Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:14:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Liên Xô ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến 1945-1975  (Đọc 2301 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #40 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2023, 08:25:53 am »

3. Góp phần tăng cường tiềm lực quân sự, củng cố quốc phòng của Việt Nam

Liên Xô - nước có nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh, ngoài vũ khí thông thường, đã viện trợ cho Việt Nam những vũ khí hiện đại như máy bay, xe tăng, xe bọc thép, tên lửa, pháo phòng không, pháo binh... Nhờ sự viện trợ to lớn, toàn diện của Liên Xô, Quân đội nhân dân Việt Nam có bước phát triển toàn diện:

Trong 5 năm xây dựng (1955 - 1960), Quân đội nhân dân Việt Nam đã phát triển các thành phần binh chủng. Từ chỗ đơn thuần là bộ binh, các binh chủng kỹ thuật đã chiếm 49% tổng số quân. Giờ đây, Quân đội nhân dân Việt Nam đã "chuyển từ một quân đội phân tán trên khắp các chiến trường Đông Dương (trừ một số đơn vị đã tập trung trong kháng chiến) tổ chức thành một quân đội tương đối có nền nếp, quy củ, tổ chức thành những đơn vị lớn, gồm nhiều binh chủng"1 (Bộ Tổng Tham mưu, Báo cáo kiểm điểm 5 năm xây dựng quân đội củng cố quốc phòng, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, 1960, tr. 34).


Tháng 10 năm 1962, lực lượng phòng không và không quân được hợp nhất lại và tổ chức thành Quân chủng Phòng không - Không quân, biên chế 12 trung đoàn, 17 tiểu đoàn; mạng lưới rađa cảnh giới phòng không được triển khai rộng khắp, hệ thống sân bay được đầu tư nâng cấp, phục hồi và xây dựng mới... Đến năm 1963 quân đội Việt Nam đã có ba quân chủng: Lục quân Phòng không - Không quân và Hải quân. Đến cuối năm 1965, khối bộ đội chủ lực trên miền Bắc tăng từ 195.000 lên 400.000 quân, các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần các cấp trong toàn quân cũng được chấn chỉnh, sắp xếp theo biên chế mới nhằm nâng cao hiệu lực lãnh đạo, chỉ huy. Một số quân chủng, binh chủng mới lần lượt ra đời, các quân chủng, binh chủng cũng tăng gấp ba lần so với một năm trước đó. Từ chỗ bộ binh chiếm ưu thế tuyệt đối về số lượng, đến năm 1960, cơ cấu, biên chế quân đội được điều chỉnh căn bản. Tỷ lệ giữa bộ binh và các binh chủng kỹ thuật xấp xỉ nhau: 51/49%. Riêng Quân chủng Phòng không - Không quân, những tháng năm ấy, đã phát triển vượt bậc - không chỉ có pháo phòng không mà còn có các binh chủng tên lửa đất đối không, rađa cảnh giới, không quân tiêm kích. Nếu năm 1964, lực lượng phòng không miền Bắc chỉ có 15 trung đoàn và 14 tiểu đoàn pháo cao xạ, một trung đoàn không quân tiêm kích, hai trung đoàn rađa, thì từ năm 1965 đến năm 1967, con số đó tăng lên 33 trung đoàn và 66 tiểu đoàn cao xạ, 10 trung đoàn tên lửa đất đối không, hai trung đoàn không quân tiêm kích, bốn trung đoàn và một tiểu đoàn rađa. Riêng đến năm 1966 đã xây dựng được 17 tiểu đoàn pháo binh, sử dụng một số phân đội xe tăng làm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển, hàng chục đại đội pháo binh địa phương, hàng trăm trung đội pháo binh của dân quân, tự vệ.


Quân đội nhân dân Việt Nam tranh thủ sự viện trợ của Liên Xô để xây dựng lực lượng phòng không, không quân, đặc biệt là tập trung xây dựng, huấn luyện các trung đoàn không quân tiêm kích và tên lửa hiệp đồng tác chiến. Đầu năm 1965, được sự giúp đỡ của Liên Xô, Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng mới các đơn vị tên lửa phòng không, không quân chiến đấu và các tiểu đoàn phóng lôi của hải quân. Trong bốn năm (1965 - 1968), tổng lực lượng phát triển rất lớn, đặc biệt là lực lượng phòng không: Nếu như năm 1965, lực lượng phòng không có 25.725 người1 (Gồm 35 trung đoàn, 12 tiểu đoàn, sáu đại đội và năm sân bay) thì đến cuối năm 1968 đã có 63.260 người2 (Gồm tám sư đoàn, 24 tiểu đoàn và 11 sân bay). Cuối năm 1972, với vũ khí, khí tài viện trợ của Liên Xô và nỗ lực của toàn quân, toàn dân, năm trung đoàn pháo phòng không được tổ chức thêm, đưa tổng số các đơn vị phòng không lên 33 trung đoàn3 (27 trung đoàn trực thuộc quân chủng, sáu trung đoàn trực thuộc các quân khu và Đoàn 559); tổ chức thêm một trung đoàn tên lửa, đưa tổng số đơn vị tên lửa lên 12 trung đoàn; tổ chức thêm một trung đoàn máy bay tiêm kích, nâng tổng số đơn vị máy bay tiêm kích lên năm trung đoàn vào cuối năm 1972; đồng thời, nâng tổng số quân chủ lực trên cả hai miền từ 80,8 vạn cuối năm 1968 lên 92,7 vạn năm 1972. Đến năm 1972, số trung đoàn, tiểu đoàn pháo phòng không của bộ đội chủ lực tăng gấp từ 5 lần đến 7 lần so với năm 1965. Bên cạnh bộ đội phòng không chủ lực, lực lượng phòng không của bộ đội địa phương cũng phát triển với tốc độ nhanh, được tổ chức thành nhiều tiểu đoàn, nhiều đại đội pháo phòng không 12,7mm, 14,5mm, 37mm, 100mm; dân quân tự vệ hình thành hàng nghìn đơn vị trực chiến, tham gia phối hợp chiến đấu với bộ đội.


Cùng với lực lượng phòng không, lực lượng phòng thủ biển cũng có bước phát triển mạnh mẽ, bao gồm các đơn vị pháo binh bờ đối biển của chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ. Trong 10 năm (1954 - 1964), số cán bộ quân đội được Liên Xô giúp đỡ đào tạo đã tăng đáng kể. Từ ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đây là thời kỳ cán bộ quân đội được đào tạo tại nước ngoài đông nhất, đa dạng nhất về chuyên môn.


Với tiềm lực quốc phòng được tăng cường mạnh mẽ, trong hai lần chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân Mỹ, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 4.100 máy bay tiêm kích, cường kích các loại hiện đại vào bậc nhất thời bấy giờ, kể cả pháo đài bay chiến lược B-52; bắn chìm, bắn cháy hàng trăm tàu chiến các loại. Tài liệu mật Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận: Trong chiến dịch đánh phá bằng không quân vào các khu vực được bảo vệ dày đặc ở miền Bắc Việt Nam, cứ mối lần xuất kích, Mỹ mất một phi công. Báo Mỹ Người hướng dẫn khoa học Đạo Thiên chúa số ra ngày 22 tháng 7 năm 1967 xác nhận rằng: Trong khi đánh nhau với pháo bờ biển miền Bắc Việt Nam, các tàu chiến Mỹ đã gặp phải sự chống trả ngày càng có hiệu lực. Các tàu khu trục và tuần dương phải chạy nhanh qua vùng nguy hiểm để bắn vào mục tiêu trên bờ. Những nỗ lực chặn, cắt luồng tiếp tế từ ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam của không quân và hải quân Mỹ, cũng không mang lại hiệu quả như phía Mỹ trông đợi. Với tổn thất nặng nề, ý chí và nỗ lực chiến tranh của chính quyền Mỹ bị suy giảm nghiêm trọng.


Về vũ khí, khí tài, tới cuối năm 1960, tổng số lượng vũ khí và trang bị của lực lượng vũ trang miền Bắc đã tăng lên đáng kể, còn từ năm 1960 đến năm 1965, số lượng nhiều loại trang bị, khí tài mới tăng lên gấp rưỡi, gấp đôi1 (Quân ủy Trung Ương, Báo cáo kiểm điểm thực hiện kế hoạch 5 năm (1961 - 1965) về công tác bảo đảm vật chất kỹ thuật, xây dựng hậu phương quân đội, Tlđd. tr.73, 74). Báo cáo của Quân ủy Trung ương cho biết cụ thể: Vũ khí nhẹ tăng 140%, pháo tăng 205%, cao xạ tăng 247%, rađa tăng 200%, máy chỉ huy tăng 3%, đạn tăng 227%, xe hơi tăng 122%, máy kéo xe xích tăng 150%. Nhờ những trang bị vũ khí, khí tài hiện đại, đáp ứng tốt về số lượng, trang bị, hỏa lực của quân đội được tăng cường, nhất là pháo binh (thậm chí tương đối mạnh), khả năng cơ động tăng lên cùng với sức đột kích (xe tăng). Trang bị kỹ thuật của quân đội Việt Nam vào thời điểm đó "so với các quân đội hiện đại các nước công nghiệp tiên tiến thì còn ở mức thấp, nhưng so với tình hình trang bị trước đây thì đó là sự biến đổi to lớn. Một sự biến đổi về số lượng và chất lượng"2 (Quân ủy Trung Ương, Báo cáo kiểm điểm thực hiện kế hoạch 5 năm (1961 - 1965) về công tác bảo đảm vật chất kỹ thuật, xây dựng hậu phương quân đội, Tlđd. tr.73, 74).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #41 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2023, 09:15:34 am »

Với sự giúp đỡ về vốn, khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm, sự hướng dẫn của các chuyên gia kỹ thuật Liên Xô, công nghiệp quốc phòng Việt Nam có bước phát triển rõ rệt. Các cơ sở sửa chữa, sản xuất nhỏ được tập trung xây dựng thành những nhà máy quân giói có quy mô lớn hơn. Nhiều phân xưởng được mở rộng, trang bị thêm, trở thành nhà máy độc lập chuyên sản xuất, sửa chữa một số loại vũ khí, khí tài, phương tiện. Việc xây dựng các cơ sở bảo dưõng, sửa chữa, phục hồi các trang thiết bị được nhanh chóng xúc tiến. Năm 1970, đã sửa chữa phục hồi được từ 40 đến 50% vũ khí, khí tài và từ 50 đến 60% ô tô, sửa chữa lớn được đại bộ phận các trang thiết bị kỹ thuật của quân đội trừ động cơ máy bay, động cơ xe tăng, xe xích cỡ trung và những động cơ tàu thủy có công suất cao. Ngành quân giới phát triển thêm bốn nhà máy mới, sản xuất súng chống tăng B-40, B-41, sản xuất ngòi đạn, thuốc phóng, linh kiện điện tử; mở rộng các phân xưởng thành năm nhà máy độc lập chuyên đúc và nhồi đạn cối 60mm, cối 82mm. Từ năm 1964 có ba nhà máy, đến năm 1972 có 13 nhà máy thuộc Tổng cục Hậu cần. Ngành quân nhu xây dựng nhà máy sản xuất lương khô và thực phẩm tổng hợp để phục vụ chiến đấu và hành quân vào chiến trường. Ngành vật tư tổ chức những cơ sở sản xuất ôxi, nitơ, bao bì, chất dẻo để phục vụ cho sản xuất quốc phòng. Nhìn chung, trong giai đoạn này, công nghiệp quốc phòng, một mặt, vẫn tiếp tục phát triển thêm nhiều cơ sở sản xuất vũ khí, khí tài trang bị; mặt khác, đã bước đầu chuyển sang sản xuất tương đối mạnh, đi vào sản xuất cơ khí, hoá chất, điện tử.


Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, không thể không nói đến vai trò to lớn của chuyên gia quân sự Liên Xô đối với việc nâng cao khả năng chiến đấu, tiềm lực quốc phòng cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Các chuyên gia quân sự Liên Xô đã sát cánh hướng dẫn, huấn luyện các chiến sĩ Việt Nam nắm vững kỹ thuật, sử dụng thành thạo các loại vũ khí, khí tài hiện đại. Trong một thời gian ngắn, Liên Xô đã đào tạo cho Việt Nam một lực lượng lớn cán bộ, bộ đội kỹ thuật, tên lửa, phi công..., góp phần xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân Việt Nam hiện đại, tiên tiến, đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ.


Về công tác huấn luyện, đào tạo, chuyên gia Liên Xô giúp nghiên cứu và biên soạn các tài liệu huấn luyện trung đoàn tiến công, phòng ngự trên địa hình thông thường, rừng núi, vượt sông, công tác bảo đảm công trình; nghiên cứu và biên soạn tài liệu về sư đoàn tiến công và phòng ngự trên địa hình thông thường. Chuyên gia quân sự Liên Xô giúp đỡ Quân đội nhân dân Việt Nam cải tiến các đài trinh sát, hiện đại hóa các bộ khí tài tên lửa phòng không, mở rộng đáng kể các tính năng chiến đấu của tên lửa, mở rộng tầm tiêu diệt và khả năng đối phó với các máy bay có sử dụng biện pháp cơ động tránh tên lửa. Từ năm 1965 đến năm 1972, "hệ thống rađa của SA-75 (SAM-2) đã được cải tiến bốn lần với 40 nội dung kỹ thuật để bắt kịp cuộc chiến tranh điện tử của không quân Mỹ"1 (Bách khoa trí thức quốc phòng toàn dàn, Sđd, tr.4). Những cải tiến kỹ thuật nêu trên đảm bảo cho Bộ đội Phòng không Việt Nam đạt hiệu quả cao trong chiến đấu, khiến quân Mỹ bị tổn thất một máy bay/60 lần chiếc xuất kích (trong chiến tranh Triều Tiên không quân Mỹ bị tổn thất một máy bay/750 lần chiếc xuất kích), "chấm dứt sự thống trị của B-52, F-111, F-105... trên bầu trời và những cuộc ném bom không bị trừng phạt xuống các cơ sở của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa".


Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc giai đoạn 1965 - 1968 và năm 1972, các đơn vị tên lửa SAM-2 của Quân đội nhân dân Việt Nam đã "đánh 3.542 trận, trong đó có 588 trận đánh ban đêm; tiêu thụ 5.885 quả đạn; bắn rơi 788 máy bay của không lực Hoa Kỳ, 366 chiếc rơi tại chỗ; trong đó có 43 máy bay B-52; bình quân 7,1 quả đạn diệt được một máy bay, bảo đảm an toàn trong sử dụng và nâng cao độ chính xác khi chiến đấu"1 (Nghiêm Đình Tích (Chủ biên), Lịch sử Bộ đội Tên lửa phòng không (1965- 2005), Sđd, tr. 575-576). Với tiềm lực quốc phòng được tăng cường đáng kể, trong hai lần chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân Mỹ, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 4.100 máy bay tiêm kích, cường kích các loại hiện đại vào bậc nhất thời bấy giờ, kể cả pháo đài bay chiến lược B-52. Như vậy, khối lượng vật chất mà Liên Xô dành cho trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã được quân và dân Việt Nam sử dụng hiệu quả trong các hoạt động tác chiến trên chiến trường, tạo cho cuộc kháng chiến một sức mạnh đủ để hạn chế một phần sức mạnh của đế quốc Mỹ, bảo đảm cho nhân dân Việt Nam đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn của đối phương.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #42 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2023, 09:17:09 am »

4. Góp phần nâng cao uy tín, vị thế, sức manh của Liên Xô trên trường quốc tế

Việt Nam có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, là chiếc bao lớn nhô ra Thái Bình Dương, điểm giao hội của các đường giao thông quốc tế trên biển, lại có tài nguyên phong phú nên Việt Nam trở thành tiêu điểm chú ý và xâm lược của nhiều nước đế quốc. Từ năm 1945 đến năm 1975, Việt Nam đã phải trải qua hai cuộc kháng chiến, đối đầu với hai đế quốc sừng sỏ trên thế giới.


Trong khi đó, sau khi chiến tranh thế giới thứ hai - cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại kết thúc với thắng lợi gần như tuyệt đối của Liên Xô thì cũng là lúc nảy sinh những yếu tố của cuộc đối đầu mới giữa phương Tây và phương Đông, giữa Liên Xô và đế quốc Mỹ.


Trong cục diện đối đầu Đông - Tây, giúp đỡ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống lại những thế lực đế quốc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của từng nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Liên Xô. Giúp đỡ Việt Nam chống đế quốc Mỹ thắng lợi cũng là góp phần củng cố vững chắc hệ thống xã hội chủ nghĩa với tư cách là một thực thể chính trị độc lập, quan trọng, chi phối thế giới mà Liên Xô là trụ cột, là người đứng đầu. Ủng hộ Việt Nam kháng chiến, bảo vệ độc lập chủ quyền trước sự xâm lược của một đế quốc lớn cũng đồng thời tăng cường an ninh của từng quốc gia chung ý thức hệ, bảo vệ uy tín của hệ thống xã hội chủ nghĩa và của Liên Xô - quốc gia có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống đó. Đó cũng là cách thức truyền tải thông điệp về đoàn kết quốc tế, về sức mạnh hệ tư tưởng của các nước xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đối đầu giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Vì thế, giúp đỡ Việt Nam chống lại những thế lực phản tiến bộ cũng là một trong những cách thức bảo vệ an ninh chung, đóng góp cho sự phát triển của tiến bộ xã hội và hòa bình thế giới. Trên ý nghĩa đó, Liên Xô đã tích cực, ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam từ vật chất tới tinh thần. Liên Xô cảnh báo: "Đừng ai có ảo tưởng rằng cuộc xâm lược chống nhân dân Việt Nam sẽ có thể không bị trừng trị"1 (Nguyễn Phúc Luân, Ngoại giao hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự do (1954 - 1975), Sđd, tr.207); "Chính phủ Liên Xô cảnh cáo giới cầm quyền Mỹ về những âm mưu xâm phạm chủ quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa anh em"2 (Báo Sự thật, ngày 9 tháng 1 năm 1965). Sự ủng hộ, giúp đỡ đó góp phần đáng kể nâng cao vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế cũng như trong nội bộ khối các nước xã hội chủ nghĩa.


Thời kỳ chiến tranh lạnh, nổi lên mâu thuẫn trong quan hệ Xô - Mỹ. Hai nước này cạnh tranh quyền lực, cạnh tranh để mở rộng vùng ảnh hưởng, để có thể đứng vào vị trí số 1 trên thế giới. Trong hai cuộc chiến tranh mà Việt Nam phải trải qua 30 năm (1945 - 1975), đế quốc Mỹ từ chỗ can dự đến tham dự trực tiếp. Thắng lợi các cuộc kháng chiến mà Việt Nam tiến hành có tác dụng ngăn chặn sự mở rộng vùng ảnh hưởng của đế quốc Mỹ; đồng thời, làm suy yếu đế quốc Mỹ. Do đó, Liên Xô giúp Việt Nam chống đế quốc Mỹ vì nghĩa vụ với đồng minh, vì sự gắn bó ý thức hệ, vì tình cảm của nhân dân Liên Xô đối với Việt Nam, song còn vì Việt Nam kiềm chế, làm cho đế quốc Mỹ suy yếu, sa lầy có lợi cho Liên Xô, tạo điều kiện để Liên Xô cân bằng thế chiến lược với đế quốc Mỹ. Trong không khí chiến tranh lạnh bao trùm toàn cầu, đằng sau các cuộc xung đột và chiến lược "chiến tranh cục bộ" đang hoặc sẽ xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới có bóng dáng tham dự và vũ khí của các cường quốc, thì việc nắm bắt các bí mật vũ khí, khí tài của đối phương trở thành yêu cầu cấp thiết. Do vậy, gửi chuyên gia quân sự sang Việt Nam, các nhà lãnh đạo Liên Xô không chỉ lưu tâm tới các lợi ích chính trị, tư tưởng, mà còn lưu tâm tới các cơ hội thu thập thông tin vũ khí mới nhất của đế quốc Mỹ, thông qua việc nghiên cứu chiến lợi phẩm1 (Chiến thắng không dễ dàng, Tlđd). Đầu năm 1965, Tổng cục 10, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Liên Xô thành lập nhóm chuyên gia quân sự thu nhặt, nghiên cứu chiến lợi phẩm của đế quốc Mỹ, gồm các chuyên viên cao cấp, các nhà khoa học đầu ngành của các học viện quân sự, Viện Nghiên cứu khoa học Bộ Quốc phòng, các chuyên gia - cán bộ thiết kế ngành công nghiệp quốc phòng, chuyên gia điện tử, thiết bị dẫn đường, thông tin liên lạc... Ngày 24 tháng 8 năm 1965, trong cuộc hội đàm với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Phó Tổng Tham mưu trưởng Trần Sâm, Đại sứ Liên Xô I. S. Sécbacốp và chuyên viên quân sự Đại sứ quán Liên Xô tại Việt Nam Ivanốp đề nghị Việt Nam hợp tác nghiên cứu tính năng kỹ thuật, chiến thuật, cách chế tạo và phương pháp sử dụng những loại vũ khí, trang bị quân sự của đế quốc Mỹ đã và đang sử dụng ở Việt Nam. Đại sứ I. S. Sécbacốp phát biểu: "Việc hợp tác này rất quan trọng, nó đảm bảo lợi ích chung của chúng ta trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ"1 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, Hồ sơ số 402). Đại sứ I. S. Sécbacốp đề nghị Việt Nam gửi đến Phòng Chuyên viên quân sự Đại sứ quán Liên Xô một nhóm khoảng 10 cán bộ, có từ 3 đến 4 phiên dịch để cùng tham gia nghiên cứu; Liên Xô chịu mọi phí tổn cho nhóm trong việc đi lại, nghiên cứu, thu thập và gửi về Liên Xô những hiện vật vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự Mỹ2 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, Hồ sơ số 402). Tháng 10 năm 1965, Đoàn chuyên gia khoa học quân sự đã sang đến Việt Nam và lập tức bắt tay nghiên cứu các loại vũ khí, khí tài mà Mỹ sử dụng trên chiến trường Việt Nam thông qua việc thu thập các chiến lợi phẩm như đạn, mìn chưa nổ, phế liệu của các máy bay Mỹ bị bắn rơi... (trong chiến tranh Việt Nam, những chiến lợi phẩm đó có tới trên 4.000 loại), nghiên cứu chiến thuật quân sự mà quân đội Mỹ áp dụng tại Việt Nam, kiểm tra những trường hợp vũ khí của Liên Xô không hoạt động tốt và gửi những kết luận với những mẫu hữu ích nhất về Mátxcơva.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #43 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2023, 09:18:06 am »

Để hoàn thành nhiệm vụ, Đoàn chuyên gia tới hiện trường, làm việc trong hoàn cảnh không có thùng xe bọc thép, không có thiết bị chuyên dụng, lúc nào cũng có thể mạo hiểm cuộc sống với những dụng cụ lao động hết sức đơn sơ như dao, dũa, búa tay và tuốcnơvít... Bất chấp mọi hiểm nguy, khó khăn, từ tháng 5 năm 1965 đến tháng 1 năm 1967, "nhóm chuyên gia lượm lặt, lựa chọn và gửi về Liên Xô hơn 700 chủng loại thiết bị quân sự và vũ khí Mỹ"1 (Chiến thắng không dễ dàng, Tlđd, tr. 56, 97). Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, các chuyên gia quân sự Liên Xô biên soạn những tài liệu quân sự giá trị, đưa ra những đề xuất điều chỉnh các loại vũ khí của Liên Xô có tính năng phù hợp hoặc vượt trội chống lại trang thiết bị quân sự của đế quốc Mỹ, cho phép "giảm đáng kể chi phí và thời gian nghiên cứu sản xuất những vũ khí tương tự, thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng Xôviết phát triển nhanh chóng"2 (Chiến tranh Việt Nam là thế đó, Sđd, tr.414). Những năm 1965 - 1974, Liên Xô đã gửi sang Việt Nam tất cả "40 chuyên gia quân sự cao cấp các ngành công nghiệp quốc phòng"3 (Chiến thắng không dễ dàng, Tlđd, tr. 56, 97) cho mục đích trên, về phía Việt Nam, ngoài việc tích cực giúp đỡ nhóm chuyên gia thu thập mẫu vật chiến lợi phẩm, tháng 8 năm 1965, Bộ Quốc phòng Việt Nam gửi tặng Bộ Quốc phòng Liên Xô một số hiện vật của các loại máy bay Mỹ bị bắn rơi tại Việt Nam (20 bộ phận của máy bay F-4, 83 bộ phận của máy bay F-105D, một bộ phận của máy bay AD-6, 30 bộ phận của máy bay không người lái BQM-34A, các loại vũ khí trên máy bay và trang bị của phi công - 37 thứ)1 (Tại liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phóng Cục Tác chiến, Hồ sơ số 2931). Tháng 4 năm 1971, Bộ Quốc phòng Việt Nam chuyển tặng Bộ Quốc phòng Liên Xô chiếc máy bay không người lái của đế quốc Mỹ bị bắn rơi ở Hải Phòng2 (Theo chuyên gia quân sự Liên Xô Đại tá V. Cunhétxốp, tháng 11 năm 1975, sau khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, Việt Nam tặng Liên Xô một máy bay chiến lợi phẩm F-5 thu được của đế quốc Mỹ cùng với nhiều thiết bị mặt đất, một chiếc máy CH-47 "Chinook" và một chiếc UH-1 "Iroquois" và một số thiết bị, tài liệu hướng dẫn khác) và hứa gửi tiếp một số vũ khí thu được ở đường 93 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ số 1470).


Sự giúp đỡ của Liên Xô cho Việt Nam còn góp phần nâng cao ảnh hưởng, vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế, đề cao vị thế trong phong trào cách mạng thế giới, tranh thủ các nước đang đấu tranh giải phóng dân tộc. Đáp lại sự giúp đỡ của Liên Xô, Việt Nam tích cực ủng hộ Liên Xô trên trường quốc tế, tuyên truyền về đất nước, con người Xôviết. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên viết bài, trả lời phỏng vấn báo, đài Liên Xô, nhất là nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn của Liên Xô. Phối hợp với Liên Xô, Việt Nam kịp thời ra các tuyên bố ủng hộ quan điểm của Liên Xô về những vấn đề quốc tế: Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam ngày 6 tháng 11 năm 1956 ủng hộ Bản Tuyên bố của Chính phủ Liên Xô về những nguyên tắc phát triển, tăng cường tình hữu nghị và sự hợp tác giữa Liên Xô với các nước xã hội chủ nghĩa; Tuyên bố ngày 17 tháng 12 năm 1957 nhân Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô gửi thông điệp cho Mỹ, Anh, Pháp, Tây Đức... về khoá họp của Hội đồng khối Bắc Đại Tây Dương; Tuyên bố ngày 2 tháng 4 năm 1958 về việc thử vũ khí khinh khí và nguyên tử của Liên Xô... Việt Nam tích cực ủng hộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, ủng hộ đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Liên Xô. Khi xảy ra sự kiện Tiệp Khắc (tháng 8-1968), Chính phủ Việt Nam phát biểu ủng hộ Liên Xô - cử chỉ này của Việt Nam lập tức được Liên Xô đánh giá cao. Trong thông báo về tình hình Tiệp Khắc cho Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Liên Xô tuyên bố: "Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô cho rằng trong giờ phút nghiêm trọng đối với toàn thể cộng đồng xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế, Đảng Lao động Việt Nam đã đứng trên lập trường quốc tế mà lên tiếng góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chung của chúng ta chống lại các lực lượng thù địch với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, giúp đỡ Đảng và nhân dân Tiệp Khắc"1 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr. 50).


Liên Xô và Việt Nam tuy cách xa nhau về mặt địa lý nhưng lại có mối quan hệ khá sớm và mối quan hệ ấy nhanh chóng phát triển trong những năm tháng Việt Nam tiến hành đấu tranh vì sự nghiệp độc lập, tự do của dân tộc. Cùng với sự phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô, sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô cho Việt Nam cũng ngày càng toàn diện, hiệu quả hơn. Đó là sự ủng hộ, giúp đỡ trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa - giáo dục, khoa học - kỹ thuật... Sự giúp đỡ ấy được xây dựng trên nền tảng khá vững chắc: yếu tố ý thức hệ, lợi ích quốc gia dân tộc... Sự giúp đỡ, ủng hộ của Liên Xô cho Việt Nam trong suốt 30 năm chiến tranh cách mạng (1945 - 1975) có ý nghĩa hết sức to lớn, nó không chỉ củng cố, tăng cường vị thế quốc tế của Việt Nam, mà còn làm cho Việt Nam ngày càng có tiếng nói có trọng lượng trong những vấn đề quốc tế quan trọng có liên quan. Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô còn giúp Việt Nam củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng, phát triển miền Bắc vững mạnh xứng đáng là hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam, giúp miền Bắc không chỉ trụ vững trong các giai đoạn đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại hết sức khốc liệt, mà còn có thể chi viện mạnh mẽ cho miền Nam chiến đấu. Sự ủng hộ, giúp đỡ vật chất của Liên Xô cho Việt Nam được quân và dân Việt Nam sử dụng một cách hết sức hiệu quả; nhân dân Việt Nam đã biến những lực lượng vật chất đơn thuần thành sức mạnh tổng hợp cần và đủ để Việt Nam chiến đấu và chiến thắng. Trong chiến thắng cuối cùng của nhân dân Việt Nam, không thể không nói đến sự giúp đỡ, ủng hộ toàn diện của Liên Xô và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng, ghi nhó sự ủng hộ, giúp đỡ ấy.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #44 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2023, 09:18:47 am »

KẾT LUẬN


Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng, Nhà nước Việt Nam nêu cao quyết tâm chiến đấu và chiến thắng, đề ra đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đường lối kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước độc lập, tự chủ; tăng cường nội lực, đồng thời, không ngừng tranh thủ ủng hộ quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô. Đó là đường lối nhất quán, xuyên suốt, là một trong những nguyên nhân quan trọng làm nên thắng lợi cuối cùng của hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.


Đi cùng trào lưu thời đại, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, lấy mục tiêu độc lập dân tộc, khát vọng tự do làm mẫu số chung để thực hiện đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, trong mỗi bước phát triển của cuộc kháng chiến, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của bạn bè trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc. Trên thực tế, trong 30 năm chiến tranh gian khổ, nhân dân Việt Nam không "đơn thương độc mã" - đương đầu với những kẻ thù sừng sỏ nhất hành tinh, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, toàn diện, hiệu quả, chí tình của Liên Xô...


Liên Xô giúp Việt Nam hình thành cấu trúc nền kinh tế, xây dựng nền móng kinh tế Việt Nam, phát triển khoa học - kỹ thuật, văn hóa - giáo dục... Tranh thủ được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ của Việt Nam tiếp nhận khối lượng vật chất cần và đủ để tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo đảm cho nhân dân Việt Nam đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn của đối phương. Sự giúp đỡ về vật chất của Liên Xô được nhân dân Việt Nam sử dụng hiệu quả trong xây dựng đất nước và trong các hoạt động tác chiến trên chiến trường, không ngừng nâng cao tiềm lực kinh tế - quốc phòng.


Không chỉ giúp đỡ Việt Nam về tinh thần, vật chất, Liên Xô còn đào tạo, huấn luyện cán bộ, bộ đội cho Việt Nam, góp phần hình thành nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, giáo dục - văn hóa và quân sự. Bên cạnh đó, Liên Xô còn gửi cán bộ, chuyên gia và bộ đội sang công tác, chiến đấu tại Việt Nam. Sự giúp đỡ của Liên Xô cho Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc là hết sức to lớn, toàn diện, hiệu quả. Với đạo lý "uổng nước nhớ nguồn", nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ, trân trọng và biết ơn công lao, sự giúp đỡ của Liên Xô.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #45 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2023, 09:21:31 am »

PHỤ LỤC

Phụ lục I
THỐNG KÊ TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN VIỆN TRỢ MỘT SỐ HÀNG QUÂN SỰ TỪ TRUNG QUỐC VÀ LIÊN XÔ

(Từ tháng 3 năm 1950 đến ngày 20 tháng 5 năm 1954)


Nguồn trích từ: Thống kê tổng hợp tình hình tiếp nhận viện trợ từ năm 1950 đến ngày 20 tháng 5 năm 1954 (văn bản làm ngày 16.6.1954); Tập báo cáo nhu cầu viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam từ năm 1952 đến năm 1954; Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Quốc phòng, số 6, Hồ sơ số 651.

1. Vũ khí, đạn, hàng công binh, thông tin liên lạc tính theo tấn; ô tô tính theo chiếc.
 
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #46 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2023, 09:24:47 am »

Phụ lục II
BẢNG KÊ KHÍ TÀI KỸ THUẬT QUÂN SỰ VIỆN TRỢ THÊM
CHO NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
TRONG CÁC NĂM TỪ 1965 ĐẾN 1967













Nguồn: Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng tham mưu, Hồ sơ số 1600
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #47 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2023, 09:26:36 am »

Phụ lục III
BẢN KÊ XƯỞNG SỬA CHỮA, XÂY DỤNG Ở NƯỚC VIỆT NAM
DÂN CHỦ CỘNG HÒA, VỚI SỰ GIÚP ĐỠ KỸ THUẬT
CỦA LIÊN XÔ TRONG CÁC NĂM TỪ 1965 ĐẾN 1967


Xưởng sửa chữa pháo cao xạ 57mm và 100mm với sản lượng hằng năm sửa chữa được 200 - 250 khẩu.

Xưởng sửa chữa phương tiện bọc sắt và xe kéo pháo với sản lượng hằng năm sửa chữa được 150 đến 200 xe tăng loại T-54, T34, PT-76 và từ 200 đến 250 xe kéo loại ATS và ATL.

Xưởng sửa chữa máy bay và trực thăng IL-14, Li-2, An-2 và Mi-4 với sản lượng hằng năm sửa chữa từ 80 đến 100 chiếc.

Tổng khối lượng giúp đỡ kỹ thuật để xây dựng những xưởng sửa chữa nói trên của:

- Phía Liên Xô (thiết kế) nhập thiết bị và cử chuyên gia sang công tác được xác định là 5 triệu rúp.

- Phía Việt Nam sẽ bảo đảm tiến hành việc xây dựng (vật liệu xây dựng, nhân công và những thứ khác).


Nguồn: Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ số 289.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #48 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2023, 09:27:42 am »

Phụ lục IV NGHỊ ĐỊNH THƯ NGÀY 29-12-1971*
(Đại diện Chinh phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết đã ký)
(Thuộc Hiệp định 22-10-1970 ký tại Mátxcơva về xây dựng các nhà bảo quản vũ khí, khí tài kỹ thuật, tên lửa, đạn pháo)


Hiệp định giữa Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết ký ngày 22 tháng 10 năm 1970 về giúp đỡ quân sự không hoàn lại bổ sung cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm 1971 và giúp hợp tác kỹ thuật không hoàn lại trong việc xây dựng và bổ sung thiết bị cho các công trình quân sự.


Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết, nhằm tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị và sự hợp tác anh em giữa hai nước, và theo yêu cầu của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã thỏa thuận về những điều sau đây:

Điều 1

Căn cứ theo Hiệp định giữa Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết ngày 22 tháng 10 năm 1970 và theo đề nghị của phía Việt Nam cần xây dựng các kho đơn giản (nhà bảo quản kiểu dã chiến), các tổ chức có liên quan của Liên Xô sẽ giúp cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sự hợp tác kỹ thuật không hoàn lại (không phải trả tiền) trong việc xây dựng các nhà bảo quản nói trên để bảo quản trang bị, kỹ thuật quân sự, tên lửa phòng không và đạn pháo tính vào số tiền 6 triệu rúp quy định theo Điều 3 của Hiệp định trên ngày 22 tháng 10 năm 1970.

Trong Phụ lục 1 kèm theo Nghị định thư có ghi khối lượng và thời hạn giúp hợp tác kỹ thuật trong việc xây dựng các kho nói trên, còn trong Phụ lục 2 kèm theo Nghị định thư là tính năng kỹ thuật của các kho đó.


Điều 2

Về tất cả những điều còn lại không quy định trong Nghị định thư này, hai bên sẽ theo đúng các điều khoản của Hiệp định ngày 22 tháng 10 năm 1970.


Điều 3

Nghị định thư này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các phụ lục 1 và 2 là phần không tách rời của Nghị định thư này.

Làm tại Mátxcơva, ngày 29 tháng 12 năm 1971 thành hai bản chính, mỗi bản bằng tiếng Việt Nam và tiếng Nga, cả hai văn bản có hiệu lực như nhau. Phụ lục kèm theo Nghị định thư bằng tiếng Nga.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #49 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2023, 07:35:54 am »

Phụ lục 1
(Kèm theo Nghị định thư ngày 29 tháng 12 năm 1971)


KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI HẠN

Giúp hợp tác kỹ thuật cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc xây dựng các nhà bảo quản trang bị, kỹ thuật quân sự, tên lửa phòng không và đạn pháo.


Chú thích:

1. Tài liệu thiết kế và tài liệu kỹ thuật chuyển giao bằng tiếng Nga.

2. Các tổ chức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cần tự đảm nhiệm việc vận dụng thiết kế kỹ thuật các nhà bảo quản vào địa hình cụ thể, lập bản vẽ thi công, hoàn thành công tác xây dựng và lắp ráp, đảm bảo cho công tác xây dựng các vật liệu lắp ráp và xây dựng cần thiết ngoài số lượng đã được cung cấp theo Nghị định thư này.


Phụ lục 2
(Kèm theo Nghị định thư ngày 29 tháng 12 năm 1971)


TÍNH NĂNG KỸ THUẬT

Các nhà bảo quản trang bị, kỹ thuật quân sự, tên lửa phòng không và đạn pháo xây dựng tại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Chú thích:

1. Cột, khung nhà và dầm dọc của các nhà bảo quản bằng kim loại, mái và tường bằng phibrô xi măng.

2. Tại các nhà bảo quản các máy móc chính xác và phương tiện rađa sẽ có thiết bị để đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm cần thiết.



Chú thích:

1. Tài liệu thiết kế và tài liệu kỹ thuật chuyển giao bằng tiếng Nga.

2. Các tổ chức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cần tự đảm nhiệm việc vận dụng thiết kế kỹ thuật của các kho vào địa hình cụ thể, lập các bản vẽ thi công, thực hiện công tác xây dựng và lắp ráp đảm bảo cho công tác xây dựng các vật liệu xây dựng và lắp ráp cần thiết (trong đó kể cà xi măng) ngoài số lượng được cung cấp theo Nghị định thư này.

Nguồn: Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng tham mưu, Hồ sơ số 360.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM