Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:17:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970  (Đọc 1206 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« vào lúc: 28 Tháng Hai, 2023, 02:19:09 pm »

- Tên sách: Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970
- Tác giả:
- Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
- Năm xuất bản: 1999
- Người số hóa: macbupda, saoden


* CHỈ ĐẠO NỘI DUNG

   THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY
   VÀ BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH LÀO CAI

Trực tiếp:

   Đại tá VŨ ĐÌNH ĐỖI

* BIÊN SOẠN:

   Trung tá NGUYỄN VĂN BÌNH
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #1 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2023, 02:21:41 pm »

LỜI NÓI ĐẦU


Chiến dịch Biên Giới cuối năm 1950 thắng lợi, cả một vùng rộng lớn từ Lạng Sơn đến Lào Cai hoàn toàn được giải phóng.

Đế quốc Pháp trở nên lúng túng, lún sâu vào thế bị động. Để cứu vãn tình thế, chúng đẩy mạnh việc thực hiện âm mưu "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh", "dùng người Việt trị người Việt". Một trong những biện pháp thâm độc xảo quyệt mà chủ ngnĩa thực dân áp dụng là cấu kết với đế quốc Mỹ và bọn phản động trong các dân tộc gây phỉ ở vùng cao biên giới, nơi có địa thế hiểm trở, nhận thức của đồng bào còn thấp kém, đời sống gặp nhiều khó khăn, nhằm tạo dựng cơ sở chính trị phản động, phục vụ cho âm mưu xâm lược lâu dài, trong đó tỉnh Lào Cai là một trọng điểm thổ phỉ nguy hại nhất do đế quốc Pháp - Mỹ tập trung đầu tư.


Trong bối cảnh đó, với ý chí thiết tha vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì cuộc sống thanh bình, ấm no hạnh phúc của nhân dân, quân và dân tỉnh Lào Gai đã kiên cường, anh dũng, bền bỉ, sáng tạo phối hợp với bộ đội chủ lực tiếp tục cuộc chiến đấu tiễu phỉ phá tan âm mưu của đế quốc và giải quyết hậu quả vấn đề thổ phỉ trong suốt 20 năm. Đó là cuộc chiến dấu dai dẳng đầy gian khổ hy sinh, nhưng điều quan trọng là ta đã biết khắc phục khó khăn, thiếu sót nghiên cứu tìm ra những vấn đề có tính bản chất của đối tượng tác chiến với loại hình chiến thuât mới; đồng thời chọn phương pháp, cách đánh phù hợp để giành thắng lợi. Nhiều kinh nghiệm quý đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.


Thực hiện chỉ thị của Tư lệnh Quân khu 2 và chủ trương của Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng ủy quân sự tỉnh tổ chức nghiên cứu đề tài: "Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970". Cuốn sách được biên soạn một cách có hệ thống về nguồn gốc tính chất của thổ phỉ; những vấn đề cơ bản trong quá trình tiễu phỉ và những bài học kinh nghiệm nhằm bổ sung vào kho tàng lý luận quân sự của Đảng và quân đội. Với tinh thần lấy xưa nghiệm nay, cuốn "Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970" sẽ giúp chúng ta có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn, để vận dụng vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là chống chiến lược "diễn biến hòa bình" bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thủ địch.


Cuốn "Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970" hoàn thành trong dịp kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng Lào Cai (1-11-1950 - 1-11-1999), 55 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 10 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân uà tiến tới kỷ niệm Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh tròn 70 tuổi vào ngày 3 tháng 2 năm 2000. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Bộ tư lệnh Quân khu 2; Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Ban tổng kết - lịch sử Bộ Tổng tham mưu; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai; Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Sở Khoa học Công nghệ Môi trường tỉnh Lào Cai; Phòng Khoa học Công nghệ Môi trưởng Quân khu 2 và các tướng lĩnh, các đồng chí lão thành cách mạng. Cảm ơn Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã tạo điều kiện để cuốn "Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970" ra mắt bạn đọc theo đúng kế hoạch.


Công tác tiễu phỉ trên địa bàn Lào Cai đã cách đây gần nửa thế kỷ. Các tài liệu lưu trữ cũng bị thất thoát do bảo quản, vì vậy công tác nghiên cứu tổng kết khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của bạn dọc để hoàn thiện cuốn sách trong lần xuất bản sau.


Xin trân trọng giới thiệu cuốn "Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970" cùng bạn đọc.


Lào Cai, ngày 30 tháng 10 năm 1999
ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
BÍ THƯ TỈNH ỦY
BÍ THƯ ĐẢNG ỦY QUÂN SỰ TỈNH LÀO CAI
TRÁNG A PAO
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #2 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2023, 02:23:54 pm »

PHẦN MỘT
NGUỒN GỐC, TÍNH CHẤT CỦA THỔ PH


I- NGUỒN GỐC CỦA THỔ PHỈ Ở LÀO CAI

Lào Cai là một tỉnh miền núi biên giới, có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, số dân toàn tỉnh có 75.644 người, bao gồm 15 dân tộc, trong đó dân tộc H’mông chiếm 38,14% tập trung ở 4 huyện Bắc Hà, Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương; dân tộc Dao chiếm 18,8%; dân tộc Thổ chiếm 12,3%; dân tộc Dáy chiếm 10,7%; dân tộc Nùng chiếm 10%, số còn lại là các dân tộc khác. Do tập quán sinh hoạt và sản xuất khác nhau nên người H’mông thường ở rẻo cao; người Dao, người Tu Dí, U Ní, Xa Phó, Thu Lao ở những triền núi trung bình; người Thổ (Tày), người Dáy ở vùng thấp; người Hoa ở thị xã, thị trấn để buôn bán; người Kinh ở những nơi có ruộng lúa nước... Nhưng các dân tộc ở Lào Cai đều ở thành từng bản, từng chòm xóm riêng.


Dưới thời Pháp thuộc tình hình xã hội Lào Cai mang tính chất một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Trình độ dân trí các dân tộc nói chung còn thấp kém, hầu hết đồng bào các dân tộc không biết chữ phổ thông; trình độ sản xuất chủ yếu dựa trên cơ sở nền sản xuất tự nhiên, tự cấp, tự túc lại bị đế quốc phong kiến bóc lột thậm tệ. Bên cạnh việc sử dụng chính sách bóc lột của chủ nghĩa tư bản, thực dân Pháp còn duy trì nguyên vẹn các hình thức bóc lột của chế độ phong kiến miền núi. Khác với các tỉnh miền xuôi, vùng cao biên giới ở Lào Cai còn có chế độ thổ ty rất tàn bạo; thổ ty cầm đầu các dân tộc, dòng họ ở vùng nào được coi như thủ lĩnh của vùng ấy. Chúng kiểm soát cát cứ, chiếm đoạt tài nguyên và nắm toàn bộ vận mệnh của mọi người dân sống ở đó. Người lao động bị đối xử như những nông nô thời chiếm hữu nô lệ. Khi tái chiếm Lào Cai, thực dân Pháp vẫn duy trì chính sách muôn thuở là chia để trị và "dùng người Việt trị người Việt". Để duy trì chế độ cai trị thuộc địa, thực dân Pháp đã nắm lấy đội ngủ thổ ty. Trừ một vài thổ ty nhỏ được cách mạng cảm hóa, số còn lại hầu hết là bọn tay sai rất lợi hại của thực dân Pháp. Chúng chọn những thổ ty lớn có thế lực, trung thành với tư tưởng phản động trao cho các chức dịch ngụy quyền như: tỉnh trưởng xứ Thái là thổ ty Đèo Văn Ân, tỉnh trưởng xứ Nùng là thổ ty Nông Vĩnh An, tỉnh phó là thổ ty La Văn Đức. Mọi chức vụ châu úy, lý trưởng, tổng đoàn cũng đều giao cho các thổ ty. Vốn là thủ lĩnh, thổ ty đều có tổ chức vũ trang để đàn áp, cướp đoạt. Được bọn đế quốc, phát xít đỡ đầu, dung túng nên lực lượng vũ trang của thổ ty rất mạnh. Các thổ ty lớn ở Bắc Hà, Mường Khương, Pha Long có lúc đã có tới hàng ngàn quân, trang bị vũ khí bộ binh đủ loại và cả phương tiện thông tin để liên lạc với Pháp.


Thổ ty Lào Cai còn được đế quốc Pháp ban cho nhiều đặc quyền đặc lợi: tự do buôn bán với Pháp, độc quyền buôn bán muối, thuốc phiện và thầu sòng bạc. Giữa các thổ ty cũng có sự cạnh tranh quyết liệt, mâu thuẫn dân tộc dòng họ thường xuyên xảy ra. Điển hình là vụ năm 1945, Sề Cồ Tìn, một thổ ty lớn ở Bát Xát đã cấp súng cho dân tộc U Ní (Ý Tý) để cướp của, đốt nhà, bân giết người H'mông ở Mường Hum. Ở Bắc Hà hai tên Giàng Cổ Hòa và Hản Sào Lùng đã gây ra vụ chém giết giữa người H’mông và người Xá làm hơn 1.000 người Xá bị tàn sát. Tính mạng đồng bào các dân tộc khác cũng luôn bị đe dọa; đời sống người lao động nheo nhóc đến cùng cực, những thứ tối thiểu phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của nhân dân vùng cao như muối và thuốc lào lại vô cùng thiếu thốn. Nhiều gia đình đã đói cơm lại nhạt muối, phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn thay muối. Lợi dụng những khó khăn ấy, đế quốc Pháp và tay sai đã dùng muối, thuốc lào để mua chuộc dụ dỗ đồng bào các dân tộc. Khi quá khan hiếm, chúng còn tung muối và thuốc lào ra làm vật treo giải thưởng cho những ai cắt được đầu cán bộ Việt Minh.


Sau khi bị Nhật đảo chính, đế quốc Pháp đã sử dụng phái đoàn 5 cục tình báo và phản gián chiến lược1 (Phái đoàn 5 được chính phủ lưu vong Đờ Gôn Pháp lập ra năm 1943, là một bộ phận của phân cục viễn đông Tổng cục nghiên cứu và tìm hiểu, viết tắt là DGER. Khóa 49 của DGER đổi thành GCMA, chuyên trách gây phỉ) ở Côn Minh (Vân Nam - Trung Quốc) về Việt Nam móc nối chuẩn bị địa bàn phục vụ cho âm mưu trở lại xâm lược nước ta. Trên hướng Lào Cai, từ năm 1945 đến năm 1947 phái đoàn 5 đã lập đước 3 tuyến tình báo thâm nhập vào các huyện Phong Thổ, Bát Xát và thị xã Lào Cai; chiếm một phần ba tổng số tuyến tình báo đường bộ trên dọc tuyến biên giới Việt - Trung; nối được liên lạc với tất cả các thổ ty, hình thành sự câu kết có tổ chức giữa gián điệp Pháp với đặc vụ Tưởng Giới Thạch và thổ ty phản động.


Cách mạng Tháng Tám thành công, quân Nhật bị bại trận, quân Tưởng Giới Thạch với tư cách một thành viên của phe Đồng minh vào giải giáp quân Nhât. Theo gót quân đội Tưởng là bọn Việt Nam quốc dân đảng chống lại chính thể nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Lợi dụng tình hình Lào Cai gặp nhiều khó khăn, cơ sở cách mạng còn mỏng yếu, phái đoàn 5 đã tranh thủ cung cấp tiền của, vũ khí để bọn thổ ty La Văn Đức, Nông Vĩnh An củng cố xây dựng lực lượng vũ trang riêng, tăng cường quản lý cát cứ chờ quân Pháp trở lại. Những năm 1945-1947 ta thực hiện sách lược tranh thủ lôi kéo thổ ty để xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân thì các thổ ty lớn như Nông Vĩnh An không ra. Số khác như Nông Vĩnh Xương, Lồ Vạn Phù, Hoàng A Tưởng, Châu Quang Lồ tuy chấp nhận tham gia chính quyền cấp tỉnh của ta, nhưng đến năm 1947 lúc thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc rồi từ Lai Châu, Phong Thổ đánh sang Lào Cai thì các thổ ty ấy đã ráo riết bắt liên lạc với Pháp, ra sức phản đối chính sách của ta, buộc ta phải phân tán để đối phó, đồng thời chúng bỏ hẳn các vị trí chính quyền, trở về cát cứ như cũ chuẩn bị lực lượng vũ trang chống lại ta. Thời kỳ này chúng đã gây cho ta nhiều thiệt hại, tạo điều kiện thuận lợi căn bản cho quân đội Pháp nhanh chóng tái chiếm Lào Cai.


Năm 1949, khi ta chuyển mạnh sang tổng phản công, các chiến dịch tiến công vào Lào Cai đã làm cho quân đội viễn chinh Pháp bị hoang mang cực độ, nhiều cứ điểm, đồn bốt bị phá vỡ nhưng quân Pháp còn trụ lại được là nhờ có lực lượng thổ ty trung thành với chúng. Lực lượng vũ trang của thổ ty đã trở thành đội quân phản động nhất trong khối ngụy quân của Pháp. Nhiều tên chỉ huy lực lượng thổ ty đã trở thành sĩ quan ngụy như Lý Triều Dương, Châu Quang Lồ, Pò Lem, xếp Chảo... Bọn này khủng bố đàn áp dã man phong trào nhân dân chống Pháp, gây nhiều tội ác đối với đồng bào ta trong vùng tạm bị địch chiếm đóng.


Như vậy trong quá trình chiếm đóng Lào Cai thực dân Pháp đã khai thác triệt để những đặc điểm xã hội chính trị của một vùng miền núi, biên giới, có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ nhận thức và đời sống thấp kém, lại bị ảnh hưởng nặng nề bởi các quan niệm cổ hủ (tự ty, tôn sùng những người đứng đầu dòng họ, thủ lĩnh dân tộc) để xây dựng nên mối quan hệ bóc lột giữa tư bản Pháp với bọn thổ ty phong kiến, biến những tên thổ ty được coi như tầng lớp trên của xã hội miền núi thành những tên tay sai đắc lực phục vụ cho mục đích cai trị của chúng. Đặc biệt sau khi tái chiếm Lào Cai thì mối quan hệ đó càng bộc lộ rõ bản chất phản động nhằm chống lại sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.


Khi thấy rõ thế thua phải rút khỏi biên giới Việt - Trung, thực dân Pháp cấp tốc chuyển chiến lược từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh", "dùng người Việt trị người Việt". Ngày 13 tháng 12 năm 1949, chỉ huy khu Tây Bắc đã ra mệnh lệnh số 2286/SANO/3 giao nhiệm vụ cho phân khu Lào Cai phải tìm mọi cách "tổ chức các đơn vị lính dõng và dân chúng võ trang ở lại đánh du kích tại chỗ"1 (Theo Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Lào Cai, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998, tr. 194) nhằm quấy rối hậu phương, ngăn cản, hạn chế các đơn vị bộ đội chủ lực của ta tiến công, tạo điều kiện cho quân Pháp rút lui an toàn.


Thực hiện ý đồ đó, từ đầu năm 1950 phân khu Lào Cai ra sức dụ dỗ mua chuộc tuyển mộ lính địa phương tăng cường củng cố khối ngụy quân, ngụy quyền, mở các đợt càn quét vào những vùng có cơ sở của ta để củng cố tinh thần cho binh lính. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động đặc vụ, gián điệp dọc tuyến biên giới Việt - Trung, gây rối phá hoại hậu phương của ta.


Ngày 18 tháng 10 năm 1950 tên đại úy Ba - danh, chỉ huy tiểu khu Mường Khương đã đề ra kế hoạch gồm 2 điểm: tuyển về Hà Nội 400 ngụy binh huấn luyện thành lực lượng biệt kích để trở lại tái chiếm Lào Cai; tổ chức các ổ đề kháng ở vùng mới giải phóng (Hoàng Su Phì, Bắc Hà và vùng sẽ được giải phóng như Mường Khương, Pha Long).


Ngày 25 tháng 10 năm 1950 Ba - danh lại ra lệnh cho tàn quân ngụy ở Hoàng Su Phì nổi loạn và giao lại vùng Pha Long - Mường Khương cho tên Châu Quang Lồ chỉ huy 2 đại đội bảo an số 46, 47 ở lại chống ta, còn lực lượng chủ lực của Pháp rút lui khỏi vùng này. Từ đây, việc gây phỉ của thực dân Pháp đã bắt đầu được thực hiện. Chỉ trong 4 tháng (từ 25-10-1950 đến 29-1-1951) ở 3 huyện biên giới Việt - Trung là Hoàng Su Phi (Hà Giang), Bắc Hà, Mường Khương (Lào Cai), lực lượng phỉ đã phát triển tới 2.500 tên1 (Theo báo cáo của mặt trận Lê Hồng Phong số 447/TM ngày 29 tháng 1 năm 1951: Hoàng Su Phì có 800 tên, Bắc Hà có 300 tên, Mường Khương có 700 tên, tàn quân Tưởng có 400 tên (Hoàng Su Phi có 300 tên)) có trang bị vũ khí từ moóc-chi-ê 81, moóc-chi-ê 61, đại liên, tiểu liên và súng trường theo biên chế trang bị của quân đội Pháp.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #3 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2023, 02:24:47 pm »

Thời gian này thổ phỉ liên tục tiến công, đánh úp gây cho các đơn vị chủ lực của ta nhiều khó khăn tổn thất. Thấy vậy, tướng Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi, tổng chỉ huy quân Pháp đã nâng hoạt động của thổ phỉ thành một trong bốn nhiệm vụ chiến lược để giành lại quyền chủ động đã mất là: phá hoại các vùng tự do bằng biệt kích, thổ phỉ; máy bay oanh tạc; chiến tranh tâm lý, bao vây kinh tế2 (Theo Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 312). Tháng 5 năm 1951 đế quốc Pháp đã chuyển khóa 49 (tình báo, phá hoại) của phân cục viễn đông SDECE thành GCMA (đội biệt kích hỗn hợp nhảy dù) chuyên trách gây phỉ, phá hoại hậu phương của ta.


Ngày 3 tháng 5 năm 1952 GCMA đã thả xuống Pha Long 16 tên biệt kích đặc vụ làm cố vấn cho Châu Quang Lồ xây dựng 2 trung đoàn phỉ ở tỉnh Nùng và lập các tổ đặc vụ hoạt động sâu vào nội địa Trung Quốc. Đặc biệt từ khi hội đồng an ninh quốc gia Mỹ quyết định sử dụng tàn quân Tưởng vào việc phá hoại đường viện trợ quốc tế của ta và quấy rối Trung Quốc1 (Theo lời cung của tên Phơ-răng-xoa, chỉ huy biệt kích nhảy xuống Mèo Vạc bị bắt tháng 7 năm 1952) thì GCMA và đặc vụ Tưởng có sự phối hợp gây phỉ ngày càng chặt chẽ. Thời gian này Pháp - Mỹ - Tưởng đã câu kết gây nên vụ phỉ lớn dọc biên giới Việt - Trung từ Mường Khương (Lào Cai) đến Đồng Văn (Hà Giang). Sau đó ta đã phải tốn rất nhiều công sức phối hợp với Sư đoàn 302 Giải phóng quân Trung Quốc giải quyết gần một năm ròng mới đánh tan được lực lượng phỉ ở vùng này. Năm 1953 đế quốc Pháp lại tiếp tục gây nên vụ phỉ ở các huyện miền tây Lào Cai. Ngày 25 tháng 12 năm 1953, tướng Na-va, người kế nghiệp tổng chỉ huy quân đội Pháp đã tuyên bố: "Tới một thời gian nào đó thì quân đội viễn chinh Pháp phải rút khỏi Đông Dương. Cần phải xây dựng một kế hoạch lập lại các vùng căn cứ du kích ở hậu phương và ở miền núi liên kết với những phần tử chống đối chế độ Việt Minh, hoạt động du kích sau lưng Việt Minh để tạo điều kiện cho quân đội Pháp có thể trở lại". Năm 1954 đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ đã thực hiện được âm mưu phỉ hóa nhân dân trên địa bàn Lào Cai. Theo tổng kết của Bộ Công an, toàn miền Bắc có 14 huyện có phỉ với tổng số gần 20.000 tên thì ở Lào Cai chiếm 6 huyện với số lượng 8.788 lượt người đi phỉ, bằng 8% dân số lúc ấy. Tháng 5 năm 1954, trong lúc ta đang tập trung mọi sức lực vào quyết chiến điểm Điện Biên Phủ thì Ăng-ten GCMA Lào Cai đã ra lệnh cho các cụm phỉ ở các huyện trong tỉnh mở một chiến dịch tiến công vào tháng 7 năm 1954, lấy tên là chiến dịch Nguyễn Đình Văn - "Cuộc tấn công tổng quát"1 (Theo lời cung tù binh: thiếu úy biệt kích La Ngọc Kim - hồ sơ Đ5-T13-14). Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, thiếu tá Phuốc-ni-ê, chỉ huy GCMA Bắc Bộ đã ra lệnh cho các cụm phỉ ở miền tây Lào Cai gồm các huyện Sa Pa, Bát Xát, Phong Thổ và hữu ngạn Bảo Thắng giải thể các đơn vị chiến đấu rút các tên chỉ huy đầu sỏ về Hà Nội theo Pháp hoặc tìm cách sang Lào. Còn các cụm phỉ miền đông ở Bắc Hà, Mường Khương tiếp tục tổ chức vũ trang chống lại ta.


Thực dân Pháp hoàn toàn bị thất bại. Miền Bắc được giải phóng. Đế quốc Mỹ xâm lược nhảy vào miền Nam, kế tục bọn biệt kích gián điệp Pháp là bọn tình báo gián điệp Mỹ thực hiện âm mưu phá hoại miền Bẳc nước ta, trong đó có âm mưu tiếp tục sử dụng bọn phản động ở miền núi. Vào những năm 1959-1960, khi tỉnh Lào Cai đang hoàn thành nhiệm vụ cải cách dân chủ, tiến hành hợp tác hóa ở vùng nông thôn thi các thế lực phản động đã gây ra một số vụ bạo loạn. Điển hình là vụ bạo loạn ở A Lù, Bát Xát tháng 5 năm 1959 và vụ bạo loạn ở Pha Long tháng 9 năm 1960, thành phần tham gia chủ yếu là những tên phỉ cũ chưa chịu cải tạo. Tháng 6 năm 1963 đế quốc Mỹ lại thả xuống xã Phú Nhuận huyện Bảo Thắng và Võ Lao huyện Văn Bàn 13 dù trong đó có 8 dù lương thực, vũ khí và 5 tên biệt kích là người Tày, người Thái ở Hà Giang, Sơn La, Lai Châu đã được huấn luyện ở Sài Gòn đưa về để móc nối với bọn phản động ở Lào Cai thực hiện phá hoại.


Lực lượng phỉ còn lại trên địa bàn Lào Cai từ sau các đợt ta tiếp tục truy quét (1955-1960), một số đã được lệnh của tình báo gián điệp Pháp - Mỹ mang súng về hàng, số khác ngoan cố trốn hẳn vào rừng tụ hợp sinh sống chờ thời cơ (vì chúng vẫn tin tưởng rằng Pháp có thể trở lại hoặc Mỹ sẽ đến) để tiếp tục phá hoại cách mạng. Vì vậy những tên phỉ cuối cùng bị ta truy bắt và ra hàng tháng 5 năm 1970 ở Sa Pa, sau khi nhận thấy khung cảnh thay đổi của địa phương đã nói: "Biết thế này thì chúng tôi ra đầu thú từ lâu cho khỏi khổ"1 (Lời cung của tên Tháo A Đỏa khi ra đầu thú tháng 5 năm 1970). Tất cả những điều đó đã chứng minh: Việc gây dựng thổ phỉ ở một số vùng cao biên giới, trong đó có Lào Cai từ cuối năm 1950 nằm trong hệ thống âm mưu của đế quốc Pháp - Mỹ và bọn phản động quốc tế nhằm chống lại xu thế của thời đại, chống lại con đường cách mạng của Đảng và nhân dân các dân tộc Việt Nam. Chỉ thị số 14/CTTW ngày 16 tháng 4 năm 1955 đã khẳng định: "Vấn đề phỉ là âm mưu lâu dài và thâm độc của đế quốc Pháp - Mỹ - là vấn đề dân tộc, vấn đề quần chúng... Nguyên nhân địch gây được phỉ là do chúng lôi kéo được một số phần tử ở tầng lớp trên của các dân tộc thiểu số, lợi dụng những kỳ thị; thành kiến dân tộc còn tồn tại khá sâu sắc, lợi dụng nguyện vọng thiết tha muốn được cải thiện đời sống của nhân dân, khoét sâu mâu thuẫn, các sơ hở, sai lầm của ta trong việc thực hiện chính sách dân tộc và các chính sách khác".


Nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển của thổ phỉ ở Lào Cai, rút ra kết luận thổ phỉ có 2 nguồn gốc:

Một là: Thổ phỉ ra đời nằm trong âm mưu của đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ được hình thành trong thế thua, thế thất bại trên chiến trường, hòng lấy lại thế chủ động đá mất bằng biện pháp gây dựng cơ sở chính trị phản động với đội quân phản động ở những vùng địa thế hiểm trở, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức và đời sống thấp kém dễ lợi dụng, thực hiện chính sách "dùng người Việt trị người Việt" làm căn cứ, bàn đạp để tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, khi chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" đã bị phá sản (đây là nguồn gốc cơ bản).


Hai là: Thổ phỉ sinh ra còn bắt nguồn từ giai cấp thống trị miền núi đã bị đánh đổ nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, được chủ nghĩa thực dân đế quốc nâng đỡ, kích động hận thù giai cấp, dân tộc ngóc đầu dậy mà đại biểu của nó là các thổ ty, địa chủ mưu toan phục hồi chế độ bóc lột chống lại cách mạng.


Như vậy, thổ phỉ ở Lào Cai có nguồn gốc từ mưu đồ thực dân, phong kiến phản cách mạng, nó không chỉ thuần túy theo nghĩa Hán Việt của từ "thổ phỉ" đồng nghĩa với từ "giặc cỏ" dùng để chỉ một hạng người thường tổ chức võ trang để giết người cướp của như một số người thường hiểu, mà nó là một vấn đề lớn, có liên quan đến các mối quan hệ giai cấp dân tộc, quần chúng của địa phương với chính bản thân nó và quốc tế.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #4 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2023, 02:26:10 pm »

II- TÍNH CHẤT CỦA THỔ PHỈ Ở LÀO CAI

1 - Tính chất thù địch giai cấp, phản cách mạng là bản chất chủ yếu của thổ phỉ:

Tính chất thù địch giai cấp, phản cách mạng là bản chất chính trị của phỉ. Nó quyết định mục tiêu chính trị của phỉ: khôi phục lại chế độ thực dân, phong kiến; quyết định thủ đoạn gây phỉ: kết hợp lừa bịp với cưỡng bức: quyết định mối quan hệ cơ bản trong tổ chức của phỉ: thống trị và bị trị. Tính chất này chi phối các tính chất khác của phỉ.


Trên thực tế, mối quan hệ giai cấp giữa tư sản Pháp với thổ ty, địa chủ ở Lào Cai đã được hình thành gần một thế kỷ. Từ khi đế quốc Pháp xâm lược tiến hành xong cuộc chiến tranh chinh phục các thủ lĩnh dân tộc thiểu số, bình định dân cư, thiết lập xã hội thuộc địa nửa phong kiến, cùng với nó là sự thống nhất về địa vị cai trị và quyền lợi, mối quan hệ đó càng trở nên gắn bó mật thiết trong quá trình thực dân Pháp chiếm đóng, duy trì chính sách bóc lột trên địa hạt Lào Cai.


Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật làm đảo chính Pháp. Mặc dù bị hất cẳng nhưng Pháp vẫn tăng cường phái đoàn quân sự bên cạnh phe Đồng minh, gọi tắt là phái đoàn 5 ở Côn Minh - Vân Nam - Trung Quốc. Với sự hoạt động của phái đoàn này, thổ ty Lào Cai đã liên lạc, cung cấp tình báo cho Pháp, chuẩn bị cơ sở cho Pháp trở lại Đông Dương. Cách mạng Tháng Tám thành công, ở Lào Cai vừa phải tiêu diệt bọn phàn động Quốc dân đảng vừa phải từng bước tháo gỡ khó khăn để xây dựng chính quyền nhân dân, thì bọn thổ ty không mấy ủng hộ, trái lại chúng đã liên hệ với Pháp để chống lại ta, để đến khi Pháp tái chiếm Lào Cai thì các thổ ty lại được nảm giữ các chức dịch ngụy quân, ngụy quyền, mặc sức bóc lột, đàn áp quần chúng lao động, cái mà chúng đã bị mất, giờ đây có cơ hội lấy lại.


Cuối năm 1950 đế quốc Pháp đẩy mạnh thực hiện chiến lược "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh", "dùng người Việt trị người Việt". Thời gian này, tỉnh Lào Cai đã được giải phóng, tất nhiên quyền lợi, địa vị của tư sản Pháp và thổ ty, địa chủ ở Lào Cai cũng bị mất. Do đó chúng càng chống phá ta một cách quyết liệt. Chỉ sau 37 ngày từ khi Lào Cai được, giải phóng, thực dân Pháp và bọn tay sai đã tổ chức nổi phỉ tấn công đánh chiếm những vùng ta vừa giải phóng. Những tên thống trị thuộc tầng lớp thổ ty, binh thầu, seo phải trước đây lại trở thành những tên cầm đầu thổ phỉ làm tay sai cho đế quốc Pháp mưu toan lập lại chế độ thực dân, phong kiến.


Nhìn lại hệ thống chỉ huy của thổ phỉ ở Lào Cai ta thấy: Bọn cầm đầu từ những tên chỉ huy ở cơ quan GCMA đến các cụm phỉ, toán phỉ chính là tầng lớp thống trị cũ (thổ ty và tay sai) ở địa phương. Cộng tác với GCMA tổ chức chỉ huy phỉ ở Lào Cai chính là những tên cầm đầu các xứ tự trị giả hiệu do Pháp mang đi huấn luyện khi rút lui rồi tung về gâỵ phỉ như: Lý Triều Dương, đại úy GCMA, nguyên chỉ huy ngụy quân xứ Nùng, Nùng Dung Ngán, cộng tác viên dân sự GCMA, nguyên tỉnh trưởng xứ Nùng; Lồ Vạn Tờ, cộng tác viên dân sự GCMA, nguyên phó tỉnh trưởng xứ Nùng; Sề Cồ Tìn, cộng tác viên dân sự GCMA, nguyên tri châu Cốc Lếu tỉnh Phong Thổ. Chỉ huy các cụm trung tâm của phỉ là bọn ngụy quyền cỡ bang tá, châu úy, các sĩ quan ngụy cỡ đại đội trưởng.


Cụm Pha Long: Châu Quang Lồ, châu úy Pha Long kiêm đại đội trưởng bảo an (CLSM) số 47. Cụm Bát Xát: Sề Cồ Ngan, dân tộc Dáy, bang tá Bát Xát. Cụm Sa Pa, Bảo Thắng: Châu A Chùa, lý trưởng; Hồ Vạn Lìn, thiếu úy GCMA (gia đình địa chủ); La Ngọc Kim, thiếu úy GCMA (gia đình địa chủ). Cụm Bắc Hà (1954): Tải Chín Củi, trung úy GCMA. Cụm Phong Thổ: Đèo Văn Ngảnh, phó tỉnh trưởng tỉnh Phong Thổ.


Chỉ huy các cụm tiền phương, các toán phỉ: Thông thường là ngụy quyền cấp xã, tổng (cá biệt có bang tá, phó châu), trung đội trưởng, tiểu đội trưởng ngụy quân là tổng đoàn hoặc xã đoàn. Lực lượng phỉ nòng cốt là số tàn quân ngụy do địch để lại (miền Đông), hoặc dụ dỗ thanh niên vào vùng tạm chiếm huấn luyện rồi tung về (miền Tây).


Như vậy, bộ máy thống trị cũ của chế độ phong kiến ở Lào Cai gồm toàn bộ các chức dịch từ phó lý, tổng đoàn trở lên và từ hai phần ba đến ba phần tư số binh thầu, seo phải (trưởng thôn, xóm và xã đoàn) đã câu kết với Pháp gây nên nạn thổ phỉ.


Không những thế, thổ phỉ ở Lào Cai còn là sự câu kết phản cách mạng của các lực lượng phản động đế quốc Pháp - Mỹ - Tưởng Giới Thạch nhằm chống lại công cuộc kháng chiến của Việt Nam, phá hoại cách mạng Trung Quốc, được thể hiện trong nghị quyết của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ về "Mục tiêu và đường lối hành động của Mỹ ở Đông Nam Á"1 (Theo tài Liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ, tập 1, tr. 39-43). Từ khi Mỹ chính thức can thiệp vào chiến tranh ở Đông Dương2 (Ngày 23 tháng 12 năm 1950 Mỹ ký hiệp định chính thức về viện trợ quân sự với Pháp và bọn bù nhìn ở Đông Dương) thì giữa GCMA, SDECE của Pháp và CIA của Mỹ thường xuyên có sự trao đổi tài liệu tình báo. Theo cung bọn biệt kích bị bắt khai: Mỹ đã cắm một số sĩ quan cấp tiểu đoàn vào GCMA ở Bắc Bộ để chuyên theo dõi việc gây phỉ.


Đối với bọn Quốc dân đảng ở Trung Quốc, từ đầu năm 1950 trên địa bàn Lào Cai đã xuất hiện các tổ chức phản cách mạng lưu vong do tên Lìu Sử Dùng, tham mưu trưởng quân đoàn 26 cầm đầu, lập nhiều tuyến tình báo sang Trung Quốc. Quá trình gây phỉ ở Lào Cai nhiều sĩ quan Quốc dân đảng Trung Quốc đã được thả dù xuống làm cố vấn cho bọn cầm đầu phỉ1 (Lìu Sá Dùng làm cố vấn cho phó châu Bắc Hà, Hàn Sào Lùng và 16 tên tha dù xuống Pha Long ngày 3 tháng 5 năm 1952 đều là đặc vụ, sĩ quan Tưởng Giới Thạch làm cố vấn cho Châu Quang Lồ) dựa vào vùng phỉ của Lô để thâm nhập tình báo sang Trung Quốc). Trong vùng phỉ ở Bát Xát, Phong Thổ còn có các tổ gián điệp hỗn hợp Pháp - Tưởng như tổ của tên Toản Sào Cang, Lý Cha Páo. Trong số phỉ ở Mường Khương, Bắc Hà cũng có một bộ phận là tàn quân Quốc dân đảng Trung Quốc của quân trưởng họ Cheng, sư trưởng họ Thùng, sư trưởng họ Vàng...


Thổ phỉ ở Lào Cai còn là sự câu kết giữa bọn phong kiến phản động trong các dân tộc ít người, dọc hai bên biên giới Việt - Trung. Chúng dựa vào địa bàn giáp ranh để lẩn trốn hoặc cơ động tạo thế bí mật bất ngờ, phối hợp hoạt động rất gắn bó giữa Châu Quang Lồ, Hản Sào Lùng (Việt Nam) với Hản Sào Chúng, Hản Ngấn Sồ, Giàng Cồ Hòa, Lý Thìn Thàng, Hồ Dảo Luần, Chu Tờ Chin... (Trung Quốc); Đèo Văn Ngảnh, Sề Cồ Ngan (Việt Nam) với bọn phỉ Đào Gia Trụ, Ninh Hương Tưởng (Trung Quốc).
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #5 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2023, 02:27:37 pm »

2- Tính chất kích động gãy hận thù trong các dân tộc thiểu số:

Điểm nổi bật dễ thấy nhất của phỉ là tính chất kích động mua chuộc gây hận thù. Bất cứ vụ phỉ nào, vùng phỉ nào cũng đều thấy có sự chia rẽ dân tộc hoặc kích động để chia rẽ giữa dân tộc thiểu số này với dân tộc thiểu số khác; đồng thời trương lên các khẩu hiệu phản động núp dưới chiêu bài dân tộc, lợi dụng tâm lý, tình cảm và nhận thức còn hạn chế của một ít đồng bào dân tộc, lợi dụng các quan hệ xã hội, làng bản, dòng họ trong các dân tộc ít người để phục vụ mục đích phản cách mạng.


Với những luận điệu thâm độc xảo quyệt chúng lôi kéo, câu kết từng dân tộc thiểu số chống lại các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, mặt khác để phỉnh phờ cưỡng bức, mua chuộc con em người dân tộc theo phỉ. Do đó phỉ thường được tổ chức trong từng vùng, từng dân tộc.


Lợi dụng lòng mong muốn có vũ khí để tự vệ chống trộm cướp ở biên giới và lòng tự hào về bản lĩnh quân sự của người dân tộc, những tên trùm phỉ đã dụ dỗ nhân dân đi lĩnh súng chỉ để giữ nhà, giữ làng, khi nào cần lắm "quan" mới tập trung ít ngày. Chỉ cần như vậy chúng đã trang bị vũ khí được cho đông đảo quần chúng. Trong giao tiếp, bọn cầm đầu phỉ rất chú ý dùng những câu nói đi vào tâm lý tình cảm để mua chuộc và ra sức ca ngợi những tên ngụy quyền được Pháp dựng lên cầm đầu các xứ tự trị, coi chúng như thu lĩnh để kích động.


3- Tính chất lợi dụng lôi kéo quần chúng của vấn đề phỉ:

Điểm lại từ khi bắt đầu gây phỉ ở Lào Cai, đế quốc Pháp đã gây ra 4 vụ phỉ thu hút gần 10.000 lượt người cầm súng. Những nơi tập trung như 8 xã ở khu Pha Long huyện Mường Khương số người theo phỉ chiếm 13,2% dân số, xã Tả Ngài Chồ quê hương của Châu Quang Lồ có tới 23,8% dân số theo phỉ. Tổng kết cuộc vận động phá âm mưu đế quốc tháng 9 năm 1955 ở 5 xã khu vực Trịnh Tường huyện Bát Xát và 3 xã khu Lùng Phình, Bắc Hà dân số có 3.501 người thì có 450 phỉ, bình quân cứ 8 người thì có một phỉ; ở Sa Pa vụ phỉ năm 1954 chỉ trừ thị trấn Sa Pa và xã Thanh Phú, còn lại các xã khác hầu như nhà nào cũng có người đi phỉ.


Tuy số người tham gia đông như vậy nhưng bọn có quyền lợi giai cấp phản động cầm đầu lại chiếm tỷ lệ rất ít. Ở Pha Long chỉ có hơn 40 tên chức dịch cầm đầu chiếm 1% dân số, còn đa số người theo phỉ là nhân dân lao động bị cưỡng bức, lừa gạt hoặc bị mua chuộc theo phỉ, do đó mà quyền lợi của họ đối lập với bọn cầm đầu phỉ. Tất nhiên còn một bộ phận bị đầu độc, trung thành với mục tiêu của bọn trùm phỉ, những tên này tàn bạo và chống phá cách mạng quyết liệt.


Mối quan hệ giữa dân và phỉ là mối quan hệ mâu thuẫn phức tạp. Vì mục đích của thổ phỉ là lập lại chế độ thống trị cũ, đàn áp bóc lột nhân dân, bọn cầm đầu phỉ là tầng lớp thống trị cũ nhưng dân lúc đầu chưa nhận thức được bạn và thù nên quần chúng các dân tộc lại ủng hộ phỉ, đi ngược lại quyền lợi của bản thân, nhẫn nhục theo chúng. Một lý do thuần túy để chúng huy động được nhân dân trước hết là lôi kéo người trong họ, trong làng bản và khống chế quần chúng bằng lệ "ăn ước", bằng khủng bố, tàn sát. Khi Châu Quang Lồ phải chịu trách nhiệm trước đế quốc Pháp ở lại chống đối Việt Minh, Lồ đã triệu tập một cuộc họp gồm các chức dịch khu Pha Long dưới hình thức "ăn ước" để giúp lấy quân. Một số thổ ty nhỏ không có thế lực, tuy không có ý thức phản cách mạng nhưng vẫn bị ràng buộc   phải giúp Châu Quang Lồ theo "nghĩa vụ", ở vùng biên giới các dân tộc thường có lệ "ăn ước" hàng năm vào ngày 2 tháng 2 âm lịch, mỗi gia đình phải góp một trai tráng với vũ khí tự sắm để cùng nhau chống trộm cướp. Nói rõ hơn, điều quy ước này là "mỗi nhà góp một chiến binh khi có biến", những người nào làm sai phải đền lễ cúng thần khi "ăn ước", trường hợp làm phản có thể bị xử tử. Dựa vào đó chúng bắt buộc mỗi nhà phải có một người đi lính phỉ. Ở vùng thấp, thì chịu lệ "cấy ruộng công" phải có người đi lính phỉ, không đi sẽ bị thu ruộng. Do gắn bó với ruộng đất nên nhiều người không muốn đi cũng phải cầm súng1 (Người dân tộc đã phải than vãn rằng: "Không đi quan thu ao, Không đi quan thu ruộng, Đi thì khổ đời mình").


Vì lợi dụng mối quan hệ làng bản, dân tộc cần thiết phải đoàn kết chống thiên tai, giặc giã ấy mà bọn phản động đã nhanh chóng huy động được đồng loạt trai tráng đi lính phỉ, ràng buộc nhân dân bảo vệ phỉ, cung cấp tin tức cho phỉ. Nếu tính cả những người có anh em ruột thịt phải đi lính phỉ, phải bảo vệ phỉ, nuôi dưỡng phỉ, do thám cho phỉ thì năm 1954 thực dân Pháp và bọn tay sai phản động cơ bản đã thực hiện được âm mưu "thổ phỉ hóa nhân dân" ở 5 trong số 6 huyện của tỉnh Lào Cai. Thực tế cũng cho thấy những lúc bình thường phỉ ở trong dân dựa vào dân, việc thả dù cung cấp của Pháp là chưa cần thiết và không có tác dụng, chỉ đến lúc nổi phỉ thì việc thực dân Pháp cung cấp lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược, phương tiện chiến tranh bao nhiêu mới có ý nghĩa thúc đẩy, cổ vũ hành động của thổ phỉ bấy nhiêu. Đồng thời chính những thời điểm này chúng lại lợi dụng vật chất để mua chuộc nhiều người khó khăn về đời sống phải đi theo phỉ. Nhưng dù số lượng quần chúng có tham gia đông đảo đến đâu cũng chỉ là số quần chúng nhận thức thấp kém bị bọn phản động dụ dỗ, mua chuộc lừa gạt, cưỡng bức. Nếu được giáo dục đầy đủ để họ nhận ra thì sớm hay muộn họ cũng đứng về phía cách mạng để đánh kẻ thù chung là bọn đế quốc tay sai cường quyền ác bá giành lại hạnh phúc ấm no.


Tóm lại: Nghiên cứu tính chất của thổ phỉ ở Lào Cai còn nhiều vấn đề phức tạp nhưng tựu chung lai thổ phỉ mang tính chất thù địch giai cấp phản cách mạng; tính chất kích động hận thù trong các dân tộc; tính chất lợi dụng lôi kéo "quần chúng" và vấn đề dân sinh. Ba tính chất đó có mối quan hệ ràng buộc với nhau, tác động trực tiếp đến nhau nhưng tính chất thù địch giai cấp, phản cách mạng của phỉ là sự phản ánh bản chất giai cấp của thổ phỉ và quyết định sự phát sinh, phát triển hoặc tan rã của chúng.


Từ việc xác định tính chất của thổ phỉ, có thể rút ra một khái niệm về thổ phỉ như sau: Thổ phi là một tổ chức phản động nằm trong âm mưu của chủ nghĩa đế quốc. Hoạt động vũ trang bạo loạn phản cách mạng do thù địch giai cấp, nhằm phục hồi chế độ bóc lột đã bị đánh đổ. Ra đời trong thế thất bại, nhưng lôi kéo được đông đảo quần chúng các dân tộc ít người ở miền núi biên giới, nơi cơ sở chính trị của ta còn non yếu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn dễ bị địch lợi dụng.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #6 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2023, 02:29:24 pm »

PHẦN HAI
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
TRONG QUÁ TRÌNH TIỄU PHỈ Ở LÀO CAI


I- ĐÁNH GIÁ CHUNG CHỖ MẠNH, CHỖ YẾU CỦA PHỈ

Do thổ phỉ nằm trong âm mưu của đế quốc nên được chủ nghĩa đế quốc nuôi dưỡng, cung cấp vũ khí đạn dược, lương thực, thực phẩm, phương tiện chiến tranh hiện đại giúp tổ chức, đào tạo hệ thống chỉ huy, xây dựng mạng tình báo, gián điệp có chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiều kinh nghiệm và thủ đoạn xảo quyệt. Nhất là những lúc gặp khó khăn hoặc quy mô tác chiến tương đối lớn thì thường được không quân chi viện hỏa lực mạnh và cung cấp kịp thời những nhu cầu cần thiết.


Cầm đầu phỉ là bọn thống trị cũ, thuộc tầng lớp trên ở địa phương, có kinh nghiệm nhất định về cai trị và tổ chức chỉ huy quân sự, uy thế của chúng có ảnh hưởng lớn trong quần chúng các dân tộc thiểu số nơi nổi phỉ.


Lực lượng vũ trang phỉ vừa có bộ phận thường trực là những tên ngụy binh được đế quốc huấn luyện, trang bị, cung cấp đầy đủ, từng trải trong chiến đấu làm nòng cốt; vừa có bộ phận rất đông phân tán ở khắp các làng bản, trong từng gia đình nhân dân, quen sử dụng vũ khí, thích nghi thông thạo địa hình rừng núi. Tính cơ động, tập trung, phân tán nhanh, khó theo dõi phát hiện, do đó chúng nắm hành động của ta tương đối chắc.


Nhưng chỗ yếu cốt tử của thổ phỉ về bản chất của chúng là phản động chống lại Tổ quốc và nhân dân nhằm khôi phục chế độ thực dân phong kiến bóc lột, đối lập với quyền lợi cơ bản của quần chúng lao động, đi ngược với xu thế phát triển tất yếu của lịch sử. Trước sau quần chúng sẽ lên án và bị cách mạng tiêu diệt.


Cơ sở chính trị của phỉ rất mỏng manh. Chúng được xây dựng dựa trên những hủ tục lạc hậu như quan hệ làng bản, dòng họ, dân tộc và lợi dụng vào nhận thức thấp kém của nhân dân để đầu độc, mê hoặc, ép buộc quần chúng vào tổ chức phản động do những tên thuộc tầng lớp thống trị cũ đã bị đánh đổ đứng đầu. Quá trình cai trị trước đây và hiện tại chúng đã gây nhiều tội ác, đàn áp cướp bóc giết hại nhân dân. Nếu nhân dân được giác ngộ thì chúng sẽ bị cô lập.


Thổ phỉ hình thành trong âm mưu của đế quốc nên chúng sẽ bị mất dần thế và lực khi trên chiến trường chính quân đội Pháp đang ngày càng thất bại; mâu thuẫn giữa tham vọng và khả năng không thể giải quyết.


Phạm vi hoạt động của phỉ hẹp, nội bộ thiếu thống nhất, mâu thuẫn gay gắt giữa bọn cầm đầu và lính phỉ với phương thức tác chiến nhỏ le, thuần túy, chúng không có đủ khả năng giữ vững địa bàn.


II- PHƯƠNG CHÂM TIỄU PHỈ

Vấn đề phỉ là vấn đề hết sức phức tạp cho nên ngay từ đầu Trung ương Đảng ta đã chỉ rõ: “Vấn đề phỉ là âm mưu thâm độc, lâu dài của đế quốc câu kết với tầng lớp phong kiến phản động vùng dân tộc thiểu số, cố gây ra mọt hình thức “nội chiến” phối hợp với cuộc chiến tranh xâm lược của chúng, đồng thời cũng là vấn đề dân tộc, vấn đề quần chúng, vấn đề dân sinh và xác định phương châm tiễu phỉ là: “Quân sự chính trị song song chính trị là căn bản, quân sự là áp lực, chú trọng cải thiện đời sống nhân dân”. Nhưng trong những điều kiện lịch sử khac nhau phương châm tiễu phỉ cũng được điều chỉnh cho phù hợp như: Sau khi miền Bắc được giải phóng, hòa bình đã được lập lại nhưng thổ phỉ vẫn còn tồn tại ở một số vùng miền núi thì phương châm tiễu phỉ lúc ấy lại đặt vấn đề cải thiện dân sinh, coi cải thiện dân sinh ngang vấn đề chính trị. Chỉ thị 14/CT ngày 16 tháng 4 năm 1955 của Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ rõ “Hoạt động chính trị kết hợp với cải thiện dân sinh là chính, dùng lực lượng quân sự làm lực lượng chủ yếu”. Tư tưởng chỉ đạo chung là phải giải quyết triệt để vấn đề phỉ.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #7 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2023, 02:30:44 pm »

III- QUÁ TRÌNH TIỄU PHỈ Ở LÀO CAI

1- Năm đầu tiễu phỉ (tháng 11 năm 1950 đến cuối năm 1951).

Màn hai chiến dịch Lê Hồng Phong diễn ra hết sức quyết liệt, ta đang khẩn trương giải phóng nốt một số địa bàn còn lại như Mường Khương, Phong Thổ. Được lệnh của tên quan ba Đờ Ba-danh, trưởng tiểu khu Mường Khương, Châu Quang Lồ đã tổ chức lực lượng thổ phỉ gồm bảo an, lính dõng và tàn quân Quốc dân đảng Trung Hoa lẩn trốn sang biên giới ta. Tổng số có 700 tên, vũ khí có từ cối 81 đến đại liên, trung liên và súng trường bố trí thành tuyến phòng ngự theo dãy núi Lao Pao Chải thuộc Pha Long, Mường Khương, xung quanh chúng ép dân cư bỏ làng bản lên rừng trú ngụ, lập các ổ đề kháng chống lại ta.
   

Về chính trị, Châu Quang Lồ gọi các thổ ty, thổ hào, binh thầu, seo phải1 (Binh thầu: chức vụ tương đương với trưởng thôn (bản), Seo phải: chức vụ tương đương với xóm trưởng) ra nắm các chức dịch ngụy quyền, có bọn đặc vụ làm cố vấn chỉ đạo. Mục đích của chúng là thực hành đánh du kích sau lưng ta, buộc ta phải đối phó, tạo điều kiện cho quân Pháp rút lui an toàn và chuẩn bị địa bàn chờ Pháp có thể trở lại.


Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Lào Cai đã đề nghị với chính ủy mặt trận điều một bộ phận về tiễu phỉ ở Mường Khương2 (Báo cáo số 27/BCLK Tỉnh ủy Lào Cai ngày 13 tháng 11 năm 1950). Mặt khác tỉnh chủ trương: nắm vững bộ đội địa phương và dân quân du kích để bảo vệ địa phương; triệt để làm “vườn không nhà trống”, giải thích cho nhân dân biết hành động dã man của thổ phỉ và tích cực tham gia chống phỉ. Tỉnh cũng xác định: Công tác tiễu phỉ ở biên giới là một nhiệm vụ quy mô, lâu dài; vấn đề căn bản là phải gấp rút xây dựng bộ đội địa phương, xúc tiến gây cơ sở quần chúng và đề nghị trên cần có sự phối hợp với giải phóng quân Trung Quốc tiễu phỉ ở biên giới Việt - Trung từ Phong Thổ đến Hoàng Su Phì.


Căn cứ vào tình hình , địch và ý kiến đề nghị của Tỉnh ủy Lào Cai, Liên khu ủy và Bộ tư lệnh Liên khu đã quyết định mở chiến dịch tiễu phỉ ở Mường Khương từ ngay 5 tháng 11 năm 1950. Đây là chiến dịch tiễu phỉ đầu tiên ở Lào Cai thực hiện trên địa bàn huyện Mường Khương.


Lực lượng tham gia chiến dịch gồm các tiểu đoàn 910, 930 của trung đoàn 148, đại đội 965 bộ đội địa phương Lào Cai và dân quân du kích huyện Mường Khương. Đợt hai chiến dịch tăng, cường thêm trung đoàn 165 mở rộng phạm vi đảm nhiệm tiễu phỉ đến Bắc Hà và phối hợp với ta còn có một đơn vị biên phòng Trung Quốc.


Mục tiêu chiến dịch là tiêu diệt thổ phỉ, thu hồi Mường Khương, Pha Long, thiết lập trật tự an ninh chính trị, xây dựng cơ sở cách mạng, vận động nhân dân chống phỉ ở hai huyện Mường Khương, Bắc Hà.


Phương châm tiễu phỉ của chiến dịch này xác định: Chính trị nặng hơn quân sự, quân sự làm áp lực cho vận động chính trị, phối hợp chặt chẽ giữa quân, dân, chính, giữa bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương.


Sau hai ngày làm công tác chuẩn bị, ngày 7 tháng 11 năm 1950 ta tổ chức hành quân tập kết ở Bản Lầu, Chợ Chậu. Thông qua Lục Vĩnh Tường, một thổ ty đã theo ta viết thư dụ hàng Châu Quang Lồ nhưng chúng không nghe mà mang quân lập tức đánh lại ta. Như vậy, tính chất phản động và ngoan cố của thổ phỉ đã rõ. Ngày 10 ta chia thành 2 mũi tiến đánh Mường Khương. Mũi thứ nhất do đồng chí Trọng Khang, tiểu đoàn phó, bí thư liên chi bộ chỉ huy tiến theo đường Chợ Chậu - Thải Giàng Sáng - Lung Po Van - Nấm Lư vào Mường Khương. Mũi thứ hai có đồng chí Vũ Lập, trung đoàn trưởng cùng đồng chí Lê Lâm, tiểu đoàn trưởng, phó bí thư liên chi chỉ huy đánh theo đường cái lớn qua Nậm Pản - Vàng Đẹt vào Mường Khương. Hai mũi gặp nhau 12 giờ trưa ngày 11 tháng 11 năm 1950. Hầu hết trung đội bảo an người Bản Lầu ra hàng, số còn lại tháo chạy về Pha Long. Thị trấn Mường Khương được giải phóng, ta thành lập ban tiếp thu huyện lỵ, mở các đợt tuyên truyền vận động nhân dân cùng tham gia chống phỉ. Trung đoàn 148 tiếp tục cho 2 đại đội truy kích lên Nậm Tèn Hồ, các bộ phận còn lại điều tra tình hình, rút kinh nghiệm chiến đấu, chuẩn bị tiến công Pha Long.


Mục tiêu giải phóng Mường Khương đến đây đã hoàn thành mà ta không bị thiệt hại gì, một vài lần gặp địch, chỉ bắn mấy viên đạn là địch đã bỏ chạy hoặc ra hàng. Do đó ta nảy sinh tư tưởng chủ quan, đánh giá thấp địch và cho rằng chỉ khoảng một tháng sau sẽ giải quyết xong phỉ ở Pha Long. Thực ra tình hình thổ phỉ ở Hoàng Su Phì, Bắc Hà đang diễn biến bất lợi cho ta.


Bọn xếp Vần và binh thầu Pín theo kế hoạch của tên Châu Dương nổi lên đánh Hoàng Su Phì ngày 24 tháng 10, chiếm bản Máy ngày 26 tháng 10, tràn qua Bắc Hà đánh chiếm Lùng Phình ngày 10 tháng 11, Si Ma Cai ngày 16 tháng 11, xuống làng Leng Phàng cách bến đò Bảo Nhai 5km. Đi đến đâu chúng củng liên lạc với lính dõng cũ, nêu khẩu hiệu “Tự trị”, lập ngụy quyền, nên lực lượng phỉ phát triển rất nhanh. Cuối tháng 12, phỉ ở Bắc Hà đã có 300 tên. Pha Long (tính cả bọn ở Mường Khương chạy lên) là 700 tên. Trong khi đó ta vẫn theo kế hoạch tiến lên Pha Long.


Ngày 19 tháng 11 các tiểu đoàn 910 và 930 xuất kích theo lối tiến công trận địa. Các vị trí phỉ từ Ngải Phong Chồ, Sín Suối Thầu, Ngải Thầu do tiểu đoàn 910 đảm nhiệm, địch chống cự yếu ớt nên ngày 22 tháng 11 đã đến Pha Long. Trong khi đó địch lại chống cự với tiểu đoàn 930 ở Nậm Tèn Hồ và lừa ta vào trận địa phục kích của chúng ở Mao Chóa Sủ, ta không hề biết, nên cứ đi theo đường cái lớn. Ngày 23 tháng 11 địch bất ngờ đồng loạt vãi đạn dày đặc chia cắt đội hình tiến công của ta tại Mao Chóa Sủ. Sau 3 tiếng đồng hồ 1 đại đội của tiểu đoàn 910 mới đến giải vây được. Trận này ta thất bại nặng: hy sinh 49 đồng chí (trong đó có 2 trung đội phó và 9 tiểu đội trưởng; mất 4 trung liên, 2 tiểu liên, 12 súng trường)1 (Lịch chiến sự 1951 và hồ sơ C14 quân báo tỉnh đội Lào Cai), về phía địch, chúng thổi phồng thắng lợi, công kích sự ủng hộ của nhân dân với bộ đội, lôi kéo quần chúng cầm súng theo phỉ. Từ đó đến ngày 17 tháng 1 năm 1951 địch 3 lần tiến công vào thị trấn Mường Khương. Đại đội 965 bộ đội địa phương Lào Cai đã phải liên tục dũng cảm chiến đấu mới giữ được thị trấn.


Qua đợt chiến đấu này ta đã nhận thức được vấn đề phỉ. Đầu tháng 1 năm 1951 cấp trên tăng cường trung đoàn 165, hình thành mặt trận tiễu phỉ miền đông trên 2 huyện Mường Khương - Bắc Hà. Theo kế hoạch, trung đoàn 165 giải quyết xong Bắc Hà sẽ phối hợp với trung đoàn 148 đánh Pha Long.


Từ ngày 2 tháng 1 đến 27 tháng 1 năm 1951, sau gần 1 tháng chiến đấu ta giải phóng Bắc Hà lần thứ hai. Trên 300 tên phỉ bị tan rã, một số lẩn quất trong vùng Nậm Mòn, Nậm Tôn, Si Ma Cai. Đầu tháng 2 tiểu đoàn 564 của trung đoàn 165 phối hợp với 2 tiểu đoàn của trung đoàn 148 tiến đánh Pha Long, hiệp đồng với đơn vị biên phòng Trung Quốc đánh chặn không cho chúng rút qua biên giới. Đợt này ta phong tỏa dồn phỉ về sào huyệt chính và sử dụng lực lượng đột nhập đánh thẳng vào trúng tâm chỉ huy của Châu Quang Lồ, cho nên bọn phỉ ở đây đã bị thất bại, 40 tên mang súng ra hàng. Ta chiếm phố Pha Long ngày 21 tháng 2 năm 1951.


Đến thời kỳ lùng sục và vận động quần chúng tiễu phỉ, đại đội 963 và đại đội 965 của tỉnh Lào Cai cùng đại đội 210 bộ đội địa phương Hà Giang một mặt tổ chức lực lượng bảo vệ các thị trấn, mặt khác phối hợp với các đơn vị chủ lực tích cực lùng sục quét tàn phỉ. Một số tên đầu sỏ quan trọng của phỉ đã ra hàng như: Hản Sào Lùng, Chang Xuân Phà. Hoàng La Ú (Bắc Hà), Sùng Sao Quán (Pha Long) và nhiều tên khác mang nộp vũ khí. Riêng ở Bắc Hà ta thu được 164 khẩu súng các loại và 14 con trâu trả cho dân.


Tuy đạt được một số thắng lợi, nhưng cán bộ, bộ đội ta lại cho rằng dùng càn quét, lùng sục sẽ giải quyết được tàn phỉ, coi nhẹ công tác vận động chính trị. Do vậy bên Pha Long ta đã tổ chức một trận càn sục lớn suốt rẻo biên giới. Ngoài lực lượng bộ đội và dân quân du kích, còn huy động tới mấy trăm dân các xã cùng tham gia, nhưng qua hai ngày với hàng nghìn người lùng sục mà không thu được kết quả. Nguyên nhân là dân vẫn chưa thật hiểu ta và còn sợ phỉ, che giấu cho phỉ. Nhiều khi ta úp trượt phỉ vì chúng được dân báo trước, thêm vào đó sau khi giải phóng Pha Long Bắc Hà ta đã phạm nhiều sai lầm về chính sách dân vận, địch vận, chính sách đối với tù hàng phỉ, có những việc làm cho dân hiểu lầm ta. Nhân cơ hội đó phỉ lại được thể tuyên truyền lừa bịp gây thêm uy thế.


Để đối phó với tàn quân Quốc dân đảng Trung Hoa chạy sang, tháng 5 năm 1951 ta đã thiếu thận trọng trong chủ trương bắt một số phỉ đã; ra hàng, chưa nhằm vào những tên đặc vụ, trùm sỏ ngoan cố mà cứ bắt tràn lan. Những sơ hở này đã bị địch lợi dụng lôi kéo những tên ra hàng ngả theo phỉ và chúng càng chống ta quyết liệt.


Cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm 1951 chúng lại công khai hoạt động, tập trung lực lượng lớn phỉ bao vây đơn vị bộ đội ta ở Pha Long. Sau năm ngày ta điều lực lượng đến giải vây mới thoát được.

Hướng Bắc Hà, tháng 11 năm 1951 bọn Lù Pìn Din trở về định nổi phỉ nhưng du kích đã sớm phát hiện, tiêu diệt được tên này và bắt tên Hoàng A Da, Giàng Cổ Hòa cùng 11 tên có tội ác, thu tiếp 41 khẩu súng các loại, 6.000 viên đạn.


Tóm lại: Công tác tiễu phỉ từ tháng 11 năm 1950 đến hết năm 1951 ta đã giải phóng được Mường Khương, Pha Long và cả huyện Bắc Hà lần thứ hai, bước đầu làm tan rã bọn thổ phỉ ở hai huyện Mường Khương - Bắc Hà, nhưng thắng lợi chưa triệt để, hiệu quả tiêu diệt địch trong tác chiến quân sự thấp: gần hai tháng của đợt một chiến dịch chỉ tiêu diệt được 30 tên, gọi hàng 40 tên, trong khi đó ta bị thương vong rất lớn... Nhìn chung chưa diệt được những tên đầu sỏ... Nguyên nhân chính là do nẳm địch, nắm dân chưa chắc, sử dụng cách đánh chưa phù hợp (địch dùng lối đánh du kích, ta lại tiến công trận địa). Trong vận động chính trị còn coi nhẹ, chưa xác định được tính chất của vấn đề phỉ, nhận thức về phỉ còn đơn thuần, chưa đi sâu vào vận động nhân dân tiễu phỉ mà mới dừng lại ở giải thích chính sách khoan hồng, hành động đối xử với từng loại phỉ chưa đúng, còn nhiều sơ hở để địch lợi dụng chống lại ta.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #8 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2023, 12:02:35 pm »

2- Đánh tan thổ phỉ miền đông (1952)

Sau khi giải phóng Bắc Hà, Pha Long, Mường Khương lần thứ hai, cuối năm 1951 ta thực hiện chính sách thuế nông nghiệp. Đời sống nhân dân do hậu quả chiến tranh triền miên chưa được khắc phục. Một số cán bộ địa phương trình độ yếu kém tính sản lượng không chính xác và thiếu công bằng; cộng với việc khủng bố, bắt ẩu tù hàng phỉ để địch lợi đụng ngấm ngầm lôi kéo quần chúng phản đối ta quyết liệt. Mặt khác ta bỏ ngỏ miền đông quá sớm: trung đoàn 148 chỉnh huấn ở thị xã, các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh vừa làm nhiệm vụ án ngữ địch vừa chỉnh huấn ở Sa Pa. Lực lượng quân sự chỉ còn lại đại đội bộ đội địa phương của huyện và dân quân du kích, không quản lý được tình hình, chưa thấy rõ được âm mưu của địch nên chủ quan mất cảnh giác. Khi lập sổ thuế tên Thào Lao Lù tay sai đắc lực của Hản Sào Lùng đã đưa luận điệu vận động quần chúng “Dân cứ nộp thuế nhanh cho Việt Minh, song sẽ lên núi cầm súng chống lại chính phủ... Đến tháng giêng chiếm lại Bắc Ha thì của ai trả lại người ấy... Pháp vẫn liên lạc với Châu Quang Lồ và báo tin sắp đánh về Lào Cai, dân cứ nộp thuế vào kho xong sẽ lấy lại nhiều hơn...”1 (Báo cáo đặc biệt của Tỉnh ủy Lào Cai, ngày 16 tháng 2 năm 1952). Và chỉ trong 3 ngày dân đã nộp thuế đầy đủ, không thiếu một nhà nào. Đầu năm 1952, đặc vụ Pháp hoạt động mạnh chúng cấu kết chặt chẽ với tàn quân Tưởng Giới Thạch đẩy mạnh âm mưu gây phỉ, tung biệt kích phòng nhì xuống Pha Long, Lùng Phình, mục đích thành lập 2 trung đoàn phỉ đặt dưới quyền chỉ huy của Châu Quang Lồ và bọn trùm đặc vụ Quốc dân đảng Trung Hoa. Ngày 18 tháng 3 ta bắt được tên biệt kích Giàng Xeo Thao người Si Ma Cai. Thao khai rằng: Trung tâm tình báo Pháp ở Hà Nội, trực tiếp là tên Hai Nùng và Xeo Chảo chuyển điện đài cho Châu Quang Lồ chuẩn bị nổi phỉ đánh chiếm biên giới Lào Hà. Cuối tháng 4 đầu tháng 5 phỉ. Lùng Phình 3 lần tấn công vào phố Bắc Hà rồi lan ra củng cố vùng Sông Lẫm, Bản Già, Cửa Cải làm căn cứ phỉ. Hướng Pha Long, ngày 28 tháng 4 Châu Quang Lồ nổi loạn uy hiếp phố. Từ ngày 27 tháng 4 đến ngày 31 tháng 5 không quân Pháp đã thả xuống tiếp tế cho phỉ Pha Long 502 dù, trong đó có 97 dù người, Lùng Phình 500 dù. Thời gian này, phỉ miền đông phát triển rất nhanh. Tính từ ngày 18 tháng 3, khi địch thả 2 biệt kích xuống Lùng Phình đến ngày 18 tháng 6 năm 1952, thổ phỉ ở Mường Khương, Bắc Hà chỉ có trên dưới 100 tên lẩn lút đã lên tới 3.000 tên, ở Hoàng Su Phì có 700 tên.    Được không quân bắn phá yểm trợ, thổ phỉ đánh chiếm hầu hết các vùng Si Ma Cai, Pha Long, Lùng Phình, uy hiếp mạnh thị trấn Bắc Hà - Mường Khương và liên kết với phỉ ở Hà Giang đánh chiếm Đồng Văn, Hoàng Su Phì.


Về ta, nhận rõ âm mưu của đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ, từ đầu tháng 4 năm 1952 Trung ương đã quyết định phối hợp với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc mở chiến dịch tiễu phỉ ở biên giới Lào Cai - Hà Giang.


Trong kế hoạch chiến dịch (ngày 10 tháng 4 năm 1952) Tổng Quân ủy Trung ương đánh giá: “Về địch: quen địa hình hiểm trở, lợi dụng được phần nào trình độ thấp kém của nhân dân; đánh được du kích, có thể lưu động, phân tán tập trung mau lẹ, ta khó tiêu diệt”. Điểm yếu của chúng là: “lực lượng ít, khu hoạt động hẹp nhưng nếu ta để lâu chúng sẽ lan rộng, nội bộ thiếu thống nhất, phỉ hoạt động không phục vụ quyền lợi nhân dân, nếu ta tranh thủ được nhân dân thì chúng dễ dàng bị tiêu diệt”.


Về ta, Tổng Quân ủy Trung ương đánh giá: “Bộ đội ta mạnh cả về số lượng, chất lượng, chính sách ta phù hợp với nguyện vọng nhân dân”, nhưng khó khăn là: “Dân chúng chưa hiểu rõ chính sách của ta (do một số cán bộ ta làm sai) cho nên nếu ta không thi hành đúng chính sách trong lúc hoạt động, có thể họ sẽ đi cùng phỉ chống lại ta". Vấn đề thứ hai: “Bộ đội ít biết tiếng địa phương và chưa thông thạo chiến trương; kinh nghiệm tiễu phỉ ít. Bộ đội địa phương ít (hoặc có nơi không có), việc tiếp tế khó khăn nếu kéo dài càng gặp nhiều trở ngại”...


Tổng Quân ủy cũng xác định mục đích và phương châm của chiến dịch: ‘‘mục đích của chiến dịch là tiêu diệt hoàn toàn bọn phỉ, giải phóng và tổ chức nhân dân thực hiện các chính sách của Đảng, Chính phủ đối với đồng bào miền núi. Muốn thu được thắng lợi (lâu dài) không thể dùng quân sự đánh nhành mà thắng được. Trái lại, phải hoạt động trong một thời gian tương đối dài.


Dùng phương thức chính trị đi liền với phương thức quân sự, vừa đánh vừa tiến hành công tác dân vận làm sao tranh thủ được nhân dân, cô lập được bọn phỉ mới mong lực lượng chúng bị tiêu diệt. Nhưng vấn đề tranh thủ thời gian cũng cần chú trọng vì nếu để lâu hoạt động của phỉ có thể lan rộng và mùa mưa tới việc tiếp tế càng gặp nhiều khó khăn. Đồng thời việc chuẩn bị đầy đủ cũng rất cần, nhất là phương diện cung cấp và phương diện chính trị".


Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: trung đoàn 148 cùng bộ đội địa phương, dân quân du kích, các ban ngành đoàn thể hai tỉnh Lào Cai - Hà Giang và Sư đoàn 302 Giải phóng quân Trung Quốc.

Hướng chính của chiến địch là Hà Giang rồi quay về Lào Cai diệt chủ lực phỉ.

Để việc chấp hành được thống nhất, trước khi vào chiến dịch các đơn vị đều được học tập chủ trương chính sách của Đảng, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu học tập các chính sách đoàh kết, dân vận, chính sách khoan hồng.


Thời kỳ tiến công bằng quân sự: Đợt 1 từ ngày 10 tháng 5 đến đầu tháng 6 năm 1952, ở Đồng Văn phỉ vừa bị diệt vừa ra hàng 500 tên, Hoàng Su Phì ta diệt 200 tên. Bọn đầu sỏ phỉ chưa bị tiêu diệt lại tập trung 200 quân sang Bắc Hà gặp Hản Sào Lùng và Châu Quang Lồ xin chỉ thị, bổ sung vũ khí, điện đài trở về hoạt động.


Trên hướng Lào Gai các đại đội 965, 962 địa phương và lực lượng hai huyện Mường Khương - Bắc Hà đã chủ động tiến công địch ở Nấm Lư, Tòng Lâu, giữ phố Pha Long, truy kích địch đến sông La Hờ, ngăn chặn tiêu diệt phỉ ở Si Ma Cai, Chợ Mới, phối hợp với đại đội chủ lực của trung đoàn 148 bảo vệ phố Bắc Hà.


Về chiến thuật: bộ đội địa phương Lào Cai đã có tiến bộ nhiều so với trước, bỏ dần được cách đánh trận địa chiến trong tiễu phỉ mà chú trọng tập kích, phục kích, đánh nhỏ lẻ nên tuy lực lượng trong tháng 4 đến giữa tháng 6 rất ít, lại đảm nhiệm cả hai huyện Mường Khương, Bắc Hà nhưng đã liên tục chiến đấu bền bỉ phối hợp với một số lực lượng của trung đoàn 148 tiêu diệt và bắt sống 230 tên phỉ, thu 1 cối 60, 1 trung liên, 14 súng các loại và 10.835 viên đạn, 100m vải. Riêng trong tháng 6 ở Mường Khương ta đã diệt và làm bị thương 130 tên, thu 1 trung liên, 4 súng trường, 750 viên đạn và 14 mìn, lựu đạn.


Sau khi giải quyết cơ bản phỉ ở Hà Giang ngày 19 tháng 6 một bộ phận của Sư đoàn 302 Giải phóng quân Trung Quốc đã đến Lùng Phình triển khai chiến đấu, phối hợp với các lực lượng ta giải phóng Si Ma Cai ngày 22 tháng 6. Ở hướng Mường Khương tiểu đoàn 920 trung đoàn 148 chiếm Tòng Lâu. Ngày 21 tháng 6 Sư đoàn 302 đánh 300 phỉ chiếm Nam Pan diệt 60 tên thu 2 súng cối, 4 trung liên và một số súng trường; giải phóng các khu vực vùng thị trấn Mường Khương, Bản Lầu. Đại đội 965 của tỉnh đánh địch ở Si Ma Tung, Tả Chu Phùng theo đường tiến lên Pha Long. Ngày 3 tháng 7 ta giải phóng Pha Long. Địch chạy về Thải Giàng Sán ven sông Chảy. Ta tiếp tục truy kích đánh Thải Giàng Sán, Ô Tô Chải, Tả Gia Khâu, tiêu diệt và bắt sống gần 100 tên.


Đầu tháng 7 các đội công tác chính trị của tỉnh cùng một số bộ đội phân tán hoạt động trong các vùng mới phỏng, bám sát Giải phóng quân Trung Quốc và bộ đội chủ lực ta làm nhiệm vụ vận động quần chúng “gọi phỉ ra hàng, gọi dân về về làng". Giai đoạn này ta có thêm lực lượng nên vận dụng chiến thuật quân sự rất phong phú. Sư đoàn 302 thường bao vây chia cắt, lùng sục tiến công tiêu diệt địch, còn lực lượng ta chủ yếu đánh nhỏ lẻ, tập kích, phục kích kết hợp với tiến công các mục tiêu tập trung của phỉ. Phối hợp hai lực lượng đánh địch trên diện rộng cả hai bên biên giới, vì vậy sự chống đỡ của địch càng về sau càng yếu ớt, nhiều khi phải dùng đến máy bay ném bom, bắn phá chi viện. Đầu tháng 7 địch cơ bản phân tán hoạt động, thực hiện cách đánh du kích chống lại ta.


Sau khi đánh tan các mục tiêu tập trung của thổ phỉ, ngày 8 tháng 7 năm 1952 ta chuyển sang lùng sục từng khu vực, một mặt tổ chức các lực lượng cơ động đánh địch khi các mục tiễu phỉ xuất hiện, mặt khác bộ đội ta phối hợp với Giải phóng quân Trung Quốc, cùng cán bộ nhân dân của tỉnh thành lập các tổ đội phát động quần chúng nhân dân tham gia tiễu phỉ. Đây là bước trọng tâm của chiến dịch.


Khi ta vào những vùng mới giải phóng, nhất là khu vực Pha Long nhân dân đã bỏ nhà cửa, lợn gà chạy vào rừng tránh ta, một số nơi chỉ còn lại vài người già không thể đi được. Tìm hiểu nguyên nhân mới rõ là bọn thổ phỉ đã tuyên truyền đầu độc tư tưởng, gây tâm lý sợ hãi, hoài nghi trong nhân dân rằng bộ đội Việt Minh đến sẽ giết hại, hãm hiếp; Giải phóng quân Trung Quốc đến tàn sát, lấy đất cho người Trung Quốc sang ở. Chúng còn hù dọa ai về làng bản thì sẽ bị chết vì đã gài mìn các ngả đường. Với phỉ thường thì chúng ngăn cấm không cho ra hàng, bọn đầu sỏ răn đe rằng: “lần này Việt Minh sẽ không khoan hồng vì đã khoan hồng nhiều rồi... phải quyết đánh lại Việt Minh, nếu bị thua sẽ đi máy bay về với Pháp...”, vì vậy công tác vận động của ta rất khó khăn.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #9 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2023, 12:04:03 pm »

Để hoàn thành nhiệm vụ, các đơn vị của ta đã cùng với lực lượng của Giải phóng quân Trung Quốc quán triệt tinh thần kiên trì chịu đựng, bằng việc làm cụ thể như quét dọn nhà cửa, chăm nom người già, chăn nuôi gia súc, bảo vệ tuyệt đối tài sản nhân dân. Có những người lén về thăm thấy nhà cửa gọn gàng sạch sẽ lợn gà được cho ăn, vô tình gặp ta thấy thái độ hòa nhã vui vẻ, ân cần khác với những lời tuyên truyền bịa đặt của bọn trùm phỉ. Vì vậy họ đã loan truyền cho nhau rồi dần dần trở về làng bản, từ một số gia đình ban đầu đến cả xóm thôn, trước là người già sau đó phụ nữ, trẻ em.


Trong đợt phát động quần chúng ta lấy 15 làng thuộc khu Tả Lùng Thăng (quê hương của tên trùm phỉ Châu Quang Lồ) làm thí điểm. Tổng số ở đây có 235 tên phỉ, trong đó có 6 tên sao quán, 1 tham mưu trưởng, 2 thư ký, 1 quản lý kho, 1 quan một, 1 trung đội trưởng, 23 cai, seo phải hay tiểu tổ vũ trang1 (Báo cáo tổng két 55 ngày phát động quần chúng Tà Lùng Thăng, Pha Long). Phương châm của ta là: lấy chính trị là chủ yếu, quan sự làm áp lực. Tuân thủ chính sách khoan hồng, triệt để chấp hành chính sách địa phương, giữ kỷ luật dân vận, dùng hành động thực tế để tranh thủ được dân và đoàn kết nhân dân.


Quá trình công tác tiến hành từng bước chắc chắn, từ bắt rễ bồi dưỡng những phần tử tích cực đến vận động giáo dục, thuyết phục quần chúng và phát động quần chúng tiễu phỉ. Sau khi nhân dân nhận thấy âm mưu đế quốc, tội ác và thủ đoạn lừa bịp của bọn trùm thổ phỉ; ta đã tổ chức cho nhân dân tố khổ, gọi chồng con về sản xuất, củng cố đời sống, xây dựng thành phong trào quần chúng tiễu phỉ, lập ra “Ủy ban tiễu phỉ thanh binh hội” làm chuyển biến lớn về tư tưởng hành động của quần chúng. Kết quả ta đã gọi được 240 tên phỉ ra hàng; trong đó dân đã dẫn bộ đội đi đánh úp được tên Lồ Thào Lù, tham mưu trưởng phỉ; Hoàng Lìn Diu, quan một, Vàng Seo Pao và 27 tên khác, lôi kéo được các tên Sùng Seo Chú, Chang Hồng Phú và 182 tên ra hàng. Ta thu 5 trung liên, 16 tiểu liên, 17 súng trường, 948 viên đạn, 745 quả mìn, 450 dù.


Sau hai lần khai hội, nhân dân đã nhận thức và phát biểu trong đại hội rằng: Có phỉ thì không có dân; có dân thì không có phỉ và tự tổ chức thành hội “dao phát", canh gác, nắm tình hình, úp phỉ bảo vệ làng bản. Do vậy trong 15 làng chỉ còn 4 tên phỉ lẩn trốn.


Thắng lợi ở khu thí điểm là do ta thực hiện đúng phương châm chính trị là chủ yếu, quân sự làm áp lực. Quán triệt và thi hành chính sách đoàn kết dân tộc, chính sách khoan hồng, cáp bộ đoàn thể, bộ đội đã dùng hành động thực tế (ba cùng) để chứng minh cho chính sách của Đảng, xây dựng được lòng tin trong nhân dân. Tổ chức chặt chẽ các bộ phận tuyên truyền giáo dục, bộ phận điều tra, bộ phận lùng sục. Biết căn cứ vào sự giác ngộ của quần chúng để tổ chức đấu tranh từ thấp đến cao. Coi trọng bồi dưỡng, sử dụng cán bộ người địa phương vào công tác phát động quần chúng.


Cùng với việc phát động quần chúng tiễu phỉ khu thí điểm, các đơn vị 210, đại đội 965, đại đội 962 và trung đoàn 148 đã tích cực tổ chức lùng sục và phối hợp với Sư đoàn 302 Giải phóng quân Trung Quốc vận động quần chúng ở những nơi khác trên địa bàn hai huyện Mường Khương, Bắc Hà.


Ngày 18 thằng 10 năm 1952 Ban Bí thư Trung ương đã ra chỉ thị số 1949, chỉ thị cho hai tỉnh Lào Cai và Hà Giang tiếp tục công tác tiễu phỉ. Thực hiện chỉ thị đó, ta đã mở rộng diện phát động ra toàn khu Pha Long, Lùng Phung đến Hoàng Thu Phố, rẻo Mèo Bản Lầu, Vàng Đẹt, Cốc Râm và dọc theo biên giới Pha Long, Mường Khương. Đến ngày 15 tháng 11 năm 1952 công tác phát động quần chúng tiễu phỉ của ta đã cơ bản đạt kết quả:


Tinh thần quần chúng từ chỗ hoang mang, lo sợ, còn che giấu cho phỉ, trốn tránh ta đến chỗ ủng hộ ta mạnh mẽ và tham gia tiễu phỉ thắng lợi. Ở Pha Long có người đã phát biểu: “Giá năm ngoái cũng làm thế này thì Châu Quang Lồ chết rồi”, ở khu Seng Sui, Làng Cáng, Lùng Chin, Cửa Cải (Bắc Hà) quê hương của Hản Sào Lùng, phó chỉ huy phỉ miền đông Lào Cai, trước đây nhận thức của đồng bào rất kém nhưng khi ta phát động, quần chúng lại tham gia diệt phỉ, gọi phỉ ra hàng đạt hiệu quả rất cao. Do có quần chứng tích cực nên 30 tên đầu sỏ phỉ đã ra đầu thú mang cả súng cối, đại liên, trung liên đến nộp cho cách mạng, hàng trăm tên khác cũng ra hàng theo. Nhân dân tự tổ chức ra hội “dao phát”, đặt kế hoạch canh phòng, bảo vệ trị an trong làng bản và phát triển rộng ra các vùng xung quanh.


Qua vận động quần chúng, ta tổ chức được các Ủy ban tiễu phỉ Thanh Bình, các liên gia, một hình thức mặt trận đoàn kết thống nhất các dân tộc, trên cơ sở đó xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân, thành lập các liên phòng đội (dân quân, du kích). Trong đấu tranh đều phát huy được tính cách mạng, tính quần chúng, tinh thần kiên quyết chiến đấu của lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Lào Cai. Sau khi được giáo dục, giác ngộ đồng bào đã tự đứng lên đánh tan âm mưu đế quốc, tiễu phỉ để bảo vệ địa phương, bảo vệ cuộc sống thanh bình cho chính họ.


Chỉ trong 3 tháng phát động quần chúng tiễu phỉ ta đã tiêu diệt: 226 tên, bắt và gọi ra hàng 300 tên; trong đó có những tên đầu sỏ như Lồ Seo Quán, phó lý Khầu Na (Mường Khương), Giàng Cồ Chấn, bức hàng Chang Hồng Phú (Pha Long), phó lý Lùng Trang (Lùng Phình). Sau đó, ta lại diệt được tên Hản Sào Lùng rồi đến Châu Quang Lồ (23-12-1952) và bắt được tên Sì Sẩm Mầu (đặc vụ Quốc dân đảng Trung Quốc). Ta thu 5 súng cối, 7 trung liên, 725 súng trường và nhiều vũ khí đạn dược, phương tiện chiến tranh khác.


Tổng kết chiến dịch, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Lào Cai đã phối hợp với bộ đội chủ lực, với bộ đội địa phương tỉnh Hà Giang và Sư đoàn 302 Giải phóng quân Trung Quốc tiêu diệt và làm tan rã trên 3.000 tên thổ phỉ, thu 2.543 súng các loại1 (Trong đó 11 súng cối, 2 đại liên, 49 trung liên, 22 tiểu liên, 2.444 súng trường, 15 súng ngắn), 12 máy vô tuyến điện và hàng chục tấn đạn dược, quân trang quân dụng với 960 con trâu bò trả lại cho dân.


Ta thương vong 773 người2 (Theo báo cáo tổng kết chiến dịch tiễu phỉ mùa hè, tháng 11 năm 1952).

Về chính trị: Ta đã làm thất bại một bộ phận chiến lược “dùng người Việt trị người Việt” và âm mưu lập các trung đoàn thổ phỉ của đế quốc Pháp - Mỹ - đặc vụ Tưởng Giới Thạch lợi dụng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới chống phá cách mạng nước ta. Đặc biệt phương pháp phát động quần chúng tiễu phỉ mang lại hiệu quả cao đã trở thành cơ sở kinh nghiệm và những bài học quý giá: “Gọi dân về làng, gọi phỉ ra hàng”.


Về kinh tế: Ta đã giải phóng toàn bộ những khu vực bị phỉ uy hiếp và chiếm đóng ở hai huyện Bắc Hà, Mường Khương. Trả lại cho nhân dân số trâu, bò ngựa, lợn bị phỉ cướp đoạt. Đồng tiền Việt Nam được lưu hành và có tín nhiệm, đời sống nhân dân một phần được cải thiện, nhân dân phấn khởi sản xuất củng cố địa phương.


Tuy vậy, trong quá trình tiến hành chiến dịch ta cũng còn bộc lộ một số sai lầm khuyết điểm là:

- Về lãnh đạo, chỉ huy: Nắm tình hình chung trước chiến dịch chưa chắc, chưa chú trọng phòng thủ Mường Khương, Pha Long ngay từ đầu. Khi phỉ nổi loạn, không có biện pháp ứng phó kịp thời nên thời gian đầu Pha Long, Mường Khương gặp nhiều khó khăn, thiếu chủ động tiến công, vì vậy có lúc chỉ đạo lực lượng địa phương chưa chặt chẽ, tỷ lệ thương vong cao.


- Với bộ đội: còn có tư tưởng thích đánh Pháp hơn đánh phỉ, cho rằng đánh Pháp gọn và thành tích lại lớn, đanh phỉ “ê ẩm” gian khổ hơn. Tư tưởng chiến thuật lúc đầu còn nặng về tiến công trận địa, đánh chính quy, chưa nắm chắc đặc điểm và quy luật hoạt động của phỉ để xác định cách đánh thích hợp. Một số cán bộ còn chủ quan khinh địch nên bị địch phục kích gây tổn thất nặng nề như văn công trung đoàn 148 và quân y tỉnh đội.


Việc chấp hành chính sách đối với tù, hàng phỉ chưa triệt để, còn có hành động nôn nóng, bắt ẩu, đe dọa, gây ảnh hưởng xấu để địch lợi dụng tuyên truyền xuyên tạc, chống đối, làm hạn chế thắng lợi.
Logged
Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM