Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Chín, 2023, 11:15:38 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến thắng Hòa Bình thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng  (Đọc 1352 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #80 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2023, 09:46:18 am »

Để tránh nguy cơ bị tiêu diệt, ngày 23 tháng 2 năm 1952, địch bắt đầu rút chạy khỏi thị xã Hòa Bình. Trên đường 6, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích đã kịp thời truy kích, chặn đánh, chia cắt toàn quân địch. Tại Thịnh Lang, 2 đại đội địch bị tiêu diệt. Tại Bến Ngọc, nhiều canô bị chìm, xe giặc bị bốc cháy, hàng chục tên giặc tan xác. Trên các đoạn đường thuộc Đường số 6 từ Phương Lâm đến Đầm Lấm, từ Cầu Dụ đến Xuân Mai trên một tiểu đoàn địch bị đánh thiệt hại nặng...


Hòa Bình được giải phóng đã giữ vững đường giao thông liên lạc giữa Việt Bắc với Liên khu 3 và Liên khu 4, góp phần đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch, làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của Pháp. Một lần nữa, Hòa Bình là nơi ghi đậm dấu ấn thất bại thảm hại của quân đội viễn chinh Pháp. Ngày 25 tháng 2 năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi Bộ Chỉ huy Chiến dịch và các chiến sĩ Mặt trận Hoà Bình, dân công phục vụ và đồng bào địa phương: "So với những thắng lợi trước, thắng lợi lần này là khá to. Thắng lợi lần này đã đánh dấu một bước tiến bộ mới của bộ đội ta và đã làm cho địch phải thất bại nhục nhã trong âm mưa củng cố phòng ngự chuyển lên tiến công, nhưng bộ đội phải luôn luôn cố gắng thi đua giết giặc lập công và ra sức học tập chỉnh huấn, đồng bào phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất hơn nữa đổ tranh lấy thắng lợi to hơn nữa"1 (Hồ Chí Minh, Toài 1 tập, Tập 7 (1951 - 1952) xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia Sự thặt, Hà Nội, 2011, tr. 331 -332).


Chiến dịch Hoà Bình giành thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn. Đây ]à chiến thắng lớn nliất của ta sau Chiến dịch Biên Giới. Hành lang Đông - Tây của địch bị phá vỡ, âm mưu giành thế chủ động chiến lược của thực dân Pháp không thực hiện được. Chiến dịch Hoà Bình đã tạo thế phát triển mới cho phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của các địa phương lân cận và trên chiến trường toàn quốc, cục diện chiến trường Bắc Bộ đã thay đổi có lợi cho ta. Địch bị dồn vào thế bị động theo cách đánh của ta, đẩy chúng đến nguy cơ bị tiêu diệt từng mảng lớn.


Thắng lợi của Chiến dịch Hoà Bình góp phần làm phá sản kế hoạch bình định, mưu đồ lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt của địch. Đối với Hoà Bình, âm mưu lập lại "Xứ Mường tự trị" của Pháp và bọn phản động bị thất bại hoàn toàn. Hầu hết đất đai trong tỉnh được giải phóng, nhân dân các dân tộc được sống trong tự do, càng thêm tin tưởng, hăng hái đóng góp sức người, sức của cùng nhân dân cả nước làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.


Với những chiến công trong trong kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung, Chiến dịch Hoà Bình nói riêng, nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Hòa Bình đã vinh dự, tự hào được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp và nhiều phần thưởng cao quý khác.


Phát huy truyền thống Chiến thắng Hòa Bình và kháng chiến chống thực dân Pháp, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với tinh thần tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, hàng vạn thanh niên trai gái đất Mường tình nguyện lên đường nhập ngũ, tham gia thanh niên xung phong, anh dũng chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường. Ở hậu phương lớn, quân và dân các dân tộc phối hợp chặt chẽ với bộ đội phòng không, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, bắn rơi 49 máy bay, bắt hàng chục giặc lái, đóng góp xúng đáng vào sự nghiệp thống nhất đất nước.


Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, nhất là từ khi tái lập tỉnh đến nay, phát huy truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Chiến dịch Hoà Bình, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc Hoà Bình luôn hãng hái phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Tại thị xã Hoà Bình của chiến trường xưa, công trình thế kỳ - Thủy điện Hoà Bình lớn nhất Đông Nam Á được xây dựng, thị xã nay đã phát triển lên thành phố ngày càng hiện đại.


Ngày nay, với lợi thế tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, Hòa Bình là một trong 8 tình nằm trong quy hoạch đường vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội; là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, nơi có nhiều tuyến đường giao thông thủy, bộ thuận lợi cho giao thương, phát triển kinh tế; nhiều hang động, điểm cao có giá trị quân sự trên hướng Tây - Tây Bắc của Tổ quốc. Hòa Bình là vùng đất giàu tiêm năng, có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, di sản văn hóa độc đáo, nhiều lề hội văn hóa các dân tộc thiểu số đặc sắc, thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng... Năm 2021, mặc dù trong điều kiện dịch COVID-19 bùng phát, ảnh hưởng tiêu cực đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, song Hòa Bình vẫn chủ động, sáng tạo để đạt được các kết quả tốt ở nhiều lĩnh vực. Tinh cùng cả nước nỗ lực phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện "mục tiêu kép" đạt được nhiều kết quả khá quan. Quốc phòng, an ninh thường xuyên được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, nhiệm vụ kết hợp giữa kinh tế, xã hội với quốc phòng, an ninh được thực hiện có hiệu quả. Công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân đã trở thành nền nếp. Khu vực phòng thủ tình, huyện được xây dựng, củng cố ngày càng vững chắc. Lực lượng vũ trang tỉnh (bộ đội địa phương, công an nhân dân và dân quân tự vệ) được quan tâm giáo dục, bồi dưỡng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.


Chiến dịch Hòa Bình đã diễn ra cách đây 70 năm, nhưng những chiến công của cha ông ta vẫn luôn được các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh Hòa Bình gìn giữ, tự hào và phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Nhân dịp này, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hòa Bình và toàn thể cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thể hệ cán bộ, chiến sĩ, nhân dân các dân tộc - những người trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công tác đã góp phần tạo nên những trang sử vẻ vang trong truyền thống chống giặc ngoại xâm của tỉnh Hòa Bình. Kế thừa và phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh nói chung và lực lượng vũ trang tỉnh Hòa Bình nói riêng quyết tâm đoàn kết, phấn đấu, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hoà Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra, xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu mạnh.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #81 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2023, 09:48:10 am »

CHIẾN THẮNG HOÀ BÌNH - MỐC SON TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, CHIẾN DẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH CỦA ĐẠI ĐOÀN 308 - QUÂN TIÊN PHONG


Đại tá VŨ VIỆT HÙNG
Sư đoàn trưởng Sư đoàn 308 Quân đoàn 1


Trong Chiến dịch Hòa Bình (10.12.1951 - 25.2.1952), Đại đoàn 308 (nay là Sư đoàn 308 - Quân Tiên phong) là một trong ba đại đoàn chủ lực được Bộ Tổng Tư lệnh giao nhiệm vụ tiến công địch trên mặt trận chính diện Hòa Bình và đã lập công xuất sắc, góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch. Những chiến công trong Chiến dịch Hòa Bình mãi là mốc son chói lọi trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Sư đoàn 308 - Quân Tiên phong.


Đại đoàn 308 được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1949 tại thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, là đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Biên chế của Đại đoàn gồm các đơn vị có nhiều thành tích chiến đấu trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: Trung đoàn 102 (Trung đoàn Thủ Đô), Trung đoàn 88 và Trung đoàn 36 (Trung đoàn Bắc Bắc). Sau khi ra đời, Đại đoàn đã nhanh chóng kiện toàn, củng cố và bước ngay vào các trận đánh, các chiến dịch lớn, lập nhiều chiến công. Sau hơn 1 năm được thành lập, Đại đoàn 308 là đại đoàn duy nhất tham gia Chiến dịch Biên Giới 1950. Đây cũng là lần đầu tiên Đại đoàn được giao nhiệm vụ tổ chức tác chiến ở quy mô đại đoàn tập trung và lập công xuất sắc, góp phần to lớn vào Chiến thắng Biên Giới Thu - Đông 1950.


Sau Chiến dịch Biên Giới, Đại đoàn 308 tiếp tục tham gia các chiến dịch do Bộ Tổng Tư lệnh trực tiếp chỉ huy như: Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung. Trong cuộc tiến công Đông - Xuân 1951 - 1952, Đại đoàn 308 tham gia trên hướng chủ yếu Chiến dịch Hòa Bình - một chiến dịch tiến công quy mô lớn với sự tham gia của nhiều đại đoàn nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng Hòa Bình, bảo vệ khu vực phía Tây đồng bằng Bắc Bộ và tuyến đường giao thông chiến lược giữa Việt Bắc với Liên khu 3, Liên khu 4.


Căn cứ vào tình hình bố phòng của địch trên khu vực Hòa Bình - Sông Đà - Đường số 6, Bộ Chỉ huy Chiến dịch giao nhiệm vụ cho Đại đoàn 308 và Đại đoàn 312 đánh địch trên hướng chủ yếu của chiến dịch, tiêu diệt sinh lực địch, phá vỡ tuyến phòng ngự Sông Đà. Cụ thể: Đại đoàn 308 (thiếu Trung đoàn 102) ở bên tả ngạn sông Đà, có nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ, đánh quân viện trên sông Đà từ Tu Vũ đến thị xã Hòa Bình. Trung đoàn 102 làm dự bị chiến dịch, được bố trí ở khu vực Cổ Tuyết (phía Nam thị xã Phú Thọ), có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ cùng lực lượng vũ trang địa phương Phú Thọ sẵn sàng đánh địch càn quét ra vùng tự do (Hạc Trì, Lâm Thao, Hưng Hóa, Đường số 2). Trung đoàn 88 vinh dự được giao nhiệm vụ đột phá căn cứ Tu Vũ - một căn cứ then chốt trên phòng tuyến Sông Đà. Hoạt động của Đại đoàn 308 diễn ra 3 đợt chiến dịch.


Đợt 1: Mở màn chiến dịch, đêm mùng 10 tháng 12 năm 1951, Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) tiến công cứ điểm Tu Vũ (nay thuộc huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) - một vị trí do 1 tiểu đoàn Au - Phi tăng cường chiếm giữ, đồng thời đánh cắt đường vận chuyển của địch trên sông Đà. Theo kế hoạch, Trung đoàn triển khai đội hình: Tiểu đoàn 29 theo đường Xóm Né - Bò Ngang chiếm lĩnh phía Đông cụm đồi khu A; Tiểu đoàn 23 theo đường Xóm Né - Đông Xuân chiếm lĩnh phía Bắc cụm đồi khu B; Tiểu đoàn 322 theo đường Đồi Lau - Xóm Trại chiếm lĩnh phía Đông Nam đồi khu C. Sở Chỉ huy Trung đoàn đi cùng Tiểu đoàn 29 bố trí ở khu vực Gốc Gạo (cạnh sân bay Tu Vũ cũ). Ngay khi chiếm lĩnh trận địa ở hướng tiến công chủ yếu, Tiểu đoàn 29 bị địch phát hiện. Tiếp đó, toàn Trung đoàn 88 bị pháo và súng cối của địch ở Tu Vũ và các cứ điểm lân cận bên kia sông Đà như Đá Chông, Chẹ, Cổ Pháp... bắn chặn ác liệt. Nhiều cán bộ, chiến sĩ hy sinh hoặc bị thưong, một nửa số pháo tăng cường bị phá hủy, đường dây điện thoại liên lạc giữa chỉ huy Trung đoàn với các tiểu đoàn bị đứt.


Đúng 1 giờ 45 phút ngày 11 tháng 12, sau 5 giờ bị pháo địch liên tục bắn chặn và gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về quân số, Trung đoàn trưởng Thái Dũng vẫn kiên quyết hạ lệnh nổ súng tiến công. Trận đánh diễn ra quyết liệt. Các chiến sĩ Trung đoàn 88 dũng mãnh đột phá, giành giật với địch từng thước đất, từng lô cốt... Đến 4 giờ ngày 11 tháng 12, quân ta hoàn toàn làm chủ cứ điểm Tu Vũ, phòng tuyến Sông Đà bị bẻ gãy đã tạo điều kiện thuận lợi cho quân ta tiến vào đánh địch trên Đường số 6, bao vây thị xã Hòa Bình. Địch bị tiêu diệt 155 tên, bị bắt 12 tên. Ta bắn cháy 2 xe tăng, 2 xe thiết giáp, 5 khẩu pháo và thu một số lượng lớn vũ khí dạn dược1 (Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 - Sư đoàn 308, Lịch sử Sư đoàn 308 - Quân Tiên phong (1949 - 2019), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2019, tr. 94). Đây là một trong những trận đánh công kiên xuất sắc nhất của ta trong Chiến dịch Hòa Bình. Ngay sau trận đánh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp đến tận cứ điểm Tu Vũ để khảo sát trận đánh. Đồng chí đã gửi thư khen Trung đoàn: "... Chiến thắng Tu Vũ là trận công kiên lớn nhất mở màn chiến dịch. Nó biểu hiện một tinh thần hy sinh quả cảm của một quân đội cách mạng chỉ có biết tiến, không biết lùi. Các đồng chí 88 đã nêu gương anh dũng tuyệt vời của quân đội"2 (Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 - Sư đoàn 308, Lịch sử Sư đoàn 308 - Quân Tiên phong (1949 - 2019), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2019, tr. 94).


Cùng đêm 10 tháng 12, Trung đoàn 36, được tăng cường Tiểu đoàn phòng không 387 và 1 đại đội pháo 75mm, bố trí trận địa phục kích địch ờ Đoan Hạ bên tả ngạn sông Đà, cách Tu Vũ 15km. Hôm sau, 1 đoàn tàu chiến và canô địch từ thị xã Hoà Bình xuôi về Trung Hà qua trận địa phục kích, nhưng vì chưa có kinh nghiệm đánh địch trên sông, bố trí pháo ở tầm bắn bị hạn chế, chỉ bao quát được một phần ba sông phía bờ đối diện nên Trung đoàn đã để đoàn tàu lọt qua trận địa. Ngày 4 tháng 12, Tiểu đoàn 387 dùng trọng liên 12,7mm, bắn chìm 2 sà lan ở Yến Mao cách Đoan Hạ 4km về phía Nam.


Quyết tâm triệt hẳn tuyến vận tải đường sông của địch, Trung đoàn 36 tiếp tục tổ chức trận địa phục kích dài 6km ở khu vực Lạc Song - Đông Việt, cách thị xã Hòa Bình 10km. Khoảng 11 giờ ngày 22 tháng 12, một đoàn gồm 1 tàu chiến và 6 canô địch lọt vào trận địa phục kích. Do chuẩn bị tốt, ta đã bắn chìm 1 tàu chiến và 4 canô. Hai canô chạy thoát. Vận chuyển trên sông Đã hoàn toàn bị tê liệt, địch phải lập cầu hàng không tiếp tế cho Hoà Bình.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #82 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2023, 09:49:06 am »

Đợt 2: Bộ Chỉ huy Mặt trận chủ trương đẩy mạnh các hoạt động ngay trong thị xã Hòa Bình. Đại đoàn 308, được tăng cường Trung đoàn 66 (Đại đoàn 304), nhận nhiệm vụ tiêu diệt 2 cứ điểm mạnh của địch là Pheo, Đầm Huống, trận địa pháo binh và một số vị trí địch ờ xung quanh thị xã Hòa Bình. Đêm mùng 7 tháng 1 năm 1952, Trung đoàn 102, được tăng cường Tiểu đoàn 23 (Trung đoàn 88), tiến đánh Pheo, do 1 tiểu đoàn lê dương, 1 đại đội pháo 105mm và 1 trung đội xe tăng đóng giữ. Do chủ quan, chuẩn bị chiến trường không kỹ, pháo đặt ở xa bắn không chính xác, trận đánh không thành công, bộ đội thương vong nặng. Trung đoàn 66 cũng không hoàn thành nhiệm vụ. Trong trận tiến công cụm pháo địch ở thị xã Hoà Bình, Trung đoàn 36 chuẩn bị chu đáo cả về tư tưởng, tổ chức, thảo luận dân chủ, phát huy sáng kiến nên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đại đội 41 bí mật lọt vào trận địa pháo, phá hủy 4 khẩu 105mm, tiêu diệt 20 tên, bắt tên đại úy chỉ huy. Năm cứ điểm ngoại vi thị xã bị các tiểu đoàn 80, 89 tiêu diệt gọn.


Trước sức tiến công của quân ta, ngày 8 tháng 1, địch phải rút khỏi núi Chẹ và Đá Chông. Phòng tuyến Sông Đà bị phá vỡ, thị xã Hòa Bình trở thành mục tiêu đột xuất. Bộ Chỉ huy Chiến dịch chủ trương tiến hành đợt 3 với mục tiêu bao vây thị xã, kìm chân địch tại Hòa Bình để các mặt trận khác, nhất là vùng sau lưng địch, đẩy mạnh hoạt động, đồng thời triệt để cắt Đường số 6, sẵn sàng đánh địch ở Hoà Bình rút chạy.


Đợt 3: Thực hiện chủ trương của Bộ Chỉ huy Chiến dịch, Đại đoàn 308 phân công Trung đoàn 36 (thiếu Tiểu đoàn 89) bao vây thị xã; Trung đoàn 102, được tăng cường Tiểu đoàn 89, chuẩn bị đánh địch ở Phương Lâm - Bến Ngọc; Trung đoàn 88 và Trung đoàn 66 cắt đứt Đường số 6 giữa Đầm Huống - Ao Trạch; Liên đội sơn pháo 75mm tổ chức trận địa ở tả ngạn sông Đà và phía Tây làng Pheo chuẩn bị đánh địch từ Bến Ngọc đến Pheo nếu chúng rút. Phương châm tác chiến là vừa bao vây, vừa chặn địch, vừa tranh thủ tiêu hao địch, đồng thời tăng cường các hoạt động phá hoại giao thông.


Từ ngày 11 tháng 1 đến ngày 22 tháng 2 năm 1952, các đơn vị thuộc Đại đoàn vừa đánh địch, vừa luân phiên nghỉ ngơi, củng cố lực lượng, sinh hoạt chính trị ngay tại mặt trận. Các đơn vị pháo phối thuộc với Đại đoàn nhiều lần bắn vào sân bay, trận địa pháo và đồn trại của địch; các đơn vị phòng không tích cực bắn máy bay địch (riêng Tiểu đoàn 387 trong 10 ngày bắn rơi 3 máy bay, bắn bị thương 6 chiếc khác). Bộ đội được tổ chức ăn Tết Nguyên đán ngay tại mặt trận, ở vùng sau lưng địch, chiến tranh du kích phát triển, vùng tự do ngày càng mở rộng. Tướng Đờ Lát về Pháp chữa bệnh rồi chết ở Pháp. Tướng Xalăng lên thay, quyết định rút bỏ Hòa Bình, kéo quân về giữ châu thổ sông Hồng.


Từ hạ tuần tháng 1 năm 1952, địch mở cuộc hành quân từ Xuân Mai lên Hòa Bình nhằm tạo một hành lang bảo vệ cho cuộc rút lui, nhưng bị ta chặn đánh. Từ ngày 18 tháng 1 đến ngày 24 tháng 1, địch đánh nống ra nhưng bị các trung đoàn 88 và 66 tiêu diệt gần 4 đại đội. Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Pháp buộc phải đưa Binh đoàn cơ động số 1 lên chiếm lĩnh các điểm cao từ Xuân Mai đến Pheo. Đại đoàn 308 tiếp tục bao vây thị xã Hoà Bình, đẩy mạnh các hoạt động đánh phá, tiêu hao địch. Trung đoàn 36 hoạt động tích cực, chỉ trong vòng 44 ngày đã đánh nhiều trận nhỏ, diệt hàng trăm tên địch, phá hủy 2 máy bay vận tải và 1 máy bay trinh sát tại sân bay thị xã.


Ngày 10 tháng 2, khi địch nối thông được quãng đường từ Xuân Mai tới Pheo, Bộ Chỉ huy Mặt trận lệnh cho Trung đoàn 209 (Đại đoàn 312) thay Trung đoàn 88 phụ trách quãng Đầm Huống - Pheo và Trung đoàn 102, đang phối thuộc Đại đoàn 312 trở về đội hình của Đại đoàn 308, chuẩn bị đánh địch nếu chúng rút chạy, đồng thời diệt thêm một số cứ điểm ngoại vi thị xã. Trong khi ta đang nghiên cứu kế hoạch tác chiến thì đêm 22 tháng 2, địch bí mật rút khỏi thị xã Hòa Bình. Ngày 23 tháng 2, quân địch ở dọc Đường số 6 cũng rút theo kiểu cuốn chiếu. Mặc dù từ chập tối 22 tháng 2, địch đã để lộ nhiều dấu hiệu rút lui và Trung đoàn 102 đã báo cáo lên Bộ Tư lệnh Đại đoàn, nhưng đến sáng sớm ngày 23 tháng 2 Bộ Tư lệnh Đại đoàn mới lệnh cho các đơn vị xuất kích, vì vậy hiệu quả chiến đấu không cao.


Ngày 25 tháng 2 năm 1952, Chiến dịch Hoà Bình kết thúc thắng lợi. Trải qua hơn 2 tháng nỗ lực chiến đấu, ta đã giải phóng hoàn toàn khu vực Hòa Bình rộng chừng 2.000km2, làm chủ hoàn toàn khu vực phía Tây đồng bằng Bắc Bộ, bảo vệ toàn vẹn đường giao thông chiến lược từ Việt Bắc vào Liên khu 4. Ở vùng châu thổ sông Hồng, ta đã diệt và bức rút hơn 1.000 đồn, tháp canh (chiếm gần hai phần ba số đồn, bốt của địch)1 (Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 - Sư đoàn 308, Lịch sử Sư đoàn 308 - Quân tiên phong (1949 - 2019), Sđd,tr. 98). Các căn cứ du kích được mở rộng và nối liền với nhau thành thế liên hoàn từ Bắc Giang, Bắc Ninh tới sát Đường số 5, qua Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Đông.


Chiến dịch Hòa Bình thắng lợi. Các đơn vị tham gia chiến dịch trưởng thành vượt bậc. Trong chiến dịch, Đại đoàn 308 đã vận dụng thành công nhiều hình thức tác chiến như đánh công kiên địch phòng ngự trong công sự vững chắc, phục kích chặn đường vận chuyển trên sông, tập kích và hoạt động nhỏ lẻ, thu được nhiều kinh nghiệm quý báu.


Ngày 27 tháng 2, tại lễ mừng chiến thắng tổ chức ở thị xã Hòa Bình vừa được giải phóng, Đại đoàn 308 được Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trao tặng Huân chương Quân công hạng Nhỉ. Trung đoàn 88 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba, Tiểu đoàn 29 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì, Tiểu đoàn 322 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba; Trung đoàn 36 được tặng thưởng Huân chương Quần công hạng Ba và nhiều cán bộ, chiến sĩ được tặng thường Huân chương Chiến công các loại.


Sau Chiến thắng Hòa Bình, phát huy những thành tích đã đạt được Đại đoàn 308 tiếp tục tham gia nhiều chiến dịch lớn, có ý nghĩa quan trọng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp như Chiến dịch Tây Bắc (1952), Chiến dịch Thượng Lào (1953), đặc biệt là tham gia cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là Chiến địch lịch sử Điện Biên Phủ (1954), góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, phát huy truyền thống Quân Tiên phong, Sư đoàn 308 tiếp tục tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Đường 9 - Khe Sanh (1968), Đường 9 - Nam Lào (1971), Quảng Trị (1972)... Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, Sư đoàn 308 làm nhiệm vụ dự bị chiến lược, bảo vệ miền Bắc và sẵn sàng cơ động tham gia chiến đấu khi có lệnh.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #83 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2023, 09:50:07 am »

Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Sư đoàn 308 tiếp tục được Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân tin tưởng giao cho những nhiệm vụ quan trọng. Đặc biệt, vinh dự và tự hào, ngày 15 tháng 1 năm 1976, Sư đoàn 308 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì đã lập được nhiều chiến công, thành tích vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ngay sau đó, bên cạnh nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Sư đoàn còn được giao nhiệm vụ là lực lượng dự bị chiến lược trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam (1977 - 1979) và biên giới phía Bắc (1979 - 1989). Trong thế trận chiến tranh nhân dân của cả nước, Sư đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ được giao bảo vệ hậu phương chiến lược, sẵn sàng tăng cường cho phía trước ở thời điểm quyết định, góp phần vào chiến thắng chung, bảo vệ chế độ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.


Với những chiến công xuất sắc của một sư đoàn có truyền thống công kiên giỏi, đánh vận động giỏi, Sư đoàn luôn là niềm tự hào, tin tưởng của quân và dân ta, là nỗi khiếp sợ của kẻ thù. Ngày nay, Sư đoàn luôn được tin tưởng giao nhiệm vụ làm đơn vị mẫu trong huấn luyện, trong xây dựng chính quy, quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật. Sư đoàn luôn đi trước, tìm tòi, bất cứ hoàn cảnh nào và việc gì cũng làm tốt với tinh thần xung phong đột phá, không ngại gian khổ, không sợ khó khăn. Các cuộc diễn tập thực nghiệm ở Phúc Thọ, Xuân Mai, Hòa Lạc... trước đây và các cuộc diễn tập H-79, CĐ-30, A-83, A-84, TP-88, TN-94, PT-98... những năm sau này với quy mô, lực lượng, vũ khí, trang bị khác nhau, trên các địa hình khác nhau đã được Sư đoàn thực hiện thành công, nhất là tham gia diễn tập DT-17 phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham quan thành công rực rỡ đã khẳng định trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Sư đoàn, sự tin lường cũng như sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng, Nhà nước, Quân đội đối với sư đoàn chủ lực cơ động của Bộ.


Trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Đại đoàn 308, từ kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, chống âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình", sự phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch, lúc chiến đấu ở chiến trường trọng điểm, khi làm nhiệm vụ chiến lược ở hậu phương, Đại đoàn - Sư đoàn 308 - Quân Tiên phong luôn quán triệt sâu sắc đường lối quân sự của Đảng và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, chăm lo xây dựng Sư đoàn vững mạnh về chính trị, coi đó là yếu tố quyết định mọi thắng lợi. Bài học sâu sắc được rút ra là Sư đoàn phải thường xuyên nâng cao sức mạnh chiến đấu toàn diện, cả về tư tưởng và tổ chức; cả về quân sự, chính trị, hậu cần, khoa học kỹ thuật; cả cơ quan, đơn vị, cả cán bộ và chiến sĩ.


Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chỉ thị của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ngày thành lập Đại đoàn "Hễ đánh là thắng, hễ đánh là quyết định chiến trường", trong suốt chặng đường 72 năm qua, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 308 - Quân Tiên phong đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, viết nên truyền thống: "Tiên phong, anh dũng, đoàn kết, kỷ luật, thần tốc, quyết chiến, quyêỉ thăng", luôn luôn xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Bác Hồ, của nhân dân và Quân đội giao phó.


Hiện nay, Sư đoàn 308 là sư đoàn bộ binh rút gọn, có 1 trung đoàn bộ binh cơ giới đú quân và các đơn vị khung thường trực. Nhiệm vụ chính trị trọng tâm là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, đối ngoại quốc phòng; sẵn sàng tham gia phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác. Nhiệm vụ của Sư đoàn cơ bản ổn định, đội ngũ cán bộ các cấp thường xuyên được kiện toàn, bảo đảm đủ về số lượng, có chất lượng cao, nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.


Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1, Sư đoàn 308 luôn tập trung nâng cao chất lượng huấn luyện, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, đẩy mạnh xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, xây dựng Đảng bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đơn vị vững mạnh toàn diện "Mầu mực, tiêu biểu", góp phần xây dựng Quân đội "Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Quân đội giao phó.


Để thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trong giai đoạn hiện nay, Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn xác định tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp. Đó là, thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng các cấp đối với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; đẩy mạnh công tác giáo dục, quản lý bộ đội, quán triệt, thực hiện nghiêm các chỉ thị, quy định của cấp trên; tăng cường xây dựng mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa cán bộ với chiến sĩ, giữa cấp trên với cấp dưới giải quyết tốt mối quan hệ đoàn kết quân dân trên địa bàn; đổi mới chương trình, nội dung giáo dục chính trị, găn giáo dục chính trị với giáo dục truyền thống, tuyên truyền phổ biến pháp luật. Trong đó, tập trung quán triệt, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 87-CT/QUTW của Thường vụ Quân ủy Trung ương về "Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh " với Cuộc vận động "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ" thời kỳ mới, đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu và tính sáng tạo, thực sự là hạt nhân lãnh đạo chính trị của đơn vị; gắn xây đựng Đảng bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện "Mẫu mực, tiêu biểu".


Trong giai đoạn cách mạng mới, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 308 - Quân Tiên phong phát huy cao độ lịch sử và truyền thống vẻ vang trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của đơn vị, trong đó có tinh thần Chiến thắng Hòa Bình, tiếp tục đi theo con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân đã lựa chọn. Quán triệt và thực hiện đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng, toàn đơn vị quyết tâm xây dựng Sư đoàn vững mạnh toàn diện "Mẫu mực, tiêu biểu", cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân hoàn thành xuất sắc 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #84 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2023, 07:31:36 am »

SƯ ĐOÀN 312 PHÁT HUY TINH THẦN CHIẾN THẮNG TRONG CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUẤN LUYỆN, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU

Đại tá NGUYỄN TRUNG HIẾU
Phó Tư lệnh Quân đoàn 1,
nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312


Mùa Đông năm 1951, thực dân Pháp mở cuộc tiến công ra Hòa Bình, lập phòng tuyến Sông Đà nhằm nối lại "Hành lang Đông - Tây", tăng cường phòng thủ đồng bằng Bắc Bộ, cắt đứt đường liên lạc giữa Chiến khu Việt Bắc với Liên khu 3 và Liên khu 4. Trước tình hình mới, ngày 17 tháng 11, Bộ Tổng Tham mưu tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ sơ bộ cho 3 đại đoàn (312, 308, 316) va Liên khu Việt Bắc. Đại đoàn 312 được giao hoạt động trên hướng chủ yếu của chiến dịch, có nhiệm vụ đánh địch từ thị xã Hoà Bình tới Trung Hà trên cả hai bên tả ngạn và hữu ngạn sông Đà. Mục tiêu chính là tiêu diệt các cứ điểm địch mới chiếm đóng và lực lượng cơ động vận chuyển đường bộ, đường thủy, lực lượng càn quét xung quanh các vị trí của địch, sẵn sàng phối hợp hoạt động với Đại đoàn 308. Ngay ngày hôm sau (18.11), Đảng ủy Đại đoàn họp quán triệt, phổ biến nhiệm vụ đến cấp đại đội.


Ngày 1 tháng 12 năm 1951, sau khi phân tích tình hình địch, Tổng Quân ủy nhận thấy muốn triệt đường tiếp tế của địch và thọc sâu vào đội hình của chúng, ta phải đánh vào Phân khu sông Đà trước. Đại đoàn 312 được giao nhiệm vụ: Diệt vị trí Chẹ, đánh viện ở Nam Ba Vì, Đường số 87, đánh địch trên sông quãng Lạc Song và địch càn quét ở phía Bắc thị xã Hòa Bình.


Để chuẩn bị tiến công Chẹ, đêm mùng 8 tháng 12 năm 1951, đồng chí Nguyễn Bàng - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 209 cùng đồng chí Nguyễn Tâm - Tham mưu trưởng, một số cán bộ và đội trinh sát đi điều tra tình hình địch. Khi rút ra bị địch phục kích, đồng chí Bàng, đồng chí Tâm và 1 đồng chí đại đội trưởng bộ đội địa phương hy sinh. Đồng chí Hoàng Cầm - Trung đoàn phó được chỉ định thay đồng chí Nguyễn Bàng làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 209.


Đêm mùng 9 tháng 12, Trung đoàn 209 bí mật qua Bến Mai vượt sông Đà sang tập kết ở Trại Khoai, Bãi Vàng nhưng tình hình địch có thay đổi, vị trí Chẹ được tăng cường thêm 1 tiểu đoàn, địch lại đang mở cuộc càn quét khu Ninh Mít - Đồng Song, phá phách, cướp bóc, triệt hạ cơ sở của ta hòng bảo đảm an toàn cho núi Chẹ.


Do thời gian gấp, nhiều việc chuẩn bị chưa kịp và do lực lượng địch đã thay đổi nên Đảng ủy Đại đoàn 312 chủ trương vận động phục kích diệt tiểu đoàn địch đang càn quét ở Ninh Mít trước, dùng hoả lực kiềm chế uy hiếp Chẹ để hiệp đồng với Trung đoàn 88 Đại đoàn 308 đánh Tu Vũ.


6 giờ ngày 10 tháng 12, Trung đoàn 209 hoàn thành công tác chuẩn bị chiến đấu. Đến 7 giờ 30 phút, một tiểu đoàn địch từ núi Chẹ theo đường làng tiến vào Ninh Mít nhưng bị ta đánh trả quyết liệt, đến 17 giờ địch phải rút về Chẹ. Sau một ngày chiến đấu liên tục với địch, các chiến sĩ Trung đoàn 209 đã diệt và bắt 305 tên (có 200 tên chết), thu 10 trung liên, 18 tiểu liên, 31 súng trường và nhiều đạn dược, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao1 (Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 - Sư đoàn 312, Lịch sử Sư đoàn 312 (1950 - 2010). Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010, tr. 103). Trận vận động Ninh Mít là trận thắng đầu tiên trên Mặt trận Sông Đà. Chiến thắng Ninh Mít cổ vũ, khích lệ toàn thổ cán bộ, chiến sĩ trong Đại đoàn và các đơn vị tham gia chiến dịch.


Cùng thời gian Trung đoàn 209 đánh Ninh Mít, Tiểu đoàn 16 Trung đoàn 141 được phối thuộc 3 khẩu pháo 75mm, 1 khẩu 70mm phục kích bắn canô địch trên sông Đà (lúc này Đại đoàn 308 đã tiêu diệt Tu Vũ), nhằm cắt đứt liên lạc bằng đường thủy của địch lên thị xã Hoà Bình. Sáng 11 tháng 12, Tiểu đoàn 16 phục kích đoàn canô địch từ Trung Hà về Tu Vũ khiến một số tên địch bị thương, ngã xuống sông. Nhưng canô địch chạy thoát về Hoà Bình. Sau khi gọi phi pháo bắn phá trận địa Tiểu đoàn 16, địch chủ quan cho rằng ta không dám bố trí ở đó nên đến 3 giờ chiều, chúng lại cho canô từ Hoà Bình xuống. Lần này ta để canô địch lọt vào trận địa mới bắn, 2 chiếc bị thương bỏ chạy, 1 chiếc dạt vào bờ xin hàng. Đêm 11 tháng 12, Tiểu đoàn 16 rút vào trong 500m phục kích bộ binh địch. Sáng ngày 12 tháng 11, 2 đại đội từ Hòa Bình tiến xuống, khi chúng lọt vào trận địa phục kích, ta nổ súng diệt 23 tên, bắt 14 tên, số còn lại bỏ chạy tán loạn.


Cùng với nhiệm vụ chiến đấu trong đợt 1 chiến dịch, Đại đoàn 312 đã cử một số đơn vị của Trung đoàn 141 bảo vệ mùa màng ờ Tam Nông; chuẩn bị công kiên La Phù và Tu Vũ (sau có lệnh thôi hoạt động); phối hợp với huyện Mai Đà đẩy mạnh hoạt động xung quanh thị xã Hoà Bình.


Sang đợt 2, Đại đoàn 312 được phối thuộc Trung đoàn 66 Đại đoàn 304, hoạt động trên hướng chủ yếu của chiến dịch. Trung đoàn 141 có 2 tiểu đoàn phối thuộc chuẩn bị đánh điểm cao 600, 400 và đánh viện, sau đó chuẩn bị đánh Thủ Pháp. Trung đoàn 66 đánh Núi Chẹ. Trung đoàn 209 tiếp tục chấn chỉnh ở vị trí cũ, sẵn sàng chiến đấu, 2 tiểu đoàn 428 và 115 phối hợp với đại đội bộ đội địa phương Sơn Tây đánh địch vận chuyển trên Đường số 87. Theo lệnh của Bộ, Đại đoàn phối thuộc 2 tiểu đoàn cho Đại đoàn 308 đánh địch ở khu vực Đá Chông và đánh viện trên sông Đà.


Núi Ba Vì cao hơn 1.000m, nằm bên tả ngạn sông Đà phía Tây Bắc Sơn Tây. Dưới chân núi có Đường số 87 từ Sơn Tây đi Đá Chông, Chẹ. Đây là vị trí rất quan trọng trên tuyến phòng ngự Sông Đà của địch nên có 2 đại đội địch chiếm đóng. Trong đó, điểm cao 600 có vị trí địa quân sự lợi hại. Chiếm được điểm cao này, địch có thể kiểm soát vùng Sơn Tây - Cỏ Đắng - Trung Hà - Ba Trại - Đá Chông - Tu Vũ - Chẹ - Đường số 87 và sông Đà, chỉ điểm cho pháo binh bắn phá nếu phát hiện được ta. Quyết tâm của Tổng Quân ủy là tiêu diệt điểm cao 600, phá âm mưu dùng vị trí này để kiểm soát phòng tuyến Sông Đà và phía Bắc Ba Vì của địch. Để đảm bảo chắc thắng, Đảng ủy Đại đoàn đã thảo luận những công việc thật cụ thể, sử dụng các đại đội 241, 243, 245, 19 và 20 tổ chức thành hai bộ phận trang bị nhẹ, chủ yếu là tiểu liên, lựu đạn; huấn luyện cách vượt vách đứng, cách mang giày, dép để áp sát một cách bí mật...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #85 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2023, 07:32:35 am »

23 giờ 15 phút ngày 29 tháng 12 năm 1951, toàn Tiểu đoàn 11 đã vào sát hàng rào đồn địch ở điểm cao 400. Đại đội 243 xung phong đạp đổ hàng rào tre qua đột phá khẩu, địch trong đồn chưa kịp đối phó thì Đại đội 243 đã thọc sâu vào giữa đồn, phát triển sang bên trái, Đại đội 241 nhảy qua hàng rào thọc sâu vào diệt khẩu ĐKZ 57mm và các ụ trung liên, đồng thời phát triển sang trái bắt liên lạc với các đại đội 243 và 245, tiếp tục tiêu diệt các hoả điểm còn lại. Mất Sở Chỉ huy, binh lính địch hoang mang, một số ra hàng, số khác lẩn trốn vào các ngách hầm. Sau 30 phút chiến đấu, ta hoàn toàn làm chủ đồn dưới và đế lại một trung đội chiếm giữ, các đơn vị tiếp tục đánh lên đồn cao.


Trong khi các đại đội 241, 243, 245 đánh đồn dưới thì Đại đội 19 và Đại đội 20 theo đường ôtô tiến lên đồn cao. 20 giờ 30 phút tối 29 tháng 12 mới bố trí xong và bắt đầu nổ súng. Đồn cao ở móm 600 không có hàng rào, địch dựa vào bức tường cao 2m xung quanh đồn để phòng ngự. Chúng ném lựu đạn, bắn tiểu liên xuống đường cái nơi ta bố trí. Đại đội 19 tiến theo phía cổng đồn cũng bị đánh bật ra, phải dừng lại ở chân tường. Đại đội 245 được lệnh tiếp ứng công kích. Đại đội 20 xung phong lần thứ ba mà vẫn không vào được đồn. Pháo địch ở Đá Chông, Sơn Tây bắn lên từng đợt quanh đồn rất dữ dội. Trước tình hình giằng co, chỉ huy Trung đoàn 141 ra lệnh củng cố đơn vị kiên quyết tiêu diệt vị trí 600 trước khi trời sáng.


Sau khi củng cố, các đơn vị bất ngờ tiến công mãnh liệt vào nơi địch sơ hở, cách cổng chính 20m. Đại đội 19 dùng thang trèo lên mặt tường. Tiểu đội trưởng Phạm Văn Ngôn chỉ huy tiểu đội trèo thang nhảy vào đồn, dùng lựu đạn, tiểu liên quét địch. Quân ta chiếm được đầu cầu, địch tập trung hoả lực ngăn chặn nhưng bị trung liên ta dập tắt. Theo sau tiểu đội xung kích, các đại đội 19, 241 lần lượt trèo lên đồn và phát triển sâu vào tung thâm. Đại đội 245 cũng vào được đồn, cả hai mũi nhanh chóng phát triển diệt các hoả điểm và diệt bọn địch lẩn trốn trong hầm ngầm. Khi trời sáng, vẫn còn địch trong hâm ngầm chống cự. Đồng chí Lê Văn Tỷ đặt súng cửa hầm bắn uy hiếp rồi gọi 40 tên lính lê dương ra hàng. Chiến thắng ở Điểm cao 600 - Ba Vì làm rung chuyển phòng tuyến Sông Đà. Mất đường tiếp tế, mất chỗ dựa kiên cố, địch phải rút các vị trí Chẹ, Đá Chông, Mỹ Khê. Trận này ta tiêu diệt 120 tên (có 70 lính Âu - Phi, 50 lính ngụy) địch bị thương 32 tên, bị bắt 136 tên (có 53 lính Âu - Phi, 83 lính ngụy). Ta hy sinh 15, bị thương 90 cán bộ, chiến sĩ. Ngày 30 tháng 12 địch cho 1 trunng đoàn và 3 tiểu đoàn dù lên chiếm lại các điểm cao 400 và 600. Tiểu đoàn 564 và Tiểu đoàn 542 phối thuộc với Trung đoàn 141 đánh viện, nhưng do bố trí xa, không cơ động kịp nên bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt địch1 (Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 - Sư đoàn 312, Lịch sử Sư đoàn 312 (1950 - 2010), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010, tr. 112).


Sang đợt 3, Tổng Quân ủy chủ trương chuyển lực lượng xuống hoạt động ở phía Nam Hoà Bình và đường số 6, tranh thủ lúc địch còn sơ hở, tiêu diệt thêm sinh lực địch. Đại đoàn 312 được Bộ giao nhiệm vụ hoạt động từ khu vực Núi Chẹ trở lên, đánh địch từ Pheo đến Đồng Bến.


Ngày 8 tháng 1 năm 1952, địch bắt đầu rút khỏi khu vực sông Đà, Ba Vì và có nhiều biểu hiện muốn rút khỏi Hoà Bình. Tổng Quân ủy chủ trương tiếp tục tiêu diệt sinh lực địch, tích cực phá hoại và cắt đứt Đường số 6, mở rộng địch vận, chuẩn bị tiêu diệt một bộ phận sinh lực rút chạy. Thời gian này, Đại đoàn đã đánh nhiều trận nhỏ như: Đánh đồn Miếu, bắn kiềm chế Pheo và Bến Ngọc. Đây là vị trí địch mới chiếm đóng để yểm hộ lực lượng rút khỏi Hòa Bình. Địch ở đồn Miếu có 2 đại đội, chúng dùng gỗ, nứa chất ngổn ngang quanh đồn làm hàng rào khiến ta tiến rất chậm và mở đường khó, đánh nhiều bộc phá mà chưa phá hết rào. Pháo địch ở Pheo, Bến Ngọc, Hoà Bình bắn yểm hộ rất dữ dội. Tiểu đoàn 428 mới chiếm được nửa đồn, trời đã sáng. Ta bị thương vong nhiều, các đơn vị phối hợp không chặt chẽ nên phải rút để mang thương binh ra. Kết quả địch chết 150 tên. Lực lượng ta hy sinh 34 đồng chí, bị thương 64 và mất tích 2 đồng chí.


Chiều ngày 22 tháng 2, địch bắt đầu rút từ Phương Lâm sang thị xã. Đêm 22, chúng rút từ thị xã sang Bến Ngọc rồi rút từ Bến Ngọc đến Ao Trạch. Ta xuất kích chậm nên không đánh được địch.

Trong đợt 3 chiến dịch, nhiệm vụ đánh viện trên Đường số 6 (Ao Trạch - Đầm Huống), Đại đoàn không thực hiện được mà chỉ tiêu hao nhỏ; đánh viện từ Bến Ngọc đến Pheo diệt hơn 1 đại đội. Các đơn vị phát triển vào vùng địch hậu Sơn Tây diệt được 4 đồn, 1 đại đội và 1 trung đội địch.


Kết quả, từ ngày 25 tháng 11 năm 1951 (ngày Đại đoàn tiêu diệt gọn Tiểu đoàn Thái số 3 ở Thu Cúc - Lai Đồng) đến ngày 25 tháng 2 năm 1952, Đại đoàn 312 đã chiến đấu liên tục trong 3 tháng, đánh 7 trận lớn (1 trận vận động, 4 trận vận động phục kích, 2 trận công kiên), tiêu diệt 2.235 tên địch, bắt 320 tên; phá hủy 1 máy bay, 1 canô và 3 xe tăng, thu 50 xe đạp, 200 súng trường, 7 đại liên, 20 trung liên, 100 tiểu liên, 12 ôtô. Trong chiến đấu đã có 498 cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn anh dũng hy sinh và 1.034 đồng chí bị thương1 (Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 - Sư đoàn 312, Lịch sử Sư đoàn 312 (1950 - 2010), Sđd, tr. 114-115).


Qua chiến dịch, cán bộ Đại đoàn có thêm nhiều kinh nghiệm chỉ huy đánh công kiên, đánh vận động phục kích, xử trí các tình huống. Trình độ hiệp đồng tác chiến của các đơn vị trong Đại đoàn và các đơn vị bạn được nâng cao. Những biểu hiện sinh động "Đoàn kết - Anh dũng - Chiến thắng" được hình thành ngay từ trận đầu Đại đoàn ra quân, trải qua thử thách, qua các chiến dịch gian khổ và quyết thắng, đến Chiến dịch Hoà Bình càng được tôi luyện trở thành bản chất truyền thống của Đại đoàn 312.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #86 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2023, 07:33:21 am »

Những năm gần đây, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo vẫn là vấn đề nóng. Trong nước, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tăng cường hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước với âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, trực diện. Trước tình hình đó, Đảng ủy Sư đoàn 312 đã phát huy truyền thống vẻ vang "Đoàn kết - Anh dũng - Chiến thắng", vận dụng linh hoạt những bài học kinh nghiệm quý báu trong Chiến dịch Hòa Bình để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Sư đoàn vững mạnh toàn diện, mẫu mực, tiêu biểu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Cụ thể là:

Thứ nhất, chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên các cấp đối với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Đây vừa là nguyên tắc, vừa là giải pháp và nhân tố quyết định chất lượng huấn luyện. Các cơ quan, đơn vị trong Sư đoàn. Cấp ủy, người chỉ huy các đơn vị luôn quán triệt sâu sắc hơn nữa quan điểm, đường lối quân sự - quốc phòng của Đảng. Hằng năm, Đảng ủy, Chỉ huy Sư đoàn 312 xác định 3 khâu đột phá, trong đó có đột phá về huấn luyện: Nâng cao chất lượng huấn luyện đáp ứng yêu cầu tác chiến trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụ chiến đấu của Quân đội trong thời bình, triển khai và áp dụng mô hình "2 thực chất" là huấn luyện thực chất và kiểm tra, đánh giá kết quả thực chất.


Tích cực nghiên cứu phát triển lý luận nghệ thuật quân sự, đổi mới cách đánh phù hợp với sự phát triển của đối tượng tác chiến, trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao. Thường xuyên chỉ đạo cơ quan, đơn vị nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ huấn luyện đảm bảo khoa học, tập trung, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, không chồng chéo. Cùng với đó tăng cường kiểm tra, phúc tra thường xuyên với đột xuất.


Thứ hai, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp huấn luyện

Để đáp ứng yêu cầu tác chiến trong điều kiện chiến tranh hiện đại, Sư đoàn 312 tiếp tục bám sát phương châm huấn luyện: "Cơ bản, thiết thực, vững chắc". Trong đó, chú trọng tổng kết kinh nghiệm chiến đấu, cập nhật những nội dung mới về đường lối quân sự - quốc phòng, nghệ thuật quân sự, phát triển vũ khí, trang bị thế hệ mới, hiện đại... để bổ sung, hoàn thiện chương trình, nội dung huấn luyện. Kiên quyết loại bỏ những nội dung trùng lặp, không phù hợp với điều kiện tác chiến mới. Đặc biệt, Sư đoàn 312 đẩy mạnh huấn luyện theo tình huống, tạo chuyển biến về trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu theo hướng dẫn của Quân đoàn 1.


Tích cực đổi mới nội dung, chương trình, tổ chức và phương pháp huấn luyện cho các đối tượng theo hướng phát huy dân chủ, khơi dậy tính tự giác, chủ động, sáng tạo của người học; kết hợp chặt chẽ lý luận với thực hành, lấy thực hành làm chính; truyền thụ kinh nghiệm, truyền thống cho người học. Đồng thời, vận dụng linh hoạt các mối kết hợp trong huấn luyện, nhất là gắn xây dựng chính trị tư tưởng, ý chí chiến đấu với rèn luyện năng lực, tác phong chỉ huy, kỹ năng chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ; gắn kỹ thuật với chiến thuật; gắn lý luận với thực tiễn... Coi trọng huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ theo phân cấp bằng nhiều hình thức và phương pháp thích hợp để nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, nhất là năng lực thực hành huấn luyện. Huấn luyện phân đội được thực hiện theo phương pháp xoay vòng, xen kẽ các nội dung để tăng thời gian luyện tập, chia nhỏ tập nhiều, thực hiện sai đâu sửa đó. Kết hợp huấn luyện cơ bản với huấn luyện ứng dụng, huấn luyện theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.


Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý, chỉ đạo, điều hành huấn luyện

Trong tình hình hiện nay, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế quản lý, chỉ đạo, điều hành huấn luyện. Sư đoàn quan tâm kiện toàn và phát huy hơn nữa vai trò của cơ quan tham mưu cấp trung đoàn, sư đoàn trong việc tham mưu, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ huấn luyện. Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp huấn luyện gắn phân cấp với phân rõ trách nhiệm của cơ quan, chỉ huy các cấp; tăng cường sự phối hợp, hiệp đồng giữa cơ quan, đơn vị trong quản lý, chỉ đạo, điều hành huấn luyện. Cùng với đó, các đơn vị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thống tin vào quản lý, điều hành thực hành huấn luyện; đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp kiểm tra huấn luyện, thực hiện kiểm tra chỉ huy và cơ quan trước khi kiểm tra phân đội; tăng cường kiểm tra đột xuất, phúc tra kết quả huấn luyện nhằm đánh giá thực chất công tác huấn luyện của từng đơn vị, kịp thời rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục những hạn chế.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #87 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2023, 07:33:53 am »

Thứ tư, nâng cao chất lượng tập huấn, bồi dưỡng cán bộ và huấn luyện phân đội

Với quan điểm huấn luyện cán bộ là then chốt, huấn luyện phân đội là trọng điểm, trước hết, Sư đoàn tập trung làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng kiện toàn đội ngũ, nhất là cán bộ trực tiếp huấn luyện đủ về số lượng, có chất lượng toàn diện, bảo đảm đủ năng lực chỉ đạo, thực hành huấn luyện, khả năng tham mưu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành huấn luyện. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ các cấp những nội dung sát với cương vị, chức trách đảm nhiệm. Cụ thể là, đối với chỉ huy, sĩ quan các cấp, bồi dưỡng về chiến thuật binh chủng hợp thành, quân chủng, binh chủng, ngành; công tác tham mưu tác chiến, tham mưu huấn luyện; quy định an toàn và quản lý vũ khí, trang bị... Đối với hạ sĩ quan chỉ huy, huấn luyện về phương pháp điều hành luyện tập, sửa tập trong tiểu đội, khẩu đội...


Trong huấn luyện cán bộ, Sư đoàn 312 chỉ đạo thực hiện tốt phương châm "cấp trên dạy cấp dưới, chỉ huy dạy đơn vị". Theo đó, lựa chọn những cán bộ có nhiều kinh nghiệm và phương pháp huấn luyện thực hành tốt ở các đơn vị để thành lập tổ huấn luyện chuyên sâu. Với cách làm này, Sư đoàn không những nâng cao được chất lượng huấn luyện trong từng nội dung mà còn bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ các cấp. Cùng với đó, Sư đoàn 312 tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hành huấn luyện, thực hiện sai đâu sửa đó, dần khắc phục được những khâu yếu, mặt yếu. Hằng năm, Sư đoàn 312 duy trì nghiêm chế độ hội thi, hội thao huấn luyện, tạo động lực để cán bộ học tập, nghiên cứu, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực huấn luyện, tác phong chỉ huy...


Với cấp phân đội, Sư đoàn 312 tiến hành nghiêm túc quy trình huấn luyện từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ phân đoạn đến tổng hợp. Đế đáp ứng yêu cầu tác chiến mới trong điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh hiện đại, sử dụng vũ khí công nghệ cao, Sư đoàn 312 chú trọng huấn luyện cơ động, kết hợp với rèn luyện thể lực cho bộ đội. Kết thúc mỗi giai đoạn huấn luyện, Sư đoàn 312 đều chỉ đạo các đơn vị tổ chức diễn tập nghiêm túc chặt chẽ. Qua đó, không chỉ nâng cao năng lực tổ chức, chỉ huy của cán bộ, mà còn nâng cao trình độ mọi mặt, nhất là trình độ hiệp đồng chiến đấu giữa các phân đội. Trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của Sư đoàn không ngừng được nâng lên, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.


Thứ năm, nâng cao chất lượng diễn tập chiến thuật

Diễn tập là hình thức huấn luyện cao nhất, có ý nghĩa quan trọng trong rèn luyện, nâng cao năng lực chỉ huy của cán bộ chỉ huy các cấp, trình độ kỹ, chiến thuật và khả năng hiệp đồng chíên đấu của các bộ phận, trực tiếp góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của đơn vị.


Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn 312 đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức diễn tập ở các cấp và xác định đây là một trong nhưng khâu đột phá trong đổi mới, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện của Sư đoàn. Theo đó, cùng với chú trọng làm tốt công tác chuẩn bị diễn tập, cả về con người, vũ khí trang bị, cơ sở vật chất bảo đảm, Sư đoàn phải tích cực nghiên cứu, đổi mới nội dung, phương pháp diễn tạp; trong đó, chú trọng điều chỉnh, bổ sung nội dung bảo đảm sát với đối tượng, phương án, địa bàn, trong điều kiện địch sử dụng phổ biến vũ khí công nghệ cao; chỉ đạo thực hiện phương pháp "đạo theo diễn" trong một số giai đoạn diễn tập... Sư đoàn triển khai xây dựng đầu bài diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp, chỉ huy - cơ quan trên bản đồ và ngoai thực địa, nhất là ở địa hình mới và đa dạng hình thức chiến thuật, phù hợp với tổ chức biên chế, trang bị, sự phát triển của tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ và ý định tác chiến của Sư đoàn. Trong diễn tập vòng tổng hợp, các đơn vị gắn thực hiện nội dung chiến thuật với tổ chức hành quân cơ động đường dài từ 80 - 100km, qua các địa hình phức tạp và tổ chức vượt sông đảm bảo sát với thực tế chiến đấu để rèn luyện thể lực, sức bền của bộ đội.


Trước sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi Sư đoàn phải đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong hoạt động quân sự - quốc phòng, trong đó có hoạt động huấn luyện, diễn tập. Đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thống tin vào diễn tập trước hết là diễn tập chỉ huy, cơ quan với việc sử dụng các phần mềm ứng dụng phục vụ tác chiến, như: Bản đồ kỹ thuật số mô phông 3D, các phần mềm hỗ trợ công tác tham mưu tác chiến, tính toán các chuyên ngành. Thực hiện được vấn đề này sẽ tạo bước đột phá trong diễn tập, khắc phục được hạn chế về thao trường, địa bàn diễn tập, huấn luyện cho người chỉ huy, cơ quan kỹ năng cần thiết về chỉ huy, tham mưu tác chiến trong kỷ nguyên số. Sư đoàn tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ công nghệ thống tin cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ chủ trì, đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư của cấp trên cả về nhân viên chuyên môn, cơ sở hạ tầng, trang bị, phương tiện công nghệ thống tin hiện đại, đồng bộ.


Thứ sáu, làm tốt công tác bảo đảm huấn luyện

Thực tế cho thấy, muốn huấn luyện giỏi phải có thao trường tốt. Con người là quyết định nhưng vật chất bảo đảm, vũ khí trang bị, thao trường là những yếu tố rất quan trọng để huấn luyện đạt hiệu quả cao. Sư đoàn đóng quân phân tán trên địa bàn rộng quân số đông, nhiều đối tượng huấn luyện; kinh phí, cơ sở vật chất thao trường bãi tập so với yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu có nội dung còn hạn hẹp... Để giải quyết những khó khăn nêu trên, Sư đoàn đẩy mạnh phong trào thi đua "Phát huy sáng kiến cải tiến mô hình học cụ" và tổ chức hội thi ở các cấp đưa hàng trăm sáng kiến áp dụng vào huấn luyện đạt kết quả cao. Đồng thời bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực để cán bộ huấn luyện được theo phân cấp; tổ chức phát động thi đua "giờ học, ngày học thanh niên tự quản", "đôi bạn học tập", "đôi bạn cùng tiến", "tiểu đội huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm"... Cùng với đó, Sư đoàn còn tổ chức hàng trăm hội thi, hội thao theo phân cấp; tham gia tích cực hội thi: do Bộ Quốc phòng và Quân đoàn tổ chức.


Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Hòa Bình là dịp để Sư đoàn 312 ôn lại truyền thống chiến đấu của đơn vị về những ngày tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954); đồng thời, nhận thức sâu sắc hơn về những bài học kinh nghiệm đã làm nên thắng lợi của chiến dịch để tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, có hiệu quả vào quá trình huấn luyện sẵn sàng chiến đấu tại đơn vị.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #88 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2023, 07:35:08 am »

SƯ ĐOÀN 304 TRONG CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH

Đại tá TRỊNH CA
Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304, Quân đoàn 2


Đại đoàn 304 (nay là Sư đoàn 304) thành lập ngày 10 tháng 3 năm 1950 với lực lượng nòng cốt từ các trung đoàn 9, 57, 66 và 68 - những đơn vị chủ lực của Liên khu 3, Liên khu 4, con em của những địa phương giàu truyền thống cách mạng. Cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn đã được tôi luyện trong chiến đấu. Quá trình xây dựng và trưởng thành, Đại đoàn đã tham gia chiến đấu trên nhiều chiến trường ác liệt, cùng quân và dân các đơn vị, địa phương giành thắng lợi trong nhiều chiến dịch của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, góp phần vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc. Chiến dịch Hòa Bình là một trong những sự kiện như vậy.


Tháng 11 năm 1951, thực dân Pháp tập trung lực lượng lớn đánh chiếm Hoà Bình nhằm mục đích mở rộng khu vực chiếm đóng, tăng cường phòng ngự phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, ngăn chặn đường liên lạc vận chuyển của ta giữa Việt Bắc với Liên khu 3, Liên khu 4. Sau khi đánh chiếm khu vực chợ Bến, ngày 14 tháng 11 năm 1951, quân Pháp mở cuộc hành quân đánh chiếm thị xã Hòa Bình.


Trước những hành động của địch, sau khi nghiên cứu tình hình, ngày 15 tháng 11 năm 1951, Tổng Quân ủy họp mở rộng quyết định đề nghị Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đình chỉ mở chiến dịch ở Liên khu 3 và cho mở Chiến dịch Hoà Bình. Nhất trí với đề nghị trên, ngày 24 tháng 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 22 CT/TƯ về "Nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch". Trong chiến dịch này, Đại đoàn 304 được Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh giao nhiệm vụ đánh địch ở hướng thứ yếu trên mặt trận chính diện, phía Nam thị xã Hoà Bình, tiêu diệt các điểm cao và cắt đứt tuyến vận chuyển của địch trên Đường số 6, phối hợp với các đại đoàn 308, 312 hoạt động ở tuyến sông Đà và vùng thị xã Hoà Bình. Đảng ủy Đại đoàn nhận định: Ngoài tuyến vận chuyển trên sông Đà thì Đường số 6 là tuyến đường huyết mạch duy nhất của địch nối Hà Nội với Hòa Bình, địch sẽ giữ đoạn đường này bằng mọi giá, nhiệm vụ chiến dịch của Đại đoàn rất nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ, Đại đoàn ủy chủ trương: Tập trung Trung đoàn 66 và Trung đoàn 9 trên dọc tuyến đường số 6. Trung đoàn 66 đảm nhiệm từ Chuộm đến Dốc Động, chú trọng vùng từ Đầm Huống về Đông Bái. Trung đoàn 9 chặn viện, diệt quân địch tuần tiễu, tiến đánh quân địch càn quét từ Chợ Bờ đến Ngã ba Chăm. Trung đoàn 57 đánh địch trên Đường số 21 từ Chợ Bến đến Xuân Mai, bảo đảm cạnh sườn phía Nam của mặt trận.


Phương châm tác chiến được Đại đoàn quán triệt theo chỉ đạo của Bộ Tổng Tư lệnh là: Đánh điểm, diệt viện, tùy theo điều kiện có thể vây điểm, diệt viện giải quyết trận đánh ngay trong đêm, nếu phải kéo dài thì tiếp tục tiêu diệt địch vào ban ngày, chuẩn bị đánh viện đường bộ, đường thủy, cơ giới, nhảy dù và không bỏ cơ hội diệt viện, ban đêm dù đánh bằng hình thức nào cũng phải nắm vững quyết tâm: Đánh thắng trận đầu, đánh chắc thắng và thắng liên tiếp, góp phần giành toàn thắng cho chiến dịch.


Đúng thời gian quy định, sau khi hoàn thành mọi công tác chuẩn bị, Đại đoàn 304 chiếm lĩnh trận địa, bí mật, an toàn và sẵn sàng chờ lệnh.

Ngày 13 tháng 12 năm 1951, Tiểu đoàn 352 (Trung đoàn 9) có sự phối hợp của 1 trung đội địa phương Hoà Bình tổ chức trận phục kích ờ Giang Mỗ, đoạn từ Hoà Bình đi Chợ Bờ, cách thị xã Hoà Bình khoảng 10km. Trận địa phục kích được Tiểu đoàn bố trí trong phạm vi hơn 1km. 10 giờ 30 phút, đoàn xe chở 1 đại đội Âu - Phi lọt vào trận địa, Tiểu đoàn 352 dùng ĐKZ và đại liên bắn mạnh vào đoàn xe, tạo điều kiện cho các đại đội xung phong. Sau 30 phút chiến đấu, 5 xe GMC và xe tăng bị phá hủy, hơn 1 đại đội Âu - Phi bị tiêu diệt và bị bắt. Trong trận này, Tiểu đội trưởng Cù Chính Lan đã dũng cảm, mưu trí tiếp cận, dùng lựu đạn diệt xe tăng địch, mở đầu cách đánh xe tăng bằng lựu đạn của bộ đội ta.


Sau những trận đánh của Đại đoàn trên Đường số 6 và Đường số 21, địch nhận thấy con đường huyết mạch của chúng bị uy hiếp mạnh nên đã thay đổi chiến thuật tiếp viện. Việc vận chuyển tiếp tế phải đi từng đoàn lớn, có máy bay, xe tăng thiết giáp hộ tống và pháo binh dọn đường. Vì vậy, để tiêu diệt địch, ta phải tổ chức đánh vào các cứ điểm, diệt những chốt quan trọng, buộc chúng phải tăng viện để ta đánh. Lúc này, Đảng ủy Đại đoàn đề ra phương châm tiêu diệt địch là: "Đánh điểm, mở đường diệt viện, chuẩn bị đánh lớn".


Trung đoàn 57 và Trung đoàn 9 được lệnh tổ chức đánh một số cứ điểm dọc tuyến Đường số 6, Trung đoàn 66 sang phía Bắc phối hợp với đại đoàn bạn hoạt động ở phía Nam Ba Vì.

Sau một số trận đánh ban đầu, Đảng ủy Đại đoàn hội ý và đề ra một số nội dung cần thiết:

Một là, phải kịp thời rút kinh nghiệm sau các trận đánh, nhất là trận đánh cứ điểm trên đồi cao.

Hai là, công tác chính trị phải làm cho cán bộ, chiến sĩ quán triệt ý đồ và phương châm tác chiến trong đợt này của Đại đoàn, làm cho anh em tin là đánh được cứ điểm trên đồi cao và tìm ra cách đánh thích hợp nhất.

Ba là, phải bố trí những cán bộ có năng lực tăng cường cho công tác hậu cần, củng cố các đội điều trị, dân công, tìm mọi cách bảo đảm sức khỏe bộ đội để chiến đấu được dài ngày.

Bốn là, tập trung chỉ đạo Trung đoàn 57 tổ chức đánh tốt trận Đồi Mồi để rút kinh nghiệm chung.

Bước vào trận đánh cứ điểm Đồi Mồi, ta có thuận lợi cơ bản là khu vực tác chiến nằm trong đội hình của Đại đoàn theo kế hoạch thống nhất, có sự kết hợp chặt chẽ giữa bộ đội chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương trên toàn địa bàn nên buộc địch phải phân tán đối phó. Các đơn vị tham gia tác chiến trang bị tương đối hoàn chỉnh. Cán bộ chỉ huy có kinh nghiệm trong chiến đấu, kô cả đánh địch trong công sự và ngoài công sự. Địch tuy mạnh về pháo binh nhưng chúng có chỗ yếu là công sự sơ sài, tinh thần bạc nhược, ta có thể khắc phục bằng cách lợi dụng địa hình, bí mật, nhanh chóng áp sát, bất ngờ nổ súng.


Đúng 1 giờ sáng ngày 29 tháng 12 năm 1951, Tiểu đoàn 418, Trung đoàn 57 nổ súng, sơn pháo và cối của ta bắn trùm lên phía cửa mở xung kích, hình thành những mũi thọc sâu xung phong lên cứ điểm, đánh chiếm rùng lô cốt, cả đại đội Âu - Phi chiếm giữ cứ điểm Đồi Mồi bị tiêu diệt.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1704



« Trả lời #89 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2023, 07:35:47 am »

Ngày 31 tháng 12 năm 1951, Tiểu đoàn 400 (Trung đoàn 9) tiến công điểm cao Hàm Voi, tiêu diệt 1 trung đội Âu - Phi. Mất Đồi Mồi, Hàm Voi, hệ thống bảo vệ Đường số 6 của địch bị uy hiếp mạnh.

Theo sát tình hình, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Chiến dịch chủ trương: Chuyển mặt trận xuống phía Nam, lấy vùng Hòa Bình, Đường số 6 là hướng chính, vùng Chẹ, Đá Chông, Ba Vì là hướng phụ. Tiêu diệt sinh lực địch, cắt Đường số 6 và mở rộng vùng sau lưng địch ở hướng chính, tiêu hao, kiềm chế cắt đường tiếp tế trên sông Đà, mở rộng mặt trận sau lưng địch ở Đá Chông, Chẹ, Bắc Ba Vì nhằm tiếp tục tiêu diệt sinh lực địch, thu hút và kiềm chế đối phương ở Hòa Bình để các mặt trận phối hợp và địch hậu có điều kiện phát triển mạnh. Chuẩn bị sẵn sàng để đánh tiêu diệt khi địch rút quân. Nhiệm vụ cụ thể của Đại đoàn 304 (thiếu) phụ trách Nam Đường số 6 và phía Nam thị xã, trọng tâm là Nam Đường số 6.


Trước tình hình đó, Đại đoàn ủy - Bộ Tư lệnh Đại đoàn điều ngay Trung đoàn 66 đang ở Ba Vì và Trung đoàn 57 đang ở Đường số 21 về tập trung trên toàn tuyến Đường số 6. Đảng ủy Đại đoàn họp và nhận định: Sau thất bại trong đợt 1 chiến dịch của ta, quân địch đã thay đổi quy luật hoạt động. Các vị trí từ Bến Ngọc đến Xuân Mai, chúng bố trí từ 1 đại đội trở lên. Ở những vị trí chính như Đầm Huống, Gò Bùi, Đông Bái, địch đóng từ 2 đại đội và có xe tăng, pháo binh yểm trợ. Phương châm tác chiến của Đại đoàn lúc này vẫn là "đánh điểm, diệt viện" nhưng tùy theo tình hình cụ thể mà vận dụng cho phù hợp.


Chấp hành chủ trương trên, các đơn vị tranh thủ thời gian hoàn thành mọi công tác chuẩn bị cho cuộc chiến đấu đợt 2 của chiến dịch. Trong 17 ngày đợt 2 của chiến dịch, các đơn vị trong Đại đoàn đã tổ chức 10 trận đánh trên Đường số 6, diệt 7 đại đội Âu - Phi tinh nhuệ, phá hủy 26 xe cơ giới, phá hỏng 5 khẩu pháo 105mm, giáng đòn mạnh vào tuyến vận chuyển trên Đường số 6, làm chủ nhiều đoạn đường, chặn đường tiếp tế của địch cho Hòa Bình. Đại đoàn cùng với các đơn vị bạn tham gia chiến dịch đã đẩy địch vào tình thế bị động, lúng túng, rối loạn.


Ngày 25 tháng 2 năm 1952, Chiến dịch Hòa Bình kết thúc, âm mưu giành lại thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ của tướng Đờ Lát đờ Tátxinhi hoàn toàn bị thất bại. Từ thực tế chiến đấu của Đại đoàn trong Chiến dịch Hòa Bình, có thể rút ra một số nét đặc sắc trong chỉ đạo tác chiến như sau:


Một là, quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, đánh giá sát đúng tình hình, xác định quyết tâm và phương án tác chiến chính xác


Được giao nhiệm vụ tiến công địch ở hướng Nam Mặt trận Hoà Bình, Đại đoàn phải tiêu diệt các điểm cao và cắt đứt tuyến vận chuyển của địch trên Đường số 6, phối hợp với hướng Bắc do các đại đoàn 308, 312 hoạt động ở tuyến Sông Đà và vùng thị xã Hoà Bình. Hầu hết các cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ của Đại đoàn cơ bản đã được tôi luyện và trưởng thành trong khói lửa ác liệt của các chiến trường, với ý chí chiến đấu và quyết tâm cao giành thắng lợi trong chiến dịch.


Nhận định về địch ở trận phục kích Cầu Dụ đến Hang Đá trên Đường số 6, ta xác định: Địch tuy tiến công ồ ạt nhưng vừa mới đến nên còn nhiều sơ hở, ta chọn được quãng đường có địa hình hiểm trở phục kích, nhất định đánh thắng. Ngày 2 tháng 12 năm 1951, Trung đoàn 66 tổ chức phục kích đoạn đường giữa cứ điểm Pheo và Đồng Bến, cách thị xã Hoà Bình 15km về phía Đông Bắc, giấu quân cách Đường số 6 khoảng 500m và chỉ bố trí một bộ phận trinh sát bám đường để phát hiện địch. 11 giờ 45 phút, 30 chiếc xe ôtô của địch phủ kín bạt từ phía Xuân Mai đi lên, cùng lúc đó 4 ôtô chở binh lính từ thị xã Hoà Bình xuống đón đoàn xe tiếp tế cũng tới Cầu Dụ. Khi đoàn xe địch lọt vào trận địa phục kích, quân ta đồng loạt nổ súng. Sau đòn đánh phủ đầu, bộ binh ta từ hai bên đường đánh thẳng vào đoàn xe ôtô trên cả trận địa phục kích dài hơn 2km. Địch bị tiêu diệt phần lớn, số còn lại bỏ chạy vào rừng hoặc chui vào gầm xe ôtô trốn. Chỉ trong vòng 20 phút, Trung đoàn 66 đã bắn cháy và phá hủy 34 xe, tiêu diệt 11 tên (trong đó có 2 tên quan hai), bắt 19 tên, thu 15 khẩu súng trường, 7 khẩu súng đại liên, 2 khẩu súng ngắn và nhiều quân trang, đạn dược. Nói về thắng lợi trận đầu ra quân của Đại đoàn, địch cũng phải thừa nhận: Ngày 2 tháng 12 năm 1951, một đoàn xe rơi vào ổ phục kích mạnh vùng Đồng Bến, ít nhất 20 xe bị đốt cháy và hư hại.


Sau trận phục kích Cầu Dụ - Hang Đá, Bộ Tư lệnh Đại đoàn tổ chức rút kinh nghiệm. Cán bộ từ cấp tiểu đoàn trở lên được triệu tập tại Trung đoàn 66. Hội nghị đã phân tích những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và nhất trí kết luận: Thắng lợi của trận Cầu Dụ - Hang Đá là kết quả của công tác chọn và xây dựng trận địa phục kích thích hợp, là kết quả việc giữ bí mặt trận địa, tổ chức bám sát địch và nổ súng đúng thời cơ. Khi nổ súng, các tổ xuất kích nhanh chóng, hình thành nhiều mũi xung phong chia cắt quân địch, chặn đầu và khoá đuôi tốt, diệt gọn quân địch.


Dù vậy, ta cũng gặp nhiều khó khăn: Địch đã chiếm các điểm cao có lợi, chiến trường của ta mới lạ, lượng công tác chuẩn bị lớn, thời gian gấp, chưa có kinh nghiệm tổ chức trận đánh cứ điểm trên đồi cao, một số cán bộ mới được đề bạt, trình độ tổ chức chỉ huy so với yêu cầu còn hạn chế. Khó khăn lớn nhất lúc này là phải khắc phục sự do dự, thiếu quyết tâm của cán bộ tiểu đoàn ảnh hưởng đến quyết tâm của các đại đội. Do yêu cầu nhiệm vụ đánh cứ điểm Đồi Mồi, để từng bước khắc phục khó khăn, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm chắc thắng, Đại đoàn ủy cử đồng chí Tham mưu trưởng Trung đoàn và đồng chí Trung đoàn phó Trung đoàn 57 đi cùng Tiểu đoàn 418 chuẩn bị lại chiến trường, xây dựng kế hoạch và giải quyết những vướng mắc trên thực tế. Mọi công tác chuẩn bị chiến đấu được tiến hành tỷ mỷ, chu đáo, khí thế bộ đội nâng lên rõ rệt, ai cũng tin tưởng đánh thắng, nô nức lập công.


Bên cạnh đó, cơ quan, đơn vị tập trung quán triệt giao nhiệm vụ đến từng cấp, tổ chức nghiên cứu nắm chắc tình hình các mặt (địch, ta, địa hình) bằng các phương tiện, biện pháp để kịp thời xác định quyết tâm chiến đấu; mặt khác khẩn trương hoàn thành kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị, công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật trong chiến đấu. Đại đoàn 304 đã sử dụng lực lượng phục kích, đánh thẳng vào đội hình cơ động của địch, kết hợp với lực lượng chặn đầu khóa đuôi chặt chẽ.


Như vậy, với những nhận định đánh giá đúng về địch, thấy được hướng thuận lợi cơ bản của đơn vị và việc nắm chắc những vấn đề cơ bản tình hình trong khu vực tác chiến... thực sự là cơ sở vững chắc để Đại đoàn hạ quyết tâm chính xác, bảo đảm chắc thắng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM