Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:38:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970  (Đọc 1150 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #20 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2023, 07:09:28 am »

BÀI HỌC THỨ BA
Đoàn kết các dân tộc, phát động quần chúng tiễu phỉ


Gây phỉ là một bộ phận âm mưu của đế quốc Pháp - Mỹ trong chiến lược "dùng người Việt trị người Việt". Với những thủ đoạn thâm độc, lợi dụng nhận thức của đồng bào các dân tộc vùng cao biên giới còn thấp kém, đời sống khó khăn, địch chia rẽ các dân tộc, tuyên truyền xuyên tạc các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, lôi kéo thanh niên cầm súng chống lại cách mạng, làm cho thổ phỉ có tính chất kích động dân tộc thiểu số, tính lợi dụng quần chúng, thực hiện "phỉ hóa nhân dân", tạo dựng cơ sở chính trị phản động nhằm phục hồi chế độ thực dân, phong kiến; kìm hãm con đường tiến lên của cách mạng. Do đó việc đoàn kết nhân dân, tuyên truyền giáo dục đường lối chính sách của Đảng trong đồng bào các dân tộc, phát động quần chúng tiễu phỉ vừa thể hiện quan điểm của Đảng về sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, đồng thời là một tất yếu để đánh bại âm mưu đế quốc và tiễu phỉ thắng lợi.


Thực chất của việc phát động quần chúng tiễu phỉ giải phóng địa phương Lào Cai là giải quyết vấn đề "dân tộc", cách mạng hóa các dân tộc ở vùng cao biên giới đã nhiều năm bị địch mê hoặc, kìm kẹp, nơi cơ sở chính trị của ta còn yếu, làm cho quần chúng tự giác đứng lên giải phóng bản thân và dân tộc mình để xây dựng một xã hội mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


Muốn phát động được quần chúng tiễu phỉ, phải có điều kiện: Áp lực quân sự mạnh để đánh tan các cụm phỉ tập trung, tiếp tục lùng sục bọn phỉ lần trốn, đủ sức bảo vệ địa bàn trong quá trình hoạt động. Các lực lượng làm công tác tiễu phỉ (cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, lãnh đạo địa phương và cán bộ dân vận) phải được quán triệt thông suốt đường lối, chính sách dân tộc, dân vận, chính sách khoan hồng; phương châm tiễu phỉ và được huấn luyện về phương pháp vận động quần chúng. Thực tế cho thấy đơn vị nào, lực lượng nào làm công tác tiễu phỉ được học tập đầy đủ, hiểu được nhiệm vụ nội dung, phương pháp vận động quần chúng thì đơn vị đó, lực lượng đó ít mắc sai lầm khuyết điểm, vận động nhân dân có kết quả cao. Vì mục đích của công tác vận động quần chúng là tuyên truyền giáo dục chù trương chính sách, quan điểm đường lối của Đảng làm cho nhân dân hiểu được tính chất chính nghĩa, cách mạng, trong đó quyền lợi của họ; đồng thời vạch mặt kẻ thù làm cho nhân dân nhận thức rõ những điều phi nghĩa, những tội ác của chúng gây ra. Trên cơ sở phát động quần chúng, lãnh đạo quần chúng diệt phỉ, người làm công tác vận động đòi hỏi phải có sự hiểu biết cả về nội dung, phương pháp tuyên truyền, thuyết phục, phong tục tập quán, đặc điểm từng dân tộc để thâm nhập và tổ chức quần chúng đấu tranh.


Từ lâu đế quốc và bọn phản động ở nông thôn vùng dân tộc đã dùng ngón bài chia rẽ các dân tộc, lừa bịp nhân dân biến cuộc đấu tranh của ta chống giai cấp thống trị là đế quốc phong kiến thành cuộc đấu tranh dân tộc, giữa các dân tộc thiểu số với dân tộc đa số; nên trong các đợt vận động, lúc đầu quần chúng còn hoài nghi ta, sợ ta, vì vậy công tác vận động quần chúng phải có những bước đi thích hợp.


Thường khi cán bộ, bộ đội ta vào làng bản, nhân dân đã bị bọn phỉ đe dọa lùa lên rừng trốn, phải mất một thời gian kiên trì để gặp gỡ thâm nhập, gọi dân về và bằng hành động thực tế "ba cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng lao động) gây cảm tình với quần chúng. Nhưng mối quan hệ đó chưa bền vững vì nó mới dựa trên cơ sở tình cảm, chưa phải dựa trên cơ sở lý trí... nghĩa là quần chúng mến ta chưa phải do giác ngộ cách mạng. Tư tưởng chủ yếu của họ còn sợ ta bắt đi, sợ theo ta, phỉ về sẽ có tội. Nguyên nhân do âm mưu "phỉ hóa nhân dân" của đế quốc. Phần lớn quần chúng có liên quan với phỉ, bị đế quốc Pháp - Mỹ và phỉ thủ luôn tìm mọi cách ly gián giữa bộ đội với dân, đe dọa rằng: "đã theo phỉ đánh bộ đội Chính phủ, bộ đội về sẽ giết", nên việc đầu tiên là chúng ta phải tuyên truyền chính sách khoan hồng của Đảng, để dân hiểu rõ thái độ của ta, rồi mới giáo dục đến âm mưu hoạt động thổ phỉ nhất định thất bại, có chứng minh bằng những sự kiện cụ thể và cuối cùng là chính sách đoàn kết các dân tộc.


Qua hoạt động "ba cùng" để giáo dục, tuyển lựa những quần chúng tích cực; bồi dưỡng họ trở thành "rễ"; làm chỗ dựa cho phong trào quần chúng đươc quần chúng tin cậy. "Rễ" còn là người biết tập hợp quần chúng xung quanh Đảng, Chính phủ và thông qua "rễ" để lãnh đạo quần chúng.


Phương pháp bắt rễ tốt phải từ "ba cùng", thăm nghèo hỏi khó, lấy khó gợi khổ để phát động tư tưởng nhân dân. Người làm công tác vận động phải có quan điểm quần chúng; kiên định lập trường cách mạng tin tưởng quân chúng, dựa hẳn vào quần chúng cơ bản; kiên nhẫn chịu đựng gian khổ, có sự nhìn nhận đúng đắn sâu sắc; không nên vì tích cực bên ngoài mà vội vàng cho là tốt, hoặc thấy người cơ bản chưa phát huy được đã đánh giá là kém. Bồi dưỡng quần chúng cơ bản phải thường xuyên, chân thực; nêu cao cảnh giác chứ không ngờ vực, tránh cảm tình cá nhân, nhận định sai lệch về "rễ" để địch lợi dụng chống lại. Bắt được "rễ" tốt cần mạnh dạn giao nhiệm vụ, hướng dẫn cốt cán hoạt động, thẩm tra "rễ" để có biện pháp giáo dục và phát động cốt cán hoạt động, thẩm tra "rễ" để có biện pháp giáo dục và phát động tư tưởng cả gia đình họ làm cơ sở phát triển rộng diện... Khi đã bắt được "rễ" tương đối tốt và có nhiều "rễ" làm nhân cốt thì tổ chức giáo dục rộng rải chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ bằng cách tổ chức đại hội nhân dân, nêu vấn đề để dân bàn, dân so sánh, tự nhận thức đâu là tốt, xấu.


Tiếp theo là bước tố khổ, vạch mặt kẻ thù, nêu ra con đường đấu tranh cho nhân dân thảo luận... ở các bước làm ấy hết sức tránh lối giáo dục theo kiểu giảng bài, mà phải dùng phương pháp điều tra, khơi gợi, lấy những dẫn chứng cụ thể của địa phương để nhân dân dễ hiểu; người làm công tác vận động phải hết sức kiên trì, mềm dẻo, khéo léo thận trọng và có thái độ ân cần cởi mở với trách nhiệm thực sự vì dân.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #21 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2023, 07:10:06 am »

Đi đôi với việc dựa vào quần chúng cơ bản, cần tranh thủ đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân các dân tộc, chú trọng tranh thủ tầng lớp trên. Nhân dân vùng có phỉ hầu hết còn ảnh hưởng nặng nề bởi chế độ thổ ty, phong kiến miền núi, tôn sùng thủ lĩnh dân tộc, trưởng các dòng họ. Mặc dù tầng lớp này chỉ chiếm số ít nhưng nhân dân còn sợ quyền uy của họ. Nếu chúng ta chỉ dựa vào tầng lớp nhân dân lao động thành phần cơ bản, không tranh thủ tầng lớp trên thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác mở rộng mặt trận đoàn kết toàn dân tiễu phỉ. Một điều nhất quán cần nắm vững là đoàn kết ở đây không phải vì tầng lớp trên, mà vì phát động quần chúng; làm cho mặt trận chống đế quốc rộng rãi mạnh mẽ, giảm sức phá hoại và phản ứng của địch. Năm 1952, khi làm công tác vận động quần chúng tiểu phỉ chúng ta mới chỉ đề cập đến việc sử dụng người địa phương (những người có uy tín càng tốt) để "gọi dân về làng, gọi phỉ ra hàng", nhưng đến những năm 1954 - 1955 thì việc tranh thủ tầng lớp trên, những người có uy tín trong các dân tộc, dòng họ đã trở thành một sách lược vận động nhân dân tiễu phỉ. Tổng kết kinh nghiệm khu phát động thí điểm Sa Pa, tại thôn Sín Chải có 31 gia đình, trong đó chỉ có 3 gia đình thuộc tầng lớp trên. Một số người trước khi đi gọi chồng con về làng vẫn phải qua các trưởng họ, người giàu, chức dịch cũ để hỏi và bàn bạc; điều đó lý giải vi sao ta phải tranh thủ tầng lớp trên.


Vấn đề ở đây là phát động tư tưởng người tầng lớp trên giàu có thì không phải dùng phương pháp tố khổ vì họ có khổ đâu mà tố; hoặc có thực hiện "ba cùng" cũng chỉ ở mức độ, giữ mối quan hệ ràng buộc họ để phục vụ cho công tác phát động thuận lợi. Cần thận trọng cảnh giác cao, thường xuyên chú trọng giáo dục tư tưởng cách mạng, phân tích âm mưu đế quốc nhất và trách nhiệm của họ trong việc xây dựng địa phương thanh bình no ấm, hướng họ tới hành động thiết thực cùng nhân dân gọi phỉ ra hàng, nộp vũ khí.


Đối với những người là trưởng họ hoặc đứng đầu một dân tộc ở một bản làng nhưng nghèo khó thì tùy theo mức độ để đối xử, thực hành phương pháp vận động phù hợp, mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc, phát động họ cùng quần chúng tham gia tiễu phỉ.


Tranh thủ tầng lớp trên phải gắn chặt với công tác chăm lo bồi dưỡng giáo dục quần chúng cơ bản, tạo lực lượng nhân cốt thúc đẩy phong trào quần chúng phân hóa, vạch mặt kẻ thù; tập trung cô lập, đả kích bọn đầu sỏ phỉ, phát động nhân dân kêu gọi chồng con ra đầu thú, nộp vũ khí, phương tiện thông tin.


Quá trình làm công tác phát động quần chúng cần lưu ý có trọng tâm, trọng điểm; phát động ở những nơi xung yếu, hang ổ của phỉ trước, ví dụ: năm 1952 đến giai đoạn phát động quần chúng ta đã làm thí điểm ở Tả Lùng Thăng, quê hương của tên trùm phỉ Châu Quang Lồ. Sau 55 ngày phát động, tổng số phỉ từ 325 tên, đã ra đầu thú 321 tên, chỉ còn 4 tên lẩn trốn; thu 195 súng các loại, 745 quả mìn, 410 dù. Đặc biệt, khi ta lùng sục tiêu diệt được tên Châu Quang Lồ (28-12-1-1952) thì tình hình phỉ miền đông Lào Cai đã thay đổi hẳn. Công tác phát động rộng diện "gọi phỉ ra hàng" ờ Bắc Hà - Mường Khương thu được thắng lợi đã gây ảnh hưởng lớn đến tư tưởng bọn phỉ ở miền đông, tạo điều kiện cho nhiệm vụ phá âm mưu đế quốc "phỉ hóa nhân dân" ở Lào Cai và phát động quần chúng tiễu phỉ toàn tỉnh giành thắng lợi.


Công tác tổ chức quần chúng có nhiều hình thức, nội dung phong phú: lúc đầu có thể tổ chức hội "dao phát", hội "liên gia" nghĩa là từ 3 đến 5 gia đình ở gần nhau vào một tổ tự bảo vệ sản xuất, đoàn kết tiễu phỉ giúp nhau khâc phục khó khăn về đời sống. Cách làm này năm 1952 ở Mường Khương đã xây dựng thành phong trào khá rộng lớn và nâng lên một hình thức khác là lập các "Ủy ban tiễu phỉ Thanh Bình hội" toàn miền đông; "Tổ đoàn kết tiễu phỉ" ở miền tây năm 1953-1955. Hoạt động của các tổ, hội trước tiên nhằm vào việc tìm chồng con đi phỉ về hàng và nộp vũ khí, hoặc nghi ngờ nơi nào có phỉ cũng phải báo cáo tổ, hội, ủy ban tiễu phỉ để cùng tổ chức đi tìm goi về. Dần dần thành quen nâng hình thức đấu tranh các đại biểu nhân dân đi điều tra (có báo cáo, bao công), động viên kịp thời những ai có thành tích, nắm vững thời cơ đẩy phong trào lên cao.


Thông qua phong trào quần chúng tiễu phỉ, tỉnh nghiên cứu phát hiện các phần tư tích cực, có biện pháp giáo dục bồi dưỡng trung kiên, đại biểu nhân dân, đề cao uy tín những người thực sự là nhân cốt của phong trào được quần chúng tin cậy; kiểm điểm sâu sắc và đưa những người vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng ra khỏi đại biểu nhân dân. Lựa chọn những người có khả năng tổ chức quần chúng, giới thiệu với nhân dân, xây dựng các đoàn thể phụ nữ, thiếu nhi và tổ chức liên phòng đội (dân quân) để canh gác bảo vệ thôn bản, tiến tới thành lập chính quyền cơ sở. Quá trình vận động quần chúng tiễu phỉ ở Lào Cai còn là quá trình gắn nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn giúp nhân dân cải thiện đời sống dân sinh. Mơ ước ngàn đời của nhân dân ta là độc lập tự do và cơm no áo ấm, đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc Lào Cai, sinh sống ở vùng núi cao, ruộng rẫy ít, thóc lúa chỉ làm được một vụ, lại bị bọn phong kiến đế quốc bóc lột thậm tệ. Trong những năm chiến tranh ác liệt, hậu quả đói nghèo chưa được khắc phục, lợi dụng tình hình đó đế quốc Pháp - Mỹ đã tung tiền của (chủ yếu bằng những hàng hóa có tính thiết yếu) để mua chuộc dụ dỗ, lừa bịp, cưỡng bức trai tráng theo phỉ phục vụ cho ý đồ xâm lược của chúng. Nhưng chỉ những lúc đầu nổi phỉ thôi, còn sau đó thì không! Vào thời điểm được đế quốc Pháp - Mý cung cấp, bọn gián điệp đặc vụ, trùm phỉ thả sức ra oai, hách dịch trước quần chúng; nhưng khi không có tiếp tế nữa chúng lại quay về cướp bóc nhân dân: ruộng rẫy bị hoang hóa, trâu bò bị phỉ bắt đi, dụng cụ sản xuất không còn. Đời sống nhân dân đã khó khăn lại càng thêm đói kém. Vì vậy công tác vận động quần chung tiễu phỉ phải đồng thời với việc vận động giúp đỡ nhân dân cải thiện đời sống dân sinh để nhân dân tin tưởng vào chế độ mới, tin tưởng cán bộ, bộ đội; mặt khác để dân càng hiểu thủ đoạn nham hiểm của đế quốc, từ đó cùng cán bộ, bộ đội chống âm mưu gây phỉ của đế quốc thêm hiệu quả.


Ngay từ năm 1951, mặc dù nhận thức về tính chất thổ phỉ và thủ đoạn của đế quốc Pháp - Mỹ đối với vấn đề phỉ còn có những hạn chế, có phần coi nhẹ công tác vận động quần chúng tiễu phỉ, nhưng tỉnh Lào Cai đã chú ý đến việc cải thiện đời sống nhân dân như: khôi phục chợ bảo đảm lưu thông hàng hóa, tiếp tế một phần muối cho dân, mềm dẻo trong chính sách tiền tệ, cho lưu hành tiền Đông Dương, bạc trắng cả sau khi hết hạn đổi. Tiếp những năm sau đó chúng ta đã thực hiện tịch thu ruộng đất của bọn thổ ty, địa chủ, phú nông tạm chia cho nhân dân, thu hồi hàng ngàn con trâu, bò, ngựa do phỉ cướp trả lại cho dân, tạo điều kiện cho nhân dân sản xuất, mạnh dạn sửa sai trong tính thuế, thanh toán nợ lần, bình nghị miễn giảm vì thiệt hại, miễn giảm, chỉnh lý lại mức thuế những nơi có chiến sự và những nơi mắc sai lầm; làm cho nhân dân hiểu chính sách thuế là công bằng, hợp lý. Đặc biệt năm 1953 hai tên Việt gian nguy hiểm là Giáp Rom và Phan Dẻn ở Cam Đường chuyên tuyên truyền phản động chống chính sách thuế, đã bị nhân dân tố cáo và lên án mạnh mẽ. Việc cải thiện đời sống nhân dân trong quá trinh tiễu phỉ ở Lào Cai, mặc dù có những lúc chưa thường xuyên coi trọng, tiến hành chưa được đồng bộ, thậm chí còn có lúc thiếu sót, song càng về sau càng tiến bộ. Đời sống đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện góp phần nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tiễu phỉ, đánh bại âm mưu đế quốc giải phóng địa phương.


Thực tiễn tiễu phỉ cho thấy phát động quần chúng tiễu phỉ là một quá trình chuyển biến tư tưởng tới hành động cách mạng có tổ chức của quần chúng, trong điều kiện đồng bào các dân tộc vùng có phỉ nhận thức còn thấp, tồn tại những kỳ thị, tập tục lạc hậu lại bị địch mê hoặc, đời sống gặp nhiều khó khăn, ngôn ngữ không đồng nhất là một việc làm hết sức phức tạp, phải nhẫn nại chịu đựng gian khổ hy sinh. Và chỉ có làm tốt nhiệm vụ đoàn kết dân tộc, phát động quần chúng coi đây là biện pháp cơ bản mới gianh được thắng lợi triệt để. Nhưng dù công tác đoàn kết dân tộc phát động quần chúng trong tiễu phỉ có đặt thành tích đến đâu chăng nữa cũng chỉ là kết quả bước đầu đột xuất. Xét về toàn cục, công tác vận động quần chúng trong cả quá trình xây dựng và bảo vệ ở Lào Cai thì đây là một nhiệm vụ phải thường xuyên được coi trọng. Kinh nghiệm ấy vận dụng vào thực tiễn ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #22 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2023, 07:11:43 am »

BÀI HỌC THỨ TƯ
Trừng trị bọn đầu sỏ, giải quyết triệt để tàn phỉ


Đầu sỏ phỉ là đại biểu của chế độ phong kiến miền núi đã bị đánh đổ nhưng ngoan cố không chịu cải tạo. Chúng điên cuồng đánh phá cách mạng dưới sự bảo hộ của đế quốc Pháp - Mỹ hòng khôi phục lại chế độ thuộc địa nửa phong kiến, duy trì chính sách bóc lột tàn bạo đối với đồng bào các dân tộc. Thành phần bọn trùm phỉ gồm các thổ ty, thổ hào từ tỉnh trường chế độ cũ đến tri châu, xã đoàn, tổng đoàn, binh thầu, seo phỉ. Khi ta giải phóng Lào Cai, chúng đã bị mất địa vị thống trị xã hội và quyền lợi của giai cấp bóc lột (hàng trăm tấn địa tô phong kiến trong một năm và mối lợi thầu sòng bạc, buôn bán thuốc phiện, rượu cồn, độc quyền muối gạo với binh lính sẵn có trong tay thả sức đàn áp, cưỡng đoạt...), vì vậy chúng tìm mọi cách câu kết với các thế lực phản động, tiếp tục làm tay sai cho đế quốc Pháp - Mỹ, che giấu mục đích bán nước hại dân dưới khẩu hiệu "Dân tộc tự trị" lôi kéo, cưỡng bức quần chúng cầm súng chống lại cách mạng. Cho nên muốn tiễu phỉ thắng lợi trước hết phải xác định bọn trùm phỉ là đại biểu của giai cấp phản động; là cơ sở chỗ dựa thống nhất quyền lợi với đế quốc, là một nguồn gốc của thổ phỉ ở vùng cao, biên giới; chúng là đối tượng phải trừng trị. Quan điểm của Tỉnh ủy đối với các loại phỉ ngay từ đầu đã thể hiện: "Đối với bảo an, dõng và bọn cưỡng bức làm thổ phỉ, nếu ra hàng thì tước súng rồi giáo dục cho về địa phương làm ăn... Nếu bắt được thì tạm giữ các cấp chỉ huy, còn phỉ bình thường cũng giáo dục, cho về địa phương. Đối với thổ ty, chính sách chung là: tiếp tục kêu gọi mở cho họ một lối thoát có thể quay trở lại với ta; nếu họ một mực chống lại thì phải diệt đến cùng, bắt được cấm giết tại chỗ mà phải đem truy tố trước tòa án quân sự công bố rõ tội trạng để lấy ảnh hưởng chính trị"1 (Chỉ thị của Tình ủy Lào Cai ngày 22 tháng 12 năm 1950 về kế hoạch hoạt động chính trị trong chiến dịch tiễu phỉ Pha Long - Bắc Hà).


Nghiêm trị bọn cầm đầu phỉ, bọn gián điệp đặc vụ ngoan cố gây nhiều tội ác với nhân dân là yêu cầu bức thiết của quần chúng các dân tộc; nó có tác dụng rất lớn làm cho lực lượng thổ phỉ tan rã nhanh chóng và thắng lợi tiễu phỉ càng triệt để. Thực tế tiễu phỉ năm 1952, trong phát động quần chúng ta lùng sục tiêu diệt được Hàn Sào Lùng, Châu Quang Lồ và lập toa án xét xử một số tên khác một cách nghiêm túc, cứt đứt yếu tố cơ sở phản động tại địa phương không còn chỗ để đặc vụ gián điệp GCMA móc nối gây phỉ trở lại; cùng với việc phát động quần chúng giáo dục kỹ lưỡng nên từ năm 1953 đến năm 1955 huyện Mường Khương không có phỉ.


Việc xét xử bọn cầm đầu phỉ thường tiến hành khi giải quyết xong các vụ phỉ để tránh ảnh hưởng đến công tác vận động, kêu gọi những tên khác ra hàng; phải tiến hành công khai chặt chẽ, coi đó thực sự là một đợt sinh hoạt chính trị mang tính giáo dục cao. Sau khi chuẩn bị chu đáo cần tổ chức cho quần chúng tố cáo tội ác của bọn đầu sỏ và kiến nghị hình phạt. Khi xét xử nhất thiết phải có đại biểu dân tộc, dòng họ những tên bị truy tố để tăng thêm tính công khai, thẳng thắn. Điều quan trọng là xử đúng pháp luật, đúng tội. Cần tránh biểu hiện tả khuynh hay hữu khuynh trong vấn đề trừng trị bọn đầu sỏ như: năm 1951 ta đã tha bổng một số tên đầu sỏ phỉ để năm 1952 chúng móc nối với đặc vụ Pháp và đặc vụ Tưởng gây lên vụ phỉ lớn ở miền đông. Năm 1952 việc xử lý đó vẫn còn hữu khuynh, với những tên cầm đầu ra hàng ta lại thả cho chúng tự do về quê như: Lèng Chẩn Sần (chánh tổng), Lùng Tao Dung (2eb)1 (Phiên hiệu của tổ chức tình báo gián điệp Pháp)... Khi quần chúng được phát động tố cáo tội ác bọn này và có yêu cầu trừng trị thì ta lại nương nhẹ, giải quyết bằng cách chỉ bắt chúng bồi thường tài sản đã cướp đoạt của dân. Trong giải quyết vụ này thiếu kiên quyết, chưa công bằng, phương pháp giải quyết còn đánh đồng loạt, chưa phân tích rõ các đối tượng cho nên tính giáo dục không cao.


Đầu năm 1953, Tổng Quân ủy Trung ương chỉ thị: "Trong việc phát động quần chúng cần phải nắm vững phương châm tránh tả khuynh, hữu khuynh, hiện nay cần phải chú ý tả khuynh nhiều hơn". Thực hiện chỉ thị trên, tháng 2 năm 1953 ở Pha Long, Mường Khương ta mở phiên tòa xét xử bọn cầm đầu phỉ, đã tổ chức chặt chẽ, làm có hiệu quả tốt, được quần chúng hoan nghênh.


Đặc biệt, về sách lược tranh thủ tầng lớp trên ở Lào Cai đã có bài học xương máu từ năm 1947, nhưng đến thời kỳ tiễu phỉ vẫn phạm sai lầm nghiêm trọng như việc đưa Hoàng La Ú (một thổ ty lớn ở Si Ma Cai là tên trùm phỉ đã phản bội ta từ trước ra làm chủ tịch ủy ban hành chính Si Ma Cai năm 1951. Quản lý, giáo dục lòng lẻo để sổng 28 tên gồm thổ ty có tội ác và một số mật thám (2eb) năm 1952. Thiếu cảnh giác, không nghiên cứu kỹ lai lịch chính trị nên đã sử dụng, đưa những người đã tham gia phỉ, có tội ác vào nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy chính quyền, đoàn thể...


Những sai lầm đó là do nhận thức về tính chất giai cấp của thổ phỉ còn non kém, dẫn đến lúc "tả" lúc "hữu" trong giải quyết vấn để phỉ, mà quan trọng hơn cả là trong xử lý những tên trùm phỉ.

Nghiên cứu vấn đề này, một lần nữa chúng ta cần phải khẳng định nguồn gốc của thổ phỉ là do âm mưu của đế quốc Pháp - Mỹ trong chiến lược "dùng người Việt trị người Việt" và do giai cấp thống trị miền núi đã bị đánh đổ làm tay sai cho đế quốc với ý thức phục thù giai cấp, dân tộc hòng khôi phục chế độ bóc lột... và thổ phỉ có 3 tính chất là tính thù địch giai cấp, tính kích động hận thù trong dân tộc thiểu số, tính lợi dụng lôi kéo quần chúng, trong đó tính chất thù địch giai cấp là bản chất chính trị của thổ phỉ. Vì vậy khi đã phân tách các loại phỉ thì việc trừng trị những tên trùm phỉ là một quyết sách đễ giải quyết vấn đề phỉ. Nói như vậy hoàn toàn không mâu thuẫn với biện pháp phát động quần chúng tiễu phỉ là biện pháp cơ bản để giải quyết vấn để phỉ. Thực chất của công tác phát động quần chúng là để cô lập phỉ, tách những tên đầu sỏ với những người bị cưỡng bức mua chuộc theo phỉ. Trên cơ sở đó trừng trị chính xác bọn phỉ thủ, tránh được tình trạng bắt bừa, bắt ẩu. Đó cũng là một biện pháp giáo dục quần chúng, đề cao trách nhiệm của quần chúng đối với việc giải phóng mình và giải phóng địa phương.


Báo cáo tổng kết chiến dịch mùa hè (tháng 11 năm 1952) nêu: "... Bọn trùm phỉ như Châu Quang Lồ (Mường Khương), Giàng Cổ Hòa (Bắc Hà)... tuy tay chân mới đầu còn từ 10 đến 20, 30 tên nhưng nếu chúng ta không tiêu diệt được chúng thì cũng thành vấn đề trở ngại cho mọi công tác ở cơ sở...". Đúng như vậy, năm 1953 ở Bắc Hà chỉ còn hơn 40 tên tàn phỉ, nhưng khi bắt liên lạc được với GCMA đã phát triển thành vụ phỉ lớn năm 1954 với 2.315 tay súng. Hoặc ở miền tây Lào Cai năm 1953 ta chưa tiêu diệt được những tên đầu sỏ như Vàng A Bâu, Hồ Vạn Lìn, Giàng A Di thì ngay sau khi chủ lực ta tiến sâu vào đánh địch ở Than Uyên, Phong Thổ chúng lại ngang nhiên đánh úp khu phát động rồi tiếp tục huy động lực lượng cầm súng tới 1.018 tên vào năm 1954. Đến khi đình chiến cụm phỉ Sa Pa được lệnh giải tán của tình báo Pháp nhưng những tên trùm phỉ ngoan cố vẫn chống lại ta quyết liệt. Mặc dù công tác phát động quần chúng tiễu phỉ đến giữa năm 1955 đã giành thắng lợi, mà chúng vẫn về phản tuyên truyền chống lại chính sách của Đảng, Chính phủ. Và chỉ đến khi ta diệt được bọn trùm sỏ thì tình hình an ninh ở Sa Pa mới cơ bản được giải quyết.


Do thành phần thổ phỉ không đồng nhất, nên giải quyết vấn đề phỉ không chỉ dừng lại ở trừng trị bọn đầu sỏ, mà cần phân loại các đối tượng một cách cụ thể, chú trọng loại phỉ đã làm chỉ huy, chức địch quan trọng nắm cơ sở chính trị phản động nhưng chưa tới mức độ phải tiêu diệt. Thái độ hợp lý đối với những loại người này là cưỡng bức giáo dục, cải tạo, quản lý chặt chẽ. Đây là những người có quyền lợi giai cấp, quyền lợi cá nhân gắn với đế quốc, có tư tưởng phản động hoặc tiêm nhiễm tư tưởng phản động; nên dù ra hàng hay bị bắt, chúng thường tìm cách liên lạc với bọn đầu sỏ lẩn trốn hoặc gián điệp, đặc vụ. Trong xử lý các loại phỉ, chúng ta dễ mắc sai lầm chủ quan nhất với đối tượng này. Vì lớp người này nặng tư tưởng cơ hội, họ thường xum xoe tỏ vẻ tích cực, chịu cải tạo; trong quản lý, giáo dục họ, nhiều khi ta đã lầm tưởng với vẻ bề ngoài, xao lãng bản chất bên trong, để họ lợi dụng che giấu hành động phá hoại, gây tổn thất lớn cho ta. Tất nhiên cũng có người tích cực thực sự, muốn hối cải thì ta cần phải giúp đỡ họ sớm trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội.


Đối với những người bị mê hoặc, bị cưỡng bức đi phỉ, số người này khá đông, đa số là quần chúng nghèo khó bị địch lợi dụng lôi kéo. Chúng ta cần quan tâm giáo dục họ loại trừ ảnh hưởng tư tưởng phản động làm cho họ hiểu rõ âm mưu thủ đoạn của đế quốc và bọn phản động trùm sỏ phỉ, đã lợi dụng phong tục tập quán cổ truyền của các dân tộc; lợi dụng sự kỳ thị dân tộc và những khó khăn về đời sống để cưỡng bức mua chuộc họ. Bằng biện pháp thông qua các đoàn thể quần chúng, các lớp học tập, các phong trào sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa cải tạo họ, giúp họ hiểu đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, nâng cao trách nhiệm cá nhân với gia đình, địa phương, từ đó tổ chức họ tham gia tiễu phỉ và hòa vào cộng đồng đấu tranh loại trừ âm mưu gây phỉ.


Việc cải tạo tư tưởng những người đi phỉ đòi hỏi phải kiên trì với nhiều biện pháp tổng hợp. Thực tế từ sau chiến dịch tiễu phỉ năm 1955 cho đến khi tên phỉ cuối cùng ra đầu thú tháng 5 năm 1970 là cả một thời gian tỉnh Lào Cai tích cực làm công tác cải tạo tư tưởng những người đã đi phỉ cùng với việc cải tạo xã hội và xây dựng con người mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


Những kết quả giữ vững tình hình an ninh chính trị trật tự địa bàn; xây dựng tỉnh Lào Cai từng bước ổn định về chính trị, phát triển kinh tế cải thiện đời sống nhân dân, đóng góp sức người sức của chi viện cho tiền tuyến cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược là bước tiến dài của việc cải tạo xã hội, con người ở một tỉnh miền núi biên giới.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #23 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2023, 07:13:14 am »

BÀI HỌC THỨ NĂM
Xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, triệt tiêu mầm mống gây phỉ là nhiệm vụ thiết thực "chống diễn biến hòa bình", "bạo loạn lật đổ" của đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch


Gây phỉ là âm mưu của đế quốc câu kết với bọn phản động miền núi trong điều kiện cơ sở chính trị cách mạng còn non kém, công tác quản lý địa bàn chưa đáp ứng tình hình, tổ chức thực hiện chính sách còn mắc nhiều sai lầm khuyết điểm gây ra những bất binh trong nhân dân các dân tộc, để địch lợi dụng kích động chống đối. Trong khi đó, cơ sở xã hội, tàn dư phản động chưa được cải tạo, bọn thổ ty phong kiến còn ý thức phục thù giai cấp dân tộc và có đế quốc móc nối dung túng xây dựng được cơ sỏ chính trị phản động; trình độ giác ngộ của quần chúng còn thấp, mâu thuẫn các dân tộc chưa được giải quyết, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.


Ở Lào Cai, sau ngày giải phóng, trừ một số nơi như Cam Đường, Gia Phú, Xuân Giao, Phong Niên, Bảo Thắng là cơ sở cách mạng khá vững, các nơi khác hoặc đã bị vỡ cơ sở từ trước hoặc mới xây dựng rất non yếu. Quần chúng nhân dân còn ảnh hưởng bọn thổ ty phong kiến nhiều hơn ảnh hưởng tư tưởng cách mạng. Chỉ thị của Ban Chấp hành Đảng bộ Lào Cai ngày 14 tháng 11 năm 1950 gửi ban cán sự Mường Khương và chỉ thị ngày 30 tháng 11 năm 1950 gửi ban sự Bắc Hà nêu: Bắc Hà, Mường Khương, Pha Long là những nơi chịu ảnh hưởng của Pháp và thổ ty phản động tương đối còn mạnh trong nhân dân; ở đó ta chưa có phong trào quần chúng... Địa phương mới được giải phóng, đang ở thời kỳ điều tra và tổ chức. Các tổ chức chính quyền và nhân dân tuy đã được thành lập nhưng mới chỉ có hình thức, chưa có ý thức đấu tranh khả dĩ để đủ bảo đảm trong khi tình thế biến chuyển... Vấn đề cải thiện dân sinh của ta rất kém, trước đây hồi Pháp chiếm đóng, chúng tiếp tế nhiều hàng hóa và đủ muối cho dân. Từ khi Bắc Hà giải phóng, ta chỉ bán cho dân được một ít muối, với giá đắt lại chậm chạp. Trong khi đó dân phải phục vụ nhiều cho chiến dịch, như tiếp tế thóc gạo, cần vụ... Đặc vụ níu lấy những khó khăn kinh tế của ta mà phản tuyên truyền làm cho dân chúng hiểu lầm ta, có ác cảm với ta.


Tình hình cơ sở Đảng bộ Lào Cai đầu năm 1951 số chi bộ cơ sở nông thôn mới chỉ có 5 chi bộ, còn lại là các chi bộ cơ quan1 (Báo cáo của Tỉnh ủy Lào Cai 6 tháng đầu năm 1951), trong khi đó một số người thuộc thành phần kỳ hào trước kia hăng hái chiến đấu chống Pháp được xem xét kết nạp vào Đảng, nhưng đến thời kỳ sau giải phóng do bị sa sút vì khủng bố nên muốn xoay xở kiếm lời2 (Theo Báo cáo tình hình một năm sau chiến thắng Lào Cai tại đại hội Đảng bộ từ ngày 13 đén ngày 18 tháng 4 năm 1951). Công tác giáo dục, truyền đạt mọi chủ trương của Đảng chưa xuống được cơ sở xã. Việc đào tạo cán bộ địa phương tuy đã được tiến hành khẩn trương nhưng kết quả không được bao nhiêu, do trình độ văn hóa kém, không biết chữ. Ở cấp huyện, trừ Bảo Thắng có huyện ủy, còn lại các huyện khác mới có ban cán sự Đảng, cấp xã chưa chủ động đặt ra kế hoạch công tác được. Đa số nhân dân lúc đó chưa biết tới Đảng3 (Theo Báo cáo tình hình một năm sau chiến thắng Lào Cai tại đại hội Đảng bộ từ ngày 13 đén ngày 18 tháng 4 năm 1951).


Về chính quyền củng mới tổ chức chính quyền lâm thời ở cấp xã gồm đủ các thành phần dân tộc mang tính chất mặt trận. Hiệu lực hoạt động kém, chưa đảm nhiệm được các vấn đề quản lý về mặt nhà nước ở địa phương. Thi hành các chính sách thuế, dân công thiếu công bằng hợp lý, tính toán định mức không chính xác, gây ra những sai lầm nghiêm trọng làm quần chúng phản ứng. Do đó địch lợi dụng tuyên truyền chống lại và lôi kéo quần chúng cầm súng theo phỉ.


Nắm được tình hình trên, từ sau đại hội Đảng bộ lần thứ nhất, tỉnh ủy đã chú trọng nhiều đến công tác xây dựng hệ thống chính trị và củng cố đời sống nhân dân. Đặc biệt là ở cơ sở tỉnh chủ trương tích cực xây dựng củng cố tổ chức Đảng, đào tạo nguồn cán bộ, đảng viên người địa phương, quan tâm hơti đến lai lịch chính trị và mở rộng công tác tuyên truyền đảng lao động trong nhân dân; củng cố chính quyền các cấp, làm cho chính quyền thực sự của nhân dân và phản ánh địa phương cơ sở bằng cách đưa thêm nhiều thành phần các dân tộc vào ủy ban tỉnh, huyện, xã; chú ý tới thành phần bầng nông và trung kiên; chăm lo bồi dưỡng huấn luyện cho các ban chấp hành biết cách làm việc và có ý thức phục vụ nhân dân; củng cố Mặt trận Liên Việt và các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, thiếu nhi; tổ chức công hội ở các cơ sở vững, thực hiện tạm cấp ruộng đất, giảm tô để rút kinh nghiệm mở rộng ra toàn tỉnh.


Đầu năm 1952 tỉnh Lào Cai triển khai bầu hội đồng nhân dân ở các cấp. Trong khi đó ở miền đông thổ phỉ đã nổi lên hoạt động mạnh. Các cơ sở chính quyền, đoàn thể vừa mới được củng cố lại bị tan vỡ. Một số cốt cán trung kiên và cán bộ của ta bị phỉ khủng bố, không thể công khai hoạt động, thậm chí có người đã chạy theo phỉ chống lại cách mạng, gây tổn thất lớn cho ta. Các xã ở miền đông, mãi đến khi chiến dịch năm 1952 kết thúc thắng lợi ta mới xây dựng lại được cơ sở chính trị. Đầu năm 1953 huyện Mường Khương các tổ chức chính quyền, đoàn thể có chiều hướng tương đối ổn, còn huyện Bắc Hà tình hình cơ sở vẫn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là tổ chức chính quyền chất lượng không cao, bị bọn phản động lung lạc, đến năm 1954 địch đã móc nối trở lại chống phá, vô hiệu hóa chính quyền cấp xã và nổi phỉ tiến công đánh chiếm huyện lỵ, hầu hết các cơ sở bị phỉ uy hiếp. Hệ thống chính trị ở huyện Mường Khương xây dựng và phát triển được, nguyên nhân căn bản là ta đã tập trung mọi nỗ lực phát động quần chúng tiễu phỉ thắng lợi, Châu Quang Lồ và những tên phỉ thủ ở Mường Khương bị tiêu diệt, cơ sở chính trị phản động của địch bị triệt phá. Nhân dân vùng có phỉ sau khi được phát động, đồng bào các dân tộc đã nhận thức được âm mưu thủ đoạn của đế quốc và bọn phản động trong các dân tộc, hiểu được chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Chính phủ, ủng hộ ta và cùng ta tiễu phỉ trừ gian, với mục đích lập nên chế độ mới, chế độ dân chủ nhân dân, mang lại cuộc sống hòa bình, no ấm cho dân; tạo ra điều kiện cốt lõi để chúng ta tổ chức xây dựng chính quyền, đoàn thể và thông qua phong trào cách mạng của quần chúng tuyển lựa cán bộ địa phương phát triển thành đảng viên, tổ chức Đảng sau này.


Trong khi tập trung tiễu phỉ, xây dựng cơ sở chính trị ở miền đông thì ở miền tây, sau khi được giải phóng cuối năm 1950 tỉnh Lào Cai đã tiến hành xây dựng và cùng cố chính quyển, đoàn thể các cấp. Nhưng các tổ chức này cũng rất non yếu, không những vậy còn thiếu cán bộ nghiêm trọng, có xã ủy ban chỉ có một chủ tịch và hai ủy viên làm việc. Nội bộ thiếu thống nhất, lấn át quyền hạn giữa ủy viên dân tộc này với ủy viên dân tộc khác. Trong toàn tỉnh, hai phần ba số ủy viên không biết chữ và thuộc thành phần trung nông, kỳ hào hoặc binh thầu, seo phải cũ nên kém gương mẫu trong việc chấp hành chính sách của Chính phủ, có nơi còn ăn hối lộ, khai man thuế, một số có tư tưởng cầu an không muốn làm việc. Trong công tác vận động thuế, dân công còn ngại mất lòng dân, ít thiết tha công tác.


Đội ngũ trưởng các thôn cũng nằm trong tình trạng chung không biết chữ và thành phần phức tạp như cán bộ xã lại mang nặng tư tưởng tự tư, tự lợi. Nhiều trưởng thôn khai giấu người nhà trốn dân công, trốn thuế, không tích cực thi hành chính sách của Đảng, Chính phủ. Cũng do không biết chữ nên có trường hợp truyền đạt sai lạc tinh thần nhiệm vụ của huyện và xã. Đến năm 1952 cấp tỉnh và huyện ở Lào Cai còn mắc khuyết điểm: chưa nằm được tình hình từng xã, công việc đưa xuống dồn dập nhưng thiếu hướng dẫn, số cán bộ xuống giúp cơ sở các nhiệm vụ trung tâm chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra1 (Theo Báo cáo của Ủy ban hành chính tỉnh Lào Cai năm 1952).


Đặc biệt trong công tác bồi dưỡng, giáo dục, quản lý cán bộ còn rất kém, chưa chú trọng đến chất lượng chính trị. Những cán bộ cơ sở thuộc thành phần các chức dịch của chế độ cũ chưa được cải tạo chu đáo; hầu hết bị biệt kích đặc vụ móc nối gây cơ sở phản động ngầm như ở Sa Pa, Bát Xát, Phong Thổ năm 1953. Năm 1954 sau khi phỉ nổi lên một ủy viên huyện Bắc Hà, một ủy viên huyện Bảo Thắng cũng chạy theo phỉ. Đối với các huyện ở Sa Pa, Bát Xát khi phỉ hoạt động, hệ thống ủy ban xã và trưởng thôn cũng bị tan rã.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #24 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2023, 07:14:09 am »

Về lực lượng vũ trang của tỉnh, trải qua rèn luyện trong chiến đấu, công tác các đơn vị bộ đội chủ lực của tỉnh từng bước được củng cố và trưởng thành. Từ 3 đại đội với số quân ít ỏi, sau giải phóng Lào Cai phải dồn lại vào còn 2 đại đội vì công tác bảo đảm khó khăn, nhưng quá trình tiễu phỉ tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, khắc phục mọi điều kiện bảo đảm nuôi quân, phát triển lực lượng đến cuối năm 1953 xây dựng được tiểu đoàn 289 đủ 4 đại đội và 2 đại đội bộ đội địa phương của hai huyện Mường Khương, Bắc Hà. Lực lượng dân quân, du kích ở cơ sở và công an cũng được phát triển, cơ bản đáp ứng yêu cầu chiến đấu, luôn phối hợp được với bộ đội chủ lực tiễu phỉ giành thắng lợi. Tuy nhiên, về mặt chất lượng có đơn vị có thời gian còn kém, hiệu quả chiến đấu chưa cao. Đáng chú ý là những đơn vị tân binh như đại đội 961 năm 1953 khi mới tuyển chiến sĩ mới hiệu quả chiến đấu không cao; hoặc do hoàn cảnh gia đình khó khăn, khác vùng khí hậu và tập quán địa phương nên chiến sĩ không muốn đóng quân ở xa (mặc dù chỉ trong địa bàn tỉnh). Chất lượng chính trị còn nhiều vấn đề phải tiếp tục xây dựng, tình trạng đào ngũ ở bộ đội địa phương và thiếu bản lĩnh chính trị sợ hy sinh gian khổ, vác súng chạy theo phỉ ở dân quân du kích còn nhiều.


Tình hình cơ sở chính trị của tỉnh Lào Cai lúc bấy giờ rất nhiều phức tạp. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã không ngừng phấn đấu, bằng nhiều biện pháp tích cực lãnh đạo, chỉ đạo các huyện thị và được sự giúp đỡ với tinh thần trách nhiệm cao của các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương tỉnh bạn làm công tác tiễu phỉ trên địa bàn Lào Cai để xây dựng củng cố cơ sở từ các "tổ đoàn kết", "Hội liên gia", "Ủy ban tiễu phỉ Thanh Bình" đến hệ thống tổ chức chính quyền, đoàn thể, nhưng liên tục bị địch phá hoại quyết liệt, chà đi xát lại nhiều lần, gây ảnh hưởng lớn đến việc quản lý địa phương ngăn ngừa thổ phỉ. Cuối năm 1950 giải phóng toàn tỉnh, chính quyền cơ sở vừa thành lập còn non yếu thì ở miền đông đã bị phỉ tiến công phá vỡ trong suốt thời gian những năm 1951-1952, đến khi tiễu phỉ thắng lợi ta mới xây dựng lại được, vẻn vẹn trong một năm chưa kịp củng cố thì năm 1954 phỉ lại nổi lên chống phá; chính quyền cấp xã ở Bắc Hà lại cơ bản bị tan rã. Bên miền tây chính quyền cơ sở tồn tại chỉ được hai năm, đến năm 1953 cũng bị tan rã do nạn thổ phỉ.


Tình hình chi bộ Đảng toàn tỉnh năm 1954 có 32 chi bộ, chủ yếu là chi bộ cơ quan và các chi bộ ở các lực lượng vũ trang, chi bộ nông thôn, đường phố đặc biệt là chi bộ Đảng ở nông thôn còn rất ít, nhiều huyện chưa phát triển được. Hiện trạng cơ sở chính trị như vậy là điều kiện cho đế quốc Pháp - Mỹ thực hiện âm mưu gây phỉ. Vấn để cơ sở trong những năm tháng chống Pháp tiễu phỉ luôn là vấn đề nhức nhối của tỉnh Lào Cai.


Sau khi vấn đề phỉ cơ bản được giải quyết năm 1955 Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường xây dựng củng cố hệ thống chính trị gắn liền với việc cải tạo xã hội, cải tạo tư tưởng quần chúng, nhất là việc cải tạo các loại tàn phỉ nhằm xóa bỏ tận gốc cơ sở chính trị phản động, ngăn ngừa nạn thổ phỉ. Thông qua phong trào hợp tác hóa, phong trào bình dân học vụ và cuộc vận động thực hiện chính sách dân tộc, lập khu tự trị, kết hợp với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khắc phục hậu quả chiến tranh; ta đã tuyên truyền giáo dục rộng rãi các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, làm cho quần chúng tin tưởng vào chế độ mới, đồng thời cải tạo họ trở thành con người mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm 1957 hầu hết các tổ chức quần chúng thanh niên, phụ nữ, công đoàn, nông hội và mặt trận Tổ quốc được thành lập. Công tác chính quyển được chú trọng, đặc biệt ở cấp cơ sở nhiều xã trước đây xếp loại yếu đến thời kỳ này đã vươn lên khá (toàn tỉnh có 36 xã xếp loại khá, 52 xã loại B, chỉ còn 36 xã xếp loại kém).


Về Đảng, năm 1959 toàn đảng bộ tỉnh đã phát triển được 1.074 đảng viên, các huyện ủy đều được củng cố kiện toàn, nhiều xã đã có chi bộ Đảng lãnh đạo, đời sống nhân dân các dân tộc được cải thiện.


Thắng lợi đó là nhân tố có tính quyết định tạo thuận lợi để đưa nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai vươn lên, xóa bỏ tàn dư thế lực phong kiến, bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Từ sau vụ bạo loạn ở A Lù, Bát Xát năm 1959, Pha Long, Mường Khương năm 1960, tỉnh Lào Cai càng chú trọng đến việc xây dựng cơ sở, cùng với việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết làm trong sạch nội bộ Đảng, từng bước củng cố, kiện toàn,hệ thống chính trị, xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, kết hợp giáo dục chính, trị tư tưởng với các biện pháp cải tạo xã hội, quản lý Nhà nước trên phạm vi toàn tỉnh, dần dần đã triệt tiêu được mầm mống gây phỉ trở lại, ý thức cảnh giác của quần chúng được đề cao, mâu thuẫn dân tộc dòng họ được giải quyết; cơ sở chính trị vững mạnh đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng qua các thời kỳ: chống Mỹ cứu nước, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.


Trong tình hình hiện nay, chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ đang điên cuồng chống phá phong trào hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Đối với Việt Nam, chúng đẩy mạnh âm mưu "diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ" nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chống phá độc lập dân tộc, thủ tiêu chế độ xã hội chủ nghĩa, đưa Việt Nam đi theo con đường tư bản; bằng các thủ đoạn thâm độc xảo quyệt, chủ động tiếp cận, phá hoại toàn diện nhưng có chọn lọc, kích động phân hóa nội bộ, thúc đẩy "tự diễn biến"; phối hợp phá hoại từ bên trong với sự hỗ trợ tác động phá hoại từ bên ngoài; tập trung vào các cơ quan đầu não, trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa xã hội và đặc biệt những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới; những nơi cơ sở chính trị của ta còn mỏng yếu hoặc nơi ta còn mắc sai lầm khuyết điểm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Dựa vào đó chúng lợi dụng tuyên truyền kích động, chia rẽ nội bộ phá hoại từ cơ sở.


Do đó, vận dụng kinh nghiệm tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai vào nhiệm vụ chống âm mưu "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch thi việc xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh là một trong những biện pháp có tính quyết định.


Cơ sở chính trị phải được xây dựng toàn diện và đồng bộ nhưng cần tập trung đầu tư cho công tác tuyên truyền giáo dục chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao nhận thức về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; làm cho mọi cán bộ đảng viên và nhân dân tin tưởng vững chẳc vào sự lãnh dạo của Đảng, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, trung thành với Đảng, với Tổ quốc; thấu triệt lập trường của Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân, gắng sức xây dựng đất nước phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.


Thường xuyên củng cố, xây đựng hệ thống chính trị vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, năng lực tổ chức quản lý điều hành của chính quyền, phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng. Chú trọng bồi dưỡng phát triển đảng viên, cán bộ địa phương, cán bộ trong các dân tộc thiểu số, nhất là ở những địa bàn xung yếu không được để tình trạng thôn bản "trắng" (không có cán bộ, đảng viên). Quan tâm phát triển kinh tế xã hội, thực hiện tốt các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn và các chương trình xóa đói giảm nghèo; chăm lo sự nghiệp giáo dục và y tế, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân.


Tăng cường giáo dục quốc phòng toàn dân, giáo dục cho nhân dân nhận rõ âm mưu thủ đoạn nham hiểm của địch. Trên cơ sở đó tự xác định trách nhiệm phòng chống mọi mưu toan, hành động phá hoại của kẻ thù. Đặc biệt là phải phòng chống bằng được thủ đoạn địch móc nối gây chia rẽ nội bộ cơ sở.


Tích cực nghiên cứu giải quyết những vấn đề vướng mắc, không để các vụ việc kéo dài tạo sơ hở cho địch lợi dụng. Xây đựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc trong các thôn bản và cụm dân cư. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và cống an viên có chất lượng cao. Đoàn kết toàn dân, toàn quân quyết tâm đánh bại âm mưu chiến lược "diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #25 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2023, 07:14:48 am »

KẾT LUẬN


Quá trình tiễu phỉ quân và dân Lào Cai đã phối hợp với bộ đội chủ lực và các đơn vị bạn chiến đấu ngoan cường anh dũng. Tham gia 4 chiến dịch lớn, tổ chức đánh gần 1.000 trận phục kích, tập kích và lùng sục; vận động quần chúng tiễu phỉ tiêu diệt và làm tan rã 8.788 tên phỉ, thu hàng ngàn khẩu súng các loại và hàng trăm tấn vũ khí trang bị quân trang quân dụng. Đập tan âm mưu gây phỉ trong chiến dịch "dùng người Việt trị người Việt" của đế quốc Pháp - Mỹ và kế hoạch hậu chiến của chúng; giải phóng đồng bào các dân tộc Lào Cai thoát khỏi ách tàn phá chiếm đóng của thổ phỉ; đồng thời tiến hành cuộc cách mạng sâu sắc trên mọi lĩnh vực, cải tạo chính trị, xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ tư tưởng tàn dư dập tắt mầm mống gây phỉ, mang lại cuộc sống thực sự ấm no hạnh phúc cho nhân dân.


Thắng lợi đó là thắng lợi của đường lối, phương châm tiễu phỉ và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Quân ủy Trung ương, Khu ủy Tây Bắc đã gắn công tác tiễu phỉ ở Lào Cai với cuộc chiến đấu của cả nưởc chống thực dân Pháp và bảo vệ hậu phương trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Thắng lợi đó, là thắng lợi của ý chí quyết tâm, tinh thần dũng câm, bền bỉ, sáng tạo của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang tỉnh Lào Cai, từ việc đánh giá đúng âm mưu thủ đoạn gây phỉ của đế quốc Pháp - Mỹ đến việc tổ chức tiến hành chiến tranh trên địa bàn tỉnh miền núi biên giới có nhiều dân tộc thiểu số; đánh bại một đối tượng tác chiến mới, được chủ nghĩa thực dân, đế quốc nuôi dưỡng cung cấp, chi viện đủ loại vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh.


Công tác tiễu phỉ thắng lợi, hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền nhân dân và tổ chức quần chúng được xây dựng, củng cố từ tỉnh xuống cơ sở. Nhân dân các dân tộc Lào Cai được hưởng quyền tự do mưu cầu hạnh phúc, xây dựng quê hương giàu đẹp; mở ra một vùng biên giới trong sạch hữu nghị. Với các chính sách miền núi dân tộc của Đảng và Nhà nước, từng bước quân và dân Lào Cai đã xây dựng địa phương ổn định chính trị, phát triển kinh tế, đoàn kết nhân dân các dân tộc củng cố thế trận quốc phòng an ninh. Qua thực tế chiến đấu tiễu phỉ ở Lào Cai đá để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về nhận định đánh giá kẻ thủ trong điều kiện mới; kinh nghiệm về sự sáng suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo vận dụng phương châm "quân sự chính trị song song, chính trị là căn bản, quân sự làm áp lực" với cách đánh thích hợp ở địa bàn rừng núi có hiệu quả tiêu diệt địch cao và phương pháp ''gọi dân về làng, gọi phỉ ra hàng"; phát động quần chúng, phân hóa tiêu diệt bọn đầu sỏ phỉ và đoàn kết toàn dân xây dựng cơ sở chính trị cách mạng vững mạnh. Đó là những vấn đề cơ bản, không những đã được thực hiện kế tiếp qua những năm tháng chiến đấu, mang lại thắng lợi trong cộng tác tiễu phỉ và trái với nó là những tổn thất nặng nề; mà còn là những kinh nghiệm không thể thiếu trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước.


Chừng nào còn chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, chúng ta còn phải nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đề phòng kẻ địch dùng các thủ đoạn thâm độc xảo quyệt, gây dựng các tổ chức phản động, phục vụ cho mưu đồ xâm lược của chúng. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, trước yêu cầu mới của cách mạng, hơn lúc nào hết chúng ta phải thường xuyên chăm lo việc giáo dục quốc phòng toàn dân và củng cố thế trận chiến tranh nhân dân, vận dụng một cách linh hoạt kinh nghiệm của quá trình tiễu phỉ để phòng và chống có hiệu quả âm mưu chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch; bảo vệ vững chức chủ quyền biên giới quốc gia, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, chính quyền và cuộc sống của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Logged
Trang: « 1 2 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM