Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Chín, 2023, 12:24:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng  (Đọc 1354 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #90 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2023, 07:36:24 am »

Hai là, làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng ý chí và quyết tâm chiến đấu cho bộ đội

Nhận yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, từ Đảng ủy, chỉ huy Đại đoàn đến cấp ủy cơ quan, đơn vị các cấp đã tiến hành làm tốt công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, làm cho mọi quân nhân thấu suốt vai trò, tầm quan trọng, yêu cầu nhiệm vụ của mình trong chiến dịch; động viên cán bộ, chiến sĩ nêu cao quyết tâm, ý thức trách nhiệm sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khi gặp khó khăn trong phát triển chiến đấu, lãnh đạo, chỉ huy kịp thời động viên tư tưởng, xác định quyết tâm cho bộ đội, nhanh chóng khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.


Trong trận tiến công cứ điểm Đồi Mồi, cán bộ đại đội, tiểu đoàn còn do dự, khi chuẩn bị chiến đấu, trinh sát Tiểu đoàn 418 2 lần trinh sát Đồi Mồi đều gặp địch, bị thương vong, anh em cho là bị lộ, phần vì địch đã tăng cường bảo vệ, phần vì cán bộ tiểu đoàn đánh giá cao địch, Tiểu đoàn trưởng hạ lệnh cho bộ đội nửa đường quay về, lấy lý do là trận đánh không bảo đảm và xin chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước Trung đoàn ủy. Bí thư Liên chi và Liên chi ủy Tiểu đoàn cũng đồng ý với đề nghị đó của Tiểu đoàn trưởng. Trước tình huống đó, Trung đoàn ủy Trung đoàn 57 triệu tập hội nghị từ cán bộ đại đội trở lên, quán triệt ý nghĩa của trận đánh, thống nhất phương châm đánh chiếm điểm cao, nghiên cứu kỹ phương án tiến công cứ điểm Đồi Mồi và kiểm điểm sự do dự, thiếu quyết tâm, đánh giá quá cao về địch của Tiểu đoàn 418. Tại Hội nghị, Trung đoàn ủy cũng phân tích, phê phán nghiêm khắc khuyết điểm do dự, thiếu quyết tâm, thiếu trách nhiệm của Liên chi ủy, đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm của đồng chí Bí thư Liên chi và đồng chí Tiểu đoàn trưởng. Qua đó, cán bộ đại đội, tiểu đoàn đều thấy vị trí của trận đánh và khả năng tiến công làm chủ điểm cao, nâng cao rõ rệt khí thế chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ.


Việc làm tốt công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng làm cho mọi quân nhân thấu suốt yêu cầu, nhiệm vụ, khả năng hoàn thành, động viên cán bộ, chiến sĩ nêu cao quyết tâm, ý thức trách nhiệm sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài việc giáo dục, quán triệt nhiệm vụ, xây dựng ý chí quyết tâm, Đại đoàn chú trọng rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm chiến đấu qua từng trận đánh, nhất là kinh nghiệm chuẩn bị chiến dịch, tiến công các cứ điểm. Phát huy tốt yếu tố chính trị - tinh thần trong chiến đấu là khâu quan trọng nhằm xây dựng sức mạnh tinh thần, ý chí quyết tâm chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn. Khi tổng kết Chiến dịch Hòa Bình, đồng chí Nguyễn Chí Thanh - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã chỉ ra nguyên nhân: "Công tác lãnh đạo tư tưởng, động viên chính trị giải quyết được chu đáo như vậy đã nâng cao được quyết tâm của cán bộ tiểu đoàn và đại đội"...


Ba là, đề ra nhiều phương án tác chiến, làm tốt công tác chuẩn bị bảo đảm chắc thắng, tiến công tiêu diệt các mục tiêu quan trọng buộc địch phải đưa quân ứng cứu, tạo điều kiện cho ta diệt địch

Chuẩn bị cho Chiến dịch Hòa Bình, Đại đoàn 304 đã chuẩn bị nhiều phương án tác chiến để bộ đội tập luyện, sẵn sàng áp dụng khi có tình huống. Những đoạn đường hiểm yếu, ta đều tổ chức nghiên cứu bố trí trận địa, làm tốt công tác chuẩn bị, sẵn sàng lúc nào cũng có thể đánh được địch tăng viện, tiếp tế hoặc lùng sục dọc đường, như trận đánh ngày 2 tháng 12 năm 1951 của Trung đoàn 66 phục kích địch trên quãng đường từ Cầu Dụ đến Hang Đá, cách thị xã Hòa Bình 15km về phía Đông Bắc, tiêu diệt 34 chiếc xe và toàn bộ quân địch. Đây là một trong những chiến thắng vang dội trên đất Hòa Bình trong những ngày đầu chiến dịch. Cũng trên Đường số 6, tại dốc Kẽm, ngày 11 tháng 12 năm 1951, 1 tiểu đoàn chủ lực cùng Tiểu đoàn 616, Đại đội 16 bộ đội địa phương và du kích xóm Dụ, xã Mông Hóa đã phục kích diệt 2 trung đội, phá hủy 11 xe, giải thoát trên 100 đồng bào bị giặc bắt đi làm phu.


Từ ngày 2 đến ngày 13 tháng 12 năm 1951, Đại đoàn đã diệt 4 đoàn xe, phá hủy hơn 60 xe vận tải và thiết giáp, tiêu diệt hơn 3 đại đội tỉnh nhuệ của địch trên Đường số 6, Đường số 21, làm cho tiếp tế của địch trên đường bộ gặp khó khăn, góp phần tạo nên thế bao vây cụm cứ điểm Sông Đà - Hòa Bình, làm chủ Đường số 6, uy hiếp địch ở phía Nam.


Nhận thấy việc vận chuyển trên Đường số 6 và Đường số 21 bị uy hiếp mạnh, địch cố phòng giữ bằng cách đốt trụi cây cối hai bên đường, rải quân canh gác nghiêm ngặt những quãng đường nghi ta tiến công. Việc vận chuyển tiếp tế phải đi từng đoàn lớn, có máy bay, xe tăng thiết giáp hộ tống và pháo binh dọn đường. Chấp hành mệnh lệnh của Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, Đại đoàn 304 tiếp tục hoạt động mạnh trên tuyến Đường số 6 và Đường số 21. Đảng ủy Đại đoàn nhận định: "Qua những hoạt động của ta, địch ráo riết tăng cường lực lượng để giữ vững tuyến vận chuyển quan trọng của chúng. Vì vậy, để tiêu diệt địch ta phải tổ chức đánh vào các cứ điểm, diệt những chốt quan trọng của chúng, buộc chúng phải tăng viện để ta đánh".


Ngày 31 tháng 12 năm 1951, Tiểu đoàn 400 Trung đoàn 9 tiến công điểm cao Hàm Voi, tiêu diệt 1 trung đội Âu - Phi. Mất Đồi Mồi, Hàm Voi, hệ thống bảo vệ Đường số 6 của địch bị uy hiếp mạnh. Nắm vững tình hình sau 2 đợt tiến công, ngày 1 tháng 1 năm 1952, Bộ Chỉ huy Chiến dịch nhận định: "Địch bị thất bại nặng nề, kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình gặp nhiều khó khăn, nhất là do tuyến vận tải trên sông Đã hoàn toàn tê liệt và Đường số 6 luôn luôn bị cắt đứt. Vì vậy, chúng có thể cố gắng chiếm giữ Hòa Bình nhưng hoàn cảnh khách quan cũng có thể buộc địch phải nghĩ đến việc rút quân".


Thực hiện chủ trương của Bộ Chỉ huy Chiến dịch, Trung đoàn 9 và Trang đoàn 57, bám sát Đường số 6 chuẩn bị đánh địch rút chạy. Ngày 23 tháng 2 năm 1952, Trung đoàn 9 tiêu diệt 2 đại đội địch ờ Thịnh Lang Ngoại, phá hủy 23 xe cơ giới. Tối cùng ngày, Trung đoàn tiếp tục tiêu diệt 30 tên, bắt 27 tên, thu 1 khẩu đại bác 57mm ở Rồng Vàng, Rồng Tằm, cách Xuân Mai 10km về phía Tây.


Kết thúc Chiến dịch Hoà Bình, Đại đoàn 304 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hiệp đồng chiến đấu trong đội hình chung do Bộ Tổng Tư lệnh chỉ huy. Đại đoàn đã đánh hơn 30 trận, tiêu diệt 1.500 tên địch, phần lớn là lính Âu - Phi tinh nhuệ. Đồng thời, qua thực tế chiến đấu, công tác đảng, công tác chính trị, công tác tổ chức chỉ huy, hiệp đồng tác chiến đã có những bước chuyển biến rõ rệt.


Tiếp nối truyền thống, vận dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm sâu sắc trong Chiến dịch Hòa Bình, Sư đoàn 304 đã tham gia nhiều chiến dịch tiếp sau trong cả 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, góp phần quan trọng, viết tiếp truyền thống "Thần tốc, táo bạo, quyết thắng" của Quân đoàn 2 anh hùng.


Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu xây dựng Quân đội "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại", xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, mẫu mực, tiêu biểu, việc vận dụng các bài học kinh nghiệm của Sư đoàn trong hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành luôn là một nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng. Kế thừa và phát triển truyền thống đỏ, Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn luôn linh hoạt, nhận định đánh giá đúng tình hình, đề ra các chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện khoa học, hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao trong tình hình mới.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #91 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2023, 07:38:06 am »

ĐẠI ĐOÀN 320 ĐẨY MẠNH TÁC CHIẾN Ở ĐỒNG BẰNG LIÊN KHU 3 PHỐI HỢP VỚI CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH

Đại tá LÊ KHẮC ĐỘ
Phó Sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn 320


Với Chiến thắng Hòa Bình, quân và dân ta đã đánh bại âm mưu của địch đánh chiếm vùng tự do của ta, phá vỡ ý đồ giành lại quyền chủ động của địch trên chiến trường chính Bắc Bộ, bảo đảm giao thông liên lạc thông suốt giữa Liên khu Việt Bắc với Liên khu 3 và Liên khu 4. Trong chiến dịch này, cùng với hướng chính diện ở Hòa Bình, ta mở mặt trận mới - mặt trận sau lưng địch chủ yếu là trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Đây chiến dịch đầu tiên ta hiệp đồng tác chiến chặt chẽ giữa mặt trận chính diện và sau lưng địch, khẳng định nghệ thuật chỉ đạo tác chiến tài tình sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đánh dấu bước phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Trong thắng lợi chung của Chiến dịch Hòa Bình, hoạt động tác chiến của Đại đoàn 3201 (Đại đoàn 320 (Đại đoàn Đồng Bằng) là 1 trong 6 đại đoàn bộ binh chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 16 tháng 1 năm 1951 tại đình Mông Lá, xã Yên Quang, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Hiện nay là Sư đoàn bộ binh 320, đơn vị trực thuộc Quân đoàn 3, đóng quân tại xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sư đoàn bộ binh 320 được Đảng, Nhà nước 2 lần phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) ở đồng bằng Liên khu 3 có đóng góp rất quan trọng.


Tham gia Chiến dịch Hòa Bình, cùng với các đại đoàn chủ lực trên hướng chính diện, Đại đoàn 320 được giao nhiệm vụ phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương, dân quân du kích hoạt động tác chiến ở các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Đông, Sơn Tây, Hải Dương, Hưng Yên.


Ngay khi địch mở cuộc hành binh Tuylíp chiếm được Chợ Bến, Đồi Sim, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, Bộ Tổng Tư lệnh giao nhiệm vụ cho Đại đoàn 320 đánh địch từ thị xã Hòa Bình đến Trung Hà và 2 bên tả, hữu ngạn sông Đà nhằm ngăn chặn, phá thế tiến công của địch và tạo điều kiện cho các đơn vị chủ lực triển khai đội hình chiến dịch. Ngày 16 tháng 11 năm 1951, Đại đoàn 320 lệnh cho Trung đoàn 64 tiến công địch ở Tử Đền, tiêu diệt và bắt toàn bộ 2 đại đội Âu - Phi thuộc Tiểu đoàn lê dương số 2, Trung đoàn lê dương số 3. Tiếp đó, đêm 23 tháng 11 năm 1951, Trung đoàn 48 tiến công địch ở Đồi Sim, tiêu diệt và bắt 2 đại đội, thu nhiều súng đạn và phương tiện chiến tranh của địch.


Ngày 10 tháng 12 năm 1951, Chiến dịch Hòa Bình mở màn. Tại mặt trận sau lưng địch, từ đêm mùng 9 tháng 12 năm 1951, đợt hoạt động tác chiến phối hợp với mặt trận chính diện Hòa Bình chính thức bắt đầu. Thực hiện kế hoạch tác chiến, Đại đoàn 320 sử dụng Trung đoàn 48 và Trung đoàn 52, dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Văn Tiến Dũng - Tư lệnh kiêm Chính ủy Đại đoàn, tập trung tác chiến ở hướng thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình mở đầu đợt hoạt động. Với phương châm tác chiến "đánh điểm, diệt viện" và "liên tục đánh địch" nhằm tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, phát triển chiến tranh du kích, Trung đoàn 48 được giao nhiệm vụ tiến công vào thị trấn Phát Diệm và Trung đoàn 52 phục kích địch ở khu vực Yên Ninh ngăn chặn, tiêu diệt viện binh của chúng từ Phước Nhạc xuống; Trung đoàn 64 hoạt động mạnh ở Hà Nam.


3 giờ sáng ngày 10 tháng 12 năm 1951, Trung đoàn 48 phối hợp lực lượng du kích tiến công Phát Diệm, san phắng 10 vị trí, diệt và bắt 875 tên, thu 186 súng và phá hủy nhiều kho tàng, phương tiện chiến tranh khác của địch, giải phóng thị trấn Phát Diệm. Phối hợp chặt chẽ với Trung đoàn 48, Trung đoàn 52 và bộ đội địa phương huyện Yên Khánh tổ chức phục kích địch từ Chùa Cao (Vân Đồng) và Phúc Nhạc ứng cứu cho thị trấn Phát Diệm, diệt gọn 2 đại đội địch. Kết hợp với đòn tiến công chính của Trung đoàn 48 và Trung đoàn 52 ờ Phát Diệm, Yên Ninh, Yên Thổ; lực lượng vũ trang địa phương, dân quân du kích các huyện Yên Mô, Gia Viễn, Gia Khánh dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tỉnh ủy và Tỉnh đội Ninh Bình liên tục bao vây, quấy rối, kiềm chế các vị trí địch ờ Chợ Trung, Phúc Nhạc, Bình Hải, Dưỡng Điềm, Đò Mười, Bình Hòa làm cho binh lính địch hoảng loạn, rút chạy ở các vị trí Tuy Lộc, Lộc Bà, Bình Sa.


Trên hướng Hà Nam, chiều ngày 8 tháng 11 năm 1951, Trung đoàn 64 phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh Hà Nam tiến công tiêu diệt căn cứ Ngô Khê - cứ điểm trọng yếu của địch nằm án ngữ Đường số 22, kề sát sông Đào, do 1 đại đội ngụy đóng giữ nhằm mở thông con đường liên lạc giữa 3 huyện Lý Nhân, Bình Lục và Duy Tiên sang các tỉnh vùng tả ngạn sông Hồng.


Trên hướng Ninh Bình, Trung đoàn 48 tiếp tục đẩy mạnh tiến công, phá vỡ vành đai địch xung quanh thị trấn Phát Diệm. Đêm 15 tháng 12 năm 1951, Trung đoàn 48 sử dụng Tiểu đoàn 771 (Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 48 hiện nay là Tiểu đoàn bộ binh cơ giới 1, Trung đoàn bộ binh cơ giới 48) được tăng cường 4 khẩu pháo của Tiểu đoàn công pháo 8342 (Tiểu đoàn công pháo 834 là đơn vị tiền thân của Trung đoàn pháo binh 54, Sư đoàn bộ binh 320) tiến công Yên Mô Thượng, tiêu diệt và bắt toàn bộ 1 đại đội địch chiếm giữ ở đây; trưa ngày 16 tháng 12 năm 1951, Trung đoàn 48 tiếp tục sử dụng Tiểu đoàn 5233 (Tiểu đoàn 523, Trung đoàn 48 hiện nay là Tiểu đoàn bộ binh cơ giới 2, Trung đoàn bộ binh cơ giới 48) phục kích 2 đại đội của Tiểu đoàn Âu - Phi số 22 từ thị trấn Phát Diệm ra tiếp viện cho Yên Mô Thượng ở Xuân Thành, tiêu diệt và bắt 180 lính Âu - Phi.


Phối hợp với quân chủ lực, lực lượng vũ trang địa phương và dân quân du kích tỉnh Ninh Bình cũng bao vây, đánh chiếm các vị trí Dưỡng Điềm, Đò Mười, Cầu Xanh. Được thắng lợi quân sự cổ vũ nhân dân trong vùng đồng loạt nổi dậy quét tề, diệt gian, xây dựng củng cố khu du kích 13 xã thuộc huyện Kim Sơn, nối liền với các khu du kích Khánh Thiện, Khánh Trung thuộc huyện Yên Khánh.


Cuối tháng 12 năm 1951, trong khi Mặt trận Hòa Bình vẫn đang tiếp diễn và đã thu được những thắng lợi quan trọng sau 2 đợt tiến công; ở mặt trận sau lưng địch, Đại đoàn 320 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương đã mở rộng được vùng giải phóng, tạo được bàn đạp đứng chân vững chắc ở Ninh Bình Theo đó, Trung đoàn 64 đưa Tiểu đoàn 7221 (Tiểu đoàn 722, Trung đoàn 64 hiện nay là Tiểu đoàn bộ binh 7, Trung đoàn bộ binh 64) về huyện Ý Yên, Bắc Bình Lục và Vụ Bản; Tiểu đoàn 7062 (Tiểu đoàn 706, Trung đoàn 64 hiện nay là Tiểu đoàn bộ binh 8, Trung đoàn bộ binh 64) về 2 huyện Bình Lục và Duy Tiên; Tiểu đoàn 7383 (Tiểu đoàn 738, Trung đoàn 64 hiện nay là Tiểu đoàn bộ binh 9, Trung đoàn bộ binh 64) về huyện Lý Nhân hoạt động tác chiến, làm nòng cốt cho bộ đội địa phương và dân quân du kích tiêu diệt sinh lực địch, phát triển chiến tranh du kích.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #92 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2023, 07:38:57 am »

Để phối hợp với hướng chính trong đợt tiến công thứ 3 của chiến dịch, Đại đoàn 320 được lệnh tiến sâu vào vùng địch hậu phía Nam Nam Định, phối hợp cùng lực lượng vũ trang tại chỗ tranh thủ tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng các khu du kích, chuẩn bị vượt sông Hồng đánh sang vùng tả ngạn. Đêm 28 và ngày 29 tháng 12 năm 1951, Đại đoàn lệnh cho Trung đoàn 52 (gồm Tiểu đoàn 3374 (Tiểu đoàn 337, Trung đoàn 52 hiện nay là Tiểu đoàn bộ binh 4, Trung đoàn bộ binh 52), Tiểu đoàn 391) và Tiểu đoàn 523 Trung đoàn 48 vượt sông Đáy, phát triển sang 2 huyện Nghĩa Hưng và Nam Trực (tỉnh Nam Định). Để lấy chỗ đứng chân ở địa bàn hoạt động mới, Đại đoàn 320 lệnh cho Trung đoàn 52 sử dụng Tiểu đoàn 337 phối hợp du kích địa phương tiến công tiêu diệt đồn Hải Lạng và đồn Phù Sa thuộc huyện Nghĩa Hưng, Tiểu đoàn 3911 (Tiểu đoàn 391, Trung đoàn 52 hiện nay là Tiểu đoàn bộ binh 6, Trung đoàn bộ binh 52) tiến công tiêu diệt đồn Nam Trực và đồn Ngọc Tĩnh, những thắng lợi trên đã tạo điều kiện cho 6 huyện ở phía Nam tỉnh Nam Định đẩy mạnh hoạt động diệt tề trừ gian, phát triển chiến tranh du kích.


Đầu tháng 1 năm 1952, Hội nghị Đảng ủy Đại đoàn 320 mở rộng đã đề ra chủ trương tác chiến "đưa toàn Đại đoàn vào hoạt động nội tuyến, trong đó phần lớn lực lượng sang tả ngạn sông Hồng, biến hậu tuyến của địch thành tiền phương của ta". Đảng ủy Đại đoàn quyết định đưa Trung đoàn 48 và Trung đoàn 52 tiến sang hoạt động ở vùng tả ngạn sông Hồng. Tư tưởng tác chiến là: "Tích cực, chủ động, phân tán, cơ động linh hoạt, chú trọng đánh gần".


Sau khi phát hiện chủ lực của ta ở Nam Định, địch vội vã rút Binh đoàn cơ động số 4 (GM4) ở Mặt trận Hòa Bình về nhằm tiêu diệt Trung đoàn 52. Trung đoàn 52 đã phối hợp chặt chẽ với quân và dân địa phương dựa vào các lũy tre làng, đào công sự, kiên quyết đánh chặn địch. Đêm mùng 4, rạng ngày 5 tháng 1 năm 1952, Trung đoàn 52 sử dụng Tiểu đoàn 337 tiến hành phục kích trên Đường số 21, đoạn qua Đỗ Xá, Nam Trực, loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 40 tên địch, thu toàn bộ vũ khí, đốt cháy 2 xe GMC.


Tiếp đó, Trung đoàn 52 đưa Tiểu đoàn 337 cơ động sang huyện Hải Hậu đánh địch, hỗ trợ địa phương mở khu du kích liên hoàn Nghĩa Hưng - Nam Trực. Ngay khi đặt chân đến khu vực hoạt động mới, đêm mùng 8 tháng 1 năm 1952, Tiểu đoàn 337 tiến công tiêu diệt đồn Văn Đàn, mở đầu cho phong trào phá tề, trừ gian trong toàn huyện Hải Hậu. Trong hơn 2 tuần tiếp theo, Trung đoàn 52 và lực lượng vũ trang địa phương, dân quân du kích đã đập tan 28 đồn bốt địch, loại khỏi vòng chiến đấu gần 800 tên ngụy binh, dân vệ; xóa 15 đội "hương dũng" khoảng 300 tên; thu 500 vũ khí các loại; quét sạch 64 ban tề, đưa chính quyền cách mạng ra hoạt động công khai.


Để kịp thời phối hợp với chủ lực trên hướng chính diện Hòa Bình, Ban Chỉ huy Mặt trận Đồng bằng lệnh cho Đại đoàn 320 vượt sông Hồng tiến về đánh địch ở Thái Bình. Để nghi binh, tạo điều kiện cho đội hình của Đại đoàn vượt sông, Trung đoàn 64 được lệnh phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang địa phương đẩy mạnh các hoạt động tác chiến ở Hà Nam, phía Bắc tỉnh Nam Định, thu hút Binh đoàn cơ động số 4 và thủy binh địch về bến Nhật Tảo, xã Nhân Hưng, huyện Lý Nhân.


Nắm thời cơ, đêm 13 tháng 1 năm 1952, Đại đoàn 320 tổ chức cho các đơn vị còn lại hình thành 2 cánh vượt sông Vạc, sông Đáy, sau đó vượt sông Hồng tiến vào Thái Bình. Đêm 17 tháng 1 năm 1952, gồm: Cánh thứ nhất, Đại đoàn bộ và một bộ phận của Trung đoàn 48 được địa phương giúp đỡ vượt sông Hồng lên đất Vũ Tiên Thái Bình. Ngay sau khi đặt chân lên đất Thái Bình, Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 48 phối hợp với du kích địa phương đã tổ chức trận phục kích ờ đoạn Thanh Nê - Phương Ngãi, tiêu diệt 1 trung đội lính Âu - Phi. Tiếp đó, Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 48 tiếp tục tiến công tiêu diệt địch ở vị trí An Bồi, Tiền Hải và Đông Hưng, hỗ trợ phong trào du kích 2 huyện Kiến Xương và Tiền Hải đẩy mạnh hoạt động. Đêm 18 tháng 1 năm 1951, cánh thứ hai gồm: Lực lượng còn lại của Trung đoàn 48, Trung đoàn 52, Tiểu đoàn sơn pháo 834, Tiểu đoàn phòng không Mai Đà vượt sông Hồng ở bến Cổ Lễ nhưng bị địch phát hiện, ta nhanh chóng triển khai đội hình đánh địch bảo vệ đội hình nên chưa sang được Thái Bình. Thực hiện chủ trương của Đại đoàn: "Đánh địch mở đường mà đi", từ ngày 18 đến ngày 25 tháng 1 năm 1952, Tiểu đoàn 523, Trung đoàn 48 và Tiểu đoàn sơn pháo 834 đánh các trận ở Hoành Nha, Hoành Lộ (Giao Thủy, Nam Định), diệt hơn 200 tên, bắt 40 lính Âu - Phi và 90 lính ngụy binh, phá hủy 18 xe cơ giới, giải thoát 30 đồng chí của ta và nhiều người dân bị địch bắt. Đêm 25 tháng 1 năm 1952, cánh quân thứ hai của Đại đoàn vượt sông Hồng tiến sang Thái Bình.


Đến ngày 31 tháng 1 năm 1952, tại thôn Kinh Nhuế, huyện Kiến Xương, tình Thái Bình, Liên khu ủy Liên khu 3 tổ chức cuộc họp do đồng chí Đỗ Mười - Bí thư Liên khu ủy, Chính ủy Quân khu Tả Ngạn và đồng chí Văn Tiến Dũng - TƯ lệnh kiêm Chính ủy Đại đoàn 320 chủ trì, quyết định thành lập Đảng ủy Mặt trận Tả Ngạn, thông qua kế hoạch tác chiến gồm 3 bước: Bước 1: Tập trung mở rộng khu Căn cứ phía Nam sông Trà Lý; bước 2: Phát triển lên Bắc sông Trà Lý và 3 huyện Tiên Hưng, Duyên Hà, Hưng Nhân (tỉnh Thái Bình); bước 3: Chuyển địa bàn hoạt động sang các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ (tỉnh Hưng Yên) và Nam huyện Thanh Miện, Bắc huyện Ninh Giang (tỉnh Hải Dương) tiêu diệt địch, mở rộng căn cứ du kích, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, phá ngụy quyền, ngụy quân trong vùng địch tạm chiến. Đồng thời, xác định phương châm tác chiến là: "Kết hợp chặt chẽ ba thứ quân, đánh điểm diệt viện, vây điểm diệt viện, kết hợp quân sự với địch vận rộng rãi".


Thực hiện chủ trương của Đảng ủy Mặt trận Tả Ngạn, Đại đoàn 320 quyết định tiến công vào hệ thống đồn bốt địch ở huyện Kiến Xương và huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình). Mở đầu đợt hoạt động tác chiến, đêm 31 tháng 1 năm 1952, Đại đoàn 320 sử dụng 2 tiểu đoàn (77 và 523) thuộc Trung đoàn 48, được tăng cường Tiểu đoàn Công pháo 834 tiêu diệt bốt La Cao. Hòa với tiếng súng của Đại đoàn, lực lượng vũ trang địa phương đồng loạt tiến công bức rút 9 vị trí địch, giải phóng huyện Tiền Hải rồi phát triển sang Nam huyện Kiến Xương và huyện Vũ Tiên. Tiếp đó, Đại đoàn 320 giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn 337 Trung đoàn 52 và Tiểu đoàn 523, Trung đoàn 48 vượt sông Trà Lý sang vùng Thần Đầu, Thần Huống (huyện Thái Ninh) đánh địch. Với cách đánh linh hoạt, sáng tạo, chỉ trong 3 ngày, hàng chục đồn bốt nhỏ và tháp canh của địch ờ Thần Đầu, Thần Huống bị quét sạch, ta thu hàng trăm súng các loại. Trong vùng, địch chỉ còn lại 3 đồn lớn chưa bị diệt là Chợ Mới, Chợ Cổng và Văn Hàn.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #93 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2023, 07:39:28 am »

Để mở rộng vùng giải phóng, tạo khí thế tiến công địch mạnh mẽ hơn, đêm mùng 7, rạng sáng ngày 8 tháng 2 năm 1951, Đại đoàn 320 lệnh cho Tiểu đoàn 523, Trung đoàn 48, Tiểu đoàn 337 Trung đoàn 52 và Tiểu đoàn công pháo 834 tiến công bốt Chợ Cổng. Sau 1 giờ chiến đấu, ta làm chủ đồn địch, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 130 tên địch, trong đó có 5 chỉ huy người Phap, thu 1 khẩu pháo 105mm và 300 viên đạn pháo 2 súng cối 81mm, 7 đại liên và trên 100 súng các loại. Tiếp đó, Đại đoàn lệnh cho Tiểu đoàn công pháo 834 dùng ngay khẩu pháo 105mm vừa thu được bắn vào bốt Chạ Mới. Bị pháo ta bắn trúng, tên chỉ huy bị diệt ngay tại chỗ, thông tin liên lạc bị mất, bọn địch hoang mang kéo cơ trắng xin hàng. Được chiến thắng Chợ Cổng, Chợ Mới cổ vũ khí thế tiến công địch của quân và dân bên bờ Bắc sông Trà Lý dâng cao. Quân địch đồn trú trong nhiều đồn bốt nhỏ lân cận như: Xuân Hòa, Danh Giáo, Đồng Chanh, Xuân Hải, Cống Cất, Đồng Tỉnh, Sơn Thọ, Các Động và Bích Du đã nhanh chóng kéo cờ trắng xin hàng khi ta vừa nổ súng tiến công.


Trước sức tiến công liên tục, dũng mãnh của ta, ngày 9 tháng 2 năm 1952, địch điều Binh đoàn cơ động số 4 từ thị xã Thái Bình đi giải vây cho các vị trí dọc Đường số 218 (Thái Ninh). Đại đoàn 320 lệnh cho Trung đoàn 52 sử dụng Tiểu đoàn 391 phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang địa phương dựa chắc vào công sự lũy tre làng anh dũng chiến đấu, kiên quyết chặn dịch, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công trực diện và phục kích, đánh thiệt hại nặng Binh đoàn cơ động so 4, tiêu diệt 126 tên, bắt 18 tên, hầu hết là lính Âu - Phi. Chiều cùng ngày, địch ở đồn Đổng Lương sợ hãi xin hàng.


Sau đợt hoạt động khẩn trương sôi nổi ở phía Nam tỉnh Thái Bình, để mở rộng vùng giải phóng, Đại đoàn 320 giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 48 vượt Đường số 10 cơ động lên tác chiến ở các huyện Tiên Hưng, Duyên Hà, Hưng Nhân. Riêng Tiểu đoàn 523 hoạt động ở phía Bắc Thái Bình đã tiêu diệt 5 vị trí: Buộm, Dốc Văn, Phú Vật, Mỹ Đình, Cúc Đình và hỗ trợ cho bộ đội địa phương, dân quân du kích tiêu diệt một số vị trí khác, vùng giải phóng 4 huyện phía Bắc tỉnh Thái Bình được mở rộng.


Ở Hà Nam, thực hiện chủ trương đẩy mạnh hoạt động tác chiến trong vùng địch hậu. Đêm mùng 6, rạng sáng ngày 7 tháng 2 năm 1952, Trung đoàn 64 sử dụng Tiểu đoàn 722 phối hợp với bộ đội địa phương tiêu diệt đại đội biệt kích ở Lạc Tràng (Phủ Lý), diệt và bắt hơn 100 tên, thu nhiều vũ khí. Tiếp đó, Đại đoàn 320 giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 64 đưa Tiểu đoàn 706 vượt sông Hồng sang tả ngạn, tiêu diệt vị trí Đào Thành, với mục đích mở cống lấy nước sông Luộc cứu 3 vạn mẫu lúa đang bị khô héo thuộc 3 huyện Tiên Hưng, Duyên Hà và Hưng Nhân (tình Thái Bình).


Trước nguy cơ hàng loạt đồn bốt bị tiêu diệt, địch huy động 2 binh đoàn cơ động số 4 và 7 mở cuộc càn "Mưa phùn" đánh vào khu du kích phía Nam sông Trà Lý, sau đó đánh sang Thụy Anh, Thái Ninh, ngăn chặn chủ lực ta phát triển lên phía Bắc tỉnh Thái Bình. Trước tình hình đó, Đại đoàn 320 giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn 523, Trung đoàn 48 và Tiểu đoàn 337, Trung đoàn 52 chặn đánh cuộc càn của địch. Từ ngày 15 đến ngày 19 tháng 2 năm 1952, các đơn vị đã triển khai đội hình, chặn đánh quyết liệt địch ở Quảng Lạc, Ô Trình, Hoành Sơn, Hạ Đồng, Vị Dương, Vị Thủy, diệt 300 tên địch, bảo vệ được nhân dân và địa bàn. Bị đòn đau, ngày 20 tháng 2 năm 1952, địch huy động một lực lượng khá đông bộ binh, có máy bay, xe thiết giáp yểm trợ quyết bao vây "cất vó" Tiểu đoàn 337, Trung đoàn 52 ở làng Hạ Đồng (Hồng Hưng, Thụy Anh) nhưng bị Tiểu đoàn 337 và dân quân du kích địa phương kiên quyết ngăn chặn, đánh bật các đợt tiến công liên tiếp của chúng, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Bị ta đánh thiệt hại nặng, địch buộc phải rút lui, chấm dứt trận càn "Mưa phùn".


Trước các đòn tiến công mạnh của ta ở cả mặt trận chính diện Hòa Bình và thắng lợi lớn ở mặt trận sau lưng địch đã làm thay đổi tình thế đồng bằng Bắc Bộ, ngày 23 tháng 2 năm 1952, quân địch rút chạy khỏi Hòa Bình. Đến ngày 25 tháng 2 năm 1952, Chiến dịch Hòa Bình kết thúc thắng lợi.


Trong Chiến dịch Hòa Bình, hướng chính diện và mặt trận sau lưng địch đã phối hợp chặt chẽ về thời gian, chọn mục tiêu hiểm yếu; các lực lượng phối, kết hợp tiến công đồng loạt vào nhiều mục tiêu ở 2 chiến trường cách xa nhau làm cho lực lượng của địch bị căng kéo giữa 2 mặt trận, đối phó lúng túng, bị động, không thể chi viện, ứng cứu cho nhau. Nét đặc sắc của chiến dịch còn thể hiện ở nghệ thuật chỉ đạo phối hợp tác chiến nhịp nhàng giữa 2 mặt trận. Do vậy, ngay từ đầu chiến dịch, địch đã nhiều lần phải điều 2 binh đoàn cơ động số 4 và 7 liên tục cơ động giữa 2 chiến trường, không những không phát huy được hiệu quả của vũ khí hiện đại mà còn bị hao tổn sinh lực. Đây là bước phát triển mới rất quan trọng về nghệ thuật quân sự của ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.


Đại đoàn 320 dưới sự chỉ huy của đồng chí Văn Tiến Dũng - Tư lệnh kiêm Chính ủy Đại đoàn đã vận dụng tốt và phát triển nghệ thuật tác chiến là "đánh điểm, diệt viện" lên một tầm cao mới; đã vận dụng, kết hợp chặt chẽ linh hoạt, sáng tạo các hình thức chiến thuật tiến công địch phòng ngự, vận động tiến công, phục kích, tập kích; kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, giành nhiều thắng lợi quan trọng, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình.


Những bài học và kinh nghiệm quý báu được đúc rút ra trong Chiến dịch Hòa Bình, đặc biệt là những kinh nghiệm, bài học có được từ hoạt động tác chiến ở vùng sau lưng địch là cơ sở quan trọng đê Sư đoàn 320 tiếp tục nghiên cứu, vận dụng phát triển trong huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, xây dựng Sư đoàn có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu ngày càng cao; tiếp bước cha anh lập nên những kỳ tích mới, tô thắm truyền thống "Đoàn kết - Nghiêm túc - Dũng cảm - Chiến thắng" của Đại đoàn Đồng Bằng anh hùng; cùng quân và dân Tây Nguyên xây dựng địa phương ngày càng giàu mạnh; bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM