phá nổ nhiều quả MK42 trên các luồng từ Quảng Ninh, Hải Phòng đến Bến Thuỷ, Lạch Giang, Phà Giang, Quảng Bình. Có nhiều trận thuỷ lôi nổ liên tục, không thể đếm được chính xác số thuỷ lôi phát nổ.


Công trình chế tạo thiết bị rà phá thuỷ lôi của Ty Bảo đảm Hàng hải ngày ấy đã phát huy hiệu quả cao. Nhờ những thành quả trên, mà sau này Chủ tịch nước tặng Giải thường Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật cho Công trình Phá thuỷ lôi từ tính và bom từ trường.


Những ngày cuối tháng 12/1972 là thời kì căng thẳng và ác liệt bởi Mỹ đang dốc sức leo những nấc thang cuối cùng của tội ác, hòng cứu vãn tình hình chiến trường miền Nam và giành lại lợi thế trên bàn đàm phán Hiệp định Genève về lập lại hoà bình ở Việt Nam.


Từ ngày 10/01/1973, Ty Bảo đảm Hàng hải huy động toàn bộ lực lượng rà phá thuỷ lôi phối hợp với Hải quân và các địa phương tiến hành tổng công kích rà phá thuỷ lôi và tháo gỡ bom mìn trên toàn bộ các tuyến từ Quảng Ninh tới Quảng Bình và luồng dẫn tàu vào cảng Hải Phòng. Ngày 16/01/1973 các tàu cỡ nhỏ và vừa được giao nhiệm vụ chạy kiểm tra luồng Nam Triệu sau đó cho tàu loại 2.000 tấn chạy thử an toàn.


Tại vùng Cửa Vạn ngày 21/01/1973, Tàu Gui Sa - Cu Ba trọng tải 10.000 tấn đã ra vào Cửa Vạn an toàn, cùng ngày tàu Việt Bảo vận chuyển hàng qua Cừa Vạn an toàn.

Ngày 05/02/1973, tàu Việt Bảo dẫn đầu một đoàn tàu Việt Nam và đoàn tàu nước ngoài: Hồng Kỳ 88, Hồng Kỳ 89 và Hồng Kỳ 157,... chở đầy hàng cập cảng Hải Phòng an toàn trong niềm vui của toàn Ngành và hàng trăm sĩ quan thuyền viên các nước có mặt tại đây.


Ngày 13/3/1973, luồng Lạch Miều - Hòn Gai đưa vào sử dụng; ngày 25/3/1973 giải toả xong luồng Cửa Vạn; ngày 30/3/1973 khai thông luồng Đông Tráng - Cửa Ông và tất cả các luồng ngắn, các bến bãi trên Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long.


Khu vực miền Trung, ngày 18/1/1973 mở luồng Cửa Hội - Bến Thuý; ngày 19/1/1973 mở luồng sông Gianh và 21/01/1973 mở luồng Nhật Lệ.

Tính đến hết chiến tranh phá hoại của Mỹ, với trên 500 đài quan sát Ty Bảo đảm Hàng hải đã quan trắc đánh dấu được 6.798 quà thuỷ lôi; tháo gỡ 67 quả thuỷ lôi và bom mìn; rà phá nổ 2.157 quả thủy lôi, bom từ trường, 1.120 bom khoan, bom cam, bom từ trường32 (Tư liệu của ông Nguyễn Thái Phong - nguyên Đội trưởng Phá thủy lôi).


Để phong toả đường biển, bên cạnh thả thuỷ lôi, trong suốt thời gian từ năm 1965 đến 1972, Mỹ tập trung ném bom huỷ diệt các đèn đảo dọc bờ biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình nhằm phá hoại tín hiệu dẫn đường ban đêm, gây khó khăn cho tàu biển của bạn bè quốc tế chở hàng viện trợ Việt Nam.


Hằng đêm, các công nhân luồng dùng đèn pin làm "đăng tiêu sống" để dẫn luồng tàu tránh được thuỷ lôi nổ. Công nhân trên đảo đèn Long Châu (sống trên diện tích chưa đầy 1 km2) - chiến đấu với 238 trận máy bay Mỹ, 5.000 tấn bom đạn dội xuống đảo nhưng Hải Đăng Long Châu - Mắt ngọc của Tổ quốc luôn toả sáng. Đảo đèn Hòn Dáu với diện tích chưa đầy 1/4 km2 bị đánh 116 trận với hàng ngàn tấn bom đạn, đèn chính bị đánh sập nhưng chỉ trong vòng 24 giờ ngọn đèn hải đăng tạm thời lại chớp sáng để chỉ dẫn tàu ra vào cảng Hải Phòng. Không những thế, họ còn dũng cảm chiến đấu bắn trả quyết liệt máy bay Mỹ bằng những vũ khí có trong tay như pháo, súng đại liên, trung liên đặt trên các nhà đèn.


Đội ngũ những người làm công tác bảo đảm an toàn hàng hải còn đóng góp vào việc mở luồng thông tuyến đưa dắt các con tàu không số từ Bến Nghiêng (Đồ Sơn) ra tới phao 0 để tiếp viện vũ khí lương thực cho chiến trường miền Nam trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ; việc mở thêm tuyến luồng Việt Trung I, Việt Trung II và hướng dẫn báo hiệu an toàn góp phần tiếp nhận hàng trăm triệu tấn hàng hoá, lương thực thuốc men của các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam góp phần đánh thắng đế quốc Mỹ.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #23 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2023, 07:37:47 am »

Cuộc chiến đấu chống phong toả sông, biển luồng tàu của giặc Mỹ đã có 13 chiến sĩ hy sinh trong lúc trực tiếp rà phá thuỷ lôi của địch, 10 chiến sĩ hy sinh trong lúc đang quan sát thuỷ lôi; 13 thương binh trong rà phá thuỷ lôi là cán bộ công nhân của Ty Bảo đảm Hàng hải; 3 ca nô bị đánh chìm; 10 tàu phá lôi bị hư hỏng.


11/13 liệt sỹ trong lúc làm nhiệm vụ quan sát, rà phá thuỷ lôi, trực gác đèn biển trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, bao gồm:

1. Đồng chí Nguyễn Tài Ngọ quê xã Thanh Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Hy sinh năm 1966 trong khi trực gác đèn cửa Lạch Bạng tại xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.

2. Đồng chí Nguyễn Duyên Sáng quê xã Hoàn Quang, huyện Hoang Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Hy sinh năm 1966 (sau đồng chí Nguyễn Tài Ngọ) trong khi trực gác đèn cừa Lạch Bạng tại xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá trong khi trực gác đèn cửa Lạch Bạng.

3. Đồng chí Nguyễn Văn Thụ người miền Nam (không rõ quê quán). Hy sinh năm 1966 tại cống Quần Vinh, trong khi trực gác đèn Ninh Cơ, cửa Ninh Cơ, xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng, tinh Nam Định.

4. Đồng chí Nguyễn Hữu Tuy quê xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Hy sinh năm 1967 trong khi trực gác đèn Lạch Trường, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

5. Đồng chí Nguyễn Ngọc Tĩnh quê thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Hy sinh năm 1967 trong lúc rà phá thủy lôi tại khu vực xã Hoàng Châu, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

6. Đồng chí Trương Văn Xa quê xã An Dương, huyện Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Hy sinh năm 1967 trong lúc tầu hút sông đang nạo vét âu tầu tại khu vực X3 cầu Đại Tám huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Hà.

7. Đồng chí Hoàng Văn Hiệu quê xã Đại Hợp, huyện An Thụy, thành phố Hải Phòng. Hy sinh năm 1967 trong lúc tầu hút sông đang nạo vét âu tầu tại khu vực X3 cầu Đại Tám huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Hà.

8. Đồng chí Trần Văn Lạng quê xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà. Hy sinh năm 1968 trong khi làm nhiệm vụ hoa tiêu dẫn tàu hải quân ra biển chiến đấu ngoài biển.

9. Đồng chí Nguyễn Văn Mạnh quê xã Hải Giang, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà. Hy sinh năm 1968 tại Cửa Lạch, Ninh Cơ trong khi đang rà phá thuỷ lôi tại khu vực cống Quần Vinh, xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Hà.

10. Đồng chí Nguyễn Tiến Thức quê xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Hy sinh năm 1972 trong khi gác trực đèn tại trạm đèn Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

11. Đồng chí Đậu Khắc Ngân quê xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Hy sinh năm 1972 trong khi bảo vệ âu giấu tàu tại X2 Thanh Hoá, xã Hoằng Đại, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá (Vì đồng chí Ngân là con một nên mẹ của đồng chí đã được Nhà nước phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng).


Các liệt sỹ khác thuộc khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, đèn đảo... như: đồng chí Nguyễn Thanh Tân - Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Tự vệ; Lê Thị Thanh, Nguyễn Thị Tuyến, Đỗ Thị Mây, Cao Quang Viên;...

Thành công trong việc rà phá hàng loạt thuỷ lôi và bom từ trường của Mỹ thả xuống phong toả luồng vào cảng của Ty Bảo đảm Hàng hải góp phần đập tan âm mưu phong toả bằng đường biển của Mỹ, tăng thêm niềm tin để bạn bè quốc tế tiếp tục cho tàu biển chờ hàng giúp đỡ Việt Nam.


Ty Bảo đảm Hàng hải xác định rõ tư tường chỉ đạo, hoạt động cụ thể hoá các quan điểm về phương hướng phát triển 5 năm (1971 - 1975). Năm 1974, ngành Đường biển vận chuyển được đầy đủ về số lượng và chất lượng các mặt hàng chủ yếu, hoàn thành vượt mức kế hoạch vận tải phục vụ Khu IV và chiến trường B, C. Đến cuối tháng 9/1974, trên 33 vạn tấn vật chất các loại được chuyển tới các chiến trường. Ngành Đường biển cấp tốc huy động tới 75% lực lượng và phương tiện tham gia vào công cuộc giải phóng miền Nam.


Thực hiện quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng, từ đầu năm 1975, Ty Bảo đảm Hàng hải bước vào thực hiện kế hoạch vận tải mới của ngành Đường biển để đáp ứng tới mức cao nhất yêu cầu vận tải phục vụ chiến đấu, sản xuất của miền Nam, chi viện cho cách mạng Lào. Thời kỳ này, hơn 60% năng lực vận tải được huy động để vận chuyển cho chiến trường nhằm gấp rút lập kho dự trữ các hướng chiến lược.


Ty Bảo đảm Hàng hải tự hào, bằng việc bảo đảm an toàn hàng hải, góp phần đưa con tàu của ngành Đường biển có mặt trên các chiến trường trong cuộc Tổng Tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975, góp phần xứng đáng vào sự nghiên giải phóng miền Nam, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #24 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2023, 07:50:27 am »

PHẦN II
CUỘC CHIẾN CHỐNG PHONG TỎA SÔNG, BIỂN
QUA MỘT SỐ HỒI ỨC

ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, QUÂN DÂN HẢI PHÒNG TRONG SỰ NGHIỆP CHỐNG PHONG TOẢ CỦA ĐỂ QUỐC MỸ


Lê Đức Thịnh33
(Nguyên Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Uỷ ban hành chính thành phố Hải Phòng, Uỷ viên Ban Chống phong toả Đường biển (trực thuộc Chính phủ))


Tháng 10 năm 1962, Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định hợp nhất thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An thành phố Hải Phòng tạo nên sức mạnh mới cả về thể và lưc- không những có khu nội thành tập trung đông công nhân lao động mà còn có cả vùng nông thôn, ven biển, hải đảo rộng lớn, với những vùng đảo tiền tiêu quan trọng như đảo Bạch Long Vĩ, Long Châu, Cát Bà, Cát Hải, bán đảo Đồ Sơn, các huyện Thuỷ Nguyên, An Hải, Kiến Thuỵ, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo. Có nhiều cơ sở công nghiệp tập trung quan trọng như Nhà máy Xi măng, Nhà máy Điện, Nhà máy Đóng tàu, có cảng lớn nhất miền Bắc - tiếp nhận hơn 80% lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, với hệ thống giao thông đường sắt, đường 5, đường 10 và hệ thống đường sông chằng chịt gồm sông Bạch Đằng, sông Giá, sông Cấm, Lạch Huyện, sông Thái Bình, sông Hoá, sông Luộc, sông Thượng Lý, sông Re... rất thuận lợi cho vận tải thuỷ nhưng cũng chia cắt từng huyện, khu phố thành những đảo nhỏ, đi lại phải qua nhiều cầu phà, bến đò... Nông nghiệp cũng đa dạng, có nghề cá, nghề muối phát triển. Gần 30 vạn dân tập trung tại nội thành và thị xã Kiến An, gần 70 vạn dân ngoại thành. Vì vậy, Hải Phòng là thành phố có vị trí kinh tế và quốc phòng quan trọng. Trong lịch sử biết bao lần bọn xâm lược đều từ đường biển đánh vào chiếm Hải Phòng, Bạch Đằng Giang và khi thua thì rút chạy qua đường biển Hải Phòng.


Diễn biến cuộc chiến tranh phá hoại phong toả vùng sông biển và thành phố Hải Phòng của đế quốc Mỹ có thể tóm lược như sau: Ngày 5/8/1964, Hải quân Mỹ cho máy bay bắn phá Hòn Gai và một số nơi khác. Máy bay Mỹ đã bay qua không phận Hải Phòng, mở đầu cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc.


Với Chiến dịch Mũi Lao Lửa (đầu tháng 2/1965), Chiến dịch Sấm Rền (mở đầu ngày 2/3/1965), ngày 26/3/1965 và liên tiếp các ngày 29, 30/3/1965 máy bay Mỹ ném bom bắn phá đảo Bạch Long Vĩ và tiếp sau đánh phá đảo đèn Long Châu, bắn phá một số phương tiện vận tải và đánh cá ven biển, đánh phá cầu Phú Lương, Lai Vu.


Ngày 29/6/1966, Mỹ đánh phá khu xăng dầu Thượng Lý, nơi tiếp nhận gần 70% xăng dầu vào miền Bắc, đồng thời cũng đánh phá kho dầu Đức Giang - Hà Nội. Những ngày tiếp theo, liên tiếp đánh phá kho Thượng Lý, kho dầu Đồ Sơn, ga Thượng Lý và nhiều nơi chúng cho là có kho xăng dầu và bến tiếp nhận phân tán, nhằm triệt tiêu, diệt nguồn nhiên liệu các loại phương tiện vận tải, các nhà máy điện Diesel, triệt được việc chi viện cho miền Nam, đưa chiến tranh phá hoại vào gần trung tâm thành phố.


Ngày 22/3/1967, Mỹ tập trung đánh phá một loạt xí nghiệp quan trọng nhất của thành phố dọc sông Cấm từ Nhà máy Xi măng, Điện Thượng Lý, Nhà máy Bê tông đúc sẵn, Nhà máy Xay, Nhà máy Đóng tàu Bạch Đằng, Nhà máy Nhiệt điện Cửa Cấm, Nhà máy Sắt tráng men, hoá chất sông Cấm...


Từ ngày 4/8/1967, chúng mở chiến dịch tập trung đánh phá, thả bom mìn chở nổ, phong toả Cảng và thành phố. Chúng đánh phá từ vòng ngoài: cầu Nghìn, sông Hóa, bền phà Quý Cao, Tiên Cựu. Cùng ngày chúng đánh phá các bến phà Rừng, phà Đụn, phà Kiền Bái, các cầu Đá Bạch, cầu Giá, triệt đường nước ngọt duy nhất đủ tiêu chuẩn cung cấp cho các tàu biển từ Nhà máy Nước ngọt Vàng Danh (Uông Bí).


Từ ngày 2/9/1967, chúng ném bom, mìn chờ nổ vào các sông trên toàn thành phố, đánh phá huỷ diệt các cầu XI măng cầu đường sắt, cầu Rào, cầu Niệm, làm cho giao thông vân tải khó khăn, bị ách tắc, chia cắt các khu phố, các huyen thành những đảo nhỏ.


Ngày 31/3/1968, Mỹ phải ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra, ngừng ném bom Hải Phòng.

Ngày 16/4/1972, Mỹ ném bom tại Hải Phòng, dùng B52 ném bom rải thảm vào khu Thượng - Hạ Lý và Kiến Thuỵ.

Ngày 5/9/1972, chúng lại thả thuỷ lôi, phong toả các luồng lạch trên biển, vào Cảng Hải Phòng, thả bom mìn vào các sông rạch, đánh phá các cầu đường, luồng lạch vào thành phố.

Ngày 22/10/1972, chúng tạm ngừng ném bom và thả thuỷ lôi, mìn phong toả thành phố.

Ngày 18/12/1972, Mỹ tiến hành tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và vùng phụ cận.

Ngày 30/12/1972, Mỹ phải chịu nhận thất bại, ngừng ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam.

Điểm lại những bước leo thang chiến tranh của Mỹ ở khu vực Hải Phòng, ngay từ những ngày đầu tiên đánh đảo Bạch Long Vĩ, đến các đợt thả thuỷ lôi, bom mìn chờ nổ, đến việc ném bom rải thảm B52 hủy diệt thành phố... đều nhằm mục đích phá hoại, hạn chế, chặn đứng việc tiếp tế, vận chuyển thiết bị, vật tư, nhiên liệu hàng hoá từ bên ngoài vào, vận chuyển cung cấp cho thủ đô và miền Bắc, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Vì vậy, khi nói chống phong toả vùng sông biển, cảng Hải Phòng, chúng ta cần phải có quan điểm nghiên cứu toàn diện hơn những hoạt động liên quan đến chống phong toả.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #25 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2023, 07:52:29 am »

Trước hết phải nói đến việc tổ chức lực lượng, phối hợp hiệp đồng đánh địch của các lực lượng vũ trang nhân dân. Từ việc phán đoán đúng âm mưu, thủ đoạn, quy luật của địch ta bố trí các lực lượng bắn máy bay tầm thấp, tầm cao trong từng đợt, thậm chí từng trận đánh. Thí dụ, trong đợt Mỹ đánh phá đào Bạch Long Vĩ. Ngay ngày đầu tiên 26/3/1965, quân dân ở đây đã bắn rơi một máy bay Mỹ và cũng là chiếc máy bay đầâu tiên bị bắn cháy trên bầu trời thành phố. Tiếp đó ngày 5/11/1965, Đảo lại bắn rơi thêm 5 máy bay nữa. Hoặc như trong trận đánh Cụm Thành Công, trong một ngày, ta bắn rơi 6 máy bay Mỹ - trong đó dân quân nữ Thuỵ Hương (Kiến Thuỵ) bắn rơi một chiếc. Càng đánh, lực lượng càng phát triển số lượng và chất lượng. Nhiều nhà máy, xí nghiệp, dân quân huyện được trang bị thành những đại đội, tiểu đoàn súng máy, pháo tầm thấp, thay thế cho bộ đội chủ lực đánh địch khắp nơi. Quân dân ta đã làm trận địa giả, nhả khỏi nghi trang che giấu những mục tiêu quan trọng, làm trận địa tên lửa dã chiến sát luỹ tre làng, có thể di chuyển ngay giữa hai đợt địch đánh phá, hạn chế không cho địch đánh trúng mục tiêu, vừa bảo toàn lực lượng, vừa đánh địch có hiệu quả. Khi địch đánh phá các kho xăng dầu, nơi tiếp nhận nhiên liệu thì ta tạo ra nhiều nơi tiếp nhận, nhiều kho phân tán mới. Ta đã sản xuất hàng ngàn si-téc chứa dầu chôn sâu dưới đất, đưa vào hang núi dùng tàu nhò, sà lan áp mạn tàu biển nhận dầu ngay từ ngoài biển, xây dựng hệ thống đường ống vận chuyển dầu vươn dài qua vườn, đồng ruộng, sông, núi và vào tận miền Nam.


Công tác đảm bảo giao thông vận tải, giải toả hàng hoá càng ngày càng trở nên quan trọng và luôn là công tác trọng tâm, huy động mọi sức lực của quân dân thành phố, cũng như của Trung ương và các tỉnh bạn. Điển hình phong trào làm giao thông nông thôn những năm 1963 - 1965 đã tạo ra hàng ngàn ki-lô-mét đường từ huyện về xã, thôn. Đến năm 1967, ta làm thêm, nâng cấp gần 200 km đường bộ, tăng thêm nhiều phà, ca nô kéo cho 10 bến phà chính, làm thêm bến phà mới và hơn 20 bến phà phòng tránh. Cả một hệ thống cầu phao, cầu treo liền sát trong và xung quanh thành phố đã hình thành. Ngay việc tìm ra kỹ thuật, phương pháp khắc phục tình hình, giờ giấc nước thuỷ triều lên xuống, phục nền đất lầy thụt ở Hải Phòng cũng rất công phu, sáng tạo để tạo ra những cầu phao mới. Những cầu phao này từ chỗ là tre, luồng, sau chuyển thành thuyền gỗ, phao gồ, phao sắt, rồi tận dụne vỏ thùng tên lửa thay thế với ưu điểm nhanh chóng lắp ráp, tháo rời và cất giấu. Ta dùng cần cẩu pông-tông lắp nhịp cầu, đường sắt. Ban đêm lắp cho tên lửa qua lại, buổi sáng lại tháo dỡ cất đi, đảm bảo vận tải an toàn. Thành phố tập trung chỉ đạo hằng ngày việc giải toả hàng hoá đi các nơi, thứ tự ưu tiên trước - sau, hàng hoá để lại - phân tán, cất giấu ở nội thành - ngoại thành. Ngoài ra, chúng ta cũng tạo nhiều bến bãi dỡ hàng hoá phân tán ven biển, ven sông, dùng phương tiện vận tải nhỏ tiếp nhận hàng từ biển đi thẳng vào nội địa. Công nhân cảng tổ chức vào Ninh Cơ, sông Gianh, Đông Hà... bốc dỡ hàng hoá - thậm chí còn phân cảng ở Lạng Sơn, nhận hàng kịp thời thay thế cho đường biển. Nhiều con tàu không số xuất phát từ Đồ Sơn, Lâm Động theo đường Hồ Chí Minh trên biển chi viện thẳng cho chiến trường miền Nam. Thật là những kỳ tích anh hùng.


Việc phân tán hàng trăm xí nghiệp công nghiệp, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, mậu dịch, dịch vụ ra ngoại thành và tỉnh bạn, vừa bảo vệ, duy trì, phát triển được sản xuất, vừa phục vụ cho chiến đấu, vận tải và đời sống. Mặt khác, có những bộ phận cơ quan xí nghiệp vẫn phải bám trụ ở nội thành để sản xuất và phục vụ, như vậy vừa bảo vệ được lực lượng công nhân lao động vừa bố trí được lực lượng trực chiến thích hợp ở nội, ngoại thành. Cùng với việc sơ tán các lực lượng lao động và máy móc, thiết bị, phong trào xây dựng trạm cơ khí nhỏ của một số hợp tác xã nông nghiệp, kéo đường điện về nông thôn, đã tạo điều kiện phân tán cơ sở sản xuất về thôn, xã. Từ chỗ đưa xí nghiệp ra rìa núi, ven sông, khi địch bắn phá dễ bị đất, đá văng ra làm hư hại máy móc và thương vong con người, ta cải tiến xây dựng tường dày bao che xí nghiệp phân tán vào các vườn cây, các nhà dân, đào đất sâu đặt máy phát điện và các máy móc quan trọng, hoặc đưa hẳn xí nghiệp và hang núi. Có những việc làm rất kì công như làm ống hút khói bụi xi măng xuống thấp, đưa ra bờ sông cấm, đánh lừa địch đề Nhà máy Xi măng vẫn sản xuất tiếp tục, ngày đêm thành phố vẫn có ánh sáng điện làm cho địch càng bực tức, điên đầu.


Địch tập trung đánh phá Nhà máy Nước Vành Danh và đường ống dẫn nước ngọt duy nhất đủ tiêu chuẩn, cung cấp cho tàu biển. Để bảo vệ Nhà máy, chúng ta xây dựng tường bao bọc và nghi trang cho Nhà máy, không khôi phục cầu Đá Bạch để nghi trang. Xây dựng hệ thống ống thép xip-phông thả chìm xuống lòng sông Đá Bạch, sông Giá, sông Cấm đưa về cảng; xây dựng hệ thống tiếp nước từ Kim Sơn qua sông đào Thượng Lý về nội thành. Từ kinh nghiệm này ta đã xây dựng những hệ thống xip-phông lớn đưa nước ngọt từ Vĩnh Bảo về Tiên Lãng, từ Kinh Môn về Thuỷ Nguyên phục vụ sản xuất nông nghiệp.


Công tác tuyên truyền đối ngoại cũng góp phần tích cực cho việc chống phong toả: kịp thời thông báo chiến thắng, vạch tội ác của địch, họp báo, tổ chức triển lãm máy bay địch bị bắn rơi, tranh thủ sự đồng tình của các đoàn ngoại giao, báo chí và các vị khách quốc tế, đảm bảo phục vụ tốt và an toàn cho sĩ quan, thuỷ thủ các nước; hoà giải, đoàn kết mọi lực lượng tàu nước ngoài; bố trí xen kẽ và kéo dài nơi neo đậu tàu nước ngoài trên sông Cấm, hạn chế diện bắn phá của địch. Việc này đã góp phần đáng kể vào việc chống phong toả của Mỹ.


Sự lãnh đạo chỉ đạo của Thành uỷ, Ủy ban hành chính Thành phố cũng từng bước có tiến bộ. Từ chỗ còn bỡ ngỡ ban đầu, càng ngày càng chặt chẽ, toàn diện, khẩn trương, khoa học, linh hoạt hơn. Gần với thủ đô, nên sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng Tư lệnh, Quân khu chặt chẽ, thông báo thông tin nhanh. Các cơ quan của Quân khu, Quân chủng Hải quân, Công an biên phòng, F363, Cục Vận tải Đường biển đóng trên đất Hải Phòng; các cơ sở của ngành bưu điện, truyền thanh được phát triển, đây chính là yếu tố giúp cho việc thông tin, truyền đạt, trao đồi kinh nghiệm nhanh chóng, tạo đà cho việc lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy chống phong toả thuận lợi.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #26 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2023, 07:53:46 am »

Lực lượng quân sự chủ lực, địa phương được tăng cường nhanh - cả về số lượng, chất lượng, trang bị kỹ thuật khí tài. Thí dụ, Sư đoàn Phòng không 363 từ chỗ chi có một E pháo cao xạ, vừa đánh địch vừa phát triển lên thành 3E pháo cao xạ, 1E tên lửa; Sân bay Kiến An được nâng cấp, máy bay chiến đấu được tăng thêm. Đặc biệt từ tháng 6/1965, Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng Tư lệnh quyết định hợp nhất Sư đoàn Bộ binh 350 với Thành đội Hải Phòng thành Bộ Tư lệnh 350 - có tính chất như Bộ Chỉ huy khu vực. Cùng với một số đơn vị trực thuộc thành đội, F350 có các E42, E50 và sau này thêm E5 chuyên xây dựng khung và huấn luyện, xây dựng các tiểu đoàn vào miền Nam chiến đấu. E42, E50 đều sinh ra, lớn lên, chiến đấu ở Hải Phòng và khu Tả Ngạn, suốt những năm kháng chiến chống Pháp, tiếp quản, xây dựng bảo vệ thành phố. Sư đoàn có nhiều tiểu đoàn trực thuộc pháo cao xạ, pháo bờ biển, công binh, trinh sát, thông tin. Bộ Tư lệnh 350 có nhiệm vụ làm tham mưu cấp uỷ nghiên cứu và thực hiện mọi chủ trương, quyết định về quân sự, phối hợp chiến đấu với các lực lượng vũ trang trên địa bàn, trực tiếp chỉ huy các lực lượng bộ đội chủ lực địa phương, dân quân, tự vệ của thành phố. Sự thống nhất lực lượng và chỉ huy trên đây đã tạo ra sức mạnh mới, thay đổi về chất, giúp cho Đảng bộ chính quyền thành phố trong việc lãnh đạo, chỉ đạo chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, chống phong toả của Mỹ.


Sau ngày 5/8/1964, theo chỉ thị của Trung ương, thành phố gấp rút chuẩn bị và ngày 28/9/1964 Hội nghị Thành uỷ thông qua kế hoạch phòng thủ quốc phòng, chống chiến tranh phá hoại bằng Không quân, Hải quân của Mỹ. Hội nghị quyết định lập Ban Chỉ huy phòng không nhân dân, do một đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố làm chủ nhiệm, Bộ Tư lệnh 350 là thường trực. Hội nghị cũng quyết định một số biện pháp như tổ chức thông tin, báo động, vận động làm hầm hố phòng tránh, chuẩn bị sẵn sàng - khi cần thiết thì sơ tán ngay người và cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành và thị xã.


Ngay sau ít ngày, Mỹ bắt đầu Chiến dịch Mũi Lao Lửa, ném bom miền Bắc. Thành uỷ Hải Phòng cử một đoàn cán bộ đi vào Quảng Bình, Vĩnh Linh khảo sát tại chỗ, học tập kinh nghiệm Ngày 1/3/1965, hội nghị Thành uỷ nghe báo cáo kinh nghiệm chiến đấu và phòng tránh của quân dân Quảng Bình, Vinh Linh; kiểm điểm kết quả thi hành Quyết định tháng 9/1964 của Thành uỷ, nêu ra những thiếu sót: vân chủ quan, tiến hành chưa thật khẩn trương. Hội nghị quyết định thành lập Ban Sơ tán để chỉ đạo chuẩn bị kế hoạch, địa bàn sơ tán xí nghiệp, trường học, bệnh viện, phát động làm hầm hố phòng tránh liền đường, liền nhà, liền giường; quyết định đồng chí Chủ tịch Uỷ ban hành chính thành phố làm Chủ nhiệm Phòng không nhân dân.


Ngày 26/3/1965, máy bay và tàu chiến Hải quân Mỹ đánh phá đảo Bạch Long Vĩ. Nhờ rút kinh nghiệm, bổ khuyết kịp thời kinh nghiệm chiến đấu ở Quảng Bình, Vĩnh Linh nên thành phố đã đề nghị khu Tả Ngạn tăng thêm khí tài cho quân dân đảo Bạch Long Vĩ và bố trí lực lượng chiến đấu. Vì thế, khi máy bay và tàu chiến Mỹ đánh phá đảo ngày 26/3/1965 - và tiếp các ngày sau đó, quân dân đảo chiến đấu rất ngoan cường, dũng cảm bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Hồ Chủ tịch gửi thư khen quân dân đảo Bạch Long Vĩ. Ngày đó một đoàn cán bộ Hải quân, Quân khu, Thành uỷ, Thành đội, Thanh niên Hải Phòng ra Bạch Long Vĩ động viên quân dân đảo, rút kinh nghiệm tại chỗ và gần như sau này mỗi đợt chiến đấu đều có kiểm tra tại chỗ, động viên và rút kinh nghiệm kịp thời.


Tôi nhớ trận đầu tiên địch ném bom bắn phá Sở Dầu ngày 29/6/1965. Tôi, anh Lê Bảo và các đồng chí lãnh đạo Sở Công an, khu phố Hồng Bàng đều có mặt tại trận địa. Nhân dân khu Thượng Lý, Hạ Lý, xã Hùng Vương ra cứu hoả rất đông. Tôi đứng trên toa xe quan sát thấy nơi bãi rộng để hàng nghìn thùng dầu loại 200 lít, đang được tập trung để xếp lên toa xe.


Mấy trăm người, cả đồng chí Hội trưởng Hội Phụ nữ thành phố, Chủ tịch Uỷ ban hành chính khu Hồng Bàng và một số cán bộ lãnh đạo khác cũng tham gia lăn các thùng dầu phân tán ra xa, một số đã đưa xa và lăn xuống ao, 2 - 3 người cùng chụm vào lăn 1 thùng dầu. Tình hình rất nguy hiểm, nếu địch đánh phá lại rất khó tránh thương vong, nên chúng tôi phải kêu gọi mọi người tạm thời giải tán ngay về nơi có hầm tránh bom... Buổi tối, Ban Chỉ huy Phòng không nhân dân và Sở Công an họp rút kinh nghiệm, đề ra cách dập tắt các bồn chứa dầu bị cháy, trước hết tập trung cứu các bồn cháy ít hơn tập trung xe cứu hoả phun nước chia cắt ngọn lửa; quyết định đào hào đắp đê ra phía sông Cấm đề phòng tràn dầu ra sông, phân tán các kho dầu, thùng dầu ra rìa luỹ tre làng, hang núi; lực lượng đi cứu hoả, chống sập, sửa đường phải có tổ chức chăt chẽ, không huy động nhân dân ào ạt để tránh thương vong.


Tháng 6/1965, Thường vụ Thành uỷ quyết định thành lập Ban Đảm bảo giao thông, sau này bổ sung thêm nhiệm vụ điều hoà vận tải. Cuộc chiến đấu chống phong toả ngày càng gay go, ác liệt thì hoạt động của Ban cần sáng tạo, tích cực khẩn trương và sự chỉ huy, phối hợp các lực lượng của Ban ngày càng hiệu quả.


Tháng 12/1965, Thường vụ Thành uỷ quyết định thành lập Ban Quân sự, coi như một ban chuyên môn, đặc biệt của thời chiến. Ban này có nhiệm vụ giúp Thành uỷ nghiên cứu đề xuất chủ trương, kế hoạch, biện pháp thực hiện các chỉ thị của Trung ương và Thành uỷ về quân sự, quốc phòng; phối hợp được các lực lượng vũ trang trên địa bàn đoàn kết hiệp đồng chiến đấu. Ban này do đồng chí Bí thư Thành ủy làm Trưởng ban, Chủ tịch Ủy ban hành chính làm Phó ban, một số đồng chí Thường vụ Thành uỷ - phụ trách quân sự, công an làm uỷ viên. Các cuộc họp ban thường được các đồng chí đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân, F363, Cục Vận tải Đường biển dự. Sau này định kỳ hoặc những thời điểm quan trọng Ban Quân sự hợp thống nhất nhận định tình hình địch - ta, đề ra chủ trương, kế hoạch, biện pháp thích hợp, giúp cho sự lãnh đạo của Thành uỷ suốt những năm tháng chống Mỹ ngày càng chủ động, linh hoạt.


Thành uỷ cũng quyết định thành lập Ban Đối ngoại do Chủ tịch Uỷ ban hanh chính làm Trưởng ban, cơ quan ngoại vụ làm thương trực, có đại biêu ngành tuyên huấn, văn hoá thông tin, quân sự, dân vận, cảng tham gia, giúp Thành uỷ nghiên cứu và thực hiện công tác đối ngoại.


Từ đầu năm 1966, các đội chống sập hầm, nhà cửa, cứu sập, cứu thương, trạm câp cứu, các đội thanh niên xung phong được tổ chức trang bị dụng cụ, khí tài. Mỗi khi bị đánh phá nhà cửa, cầu đường, trận địa bị đánh sập là các lực lượng có mặt ngay, một lực lượng chiến đấu thầm lặng nhưng rất dũng cảm, ngoan cường. Từ tháng 11/1969, Thành ủy tiến hành tổng kết 3 năm chống chiến tranh phá hoại phong toả thành phố của đế quốc Mỹ. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã về dự. Đồng chí hoan nghênh Thành uỷ, Bộ Tư lệnh 350 sớm tổng kết kinh nghiệm chống chiến tranh phá hoại, chống phong toả ở một thành phố lớn, mật độ dân cư đông. Thành phố có cảng đầu mối giao thông, có công nghiệp tập trung, có vị trí kinh tế quốc phòng an ninh rất quan trọng. Đồng chí nhắc thành phố các thị xã và các đô thị khác nên tổng kết kinh nghiệm sẵn sàng cho những bước tiếp theo.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #27 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2023, 07:55:17 am »

Tóm lại: các tổ chức khác với nhiệm vụ giúp Thành uỷ Ủy ban hành chính lãnh đạo, chỉ đạo chỉ huy chống chiến tranh phá hoại, chống phong toả dần dần được tổ chức củng cố và phát triển đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ngay khi Mỹ ký Hiệp định Paris, chấm dứt ném bom miền Bắc, rút khỏi miền Nam, nhưng một số cơ quan vẫn duy trì và hoạt động đến khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, như các Ban Quân sự, Đối ngoại, Phòng không nhân dân, Đảm bảo giao thông, Điều hoà vận tải.


Trung ương cũng chỉ đạo một cách sát sao việc chống phong toả của địch, cụ thể năm 1972, thành lập Ban Chống phong toả, thành viên có các đồng chí Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Quân khu, Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Cục trưởng Cục Vận tải Đường biển...


Ngay sau khi ta bắt đầu chiến dịch tấn công giải phóng Quảng Trị, Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng Tư lệnh đã có chỉ thị, mệnh lệnh các địa phương phải sẵn sàng chiến đấu, chuyển mọi hoạt động sang thời chiến đề phòng địch trờ lại ném bom bắn phá, thả mìn phong toả quyết liệt hơn, tập trung cao hơn.


Ngày 1/4/1972, Ban Quân sự Thành uỷ họp thống nhất nhận định: nhất định sắp tới địch sẽ đánh phá Hải Phòng tập trung cao và đánh ngay vào nội thành, bến cảng, thả bom mìn chờ nổ và cả thuỷ lôi phong toả đường biển, đường sông, bến cảng của ta - không loại trừ chúng cho tàu chiến và nhảy dù đổ bộ vào một số đảo của ta. Đã hàng tháng nay báo chỉ Mỹ và một số hãng thông tấn báo chí phương Tây có nhiều tin bài thăm dò nơi tàu nước ngoài ra vào cảng tăng nhiều, hàng hoá để khắp thành phố, nhiều xe tăng và xe kéo pháo... tập trung ở Cát Bi (đúng là có một số máy kéo Rumani chưa di chuyển, đang tập trung ở đây). Kho dầu đầy ắp, Nhà máy Xi măng, Nhà máy Đóng tàu, Nhà máy Điện Thượng Lý vẫn sản xuất liên tục, nên chúng tôi nhận định: địch đánh phá trở lại, những ngày đầu thì các trọng điểm là: Sở Dầu, khu Thượng - Hạ Lý, khu Cát Bi, cầu Rào, khu An Dương, cầu Niệm, khu kho Cảng, kho Ngoại thương, về phía ta thì đúng 3 năm địch ngừng ném bom thành phố, hơn 90% dân và hơn 80% cơ sở sản xuất đã trở về nội thành. Lực lượng phòng không chủ lực là F363 và lực lượng bắn máy bay tầm thấp sẵn sàng đánh địch. Chúng tôi bàn nhiều về việc tổ chức và tăng cường lực lương quan sát, báo động, trực chiến, sửa chữa công sự, vận động nhân dân và cơ sở sản xuất chuẩn bị sẵn sàng khi có lệnh là sơ tán ra khỏi thành phố.


3h ngày 14/4/1972, anh Nguyễn Chất, Phó Tư lệnh 350 trực chỉ huy báo cho tôi biết: đêm 13/4/1972 địch đánh ra Thanh Hoá. Lúc này anh Trần Kiên, Đỗ Chính và một số đồng chí khác đang họp nghị quyết Trung ương ờ Hà Nội. Chúng tôi hội ý nhanh bằng điện thoại với các đồng chí Hải quân, F363 và một số đồng chí Thường vụ Thành uỷ và nhận định: địch đã đánh ra ngoài vĩ tuyến 20, nhất định những ngày tới chúng sẽ đánh ra Hải Phòng. Với danh nghĩa Chủ nhiệm Phòng không nhân dân, tôi ra lệnh sơ tán khẩn cấp nhân dân ra khỏi nội thành, trừ các xí nghiệp phải phục vụ cho chiến đấu và sinh hoạt, thành phố và lực lượng công nhân phải trực chiến đấu, các xí nghiệp khác cho công nhân tạm nghỉ sản xuất để đưa gia đình đi sơ tán. 7 giờ sáng họp lãnh đạo các ban ngành, đơn vị khu phố, Ủy ban hành chính thành phố nghe phổ biến mệnh lệnh và kế hoạch. Chỉ phổ biến, không bàn cãi, thực hiện lệnh của Chủ nhiệm Phòng không nhân dân. Các đồng chí ra về tiến hành khẩn trương công việc. Bộ Tư lệnh 350 cũng cử một số cán bộ ra Cát Bà, Cát Hải, Long Châu và huyện ngoại thành phố biến mệnh lệnh kế hoạch. Uỷ ban hành chính, Ban Sơ tán tổ chức nhiều đoàn cán bộ xuống vận động, đôn đốc, kiểm tra thực hiện sơ tán vùng trọng điểm. Chúng tôi cũng trực tiếp kiểm tra sơ tán ở các vùng này.


1h30 ngày 16/4/1972, máy bay B52 và nhiều máy bay chiến đấu khác của Mỹ ném bom rải thảm xuống các khu Sở Dầu, Thượng Lý, Hạ Lý, Kiến Thuỵ. Nhiều tàu chiến của Mỹ bắn phá vào Đồ Sơn. Anh Trần Kiên, Đồ Chính, tối 15/4/1972 đi họp ở Hà Nội cũng đã về. Gần 4 giờ sáng anh Trần Kiên chủ trì họp Ban Quân sự tại hầm chỉ huy Bộ Tư lệnh 350, báo cáo sơ bộ kết quả chiến đấu. Pháo bờ biển làn đầu tiên tham gia đánh đã bắn cháy 1 tàu chiến Mỹ. Nhưng vì chưa có kinh nghiệm đánh B52 và bố trí lực lượng còn phân tán nên hiệu quả chiến đấu thấp. Trong hai ngày đêm nhân dân đã sơ tán gần 150.000 người. Khu Thượng Lý mật độ dân đông, có một số người đã sơ tán, đêm lại về lấy thêm đồ đạc, bom rải thảm dày đặc nên thương vong khá nhiều. Lực lượng cứu sập, cứu thương phải tập trung cứu nạn, cứu các kho dầu bị cháy. Xe cứu hoả phải đi vòng qua thị xã Kiến An nên việc triển khai dập lửa bị chậm. Lúc này chưa phát hiện ra có mìn hay thuỷ lôi thả vào các sông rạch. Chúng tôi nhận định địch sẽ đánh liên tiếp cả ngày, đêm, nhiều đợt trong một ngày vào thành phố trong đó có các trọng điểm như dự đoán. Vì thế cần tăng cường lực lượng quan sát, đề phòng địch thả thuỷ lôi. Chúng tôi phân công đồng chí Bí thư ra Sở Chỉ huy, đồng chí Chủ tịch đôn đốc kiểm tra công tác trọng điểm sơ tán và cứu nạn, đồng chí Đỗ Chính trực chỉ huy, trao đổi với các đồng chí F363 Hải quân điều chỉnh lực lượng chiến đấu. Chúng tôi cũng lệnh tiếp cho các xí nghiệp (trừ các xí nghiệp phải bám trụ sản xuất như điện nước, bưu điện, truyền thanh) phải tạm ngừng sản xuất đưa gia đình đi sơ tán, trưng dụng một số xe ca, xe tải đưa dân nhanh chóng ra khỏi thành phố. Gần 8 giờ sáng ngày 16/4/1972, tôi mới đến được khu Thượng Lý, nơi dân cư chủ yếu là công nhân lao động, bom đạn địch cày xới từng hố lớn, lực lượng cứu sập được nhân dân các xã thuộc huyện An Hải chi viện. Chúng tôi trao đổi tập trung cứu và đưa người bị thương ra khỏi trọng điểm; đưa người chết vào từng cụm chờ thời gian thích hợp đưa đi mai táng. Lúc này, ta tạm giãn bớt lực lượng cứu sập đề phòng theo quy luật địch đánh đợt 2 vào Sở Dầu. Đợt 1, chúng đánh phá vào 5 bồn chứa dầu, gây cháy lớn, ta mới dập được 1. Vừa lúc đó có còi báo động, anh em phải tạm phân tán để bảo vệ xe. Tôi cũng ra khỏi Sở Dầu thì địch bắt đầu đánh vào bãi cảng, khu kho cảng, đường Tràn Khánh Dư, Đà Nẵng, Thái Phiên (trọng điểm mà ta đã dự đoán). 3 giờ chiều chúng đánh tiếp vào khu Cát Bi, An Dương.


Đêm ngày 16/4/1972, tôi về Hà Nội báo cáo Chính phủ, đồng chí Trần Hữu Dực - Phó Thủ tướng và một số ngành cùng dự. Thành uỷ và Uỷ ban hành chính thành phố đề nghị: tăng thêm lực lượng Phòng không trở lại bảo vệ thành phố, triển khai kế hoạch chống phong toả cảng, khẩn trương rút bớt xăng dầu, lương thực, thực phẩm còn lại ờ thành phố; lệnh cho các xí nghiệp của Trung ương sơ tán, phân tán khỏi thành phố, cho công bố sớm Mỹ dùng B52 ném bom rải thảm thành phố, công bố dân bị chết, bị thương. Chính phủ đồng ý với đề nghị trên và giao trách nhiệm cho các ngành chỉ đạo, cử đồng chí Thứ trường Bộ Giao thông vận tải, Bộ Vật tư xuống đôn đốc điều hoà vận tải lương thực, xăng dầu...
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #28 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2023, 08:01:06 am »

Đầu tháng 5/1972, Mỹ tung ra dư luận "Thả thuỷ lôi, phong toả đường biển và các cảng, đặc biệt Cảng Hải Phòng". Ngày 9/5/1972, chúng tiến hành đánh phá, thả thuỷ lôi phong toả. Cùng ngày, đồng chí Đỗ Chính thay mặt Thành uỷ, Uỷ ban hành chính báo cáo với Trung ương, Chính phủ, Bộ Tổng Tư lệnh về kế hoạch chống phong toả của thành phố. Trung ương đã cho nhiều ý kiến, nhấn mạnh việc tìm thêm nhiều luồng bến mới, có kế hoạch bảo vệ tàu và thuỷ thủ bạn, bào vệ lực lượng công nhân, cán bộ kỹ thuật và nhân dân.


Như nhiều đồng chí đề cập: để chống, phá thuỷ lôi, bom mìn chờ nổ thì việc đầu tiên là ta tổ chức được hàng trăm nơi quan sát trên nóc nhà, trên cây, đỉnh núi... cả trên những cột buồm, tàu thuyền, đếm từng quả bom rơi, đã nổ, chưa nổ vẽ lên sơ đồ điều chỉnh, thống nhất tương đối bản sơ đồ đó. Việc tìm, mò thuỷ lôi để nghiên cứu là việc làm nguy hiểm và cấp bách. Chính bà con ngư dân Tràng Cát đã phát hiện quả thuỷ lôi đầu tiên, báo cho đồn công an võ trang. Các cán bộ kỹ thuật, chiến sĩ Công an võ trang, Hải quân, Công binh 350, công nhân Cảng phối hợp tìm kiếm bom mìn chưa nổ. Mấy ngày sau lại tìm được mấy quả thuỷ lôi nữa. Các lực lượng khẩn trương tháo gỡ, nghiên cứu và chỉ 10 ngày sau tại Sở Chỉ huy của Bộ Tư lệnh Hải quân nơi sơ tán, Ban Chỉ đạo chống phong toả nghe cán bộ khoa học, kỹ thuật của các viện, trường - Trung ương và địa phương trình bày các phương án kỹ thuật phá thuỷ lôi, chế tạo thiết bị, phương tiện và thực nghiệm rà quét. Sau đó phân công chế tạo thiết bị thí nghiệm, phân khu vực, huy động mọi lực lượng rà quét, nhất là Trung đoàn Đặc nhiệm 171 Hải quân, Đội Trục vớt và Thuỷ đội cảng, Ty Bảo đảm Hàng hải, Công binh 350... đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Thời kì này cũng là thời kì gay go nhất trong việc đảm bảo giao thông và vận tải đường biển, đường sông vì bị thủy lôi, bom mìn của địch phong toả. Các đường sông, đường biển liên tục bị đánh phá, phải mở rộng nhiều nơi tiếp nhận hàng hoá: ven sông biển Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Bắc, lập phân cảng Lạng Sơn...


Chiến dịch đánh mạnh phong toả bằng thuỷ lôi sông biển Bắc Việt Nam của Mỹ bị kém hiệu quả, đã thất bại, chúng không ngăn cản được việc ta vận tải chi viện cho miền Nam. Kể từ 31/3/1968, Mỹ buộc phải xuống thang, đơn phương ngừng ném bom bắn phá từ vĩ tuyến 20 trở ra. Tình hình này tạo điều kiện thuận lợi cho ta nhanh chóng rà quét thuỷ lôi, sửa chữa cầu đường, bến phà. Một số công nhân sơ tán lại trở vệ thành phố tiếp tục sản xuất. Bỗng nhiên ngày 17/12/1972, nhiều máy bay không người lái trinh sát thành phố, ngày 18/12/1972 chúng bắn tên lửa vào Thủy Nguyên, An Lão. Chủ nhiệm Phòng không nhân dân ra lệnh cho nhân dân cấp tốc sơ tán ra khỏi nội thành. Ngày 19/12/1972, Mỹ tiến hành cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 và các loại máy bay hiện đại vào Hà Nội, Hải Phòng và vùng phụ cận. Ngày 25/12/1972, nhân dịp lễ Noel chúng tạm ngừng ném bom 24 giờ. Tôi về Hà Nội báo cáo Trung ương và Chính phủ. Tôi tranh thủ đi khảo sát những nơi địch ném bom rải thảm: khu Nhà máy Điện Yên Phụ, khu đông dân An Dương, đường Đông Anh, Nội Bài. Báo cáo với Trung ương xong, hơn 9 giờ tối chúng tôi về đến Hải Phòng, vào thành phố thì cũng là lúc (hết hạn ngừng bắn) chúng bắt đầu đánh lại thành phố.


Trận "Điện Biên Phủ trên không" đại thắng buộc Mỹ phải chấm dứt ném bom phong toả miền Bắc ngày 31/12/1972. Sau đó, Hiệp định Paris được ký kết buộc Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.

Ngày 2/1/1973, Cảng Hải Phòng ra thông báo đã rà phá hết thuỷ lôi ở vùng luồng lạch chính vào Cảng Hải Phòng bắt đầu dẫn dắt tàu nước ngoài vào neo đậu ở cảng trong thời gian bị phong toả ra biển. Nhà nước ta quyết định trao Huân chương Hữu nghị cho tất cả các sĩ quan, thuỷ thủ nước ngoài có mặt ở Cảng từ 16/4/1972 đến 31/12/1972 và Chủ tịch Uỷ ban hành chính thành phố được vinh dự trao Huân chương cao quý này.


Cuộc chiến đấu và chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đã đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bàng không quân và hải quân, thả mìn, thuỷ lôi phong toả sông biển, cảng và thành phố Hải Phòng của đế quốc Mỹ. Đảng bộ, các lực lượng vũ trang và nhân dân Hải Phòng góp phần đáng kể tích cực - nhất là các chiến tích đặc biệt: rà phá bom mìn thuỷ lôi, đảm bảo giao thông vận tải, đập tan cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm, làm nên chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không".


Trong những chiến tích đặc biệt lẫy lừng và thầm lặng ấy không thể nói là ai, đơn vị nào có công nhiều công ít. Việc rà quét thuỷ lôi, bom mìn thì lực lượng Hải quân làm nòng cốt chiến đấu, chủ trì tổ chức phối hợp các lực lượng tạo sức mạnh chung có vũ trang kỹ thuật và rà quét nhiều vùng trên biển. Cục Vận tải Đường biển, Cảng, Ty Bảm bảo Hàng hải, vừa có nhiều cán bộ, công nhân kỹ thuật, có tổ chức mạnh với trách nhiệm và công việc thiết thân là bảo vệ cho mình, cho tàu bạn, mong mỏi khai thông luồng lạch nên đã tham gia tích cực mọi quá trình: nghiên cứu, chế tạo thiết bị, thực nghiệm và rà quét. Công binh Bộ Tư lệnh 350 cùng với đông đảo lực lượng dân quân tự vệ sử dụng cả khí tài mới và thủ công rà quét thuỷ lôi địch. Cán bộ khoa học kỹ thuật và nhiều xí nghiệp - của Trung ương đứng chân ở Hải Phòng và địa phương, dày công nghiên cứu và chế tạo thiết bị. Hàng trăm trạm quan sát ở nơi nguy hiểm suốt ngày đêm, đếm bom, vẽ sơ đồ bãi mìn, thủy lôi. Nhân dân Tràng Cát phát hiện những quả thuỷ lôi sớm nhất và có thể coi họ là những người có công đầu trong tìm, để tháo gỡ thuỷ lôi địch.


Các lực lượng võ trang và nhân dân ta càng chiến đấu gay go, quyết liệt, càng lạc quan, tin tưởng, quyết tâm đoàn kết hợp đồng chặt chẽ, nhận khó khăn về mình. Tình quân dân cả nước mặn nồng thân thiết, nhân dân anh hùng, bộ đội anh hùng.


Chúng ta mãi mãi nhớ ơn, thương tiếc đồng bào, đồng đội đã hy sinh, nhớ ơn các anh chị em thương binh, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người có công đầu trong trận thắng vĩ đại. Chúng ta vô cùng biết ơn sự lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy sáng suốt, chặt chẽ kịp thời của Trung ương Đảng Chính phủ, Bộ Tổng Tư lệnh, các Bộ, Ban ngành Trung ương, của Quân khu, Quân Binh chủng, biết ơn sự giúp đỡ của các tình, thành phố bạn.


Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ, Ủy ban hành chính thành phố còn nhiều thiếu sót, khuyết điểm... nhưng càng ngày càng rút kinh nghiệm, tiến bộ, chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên, chủ động, sáng tạo góp phần làm nên chiến thắng.
Logged
ktqsvn
Thành viên
*
Bài viết: 561



« Trả lời #29 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2023, 07:34:17 am »

CỤC VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN CHỐNG MỸ PHONG TOẢ SÔNG, BIỂN HẢI PHÒNG ĐẢM BẢO CHI VIỆN MIỀN NAM

Lê Văn Kỳ34
Nguyên Cục trưởng Cục Vận tải Đường biển,
Uỷ viên Ban Chống phong toả Đường biển (trực thuộc Chính phủ)


Chống phong toả đường biển là một phần trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Nhớ lại thời đó, ngày 7/5/1965, Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ đã giao nhiệm vụ cho chúng tôi (Lê Văn Kỳ và Đào Văn Quang) tổ chức Cục Vận tải Đường biển (hay nói tắt là Cục Đường biển). Đồng chí nhấn mạnh ý nghĩa: Cảng Hải Phòng có vị trí quan trọng đặc biệt - cảng lớn nhất của miền Bắc... Phải duy trì bằng được hiệu quả hoạt động của Cảng trong tiếp nhận hàng hoá viện trợ và nhập khẩu của các nước anh em và bạn bè quốc tế vào nước ta. Đây là chủ trương của Trung ương Đảng và Chính phủ, của Bộ Giao thông vận tải. Các đồng chí phải quan hệ chặt chẽ với Hải quân trong phòng chống phong tỏa, với Ngoại thương về điều tiết tàu và hàng đến cảng; phải tranh thù được sự chỉ đạo và giúp đỡ của Thành uỷ, Uỷ ban hành chình thành phố Hải Phòng. Bộ trưởng còn nói: Tôi còn phải làm việc ngay với Đường bộ, Đường sắt, các anh về bàn mà lo liệu công việc của Cục - Một câu kết nhưng gửi gắm trọn niềm tin tưởng, uỷ thác tràn tình yêu thương, cỗ vũ... chúng tôi trong việc chấp hành nhiệm vụ.


Đường lối, nghị quyết, chủ trương... của Đảng, Chính phủ và cấp trên tạo được một sự nhất trí nhanh chóng trong mọi công việc. Đảng uỷ và Giám đốc Cảng đã giúp và cùng chúng tôi tổ chức hình thành công việc về nhân sự - cả cho cơ quan và đơn vị; Thành uỷ và Uỷ ban thành phố - trực tiếp là đồng chí Lê Đức Thịnh - Chủ tịch Ủy ban, còn đích thân thu xếp về chỗ ở và làm việc của Cục. Guồng máy làm việc của Cục Vận tải Đường biển nhanh chóng hoạt động hiệu quả.


Mục tiêu chiến lược nhất của cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc Việt Nam của Mỹ là phá hoại tiềm năng kinh tế, ngăn chặn nguồn chi viện vật chất phục vụ chiến tranh từ nước ngoài đưa vào Bắc Việt Nam... Cho nên mục tiêu cụ thể của Mỹ là đánh vào giao thông vận tải. Ngay từ những ngày đầu địch đã đánh cảng Bến Thuỷ, sông Gianh... , đánh chìm tàu Đoàn Kết (tàu to nhất của ta lúc đó), đánh các cây đèn biển, đánh các đoàn sà lan, đánh các điểm chuyển tải...


Tuy nhiên, qua nghiên cứu tổng hợp, chúng ta nhanh chóng rút ra kết luận: "Mỹ chưa đánh trực tiếp vào tàu nước ngoài - nhất là các tàu mang quốc tịch các nước "có vị trí", Mỹ chưa dám qua mặt. Mỹ mới uy hiếp đe doạ... các tàu đó mà thôi". Từ nghiên cứu nắm địch kĩ, chắc, chúng ta nhanh chóng khai thác các yếu tố có thể, để hạn chế hành động của địch, thuận lợi cho ta. Chúng ta chỉ đạo bố trí các tàu neo đậu rải ra nơi thích hợp...; tập trung bốc xếp hàng tại cảng và các nơi chuyển tải (Bạch Đằng, Hạ Long...), các bến sơ tán xung quanh khu vực Hải Phòng. Sau đó, khi địch phát hiện, rút kinh nghiệm... thì ta lại điều chỉnh chủ trương, biện pháp như thiết lập các khu bốc xếp, chuyển tải ở ngoài đảo, các hang động... và khu chuyển tải bốc xếp ở sát biên giới Việt - Trung, Lạng Sơn.


Địch săn lùng đánh tàu ta trên các tuyến biển (biển xa và ven biển)..., thì chúng ta nhanh chóng phá thế độc lập. Từ bốc hàng lên cảng rồi mới từ cảng chuyển đi, thì nay chúng ta chuyển tải qua mạn ngang từ tàu bạn sang tàu ta... tại nơi neo của tàu bạn. Từ chỉ đi một chuyến tuyến biển... chúng ta mở tuyến trong các vịnh (Hạ Long và Bái Tử Long...) tuyến đường sông. Lưu lượng hàng vận chuyển đường sông lên đến trên triệu tấn/năm. Đó là công lao của Công ty 202 và Công ty 204.


Để tăng tốc bốc xếp - nhất là các mặt hàng khối lớn, nặng (ví dụ: cần cẩu bay), siêu trường, chúng ta tự đóng hoặc cải tạo nâng cấp các cần trục từ 5 tấn, 10 tấn lên 30 tấn - 40 tấn và tới 120 tấn. Vừa tự tạo cần cẩu trên bờ vừa sản xuất cần cẩu nổi phục vụ đắc lực cho chuyển tải, bốc xếp của công nhân, nhanh chóng an toàn trong bốc xếp.


Đồng thời với đánh phá cảng, khu bốc xếp, tuyến vận tải, địch còn ra sức đánh phá huỷ diệt các điều kiện dẫn đường vào cảng và các luồng lạch. Cây đèn Long Châu, Hòn Dáu... là những cây đèn chính dẫn luồng vào Cửa Nam Triệu, cảng Hải Phòng... bị địch tập trung đánh phá nhằm huỷ diệt đèn và tự vệ công nhân đảo. Diện tích hòn đảo có cây đèn Long Châu chỉ khoảng một cây số vuông mà địch trút xuống hàng nghìn bom đạn các loại - cả của máy bay và tàu chiến địch. Trước sự chiến đấu dũng cảm kiên cường của các chiến sĩ tự vệ công nhân, cây đèn có lúc bị hỏng đã kịp thời được khắc phục hoặc thay thế bằng đèn dự bị. Tàu bè quốc tế cần đến, đèn Long Châu luôn có mặt sẵn sàng dẫn đường cho tàu vào cảng.


Ngay từ những năm 1967 - nhất là từ 9/5/1972, địch còn sử dụng bom tà trường thuỷ lôi các loại, tàng bước phong toả các luồng vận tải sông biển của miền Bắc. Và cuối cùng là Mỹ phong toả triệt để cảng Hải Phòng bằng các loại thuỷ lôi hiện đại nhất. Được cấp trên chỉ đạo từ rất sớm, với vai trò nòng cốt trong chống địch phong toả sông biển, các chiến sĩ Hải quân đối với Cục Vận tải Đường biển vừa là người thầy, người đồng chí, người bạn chiến đấu vừa hướng dẫn tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi, đồng thời huy động và kết hợp sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân trên sông biển, chống thuỷ lôi địch phong toả sông biển của ta. Chúng tôi sớm có hơn 100 đài quan sát đánh dấu thuỷ lôi địch thả và do các nam nữ chiến sĩ tự vệ Đường biển đảm nhiệm, được Hải quân huấn luyện. Đồng thời, Hải quân hướng dẫn và sát cánh cùng Đường biển làm nhiệm vụ tháo gỡ, tìm hiểu, nghiên cứu phát hiện các bí mật kỹ thuật của thuỷ lôi địch, đề xuất các phương án, thiết kế chế tạo dụng cụ rà phá thuỷ lôi Mỹ - cả dụng cụ thô sơ trang bị rộng rãi, cả tàu phóng từ với các thiết bị hiện đại - đầy thông minh và sáng tạo của các cán bộ, các nhà tri thức tài ba, dũng cảm, kiên cường và quyết thắng... ở những nơi xa xôi, hẻo lánh (ven sông, bờ biển, đảo)... nếu Hải quân chưa tới kịp, thì bằng mạng lưới tại chỗ, các chiến sĩ tự vệ Đường biển với kiến thức được trang bị, các vật tư kỹ thuật... hiện có, cùng các chiến sỹ tự vệ Đường sông dân quân... ven biển chiến đấu, rà phá bom từ trường, thuỷ lôi giải phóng luồng lạch, giải quyết các hậu quả do thuỷ lôi địch gây nên. Sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân cứ thế đưac phát huy đưa đến hiệu quả thiết thực, đánh thắng âm mưu địch. Các chiến sĩ hoa tiêu của Cảng làm nhiệm vụ dẫn luồng rất trăn trở khi thuỷ lôi địch thả xuống luồng vận tải nhưng cũng hết sức vui mừng tin tưởng, theo dõi sát sao trước những kết quả đánh dấu thuỷ lôi - nhất là kết quả thuỷ lôi được phá nổ. Các luồng tàu biển dự kiến hoặc thực thi để vòng tránh bãi thuỷ lôi địch trên các vùng sông biển miền Bắc luôn đươc vạch ra kịp thời ứng phó với mọi tình huống thả thuỷ lôi - nhất là việc địch thả thuỷ lôi bổ sung. Cơ quan tác chiến và bảo đảm hàng hải, Hải quân, Ty Bảo đảm Hàng hải, hoa tiêu... của Đường biển là những cơ quan tham mưu tài giỏi nhất cho chỉ huy, chỉ đạo các luồng vận tải ứng dụng... kịp đảm bảo cho việc vận tải chi viện chiến trường, lưu thông nội địa - kể cả những lúc gay go quyết liệt nhất chúng ta vẫn bảo đảm được các yêu cầu vật chất cho chiến trường. Cũng chính nhờ việc quản lý được tình hình thuỷ lôi địch thả, mà việc rà phá của ta, việc chỉ huy giao thông đã hạn chế được những thiệt hại của tàu thuyền ta đi lại trên sông biển; việc chỉ đạo kế hoạch rà phá thuỷ lôi địch của Ban Chỉ huy chống phong toả luôn bám sát các yêu cầu khai thông luồng lạch. Cũng nhờ đó mà khi cần khai thông đưa tàu lớn vào Hải Phòng, anh em vạch được một luồng đi mới - khác luồng đi truyền thống ở một vài hướng đi, để đưa tàu hàng vào Cảng Hải Phòng. Vì thế, khi cần "dọn nốt" những quả thuỷ lôi còn lại, ta có kế hoạch tác chiến chính xác, kết quả cao - minh chứng là ngay sau đó ta nạo vét, khơi sâu luồng Nam Triệu, theo chỉ tiêu độ sâu cần nạo vét (kế hoạch hàng năm chưa làm được), ta đã đảm bảo tuyệt đối an toàn cho nạo vét, tàu và người an toàn.


Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung, cuộc chống địch phong toả miền Bắc Việt Nam bằng thuỷ lôi nói riêng, cũng như chiến thắng Điện Biên Phủ là những chiến công của thế kỷ XX - một thiên anh hùng ca bất hủ của chiến tranh nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong thời đại Hồ Chí Minh. Chiến công bất hủ này, thiên anh hùng ca này là của cả dân tộc ta, của tất cả các lực lượng... trong đó có cán bộ, đảng viên, công nhân, nhân viên, các chiến sĩ tự vệ Cục Vận tải Đường biển Việt Nam.


Ở cấp lãnh đạo chỉ huy trực tiếp, kế cận cấp vĩ mô như Cục Vận tải Đường biển - nhất là trong thời điểm mới thành lập, qua thắng lợi này chúng tôi rất thấm thìa bài học: nhận thức sâu sắc nhiệm vụ, thống nhất ý chí cao, quyết tâm sắt thép như khẩu hiệu hành động của Quân đội ta "Kiên quyết chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua kẻ thù nào cũng đánh thắng!". Cục Vận tải Đường biển chúng tôi đã nghĩ, đã xây dựng và đã làm được như thế.


Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp... những năm chỉ đạo chiến tranh căn dặn chúng tội nhiều, trong đó có yêu cầu phải: phát huy được sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân và vận dụng nhuần nhuyễn vào chiến trường sông biển. Đây là thế mạnh tuyệt đối của ta thế mạnh để đánh thắng kẻ thù giàu có và hiện đại hơn ta gấp bội. Cục Vận tải Đường biển giáo dục, lãnh đạo toàn Ngành đoàn kết nhất trí. Bài học đoàn kết để chiến đấu từ lành đao chỉ huy... đến người công nhân từng bước, từng bước được xây dựng, vun đắp tự giác... cuối cùng trở thành mệnh lệnh từ trái tim mỗi người. Do đó thấy việc là làm, tình nguyện nhân về mình mọi khó khăn - kể cả hy sinh xương máu. Đội Phá lôi Quyết Thắng, Đội Phá lôi Lê Mã Lương, các chiến sĩ bảo vệ đảo đèn với khẩu hiệu "Tim còn đập, còn ánh sáng" đều hăng hái chiến đấu. Chiến sĩ tự vệ Dương Hải Rê một mình lái ca nô tiến vào bãi thuỷ lôi địch để khảo nghiệm và giải đáp cho các nhà khoa học một đáp số,... và nhiều tấm gương khác nữa là đỉnh cao của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng bắt đầu từ "Đoàn kết một ý chí" ờ Cục Vận tải Đường biển.


Cuộc chiến tranh đi qua hàng chục năm rồi nhưng những vết thương vẫn còn. Hôm nay, ngồi nhớ lại, chỉ mong sao mỗi chúng ta luôn tri ân bao người đã hy sinh, sống có ý nghĩa và quyết tâm "Xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng dân chù, văn minh" như nghị quyết của Đảng đề ra.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM